Mối liên quan giữa hoạt động thể lực với đái tháo đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai

Tài liệu Mối liên quan giữa hoạt động thể lực với đái tháo đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản 246 MỐI LIÊN QUAN GIỮA HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC VỚI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ Ở PHỤ NỮ MANG THAI Hoàng Thị Phương*, Đỗ Văn Dũng*, Lê Thị Thanh Hiền*, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang** TÓM TẮT Mở đầu: Đái tháo đường thai kỳ là một trong những bệnh lý thường gặp nhất trong thai kỳ. Hoạt động thể lực có mối liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc đái tháo đường ở bà mẹ và đứa trẻ trong tương lai. Một nghiên cứu phân tích gần đây cho thấy cần có thêm nhiều nghiên cứu để điều tra về loại, thời gian và cường độ hoạt động thể chất nào có thể giảm nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ. Tại Việt Nam, có nhiều nghiên cứu về tỷ lệ và yếu tố nguy cơ của đái tháo đường thai kỳ, nhưng chưa tìm thấy nghiên cứu nào về mối liên quan với hoạt động thể lực trong thai kỳ. Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa hoạt động thể lực với đái tháo đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai. Đối tượng – Phương ...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 258 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối liên quan giữa hoạt động thể lực với đái tháo đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản 246 MỐI LIÊN QUAN GIỮA HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC VỚI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ Ở PHỤ NỮ MANG THAI Hoàng Thị Phương*, Đỗ Văn Dũng*, Lê Thị Thanh Hiền*, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang** TÓM TẮT Mở đầu: Đái tháo đường thai kỳ là một trong những bệnh lý thường gặp nhất trong thai kỳ. Hoạt động thể lực có mối liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc đái tháo đường ở bà mẹ và đứa trẻ trong tương lai. Một nghiên cứu phân tích gần đây cho thấy cần có thêm nhiều nghiên cứu để điều tra về loại, thời gian và cường độ hoạt động thể chất nào có thể giảm nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ. Tại Việt Nam, có nhiều nghiên cứu về tỷ lệ và yếu tố nguy cơ của đái tháo đường thai kỳ, nhưng chưa tìm thấy nghiên cứu nào về mối liên quan với hoạt động thể lực trong thai kỳ. Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa hoạt động thể lực với đái tháo đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai. Đối tượng – Phương pháp: Nghiên cứu bệnh chứng được tiến hành trên 370 phụ nữ mang thai độ tuổi từ 18 – 49 trong tuần thai từ 24 – 28 tuần, trong đó 186 phụ nữ mang thai được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thuộc nhóm bệnh, 184 phụ nữ mang thai không bị đái tháo đường thai kỳ và không bị đái tháo đường trước đó được đưa vào nhóm chứng, với tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ ADA- 2015. Phụ nữ mang thai được phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi hoạt động thể lực thai kỳ (PPAQ), các biến số về dân số xã hội và chỉ số nhân trắc của họ đồng thời cũng đã được ghi nhận. Phương trình hồi quy đa biến được sử dụng để xác định các yếu tố có liên quan đến đái tháo đường thai kỳ. Kết quả: Những phụ nữ mang thai có tổng cường độ hoạt động thể lực cao giảm được 36% khả năng phát triển đái tháo đường thai kỳ so với những phụ nữ mang thai có tổng cường độ hoạt động thể lực thấp với OR hiệu chỉnh=0,64 (KTC 95% hiệu chỉnh: 0,43 – 0,97). Nghiên cứu còn tìm ra được mối liên quan giữa phụ nữ mang thai có hoạt động ngồi ở mức cao giảm được 42% khả năng phát triển đái tháo đường thai kỳ so với phụ nữ mang thai có hoạt động ngồi ở mức thấp (OR=0,58, KTC95%: 0,38 – 0,87). Kết luận: Nghiên cứu tìm ra mối liên quan giữa tổng cường độ hoạt động thể lực với giảm nguy cơ đái tháo đường thai kỳ. Do đó, phụ nữ mang thai được khuyến khích thực hiện các hoạt động thể chất hàng ngày một cách thường xuyên nếu không có chống chỉ định cụ thể với các hoạt động thể chất. Từ khóa: Đái tháo đường thai kỳ, hoạt động thể lực, PPAQ, các yếu tố nguy cơ. ABSTRACT THE ASSOCIATION BETWEEN PHYSICAL ACTYVITY DURING PREGNANCY AND GESTATIONAL DIABETES MELLITUS Hoang Thi Phuong, Do Van Dung, Le Thi Thanh Hien, Huynh Nguyen Khanh Trang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 246 - 252 Background: Gestational diabetes mellitus is one of the most common complications of pregnancy. Physical activity is associated with a lower risk of type 2 diabetes mellitus in pregnants’s and babies’ future. A recent meta-analysis study suggested that more research is needed to investigate the type, duration and intensity of physical activities that can help to reduce the risk of gestational diabetes mellitus. In Viet Nam, * Đại học Y Dược TPHCM, ** Bệnh viện Hùng Vương Tác giả liên lạc: ThS. Hoàng Thị Phương ĐT: 0908761055 Email: hoangthiphuong@ump.edu.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 247 there are several researches about gestational diabetes mellitus. However, the research was published in association with physical activities during pregnancies which haven’t been found. Objectives: The aim of the proposed research to determine whether there is an association between physical activities and gestational diabetes mellitus of pregnant females. Participant and Method: In the current case-control study, 370 pregnant females were chosen with the age range was 18 – 49 years and the gestational of 24 – 28 weeks. 186 pregnant females with gestational diabetes mellitus as the case group and 184 pregnant females as the non-diabetic control group were recruited. To diagnose gestational diabetes mellitus using the criteria of ADA - 2015 with two-hours 75g oral glucose tolerance test. The details of physical activity were collected by a modified version of the physical activity questionnaire. Data were analyzed by Stata software version 13. Anthropometric and relevant data were recorded for all of the participants. Risk estimates were obtained by logistic regression and adjusted for confounders. Results: Females who had high total physical activities according to the pregnancy physical activity questionnaire reduce 36% risk of developing gestational diabetes mellitus compared to the ones. Who reported lower level of physical activities (modified OR = 0.64, modified 95% CI: 0.43 – 0.97). Females who had high sedentary activity questionnaire reduce 42% risk of developing gestational diabetes mellitus compared to the ones who reported lower level of sedentary activity (OR = 0.58, 95% CI: 0.38 – 0.87). Conclusion: The amount and intensity of physical activity during pregnancy is associated with a lower risk of developing gestational diabetes mellitus. As a result, the pregnant females have to be encouraged to do regular daily physical activities during pregnancy, if there is no specific contraindication to it. Keywords: Gestational diabetes mellitus, physical activity, pregnancy physical activity questionnaires, Risk factors. ĐẶT VẤN ĐỀ Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng không dung nạp đường xuất hiện hoặc phát hiện lần đầu tiên trong thai kỳ, đây là một trong những biến chứng thường gặp nhất trong thai kỳ(14). Tỷ lệ đái tháo đường tại các quốc gia có sự khác nhau, dao động từ 1% đến 20%(6,8). Tại Việt Nam, tỷ lệ này cũng có sự dao từ 3,9% đến 20% tùy theo tiêu chí chẩn đoán(8,11). Có nhiều kết cục bất lợi đối với cả người mẹ lẫn thai nhi, phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ cao phát triển thành đái tháo đường típ 2 trong tương lai, nguy cơ tiền sản giật cao gấp 3 lần(1). Đối với thai nhi, có những kết cục bất lợi như con to, hạ calci máu, vàng da, chấn thương khi sinh, có khả năng béo phì, suy giảm dung nạp glucose hoặc phát triển thành đái tháo đường tuổi thiếu niên(4). Nhiều nghiên cứu đã tìm ra các yếu tố nguy cơ của đái tháo đường thai kỳ, như: dân tộc, béo phì, tuổi của mẹ, tiền sử gia đình bị đái tháo đường típ 2, tiền sử bị đái tháo đường thai kỳ, tiền sử sinh con to (>4000 gram), tiền sử thai chết lưu hay dị tật, tăng huyết áp trước 20 tuần thai, hội chứng buồng trứng đa nang(3,13). Bên cạnh đó, hoạt động thể lực trước và trong thời kỳ mang thai được biết đến như một yếu tố làm giảm nguy cơ phát triển đái tháo đường thai kỳ(5). Tuy nhiên, chưa tìm thấy nghiên cứu nào về mối liên quan giữa hoạt động thể lực với đái tháo đường thai kỳ được thực hiện tại Việt Nam. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm hiểu rõ mối liên quan giữa hoạt động thể lực đối với sự phát triển đái tháo đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai đến khám tại bệnh viện Hùng Vương, thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua đó có thể đưa ra được khuyến nghị phù hợp về mức độ hoạt động thể lực hợp lý cho phụ Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản 248 nữ mang thai, góp phần giảm nguy cơ đái tháo đường thai kỳ và biến cố bất lợi do đái tháo đường gây nên. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu bệnh – chứng được tiến hành tại bệnh viện Hùng Vương, thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 9/2016 đến 3/2017. Nghiên cứu sử dụng công thức so sánh hai tỉ lệ dành cho thiết kế nghiên cứu bệnh chứng, với xác suất sai lầm loại 1 là 5%, năng lực mẫu là 80%, tỉ lệ phụ nữ mang thai tại TP. Hồ Chí Minh có mức hoạt động thể lực đủ theo tiêu chuẩn của WHO trong nghiên cứu của Cao Hoàng Phương Trang năm 2015 là 37,1%(2). Tính ra cỡ mẫu cần thiết là 348 trường hợp cho cả hai nhóm. Tuy nhiên, nghiên cứu đã thu thập được 370 trường hợp thỏa tiêu chí chọn mẫu, vượt cỡ mẫu ban đầu là 22 trường hợp. Tiêu chuẩn chọn mẫu: Phụ nữ mang thai từ 24 đến 28 tuần đến khám thai tại bệnh viện, tuổi từ 18 – 49, mang thai đơn, nhớ rõ ngày kinh cuối hoặc có siêu âm trong 3 tháng đầu thai kỳ. Loại trừ các trường hợp có tiền sử: đái tháo đường thai kỳ, đái tháo đường các loại, sinh con to trên 4 kg, sinh con bị dị tật bẩm sinh, thai chết lưu, sẩy thai liên tiếp ≥ 3 lần; Hút thuốc lá trước và trong khi mang thai. Kết quả chọn mẫu: 186 phụ nữ mang thai được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ vào tuần thai từ 24 đến 28 tuần được đưa vào nhóm bệnh và 184 phụ nữ mang thai được chẩn đoán âm tính được đưa vào nhóm chứng. Các thông tin sức khỏe trong nghiên cứu được thu thập dựa trên kết quả khám thai của bệnh viện, trích trong sổ khám thai, kết quả siêu âm, kết quả xét nghiệm của phụ nữ mang thai, bao gồm cả kết quả xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ bằng thử nghiệm dung nạp glucose với 75 gram glucose, 2 lần uống (ADA-2015). Thời điểm xét nghiệm glucose diễn ra 3 lần: lúc đói, 1 giờ và 2 giờ sau khi uống 75gram glucose. Thử nghiệm dương tính khi nồng độ glucose trong huyết thanh của 3 lần lấy máu có ≤1 giá trị cao hơn các giá trị lần lượt là 92mg/dl hoặc 5,1mmol/l, 180mg/dl hoặc 10,0mmol/l, 153mg/dl hoặc 8,5mmol/l. Hoạt động thể lực của phụ nữ mang thai được đo lường bằng bộ câu hỏi PPAQ đã được dịch và chuẩn hóa từ tiếng Anh sang tiếng Việt để đánh giá cường độ hoạt động thể lực của phụ nữ mang thai trong thai kỳ. Bộ câu hỏi có 4 phần và 33 câu, trong đó: hoạt động việc nhà/ giải trí (16 câu), hoạt động đi lại (3 câu), hoạt động thể dục thể thao (9 câu) và hoạt động công việc (5 câu)(12). Dữ liệu được nhập liệu và phân tích bằng phần mềm Epidata 3.1 và Stata 13. Tần số, tỷ lệ, trung bình và độ lệch chuẩn, trung vị và khoảng tứ phân vị sẽ được thể hiện lần lượt cho các biến số dân số - xã hội, biến số định lượng có phân phối bình thường (tăng cân trong giai đoạn đầu thai kỳ), biến số định lượng có phân phối lệch (tuổi mẹ, các biến số hoạt động thể lực). Dùng phép kiểm Chi bình phương hoặc Fisher đối với phân tích đơn biến. Dùng phương trình hồi quy đa biến để xác định các yếu tố có liên quan đến đái tháo đường thai kỳ và kiểm soát các yếu tố gây nhiễu, xác định tỉ số số chênh hiệu chỉnh (OR hiệu chỉnh) và khoảng tin cậy 95% của OR hiệu chỉnh. KẾT QUẢ Bảng 1: Đặc điểm dân số - xã hội của đối tượng nghiên cứu (n=370) Đặc tính Chung (n=370) Bệnh (n=186) Chứng (n=184) Giá trị p** n (%) n (%) n (%) Tuổi mẹ (năm)* 2 (25; 32) 29 (26;33) 27 (24,0;29,5) < 0,01 Nhóm tuổi < 25 tuổi 90 (24,3) 31 (16,7) 59 (32,1) 0,01 ≥ 25 tuổi 280(75,7) 155(83,3) 125 (67,9) Tình trạng hôn nhân Chưa kết hôn 1 (0,3) 0 (0,0) 1 (0,5) 0,49‡ Kết hôn 369 (99,7) 186 (100) 183 (99,5) Góa/ly thân/ly dị 0 (0,0) 0 (0,0) 0 (0,0) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 249 Đặc tính Chung (n=370) Bệnh (n=186) Chứng (n=184) Giá trị p** n (%) n (%) n (%) Số con hiện có Chưa có con 225 (60,8) 103 (55,4) 122 (66,3) 0,03 ≥ 1 con 145 (39,2) 83 (44,6) 62 (33,7) Nghề nghiệp Công nhân 143 (38,6) 79 (42,5) 64 (34,8) 1 Cán bộ viên chức 119 (32,2) 54 (29,0) 65 (35,3) 0,11 Nội trợ 34 (9,2) 16 (8,6) 18 (9,8) 0,39 Khác 74 (20) 37 (19,9) 37 (20,1) 0,46 Trình độ học vấn Chưa hết cấp 1 13 (3,5) 8 (4,3) 5 (2,7) 1 Chưa hết cấp 2 55 (14,8) 30 (16,1) 25 (13,6) 0,65 Chưa hết cấp 3 95 (25,7) 55 (29,6) 40 (21,7) 0,80 Có bằng TN cấp 3 68 (18,4) 32 (17,2) 36 (19,6) 0,34 Từ trung cấp trở lên 139 (37,6) 61 (32,8) 78 (42,4) 0,23 Thu nhập gia đình/tháng ≤ 4 triệu 9 (2,4) 5 (2,7) 4 (2,2) 4 – dưới 10 triệu 127 (34,3) 62 (33,3) 65 (35,3) 10 – dưới 20 triệu 190 (51,4) 96 (51,6) 94 (51,1) 0,87 20 – dưới 30 triệu 31 (8,4) 17 (9,1) 14 (7,6) ≥ 30 triệu 13 (3,5) 6 (3,2) 7 (3,8) Tỉnh/TP TPHCM 243 (65,7) 119 (64,0) 124 (67,4) Tỉnh khác 127 (34,3) 67 (36,0) 60 (32,6) 0,49 Khu vực sống Nông thôn 130 (64,9) 67 (36,0) 63 (34,2) Thành thị 240 (64,9) 119 (64,0) 121 (65,8) 0,72 * Trung vị (khoảng tứ phân vị) ** Hồi qui Logistic ‡ Phép kiểm Fisher Kết quả nghiên cứu cho thấy trung vị của phụ nữ mang thai trong nhóm bệnh lớn nhóm chứng, lần lượt là 29 (năm) và 27 (năm) (bảng 1). Tỷ lệ phụ nữ mang thai từ 25 tuổi trở lên thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose trong nhóm bệnh và nhóm chứng tương ứng là 83,3% và 67,9% (bảng 1). Số con của phụ nữ mang thai trong nhóm chứng thấp hơn nhóm bệnh (bảng 1). Tất cả các sự khác biệt này đều thể hiện mối liên quan với đái tháo đường thai kỳ và đều có ý nghĩa thống kê (giá trị p<0,05). Bảng 2: Mối liên quan giữa hoạt động thể lực với đái tháo đường thai kỳ theo mức độ hoạt động (n=370) Đặc điểm Bệnh (n=186) n (%) Chứng (n=184) n (%) OR (KTC 95%) Giá trị p* Hoạt động ngồi Thấp 105 (56,5) 79 (42,9) Cao 81 (43,5) 105 (57,1) 0,58 (0,38-0,87) 0,01 Hoạt động cường độ nhẹ Thấp 52 (28,0) 40 (21,7) Cao 134 (72,0) 144 (78,3) 0,71 (0,44–1,15) 0,17 Hoạt động cường độ TB Thấp 87 (46,8) 73 (39,7) Cao 99 (53,2) 111 (60,3) 1,04 (0,98–1,09) 0,17 Hoạt động cường độ mạnh Thấp 173 (93,0) 170 (92,4) Cao 13 (7,0) 14 (7,6) 0,91 (0,42–1,99) 0,82 Tổng cường độ HĐTL Thấp 103 (55,4) 82 (44,6) Cao 83 (44,6) 102 (55,4) 0,64 (0,43–0,97) 0,04 * Hồi qui logistic Nghiên cứu tìm thấy được mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa mức độ của hoạt động ngồi và tổng cường độ hoạt động thể lực với đái tháo đường thai kỳ (giá trị p<0,05). Phụ nữ mang thai có hoạt động ngồi ở với cường độ cao giảm 42% khả năng phát triển ĐTĐTK (OR=0,58, KTC95%: 0,38 – 0,87). Phụ nữ mang thai bình thường có tổng cường độ HĐTL lớn hơn hoặc bằng 130,43 Met-giờ/tuần giảm 36% khả năng phát triển ĐTĐTK (OR=0,64, KTC95%: 0,43 – 0,97). Bảng 3: Mối liên quan giữa hoạt động thể lực với đái tháo đường thai kỳ theo loại hoạt động (n=370) Đặc điểm Bệnh (n=186) n (%) Chứng (n=184) n (%) OR (KTC 95%) Giá trị p* Hoạt động việc nhà Thấp 92 (49,5) 92 (50,0) 1,02 (0,68-1,54) 0,92 Cao 94 (50,5) 92 (50,0) Hoạt động đi lại Thấp 99 (53,2) 84 (45,7) 0,74 (0,49–1,11) 0,15 Cao 87 (46,8) 100 (54,3) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản 250 Đặc điểm Bệnh (n=186) n (%) Chứng (n=184) n (%) OR (KTC 95%) Giá trị p* Hoạt động công việc Thấp 128 (68,8) 115 (62,5) 0,76 (0,49–1,16) 0,20 Cao 58 (31,2) 69 (37,5) Hoạt động thể thao Thấp 91 (48,9) 93 (50,5) 1,06 (0,71–1,60) 0,75 Cao 95 (51,1) 91 (49,5) * Hồi qui logistic Có sự chênh lệch không đáng kể về mức độ hoạt động thể lực cho các hoạt động việc nhà, đi lại, công việc, tập thể thao giữa phụ nữ mang thai trong nhóm bệnh và nhóm chứng. Không xác định được sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ tham gia hoạt động thể lực ở các nhóm hoạt động trên giữa phụ nữ mang thai trong nhóm bệnh và nhóm chứng (giá trị p>0,05). Bảng 4: Các yếu tố liên quan đến đái tháo đường thai kỳ bằng mô hình hồi qui đa biến (n=370) Đặc tính OR thô OR hiệu chỉnh (OR*) KTC 95% của hiệu chỉnh (KTC95%*) Giá trị p hiệu chỉnh Tổng cường độ HĐTL 0,58 0,63 0,41 – 0,97 0,04 Tuổi mẹ (năm) 1,11 1,09 1,04 – 1,16 < 0,01 Số con 1,58 1,08 0,66 – 1,75 0,75 Tiền sử gia đình ĐTĐ típ 2 2,02 1,74 0,82 – 3,73 0,15 BMI trước khi mang thai Thiếu cân 0,63 0,69 0,39 – 1,24 0,22 Bình thường 1 1 Thừa cân/Béo phì 2,05 1,69 0,92 – 3,12 0,09 Sau khi kiểm soát tác động của các yếu tố trong phương trình hồi qui đa biến, nghiên cứu tìm ra được mối liên quan như sau: Phụ nữ mang thai có tổng cường độ hoạt động thể lực cao giảm được 37% khả năng phát triển đái tháo đường thai kỳ so với những phụ nữ mang thai có tổng cường độ hoạt động thể lực ở thấp với OR* = 0,63 (KTC 95%*: 0,41 – 0,97). Tuổi mẹ tăng lên một tuổi tăng 9% nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai. Mối lên quan này có ý nghĩa thống kê với giá trị p hiệu chỉnh < 0,05, với OR* = 1,09 (KTC 95%*: 1,04 – 1,16). BÀN LUẬN Tuổi trung vị chung của đối tượng nghiên cứu là 28 tuổi (bảng 1), tương đồng với độ tuổi mang thai trung bình của phụ nữ trong mẫu nghiên cứu của tác giả như Jane Hirst(8), Lê Thị Thanh Tâm(9). Điều này hợp lý với xu hướng phát triển của thành phố trong thời kỳ công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế, phụ nữ có nhiều cơ hội học tập, làm việc nên kết hôn muộn hơn, sinh con muộn hơn. Phụ nữ mang thai trong nghiên cứu thuộc nhóm tuổi ≥ 25 chiếm tỷ lệ cao (75,7%) (bảng 2), nghiên cứu tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nhóm tuổi với đái tháo đường thai kỳ (giá trị p<0,05). Nhận định này phù hợp với kết quả của các nghiên cứu khác được thực hiện trong và ngoài nước. Khi phân tích đơn biến, kết quả nghiên cứu cho thấy phụ nữ mang thai có tổng cường độ hoạt động thể lực cao trong suốt giai đoạn sớm của thai kỳ giảm 36% khả năng mắc đái tháo đường thai kỳ so với những phụ nữ mang thai có tổng cường độ hoạt động thể lực thấp (bảng 2). Sau khi phân tích đa biến kiểm soát tác động của các yếu tố độc lập khác như chỉ số khối cơ thể (BMI) trước mang thai, tuổi phụ nữ mang thai, số con hiện có, tiền sử gia đình đái tháo đường típ 2, mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa mức độ hoạt động thể lực với đái tháo đường thai kỳ vẫn được xác định. Những phụ nữ mang thai có tổng đương lượng tiêu hao cho toàn bộ hoạt động thể lực ở mức cao giảm được 36% khả năng phát triển đái tháo đường thai kỳ so với những phụ nữ mang thai có tổng đương lượng tiêu hao thấp với OR* = 0,63 (KTC 95%*: 0,41 – 0,97) (bảng 4). Kết quả này khác với kết quả nghiên cứu của Fatemeh Nasiri-Amiri và cộng sự thực hiện tại Iran năm 2015(10). Đối với hoạt động ngồi, xét trên toàn bộ mẫu nghiên cứu thì phụ nữ mang thai có cường độ hoạt động thể lực thấp và cao chiếm tỷ lệ tương đương nhau (bảng 2). Nhưng khi so sánh về mức hoạt động thể lực ở nhóm bệnh so với nhóm chứng, thì với mức Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 251 hoạt động thể lực cao, phụ nữ mang thai trong nhóm chứng chiếm tỷ lệ cao hơn phụ nữ mang thai trong nhóm bệnh. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (giá trị p < 0,05) (bảng 2). Điều này xảy ra có lẽ là do trong thành phần hoạt động được xếp vào hoạt động ngồi có hoạt động lái xe máy. Ở điều kiện của Việt Nam (đường hẹp, phương tiện giao thông đông đúc, hay kẹt xe,), lẽ ra hoạt động tự lái xe máy được xếp vào loại hoạt động có cường độ trung bình hoặc cao. Nghiên cứu không xác định được mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa loại hoạt động thể lực (việc nhà/giải trí, công việc, đi lại, thể thao) với đái tháo đường thai kỳ. Kết quả này khác với kết quả nghiên cứu của Fatemeh Nasiri-Amiri và cộng sự thực hiện tại Iran năm 2015: những phụ nữ mang thai có cường độ hoạt động thể lực thấp có nguy cơ phát triển thành đái tháo đường thai kỳ hơn so với phụ nữ mang thai trong có cường độ hoạt động thể lực cao trong hoạt động này (OR = 3,85; KTC 95%: 1,41 – 10,49)(10). Có thể giải thích sự khác biệt này vì trong hoạt động đi lại có hoạt động đi bộ nhanh đến trạm xe buýt/nơi làm việc đây là một hoạt động với cường độ mạnh, rất ít phụ nữ mang thai trong nghiên cứu này có hoạt động này. Bên cạnh đó cũng có những nghiên cứu không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa phụ nữ có tham gia hoạt động thể lực với phụ nữ không hoạt động thể lực trong thai kỳ đối với sự phát triển của đái tháo đường thai kỳ như nghiên cứu của Dempsey(8) và Han(7). Nghiên cứu này có một số điểm mạnh và hạn chế. Nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi vận động thể lực dành cho phụ nữ mang thai đã được chuẩn hóa cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt, có khử yếu tố gây nhiễu, phát hiện được những trường hợp đái tháo đường sớm do sàng lọc, số liệu đại diện cho dân số khám thai. Bên cạnh đó, bộ câu hỏi chuẩn hóa tại Việt Nam chỉ mới đo lường độ tin cậy chưa đo lường được đương lượng chuyển hóa và mức độ ngồi hoạt động thể lực không đo lường được. KẾT LUẬN Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tổng cường độ hoạt động thể lực và hoạt động ngồi với đái tháo đường thai kỳ, trong đó những phụ nữ mang thai có tổng cường độ hoạt động thể lực cao giảm được 36% khả năng phát triển đái tháo đường thai kỳ so với phụ nữ có tổng cường độ hoạt động thể lực thấp. Phụ nữ mang thai có hoạt động ngồi ở mức cao giảm được 42% khả năng phát triển đái tháo đường thai kỳ so với phụ nữ mang thai có cường độ hoạt động ở mức thấp. Trong tương lai, cần thực hiện nghiên cứu sâu hơn (nghiên cứu can thiệp) để phát hiện mức độ hoạt động thể lực của từng loại hoạt động thể lực phù hợp với phụ nữ mang thai Việt Nam trước và trong khi mang thai nhằm làm giảm nguy cơ phát triển đái tháo đường thai kỳ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Beucher V, Viaris de Lesegno B, Dreyfus M (2010), "Maternal outcome of gestational diabetes mellitus." J Gynecol Obstet Biol Reprod (Paris). 39 (8 supplement 2): S171 – S188. 2. Cao Hoàng Hương Trang (2015), Tỉ lệ hoạt động thể lực của thai phụ đến khám thai tại Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe sinh sản TP.HCM năm 2015. Luận văn tốt nghiệp cử nhân Y tế công cộng, Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh, tr. 26 – 27. 3. Cypryk K, Szymczak W, Czupryniak L, Sobczak M, Lewinski A (2008), “Gestational diabetes mellitus - an analysis of risk factors”. Endokrynol Pol; 59 (5): 393 – 397. 4. Deierlein AL, Siega-Riz AM, Evenson KR (2012), “Physical activity during pregnancy and risk of hyperglycemia”, J Womens Health (Larchmt), 21 (7): 769 – 775. 5. Dempsey JC, Butler CL, Sorensen TK, Lee IM, Thompson ML, Miller RS, et al (2004), “A case-control study of maternal recreational physical activity and risk of gestational diabetes mellitus”. Diabetes Res Clin Pract.; 66(2): 203 – 215. DOI:10.1016/j.diabres.2004.03.010 6. Erem C, Cihanyurdu N, Deger O, Karahan C, Can G, Telatar M. (2003), "Screening for gestational diabetes mellitus in northeastern Turkey (Trabzon City)." Eur J Epidemiol; 18 (1): 39 – 43. 7. Han S, Middleton P, Crowther CA (2012), “Exercise for pregnant women for preventing gestational diabetes mellitus”, Cochrane Database Syst Rev; (7): CD009021. 8. Hirst JE, Tran TS, Do MAT, Morris JM, Jeffery HE (2012), “Consequences of gestational diabetes in an urban hospital in Vietnam: a prospective cohort study.” PLoS Med.; 9 (7): e1001272. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản 252 9. Lê Thị Thanh Tâm (2017), Nghiên cứu phân bố - một số yếu tố liên quan và kết quả sản khoa ở thai phụ đái tháo đường thai kỳ. Luận án tiến sĩ trường Đại học Y Hà Nội, tr. 45 - 130 10. Nasiri-Amiri F, Bakhtiari A, Faramarzi M, et al (2016), “The Association Between Physical Activity During Pregnancy and Gestational Diabetes Mellitus: A Case- Control Study”. Int J Endocrinol Metab; In Press (In Press): e37123, pp. 1 – 8. 11. Ngô Thị Kim Phụng (2004), Tầm soát đái tháo đường thai kỳ tại quận 4 TP. Hồ Chí Minh. Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, tr. 101-102. 12. Ota E, Haruna M, Yanai H, Suzuki M, DD Anh, et al (2008), "Reliability and validity of the Vietnamese version of the Pregnancy Physical Activity Questionnaire (PPAQ)". Southeast Asian J Trop Med Public Health; 39 (3): 562 – 570. 13. Villamor E, Cnattingius S (2006), “Interpregnancy weight change and risk of adverse pregnancy outcomes: a population-based study”. Lancet; 368(9542): 1164 – 1170. 14. World Health Organization (1999), “Definition, Diagnosis and Classification of Diabetes Mellitus and its Complications”. Part 1: Diagnosis and Classification of Diabetes Mellitus. WHO/NCD/NCS/99.2 ed. Geneva: World Health Organization, pp. 19 – 20. Ngày nhận bài báo: 02/11/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 17/11/2017 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmoi_lien_quan_giua_hoat_dong_the_luc_voi_dai_thao_duong_thai.pdf
Tài liệu liên quan