Mối liên quan giữa nghiện internet và trầm cảm ở học sinh trung học cơ sở nguyễn công trứ Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

Tài liệu Mối liên quan giữa nghiện internet và trầm cảm ở học sinh trung học cơ sở nguyễn công trứ Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản 340 MỐI LIÊN QUAN GIỮA NGHIỆN INTERNET VÀ TRẦM CẢM Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN CÔNG TRỨ THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, ĐỒNG NAI Nguyễn Trường Viên*, Trần Thị Anh Thư*, Thái Thanh Trúc* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Nhiều bằng chứng đã chỉ ra rằng nghiện internet dẫn đến một số vấn đề về sức khỏe tâm thần đặc biệt là trầm cảm. Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm xác định mối liên quan giữa nghiện internet và trầm cảm ở học sinh trung học cơ sở tại trường Nguyễn Công Trứ, Biên Hòa, Đồng Nai. Đối tượng - phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang thực hiện từ tháng 3-7/2017 trên học sinh khối 8 và 9. Các đối tượng hoàn thành bộ câu hỏi tự điền. Nghiện internet và trầm cảm được đánh giá qua thang đo IAT và CES-D có tính tin cậy và tính giá trị cao. Kết quả: Trong 360 học sinh tham gia nghiên cứu, tỉ lệ nghiện internet và trầm cảm lần lượt là 51,1% và 29,2%. Kết quả phân...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 05/07/2023 | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối liên quan giữa nghiện internet và trầm cảm ở học sinh trung học cơ sở nguyễn công trứ Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản 340 MỐI LIÊN QUAN GIỮA NGHIỆN INTERNET VÀ TRẦM CẢM Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN CÔNG TRỨ THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, ĐỒNG NAI Nguyễn Trường Viên*, Trần Thị Anh Thư*, Thái Thanh Trúc* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Nhiều bằng chứng đã chỉ ra rằng nghiện internet dẫn đến một số vấn đề về sức khỏe tâm thần đặc biệt là trầm cảm. Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm xác định mối liên quan giữa nghiện internet và trầm cảm ở học sinh trung học cơ sở tại trường Nguyễn Công Trứ, Biên Hòa, Đồng Nai. Đối tượng - phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang thực hiện từ tháng 3-7/2017 trên học sinh khối 8 và 9. Các đối tượng hoàn thành bộ câu hỏi tự điền. Nghiện internet và trầm cảm được đánh giá qua thang đo IAT và CES-D có tính tin cậy và tính giá trị cao. Kết quả: Trong 360 học sinh tham gia nghiên cứu, tỉ lệ nghiện internet và trầm cảm lần lượt là 51,1% và 29,2%. Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy có sự liên quan chặt chẽ giữa nghiện internet với trầm cảm. Tỉ lệ trầm cảm ở nhóm nghiện internet cao hơn 2,26 lần (KTC 95% 1,55-3,23) so với nhóm không nghiện internet. Sự quan tâm và sự bảo vệ của mẹ là yếu tố bảo vệ của trầm cảm. Kết luận: Tỉ lệ nghiện internet và trầm cảm cao ở học sinh trung học cơ sở. Nhà trường và gia đình cần có biện pháp kiểm soát việc sử dụng internet của học sinh đồng thời có biện pháp hỗ trợ tâm lý. Kiểm soát việc sử dụng internet của học sinh có thể sẽ giúp giảm trầm cảm. Cùng với đó, người mẹ cần quan tâm đến con nhiều hơn để nâng cao sức khỏe tâm thần của con. Từ khóa: Nghiện internet, trầm cảm, học sinh trung học cơ sở, Đồng Nai. ABSTRACT THE ASSOCIATION BETWEEN INTERNET ADDICTION AND DEPRESSION IN NGUYEN CONG TRU SECONDARY SCHOOL STUDENTS IN BIEN HOA CITY, DONG NAI Nguyen Truong Vien, Tran Thi Anh Thu, Thai Thanh Truc * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 339 - 346 Introduction: Scientific evidences have revealed that internet addiction can lead to mental health issues, especially depression. Objectives: This study was to evaluate the association between internet addiction and depression in secondary school students at Nguyen Cong Tru secondary school, Bien Hoa City, Dong Nai. Methods: A cross-sectional study was conducted during 3-7/2017 in students grade 8 and 9. Students completed a self-report structural questionnaire. Internet addiction and depression were assessed by IAT and CES-D scale with high level of reliability and validity. Results: Among 360 joined this study, the prevalence of internet addiction and depression was 51.1% and 29.2% respectively. Results from multivariate data analysis revealed a significant association between internet addiction and depression. The prevalence of depression among those with internet addiction was * Khoa YTCC, ĐH Y Dược TPHCM Tác giả liên lạc: CN. Nguyễn Trường Viên ĐT: 0969149954 Email: truongviennguyen@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 341 2.26 times higher (95% CI 1.55-3.23) compared to those without internet addiction. Care and control from mother were protective factors against depression. Conclusion: The prevalence of internet addiction and depression was high among secondary school students. Families and schools should have strategies to comtrol internet use among secondary students and provide them with psychological support. Controlling internet use can help to prevent depression. Mothers should pay more attention on their children to help them improving mental health. Keywords: Internet addiction, depression, secondary school, Dong Nai. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong hai thập kỷ gần đây, internet đã phát triển với tốc độ rất nhanh và đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống. Thống kê vào tháng 3 năm 2017, số người sử dụng internet trên toàn thế giới là trên 3,7 tỉ người(7). Tại Việt Nam, tính đến năm 2016 có hơn 49 triệu người sử dụng internet và thanh thiếu niên là đối tượng chủ yếu(8). Cùng với sự phát triển của internet, vấn đề nghiện internet đã xuất hiện và đáng báo động ở một số khu vực. Nghiên cứu tại 31 quốc gia vào năm 2014 cho thấy tỉ lệ nghiện internet trung bình là 6% dân số(3). Báo cáo tổng quan từ 179 bài báo về tình trạng nghiện internet giai đoạn 1995 đến 2016 đã chỉ ra thực trạng nghiện internet ở các quốc gia châu Á đáng lo ngại hơn nhiều so với châu Âu và châu Mỹ(3). Tại Việt Nam, nghiên cứu tại Hà Nội trên học sinh sinh viên ước tính tỉ lệ nghiện internet là khoảng 21,2%(17). Vị thành niên được xác định là đối tượng có nguy cơ cao do được tiếp xúc nhiều với internet phục vụ nhu cầu học tập, giải trí. Bên cạnh tác động lên thể chất như cận thị, béo phì, giảm vận động(3); nhiều bằng chứng cho thấy nghiện internet có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe tâm thần, đặc biệt là trầm cảm(11). Mối liên quan giữa nghiện internet và trầm cảm đã được khẳng định qua nhiều nhiên cứu(11,16). Tuy nhiên các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào đối tượng sinh viên và học sinh trung học phổ thông. Với xu thế trẻ hóa độ tuổi sử dụng internet, việc mở rộng độ tuổi nghiên cứu là cần thiết. Nghiên cứu tại Đồng Nai năm 2011 đã cho thấy tỉ lệ nghiện internet ở lứa tuổi trung học cơ sở là 12,3%(10). Sau 6 năm phát triển vượt bậc của mạng xã hội, điện thoại thông minh thì có thể dự báo tỉ lệ này đã thay đổi lớn. Mối liên quan thuận giữa mức độ sử dụng internet và các vấn đề sức khỏe tâm thần cũng đã được tìm thấy trong nghiên cứu trên học sinh trung học cơ sở tại Hà Nội năm 2013(4). Dù vậy mối liên quan này chưa được khẳng định khi tác giả chưa xem xét yếu tố tác động của gia đình tới đối tượng – một yếu tố có vai trò quan trọng với tâm lý vị thành niên. Tuy nhiên, nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh ở học sinh trung học phổ thông lại cho thấy không có liên quan giữa nghiện internet và trầm cảm(18). Thành phố Biên Hòa là một trong những thành phố lớn ở khu vực miền nam với tốc độ phát triển cao. Trường trung học cơ sở Nguyễn Công Trứ có số lượng học sinh lớn và đa dạng thành phần xã hội có thể đại diện cho các đặc điểm dân số khu vực này. Nghiên cứu này được thực hiện với kỳ vọng sẽ phản ánh chính xác thực trạng nghiện internet, trầm cảm và mối liên quan giữa internet và trầm cảm của học sinh trong trường sau khi kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu; từ đó có thể đưa ra những hướng hành động cụ thể nhằm cải thiện và nâng cao sức khỏe tâm thần cho học sinh. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản 342 ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng và thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện vào tháng 3-7/2017 trên học sinh khối 8 và 9 trường trung học cơ sở Nguyễn Công Trứ thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai. Do sử dụng bộ câu hỏi tự điền nên nghiên cứu không thực hiện trên học sinh khối 6 và 7 để hạn chế sai lệch thông tin. Trong số 16 lớp khối 8 và 9 với tổng số 674 học sinh, thực hiện bốc thăm ngẫu nhiên chọn ra 9 lớp. Tất cả học sinh trong 9 lớp này được đưa vào nghiên cứu. Hai đợt khảo sát được thực hiện để hạn chế mất mẫu do học sinh vắng mặt trong buổi khảo sát đầu tiên. Những học sinh đồng ý tham gia nghiên cứu hoàn thành bộ câu hỏi tự điền, học sinh vắng mặt trong cả hai lần khảo sát bị loại ra khỏi nghiên cứu. Tổng cộng có 377 học sinh trong các lớp được chọn và có 360 học sinh tham gia vào nghiên cứu sau hai lần khảo sát, chiếm tỉ lệ 96%. Công cụ thu thập số liệu Bộ câu hỏi tự điền bao gồm các nội dung đặc điểm dân số xã hội, gia đình, đặc điểm sử dụng internet, đánh giá tình trạng nghiện internet, đánh giá sự gắn kết của con cái với cha mẹ, đánh giá tình trạng trầm cảm. Nghiện internet được đánh giá thông qua thang đo IAT (Internet Addiction Test) đã từng được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia và cho thấy tính tin cậy, giá trị cao(6,9). Nghiên cứu tương quan giữa mức độ sử dụng internet và các vấn đề sức khỏe tâm thần trên học sinh trung học cơ sở tại Hà Nội cũng đã cho thấy tính tin cậy cao của IAT(4). Thang đo gồm 20 câu hỏi, mỗi câu hỏi được cho điểm từ 1 đến 5 lần lượt ứng với các mức độ thường xuyên gồm ‘không bao giờ’, ’hiếm khi’, ’thỉnh thoảng‘, ’thường xuyên‘, ’luôn luôn‘. Các mức độ nghiện internet được phân chia dựa trên tổng điểm 20 câu hỏi. Không nghiện internet khi tổng điểm <50, nghiện nhẹ đến trung bình khi tổng điểm từ 50 đến 79, nghiện nặng khi tổng điểm ≥ 80(7). Sự gắn kết của con cái với cha mẹ được đánh giá thông qua thang đo PBI (Parental Bonding Instrument). Tính tin cậy và tính giá trị của thang đo PBI được thể hiện trong các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam(14, 18). Thang đo gồm 25 câu hỏi đánh giá sự quan tâm và sự bảo vệ của cha mẹ. Có sự quan tâm của cha khi tổng điểm cấu phần này ≥ 24, có sự quan tâm của mẹ khi tổng điểm cấu phần này ≥ 27. Có sự bảo vệ của cha khi tổng điểm cấu phần này ≥ 12,5; có sự bảo vệ của mẹ khi tổng điểm cấu phần này ≥ 13,5(18). Tình trạng trầm cảm được đánh giá thông qua thang đo CES-D (Center for Epidemiologic Studies Depression scale) đã được kiểm định và sử dụng ở rất nhiều quốc gia trên đối tượng vị thành niên(2). Trên đối tượng học sinh từ 13-18 tuổi tại Hải Dương và Hà Nội, thang đo đã cho thấy tính tin cậy nội bộ và giá trị cấu trúc thông qua phân tích nhân tố khẳng định(13). Thang đo gồm 20 câu hỏi về cảm nhận của học sinh trong một tuần qua. Mỗi câu hỏi được cho điểm từ 0 đến 3 lần lượt ứng với các mức độ và số ngày xuất hiện triệu chứng rối loạn trầm cảm gồm ’hiếm khi hoặc dưới 1 ngày‘, ’một vài lần hoặc 1-2 ngày‘, ’thỉnh thoảng hoặc 3-4 ngày‘, ’hầu hết thời gian hoặc 5-7 ngày‘. Ngưỡng trầm cảm được xác định thông qua tổng điểm 20 câu hỏi. Tổng điểm CES-D ≥16 được xem là có dấu hiệu trầm cảm nhẹ, ≥21 là mức độ trung bình và ≥ 25 là mức độ nặng(5). Do tuổi vị thành niên có thể có những diễn biến tâm lý không ổn định mà không hẳn là vấn đề sức khỏe cần can thiệp, cho nên, để xác định đối tượng nhiều khả năng có vấn đề về trầm cảm thì chúng tôi chọn ngưỡng CES-D ≥ 21 trong các phân tích. Phân tích dữ kiện Tần số, tỉ lệ (%) được sử dụng cho thống kê mô tả. Kiểm định Chi bình phương được sử dụng để xác định mối liên quan giữa các yếu tố, bao gồm nghiện internet với tình trạng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 343 trầm cảm. Mô hình hồi quy đa biến tuyến tính tổng quát hóa dùng để kiểm soát các yếu tố tác động lên mối liên quan giữa internet và trầm cảm. Các yếu tố có giá trị p kiểm định mối liên quan với trầm cảm ≤0,2 được đưa vào phân tích đa biến. Việc lựa chọn mô hình dựa vào phép kiểm tỉ số độ khả dĩ. Mô hình phù hợp được báo cáo dưới dạng tỉ số tỉ lệ hiện mắc PR và KTC 95%. Các kiểm định mối liên quan có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng p<0,05. KẾT QUẢ Trong số 360 học sinh tham gia nghiên cứu, học sinh khối 8 chiếm 46,4%; còn lại thuộc khối 9. Số lượng nam và nữ không chênh lệch nhiều (nam chiếm 52,8%). Phần lớn học sinh có học lực trung bình (48,3%) và hạnh kiểm tốt (59,2%). Tỉ lệ học lực giỏi hoặc xuất sắc thấp (10%) và hạnh kiểm dưới trung bình thấp (2,8%). Những học sinh là con cả chiếm tỉ lệ lớn nhất (37,9%) lần lượt sau đó là con út (30,3%), con thứ (25,9%), không có anh chị em ruột (5,9%). Tỉ lệ tham gia học thêm ngoài giờ cao (68,6%) trong đó 46,9% học trên 6 giờ 1 tuần. Tỉ lệ trầm cảm theo thang đo CES-D ≥ 21 là 29,2%. Kết quả phân tích mối liên quan cho thấy nhóm học sinh có mức hạnh kiểm cao hơn có tỉ lệ trầm cảm thấp hơn. Học sinh có học lực trung bình hoặc dưới trung bình có tỉ lệ trầm cảm cao hơn học sinh khá (Bảng 1). Bảng 1: Tỉ lệ rối loạn trầm cảm theo đặc tính mẫu nghiên cứu (n=360) Đặc tính Tổng n=360 n (%) Trầm cảm p PR (KTC 95%) Có n=105; 29,2%; n (%) Không n=255; 70,8%; n (%) Giới Nam Nữ 170 (47,2) 190 (52,8) 49 (28,8) 56 (29,5) 121 (71,2) 134 (70,5) 0,892 0,98 (0,71-1,35) 1 Khối Khối 8 Khối 9 167 (46,4) 193 (53,6) 60 (31,1) 45 (26,9) 133 (68,9) 122 (73,1) 0,389 1,15 (0,83-1,60) 1 Học lực Xuất sắc/ Giỏi Khá Trung bình Dưới trung bình 36 (10,0) 98 (27,4) 173 (48,3) 51 (14,3) 11 (30,6) 17 (17,4) 58 (33,5) 19 (37,3) 25 (69,4) 81 (82,6) 115 (66,5) 32 (62,7) 0,143 0,017 0,022 1,76 (0,83-3,76) 1 1,93 (1,13-3,32) 2,15 (1,12-4,13) Hạnh kiểm* Tốt Khá Trung bình Dưới trung bình 212 (59,2) 100 (27,9) 36 (10,1) 10 (2,8) 53 (25,0) 32 (32,0) 14 (38,9) 6 (60,0) 159 (75,0) 68 (68,0) 22 (61,1) 4 (40,0) 0,270 0,141 0,042 1 1,28 (0,83-2,00) 1,56 (0,86-2,80) 2,40 (1,03-5,58) Thứ tự sinh Con lớn/ con cả Con thứ Con út Không có anh chị em 136 (37,9) 93 (25,9) 109 (30,3) 21 (5,9) 47 (34,6) 21 (22,6) 28 (25,7) 9 (42,9) 89 (65,4) 72 (77,4) 81 (74,3) 12 (57,1) 0,059 0,141 0,440 1 0,65 (0,42-1,02) 0,74 (0,50-1,10) 1,24 (0,72-2,14) Học thêm Có Không 247 (68,6) 113 (31,4) 63 (25,5) 42 (37,2) 184 (74,5) 71 (62,8) 0,059 0,69 (0,46-1,01) 1 Thời gian học thêm ≤ 6 giờ/ tuần Từ trên 6 - 9 giờ/ tuần > 9 giờ/ tuần 131 (53,2) 36 (14,6) 79 (32,2) 28 (21,4) 10 (27,8) 25 (31,7) 103 (78,6) 26 (72,2) 54 (68,3) 0,477 0,154 1,30 (0,63-2,68) 1,48 (0,86-2,54) 1 *Kiểm định khuynh hướng: Hạnh kiểm p =0,02, PR =1,29 (1,04-1,60) Có hơn 90% học sinh sống chung với cha mẹ. Nghề nghiệp chủ yếu của cha là kinh doanh, buôn bán (46,0%). Nghề nghiệp của mẹ chủ yếu là nội trợ (39,8%), kinh doanh buôn bán và công nhân cũng chiếm tỉ lệ khá cao (lần lượt 29,4% và 25,5%). Gần 70% học sinh cho Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản 344 rằng gia đình mình có mức kinh tế trung bình, 26,6% cho rằng gia đình mình giàu có hoặc khá giả, và chỉ 5,0% nhận định gia đình thuộc kinh tế nghèo. Khoảng một nửa số học sinh nhận được sự quan tâm của cha mẹ (của cha 52% và của mẹ 45,9%); số học sinh cảm thấy sự bảo vệ từ cha mẹ rất cao (với cha 89,4% và mẹ là 85,3%). Sự quan tâm và bảo vệ của cha và mẹ có vai trò như yếu tố góp phần làm giảm trầm cảm ở học sinh. Tỉ lệ trầm cảm ở nhóm có sự quan tâm của cha bằng 0,48 lần (KTC 95% 0,34-0,70) so với nhóm không có (p<0,001). Tỉ lệ trầm cảm ở nhóm có sự quan tâm của mẹ bằng 0,28 lần (KTC 95% 0,18-0,44) so với nhóm không có (p<0,001). Tỉ lệ trầm cảm ở nhóm có sự bảo vệ của cha bằng 0,59 lần (KTC 95% 0,39-0,89) so với nhóm không có (p=0,021). Tỉ lệ trầm cảm ở nhóm có sự bảo vệ của mẹ bằng 0,47 lần (KTC 95% 0,34-0,64) so với nhóm không có (p<0,001) (Bảng 2). Bảng 2: Tỉ lệ trầm cảm với các yếu tố gia đình của đối tượng nghiên cứu (n=360) Đặc tính Tổng n=360; n (%) Trầm cảm p PR (KTC 95%) Có n=105; 29,2%; n (%) Không n=255; 70,8%; n (%) Sống chung với cha mẹ Có Không 329 (91,4) 31 (8,6) 96 (29,2) 9 (29,0) 233 (70,8) 22 (71,0) 0,986 1,01 (0,57-1,79) 1 Nghề nghiệp cha (n=339) Kinh doanh, buôn bán Nhân viên, viên chức Công nhân Khác 156 (46,0) 17 (5,0) 74 (21,8) 92 (27,2) 35 (22,4) 6 (35,3) 23 (31,1) 34 (38,0) 121 (77,6) 11 (64,7) 51 (68,9) 57 (62,0) 0,305 0,225 0,027 1 1,57 (0,66-3,74) 1,39 (0,82-2,34) 1,70 (1,06-2,71) Nghề nghiệp mẹ (n=357) Kinh doanh, buôn bán Nhân viên, viên chức Công nhân Nội trợ Khác 105 (29,4) 12 (3,4) 91 (25,5) 142 (39,8) 7 (1,9) 34 (32,4) 3 (25,0) 32 (35,2) 35 (24,7) 1 (14,3) 71 (67,6) 9 (75,0) 59 (64,8) 107 (75,3) 6 (85,7) 0,681 0,512 0,083 0,337 0,92 (0,62-1,36) 0,71 (0,26-1,97) 1 0,70 (0,47-1,05) 0,41 (0,06-2,55) Kinh tế gia đình (n=358) Giàu/Khá giả Trung bình Nghèo 95 (26,6) 245 (68,4) 18 (5,0) 22 (23,2) 76 (31,0) 7 (38,9) 73 (76,8) 169 (69,0) 11 (61,1) 0,227 0,232 1 1,34 (0,83-2,15) 1,68 (0,72-3,93) Sự gắn kết với cha mẹ Quan tâm của cha (n=331) Có Không 172 (52,0) 159 (48,0) 33 (19,2) 63 (39,6) 139 (80,8) 96 (60,4) <0,001 0,48 (0,34-0,70) 1 Quan tâm của mẹ (n=353) Có Không 162 (45,9) 191 (44,1) 20 (12,4) 84 (44,0) 142 (87,6) 107 (56,0) <0,001 0,28 (0,18-0,44) 1 Bảo vệ của cha (n=331) Có Không 296 (89,4) 35 (10,6) 80 (27,0) 16 (45,7) 216 (73,0) 19 (54,3) 0,021 0,59 (0,39-0,89) 1 Bảo vệ của mẹ (n=353) Có Không 301 (85,3) 52 (14,7) 76 (25,3) 28 (53,9) 225 (74,7) 24 (46,1) <0,001 0,47 (0,34-0,64) 1 Độ tuổi bắt đầu sử dụng internet hầu hết rơi vào ≤12 tuổi (89,4%); trong đó 20,2% bắt đầu sử dụng ở độ tuổi <9. Thời gian sử dụng internet chủ yếu ≥ 2 giờ/ngày (79,1%) trong đó chủ yếu sử dụng từ 2-4 giờ/ngày (46,1%). Mục đích chủ yếu khi sử dụng internet là tham gia mạng xã hội (48,3%), giải trí (24,2%), trò chơi trực tuyến (22,2%); chỉ có 5,3% sử dụng cho Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 345 việc học và các công việc khác. Có mối liên quan giữa thời gian sử dụng internet và trầm cảm. Nhóm học sinh sử dụng internet nhiều hơn cho thấy tỉ lệ trầm cảm cao hơn. Kết quả đánh giá nghiện internet theo thang đo IAT cho thấy tỉ lệ nghiện internet là 51,1%. Có mối liên quan giữa nghiện internet và trầm cảm khi tỉ lệ trầm cảm ở nhóm nghiện internet bằng 2,76 lần (KTC 95% 1,88-4,06) nhóm không nghiện internet (p<0,001). Bảng 3: Tỉ lệ trầm cảm với các đặc điểm sử dụng internet của đối tượng nghiên cứu (n= 360) Đặc tính Tổng n=360 n (%) Trầm cảm p PR (KTC 95%) Có n=105; 29,2%; n(%) Không n=255; 70,8%; n(%) Thời điểm bắt đầu sử dụng Internet < 9 tuổi 9 -12 tuổi > 12 tuổi 71 (20,2) 243 (69,2) 37 (10,6) 21 (29,6) 70 (28,8) 11 (29,7) 50 (70,4) 173 (71,2) 26 (70,3) 0,900 0,987 1 0,97 (0,64-1,47) 1,01 (0,54-1,85) Thời gian sử dụng internet* < 2 giờ/ngày 2 - 4 giờ/ngày > 4 giờ/ngày 73 (20,9) 161 (46,1) 115 (33,0) 15 (20,6) 40 (24,8) 47 (40,9) 58 (79,4) 121 (75,2) 68 (59,1) 0,020 0,021 0,50 (0,28-0,90) 0,61 (0,40-0,93) 1 Mục đích sử dụng internet Trò chơi trực tuyến Mạng xã hội Giải trí Học Khác 174 (48,3) 80 (22,2) 87 (24,2) 13 (3,6) 6 (1,7) 85 (48,9) 34 (42,5) 35 (40,2) 4 (30,8) 3 (50,0) 89 (51,1) 46 (57,5) 52 (59,8) 9 (69,2) 3 (50,0) 0,358 0,202 0,275 0,955 1 0,87 (0,65-1,17) 0,82 (0,61-1,11) 0,630 (0,27-1,45) 1,024 (0,45-2,31) Nghiện internet Có Không 184 (51,1) 176 (48,9) 78 (42,4) 27 (15,3) 106 (57,6) 149 (84,7) <0,001 2,76 (1,88-4,06) * Kiểm định Khuynh hướng:Thời gian sử dụng Internet p=0,007; PR= 1,47 (1,11-1,94) Kết quả phân tích đa biến cuối cùng cho thấy trầm cảm chỉ liên quan có ý nghĩa thống kê với nghiện inernet, sự quan tâm của mẹ, sự bảo vệ của mẹ. Tỉ lệ trầm cảm ở nhóm nghiện internet cao hơn 2,26 lần (KTC 95% 1,55-3,23) so với nhóm không nghiện internet (p<0,001). Tỉ lệ trầm cảm ở nhóm nhận được sự quan tâm của mẹ bằng 0,34 lần (KTC 95% 0,22-0,52) so với nhóm còn lại (p<0,001). Tỉ lệ trầm cảm ở nhóm nhận được sự bảo vệ của mẹ bằng 0,61 lần (KTC 95% 0,46-0,82) so với nhóm còn lại. Như vậy nghiện internet có thể là yếu tố thúc đẩy trầm cảm, trong khi sự quan tâm và bảo vệ của người mẹ có vai trò như yếu tố bảo vệ khỏi trầm cảm. Bảng 4: Mô hình hồi quy đa biến giữa trầm cảm với nghiện internet, sự quan tâm của mẹ, sự bảo vệ của mẹ (n=353) Trầm cảm p PR KTC 95% Nghiện internet <0,001 2,26 1,55-3,23 Sự quan tâm của mẹ <0,001 0,34 0,22-0,52 Sự bảo vệ của mẹ 0,001 0,61 0,46-0,82 BÀN LUẬN Tỉ lệ nghiện internet Khảo sát cho thấy 51,1% học sinh có dấu hiệu nghiện internet ở ngưỡng điểm IAT ≥50. Tỉ lệ này là khá cao so với các nghiên cứu trước đây. Nghiên cứu của Lê Minh Công năm 2013 đã xác định tỉ lệ nghiện internet trên toàn thành phố Biên Hòa là 12,3%(10). Nghiên cứu Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản 346 trên sinh viên đại học ở thành phố Hà Nội cho thỉ lệ trung bình là 21,2%(17). Đặc điểm của hai nghiên cứu trên là việc lấy mẫu cả khu vực nội thành và ngoại thành, trường công lập và dân lập nên tính đại diện cao cho dân số mục tiêu. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ tiến hành tại một trường nội thành nên tỉ lệ nghiện internet có thể cao hơn. Sự khác biệt về thời gian thực hiện cũng là một yếu tố đáng quan tâm trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của internet. Tại Hong Kong năm 2005, tỉ lệ nghiện internet vào khoảng 26,7% nhưng đến năm 2013 con số này vào khoảng 50%(3). Tỉ lệ trầm cảm Với ngưỡng điểm CES-D ≥21 dùng để đánh giá trầm cảm, tỉ lệ học sinh có biểu hiện trầm cảm là 29,2%. Cũng với ngưỡng điểm trên, nghiên cứu của Nguyễn Tấn Đạt trên đối tượng học sinh trung học phổ thông đã cho tỉ lệ 25,9% có biểu hiện trầm cảm(12). Với ngưỡng CES-D≥ 22, nghiên cứu trên sinh viên năm hai Đại học Thương mại cho thấy tỉ lệ trầm cảm cao hơn bằng 49,5%(15). So với học sinh trung học, đối tượng sinh viên thường có nguy cơ cao hơn với trầm cảm do áp lực học tập, công việc, điều kiện sống và mối quan hệ xã hội phức tạp. Tuy nhiên tỉ lệ trầm cảm >25% ở học sinh trung học là đáng báo động. Đặc biệt ở học sinh trung học cơ sở đang ở lứa tuổi phát triển quan trọng cả về thể chất và tâm sinh lý. Mối liên quan giữa nghiện internet và trầm cảm Phân tích đơn biến cho thấy tỉ lệ trầm cảm ở nhóm học sinh có nghiện internet cao gấp 2,76 lần (KTC 95% 1,88-4,06) nhóm không nghiện internet (p<0,001). Mối liên hệ này đã được tìm thấy trong nhiều nghiên cứu trước(1, 4, 5). Nghiên cứu tại Bangladesh năm 2015 cho thấy tỉ lệ trầm cảm trong nhóm nghiện internet cao gấp 3 lần nhóm không nghiện internet (p<0,001)(1); con số này trong một nghiên cứu khác là 1,9(5). Khi xem xét mối liên quan trong sự tác động của các yếu tố khác, mô hình đa biến vẫn tiếp tục cho thấy có sự liên quan giữa trầm cảm với nghiện internet, trong đó nhóm học sinh có nghiện internet thì gia tăng 2,26 lần (KTC 95% 1,55 – 3,23) tỉ lệ trầm cảm. Nghiên cứu tại Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã tìm thấy mối liên quan giữa trầm cảm và nghiện internet. Mặc dù bối cảnh nghiên cứu, công cụ và các yếu tố kiểm soát là khác nhau giữa ba nghiên cứu nhưng các nghiên cứu đã cho kết quả đồng nhất. Tuy vậy, nghiên cứu của Vi Duy Anh trên học sinh trung học phổ thông đã không tìm ra mối liên hệ mặc dù có cỡ mẫu lớn, đã kiểm soát nhiều yếu tố học tập, hoàn cảnh gia đình, mối quan hệ gia đình. Mặc dù đã kiểm soát một số yếu tố dẫn đến sai lệch thông qua việc sử dụng công cụ có độ tin cậy và giá trị, tập huấn kỹ càng cho nghiên cứu viên, sự hợp tác tố của nhà trường, tuân thủ phương pháp chọn mẫu, kiểm soát nhiễu nhưng nghiên cứu vẫn có một số hạn chế. Việc sử dụng bộ câu hỏi tự điền có thể dẫn đến khả năng sai lệch thông tin thông qua tự báo cáo và hồi tưởng. Nguồn lực hạn chế khiến nghiên cứu chỉ được thực hiện tại một trường chính vì thế kết quả nghiên cứu chưa thể đại diện cho học sinh cùng lứa tuổi tại Biên Hòa. Cần tiếp tục thực hiện nghiên cứu tương tự trên địa bàn toàn thành phố Biên Hòa hoặc tiến hành ở các trường tại nông thôn để đối chiếu thực trạng nghiện internet và trầm cảm. KẾT LUẬN Tỉ lệ nghiện internet và trầm cảm lần lượt là 51,1% và 29,2%. Nhà trường và gia đình cần có những biện pháp để quản lý việc sử dụng internet của học sinh, khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt, thể dục thể thao. Bên cạnh đó thực hiện các hoạt động giúp hỗ trợ tâm lý cho học sinh như tư vấn tâm lý, tích cực trao đổi, trò chuyện để giúp học sinh giải quyết các vấn đề gặp phải. Kết quả nghiên cứu gợi ý việc kiểm soát việc sử dụng internet có thể giúp giảm trầm cảm ở Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 347 học sinh trung học cơ sở. Bên cạnh đó sự quan tâm và bảo vệ của người mẹ cũng có vai trò quan trọng với tình trạng trầm cảm. Người mẹ cần dành nhiều sự quan tâm cho con hơn nữa để giúp nâng cao sức khỏe tâm thần của con. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Atia A (2016), "Internet dependency and its association with depression among students of Bangladesh". EC psychology and psychiatry, 1 (2): 44-48. 2. Chen JQ, Dunne MP, Han P (2004), "Child sexual abuse in China: a study of adolescents in four provinces". Child Abuse & Neglect, 28 (11): 1171-1186. 3. Cheng C, Li AY (2014), "Internet addiction prevalence and quality of (real) life: a meta-analysis of 31 nations across seven world regions". Cyberpsychol Behav Soc Netw, 17 (12): 755-760. 4. Đặng Hoàng Minh, Nguyễn Thị Phương (2013), "Tương quan giữa mức độ sử dụng Internet và các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh trung học cơ sở". Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, 29 (2): 34-42. 5. Đỗ Thị Thu Thảo (2016), Tỷ lệ nghiện internet và mối liên quan với trầm cảm ở sinh viên khoa Y tế công cộng ĐH Y dược TPHCM năm 2016, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Y tế công cộng, ĐH Y dược TPHCM, tr.12-65 6. Faraci P, Craparo G, Messina R, Severino S (2013), "Internet Addiction Test (IAT): Which is the Best Factorial Solution?". J Med Internet Res, 15 (10): 225-236. 7. Fatehi F, Monajemi A, Sadeghi A, Mojtahedzadeh R, Mirzazadeh A (2016), "Quality of Life in Medical Students With Internet Addiction". Acta Med Iran, 54 (10): 662-666. 8. Internet world stats news (2017), Number of internet users in Vietnam from 2015 to 2021 (in millions), https://www.statista.com/statistics/369732/internet-users- vietnam/, accessed on 29th june 2017. 9. Lee K, Gyeong HF, Yu BF, Song YF, Kim D (2013), "Reliability and validity of the Korean version of the internet addiction test among college students". J Korean Med Sci, 28 (5): 763-768. 10. Lê Minh Công (2013), Tình trạng nghiện internet ở học sinh trung học cơ sở tại thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai, Kỷ yếu hội thảo quốc tế lần thứ 3 về Tâm lý Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh, tr.33-35. NXB Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh. 11. Mustafa KOÇ (2011), "Internet addiction and psychopatology". The Turkish Online Journal of Educational Technology, 10 (1): 143-137. 12. Nguyen DT, et al. (2013), "Depression, anxiety, and suicidal ideation among Vietnamese secondary school students and proposed solutions: a cross-sectional study". BMC Public Health, 13 (1195): 1-10. 13. Nguyễn Thanh Hương, Lê Vũ Anh, Michael Dunne (2007), "Giá trị và độ tin cậy của hai thang đo trầm cảm và lo âu sử dụng trong nghiên cứu cộng đồng với đối tượng vị thành niên". Tạp Chí Y tế công cộng, 7 (7): 25-31. 14. Nguyễn Thanh Hương, Trương Quang Tiến, Hoàng Khánh Chi, Nguyễn Hoàng Phượng, Trần Bích Phượng, Miccheal Dunne (2009), "Một số yếu tố nguy cơ và bảo vệ đối với vấn đề trầm cảm và lo âu của học sinh 2 trướng THCS thành phố Hà Nội". Tạp chí Y tế công cộng, 13(13):9- 16. 15. Nguyễn Thị Hường, Nguyễn Hữu Hiếu, Trần Thị Thanh Hương (2014), "Thực trạng hành vi sức khỏe và nguy cơ trầm cảm của sinh viên năm thứ hai đại học thương mại". Tạp chí Y học thực hành, số 4/2014 (914): 101-105. 16. Tan Y, Chen Y, Lu Y, Li L (2016), "Exploring Associations between Problematic Internet Use, Depressive Symptoms and Sleep Disturbance among Southern Chinese Adolescents". Int J Environ Res Public Health, 13(3): 313- 325. 17. Tran XB, et al. (2017), "A study on the influence of internet addiction and online interpersonal influences on health- related quality of life in young Vietnamese". BMC Public Health, 17: 138-136. 18. Vi Duy Anh (2011), Tỷ lệ nghiện internet trong học sinh THPT Thanh Đa, quận Bình Thạnh TPHCM năm 2011 và các yếu tố liên quan, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Y tế công cộng, Đại học Y dược TPHCM, tr. 34-41. Ngày nhận bài báo: 02/11/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 16/11/2017 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmoi_lien_quan_giua_nghien_internet_va_tram_cam_o_hoc_sinh_tr.pdf
Tài liệu liên quan