Mối quan hệ giữa hệ sinh thái khởi nghiệp và thành công của các doanh nghiệp khởi nghiệp – Bằng chứng các doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh - Trần Hoàng Ngân

Tài liệu Mối quan hệ giữa hệ sinh thái khởi nghiệp và thành công của các doanh nghiệp khởi nghiệp – Bằng chứng các doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh - Trần Hoàng Ngân: 1Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 48, 12/2018 __________________________________________ 1 Học viện Cán bộ Tp. Hồ Chí Minh 2 Trường Đại Học Tài chính – Marketing MỐI QUAN HỆ GIỮA HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP VÀ THÀNH CÔNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP – BẰNG CHỨNG CÁC DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP TẠI TP. HỒ CHÍ MINH THE RELATIONSHIP BETWEEN STARTUPS ECOSYSTEM AND STARTUPS PERFORMANCE – EVIDENCE FROM STARTUPS IN HOCHIMINH CITY Trần Hoàng Ngân1 Phạm Quốc Việt2, Hồ Thu Hoài2 Ngày nhận: 26/10/2018 Ngày nhận bản sửa: 2/11/2018 Ngày đăng: 5/12/2018 Tóm tắt Là trung tâm kinh tế - khoa học công nghệ, Tp. Hồ Chí Minh đã đi đầu trong phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cả nước. Bước đầu, Thành phố đã dần hình thành được hệ sinh thái khởi nghiệp, làm “bàn đẩy” đưa phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phát triển. Tuy nhiên, các thành phần trong hệ sinh thái hoạt động còn rời rạc ở quy mô nhỏ, cho nên chưa đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng khởi nghiệp. Th...

pdf10 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối quan hệ giữa hệ sinh thái khởi nghiệp và thành công của các doanh nghiệp khởi nghiệp – Bằng chứng các doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh - Trần Hoàng Ngân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 48, 12/2018 __________________________________________ 1 Học viện Cán bộ Tp. Hồ Chí Minh 2 Trường Đại Học Tài chính – Marketing MỐI QUAN HỆ GIỮA HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP VÀ THÀNH CÔNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP – BẰNG CHỨNG CÁC DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP TẠI TP. HỒ CHÍ MINH THE RELATIONSHIP BETWEEN STARTUPS ECOSYSTEM AND STARTUPS PERFORMANCE – EVIDENCE FROM STARTUPS IN HOCHIMINH CITY Trần Hoàng Ngân1 Phạm Quốc Việt2, Hồ Thu Hoài2 Ngày nhận: 26/10/2018 Ngày nhận bản sửa: 2/11/2018 Ngày đăng: 5/12/2018 Tóm tắt Là trung tâm kinh tế - khoa học công nghệ, Tp. Hồ Chí Minh đã đi đầu trong phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cả nước. Bước đầu, Thành phố đã dần hình thành được hệ sinh thái khởi nghiệp, làm “bàn đẩy” đưa phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phát triển. Tuy nhiên, các thành phần trong hệ sinh thái hoạt động còn rời rạc ở quy mô nhỏ, cho nên chưa đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng khởi nghiệp. Thông qua khảo sát ý kiến các chuyên gia và 300 nhà khởi nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh, nhóm tác giả tìm thấy mối liên hệ giữa hệ sinh thái khởi nghiệp với thành công của các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh. Kết quả này là cơ sở cho các đề xuất hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp ở Tp. Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung. Từ khóa: Hệ sinh thái khởi nghiệp, thành công của doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh. Abstract Being the economic, scientific and technological center, Ho Chi Minh City has been at the forefront of the nation’s creative innovation. Initially, the city has gradually formed the start-up ecosystem, to push forward entrepreuneurship and innovation (E&I) development. However, the components of the start-up ecosystem are fragmented on a small scale, hardly to meet the needs of the start-up community. By surveying experts and 300 entrepreneurs in Ho Chi Minh City, the authors found relationship between start-up ecosystem and start-up performance in the city. The result is the base of suggestions to improve the startup ecosystem of Ho Chi Minh City in particular and of the country in general. Key words: startups ecosystem, startups performance, startups in Hochiminh city. 2Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 48, 12/2018 thái khởi nghiệp và thành công của các doanh nghiệp khởi nghiệp, đặc biệt là tại Tp. Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế - khoa học công nghệ, đã đi đầu trong phát triển khởi nghiệp của cả nước. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa hệ sinh thái khởi nghiệp và thành công của doanh nghiệp khởi nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh hay không, từ đó đề xuất một số gợi ý chính sách hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp, qua đó gia tăng thành công của doanh nghiệp khởi nghiệp tại đây. 2. Các lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm có liên quan 2.1. Một số khái niệm Khởi nghiệp Theo định nghĩa của Steve Blank (2010), khởi nghiệp được đặc trưng bởi khám phá, đánh giá và khai thác các cơ hội; mang các ý tưởng mới đến thị trường và chuyển đổi chúng thành các doanh nghiệp bền vững về kinh tế. Khởi nghiệp thường được thảo luận dưới góc độ các yếu tố khởi nghiệp, chức năng khởi nghiệp, sáng kiến khởi nghiệp và hành vi khởi nghiệp và thậm chí liên quan đến “tinh thần khởi nghiệp”. Đặc trưng phân biệt khởi nghiệp và doanh nghiệp nhỏ (tại Việt Nam, có thể sử dụng từ tương đương là “lập nghiệp”, tự tạo việc làm cho mình và cho xã hội) nằm ở sự đổi mới, hoạt động sáng tạo; thể hiện ở 5 đặc trưng do Schumpeter (1934) gợi ý: (1) Giới thiệu hàng hoá mới; (2) Giới thiệu các phương pháp sản xuất mới; (3) Mở ra thị trường mới; (4) Mở ra nguồn cung ứng mới; (5) Tái tổ chức ngành kinh doanh. Hệ sinh thái khởi nghiệp và các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp Theo định nghĩa ban đầu của Dubini (1989), hệ sinh thái được mô tả bằng sự hiện diện của các doanh nghiệp gia đình, một nền 1. Giới thiệu Sự lớn mạnh của các doanh nghiệp trong nước góp phần quan trọng trong tăng trưởng của toàn nền kinh tế cũng như đóng góp ngân sách quốc gia. Tuy nhiên, xét trên quan điểm nguồn lực hữu hạn (sự hỗ trợ của Chính phủ là hữu hạn), cần phát hiện các “ưu tiên hỗ trợ” nhằm nâng cao hiệu quả hỗ trợ từ Chính phủ. Nhiều quốc gia trên thế giới ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp (start-up enterprises), gọi tắt là khởi nghiệp, với quan điểm rằng đây là các doanh nghiệp tạo ra việc làm mới với suất đầu tư thấp hơn nhiều so với doanh nghiệp lâu đời và các doanh nghiệp này có xu hướng đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, qua đó nâng cao năng suất lao động. Cùng với xu thế đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2016) với mục tiêu tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới. Thực tế, trong khoảng thời gian tương đối ngắn (từ giữa năm 2016 đến năm 2018), đã có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp và hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp. Những chính sách này một mặt tập trung vào hỗ trợ nhóm đối tượng cộng đồng khởi nghiệp và hệ sinh thái khởi nghiệp, mặt khác đã kế thừa và phát huy các chính sách đã ban hành trước đó nhằm thúc đẩy phát triển khoa học - công nghệ, công nghệ cao và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, để có cơ sở cho việc hoàn thiện các chính sách hiện hữu và đề xuất những chính sách mới phù hợp hơn cần thiết phải đánh giá thực trạng doanh nghiệp khởi nghiệp, hệ sinh thái khởi nghiệp cũng như mối quan hệ giữa hệ sinh 3Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 48, 12/2018 các khởi nghiệp mới thành lập và các bên khác tham gia vào rủi ro khởi sự, tài trợ và hỗ trợ các dự án có rủi ro cao. Hệ sinh thái khởi nghiệp là một tập hợp các tác nhân và các yếu tố phụ thuộc lẫn nhau phối hợp theo cách cho phép tạo ra khởi nghiệp thành công. Diễn đàn Kinh tế Thế giới (2013) đã liệt kê cho một hệ sinh thái thành công, mỗi trụ cột có một số thành phần. Những trụ cột này tập trung vào sự hiện diện của các nhân tố (các nguồn lực) chủ chốt như nguồn nhân lực, tài chính và dịch vụ; các thể chế chính thức (Chính phủ và khuôn khổ pháp lý) và phi chính thức (hỗ trợ văn hoá) khởi nghiệp và cuối cùng là tiếp cận với khách hàng trên các thị trường trong và ngoài nước. kinh tế đa dạng, cơ sở hạ tầng, vốn đầu tư sẵn có, nền văn hóa hỗ trợ khởi nghiệp, và các chính sách khuyến khích thành lập khởi nghiệp. Các nghiên cứu của Isenberg (2010) và các nhóm như Diễn đàn Kinh tế Thế giới (2013) đã lập luận rằng thị trường trong nước và quốc tế có thể dễ dàng tiếp cận, nguồn nhân lực và nguồn vốn sẵn có, hệ thống tư vấn và hỗ trợ, các khung pháp lý vững chắc và các trường đại học lớn là những trụ cột quan trọng nhất của một hệ sinh thái. Từ các lập luận trên, nhóm tác giả cho rằng: Các hệ sinh thái khởi nghiệp là sự kết hợp của các yếu tố xã hội, kinh tế, và văn hoá trong một khu vực hỗ trợ phát triển và tăng trưởng của những khởi nghiệp sáng tạo và khuyến khích Bảng 1. Các trụ cột của hệ sinh thái khởi nghiệp và các thành phần của chúng Trụ cột Các thành phần Các thị trường có thể tiếp cận Thị trường trong nước: các công ty lớn/vừa/nhỏ như khách hàng và Chính phủ như khách hàng. Thị trường ngoài nước: các công ty lớn/vừa/nhỏ như khách hàng và Chính phủ như khách hàng. Nhân lực/Lực lượng lao động Nhân tài quản lý, nhân tài kỹ thuật, kinh nghiệm của công ty khởi nghiệp, gia công sẵn có và tiếp cận với nguồn nhân lực nhập cư. Tài trợ & tài chính Bạn bè và gia đình, nhà đầu tư thiên thần, cổ phần tư nhân, vốn mạo hiểm và tiếp cận với nợ. Hệ thống hỗ trợ/ Nhà tư vấn Cố vấn, dịch vụ chuyên nghiệp, vườn ươm/chất xúc tác và mạng lưới các nhà khởi nghiệp Chính quyền và khuôn khổ pháp lý Sự dễ dàng khởi nghiệp, ưu đãi thuế, luật/chính sách thân thiện với khởi nghiệp, tiếp cận với cơ sở hạ tầng cơ bản, tiếp cận với viễn thông và tiếp cận với giao thông. Giáo dục & đào tạo Lực lượng lao động có trình độ phổ thông, lực lượng lao động có trình độ đại học và những người được đào tạo chuyên môn về khởi nghiệp. Trường đại học là chất xúc tác Thúc đẩy văn hoá tôn trọng tinh thần khởi nghiệp, đóng vai trò then chốt trong việc hình thành ý tưởng cho các công ty mới và đóng vai trò then chốt trong việc cung cấp sinh viên tốt nghiệp cho các công ty mới. Hỗ trợ văn hóa Chấp nhận rủi ro và thất bại, ưu tiên cho việc tự làm chủ, các câu chuyện thành công/mô hình vai trò, văn hoá nghiên cứu, hình ảnh tích cực của nhà khởi nghiệp và ca tụng sự đổi mới. Nguồn: World Economic Forum (2013, pp. 6–7) 4Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 48, 12/2018 2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan Các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là một trong những động lực cho phát triển kinh tế quốc gia thông qua tác động tích cực đến việc làm và trẻ hóa các ngành công nghiệp bằng công nghệ đột phá (Christensen và Bower, 1996). Tuy nhiên, tỷ lệ tồn tại của các doanh nghiệp này rất thấp, đây là nguồn ý tưởng cho nhiều nghiên cứu liên quan đến chủ đề này. Hướng nghiên cứu thứ nhất liên quan đến nhận dạng các yếu tố thành công chính yếu của khởi nghiệp thông qua các nghiên cứu tại nhiều quốc gia trên thế giới, bắt đầu ở Mỹ của March- Chorda (2004) nghiên cứu các yếu tố thành công của các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại San Francisco (Hoa Kỳ) năm 1994. Từ 33 yếu tố thành công, tác giả xác định được 22 yếu tố thành công. Tiếp đến, Song và ctg (2008) đã tiến hành nghiên cứu các yếu tố thành công của các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ trên mẫu hơn 11.000 doanh nghiệp khởi nghiệp tại Hoa Kỳ trong giai đoạn 1991- 2000. Từ 24 yếu tố thành công, các tác giả tìm thấy 8 yếu tố có tác động có ý nghĩa đến thành công của doanh nghiệp khởi nghiệp: (1) Tích hợp chuỗi cung ứng; (2) Phạm vi thị trường; (3) Tuổi doanh nghiệp; (4) Quy mô nhóm khởi nghiệp; (5) Các nguồn lực tài chính; (6) Kinh nghiệm marketing của nhóm khởi nghiệp; (7) Kinh nghiệm kinh doanh của nhóm khởi nghiệp; và (8) Sự tồn tại của bảo hộ bằng sáng chế. Gần đây nhất, Spender và ctg (2017) đã tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ giữa khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong giai đoạn 1994-2015 và phát hiện thấy chủ đề nghiên cứu này tăng mạnh trong giai đoạn 2009-2015. Các chủ đề được nghiên cứu chính về mối quan hệ này là: (1) Vai trò của mạng lưới khởi nghiệp; (2) Các bên liên quan với khởi nghiệp trong đổi mới sáng tạo; (3) Hệ thống sinh thái khởi nghiệp Thành công của doanh nghiệp khởi nghiệp Venkatraman và Ramanujam (1986) đã cung cấp một khuôn khổ để phân loại các thước đo thành công, hình thành cấu trúc về hiện trạng của lĩnh vực nghiên cứu. Khuôn khổ này là một sơ đồ phân loại toàn diện, hai chiều cho tất cả các phương pháp đo lường thành công. Khía cạnh thứ nhất bao gồm các thước đo tài chính và hoạt động (phi tài chính). Khía cạnh thứ hai bao gồm các nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Murphy và ctg (1996) đã sử dụng khuôn khổ này để tiến hành lược khảo các nghiên cứu trong lĩnh vực khởi nghiệp công bố trong giai đoạn 1987–1993. Ba tiêu chí đã được sử dụng trong việc lựa chọn các công bố: (1) Nghiên cứu thuộc dạng thực nghiệm; (2) Thành công của doanh nghiệp được dùng làm biến phụ thuộc; và (3) Mẫu phải bao gồm các doanh nghiệp nhỏ và/hoặc tổ chức khởi nghiệp mới. Bảng 2. Các thước đo thành công của khởi nghiệp và tần suất xuất hiện Thước đo Tần suất (%) Hiệu suất 30 Tăng trưởng 29 Lợi nhuận 26 Quy mô 15 Thanh khoản 9 Thành công/Thất bại 7 Thị phần 5 Đòn bẩy tài chính 3 Nguồn: Murphy và ctg (1996) Bảng 2 trình bày một danh sách các thước đo thành công được xem xét trong các công bố khác nhau và tần suất xuất hiện mỗi thước đo được xem xét (có bài sử dụng nhiều hơn một thước đo). Hiệu suất, tăng trưởng và lợi nhuận là những thước đo được sử dụng nhiều nhất trong các nghiên cứu. 5Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 48, 12/2018 sách khuyến khích phát triển các doanh nghiệp khoa học công nghệ; công bố của Nguyễn Thị Liên (2010) phân tích các yếu tố cung của thị trường dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp kinh doanh, thực trạng cung ứng dịch vụ, từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển cung ứng dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp tại Việt Nam. Thông qua lược khảo các nghiên cứu trước đây cho thấy cần thiết có một nghiên cứu kết hợp hai hướng nghiên cứu về doanh nghiệp khởi nghiệp (các yếu tố thành công chính yếu của doanh nghiệp khởi nghiệp và hệ sinh thái khởi nghiệp) nhằm lấp đầy khoảng trống về nghiên cứu liên quan đến khởi nghiệp. 3. Phương pháp nghiên cứu Nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp (mixed method, Creswell, 2013), định tính trước và định lượng sau, trọng tâm là định lượng. Với phương pháp nghiên cứu này, dự kiến kết quả thu được sẽ có độ tin cậy cao. - Nghiên cứu định tính: thực hiện thông qua phỏng vấn các chuyên gia là những nhà nghiên cứu, nhà quản trị trong các tổ chức cung ứng dịch vụ khởi nghiệp; cán bộ quản lý nhà nước tại Sở Khoa học – Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh thông qua phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm tập trung. Nội dung phỏng vấn nhằm xác định thước đo thành công của khởi nghiệp và các thành phần chính của hệ sinh thái khởi nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh. - Nghiên cứu định lượng: Thông qua bảng câu hỏi tự điền, được thiết kế từ kết quả nghiên cứu định tính, thực hiện trên mẫu khảo sát gồm 300 nhà khởi nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh. Nội dung nghiên cứu nhằm xác định thực trạng thành công của khởi nghiệp và mức độ tham gia hệ sinh thái khởi nghiệp. Kết quả khảo sát được xử lý thông qua phân tích phân biệt (discriminant analysis). và vai trò trong đổi mới sáng tạo; (4) Ma trận khởi nghiệp trong quá trình đổi mới sáng tạo; (5) Vai trò của tài trợ và các định chế tài trợ; (6) Thành công của doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; (7) Vốn kiến thức trong quá trình đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp khởi nghiệp. Hướng nghiên cứu thứ hai nhằm tìm kiếm các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp Theo Startup Commons (2014), hệ sinh thái khởi nghiệp do con người tạo ra, gồm nhiều dạng tổ chức định vị tại không gian thực hay ảo, tương tác với nhau như một hệ thống nhằm tạo lập và phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp qua các giai đoạn khởi nghiệp khác nhau. Kể từ năm 2012, tổ chức Startup Genome đã lập báo cáo về xếp hạng các hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu thông qua 8 chỉ số thành phần: (1) Đầu ra khởi nghiệp, (2) Tài trợ, (3) Thành quả của doanh nghiệp; (4) Tài năng; (5) Cơ sở hạ tầng hỗ trợ; (6) Tư duy doanh nhân; (7) Xu hướng cách tân và (8) Khác biệt hóa hệ sinh thái. Trong báo cáo năm 2017, Startup Genome đã phát triển các thành phần thành 2 nhóm: bên ngoài, bao gồm thành quả, các nguồn lực (tài trợ, tài năng, sự thu hút), các thành phần khác (nghiên cứu thị trường, kinh nghiệm khởi nghiệp, kết nối toàn cầu, sự tham dự của doanh nghiệp) và bên trong, liên quan đến người sáng lập (khát vọng, chiến lược toàn cầu, nhóm khởi nghiệp). Tuy nhiên, các nghiên cứu về hệ sinh thái khởi nghiệp còn khiêm tốn và khái niệm về hệ sinh thái khởi nghiệp chưa được định nghĩa rõ ràng và chưa hình thành lý thuyết về nó (Oh và ctg, 2016). Ở Việt Nam, các nghiên cứu về khởi nghiệp hiện còn rất ít. Điển hình, công bố của Phạm Hồng Quất, Phan Hoàng Lan (2014) phân tích thực trạng hệ thống sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam và đề xuất vai trò Nhà nước trong việc xây dựng các cơ chế, chính 6Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 48, 12/2018 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh Xuất phát từ cơ sở lý thuyết, nhóm tác giả đã đề xuất các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp để chuyên gia cho ý kiến. Nhìn chung, các chuyên gia đồng ý với các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp do nhóm tác giả đề xuất. Để khám phá mức độ quan trọng của các thành phần này tại Tp. Hồ Chí Minh, các chuyên gia được yêu cầu liệt kê 5 thành phần quan trọng nhất theo trật tự mức độ quan trọng giảm dần. Bảng 3. Đánh giá của chuyên gia về mức độ quan trọng của các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp STT Thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp Mức độ quan trọng Tần suất xuất hiện 1 Chính sách và quy định 34 9 2 Vốn đầu tư 27 8 3 Tiếp cận thị trường 24 8 4 Mạng lưới 19 8 5 Người cố vấn và tấm gương 15 5 6 Nhân tài 12 4 7 Dịch vụ hỗ trợ 12 4 8 Cơ sở vật chất 10 4 9 Văn hóa hỗ trợ 9 4 10 Đại học 3 1 11 Lịch sử khởi nghiệp 0 0 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát chuyên gia Qua tổng hợp kết quả khảo sát tại Bảng 3, 5 thành phần được đánh giá là quan trọng nhất và có tần suất xuất hiện cao của hệ sinh thái khởi nghiệp theo thứ tự từ cao đến thấp là chính sách và quy định, vốn đầu tư, tiếp cận thị trường, mạng lưới, người cố vấn và tấm gương. 4.2. Thực trạng tham gia hệ sinh thái khởi nghiệp Tiếp đó, nhóm tác giả tiến hành điều tra thực trạng tham gia vào hệ sinh thái khởi nghiệp trên của các nhà khởi nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh. Kết quả được tổng hợp trong Bảng 4. Bảng 4. Thực trạng tham gia hệ sinh thái khởi nghiệp của nhà khởi nghiệp ở TP.HCM Số lượng nhà khởi nghiệp tham gia hệ sinh thái Số lượng nhà khởi nghiệp không tham gia hệ sinh thái Tổng Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Hệ sinh thái 234 91.8% 21 8.2% 255 100.0% Bảng tần suất Số lượng Tỷ lệ Tần suất Doanh nghiệp có cố vấn 104 15.0% 44.4% Doanh nghiệp có tham gia vườn ươm khởi nghiệp (incubator) 155 22.3% 66.2% 7Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 48, 12/2018 Bảng tần suất Số lượng Tỷ lệ Tần suất Doanh nghiệp có tham gia tăng tốc khởi nghiệp (accelerator) 121 17.4% 51.7% Doanh nghiệp có tham gia các cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp 127 18.3% 54.3% Doanh nghiệp có tham gia các cộng đồng khởi nghiệp 188 27.1% 80.3% TỔNG 695 100.0% 297.0% Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát nhà khởi nghiệp Theo thống kê ban đầu, với mẫu bao gồm 255 nhà khởi nghiệp được khảo sát thì có 234 nhà khởi nghiệp có tham gia vào hệ sinh thái khởi nghiệp, chiếm 91.8%. Như vậy lượng nhà khởi nghiệp tiếp cận hệ sinh thái khởi nghiệp ở Tp. Hồ Chí Minh khá đông đảo. Với hệ sinh thái khởi nghiệp sẵn có ở thành phố, số lượng các nhà khởi nghiệp tham gia các thành phần trong hệ sinh thái này được sắp xếp theo thứ tự giảm dần như sau: Đông nhất là số lượng các nhà khởi nghiệp tham gia các cộng đồng khởi nghiệp, chiếm 80.3%. Hiện nay ở Tp. Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung có sự hiện diện của một số cộng đồng khởi nghiệp lớn bao gồm Twenty. vn, Startup.vn, và một số trang thông tin về khởi nghiệp như Techinasia.com, Techdaily. vn, Action.vn, là nơi nhà khởi nghiệp có thể cập nhật thông tin thường xuyên về tình hình hệ thống sinh thái khởi nghiệp, tình hình phát triển của các khởi nghiệp nói chung, những giao dịch sáp nhập, mua bán, gọi vốn lớn cũng như nâng cao kỹ năng quản lý và kinh doanh cho mình. Tiếp đến là doanh nghiệp có tham gia vườn ươm khởi nghiệp, chiếm 66.2%. Hiện tại, Tp. Hồ Chí Minh có hơn 20 cơ sở ươm tạo. Cơ sở ươm tạo được tổ chức với mục đích hỗ trợ hiện thực hóa ý tưởng, hình thành sản phẩm mẫu cho các nhóm khởi nghiệp trong một thời gian nhất định bằng cách hỗ trợ cơ sở hạ tầng, thiết bị, một phần chi phí hoạt động và các dịch vụ tư vấn để các chủ thể này có thể chuyển sang giai đoạn thương mại hóa sản phẩm. Số lượng doanh nghiệp có tham gia các cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp và doanh nghiệp có tham gia tăng tốc khởi nghiệp với số lượng xấp xỉ nhau, chiếm tương ứng 54.3% và 51.7%. Chương trình tăng tốc thường có khung thời gian từ vài tuần đến vài tháng làm việc với một nhóm người cố vấn để xây dựng doanh nghiệp của họ và giải quyết các vấn đề phát sinh. Tại tổ chức tăng tốc, các công ty giai đoạn đầu thường được đầu tư ban đầu (seed investment) với quy mô nhỏ, nhưng được tiếp cận với một mạng lưới cố vấn lớn, đổi lấy một lượng vốn góp nhỏ. Cuối cùng là số lượng doanh nghiệp có cố vấn, chiếm 44.4%. Là một trong những địa phương đi đầu trong phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đến nay, Tp. Hồ Chí Minh đã đào tạo 145 chuyên gia tư vấn, cố vấn khởi nghiệp; có 950 dự án khởi nghiệp và 3.500 nhóm khởi nghiệp kết nối trực tiếp và gián tiếp với nhà đầu tư, chuyên gia và tổ chức tư vấn. Theo số liệu thống kê từ mẫu nghiên cứu, số lượng nhà khởi nghiệp có cố vấn chiếm tỷ lệ thấp nhất, tuy nhiên vẫn chiếm gần 45% số lượng người tham gia khảo sát. 8Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 48, 12/2018 khởi nghiệp thì chỉ có 21 nhà khởi nghiệp không tham gia bất cứ hoạt động nào (chiếm 8.2%). Số lượng nhà khởi nghiệp tham gia từ hai hoạt động trong hệ sinh thái khởi nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất với 184 doanh nghiệp, chiếm 72.15%. Thống kê theo các nhóm tương ứng với số hoạt động mà nhà khởi nghiệp có tham gia trong hệ sinh thái khởi nghiệp với thành công của doanh nghiệp đó cho thấy, các nhà khởi nghiệp tham gia nhiều hoạt động trong hệ sinh thái có tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cao hơn các nhóm nhà khởi nghiệp tham gia ít hoạt động hơn hoặc không tham gia hoạt động nào. 4.3. Mối liên hệ giữa hệ sinh thái khởi nghiệp và thành công của doanh nghiệp khởi nghiệp Sau khi khảo sát mức độ tham gia vào hệ sinh thái khởi nghiệp của các nhà khởi nghiệp, nhóm tác giả chia nhóm các đối tượng khảo sát thành 4 nhóm: Nhóm không tham gia hoạt động nào; Nhóm tham gia chỉ một trong các hoạt động trên; Nhóm tham gia từ hai hoạt động trở lên (hai đến bốn hoạt động); Nhóm tham gia tất cả các hoạt động. Kết quả từ phiếu khảo sát cho thấy hầu như các nhà khởi nghiệp đều tham gia vào hệ sinh thái khởi nghiệp của thành phố. Trong 255 nhà Hình 1. Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận các nhóm nhà khởi nghiệp 0 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7 0,8 Không tham gia Có tham gia 1 hoạt động Tham gia từ 2 hoạt động trở lên Tham gia tất cả hoạt động Tăng trưởng Doanh thu năm 2016 Tăng trưởng Doanh thu năm 2017 Tăng trưởng Lợi nhuận năm 2016 Tăng trưởng Lợi nhuận năm 2017 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát doanh nghiệp khởi nghiệp Khả năng tăng trưởng, khả năng sinh lời của nhóm nhà khởi nghiệp không tham gia bất kỳ hoạt động nào trong hệ sinh thái khởi nghiệp là thấp nhất. Nhóm các nhà khởi nghiệp tham gia từ hơn hai hoạt động trở lên có khả năng sinh lời cao nhất. Hình 2. Khả năng sinh lợi các nhóm nhà khởi nghiệp Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát doanh nghiệp khởi nghiệp 9Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 48, 12/2018 Các cơ sở ươm tạo cấp hai với quy mô cơ sở vật chất được đầu tư lớn, lựa chọn các ý tưởng thông qua giới thiệu từ cơ sở ươm tạo cấp một, và qua hội đồng tuyển chọn. Nội dung và quy mô tài trợ cho nhóm khởi nghiệp/doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ đa dạng hơn, không chỉ cung cấp môi trường thử nghiệm, mà còn hỗ trợ một phần chi phí vận hành của doanh nghiệp khởi nghiệp (chủ yếu là phí thuê mặt bằng, phí sử dụng máy móc thiết bị, tiền lương nhân viên làm thuê), cung ứng các dịch vụ tư vấn pháp lý, đăng ký doanh nghiệp, thủ tục kế toán, thuế; và kết nối doanh nghiệp khởi nghiệp với mạng lưới hệ sinh thái khởi nghiệp. Về hoạt động của các tổ chức tăng tốc, mặc dù có thể tham gia hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp giai đoạn đầu, nhưng các tổ chức này nên có mối liên kết chặt chẽ với các cơ sở ươm tạo cấp một và cấp hai, để có thể lựa chọn được những doanh nghiệp khởi nghiệp có tiềm năng thành công lớn nhất. Thứ hai, thành lập câu lạc bộ, hội doanh nghiệp sáng tạo, mạng lưới cố vấn. Hiện nay, tại nhiều trường đại học, cơ sở ươm tạo đã thành lập các câu lạc bộ khởi nghiệp. Ngày 10 tháng 01 năm 2017, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có quyết định công nhận ban vận động thành lập Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia. Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia (ViNen) có sứ mệnh là nơi cổ vũ tinh thần khởi nghiệp, giúp các hội viên đạt được khát vọng của mình là trở thành những doanh nhân thành đạt thông qua các chương trình đào tạo, tư vấn, xúc tiến đầu tư, kết nối thị trường và cung cấp các dịch vụ rất chặt chẽ trong tổ chức, khả thi về mặt ứng dụng và chuyên nghiệp trong cách hoạt động giúp các hội viên gia tăng khả năng tạo dựng và phát triển các mối quan hệ kinh doanh dài lâu, bền chặt với đúng đối tượng khách hàng và đối tác. Như vậy có thể thấy các thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp có đóng góp vào thành công cho các nhà khởi nghiệp ở khu vực Tp. Hồ Chí Minh. Các nhà khởi nghiệp tham gia càng nhiều thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp sẽ có nhiều cơ hội để mở rộng mạng lưới liên kết, cập nhật các thông tin liên quan đến tình hình khởi nghiệp trong và ngoài nước, có nhiều cơ hội tiếp cận nguồn vốn lớn, kinh nghiệm quản lý và tổ chức nhân sự. 5. Gợi ý chính sách Từ kết quả nghiên cứu, hai thành phần quan trọng của hệ sinh thái khởi nghiệp có liên quan đến thành công của doanh nghiệp khởi nghiệp là các cơ sở ươm tạo và nhà cố vấn. Từ đó, nhóm tác giả có một số đề xuất nhằm hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp, qua đó thúc đẩy thành công của doanh nghiệp khởi nghiệp. Thứ nhất, đề xuất thành lập hệ thống cơ sở ươm tạo tại Tp. Hồ Chí Minh theo mô hình hai cấp: cấp một là hệ thống trung tâm ươm tạo/hỗ trợ khởi nghiệp trực thuộc các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp; cấp hai là các cơ sở ươm tạo có quy mô lớn hơn, được tài trợ từ chính quyền Thành phố, các quỹ đầu tư mạo hiểm, các nhà đầu tư thiên thần và thậm chí các doanh nghiệp quy mô lớn. Các cơ sở ươm tạo cấp một được tài trợ chủ yếu từ kinh phí cho hoạt động khoa học công nghệ của cơ sở giáo dục, với nhiệm vụ chủ yếu là cung ứng dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp trong sinh viên, học sinh của cơ sở giáo dục, cung cấp phòng thực hành và máy móc, thiết bị để thử nghiệm các ý tưởng sáng tạo của giảng viên, sinh viên, học sinh, tổ chức và tài trợ các cuộc thi ý tưởng sáng tạo trong sinh viên, học sinh. Những ý tưởng độc đáo phát sinh từ cơ sở ươm tạo cấp một sẽ được giới thiệu cho các cơ sở ươm tạo cấp hai cùng ngành nghề, lĩnh vực. 10 Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 48, 12/2018 Việc khuyến khích thành lập các tổ chức của nhà khởi nghiệp, nhà cố vấn, nhà đầu tư đóng vai trò củng cố và phát triển hệ sinh thái khởi Tài liệu tham khảo Tiếng Việt Nguyễn Thị Liên (2010). Một số ý kiến về phát triển cung ứng dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp kinh doanh. Tạp chí Khoa học thương mại, số 37/2010, trang 59-69. Phạm Hồng Quất, Phan Hoàng Lan (2014). Hệ thống sinh thái cho doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học Công nghệ Việt Nam, 2014, No. 18. Tiếng Anh Blank, S. (2010). What’s A Startup? First Principles. Steve Blank. Christensen, C. M., & Bower, J. L. (1996). Customer power, strategic investment, and the failure of leading firms. Strategic management journal, 197-218. Dubini, P. (1989) The influence of motivations and environment on business start-ups: Some hints for public policies. Journal of Business Venturing 4: 11-26. Isenberg, D.J. (2010) How to Start an Entrepreneurial Revolution. Harvard Business Review 88(6): 41-50. March-Chorda, I. (2004). Success factors and barriers facing the innovative start-ups and their influence upon performance over time. International Journal of Entrepreneurship and Innovation Management, 4(2-3), 228-247. Murphy, G. B., Trailer, J. W., & Hill, R. C. (1996). Measuring performance in entrepreneurship research. Journal of Business Research, 36(1), 15-23. Oh, D. S., Phillips, F., Park, S., & Lee, E. (2016). Innovation ecosystems: A critical examination. Technovation, 54, 1-6. Schumpeter, J.A. (1934). The theory of economic development. Cambridge: Harvard University Press. Song, M., Podoynitsyna, K., Van Der Bij, H., & Halman, J. I. (2008). Success factors in new ventures: A meta-analysis. Journal of product innovation management, 25(1), 7-27. Spender, J. C., Corvello, V., Grimaldi, M., & Rippa, P. (2017). Startups and open innovation: a review of the literature. European Journal of Innovation Management, 20(1), 4-30. Startup Genome. (2017). Global Startup Ecosystem Report 2017 (Rep.). Retrieved from https:// startupgenome.com/report2017/ Venkatraman, N., & Ramanujam, V. (1986). Measurement of business performance in strategy research: A comparison of approaches. Academy of Management Review, 11(4), 801-814. Wisdom, J., & Creswell, J. W. (2013). Mixed methods: integrating quantitative and qualitative data collection and analysis while studying patient-centered medical home models. Rockville: Agency for Healthcare Research and Quality. World Economic Forum (2013) Entrepreneurial Ecosystems Around the Globe and Company Growth Dynamics. Davos: World Economic Forum. nghiệp thông qua việc trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, kết nối nhà khởi nghiệp với các bên liên quan.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf34_7468_2141165.pdf
Tài liệu liên quan