Tài liệu Mối liên quan giữa cholesterol toàn phần và hdl-cholesterol huyết tương với ý tưởng và hành vi tự sát ở bệnh nhân rối loạn trầm cảm chủ yếu: TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2018
56
MỐI LIÊN QUAN GIỮA CHOLESTEROL TOÀN PHẦN VÀ
HDL-CHOLESTEROL HUYẾT TƢƠNG VỚI Ý TƢỞNG VÀ
HÀNH VI TỰ SÁT Ở BỆNH NHÂN RỐI LOẠN TRẦM CẢM CHỦ YẾU
Nguyễn Trọng Đạo1; Trịnh Quốc Việt2
Nguyễn Hữu Chỉnh3; Bùi Quang Huy1
TÓM TẮT
Mục tiêu: tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ cholesterol toàn phần và HDL-cholesterol trong
huyết tương với ý tưởng tự sát ở bệnh nhân rối loạn trầm cảm chủ yếu. Đối tượng và phương pháp:
nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 74 bệnh nhân rối loạn trầm cảm chủ yếu điều trị tại Khoa Tâm thần,
Bệnh viện Quân y 103. Bệnh nhân được chia thành ba nhóm: nhóm 1 gồm 30 bệnh nhân trầm cảm
không có ý tưởng tự sát; nhóm 2 gồm 27 bệnh nhân trầm cảm có ý tưởng tự sát và nhóm 3: 17
bệnh nhân trầm cảm có hành vi tự sát. Định lượng nồng độ cholesterol toàn phần và HDL-
cholesterol ở cả ba nhóm bệnh nhân. Kết quả: có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nồng độ
HDL-cholesterol giữa ba nhóm bệnh nhân nam giới trầm cảm. Tro...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 305 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối liên quan giữa cholesterol toàn phần và hdl-cholesterol huyết tương với ý tưởng và hành vi tự sát ở bệnh nhân rối loạn trầm cảm chủ yếu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2018
56
MỐI LIÊN QUAN GIỮA CHOLESTEROL TOÀN PHẦN VÀ
HDL-CHOLESTEROL HUYẾT TƢƠNG VỚI Ý TƢỞNG VÀ
HÀNH VI TỰ SÁT Ở BỆNH NHÂN RỐI LOẠN TRẦM CẢM CHỦ YẾU
Nguyễn Trọng Đạo1; Trịnh Quốc Việt2
Nguyễn Hữu Chỉnh3; Bùi Quang Huy1
TÓM TẮT
Mục tiêu: tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ cholesterol toàn phần và HDL-cholesterol trong
huyết tương với ý tưởng tự sát ở bệnh nhân rối loạn trầm cảm chủ yếu. Đối tượng và phương pháp:
nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 74 bệnh nhân rối loạn trầm cảm chủ yếu điều trị tại Khoa Tâm thần,
Bệnh viện Quân y 103. Bệnh nhân được chia thành ba nhóm: nhóm 1 gồm 30 bệnh nhân trầm cảm
không có ý tưởng tự sát; nhóm 2 gồm 27 bệnh nhân trầm cảm có ý tưởng tự sát và nhóm 3: 17
bệnh nhân trầm cảm có hành vi tự sát. Định lượng nồng độ cholesterol toàn phần và HDL-
cholesterol ở cả ba nhóm bệnh nhân. Kết quả: có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nồng độ
HDL-cholesterol giữa ba nhóm bệnh nhân nam giới trầm cảm. Trong phân tích đường cong
ROC đối với ý tưởng tự sát và hành vi tự sát ở bệnh nhân nam trầm cảm, nồng độ HDL-
cholesterol giúp tiên lượng ý tưởng tự sát và hành vi tự sát lần lượt là 1,07 mmol/l và 0,9
mmol/l. Không có sự khác biệt về nồng độ cholesterol toàn phần giữa ba nhóm bệnh nhân. Kết
luận: HDL-cholesterol có khả năng tiên lượng ý tưởng tự sát ở bệnh nhân rối loạn trầm cảm
chủ yếu nam giới.
* Từ khóa: Rối loạn trầm cảm chủ yếu; Ý tưởng tự sát; Hành vi tự sát; Cholesterol toàn phần;
HDL-cholesterol.
The Association between Serum Total Cholesterol, HDL-Cholesterol
and Suicidal Ideation and Behavior in Patients with Major
Depressive Disorder
Summary
Objectives: To evaluate the association between serum total cholesterol, cholesterol in high
density lipoprotein and suicidal ideation and behavior in patient with major depressive disorder.
Subjects and methods: A cross-sectional study was conducted on 74 inpatients with major
depressive disorder in Department of Psychiatry, 103 Military Hospital. Patients were divided
into three groups: group 1 included 30 depressive patients without suicidal ideation; group 2
included 27 depressive patients with suicidal ideation and group 3 included 17 depressive
patients with suicidal behavior. Quantitative assays of serum total cholesterol and HDL-cholesterol
1. Bệnh viện Quân y 103
2. Đại học Y Dược Hải Phòng
3. Bệnh viện Tâm thần TW I
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Trọng Đạo (trongdao103@gmail.com)
Ngày nhận bài: 16/07/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 15/09/2018
Ngày bài báo được đăng: 20/09/2018
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2018
57
for all three groups were done. Results: Significant differences in serum HDL-cholesterol levels
were observed among three groups. In ROC analysis, the cut-off points of mean serum
HDL-cholesterol which can be used as indicator for suicidal ideation and suicidal behavior were
1.07 mmol/L and 0.9 mmol/L, respectively. Conclusion: Serum HDL-cholesterol can be used
as an indicator for diagnosis of suicidal ideation and behavior in male patients with major
depressive disorder.
* Keywords: Major depressive disorder; Suicidal ideation; Suicidal behavior; Total cholesterol;
HDL-cholesterol.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn trầm cảm là nguyên nhân hàng
đầu dẫn đến hành vi tự sát (HVTS). Nhiều
nghiên cứu cho thấy có tới 75% số trường
hợp tự sát liên quan đến trầm cảm; trong đó
10 - 15% bệnh nhân (BN) tự sát thành công.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm trên
toàn cầu có gần một triệu người tử vong do
tự sát, cứ 40 giây có một trường hợp tự sát
thành công và số người có ý định tự sát cao
gấp 20 lần. Vì vậy, phát hiện sớm ý tưởng
tự sát (YTTS) ở BN trầm cảm và có phương
án điều trị kịp thời có ý nghĩa to lớn.
Trên thế giới, nhiều nghiên cứu chỉ ra
mối liên quan giữa nồng độ cholesterol với
ý tưởng, HVTS ở BN rối loạn trầm cảm.
Theo Engelberg H, suy giảm nồng độ
cholesterol huyết tương có liên quan đến
thay đổi về tính thấm của màng tế bào
thần kinh, chức năng thụ thể và chất dẫn
truyền serotonin, cũng như giảm tiền chất
serotonin; từ đó làm gia tăng ý tưởng và
HVTS. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nghiên
cứu về vấn đề này còn chưa nhiều. Vì vậy,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm
mục tiêu: Phân tích mối liên quan giữa
cholesterol toàn phần, HDL-cholesterol
trong huyết tương với ý tưởng và HVTS
ở BN rối loạn trầm cảm chủ yếu.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
74 BN (≥ 18 tuổi) điều trị nội trú tại
Khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103,
BN được chẩn đoán rối loạn trầm cảm chủ
yếu theo tiêu chuẩn chẩn đoán DSM-5
của Hội Tâm thần học Hoa Kỳ và chia thành
ba nhóm:
- Nhóm 1: 30 BN rối loạn trầm cảm chủ
yếu không có YTTS.
- Nhóm 2: 27 BN rối loạn trầm cảm chủ
yếu có YTTS.
- Nhóm 3: 17 BN rối loạn trầm cảm chủ
yếu có HVTS.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Thiết kế: tiến cứu, mô tả cắt ngang;
BN được lấy máu tĩnh mạch xét nghiệm
vào sáng hôm sau ngày nhập viện, BN
nhịn ăn trong vòng 6 giờ trước thời điểm
lấy máu.
- Phân loại mức độ HDL-C dựa vào
phân loại của Khoa Sinh hóa, Bệnh viện
T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 8-2018
58
Quân y 103: nồng độ HDL-C bình thường
> 0,9 mmol/l.
- Xử lý thống kế bằng phần mềm
SPSS 20.0. Trong đó, tương quan của
các biến định danh được phân tích qua
bảng 2 x 2 với phép kiểm Chi bình phương
hoặc Fisher’s exact (nếu một ô có giá trị
mong đợi < 2 hoặc 25% các ô có giá trị
mong đợi < 5). Sự khác biệt về các biến
định lượng có phân phối chuẩn trong
3 nhóm không có YTTS, có YTTS và có
HVTS được phân tích bằng kiểm định
phương sai ANOVA và kiểm định hậu
ANOVA bằng phương pháp Tamhane’s
T2.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN LUẬN
* Đặc điểm lâm sàng của rối loạn trầm
cảm chủ yếu:
Khí sắc giảm: 73 BN (98,65%); mất hoặc
giảm hứng thú, sở thích trước đây: 67 BN
(90,54%); mất, giảm cảm giác ngon miệng:
70 BN (94,59%); mất ngủ: 74 BN (100%);
rối loạn tâm thần vận động: 53 BN (71,62%);
mệt mỏi: 73 BN (98,65%); cảm giác vô
dụng: 32 BN (43,24%); giảm tập trung,
chú ý: 65 BN (87,84%); có ý tưởng, HVTS:
44 BN (59,46%). Kết quả này phù hợp với
nghiên cứu của Sadock B.J (2015): hầu hết
BN trầm cảm đều có khí sắc giảm, mất
hứng thú và sở thích, mất ngủ và chán ăn.
Bảng 1: Mối liên quan giữa nồng độ cholesterol toàn phần với ý tưởng và HVTS.
Nồng độ cholesterol toàn phần
BN
± SD (mmol/l) p
Nam
Không có YTTS 4,80 ± 1,10
> 0,05 Có YTTS 5,13 ± 1,01
Có HVTS 5,43 ± 1,16
Nữ
Không có YTTS 5,14 ± 2,09
> 0,05 Có YTTS 5,08 ± 0,85
Có HVTS 5,58 ± 1,24
Kết quả cho thấy không có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê về nồng độ cholesterol
toàn phần với ý tưởng, HVTS giữa ba
nhóm BN ở cả hai giới.
Kết quả này tương tự như với một số
nghiên cứu trước đó. Park S và CS (2012)
nghiên cứu trên 221 BN trầm cảm (67 BN
tử vong do tự sát và 175 BN không có
YTTS) nhận thấy không có sự khác biệt
về nồng độ cholesterol toàn phần giữa
hai nhóm. Park Y.M và CS (2014) nghiên
cứu 73 BN trầm cảm cũng nhận thấy
không có mối liên quan giữa nồng độ
cholesterol toàn phần và LDL-C giữa hai
nhóm có YTTS và không có YTTS.
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2018
59
Bảng 2: Mối liên quan giữa nồng độ HDL-C ở ba nhóm BN nam không có YTTS,
có YTTS và HVTS.
Nồng độ HDL-C
BN
Bình thƣờng Cao
n % n %
Không có YTTS 6 42,86 11 52,38
Có YTTS 5 35,71 6 28,57
Có HVTS 3 21,43 4 19,05
Tổng 14 100,0 21
p < 0,05
Ở nam, BN trầm cảm có nồng độ HDL-C mức độ cao chủ yếu gặp ở BN không có
YTTS (52,38%), tiếp đến là nhóm có YTTS (28,57%) và thấp nhất ở nhóm BN có
HVTS (19,05%). Như vậy, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nồng độ HDL-C giữa
ba nhóm BN với p = 0,006.
Dimopoulos N và CS nghiên cứu trên BN trầm cảm cao tuổi cũng cho thấy BN có
YTTS có nồng độ HDL-C thấp hơn so với nhóm BN trầm cảm không có YTTS. Theo
Maes M và CS (1994), mối liên quan giữa cholesterol với ý tưởng và HVTS ở BN trầm
cảm là do bất thường của haptoglobin kết nối với nhiễm sắc thể 16, là nơi mã hóa
enzym lecithin cholesterol acetyltransferase (LCAT). Enzym LCAT chịu trách nhiệm
chính trong việc ester hóa hầu hết cholesterol tự do trong huyết tương.
Bảng 3: Mối liên quan giữa nồng độ HDL-C ở ba nhóm BN nữ không có YTTS,
có YTTS và HVTS.
Nồng độ HDL-C
BN
Bình thƣờng Cao
n % n %
Không có YTTS 5 27,78 8 38,10
Có YTTS 10 55,56 6 28,57
Có HVTS 3 16,66 7 33,33
Tổng 18 100,0 21 100,0
p > 0,05
Ở nữ, chúng tôi ghi nhận BN có nồng độ HDL-C cao chủ yếu tập trung ở nhóm
không có YTTS (38,10%). Tuy nhiên, sự khác biệt về nồng độ HDL-C giữa ba nhóm BN
không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 8-2018
60
Hình 1: Đường cong ROC của nồng độ
HDL-C giữa hai nhóm có YTTS và
có HVTS ở nam giới.
Hình 2: Đường cong ROC của nồng độ
HDL-C giữa hai nhóm không có YTTS và
có YTTS ở nam giới.
Phân tích đường cong ROC giữa hai
nhóm có YTTS và nhóm có HVTS ở nam
giới, diện tích dưới đường cong là 0,818
(95%CI: 0,610 - 1,026), p = 0,026. Như vậy,
đường cong ROC có ý nghĩa để xác định
YTTS và HVTS ở BN trầm cảm nam giới.
Với điểm cắt HDL-C = 0,95 mmol/l,
xét nghiệm HDL-C có độ chính xác cao
nhất giúp chẩn đoán HVTS với độ nhạy
100,0%, độ đặc hiệu 57,1%.
Trong phân tích đường cong ROC giữa
hai nhóm không có YTTS và có YTTS,
diện tích dưới đường cong là 0,741
(95%CI: 0,552 - 0,931), p = 0,036. Như
vậy, đường cong ROC có ý nghĩa trong
xác định YTTS và HVTS ở BN trầm cảm
nam giới. Theo chỉ số Youden, với điểm
cắt HDL-C = 1,07 mmol/l, xét nghiệm HDL-C
giúp xác định HVTS với độ nhạy 90,9%,
độ đặc hiệu 62,5%.
Chúng tôi xác định hai điểm cắt của
nồng độ HDL-C huyết tương nhằm góp
phần giúp các bác sỹ có cơ sở xác định
ý tưởng và HVTS ở BN rối loạn trầm cảm
chủ yếu. Từ đó, có kế hoạch điều trị và
tiên lượng kịp thời. Hiện nay mới chỉ có
một nghiên cứu của Kim Y.K và CS (2004)
dùng điểm cắt của nồng độ cholesterol
toàn phần để xác định YTTS ở BN
trầm cảm.
KẾT LUẬN
Không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê về nồng độ cholesterol toàn
phần giữa ba nhóm BN trầm cảm không
có YTTS, trầm cảm có YTTS và trầm cảm
có HVTS.
Nồng độ HDL-C ở nam khác biệt có
ý nghĩa thống kê giữa ba nhóm BN không
có YTTS , có YTTS và HVTS.
Với điểm cắt 0,95 mmol/l và 1,07 mmol/l,
nồng độ HDL-C giúp xác định HVTS và
YTTS ở BN trầm cảm nam giới.
Đ
ộ
n
h
ạ
y
1- Độ đặc hiệu
1- Độ đặc hiệu
Đ
ộ
n
h
ạ
y
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2018
61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Văn Cường. Điều tra dịch tễ lâm
sàng một số bệnh tâm thần thường gặp ở các
vùng kinh tế - xã hội khác nhau ở nước ta
hiện nay. Đề tài Nghiên cứu Khoa học cấp Bộ
(đã nghiệm thu). Bệnh viện Tâm thần Trung
ương I. Hà Nội. 2002.
2. Sadock B.J. S.V.A, Ruiz P. Kaplan &
Sadock's Synopsis of Psychiatry. Lippincott
Williams & Wilkins, Philadelphia. 2015, Vol 11,
p.1472.
3. Sarchiapone M, Roy A, Camardese G et al.
Further evidence for low serum cholesterol
and suicidal behaviour. J Affect Disord. 2000,
61 (1-2), pp.69-71.
4. Engelberg H. Low serum cholesterol and
suicide. Lancet. 1992, 339 (8795), pp.727-729.
5. Kim Y.K, Myint A.M. Clinical application
of low serum cholesterol as an indicator for
suicide risk in major depression. J Affect Disord.
2004, 81 (2), pp.161-166.
6. Park S, Yi K.K, Na R et al. No association
between serum cholesterol and death by
suicide in patients with schizophrenia, bipolar
affective disorder, or major depressive disorder.
Behavioral and Brain Functions. BBF. 2013, 9,
pp.253-261.
7. Park Y.M, Lee B.H, Lee S.H. The
association between serum lipid levels,
suicide ideation, and central serotonergic
activity in patients with major depressive
disorder. J Affect Disord. 2014, 159, pp.62-65.
8. Dimopoulos N, Piperi C, Salonicioti A et
al. Characterization of the lipid profile in
dementia and depression in the elderly.
J Geriatr Psychiatry Neurol. 2007, 20 (3),
pp.138-144.
9. Maes M, Smith R, Christophe A et al.
Lower serum high-density lipoprotein cholesterol
(HDL-C) in major depression and in depressed
men with serious suicidal attempts: Relationship
with immune-inflammatory markers. Acta
Psychiatr Scand. 1997, 95 (3), pp.212-221.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- moi_lien_quan_giua_cholesterol_toan_phan_va_hdl_cholesterol.pdf