Tài liệu Mối quan hệ giữa độ thoáng khí của bao bì bảo quản chất lượng của nhãn xuồng cơm vàng trong quá trình tồn trữ: Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
651
MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘ THOÁNG KHÍ CỦA BAO BÌ BẢO QUẢN CHẤT
LƯỢNG CỦA NHÃN XUỒNG CƠM VÀNG TRONG QUÁ TRÌNH TỒN TRỮ
Nguyễn Văn Phong, Nguyễn Khánh Ngọc
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam nhãn xuồng Cơm Vàng là
cây ăn quả đặc sản được trồng phổ biến ở tỉnh
Bà Rịa-Vũng Tàu và một số tỉnh như Đồng
Nai, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long (Bộ
NN&PTNN, 2014).
Nhu cầu bảo quản đối với giống nhãn.
xuồng Cơm Vàng đang rất cao do mùa vụ ngắn
trong khi thị trường tiêu thụ đang có xu hướng
mở rộngtrong những năm gần đây. Tuy nhiên,
cũng như các giống nhãn khác, nhãn xuồng
Cơm Vàng có thời gian bảo quản ngắn (không
quá 1 tuần ở điều kiện nhiệt độ phòng 20-30oC
và khoảng 2-3 tuần ở điều kiện bảo quản lạnh -
5-7oC), đây được coi là một trong những trở
ngại chính của quá trình sau thu hoạch ảnh
hưởng đến khả năng thương mại hóa của quả
nhãn (Paull, R.E. and N.J. Chen. 1987, Nguyễn
Văn Phong & Nguyễn Thanh Tùng, 2013).
...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 253 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối quan hệ giữa độ thoáng khí của bao bì bảo quản chất lượng của nhãn xuồng cơm vàng trong quá trình tồn trữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
651
MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘ THOÁNG KHÍ CỦA BAO BÌ BẢO QUẢN CHẤT
LƯỢNG CỦA NHÃN XUỒNG CƠM VÀNG TRONG QUÁ TRÌNH TỒN TRỮ
Nguyễn Văn Phong, Nguyễn Khánh Ngọc
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam nhãn xuồng Cơm Vàng là
cây ăn quả đặc sản được trồng phổ biến ở tỉnh
Bà Rịa-Vũng Tàu và một số tỉnh như Đồng
Nai, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long (Bộ
NN&PTNN, 2014).
Nhu cầu bảo quản đối với giống nhãn.
xuồng Cơm Vàng đang rất cao do mùa vụ ngắn
trong khi thị trường tiêu thụ đang có xu hướng
mở rộngtrong những năm gần đây. Tuy nhiên,
cũng như các giống nhãn khác, nhãn xuồng
Cơm Vàng có thời gian bảo quản ngắn (không
quá 1 tuần ở điều kiện nhiệt độ phòng 20-30oC
và khoảng 2-3 tuần ở điều kiện bảo quản lạnh -
5-7oC), đây được coi là một trong những trở
ngại chính của quá trình sau thu hoạch ảnh
hưởng đến khả năng thương mại hóa của quả
nhãn (Paull, R.E. and N.J. Chen. 1987, Nguyễn
Văn Phong & Nguyễn Thanh Tùng, 2013).
Nhiều năm qua, giải pháp xông SO2
được xem là biện pháp hiệu quả kiểm soát sự
hóa nâu vỏ trái và bệnh thối phát triển để kéo
dài thời gian sau thu hoạch cho nhãn. Tuy
nhiên, biện pháp này đã và đang đối mặt với
nguy cơ bị cấm bởi nhiều quốc gia, chủ yếu do
dư lượng của SO2 để lại cho quả sau xử lý; các
tác động xấu của việc xử lý SO2 đối với môi
trường (Kader, 2009). Trước tình hình này, một
số biện pháp thay thế đang nghiên cứu phát
triển, trong đó biện pháp áp dụng các màng bao
đóng gói cải biến thành phần không khí (MAP)
cũng được xem là giải pháp tiềm năng để bảo
quản nhãn sau thu hoạch (Nguyễn Khánh Ngọc
et al. (2014), Trần Đình Mạnh et al., (2014).
MAP với nguyên lý điều tiết thành phần không
khí thông qua bao bì và sự hô hấp của rau quả
để tạo ra một thành phần không khí hợp lý có
tác dụng làm chậm quá trình hô hấp trao đổi
chất và quá trình lão hóa giúp rau quả có thời
gian bảo quản lâu hơn. Hầu như tất cả các loại
vật liệu bao bì MAP thương mại như lifespan,
Peakfresh hay Zoa thường được thiết kế gia
công đặc biệt của nhiều thành phần nên giá
thành tương đối cao. Trong khi đó, các vật liệu
màng bao thông dụng như từ PE (polyethylene)
hay PP (polypropylene) thì không có những
đặc điểm điều biến độ thấm khí phù hợp dẫn
các hiện tượng oxy giảm xuống quá thấp, CO2
tăng quá cao dẫn đến chất lượng của sản phẩm
bảo quản bi hư hỏng nhanh (Nguyễn Khánh
Ngọc et al. (2014), Trần Đình Mạnh et al.,
2014). Trong các loại màng bao thông dụng từ
PE và PP, màng PP có độ bền cơ học đối với
các biến dạng bởi lực kéo tốt hơn (Mangaraj et
al., 2009) và đây có thể là một đặc điểm hứa
hẹn cho việc tạo ra các màng bao thích hợp
cho bảo quản rau quả.
Từ các lý do trên với mục đích xác định
bao bì với độ thông thoáng phù hợp cho bảo
quản nhãn xuồng thương mại là vấn đề mang
tính thực tiễn cao.
II. VẬT LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. Vật liệu
- Nhãn xuồng Cơm Vàng được thu hoạch
đúng độ chín thương mại ở Cai Lậy, Tiền
Giang.
- Bao bì: túi PP (Polypropylene) có độ
dày 0,05 mm và kích cỡ: 15x20 (cm).
- Hóa chất: các hóa chất phân tích NaOH
0,1N; 2,6 dichlorophenolindophenol, thuốc thử
phenolphtalein 1%, mannitol.
- Thiết bị sử dụng: Khúc xạ kế Atago do
Nhật sản xuất, thang độ 0-32oBrix; máy đo
màu Minolta CR400 do Nhật sản xuất; máy đo
thành phần không khí Dansensor checkmate 3;
tủ sấy và cân kỹ thuật số
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Bố trí thí nghiệm
Qua khảo sát nhãn xuồng cơm vàng được
đóng gói bảo quản phân phối chủ yếu trong rỗ
nhựa hình chữ nhật có trọng lượng 2kg nên thí
nghiệm này được thực hiện theo cách tạo độ
thông thoáng cho bao bì có dung tích chứa 2-
2,5 kg nhãn.
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
652
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
a) Phương pháp tạo độ thoáng khí: Các
túi PP cùng kích cở (15x20) cm được tạo đáy
phẳng bằng cách ghép xếp hai gốc cạnh đáy, đo
khoảng chiều cao của khoảng chứa khối lượng
mẫu nhãn 2 kg và được tạo các lỗ thoáng khí
bằng kim chích đâm xuyên qua hai mặt trong
phạm vi chiều cao khoảng chứa.
b) Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố
trí hoàn toàn ngẫu nghiên, một nhân tố của bao
bì PP chứa 2 kg nhãn với độ thoáng khí (là các
lỗ thoáng) được tạo ra bằng kim chích có
đường kính mũi (0,5mm), chích xuyên hai mặt
cụ thể như sau: (5D) chích 5 mũi (10 lỗ); (10D)
chích 10 mũi (20 lỗ); (15D) chích 15 mũi (30
lỗ); (20 D) chích 20 mũi (40 lỗ) và đối chứng
không chích (0D). Mỗi nghiệm thức được lặp
lại 10 lần mỗi lần là một bao chứa 2 kg nhãn.
Nhãn xuồng Cơm Vàng được thu hoạch
từ vườn, vận chuyển ngay về phòng thí nghiệm
để cắt tỉa bỏ cuống và phân loại chọn quả có
chất lượng tốt và đồng nhất về độ chín. Sau đó,
nhãn được rửa với sạch với nước chlorine
200ppm và dội lại nước sạch và làm khô nước
bằng quạt gió. Thí nghiệm được tiến hành đóng
gói trong phòng lạnh có nhiệt độ 20±2oC. Nhãn
được cho vào bao bì có độ thoáng khác nhau
(như đã mô tả phần trên) với khối lượng
2kg/mẫu, tiến hành đóng kín bằng cách quấn
và buộc lại bằng dây thung. Các bao nhãn được
đặt trong thùng carton 2,5 kg và được đưa bào
bảo quản ở 5oC. Trên cơ sở đánh giá các chỉ
tiêu chất lượng, hiệu quả bảo quản của quả
nhãn và sự thay đổi thành phần không khí
trong các bao gói ở các khoảng thời gian 0, 1,
2, 3 và 4 tuần. Từ đó đánh giá được ảnh hưởng
của độ thoáng khí của bao gói đến chất lượng
của quả nhãn trong thời gian bảo quản.
Hình 2.1: Phương pháp đóng gói và bao bì trong nghiên cứu
2.2.3. Phương pháp phân tích
- Xác định thành phần không khí
(O2/CO2) có trong các bao gói bằng máy đo
thành phần không khí Dansensor checkmate 3
Cường độ hô hấp (mg CO2/kg/h) được xác định
theo phương pháp đo kín, sử dụng máy máy
Dansensor checkmate 3 - Màu sắc vỏ trái được
xác định bằng máy đo màu Minolta CR400 với
L biểu thị độ sáng tối, biến thiên từ 0 đến +100;
a biểu thị từ màu xanh lá cây đến màu đỏ; b biểu
thị từ màu dương đến màu vàng.
- Chỉ số hóa nâu (0-5điểm) được đánh
giá theo diện tích hóa nâu trên vỏ trái với các
mức độ khác nhau với 0 = không xuất hiện nâu
vỏ; 1=1-5% diện tích vỏ bị nâu; 2 = 6-10%
diện tích vỏ bị nâu; 3 = 11-25% diện tích vỏ bị
nâu; 4 = 26-50% diện tích vỏ bị nâu; 5=>50%
diện tích vỏ bị nâu. Công thức tính chỉ số hóa
nâu = (Σ (mức độ hóa nâu * số trái bị hóa nâu ở
mức độ đó)) / tổng số trái quan sát.
+ Tỷ lệ bệnh (%): được tính bằng tỷ lệ số
trái bệnh so với tổng số trái quan sát.
- Hàm lượng tổng chất rắn hoà tan
(oBrix): được đo bằng chiết quang kế hiệu
ATAGO, do Nhật sản xuất, thang độ đo 0 -
32oBrix.
- Hàm lượng axit tổng số (%) được:xác
định theo TCVN 5483-1991).
2.2.4. Phân tích số liệu
Tất cả các số liệu được xử lý phân tích
và vẽ đồ thị trên chương trình excel 2010.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của độ thoáng khí bao bì
đến sự thay đổi thành phần không khí
(O2/CO2) trong các túi PP đục lỗ
Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ
oxy trong tất cả các nghiệm thức đóng gói
giảm tỷ lệ nghịch với nồng độ của carbonic
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
653
(CO2) theo thời gian bảo quản. Trong bao bì
không được tạo lỗ (mẫu đối chứng) chỉ sau 1
tuần bảo quản, nồng độ oxy giảm xuống rất
thấp (15%) và có
hàm lượng CO2 tiếp tục tăng cao (khoảng 22-
24%) sau 2 tuần bảo quản và được giữ ổn định
ở khoảng giá trị này trong suốt thời gian bảo
quản. Đối với các bao bì có tạo độ thoáng khí
(tạo lỗ), mức độ giảm Oxy và tăng CO2 tỷ lệ
với số lỗ tạo ra trên bao bì theo thời gian bảo
quản. Cũng từ các kết quả thu được cho thấy
bao gói PP 5D có thể điều chỉnh được hàm
lượng oxy giảm đến 10-14% và hàm lượng
CO2 tăng đến 6-8% trong khoảng thời gian từ
3-4 tuần bảo quản. Trong khi đó, sự giảm hàm
lượng Oxy và tăng CO2 không đáng kể ở các
mẫu sử dụng các bao gói PP có độ thoáng khí
cao hơn (số lỗ nhiều hơn), (Đồ thị 3.1). Tất cả
các hiện tượng trên được giải thích là do quá
trình hô hấp của quả nhãn là nguyên nhân tạo
nên sự thay đổi thành phần không khí trong
bao bì. Với màng bao kín PP sẽ tạo nên một
môi trường cô lập gần như hoàn toàn trong khi
bao PP có độ thoáng khí sẽ có sự chuyển động
của oxy và CO2 giữa môi trường trong và ngoài
bao gói và mức độ dịch chuyển các thành phẩn
này phụ thuộc vào độ thoáng khí của bao bì.
Đồ thị 3.1. Sự biến đổi nồng độ O2 và CO2 trong các túi PP vi lỗ theo thời gian tồn trữ của nhãn
xuồng cơm vàng ở 5oC
(Ghi chú: đồ thị được biểu diễn theo giá trị trung bình và sai số chuẩn ±SE)
3.2. Ảnh hưởng của độ thoáng khí bao bì bảo quản đến sự thay đổi màu sắc của vỏ quả
Đồ thị 3.2. Sự biến đổi màu sắc của (L,a,b)của nhãn xuồng cơm vàng trong các túi PP vi lỗ theo
thời gian tồn trữ ở 5oC
(Ghi chú: đồ thị được biểu diễn theo giá trị trung bình và sai số chuẩn ± SE)
Các kết quả thu được cho thấy màu của
vỏ quả nhãn xuồng Cơm Vàng trong tất cả các
mẫu hầu như đã chuyển từ màu sáng vàng nhạt
đỏ thành màu nâu đỏ sẫm và mức độ thay đổi
L av
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
654
màu này tăng theo thời gian bảo quản. Trong
các bao bì PP có độ thoáng khí khác nhau thì
sự chuyển màu rõ và khác biệt chủ yếu trên giá
trị L và a (đồ thị 3.2). Giá trị b hầu như không
khác biệt giữa các bao bì (dữ liệu không được
trình bày). Dựa trên giá trị (La) trên đồ thị cho
thấy nhãn xuồng Cơm Vàng duy trì được độ
sáng và làm chậm sự chuyển màu nâu tối so
với các nghiệm thức bao bì còn lại và với bao
PP không tạo vi lỗ sự chuyển màu nâu đỏ sậm
tối chỉ sau 2 tuần bảo quản (đồ thị 3.2).
3.3. Sự hóa nâu và tỷ lệ bệnh của nhãn
xuồng Cơm Vàng trong đóng gói túi PP vi lỗ
Tương tự sự chuyển màu của vỏ quả, chỉ
số hóa nâu và tỷ lệ bệnh của vỏ quả xuồng
Cơm Vàng trong các túi PP có độ thoáng khí
khác nhau tăng theo thời gian bảo quản. Trong
khoảng thời gian bảo quản dưới 2 tuần chỉ số
hóa nâu và tỷ lệ bệnh của nhãn xuồng Cơm
Vàng được ghi nhận rất thấp (không quá 0,5
đối chỉ số hóa nâu và dưới 5% đối với tỷ lệ
bệnh), tuy nhiên các giá trị này lại tăng nhanh
ở cuối thời gian bảo quản (tuần thứ 4). Trong
những nghiêm thức khảo sát, mẫu sử dụng bao
bì PP-5D có chỉ số hóa nâu và tỷ lệ bệnh thấp
(ở thời điểm 2 tuần bảo quản các giá trị này
được giữ ổn định so với ban đầu, ở thời điểm 4
tuần bảo quản chỉ số hóa nâu <1,5 và tỷ lệ bệnh
khoảng 30%) trong khi đó các nghiệm thức còn
lại chỉ số hóa nâu vượt trên 2,5 với tỷ lệ bệnh
cao và có khuynh hướng tăng với sự tăng của
độ thoáng khí bao bì. Đối với mẫu đối chứng
(túi PP không đục lỗ), chất lượng rất kém với
chỉ số hóa nâu tăng nhanh và tỷ lệ bệnh cao. Sự
thiếu oxy cho sự hô hấp có thể là nguyên nhân
dẫn nên hiện tượng này.
Đồ thị 3.3. Sự biến đổi của chỉ số hóa nâu (0-4) và tỷ lệ bệnh (%) nhãn xuồng cơm vàng trong các
túi PP vi lỗ theo thời gian tồn trữ ở 5oC
(Ghi chú: đồ thị được biểu diễn theo giá trị trung bình và sai số chuẩn ±SE)
3.4. Tỷ lệ hao hụt khối lượng và sự thay đổi
hàm lượng chất rắn hòa tan tổng số và axit
tổng số
Qua kết quả thu được từ độ thị 3.4 cho
thấy ảnh hưởng rõ rệt của độ thoáng khí bao bì
đến tỷ lệ hao hụt khối lượng và một số chỉ tiêu
hóa học chính của quả nhãn xuồng cơm vàng,
cụ thể như sau:
+ Về tỷ lệ hao hụt khối lượng
Nói chung, tỷ lệ hao hụt khối lượng của
nhãn trong thời gian bảo quản sau thu hoạch là
không cao, với điều kiện thí nghiệm này tỷ lệ
hao hụt khối lượng hầu như không quá 1,2%
đối với các mẫu thí nghiệm. Cũng từ kết quả
thu được cho thấy tỷ lệ hao hụt khối lượng của
các mẫu thí nghiệm tăng tỷ lệ thuận với độ
thoáng khí của bao bì. Trong khi đó, một điểm
đáng chú ý ở đây đó là nghiệm thức đối chứng
(PP không tạo vi lỗ) có sự hao hụt khối lượng
cao nhất. Sự hoa hụt khối lượng chủ yếu là do
sự bay hơi nước bề mặt. Môi trường bị cô lập
sẽ tạo nên một sự đột biến của áp suất khí lớn
hơn nên nước giải phóng từ bề mặt mặc dù
không thoát ra ngoài nhưng sẽ đọng nước trên
bề mặt của bao bì.
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
655
+ Hàm lượng chất rắn hòa tan tổng số
(TSS)
Đồ thị 3.4 cho thấy TTS của nhãn xuồng
cơm vàng có sự giảm nhẹ trong quá trình bảo
quản ở 5oC và có sự khác biệt giữa các nghiệm
thức bao bì ở các thời điểm đánh giá. Trong
cùng một thời điểm bảo quản, giá trị TSS ở các
mẫu đóng trong các bao bì PP có độ thoáng khí
lớn như PP-15D hay PP-20D đều cao hơn so với
nhãn được đóng trong túi PP có độ thoáng khí
thấp hơn (số lỗ ít hơn) như PP-10D hay PP-5D
và mẫu đối chứng (không đục lỗ). Với sự duy trì
các giá trị TSS cao hơn có thể liên quan đến
quan trình mất nước (đồ thị 3.4).
+ Acid tổng số: Hàm lượng axit tổng số
của nhãn trong tất cả các mẫu thí nghiệm (bao
gồm nghiệm thức đóng túi PP có độ thoáng khí
và đối chứng) đều giảm nhẹ và không có sự
chênh lệch đáng kể giữa các mẫu (kể cả mẫu
đối chứng.
Đồ thị 3.4. Sự biến đổi của TTS (%) và hao hụt khối lượng (%) nhãn xuồng cơm vàng trong các
túi PP vi lỗ theo thời gian tồn trữ ở 5oC.
(Ghi chú: đồ thị được biểu diễn theo giá trị trung bình và sai số chuẩn ±SE)
3.5. Sự ảnh hưởng của cường độ hô hấp
Ở nhiệt độ bảo quản 5oC, cường độ hô
hấp của nhãn xuồng cơm vàng nói chung là rất
thấp khoảng 8mgCO2/kgh và liên tục giảm theo
thời gian tồn trữ. Trong thời gian 2 tuần bảo
quản, mẫu nhãn được đóng trong túi PP -5D có
cường độ hô hấp có giá trị tương tự trước khi
đưa vào bảo quản. Trong khi đó, cường độ hô
hấp của các mẫu nhãn đã giảm đi rõ rệt (gần
50% giá trị ban đầu) đối với các nghiệm thức
sử dụng túi PP với độ thoáng khí cao hơn. Ở
thời điểm cuối quá trình bảo quản, nhãn hầu
như bị lão hóa hoàn toàn và không còn khả
năng hô hấp ở nhiệt độ 5oC. Đối với nghiệm
thức đối chứng, đã có một sự nhảy vọt về giá
trị CO2 được sinh ra so với nhãn ban đầu đưa
vào bảo quản. Sự nhãy vọt này là do quá trình
hô hấp yếm khí tạo nên (theo ghi nhận trên đồ
thị 3.1) và liên quan đến sự phát triển của vi
sinh vật gây thối hỏng
Đồ thị 3.5. Cường độ hô hấp
(mgCO2/kgh) của nhãn xuồng
cơm vàng trong các túi PP vi lỗ
theo thời gian tồn trữ ở 5oC.
(Ghi chú: đồ thị được biểu diễn
theo giá trị trung bình và sai số
chuẩn ±SE)
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
656
Như vậy, qua các kết quả thu được chúng
tôi nhận thấy, với bao PP có độ thoáng khí 10
lỗ có đường kính lỗ 5mm đã góp phần giảm
nồng độ oxy (nồng độ 10-15%) và làm tăng
nồng độ CO2 (tới nồng độ 5-8%) trong môi
trường bao gói đã góp phần kéo dài thời gian
bảo quản của nhãn xuồng cơm vàng đến 4 tuần
với chất lượng ổn định (chỉ số hóa nâu hóa
<1,5, tỷ lệ bệnh thấp và một số chỉ tiêu hóa
học như TSS, axit có sự suy giảm không đánh
kể so với ban đầu).
Cơ chế hấp thụ Oxy và sản sinh CO2 của
rau quả trong quá trình hô hấp là nguyên lý cơ
bản trong kỹ thuật đóng gói cải biến thành
phần không khí (MAP) cho bảo quản rau quả.
Tuy nhiên,việc tạo ra một thành phần không
khí bên trong bao bì có tỷ lệ O2/CO2 hợp lý đòi
hỏi việc lựa chọn các loại màng bao có độ thấm
khí thích hợp nhằm tránh hiện tượng như nồng
độ oxy giảm xuống quá thấp hay CO2 tăng quá
cao sẽ dẫn đến những rối loại sinh lý bất
thường và chất lượng rau quả sẽ hư hỏng nhanh
hơn. Kết quả khảo sát một số loại mang bao
đóng gói MAP cho bảo quản nhãn xuồng cơm
vàng bởi Nguyễn Khánh Ngọc et al., (2014)
cho thấy các màng bao lifespan hay ZOE có
khả năng điều chỉnh duy trì một thành phần
không khí với oxy để thấp >2% và CO2 đủ cao
nhưng <10% đều mang lại các kết quả tốt hạn
chế hóa nâu và kéo dài thời gian của nhãn
xuồng cơm vàng trong khi các màng PP hay
PE đưa đến nồng độ oxy quá thấp <2 và
CO2>15% và đã làm cho nhãn bị hư hỏng chỉ
sau 2 tuần bảo quản ở 5oC và kết quả này một
lần nửa được chứng minh trong nghiên cứu này
với với bao bì túi PP không tạo vi lỗ như được
trình bày ở trên (nồng độ oxy giảm <2% và
CO2 tăng quá cao >20% ) đưa đến các hư hỏng
chất lượng theo các chỉ tiêu đánh giá như chỉ
số hóa nâu cao, tỷ lệ bệnh cao, các giá trị đo
màu: độ sáng L giảm nhanh và a tăng cao chỉ
sau 2 tuần bảo quản. Màng PP là một loại vật
liệu màng có độ thấp khí kém đối với oxy và
CO2 (Mangaraj và ctv, 2009) cho nên thành
phần không khí trong túi đóng với PP hầu như
bị cô lập hoàn toàn. Sự tạo ra các vi lỗ có tác
dụng tạo ra một sự rò rỉ qua lại của oxy và CO2
trong các bao bì PP có tạo vi lỗ và thành phần
không khí trong các bao bì này thì tùy thuộc và
sự hô hấp và mức độ rò rỉ do số vi lỗ tạo ra.
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận
Kỹ thuật tạo độ thoáng khí đối với bao bì
PP bằng sử dụng kim chích có thể dùng cải tiến
vật liệu bao bì để bảo quản quả nhãn xuồng
cơm vàng sau thu hoạch.
Với khối lượng đóng gói bao bì thành
phẩm 2kg, khi sử dụng bao bì túi PP có độ dày
0,05mm có độ thoáng khí được tạo từ 10 lỗ có
đường kính 0,5mm là phù hợp để đóng gói cho
nhãn xuồng cơm vàng nhằm ổn định chất
lượng của quả nhãn đến 4 tuần .
4.2. Đề nghị
Sử dụng biện pháp tạo bao bì thoáng khí
trong quá trình bảo quản cho nhãn xuồng cơm
vàng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Đình Mạnh, Nguyễn Thanh Tùng và
Nguyễn Văn Phong (2014). Nghiên cứu ứng
dụng các màng cải biến thành phần không khí
(MAP) vào bảo quản nhãn xuồng cơm vàng.
Kỷ yếu KH&CN hàng năm. Viện CAQ MN.
2. Nguyễn Khánh Ngọc, Nguyễn Thanh Tùng
và Nguyễn Văn Phong (2014). Nghiên cứu
ứng dụng các màng cải biến thành phần
không khí (MAP) vào bảo quản nhãn xuồng
cơm vàng. Kỷ yếu KH&CN hàng năm. Viện
CAQ MN.
3. Nguyễn Văn Phong và Nguyễn Thanh Tùng
(2012). Ảnh hưởng của xử lý nhiệt kết hợp
dung dịch màng phủ bảo quản lên chất lượng
nhãn “tiêu da bò” trong điều kiện trữ lạnh.
Tạp chí KH&CN VAAS.
4. Kader, A.A., (2009), Longan -
Recommendations for Maintaining Postharvest
Quality. In Postharvest technology, UCDAVIS.
5. Mangaraj, S., Goswami, T.K. and Mahajan,
P.V. 2009, Applications of plastic films for
modified atmosphere packaging of fruits and
vegetables: a review. Food Engineering
Reviews 1: 133 – 158.
6. Paull, R.E. and N.J. Chen. 1987, Changes in
longan and rambutan during postharvest
storage. HortScience. 22:1303–1304.
7. Tongdee, S.C., 1992, Postharvest handling
and SO2 fumigation of longan for export. In:
656
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
657
Training on SO2 Fumigation and Postharvest
Handling of Longan for Export. Thailand
8. Jiang, Y., Zhang, Z., Joyce, D.C., Ketsa, S.,
2002, Postharvest biology and handling of
longan fruit. Postharvest Biology and
Technology 26: 241-252.
ABSTRACT
Relation between the ventilation of package and fruit quality of “xuong Com Vang” longan
cultivar in storage process
Nguyen Van Phong, Nguyen Khanh Ngoc
In order to simply the techniques used in fresh fruit preservation and economize fruit package
materials, a study on the relation between ventilation of package indicated by atmosphere changes of
oxygen and carbon dioxide and quality of longan fruits var. “xuong Com Vang” preserved in micro-
holed polypropylene bags was carried out. Results showed that micro-perforation with a micro needle
could be used to develop popular PP bags to a MAP PP bags for package and storage of longan fruits
vs. xuong Com Vang. Among the micro-perforated PP bags examined, the micro-perforated PP bag
5D could be made an appropriate atmosphere of oxygen and carbon dioxide to store longan fruits vs.
Xuong Com Vang. And under a condition packed in micro-perforated PP bag 5D (2kg) and storage
temperature at 5oC, storage life of longan fruits vs. xuong Com Vang were prolonged up to 4 week
with a good fruit quality maintained in terms of fruit pericarp colour and other quality attributes such as
TSS and total acidity content of fruit flesh.
Keywords: longan, quality, MAP, micro-perforated PP bag.
Người phản biện: TS. Hoàng Thị Lệ Hằng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_viet_211_0982_2130529.pdf