Tài liệu Mô tả đặc điểm sử dụng thuốc tại Bệnh viện ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012-2017: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 389
MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2012-2017
Phan Vũ Cẩm Nhung*, Cù Thanh Tuyền**, Trần Thị Ngọc Vân***, Hoàng Thy Nhạc Vũ**
TÓM TẮT
Mở đầu: Để việc mua sắm thuốc đảm bảo tính hợp lý, khoa Dược cần có những thông tin liên quan
đến tình hình và xu hướng sử dụng thuốc trong một giai đoạn dài.
Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả đặc điểm sử dụng thuốc tại Bệnh viện Ung Bướu
Thành phố Hồ Chí Minh (UBHCM) giai đoạn 2012-2017.
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp mô tả cắt ngang, được thực hiện thông qua
việc hồi cứu dữ liệu của toàn bộ thuốc sử dụng tại Bệnh viện UBHCM trong giai đoạn 2012-2017.
Đặc điểm sử dụng thuốc được mô tả theo phân loại thành phần hoạt chất, nhóm điều trị, phân loại
VEN, biệt dược gốc/generic, nước sản xuất, thông qua tần số và tỉ lệ phần trăm cơ số hoặc chi phí sử
dụng thuốc.
Kết q...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 282 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô tả đặc điểm sử dụng thuốc tại Bệnh viện ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012-2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 389
MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2012-2017
Phan Vũ Cẩm Nhung*, Cù Thanh Tuyền**, Trần Thị Ngọc Vân***, Hoàng Thy Nhạc Vũ**
TÓM TẮT
Mở đầu: Để việc mua sắm thuốc đảm bảo tính hợp lý, khoa Dược cần có những thông tin liên quan
đến tình hình và xu hướng sử dụng thuốc trong một giai đoạn dài.
Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả đặc điểm sử dụng thuốc tại Bệnh viện Ung Bướu
Thành phố Hồ Chí Minh (UBHCM) giai đoạn 2012-2017.
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp mô tả cắt ngang, được thực hiện thông qua
việc hồi cứu dữ liệu của toàn bộ thuốc sử dụng tại Bệnh viện UBHCM trong giai đoạn 2012-2017.
Đặc điểm sử dụng thuốc được mô tả theo phân loại thành phần hoạt chất, nhóm điều trị, phân loại
VEN, biệt dược gốc/generic, nước sản xuất, thông qua tần số và tỉ lệ phần trăm cơ số hoặc chi phí sử
dụng thuốc.
Kết quả: Trong giai đoạn 2012-2017, Bệnh viện UBHCM đã sử dụng 988 thuốc, tương ứng với
440 hoạt chất, trong đó có 85% là các thuốc generic và 45% là thuốc được sản xuất tại Việt Nam. Theo
phân loại VEN, nhóm V chiếm 52% tổng số thuốc và 95% chi phí sử dụng thuốc. Trong 28 nhóm
thuốc điều trị được sử dụng, nhóm thuốc điều trị ung thư và hỗ trợ điều trị ung thư chiếm ưu thế, với
280 thuốc, chiếm 28,3% lượng thuốc được sử dụng của cả giai đoạn 2012-2017. Các thuốc thuộc nhóm
này được phân loại thành 6 phân nhóm nhỏ, trong đó phân nhóm chất chống ung thư chiếm số lượng
chủ yếu, với 229/280 thuốc.
Kết luận: Nghiên cứu đã mô tả được một số đặc điểm chính của việc sử dụng thuốc tại Bệnh viện
UBHCM trong giai đoạn 2012-2017. Các kết quả thu được từ nghiên cứu là căn cứ khoa học để Bệnh viện
duy trì và triển khai cơ cấu danh mục thuốc theo hướng phù hợp nhất với nhu cầu thực tế tại Bệnh viện,
cũng như thực hiện đúng chính sách về thuốc của Bộ Y tế.
Từ khóa: Sử dụng thuốc, chi phí, cơ số, thuốc điều trị ung thư, Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ
Chí Minh.
ABSTRACT
DRUGS UTILIZATION REVIEW: A STUDY AT HO CHI MINH CITY ONCOLOGY HOSPITAL
FOR THE PERIOD OF 2012-2017
Phan Vu Cam Nhung, Cu Thanh Tuyen, Tran Thị Ngoc Van, Hoang Thy Nhac Vu
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 389 – 395
Background: Purchasing drugs is an important stage of the drugs supply process operated by
pharmacy departments at hospitals. To ensure the most effective process, pharmacy departments need
information related to the drugs consumption system and the drugs consumption tendency during a long
period of time.
*Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh
**Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
***Khoa Dược - Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam
Tác giả liên lạc: PGS. TS. Hoàng Thy Nhạc Vũ ĐT: 0913.110.200 Email: hoangthynhacvu@ump.edu.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Dược 390
Objectives: The study aimed to describe the characteristics of the drugs used at Ho Chi Minh city
Oncology hospital (HCMCOP) during the period of 2012-2017.
Methods: This cross-sectional descriptive study was conducted on the retrospective data of the
utilization of all drugs at HCMCOP in the period of 2012-2017. The drugs utilization was described by the
number and the percentage of active ingredients, therapeutic class, VEN class, brand name/generic, and
manufacturing country.
Results: From 2012 to 2017, HCMCOP hospital used 988 drugs, corresponding to 440 active
ingredients, in which 85% were generics and 45% were domestic drugs. Based on VEN classification, class
V accounted for 52% of the total drugs and 95% of the drugs cost, and the class N accounted for a small
percentage of the total drugs. There were 28 therapeutic classes, among them the anticancer/supportive
drugs class had the highest number of drugs, which was 280 (28.3%). 280 anticancer/supportive drugs were
divided into 6 subclasses, in which the most common drugs were anticancer (229 drugs). Drugs utilization
research over the years from 2012 to 2017 showed that the percentage of anticancer drugs and the
percentage of other subclasses did not vary significantly.
Conclusion: The study provided the main characteristics of the modern drugs used at HCMCOP for
the period of 2012-2017. This information is the scientific foundation which will help the hospital adjust the
drugs list to meet the future treatment needs and the drug policy of the government.
Key words: drugs utilization, cost of drugs, quantity of drugs, anticancer drugs, Oncology hospital in
Ho Chi Minh City.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cung ứng thuốc đầy đủ, kịp thời về chủng
loại với chất lượng tốt và giá cả hợp lý là
nhiệm vụ trọng yếu của khoa Dược bệnh viện,
trong đó mua sắm thuốc là một hoạt động
không thể thiếu(1). Việc phân tích tình hình và
xu hướng sử dụng thuốc trong một giai đoạn
đủ dài sẽ cung cấp những thông tin quan
trọng, từ đó đưa ra căn cứ để hoàn thiện danh
mục thuốc, đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc
theo cơ cấu bệnh tật tại bệnh viện, đảm bảo
việc mua sắm thuốc được thực hiện kịp thời
và đầy đủ. Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu về
sử dụng thuốc đã được tiến hành cho thấy
trên cơ sở phân tích dữ liệu sử dụng thuốc của
bệnh viện trong một khoảng thời gian dài,
những xu hướng nổi bật trong việc sử dụng
một số loại thuốc sẽ được ghi nhận(4,6,7).
Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí
Minh (UBHCM) là bệnh viện chuyên khoa
hạng I về ung bướu, trực thuộc Sở Y tế Thành
phố Hồ Chí Minh. Việc xây dựng và đánh giá
chất lượng thuốc hàng năm được Bệnh viện
rất chú trọng nhằm nâng cao hiệu quả công
tác khám chữa bệnh cho người dân. Mua sắm
thuốc là một trong những hoạt động chính của
quá trình cung ứng thuốc tại Bệnh viện, do
khoa Dược Bệnh viện phụ trách. Để việc mua
sắm thuốc đảm bảo tính hợp lý, khoa Dược
nói riêng và Bệnh viện UBHCM cần có những
thông tin liên quan đến tình hình và xu hướng
sử dụng thuốc trong một giai đoạn dài.
Nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả đặc
điểm sử dụng thuốc tại Bệnh viện Ung Bướu
Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012-2017.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, được thực
hiện thông qua việc hồi cứu dữ liệu liên quan
đến toàn bộ thuốc sử dụng tại Bệnh viện Ung
Bướu Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn
2012-2017. Nghiên cứu thu thập các thông tin
liên quan đến hoạt chất thuốc, hàm lượng,
phân nhóm điều trị(3), nguồn gốc biệt dược
gốc/generic, phân loại thuốc theo VEN, theo
nước sản xuất.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 391
Tổng hợp và xử lý dữ liệu
Các đặc điểm về sử dụng thuốc được mô
tả theo cơ số và chi phí thuốc sử dụng cho
từng năm và cho cả giai đoạn 2012-2017,
thông qua tần số và tỉ lệ phần trăm. Số liệu
được tổng hợp, xử lý và phân tích bằng
Microsoft Excel.
KẾT QUẢ
Bảng 1: Mô tả đặc điểm sử dụng thuốc theo 28 nhóm điều trị tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí
Minh trong giai đoạn 2012-2017
STT Nhóm điều trị
Số lượng thuốc
Số lượng
hoạt chất
Cơ số thuốc sử
dụng
Chi phí thuốc
n=988 (%) n=440 (%)
n =
82.531.427
(đơn vị tính)
(%)
n =
4.948.807
(triệu VNĐ)
(%)
1
Thuốc điều trị ung thư và hỗ trợ
điều trị ung thư
280 (28,3) 108 (24,5) 15.330.585
(18,6
)
4.119.897 (83,3)
2 Thuốc chống nhiễm khuẩn 117 (11,8) 46 (10,5) 7.784.602 (9,4) 108.307 (2,2)
3
Dung dịch điều chỉnh nước, điện
giải, cân bằng acid-base và các
dung dịch tiêm truyền khác
83 (8,4) 37 (8,4) 4.234.707 (5,1) 74.611 (1,5)
4
Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống
viêm và các bệnh xương khớp
77 (7,8) 26 (5,9) 22.676.256
(27,5
)
84.426 (1,7)
5 Thuốc đường tiêu hóa 64 (6,5) 25 (5,7) 9.417.240
(11,4
)
193.340 (3,9)
6
Hormon và các thuốc tác động
vào hệ nội tiết
45 (4,6) 16 (3,6) 6.386.957 (7,7) 27.132 (0,5)
7 Thuốc tác dụng đối với máu 44 (4,5) 20 (4,5) 1.284.359 (1,6) 141.984 (2,9)
8 Vitamin và khoáng chất 42 (4,3) 19 (4,3) 5.726.861 (6,9) 4.361 (0,1)
9 Thuốc gây tê, mê 37 (3,7) 17 (3,9) 827.780 (1,0) 36.684 (0,7)
10 Thuốc tim mạch 27 (2,7) 18 (4,1) 72.110 (0,1) 357
(<0,1
)
11 Thuốc giảm đau gây nghiện 24 (2,4) 15 (3,4) 1.885.145 (2,3) 19.427 (0,4)
12
Thuốc tác dụng trên đường hô
hấp
19 (1,9) 14 (3,2) 1.839.122 (2,2) 341
(<0,1
)
13
Thuốc giải độc và các thuốc dùng
trong trường hợp bị ngộ độc
18 (1,8) 9 (2,0) 775.226 (0,9) 16.154 (0,3)
14 Hướng tâm thần-tiền chất 16 (1,6) 6 (1,4) 288.244 (0,3) 1.812
(<0,1
)
15 Thuốc dùng chẩn đoán 13 (1,3) 11 (2,5) 90.191 (0,1) 40.205 (0,8)
16
Thuốc phóng xạ và hợp chất
đánh dấu
13 (1,3) 7 (1,6) 794.712 (1,0) 43.513 (0,9)
17
Thuốc chống dị ứng và dùng
trong các trường hợp quá mẫn
12 (1,2) 5 (1,1) 887.353 (1,1) 417
(<0,1
)
18
Thuốc giãn cơ và ức chế
cholinesterase
10 (1,0) 6 (1,4) 120.980 (0,1) 5.815 (0,1)
19 Thuốc dùng ngoài 9 (0,9) 6 (1,4) 7.807 (0,0) 125
(<0,1
)
20 Thuốc lợi tiểu 8 (0,8) 3 (0,7) 218.729 (0,3) 489
(<0,1
)
21 Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn 7 (0,7) 6 (1,4) 33.113 (0,0) 1.631
(<0,1
)
22 Thuốc kháng virus 6 (0,6) 5 (1,1) 3.309 (0,0) 88
(<0,1
)
23
Thuốc chống co giật, chống động
kinh
4 (0,4) 3 (0,7) 1.211.368 (1,5) 14.189 (0,3)
24 Thuốc chống rối loạn tâm thần 4 (0,4) 4 (0,9) 19.166 (0,0) 5 (<0,1
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Dược 392
STT Nhóm điều trị
Số lượng thuốc
Số lượng
hoạt chất
Cơ số thuốc sử
dụng
Chi phí thuốc
n=988 (%) n=440 (%)
n =
82.531.427
(đơn vị tính)
(%)
n =
4.948.807
(triệu VNĐ)
(%)
)
25 Thuốc điều trị bệnh da liễu 3 (0,3) 3 (0,7) 394.008 (0,5) 9.369 (0,2)
26
Thuốc điều trị bệnh mắt, tai mũi
họng
3 (0,3) 2 (0,5) 605 (0,0) 1
(<0,1
)
27 Vaccin 2 (0,2) 2 (0,5) 4.084 (0,0) 3.933 (0,1)
28
Thuốc điều trị bệnh đường tiết
niệu
1 (0,1) 1 (0,2) 216.808 (0,3) 194
(<0,1
)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 393
Hình 1: Tổng quan đặc điểm sử dụng thuốc tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn
2012-2017
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Dược 394
Hình 2: Mô tả đặc điểm sử dụng thuốc tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn
2012-2017 theo từng năm.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 395
Trong giai đoạn 2012-2017, Bệnh viện
UBHCM đã sử dụng 988 thuốc, tương ứng
với 440 hoạt chất khác nhau, được phân loại
thành 28 nhóm điều trị. Trong 28 nhóm điều
trị này, nhóm các thuốc điều trị ung thư và
hỗ trợ điều trị ung thư chiếm tỉ lệ cao nhất
cả về số lượng thuốc (28,3%) và số lượng
hoạt chất (25,0%) (Bảng 1). Có 842 trường
hợp là thuốc generic, chiếm 85,2%. Thuốc
Việt Nam và thuốc nhập khẩu có tỉ lệ lần
lượt là 45,0% và 55,0%. Xét theo phân loại
VEN, nhóm thuốc V chiếm tỉ lệ cao hơn về
số loại thuốc (52,0%) và chi phí (95,1%) so
với nhóm thuốc E và N; nhóm thuốc N
chiếm tỉ lệ thấp nhất về số lượng thuốc
(10,0%), về cơ số (16,1%) và về chi phí (0,7%)
thuốc sử dụng trong cả giai đoạn 2012-2017.
Xét riêng 6 phân nhóm của 280 thuốc điều
trị ung thư và hỗ trợ điều trị ung thư, các
thuốc chống ung thư chiếm tỉ lệ cách biệt so
với các phân nhóm còn lại, với 299 thuốc
(81,8%), 85 hoạt chất (78,7%), chiếm 57,3%
cơ số thuốc, và chiếm 91,9% chi phí thuốc so
với tổng lượng thuốc điều trị ung thư và hỗ
trợ điều trị ung thư sử dụng tại Bệnh viện
UBHCM trong cả giai đoạn 6 năm. Trong
phân nhóm thuốc chống ung thư, các chất
chống chuyển hóa và các chất ức chế protein
kinase chiếm tỉ lệ cao hơn về cơ số sử dụng
so với nhóm các kháng thể đơn dòng, các
alkaloid từ thực vật và các sản phẩm tự
nhiên khác (Hình 1).
Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc
theo từng năm trong giai đoạn 2012-2017
cho thấy tỉ lệ sử dụng của nhóm thuốc điều
trị ung thư và hỗ trợ điều trị ung thư cũng
như của các phân nhóm nhỏ có sự thay đổi
giữa các năm. Xu hướng sử dụng thể hiện
qua cơ số thuốc của các phân nhóm cũng có
sự khác biệt, bao gốm các phân nhóm được
sử dụng khá ổn định như các chất chống
ung thư và liệu pháp nội tiết; hoặc có xu
hướng giảm sử dụng như các thuốc điều trị
bệnh xương và chất điều biến miễn dịch
(Hình 2).
BÀN LUẬN
Nghiên cứu đã nêu được các đặc điểm chính
liên quan đến việc sử dụng thuốc tại Bệnh viện
Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh trong giai
đoạn 2012-2017.
Kết quả ghi nhận các thuốc generic, thuốc
được sản xuất tại Việt Nam chiếm tỉ lệ cao trong
danh mục thuốc. Đặc điểm này tương đồng với
đặc điểm sử dụng thuốc của nhiều bệnh viện khác
trong nước(4,5). Kết quả phân tích theo phân loại
VEN cũng cho thấy các thuốc nhóm V chiếm tỉ lệ
sử dụng cao nhất, và nhóm thuốc không thiết yếu
N chỉ chiếm tỉ lệ rất thấp về chi phí thuốc. Như
vậy việc sử dụng thuốc của Bệnh viện UBHCM
phù hợp với chính sách ưu tiên sử dụng thuốc
generic và thuốc sản xuất trong nước của Bộ Y
tế(2), đáp ứng yêu cầu giảm gánh nặng về chi phí
điều trị cho người dân và khuyến khích nền công
nghiệp dược phẩm trong nước phát triển. Với đặc
điểm là một bệnh viện chuyên khoa hạng I về ung
bướu, kết quả cho thấy nhóm thuốc điều trị ung
thư và hỗ trợ điều trị ung thư chiếm tỉ lệ cách biệt
so với các nhóm điều trị khác trong danh mục
thuốc của Bệnh viện, đặc biệt về ngân sách thuốc
(83,3%) do giá thành cao, là hợp lý(2). Bệnh viện sử
dụng đầy đủ các phân nhóm thuốc điều trị và hỗ
trợ điều trị ung thư, đáp ứng nhu cầu đa dạng về
khám chữa bệnh của người dân. Số lượng thuốc
và cơ số thuốc điều trị ung thư và hỗ trợ điều trị
ung thư gần như tăng dần qua các năm trong giai
đoạn 2012-2017, cho thấy nhu cầu sử dụng nhóm
thuốc này tại Bệnh viện đang tăng. Điều này cũng
góp phần giải thích việc chi phí sử dụng của
nhóm thuốc điều trị ung thư và hỗ trợ điều trị ung
thư tăng dần trong cả giai đoạn nghiên cứu. Tỉ lệ
sử dụng giữa các phân nhóm không có nhiều thay
đổi, cho thấy sự ổn định về tỉ lệ cơ cấu bệnh tật tại
Bệnh viện. Phân nhóm thuốc chống ung thư
chiếm tỉ lệ về cơ số và chi phí sử dụng lớn so với
các thuốc trong nhóm điều trị ung thư và hỗ trợ
điều trị ung thư tại Bệnh viện UBHCM, trong đó
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Dược 396
chủ yếu là các chất chống chuyển hóa và các chất
ức chế protein kinase. Kết quả này tương đồng
với kết quả của nghiên cứu phân tích thuốc ung
thư sử dụng được thực hiện tại Bệnh viện K năm
2016 với nhóm các thuốc điều trị đích gồm kháng
thể đơn dòng và ức chế proteinase có giá trị sử
dụng cao nhất(6).
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên nguồn
dữ liệu điện tử, với dữ liệu được lưu trữ đầy đủ
và chi tiết, vì vậy kết quả đảm bảo độ tin cậy và
mang tính đại diện cho đặc điểm sử dụng thuốc
của Bệnh viện UBHCM giai đoạn 2012-2017.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu đã mô tả được một số đặc điểm
chính của việc sử dụng thuốc tại Bệnh viện UBHCM
trong giai đoạn 2012-2017. Các kết quả thu được từ
nghiên cứu là căn cứ khoa học để Bệnh viện duy trì
và triển khai cơ cấu danh mục thuốc phù hợp với
nhu cầu thực tế tại Bệnh viện cũng như thực hiện
đúng chính sách về thuốc của Bộ Y tế.
Lời cảm ơn: Nhóm nghiên cứu trân trọng gửi lời cảm ơn đến
Ban Giám đốc Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh
đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm nghiên cứu
trong quá trình thu thập dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2011). Thông tư số 22/2011/TT-BYT Quy định về tổ
chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện.
2. Bộ Y tế (2013). Thông tư 21/2013/TT-BYT Quy định về tổ
chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong
bệnh viện
3. Bộ Y tế (2014). Thông tư số 40/2014/TT-BYT Ban hành và
hướng dẫn thực hiện Danh mục thuốc tân dược thuộc
phạm vi thanh toán của Quỹ Bảo hiểm y tế.
4. Hoàng Thy Nhạc Vũ, Trần Thị Ngọc Vân và Nguyễn Thị
Kim Tuyến (2016). Mô tả đặc điểm danh mục thuốc sử
dụng năm 2014 tại Bệnh viện Quận 7 Thành phố Hồ Chí
Minh. Y Học Thực Hành, 61: tr.21 - 23.
5. Huỳnh Như, Cù Thanh Tuyền, Hoàng Thy Nhạc Vũ
(2017). Đặc điểm danh mục thuốc tân dược được sử dụng
tại Bệnh viện Phú Nhuận giai đoạn 2012-2017. Y học thành
phố Hồ Chí Minh, 21 (5), tr.135 - 141.
6. Nguyễn Quỳnh Hoa, Nguyễn Trung Hà, Nguyễn Sơn Nam
(2018). Phân tích cơ cấu thuốc điều trị ung thư sử dụng tại Bệnh
viện K năm 2016. Tạp chí Dược học, 502: tr.12-16.
7. Nguyễn Sơn Nam, Nguyễn Trung Hà và Nguyễn Quỳnh Hoa
(2018). Phân tích cơ cấu thuốc điều trị ung thư tại Bệnh viện Trung
Ương Quân đội 108 năm 2015–2017. Tạp chí Dược học, 505: tr.66-71.
Ngày nhận bài báo: 18/10/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/11/2018
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mo_ta_dac_diem_su_dung_thuoc_tai_benh_vien_ung_buou_thanh_ph.pdf