Tài liệu Mô tả diễn tiến nhiễm HBV ở người mang HBV mạn HBeAG âm: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 121
MÔ TẢ DIỄN TIẾN NHIỄM HBV Ở NGƯỜI MANG HBV MẠN HBeAg ÂM
Nguyễn Thị Cẩm Hường*, Bùi Tiến Hoàn**, Phạm Thị Lệ Hoa*
TÓM TẮT
Cơ sở khoa học: Tái hoạt siêu vi ở bệnh nhân nhiễm viêm gan siêu vi B (HBV) mạn không hoạt tính là
nguyên nhân quan trọng, gây 10-15% xơ gan hay ung thư gan. Đột biến Precore (PC hay G1896A) và Basal
core promoter (BCP hay A1762T/G1764A) đã được chứng minh có liên quan với tái hoạt siêu vi, xơ gan và ung
thư gan.
Mục tiêu: Mô tả diễn tiến ở người mang HBV mạn không hoạt tính và các yếu tố liên quan đến tái hoạt virus.
Phương pháp: Mô tả đoàn hệ 113 bệnh nhân nhiễm HBV mạn HBeAg âm có HBVDNA <5 log cps/ml và
ALT bình thường liên tục theo dõi tại phòng khám viêm gan BV. ĐHYD từ 01/2014 đến 12/2017. Định lượng
HBVDNA (real time PCR, ngưỡng 300 cps/ml) và HBsAg (kỹ thuật ECLIA) tại Bệnh viện. ĐHYD TP. Hồ Chí
Minh. Xác định đột biến PC và BCP (kỹ thuật g...
9 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 05/07/2023 | Lượt xem: 208 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô tả diễn tiến nhiễm HBV ở người mang HBV mạn HBeAG âm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 121
MÔ TẢ DIỄN TIẾN NHIỄM HBV Ở NGƯỜI MANG HBV MẠN HBeAg ÂM
Nguyễn Thị Cẩm Hường*, Bùi Tiến Hoàn**, Phạm Thị Lệ Hoa*
TÓM TẮT
Cơ sở khoa học: Tái hoạt siêu vi ở bệnh nhân nhiễm viêm gan siêu vi B (HBV) mạn không hoạt tính là
nguyên nhân quan trọng, gây 10-15% xơ gan hay ung thư gan. Đột biến Precore (PC hay G1896A) và Basal
core promoter (BCP hay A1762T/G1764A) đã được chứng minh có liên quan với tái hoạt siêu vi, xơ gan và ung
thư gan.
Mục tiêu: Mô tả diễn tiến ở người mang HBV mạn không hoạt tính và các yếu tố liên quan đến tái hoạt virus.
Phương pháp: Mô tả đoàn hệ 113 bệnh nhân nhiễm HBV mạn HBeAg âm có HBVDNA <5 log cps/ml và
ALT bình thường liên tục theo dõi tại phòng khám viêm gan BV. ĐHYD từ 01/2014 đến 12/2017. Định lượng
HBVDNA (real time PCR, ngưỡng 300 cps/ml) và HBsAg (kỹ thuật ECLIA) tại Bệnh viện. ĐHYD TP. Hồ Chí
Minh. Xác định đột biến PC và BCP (kỹ thuật giải trình tự gen) tại trung tâm y sinh học phân tử ĐHYD TP.
HCM. Tái hoạt HBV được xác định khi HBVDNA tăng hơn 5 log cps/ml có hay không kèm theo viêm gan tái
hoạt. Phân tích Kaplan Meier để phát hiện, khác biệt xác suất tích lũy giữa các nhóm, mức ý nghĩa p<0,05.
Kết quả: Tuổi, trung bình của dân số nghiên cứu là 49,12 ± 10,5, 58% nam, 44,2% HBVDNA <3 log
cps/ml, 61,9% HBsAg > 3 log IU/ml, 30,9% có đột biến G1896A và 16,6% có A1762T/G1764A. Tổng thời gian
theo dõi là 4772 tháng, trung bình 42,2 ± 7 tháng/bệnh nhân. 19 ca (16,8%) có tái hoạt siêu vi. Các yếu tố liên
quan đến tái hoạt siêu vi là HBVDNA > 3 log cps/m, HBsAg >3 log IU/mL, có G1896A. Phân tích Kaplan Meier
cho thấy xác suất tích lũy tái hoạt siêu vi của dân số nghiên cứu ở thời điểm 44 tháng là 21%. Xác suất tích lũy
tái hoạt siêu vi cao hơn ý nghĩa ở nhóm có HBVDNA > 3 log cps/ml (p=0,005), HBsAg > 3 log IU/ml (p=0,036)
hay có đột biến G1896A (p=0,001).
Kết luận: Các yếu tố HBsAg > 3 log IU/ml, HBVDNA > 3 log cps/ml hay có đột biến G1896A có giá trị dự
báo tái hoạt siêu vi ở bệnh nhân nhiễm HBV mạn không hoạt tính. HBVDNA nên được kiểm tra định kỳ ở bệnh
nhân HBeAg âm và đột biến G1896A nên được khảo sát nếu có HBVDNA cao để dự đoán tái hoạt và phòng
ngừa bệnh gan tiến triển.
Từ khoá: nhiễm HBV mạn HBeAg âm, tái hoạt, HBV
ABSTRACTS
HBV REACTIVATION AMONG CHRONIC HBEAG NEGATIVE HBV INFECTED PATIENTS
Nguyen Thi Cam Huong, Bui Tien Hoan, Pham Thi Le Hoa
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 1- 2019: 121-129
Background: Hepatitis B virus (HBV) reactivation is the important cause of cirrhosis among chronic
HBeAg negative HBV infected population. Precore and basal core promoter mutants had been proved that related
with viral reactivation and liver complications.
Objectives: This Vietnamese cohort was observed to detect and to analyze factors related to HBV
reactivation.
Methods: We recruited 113 HBeAg negative inactive HBV carriers who had HBVDNA < 5 log cps/ml and
persistently normal ALT and had 6-monthly follow-up at the liver clinic of University of Medicine and Pharmacy
Medical center from 1/2014-12/2017. HBV DNA quantification (by real-time PCR, the lower limit of detection of
*Bộ môn Nhiễm, ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh, **Bệnh viện Đa khoa Nghệ An
Tác giả liên lạc: ThS. BS. Nguyễn Thị Cẩm Hường ĐT: 0983773915 Email: camhuong37@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Nội Khoa 122
300 cps/ml) and HBV mutation (by HBV sequencing on Sanger system) were done at the Center for Molecular
BioMedicine, UMP at HCM. HBsAg quantification (by ECLIA with Elecsys HBsAg-II Quant kits–Roche). Viral
reactivations were defined when HBV DNA rose up to > 5 log cps/ml with or without hepatitis (ALT>2ULN).
The difference in predictive cumulative incidence between groups were analyzed by Kaplan Meier with Log rank
test with p<0.05.
Results: The mean age of the study population was 49.12 ± 10.5, 58% were male, 44.2% of cases had
HBVDNA 3 log IU/ml, 30.9% had G1896A and 16.6% had
A1762T/G1764A mutations. The total observation time was 4772 months, mean time was 42.2 ± 7 months per
patient. The overall reactivation cases were 19/113 (16.8%). Characteristics that related to higher rates of viral
reactivation were: HBVDNA >3 log cps/mL, HBsAg > 3 log IU/ml and G1896A mutation.
The Kaplan Meier analysis revealed that the overall cumulative incidence of viral reactivation at the 44th
month was 21%. The reactivation was significantly earlier, and the predictive cumulative incidence was
significantly higher in groups of patients who had HBVDNA > 3 log cps/ml (p=0.005), had HBsAg > 3 log IU/ml
(p=0.036) or had G1896A mutation (p=0.001).
Conclusions: In HBeAg negative inactive chronic hepatitis B population, HBsAg > 3 log IU/ml, HBV DNA
> 3 log cps/ml and precore G1896A were characteristics that can predict viral reactivation. HBVDNA should be
periodically tested and G1896A should be investigated in patients with high HBVDNA to predict reactivation
and prevent advanced liver diseases.
Keywords: HBeAg negative chronic HBV infection, reactivation, HBV
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo phân loại hiện nay, diễn tiến nhiễm
viêm gan siêu vi B (HBV) ở người được chia
thành các giai đoạn dựa trên hoạt tính virus
(HBeAg hay HBVDNA) và hoạt tính bệnh gan
(ALT). Theo EASL 2017(2), các giai đoạn này gồm
nhiễm HBV mạn HBeAg+ (HBeAg positive
Chronic HBV Infection hay HBIe+), viêm gan B
mạn HBeAg+ (HBeAg positive Chronic
Hepatitis B hay CHBe+), nhiễm HBV mạn
HBeAg- (HBIe-), viêm gan B mạn HBeAg-
(CHBe-) và nhiễm HBV mạn hồi phục (HBsAg-).
Đa số bệnh nhân ở giai đoạn HBIe- (Trước đây
gọi là nhiễm HBV không hoạt tính sẽ diễn biến
dần đến khỏi bệnh, mất HBsAg. Chỉ một số
người ở giai đoạn này có diễn tiến tái hoạt siêu
vi và viêm gan tái hoạt (CHBe-). Trên thực tế,
bệnh nhân ở giai đoạn CHIe- thường không
được theo dõi định kỳ HBVDNA cho đến khi có
bằng chứng viêm gan tiến triển, xơ gan hay ung
thư gan. Các yếu tố liên quan với tái hoạt siêu vi
nếu được nhận diện sớm trong quá trình quản lý
bệnh nhân sẽ có thể tránh được phát hiện tổn
thương gan quá muộn và đã có biến chứng.
Các nghiên cứu đoàn hệ gần đây cho thấy
nồng độ HBsAg, HBVDNA hay tổ hợp giữa
HBsAg và HBVDNA ở người nhiễm HBV có
liên quan với diễn biến tái hoạt siêu vi. Các yếu
tố siêu vi khác như đột biến precore cũng đã
được đề cập nhưng chưa có nhiều chứng cứ và
chưa được khuyến cáo sử dụng rộng rãi trong
các đồng thuận để quản lý bệnh nhân, dự báo
hay phát hiện sớm tình trạng tái hoạt siêu vi.
Nghiên cứu theo dõi dọc thực hiện trên dân
số nhiễm HBV mạn không hoạt tính nhằm mô tả
thời điểm và diễn tiến tái hoạt siêu vi ở người
nhiễm HBV mạn HBeAg âm. Đồng thời khảo sát
liên quan giữa các yếu tố của siêu vi HBV (nồng
độ HBsAg, HBVDNA, đột biến PC/BCP) với
diễn biến tái hoạt siêu vi và viêm gan tái hoạt.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế
Mô tả đoàn hệ theo chiều dọc, kết hợp hồi
cứu và tiến cứu.
Dân số nghiên cứu
Bệnh nhân nhiễm HBV mạn HBeAg âm, >18
tuổi, theo dõi định kỳ tại phòng khám Viêm gan
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 123
Bệnh viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ
01/2014 đến 12/2017.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Khi có đủ các tiêu chuẩn sau:
Thuộc phân loại nhiễm HBV mạn HBeAg
âm theo EASL 2017(2):
HBsAg (+) > 6 tháng, HBeAg (-), anti HBe (+),
ALT <40 U/L, ít nhất 2 lần trong 12 tháng
trước khi vào nghiên cứu,
HBVDNA <105 cps/ml trong quá trình theo
dõi tại bệnh viện trước khi vào nghiên cứu.
Chưa điều trị đặc hiệu và không có chỉ định
điều trị đặc hiệu khi được chọn vào nghiên cứu.
Có theo dõi định kỳ mỗi 6 tháng tại phòng
khám viêm gan BV. Đại Học Y Dược TP. HCM
với thời gian ít nhất 12 tháng tính đến khi kết
thúc nghiên cứu (tháng 12/2017).
Tự nguyện tham gia nghiên cứu và ký
đồng thuận.
Tiêu chuẩn loại trừ
Có ít nhất 1 trong các tình huống sau:
Có chẩn đoán xơ hóa gan nặng, xơ gan mất
bù hay ung thư gan.
Có rối loạn miễn dịch tạm thời hay lâu dài có
thể liên quan đến diễn biến nhiễm HBV.
Bỏ theo dõi hay tự ý rút khỏi nghiên cứu
trước khi kết thúc nghiên cứu.
Thời gian nghiên cứu
Từ 1/2017 đến 12/2017.
Biến số khảo sát
Biến số cơ địa
Tuổi, giới, BMI, bệnh kèm theo (gan nhiễm
mỡ, béo phì).
Biến số độc lập
HBsAg, HBVDNA, đột biến PC, đột biến
BCP (có khi kết quả giải trình tự tìm thấy được
đột biến, không đột biến khi có thực hiện được
kỹ thuật nhưng kết quả âm hoặc khi không thực
hiện được kỹ thuật do HBVDNA âm tính).
Biến số phụ thuộc
Tái hoạt siêu vi, thời điểm tái hoạt (có tái
hoạt và thời điểm tái hoạt khi có kết quả
HBVDNA > 5 log cps/ml).
Kỹ thuật đo lường biến số
HBeAg và Anti-HBe
Kỹ thuật miễn dịch vi hạt hóa phát quang
(Chemiluminescent Microparticle Immunoassay
– CMIA), thuốc thử Abbott trên máy miễn dịch
tự động Architect i2000SR.
Định lượng HBsAg
Kỹ thuật miễn dịch điện hóa phát quang
(Electro Chemiluminescent Immunoassay) với
thuốc thử Roche Elecsys HBsAg II Quant, máy
Cobas-e 601, khoảng phát hiện < 0,05 IU/mL-
52.000 IU/mL.
Định lượng HBVDNA
Kỹ thuật real time PCR, trên máy Cobas,
ngưỡng phát hiện ≥ 300 cps/mL, tại BV Đại học Y
Dược TP. Hồ Chí Minh.
Đột biến Precore (G1896A) và BCP
(A1762T/G1764A)
Kỹ thuật giải trình tự gen, trên hệ thống
Sanger, thực hiện tại Trung tâm Y Sinh học phân
tử Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
Phân tích số liệu
Phần mềm SPSS 20.0, mức ý nghĩa p < 0,05;
Phép kiểm Chi bình phương để so sánh các tỷ lệ.
Phép kiểm T hay Mann-Whitney U để so sánh
các biến liên tục. Phân tích Kaplan Meier để trình
bày xác suất tích lũy tái hoạt siêu vi theo thời
gian. Phép kiểm Log Rank để so sánh các xác
suất ở các nhóm dân số.
KẾT QUẢ
Đặc điểm dân số nghiên cứu
Dân số nghiên cứu gồm 113 bệnh nhân, nam
chiếm 58,4%, tuổi trung bình là 49,1 ± 10,5 tuổi
(cao nhất là 69 tuổi, thấp nhất là 23 tuổi), nhóm
40 đến < 60 chiếm 65,5%. 72,6% có BMI ≤ 23,
46,9% từng được chẩn đoán bệnh lý gan nhiễm
mỡ. HBVDNA < 103 cps/mL chiếm 44,2% dân số
(47 ca HBV DNA âm tính), genotype B chiếm ưu
thế (58,8%) trong 34 trường hợp xác định được
genotype. Trong số 84 bệnh nhân được thực hiện
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Nội Khoa 124
giải trình tự gen tìm đột biến, 23,8% có mang đột
biến G1896A, 9,5% có đột biến A1762T/G1764A
và 7,1% có hiện diện cùng lúc 2 đột biến (bảng
1). HBVDNA trung vị là 3,26 log cps/mL, 44,2%
có HBVDNA < 3 log cps/mL. Trung bình của
nồng độ HBsAg là 2,1 ± 0,81 log IU/mL (0,29 đến
4,49), 61,9% có HBsAg < 3 log IU/mL.
Bảng 1: Đặc điểm dân số (n=113)
Đặc điểm Tần số (n, %)
Nhóm tuổi (năm)
Trung bình ± ĐLC 49,12 ±
10,5
20 đến < 40 20 (17,7)
40 đến < 60 74 (65,5)
≥ 60 19 (16,8)
Giới nam 66 (58,4)
BMI>23 31 (27,4)
Bệnh lý gan nhiễm mỡ (có) 53 (46,9)
Genotype B (n=34) 20 (58,8)
Nhóm HBV DNA (log
cps/ml)
Trung vị: 3,26 (2,4 – 4,9)
< 3 50 (44,2)
3 đến < 4 34 (30,1)
4 đến < 5 29 (25,7)
Nhóm HBsAg (log IU/ml)
Trung bình ± ĐLC: 2,1 ±
0,81
< 2 32 (28,3)
2 đến <3 38 (33,6)
≥ 3 43 (38,1)
Có đột biến G1896A
(n=84)
20 (23,8)
Có đột biến A1762T/G1764A (n=84) 9 (9,5)
Kết cục nhiễm HBV khi kết thúc nghiên cứu
Tổng thời gian theo dõi của 113 bệnh nhân là
4772 tháng, trung bình 42,2 ± 7 tháng (từ 12 - 59
tháng) (trung vị 43 tháng). 83,2% vẫn duy trì
trạng thái nhiễm HBV mạn không hoạt tính.
16,8% có tái hoạt siêu vi, trong đó tái hoạt siêu vi
đơn thuần 11,5% và 5,3% tái hoạt siêu vi kèm
viêm gan tái hoạt (CHBe-). Viêm gan tái hoạt
diễn ra sớm hơn (26,5 ± 1,4 tháng) so với diễn
biến tái hoạt virus nhưng không kèm viêm gan
(39,4 ± 6,6 tháng).
Bảng 2: Kết cục nhiễm HBV khi kết thúc nghiên cứu
(n=113)
Kết cục nhiễm HBV Tần
số
Tỷ lệ
%
Thời gian theo dõi
(tháng)
TB ± ĐLC Min-max
Vẫn duy trì không hoạt
tính
a
94 83,2 43,6 ± 4,9 26 – 59
Có tái hoạt siêu vi 13 11,5 39,4 ± 6,6 20 – 44
Tái hoạt siêu vi kèm
viêm gan
6 5,3 26,5 ± 1,4 12 – 44
a
5 trường hợp mất HBsAg, 1 trường hợp phát hiện HCC
Các yếu tố liên quan với kết cục nhiễm HBV
Không có liên quan giữa tuổi, giới, BMI và
cơ địa bệnh gan nhiễm mỡ với diễn biến
nhiễm HBV.
Về liên quan giữa đặc điểm siêu vi và kết cục
nhiễm HBV trình bày theo bảng 3, cho thấy các
yếu tố HBVDNA ban đầu (p<0,001), HBsAg ban
đầu (p=0,013), đột biến G1896A (p<0,001), đột
biến A1762T/G1764A (p<0,05) có liên quan với
diễn biến tái hoạt siêu vi ở người nhiễm HBV.
Bảng 3: Phân bố HBVDNA ban đầu theo kết cục nhiễm HBV (n=113)
Số ca
(n)
Kết cục nhiễm HBV n (%)
P
a
Duy trì HBIe- (n=94) Tái hoạt siêu vi (n=13) VG tái hoạt CHBe- (n=6)
HBV DNA ban đầu (log cps/mL)
Trung bình ± ĐLC 3,2 ± 0,7 4,3 ± 0,5 3,2 ± 1,0 <0,001
b
< 3 50 47 (94,0) 0 (0,0) 3 (6,0)
<0,001 3 đến < 4 34 30 (88,2) 3 (8,8) 1 (2,9)
4 đến < 5 29 17 (58,6) 10 (34,5) 2 (6,9)
HBsAg ban đầu (log IU/mL)
Trung bình ± ĐLC 2,39 ± 0,99 2,99 ± 0,46 3,10 ± 0,49 0,09
b
< 3 70 63 (90,0) 5 (7,1) 2 (2,9)
≥ 3 43 31 (72,1) 8 (18,6) 4 (9,3) 0,013
a
G1896A (n=84)
Có 20 12 (60,0) 7 (35,0) 1 (5,0) <0,001
a
Không 58 (90,6) 2 (3,1) 4 (6,2)
A1762T/G1764A (n=84)
Có 8 5 (62,5) 3 (37,5) 0 (0) <0,05
a
Không 76 65 (85,5) 6 (7,9) 5 (6,6)
% theo hàng ngang, a so sánh kết cục nhóm I và nhóm (II + III), b phép kiểm One-Way Anova.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 125
Nhóm duy trì trạng thái HBIe- có HBVDNA
ban đầu ở thấp hơn nhóm tái hoạt siêu vi có ý
nghĩa (3,2 ± 0,7 so với 4,3 ± 0,5 log cps/mL)
(p<0,001, post Hoc test, phép kiểm ANOVA),
nhưng tương đương nhóm viêm gan tái hoạt (3,2
± 1,0 log cps/mL) (Bảng 3).
4/5 trường hợp mất HBsAg thuộc nhóm
HBVDNA ban đầu dưới ngưỡng phát hiện
(300 cps/mL).
Tỷ lệ 10% có tái hoạt siêu vi đơn thuần
hay có kèm viêm gan (7,1% + 2,9%) thấp hơn
ý nghĩa ở các nhóm có HBsAg < 3log IU/mL
so với tỷ lệ 27,9% (18,6% + 9,3%) ở nhóm có
HBsAg ≥ 3 log IU/mL (p = 0,013) (bảng 3). Cả
5 bệnh nhân mất HBsAg trong nghiên cứu
đều có HBsAg < 3 log IU/mL, trong đó 4/5
trường hợp HBsAg < 2 log IU/mL.
Tỷ lệ có tái hoạt siêu vi (có hay không có
kèm viêm gan) ở nhóm có mang đột biến PC
(40% so với 9,3%, p<0,001) hay có đột biến BCP
(37,3% so với 14,5%, p<0,05) cao hơn ý nghĩa so
với nhóm HBV hoang dại (không có đột biến
PC và BCP).
Diễn biến tái hoạt siêu vi theo thời gian ờ các
nhóm yếu tố siêu vi: Phân tích Kaplan – Meier
Biểu đồ 1 trình bày đường biểu diễn Kaplan
Meier của diễn biến tái hoạt siêu vi theo thời
gian trên đoàn hệ 113 bệnh nhân cho thấy tái
hoạt siêu vi thường xảy ra trong khoảng từ 36
tháng đến 44 tháng. Xác suất dự báo tích lũy giữ
nguyên nhiễm HBV không hoạt tính (HBeAg
âm) tại thời điểm 44 tháng chỉ còn 78% (hay
0,782 ± 0,046). Diễn biến tái hoạt siêu vi gồm 19
bệnh nhân và xác suất tái hoạt siêu vi tích lũy
vào 44 tháng là 5,9%.
Trong biểu đồ diễn biến tái hoạt siêu vi theo
nhóm nồng độ HBVDNA có thể thấy tại thời
điểm 44 tháng xác suất dự báo tích lũy duy trì
nhiễm HBV không hoạt tính là 92,3% ở nhóm có
HBVDNA < 3 log cps/mL, 84,9% ở nhóm 3 đến <
4 log cps/mL, nhưng xác xuất (46,1%) thấp hơn
có ý nghĩa ở nhóm HBVDNA từ 4 đến < 5 log
cps/mL (p<0,001) (Biểu đồ 2).
Biểu đồ 1: Diễn biến duy trì HBIe- theo thời gian
(n=113)
Biểu đồ 2: Diễn biến duy trì HBIe- theo nồng độ
HBVDNA (n=113)
Về ảnh hưởng của HBsAg: Tình trạng nhiễm
HBV không hoạt tính được duy trì kéo dài hơn ở
nhóm HBsAg < 3 log IU/mL so với nhóm HBsAg
≥ 3 log IU/mL (53,6 ± 0,9 so với 51,4 ± 2,0 tháng).
Ở thời điểm 44 tháng, xác suất tích lũy duy trì
HBIe- của nhóm HBsAg <3 log IU/mL (0,875 ±
0,046) cao hơn có ý nghĩa so với nhóm HBsAg ≥
3 log IU/mL (0,768 ± 0,069) (p = 0,036, Log Rank
test) (Biểu đồ 3).
Phân tích diễn biến tái hoạt siêu vi theo tổ
hợp 2 dấu ấn HBVDNA và HBsAg kết quả cho
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Nội Khoa 126
thấy thời gian duy trì trạng thái nhiễm HBV
không hoạt tính của nhóm có đủ 2 tiêu chí
HBsAg < 3 log IU/mL và HBVDNA < 4 log
cps/mL dài hơn (55,6 ± 0,4 tháng) và xác suất tích
lũy của nhiễm HBV không hoạt tính cao hơn
(98%) so với nhóm không đủ 2 tiêu chí trên (50,7
± 1,7 tháng và 88% vào 37 tháng) (Biểu đồ 4).
Biểu đồ 3: Diễn biến duy trì HBIe- theo nồng độ
HBsAg (n=113)
Biểu đồ 4: Diễn biến duy trì HBIe- theo tổ hợp
HBVDNA và HBsAg (n=113)
Phân tích diễn biến nhiễm HBV theo đột biến
PC và BCP
Kết quả tại thời điểm 44 tháng cho thấy:
Nhóm có đột biến PC có xác suất tái hoạt siêu vi
(14,3%) cao hơn nhóm không có đột biến PC
(3,0%); thời gian diễn ra tái hoạt sớm hơn (46,2 ±
2,9 tháng) và xác suất duy trì HBIe- tích lũy thấp
hơn (43,3%) so với nhóm không có đột biến PC
(54,3 ± 1,1 tháng và 85,4% vào lúc 44 tháng)
(kiểm định Log Rank, p = 0,001) (Biểu đồ 5).
Tuy nhiên không tìm thấy sự khác biệt có ý
nghĩa về diễn biến tái hoạt siêu vi theo tính chất
đột biến BCP do các dữ liệu chưa đủ lớn. Về ảnh
hưởng của genotype với diễn biến tái hoạt, kết
quả phân tích cũng tìm thấy vào 44 tháng, xác
suất duy trì HBIe- ở nhóm genotype B (0,428 ±
0,134) thấp hơn so với nhóm genotype khác B
(0,802 ± 0,128); Thời gian duy trì HBIe- ở nhóm
genotype B (43,3 ± 3,3 tháng) cũng ngắn hơn so
với genotype khác B (54,3 ± 1,8 tháng) (phép
kiểm Log Rank, p = 0,022) (biểu đồ không được
trình bày).
Biểu đồ 5: Xác suất duy trì nhiễm HBV không hoạt
tính theo đột biến PC (n=84)
BÀN LUẬN
Nồng độ HBVDNA của dân số nghiên cứu
có trung vị là 3,26 log10 cps/mL, ưu thế ở nhóm <
3 log10 cops/ml (44,2%); HBsAg trung bình của
dân số cũng thấp, cho thấy việc chọn bệnh vào
nghiên cứu đúng theo tiêu chuẩn nhiễm HBV
không hoạt động. Genotype B chiếm tỷ lệ tương
đương với phân bố genotype của người Việt
Nam cho thấy dân số nghiên cứu có thể đại diện
cho dân số nhiễm HBV Việt Nam. Tuổi của dân
số nghiên cứu phần lớn trên 40 tuổi cũng phù
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 127
hợp với tính chất của nhóm giai đoạn diễn biến
nhiễm HBV mạn không hoạt tính có HBeAg âm.
Có thể quan sát thấy tính chất phân bố
HBVDNA của nhóm nhiễm HBV mạn không
hoạt tính có HBeAg âm. HBVDNA của dân số
nghiên cứu có khoảng phân bố rộng từ âm tính
(<300 cps/ml đến <5 log cps/ml, và có đến 55% có
HBVDNA > 3 log cps/ml (bảng 1). Về lý luận có
thể giải thích rằng ở người nhiễm HBV mạn kéo
dài đến giai đoạn nhiễm HBV không hoạt tính,
nếu hoạt tính sao chép bị ức chế hoàn toàn thì
HBVDNA âm tính và bệnh nhân không sở hữu
đột biến. Tuy vậy, trong cá thể mà hoạt tính sao
chép được kiểm soát không hiệu quả, chủng đột
biến đồng thời được chọn lọc và tích lũy theo
thời gian, giải thích sự phân bố rộng của nồng
độ HBVDNA của dân số nhiễm HBV mạn có
HBeAg âm và tỷ lệ các đột biến tự nhiên cũng
cao hơn so với nhóm có HBVDNA thấp.
Tỷ lệ đột biến Precore và Basal Core
Promoter trong dân số nghiên cứu là 23,8% và
9,5%. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với các tỷ lệ
đột biến 68,9% và 45,9% trong nghiên cứu của P.
T. Lệ Hoa (năm 2010) trên bệnh nhân viêm gan B
mạn có hoạt tính HBeAg âm(6). Tỷ lệ đột biến PC
và BCP của chúng tôi chỉ gồm các bệnh nhân
nhiễm HBV mạn không hoạt tính thật sự kể cả
bệnh nhân có HVBVDNA âm (50 ca có
HBVDNA<3 log cps/mL) nhằm mô tả phân bố
HBVDNA thật sự của quần thể này, do vậy tỷ lệ
thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 48,4% và 33,8%
nghiên cứu của V.T.Lý nhằm mô tả tương quan
giữa HBsAg và HBVDNA ở người nhiễm HBV
mạn (2014)(10).
Tỷ lệ tái hoạt siêu vi dù có hay không kèm
viêm gan tái hoạt của dân số nghiên cứu là
16,8% (chỉ có 5,3% chuyển sang viêm gan tái
hoạt HBeAg âm được điều trị và chấm dứt
nghiên cứu) với thời gian diễn ra tái hoạt trung
bình 26,5 ± 1,4 tháng. Thời gian này ngắn hơn so
với thời gian quan sát của nhóm nghiên cứu cứu
Tohme (2013) với tỷ lệ 9% chuyển viêm gan tái
hoạt sau 5,8 ± 2,0 năm(8). Đáng chú ý là kết cục tái
hoạt siêu vi nhưng chưa có kết cục viêm gan tái
hoạt chiếm gấp đôi (11,5%) số bệnh nhân có
viêm gan tái hoạt và thường xảy ra muộn hơn
(39,4 ± 6,6 tháng, dài nhất 43 tháng) so với có
kèm viêm gan tái hoạt (Bảng 2).
Về yếu tố liên quan với tái hoạt siêu vi
HBV DNA ban đầu: Tuy diễn ra chậm hơn
nhưng nhóm tái hoạt siêu vi không kèm viêm
gan có HBVDNA ban đầu cao hơn ý nghĩa (4,3 ±
0,5 log cps/mL) so với nhóm tái hoạt siêu vi có
kèm viêm gan tái hoạt (CHBe-) (3,2 ± 1,0 log
cps/ml) hay nhóm giữ nguyên tình trạng không
hoạt tính (3,2 ± 0,7 log cps/ml) (bảng 3). Nhóm có
HBVDNA ban đầu thấp cũng có tỷ lệ tái hoạt
siêu vi thấp hơn. Kết quả này cũng tương tự
nghiên cứu của Tohme (2013)(8), tác giả ghi nhận
25% có tái hoạt siêu vi ở nhóm HBVDNA > 1000
IU/mL so với tỷ lệ 4% và 9% ở nhóm HBVDNA
< 29 và 29 – 199 IU/mL. Theo Bảng 3 cũng có thể
nhận ra rằng diễn biến tái hoạt siêu vi mà không
kèm viêm gan, chỉ có siêu vi phát triển trở lại
nhưng không có đáp ứng miễn dịch thải trừ với
chủng siêu vi gây tái hoạt là một loại diễn biến
riêng khác với diễn biến viêm gan tái hoạt, và
thường diễn ra muộn hơn nhiều so với viêm gan
tái hoạt (Bảng 2).
HBsAg ban đầu
Ở nhóm có HBsAg ban đầu thấp (< 3 log
IU/mL) kết cục tái hoạt siêu vi cũng ít hơn so
với nhóm có HBsAg ban đầu ≥ 3 log IU/mL.
Kết quả này cũng phù hợp với các nhận định
của Brunetto và nhiều tác giả khác. Theo
nghiên cứu của nhóm Brunetto (2010)(1) trên
bệnh nhân genotype B, trung vị của HBsAg
(3029 IU/mL) ở nhóm diễn biến viêm gan tái
hoạt sau 1 năm cao hơn trung vị HBsAg (62,12
IU/mL) của nhóm giữ nguyên tình trạng
không hoạt tính HBIe-. Nhóm nghiên cứu của
Tseng (2013)(9) cũng nhận định tỷ lệ chuyển
viêm gan tái hoạt CHBe- tăng theo nồng độ
HBsAg ban đầu, tỷ lệ viêm gan tái hoạt tăng
1,1% khi HBsAg tăng lên 10 lần. Martinot
(2010)(5) cũng nhận thấy nồng độ HBsAg ban
đầu ở nhóm duy trì tình trạng HBV mạn
không hoạt tính (HBIe-) (3,2 ± 0,9 log10 IU/mL)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Nội Khoa 128
thấp hơn nhóm chuyển sang viêm gan tái hoạt
CHBe- (3,6 ± 0,5 log10 IU/mL).
Đột biến PC và BCP
Tỷ lệ tái hoạt siêu vi ở nhóm có mang đột
biến Precore hay có đột biến BCP cao hơn ở
nhóm HBV hoang dại (không có đột biến PC và
BCP). Điều này phù hợp với các nghiên cứu
trước đó, cho rằng đột biến PC được xem là có
liên quan với phản ứng miễn dịch và gây trốn
thoát miễn dịch, liên quan đến diễn biến bất ổn
của bệnh gan và độ nặng của viêm gan. Theo
N.T.C. Hường và cs (2015)(3), so với nhóm nhiễm
HBV mạn HBeAg dương (CHIe+), tỷ lệ đột biến
PC (57,3%) ở nhóm CHBe- cao gấp 4 lần. Nghiên
cứu của Rezende và cs (2005)(7) ở Brazil cũng cho
thấy sự hiện diện của đột biến Precore liên quan
tới mức độ tổn thương mô học của gan.
Yếu tố thời gian trong diễn biến tái hoạt virus
và các yếu tố liên quan
Phân tích Kaplan Meier diễn biến tái hoát
virus trình bày trong các biểu đồ cho thấy tái
hoạt virus thường diễn ra sau 3-4 năm, trong đó
tái hoạt viêm gan diễm ra sớm hơn kiểu diễn
biến chỉ có tái hoạt virus nhưng không viêm gan.
Tổ hợp 2 dấu ấn HBsAg < 3 log IU/mL và
HBVDNA < 4 log cps/mL rất có giá trị dự báo
diễn biến ổn định tình trạng HBV không hoạt
tính và bệnh gan không hoạt tính. Nhóm có đủ 2
tiêu chí có thời gian duy trì trạng thái không
hoạt tính dài hơn và xác suất tích lũy của nhiễm
HBV không HBV không hoạt tính cao hơn so với
nhóm không hội đủ 2 tiêu chí trên. Kết quả phân
tích từ đoàn hệ này rất phù hợp với kết quả
nghiên cứu của Brunetto (2010)(1), của V.T.Lý
(2014)(10) và khuyến cáo kết hợp HBsAg và
HBVDNA ngưỡng như trên để chẩn đoán chính
xác HBIe- hay dự báo tái hoạt siêu vi của các
đồng thuận từ các quốc gia thuộc khu vực lưu
hành cao của HBV.
Phân tích Kaplan Meier cũng có kết quả
nhóm có đột biến PC có xác suất tái hoạt siêu
vi cao hơn, thời gian diễn ra tái hoạt sớm hơn
ý nghĩa so với nhóm không có đột biến PC.
Liên quan giữa đột biến PC với viêm gan tái
hoạt, đặc biệt là tái hoạt kèm theo bùng phát
viêm gan nặng cũng đã được minh chứng
trong nghiên cứu cắt ngang của nhóm tác giả
N.T.P. Thảo (2015)(4) (tỷ lệ viêm gan bùng phát
ở nhóm đột biến PC cao hơn, 61,4% so với
39,3%, p = 0,009). Tuy nhiên, so sánh về thời
điểm diễn ra tái hoạt phát hiện được từ sau 36
tháng ở nhóm có đột biến PC, sớm hơn nhóm
nhiễm HBV hoang dại thì chỉ mới được minh
chứng trong nghiên cứu này.
Về liên quan giữa đột biến BCP, tuy phân
tích chi bình phương có p<0,05 nhưng phân tích
Kaplan Meier thì chưa đủ cơ sở kết luận do tần
số xuất hiện BCP trong dân số nhiễm HBV mạn
không hoạt tính còn ít và cỡ mẫu cần lớn hơn.
Liên quan giữa genotype B và tái hoạt virus
cũng có giá trị giới hạn do số ca thực hiện được
genotype, và có lẽ do có liên quan giữa genotype
B và đột biến PC nên chưa được kết luận trong
nghiên cứu này.
Về ý nghĩa ứng dụng của kết quả nghiên cứu
Theo đồng thuận chỉ cần khảo sát HBVDNA
cho dân số có HBeAg âm khi có tăng ALT. Tuy
vậy kết quả nghiên cứu cho thấy có gấp đôi tỷ lệ
tái hoạt virus mà không có viêm gan. Những cá
thể thuộc nhóm này sẽ không được bảo vệ khỏi
biến chứng bệnh gan nặng, xơ gan và HCC do
việc phát hiện tái hoạt muộn. Nên có khuyến cáo
theo dõi HBVDNA và HBsAg định kỳ và xen kẻ
cho bệnh nhân có HBVDNA còn dương, có
HBsAg cao hay có cả hai dấu ấn trên. Đồng thời
nên khảo sát đột biến PC và BCP cho bệnh nhân
có HBVDNA > 4 log cps/ml để phát hiện và điều
trị sớm bệnh nhân, phòng ngừa bệnh gan mạn
nặng, mất bù, xơ gan và HCC.
KẾT LUẬN
Các yếu tố HBsAg > 3 log IU/ml, HBVDNA
>3 log cps/ml, có đột biến precore G1896A có khả
năng dự báo tái hoạt siêu vi ở bệnh nhân nhiễm
HBV mạn, HBeAg âm. HBVDNA và HBsAg nên
được kiểm tra định kỳ và khảo sát đột biến
G1896A ở bệnh nhân có HBVDNA cao để dự
đoán tái hoạt và phòng ngừa bệnh gan tiến triển.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 129
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Brunetto MR, Oliveri F, Colombatto P et al (2010). "Hepatitis B
surface antigen serum levels help to distinguish active from
inactive hepatitis B virus genotype D carriers". Gastroenterology,
139 (2): 483-490.
2. European Association For The Study Of The Liver (2017). "EASL
2017 Clinical Practice Guidelines on the management of
hepatitis B virus infection". Journal of hepatology, 67 (2): 370-398.
3. Nguyễn Thị Cẩm Hường, Phạm Thị Lệ Hoa, Nguyễn Hữu Chí,
và cs (2015). "Đột biến Precore và Basal Core Promoter ở người
Việt Nam nhiễm siêu vi viêm gan B mạn phân bố theo
genotype". Y học TP. Hồ Chí Minh, Chuyên đề Nội khoa, tập 19,
phụ bản số 1: 342-350.
4. Nguyễn Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Cẩm Hường, Phạm Thị
Lệ Hoa (2015). "Độ biến Precore và Basal Core Promoter ở bệnh
nhân viêm gan siêu vi B mạn đợt bùng phát". Y học TP. Hồ Chí
Minh, Chuyên đề Nội khoa, tập 19, phụ bản số 1: 336-341.
5. Michelle MP, Rami M, Laurence L, et al (2010). "M1891
Quantitative HBsAg: A New Specific Marker for the Diagnosis
of HBsAg Inactive Carriage". Gastroenterology, 138 (5): S-830.
6. Phạm Thị Lệ Hoa (2010). "Đột biến Precore và Core Promoter
trên bệnh nhân viêm gan B mạn tại bệnh viện bệnh nhiệt đới". Y
học TP. Hồ Chí Minh, Tập 14: 440-446.
7. Rezende REF, Fonseca BAL, Ramalho LNZ, et al (2005). "The
precore mutation is associated with severity of liver damage in
Brazilian patients with chronic hepatitis B". Journal of clinical
virology, 32 (1): 53-59.
8. Tohme RA, Lisa B, Chriss HE (2013). "Rates and risk factors for
hepatitis B reactivation in a cohort of persons in the inactive
phase of chronic hepatitis B—Alaska, 2001–2010". Journal of
Clinical Virology, 58 (2): 396-400.
9. Tseng TC, Liu CJ, Yang HC et al (2013). "Serum hepatitis B
surface antigen levels help predict disease progression in
patients with low hepatitis B virus loads". Hepatology, 57 (2): 441-450.
10. Võ Triều Lý (2014). "Giá trị của HBsAg định lượng để phân biệt
người mang HBV không hoạt tính và viêm gan siêu vi B mạn tái
hoạt". Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú chuyên ngành Truyền
nhiễm, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày nhận bài báo: 08/11/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 07/12/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mo_ta_dien_tien_nhiem_hbv_o_nguoi_mang_hbv_man_hbeag_am.pdf