Mối quan hệ đầu tư và lạm phát

Tài liệu Mối quan hệ đầu tư và lạm phát: Nhóm 6 – Kinh tế Đầu tư 51A Nguyễn Đức Vinh Đàm Thị Tuyến Nguyễn Hồng Tiến Pham Văn Thắng Trần Văn Giang Mối quan hệ đầu tư và lạm phát I/ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.LẠM PHÁT - Khái niệm: Lạm phát là sự tăng lên tương đối của mức giá + Hay theo Mác “lạm phát là việc tràn đầy các kênh,các luồng lưu thông những tờ giấy bạc dư thừa,dẫn đến giá cả tăng vọt” => lạm phát là bạn đường của chủ nghĩa tư bản,ngoài việc bóc lột người lao động bằng giá trị thặng dư CNTB còn tạo ra lạm phát để bóc lột người LĐ một lần nữa,do lạm phát làm tiền lương người LĐ giảm xuống. -Nguyên nhân của lạm phát: + Do tăng cung tiền: theo quan điểm của các nhà kinh tế thuộc phái tiền tệ,khi cung tiền tệ tăng lên kéo dài sẽ làm cho mức giá cả tăng kéo dài=> lạm phát +Lạm phát do chi phí đẩy: xảy ra do những cú sốc cung tiêu cực hoặc do kết quả những cuộc đấu tranh đòi tăng lương gây ra +Lạm phát do cầu-kéo: vì mục tiêu công ăn việc làm cao dẫn đến lạm phát cao Tuy nhiên theo phân tích của phái Keynes,nhữn...

docx13 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1187 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối quan hệ đầu tư và lạm phát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhóm 6 – Kinh tế Đầu tư 51A Nguyễn Đức Vinh Đàm Thị Tuyến Nguyễn Hồng Tiến Pham Văn Thắng Trần Văn Giang Mối quan hệ đầu tư và lạm phát I/ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.LẠM PHÁT - Khái niệm: Lạm phát là sự tăng lên tương đối của mức giá + Hay theo Mác “lạm phát là việc tràn đầy các kênh,các luồng lưu thông những tờ giấy bạc dư thừa,dẫn đến giá cả tăng vọt” => lạm phát là bạn đường của chủ nghĩa tư bản,ngoài việc bóc lột người lao động bằng giá trị thặng dư CNTB còn tạo ra lạm phát để bóc lột người LĐ một lần nữa,do lạm phát làm tiền lương người LĐ giảm xuống. -Nguyên nhân của lạm phát: + Do tăng cung tiền: theo quan điểm của các nhà kinh tế thuộc phái tiền tệ,khi cung tiền tệ tăng lên kéo dài sẽ làm cho mức giá cả tăng kéo dài=> lạm phát +Lạm phát do chi phí đẩy: xảy ra do những cú sốc cung tiêu cực hoặc do kết quả những cuộc đấu tranh đòi tăng lương gây ra +Lạm phát do cầu-kéo: vì mục tiêu công ăn việc làm cao dẫn đến lạm phát cao Tuy nhiên theo phân tích của phái Keynes,những chính sách tài chính luôn có những giới hạn của nó,nên những chính sách này mặc dù có tác động làm tăng tổng cầu nhưng đó chỉ là tăng từng đợt không thể sử dụng trong thời gian dài. Như vậy nó không thể sử dụng để di chuyển liên tục đường tổng cầu. Việc di chuyển đường tổng cầu chỉ có thể là việc tăng cung ứng tiền lien tục,do đó lạm phát do cầu kéo và lạm phát do chi phí đẩy chỉ là hiện tượng của tiền tệ Suy cho cùng nguyên nhân sâu xa của lạm phát là việc tăng lên của lượng tiền cung ứng. + Lạm phát do bội chi NSNN: Bội chi NSNN luôn đi liền với lạm phát. BCNSNN làm chuyển dịch cơ cấu đầu tư trong nền kinh tế,chuyển từ đầu tư tư nhân sang đầu tư nhà nước ( ĐT sẽ kém hiệu quả hơn vì nhà nước phải đi vay tiền của dân để trả nợ,vì vậy ĐT tư nhân sẽ chuyển sang ĐT nhà nước,ĐT kém hiệu quả hơn làm lượng tiền trên thị trường nhiều hơn nhưng hàng hoá ít hơn=> tăng giá. Chi NSNN chủ yếu chi cho ĐTPT,thời gian trung và dài hạn,vốn lớn=> tăng giá do ko có lượng hàng hoá đáp ứng cân đối so với lượng tiền bỏ ra BCNSNN nhà nước có thể vay tiền từ NHTW (NHTW phát hành tiền cho vay làm tăng cung tiền) => Lạm phát BCNSNN cũng có thể vay nước ngoài,khi về nước phải chuyển ngoại tệ thành nội tệ---->làm tăng dự trữ ngoại tệ và tăng nội tệ---->lạm phát. +Lạm phát theo tỉ giá hối đoái: TGHĐ tăng,đồng nội tệ trở lên mất giá hơn,trước tiên tác động đến tâm lý nhứng người sx hàng hoá trong nước muốn kéo giá hàng lên theo mức tăng TGHĐ. Thứ 2 khi TG tăng,giá NVL,hang hoá NK tăng cao,đẩy chi phí NVL tăng lên làm tăng giá. Việc tăng giá cả nguyên vật liệu làm tăng giá theo phản ứng dây chuyền ở nhiều mặt hàng khác nhau đặc biệt là hàng hoá sử dụng nguyên liệu nhập khẩu Tác động của lạm phát + lạm phát và lãi suất: khi tỉ lệ lạm phát tăng cao nếu muốn có lãi suất thực ổn định thì lãi suất danh nghĩa phải tăng lên dẫn đến hậu quả nền kinh tế phải gánh chịu suy thoái kinh tế và thất nghiệp tăng. + Lạm phát và thu nhập thực tế: thu nhập danh nghĩa không đổi lạm phát xảy ra sẽ làm giảm thu nhập thực tế của người lao động. Không những thế mà còn làm hao mòn giá trị những tài sản có lãi , các khoản lợi tức => thu nhập dòng giảm đi, đời sống người lao động khó khăn, làm giảm lòng tin của dân chúng đối với chính phủ => hậu quả về chính trị. + Lạm phát và phân phối thu nhập bất bình đẳng: Khi lạm phát tăng cao người cho vay sẽ là người chịu thiệt, người đi vay sẽ là người được lợi => sự phân phối thu nhập không bình đẳng giữa người đi vay và người cho vay. Lạm phát tăng cao khiến người giàu có đầu cơ hàng hoá làm mất cân đối nghiêm trọng về cung- cầu tạo nên cơn sốt giá => đời sống người nghèo càng khó khăn hơn. + Lạm phát và nợ quốc gia: lạm phát làm tỉ giá tăng cao và đòng tiền trong nước trở nên mất giá nhanh hơn so với đồng tiền nước ngoài tính trên các khoản nợ. 2/ ĐẦU TƯ -Khái niệm: Đầu tư là việc sử dụng phối hợp các nguồn lực vào một hoạt động nào đó nhằm thu về lợi ích cho chủ đầu tư trong tương lai. - Nguồn lực đầu tư: vốn,lao động,đất đai,tài sản vô hình..v.. +phân biệt tiền và vốn: Vốn có khả năng sinh lời còn tiền thì không Tiền là phương tiện để mua bán hàng hoá dịch vụ,hệ thống ngân hàng tạo ra tiền. Vốn về hình thái bên ngoài cũng là tiền nhưng không phải do hệ thống ngân hàng tạo ra mà là tiền được tạo ra,tích luỹ dài trong quá trình sản xuất của DN Điều quan trọng nhất là phải biết kết hợp các yếu tố này với tỉ lệ hợp lý. -Hoạt động đầu tư: + ĐT tài sản vật chất- ĐT tài sản vô hình ĐT tài sản vật chất: ĐT tài sản cố định( ĐT XDCB), và đầu tư vào hàng tồn trữ. ĐT pt tài sản vô hình: ĐT nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,nghiên cứu KHKT,quảng cáo....... +ĐT SXKD và ĐT không SXKD +ĐTPT và ĐTTC: Sự khác nhau giữa 2 loại ĐT: ĐTTC chỉ gồm quan hệ tay đôi không có ảnh hưởng tác động đến người thứ 3 còn ĐTPT có tác động đến bên thứ 3 (như nền kinh tế được hưởng lợi từ việc sản xuất : như gia tăng việc làm, nâng cao chất lượng tiêu dùng, thu thuế cho NSNN) =>Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là hoạt động sử dụng vốn trong hiện tại nhằm tạo ra các năng lực sản xuất mới, tiềm lực mới cho nền kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm và vì mục tiêu phát triển. - Mục tiêu đầu tư: + Lợi ích tài chính- lợi ích xã hội + Lợi ích cá nhân, doanh nghiệp- lợi ích ngành, nền kinh tế + Mục tiêu kinh tế và mục tiêu phi kinh tế -Tác động của đầu tư đến nền kinh tế: + Đầu tư tác động đến tổng cầu của nền kinh tế: Đầu tư là một biến trong tổng cầu nền kinh tế AD= C+I+G+X-M ĐT là một yếu tố chiếm tỉ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế. Theo số liệu của WB thì đầu tư thường chiếm từ 24-28% trong cơ cấu tổng cầu của tất cả các nước trên thế giới. Trong ngắn hạn,khi tổng cung chưa kịp thay đổi,gia tăng I làm cho AD tăng (các yếu tố khác không đổi) + Đầu tư tác động đến tổng cung: Tổng cung nền kinh tế gồm 2 nguồn chính là cung trong nước và cung nước ngoài. Bộ phận chủ yếu của cung trong nước là một hàm của các yếu tố sx: Vốn,lao động,tài nguyên,công nghệ... Q=F(K,L,T,R....) Như vậy tăng qui mô vốn đầu tư là nguyên nhân trực tiếp tăng tổng cung của nền kinh tế. Mặt khác,vốn đầu tư còn thực hiện thông qua hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,đổi mới công nghệ.... Như vậy đầu tư cũng gián tiếp làm tăng tổng cung nền kinh tế. +Tác động của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế: ĐT vừa tác động đến tốc độ tăng trưởng vừa tác động đến chất lượng tăng trưởng. Biểu hiện tập trung ở mối quan hệ giữa ĐT và tăng trưởng kinh tế thể hiện ở hệ số ICOR ICOR= Vốn ĐT tăng thêm /GDP tăng thêm=tỉ lệ vốn ĐT so với GDP / tốc độ tăng trưởng. Nếu ICOR không đổi,mức tăng trưởng hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu tư ICOR của nền kinh tế cao hay thấp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố ( cơ cấu đầu tư ngành kinh tế,sự phát triển của KHCN,cơ chế chính sách và phương pháp tổ chức quản lý. Đầu tư và lạm phát luôn có những tác động tích cực và tiêu cực tới nền kinh tế và thông qua đó tác động qua lại lẫn nhau một cách trực tiếp hay gián tiếp,chúng ta cùng nghiên cứu mối quan hệ và tác động lẫn nhau của Đầu tư và Lạm phát 3.MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ VÀ LẠM PHÁT 3.1:Tác động của lạm phát tới đầu tư a.Lạm phát ảnh hưởng tới lãi suất và tác động đến đầu tư +Từ thực tế diễn biến lạm phát của các nước trên thế giới , các nhà kinh tế cho rằng : lạm phát cao và triền mien có ảnh hưởng xấu đến mọi mặt của đời sống kinh tế chính trị và xã hội của một quốc gia , tác động phải kể tới đầu tiên của lạm phát đó là tác động lên lãi suất .Trên thực tế để duy trì và ổn định sự hoạt động của mình hệ thống ngân hàng luôn luôn phải giữ cho lãi xuất thực ổn định . Bởi vậy lãi suất danh nghĩa thay đổi theo tỷ lệ lạm phát . Khi lạm phát thay đổi lãi suất danh nghĩa cũng sẽ thay đổi theo nhằm giữ lãi suất thực tế ở mức ổn định . Lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa - tỷ lệ lạm phát Khi lãi suất tăng một mặt làm giảm sức hấp dẫn trong việc chi tiêu ở hiện tại , giảm quy mô của hang sản xuất dẫn đến giảm doanh thu của hang sản xuất ở hiện tại . Ở khế cạnh khác lạm phát tăng làm chi phí vốn vay của doanh nghiệp và người kinh doanh tăng theo làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp và người kinh doanh đòi hỏi dự án đầu tư sử dụng vốn vay ngân hàng phải có tỷ suất lợi nhuận lớn hơn , qua đó một số dự án sau khi sàng lọc sẽ bị loại bỏ , Vì vậy quy mô đầu tư sẽ giảm , quy mô sản xuất giảm . Lãi suất cao cũng dẫn tới việc tăng chi phí lưu giữ các tài sản vốn lưu động như hang tồn kho tạo sức ép làm giảm đầu tư vốn lưu động +Lạm phát tác động tới lãi suất và làm thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả của dự án đầu tư (NPV,IRR) bởi vậy để đánh giá chính xác hiệu quả của dự án đầu tư ,chủ đầu tư nhất định phai tính tới yếu tố lạm phát Lạm phát tăng tác động dẫn tới chi phí cho nguyên vật liệu tăng , làm tổng mức đầu tư phải tăng lên so với dự kiến để đảm bảo hoạt đông sản xuất diễn ra lien tục , làm giảm hiệu quả của dự án . NPV là thu nhập thuần của dự án tính cho cả đời của dự án , là mức chênh lệnh giữa tổng các khoản thu và tổng các khoản chi của cả đời dự án sau khi đưa về cùng một thời điểm Bi Dòng thu của năm i Ci Dòng chi của năm i r Tỷ lệ chiết khấu n Thời gian hoạt động Từ biểu thức trên cho ta thấy một điều khi lam phát xảy ra , lãi suất tăng cao dẫn đến NPV giảm , NPV xác đinh dự án có lãi hay không và có nên thực hiện hay không +Thời gian thu hồi vốn đầu tư (T) là thời gian cần thiết mà dự án phải hoạt dộng để thu hồi dủ số vốn đầu tư ban đầu , lạm phát của nền kinh tế càng cao thì thời gian thu hồi vốn càng dài dẫn đến quay vòng vốn chậm làm giảm hiệu quả của các dự án đầu tư không đem lại lợi nhuận như mong muốn cho chủ đầu tư IRR tỷ suất hoàn vốn nội bộ là mức lãi suất nếu dùng nó làm tỷ suất chiết khấu để tính chuyển các khoản thu , chi của dự án đến cùng một thời điểm hiện tại thì tổng thu = tổng chi tức là hoà vốn IRR Chọn r1 và r2 sao cho NPV1>0 và gần bằng 0 NPV2<0 và gần bằng 0 IRR phản ánh mức độ hấp dẫn của dự án đầu tư và trong trường hợp dự án vay vốn thì IRR sẽ cho biết mức lãi suất cao nhất mà dự án chấp nhận được , Lạm phát kéo theo lãi suất tăng cao làm IRR giảm và khoảng chênh lệnh với lãi suất vốn vay của dự án càng thấp dẫn đến hiệu quả của dự án giảm b. Lạm phát tác động tới tiến độ thực hiện dự án Lạm phát tăng dẫn tới lãi suất tăng , ngân hàng sẽ khắt khe hơn trong việc cho vay , việc vay vốn gặp nhiều khó khăn . Măt khác giá cả nguyên vật liệu các yếu tố đầu vào tăng . Qua đó làm chậm tiến độ thực hiện dự án mặt khác cũng làm ảnh hưởng tới tiến độ giải ngân của cá dự án FDI c. Lạm phát làm thay đổi tỷ giá hối đoái làm ảnh hưởng tới đầu tư +Lạm phát tăng , đồng Việt Nam trở nên yếu tương đối , giá nguyên vật liệu nhập khẩu như xăng dầu công nghệ tăng chi phí sản xuất tăng ảnh hưởng tới hoạt động và nhu cầu mở rông kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp . +Lạm phát tăng , đông nội tệ mất giá kích thích xuất khẩu từ đó gây tác động thúc đẩy s ản xuất trong nước phát triển , tuy nhiên giá cả hàng hoá tư liệu sản xuất tăng cao từ đó giá thành sản phẩm trong nước cũng tăng theo èMặt bằng giá cả trong nước tăng cao và sức ép lạm phát trong nước càng trở lên mạnh mẽ hơn d. Lạm phát ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư Tâm lý của nhà đầu tư là yếu tố tác đông mạnh mẽ nhất đến quyết định đầu tư và cũng là yếu tố khó đo lường và dự báo nhất . Nếu các nhà đầu tư cho rằng tình hình trong tương lai ngày càng xấu đi ho sẽ ngần ngai trong việc mở rộng đầu tư bởi vậy các quyết định đầu tư phụ thuộc nhiều vào các dự đoán và kỳ vọng trong tương lai . Khi tỉ lệ lãi suất danh nghĩa thấp hơn tỷ lệ lạm phát tức lãi suất thực âm , tiền của họ gởi trong ngân hàng bị hao mòn một cách vô nghĩa họ sẽ có xu hướng rút tiền ra và mua ngoại tệ ,vàng để tránh sự mất giá dẫn đến lượng tiền gởi tiếp kiệm giảm . Đồng thời các doanh nghiệp tăng cường vay vốn vì họ cảm thấy lời hơn . Điều này dẫn tới ngân hàng thiếu vốn chầm trọng khiến họ phải tăng lãi suất huy đông và lãi suất cho vay . Ảnh hưởng tới hoạt động huy đông vốn của nhà đầu tư Lạm phát cao lãi suất cao dẫn tới dòng vốn chảy chậm chạp từ ngân hàng tới nhà đầu tư nền kinh tế khó hấp thụ hơn người đầu tư cũng sẽ đầu tư một cách dè dặt hơn . kinh tế ổn định , lạm phát được kiểm soát tâm lý nhà đâù tư sẽ ổn định hơn . 3.2: Tác động của đầu tư tới lạm phát tăng quy mô vốn đầu tư là nhân tố trực tiếp tác động đến lạm phát Công thức : AD=C+I+G+NX Khi tổng đầu tư (I) tăng làm tổng cầu AD của nền kinh tế tăng , trong ngắn han đường cầu sẽ dịch phải kéo sản lượng của nền kinh tế tăng và đảy giá lên cao Mặt khác khi tăng tổng vốn đầu tư đồng nghĩa với việc bơm thêm một lương tiền vào lưu thông , làm tăng cung tiền kích thích tăng trưởng tạo áp lực lạm phát hiệu quả dự án đầu tư ảnh hưởng tới lạm phát Hiệu quả đầu tư được biểu hiện chủ yếu là một đồng vốn đầu tư tao ra bao nhiêu đồng GDP , một khi hiệu quả của các dự án đầu tư thấp thì tổng cung mang lại cho nền kinh tế giảm , tổng cung của nền kinh tế dịch chuyển sang trái , lạm phát kèm suy thoái . Ngoài ra lượng vốn chảy ra ngoài nhiều nhưng không bù đắp lại bằng tài sản đươc thì cang tạo lên áp lực lạm phát ( Lượng tiền mặt ngoài thị trường quá nhiều nhưng không có sự cân đối lại của hang hoá làm lượng tiền dư thừa tạo áp lực tăng giá) dòng đầu tư nước ngoài ảnh hưởng tới lạm phát Khi nguồn vốn đổ vào trong nước nhiều một mặt làm tăng tổng mức đầu tư , kích thích tăng trưởng đẩy mức gia chung lên cao gây lạm phát Mặt khác đầu tư nước ngoài tăng đột biến nhưng khả năng hấp thụ vốn chưa cao mà chủ yếu là do yếu kém về thể chế , kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp điều đó cung tạo áp lực lạm phát cho nền kinh tế II/ THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ VÀ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM THỜI GIAN VỪA QUA. 1.Tình hình lạm phát tại VN thời gian gần đây. Sau 12 năm kiểm soát được lạm phát 1995-2007,từ tháng 12 năm 2007 lạm phát đã quay trở lại. Theo tổng cục thống kê,năm 2008,tỉ lệ lạm phat của Việt Nam ở mức 19,89%,năm 2009 là 6,88%, năm 2010 là 11,75% và mới đây nhất là năm 2011 ở mức rất cao 18,58%. Tình hình lạm phát tại Việt Nam những năm trở lại đây luôn biến động rất nóng và là mối quan tâm hàng đầu của chính phủ trong việc ổn định kinh tế vĩ mô cũng như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nguyên nhân để lạm phát luôn tăng trưởng nóng trong thời gian gần đây đã được mổ xẻ rất nhiều,lạm phát kèm theo đó là những tác động tiêu cực tới nền kinh tế,ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người lao động,tác động rất lớn tới tình hình kinh tế,chính trị cả một quốc gia. 2.Tỉ trọng Đầu tư toàn xã hội ở mức cao nhưng hiệu quả đầu tư vẫn rất thấp. Trong giai đoạn 1991-1995,tổng số vốn huy động cho đầu tư phát triển là 202729 tỉ đồng,tương đương 22,8% GDP. Trong giai đoạn 1996-2000 tổng vốn đầu tư lên đên 497.6 tỉ đồng gấp 2.5 lần giai đoạn 1991-1995. Năm 2001 tỉ lệ vốn đầu tư phát triển so với GDP đã đạt 35.4%. Từ năm 2004 tỉ lệ này luôn vượt mức 40% GDP. Năm 2007 tỉ lệ vốn đầu tư phát triển so với GDP cao nhất thế giới 45.6%. Vào năm 2008, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng tỉ lệ vốn đầu tư phát triển so với GDP của Việt Nam vẫn đạt 43.1% . Tuy tỉ trọng đầu tư toàn xã hội luôn ở mức cao nhưng hiệu quả đầu tư vẫn còn rất thấp. Theo tính toán, tỷ trọng đầu tư toàn xã hội đã tăng liên tục trong vòng hơn một thập kỷ qua từ mức 28,4% của GDP năm 1996 đến mức cao kỷ lục là 43,1% năm 2007 và 42,2% năm 2008. Nếu năm 1997, chỉ với mức đầu tư chiếm 28,7% GDP Việt Nam đạt được mức tăng trưởng 8,2% thì năm 2008 chúng ta đạt tốc độ tăng trưởng tương tự 8,5% nhưng với lượng vốn đầu tư tới 43,1% GDP. Năng lực sản xuất của vốn đầu tư đang giảm thấp ở mức báo động với chỉ số Icor tăng mạnh trong giai đoạn 1991-2008 và thể hiện tính chu kỳ rõ rệt cùng với tăng trưởng GDP. Nếu như năm 1991 hệ số Icor là 2.9 thì năm 2008 hệ số này là 6.66. Đây là tín hiệu cảnh báo cho hiệu quả đầu tư đang sụt giảm nghiêm trọng. Trong vòng 17 năm 1991-2008, hệ số Icor tăng 2.3 lần. Ngay cả mức phổ biến từ 4-5.3 trong giai đoạn 2000-2007 cũng cao hơn nhiều so với khuyến cáo của WB đó là mức 3 đối với các nước kinh tế phát triển theo hướng bền vững. So với các nước trong khu vực Icor của Việt Nam gần gấp đôi, có nghĩa là hiệu suất của nước ta chỉ bằng một nửa. NHẬN XÉT: Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của Việt Nam còn rất thấp trong khi tỉ trọng đầu tư toàn xã hội ở mức rất cao là nguyên nhân không nhỏ và chủ yếu tạo áp lực làm lạm phát tăng cao trong thời gian vừa qua. Nguồn cung tiền được tung ra rất nhiều trong khi đó hiệu quả đầu tư thấp làm mất cân đối giữa lượng tiền trên thị trường và lượng hàng hoá ( tiền thì quá nhiều trong khi hàng hoá đáp ứng lại ít) tạo áp lực tăng giá đẩy lạm phát lên cao. Do tác động 2 chiều, lạm phát sẽ lại gây tác động xấu đến đầu tư làm đầu tư kém hiệu quả, nếu tình trạng này kéo dài nền kinh tế sẽ rơi vào tình trạng lạm phát cao kèm theo suy thoái. Như vậy, cần đề ra giải pháp ổn định lạm phát và nâng cao hiệu quả đầu tư để thúc đẩy kinh tế một cách bền vững. III/ GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ. Khắc phục lạm phát để ổn định kinh tế vĩ mô góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư. Những biện pháp tình thế Nhưng biện pháp này được áp dụng nhằm giảm tức thời “ cơn sốt lạm phát “ trên cơ sở đó sẽ áp dụng các biện pháp ổn định tiền tệ lâu dài . Các biện pháp này thường được áp dụng khi nền kinh tế lâm vào tình trạng siêu lạm phát Giảm lượng tiền giấy trong nền kinh tế như ngừng phát hành tiền vào lưu thông . Biện pháp này còn được gọi là chính sách đóng băng tiền tệ . Tỷ lệ lạm phát cao đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp làm giảm lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế như :Ngân hàng trung ương bán ra các chứng khoán ngắn hạn trên thị trường tiền tệ , bán ngoại tệ và vay , phát hành các công cụ của chính phủ để vay tiền trong nền kinh tế bù đắp cho bội chi ngân sách nhà nước , tăng lãi suất tiền gửi đặc biệt là lãi suất tiền gởi của tiết kiệm của dân cư Thi hành “ chính sách tiền tệ thắt chặt “ như tạm hoãn những khoản chi chưa cần thiết trong nền kinh tế , cân đối lại ngân sách và cắt giảm chi tiêu tới mức có thể được Tăng quỹ hàng hoá tiêu dùng để cân đối với số lượng tiền trong lưu thông băng cách khuyến khích tự do mậu dịch , giảm nhẹ thuế quan và các biện pháp cần thiết khác để thu hút hang hoá từ ngoài vào Đi vay và xin viện trợ từ nước ngoài cải cách tiền tệ . Đây là biện pháp cuối cùng phải sử lý khi tỉ lệ lạm phát lên quá cao mà các biện pháp trên chưa đạt hiệu quả như mong muốn Những biện pháp chiến lược Đây là những biện pháp có tác động lâu dài đối với nền kinh tế quốc dân . Tổng hợp cá biện pháp này sẽ tạo ra sức mạnh kinh tế lâu dài của đất nước , làm cơ sở cho sự ổn định tiền tệ một cách bền vững . Các biện pháp biện pháp chiến lược thường được áp dụng là Thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá và mở rộng lưu thông hàng hoá Kiện toàn bộ máy hành chính , cắt giảm biên chế quản lý hành chính . Thực hiện tốt biện pháp này sẽ góp phần to lớn làm giảm chi tiêu thường xuyên của ngân sách nhà nước , trên cơ sở đó giam bội chi ngân sách nhà nước Tăng cường công tác quản lý điều hành ngân sách nhà nước trên cơ sở tăng các khoản thu của ngan sách nhà nước một cahs hợp lý , chông thất thu về thuế , nâng cao hiệu quả các khoan r chi ngân sách nhà nước Tăng hiệu quả đầu tư từ đó nhằm khác phục lạm phát a. Lựa chọn và áp dụng hợp lý các nguồn vốn Để đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp có thể huy động vốn từ rất nhiều nguồn vốn khác nhau, đối với doanh nghiệp nhà nước bên cạnh số vốn thuộc ngân sách nhà nước cấp các nguồn huy động vốn bổ xung, vay tín dụng, liên doanh liên kết... Việc lựa chọn nguồn vốn là rất quan trọng và phải dựa trên nguyên tắc hiệu quả. Tuỳ thuộc vào mục đích của việc huy động mà lựa chọn các nguồn huy động hợp lý, có hiệu quả, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về vốn, tránh tình trạng thừa thiếu vốn. b.Lựa chọn phương án kinh doanh, phương án sản phẩm Hiệu quả sử dụng vốn trước hết quy định bởi doanh nghiệp tạo ra được sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm tức là khẳng định được khả năng sản xuất của mình. Do vậy các doanh nghiệp phải luôn chú trọng của mục tiêu sản xuất cụ thể là sản xuất cái gì? số lượng bao nhiêu? giá cả như thế nào? để nhằm huy động được các nguồn lực vào hoạt động nào có được nhiều thu nhập và lợi nhuận. Trong nền kinh tế thị trường, quy mô và tính chất kinh doanh không phải là do chủ quản doanh nghiệp quyết định mà một phần là do thị trường quyết định. Vì vậy, vấn đề đặt ra có ý nghĩa quyết định hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn là phải lựa chọn đúng phương án kinh doanh, phương án sản xuất, các phương án này phải dựa trên cơ sở tiếp cận thị trường, xuất phát từ nhu cầu thị trường. Có như vậy sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra mới tiêu thụ được, doanh nghiệp mới có điều kiện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. c. Tổ chức tốt quá trình sản xuất kinh doanh Tổ chức tốt quá trình sản xuất kinh doanh là vấn đề quan trọng nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. Tổ chức tốt quá trình sản xuất kinh doanh tức là bảo đảm cho hoạt động thông suốt, đều đặn nhịp nhàng giữa các khâu dự trữ, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và đảm bảo sự ăn khớp giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra những sản phẩm và dịch vụ tốt. Các doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cần phải: Xử lý nhanh những tài sản cố định không sử dụng, hư hỏng nhằm thu hồi vốn nhanh, bổ xung thêm vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Bố trí dây chuyền sản xuất hợp lý, khai thác tối đa và nâng cao công suất làm việc của máy móc, thiết bị, sử dụng triệt để diện tích sản xuất và giảm chi phí khấu hao trong giá thành sản phẩm. Phân cấp quản lý tài sản cố định cho các bộ phận sản xuất nhằm nâng cao trách nhiệm vật chất trong sử dụng tài sản cố định. Đối với tài sản lưu động, vốn lưu động biện pháp chủ yếu mà mọi doanh nghiệp áp dụng là: Xác định nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho từng thời kỳ sản xuất kinh doanh nhằm huy động hợp lý các nguồn vốn bổ xung. Quản lý chặt chẽ việc tiêu dùng vật tư theo định mức nhằm giảm chi phí nguyên vật liệu trong giá thành. Tổ chức tốt quá trình lao động, tăng cường biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, áp dụng các hình thức khen thưởng vật chất và tinh thần xứng đáng với người lao động. Tổ chức tốt công tác tiêu thụ sản phẩm nhằm thu hồi vốn nhanh để tái sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Xây dựng tốt mối quan hệ với khách hàng nhằm củng cố uy tín trên thị trường. Trong quan hệ thanh toán cần hạn chế các khoản nợ đến hạn hoặc quá hạn chưa đòi được, hạn chế tình trạng công nợ dây dưa, không có khả năng thanh toán. d. Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh Trong sự cạnh tranh khốc liệt sống còn của nền kinh tế thị trường thì sự đổi mới máy móc thiết bị, ứng dụng của khoa học kỹ thuật vào sản xuất là rất quan trọng. Việc áp dụng công nghệ kỹ thuật mới vào cho phép tạo ra những sản phẩm chất lượng tốt giá thành hạ. Khi áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới doanh nghiệp rút ngắn được chu kỳ sản xuất, giảm tiêu hao nguyên vật liệu hoặc vật liệu thay thế nhằm tăng tốc độ luân chuyển vốn, tiết kiệm được chi phí vật tư, hạ giá thành sản phẩm. e.Tổ chức tốt công tác kế toán và phân tích hoạt động kinh tế Qua số liệu kế toán đặc biệt là các báo cáo tài chính kế toán như bảng tổng kết tài sản và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp thường xuyên nắm được số liệu vốn hiện có cả về mặt giá trị và hiện vật ,nguồn hình thành và các biến động tăng giảm vốn trong kỳ, tình hình và khả năng thanh toán...Nhờ dó doanh nghiệp đề ra các giải pháp đúng đắn để kịp thời xử lý các vấn đề tài chính nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra đều đặn nhịp nhàng. i) cần nâng cao năng suất lao động là chủ yếu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,nâng cao chất lượng quản lý ứng dụng tiến bộ KHKT,tập trung phát triển theo chiều sâu. f) Các nhà quản lí kinh tế phải coi trọng tư duy đổi mới kinh tế,phải đặt mục tiêu phát triển kinh tế trong môi trường canh tranh thật bình đẳng,cái gì làm được phải để các thành phần kinh tế ngoài nhà nước tham gia làm,hạn chế sự ôm đồm,nhát là hạn chế kiểu tư duy cái gì nhà nước không làm được,không quản được thì cấm. g) Kiện toàn bộ máy hành chính,quản lý,nâng cao chất lượng giám sát,chống tham ô tham nhũng,xây dựng đội ngũ cán bộ,công nhân trong sạch và có chuyên môn tốt.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxMối quan hệ đầu tư và lạm phát.docx