Tài liệu Mối liên quan giữa hẹp nặng động mạch cảnh và nguy cơ tái phát sau đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Nội Khoa 40
MỐI LIÊN QUAN GIỮA HẸP NẶNG ĐỘNG MẠCH CẢNH
VÀ NGUY CƠ TÁI PHÁT SAU ĐỘT QUỴ THIẾU MÁU NÃO CỤC BỘ CẤP
Đinh Hữu Hùng*, Vũ Anh Nhị**, Đỗ Văn Dũng**
TÓM TẮT
Mở đầu: Mặc dù đã có nhiều tiến bộ quan trọng trong điều trị dự phòng tái phát sau đột quỵ thiếu máu não
cục bộ cấp nhưng tỷ suất tái phát vẫn còn cao, nhất là trong năm đầu tiên.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định mối liên quan giữa hẹp nặng động mạch cảnh và nguy cơ tái phát sau đột
quỵ thiếu máu não cục bộ cấp.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ quan sát, tiến cứu. Mô hình hồi quy Cox đã được sử dụng
để xác định mối liên quan giữa giữa hẹp nặng động mạch cảnh và nguy cơ tái phát sau đột quỵ thiếu máu não
cục bộ cấp.
Kết quả: Từ năm 2010 đến 2012, chúng tôi đã thu thập được 405 bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cục bộ
cấp. Thời gian theo dõi trung bình là 1 năm. Tỷ suất tái phát đột quỵ não tích lũy tại các thời điểm ...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 276 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối liên quan giữa hẹp nặng động mạch cảnh và nguy cơ tái phát sau đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Nội Khoa 40
MỐI LIÊN QUAN GIỮA HẸP NẶNG ĐỘNG MẠCH CẢNH
VÀ NGUY CƠ TÁI PHÁT SAU ĐỘT QUỴ THIẾU MÁU NÃO CỤC BỘ CẤP
Đinh Hữu Hùng*, Vũ Anh Nhị**, Đỗ Văn Dũng**
TÓM TẮT
Mở đầu: Mặc dù đã có nhiều tiến bộ quan trọng trong điều trị dự phòng tái phát sau đột quỵ thiếu máu não
cục bộ cấp nhưng tỷ suất tái phát vẫn còn cao, nhất là trong năm đầu tiên.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định mối liên quan giữa hẹp nặng động mạch cảnh và nguy cơ tái phát sau đột
quỵ thiếu máu não cục bộ cấp.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ quan sát, tiến cứu. Mô hình hồi quy Cox đã được sử dụng
để xác định mối liên quan giữa giữa hẹp nặng động mạch cảnh và nguy cơ tái phát sau đột quỵ thiếu máu não
cục bộ cấp.
Kết quả: Từ năm 2010 đến 2012, chúng tôi đã thu thập được 405 bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cục bộ
cấp. Thời gian theo dõi trung bình là 1 năm. Tỷ suất tái phát đột quỵ não tích lũy tại các thời điểm 1 năm là
23,3%. Hẹp nặng động mạch cảnh có liên quan độc lập với sự gia tăng nguy cơ tái phát sau đột quỵ thiếu máu
não cục bộ cấp với HR = 3,22 (KTC 95%: 1,40 - 7,45; p = 0,006).
Kết luận: Hẹp nặng động mạch cảnh có liên quan độc lập với sự gia tăng nguy cơ tái phát sau đột quỵ thiếu
máu não cục bộ cấp.
Từ khóa: nguy cơ, tái phát, đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp, hẹp nặng động mạch cảnh
ABSTRACT
THE ASSOCIATION BETWEEN SEVERE CAROTID ARTERY STENOSIS AND THE RISK OF
RECURRENCE AFTER ACUTE ISCHEMIC STROKE
Dinh Huu Hung, Vu Anh Nhi, Do Van Dung
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 1- 2019: 40-45
Background: Despite important advances in treatments for secondary prevention after acute ischemic
stroke, the risk of stroke recurrence was high, especially during the first year.
Objective: We aimed to determine the association between severe carotid artery stenosis and the risk of
recurrence after acute ischemic stroke.
Methods: This was a prospective observational cohort study. The Cox proportional hazards models were
used to assess the association between severe carotid artery stenosis and the risk of recurrence after acute
ischemic stroke.
Results: 405 patients with acute ischemic stroke were included in the study from 2010 to 2012. The
mean follow-up period was one year. As found in the study, the cumulative rate of stroke recurrence at 1 year
was 23.3%. Severe carotid 1artery stenosis was independently associated with increased risk for recurrence
after acute ischemic stroke (HR = 3.22; 95% CI: 1.40 - 7.45; p = 0.006).
Conclusion: Severe carotid artery stenosis was independently associated with increased risk for recurrence
after acute ischemic stroke.
Keywords: risk, recurrence, acute ischemic stroke, severe carotid artery stenosis
Khoa Y Dược, Trường Đại học Tây Nguyên **Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: TS Đinh Hữu Hùng ĐT: 0905 291 295 Email: dhnmcc@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 41
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đột quỵ với hơn 80% là thiếu máu não cục
bộ cấp luôn là thách thức lớn trên toàn cầu. Bệnh
nhân đột quỵ luôn phải đối mặt với nguy cơ tái
phát rất cao, nhất là trong năm đầu tiên. Nguy
hiểm hơn khi tỷ lệ tử vong, tàn tật và chi phí
điều trị của đột quỵ tái phát đều cao hơn so với
đột quỵ lần đầu(5). Do đó, để góp phần làm giảm
gánh nặng do đột quỵ gây ra, việc dự phòng tái
phát là vấn đề cốt lõi, trong đó việc xác định và
điều trị kịp thời các yếu tố nguy cơ có liên quan
là vô cùng quan trọng. Trên thế giới, đã có nhiều
tác giả nghiên cứu về một số yếu tố liên quan với
nguy cơ tái phát sau đột quỵ thiếu máu não cục
bộ cấp. Tuy nhiên, tại Việt Nam, số lượng
nghiên cứu đề cập đến vấn đề trên còn khá
khiêm tốn. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành đề tài
này với mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa
hẹp nặng động mạch cảnh và nguy cơ tái phát
sau đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Là những bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não
cục bộ cấp nhập vào khoa Nội, Bệnh viện đa
khoa tỉnh Đắk Lắk từ 9 năm 2010 đến 7 năm
2012 và có đủ tiêu chuẩn chọn mẫu.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Tiêu chuẩn chọn vào
Bệnh nhân được chẩn đoán xác định là đột
quỵ thiếu máu não cục bộ cấp theo tiêu chuẩn
lâm sàng của Tổ chức Y tế Thế giới và hình ảnh
chụp cắt lớp vi tính sọ não, đồng thời có địa chỉ
thường trú rõ ràng và/hoặc có số điện thoại
và\hoặc có địa chỉ thư điện tử.
Tiêu chuẩn loại ra
Bệnh nhân có tiền sử đột quỵ nhưng lần này
nhập viện điều trị vì bệnh khác.
Bệnh nhân có một số bệnh lý làm ảnh hưởng
đến kết quả của một số xét nghiệm như chấn
thương hoặc phẫu thuật trong vòng 3 ngày trước
khi đột quỵ não khởi phát, bệnh tự miễn, bệnh lý
khối u, bỏng, bệnh gan mức độ nặng, và bệnh
nhiễm khuẩn cấp hoặc mạn tại thời điểm nhập viện.
Bệnh nhân không làm được đầy đủ các
thông số cần thiết.
Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu đoàn hệ quan sát, tiến cứu.
Phương pháp chọn mẫu
Chọn liên tiếp tất cả những bệnh nhân được
chẩn đoán là đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp
vào khoa Nội, Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk
từ 9 năm 2010 đến 7 năm 2012 và thỏa mãn tiêu
chuẩn chọn mẫu (phải đảm bảo cỡ mẫu tối thiểu
cho nghiên cứu).
Cỡ mẫu
Trong nghiên cứu này, có nhiều yếu tố phơi
nhiễm có thể có liên quan với nguy cơ tái phát
sau đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp. Tuy
nhiên, để thuận tiện và đảm bảo tính chính xác
cho việc tính toán, chúng tôi đã chọn ra một số
yếu tố phơi nhiễm quan trọng như tăng huyết
áp, đái tháo đường và rung nhĩ (dựa vào kết quả
của một số nghiên cứu trước) để tính cỡ mẫu
theo công thức dành cho nghiên cứu đoàn hệ,
tiến cứu có sử dụng phương pháp phân tích
sống còn. Trong đó, với tỷ lệ phát sinh ở hai
nhóm không có và có yếu tố phơi nhiễm trong
thời gian theo dõi lần lượt là p1 và p2 thì tỷ số
nguy cơ h (hazard ratio hay HR) sẽ được tính
theo công thức sau:
1
2
e
e
l o g ( p )
h
l o g ( p )
Ứng với mỗi yếu tố được chọn, chúng tôi
ước định các giá trị HR và p2 theo một số nghiên
cứu trước. Từ đó, chúng tôi sẽ tính được giá trị
của p1. Lúc này cỡ mẫu tối thiểu cần lấy cho mỗi
nhóm sẽ được tính theo công thức sau:
2
2
1 2
1
2 1
C ( h )
n
( p p )( h )
Chọn α = 0,05, lực mẫu = 90% thì C = 10,51 và chúng tôi
đã tính được cỡ mẫu tối thiểu cần lấy là 330 bệnh nhân (đã
dự phòng 10% cho những trường hợp mất mẫu).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Nội Khoa 42
Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập thông tin khi bệnh nhân nhập viện
Bệnh nhân được thăm khám lâm sàng tỉ mỉ
và cho làm đầy đủ các cận lâm sàng để thu thập
những thông tin cần thiết về các biến số: (1) Lâm
sàng: tuổi, giới, dân tộc, tình trạng hôn nhân,
điểm Rankin sửa đổi lúc ra viện,... (2) Cận lâm
sàng: Xét nghiệm máu, điện tâm đồ, siêu âm tim,
siêu âm động mạch cảnh, chụp cắt lớp vi tính sọ
não. Đối với những bệnh nhân không đủ chi phí
để làm các cận lâm sàng cần thiết thì chúng tôi
sẵn sàng hỗ trợ đầy đủ, và (3) các thông tin khác,
bao gồm số điện thoại cố định, di động của bệnh
nhân và người nhà bệnh nhân đã được ghi chép
cẩn thận. Đồng thời, chúng tôi cũng đã giải thích
rõ về mục đích của nghiên cứu để bệnh nhân và
người nhà bệnh nhân hiểu rõ. Từ đó họ tự
nguyện tham gia vào nghiên cứu.
Thu thập thông tin trong quá trình theo dõi
Chúng tôi đã tiến hành theo dõi ngay khi
bệnh nhân vào viện. Khi ra viện, bệnh nhân
và/hoặc người nhà bệnh nhân được: (1) bác sĩ
điều trị của bệnh viện tư vấn về các biện pháp
điều trị tiếp theo, bao gồm cả điều trị dự phòng
tái phát, (2) cung cấp những thông tin nhằm
giúp nhận ra các triệu chứng của đột quỵ não tái
phát, (3) cung cấp số điện thoại của chúng tôi để
họ có thể liên lạc bất kỳ lúc nào, và (4) được giải
thích là cần phải nhập viện càng sớm càng tốt
nếu có triệu chứng nghi ngờ đột quỵ não tái phát
đồng thời gọi điện cho chúng tôi ngay để được
hướng dẫn kịp thời.
Sau khi ra viện: Bệnh nhân được tiếp tục
theo dõi đều đặn thông qua điện thoại hoặc
khám trực tiếp trung bình từ 1 đến 3 tháng một
lần cho đến khi có biến cố đột quỵ não tái phát
hoặc bị tử vong hoặc mất theo dõi (thời điểm kết
thúc nghiên cứu là 31/12/2012). Qua đó chúng tôi
có thể ghi nhận được những thông tin về biến cố
đột quỵ não tái phát cũng như một số biện pháp
điều trị. Đặc biệt, đối với những bệnh nhân có
nguy cơ bị mất theo dõi, chúng tôi đã tăng
cường liên lạc thường xuyên hơn, đồng thời xin
bổ sung ngay số điện thoại và địa chỉ của người
thân bệnh nhân nhằm hạn chế tối đa tình trạng
mất mẫu.
Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm STATA
10.0. Trong đó, hai phép toán thống kê quan
trọng đã được dùng là ước tính Kaplan-Meier
(giúp xác định tỷ suất tái phát tích lũy) và mô
hình hồi quy Cox (xác định một số yếu tố liên
quan với nguy cơ tái phát đột quỵ). Các biến số
thu thập khi bệnh nhân nhập viện được xem là
các yếu tố phơi nhiễm và biến cố đột quỵ não tái
phát được xem là biến số phụ thuộc. Các bệnh
nhân đột quỵ não tái phát trong quá trình theo
dõi được mã hóa là 1. Nhóm còn lại, bao gồm (1)
không bị đột quỵ não tái phát và vẫn còn sống
đến thời điểm kết thúc nghiên cứu, (2) tử vong
không do đột quỵ não tái phát và (3) mất theo
dõi đều được mã hóa là 0. Trước hết, giá trị HR
và p đối với từng yếu tố phơi nhiễm (bao gồm cả
yếu tố hẹp nặng động mạch cảnh) được xác định
qua phân tích hồi quy Cox đơn biến. Tiếp theo,
các yếu tố có hoặc gần có ý nghĩa thống kê (p <
0,1) qua phân tích đơn biến được đưa vào mô
hình phân tích hồi quy Cox đa biến nhằm xác
định giá trị HR hiệu chỉnh.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Các yếu tố về dân số học
Thực tế chúng tôi đã thu thập và theo dõi
được 405 bệnh nhân. Trong đó, hơn 60% bệnh
nhân thuộc nhóm tuổi ≥ 65. Tuổi trung bình là
68,8 ± 13,1 (thấp nhất là 29 và cao nhất là 103). Tỷ
lệ nam giới và nữ giới gần bằng nhau. Người
Kinh chiếm đại đa số (khoảng 80% trường hợp),
tiếp theo là người Ê đê (9,6%) và còn lại là các
dân tộc khác.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 43
Một số đặc điểm liên quan đến quá trình theo dõi
Bảng 1. Một số đặc điểm liên quan đến quá trình theo dõi
Một số đặc điểm
Tần số
(n= 405)
Số bệnh nhân được theo dõi 405
Số bệnh nhân bị đột quỵ não tái phát 92
Số bệnh nhân mất theo dõi 3
Số bệnh nhân tử vong không do đột quỵ não
tái phát
33
Thời gian theo dõi trung bình (năm) 1
Tỷ suất tái phát tích lũy tại thời điểm 1 năm sau đột quỵ
thiếu máu não cục bộ cấp là 23,3%
Mối liên quan giữa hẹp nặng (≥ 70%) động
mạch cảnh và nguy cơ tái phát sau đột quỵ
thiếu máu não cục bộ cấp
Bảng 2. Kết quả phân tích hồi quy Cox về mối liên
quan giữa hẹp nặng (≥ 70%) động mạch cảnh và
nguy cơ tái phát sau đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp
Phân tích
hồi quy Cox
Yếu tố
liên quan
HR* KTC*95% p
Đơn biến Hẹp động mạch
cảnh ≥ 70%
3,10 1,43 - 6,72 0,004
Đa biến** Hẹp động mạch
cảnh ≥ 70%
3,22 1,40 - 7,45 0,006
*HR (hazard ratio): tỷ số nguy cơ; KTC: khoảng tin cậy;
**Một số biến số khác cùng có trong mô hình phân tích hồi
quy Cox đa biến: Tuổi ≥ 65, trình độ học vấn thấp (từ tiểu
học trở xuống), tiền sử đột quỵ não/cơn thiếu máu não
thoáng qua, tiền sử nhồi máu cơ tim, liệt vận động mức độ
nặng, điểm Rankin sửa đổi lúc ra viện > 2, rung nhĩ, hẹp
van hai lá, nồng độ HDL-Cholesterol thấp (< 40mg/dL),
nồng độ hs-CRP > 3 mg/L, có dùng thuốc chống kết tập
tiểu cầu sau ra viện, và có dùng statin sau ra viện.
Biểu đồ 1. Tỷ suất tái phát đột quỵ não tích lũy theo
phân tầng mức độ hẹp động mạch cảnh
BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu này, hẹp ĐM cảnh ≥ 70%
là một trong những yếu tố liên quan độc lập và
mạnh với sự gia tăng nguy cơ tái phát sau đột
quỵ thiếu máu não cục bộ cấp. Kết quả tương tự
cũng có trong một số nghiên cứu khác. Trong
đó, hầu hết các tác giả đều nhấn mạnh đến vai
trò quan trọng của yếu tố này đối với việc điều
trị dự phòng tái phát sớm đột quỵ não. Trước
hết, theo Roquer và cộng sự (cs) thì hẹp đáng kể
động mạch cảnh có liên quan với sự gia tăng
nguy cơ tái phát các biến cố tim mạch, bao gồm
cả tái phát đột quỵ qua theo dõi 599 bệnh nhân
đột quỵ thiếu máu não cục bộ không do lấp
mạch từ tim (≥ 60 tuổi) trong thời gian một năm
(HR = 3,02; KTC 95%: 1,78 - 5,13; p = 0,0001)(17).
Bên cạnh đó, Coutts và cs cũng đã chỉ ra rằng
hẹp động mạch cảnh trong có triệu chứng có ý
nghĩa dự báo tái phát ở những bệnh nhân đột
quỵ nhẹ/cơn thiếu máu não thoáng qua(3). Mặt
khác, theo Tsivgoulis và cs, ứng với mỗi mức
tăng bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh
lên 0,1 mm thì nguy cơ tái phát đột quỵ tăng lên
18% (p = 0,027)(23). Ngoài ra, các bằng chứng
tương tự còn được đưa ra bởi Talelli và cs ở Hy
Lạp(21), Suanprasert và cs ở Thái Lan(19), và
Lehtola và cs ở Phần Lan(11).
Quan trọng hơn, hẹp động mạch cảnh còn
làm gia tăng nguy cơ tái phát sớm, ngay từ
những ngày đầu tiên sau khi đột quỵ thiếu máu
não cục bộ hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua
khởi phát. Điển hình, theo Ois và cs, hẹp động
mạch cảnh ≥ 70% làm gia tăng nguy cơ tái phát
trong 2 tuần đầu tiên ở những bệnh nhân đột
quỵ nhẹ (không có di chứng) hoặc cơn thiếu
máu não thoáng qua (HR hiệu chỉnh = 2,44; KTC
95%: 1,16 - 5,13; p = 0,018)(15). Mặt khác, nghiên
cứu của Johansson và cs năm 2013 (nghiên cứu
ANSYSCAP)(Error! Reference source not
found.) cũng cho thấy những bệnh nhân bị các
biến cố mạch máu não (mù một mắt thoáng qua,
tắc động mạch võng mạc, đột quỵ thiếu máu não
cục bộ mức độ nhẹ hoặc cơn thiếu máu não
thoáng qua) đồng thời có hẹp động mạch cảnh
0.00
0.10
0.20
0.30
0.40
0.50
0.60
0.70
T
æ
s
u
a
át
ta
ùi
p
h
a
ùt
tí
c
h
l
u
õy
0 90 180 270 360 450 540 630 720
Thôøi gian theo doõi (ngaøy)
Khoâng
Coù
Tæ suaát taùi phaùt tích luõy theo phaân taàng möùc ñoä heïp ñoäng maïch caûnh
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Nội Khoa 44
50 - 99% nhưng chưa thực hiện phẫu thuật cắt bỏ
nội mạc có nguy cơ tái phát sớm rất cao: 5,2%
sau 2 ngày, 7,9% sau 7 ngày, 11,2% sau 14 ngày
và 18,6% sau 90 ngày. Đặc biệt, khi so với nhóm
mù một mắt thoáng qua thì nguy cơ tái phát ở
nhóm bệnh nhân bị đột quỵ thiếu máu não cục
bộ mức độ nhẹ hoặc cơn thiếu máu não thoáng
qua tăng lên đáng kể với HR hiệu chỉnh lần lượt
là 10,2 (p = 0,026) và 12,4 (p = 0,015)(8).
Thêm vào đó, nguy cơ tái phát đột quỵ não
trong một nghiên cứu tương tự của Fairhead và
cs còn ở mức cao hơn nữa (21% tại thời điểm 14
ngày và 32% tại thời điểm 12 tuần)(4). Ngoài ra,
một phân tích tiếp theo sau nghiên cứu
ANSYSCAP của chính Johansson (2014) và
nghiên cứu của Al-Khaled (2013) cũng là những
bằng chứng quan trọng đối với khía cạnh
này(1,9). Như vậy, hẹp ĐM cảnh là một yếu tố
quan trọng, làm gia tăng nguy cơ tái phát đột
quỵ, nhất là ngay từ những ngày đầu tiên. Do
đó, hiện tại yếu tố này đã và đang được rất
nhiều tác giả trên toàn thế giới quan tâm sâu sắc
với những hướng dẫn điều trị chi tiết và ngày
càng cập nhật trong các khuyến cáo về dự phòng
đột quỵ não tái phát(5,6).
Vấn đề trở nên quan trọng hơn khi mảng xơ
vữa bị viêm hoặc loét. Dẫn chứng điển hình cho
vấn đề này là hai nghiên cứu của Marnane và cs
được lần lượt công bố trong năm 2012 và
2014(13,14). Theo các tác giả này viêm trong mảng
xơ vữa tại động mạch cảnh có liên quan độc lập
với nguy cơ tái phát sớm đột quỵ não (90 ngày)
ở những bệnh nhân hẹp động mạch cảnh có
triệu chứng với giá trị HR hiệu chỉnh lần lượt là
6,1 (KTC 95%: 1,3 - 28,8; p = 0,02) và 9,0 (KTC
95%: 1,1 - 70,6; p = 0,04). Mặt khác, nghiên cứu
của Alvarez Garcia và cs cũng đã góp phần củng
cố thêm luận điểm này thông qua việc chứng
minh rằng nồng độ hs - CRP ở nhóm bệnh nhân
có mảng xơ vữa không ổn định cao hơn đáng kể
so với nhóm còn lại (p < 0,001)(2Error! Reference
source not found.). Ngoài ra, những bằng chứng
quan trọng tương tự còn được đưa ra bởi các tác
giả khác như Papas(16), Singh(18)và Tanaskovic(22).
Ngày nay, sự phát triển vượt bậc của hình
ảnh học, trong đó có cộng hưởng từ, đã góp
phần làm sáng tỏ hơn đối với khía cạnh này.
Chẳng hạn, một nghiên cứu của Hosseini và cs
năm 2013 cho thấy chảy máu trong mảng xơ vữa
ở động mạch cảnh (qua hình ảnh cộng hưởng
từ) ở những bệnh nhân bị hẹp động mạch cảnh
có triệu chứng là yếu tố quan trọng làm tăng
nguy cơ tái phát đột quỵ não với HR = 35 (KTC
95%: 4,7 - 261,6; p = 0,001)(7). Mặt khác, nghiên
cứu của Kwee và cs cũng là một dẫn chứng quan
trọng khác. Cụ thể, sự hiện diện của lõi hoại tử
giàu lipid hoặc một bao xơ mỏng/đã vỡ hoặc
tình trạng chảy máu trong mảng xơ vữa (qua
hình ảnh cộng hưởng từ) đều làm gia tăng nguy
cơ tái phát đột quỵ với các giá trị HR lần lượt là
3,2 (KTC 95%: 1,07 - 9,50; p = 0,036); 5,75 (KTC
95%: 1,91 - 17,32; p = 0,002) và 3,54 (KTC 95%:
1,06 - 11,86; p = 0,04)(10). Tương tự, 2 nghiên cứu
của Liu và Takaya cũng góp phần chứng minh
rõ hơn vấn đề này(12,20). Như vậy, nguy cơ tái
phát đột quỵ não không những chịu ảnh hưởng
bởi mức độ hẹp của động mạch cảnh mà còn có
liên quan chặt chẽ với tình trạng mất tính ổn
định của mảng xơ vữa.
KẾT LUẬN
Hẹp nặng động mạch cảnh (≥ 70%) có liên
quan độc lập với sự gia tăng nguy cơ tái phát sau
đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp với HR = 3,22
(KTC 95%: 1,40 - 7,45; p = 0,006).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Al-Khaled M, Awwad H, Matthis C, Eggers J (2013). "Stroke
recurrence in patients with recently symptomatic carotid
stenosis and scheduled for carotid revascularization". Eur J
Neurol, 20(5), 831-835.
2. Alvarez Garcia B, Ruiz C, Chacon P, Sabin JA, Matas M (2003).
"High-sensitivity C-reactive protein in high-grade carotid
stenosis: risk marker for unstable carotid plaque". J Vasc Surg,
38(5), 1018-1024.
3. Coutts SB, Hill MD, Eliasziw M, Fischer K, Demchuk AM
(2011). "Final 2 year results of the vascular imaging of acute
stroke for identifying predictors of clinical outcome and
recurrent ischemic eveNts (VISION) study". BMC Cardiovasc
Disord, 11, 18.
4. Fairhead JF, Mehta Z, Rothwell PM (2005). "Population-based
study of delays in carotid imaging and surgery and the risk of
recurrent stroke". Neurology, 65(3), 371-375.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 45
5. Furie KL, Kasner SE, Adams RJ, Albers GW, Bush RL, Fagan SC
et al (2011). "Guidelines for the prevention of stroke in patients
with stroke or transient ischemic attack: a guideline for
healthcare professionals from the american heart
association/american stroke association". Stroke, 42(1), 227-276.
6. Hankey GJ (2014). "Secondary stroke prevention". Lancet Neurol,
13(2), 178-194.
7. Hosseini AA, Kandiyil N, Macsweeney ST, Altaf N, Auer DP
(2013). "Carotid plaque hemorrhage on MRI strongly predicts
recurrent ischemia and stroke". Ann Neurol, 73(6):774-84.
8. Johansson EP, Arnerlov C, Wester P (2013). "Risk of recurrent
stroke before carotid endarterectomy: the ANSYSCAP study".
Int J Stroke, 8(4), 220-227.
9. Johansson E, Wester P (2014). "Recurrent stroke risk is high after
a single cerebrovascular event in patients with symptomatic 50-
99% carotid stenosis: a cohort study". BMC Neurol, 14(1), 23.
10. Kwee RM, van Oostenbrugge RJ, Mess WH, Prins MH, van der
Geest RJ, ter Berg JW et al (2013). "MRI of carotid atherosclerosis
to identify TIA and stroke patients who are at risk of a
recurrence". J Magn Reson Imaging, 37(5), 1189-1194.
11. Lehtola H., Airaksinen K. E. J., Hartikainen P., Hartikainen J. E.
K., Palomaki A., Nuotio I. et al (2017). "Stroke recurrence in
patients with atrial fibrillation: concomitant carotid artery
stenosis doubles the risk". Eur J Neurol, 24(5), 719-725.
12. Liu XS, Zhao HL, Cao Y, Lu Q, Xu JR (2012). "Comparison of
carotid atherosclerotic plaque characteristics by high-resolution
black-blood MR imaging between patients with first-time and
recurrent acute ischemic stroke". AJNR Am J Neuroradiol, 33(7),
1257-1261.
13. Marnane M, Merwick A, Sheehan OC, Hannon N, Foran P,
Grant T et al (2012). "Carotid plaque inflammation on 18F-
fluorodeoxyglucose positron emission tomography predicts
early stroke recurrence". Ann Neurol, 71(5), 709-718.
14. Marnane M, Prendeville S, McDonnell C, Noone I, Barry M,
Crowe M et al (2014). "Plaque Inflammation and Unstable
Morphology Are Associated With Early Stroke Recurrence in
Symptomatic Carotid Stenosis". Stroke, 45(3):801-6.
15. Ois A, Cuadrado-Godia E, Rodriguez-Campello A, Jimenez-
Conde J, Roquer J (2009). "High risk of early neurological
recurrence in symptomatic carotid stenosis". Stroke, 40(8), 2727-
2731.
16. Papas TT, Maltezos CK, Papanas N, Kopadis G, Marakis J,
Maltezos E et al (2008). "High-sensitivity CRP is correlated with
neurologic symptoms and plaque instability in patients with
severe stenosis of the carotid bifurcation". Vasc Endovascular
Surg, 42(3), 249-255.
17. Roquer J, Segura T, Serena J, Cuadrado-Godia E, Blanco M,
Garcia-Garcia J et al (2011). "Value of carotid intima-media
thickness and significant carotid stenosis as markers of stroke
recurrence". Stroke, 42(11), 3099-3104.
18. Singh AS, Atam V, Jain N, Yathish BE, Patil MR, Das L (2013).
"Association of carotid plaque echogenicity with recurrence of
ischemic stroke". N Am J Med Sci, 5(6), 371-376.
19. Suanprasert N, Tantirithisak T (2011). "Impact of risk factors for
recurrent ischemic stroke in Prasat Neurological Institute". J Med
Assoc Thai, 94(9), 1035-1043.
20. Takaya N, Yuan C, Chu B, Saam T, Underhill H, Cai J, et al
(2006). "Association between carotid plaque characteristics and
subsequent ischemic cerebrovascular events: a prospective
assessment with MRI--initial results". Stroke, 37(3), 818-823.
21. Talelli P, Terzis G, Katsoulas G, Chrisanthopoulou A, Ellul J
(2007). "Recurrent stroke: the role of common carotid artery
intima-media thickness". J Clin Neurosci, 14(11), 1067-1072.
22. Tanaskovic S, Isenovic ER, Radak D (2011). "Inflammation as a
marker for the prediction of internal carotid artery restenosis
following eversion endarterectomy--evidence from clinical
studies". Angiology, 62(7), 535-542.
23. Tsivgoulis G, Vemmos K, Papamichael C, Spengos K, Manios E,
Stamatelopoulos K et al (2006). "Common carotid artery intima-
media thickness and the risk of stroke recurrence". Stroke, 37(7),
1913-1916.
Ngày nhận bài báo: 08/11/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- moi_lien_quan_giua_hep_nang_dong_mach_canh_va_nguy_co_tai_ph.pdf