Tài liệu Mối liên quan của các vấn đề học tập và hành vi hút thuốc, uống rượu bia ở học sinh Trung học Phổ thông tại Tây Ninh: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học
Y tế Công cộng 155
MỐI LIÊN QUAN CỦA CÁC VẤN ĐỀ HỌC TẬP VÀ HÀNH VI
HÚT THUỐC, UỐNG RƯỢU BIA Ở HỌC SINH TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG TẠI TÂY NINH
Thái Thanh Trúc*, Trần Phước Đoàn**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu: Hút thuốc, uống rượu bia ở vị thành niên ngày càng thu hút sự quan
tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Nghiên cứu này được thực hiện tại tỉnh Tây Ninh nhằm xác định mối liên quan
giữa các vấn đề học tập đến các hành vi nguy hại sức khỏe này.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện tại tỉnh Tây Ninh với
phương pháp chọn mẫu nhiều bậc. Tất cả các trường trung học phổ thông đều được chọn vào nghiên cứu.Các lớp
được chọn ngẫu nhiên từ danh sách lớp của từng khối tại mỗi trường. Trong 1882 bộ câu hỏi thu về có 1844 hợp
lệ và được đưa vào phân tích.Các vấn đề học tập và hành vi nguy hại được đánh giá bằng các thang đo tự điền mà
hầu hết đã được dùng và chu...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối liên quan của các vấn đề học tập và hành vi hút thuốc, uống rượu bia ở học sinh Trung học Phổ thông tại Tây Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học
Y tế Công cộng 155
MỐI LIÊN QUAN CỦA CÁC VẤN ĐỀ HỌC TẬP VÀ HÀNH VI
HÚT THUỐC, UỐNG RƯỢU BIA Ở HỌC SINH TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG TẠI TÂY NINH
Thái Thanh Trúc*, Trần Phước Đoàn**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu: Hút thuốc, uống rượu bia ở vị thành niên ngày càng thu hút sự quan
tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Nghiên cứu này được thực hiện tại tỉnh Tây Ninh nhằm xác định mối liên quan
giữa các vấn đề học tập đến các hành vi nguy hại sức khỏe này.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện tại tỉnh Tây Ninh với
phương pháp chọn mẫu nhiều bậc. Tất cả các trường trung học phổ thông đều được chọn vào nghiên cứu.Các lớp
được chọn ngẫu nhiên từ danh sách lớp của từng khối tại mỗi trường. Trong 1882 bộ câu hỏi thu về có 1844 hợp
lệ và được đưa vào phân tích.Các vấn đề học tập và hành vi nguy hại được đánh giá bằng các thang đo tự điền mà
hầu hết đã được dùng và chuẩn hóa tại Việt Nam.
Kết quả: Mô hình đa biến cho thấy học sinh nam, có tranh cãi gay gắt với thầy cô hoặc bị phạt về thể chất có
tỉ lệ hút thuốc lá và uống rượu bia cao hơn (p < 0,05). Học sinh học thêm nhiều thời gian hơn thì có tỉ lệ hành vi
nguy hại thấp hơn. Trong khi hút thuốc lá bị ảnh hưởng bởi sự chán nản học tập thì tỉ lệ uống rượu bia khác nhau
theo nơi cư ngụ, bị thầy cô la mắng, học thêm tại nhà với gia sư, cảm giác đối xử công bằng và áp lực học tập.
Kết luận: Có sự giống nhau về tác động của các vấn đề liên quan học tập ảnh hưởng đến hút thuốc và uống
rượu bia (nam, tranh cải với thầy cô, bị phạt về thể chất). Tuy nhiên, hút thuốc và uống rượu bia cũng bị ảnh
hưởng bởi các yếu tố riêng biệt. Chương trình can thiệp cần đánh giá các yếu tố liên quan để chọn nhóm đối
tượng đích.
Từ khóa: stress do học tập, hút thuốc, uống rượu bia, học sinh, trung học phổ thông, Tây Ninh
ABSTRACT
THE ASSOCIATION BETWEEN EDUCATIONAL ISSUES AND SMOKING, ALCOHOL USE AMONG
HIGH SCHOOL STUDENTS IN TAY NINH
Thai Thanh Truc, Tran Phuoc Doan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - Supplement of No 1 - 2016: 155 - 162
Background and objectives: Smoking and alcohol use among adolescent received an increasing attention
from researchers. This study was conducted in Tay Ninh province to investigate the association between
educational issues and these health risk behaviours.
Materials and methods: A cross-sectional study was conducted in Tay Ninh province using multi-stage
cluster sampling technique. All high schools were selected. Classes were randomly selected from lists for each
grade at each school. Among 1882 questionnaires returned, 1844 were eligible and were used in analysis.
Educational issues and risky behaviours were evaluated by self-reported scales which have been used and
standardized in Vietnam.
Results: Results from multivariable model showed that males who had serious quarrel with teachers or was
punished by teachers had higher prevalence of smoking and alcohol use (p < 0.05). Students spending more time
*Khoa Y tế công cộng – ĐH Y Dược TP.HCM **Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế tại Tây Ninh
Địa chỉ liên hệ : BS. Thái Thanh Trúc ĐT: 0908381266 Email: thaithanhtruc@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 156
for extra studying after school had lower prevalence of risky behaviours. While smoking was affected by studying
despondency, prevalence of alcohol use was different by residence location, been scolded by teachers, study with
personal tutor at home, feeling this school treat students fairly and study pressure.
Conclusion: There was similarity about educational issues affecting smoking and alcohol use (males, had
quarrel with teachers, been punished by teacher). However, smoking and alcohol use were influenced by different
factors. Intervention program should take into account associated factors to choose target population.
Key words: educational stress, smoking, alcohol use, student, high school, Tay Ninh.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhờ vào sự phát triển kinh tế xã hội, mặc dù
các vấn đề về bệnh truyền nhiễm vẫn là một
trong những khó khăn của Việt Nam nhưng
trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu
đã bắt đầu có sự quan tâm đặc biệt đến sức khỏe
tâm thần, các vấn đề áp lực do học tập và hành
vi nguy hại ở vị thành niên. Ví dụ vào năm 2007,
Trần Bích Phương và cộng sự thực hiện một
nghiên cứu tại Hà Nội trên 972 học sinh có độ
tuổi từ 13 đến 16 nhằm tìm hiểu về các yếu tố
ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và hành vi
nguy hại sức khỏe ở vị thành niên(8). Kết quả cho
thấy tỉ lệ các hành vi nguy hại sức khỏe cũng
tương đối cao bao gồm lái xe khi không đủ tuổi
(8%), uống rượu bia (15%). Nghiên cứu cũng cho
thấy sự gắn kết với nhà trường là một trong
những yếu tố bảo vệ ngoài hai yếu tố là sự quan
tâm của cha và sự quan tâm của mẹ. Trong khi
đó bị bắt nạt bởi các bạn bè cùng trang lứa là một
trong những yếu tố nguy cơ của các rối loạn tâm
thần và hành vi nguy hại sức khỏe.
Tại miền Nam, năm 2009, Huỳnh Hồ Ngọc
Quỳnh và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu
tương tự trên 401 sinh viên đại học năm đầu tại
thành phố Hồ Chí Minh(3). Trong cùng thời điểm,
Nguyễn Tấn Đạt và cộng sự tiến hành một
nghiên cứu tương tự tại Cần Thơ trên 570 đối
tượng(4). Những kiểm định thống kê một lần nữa
khẳng định sự tác động của một số đặc điểm dân
số xã hội, những trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu,
xung đột với gia đình, thầy cô giáo, bạn bè cùng
trang lứa đến sức khỏe tâm thần và hành vi
nguy hại sức khỏe ở nhóm đối tượng này. Để
tìm hiểu sâu hơn về chủ đề này, năm 2010 tác giả
Thái Thanh Trúc, Kim Xuân Loan và cộng sự đã
kết hợp tiến hành một nghiên cứu qui mô hơn
và tập trung chuyên biệt vào nhóm vị thành niên
trong đó bao gồm 1226 học sinh từ lớp 8 đến lớp
12 tại 30 lớp học của 6 trường trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh(6). Kết quả cho thấy, học sinh
tham gia trong nghiên cứu có nhiều gánh nặng
trong học tập, không chỉ về điểm số, khối lượng
bài vở mà còn là việc học thêm sau giờ học ở
trường. Về sức khỏe tâm thần, tỉ lệ stress do học
tập, trầm cảm, lo âu, buồn phiền về tâm lý lần
lượt là 34,4%, 26,3%, 16,2% và 36,0%. Tỉ lệ hành
vi nguy hại sức khỏe như hút thuốc, uống rượu
bia là 4% và 31%. Kết quả này một lần nữa xác
nhận những báo cáo từ các nghiên cứu trước
nhưng đồng thời cũng vạch ra một hướng
nghiên cứu khác liên quan đến học sinh khi cho
thấy stress do học tập là một trong những vấn đề
quan trọng nhất trong lứa tuổi vị thành niên.
Ngoài ra, cho đến thời điểm năm 2011, tác
giả Thái Thanh Trúc và cộng sự đã sử dụng cùng
một công cụ, với cùng một thiết kế nghiên cứu
để tiến hành nghiên cứu tại một tỉnh khác của
miền Nam là Long An(6,7). Nghiên cứu được thực
hiện trên 1108 học sinh từ lớp 8 đến lớp 12 tại 30
lớp của 6 trường trên địa bàn các huyện Bến Lức,
Cần Đước và Đức Huệ. Kết quả cho thấy ngoài tỉ
lệ stress do học tập cao 31,8%, 30,8% buồn phiền
về tâm lý, thì tỉ lệ một số hành vi nguy hại cho
sức khỏe cũng phổ biến như uống rượu bia
(20,0%) hay lái xe không an toàn (6,2%). Nghiên
cứu này được thực hiện tại tỉnh Tây Ninh năm
2014 nhằm góp bằng chứng về mối liên hệ giữa
các vấn đề liên quan học tập và hành vi nguy hại
sức khỏe ở vị thành niên trong bối cảnh mới; đó
là một tỉnh biên giới giáp với quốc gia
Campuchia với những đặc thù riêng.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học
Y tế Công cộng 157
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Một nghiên cứu cắt ngang được tiến hành ở
học sinh trung học phổ thông tại Tây Ninh vào
tháng 1/2014. Phương pháp chọn mẫu cụm
nhiều bậc được dùng cho việc chọn mẫu. Đầu
tiên, tại 9 huyện, thành phố của Tây Ninh, chọn
ngẫu nhiên hai trường cấp 3 ở mỗi huyện từ
danh sách các trường có được từ Sở giáo dục Tây
Ninh. Các trường được chọn được thông báo về
nghiên cứu bao gồm các thông tin về mục tiêu
nghiên cứu, thời gian thu thập dữ liệu và số lớp
cần cho nghiên cứu. Những trường này sau đó
được mời tham gia nghiên cứu. Tại mỗi trường,
một lớp của mỗi khối bao gồm khối 10, 11, 12
được chọn ngẫu nhiên, tổng cộng được 54 lớp
trên toàn tỉnh Tây Ninh.
Có 1882 học sinh tham gia bằng cách trả lời
bộ câu hỏi tự điền. Ngoài các thông tin về đặc
điểm dân số xã hội, bộ câu hỏi cũng bao gồm các
vấn đề liên quan đến học tập, ví dụ trải nghiệm
với thầy cô giáo và sự gắn kết với nhà trường
cũng như mối quan hệ với bạn bè cùng trang lứa
và hoạt động học tập.Điểm số đánh giá trải
nghiệm với thầy cô giáo gồm 4 yếu tố trong đó
có tranh cãi gay gắt với thầy cô hoặc nhân viên
nhà trường, bị thầy cô la mắng, hăm dọa, bị thầy
cô phạt về thể chất. Sự gắn kết với nhà trường
được đo lường bằng thang đo School
Connectedness gồm 5 câu. Mối quan hệ của học
sinh với bạn bè cùng trang lứa bao gồm việc bị
ức hiếp về thể chất hoặc tinh thần. Ngoài ra,
thông tin về stress do học tập cũng được thu
thập bằng thang đo Stress do học tập cho vị
thành niên (ESSA) được phát triển bởi Sun (2011)
gồm 16 câu hỏi sử dụng thang 5 điểm từ 1 (rất
không đồng ý) đến 5 (rất đồng ý), điểm số cao
hơn cho thấy nhiều stress hơn(5). Thang đo ESSA
đánh giá 5 khía cạnh: áp lực học tập, lo lắng về
điểm số, chán nản học tập, tự kỳ vọng cao và
khối lượng học. Điểm càng cao càng thể hiện học
sinh có nhiều đặc điểm stress do học tập hoặc
mức độ stress do học tập cao hơn. Về hành vi hút
thuốc lá và uống rượu bia, các câu hỏi đánh giá
được chuyển thể từ bộ câu hỏi của Khảo sát
hành vi nguy cơ thanh niên (YRBS) được phát
triển bởi Trung tâm kiểm soát dịch bệnh ở Hoa
Kỳ năm 1990(1).
Dữ liệu sau khi được nhập và kiểm tra thì
được phân tích bằng phần mềm Stata 13. Với
phân tích đơn biến, các kiểm định Chi bình
phương, Fisher hoặc t được dùng khi phù hợp.
Các yếu tố có liên quan ở mức p = 0,20 trong
phân tích đơn biến được sử dụng trong mô
hình hồi qui logistic đa biến để xác định các
yếu tố liên quan đến hút thuốc và uống rượu
bia. Qui trình xây dựng mô hình đa biến được
thực hiện theo các bước gợi ý bởi Hosmer,
Lemeshow và Sturdivant(2). Sau khi kiểm tra
mức dộ phù hợp mô hình thì kết quả được báo
cáo dưới dạng tỉ số số chênh (OR # Odds
Ratio) kèm theo khoảng tin cậy 95%.
KẾT QUẢ
Có 1882 học sinh trả lời và gửi lại bộ câu hỏi.
Sau khi lọc lại các phiếu đủ điều kiện đưa vào
phân tích (thiếu hơn 80% thông tin), còn 1844 bộ
câu hỏi hợp lệ trong kết quả phân tích này.
Bảng 1: Mối liên quan đơn biến giữa đặc điểm của đối tượng nghiên cứu và hút thuốc uống rượu bia ở học sinh
trung học phổ thông
Đặc điểm
Chung N=1844
n (%)
Hút thuốc (N=113, 6,1%) Uống rượu bia (N=686, 37,2%)
Có n % p Có n % p
Giới tính Nữ 996 (54,0) 11 (1,1) <0,001 302(30,3) <0,001
Nam 848 (46,0) 102 (12,0)
384(45,3)
Nơi cư ngụ (n = 1818)
Thị xã 189 (10,4) 15 (7,9) 0,169 65 (34,4) 0,015
Huyện 1348 (74,1) 85 (6,3)
530(39,3)
Huyện biên giới 281 (15,5) 11 (3,9)
86 (30,6)
Tình trạng hôn nhân của cha mẹ (n = 1835)
Sống chung 1556 (84,8) 96 (6,2) 0,780 584(37,5) 0,444
Ly dị/Ly thân/Đã qua đời 279 (15,2) 16 (5,7)
98(35,1)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 158
Đặc điểm
Chung N=1844
n (%)
Hút thuốc (N=113, 6,1%) Uống rượu bia (N=686, 37,2%)
Có n % p Có n % p
Sống chung với Cha mẹ 1429 (77,5) 89 (6,2) 0,539 520(36,4) 0,301
Cha hoặc mẹ 198 (10,7) 8 (4,0)
73 (36,9)
Người thân 114 (6,2) 8 (7,0)
47 (41,2)
Khác 103 (5,6) 8 (7,8)
46 (44,7)
Nghề nghiệp cha Nhân viên nhà nước 192 (10,4) 12 (6,3) 0,019¢ 71 (37,0) 0,004
Tự làm chủ 287 (15,6) 24 (8,4)
129 (44,9)
Nông dân 902 (48,9) 41 (4,5)
310 (34,4)
Nội trợ 15 (0,8) 2 (13,3)
9 (60,0)
Thất nghiệp 26 (1,4) 4 (15,4)
14 (53,8)
Khác 422 (22,9) 30 (7,1)
153 (36,3)
Nghề nghiệp mẹ Nhân viên nhà nước 113 (6,1) 8 (7,1) 0,037¢ 43 (38,1) 0,009¢
Tự làm chủ 210 (11,4) 14 (6,7)
99 (47,1)
Nông dân 524 (28,4) 27 (5,2)
168 (32,1)
Nội trợ 717 (38,9) 41 (5,7)
271 (37,8)
Thất nghiệp 7 (0,4) 3 (42,9)
3 (42,9)
Khác 273 (14,8) 20 (7,3)
102 (37,4)
Trình độ học vấn cha ≤ Cấp 1 384 (20,8) 17 (4,4) 0,335 124 (32,3) 0,151
Cấp 2-3 892 (48,4) 60 (6,7)
348 (39,0)
> Cấp 3 167 (9,1) 13 (7,8)
62 (37,1)
Không biết/Không trả lời 401 (21,7) 23 (5,7)
152 (37,9)
Trình độ học vấn mẹ ≤ Cấp 1 461 (25) 23 (5,0) 0,159 158 (34,3) 0,447
Cấp 2-3 909 (49,3) 55 (6,1)
342 (37,6)
> Cấp 3 112 (6,1) 12 (10,7)
45 (40,2)
Không biết/Không trả lời 362 (19,6) 23 (6,4)
141 (39,0)
Số anh chị em Không có 155 (8,4) 14 (9,0) 0,436 64 (41,3) 0,013
1 689(37,4) 38 (5,5)
235 (34,1)
2 620(33,6) 38 (6,1)
258 (41,6)
≥ 3 380(20,6) 23 (6,1)
129 (33,9)
Thứ tự trong gia đình (n = 1706)
Con cả/lớn 799(46,8) 47 (5,9) 0,869 291 (36,4) 0,141
Con thứ nhì 545(31,9) 31 (5,7)
196 (36,0)
Con thứ ba 201(11,8) 12 (6,0)
88 (43,8)
Con thứ tư hoặc hơn 161 (9,4) 12 (7,5)
53 (32,9)
¢Kiểm định chính xác Fisher
Kết quả cho thấy nữ sinh chiếm nhiều hơn
nam sinh (54% so với 46%).Về tình trạng hôn
nhân của cha mẹ, 84,8% học sinh có cha mẹ đang
sống chung với nhau.Đa số học sinh tham gia
nghiên cứu đều sống chung với cha mẹ (77,5%).
Về người cha, nghề nghiệp chiếm phần lớn là
nông dân (48,9%) và gần ½ cha của học sinh có
trình độ học vấn cấp 2 và cấp 3 (48,4%). Về người
mẹ, nội trợ và nông dân là hai công việc chính
chiếm đa số trong nghiên cứu này (38,9% và
28,4%), và trình độ học vấn cấp 2 và cấp 3 cũng
chiếm gần ½ dân số nghiên cứu (49,3%). Tỉ lệ
học sinh hút thuốc, uống rượu bia lần lượt là
6,1% (KTC 95% 5,0% – 7,2%) và 37,2% (KTC 95%
35,0% – 39,4%).
Một số đặc điểm dân số học có liên quan đến
hành vi hút thuốc lá trong 30 ngày qua, như:
giới, nghề nghiệp cha, mẹ với p<0,05. Cụ thể, tỉ lệ
nam sinh hút thuốc cao hơn nữ sinh, ngoài ra,
học sinh có cha làm nội trợ hoặc mẹ bị thất
nghiệp có tỉ lệ hút thuốc cao hơn các học sinh
còn lại.
Giới tính, nơi cư ngụ, nghề nghiệp cha, nghề
nghiệp mẹ, số anh chị em trong gia đình có mối
liên quan có ý nghĩa thống kê với hành vi uống
rượu bia (p<0,05). Giống như mối liên quan với
hút thuốc, nam sinh cũng uống rượu bia cao hơn
nữ sinh. Nhóm học sinh mà cha là nội trợ hoặc
mẹ bị thất nghiệp có tỉ lệ uống rượu cao hơn các
học sinh có cha mẹ làm nghề khác.
Bảng 2: Mối liên quan đơn biến giữa các vấn đề học
tập và hút thuốc uống rượu bia ở học sinh trung học
phổ thông
Đặc điểm
Chung
N=1844
n %
Hút thuốc
(N=113, 6,1%)
Uống rượu bia
(N=686, 37,2%)
Có n (%) p Có n (%) p
Mối quan hệ bạn bè đồng trang lứa
Bị bạn bè bắt nạt về tinh thần
Có 594 (32,2) 42 (7,1) 0,245 238(40,1) 0,079
Không 1250 (67,8) 71 (5,7)
448(35,8)
Bị bạn bè bắt nạt về thể chất
Có 190 (10,3) 10 (5,3) 0,600 76 (40,0) 0,399
Không 1654 (89,7) 103 (6,2)
610(36,9)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học
Y tế Công cộng 159
Đặc điểm
Chung
N=1844
n %
Hút thuốc
(N=113, 6,1%)
Uống rượu bia
(N=686, 37,2%)
Có n (%) p Có n (%) p
Mối quan hệ với thầy, cô và nhân viên nhà trường
Tranh cãi gay gắt với thầy cô hoặc nhân viên nhà trường
Có 226 (12,3) 32 (14,2) <0,001 133 (58,8) <0,001
Không 1618 (87,7) 81 (5,0)
553 (34,2)
Bị thầy cô hoặc nhân viên nhà trường la mắng, hăm dọa hay sỉ nhục
Có 407 (22,1) 44 (10,8) <0,001 204 (50,1) <0,001
Không 1437 (77,9) 69 (4,8)
482 (33,5)
Bị thầy cô hoặc nhân viên nhà trường phạt về thể chất
Có 489 (26,5) 58 (11,9) <0,001 234 (47,9) <0,001
Không 1355 (73,5) 55 (4,1)
452 (33,4)
Hoạt động và kết quả học tập
Kết quả học tập
<Trung bình 496 (26,9) 49 (9,9) 0,001¢ 207 (41,7) 0,004
Trung bình 924 (50,1) 49 (5,3)
351 (38,0)
Khá 376 (20,4) 14 (3,7)
113 (30,1)
Giỏi/Xuất sắc 48 (2,6) 1 (2,1)
15 (31,3)
Thời gian học thêm sau giờ ở trường
<1 giờ 295 (16,0) 41 (13,9) <0,001 147 (49,8) <0,001
1-2 giờ 662 (35,9) 39 (5,9)
258 (39,0)
2-3 giờ 506 (27,4) 23 (4,5)
168 (33,2)
>3 giờ 381 (20,7) 10 (2,6)
113 (29,7)
Học thêm tại nhà với gia sư
Có 673 (36,5) 46 (6,8) 0,337 293 (43,5) <0,001
Không 1171 (63,5) 67 (5,7)
393 (33,6)
Có 1238 (67,1) 67 (5,4) 0,067 481 (38,9) 0,036
Không 606 (32,9) 46 (7,6)
205 (33,8)
Cảm nhận về sự gắn kết với trường lớp
Cảm thấy an toàn ở trường
Có 1142 (61,9) 61 (5,3) 0,072 386 (33,8) <0,001
Không 702 (38,1) 52 (7,4)
300 (42,7)
Có 939 (50,9) 49 (5,2) 0,097 294 (31,3) <0,001
Không 905 (49,1) 64 (7,1)
392 (43,3)
Cảm thấy vui khi học tại trường
Có 1456 (79,0) 82 (5,6) 0,085 531 (36,5) 0,208
Không 388 (21,0) 31 (8,0)
155 (39,9)
Cảm thấy thích là học sinh của trường
Có 1330 (72,1) 73 (5,5) 0,066 470 (35,3) 0,008
Không 514 (27,9) 40 (7,8)
216 (42,0)
Có 1118 (60,6) 67 (6,0) 0,764 408 (36,5) 0,435
Không 726 (39,4) 46 (6,3)
278 (38,3)
Điểm số thể hiện stress do học tập
Áp lực học tập¥ 12,2 (3,4) 12,6(3,1) 0,202 12,7 (3,2) <0,001
Lo lắng về điểm
số¥
11,6 (2,5) 11,5(2,5) 0,377 11,7 (2,4) 0,614
Chán nản học
tập¥
9,9 (2,6) 10,5(2,7) 0,016 10,2 (2,5) <0,001
Tự kỳ vọng cao¥ 10,2 (2,6) 10 (2,7) 0,563 10,4 (2,5) 0,001
Khối lượng học
quá nhiều¥
10 (2,7) 9,8 (2,7) 0,558 10,2 (2,7) 0,001
¥Trung bình và độ lệch chuẩn; ¢Kiểm định chính xác
Fisher
Về mối quan hệ với bạn bè đồng trang lứa,
có đến 32,2% học sinh bị bạn bè bắt nạt về tinh
thần trong khi chỉ có10,3% học sinh bị bạn bè bắt
nạt về thể chất. Không có mối liên quan có ý
nghĩa thống kê giữa mối quan hệ bạn bè đồng
trang lứa với hành vi hút thuốc và uống rượu.
Về mối liên hệ với thầy cô, nhân viên nhà
trường, 22,1% học sinh bị hăm dọa hay sỉ nhục
về tinh thần, ngoài ra họ còn bị phạt về thể chất
(26,5%). Cả hai hành vi hút thuốc và uống rượu
bia đều có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với
mối quan hệ với thầy, cô và nhân viên nhà
trường (p<0,05). Khi học sinh có tranh cãi hoặc bị
thầy cô la mắng hoặc bị phạt về thể chất đều có tỉ
lệ hút thuốc và uống rượu cao hơn các học sinh
khác.
Về hoạt động và kết quả học tập, 50,1% học
sinh có học lực trung bình. Học sinh có học lực
càng cao, học càng giỏi thì ít có tỉ lệ uống rượu
bia và hút thuốc các học sinh có học lực kém.
Học sinh học thêm sau giờ ở trường 1-2 giờ
chiếm tỉ lệ cao (35,9%). Một tỉ lệ khá lớn học sinh
có gia sư dạy kèm riêng (36,5%). Tỉ lệ học sinh
phải đi học thêm vào dịp cuối tuần hoặc trong
các kì nghỉ chiếm tỉ lệ khá cao (67,1%). Hầu hết
các yếu tố này đều có liên quan đến hút thuốc và
uống rượu bia (p<0,05).
Về mức độ gắn kết với trường lớp, phần lớn
học sinh đều cảm thấy an toàn ở trường (51,9%)
và thấy vui khi học tại trường (79%). Họ cảm
thấy giáo viên đối xử công bằng với học sinh
(50,9%) và cảm thấy gần gũi với mọi người trong
trường (60,6%). Các cảm nhận về gắn kết với
trường lớp không có liên quan đến hành vi hút
thuốc nhưng có liên quan đến uống rượu bia
trong đó học sinh không cảm thấy an toàn khi ở
trường học sinh không cảm thấy giáo viên đối
xử công bằng và học sinh không thấy thích là
học sinh của trường thì có tỉ lệ uống rượu bia cao
hơn (p<0,05).
Kết quả từ phân tích đa biến cho thấy học
sinh nam có tỉ lệ hút thuốc lá cao gấp 10,08 lần so
với nữ học sinh (KTC 95% 5,31–19,10), và có
hành vi uống rượu bia cao gấp 1,78 lần so với nữ
học sinh (KTC 95% 1,44 – 2,19). Mối quan hệ với
thầy cô/nhân viên nhà trường ảnh hưởng tiêu
cực đến hành vi hút thuốc lá của học sinh
(p<0,05). Nhóm học sinh hay tranh cãi gay gắt
với thầy cô có tỉ lệ hút thuốc cao gấp 1,91 lần, và
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 160
gấp 1,87 lần so với đối tượng khác. Nhóm học
sinh bị thầy cô la mắng, ham dọa hoặc sỉ nhục có
tỉ lệ uống rượu bia nhiều gấp 1,40 lần so với đối
tượng không bị. Ngoài ra, nếu học sinh bị thầy
cô/nhân viên nhà trường phạt về thể chất cótỉ lệ
hút thuốc lá cao gấp 2,13 lần, và uống rượu bia
cao gấp 1,36 lần so với đối tượng không bị.
Bảng 3: Mối liên quan đa biến giữa vấn đề học tập và
hút thuốc, uống rượu bia ở học sinh trung học phổ
thông
Đặc điểm
Hút thuốc Uống rượu bia
OR (KTC
95%)
p
OR (KTC
95%)
p
Đặc điểm dân số xã hội
Giới (Nam) 10,08
(5,31–19,10)
<0,001
1,78
(1,44–2,19)
<0,001
Nơi cư ngụ
Thị xã
1,11
(0,73–1,68)
0,626
Huyện
1,47
(1,10–1,97)
0,009
Huyện biên giới 1
Mối quan hệ bạn bè
đồng trang lứa
- - - -
Tranh cãi gay gắt với
thầy cô hoặc nhân viên
nhà trường
1,91
(1,19 – 3,06)
0,007
1,87
(1,37–2,55)
<0,001
Bị thầy cô hoặc nhân
viên nhà trường la
mắng, hăm dọa hay sỉ
nhục
1,40
(1,09–1,80)
0,009
Bị thầy cô hoặc nhân
viên nhà trường phạt
về thể chất
2,13
(1,42 – 3,21)
<0,001
1,36
(1,07–1,72)
0,011
Hoạt động và kết quả học tập
Thời gian học thêm sau giờ ở trường
<1 giờ 1 1
1-2 giờ 0,49
(0,30 – 0,80)
0,004
0,69
(0,51–0,92)
0,012
2-3 giờ 0,48
(0,27 – 0,85)
0,012
0,59
(0,43-0,81)
0,001
>3 giờ 0,30
(0,15 – 0,64)
0,002
0,50
(0,35–0,70)
<0,001
Học thêm tại nhà với
gia sư
1,62
(1,31–1,99)
<0,001
Cảm thấy giáo viên đối
xử công bằng với học
sinh
1,43
(1,15–1,77)
0,001
Áp lực học tập
1,05
(1,02–1,09)
0,001
Chán nản học tập 1,09
(1,01 – 1,19)
0,034
Kết quả bảng 3 cũng cho thấy, áp lực học tập
có ảnh hưởng không tốt đến hành vi uống rượu
bia, cụ thể nếu học sinh có điểm số ESSA thể
hiện áp lực học tập cao hơn một điểm thì có
hành vi uống rượu bia cao gấp 1,05 lần so với
học sinh không bị áp lực do học tập mang lại. Và
nếu học sinh chán nản trong học tập sẽ hút thuốc
cao hơn gấp 1,09 lần so với học sinh khác.
BÀN LUẬN
Đây là nghiên cứu đầu tiên được thực hiện
trên số lượng lớn học sinh tại tất cả các huyện,
thành phố tại Tây Ninh. Kết quả cho thấy khác
biệt giới tính ảnh hưởng đến hành vi hút thuốc
và uống rượu bia, cụ thể học sinh nam có tỉ lệ
hút thuốc và uống rượu bia nhiều hơn nữ. Trong
đó, tỉ lệ nam sinh hút thuốc cao gấp 10,08 lần, và
uống rượu bia cao gấp 1,78 lần so với nữ. Kết
quả này trùng hợp với kết quả nghiên cứu khác
trước đây(4,6,7) và cũng một lần nữa khẳng định
vai trò quan trọng của yếu tố giới tính đến việc
giảm tỉ lệ các hành vi không tốt này.
Về trải nghiệm bạn bè cùng trang lứa, kết
quả cho thấy tỉ lệ cao khi học sinh cho biết thỉnh
thoảng hoặc thường xuyên bị bạn bè bắt nạt về
tinh thần (32,2%) và về thể chất (10,3%). Các con
số này cao hơn so với nghiên cứu tại TP.HCM
(25,3% và 9,6%)(6) và nghiên cứu tại Long An
(25,6% và 9,5%)(7). Ngoài ra, tỉ lệ có xung đột với
thầy cô giáo hoặc nhân viên nhà trường cũng cao
và dao động từ 12,3% (tranh cãi gay gắt với thầy
cô hoặc nhân viên nhà trường) đến 26,5% (bị
thầy cô hoặc nhân viên nhà trường phạt về thể
chất). Kết quả cũng cho thấy có 22,1% bị thầy cô
hoặc nhân viên nhà trường la mắng, hăm dọa.
Các tỉ lệ này trong nghiên cứu TP.HCM lần lượt
là 15,2%, 22,3% và 29,6%(6) trong khi tại Long An
các tỉ lệ lần lượt là 9,8%, 14,2% và 19,3%(7). Như
vậy, những xung đột với thầy cô giáo trong
nghiên cứu này cao hơn Long An nhưng thấp
hơn TP.HCM. Một trong những khả năng để giải
thích cho sự khác biệt này là môi trường học tập
và cách tương tác giữa học viên và giáo viên tại
TP.HCM, một trong những trung tâm kinh tế tài
chính của Việt Nam, có tính cởi mở hơn qua tỉ lệ
tranh cãi gay gắt cao hơn. Mặc dù vậy, việc phạt
về thể chất với mục đích giáo dục, rèn luyện học
sinh tốt hơn, nhưng với tỉ lệ cao học sinh bị phạt
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học
Y tế Công cộng 161
về thể chất hoặc hăm dọa, la mắng ở cả 3 nghiên
cứu cũng khó được chấp nhận trong giáo dục
hiện đại.
Mối quan hệ giữa thầy, cô và nhân viên nhà
trường ảnh hưởng đến hành vi hút thuốc lá và
uống rượu bia. Mối quan hệ giữa thầy, cô và
nhân viên nhà trường được đánh giá qua các yếu
tố như tranh cãi gay gắt với thầy, cô, hoặc bị
thầy, cô la mắng, phạt về thể chất đều là các yếu
tố nguy cơ dẫn đến các hành vi không tốt. Từ
xưa đến nay, tại Việt Nam, nét đẹp văn hóa “tôn
sư trọng đạo” luôn được giữ gìn, cho thấy mối
quan hệ tình cảm giữa thầy và trò. Trong đó, học
trò luôn làm theo hướng dẫn của thầy cô, chỉ có
thầy đặt câu hỏi, trò không bao giờ được cãi lại.
Tuy nhiên, ở thời đại ngày nay, có một số thay
đổi lớn trong mối quan hệ này, đó là khuyến
khích học sinh phát biểu, tăng khả năng sáng
tạo, khám phá ở trường. Nhưng điều này lại có
thể dẫn đến tình trạng tiêu cực như nói năng
ngang ngược, cãi lại thầy cô. Điều này trong
nghiên cứu cũng đã khẳng định mối quan hệ
thầy trò hiện tại có sự thay đổi rất lớn và có ảnh
hưởng không tốt đến lối sống của học sinh, đặc
biệt ở độ tuổi vị thành niên đang trong giai đoạn
muốn chứng tỏ bản thân. Nếu học sinh cảm thấy
mình được đối xử công bằng, gần gũi với thầy cô
khi ở trường, không bị phạt về thể chất, không bị
la mắng thì các em sẽ có các hành vi tích cực hơn.
Điều này cho thấy, ngành y tế và ngành giáo dục
cần phải có cách tiếp cận đúng đắn hơn, giao
thoa giữa giáo dục truyền thống “tôn sư trọng
đạo” và giáo dục hiện đại kích thích sự sáng tạo
và tôn trọng học sinh hơn.
Các nghiên cứu đã thực hiện trước đây
thường đánh giá stress do học tập một cách tổng
quát và ảnh hưởng của nó đến sức khỏe tâm
thần và hành vi nguy hại sức khỏe(5,6). Nghiên
cứu này đánh giá năm khía cạnh cụ thể hơn gồm
áp lực học tập, lo lắng về điểm số, chán nản học
tập, tự kỳ vọng cao và khối lượng học tập. Kết
quả cho thấy học sinh có cảm nhận về áp lực học
tập càng nhiều thì càng có khả năng có hành vi
uống rượu bia nhiều hơn. Trong khi đó, học sinh
có cảm nhận chán nản học tập càng nhiều thì
càng có hành vi hút thuốc nhiều hơn. Mặc dù
điểm thang đo ESSA đánh giá khối lượng học
tập không ảnh hưởng đến hành vi nguy hại sức
khỏe, nhưng kết quả qua đánh giá khác cho thấy
học sinh học thêm tại nhà với gia sư sau giờ học
ở trường có tỉ lệ uống rượu bia cao hơn (OR =
1,62, KTC 95% 1,31 – 1,99). Tuy nhiên, điểm phát
hiện khá đặc biệt trong nghiên cứu này là học
sinh mất càng nhiều thời gian học thêm trong
ngày thì càng ít có hành vi nguy hại sức khỏe.
KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ
Có mối liên quan giữa các yếu tố dân số, yếu
tố gia đình, yếu tố gắn kết với nhà trường, thầy
cô và nhân viên trong trường, đặc biệt là stress
do học tập với các hành vi hút thuốc và uống
rượu bia tại tỉnh Tây Ninh. Có sự giống nhau về
tác động của các vấn đề liên quan học tập ảnh
hưởng đến cả hai hành vihút thuốc và uống
rượu bia (nam, tranh cải với thầy cô, bị phạt về
thể chất). Tuy nhiên, hút thuốc và uống rượu bia
cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố riêng
biệt.Chương trình can thiệp cần đánh giá các yếu
tố liên quan để chọn nhóm đối tượng đích.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Brener ND, et al (1995). Reliability of the Youth Risk Behavior
Survey Questionnaire.Am J Epidemiol. 141(6): p. 575-80.
2. Hosmer DW, Lemeshow S, and Sturdivant RX (2013). Applied
logistic regression. Third edition / ed. Wiley series in
probability and statistics. Hoboken, New Jersey: Wiley. xvi,
500 pages.
3. Huynh Ho Ngoc Quynh (2009). Exploring the mental health
of public health and nursing students in Ho Chi Minh City,
Vietnam. Master Thesis, Queensland University of
Technology, Australia.
4. Nguyen Tan Dat (2009). Child maltreatment and mental
health among first year students in Cantho university of
medicine and pharmacy, Vietnam. 2009, Master Thesis,
Queensland University of Technology, Australia.
5. Sun Jiandong, et al (2011). Educational Stress Scale for
Adolescents: Development, Validity, and Reliability With
Chinese Students.Journal of Psychoeducational Assessment.
29(6): p. 534-546.
6. Thai Thanh Truc (2010). Educational stress and mental health
among secondary and high school students in Ho Chi Minh
city, Vietnam.Master Thesis, Queensland University of
Technology, Australia.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 162
7. Thái Thanh Trúc và Bùi Thị Hy Hân (2012). Những trải
nghiệm bất lợi thời thơ ấu và sức khỏe tâm thần ở học sinh
trung học cơ sở và phổ thông trung học tại Long An.Tạp chí y
học Tp.Hồ Chí Minh. 16: p. 35-41.
8. Tran Bich Phuong (2007). Improving knowledge of factors that
influence the mental health of school children in Viet Nam.
Master Thesis, Queensland University of Technology,
Australia.
Ngày nhận bài báo: 20/11/2015
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25/11/2015
Ngày bài báo được đăng: 15/02/2016
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 155_2523_2175456.pdf