Tài liệu Mối liên hệ giữa hình thái học và chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân bệnh cơ tim phì đại: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
117
MỐI LIÊN HỆ GIỮA HÌNH THÁI HỌC VÀ CHỨC NĂNG
TÂM TRƯƠNG THẤT TRÁI Ở BỆNH NHÂN BỆNH CƠ TIM PHÌ ĐẠI
Trần Vũ Minh Thư*, Phạm Nguyễn Vinh*,**,***
TÓM TẮT
Mục tiêu: Sự ảnh hưởng của hình thái học lên chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân bệnh cơ tim phì
đại (BCTPĐ) chưa được tìm hiểu rõ ràng. Vì vậy, chúng tôi tiến hành xác định mối liên hệ giữa hình thái
BCTPĐ và rối loạn chức năng tâm trương thất trái.
Thiết kế nghiên cứu: Cắt ngang mô tả và phân tích.
Phương pháp và kết quả: 96 bệnh nhân BCTPĐ từ Bệnh viện tim Tâm Đức và Viện Tim Tp. HCM, thời
gian từ tháng 12/2015 đến 11/2017, được đưa vào nghiên cứu. Tất cả bệnh nhân được làm siêu âm tim đánh giá
hình thái học và chức năng tâm trương. Bệnh nhân được chia thành 5 nhóm: thất trái phì đại không đồng tâm,
vách liên thất dạng sigmoid, thất trái dày đồng tâm, mỏm và không xác định. Mẫu nghiên cứu có 62 nam
(64,6%); tuổi trung bình đưa vào nghiên ...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối liên hệ giữa hình thái học và chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân bệnh cơ tim phì đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
117
MỐI LIÊN HỆ GIỮA HÌNH THÁI HỌC VÀ CHỨC NĂNG
TÂM TRƯƠNG THẤT TRÁI Ở BỆNH NHÂN BỆNH CƠ TIM PHÌ ĐẠI
Trần Vũ Minh Thư*, Phạm Nguyễn Vinh*,**,***
TÓM TẮT
Mục tiêu: Sự ảnh hưởng của hình thái học lên chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân bệnh cơ tim phì
đại (BCTPĐ) chưa được tìm hiểu rõ ràng. Vì vậy, chúng tôi tiến hành xác định mối liên hệ giữa hình thái
BCTPĐ và rối loạn chức năng tâm trương thất trái.
Thiết kế nghiên cứu: Cắt ngang mô tả và phân tích.
Phương pháp và kết quả: 96 bệnh nhân BCTPĐ từ Bệnh viện tim Tâm Đức và Viện Tim Tp. HCM, thời
gian từ tháng 12/2015 đến 11/2017, được đưa vào nghiên cứu. Tất cả bệnh nhân được làm siêu âm tim đánh giá
hình thái học và chức năng tâm trương. Bệnh nhân được chia thành 5 nhóm: thất trái phì đại không đồng tâm,
vách liên thất dạng sigmoid, thất trái dày đồng tâm, mỏm và không xác định. Mẫu nghiên cứu có 62 nam
(64,6%); tuổi trung bình đưa vào nghiên cứu 51,3 ± 15,5. Thể thất trái phì đại không đồng tâm thường gặp nhất
(72 bệnh nhân (75%)). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ rối loạn chức năng tâm trương (p =
0,17), vận tốc sóng E’cũng như tỷ lệ E/E’ giữa các nhóm (p = 0,3). Không có nhóm nào có mối liên hệ với rối loạn
chức năng tâm trương thất trái. Bề dày tối đa thành tim ≥ 26 mm có liên hệ với tỷ lệ E/E’ với OR = 12,9; KTC:
1,1 – 147 (p = 0,04) và có liên hệ với rối loạn chức năng tâm trương OR = 4,2; KTC: 1,1 – 15,8 (p = 0,03).
Kết luận: Thể bệnh cơ tim phì đại ảnh hưởng như nhau lên chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân
BCTPĐ. Bề dày tối đa thành tim ≥ 26 mm có liên hệ với rối loạn chức năng tâm trương thất trái.
Từ khóa: Rối loạn chức năng tâm trương, hình thái học, bệnh cơ tim phì đại.
ABSTRACT
THE RELATIONSHIP BETWEEN MORPHOLOGY AND LEFT VENTRICULAR DIASTOLIC
FUNCTION IN HYPERTROPHIC CARDIOMYOPATHY
Tran Vu Minh Thu, Pham Nguyen Vinh
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 22 - No 6- 2018: 117 – 123
Objectives: The impacts of morphology on left ventricular diastolic function in hypertrophic
cardiomyopathy (HCM) have been unknown. Hence, we sought to define the relationship between morphology
and left ventricular diastolic dysfunction among patients with HCM and preserved systolic function.
Design: Cross – sectional study.
Methods and Results: Databases from Cardiology Tam Duc Hospital and Hochiminh City Heart Institute
comprising 96 HCM patients with normal systolic function were interrogated between 12/2015 to 11/2017.
Echocardiography was indicated for evaluating morphology and left ventricular diastolic function. HCM
morphology was classified as described in five groups (reverse, sigmoid, symmetric, apical and undefined). In the
sample, there were 62 men (64.6%); the average age of 51.3 ± 15.5 years. Reverse morphology was most
commonly observed (72 patients (75%)). There is no difference significantly in the ratio diastolic dysfunction (p =
0.17), E’ velocity, E/E’ ratio (p = 0.3) between groups. There is no relationship between fives groups and left
ventricular diastolic dysfunction. The maximal heart wall ≥ 26 mm correlates to E/E’ ratio (OR = 12.9; 95% CI:
1.1 – 147, p = 0.04) and to left ventricular diastolic dysfunction (OR = 4.2; 95% CI: 1.1 – 15.8; p = 0.03).
*Bệnh viện tim Tâm Đức, **Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh,
***Trường Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch.
Tác giả liên lạc: BS Trần Vũ Minh Thư ĐT: 0918335212 Email: thutvm@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018
118
Conclusions: Morphology pattern impacts on diastolic dysfunction at the similar degree in HCM. The
maximal heart wall ≥ 26 mm correlates to diastolic dysfunction.
Key words: Diastolic function, morphology, hypertrophic cardiomyopathy.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong dân số chung(8), suy tim là một trong
những hậu quả nặng nề của bệnh lý này. Ở giai
đoạn chức năng tâm thu thất trái bảo tồn, rối
loạn chức năng tâm trương có lẽ là cơ chế chính
của tình trạng suy tim ở bệnh nhân BCTPĐ và bị
ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Phì đại cơ tim, sẹo
thay thế, xơ hóa mô kẽ, sự sắp xếp hỗn loạn của
các sợi cơ tim làm ảnh hưởng đến tính đàn hồi
của cơ tim. Tùy theo vị trí phì đại của thành tim,
BCTPĐ được chia thành nhiều thể khác nhau
như thất trái phì đại không đồng tâm, vách liên
thất dạng sigmoid, phì đại đồng tâm, mỏm. Sự
ảnh hưởng của hình thái học lên rối loạn chức
năng tâm trương thất trái ở BCTPĐ chưa được
hiểu biết đầy đủ. Vì vậy, chúng tôi tiến hành xác
định mối liên hệ giữa hình thái học và rối loạn
chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân
BCTPĐ.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả và phân tích.
Đối tượng nghiên cứu
Các bệnh nhân đến khám tại khoa khám
ngoại trú Bệnh viện tim Tâm Đức và Viện Tim
TPHCM từ tháng 12/2015 đến 11/2017 thỏa mãn
các điều kiện sau:
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân được chẩn đoán BCTPĐ có tuổi ≥
16 với bề dày tối đa thành thất trái ≥15 mm,
không có các bệnh gây nghẽn đường ra thất trái
khác (hẹp dưới van động mạch chủ, hẹp van
động mạch chủ, hẹp eo động mạch chủ, u trong
tim gây nghẽn đường ra thất trái).
Phân xuất tống máu thất trái ≥ 50%.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân tăng huyết áp có tỷ lệ bề dày tối
đa thành thất trái/bề dày thành sau thất trái < 1,3.
Rung nhĩ.
Bệnh nhân từ chối tham gia nghiên cứu.
Những bệnh nhân được chọn vào nghiên
cứu được giải thích và đồng ý ký vào “Phiếu
thông tin nghiên cứu và giấy chấp thuận tham
gia nghiên cứu”. Nghiên cứu đã được sự chấp
thuận của hội đồng y đức Đại học y dược thành
phố Hồ Chí Minh.
Các bước tiến hành nghiên cứu
Thăm khám và ghi nhận dữ liệu vào bệnh án
nghiên cứu.
Siêu âm tim qua thành ngực được đánh giá
bởi 2 bác sĩ tim mạch khác nhau; siêu âm thứ
nhất được siêu âm bởi bất kỳ bác sĩ nào, siêu âm
thứ hai được thực hiện bởi bác sĩ có kinh nghiệm
siêu âm trên 5 năm. Siêu âm tim được thực hiện
trên máy siêu âm Philips HD7, XE11 với đầu dò
siêu âm qua thành ngực S2-4.
Định nghĩa biến số
Dựa vào siêu âm tim, hình thái học của thất
được chia thành các nhóm sau:
Nhóm 1: Phì đại thất trái không đồng tâm,
phì đại chủ yếu vách liên thất.
Nhóm 2: Vách liên thất dạng sigmoid,
thường gặp ở người lớn tuổi, phì đại phần đáy
vách liên thất.
Nhóm 3: phì đại đồng tâm.
Nhóm 4: phì đại mỏm.
Nhóm 5: phì đại thành tim không thuộc 4
nhóm trên(1).
Chúng tôi đo đường kính thất trái, bề dày
vách liên thất và thành sau thất trái, đường kính
nhĩ trái cuối tâm trương theo phương pháp M-
mode và 2D ở mặt cắt cạnh ức trục dọc và mặt
cắt cạnh ức trục ngang(7). Đo phân xuất tống
máu thất trái với phương pháp M-mode ở mặt
cắt cạnh ức trục dọc, theo phương pháp đĩa ở
mặt cắt bốn buồng và hai buồng từ mỏm nếu có
rối loạn vận động vùng(7).
Chênh áp tối đa qua đường thoát thất trái:
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
119
Được đo lúc nghỉ với Doppler xung hay Doppler
liên tục ở mặt cắt ba buồng hay năm buồng từ
mỏm. Chênh áp = 4V2, V là vận tốc tối đa qua
buồng tống thất trái(10).
Nghẽn đường thoát thất trái: Chênh áp tối
đa qua buồng tống thất trái ≥ 30 mmHg(2).
Mức độ hở van hai lá được đánh giá ở mặt
cắt 4 buồng theo khuyến cáo của Hội siêu âm
tim Hoa Kỳ(12).
Thể tích nhĩ trái được đo vào thì tâm thu
ngay trước khi van hai lá mở, dùng phương
pháp hai mặt cắt chiều dài – diện tích(7).
Vận tốc tối đa dòng máu qua van ba lá thì
tâm thu được đo với Doppler liên tục ở mặt cắt 4
buồng từ mỏm(9).
Chúng tôi đo vận tốc tối đa tâm trương sớm
của cơ tim ở vị trí bên của vòng van hai lá (E’
bên) và tỷ lệ vận tốc tâm trương sớm (E/E’) với
siêu âm Doppler mô(9).
Rối loạn chức năng tâm trương thất trái:
Phân độ rối loạn chức năng tâm trương theo
khuyến cáo của Hội siêu âm tim Hoa Kỳ và Hội
hình ảnh học tim mạch Châu Âu(9). Những biến
số được khuyên để đánh giá chức năng tâm
trương cho bệnh nhân có BCTPĐ bao gồm tỷ lệ
E/E’ trung bình (> 14), chỉ số thể tích nhĩ trái (> 34
ml/m2) và vận tốc tối đa dòng phụt hở van 3 lá
đo bằng Doppler liên tục (> 2,8 m/s). Nếu có >
50% trong số các biến số trên đáp ứng các giá trị
cắt, áp lực nhĩ trái tăng là rối loạn chức năng tâm
trương giai đoạn II. Nếu < 50% các biến số trên
đáp ứng các giá trị cắt, áp lực nhĩ trái bình
thường là rối loạn chức năng tâm trương giai
đoạn I. Những bệnh nhân bệnh tiến triển có rối
loạn chức năng tâm trương độ III với các đặc
điểm tỷ lệ E/A dòng 2 lá > 2,5.
Xử lý số liệu
Số liệu thu thập được xử lý với phần mềm
Stata 11.1. Chúng tôi dùng phép kiểm T – test để
so sánh các đặc điểm chung của mẫu nghiên
cứu. Phép kiểm Chi-square, Fisher exact được áp
dụng để tìm sự liên quan các đặc điểm chung
của mẫu nghiên cứu. Mô hình hồi qui logistic
được áp dụng nhằm xác định mối liên hệ giữa
hình thái học và rối loạn chức năng tâm trương.
Kết quả phép kiểm định với giá trị p < 0,05 và độ
tin cậy 95% được xem sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê.
KẾT QUẢ
Từ tháng 12/2015 đến 11/2017, chúng tôi
tuyển chọn được 96 bệnh nhân BCTPĐ, đủ tiêu
chuẩn chọn bệnh và thỏa tiêu chí loại trừ, đưa
vào nghiên cứu.
Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Những đặc điểm chính liên quan đến nhân
trắc học, lâm sàng và siêu âm tim đã được tóm
tắt trong bảng 1. Tuổi trung bình của bệnh nhân
khi đưa vào nghiên cứu là 51,3 ± 15,5; tuổi chẩn
đoán trung bình là 48,3 ± 16,2. Đa số bệnh nhân
là nam với tỷ lệ 64% (62 bệnh nhân). Tất cả bệnh
nhân có mức NYHA I-II. Nghẽn đường ra thất
trái xảy ra ở 16 bệnh nhân (17%). Tăng huyết áp
được phát hiện ở 40 bệnh nhân (42%) là bệnh lý
đi kèm thường gặp hơn so với đái tháo đường
típ 2 và bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ mạn tính.
Bề dày trung bình của thành tim là 22,4 ± 4,6
mm. Nghẽn đường ra thất trái lúc nghỉ gặp ở 16
bệnh nhân (17%). Phân xuất tống máu trung
bình là 70,1 ± 8. Khoảng 2/3 số bệnh nhân có rối
loạn chức năng tâm trương; trong đó, rối loạn
chức năng tâm trương độ 1 chiếm tỷ lệ cao nhất
54% (52 bệnh nhân). Có 30 bệnh nhân hở van hai
lá mức độ từ vừa đến nặng (31%).
Bảng 1: Đặc điểm nhân trắc học, lâm sàng và siêu âm
tim của dân số nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân
BCTPĐ (n = 96)
Nhân trắc học và lâm sàng
Tuổi chẩn đoán, năm
┼
Tuổi đưa vào nghiên cứu, năm
┼
Nam, n (%)
NYHA I, n (%)
NYHA II, n (%)
Bệnh lý đi kèm
Tăng huyết áp
Đái tháo đường típ 2
Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ mạn
tính
Siêu âm tim
VLT (mm)
48,3 ± 16,2
51,3 ± 15,5
62 (64,6)
52 (54,2)
44 (45,8)
40(41,7)
9(9,4)
4(4,2)
22,4 ± 4,6
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018
120
Thành sau (mm)
Phân xuất tống máu thất trái, n (%)
Chỉ số nhĩ trái, ml/m
2┼
Vận tốc sóng E, cm/s
┼
Vận tốc sóng A, cm/s
┼
E/A
Vận tốc sóng E’, cm/s
┼
E/E’
Vận tốc dòng máu qua van ba lá,
cm/s
┼
Chênh áp tối đa qua BTTT lúc nghỉ ≥
30 mmHg, n (%)
Không rối loạn chức năng tâm trương,
n (%)
Rối loạn chức năng tâm trương, n (%)
Độ 1
Độ 2
Độ 3
Hở van hai lá vừa – nặng, n(%)
13,5 ± 4,9
70,1 ± 8
35,7 ± 9
73,4 ± 27,6
72,5 ± 27,2
1,1 ± 0,5
8,7 ± 3,7
8,8 ± 3,5
218,9 ± 41,6
16(16,7)
33(34,4)
52(54,2)
4(4,2)
7(7,2)
30(31,2)
┼
Trung bình ± SD; BTTT, buồng tống thất trái.
Đặc điểm chung của bệnh nhân được chia
nhóm theo hình thái học
Bảng 2 trình bày đặc điểm lâm sàng và siêu
âm tim của 5 nhóm bệnh nhân được chia theo
vị trí dày thành tim. Số bệnh nhân trong nhóm
1 là nhiều nhất so với các nhóm còn lại với 72
bệnh nhân. Tiếp theo là nhóm 4 với 16 bệnh
nhân. Nhóm 3 và 2 có ít bệnh nhân nhất (1 và 2
bệnh nhân).
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về
tuổi đưa vào nghiên cứu và tuổi chẩn đoán bệnh
giữa các nhóm (p = 0,4 và p = 0,2). Ngoài ra, độ
dày thành tim cũng không khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa các nhóm (p = 0,3). Tuy nhiên,
nhóm 1 với thể thất trái dày không đồng tâm
gây nghẽn đường ra thất trái nhiều hơn các
nhóm còn lại (p = 0,001).
Chức năng tâm trương của các nhóm
Các chỉ số liên quan đến chức năng tâm
trương của các nhóm được thể hiện trong bảng
2. Kiểu hạn chế chỉ gặp ở nhóm 1 với 7 bệnh
nhân (9,7%). Không khác nhau về bề dày thành
tim giữa các nhóm (p = 0,3). Không có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê về vận tốc sóng E’cũng
như tỷ lệ E/E’ giữa các nhóm (p = 0,3). Chỉ số nhĩ
trái của bệnh nhân nhóm 1 cao hơn bệnh nhân
nhóm 4 (p = 0,04). Không có sự khác biệt về tỷ lệ
hở van hai lá vừa – nặng giữa các nhóm (p =
0,11). Tuy nhiên, không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê về tỷ lệ rối loạn chức năng tâm
trương giữa các nhóm (p = 0,17).
Mối liên quan giữa rối loạn chức năng tâm
trương và hình thái học
Bảng 3 trình bày mối liên quan giữa các đặc
điểm siêu âm tim thuộc về hình thái học với
rối loạn chức năng tâm trương thất trái. Theo
khuyến cáo của hội Siêu âm tim Hoa Kỳ, đánh
giá rối loạn chức năng tâm trương thất trái ở
bệnh nhân BCTPĐ dựa vào 3 yếu tố E/E’ > 14,
chỉ số nhĩ trái > 34 ml/m2, vận tốc tối đa qua
van ba lá > 2,8 m/s. Từ việc tổng hợp 3 yếu tố
trên, rối loạn chức năng tâm trương được phân
độ 1,2 và 3(3).
Trước tiên, chúng tôi xét mối liên hệ giữa bề
dày tối đa thành tim ≥ 26 mm, nghẽn đường ra
thất trái, hở van hai lá vừa – nặng với từng yếu
tố E/E’ > 14, chỉ số nhĩ trái > 34 ml/m2, vận tốc tối
đa qua van ba lá > 2,8 m/s. Kết quả cho thấy, chỉ
có bề dày tối đa thành tim ≥ 26 mm có liên hệ với
tỷ lệ E/E’ với OR = 12,9; KTC: 1,1 – 147 (p = 0,04).
Tiếp theo, chúng tôi xác định mối liên hệ
giữa nhóm 1, nhóm 4, bề dày tối đa thành tim
≥ 26 mm, nghẽn đường ra thất trái, hở van hai
lá vừa – nặng với rối loạn chức năng tâm
trương thất trái theo khuyến cáo của hội Siêu
âm tim Hoa Kỳ 2016(3). Kết quả thể hiện không
có nhóm nào có mối liên hệ với rối loạn chức
năng tâm trương thất trái. Nghẽn đường ra
thất trái và hở van hai lá vừa – nặng cũng
không có mối liên hệ với rối loạn chức năng
tâm trương. Chỉ có bề dày tối đa thành tim ≥
26 mm có liên hệ với rối loạn chức năng tâm
trương OR=4,2; KTC: 1,1 – 15,8; p = 0,03.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
121
Bảng 2: Đặc điểm nhân trắc học, lâm sàng và siêu âm tim của các nhóm hình thái học
Nhóm 1
(n=72)
Nhóm 2
(n=2)
Nhóm 3
(n=1)
Nhóm 4
(n=16)
Nhóm 5
(n=5)
Nhân trắc học và lâm sàng
Tuổi chẩn đoán, năm
┼
Tuổi đưa vào nghiên cứu, năm
┼
Nam, n (%)
NYHA I, n (%)
NYHA II, n (%)
Siêu âm tim
VLT (mm)
Thành sau (mm)
Phân xuất tống máu thất trái, n (%)
Chỉ số nhĩ trái, ml/m
2┼
Vận tốc sóng E, cm/s
┼
Vận tốc sóng A, cm/s
┼
E/A
Vận tốc sóng E’, cm/s
┼
E/E’
Vận tốc dòng máu qua van ba lá, cm/s
┼
Chênh áp tối đa qua BTTT
lúc nghỉ ≥ 30 mmHg, n (%)
Không rối loạn CNTTr, n (%)
Rối loạn CNTTr, n (%)
Độ 1
Độ 2
Độ 3
Hở van hai lá vừa – nặng, n(%)
46,4±16,3
49,6±15,5
46(63,9)
52 (54,2)
44 (45,8)
22,5±4,6
11,7±3,3
70,1±8,4
35,8±8,6
74,6±8,4
70,1±27,3
1,2±0,6
8,4±3,4
9,1±3,6
221,7±43,1
12(16,7)
22(30,5)
40(55,6)
3(4,2)
7(9,7)
24(33,3)
60,5±7,8
59±5,7
1(50)
0(0)
2 (100)
24±2,8
13,9±3,3
65±14,1
60
61
116
0,5
7
8,7
255±7,1
2(100)
0(0)
1(50)
1(50)
0(0)
0(0)
59
39
1(100)
9(0)
1(100)
24
16
72
40
49
93
0,5
8,7±3,7
8,8±3,5
200±6,4
1(100)
0(0)
0(0)
0(0)
1(100)
0(0)
56±17,1
54,6±17,1
12(75)
13(81,2)
3(18,8)
20,6±3,6
20,5±4,4
69,5±6,9
32,6±8
74,1±21,6
76,5±19,1
1±0,4
10,8±4,8
10,8±4,8
7±2,6
1(6,3)
11(68,8)
5(31,2)
0(0)
0(0)
3(18,8)
54,4±8,8
53,2±8,3
2(40)
1(20)
4(80)
25,2±7,5
15,8±5,9
74,6±9,4
37,4±12,3
62,4±16,9
83,2±40,1
0,8±0,2
6±9,3
12,8±2,4
216±33,6
0(0)
0(0)
5(100)
0(0)
0(0)
2(40)
┼Trung bình ± SD; Chức năng tâm trương CNTTr
Bảng 3: Các yếu tố liên quan đến rối loạn chức năng tâm trương
E/E’ > 14
Chỉ số nhĩ trái
> 34 ml/m2
Vận tốc tối đa qua
van ba lá > 2,8 m/s
Rối loạn chức năng tâm
trương*
OR (KTC 95%) Gía trị p Gía trị p Gía trị p OR (KTC 95%) Gía trị p
Bề dày thành tim tối đa
≥ 26 mm
Nghẽn đường ra thất trái
Hở van hai lá vừa-nặng
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
Nhóm 5
12,9
(1,1 – 147)
0,04
0,6
0,8
0,45
0,08
0,3
0,3
0,8
4,2
(1,1 – 15,8)
0,03
0,4
0,7
0,17
0,2
1
0,11
0,4
OR, tỉ số số chênh (odd ratio); KTC, khoảng tin cậy.
*Đánh giá theo khuyến cáo của hội Siêu âm tim Hoa Kỳ 2016(3).
BÀN LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi có 71 bệnh nhân
rối loạn chức năng tâm trương (68,3%). Trong
đó, rối loạn chức năng tâm trương mức độ nhẹ
và vừa chiếm ưu thế 57,7%. Nghiên cứu của
Coppini và cs(2) trên 230 bệnh nhân cho thấy có
162 bệnh nhân rối loạn chức năng tâm trương
(70,4%), rối loạn chức năng tâm trương mức độ
nhẹ và vừa là 53%. Tỷ lệ rối loạn chức năng tâm
trương trong nghiên cứu của chúng tôi tương tự
như trong nghiên cứu của Coppini và cs(2).
Chúng tôi cho rằng điều này phù hợp với diễn
tiến tự nhiên của BCTPĐ - rối loạn chức năng
tâm trương thường xuất hiện sớm ở giai đoạn
thành tim đã dày, chưa có biến chứng và giai
đoạn này được tìm thấy ở ¾ số bệnh nhân BCTPĐ.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018
122
Thể thất trái dày không đồng tâm thường
gặp nhất trong nghiên cứu của chúng tôi (74%)
cũng như trong nghiên cứu của Sheikh và cs(11)
(45,6%), Kim và cs(6) (64%). Thể mỏm hiện diện
trong nghiên cứu của chúng tôi với tỷ lệ 15,4%,
đứng hàng thứ hai sau thể thất trái dày không
đồng tâm. Điều này được tìm thấy tương tự
trong nghiên cứu của hai tác giả trên (15,1% và
29,5%).
Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự
khác biệt về tỷ lệ rối loạn chức năng tâm trương
giữa các nhóm (p = 0,17). Ngoài ra, không có
nhóm nào có mối liên quan với rối loạn chức
năng tâm trương (bảng 3). Điều này cho thấy thể
bệnh cơ tim phì đại ảnh hưởng như nhau đến
chức năng tâm trương thất trái ở người BCTPĐ.
Chúng tôi tìm thấy điều tương tự trong nghiên
cứu của Finocchiaro G và cộng sự(4).
Bên cạnh việc xem xét mối liên hệ giữa thể
bệnh cơ tim phì đại với rối loạn chức năng tâm
trương, chúng tôi còn đánh giá mối liên hệ giữa
một số yếu tố khác liên quan đến hình thái học
khác như bề dày tối đa thành tim ≥ 26 mm,
nghẽn đường ra thất trái, hở van hai lá vừa –
nặng với rối loạn chức năng tâm trương thất trái.
Chúng tôi tìm thấy chỉ có bề dày tối đa thành tim
≥ 26 mm có mối liên hệ với rối loạn chức năng
tâm trương. Trong ba chỉ số dùng để đánh giá
rối loạn chức năng tâm trương trong BCTPĐ, chỉ
số E/E’ được phát hiện có mối liên hệ với bề dày
tối đa thành tim ≥ 26 mm. Chúng tôi cho rằng
điều này gợi ý, chỉ số E/E’ là chỉ số đóng vai trò
quan trọng trong đánh giá rối loạn chức năng
tâm trương ở bệnh nhân BCTPĐ. Chúng tôi
nhận thấy điều tương tự trong nghiên cứu của
Geske JB và cs(5). Geske JB. và cs trong nghiên
cứu trên 100 bệnh nhân BCTPĐ có triệu chứng
đã nêu ra kết luận siêu âm Doppler giúp ước
tính áp lực đổ đầy thất trái và vận tốc vòng van
hai lá có mối liên hệ với áp lực nhĩ trái.
Nghẽn đường ra thất trái và hở van hai lá
vừa – nặng trong nghiên cứu của chúng tôi
không có mối liên hệ đến rối loạn chức năng tâm
trương hay bất cứ chỉ số siêu âm nào trong ba
chỉ số được đề cập ở trên. Phát hiện trong nghiên
cứu của chúng tôi khác với kết luận của
Finocchiaro G và cộng sự(4). Finocchiaro G tiến
hành nghiên cứu trên 383 bệnh nhân BCTPĐ và
nhận thấy nghẽn đường ra thất trái, hở van hai
lá có liên quan đến hai trong ba chỉ số E/E’ >15,
thể tích nhĩ trái > 40 ml/m2. Chúng tôi cho rằng
sự khác biệt trong cách đánh định giới hạn giá trị
bất thường của các chỉ số như E/E’ > 15 và thể
tích nhĩ trái > 40 ml/m2 trong nghiên cứu của
Finocchiaro G và cộng sự thay vì > 14 và > 34
ml/m2 như trong nghiên cứu của chúng tôi.
Ngoài ra, sự khác biệt về cỡ mẫu giữa các nghiên
cứu cũng có thể cho kết quả khác nhau.
Hạn chế của nghiên cứu
Nghiên cứu của chúng tôi có một số hạn
chế. Nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu
cắt ngang nên khó đưa ra yếu tố tiên lượng
liên quan đến rối loạn chức năng tâm trương
như nghiên cứu đoàn hệ. Chúng tôi cho rằng
cần bổ sung khảo sát phổ tĩnh mạch phổi để
việc đánh giá chức năng tâm trương thất trái
hoàn thiện hơn.
KẾT LUẬN
Đánh giá chức năng tâm trương ở bệnh nhân
BCTPĐ được thực hiện dễ dàng với siêu âm tim.
Các thể bệnh cơ tim phì đại ảnh hưởng như
nhau đến rối loạn chức năng tâm trương thât
trái. Bế dày tối đa thành thất trái từ 26 mm trở
lên có mối liên hệ với rối loạn chức năng tâm
trương thất trái ở bệnh nhân BCTPĐ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Binder J, Ommen SR, Gersh BJ, et al (2006). Echocardiography-
guided genetic testing in hypertrophic cardiomyopathy: septal
morphological features predict the presence of myofilament
mutations. Mayo Clin Proc; 81: 459–67.
2. Coppini R, Ho CY, Ashley E. et al (2014). Clinical Phenotype
and Outcome of Hypertrophic Cardiomyopathy Associated
With Thin-Filament Gene Mutations. J Am Coll Cardiol, 64: 2589–
600.
3. Elliott PM, Anastasakis A, Borger MA et al (2014). ESC
Guidelines on diagnosis and management of hypertrophic
cardiomyopathy The Task Force for the Diagnosis and
Management of Hypertrophic Cardiomyopathy of the
European Society of Cardiology (ESC). European Heart Journal.
doi:10.1093/eurheartj/ehu284.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
123
4. Finocchiaro G, Haddad F, Pavlovic A et al (2014). How does
morphology impact on diastolic function in hypertrophic
cardiomyopathy? A single centre experience BMJ Open;
doi:10.1136/bmjopen-2014-004814.
5. Geske JB, Sorajja P, Nishimura RA et al (2007). Evaluation of left
ventricular filling pressures by Doppler echocardiography in
patients with hypertrophic cardiomyopathy: correlation with
direct left atrial pressure measurement at cardiac
catheterization. Circulation; 116: 2702–8.
6. Kim SH, Oh YS, Nam GB et al (2015). Morphological and
Electrical Characteristics in Patient with Hypertrophic
Cardiomyopathy: Quantitative Analysis of 864 Korean Cohort.
Yonsei Med J; 56(6): 1515-1521.
7. Lang RM, Bierig M, Devereux RB et al (2005).
Recommendations for chamber quantification: a report from the
American Society of Echocardiography’s Guidelines and
Standards Committee and the Chamber Quantification Writing
Group, developed in conjunction with the European
Association of Echocardiography, a branch of the European
Society of Cardiology. J Am Soc Echocardiogr; 18: 1440–63.
8. Maron BJ, Maron MS (2013). Hypertrophic cardiomyopathy.
Lancet, 381: 242–255.
9. Nagueh SF, Smiseth OA, Appleton CP et al (2016).
Recommendations for the Evaluation of Left Ventricular
Diastolic Function by Echocardiography: An Update from the
American Society of Echocardiography and the European
Association of Cardiovascular Imaging. J Am Soc Echocardiogr,
29: 277-314.
10. O'Mahony C, Jichi F, Pavlou M et al (2014). Hypertrophic
Cardiomyopathy Outcomes. A novel clinical risk prediction
model for sudden cardiac death in hypertrophic
cardiomyopathy (HCM risk-SCD). Eur. Heart J, 35: 2010–2020.
11. Sheikh N, Michael Papadakis M, Panoulas VF et al (2016).
Comparison of hypertrophic cardiomyopathy in Afro-
Caribbean versus white patients in the UK. Heart, 102(22): 1797-
1804.
12. Zoghbi WA, Enriquez-Sarano M, Foster E et al (2003).
Recommendations for evaluation of the severity of native
valvular regurgitation with two-dimensional and Doppler
echocardiography. J Am Soc Echocardiogr; 16: 777–802.
Ngày nhận bài báo: 14/08/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/08/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/10/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- moi_lien_he_giua_hinh_thai_hoc_va_chuc_nang_tam_truong_that.pdf