Tài liệu Mối quan hệ và luồng thông tin giữa các bên tham gia trong chuỗi giá trị cây sắn tại tỉnh Đắk Lắk: H
Ộ
I T
H
Ả
O
V
Ề
PH
ÁT
T
RI
ỂN
T
ÂY
B
Ắ
C
76
Chủ đề 1: Thị trường và thương mại khu vực
Mối quan hệ và luồng thông tin giữa các bên tham gia
trong chuỗi giá trị cây sắn tại tỉnh Đắk Lắk
Lê Đức Niệm1, Trần Thị Ngọc Hạnh1, Dương Minh Ngọc1 và Nguyễn Văn Đạt1
Cơ quan
1 Đại học Tây Nguyên, Đắk Lắk, Vietnam
Tác giả đại diện
datantoan@yahoo.com
Giới thiệu
Đắk Lắk là một trong những tỉnh trồng sắn lớn nhất tại Việt Nam, diện tích trồng
sắn của tỉnh đã tăng lên nhanh chóng trong những năm qua. Có nhiều bên tham
gia vào chuỗi giá trị sắn bao gồm nông dân, thương lái, các nhà đầu tư, các nhà
máy sắn, chính quyền địa phương và các cơ quan hỗ trợ. Luồng thông tin và đặc
biệt là chất lượng thông tin chia sẻ giữa các bên tham gia đã có tác động tới mối
quan hệ giữa các bên tham gia và sau đó tác động tới sự phát triển và tính bền
vững của chuỗi giá trị. Nghiên cứu này khảo sát về quan hệ đối tác cũng như
luồng thông ...
3 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 244 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối quan hệ và luồng thông tin giữa các bên tham gia trong chuỗi giá trị cây sắn tại tỉnh Đắk Lắk, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
H
Ộ
I T
H
Ả
O
V
Ề
PH
ÁT
T
RI
ỂN
T
ÂY
B
Ắ
C
76
Chủ đề 1: Thị trường và thương mại khu vực
Mối quan hệ và luồng thông tin giữa các bên tham gia
trong chuỗi giá trị cây sắn tại tỉnh Đắk Lắk
Lê Đức Niệm1, Trần Thị Ngọc Hạnh1, Dương Minh Ngọc1 và Nguyễn Văn Đạt1
Cơ quan
1 Đại học Tây Nguyên, Đắk Lắk, Vietnam
Tác giả đại diện
datantoan@yahoo.com
Giới thiệu
Đắk Lắk là một trong những tỉnh trồng sắn lớn nhất tại Việt Nam, diện tích trồng
sắn của tỉnh đã tăng lên nhanh chóng trong những năm qua. Có nhiều bên tham
gia vào chuỗi giá trị sắn bao gồm nông dân, thương lái, các nhà đầu tư, các nhà
máy sắn, chính quyền địa phương và các cơ quan hỗ trợ. Luồng thông tin và đặc
biệt là chất lượng thông tin chia sẻ giữa các bên tham gia đã có tác động tới mối
quan hệ giữa các bên tham gia và sau đó tác động tới sự phát triển và tính bền
vững của chuỗi giá trị. Nghiên cứu này khảo sát về quan hệ đối tác cũng như
luồng thông tin giữa các bên tham gia trong chuỗi giá trị sắn tại Đắk Lắk và tác
động của nó lên sự phát triển của ngành sắn.
Biện pháp tiếp cận nghiên cứu
Các huyện Krông Bông và EaKar được lựa chọn làm các điểm nghiên cứu. Cả
hai huyện là huyện vùng sâu có diện tích trồng sắn lớn trên đất cằn cỗi và đất
phát rừng.
Nghiên cứu này sử dụng các phương pháp PRA và RRA với việc lấy mẫu ngẫu
nhiên. Với phương pháp RRA (Đánh giá nông thôn nhanh), các nhà quan sát thực
hiện các cuộc phỏng vấn không chính thức với người dân địa phương, đánh giá
các vấn đề nông thôn từ quan điểm của người địa phương cung cấp thông tin.
Thuận lợi của RRA là thông tin có thể được thu thập một cách nhanh chóng.
Bất lợi chính của RRA là nếu các cán bộ không có kỹ năng đánh giá tốt, thông tin
thu thập được thường không chính xác lắm. Ngoài ra, các kết luận và giải pháp
chỉ phản ánh quan điểm của người dân trong cộng đồng, thông tin và ý kiến từ
bên ngoài hạn chế. Điều này cũng có thể làm hạn chế tính hiệu quả của việc triển
khai dự án sau này.
N
Ú
I C
Ơ
H
Ọ
I C
H
O
P
H
ÁT
T
RI
ỂN
77
Chủ đề 1: Thị trường và thương mại khu vực
Phương pháp PRA (Đánh giá nông thôn có sự tham gia) giúp người dân sống tại
cộng đồng hiểu rõ hơn về môi trường họ đang sinh sống bằng cách hướng dẫn
người dân xác định các vấn đề, tìm kiếm nguyên nhân của khó khăn và xây dựng
các giải pháp và triển khai chúng để vượt qua khó khăn.
Các bên liên quan tại địa phương được khuyến khích tham gia thông qua việc
chia sẻ kiến thức, thông tin, phương pháp và kinh nghiệm. Các nhà nghiên cứu
đóng vai trò là những người thúc đẩy học hỏi từ người dân sử dụng các chỉ số
cũng như đánh giá của người dân địa phương. Các nhà nghiên cứu có thể hiểu
và đánh giá kiến thức bản địa trong bối cảnh thông tin và ý kiến từ bên ngoài.
Kết quả
(tất cả các màu): cho thấy mối quan hệ sâu sắc giữa các đối tác.
(tất cả các màu): cho thấy mối quan hệ ở mức trung bình giữa các đối tác.
(tất cả các màu): cho thấy mối quan hệ ở mức thấp giữa các đối tác.
Hình 1: Quan hệ đối tác và luồng thông tin
Mối quan hệ giữa những người nông dân trong thôn/xã rất mạnh ở cả hai huyện.
Người dân Việt Nam sống tại vùng nông thôn có tinh thần cộng đồng rất cao.
Các NGOs (các tổ chức phi chính phủ) tiếp cận với người nông dân thông qua
trường đại học và các nhà chức trách địa phương. Họ có mối quan hệ hợp tác
khá tốt. Họ thường tổ chức các hội thảo dành cho nông dân về các giống cây
trồng mới và kỹ thuật canh tác
H
Ộ
I T
H
Ả
O
V
Ề
PH
ÁT
T
RI
ỂN
T
ÂY
B
Ắ
C
78
Chủ đề 1: Thị trường và thương mại khu vực
Tuy nhiên, vẫn còn một số khác biệt trong mức độ quan hệ giữa các đối tác của
huyện EaKar và KrôngBông.
Những người nông dân – Nhà máy sắn: tại EaKar, nông dân hiếm khi bán các sản
phẩm từ cây sắn cho Nhà máy sắn, do đó họ có mối quan hệ lỏng lẻo với các nhà
máy do họ cũng không trao đổi thông tin nhiều. Ngược lại, hầu hết nông dân tại
Krongbong bán sắn trực tiếp cho nhà máy sắn Krongbong.
Nông dân – nhà đầu tư: tại EaKar, nông dân chủ yếu bán các sản phẩm sắn cho
các nhà đầu tư. Họ tin tưởng mạnh mẽ rằng nhà đầu tư sẽ mua các sản phẩm sắn
của họ khi trồng xong và hỗ trợ họ trong suốt quá trình đó nếu họ gặp khó khăn.
Tại huyện KrôngBông, chỉ một vài nông dân nhận vốn từ các nhà đầu tư. Hoạt
động của các nhà đầu tư ở đây rất yếu.
Thảo luận và kết luận
Các bên tham gia tại Đắk Lắk bao gồm nông dân, thương lái, các nhà đầu tư, nhà
máy sắn, các đại lý và các bên hỗ trợ bao gồm NGOs, các cơ quan, các nhà nghiên
cứu, ngân hàng và chính quyền địa phương.
Tại Eakar, nông dân và các nhà máy sắn có quan hệ lỏng lẻo và ít trao đổi thông
tin. Ngược lại, quan hệ giữa nông dân và các nhà đầu tư rất tốt. Người nông dân
trong thôn xã có gắn kết chặt chẽ với nhau. Nông dân thường trao đổi thông tin
liên quan đến công nghệ trồng sắn cũng như các bệnh dịch, và trao đổi những
giống cây tốt và giống mới với nhau.
Tại Krongbong, tình hình lại hoàn toàn khác; quan hệ đối tác và luồng thông tin
giữa các tác nhân tham gia chuỗi giá trị tốt hơn ở EaKar. Mức độ tin cậy giữa các
nông dân, và giữa nông dân và các nhà máy tinh bột sắn KrôngBông cũng như
các NGOs và chính quyền địa phương khá tốt. Chủ yếu là vì hầu hết các hộ trồng
sắn tại Krongbong đều nằm trong vùng nguyên liệu của nhà máy chế biến sắn
Krongbong.
Năng suất sắn đã bắt đầu chững lại do suy giảm độ màu mỡ trong đất cũng như
sử dụng giống có năng suất khá thấp. Việc áp dụng giống mới và công nghệ canh
tác cải tiến có thể cải thiện được năng suất cũng như chất lượng sắn. Tốc độ và
mức độ áp dụng có thể được đẩy mạnh thông qua mối quan hệ và trao đổi thông
tin tốt giữa các bên tham gia. Việc xác định các quan hệ này và mức độ mạnh
yếu của nó là rất có giá trị trong việc xây dựng các kênh hỗ trợ cho sự phát triển
ngành sắn trong tương lại tại Đắk Lắk.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- s14_6224_2207175.pdf