Tài liệu Mối liên quan giữa tăng lipoprotein tồn dư và biến cố tim mạch ở bệnh nhân có đái tháo đường type 2 và bệnh thận mạn: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 143
MỐI LIÊN QUAN GIỮA TĂNG LIPOPROTEIN TỒN DƯ VÀ BIẾN CỐ
TIM MẠCH Ở BỆNH NHÂN CÓ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2
VÀ BỆNH THẬN MẠN
Nguyễn Văn Sĩ*, Kugiyama Kiyotaka**
TÓM TẮT
Mở đầu: Bệnh nhân đái tháo đường type 2 (ĐTĐ2) và bệnh thận mạn (BTM) có nguy cơ tim
mạch cao. lipoprotein tồn dư gia tăng ở bệnh nhân ĐTĐ2 và BTM.
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu này khảo sát giá trị tiên đoán của lipoprotein tồn dư đối với
các biến cố tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ2 và BTM.
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu bao gồm 365 bệnh nhân có đồng thời ĐTĐ2
và BTM. Nồng độ độ huyết thanh của các lipoprotein tồn dư được đo bằng phương pháp phân tách
miễn dịch (RLP-C). Tất cả các bệnh nhân được theo dõi trong thời gian 45 ± 23 tháng hoặc cho đến khi
xảy ra một trong các biến cố: tử vong do nguyên nhân tim mạch, nhồi máu cơ tim không tử vong, đau
thắt ngực không ổn định cần tái tưới máu mạch vành ...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 213 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối liên quan giữa tăng lipoprotein tồn dư và biến cố tim mạch ở bệnh nhân có đái tháo đường type 2 và bệnh thận mạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 143
MỐI LIÊN QUAN GIỮA TĂNG LIPOPROTEIN TỒN DƯ VÀ BIẾN CỐ
TIM MẠCH Ở BỆNH NHÂN CÓ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2
VÀ BỆNH THẬN MẠN
Nguyễn Văn Sĩ*, Kugiyama Kiyotaka**
TÓM TẮT
Mở đầu: Bệnh nhân đái tháo đường type 2 (ĐTĐ2) và bệnh thận mạn (BTM) có nguy cơ tim
mạch cao. lipoprotein tồn dư gia tăng ở bệnh nhân ĐTĐ2 và BTM.
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu này khảo sát giá trị tiên đoán của lipoprotein tồn dư đối với
các biến cố tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ2 và BTM.
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu bao gồm 365 bệnh nhân có đồng thời ĐTĐ2
và BTM. Nồng độ độ huyết thanh của các lipoprotein tồn dư được đo bằng phương pháp phân tách
miễn dịch (RLP-C). Tất cả các bệnh nhân được theo dõi trong thời gian 45 ± 23 tháng hoặc cho đến khi
xảy ra một trong các biến cố: tử vong do nguyên nhân tim mạch, nhồi máu cơ tim không tử vong, đau
thắt ngực không ổn định cần tái tưới máu mạch vành cấp cứu hoặc đột quỵ thiếu máu cục bộ.
Kết quả: Trong thời gian theo dõi, 59 bệnh nhân có các biến cố tim mạch. Phân tích đa biến Cox cho
thấy RLP-C cao (≥ 4,3 mg / dL, giá trị trung vị) là một yếu tố nguy cơ của các biến cố tim mạch,
không phụ thuộc vào các yếu tố nguy cơ kinh điển (HR: 1,30; 95% CI: 1,04-1,63, p = 0,02).
Kết luận: RLP-C có giá trị trong đánh giá nguy cơ xuất hiện các biến cố tim mạch ở bệnh nhân có
ĐTĐ2 và BTM.
Từkhóa: tăng lipoprotein tồn dư, đái tháo đường type 2, bệnh thận mạn, biến cố tim mạch.
ABSTRACT
THE RELATIONSHIP BETWEEN REMNANT LIPOPROTEINEMIA AND CARDIOVASCULAR
EVENTS IN PATIENTS HAVING TYPE 2 DIABETES AND CHRONIC KIDNEY DISEASE
Nguyen Van Si, Kugiyama Kiyotaka
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 143 - 148
Background: Patients having type 2 diabetes mellitus (DM) and chronic kidney disease (CKD)
are at high risk of cardiovascular events. Triglyceride-rich lipoproteins levels are synergistically
increased in patients with DM and CKD.
Objective: This study examined the predictive value of remnant lipoprotein levels for
cardiovascular events in patients with DM and CKD.
Methods: Three hundred and sixty five patients with type 2 DM and CKD were enrolled. Serum
levels of remnant lipoproteins (remnant-like lipoprotein particles cholesterol; RLP-C) were measured
by an immunoseparation method. All patients were followed prospectively for a period of 45 ± 23
months or until occurrence of one of the following events: cardiac death, non-fatal myocardial
infarction, unstable angina requiring unplanned coronary revascularization or ischemic stroke.
Results: During follow-up period, fifty-nine patients had cardiovascular events. Multivariate Cox
*Bộ môn Nội tổng quát, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
**Khoa tim mạch – hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Yamanashi
Tác giả liên lạc: TS.BS. Nguyễn Văn Sĩ ĐT: 0985846984 Email: dr.si.nguyen@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 144
analysis revealed that high levels of RLP-C (≥ 4.3 mg/dL; median value) were a significant risk factor
for cardiovascular events, independent of traditional risk factors (HR: 1.30; 95% CI: 1.04-1.63;
p = 0.02).
Conclusion: RLP-C has significant predictive value of cardiovascular events in patients having
DM and CKD.
Keywords: remnant lipoproteinemia, type 2 diabetes mellitus, chronic kidney disease,
cardiovascular events.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh đái tháo đường type 2 (ĐTĐ2) là
một yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh tim
mạch cũng như bệnh thận mạn tính (BTM).
Nguy cơ tim mạch tăng lên đồng thời khi
BTMđi cùng với ĐTĐ2(4). Độ lọc cầu thận
ước tính (eGFR) giảm là một yếu tố tiên
đoán biến cố tim mạch ở bệnh nhân đái tháo
đường(14). Ngoài ra, BTMdo ĐTĐ2có nguy cơ
tử vong cao khi so sánh với các nguyên
nhân khác(5) trước khi diễn tiến đến bệnh
thân giai đoạn cuối. Do đó, việc xử
tríĐTĐ2và BTMđòi hỏi cách tiếp cận toàn
diện bao gồm có kiểm soát lipid máu.Trước
đây, chúng tôi đã chỉ ra rằng tăng
lipoprotein tồn dư có giá trị dự báo cho các
biến cố tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ2(3).
Trong ĐTĐ2, các lipoprotein giàu
triglyceride (TG) được tăng tân tạo từ gan
gây ra bởi sự đề kháng insulin(8). Ngoài ra,
có sự giải phóng không thích hợp các
lipoprotein giàu TG do giảm hoạt
tínhlipoprotein lipase và lipase nguồn gốc
từ gan trong BTM(10). Ngoài ra, có bằng
chứng cho thấy sự hấp thu cholesterol gia
tăng ở ruột có thể là một cơ chế bổ sung cho
tăng lipoprotein tồn dư ở bệnh nhân có
ĐTĐ2 và BTM(16). Các lipoprotein tồn dư
cũng gia tăng ngay cả ở những bệnh nhân
bệnh thận giai đoạn cuốiđược điều trị lọc
máu(6). Do đó, lipoprotein tồn dư giàu TG có
thể gia tănghiệp đồng ở những bệnh nhân bị
ĐTĐ2 và BTM. Cho đến nay, có rất ít nghiên
cứu khảo sát liệu tăng lipoproteintồn dư ở
bệnh nhân có cả ĐTĐ2 và BTM. Nghiên cứu
này đã được tiến hành để tìm hiểu xem liệu
tăng lipoprotein tồn dư có thể có giá trị tiên
đoán cho các biến cố tim mạch ở bệnh nhân
ĐTĐ2 và BTM.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện theo thiết kế
đoàn hệ tiến cứu tại Bệnh viện Đại học
Yamanashi, Nhật Bản. Tiêu chuẩn chọn bệnh
bao gồm tất cả các bệnh nhân có đồng thời
ĐTĐ2 và BTM. ĐTĐ2 được chẩn đoán theo
tiêu chuẩn của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa
Kỳ (ADA): Nồng độ glucose huyết tương lúc
đói> 7,8 mmol/L (126 mg/dL) hoặc nồng độ
glucose trong huyết tương trong 2 giờ> 11,0
mmol/L (200 mg/dL) sau nghiệm pháp dung
nạp glucose uống 75 g hoặc bệnh nhân đang
điều trị bằng thuốc hạ đường huyết(1). Tiêu
chuẩn BTMlà eGFR dưới 60 mL/phút/1,73 m2
trong hơn 3 tháng(7). Việc phân giai đoạn của
BTMdựa trên eGFR với giai đoạn III: 30-60ml
phút/1,73m2, giai đoạn IV: 15-30ml/phút
/1,73m2 và giai đoạn V:<15ml/phút/1,73m2(13).
Nghiên cứu này loại trừ những bệnh
nhân hẹp động mạch thận phát hiện qua
siêu âm động mạch thận. Hẹp động mạch
thận được xác định bằng vận tốc tâm
thu>200 cm/s và / hoặc tỷ số vận tốc giữa
thận và động mạch chủ> 3,5. Các tiêu chí
loại trừ khác là: 1) Sử dụng thuốc cản quang
trong vòng 3 tháng trước; 2) bệnh thận đa
nang; 3) các bệnh viêm mãn tính; 4) chấn
thương hoặc phẫu thuật lớn 3 tháng trước;
và 5) các bệnh lý nghiêm trọng khác.
Cuối cùng, tổng cộng 383 bệnh nhân
tham gia nghiên cứu theo các tiêu
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 145
chuẩnchọn bệnh và loại trừ nói trên. Tất cả
các bệnh nhân đều có sự đồng ý bằng văn
bản trước khi tham gia nghiên cứu. Nghiên
cứu này đã được phê duyệt bởi hội đồng
đạo đức của Bệnh viện Đại học Yamanashi.
Quá trình theo dõi
Sau khi các dữ liệu ban đầu được thu thập,
tất cả các bệnh nhân đều được theo dõi tại
phòng khám ngoại trú với lịch trình và
chỉđịnh thuốc tùy thuộc vào bác sĩ khám bệnh.
Nồng độ độ huyết thanh của các lipoprotein
tồn dư được đo bằng phương pháp phân tách
miễn dịch (RLP-C). Dữ liệu được thu thập mỗi
3 tháng từ các bác sĩ chính của bệnh nhân. Quá
trình theo dõi được thực hiện trong thời gian
tối đa là 80 tháng hoặc cho đến khi xảy ra biến
cố tim mạch nghiêm trọng bao gồm tử vong
do tim mạch, nhồi máu cơ tim không tử vong,
đau thắt ngực không ổn định cần phải tái
thông mạch vành cấp cứu, đột quỵ thiếu máu
cục bộ.
Phân tích thống kê
Tất cả các dữ liệu mô tả được thể hiện
bằng giá trị trung bình ± SD hoặc trung vị
hoặc tần số (%). Các giá trị tiên đoán của
RLP-C được đánh giá bằng mô hình hồi quy
Cox đơn biến và đa biến. Tất cả các giá trị
xác suất đã được trình bày với phép kiểm 2
đuôi với ý nghĩa thống kê khi p <0,05.
KẾT QUẢ
Có 10 bệnh nhân mất liên lạc và 8 bệnh
nhân tử vong không do tim trong quá trình
theo dõi. Tổng cộng 365 bệnh nhân hoàn
thành nghiên cứu (theo dõi 2 đến 80 tháng,
trung bình = 45 ± 23 tháng). Trong giai đoạn
theo dõi, có 59 (16%) các biến cố tim mạch,
trong đó 41 bệnh nhân tử vong do tim, 10
người có nhồi máu cơ tim cấp, 3 người có
đau thắt ngực không ổn định đòi hỏi phải
tái thông mạch vành và 5 người có đột quỵ
thiếu máu cục bộ.
Đặc điểm dân số nghiên cứu
Như được trình bày trong Bảng 1, không
có sự khác biệt thống kê về tỷ lệ sử dụng
thuốc hạ lipid máu giữa các nhóm có biến cố
và không xảy ra biến cố. Statin được sử dụng
trong lần lượt 47% và 40% bệnh nhân có và
không có biến cố. So với bệnh nhân không có
biến cố tim mạch, những người có biến cố có
eGFR thấp hơn trong khi nồng độ BNP, LDL-
C, non HDL-C, apoB, apoB/apoAI và RLP-C
cao hơn. Nhồi máu cơ tim cũxảy ra nhiều hơn
ở những bệnh nhân có biến cố. Hầu hết bệnh
nhân có tỉ số albumin niệu/creatinine niệu
(UACR) > 30 μg/mg, và không có sự khác biệt
giữa UACR ở bệnh nhân có và không có biến
cố. Phần lớn bệnh nhân nghiên cứu (89% bệnh
nhân nghiên cứu) có mức TG thấp hơn 200
mg/dL. Tỷ lệ BTM giai đoạn IV cao hơn ở bệnh
nhân có biến cố tim mạch. Tất cả các bệnh
nhân ở giai đoạn V BTM đều được điều trị
bằng lọc máu.
Bảng 1. Đặc điểm dân số nghiên cứu
Tất cả
(n = 365)
Không biến cố
(n = 306)
Có biến cố
(n = 59)
p
Tuổi, năm 79 (72-84) 79 (72-84) 79 (69-83) 0,37
Nam giới, n (%) 235 (64) 191 (62) 44 (74) 0,07
BMI, kg/m
2
22,8 ± 3,1 22,8 ± 3,1 22,8 ± 3,3 0,77
Hút thuốc lá, n (%) 49 (13) 43 (14) 6 (10) 0,42
Tăng huyết áp, n (%) 277 (75) 231 (75) 46 (78) 0,68
Giai đoạn BTM,
n (%)
III 259 (71) 226 (73) 33 (55) < 0,01
IV 49 (13) 35 (11) 14 (23) 0,01
V 57 (15) 45 (14) 12 (20) 0,28
Bệnh mạch vành, n (%) 249 (68) 206 (67) 43 (72) 0,40
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 146
Tất cả
(n = 365)
Không biến cố
(n = 306)
Có biến cố
(n = 59)
p
Nhồi máu cơ tim cũ, n (%) 136 (37) 105 (34) 31 (53) < 0,01
HbA1c, % 6,5 (6,0-7,3) 6,5 (6,1-7,3) 6,6 (5,9-7,4) 0,98
eGFR, mL/min/1,73 m
2
40 (27-51) 42 (29-51) 35 (17-47) 0,03
UACR (μg/mg) 95 (54-204) 78 (30-166) 97 (56-220) 0,29
BNP, pg/mL 130 (46-385) 112 (43-311) 289 (128-657) < 0,01
TG, mg/dL 115 (85-151) 115 (85-149) 121 (89-163) 0,59
HDL-C, mg/dL 42 (35-51) 43 (36-52) 40 (35-50) 0,41
LDL-C, mg/dL 104 (84-130) 102 (83-127) 116 (93-137) 0,02
Non HDL-C, mg/dL 129 (107-159) 127 (106-155) 142 (112-171) 0,04
ApoAI, mg/dL 121 ± 26,1 122 ± 25,9 114 ± 26,4 0,06
ApoB, mg/dL 88 (72-108) 88 (71-106) 96 (78-117) 0,03
ApoB/apoAI 0,8 (0,6-0,9) 0,7 (0,6-0,9) 0,8 (0,7-1,0) < 0,01
RLP-C, mg/dL 4,3 (3,1-6,0) 4,2 (3,0-5,7) 5,5 (3,6-9,2) < 0,01
TG < 200 mg/dL 326 (89) 276 (90) 50 (84) 0,21
Thuốc sử dụng,
n (%)
Aspirin 279 (76) 231 (81) 48 (75) 0,33
ACEi/ARB 211 (57) 180 (58) 31 (52) 0,37
Beta blocker 90 (24) 72 (23) 18 (30) 0,26
CCB 193 (52) 167 (54) 26 (44) 0,14
Insulin 20 (5) 17 (5) 3 (5) 0,88
Sulfonylurea 77 (21) 67 (21) 10 (17) 0,39
Metformin 25 (6) 22 (7) 3 (5) 0,74
Fibrate 9 (2) 7 (2) 2 (3) 0,62
Ezetimibe 8 (2) 7 (2) 1 (1) 0,78
Statin 151 (41) 123 (40) 28 (47) 0,30
Giá trị tiên đoán của RLP-C.
Trong phân tích đơn biến Cox, nhồi máu
cơ tim cũ (HR: 2,03; 95% khoảng tin cậy (CI):
1,22-3,38), BTM giai đoạn III (HR: 0,49; 95%
CI: 0,30-0,83), BTM giai đoạn IV (HR: 2,05;
95% CI: 1,12-3,74), eGFR (HR: 0,76; 95% CI:
0,59-0,97), LDL-C (HR: 1,31; 95% CI: 1,03-
1,65), non HDL-C (HR: 1,28; 95% CI: 1,02-
1,62), apoB (HR: 1,26; 95% CI: 1,00-1,60), tỉ
số apoB/apoAI (HR: 3,40; 95% CI: 1,63-7,00)
và RLP-C (HR: 1,32; 95% CI: 1,14-1,54) là các
yếu tố dự đoán của biến cố tim mạch. Trong
phân tích đa biến, apoB (HR: 1,50; 95% CI:
1,02-2,25), tỉ số apoB/apoAI (HR: 1,58; 95%
CI: 1,31-2,11) và RLP-C (HR: 1,30; 95% CI:
1,04-1,63) là các yếu tố dự đoán độc lập
(Bảng 2).
Bảng 2. Phân tích đơn biến và đa biến khảo sát yếu tố nguy cơ xuất hiện biến cố tim mạch
Đơn biến Đa biến
HR 95% CI p HR 95% CI p
Tuổi 0,82 0,64-1,04 0,10 Không chọn
Nam giới 1,77 0,98-3,18 0,06 2,06 1,07-3,97 0,03
Hút thuốc lá 0,75 0,32-1,75 0,51 Không chọn
Tăng huyết áp 1,01 0,55-1,88 0,97 Không chọn
BMI 0,96 0,75-1,24 0,76 Không chọn
UACR 0,97 0,74-1,27 0,83 Không chọn
Nhồi máu cơ tim cũ 2,03 1,22-3,38 <0,01 2,28 1,32-3,94 < 0,01
BTM giai đoạn III 0,49 0,30-0,83 < 0,01 Không chọn
BTM giai đoạn IV 2,05 1,12-3,74 0.02 Không chọn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 147
Đơn biến Đa biến
HR 95% CI p HR 95% CI p
eGFR 0,76 0,59-0,97 0,03 0,75 0,56-0,99 0,04
BNP 1,15 0,96-1,36 0,12 Không chọn
LDL-C 1,31 1,03-1,65 0,02 1,43 0,96-2,12 0,08
Non HDL-C 1,28 1,02-1,62 0,03 Không chọn
ApoB 1,26 1,00-1,60 0,04 1,50 1,02-2,25 0,04
ApoB/apoAI 3,40 1,63-7,00 < 0,01 1,58 1,31-2,11 0,01
RLP-C 1,32 1,14-1,54 < 0,01 1.30 1,04-1,63 0,02
Các biến số có p < 0,20 được chọn lựa trong phân tích đa biến stepwise.
BÀN LUẬN
Nghiên cứu này cho thấy tăng RLP-C là
một yếu tố tiên đoán độc lập của các biến cố
tim mạch ở bệnh nhân có ĐTĐ2 và BTM. Các
kết quả này được hỗ trợ bởi các dữ liệu đã
công bố trước đây của chúng tôi cho thấy
nồng độ RLP-C cao liên quan độc lập với các
biến cố tim mạch ở bệnh nhân có hội chứng
chuyển hóa hoặc ĐTĐ2(3,13). Chúng tôi đã
chứng minh RLP làm tăng tính nhạy cảm của
nội mạc mạch vành đối với stress oxy hoá, dẫn
đến ức chế giãn động mạch qua trung gian
NO(9). Chúng tôi cũng chỉ ra rằng RLP-C làm
tăng biểu hiện nội mô của phân tử gắn kết nội
bào-1 và phân tử kết dính tế bào mạch máu-1.
Những phân tử này liên quan đến việc huy
động monocyte vào thành mạch, yếu tố
môvàhình thành huyết khối(2).
RLP-C có chứa các lipoprotein tỉ trọng
thấp (VLDL) và chylomicron tàn dư. Các
nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng chylomicron
tàn dư và VLDL tàn dư có rất nhiều trong
mảng xơ vữa động mạch(15). Do đó, nồng độ
RLP-C có thể có khả năng liên quan đến các
biến cố tim mạch trong tương lai(11,12).
Nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu
đầu tiên cho thấy tăng lipoprotein tồn dư có
liên quan đến các biến cố tim mạch ở những
bệnh nhân ĐTĐ2 và BTM. Do đó, dựa trên
các kết quả thu được liên quan đến RLP-C
trong nghiên cứu, có thể thấy được tầm
quan trọng của điều trị tăng lipoprotein tồn
dư ở những bệnh nhân có nguy cơ cao này.
Có một số hạn chế trong nghiên cứu của
chúng tôi. Thứ nhất, việc phân loại thành
các nhóm chỉ dựa trên nồng độ RLP-C, giá
trị trung vị (4,3 mg / dL) bởi vì cho đến hiện
tại, chưa có mục tiêu rõ ràng cho RLP-C.
Tuy nhiên, giá trị cắt này là phù hợp với báo
cáo trước của chúng tôi(3). Thứ hai, không có
thông tin liên quan đến thời gian ĐTĐ2vốn
có thể góp phần vào sự xuất hiện của biến
cố. Thứ ba, số lượng bệnh nhân tham gia
tương đối ít có thể giới hạn sức mạnh thống
kê. Do đó, cần thực hiện các thử nghiệm
ngẫu nhiên lớn hơn, để xác nhận khả năng
tiên đoán của RLP-C và để xác định liệu
điều trị giảm RLP-C có thể làm giảm các
biến cố tim mạch trong tương lai.
KẾT LUẬN
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã chứng
minh rằng tăng RLP-C là một yếu tố tiên đoán
các biến cố tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ2 và
BTM, độc lập với các yếu tố nguy cơ truyền
thống. Do đó, việc khảo sát lipoprotein tồn dư
có thể hữu ích cho việc đánh giá nguy cơ xuất
hiện các biến cố tim mạch trong tương lai ở
bệnh nhân ĐTĐ2 và BTM.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. American Diabetes Association (2006),“Standards of
medical care in diabetes - 2006”, Diabetes Care, 2006;29
Suppl 1:S4-42.
2. Doi H, Kugiyama K, Oka H, Sugiyama S, Ogata N,
Koide SI, Nakamura SI, Yasue H (2000),“Remnant
lipoproteins induce proatherothrombogenic molecules
in endothelial cells through a redox-sensitive
mechanism”,Circulation;102:670-6.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 148
3. Fukushima H, Sugiyama S, Honda O, Koide S,
Nakamura S, Sakamoto T, Yoshimura M, Ogawa H,
Fujioka D, Kugiyama K (2004),“Prognostic value of
remnant-like lipoprotein particle levels in patients
with coronary artery disease and type II diabetes
mellitus”,J Am Coll Cardiol;43:2219-24.
4. Gajjala PR, Sanati M, Jankowski J (2015),“Cellular and
Molecular Mechanisms of Chronic Kidney Disease
with Diabetes Mellitus and Cardiovascular Diseases as
Its Comorbidities”,Front Immunol;6:340.
5. Haynes R, Staplin N, Emberson J, Herrington WG,
Tomson C, Agodoa L, Tesar V, Levin A, Lewis D,
Reith C, Baigent C, Landray MJ (2014),“Evaluating the
contribution of the cause of kidney disease to
prognosis in CKD: results from the Study of Heart and
Renal Protection (SHARP)”,Am J Kidney Dis;64:40-8.
6. Homma K, Homma Y, Yamaguchi S, Shiina Y, Wakino
S, Hayashi K, Hori S, Itoh H (2012),“Triglyceride-rich
lipoproteins in chronic kidney disease patients
undergoing maintenance haemodialysis treatment”,Int
J Clin Pract;66:394-8.
7. KDOQI.(2007) “KDOQI Clinical Practice Guidelines
and Clinical Practice Recommendations for Diabetes
and Chronic Kidney Disease”,Am J Kidney Dis;49:S12-
154.
8. Krauss RM (2004). “Lipids and lipoproteins in patients
with type 2 diabetes”,Diabetes Care;27:1496-504.
9. Kugiyama K, Doi H, Motoyama T, Soejima H, Misumi
K, Kawano H, Nakagawa O, Yoshimura M, Ogawa H,
Matsumura T, Sugiyama S, Nakano T, Nakajima K,
Yasue H (1998),“Association of remnant lipoprotein
levels with impairment of endothelium-dependent
vasomotor function in human coronary
arteries”,Circulation;97:2519-26.
10. Kwan BC, Kronenberg F, Beddhu S, Cheung AK
(2007). “Lipoprotein metabolism and lipid
management in chronic kidney disease”,J Am Soc
Nephrol;18:1246-61.
11. Nakamura K, Miyoshi T, Yunoki K, Ito H
(2016),“Postprandial hyperlipidemia as a potential
residual risk factor”,J Cardiol;67:335-9.
12. Nakamura A, Monma Y, Kajitani S, Kozu K, Ikeda S,
Noda K, Nakajima S, Endo H, Takahashi T, Nozaki E
(2015),“Different postprandial lipid metabolism and
insulin resistance between non-diabetic patients with
and without coronary artery disease”,J Cardiol;66:435-
44.
13. Nakamura T, Obata JE, Takano H, Kawabata K, Sano
K, Kobayashi T, Fujioka D, Saito Y, Yano T, Kugiyama
K (2009),“High serum levels of remnant lipoproteins
predict ischemic stroke in patients with metabolic
syndrome and mild carotid
atherosclerosis”,Atherosclerosis;202:234-40.
14. Ninomiya T, Perkovic V, de Galan BE, Zoungas S,
Pillai A, Jardine M, Patel A, Cass A, Neal B, Poulter N,
Mogensen CE, Cooper M, Marre M, Williams B, Hamet
P, et al (2009),“Albuminuria and kidney function
independently predict cardiovascular and renal
outcomes in diabetes”,J Am Soc Nephrol;20:1813-21.
15. Proctor SD, Mamo JC (2003),“Intimal retention of
cholesterol derived from apolipoprotein B100- and
apolipoprotein B48-containing lipoproteins in carotid
arteries of Watanabe heritable hyperlipidemic
rabbits”,Arterioscler Thromb Vasc Biol;23:1595-600.
16. Sonoda M, Shoji T, Kimoto E, Okute Y, Shima H,
Naganuma T, Motoyama K, Morioka T, Mori K,
Fukumoto S, Shioi A, Koyama H, Emoto M, Inaba M
(2014),“Kidney function, cholesterol absorption and
remnant lipoprotein accumulation in patients with
diabetes mellitus”,J Atheroscler Thromb;21:346-54.
Ngày nhận bài báo: 16/11/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 21/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- moi_lien_quan_giua_tang_lipoprotein_ton_du_va_bien_co_tim_ma.pdf