Tài liệu Mối liên quan giữa đường đi của lồi cầu trong mặt phẳng đứng dọc với đường cong spee: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 23
MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐƯỜNG ĐI CỦA LỒI CẦU
TRONG MẶT PHẲNG ĐỨNG DỌC VỚI ĐƯỜNG CONG SPEE
Lê Thị Phương Linh*, Trần Thị Nguyên Ny**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá mối liên quan giữa đường đi lồi cầu trong mặt
phẳng đứng dọc với đường cong Spee.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên 70 sinh viên Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí
Minh. Tiến hành ghi trục với bộ ghi trục cơ học Quick – Axis lần lượt ở khớp thái dương hàm bên phải và trái
trên các đối tượng này để ghi nhận đường đi lồi cầu, từ đó xác định góc đường đi lồi cầu (ĐĐLC) trong mặt
phẳng đứng dọc. Sau đó tiến hành lấy dấu, đổ mẫu hàm, chụp ảnh mẫu hàm từ phía bên của mẫu hàm hàm dưới
để xác định bán kính và độ sâu đường cong Spee. Các số liệu của nghiên cứu được thu thập và xử lý bằng phần
mềm SPSS 16.0. Sự khác biệt được xem là có ý nghĩa thống kê khi p<0,05.
Kết q...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 313 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối liên quan giữa đường đi của lồi cầu trong mặt phẳng đứng dọc với đường cong spee, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 23
MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐƯỜNG ĐI CỦA LỒI CẦU
TRONG MẶT PHẲNG ĐỨNG DỌC VỚI ĐƯỜNG CONG SPEE
Lê Thị Phương Linh*, Trần Thị Nguyên Ny**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá mối liên quan giữa đường đi lồi cầu trong mặt
phẳng đứng dọc với đường cong Spee.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên 70 sinh viên Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí
Minh. Tiến hành ghi trục với bộ ghi trục cơ học Quick – Axis lần lượt ở khớp thái dương hàm bên phải và trái
trên các đối tượng này để ghi nhận đường đi lồi cầu, từ đó xác định góc đường đi lồi cầu (ĐĐLC) trong mặt
phẳng đứng dọc. Sau đó tiến hành lấy dấu, đổ mẫu hàm, chụp ảnh mẫu hàm từ phía bên của mẫu hàm hàm dưới
để xác định bán kính và độ sâu đường cong Spee. Các số liệu của nghiên cứu được thu thập và xử lý bằng phần
mềm SPSS 16.0. Sự khác biệt được xem là có ý nghĩa thống kê khi p<0,05.
Kết quả: Nghiên cứu chúng tôi chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa giữa góc ĐĐLC trong mặt phẳng
đứng dọc với bán kính và độ sâu đường cong Spee.
Kết luận: Chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa ĐĐLC trong mặt phẳng đứng dọc với
đường cong Spee.
Từ khóa: đường đi lồi cầu, góc đường đi lồi cầu trong mặt phẳng đứng dọc, đường cong Spee.
ABSTRACT
RELATIONSHIP BETWEEN THE CONDYLAR PATH AND CURVE OF SPEE IN SAGITAL PLANE
Le Thi Phuong Linh, Tran Thi Nguyen Ny
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 2- 2018: 23 - 29
Objectives: This study was carried out in order to investigate the relationship between the condylar path
and curve of Spee in sagital plane.
Method: With a cross-sectional study design, the sample consisted of 70 students of the University of
Medicine and Pharmacy of HCM city (36 boys, 34 gỉrls), protrusion movements were recorded by using the
Quick – Axis mechanical axiography on the right and left temporomandibular joint to calculate condylar path
inclination angle (CPIA) in sagittal plane. The curve of Spee was measured as the perpendicular distance between
the camera and the cusp tip of the second premolar of the mandibular dental cast. Statistical processing and data
analysis was performed using SPSS version 16.0 statistic program. The difference is statistically significant if
p<0.05.
Results: No significant relationship was found between neither the depth of curve of Spee and CPIA nor the
radius of curve of Spee and CPIA.
Conclusion: No significant relationship was found between the curve of spee and condylar path in sagital
plane.
Key word: condylar path, condylar path inclination angle (CPIA), curve of Spee.
*Khoa Răng Hàm Mặt – Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
**Bộ môn NKCS, Khoa Răng Hàm Mặt – Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: TS. Trần Thị Nguyên Ny ĐT: 0166 201 9680 Email: nytran11@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 24
MỞ ĐẦU
Trong nha khoa phục hồi, việc tái lập khớp
cắn để nâng đỡ và giữ được sự hài hòa với các
cấu trúc khớp thái dương hàm (TDH) là một đòi
hỏi quan trọng. Phục hình thực hiện được chức
năng tốt một phần nhờ vào sự mô phỏng đường
đi lồi cầu của bệnh nhân trên giá khớp, điều này
cho phép bác sĩ lâm sàng đánh giá tương quan
của lồi cầu khi hàm dưới vận động và tái tạo đặc
điểm giải phẫu mặt nhai răng sau để giúp phục
hồi lại khớp cắn mà không bị cản trở(8).
Trên bộ răng tự nhiên lí tưởng, đường cong
Spee tồn tại cho phép sự hài hòa của răng trước
và hướng dẫn lồi cầu(3). Theo Spee, chính nhờ
hình thể cong dạng hình cung của mặt nhai trên
cung răng và sự hoàn chỉnh cấu tạo của lồi khớp
đã giúp hàm có được chuyển động theo chiều
trước sau trong quá trình thực hiện chức năng
ăn, nhai, nuốt(9).
Áp dụng quy luật trên vào trong nha khoa
phục hồi, việc tái lập khớp cắn để nâng đỡ và giữ
được sự hài hòa với các cấu trúc khớp thái
dương hàm là một đòi hỏi quan trọng. Phục hình
thực hiện được chức năng tốt một phần nhờ vào
sự mô phỏng đường đi lồi cầu của bệnh nhân
trên giá khớp, điều này cho phép bác sĩ lâm sàng
đánh giá tương quan của lồi cầu khi hàm dưới
vận động và tái tạo đặc điểm giải phẫu mặt nhai
răng sau để giúp phục hồi lại khớp cắn mà
không bị cản trở.
Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu này với mục tiêu xác định đánh giá mối
liên quan giữa góc đường đi lồi cầu trong mặt
phẳng đứng dọc với bán kính và độ sâu
đường cong Spee.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu gồm 70 sinh viên Đại học Y
Dược thành phố Hồ Chí Minh (36 nam, 34 nữ)
độ tuổi từ 18 – 30, phù hợp với tiêu chuẩn của
nghiên cứu từ tháng 11/2016 đến tháng 4/2017.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Khớp cắn Angle I.
Có bộ răng tự nhiên và khỏe mạnh.
Có đủ 28 răng vĩnh viễn trên cung hàm,
không tính răng khôn.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bị dị tật bẩm sinh và dị hình do bệnh lí hoặc
thói quen.
Bị chấn thương hàm mặt.
Có dấu hiệu hoặc triệu chứng rối loạn thái
dương hàm.
Đã hoặc đang điều trị chỉnh hình răng mặt.
Có phục hình ở hàm dưới từ răng 3 trở về
sau.
Có trục đồ đường đi lồi cầu ra trước bất
thường:
Trục đồ không phải là đường cong liên tục,
đều đặn xuống dưới và ra trước xuất phát từ gốc
tọa độ.
Trục đồ đường đi và về không trùng nhau.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Đây là nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Vật liệu và phương tiện nghiên cứu
Alginate lấy dấu GC Aroma Fine Plus.
Thạch cao GC New Platone.
Giấy cắn GC độ dày 40μm, màu đỏ.
Bộ ghi trục Quick - Axis của F.A.G. Dentaire
– Pháp.
Máy ảnh kỹ thuật số (Canon EOS 7D, Japan)
gắn ống kính tiêu cự 105mm.
Chân máy ảnh.
Thước thủy tĩnh.
Bút lông kim.
Hệ thống định vị mẫu hàm.
Phương pháp xác định góc đường đi lồi cầu
trong mặt phẳng đứng dọc
Các bước tiến hành ghi trục theo hướng dẫn
của nhà sản xuất
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 25
- Đối tượng nghiên cứu ngồi trên ghế nha
khoa, đầu và lưng tựa trên mặt phẳng lưng ghế,
mặt phẳng này tạo với mặt phẳng sàn nhà một
góc 45º.
- Hướng dẫn đối tượng nghiên cứu thực hiện
lặp lại các động tác đưa hàm dưới trượt ra trước
tối đa.
- Đặt máng cố định: dán một lớp sáp mỏng
vào các răng trước hàm dưới để đắp lẹm, sau
đó máng kim loại được gắn vào cung răng
hàm dưới bằng thạch cao nhanh đông. Thanh
định vị mang kim ghi được nối vào hàm dưới
nhờ máng này.
- Đặt cung ghi: cung ghi được cố định vào
đầu. Cung ghi của bộ ghi trục Quick - Axis có
cấu tạo giống như cung mặt có mũ tai nhưng
mang thêm hai bản ghi, hai bản này được áp vào
vùng khớp thái dương hàm hai bên.
- Đặt thanh định vị: thanh định vị mang kim
ghi. Sau khi gắn thanh định vị vào máng cố định
và điều chỉnh cho kim ghi tiếp xúc đúng vào bản
ghi, hướng hàm dưới về tương quan trung tâm,
xác định vị trí hàm dưới ở tương quan trung
tâm, rồi điều chỉnh sao cho kim ghi ở đúng vị trí
trục bản lề tại gốc tọa độ.
- Ghi trục lần lượt từng bên: tách nhẹ kim ghi
và đặt giấy cắn vào giữa kim ghi và bản ghi.
Hướng dẫn hàm dưới ra trước tối đa từ vị trí
tương quan trung tâm. Khi đó, kim ghi vạch
đường chuyển động lên bản ghi.
Các bản ghi sau đó được scan vào máy tính
bằng máy scan Panasonic KX – MB1500E và
được đo bằng phần mềm AUTOCAD 2010.
Giá trị góc đường đi của lồi cầu trong mặt
phẳng đứng dọc được xác định bằng cách:
Xác định vị trí 5mm trên đường hướng dẫn
ra trước.
Vẽ đường nối giữa điểm này và gốc tọa độ.
Góc tạo bởi trục hoành với đoạn thẳng đi từ
gốc tọa độ đến giao điểm của đường ghi lồi cầu
với vòng tròn cách gốc tọa độ 5mm chính là góc
của đường đi của lồi cầu trong mặt phẳng đứng
dọc. Giá trị này được đo đạc bằng phần mềm
AutoCAD 2010 trên máy vi tính.
Hình 1. Đường đi lồi cầu khi hàm dưới vận động ra
trước ở khớp TDH bên phải.
Hình 2. Góc đường đi lồi cầu bên phải đo được (CPIA
= 39,25°).
Phương pháp xác định các đặc trưng của đường
cong Spee
Trong nghiên cứu này, phương pháp đo đạc
các đặc trưng cơ bản của đường cong Spee được
thực hiện dựa theo phương pháp chụp ảnh mẫu
hàm nhìn từ phía bên của Nguyễn B.T (2014)(7).
Sau đó chuyển ảnh chụp mẫu hàm vào máy
vi tính, dùng phần mềm AutoCAD 2010 để đo
độ sâu và bán kính đường cong Spee.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 26
Hình 3. Phương pháp xác định độ sâu và bán kính
đường cong Spee từ phía bên của mẫu hàm.
Hình 4. Đo độ sâu và bán kính đường cong Spee bằng
phần mềm AUTOCAD.
Tiêu chuẩn chọn ảnh
Ảnh rõ nét, đủ sáng, đủ các chi tiết cần thiết.
Nếu không thỏa điều kiện trên, ảnh phải được
chụp lại.
Xử lý số liệu
Các số liệu đo đạc được nhập vào máy vi
tính và xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS
16.0.
Thống kê mô tả
Tính trung bình, độ lệch chuẩn của mỗi đặc
tính nghiên cứu ở nam và nữ, bên phải và bên
trái.
Thống kê phân tích
- Khảo sát tương quan giữa góc đường đi lồi
cầu với bán kính của đường cong Spee. Nếu có
tương quan, viết phương trình hồi quy.
- Khảo sát tương quan giữa góc đường đi lồi
cầu với độ sâu của đường cong Spee. Nếu có
tương quan, viết phương trình hồi quy.
- Sự khác biệt được xem có ý nghĩa thống kê
khi p<0,05.
KẾT QUẢ
Đặc điểm đường đi lồi cầu trong mặt phẳng
đứng dọc
Kết quả bảng 1 trình bày số liệu về giá trị góc
đường đi lồi cầu trong mặt phẳng đứng dọc ở 70
đối tượng tuổi từ 20 – 29. Giá trị góc đường đi lồi
cầu trong mặt phẳng đứng dọc của toàn bộ mẫu
là 43,38° ± 6,71°, với phạm vi số liệu từ 24,26° -
57,65°. Kết quả bảng 2 và 3 cho thấy góc đường
đi lồi cầu ở khớp TDH bên phải thấp hơn bên
trái, ở nam lớn hợn ở nữ, nhưng sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Bảng 1. Giá trị trung bình góc đường đi lồi cầu trong
mặt phẳng đứng dọc.
Khớp TDH n TB ± ĐLC Phạm vi số liệu
Bên phải 70 42,92° ± 8,28° 21,71° - 64,19°
Bên trái 70 43,85° ± 7,21° 26,80° - 62,86°
Toàn bộ mẫu 140 43,38° ± 6,71° 24,26° - 57,65°
Bảng 2. So sánh góc đường đi lồi cầu giữa khớp thái
dương hàm bên phải và bên trái theo giới tính.
Giới
tính
n
Khớp TDH bên phải Khớp TDH bên trái
p
*
TB ± ĐLC TB ± ĐLC
Nam 36 44,78° ± 8,68° 44,83° ± 7,19° 0,973
Nữ 34 40,95° ± 7,47° 42,80° ± 7,19° 0,125
*Kiểm định t bắt cặp.
Bảng 3. So sánh góc đường đi của lồi cầu giữa nam
và nữ.
Giới tính n TB ± ĐLC Phạm vi số liệu p
*
Nam 36 44,80
o
± 6,71
o
30,61° ± 57,65°
0,068
Nữ 34 41,87
o
± 6,47
o
24,26° ± 55,42°
*Kiểm định t cho hai mẫu độc lập.
Đặc điểm đường cong Spee ở cung răng hàm
dưới
Khi so sánh giữa nam và nữ, kết quả nghiên
cứu chúng tôi tìm thấy bán kính đường cong
Spee ở nữ lớn hơn bán kính đường cong Spee ở
nam, nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa
thống kê (p>0,05); độ sâu đường cong Spee ở
R
Spee
S
Spee
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 27
nam lớn hơn ở nữ, với sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p<0,05) (Bảng 4).
Bảng 4. Các thông số về đường cong Spee, so sánh
giữa nam và nữ.
Biến số Giá trị Nam (n = 36) Nữ (n = 34) p
SSpee (mm) TB ± ĐLC 2,17 ± 0,65 1,89 ± 0,47 0,046
(1)
RSpee (mm) TB ± ĐLC 92,23 ± 38,84 94,07 ± 29,41 0,424
(2)
(1)Kiểm định t cho hai mẫu độc lập, (2)Kiểm định Mann-
Whitney.
Khi so sánh bán kính và độ sâu đường cong
Spee ở bên phải và bên trái, kết quả nghiên cứu
chúng tôi không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê về kích thước đường cong Spee ở hai
bên phải và trái (p>0,05) (Bảng 5).
Bảng 5. So sánh đặc điểm đường cong Spee bên phải
và bên trái.
Biến số Giá trị Bên phải Bên trái p
SSpee (mm) TB ± ĐLC 2,01 ± 0,65 2,06 ± 0,63 0,453
(1)
RSpee (mm) TB ± ĐLC 95,10 ± 38,75 91,15 ± 35,53 0,088
(2)
(1)Kiểm định t bắt cặp, (2)Kiểm định Wilcoxon Signed Ranks
Test.
Tương quan giữa góc đường đi lồi cầu trong
mặt phẳng đứng dọc với đường cong Spee
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chưa tìm
thấy mối tương quan có ý nghĩa giữa góc đường
đi của lồi cầu trong mặt phẳng đứng dọc và
đường cong Spee (Bảng 6).
Bảng 6. Tương quan của đường đi lồi cầu trong mặt
phẳng đứng dọc với đường cong Spee chung cho nam
và nữ.
Biến độc lập Biến phụ thuộc r p
Góc đường đi lồi
cầu bên phải
RSpee bên phải -0,147 0,223
(2)
SSpeebên phải 0,160 0,186
(1)
Góc đường đi lồi
cầu bên trái
RSpee bên trái -0,002 0,990
(2)
SSpee bên trái 0,018 0,882
(1)
Góc đường đi lồi
cầu
RSpee -0,041 0,737
(2)
SSpee 0,033 0,787
(1)
(1)Tương quan Pearson, (2)Tương quan Spearman.
BÀN LUẬN
Đặc điểm đường đi lồi cầu trong mặt phẳng
đứng dọc
Kết quả bảng 1 trình bày số liệu về giá trị góc
đường đi lồi cầu trong mặt phẳng đứng dọc ở 70
đối tượng tuổi từ 20 – 29. Giá trị góc đường đi lồi
cầu trong mặt phẳng đứng dọc của toàn bộ mẫu
là 43,38° ± 6,71°, với phạm vi số liệu từ 24,26° -
57,65°. Kết quả bảng 2 và 3 cho thấy góc đường
đi lồi cầu ở khớp TDH bên phải thấp hơn bên
trái, ở nam lớn hợn ở nữ, nhưng sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết quả
này phù hợp với kết quả của Nguyễn P.D.T.
(1997)(6) và Dương T.H. (2015)(1) khi nghiên cứu
trên người Việt bình thường.
Đặc điểm đường cong Spee ở cung răng hàm
dưới
Khi so sánh giữa nam và nữ, kết quả
nghiên cứu chúng tôi tìm thấy bán kính
đường cong Spee ở nữ lớn hơn bán kính
đường cong Spee ở nam, nhưng sự khác biệt
này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05); độ
sâu đường cong Spee ở nam lớn hơn ở nữ, với
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
(Bảng 4). Khi so sánh bán kính và độ sâu
đường cong Spee ở bên phải và bên trái, kết
quả nghiên cứu chúng tôi không tìm thấy sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê về kích thước
đường cong Spee ở hai bên phải và trái
(p>0,05) (Bảng 5). Kết quả này tương đồng với
nghiên cứu của Farella (2002)(2) và Marshall
(2008)(4).Khi so sánh kết quả nghiên cứu của
chúng tôi với nghiên cứu trong nước trước
đây của Nguyễn. B.T. (2014)(7)giá trị về độ sâu
và bán kính đường cong Spee có sự chênh
lệch, sự chênh lệch này có thể do khác nhau về
cỡ mẫu và độ tuổi nghiên cứu (cỡ mẫu trong
nghiên cứu của Nguyễn. B.T. là 35 và 18 tuổi,
cỡ mẫu trong nghiên cứu chúng tôi là 70 và
20-29 tuổi). So sánh với kết quả của Xu
(2004)(10),giá trị giữa 2 nghiên cứu có sự chênh
lệch. Nghiên cứu của Xu cũng đo đạc bằng
phương pháp chụp ảnh, tuy nhiên chuẩn hóa
mẫu hàm khi chụp khác với nghiên cứu chúng
tôi, thực hiên trên 50 người Nhật từ 19-24 tuổi.
Theo Xu, sự khác nhau về kích thước đường
cong Spee là do có sự khác nhau về đặc tính
dân số nghiên cứu (về chủng tộc, yếu tố di
truyền và môi trường)(10) (Biểu đồ 1).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 28
Biểu đồ 1. So sánh các giá trị đường cong Spee trong
nghiên cứu này với các nghiên cứu khác.
Tương quan giữa góc đường đi lồi cầu trong
mặt phẳng đứng dọc với đường cong Spee
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chưa tìm
thấy mối tương quan có ý nghĩa giữa góc
đường đi của lồi cầu trong mặt phẳng đứng
dọc và đường cong Spee. Tương tự với nghiên
cứu của Mastumoto đã thực hiện năm 1995,
tác giả tiến hành nghiên cứu trên 30 sọ khô với
27 sọ có khớp cắn hạng I Angle và 3 sọ có
khớp cắn hạng II Angle, kết quả nghiên cứu
không tìm thấy mối liên quan giữa chiều cao
hõm khớp với đường cong Spee; tuy nhiên,
nghiên cứu này lại tìm thấy mối liên quan có ý
nghĩa giữa độ sâu hõm khớp và mức độ cắn
phủ răng trước. Nghiên cứu này thực hiện
trên sọ khô người cổ xưa có thói quen dinh
dưỡng và lực nhai khác với người hiện đại gây
ảnh hưởng đến hình thái cấu trúc sọ
mặt(5).Theo Farella và cs. (2002) khảo sát trên
phim sọ nghiêng và ảnh chụp mẫu hàm để xác
định độ sâu đường cong Speeđã kết luận
những yếu tố hình thái sọ mặt ảnh hưởng đến
độ sâu đường cong Spee là khoảng cách từ
mặt xa răng cối lớn II hàm dưới đến bờ trước
lồi cầu, mức độ đưa ra trước của xương hàm
dưới so với nền sọ (góc SNB) và chiều cao mặt.
Theo đó, khoảng cách từ mặt xa răng cối lớn II
hàm dưới đến bờ trước lồi cầu càng lớn thì độ
sâu đường cong Spee càng tăng; và xương
hàm dưới càng lùi sau so với nền sọ (góc SNB
giảm), thì đường cong Spee càng sâu hơn;
dạng mặt ngắn có đường cong Spee cong và
sâu hơn người có dạng mặt dài(2).
Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi chỉ
đủ dữ liệu để nói rằng: không tìm thấy mối liên
quan giữa góc ĐĐLC với đường cong Spee.
KẾT LUẬN
Như vậy, có thể thấy, xét trong mặt phẳng
đứng dọc, đường cong Spee có thể còn phụ
thuộc bới các yếu tố khác chứ không chỉ đơn
thuần bởi góc đường đi lồi cầu cho thấy mối
quan hệ phức tạp của hệ thống nhai về giải phẫu
và chức năng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Thu Hương (2015) Đường đi lồi cầu trong mặt phẳng
đứng dọc đối với từng loại khớp cắn theo phân loại Angle,
Luận văn Bác sĩ Nội Trú, Đại học Y Dược TP.HCM, tr. 22-78.
2. Farella M, Michelotti A, van Eijden TM, Martina R (2002) "The
curve of Spee and craniofacial morphology: a multiple
regression analysis". Eur J Oral Sci, 110 (4), pp. 277-281.
3. Lynch CD, McConnell RJ (2002) "Prosthodontic management
of the curve of Spee: use of the Broadrick flag". J Prosthet Dent,
87 (6), pp. 593-597.
4. Marshall SD, Caspersen M, Hardinger RR, Franciscus RG,
Aquilino SA, Southard TE (2008) "Development of the curve
of Spee". Am J Orthod Dentofacial Orthop, 134 (3), pp.344-352.
5. Matsumoto MA, Bolognese AM (1995) "Bone morphology of
the temporomandibular joint and its relation to dental
occlusion". Braz Dent J, 6 (2), pp. 115-122.
6. Nguyễn Phúc Diên Thảo, Hùng Hoàng Tử (1997) "Bước đầu
áp dụng ghi vận động lồi cầu với bộ ghi trục Quick - Axis trên
người Việt bình thường ". Kỉ yếu công trình nghiên cứu khoa học
Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP.HCM, tr. 31-40.
7. Nguyễn Bảo Trân (2014) Kích thước cung răng và đường cong
Spee ở bộ răng vĩnh viễn: nghiên cứu dọc từ 13 - 18 tuổi, Luận
văn Bác sĩ Nội Trú, Đại học Y Dược TP.HCM, tr. 25-86.
8. Shreshta P, Jain V, Bhalla A, Pruthi G (2012) " A comparative
study to measure the condylar guidance by the radiographic
and clinical methods". J Adv Prosthodont, 4 (3), pp. 153-157.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 29
9. Spee FG (1980) "The Gliding Path of the Mandible along the
Skull". Arch Anat. Physiol., 16, pp. 285-294.
10. Xu H, Suzuki T, Muronoi M, Ooya K. (2004) "An evaluation of
the curve of Spee in the maxilla and mandible of human
permanent healthy dentitions". J Prosthet Dent, 92 (6), pp. 536-
539.
Ngày nhận bài báo: 08/02/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25/02/2018
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- moi_lien_quan_giua_duong_di_cua_loi_cau_trong_mat_phang_dung.pdf