Tài liệu Mối liên quan giữa kiểm soát huyết áp, lipid máu đạt mục tiêu với một số thông số ở bệnh nhân tăng huyết áp: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 2 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 318
MỐI LIÊN QUAN GIỮA KIỂM SOÁT HUYẾT ÁP, LIPID MÁU ĐẠT MỤC TIÊU
VỚI MỘT SỐ THÔNG SỐ Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP
Lê Đình Thanh*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan giữa kết quả kiểm soát huyết áp (HA) và lipid máu đạt mục tiêu với
một số thông số ở bệnh nhân (BN) tăng huyết áp (THA) điều trị ngoại trú.
Đối tượng và phương pháp: 159 bệnh nhân (BN) tăng huyết áp (THA) điều trị ngoại trú với thời
gian > 1 tháng trong đó có 121 BN rối loạn lipid máu (RLLP).
Kết quả: Tỷ lệ đạt HA mục tiêu: 44,05 %; lipid: 32,23%. Bệnh nhân nam, không đái tháo đường
(ĐTĐ), đơn trị liệu, tuân thủ điều trị có tỉ lệ kiểm soát HA đạt mục tiêu cao hơn.
Kết luận: Bệnh nhân không ĐTĐ, sử dụng statin, tuân thủ điều trị có tỉ lệ kiểm soát lipid máu đạt
mục tiêu cao hơn. Tim to trên X - quang, suy tim, đột quỵ não cũ (ĐQN) liên quan chưa có ý nghĩa với kết
quả kiểm so...
4 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 393 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối liên quan giữa kiểm soát huyết áp, lipid máu đạt mục tiêu với một số thông số ở bệnh nhân tăng huyết áp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 2 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 318
MỐI LIÊN QUAN GIỮA KIỂM SOÁT HUYẾT ÁP, LIPID MÁU ĐẠT MỤC TIÊU
VỚI MỘT SỐ THÔNG SỐ Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP
Lê Đình Thanh*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan giữa kết quả kiểm soát huyết áp (HA) và lipid máu đạt mục tiêu với
một số thông số ở bệnh nhân (BN) tăng huyết áp (THA) điều trị ngoại trú.
Đối tượng và phương pháp: 159 bệnh nhân (BN) tăng huyết áp (THA) điều trị ngoại trú với thời
gian > 1 tháng trong đó có 121 BN rối loạn lipid máu (RLLP).
Kết quả: Tỷ lệ đạt HA mục tiêu: 44,05 %; lipid: 32,23%. Bệnh nhân nam, không đái tháo đường
(ĐTĐ), đơn trị liệu, tuân thủ điều trị có tỉ lệ kiểm soát HA đạt mục tiêu cao hơn.
Kết luận: Bệnh nhân không ĐTĐ, sử dụng statin, tuân thủ điều trị có tỉ lệ kiểm soát lipid máu đạt
mục tiêu cao hơn. Tim to trên X - quang, suy tim, đột quỵ não cũ (ĐQN) liên quan chưa có ý nghĩa với kết
quả kiểm soát HA và lipid máu.
Từ khóa: Tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, mục tiêu điều trị
ABSTRACT
THE ASSOCIATION BETWEEN GOAL CONTROL OF BLOOD PRESSURE, LIPIDS AND SOME
PARAMETERS IN HYPERTENSIVE PATIENTS
Le Dinh Thanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 2 - 2017: 318 - 321
Objectives: Examined the association between achieve target control of blood pressure, blood lipids
with some parameters in patients with hypertension were treated as outpatients
Candidates and methods:159 patients with hypertension were treated as outpatients with greater
than one month duration, including 121 patients with lipid disorders.
Results showed that: the rate of achieve target control of blood pressure is 44.05%; lipid: 32.23%.
Male patients, without diabetes, monotherapy, good adherence have rate of goal control of blood pressure
were higher.
Conclusion: Patients without diabetes, using statine, good adherence have rate of goal control of blood
lipid were higher. Cardiomegaly on X ray, heart failure, old celebral stroke no significantimpact to the
results of blood pressure control and blood lipid.
Keywords: Hypertension, dyslipidemia, goal target control.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn lipid máu là biểu hiện rất thường
gặp ở BN THA. Kiểm soát HA và lipid máu
thích hợp là mục tiêu điều trị và là biện pháp
dự phòng tốt nhất các biến chứng liên quan
trong đó có đột quỵ não, bệnh tim thiếu máu
cục bộ. Cả THA và RLLP máu đều là những
biểu hiện cần được điều trị thường xuyên. Tuy
vậy kết quả kiểm soát HA và lipid máu còn
phụ thuộc vào một số yếu tố ngoài việc sử
dụng thuốc do các bác sĩ chỉ định cũng như sự
tuân thủ điều trị của BN. Đề tài nghiên cứu
nhằm mục tiêu: Tìm hiểu mối liên quan giữa kết
quả kiểm soát HA và lipid máu đạt mục tiêu với
một số thông số: tuổi, giới, BMI, ĐTĐ, biến
chứng, thuốc sử dụng và tuân thủ điều trị ở BN
* Bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ chí Minh
Tác giả liên lạc: TS. BS. Lê Đình Thanh ĐT: 0913634383 Email: ledinhthanhvmc@yahoo.com.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 319
THA điều trị ngoại trú.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
159 BN THA đã được chẩn đoán và hướng
dẫn điều trị ngoại trú tại Khoa Khám bệnh -
Bệnh viện Thống Nhất Thành phố Hồ Chí
Minh trong thời gian từ tháng 3 đến tháng
10/2015.
Tiêu chuẩn lựa chọn BN
THA nguyên phát đã được hướng dẫn
điều trị với thời gian 1 đợt > 1 tháng, có hay
không có RLLP máu, đều có chỉ số huyết áp
của lần khám trước ≥ 140/90 mmHg.
Tiêu chuẩn loại trừ
THA thứ phát, bệnh chẩn đoán lần đầu,
bệnh nhân hoàn toàn không dùng thuốc theo
hướng dẫn hoặc không dùng thuốc > 5 ngày
trong đợt điều trị.
Phương pháp
Thiết kế nghiên cứu
Tiến cứu, mô tả,, so sánh kết quả trước và
sau một đợt điều trị.
Nội dung nghiên cứ
Khai thác bệnh sử, xác định BMI, chỉ số
HA và lipid máu cũng như phác đồ điều trị
dựa vào sổ khám bệnh của BN trong lần khám
gần nhất.
Xét nghiệm lipid máu bao gồm:
cholesterol, tryglicerid, HDL - c, LDL – c.
Đánh giá mức độ tuân thủ điều trị.
Xác định chỉ số HA theo phân loại JNC
VII. Đánh giá rối loạn lipid máu theo Hội tim
mạch Việt Nam. Xác định HA đạt mục tiêu khi
HA < 140/90 mmHg. Kết quả điều trị lipid
máu đạt mục tiêu khi chỉ số trở về giới hạn
bình thường.
Xử lý số liệu thống kê theo chương trình
phần mềm SPSS 22.0.
KẾT QUẢ
Bảng 1. Tỉ lệ BN có HA, lipid máu đạt mục tiêu
kiểm soát khi tái khám
Chỉ số Lần khám trước Tái khám
HA đạt mục tiêu 159 (0%) 70 (44,05%)
Lipid máu đạt mục tiêu 121 (0%) 39 (32,23%)
Sau 1 tháng điều trị ngoại trú, BN có HA,
lipid máu đạt mục tiêu đều dưới 50%
Bảng 2. Mối liên quan giữa HA đạt mục tiêu với
một số thông số (n = 159)
Thông số
Đạt mục
tiêu n (%)
Không đạt
mục tiêu n
(%)
p
Giới
Nam (n=85) 45 (52,94) 40 (47,06)
< 0,05
Nữ (n=74) 25 (33,78) 49 (66,22)
Tuổi
(năm)
> 60 (n=115) 48 (41,74) 67 (58,26)
> 0,05
≤ 60 (n=44) 22 (50) 22 (50)
BMI
(kg/m
2
)
≥ 23 (n=83) 34 (40,96) 49 (59,04)
> 0,05
< 23 (n=76) 36 (47,37) 40 (52,63)
ĐTĐ
Có (n=46) 3 (6,52) 43 (93,48)
<
0,001 Không
(n=113)
67 (59,29) 46 (40,71)
Thuốc
sử dụng
Đơn trị liệu
(n=75)
38 (54,29) 37 (41,57)
< 0,05
Đa trị liệu
(n=84)
32 (45,71) 52 (58,43)
Tuân
thủ điều
trị
Có (n=96) 54 (56,25) 42 (43,75)
< 0,05
Không (n=63) 16 (25,40) 47 (74,60)
Bệnh nhân nam, không có ĐTĐ, đơn trị
liệu, tuân thủ điều trị có kết quả kiểm soát
huyết áp đạt mục tiêu cao hơn so với bệnh
nhân nữ, có ĐTĐ, đa trị liệu, không tuân thủ
điều trị.
Tỷ lệ kiểm soát huyết áp đạt mục tiêu ở BN
> 60 và ≤ 60 tuổi, BMI ≥ 23 và < 23 kg/m2 khác
biệt chưa có ý nghĩa thống kê.
Kết quả kiểm soát HA đạt mục tiêu ở BN
THA có hay không có tim to trên X - quang,
suy tim, đột quỵ não cũ khác biệt không có ý
nghĩa thống kê.
Bệnh nhân THA không kèm ĐTĐ, sử dụng
statine, tuân thủ điều trị có tỷ lệ kiểm soát
lipid đạt mục tiêu cao hơn so với BN có ĐTĐ,
sử dụng fibrat, không tuân thủ điều trị.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 2 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 320
Bảng 3. Mối liên quan kiểm soát HA đạt mục tiêu với một số biến chứng (n = 159)
Biến chứng Đạt mục tiêu (n=70) Không đạt mục tiêu (n=89) p
Tim to trên Xq n(%)
Có (n=17) 7 (10) 10 (11,24)
> 0,05
Không (n=142) 63 (90) 79 (88,76)
Suy tim độ 2, 3 n(%)
Có (n=7) 4 (5,71) 3 (3,37)
> 0,05
Không (n=152) 66 (94,29) 86 (96,63)
Đột quỵ não cũ n(%)
Có (n=13) 5 (7,14) 8 (8,99)
> 0,05
Không (n=146) 65 (92,86) 81 (91,11)
Bảng 4. Mối liên quan giữa kiểm soát lipid máu đạt mục tiêu với một số thông số (n=121)
Thông số Đạt mục tiêu (n=39);n(%) Không đạt mục tiêu (n=82);n(%) p
Giới
Nam (n=60) 19 (48,71) 41 (50)
> 0,05
Nữ (n=61) 20 (51,28) 41 (50)
Tuổi (năm)
> 60 (n=82) 28 (71,79) 54 (65,85)
> 0,05
≤ 60 (n=39) 11 (28,21) 28 (34,15)
BMI (kg/m
2
)
≥ 23 (n=67) 16 (41,03) 51 (62,20)
> 0,05
< 23 (n=54) 23 (58,97) 31 (37,80)
ĐTĐ
Có (n=37) 16 (41,03) 21 (25,61)
< 0,05
Không (n=84) 23 (58,97) 61 (74,39)
Thuốc sử dụng
Statine (n=108) 39 (100) 69 (84,14)
< 0,05
Fibrat (n=13) 0 13 (15,86)
Tuân thủ điều trị
Có (n=65) 28 (43,08) 37 (56,92)
< 0,05
Không (n=56) 11 (19,64) 45 (80,36)
Tỷ lệ kiểm soát lipid đạt mục tiêu giữa
bệnh nhân nam và nữ, tuổi ≤ 60 và > 60, BMI ≥
23 và < 23 kg/m2 khác biệt chưa có ý nghĩa
thống kê.
Bảng 5. Mối liên quan giữa kiểm soát lipid máu
đạt mục tiêu với biến chứng (n = 121)
Biến chứng
Đạt mục
tiêu (n=39)
Không đạt
mục tiêu
(n=82)
p
Tim to trên
Xq n(%)
Có (n=11) 4 (10,26) 7 (8,54)
>
0,05 Không
(n=110)
35 (89,74) 75 (91,46)
Suy tim độ
2, 3 n(%)
Có (n=2) 2 (5,13) 0 (0)
>
0,05 Không
(n=119)
37 (94,87) 82 (100)
Đột quỵ
não cũ
n(%)
Có (n=11) 2 (5,13) 9 (10,98)
>
0,05 Không
(n=110)
37 (94,87) 73 (89,02)
Kết quả kiểm soát lipid máu đạt mục tiêu ở
BN THA có hay không có tim to trên X -
quang, suy tim, đột quỹ não cũ khác biệt chưa
có ý nghĩa thống kê.
BÀN LUẬN
Bệnh nhân THA thường kèm theo một số
yếu tố nguy cơ, bệnh kèm theo hoặc biến
chứng cơ quan đích. Những biểu hiện trên
vừa là yếu tố ảnh hưởng đến tiến triển của
bệnh vừa ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Mỗi
yếu tố nguy cơ, biến chứng, hoặc bệnh kèm
theo đều trở thành nguyên nhân tác động ảnh
hưởng đến kết quả điều trị với các mức độ
khác nhau. Thật vậy trong nghiên cứu nhận
thấy một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả
kiểm soát huyết áp bao gồm giới, ĐTĐ, phác
đồ dùng thuốc và mức độ tuân thủ điều trị. Ở
bệnh nhân nam, không kèm ĐTĐ, sử dụng
một thuốc chống THA, tuân thủ điều trị đều
có tỷ lệ kiểm soát HA cao hơn so với BN nữ,
kèm ĐTĐ, sử dụng ≥ 2 thuốc chống THA và
không tuân thủ điều trị. Quan sát của một số
tác giả cũng cho thấy bệnh nhân nữ THA
thường đi kèm với nhiều yếu tố nguy cơ cũng
như những thay đổi liên quan đến hệ thống
hormon - nội tiết. Đây cũng là những nguyên
nhân làm hạn chế kết quả điều trị bệnh(1,5,7).
Bệnh nhân THA kèm ĐTĐ và tuân thủ điều trị
chưa tốt có tỷ lệ kiểm soát HA kém hơn so với
BN không có ĐTĐ và tuân thủ điều trị tốt
cũng là kết quả dễ hiểu, phù hợp với lý thuyết.
Khi BN THA có chỉ số HA cao ở mức nhẹ hoặc
vừa, không hoặc chưa có nhiều biến chứng cơ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 321
quan đích thì dễ kiểm soát HA hơn và những
trường hợp này chủ yếu chỉ cần sử dụng đơn
trị liệu đã có thể kiểm soát HA đạt mục tiêu so
với BN sử dụng đa trị liệu(3,4). Khi phân tích
mối liên quan giữa kiểm soát HA, lipid máu
với một số biến chứng cơ quan đích ở BN đều
chưa nhận thấy sự khác biệt có ý nghĩa khi có
hay không có tim to trên X - quang, suy tim,
đột quỹ não cũ. Kết quả trên đây có thể là do
số lượng BN nghiên cứu có các biến chứng sử
dụng để phân tích số liệu còn rất ít, do vậy sự
khác biệt chưa được thể hiện. Khi phân tích
kết quả kiểm soát lipid máu ở 121/159 BN
THA có rối loạn lipid máu được điều trị, nhận
thấy: BN ĐTĐ, sử dụng fibrat, không tuân thủ
điều trị đều có tỷ lệ kiểm soát lipid máu đạt
mục tiêu thấp hơn so với BN không ĐTĐ, sử
dụng statin, tuân thủ điều trị. Có lẽ 3 yếu tố
liên quan trên đều gây ảnh hưởng đáng kể
đến biểu hiện cũng như kết quả điều trị rối
loạn lipid máu nói chung và BN THA nói
riêng. Kết quả trên đây cũng đã được một số
tác giả quan sát thấy và phân tích trong mối
liên quan qua lại(2,6). Ba yếu tố còn lại bao gồm
giới, lứa tuổi > 60 và ≤ 60, BMI ≥ 23 và < 23
kg/m2 đều chưa thấy ảnh hưởng có ý nghĩa
đến kết quả kiểm soát lipid máu trong phạm
vi đề tài này. Tuy vậy các số liệu đều được
phân tích trong mối liên quan đơn biến, do
vậy có thể còn chưa phản ánh ảnh hưởng thực
tế đối với kết quả điều trị HA cũng như lipid
máu(3,5).
KẾt luẬn
Khảo sát kết quả điều trị ngoại trú với thời
gian một đợt điều trị > 1 tháng ở 159 BN THA
trong đó có 121 BN RLLP nhận thấy:
Tỷ lệ BN đạt mục tiêu kiểm soát HA:
44,05%; lipid máu: 32,23%.
Bệnh nhân kiểm soát HA đạt mục tiêu là
nam giới, không kèm ĐTĐ, đơn trị liệu, tuân
thủ điều trị có tỉ lệ cao hơn so với BN nữ,
ĐTĐ, đa trị liệu, tuân thủ điều trị chưa tốt.
Tuổi > 60 và ≤ 60, mức BMI ảnh hưởng
chưa có ý nghĩa đến kết quả kiểm soát HA đạt
mục tiêu.
BN kiểm soát lipid đạt mục tiêu không
kèm ĐTĐ, sử dụng statin, tuân thủ điều trị có
tỉ lệ cao hơn so với BN không ĐTĐ, sử dụng
fibrat, không tuân thủ điều trị.
Giới, tuổi > 60 và ≤ 60, mức BMI ảnh
hưởng chưa có ý nghĩa đến kết quả kiểm soát
lipid đạt mục tiêu.
Tỷ lệ kiểm soát HA, lipid máu đạt mục
tiêu ở BN có hay chưa có tim to trên X - quang,
suy tim, đột quỵ não cũ khác biệt chưa có ý
nghĩa thống kê.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Fair M (2003), “Cardiovascular risk factor modification: is
it effective in older adults?” J cardiovasc Nurs. 18 (3), pp.
161 - 8.
2. Kawada T. (2002), “Body mass index is good preditor of
hypertension and hyperlipidemia in a rural Japanese
population”, Int J Obes Relat Metab Disorder. 26 (5), pp.
725 - 9.
3. Kearney P. M. et al (2005), “Globan burden of
hypertension: analysis of worldwide data”., The Lancet,
365, pp: 217 - 223.
4. O’ Meara J. G, Kardia S. L, Armon J. J. et al (2004), Ethnic
and sex differences in the prevalence, treatment, and
control of dyslipidemia among hypertensive adults in the
GENOA study, Arch Intern Med, 164 (12), pp: 1313 - 8.
5. Putzer G, Roetzheim R., Ramirez A. M. et al (2004),
Compliance with recommendations for lipid management
among patients with type 2 diabetes in an academic
family practice. I Am Board Fam Pract, 17, pp: 101 - 107.
6. Qayyum R., Chattha A. A., Bhullar N et al (2006),
Achievement of national cholesterol education program
goals by patients with dyslipidemia in rural ambulatory
care settings. Prev Cardiol, 9(4), pp: 192 -7.
7. Tô Thị Mai Hoa, Đoàn Thân Hiếu và Nguyễn Thị Mai
Phương (2012), “Tình hình quản lý và điều trị THA tại
khoa Nội tim mạch - Lão khao - Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Bắc Ninh”, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, số 62 (tháng 6
năm 2006).
Ngày nhận bài báo: 06/03/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 15/03/2016
Ngày bài báo được đăng: 05/04/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- moi_lien_quan_giua_kiem_soat_huyet_ap_lipid_mau_dat_muc_tieu.pdf