Tài liệu Mối liên quan giữa bệnh nha chu của mẹ và sinh non – sinh nhẹ cân: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
MỐI LIÊN QUAN GIỮA BỆNH NHA CHU CỦA MẸ VÀ SINH NON –
SINH NHẸ CÂN
Ngô Thị Quỳnh Lan*, Trần Thị Lợi**, Lưu Thị Tú Trang***, Vũ Trần Bảo Châu****
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa bệnh nha chu của mẹ với sinh non – sinh nhẹ cân.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu bệnh chứng với tỉ lệ 1 Bệnh / 2 Chứng tiến hành trên
288 sản phụ (96 ca bệnh, 192 ca chứng) đến sinh tại bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM. Nhóm bệnh gồm 96 sản phụ
sinh non tháng (tuổi thai dưới 37 tuần) hoặc sinh nhẹ cân (cân nặng dưới 2500g), nhóm chứng gồm 192 sản phụ
sinh con đủ tháng và đủ cân nặng. Các thông tin liên quan về đặc điểm kinh tế xã hội và tiền sử sản khoa của sản
phụ được ghi nhận bởi bác sĩ Sản thông qua bộ câu hỏi. Bác sĩ Răng Hàm Mặt tiến hành khám nha chu trên tất cả
các răng cho sản phụ trong vòng 48 giờ sau sinh, ghi nhận 5 chỉ số: chỉ số mảng bám (Plaque Index: PlI), chỉ số
nướu (Gingival In...
8 trang |
Chia sẻ: Tiến Lợi | Ngày: 01/04/2025 | Lượt xem: 23 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối liên quan giữa bệnh nha chu của mẹ và sinh non – sinh nhẹ cân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
MỐI LIÊN QUAN GIỮA BỆNH NHA CHU CỦA MẸ VÀ SINH NON –
SINH NHẸ CÂN
Ngô Thị Quỳnh Lan*, Trần Thị Lợi**, Lưu Thị Tú Trang***, Vũ Trần Bảo Châu****
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa bệnh nha chu của mẹ với sinh non – sinh nhẹ cân.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu bệnh chứng với tỉ lệ 1 Bệnh / 2 Chứng tiến hành trên
288 sản phụ (96 ca bệnh, 192 ca chứng) đến sinh tại bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM. Nhóm bệnh gồm 96 sản phụ
sinh non tháng (tuổi thai dưới 37 tuần) hoặc sinh nhẹ cân (cân nặng dưới 2500g), nhóm chứng gồm 192 sản phụ
sinh con đủ tháng và đủ cân nặng. Các thông tin liên quan về đặc điểm kinh tế xã hội và tiền sử sản khoa của sản
phụ được ghi nhận bởi bác sĩ Sản thông qua bộ câu hỏi. Bác sĩ Răng Hàm Mặt tiến hành khám nha chu trên tất cả
các răng cho sản phụ trong vòng 48 giờ sau sinh, ghi nhận 5 chỉ số: chỉ số mảng bám (Plaque Index: PlI), chỉ số
nướu (Gingival Index: GI), độ sâu túi nha chu qua thăm dò (Probing Pocket Depth: PPD), mức bám dính lâm
sàng (Clinical Attachment Level: CAL), % vị trí chảy máu nướu khi thăm dò (% Bleeding on Probing: %BOP).
Kết quả: Hai nhóm bệnh và chứng có sự tương đồng về các đặc điểm: tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn và
tình trạng kinh tế. Tình trạng nha chu của nhóm bệnh xấu hơn nhóm chứng với tỉ số chênh OR = 1,98 (KTC
95%: 1,08 – 3,62) . Phân tích hồi quy logistic đa biến cho thấy viêm nha chu là yếu tố nguy cơ độc lập của sinh
non – sinh nhẹ cân với tỉ số chênh OR đã hiệu chỉnh là 1,97 (KTC 95%: 1,01 – 3,84). Yếu tố nguy cơ khác là tăng
trọng của mẹ trong thai kỳ với: tăng trọng < 6 kg (OR = 22,42, KTC 95%: 7,4 – 67,92), tăng trọng 6 – 9 kg (OR =
4,1, KTC 95%: 2,05 – 8,21).
Kết luận: Viêm nha chu là yếu tố nguy cơ độc lập của sinh non – sinh nhẹ cân.
Từ khóa: Viêm nha chu, viêm nướu, sinh non – sinh nhẹ cân.
ABSTRACT
ASSOCIATION BETWEEN MATERNAL PERIODONTAL DISEASE
AND PRETERM LOW BIRTH WEIGHT
Ngo Thi Quynh Lan, Tran Thi Loi, Luu Thi Tu Trang, Vu Tran Bao Chau
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 24 - 31
Objective: This study aimed at determining the association between maternal periodontal diseases and
preterm-low birth weight.
Materials and methods: A case – control study with a selection ratio of 1 case: 2 controls was
conducted among 288 postpartum mothers (96 cases, 192 controls) who delivered their babies at Tu Du
hospital, Ho Chi Minh city. Cases were women who had undergone spontaneous preterm delivery (<37
weeks of gestation) or low birth weight (<2500 gram); whereas controls were women who delivered at term
(≥37 weeks of gestation) or normal birth weight (2500 gram). The obstetricians collected relevant details of
the mothers on socio-economic characteristics and obstetric history by a structured questionnaire. The
dentists recorded the periodontal parameters of the mothers within 48 hours postpartum on full mouth
* Bộ môn NKCS - Khoa Răng Hàm Mặt, ĐHYD – TP.HCM.
** Bộ Môn Sản Phụ Khoa - Sức Khỏe Sinh Sản, ĐHQG – TP.HCM.
*** Lớp Cao học 2012-2014- Khoa Răng Hàm Mặt, ĐHYD – TP.HCM.
**** Lớp Sau Đại Học Khoa Răng Hàm Mặt, ĐHYD – TP.HCM
Tác giả liên lạc: Th.S Lưu Thị Tú Trang ĐT: 0919 942 972 Email: tutrangluu@gmail.com
24 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học
which included Plaque Index (PlI), Gingival Index (GI), Probing Pocket Depth (PPD), Clinical Attachment
Level (CAL) and Bleeding on Probing Index (BOP).
Results: Cases and controls did not reveal any significant difference for age, occupation, educational level
and economic status. The case group had a significantly worse periodontal status than the controls with an odds
ratio (OR) of 1.98 (95% CI: 1.08 – 3.62). The multivariate logistic regression model demonstrated that
periodontal disease is a significant independent risk factor for preterm low birth weight with an adjusted odds
ratio (aOR) of 1.97 (95% CI: 1.01 – 3.84). Another factor that showed significant association with preterm low
birth weight was weight gain in pregnancy (<6 kg of weight gain: aOR = 22.42, 95% CI: 7.4 – 67.92; 6 – 9 kg of
weight gain: aOR = 4.1, 95% CI: 2.05 – 8.21).
Conclusion: Periodontitis is an independent risk factor for preterm low birth weight.
Keywords: Periodontitis, gingivitis, preterm low birth weight.
ĐẶT VẤN ĐỀ tình trạng nhiễm trùng của người mẹ đóng vai
trò quan trọng và chịu trách nhiệm chính cho 30
Sinh non (tuổi thai dưới 37 tuần) và sinh nhẹ
– 50% các trường hợp SN – SNC(7).
cân (trọng lượng lúc sinh dưới 2500 gram) là
Bệnh nha chu là bệnh nhiễm khuẩn mãn tính
nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh tật và tử
liên quan đến sự phá hủy cấu trúc nâng đỡ của
vong ở trẻ sơ sinh, chiếm đến 75% tỉ lệ tử vong
răng, đặc biệt bệnh xuất hiện thường xuyên và
chu sinh và hơn 50% bệnh lý sơ sinh(6).Hàng năm
nghiêm trọng hơn ở phụ nữ mang thai, với tỉ lệ
trên thế giới có khoảng 15 triệu trẻ sinh non,
viêm nướu trong thai kỳ thay đổi từ 35 – 100%(14)
trong đó số trẻ sinh non ở Châu Phi và Nam Á
và tỉ lệ viêm nha chu từ 11,6 – 30%(11,13). Mối liên
chiếm đến hơn 60%, dù vậy sinh non thật sự là
hệ giữa sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn
vấn đề mang tính toàn cầu(18).Tại Việt Nam, các
thân không phải là một quan niệm mới, thuyết
nghiên cứu từ năm 2003 đến 2010 cho thấy tỉ lệ
“nhiễm khuẩn ổ” do Miller đề xuất từ năm 1891
sinh non dao động từ 6,8% đến 9,7%(9,15) và tỉ lệ
đã đề cập đến việc vi khuẩn trong khoang miệng
sinh nhẹ cân từ 6,61 – 11,4%(16,17). Trong vài thập
có liên quan đến các bệnh lý ở những vị trí xa
niên trở lại đây, những bước tiến đáng kể trong
khoang miệng, tuy nhiên do thiếu các chứng cứ
chăm sóc sức khỏe sơ sinh đã giúp cải thiện tỉ lệ
khoa học nên thuyết đó dần bị mất tín nhiệm.
tử vong ở trẻ sinh non, tuy nhiên, những trẻ
Mãi đến những năm 1990 mới có những bằng
sống sót qua giai đoạn sơ sinh phải gánh chịu các
chứng cho thấy vai trò của nhiễm khuẩn vùng
hậu quả nặng nề về sức khỏe(3). Chính vì vậy, từ
miệng đối với sức khỏe toàn thân, trong đó có
nhiều năm nay, người ta tập trung chú ý vào các
những tác động bất lợi lên thai kỳ. Năm 1994,
yếu tố nguy cơ gây SN – SNC, đặc biệt là các yếu
Collins và cộng sự tìm thấy bằng chứng cho thấy
tố có thể can thiệp được nhằm tìm ra biện pháp
vi khuẩn gây bệnh nha chu làm kích hoạt một
thích hợp làm giảm tỉ lệ SN – SNC. Hiện nay, có
hoạt động miễn dịch qua trung gian tế bào, dẫn
nhiều yếu tố nguy cơ đã được biết đến như:
tới sự sản sinh các cytokine (IL-1, IL-6), yếu tố
chủng tộc, tình trạng kinh tế xã hội và trình độ
hoại tử u (TNF-α) và các prostaglandin (đặc biệt
học vấn thấp, người mẹ mang thai khi đã lớn
là PGE2)(5). Những yếu tố này được biết đến với
tuổi (>34tuổi) hoặc còn quá trẻ (<17 tuổi), người
khả năng gây khởi phát cơn chuyển dạ dẫn tới
mẹ hút thuốc, uống rượu, dinh dưỡng kém, căng
sinh non. Nghiên cứu đánh dấu bước ngoặt về
thẳng về tâm lý và các yếu tố nguy cơ về sản
mối liên quan giữa bệnh nha chu và sinh non –
khoa như các bất thường ở tử cung, đa thai, đa
sinh nhẹ cân bắt đầu vào năm 1996, khi
ối, tiền sử sinh non Tuy rằng có đến 25% các
Offenbacher và cộng sự tìm thấy mối tương
trường hợp SN – SNC là không rõ nguyên
quan mạnh với tỉ số chênh khá ấn tượng OR =
nhân(3) nhưng các bằng chứng hiện nay cho thấy
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 25 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
7,9 (10), kết quả đã thu hút nhiều sự quan tâm con nhẹ cân (cân nặng dưới 2500 gram). Nhóm
của các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới. Trải chứng gồm những sản phụ sinh con đủ tháng
qua gần hai thập niên, đã có rất nhiều nghiên (tuổi thai trên 37 tuần) và sinh con đủ cân (cân
cứu được thực hiện, dù rằng đa số báo cáo về nặng trên 2500 gram).
mối liên hệ dương tính giữa bệnh nha chu và SN Tiêu chuẩn loại trừ
– SNC tuy nhiên cho đến nay kết quả vẫn chưa
Sản phụ còn ít hơn 10 răng, sản phụ có bệnh
hoàn toàn nhất quán, do đó các nhà nghiên cứa
toàn thân: đái tháo đường, tăng huyết áp thai kỳ,
vẫn đang tiếp tục tìm thêm bằng chứng để xác
cường giáp, nhiễm trùng sinh dục – tiết niệu,
thực mối liên hệ này.
hoặc đang điều trị kháng sinh trong thời gian
Bệnh viện Từ Dũ là bệnh viện sản khoa đầu nghiên cứu, hoặc hút thuốc lá, uống rượu hoặc
ngành khu vực phía Nam nước ta, với số sinh đa thai.
trong năm 2012 là 62.022 ca, trong đó số trẻ SN –
Đội điều tra
SNC là 6.051 trẻ, chiếm tỉ lệ gần 10% (theo số liệu
của phòng Kế hoạch tổng hợp BV Từ Dũ), con số Gồm một phỏng vấn viên là Bác sĩ Sản của
này cho thấy đây thật sự là vấn đề đáng quan bệnh viện Từ Dũ, hai Bác sĩ Răng Hàm Mặt đã
tâm. Tại Việt Nam, nghiên cứu về mối liên quan được huấn luyện định chuẩn tại bộ môn Nha
giữa bệnh nha chu và SN – SNC còn rất ít,vì vậy, chu, khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược
chúng tôi thực hiện nghiên cứu bệnh chứng tại TP.HCM với độ kiên định đạt 97% (chỉ số Kappa
bệnh viện Từ Dũ nhằm trả lời cho câu hỏi = 97%) và một thư ký phụ trách ghi nhận số liệu
nghiên cứu: “Bệnh nha chu ở người mẹ có làm từ kết quả khám lâm sàng.
tăng nguy cơ SN – SNC hay không ?”. Phương pháp tiến hành
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định mối liên quan Tại khoa Hậu sản thường bệnh viện Từ Dũ,
giữa bệnh nha chu và SN – SNC. trong vòng 48 giờ sau sinh, bác sĩ Sản khám và
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU đánh giá sức khỏe toàn thân cho sản phụ, những
sản phụ hội đủ tiêu chuẩn đưa vào và không có
Nghiên cứu bệnh chứng được tiến hành tại tiêu chuẩn loại trừ được bác sĩ Sản mời tham gia
khoa Hậu sản thường bệnh viện Từ Dũ, nghiên cứu, nếu sản phụ đồng ý sẽ ký tên vào
TP.HCM với dân số chọn mẫu là các sản phụ bản đồng thuận, nếu không đồng ý, việc chăm
mới sinh trong vòng 48 giờ đang nằm tại khoa sóc tại bệnh viện vẫn không thay đổi. Bác sĩ Sản
trong thời gian nghiên cứu. lựa chọn sản phụ đưa vào nhóm bệnh và nhóm
Cỡ mẫu chứng, sau đó phỏng vấn sản phụ theo bộ câu
Được tính bằng phần mềm EPI INFO với các hỏi cấu trúc, các thông tin thu thập gồm: tuổi, nơi
thông số: tỉ lệ thai phụ sinh con đủ tháng bị viêm cư ngụ, nghề nghiệp vợ/chồng, trình độ học vấn
nha chu là: P1=11,6% (theo Phan Thị Kim Tuyết, vợ/chồng,tình trạng kinh tế, số lần chải
2007),tỉ lệ thai phụ sinh con non tháng, nhẹ cân răng/ngày.
bị viêm nha chu là: P2=34,8%, tỉ số chênh: OR=3, Tiếp theo, hai bác sĩ RHM tiến hành khám và
sai số cho phép α = 0,05, năng lực cần thiết ghi nhận các chỉ số nha chu tại giường bệnh với
(Power) = 99% , tỉ số chứng/bệnh: 2/1. Kết quả các thông số: chỉ số mảng bám PlI (Plaque Index:
tính được: nhóm bệnh: 96, nhóm chứng: 192, theo Loe và Silness 1967), chỉ số nướu GI
tổng cộng là 288 sản phụđưa vào nghiên cứu. (Gingival Index: theo Loe và Silness 1963), độ
Tiêu chuẩn chọn mẫu sâu túi nha chu qua thăm dò PPD (Probing
Pocket Depth), mức bám dính lâm sàng CAL
Nhóm bệnh gồm những sản phụ sinh con
(Clinical Attachment Level) và % vị trí chảy máu
thiếu tháng (tuổi thai dưới 37 tuần) hoặc sinh
nướu khi thăm dò % BOP (% Bleeding on
26 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học
Probing) bằng cây thăm dò túi nha chu Williams. có túi nha chu (PPD) ≥ 5 mm, không trên cùng
Trong quá trình thu thập dữ liệu, hai bác sĩ RHM một răng.
không biết sản phụ thuộc nhóm bệnh hay nhóm Viêm nha chu nặng: bệnh nhân có ≥ 2 vị trí
chứng nhằm hạn chế sai lệch. tiếp cận có mất bám dính (CAL) ≥ 6 mm không
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh nha chu trên cùng một răng và ≥ 1 vị trí tiếp cận có túi
Bệnh nha chu gồm hai giai đoạn chính: nha chu (PPD) ≥ 5 mm.
- Viêm nướu: là giai đoạn đầu của bệnh, tình Số liệu được nhập bằng phần mềm EXCEL
trạng viêm chỉ khu trú ở mô nha chu bề mặt gồm và phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0. Các
2
biểu mô và mô liên kết kế cận, các mô khác như phép kiểm được sử dụng bao gồm: , t-test,
xương ổ, dây chằng nha chu, xê măng chưa bị Fisher, Mann – Whitney, phép phân tích hồi quy
ảnh hưởng. Biểu hiện lâm sàng bao gồm nướu logistic đơn biến và đa biến. Ý nghĩa thống kê
sưng, đỏ, có thể đau và chảy máu khi thăm được chọn ở mức 5% (p < 0,05).
khám. Mức độ viêm nướu được đánh giá dựa KẾT QUẢ
trên điểm của chỉ số nướu GI (theo tiêu chuẩn
Đặc điểm dịch tễ học của hai nhóm bệnh và
của Loe và Silness 1963) gồm các mức độ: nhẹ
(GI = 0,1 – 1,0) – trung bình (GI = 1,1 – 2,0) – nặng chứng
(GI = 2,1 – 3,0). Kết quả nghiên cứu trên 288 sản phụ gồm 96
sản phụ SN – SNC (nhóm bệnh) và 192 sản phụ
- Viêm nha chu:là giai đoạn phá hủy của bệnh,
sinh đủ tháng đủ cân (nhóm chứng), bảng 1 cho
dây chằng nha chu, xê măng và xương ổ răng bị
thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
ảnh hưởng với biểu hiện mất bám dính, bao gồm
về các đặc điểm dịch tễ học: tuổi, nghề nghiệp,
sự thành lập túi nha chu và thay đổi mật độ,
trình độ học vấn, tình trạng kinh tế cũng như ý
chiều cao xương ổ răng. Viêm nha chu được xác
thức giữ gìn vệ sinh răng miệng thể hiện qua số
định tiêu chuẩn của Hội Hàn lâm Nha chu Hoa
lần chải răng/ngày giữa các sản phụ hai nhóm
Kỳ AAP (2003) gồm 2 mức độ:
bệnh và chứng. So sánh về nghề nghiệp và trình
Viêm nha chu trung bình: bệnh nhân có ≥ 2
độ học vấn của chồng cũng cho thấy có sự tương
vị trí tiếp cận có mất bám dính (CAL) ≥ 4 mm
đồng giữa hai nhóm.
không trên cùng một răng hoặc ≥ 2 vị trí tiếp cận
Bảng 1. Phân bố các đặc điểm dịch tễ học của hai nhóm bệnh và chứng
Nhóm bệnh (n = 96) Nhóm chứng (n = 192)
Đặc điểm p
n % n %
< 20 10 10,4% 11 5,7%
20 – 29 61 63,5% 120 62,5%
0,177
Tuổi 30 – 39 22 22,9% 59 30,7%
≥ 40 3 3,1% 2 1%
TB tuổi mẹ 26,41 ± 6,33 27,41 ± 5,24 0,054
TP.HCM 36 37,5% 98 51%
Nơi cư ngụ 0,03
Tỉnh khác 60 62,5% 94 49%
Nội trợ 26 27,1% 53 27,6%
Nghề nghiệp vợ Lao động trí óc 13 13,5% 31 16,1% 0,819
Lao động chân tay 57 59,4% 108 56,2%
Thất nghiệp 1 1% 2 1%
Nghề nghiệp chồng Lao động trí óc 12 12,5% 29 15,2% 0,820
Lao động chân tay 83 86,5% 160 83,8%
Mù chữ 1 1% 2 1%
Trình độ học vấn vợ Dưới lớp 12 75 78,1% 155 80,7% 0,843
Trên lớp 12 20 20,8% 35 18,2%
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 27 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
Nhóm bệnh (n = 96) Nhóm chứng (n = 192)
Đặc điểm p
n % n %
TB số năm học 9,61 ± 3,59 9,96 ± 3,7 0,459
Mù chữ 1 1% 0 0%
Dưới lớp 12 81 84,4% 151 79,1% 0,138
Trình độ học vấn chồng
Trên lớp 12 14 14,6% 40 20,9%
TB số năm học 9,57 ± 3,08 10,26 ± 3,55 0,159
Thiếu thốn 7 7,3% 13 6,8%
Đủ ăn 77 80,2% 140 72,9% 0,262
Tình trạng kinh tế
Khá – Giàu 12 12,5% 39 20,3%
Số lần chải răng/ngày 1,99 ± 0,42 2,05 ± 0,39 0,255
Đặc điểm tiền sử sản khoa của hai nhóm bao gồm: tiền sử SN – SNC, số lần sinh và tăng
bệnh và chứng trọng của sản phụ trong thời gian mang thai, chỉ
có yếu tố tăng trọng trong thời gian mang thai là
Các đặc điểm về tiền sử sản khoa của hai
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai
nhóm bệnh và chứng thể hiện qua bảng 2. Kết
nhóm (p < 0,001).
quả cho thấy trong số các yếu tố được khảo sát
Bảng 2. So sánh một số đặc điểm về tiền sử sản khoa giữa hai nhóm bệnh và chứng
Nhóm bệnh (n = 96) Nhóm chứng (n = 192)
Đặc điểm p
n % N %
Có 8 8,3% 9 4,7%
Tiền sử SN – SNC 0,216
Không 88 91,7% 183 95,3%
1 lần 51 53,1% 93 48,4%
2 – 3 lần 38 39,6% 90 46,9% 0,401
Số lần sinh
4 – 5 lần 7 7,3% 9 4,7%
TB số lần sinh 1,73 ± 0,98 1,74 ± 0,88 0,609*
< 6 kg 25 26% 4 2,1%
6 – 9 kg 23 24% 19 9,9% 0,001
Tăng trọng của mẹ
≥ 10 kg 48 50% 169 88%
TB tăng trọng mẹ 9,23 ± 4,98 13,23 ± 3,95 0,001**
Ảnh hưởng của bệnh nha chu đối với SN – về trung bình chỉ số nướu GI và % vị trí chảy
SNC máu nướu khi thăm dò %BOP là khác biệt có ý
nghĩa thống kê giữa hai nhóm, tuy nhiên kết quả
Tình trạng nha chu của sản phụ hai nhóm
phân tích hồi quy logistic cho thấy chỉ có sự gia
bệnh và chứng thể hiện qua trung bình các chỉ số
tăng chỉ số nướu GI là có liên quan với SN – SNC
nha chu trong bảng 3. Kết quả cho thấy trong số
với tỉ số chênh OR = 2,57 (KTC 95%: 1,32 – 5,0).
5 chỉ số nha chu được đánh giá, chỉ có khác biệt
Bảng 3. So sánh trung bình các chỉ số nha chu giữa hai nhóm bệnh và chứng
Chỉ số nha chu Nhóm bệnh (TB ĐLC) Nhóm chứng (TB ĐLC) OR KTC 95% p
PlI 1,26 ± 0,36 1,18 ± 0,34 1,99 0,96 – 4,13 0,065
GI 0,94 ± 0,37 0,8 ± 0,4 2,57 1,32 – 5,0 0,005
PPD 1,69 ± 0,41 1,68 ± 0,36 1,01 0,53 – 1,95 0,976
CAL 1,71 ± 0,4 1,71 ± 0,4 1,02 0,55 – 1,87 0,962
%BOP 10,77 ± 1,15 7,79 ± 1,02 1,03 1,0 – 1,05 0,029
Dựa trên kết quả khám lâm sàng các chỉ số trình bày trong bảng 4 cho thấy: viêm nướu
nha chu và áp dụng theo tiêu chuẩn chẩn đoán không có mối liên quan với SN – SNC, trong
đã trình bày, tình trạng nha chu của sản phụ khi đó, viêm nha chu trung bình thể hiện mối
hai nhóm bệnh và chứng được chia thành 4 liên quan với SN – SNC với tỉ số chênh OR =
mức độ: bình thường, viêm nướu, viêm nha 6,23 (KTC 95%: 1,26 – 30,7).
chu trung bình và viêm nha chu nặng. Kết quả
28 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học
Bảng 4. So sánh tình trạng nha chu giữa hai nhóm bệnh và chứng
Chẩn đoán nha chu Nhóm bệnh n (%) Nhóm chứng n (%) OR KTC 95% p
Bình thường 2 (2,1%) 13 (6,8%) 1
Viêm nướu 68 (70,8%) 150 (78,1%) 2,95 0,65 – 13,42 0,162
VNC trung bình 23 (24%) 24 (12,5%) 6,23 1,26 – 30,7 0,025
VNC nặng 3 (3,1%) 5 (2,6%) 3,9 0,5 – 30,8 0,196
Vì viêm nướu không phải yếu tố nguy cơ của VNC nặng thành 1 nhóm là: có VNC. Kết quả
SN – SNC, do đó chúng tôi gộp các trường hợp thể hiện trong bảng 5 cho thấy: VNC có mối liên
bình thường và viêm nướu thành 1 nhóm: không quan với SN – SNC với tỉ số chênh OR = 1,98
VNC và các trường hợp VNC trung bình và (KTC 95%: 1,08 – 3,62).
Bảng 5. Ảnh hưởng của tình trạng nha chu đối với SN – SNC
Chẩn đoán nha chu Nhóm bệnh n (%) Nhóm chứng n (%) OR KTC 95% p
Không có VNC 71 (74%) 163 (84,9%) 1
Có VNC 25 (26%) 29 (15,1%) 1,98 1,08 – 3,62 0,027
Áp dụng phép phân tích hồi quy logistic đa trạng kinh tế thấp đến trung bình. Kết quả
biến (phương pháp Backward) kiểm soát các yếu bảng 1 và 2 cho thấy có sự tương đồng về các
tố nguy cơ có liên quan của SN – SNC bao gồm: đặc điểm kinh tế xã hội học như: tuổi sản phụ,
tuổi, nơi cư ngụ, nghề nghiệp, trình độ học vấn, nghề nghiệp của sản phụ và chồng, trình độ
tình trạng kinh tế, số lần chải răng/ngày, tiền sử học vấn của sản phụ và chồng, tình trạng kinh
SN – SNC, số lần sinh, tăng trọng mẹ trong thời tế cũng như ý thức giữ gìn vệ sinh răng miệng
gian mang thai và viêm nha chu. Kết quả chỉ còn giữa hai nhóm bệnh và chứng.
lại hai yếu tố: tăng trọng mẹ trong thời gian Trong số các đặc điểm kinh tế xã hội, chỉ có
mang thai và viêm nha chu thể hiện mối liên khác biệt về nơi cư ngụ giữa hai nhóm bệnh và
quan có ý nghĩa thống kê với SN – SNC (bảng 6). chứng là có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), trong đó,
Trong đó, tỉ số chênh OR sau khi đã hiệu chỉnh tỉ lệ sản phụ sống ở TP.HCM trong nhóm bệnh
của viêm nha chu là OR*= 1,97, gần như không là 37,5% thấp hơn so với nhóm chứng là 51% và
thay đổi so với phân tích đơn biến (OR = 1,98). Vì sản phụ sống ở tỉnh thành khác trong nhóm
vậy, có thể kết luận viêm nha chu là yếu tố nguy bệnh là 62,5% so với nhóm chứng là 49%. Khác
cơ độc lập của SN – SNC. biệt này có thể giải thích do các sản phụ ở
Bảng 6. Mô hình hồi quy đa biến các yếu tố nguy cơ TP.HCM có khả năng tiếp cận với các dịch vụ
gây SN - SNC chăm sóc tiền sản tố hơn so với các sản phụ ở
Yếu tố nguy cơ OR* KTC 95% P tỉnh thành khác.
< 6 kg 22,42 7,4 – 67,92 0,001 Về các yếu tố tiền sử sản khoa, chỉ có khác
Tăng trọng
6 – 9 kg 4,1 2,05 – 8,21 0,001
mẹ biệt về tăng trọng của sản phụ trong thời gian
≥ 10 kg 1 mang thai giữa hai nhóm là có ý nghĩa thống
Viêm nha chu 1,97 1,01 – 3,84 0,047 kê(p < 0,001). Kết quả phân tích hồi quy đa biến
BÀN LUẬN cho thấy mức tăng trọng trong thai kỳ là yếu tố
có tương quan mạnh với SN – SNC (bảng 6), kết
Đặc điểm dịch tễ học và tiền sử sản khoa
quả này tương đồng với nghiên cứu Cao Thị
của hai nhóm bệnh và chứng
Hương Huyền(4) và Trần Thanh Nhàn(17).Dinh
Nghiên cứu bệnh chứng được thực hiện tại dưỡng trong thai kỳ là yếu tố quan trọng quyết
khoa Hậu sản thường bệnh viện Từ Dũ, là nơi định đến cân nặng của thai nhi, tại Việt Nam,
tiếp nhận sản phụ vào sinh với chi phí bình mức tăng cân được khuyến nghị chung cho các
thường, do đó, đa phần các sản phụ ở hai bà mẹ là 10 – 12 kg và việc tăng cân ít ở các mức
nhóm bệnh và chứng thuộc nhóm có tình độ khác nhau đều làm tăng nguy cơ SN – SNC.
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 29 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
Ảnh hưởng của bệnh nha chu đối với SN – tác giả trên thế giới như: Offenbacher(10),
SNC Radnai(12), Baskaradoss(2), Jacob(8)..
Tình trạng nha chu của sản phụ được đánh Kết quả nghiên cứu này cho thấy thấy bên
giá qua 5 chỉ số: chỉ số mảng bám (PlI), chỉ số cạnh các vấn đề về dinh dưỡng trong thai kỳ,
nướu (GI), độ sâu túi nha chu qua thăm dò VNC thể hiện là yếu tố nguy cơ độc lập của
(PPD), mức bám dính lâm sàng (CAL) và % vị trí SN – SNC sau khi đã kiểm soát các yếu tố
chảy máu nướu khi thăm dò (%BOP). Việc khám nguy cơ có liên quan, điều này phản ánh tầm
lâm sàng các chỉ số nha chu được thực hiện bởi quan trọng của sức khỏe răng miệng nói
hai bác sĩ RHM đã được huấn luyện định chuẩn chung, sức khỏe nha chu nói riêng đối với thai
tại bộ môn Nha chu, khoa RHM, Đại học Y Dược kỳ. Cho đến nay, mối liên quan giữa bệnh nha
TP.HCM với độ kiên định đạt 97% (Kappa = chu và SN - SNC vẫn đang là đề tài được các
97%), thêm vào đó trong qua trình khám, hai bác nhà nghiên cứu quan tâm và tiếp tục tìm thêm
sĩ RHM không được biết sản phụ thuộc nhóm các bằng chứng xác thực để chứng minh mối
bệnh hay nhóm chứng nên đảm bảo tính khách liên hệ này. Cơ chế chính xác của mối liên hệ
quan và tin cậy cho kết quả. này chưa được làm rõ, tuy nhiên dựa trên các
Kết quả nghiên cứu cho thấy tình trạng nha nghiên cứu lâm sàng trên người và các thử
chu của nhóm bệnh xấu hơn nhóm chứng với nghiệm trên động vật, giả thiết được phần lớn
trung bình các chỉ số nha chu của nhóm bệnh các nhà nghiên cứu ủng hộ là bệnh nha chu có
đều cao hơn nhóm chứng, tuy nhiên chỉ có khác thể gây tác động bất lợi lên thai kỳ thông qua
biệt về chỉ số nướu (GI) và % vị trí chảy máu một trong hai con đường sau: Con đường trực
nướu khi thăm dò (%BOP) là khác biệt có ý tiếp do sự chuyển vị của các vi khuẩn/sản
nghĩa thống kê giữa hai nhóm. Qua phân tích phẩm của vi khuẩn đến đơn vị nhau thai gây
hồi quy logistic, kết quả cho thấy chỉ có sự gia kích hoạt đáp ứng viêm miễn dịch tại đơn vị
tăng chỉ số nướu (GI) là có liên quan với nguy cơ nhau thai hoặc con đường gián tiếp thông qua
SN – SNC, tỉ số chênh OR = 2,57 (bảng 3). phản ứng viêm kích hoạt bởi các cytokine sinh
ra từ mô nha chu viêm(3).
Dựa trên kết quả khám lâm sàng các chỉ số
nha chu đồng thời áp dụng tiêu chuẩn xác định Bệnh nha chu là bệnh nhiễm khuẩn mãn
mức độ viêm nướu (theo Loe và Silness 1963) và tính đặc trưng bởi các thời kỳ hoạt động và im
chẩn đoán viêm nha chu của Hội Hàn Lâm Nha lặng, bệnh thường không được chú ý cho đến
chu Hoa Kỳ (2003), kết quả cho thấy tỉ lệ viêm khi xuất hiện những tổn thương không hồi
nha chu trong nhóm bệnh là 26% cao hơn so với phục ở mô nâng đỡ của răng, tuy nhiên lại là
nhóm chứng là 15,1% và sự khác biệt có ý nghĩa một bệnh có thể phòng ngừa bằng các biện
thống kê (p < 0,05). Phân tích hồi quy logistic pháp vệ sinh răng miệng tương đối đơn giản
đơn biến cho thấy có mối liên quan giữa viêm như: chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, sử dụng
nha chu và SN – SNC (OR = 1,98) và khuynh chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng. Theo khuyến
hướng của mối liên quan vẫn không thay đổi sau cáo của Hội Hàn Lâm Nha chu Hoa Kỳ AAP
khi đã kiểm soát các yếu tố nguy cơ khác bằng (2004), tất cả phụ nữ mang thai hoặc có ý định
phân tích hồi quy logistic đa biến (OR đã hiệu mang thai cần được khám nha chu để được
chỉnh bằng 1,97). Như vậy, những sản phụ bị chăm sóc phòng ngừa hoặc điều trị thích hợp
(1)
viêm nha chu có nguy cơ SN – SNC cao hơn 1,97 nếu có chỉ định .
lần so với sản phụ không bị viêm nha chu. Kết KẾT LUẬN
quả này tương đồng với nghiên cứu của Cao Thị
Nghiên cứu bệnh chứng thực hiện trên 288
Hương Huyền(4) và phần lớn nghiên cứu của các
sản phụ gồm 96 sản phụ SN – SNC và 192 sản
30 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học
phụ sinh đủ tháng đủ cân tại bệnh viện Từ Dũ, 6. Goldenberg R.L, Culhane J.F, Iam J.D, Romero R
(2008),"Epidemiology and causes of preterm birth", Lancet
TP.HCM, kết quả cho thấy: 2008, 371 (9606), pp. 75-84.
- Viêm nha chu là yếu tố nguy cơ độc lập của 7. Goldenberg R.L, Hauth J.C, Andrews W.W (2000),
"Intrauterine infection and preterm delivery", N Engl J Med,
SN – SNC với tỉ số chênh OR = 1,97 (KTC 95%: 342 (20), pp. 1500-7.
1,01 – 3,84). 8. Jacob P.S, Nath S (2014), "Periodontitis among poor rural
Indian mothers increases the risk of low birth weight babies: a
- Tăng trọng của mẹ trong thai kỳ với là yếu hospital-based case control study, J Periodontal Implant Sci, 44
tố nguy cơ của SN-SNC: tăng trọng < 6 kg (OR = (2), pp. 85-93.
22,42, KTC 95%: 7,4 – 67,92), tăng trọng 6 – 9 kg 9. Nguyễn Văn Phong (2003), "Nghiên cứu tình hình sanh non
và các yếu tố liên quan đến sanh non tại bệnh viện phụ sản
(OR = 4,1, KTC 95%: 2,05 – 8,21). trung ương trong 2 năm 2001 - 2002", Luận văn Thạc sỹ Y học,
Nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của sức Đại học Y Hà Nội.
10. Offenbacher S, Katz V, Fertik G, Collins J, Boyd D, et al. (1996),
khỏe răng miệng đối với thai kỳ, do đó, khuyến "Periodontal infection as a possible risk factor for preterm low
cáo những phụ nữ đang mang thai hoặc có ý birth weight", J Periodontol, 67 (10), pp. 1103-1113.
11. Phan Thị Kim Tuyết (2007), "Tình trạng nha chu của phụ nữ
định mang thai cần chú trọng và nâng cao ý thức mang thai (nghiên cứu tại BVĐK khu vực Cai Lậy - Tiền
giữ gìn vệ sinh răng miệng. Cần quan tâm hơn Giang)", Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược TP.HCM.
nữa đến việc phổ biến và cung cấp kiến thức 12. Radnai M, Gorzo I, Urban E, al et (2006), "Possible association
between mother's periodontal status and preterm delivery", J
đúng về sức khỏe răng miệng cho thai phụ Clin Periodontol, 33 (11), pp. 791-796.
thông qua các lần khám thai định kỳ. 13. Silk H, Douglass A.B (2008), "Oral health during pregnancy",
Am Fam Physician, 77 (8), pp. 1139-1144.
Lời cảm ơn: Nghiên cứu được tài trợ bởi Đại học Quốc gia
14. Tandon S, D'Silva I (2003), "Periodontal physiology during
Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG - HCM) trong khuôn khổ pregnancy", Indian J Physiol Pharmacol, 47 (4), pp. 367-372.
Đề tài mã số: “C2015-44-01/HĐ-KHCN” 15. Tô Minh Hương (2010), "Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ
đẻ con thấp cân và đánh giá hiệu quả một số biện pháp can
TÀI LIỆU THAM KHẢO thiệp trước sinh tại bệnh viện phụ sản Hà Nội", Luận án Tiến sĩ
1. American Academy of Periodontology (2004), "American Y học, Đại học Y Hà Nội.
Academy of Periodontology Statement on periodontal 16. Trần Sophia (2005), "Nghiên cứu tỉ lệ một số yếu tố nguy cơ
management of the pregnant patient", J Periodontol, 75 (3), pp. của trẻ sơ sinh nhẹ cân và thử nghiệm một số can thiệp ở Cần
495. Thơ", Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
2. Baskaradoss J.K, Geevarghese A, Kutty V.R (2011), "Maternal 17. Trần Thanh Nhàn (2008), "Tỉ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân và các yếu
periodontal status and preterm delivery: a hospital based case- tố liên quan ở huyện Củ Chi từ 09/2007 đến 02/2008", Luận án
control study", J Periodont Res, 46 (1), pp. 542-529. Chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược TP.HCM.
3. Bobetsis Y.A, Barros S.P, Offenbacher S (2006), "Exploring the 18. Zi M.Y.H, Longo P.L, Bueno-Silva B, Mayer M.P.A (2015),
relationship between periodontal disease and pregnancy "Mechanisms involved in the association between
complications", JADA, 137 (2), pp. 7S-13S. periodontitis and complications in pregnancy”, Front Public
4. Cao Thị Hương Huyền (2007), "Mối liên quan giữa bệnh nha Health, 2 (290), pp. 1-13.
chu của mẹ và trẻ sanh non - nhẹ cân", Luận văn Thạc sĩ Y học,
Đại học Y Dược TP.HCM.
5. Collins J.G, Windley H.W, Arnold R.R, Offenbacher S (1994), Ngày nhận bài báo: 05/01/2016
"Effects of a Porphyromonas gingivalis infection on
inflammatory mediator response and pregnancy outcome in Ngày phản biện nhận xét bài báo: 26/02/2016
hamsters", Infect Immun, 62 (10), pp. 4356-61. Ngày bài báo được đăng: 20/03/2016
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 31
Các file đính kèm theo tài liệu này:
moi_lien_quan_giua_benh_nha_chu_cua_me_va_sinh_non_sinh_nhe.pdf