Mối liên quan giữa mô mềm mũi - Môi - Cằm trên phim sọ nghiêng của người Việt bằng phân tích sơ đồ lưới

Tài liệu Mối liên quan giữa mô mềm mũi - Môi - Cằm trên phim sọ nghiêng của người Việt bằng phân tích sơ đồ lưới: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 38 MỐI LIÊN QUAN GIỮA MÔ MỀM MŨI - MÔI - CẰM TRÊN PHIM SỌ NGHIÊNG CỦA NGƯỜI VIỆT BẰNG PHÂN TÍCH SƠ ĐỒ LƯỚI Lữ Minh Lộc*, Ngô Thị Quỳnh Lan** TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích sơ đồ lưới nhằm đánh giá các góc độ và tỉ lệ giữa các cấu trúc mô mềm mũi- môi-cằm của người Việt Nam trên phim sọ nghiêng, qua đó ứng dụng trong chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị chỉnh hình. Đối tượng và phương pháp: Phim sọ nghiêng của 144 đối tượng (61 nam và 83 nữ, từ 16 đến 25 tuổi) được chọn lựa.Sơ đồ lưới được xây dựng dựa trên phim sọ nghiêng định vị theo tư thế đầu tự nhiên tùy thuộc vào chiều cao tầng mặt trên và chiều dài nền sọ trước của mỗi đối tượng. Xác định vị trí của mỗi điểm chuẩn trong hệ trục tọa độ bằng phần mềm AutoCAD 2010. Qua đó đo đạc các số đo góc, khoảng cách và tỉ lệ theo từng giới. Kiểm định T cho 2 mẫu độc lập được sử dụng để so sánh dữ liệu...

pdf10 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 304 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối liên quan giữa mô mềm mũi - Môi - Cằm trên phim sọ nghiêng của người Việt bằng phân tích sơ đồ lưới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 38 MỐI LIÊN QUAN GIỮA MÔ MỀM MŨI - MÔI - CẰM TRÊN PHIM SỌ NGHIÊNG CỦA NGƯỜI VIỆT BẰNG PHÂN TÍCH SƠ ĐỒ LƯỚI Lữ Minh Lộc*, Ngô Thị Quỳnh Lan** TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích sơ đồ lưới nhằm đánh giá các góc độ và tỉ lệ giữa các cấu trúc mô mềm mũi- môi-cằm của người Việt Nam trên phim sọ nghiêng, qua đó ứng dụng trong chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị chỉnh hình. Đối tượng và phương pháp: Phim sọ nghiêng của 144 đối tượng (61 nam và 83 nữ, từ 16 đến 25 tuổi) được chọn lựa.Sơ đồ lưới được xây dựng dựa trên phim sọ nghiêng định vị theo tư thế đầu tự nhiên tùy thuộc vào chiều cao tầng mặt trên và chiều dài nền sọ trước của mỗi đối tượng. Xác định vị trí của mỗi điểm chuẩn trong hệ trục tọa độ bằng phần mềm AutoCAD 2010. Qua đó đo đạc các số đo góc, khoảng cách và tỉ lệ theo từng giới. Kiểm định T cho 2 mẫu độc lập được sử dụng để so sánh dữ liệu theo giới. Kết quả: Mối liên quan giữa mũi-môi-cằm được thiết lập trong hình chữ nhật có đường chéo đi qua Pn và Pog’. (Nam có độ dày môi dưới độ dày cằm, chiều cao tầng mặt dướilớn hơn nữ có ý nghĩa với p<0,05, p<0,01 và p0,05).Góc tạo hợp đường E với mặt phẳng đầu tự nhiên tại vị trí Pnkhông khác biệt theo giới:70,65o± 2,9o. Tỉ lệ hình chiếu chiều dài môi trên (Sn-Ls), độ dàymôi đỏ hai môi (Ls-Li) và chiều dài môi dưới (Li-Pog’) lên mặtphẳng đứng dọc đầu tự nhiên là 1: 1,17: 1,27. Kết luận: Các số đo góc và tỉ lệmô mềm mặttrong nghiên cứu này có thể là tiêu chuẩn tham chiếu cho các đối tượng có sai khớp cắn, giúp xác định vùng bất hài hòa của khuôn mặt. Từ khóa: Phim sọ nghiêng, sơ đồ lưới, mặt phẳng đầu tự nhiên, mũi, môi, cằm. ABSTRACT MESH DIAGRAM ANALYSIS OF THE PROPORTIONATE RELATIONSHIP AMONG SOFT TISSUE FACIAL STRUCTURES (NOSE-LIP-CHIN) FROM THE VIETNAMESES’ CEPHALOGRAPHS Lu Minh Loc, Ngo Thi Quynh Lan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 2- 2018: 38 - 47 Objectives: The purpose of this study was to evaluate the proportions and relationships among soft tissue facial structures (nose- lip- chin) of Vietnamese population, by proportionate mesh diagram analysis typically used for orthodontics diagnosis and treatment planning. Materials and methods: Lateral cephalometric radiographs of 144 subjects (61 males and 83 females, aged between 16 to 25 years-old) were selected. The mesh diagram is constructed on the cephalometric radiograph oriented in the natural head position due to the individual upper facial height and anterior cranial base. The location of each landmark in coordinate system was plotted with AutoCAD 2010 software. Numerous angles, distances, and ratios were then measured for both genders. To compare data between males and females, a Student’s independent t-test was used. Results: The relationship among nose-lip-chin of soft tissue profile was established in rectangular grid *Bộ môn CHRM, Khoa Răng Hàm Mặt, ĐH Y Dược, TP. Hồ Chí Minh **Bộ môn NKCS, Khoa Răng Hàm Mặt, ĐH Y Dược, TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: ThS. Lữ Minh Lộc ĐT: 0913614126 Email: loclu75@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 39 constructed by the location of Pn and Pog’. The lower lip thickness (p<0.05) and soft tissue chin thickness (p<0.01), the height of lower face (p<0.01) were significantly increased in males compared with females. There were no distinct gender differences regarding all angular measurements and facial proportions in vertical, horizontal dimension of the rectangle. Angular measurements formed by E-line with natural head position plane: 70.65o ± 2.9o. Vertical proportions in profile view (defined in natural head plane), Sn-Ls: Ls-Li: Li-Pog’ratio is 1: 1.17: 1.27. Conclusion: The soft tissue values in the present study can be used as standards in comparison of subjects with malocclusions, and then indicating areas of facial disharmony in the relationship among nose-lip-chin. Keywords: Cephalometric radiograph, Mesh diagram, natural head plane, nose, lip, chin. MỞ ĐẦU Quan niệm điều trị chỉnh hình ngày nay có nhiều thay đổi. Thẩm mĩ, sự cân đối của khuôn mặt được đánh giá trước tiên.Genecov(1) nhấn mạnh: cấu trúc mô mềm mặt và tỉ lệ tương đối giữa các cấu trúc tạo nên đường nét của khuôn mặt, là cơ sở để đánh giá sự cân đối và hài hòa khuôn mặt của một cá thể. Vị trí và hình tháicủa mũi, môi, cằm là những yếu tố chính tạo nên đường nét khuôn mặt khi nhìn nghiêng. Burston(5) đánh giá vị trí của môi theo chiều trước-sau qua độ nhô của môi so với đường thẳng vẽ từ điểm tham chiếu Subnasale đến Pogonion mô mềm. Rickett(9) sử dụng đường E là đường thẳng đi từ đỉnh mũi đến điểm nhô nhất của cằm để đánh giá tương quan của ba thành phần này. Chỉnh hình răng mặt nhằm thay đổi tương quan răng, xương ổ răng, xương hàm trên và xương hàm dưới. Những thay đổi này có thể ảnh hưởng ít nhiều đến tương quan mũi, môi cằm bên trên. Do vậy, những số liệu và đặc biệt mối tương quan về tỉ lệ giữa các thành phần này sẽ giúp người bác sĩ dễ dàng đánh giá thẩm mỹ của nét mặt nhìn nghiêng. Nhằm mục đích bổ sung thêm những số liệu cần thiết để đưa ra tiêu chuẩn hài hòa của khuôn mặt người Việt, từ đó làm cơ sở định hướng cho việc chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị chỉnh hình, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài“ Mối liên quan giữa mô mềm mũi- môi- cằm trên phim sọ nghiêng của người Việt trưởng thành bằng phân tích sơ đồ lưới”. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mẫu nghiên cứu Mẫu nghiên cứu gồm phim sọ nghiêng của 144 đối tượng (61 nam và 83 nữ) từ 16-25 tuổi. Bao gồm phim của các đối tượng có gương mặt hài hòa trong nghiên cứu của Hồ Thị Thùy Trang(2), phim của các đối tượng là các học sinh thuộc nguồn hồ sơ lưu trữ của nhóm nghiên cứu tham gia chương trình “theo dõi và chăm sóc răng miệng đặc biệt trong 15 năm (1996-2010)” do bộ Y tế quản lý, được thực hiện tại Khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược TP.HCM và các phim sọ nghiêng chẩn đoán thường quy của bệnh nhân đến khám chỉnh hình tại khu điều trị thuộc Khoa Răng Hàm Mặt, ĐH Y Dược TP.HCM. Tiêu chuẩn chọn mẫu Ông bà, cha mẹ là người Việt Nam, dân tộc Kinh. Tuổi từ 16 đến 25 (giai đoạn tuổi xương xác định theo đốt sống cổ từ CS6 trở lên)(3). Không có tiền sử điều trị chỉnh hình răng mặt. Không có dị dạng hàm mặt. Tương quan xương hàm hạng I. Mức độ chen chúc, thiếu chỗ: ≤ 4mm. Nét mặt nhìn nghiêng (đo trên phim sọ nghiêng) chấp nhận được (môi trên: -0,9 ± 1,63 mm và môi dưới: 0,83 ± 1,56 mm so với đường thẩm mỹ E khi đánh giá qua phim sọ nghiêng)(2). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 40 Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang mô tả và phân tích Phương pháp đo đạc trên phim Kỹ thuật chụp phim Các đối tượng nghiên cứu được chụp phim theo mặt phẳng tham chiếu Frankfort. Tất cả các phim và hình được chụp bởi một kỹ thuật viên nhiều kinh nghiệm tại bộ môn tia X, Khoa Răng Hàm Mặt, ĐHYD TP HCM. Các phim đạt yêu cầu nghiên cứu được vẽ nét và scan vào máy vi tính Chuẩn hóa hình ảnh đã được scan theo tỉ lệ 1/1 so với bản vẽ nét. Để chuyển đổi từ mặt phẳng Frankfort thành mặt phẳng đầu tự nhiên, áp dụng công thức(6) Na’Sn-mp đầu tự nhiên=0,665×Na’Sn-mp Frankfort – 0,347×Pog’’Pn-mp Frankfort+55,488 Xác định các điểm chuẩn Điểm Gla’ (Glabella mô mềm): điểm nhô ra nhất của mô mềm trán Điểm Na’ (Nasion mô mềm): điểm sau nhất của mô mềm vùng khớp trán-mũi theo mặt phẳng dọc giữa. Điểm Pr (Pronasale): điểm trước nhất trên đỉnh mũi. Điểm Sn (Subnasale): điểm giao nhau ngay dưới chân mũi và môi trên, nằm trên mặt phẳng dọc giữa. Điểm Ls (Labrale superius): điểm nhô trước nhất của đường viền môi trên, nằm trên mặt phẳng dọc giữa. Điểm Sto (Stomion): rãnh giữa môi trên và môi dưới. Điểm Li (Labrale inferius): điểm nhô trước nhất của đường viền môi dưới trên mặt phẳng dọc giữa. Điểm B’ (supramentale): rãnh môi cằm. Điểm Pog’ (Pogonion mô mềm): điểm trước nhất của mô mềm vùng cằm trên mặt phẳng dọc giữa. N hay Na (Nasion): điểm trước nhất trên đường khớp trán mũi theo mặt phẳng dọc giữa. S (Sella): là điểm giữa hố yên, nằm trên mặt phẳng dọc giữa. Đây là điểm cấu trúc. ANS (Anterior Nasal Spine): điểm gai mũi trước trên mặt phẳng dọc giữa. Thiết lập sơ đồ lưới(4,6) Chiều cao tầng mặt trên (Na-ANS) và chiều dài nền sọ trước (Na-S) được dùng để xác định tứ giác “lõi” trong sơ đồ lưới. Na được xem là điểm chuẩn chính trong sơ đồ này: - Tứ giác “lõi” (hình 2) gồm: Đường thẳng đứng thứ nhất đi qua Na (đường thẳng này vuông góc với mặt phẳng Frankfort hoặc mặt phẳng ngang thật sự). Đường ngang thứ nhất đi qua Na (đường này vuông góc với đường (1)). Đường ngang thứ hai (3) đi qua ANS và song song với đường (2). Đường thẳng đứng thứ hai (4) song song với đường (1) đi qua S’(S’được xác định với khoảng cách NS’=NS). - Tứ giác “lõi” có 4 cạnh: cạnh ngang và cạnh đứng được chia thành hai phần bằng nhau. Kích thước của ½ cạnh ngang là a và ½ cạnh đứng là b. Hình 2. Tứ giác lõi của sơ đồ lưới. Jacobson A. (2006) Radiographic Cephalometry from basics to videoimaging(4) (1) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 41 Hình 1. Các điểm mốc Jacobson A. (2006) Radiographic Cephalometry from basics to 3-D imaging, 2nd ed, by Quintessence Publishing Co, Inc(4). - Từ tứ giác “lõi”, vẽ một đường thẳng đứng phía trước và một đường thẳng đứng phía sau tứ giác với khoảng cách là a; vẽ một đường ngang phía trên và ba đường ngang phía dưới tứ giác với khoảng cách là b. Như vậy sơ đồ lưới gồm có 5 đường thẳng đứng đánh số từ 1-5 và 7 đường ngang đánh theo thứ tự A, B, C, D, E, F, G, và khối sọ-mặt sẽ được nằm trong một sơ đồ lưới gồm 24 ô hình chữ nhật bằng nhau (hình 2) một hệ thống lưới được phát triển để bao quanh các thành phần của hệ thống sọ mặt và từ đó thiết lập một hệ trục tọa độ theo hai chiều trong không gian . - Chọn góc tọa độ là góc trên bên phải của từng ô chữ nhật nhỏ trong sơ đồ lưới (để thuận tiện cho việc đo đạc). Xác định tọa độ các điểm Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 42 chuẩn trong hệ trục tọa độ nhỏ này (gồm hai giá trị hoành độ và tung độ) bằng cách chiếu vuông góc lên hai cạnh góc vuông của hình chữ nhật nhỏ. Giá trị điểm chuẩn được tính theo tỉ lệ các cạnh của hình chữ nhật nhỏ. Từ Pn, Pog’ vẽ các đường thẳng song song với trục hoành và trục tung của sơ đồ lưới, ta được hình chữ nhật bao phủ các thành phần môi, đỉnh mũi và phần nhô nhất của cằm. Vẽ lần lượt các hình chiếu của các điểm Sn, Ls, Sto, Li, B’trên hai cạnh của hình chữ nhật. Hình 3. Sơ đồ lưới gồm 24 ô chữ nhật bằng nhau. Điểm Pn có giá trị (X%, Y%) trong hệ trục tọa độ là hai cạnh góc vuông của hình chữ nhật có chứa điểm Pn. (a) (b) (c) Hình 4. (a): hình chữ nhật đi qua Pn, Pog’ với cạnh ngang song song với mặt phẳng đầu tự nhiên (b): góc giữa mặt phẳng đầu tự nhiên và đường E: i; góc mũi môi (Pn-Sn-Ls): ii; góc môi-cằm (Li-B’-Pog’): iii(c): cạnh dài Ls: khoảng cách từ Ls đến cạnh ngắn hình chữ nhật (kí hiệu Ls-y); cạnh ngắn Ls: khoảng cách từ Ls đến cạnh dài hình chữ nhật (kí hiệu Ls-x) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 43 Dùng phần mềm SPSS tìm mối tương quan giữa các điểm tham chiếu, hình chiếu của các điểm trên mô mềm trong hình chữ nhật vừa tạo trên 2 nhóm nam và nữ người Việt có nét mặt hài hòa. Sử dụng kiểm định Student T-test trong SPSS 16.0 để so sánh giá trị tọa độ và vị trí tỉ lệ của các điểm chuẩn trên mô mềm giữa nam và nữ. Khác biệt có ý nghĩa khi p<0,05. KẾT QUẢ Các số đo kích thước chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật giữa nam và nữ có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Cạnh dài của hình chữ nhật của nam dài hơn của nữ hay chiều dài tầng dưới mặt của nam dài hơn nữ (p<0,001). Cạnh ngắn của hình chữ nhật của nữ ngắn hơn của nam (p<0,01) hay mũi nam nhô cao về phía trước hơn nữ khi nhìn nghiêng trong mối tương quan mũi-cằm (Bảng 1). Số đo các góc mũi- môi, góc môi-cằm và góc mặt phẳng đầu tự nhiên và đường E không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ. Đặc biệt số đo góc mặt phẳng đầu tự nhiên và đường E gần như giống nhau giữa nam và nữ (70,65 độ) và độ lệch chuẩ cũng tương đương nhau (Bảng 2). Vị trí các điểm tham chiếu theo chiều ngang hay chiều trước- sau khi xét theo mặt phẳng đầu tự nhiên gần như giống nhau, trừ các vị trí môi dưới và đỉnh mũi của nam nhô ra trước so với nữ có ý nghĩa thống kê (Bảng 3). Bảng 1. Các số đo khoảng cách chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật (đơn vị tính: mm) Độ dài Chung Nam Nữ Giá trị p Mức khác biệt TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC Pn (cạnh ngắn) 21,88 3,33 22,73 3,3 21,25 3,23 0,008 ** Pog’ (cạnh dài) 62,66 4,95 65,1 4,89 60,86 4,19 0,000 *** Bảng 2. Các số đo góc mũi-môi (Pn-Sn-Ls), góc môi cằm (Li-B’-Pog’), góc mặt phẳng đầu tự nhiên và đường E (đơn vị tính: độ) Độ dài Chung Nam Nữ Giá trị p Mức khác biệt TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC Góc Pn-Sn-Ls 113,70 9,3 113,83 10,28 113,56 8,58 0,89 - Góc Li-B’-Pog’ 130,48 13,41 128,9 14,78 131,63 12,28 0,23 - Góc mp đầu tự nhiên và đường E 70,65 2,9 70,47 2,88 70,78 2,92 0,53 - Bảng 3. Độ dài hình chiếu các điểm Sn, Ls, M, Li, B’, Pog’ lên cạnh đứng (chiều dài) hình chữ nhật (đơn vị tính: mm) Độ dài Chung Nam Nữ Giá trị P Mức khác biệt TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC Sn chiều ngang 7,99 2,89 8,13 3,17 7,88 2,69 0,60 - Ls chiều ngang 11,9 2,46 12,34 2,67 11,57 2,25 0,06 - M chiều ngang 4,66 2,08 5,0 2,37 4,41 1,80 0,09 - Li chiều ngang 7,70 1,81 8,07 1,80 7,43 1,78 0,04 * B’ chiều ngang 1,0 1,63 1,02 1,81 0,98 1,50 0,89 - Pog’ chiều ngang 21,88 3,33 22,73 3,3 21,21 3,15 0,006 ** Bảng 4. Độ dài hình chiếu các điểm Sn, Ls, M, Li, B’, Pn lên cạnh ngang (chiều rộng) hình chữ nhật (đơn vị tính: mm) Độ dài Chung Nam Nữ Giá trị P Mức khác biệt TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC Sn chiều dọc 10,67 1,86 10,96 1,95 10,45 1,77 0,1 - Ls chiều dọc 25,83 2,98 26,81 2,78 25,12 2,92 0,001 ** M chiều dọc 33,78 3,17 35 3,05 32,88 2,97 0,000 *** Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 44 Li chiều dọc 43,40 4,60 45,34 4,24 41,98 4,36 0,000 *** B’ chiều dọc 49,07 4,14 50,83 3,90 47,77 3,84 0,000 *** Pn chiều dọc 62,66 4,95 65,09 4,85 60,87 4,2 0,000 *** Vị trí các điểm tham chiếu theo chiều đứng khi đánh giá theo mặt phẳng đầu tự nhiên gần như khác nhau có ý nghĩa giữa nam và nữ, trừ các vị trí chân mũi Sn (p>0,05). Như vậy, các điểm tham chiếu trên mô mềm của tầng mặt dưới của nam nằm ở vị trí thấp hơn so với nữ, hay tầng mặt dưới của nam dài hơn nữ (Bảng 4). Bảng 5. Tỉ lệ các điểm chuẩn theo cạnh ngang (chiều rộng) và cạnh đứng (chiều dài) của hình chữ nhật trong phân tích sơ đồ lưới Độ dài Chung Nam Nữ Giá trị p Mức khác biệt TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC Sn chiều ngang/chiều rộng 0,36 0,09 0,35 0,10 0,36 0,08 0,42 - Ls chiều ngang/chiều rộng 0,54 0,07 0,54 0,08 0,54 0,07 0,85 - M chiều ngang/chiều rộng 0,21 0,08 0,22 0,09 0,20 0,07 0,36 - Li chiều ngang/chiều rộng 0,35 0,07 0,36 0,06 0,35 0,07 0,61 - B' chiều ngang/chiều rộng 0,04 0,07 0,04 0,08 0,04 0,07 0,91 - Sn chiều dọc/chiều dài 0,17 0,03 0,17 0,03 0,17 0,03 0,45 - Ls chiều dọc/chiều dài 0,41 0,03 0,41 0,03 0,41 0,04 0,91 - M chiều dọc/chiều dài 0,54 0,03 0,54 0,03 0,54 0,03 0,62 - Li chiều dọc/chiều dài 0,69 0,05 0,70 0,05 0,69 0,06 0,45 - B' chiều dọc/chiều dài 0,78 0,03 0,78 0,03 0,78 0,04 0,52 - Khi xét về tỉ lệ của độ dài các hình chiếu của các điểm tham chiếu lên cạnh ngắn và cạnh dài của hình chữ nhật, bảng kết quả cho thấy: tất cả các điểm tham chiếu đều không thấy sự khác biệt giữa nam và nữ. Điều này hoàn toàn khác biệt với kết quả từ bảng 4. Như vậy, có sự khác biệt giữa sử dụng các số đo và sử dụng tỉ lệ để đánh giá mức độ hài hòa của các cá thể. Nét mặt nhìn nghiêng là một tổng thể, có được do sự kết hợp về vị trí của các điểm tham chiếu, do đó không thể sử dụng các số đo riêng lẽ để đánh giá từng thành phần mũi, hay môi, cằm, mà chúng ta cần phải đánh giá sự tương quan giữa chúng với nhau (số đo tỉ lệ). Bảng 6. Độ dài và tỉ lệ hình chiếu của môi trên, môi dưới và cằm trong tương quan cạnh đứng hình chữ nhật Độ dài Chung Nam Nữ Giá trị p Mức khác biệt TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC Hình chiếu Ls-Sn (1) 15,17 2,45 15,85 2,35 14,67 2,37 0,004 ** Hình chiếu Li-Ls (2) 17,57 3,56 18,52 3,33 16,87 3,59 0,005 ** Hình chiếu Pog’-Li (3) 19,26 3,65 19,77 3,47 18,89 3,76 0,151 - Hình chiếu Pog’-Sn (4) 52 4,5 54,14 4,73 50,42 3,91 0,000 *** Ls-Sn(1)/Pog’-Sn (4) (a) 0,29 0,04 0,29 0,03 0,29 0,04 0,75 - Li-Ls(2)/Pog’-Sn (4) (b) 0,34 0,07 0,34 0,06 0,34 0,07 0,5 - Pog’-Li(3)/Pog’-Sn (4)(c) 0,37 0,06 0,37 0,05 0,37 0,07 0,35 - Khi đánh giá tầng mặt dưới theo chiều đứng, ngoại trừ Pog’-Li, độ dài các hình chiếu Ls-sn, Li- Ls và Pog’-Sn đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ (p<0,01). Tuy nhiên, khi đánh giá về mặt tỉ lệ trên trục đứng Pog’-Sn, các tỉ lệ này hoàn toàn giống nhau giữ nam và nữ. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 45 BÀN LUẬN Phân tích mô mềm, về cơ bản là những ghi nhận những đường nét mô mềm quan sát được bằng mắt thông qua việc thăm khám bệnh nhân. Theo Moorrees(6), để đánh giá mức độ hài hòa của nét mặt nhìn nghiêng, đầu của các cá thể phải được chuẩn hóa ở cùng một tư thế. Theo tác giả, đầu được định hướng làm mặt phẳng tham chiếu đầu tự nhiên có nhiều ưu điểm nhất khi đánh tính thẩm mỹ của nét mặt nhìn nghiêng. Mặc dù, chưa có sự thống nhất nét mặt nhìn nghiêng như thế nào là lý tưởng, tuy nhiên các tác giả Steiner(10), Ricketts(9), Merrifield(7) đã đưa ra những đường tham chiếu giúp đánh giá mức độ hài hòa của nét mặt nhìn nghiêng như đường S, E. Các đường tham chiếu này vẫn được sử dụng đến ngày nay. Theo các tác giả này, sự thăng bằng của mặt theo chiều trước sau phụ thuộc các thành phần mũi, môi, cằm khi nhìn nghiêng. Do đó, trong nghiên cứu này, chúng tôi xây dựng một hình chữ nhật (hình 2) bao quanh mũi, môi, cằm được vẽ từ đỉnh mũi (Pn) và cằm (Pog’), với các cạnh song song và vuông góc với mặt phẳng đầu tự nhiên. Mối tương quan về số đo, góc độ, tỉ lệ giữa các thành phần này trên những cá thể có nét mặt bình thường sẽ giúp cho chúng ta có thể đánh giá mức độ hài hòa của các cá thể chính xác, và dễ dàng hơn. Đường E (đường thẩm mỹ theo Ricketts) là đường thẳng đi qua 2 điểm Pn và Pog’, đã được Ricketts(9) đã sử dụng để đánh giá mối tương quan của mũi, môi, cằm khi nhìn nghiêng. Theo nghiên cứu của Hồ Thị Thùy Trang(2) , trên nhóm người Việt có nét mặt hài hòa, vị trí của môi trên so với đường E là -0,9 ± 1,69 và môi dưới 0,83 ± 1,56 khi đánh giá qua phim sọ nghiêng. Dựa vào giá trị này, các bác sĩ chỉnh hình sẽ cố gắng thay đổi độ nhô của môi cho phù hợp với vị trí của mũi và cằm. Tuy nhiên, khi một trong hai thành phần mũi hay cằm quá nhô hay quá lùi, nếu can thiệp để thay đổi độ nhô của môi cho phù hợp có thể gây ra hậu quả nghiêm trong về thẩm mỹ cho tầng mặt dưới hay tổng thể nét mặt nhìn nghiêng. Trong trường hợp này, đôi khi chúng ta cần phải chỉnh sữa độ nhô của cằm hay mũi cho phù hợp với hai thành phần còn lại. Merrifield(7) đã sử dụng góc Z là góc hợp bởi mặt phẳng Frankfort và và đường thẳng đi qua Pog’ và điểm nhô nhất của môi trên hay môi dưới. Theo tác giả, về mặt lý tưởng, môi trên nên Hình 3. Hình chiếu của Sn-Ls, Ls-Li và Li-Pog’ lên cạnh dài của hình chữ nhật hay mặt phẳng đứng dọc đầu tự nhiên Ls Sn Li Pog’ Hình chiếu của Sn-Ls Hình chiếu của Ls-Li Hình chiếu của Li-Pog’ Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 46 tiếp xúc với đường này, còn môi dưới có thể tiếp xúc hoặc lui sau nhẹ. Số đo trung bình của góc này là 80o ± 9o. Số đo trung bình của góc Z có độ lệch chuẩn khá cao, nên khi sử dụng số đo góc này làm giá trị tham chiếu cho các chẩn đoán vị trí bình thường của môi và cằm của một cá thể sẽ gặp nhiều khó khăn. Trong nghiên cứu của chúng tôi, góc hợp bởi mặt phẳng đầu tự nhiên và đường E có giá trị trung bình là 70,65o ± 2,9o. Gíá trị góc này cũng tương đương nhau giữa nam và nữ có nét mặt hài hòa. Vậy đây là một trị số vững ổn, có ý nghĩa trong chẩn đoán sự hài hòa của nét mặt nhìn nghiêng. Để đánh giá mức độ hài hòa khi nhìn nghiêng, thông thường, chúng ta xác định đường E, rồi đánh giá vị trí môi xem có bình thường hay không, nếu bất thường thì cố gắng điều trị chỉnh hình hay phẫu thuật để đưa vị trí môi về trị số bình thường so với đường E. Trong trường hợp cằm quá lui sau, công việc điều chỉnh môi trên và dưới theo đường E sẽ làm tăng độ lồi của mặt, dẫn đến thiếu sự hài hòa tổng thể giữa các tầng mặt. Do đó việc xác định góc giữa đường E và mặt phẳng đầu tự nhiên sẽ cho một ý tưởng về vị trí tương đối của độ nhô của mũi và cằm, sau khi kết hợp với giá trị trung bình giữa vị trí môi và đường E, ta sẽ đưa ra một chẩn đoán phù hợp về vị trí của mũi, môi, cằm ở cá thể đó. Từ đó, một điều trị chỉnh hình thông thường nhằm thay đổi độ nhô của răng để thay đổi độ nhô của môi, hay một phẫu thuật cắt cằm, sẽ được quyết định. Góc mũi môi (Pn-Sn-Ls) giống nhau ở nam và nữ, có số đo xấp xỉ 113o, hay mối tương quan giữa môi trên và vị trí đỉnh mũi giữa nam và nữ không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Mũi, môi của nam luôn ở vị trí ra trước so với nữ, do đó, số đo này cho ta thấy hình ảnh của môi trên và mũi của nam chính là hình ảnh tịnh tiến ra trước của hai thành phần này của nữ. Số đo góc môi cằm (Li-B’-Pog’) tương tự như số đo góc mũi môi không có sự khác biệt giữa nam và nữ. Tuy nhiên, độ lệch chuẩn của hai số đo này quá lớn 9 độ (góc mũi môi), 13 độ (góc môi cằm), nên các giá trị này khó có thể sử dụng làm các trị số tham chiếu cho chẩn đoán, lập kế hoạch điều trị. Từ kết quả bảng 6, các số đo kích thước như khoảng cách từ chân mũi đến môi trên (Ls-Sn) khác biệt có ý nghĩa thông kê giữa nam và nữ, độ dầy của môi trên và môi dưới ở nam nhiều hơn ở nữ (p<0,01), chiều dài tầng mặt dưới Pog’- Sn có sự khác biệt giữa nam và nữ. Tuy nhiên, khi so sánh các khoảng cách nói trên với chiều dài cạnh đứng hình chữ nhật, kết quả cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nam và nữ trong các tỉ lệ (a), (b) và (c) hay mặc dù môi trên dầy hơn ở nam so với nữ khi phân tích số đo nhưng khi so sánh theo tỉ lệ các thành phần của khuôn mặt theo chiều đứng thì cá thể nam không có sự khác biệt với nữ. Điều này nhấn mạnh rằng: các số đo kích thước có thể giúp so sánh giữa cá thể này và cá thể khác, tuy nhiên sẽ có thể sai lầm khi dùng để đánh giá sự hài hòa giữa các thành phần trong cùng một cá thể. Khi thực hiện phép tính tỉ lệ giữa 3 nhóm (a), (b), (c) ở bảng 6, chúng tôi tìm được một tỉ lệ đặc biệt giữa 3 thành phần này: (a): (b): (c) = 1: 1,17: 1,27. Sự khác nhau giữa nam và nữ không có ý nghĩa thống kê ở tỉ lệ này cho thấy đây là một tỉ lệ vững ổn trên cấu trúc mô mềm mặt người Việt có nét mặt bình thường. Tỉ lệ này rất hữu ích trong việc định lại ví trí lí tưởng của môi trên và môi dưới dựa trên mối tương quan theo chiều đứng của hình chữ nhật. Đồng thời giúp xác định chiều dài bình thường của môi trên Sn-Ls trên mỗi cá thể, từ đó các bác sĩ lâm sàng có thể xác định môi trên của cá thể là ngắn hay dài hơn bình thường, nhằm giúp đánh giá nguyên nhân cười hở lợi là do môi trên cá thể ngắn hay cá thể có sự tăng trưởng quá mức xương ổ răng hàm trên. Trên cơ sở đó các bác sĩ phẫu thuật sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. KẾT LUẬN Thẩm mỹ của nét mặt nhìn nghiêng phụ thuộc rất nhiều vào mối tương quan theo chiều trước sau của mũi-môi-cằm. Các phân tích về số đo của các cấu trúc sọ mặt giúp người nghiên Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 47 cứu có thể so sánh giữa cá thể này với cá thể khác. Tuy nhiên để đánh giá sự hài hòa của các thành phần này trên một khuôn mặt thì phân tích so sánh theo tỉ lệ và số đo các góc có nhiều ưu điểm hơn. Theo kết quả nghiên cứu trên, đối với những cá thể có nét mặt hài hòa được chọn, về mặt số đo kích thước, chiều dài tầng mặt dưới, độ nhô cao của mũi ở nam lớn hơn nữ. Tuy nhiên, góc hợp bởi mặt phẳng đầu tự nhiên và đường thẫm mỹ E lại tương đương nhau 70,65o± 2,9o. Bên cạnh đó, tỉ lệ đặc biệt ổn định của các hình chiếu chiều dài môi trên (Sn-Ls), độ dầy hai môi (Ls-Li) và chiều dài môi dưới (Li-Pog’) lên phẳng đứng dọc đầu tự nhiên là 1: 1,17: 1,27, sẽ giúp các nhà nhân trắc học, bác sĩ phẫu thuật, chỉnh hìnhcó thêm nhiều dữ liệu tham chiếu cho những đánh giá mức độ hài hòa của khuôn mặt nhìn nghiêng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Genecov JS, Sinclair PM, Dechow PC (1990). “Development of the nose and soft tissue profile”, Angle Orthodontist, 60(3), pp.191-198. 2. Hồ Thị Thùy Trang, Hoàng Tử Hùng (2000). “Những đặc trưng của khuôn mặt hài hòa qua ảnh chụp và phim sọ nghiêng: nghiên cứu trên sinh viên ĐH Y Dược TP.HCM”, Tạp chí Y học TP.HCM, tập 4. 3. Hồ Thị Thùy Trang, Hoàng Tử Hùng (2013). “Xác định giai đoạn trưởng thành xương đốt sống cổ bằng phương pháp định lượng: nghiên cứu trên phim sọ nghiêng độ tuổi 7-18 tuổi”, Tạp chí Y học TP.HCM, tập 17 (2), tr.223. 4. Jacobson A. (1995),“Radiographic Cephalometry from basics to videoimaging”. By Quintessence Publising Co, Inc, pp.175-215. 5. Legan HL, Burstone CJ. (1980). Soft tissue cephalometric analysis for orthognathic surgery. J Oral Surg; 38:744-751. 6. Lữ Minh Lộc, Ngô Thị Quỳnh Lan (2015). “Khảo sát mối tương quan giữa hai mặt phẳng đầu tự nhiên và Frankfort trong phân tích sơ đồ lưới”. Tạp chí Y học TP.HCM, tập 19 (2), tr.316. 7. Merrifield LL (1966). “The profile line as an aid in critically evaluating facial esthetics”. Am J orthod; 52:804-822. 8. Moorees CFA, Lebret L (1962). “The mesh diagram and cephalometrics”. The Angle Orthodontics, 32, pp.214-231. 9. Ricketts RM. (1961), “Cephalometric analysis and synthesis”. Angle Orthod; 31:141-156. 10. Steiner CC (1960). “The use of cephalometrics as an aid to planning and assessing orthodontic treatment”. Am J orthod;46: 721- 735. Ngày nhận bài báo: 27/01/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 15/02/2018 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmoi_lien_quan_giua_mo_mem_mui_moi_cam_tren_phim_so_nghieng_c.pdf
Tài liệu liên quan