Mối liên quan giữa nồng độ đường huyết đói trong nghiệm pháp 75 gram glucose và nhu cầu điều trị insulin ở thai phụ đái tháo đường thai kỳ tại Bệnh viện Hùng Vương

Tài liệu Mối liên quan giữa nồng độ đường huyết đói trong nghiệm pháp 75 gram glucose và nhu cầu điều trị insulin ở thai phụ đái tháo đường thai kỳ tại Bệnh viện Hùng Vương: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 115 MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ ĐƯỜNG HUYẾT ĐÓI TRONG NGHIỆM PHÁP 75 GRAM GLUCOSE VÀ NHU CẦU ĐIỀU TRỊ INSULIN Ở THAI PHỤ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG Nguyễn Sỹ Quảng*, Ngô Thanh Hà**, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Đái tháo đường thai kỳ có xu hướng ngày càng tăng trên thế giới và ở Việt Nam. Can thiệp ban đầu đa số là chế độ ăn tiết chế, một số nghiên cứu gần đây ghi nhận ngưỡng đường huyết đói trong xét nghiệm dung nạp đường cao liên quan với thất bại điều chỉnh chế độ ăn đơn thuần. Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa đường huyết đói trong nghiệm pháp 75 gram glucose lớn hơn 102,42 mg/dl và nhu cầu điều trị insulin ở thai phụ đái tháo đường thai kì tại khoa Sản bệnh, BV Hùng Vương. Phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ lồng bệnh chứng trên 160 thai phụ đái tháo đường thai kỳ điều trị tại khoa Sản bệnh, Bệnh viện Hùng Vương, TP.Hồ Chí Minh...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 05/07/2023 | Lượt xem: 226 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối liên quan giữa nồng độ đường huyết đói trong nghiệm pháp 75 gram glucose và nhu cầu điều trị insulin ở thai phụ đái tháo đường thai kỳ tại Bệnh viện Hùng Vương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 115 MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ ĐƯỜNG HUYẾT ĐÓI TRONG NGHIỆM PHÁP 75 GRAM GLUCOSE VÀ NHU CẦU ĐIỀU TRỊ INSULIN Ở THAI PHỤ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG Nguyễn Sỹ Quảng*, Ngô Thanh Hà**, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Đái tháo đường thai kỳ có xu hướng ngày càng tăng trên thế giới và ở Việt Nam. Can thiệp ban đầu đa số là chế độ ăn tiết chế, một số nghiên cứu gần đây ghi nhận ngưỡng đường huyết đói trong xét nghiệm dung nạp đường cao liên quan với thất bại điều chỉnh chế độ ăn đơn thuần. Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa đường huyết đói trong nghiệm pháp 75 gram glucose lớn hơn 102,42 mg/dl và nhu cầu điều trị insulin ở thai phụ đái tháo đường thai kì tại khoa Sản bệnh, BV Hùng Vương. Phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ lồng bệnh chứng trên 160 thai phụ đái tháo đường thai kỳ điều trị tại khoa Sản bệnh, Bệnh viện Hùng Vương, TP.Hồ Chí Minh từ 11/2017 đến 05/2018, đủ tiêu chuẩn chọn mẫu và đồng ý tham gia nghiên cứu. Kết quả: Đường huyết đói khi làm nghiệm pháp 75 gram glucose cao hơn 102,42 mg/dl có độ nhạy 75% và độ chuyên 95,14%, giá trị tiên đoán dương là 63,16%, giá trị tiên đoán âm là 97,16% cho nguy cơ phải điều trị bổ sung với insulin để đạt đường huyết mục tiêu. Đường huyết đói, 1 giờ sau ăn và 2 giờ sau ăn trong nghiệm pháp 75 gram glucose cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm thai phụ điều trị đái tháo đường thai kì với insulin so với nhóm thai phụ điều trị bằng chế độ ăn tiết chế đơn thuần. Kết luận: Ngưỡng đường huyết đói khi thực hiện xét nghiệm 75 gram Glucose có giá trị tiên đoán âm tốt cho khả năng thất bại với chế độ ăn tiết chế. Từ khóa: đái tháo đường thai kỳ, chế độ ăn tiết chế, đường huyết lúc đói ABSTRACT THE RELATIONSHIP BETWEEN FASTING PLASMA GLUCOSE IN 75 GRAMS TOLERANCE TEST AND THE NEEDS OF INSULIN THERAPY AMONG PREGNANT WOMEN WITH GESTATIONAL DIABETES MELLITUS IN HUNG VUONG HOSPITAL Nguyen Sy Quang, Ngo Thanh Ha, Huynh Nguyen Khanh Trang * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 115 - 120 Background: Gestational diabetes mellitus (GDM) is on the rise in the world and in Vietnam. Primary intervention was a modest diet; some recent studies have documented the high blood glucose level in 75 grams glucose tolerance testing associated with simple dietary control failure. Objectives: To determine the relationship between the level fasting plasma glucose in 75 grams of glucose tolerance test greater than 102.42 mg / dl and the needs of insulin therapy in gestational diabetes mellitus at the Department of High Risk pregnancy, Hung Vuong hospital. Methods: A nested case-control study including 160 pregnant women with GDM treated at the Department of High Risk pregnancy, Hung Vuong Hospital, HCMC from 11/2017 to 05/2018, were eligible for sampling and consent to participate. *Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh **Bệnh viện Hùng Vương ***Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Tác giả liên lạc: PGS TS. Huỳnh Nguyễn Khánh Trang ĐT: 0903882015 Email: tranghnk08@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 116 Results: (1) Fasting plasma glucose level in 75 grams of glucose intolerance test was higher than 102.42 mg / dl with 75% sensitivity and 95.14% specificlity, with a positive predictive value (PPV) of 63.16%. NPV 97.16% for the risk of additional therapy with insulin to achieve target blood glucose. (2) Fasting plasma glucose, 1 hour after ingestion and 2 hours after ingestion in the 75 grams glucose test were significantly higher in the gestational diabetes mellitus group with insulin compared with the control group diet. Conclusion: The fasting glucose threshold of 75 g glucose has good predictive value for the possibility of failure to abstain from diet. Key words: gestational diabetes, dietary abstinence, fasting plasma glucose ĐẶT VẤN ĐỀ Năm 2013, Hội nghị (đái tháo đường) ĐTĐ quốc tế (IDF) đã ước tính có khoảng 16,6% trẻ sinh sống từ người mẹ có tăng đường huyết trong thai kỳ. Báo cáo này cũng ghi nhận có sự khác biệt rất lớn về tần suất bệnh, lên đến 25% ở Đông Nam Á tới 10,4% ở vùng Bắc Mỹ và Caribean(11). Trong đó, có tới 91,6% số thai phụ ĐTĐTK đến từ các quốc gia thu nhập thấp và trung bình. Tại Việt Nam, đái tháo đường thai kì (ĐTĐTK) là vấn đề ngày càng được quan tâm, một loạt các nghiên cứu về dịch tễ được thực hiện trong những năm gần đây, ghi nhận tỷ lệ ĐTĐTK có xu hướng ngày càng gia tăng trong dân số. Tuy vậy, một điều đáng lưu ý rằng, tần suất bệnh bị ảnh hưởng bởi dân số nghiên cứu (được thực hiện tại Bệnh viện) hoặc sử dụng tiêu chuẩn chuẩn đoán 1 bước-75g (theo tổ chức IADSP) có thể khiến tỉ lệ bệnh cao hơn hẳn so với tầm soát đại trà hay sử dụng tiêu chuẩn 2 bước-100g (WHO)(6). Như trong nghiên cứu của tác giả Jane Hirst, ghi nhận trên 2702 thai phụ thực hiện tầm soát ĐTĐTK bằng xét nghiệm 75 gr đường, với tiêu chuẩn của ADA 2010, có 6,1% (164 thai phụ) được chần đoán dương tính, nhưng khi áp dụng tiêu chuẩn thiết lập bởi tổ chức IADPSG, có đến 20,3% thai phụ phải điều trị ĐTĐTK(5). Bệnh nhân đái tháo đường thai kì có đặc trưng là bất thường tiết insulin và bất thường đề kháng insulin. Dựa trên cơ sở sinh lý của insulin trong cơ thể, đường huyết đói thể hiện khả năng tiết insulin nền của bệnh nhân, trong khi đó đường huyết sau ăn thể hiện đáp ứng của tuyến tụy với glucose và mức độ đáp ứng của cơ thể với insulin. Cũng chính vì lý do đó, trước đây người ta dùng đường huyết đói để tầm soát và cả cho mục đích chẩn đoán đái tháo đường thai kì. Tuy nhiên sau đó, nhiều nghiên cứu chứng minh chỉ một mình đường huyết đói bất thường sẽ không đủ để chẩn đoán đái tháo đường thai kì. Mặc dù vậy, đường huyết đói vẫn có giá trị trong việc tiên lượng điều trị cũng như kết cục của trẻ sơ sinh ở bà mẹ đái tháo đường(1). Khi bệnh nhân được làm xét nghiệm dung nạp đường với 75 gram glucose, chúng ta sẽ ghi nhận được các giá trị xét nghiệm đường huyết đói, đường huyết 1 giờ và đường huyết 2 giờ sau uống glucose. Các kết quả này chỉ giúp xác định bệnh nhân có bị đái tháo đường hay không, hay còn tiên đoán gì cho kết quả điều trị của bệnh nhân? Liệu rằng một bệnh nhân với kết quả xét nghiệm đường huyết lúc đói cao thì tỉ lệ đáp ứng với điều chỉnh chế độ ăn đơn thuần là bao nhiêu phần trăm? Và ngưỡng đường huyết đói của các chủng tộc khác nhau thì có tương đương với nhau hay không? Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng ngưỡng đường huyết đói trong xét nghiệm dung nạp đường cao liên quan với thất bại điều chỉnh chế độ ăn đơn thuần. Nghiên cứu của Bakiner năm 2013 chỉ ra có 72,7% bệnh nhân đái tháo đường thai kì có đường huyết đói >89,5mg/dl cần điều trị bổ sung insulin, trong khi 27,3% bệnh nhân có đường huyết đói dưới 89,5mg/dl cần bổ sung insulin(3). Các nghiên cứu khác cũng đã xác nhận mối liên quan này, với các ngưỡng đường huyết đói để tiên lượng thất bại điều trị là 95mg/dl của Quintero năm 2008, 105mg/dl của Ares năm 2017(2,3). Tương tự, Ya Zhang năm 2016(12) thực hiện nghiên cứu tại Trung Quốc cũng kết luận đường huyết đói trong xét nghiệm 75 gram glucose ở Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 117 nhóm bệnh nhân sử dụng insulin cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân điều chỉnh chế độ ăn đơn thuần. Tác giả cũng xây dựng một ngưỡng đường huyết đói là 5,69 mmol/l (tương đương 102,42mg/dl) tiên lượng thất bại điều trị ở 67,3% bệnh nhân. Vì đặc điểm chủng tộc, văn hóa, xã hội của nghiên cứu này khá tương đồng với dân số Việt Nam, nên chúng tôi đặt ra câu hỏi: ngưỡng đường huyết lúc đói trong nghiệm pháp 75 gram glucose lớn 102,42 mg/dl có liên quan như thế nào trong việc tiên lượng điều trị với insulin ở thai phụ đái tháo đường thai kì? Từ đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu: Mối liên quan giữa nồng độ đường huyết lúc đói trong nghiệm pháp 75 gram glucose và nhu cầu điều trị insulin trên thai phụ đái tháo đường thai kì tại Bệnh viện Hùng Vương. Nghiên cứu thực hiện với mục tiêu 1Xác định mối liên quan giữa đường huyết đói trong nghiệm pháp 75 gram glucose lớn hơn 102,42 mg/dl và nhu cầu điều trị insulin ở thai phụ đái tháo đường thai kì. Tìm liên quan một số yếu tố nguy cơ với nhu cầu điều trị insulin ở thai phụ đái tháo đường thai kì. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu đoàn hệ lồng bệnh chứng (Nested case-control study). Đối tượng Thai phụ được chẩn đoán đái tháo đường thai kì bằng nghiệm pháp 75 gram glucose nhập khoa sản bệnh-Bệnh viện Hùng Vương từ tháng 11/2017 đến tháng 05/2018, thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu và đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn nhận bệnh Tiêu chuẩn nhóm dùng insulin: bệnh nhân được làm nghiệm pháp dung nạp đường dương tính, được quản lí đái tháo đường tại đơn vị quản lý đái tháo đường của Bệnh viện Hùng Vương và được chỉ định insulin tại đây. Tiêu chuẩn nhóm không dùng insulin: bệnh nhân được làm nghiệm pháp dung nạp đường tại dương tính, được quản lí đái tháo đường tại đơn vị đái tháo đường Bệnh viện Hùng Vương, đường huyết ổn định với chế độ ăn tiết chế kết hợp với vận động. Tiêu chuẩn loại trừ Loại trừ các bệnh nhân được sử dụng insulin mà không phải từ đơn vị quản lý đái tháo đường. Thai phụ đã được chẩn đoán đái tháo đường trước khi mang thai, các thai phụ có kết quả xét nghiệm trước 24 tuần mà chỉ số đường huyết vượt ngưỡng đái tháo đường. Không có kết quả xét nghiệm dung nạp 75 gram glucose. Không đồng ý tham gia nghiên cứu. Cỡ mẫu Chúng tôi chọn phương pháp tính cỡ mẫu cho chẩn đoán Với ngưỡng đường huyết 102,42mg/dl có độ nhạy là pse=67,2% và độ chuyên là 79,7% cho nhu cầu điều trị insulin theo nghiên cứu của Ya Zhang năm 2016(12). Chọn ɷ =0,16. TP+FN= () Với tỉ lệ điều trị insulin trong nghiên cứu của Arendz năm 2013 là p=22,8%(1). N= Vậy cỡ mẫu tối thiểu là 146 đối tượng. Chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện cho đến khi đủ số mẫu. Kỹ thuật chọn mẫu Với mỗi bệnh nhân được chọn làm nhóm bệnh, có nghĩa là đã thất bại với tiết chế ăn uống vào ngày thứ 7 và thỏa những tiêu chuẩn chọn mẫu, chúng tôi sẽ chọn ra những ca có đái tháo đường thai kì và đường huyết ổn định trong thời gian đó làm nhóm chứng. Nhóm chứng được chọn cũng đồng thời thỏa mãn tiêu chuẩn có tuổi thai lúc lấy mẫu không chênh lệch quá 1 tuần so với tuổi thai của những ca thuộc nhóm bệnh. Chúng tôi chỉ lấy mẫu ở thời điểm 7 ngày sau điều trị, những bệnh TP+FN p Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 118 nhân thuộc nhóm chứng nếu sau khoảng thời gian đó phát sinh nhu cầu sử dụng insulin sẽ không thuộc mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi. Nhập số liệu bằng phần mềm epidata 3.1. Xử lí số liệu bằng phần mềm stata 10.0. KẾT QUẢ Bảng 1. Đặc điểm phân bố dịch tễ trong nghiên cứu (n=160). Yếu tố Giá trị Tần số (n=160) Tỉ lệ % Tuổi trung bình 31,12 ± 5,14 <35 tuổi ≥35 tuổi 119 41 74,28 25,63 Dân tộc Kinh 155 96,88 Khác 5 3,13 Địa chỉ TPHCM 72 45 Tỉnh 88 55 Nghề nghiệp Viên chức 40 25 Công nhân 67 41,88 Nội trợ 34 21,25 Buôn bán 16 9,38 Nông dân 3 1,88 Sinh viên 1 0,63 Trình độ học vấn < cấp 3 61 38,13 >=cấp 3 99 61,88 BMI trước khi mang thai Trung bình 21,75±3 Nhẹ cân (<18,5) Bình thường (18,5-24,9) Thừa cân (24,9-29.9) Béo phì (≥ 30) 23 119 15 3 14,38 74,38 9,38 1,88 Tiền căn gia đình Có Không 19 141 11,88 88,12 Tiền căn sinh con to Có Không 3 157 1,88 98,12 Tiền căn đái tháo đường thai kì Có Không 9 151 5,63 94,37 Tiền căn bệnh lý Không Tăng huyết áp Khác 135 4 21 84,38 2,5 13,3 Thai lưu, sảy thai sớm Không Có 145 15 90,63 9,38 Số lần sinh Con so 80 50 Con rạ 80 50 Giá trị của ngưỡng đường huyết đói lớn hơn 102,42 mg/dl, trong nghiên cứu: khi áp dụng ngưỡng đường huyết đói trong nghiệm pháp 75 gram glucose lớn hơn 102,42mg/dl vào dân số nghiên cứu của chúng tôi, nhận thấy độ nhạy của ngưỡng này 75% và độ chuyên là 95,14% cho nhu cầu điều trị insulin. Giá trị dự báo dương là 63,16% và giá trị dự báo âm là 97,16% (Bảng 2). Bảng 2. Phân bố đối tượng nghiên cứu có đường huyết đói lớn hơn 102,42mg/dl. Yếu tố liên quan AIT (N=16) MNT (N=144) RR KTC 95% P* Đường huyết đói lúc OGTT <102,42mg/dl ≥102,42 mg/dl 4(25) 12(75) 137(95,14) 7(4,86) 22,3 10,6- 46,73 <0,001 Đường huyết đói cao hơn ở nhóm điều trị insulin so với nhóm điều trị tiết chế, RR=1,13 với KTC 95% [1,08-1,18], p<0,001. Đường huyết 1 giờ sau làm nghiệm pháp ở nhóm điều trị insulin cao hơn so với nhóm tiết chế, RR=1,08 KTC 95% [1,04-1,07], p<0,001 (Bảng 3). Bảng 3. Mối liên quan giữa kết quả xét nghiệm 75 gram glucose và nhu cầu điều trị insulin Yếu tố liên quan AIT N=16 MNT N=144 RR KTC 95% P* Đường huyết đói 109,65±14 ,15 84,72±10,4 8 1,13 1,08-1,18 <0,00 1 Đường huyết 1 giờ 249,43±37 ,37 185,61±26, 31 1,08 1,04-1,07 <0,00 1 Đường huyết 2 giờ 216,15±51 ,22 154,32±26, 72 1,05 1,03-1,07 <0,00 1 Tương tự, đường huyết 2 giờ sau uống 75 gram glucose cũng cao hơn ở nhóm điều trị insulin so với nhóm tiết chế ăn uống đơn thuần, p<0,001, RR=1,05 với KTC 95% [1,03-1,07]. BÀN LUẬN Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận kết quả khá tương đồng với nghiên cứu của Ya Zhang thực hiện năm 2016 tại Trung Quốc, có lẽ do đặc điểm chủng tộc, địa lý, văn hóa ăn uống khá tương đồng nên nồng độ đường huyết đói nghiên cứu của chúng tôi tương tự nghiên cứu của Ya Zhang, tuy nhiên tỉ lệ điều trị insulin trong nghiên cứu này khá cao (44,8%)(12) có lẽ do nghiên cứu này thực hiện hồi cứu và đối tượng nghiên cứu không được nhập viện nên mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân không được đảm bảo. Khi so sánh với nghiên cứu của Okan Bakiner năm 2013 và Akinci năm 2008 tại Thổ Nhĩ Kỳ, nghiên cứu của chúng tôi có kết quả Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 119 đường huyết đói trong nghiệm pháp dung nạp đường cao hơn đáng kể, tuy nhiên trong nghiên cứu này sự khác biệt về đường huyết đói giữa hai nhóm bệnh nhân cũng có khác biệt có ý nghĩa thống kê. Có lẽ do đặc điểm chủng tộc cũng như văn hóa, chế độ ăn uống khác biệt, phác đồ theo dõi bệnh nhân đái tháo đường khác nhau, đồng thời trong nghiên cứu này mức cân nặng trước khi mang thai của hai nhóm bệnh nhân cao hơn đáng kể so với nghiên cứu của chúng tôi, lần lượt là 30,2 ± 4,6 và 31,6 ± 4,9 kg/m2 ở nhóm MNT và AIT, vì vậy sự đề kháng insulin cao hơn nên nhu cầu insulin sẽ cao hơn với những đối tượng bệnh nhân ngưỡng đường huyết đói thấp(3). Trong nghiên cứu của Wantanabe ở Nhật Bản năm 2016, tác giả lại không tìm thấy sự khác biệt về đường huyết đói trong nghiệm pháp dung nạp đường, mà chỉ có sự khác biệt về đường huyết 1 giờ và 2 giờ sau khi uống 75 gram glucose(9). Trong nghiên cứu này cỡ mẫu khá nhỏ ( 37 thai phụ) và thời điểm chẩn đoán đái tháo đường thai kì khá sớm (18,9 tuần ở nhóm AIT và 21,6 tuần ở nhóm MNT) nên kết quả nghiên cứu có khác biệt so với nghiên cứu của chúng tôi, vì có thể ở thời điểm chẩn đoán sớm như vậy, sự đề kháng insulin chưa cao cũng như tình trạng nghén gây nôn nhiều, bệnh nhân ăn uống kém có thể ảnh hưởng đến kết quả đường huyết đói. Theo nghiên cứu của Vicent W.Wong năm 2011 tại Úc với 612 bệnh nhân chia thành hai nhóm, đường huyết đói trong nghiệm pháp dung nạp 75 gram glucose cũng có sự khác biệt rõ rệt(11). Nghiên cứu này có độ tuổi trung bình ở hai nhóm lần lượt là 31,9 và 30,9 tuổi, khá tương đồng với độ tuổi nghiên cứu của chúng tôi là 31,06 và 31,12 tuổi, tuy nhiên chỉ số BMI trung bình lại cao hơn đáng kể. Qua so sánh các nghiên cứu khác nhau về đặc điểm địa lý, tuổi, dân tộc, tiêu chuẩn chọn lựa điều trị insulin thì đều thấy được mối liên quan chặt chẽ giữa đường huyết đói trong nghiệm pháp dung nạp đường và tiên lượng điều trị insulin ở bệnh nhân đái tháo đường thai kì. Điều này có thể lí giải thông qua những rối loạn cơ bản trong sự tiết insulin nền khác nhau của bệnh nhân. Saisho năm 2010 đã nghiên cứu đặc điểm rối loạn hoạt động của tế bào bêta tụy trên bệnh nhân đái tháo đường thai kì(7), cho thấy có sự giảm nhạy cảm và giảm tiết insulin, đồng thời tương quan với đường huyết đói và đường huyết mao mạch trung bình hàng ngày của bệnh nhân ở nhóm điều trị insulin so với nhóm điều trị ăn tiết chế. Sau khi phân tích đơn biến, chúng tôi nhận thấy đường huyết sau uống 75 gram glucose thời điểm 1 giờ và 2 giờ cao hơn ở nhóm điều trị insulin so với nhóm chỉ tiết chế đơn thuần, với RR lần lượt là 1,08 và 1,05, p<0,001. Tuy nhiên sau phân tích đa biến thì mối liên quan này không còn tồn tại, với mức RR hiệu chỉnh là 1,03 và 1,03 theo thứ tự (p>0,05). Tìm kiếm y văn trên thế giới chúng tôi ghi nhận mối liên quan này cũng thay đổi giữa các nghiên cứu với nhau. Theo nghiên cứu của Ya Zhang, đường huyết 2 giờ là yếu tố độc lập liên quan với điều trị insulin OR=1,16, KTC 95% [1,07-1,27](12), trước đó thì cả đường huyết 1 giờ và 2 giờ đều cao hơn có ý nghĩa thống kê trong mô hình đơn biến. Còn trong nghiên cứu của Wantanabe thì sau khi phân tích đa biến thì cả đường huyết 1 giờ và đường huyết 2 giờ là yếu tố độc lập tiên lượng điều trị insulin ở hai nhóm bệnh nhân(9). HẠN CHẾ Sai lệch hồi tưởng: thai phụ nhớ không chính xác ngày kinh chót (trong trường hợp thai phụ không có siêu âm 3 tháng đầu thai kì), thai phụ nhớ không đúng về tiền căn đái tháo đường thai kì trước, nhớ không chính xác hoặc không biết được những thông tin về tiền căn gia đình có người bị đái tháo đường hay không. Thai phụ cũng có thể khai không chính xác về những bệnh lí trước đây hoặc tiền căn hút thuốc lá. Thông tin về cân nặng trước khi mang thai cũng do sản phụ nhớ lại nên có thể bị sai lệch hoặc nếu thai Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 120 phụ không nhớ được thì dùng cân nặng được ghi nhận lần đầu tiên trong sổ khám thai, việc này có thể dẫn đến không chính xác trong việc tính toán chỉ số khối cơ thể. KẾT LUẬN Qua thực hiện nghiên cứu, chúng tôi rút ra được: Đường huyết đói khi làm nghiệm pháp 75 gram glucose cao hơn 102,42 mg/dl có độ nhạy 75% và độ chuyên 95,14%, giá trị tiên đoán dương là 63,16%, giá trị tiên đoán âm là 97,16% cho nguy cơ phải điều trị bổ sung với insulin để đạt đường huyết mục tiêu. Đường huyết đói, 1 giờ sau ăn và 2 giờ sau ăn trong nghiệm pháp 75 gram glucose cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm thai phụ điều trị đái tháo đường thai kì với insulin so với nhóm thai phụ điều trị bằng chế độ ăn tiết chế đơn thuần. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Arendz IJ, et al (2013). "Prevalence of gestational diabetes in high-risk pregnancies: screened using an oral glucose tolerance test". Ned Tijdschr Geneeskd, 157(18):pp.A5409 2. Ares J, Martín-Nieto A, Díaz-Naya L et al (2017). "Gestational Diabetes Mellitus (GDM): Relationship Between Higher Cutoff Values for 100 g Oral Glucose Tolerance Test (OGTT) and Insulin Requirement During Pregnancy". Matern Child Health J, 21(7):pp.1488-1492. 3. Bakiner O, Emre Bozkirli, Kursat Ozsahin et al (2013). "Risk Factors That can Predict Antenatal Insulin Need in Gestational Diabetes". J Clin Med Res, 5(5):pp.381-8. 4. Gonzalez-Quintero VH, Istwan N, Rhea D et al (2008). "Antenatal factors predicting subsequent need for insulin treatment in women with gestational diabetes". J Womens Health (Larchmt), 17(7):pp.1183-7. 5. Hirst JE, Tran TS, Do MA, Morris JM, Jeffery HE (2012). "Consequences of gestational diabetes in an urban hospital in Viet Nam: a prospective cohort study". PLoS Med, 9(7):pp.1324- 26. 6. Hirst JE, Tran TS, Do MA, Rowena F, Morris JM, et al (2012). "Women with gestational diabetes in Vietnam: a qualitative study to determine attitudes and health behaviours". BMC Pregnancy Childbirth, 12:pp. 81. 7. Krstevska B, Misevska SJ, Krstevska SS, Nakova VV (2016). "Using 75 g OGTT in Prediction for Macrosomia in Gestational Diabetes Mellitus". Clinics in Mother and Child Health, 13(4):pp.1-3. 8. L'Heveder R, Nolan T (2013). "International Diabetes Federation". Diabetes Res Clin Pract, 101(3):pp. 349-51. 9. Saisho Y, Miyakoshi K, Tanaka M, Shimada A, Ikenoue S, Kadohira I, Yoshimura Y, Itoh H (2010). "Beta cell dysfunction and its clinical significance in gestational diabetes". Endocrine Journal, 57(11):pp. 973-980. 10. Watanabe M, et al (2016). "Risk Factors for the Requirement of Antenatal Insulin Treatment in Gestational Diabetes Mellitus". J Diabetes Res, 2016:pp.9648798. 11. Wong VW, Jalaludin B (2011). "Gestational diabetes mellitus: who requires insulin therapy?". Aust N Z J Obstet Gynaecol, 51(5):pp.432-6. 12. Zhang Y, Shao J, Li F, Xu X (2016). "Factors in Gestational Diabetes Mellitus Predicting the Needs for Insulin Therapy". International Journal of Endocrinology, 2017:9786436. Ngày nhận bài báo: 30/11/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 06/12/2018 Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmoi_lien_quan_giua_nong_do_duong_huyet_doi_trong_nghiem_phap.pdf
Tài liệu liên quan