Mối liên hệ giữa độ dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh chung và điểm số gensini cải tiến ở bệnh nhân hội chứng vành cấp

Tài liệu Mối liên hệ giữa độ dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh chung và điểm số gensini cải tiến ở bệnh nhân hội chứng vành cấp: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2018 37 MỐI LIÊN HỆ GIỮA ĐỘ DÀY LỚP NỘI TRUNG MẠC ĐỘNG MẠCH CẢNH CHUNG VÀ ĐIỂM SỐ GENSINI CẢI TIẾN Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG VÀNH CẤP Nguyễn Hoàng Tài My*, Huỳnh Kim Phượng**, Nguyễn Thượng Nghĩa* TÓM TẮT Mở đầu: Đã có nhiều nghiên cứu khảo sát mối liên hệ giữa độ dày lớp nội trung mạc (ĐDLNTM) động mạch (ĐM) cảnh với tổn thương giải phẫu động mạch vành (ĐMV) nói chung, chúng tôi đặt vấn đề khảo sát độ dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh ở bệnh nhân (BN) hội chứng vành cấp (HCVC). Mục tiêu: 1. Khảo sát độ dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh chung ở 2 bên. 2. Khảo sát mức độ nặng của tổn thương ĐMV qua điểm số Gensini cải tiến. 3. Khảo sát mối liên quan giữa ĐDLNTM ĐM cảnh chung với mức độ nặng của tổn thương ĐMV qua điểm số Gensini cải tiến. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu (NC) tiến cứu, mô tả cắt ngang có phân tích, từ tháng 9/2016 đến thán...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 193 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối liên hệ giữa độ dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh chung và điểm số gensini cải tiến ở bệnh nhân hội chứng vành cấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2018 37 MỐI LIÊN HỆ GIỮA ĐỘ DÀY LỚP NỘI TRUNG MẠC ĐỘNG MẠCH CẢNH CHUNG VÀ ĐIỂM SỐ GENSINI CẢI TIẾN Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG VÀNH CẤP Nguyễn Hoàng Tài My*, Huỳnh Kim Phượng**, Nguyễn Thượng Nghĩa* TÓM TẮT Mở đầu: Đã có nhiều nghiên cứu khảo sát mối liên hệ giữa độ dày lớp nội trung mạc (ĐDLNTM) động mạch (ĐM) cảnh với tổn thương giải phẫu động mạch vành (ĐMV) nói chung, chúng tôi đặt vấn đề khảo sát độ dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh ở bệnh nhân (BN) hội chứng vành cấp (HCVC). Mục tiêu: 1. Khảo sát độ dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh chung ở 2 bên. 2. Khảo sát mức độ nặng của tổn thương ĐMV qua điểm số Gensini cải tiến. 3. Khảo sát mối liên quan giữa ĐDLNTM ĐM cảnh chung với mức độ nặng của tổn thương ĐMV qua điểm số Gensini cải tiến. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu (NC) tiến cứu, mô tả cắt ngang có phân tích, từ tháng 9/2016 đến tháng 07/2017. Tiến hành trên 276 BN được chẩn đoán HCVC điều trị tại khoa Tim mạch Can thiệp bệnh viện Chợ Rẫy và bệnh viện Tim Tâm Đức. Kết quả: Tuổi trung bình 63 tuổi; tỉ lệ nam/nữ: 2,3/1; BMI trung bình 24; ĐDLNTM ĐM cảnh chung trung vị 0,76mm, bên trái 0,73mm, bên phải 0,72mm; điểm số Gensini cải tiến trung vị 140. ĐDLNTM ĐM cảnh chung và điểm số Gensini cải tiến được ghi nhận có tương quan với tuổi (hệ số tương quan r lần lượt là 0,269 với p < 0,001 và 0,134 với p = 0,026). Ghi nhận tương quan giữa ĐDLNTM ĐM cảnh chung với số nhánh hẹp ĐMV (r là 0,222 với p < 0,001), với mức độ hẹp ĐMV (r là 0,214 với p < 0,001) và với điểm số Gensini cải tiến (r là 0,216 với p < 0,001). Mối tương quan cũng nhận thấy rõ giữa các nhóm có hay không tăng ĐDLNTM. Kết luận: ĐDLNTMĐMC có thể được xem như một yếu tố tiên đoán sớm về mức độ hẹp ĐMV, số nhánh ĐMV bị hẹp và mức độ lan rộng của hẹp ĐMV ở bệnh nhân HCVC. Từ khóa: Hội chứng vành cấp, độ dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh, điểm số Gensini cải tiến. ABSTRACT THE RELATIONSHIP BETWEEN CAROTIDE INTIME-MEDIA THICKNESS AND MODIFIED GENSINI SCORE IN PATIENTS WITH ACUTE CORONARY SYNDROME Nguyen Hoang Tai My, Huynh Kim Phuong, Nguyen Thuong Nghia * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 5- 2018: 37 – 43 Introduction: Detection of extent and severity of atherosclerosis using easy, non-invasive methods is of great importance. Coronary atherosclerotic burden may be evaluated with the Gensini scoring system (GSS) while carotis intima media thickness (CIMT) are well known surrogate markers of atherosclerosis. The aim of this study was to investigate the relationship between atherosclerotic burden determined CIMT and the GSS. Methods: Our study population consisted of 273 patients who was diagnosed acute coronary syndrome (ACS) and underwent coronary angiography. Modified Gensini scoring was used to determine the extent and severity of coronary atherosclerosis. Carotid intima-media thickness was estimated by carotid duplex ultrasound. Results: Median CIMT was 0.76mm (IQT 0.26mm); left CIMT was 0.73 (IQT 0.26mm); right CIMT was * Khoa Tim mạch Can thiệp, bệnh viện Chợ Rẫy **Khoa Chăm sóc sức khỏe Theo yêu cầu, bệnh viện Chợ Rẫy Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Hoàng Tài My, ĐT: 01223822771, Email: marknguyen.dr@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2018 38 0.72 (IQT 0.29mm); median modified GSS was 140 (IQT 70). CIMT and the modified GSS were correlated with age (r = 0.269, p < 0.001 and r = 0.134, p = 0.026). Carotide intime-media thickness were also correlated with vessel score (r = 0.222, p < 0.001), with stenosis score (r = 0.214, p < 0.001) and with the modified Gensini score (r = 0.216, p < 0.001). This correlation was significantly recognized between groups with or without elevated CIMT. Conclusion: Our data suggest that CIMT can be an early predictor for the extent and severity of coronary artery disease (CAD) in patients with ACS. Keywords: Coronary artery disease, ultrasonography, carotid intima-media thickness, modified Gensini score. ĐẶT VẤN ĐỀ HCVC là nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu đối với những bệnh nhân có bệnh động mạch vành tại các quốc gia phát triển và đang phát triển. HCVC bao gồm đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim không ST chênh lên và nhồi máu cơ tim ST chênh lên. Tại Việt Nam, tỉ lệ bệnh ĐMV tăng nhanh cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội đã và đang trở thành một vấn đề thời sự. Có nhiều phương pháp được dùng để chẩn đoán bệnh động mạch vành, tuy nhiên việc tiên lượng tổn thương ĐMV đặc biệt trên những BN có nhiều yếu tố nguy cơ là điều hết sức cần thiết. Có nhiều nghiên cứu khảo sát mối tương quan giữa tình trạng xơ vữa ĐM cảnh, đùi và khoeo với tổn thương ĐMV. Chụp động mạch vành cản quang qua da là “tiêu chuẩn vàng” để chẩn đoán tổn thương động mạch vành và cung cấp những thông tin về giải phẫu cần thiết, mức độ hẹp của động mạch vành có thể được đánh giá khách quan bằng cách quy ra điểm theo thang điểm Gensini cải tiến. Vì thế chúng tôi đặt vấn đề khảo sát “Mối liên hệ giữa độ dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh chung và điểm số Gensini cải tiến ở bệnh nhân hội chứng vành cấp”. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế Tiến cứu, cắt ngang, mô tả có phân tích. Đối tượng Tiêu chuẩn chọn bệnh BN điều trị tại bệnh viện tim Tâm Đức và khoa Tim mạch Can thiệp bệnh viện Chợ Rẫy được chẩn đoán HCVC lần đầu có kết quả chụp ĐMV kèm đánh giá điểm Gensini cải tiến, có kết quả siêu âm Duplex động mạch cảnh. Tiêu chuẩn loại trừ: tiền sử NMCT hoặc đã từng can thiệp ĐMV hoặc động mạch cảnh trước đây, BN không đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiến hành Chụp ĐMV cản quang: thực hiện bởi BS tim mạch can thiệp, đánh giá độc lập vị trí hẹp, mức độ hẹp của ĐMV bằng máy Siemens Artis Zee tại khoa Tim mạch Can thiệp BV Chợ Rẫy và Phillips FD10 tại BV Tim Tâm Đức. Chọn bệnh Siêu âm Duplex bằng máy siêu âm GE Logic E90 tại khoa Chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu bệnh viện Chợ Rẫy và máy Phillips HD7XE 2008 tại bệnh viện Tim Tâm Đức với các đầu dò siêu âm mạch máu có tần số 7,5 đến 12,5 MHz đánh giá ĐDLNTM, mảng xơ vữa ĐM cảnh chung khi BN đã ổn định và chuẩn bị xuất viện. Các bác sĩ siêu âm không được biết các thông tin về kết quả chụp mạch vành. File lưu trữ dưới dạng DICOM. Tiêu chuẩn chẩn đoán Đái tháo đường Dựa theo tiền căn sẵn có của bệnh nhân hoặc chẩn đoán ĐTĐ mới mắc theo tiêu chuẩn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2018 39 chẩn đoán ĐTĐ của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ 2013. Tăng huyết áp Dựa theo tiền căn sẵn có của bệnh nhân hoặc chẩn đoán THA mới mắc theo khuyến cáo phòng ngừa, phát hiện đánh giá và điều trị Tăng huyết áp của Hội Tim mạch Việt Nam 2014. Rối loạn lipid máu Ðịnh nghĩa và phân loại các kiểu RLLM dựa theo tiêu chuẩn trong nghiên cứu NCEP (ATP III). Bệnh nhân được xếp vào nhóm rối loạn chuyển hóa lipid khi có cholesterol toàn phần ≥ 200 mg/dl và/ hoặc LDL-c ≥ 100 mg/dl và/ hoặc HDL-c ≤ 40 mg/dl (nam), 50 mg/dl (nữ) và/ hoặc triglyceride ≥ 150 mg/dl hoặc đang điều trị bằng tối thiểu 1 thuốc hạ lipid máu. Béo phì Các bệnh nhân được chẩn đoán béo phì theo phân loại chỉ số khối cơ thể của người châu Á và Âu Mỹ theo tiêu chuẩn của NCEP. Hút thuốc lá Việc chẩn đoán có hay không HTL được xác định theo tiêu chuẩn của nghiên cứu COMMIT. Xác định có hút thuốc lá: bệnh nhân đang hút thuốc lá và đã hút từ 100 điếu trở lên hoặc trước đây có hút và hiện tại đã ngưng nhưng chưa quá 5 năm. Không có hút thuốc lá: Bệnh nhân chưa bao giờ hút thuốc lá hoặc có hút nhưng đã nghỉ hút trong thời gian ít nhất là 5 năm tính đến thời điểm bị bệnh. Bệnh thận mạn Tiêu chuẩn chẩn đoán theo KDIGO 2017. Thang điểm Gensini cải tiến(3) Điểm vị trí hẹp Thân chính ĐMV trái 5 điểm, ĐM liên thất trước 20 điểm, ĐM mũ 20 điểm, ĐMV phải 20 điểm, ĐM bờ tù một 10 điểm, nhánh ĐM chéo một 10 điểm, ĐM liên thất sau 10 điểm, nhánh ĐM vách một 5 điểm. Điểm mức độ hẹp 1 - 49% 1 điểm, 50 - 74% 2 điểm, 75 - 99% 3 điểm, 100% 4 điểm. Điểm số nhánh hẹp 1 nhánh 1 điểm, 2 nhánh 2 điểm, 3 nhánh 3 điểm. Điểm Gensini cải tiến bằng tổng (điểm mức độ hẹp x điểm vị trí hẹp) ở tất cả các vị trí có hẹp. Tổn thương ĐM cảnh Theo Đồng thuận Manheim 2011(3), đo ĐDLNTM ĐM cảnh chung tại vị trí cách phình cảnh tối thiểu 10mm, trên đoạn dài ít nhất 10mm lấy giá trị trung bình. Đánh giá ĐDLNTM theo tiêu chuẩn của Hội Tim mạch Việt Nam(5): < 0,9 mm là bình thường; 0,9 – 1,5 mm là tăng. Mảng xơ vữa là khi ĐDLNTM tăng khu trú ít nhất 50% so với vùng kế cận hoặc ĐDLNTM > 1,5 mm hoặc lớp nội trung mạc khu trú lồi vào lòng mạch > 0,5mm. Các biến số Tuổi, giới, BMI, THA, HTL, ĐTĐ, BTM, RLLM, LDL-c, HDL-c, cholesterol toàn phần, triglycerid, acid uric, ĐDLNTM, điểm số Gensini. Xử lý và phân tích số liệu Phần mềm SPSS 20, với độ tin cậy 95%, p < 0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê. KẾT QUẢ Đặc điểm chung Bảng 1: Đặc tính nhóm dân số nghiên cứu Ðặc tính Phân bố Tuổi (TB, ÐLC) 63 (11,8) Giới nam 192 (69,6%) BMI (TB, ÐLC) 24 (10,9) Tãng huyết áp 185 (67%) Ðái tháo đường 66 (23,9%) Hút thuốc lá 155 (56,2%) Rối loạn lipid máu 222/228 (93,9%) Bệnh thận mạn 27 (9,8%) Béo phì 65 (23,6%) Tãng Cholesterol TP 88 (38,6%) Giảm HDL-c 147 (64,5%) Tãng LDL-c 155 (68%) Tãng TG 116 (44,7%) Acid uric 6,2 (2,3) Thể lâm sàng NMCTSTCL 53,3% ÐTNKÔÐ 23,9% Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2018 40 Ðặc tính Phân bố NMCTKSTCL 23,9% ÐDLNTM (trung vị, IQT) 0,76 (0,26) Ðiểm số Gensini cải tiến (trung vị, IQT) 140 (70) Bảng 2: Tuổi trung bình của mẫu theo giới Ðặc ðiểm Mẫu Nam Nữ p (trung bình ± ÐLC) Tuổi 63 ± 11,8 60,7 ± 11,7 68,1 ± 10,4 <0,001 Nhận xét: Tuổi TB của nam thấp hơn của nữ và sự khác biệt về tuổi giữa 2 giới có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 (t-student test). Bảng 3: BMI của mẫu theo giới Ðặc ðiểm Mẫu Nam Nữ p (trung bình ± ÐLC) BMI (kg/m 2 ) 24 ± 10,9 24,2 ± 13 23,4 ± 2,7 0,56 Nhận xét: BMI trung bình là 24 và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ (t-student test). Biểu đồ 1. Phân phối về điểm số Gensini Biểu đồ 2. Phân phối ĐDLNTMcải tiến ĐM cảnh chung Mối liên quan giữa điểm số Gensini cải tiến với các YTNC tim mạch Bảng 4: Mối liên quan giữa điểm số Gensini cải tiến với các YTNC tim mạch Yếu tố r p Tuổi 0,134 0,026 Giới -0,012 0,847 THA 0,095 0,115 HTL 0,036 0,557 ÐTÐ 0,106 0,078 RLLM 0,056 0,354 BTM 0,056 0,354 Beìo phiÌ -0,057 0,043 LDL-c -0,043 0,517 HDL-c 0,055 0,409 Triglycerid -0,047 0,478 Cholesterol TP -0,087 0,190 Acid uric 0,076 0,322 Nhận xét: Giữa điểm số Gensini cải tiến và tuổi có mối tương quan có ý nghĩa thống kê. Mối tương quan này là thuận và yếu (p = 0,026; r = 0,134). Giữa điểm số Gensini cải tiến và các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng khác không ghi nhận có mối tương quan (Spearman Test). Mối liên quan giữa ĐDLNTM ĐM cảnh chung với các YTNC tim mạch Bảng 5: Mối liên quan giữa ĐDLNTM ĐM cảnh chung với các YTNC tim mạch Yếu tố r p Tuổi 0,269 <0,001 Giới -0,088 0,144 THA 0,108 0,073 HTL 0,002 0,97 ÐTÐ 0,059 0,332 RLLM 0,027 0,659 BTM 0,145 0,016 Beìo phiÌ 0,053 0,378 LDL-c 0,118 0,074 HDL-c 0,287 <0,001 Triglycerid 0,083 0,212 Cholesterol TP 0,141 0,033 Acid uric 0,193 0,011 Nhận xét: ĐDLNTMĐMC ở vị trí ĐM cảnh chung mỗi bên và trung bình 2 bên có mối tương quan có ý nghĩa thống kê với tuổi, nồng độ Cholesterol toàn phần, HDL-c và acid uric máu (Spearman Test). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2018 41 Mối liên quan giữa ĐDLNTM ĐM cảnh chung và điểm số Gensini cải tiến Bảng 6: Mối liên quan giữa ĐDLNTM ĐM cảnh chung với số nhánh hẹp, mức độ hẹp và điểm số Gensini cải tiến Vị trí Số nhánh hẹp Mức độ hẹp Điểm số Gensini cải tiến r p r p r p Cảnh chung 0,222 <0,001 0,214 <0,001 0,216 <0,001 Cảnh chung T 0,216 <0,001 0,213 <0,001 0,217 <0,001 Cảnh chung P 0,182 0,003 0,141 0,004 0,161 0,008 Nhận xét: Trong nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận có sự tương quan có ý nghĩa thống kê giữa ĐDLNTMĐMC trên động mạch cảnh với số nhánh mạch vành bị hẹp, với mức độ hẹp và với điểm số Gensini cải tiến (Spearman Test). Mối liên quan giữa sự tăng ĐDLNTMĐMC và điểm số Gensini cải tiến Bảng 7: Mối liên quan giữa sự tăng ĐDLNTMĐMC với số nhánh hẹp, mức độ hẹp và điểm số Gensini cải tiến Vị trí Số nhánh hẹp Mức độ hẹp Điểm số Gensini cải tiến r p r p r p Cảnh chung 0,123 0,041 0,136 0,023 0,159 0,008 Nhận xét: Sự tăng ĐDLNTMĐMC ở mỗi vị trí trên ĐM cảnh đều có mối tương quan có ý nghĩa thống kê với số nhánh ĐMV bị hẹp, với mức độ hẹp ĐMV và với điểm số Gensini cải tiến (Spearman Test). BÀN LUẬN Đặc điểm chung Tuổi trung bình của dân số NC là 63; tỉ lệ nam (69,6%) chiếm đa số hơn nữ là phù hợp đặc điểm của bệnh lý ĐMV, bệnh diễn tiến theo tuổi và nam giới có nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh ĐMV. BMI trung bình là 24 chứng tỏ đa phần BN dư cân hoặc béo phì, trong đó không có sự khác biệt giữa nam và nữ. Các yếu tố nguy cơ của bệnh ĐMV chiếm khá cao: THA 67%; ĐTĐ 23,9%; HTL 56,2%; RLLM 93%. Tuổi trung bình ở nữ cao hơn ở nam 7,4 (p < 0,001) chứng tỏ rằng nam mắc bệnh sớm hơn nữ. Đa số các trường hợp RLLM là rối loạn kiểu tăng LDL-c và giảm HDL-c. Điểm số này không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 giới nam và nữ (p= 0,846). Điều này cho thấy xơ vữa ĐMV có khả năng gây biến cố HCVC là như nhau ở 2 giới, mặc dù nam giới bị tác động của quá trình này sớm hơn. Không có sự khác biệt về ĐDLNTMĐMC theo giới tính; kết quả này tương đồng với kết quả NC của tác giả Võ Thị Kim Phương(16) nhưng mâu thuẫn với tác giả Elaine(15) khi tác giả này ghi nhận sự khác biệt về giới tính có ý nghĩa thống kê, có lẽ là do đối tượng NC khác nhau. Thể lâm sàng có tiên lượng nặng nề nhất - NMCTSTCL chiếm tỉ lệ cao nhất. Điều này được ghi nhận tương tự trên một số nghiên cứu khác tại Việt Nam (MEDI-ACS)(11) và các nước châu Á (PACIFIC)(9) cho thấy bệnh nhân châu Á có tỉ lệ NMCTSTCL cao so với các nước khác. Liên quan giữa ĐDLNTM ĐM cảnh chung và điểm số Gensini với các yếu tố Ghi nhận sự tương quan có ý nghĩa thống kê giữa ĐDLNTM ĐM cảnh chung với tuổi (r=0,269, p<0,001). Kết quả này tương tự như trong nghiên cứu của các tác giả Polak và cộng sự(12) và Kablak-Ziembicka và cộng sự(7). Một lần nữa cho thấy tuổi đóng vai trò là một yếu tố nguy cơ xơ vữa quan trọng. Bên cạnh đó, chúng tôi còn ghi nhận sự tương quan giữa nồng độ Cholesterol toàn phần, HDL-c, acid uric và BTM với ĐDLNTM ĐM cảnh chung, cho thấy đây đều là những yếu tố gây xơ vữa mạch máu cần được xem xét trong phòng ngừa và điều trị cho bệnh nhân. Ghi nhận sự tương quan có ý nghĩa thống kê giữa điểm số Gensini cải tiến với tuổi (r = 0,134; p = 0,026). Sự ghi nhận tương tự được tìm thấy trong nghiên cứu của các tác giả Li-Yun He(3) và Mohagheghi và cộng sự(1). Điều này phù hợp với y văn cho thấy tuổi có liên quan với quá trình xơ vữa mạch máu, những bệnh nhân tuổi cao thì có nguy cơ mắc bệnh mạch vành nặng Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2018 42 hơn. Ngoài ra, chúng tôi không ghi nhận sự liên quan giữa điểm số Gensini với các yếu tố khác như THA, ĐTĐ, RLLM và các chỉ số lipid máu, acid uric. Lý giải cho điều này có thể là do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là những bệnh nhân mắc HCVC, khác với đối tượng trong các nghiên cứu khác trên bệnh nhân ĐTĐ cũng như bệnh mạch vành mạn. Mối liên quan giữa ĐDLNTMĐMC và điểm số Gensini cải tiến Ghi nhận một sự tương quan hoàn toàn giữa ĐDLNTM ĐM cảnh chung ở 2 bên với số nhánh mạch vành bị hẹp, với mức độ hẹp mạch vành và với điểm số Gensini cải tiến theo tác giả Sullivan. Nói cách khác, bệnh nhân có ĐDLNTM ĐM cảnh chung càng cao thì có khả năng hẹp càng nhiều nhánh mạch vành, với mức độ hẹp cũng nhiều hơn và mức độ lan rộng của sự hẹp mạch vành cũng nhiều hơn. Điều này cho chúng ta thấy được ĐDLNTM ĐM cảnh chung là một yếu tố tiên lượng cho bệnh mạch vành và cả mức độ nặng của bệnh. Sự tương quan với r = 0,222, p < 0,001. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương hợp với nghiên cứu của các tác giả Matthias W. Lorenz(8), O’leary(10) và Iglesias cùng cộng sự(6) khi các tác giả có cùng quan điểm ĐDLNTMĐMC là một yếu tố tiên lượng cho biến cố tim mạch quan trọng này. Khi phân loại bệnh nhân có và không tăng ĐDLNTM ĐM theo tiêu chuẩn tăng ĐDLNTM ĐM cho sắc tộc châu Á theo từng nhóm tuổi, chúng tôi cũng ghi nhận sự tương quan có ý nghĩa thống kê tương tự với số nhánh hẹp mạch vành, với mức độ hẹp và với điểm số Gensini. Kết quả trên cho thấy bệnh nhân có xơ vữa mạch cảnh thì không chỉ có nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao hơn mà ĐMV còn bị tổn thương nặng nề hơn. Xét về mối tương quan, theo nghiên cứu tổng hợp của các tác giả Michiel L. và cộng sự(2) dựa trên 34 nghiên cứu về mối tương quan giữa ĐDLNTM ĐM cảnh chung và XVĐM, các tác giả cũng đồng ý về sự tương quan dương tính này và kết luận về khả năng tiên đoán bệnh mạch vành trong tương lai của ĐDLNTM ĐM cảnh. Tuy nhiên, đến hiện tại chỉ có duy nhất 1 nghiên cứu đoàn hệ của tác giả Hodis và cộng sự(4) khi theo dõi trung bình 8,8 năm những bệnh nhân có ĐDLNTM ĐM cảnh chung cao hơn có tỉ lệ NMCT cấp và đột quỵ tăng gấp 2,2 lần cho thấy rõ điều này. Sự hạn chế về các kết quả tương tự là do khó khăn về thời gian theo dõi. Cũng trong nghiên cứu tổng hợp của Michiel và cộng sự, khi phân tích về độ mạnh của mối tương quan đều cho kết quả hệ số r từ 0,12 đến 0,51 có nghĩa là mức tương quan yếu đến trung bình (nghiên cứu của chúng tôi là 0,159). Sau khi phân tích, các tác giả đã kết luận sự tương quan không mạnh này là do sự tác động khác biệt của xơ vữa trên các giường mạch khác nhau hơn là do sai số trong đo đạc. Vì vậy, chúng tôi nhận thấy ĐDLNTM ĐM cảnh chung nên được xem như một yếu tố hữu ích trong tiên lượng biến cố tim mạch quan trọng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abbas M., Hedayat M. et al (2011), "The relationship of Gensini score with the cardiovascular risk of patients with indication of angiography", Tehran University Medical Journal, 69 (6), pp. 388-392. 2. Bots ML, Baldassarre D et al (2007), "Carotid intima-media thickness and coronary atherosclerosis: weak or strong relations?", Eur Heart J, 28 (4), pp. 398-406. 3. He LY, Zhao JF et al. (2014), "Correlation between serum free fatty acids levels and Gensini score in elderly patients with coronary heart disease", Journal of Geriatric Cardiology: JGC, 11 (1), pp. 57-62. 4. Hodis HN, Mack WJ et al. (1998), "The role of carotid arterial intima-media thickness in predicting clinical coronary events", Ann Intern Med, 128 (4), pp. 262-9. 5. Huỳnh Văn Minh, Phạm Gia Khải và cs (2008), "Khuyến cáo 2008 của Hội Tim mạch học Việt Nam: Chẩn đoán, điều trị tăng huyết áp ở người lớn". 6. Iglesias del Sol A, Bots ML et al (2002), "Carotid intima-media thickness at different sites: relation to incident myocardial infarction; The Rotterdam Study", Eur Heart J, 23 (12), pp. 934-40. 7. Kablak-Ziembicka A, Tracz W et al (2004), "Association of increased carotid intima-media thickness with the extent of coronary artery disease", Heart, 90 (11), pp. 1286-1290. 8. Lorenz MW, Von KS et al. (2006), "Carotid intima-media thickening indicates a higher vascular risk across a wide age range: prospective data from the Carotid Atherosclerosis Progression Study (CAPS)", Stroke, 37 (1), pp. 87-92. 9. Miyauchi K, Morino Y et al (2010), "The PACIFIC (Prevention of AtherothrombotiC Incidents Following Ischemic Coronary attack) Registry: Rationale and design of a 2-year study in patients initially hospitalised with acute coronary syndrome in Japan", Cardiovasc Drugs Ther, 24 (1), pp. 77-83. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2018 43 10. O'Leary DH, Polak JF et al. (1999), "Carotid-artery intima and media thickness as a risk factor for myocardial infarction and stroke in older adults. Cardiovascular Health Study Collaborative Research Group", N Engl J Med, 340 (1), pp. 14-22. 11. Phạm Nguyễn Vinh, Nguyễn Lân Việt và cs. (2011), "Nghiên cứu quan sát điều trị bệnh nhân nhập viện do hội chứng vành cấp (MEDI- ACS study)", Tạp chí Tim Mạch Học Việt Nam, 58 (03), tr. 12-23. 12. Polak JF, Pencina MJ et al (2010), "Associations of carotid artery intima-media thickness (IMT) with risk factors and prevalent cardiovascular disease: comparison of mean common carotid artery IMT with maximum internal carotid artery IMT", J Ultrasound Med, 29 (12), pp. 1759-68. 13. Sullivan DR, Marwick TH et al (1990), "A new method of scoring coronary angiograms to reflect extent of coronary atherosclerosis and improve correlation with major risk factors", Am Heart J, 119 (6), pp. 1262-7. 14. Touboul P, Hennerici M et al (2012), "Mannheim Carotid Intima-Media Thickness and Plaque Consensus (2004–2006– 2011): An Update on Behalf of the Advisory Board of the 3rd and 4th Watching the Risk Symposium 13th and 15th European Stroke Conferences, Mannheim, Germany, 2004, and Brussels, Belgium, 2006", Cerebrovasc Dis, 34 (4), pp. 290-6. 15. Urbina EM, Srinivasan SR et al (2002), "Impact of multiple coronary risk factors on the intima-media thickness of different segments of carotid artery in healthy young adults (The Bogalusa Heart Study)", Am J Cardiol, 90 (9), pp. 953-8. 16. Võ Thị Kim Phương (2004), "Khảo sát bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh bằng siêu âm doppler màu ở bệnh nhân bệnh động mạch vành", Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh. Ngày nhận bài báo: 26/02/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 07/03/2018 Ngày bài báo được đăng: 25/09/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmoi_lien_he_giua_do_day_lop_noi_trung_mac_dong_mach_canh_chu.pdf
Tài liệu liên quan