Mô phỏng quá trình lan truyền chất ô nhiễm từ ống khói nhà máy nhiệt điện Duyên Hải đốt than - Nguyễn Thị Kim Yến

Tài liệu Mô phỏng quá trình lan truyền chất ô nhiễm từ ống khói nhà máy nhiệt điện Duyên Hải đốt than - Nguyễn Thị Kim Yến: Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 65, 02 - 2020 211 MÔ PHỎNG QUÁ TRÌNH LAN TRUYỀN CHẤT Ô NHIỄM TỪ ỐNG KHÓI NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN DUYÊN HẢI ĐỐT THAN Nguyễn Thị Kim Yến*, Nguyễn Thị Thơm, Lương Viên Bội Dinh, Nguyễn Thị Hồng Nhung Tóm tắt: Trung tâm Điện lực Duyên Hải gồm có 4 nhà máy nhiệt điện nhằm đáp ứng nhu cầu điện năng quốc gia, chủ yếu là khu vực phía Nam. Việc sử dụng than là nguồn nhiên liệu chính trong quá trình hoạt động của các nhà máy có thể gây ảnh hưởng đến môi trường nếu có sự cố bất ngờ xảy ra hoặc không kiểm soát tốt các hệ thống xử lý môi trường. Kết quả chạy mô hình METI-LIS nhằm đánh giá hiện trạng môi trường không khí và mô phỏng quá trình lan truyền chất ô nhiễm từ ống khói nhà máy nhiệt điện Duyên Hải đốt than nhằm đánh giá hiện trạng và dự báo kết quả nhiều trường hợp trong tương lai để đề xuất các biện pháp quản lý môi trường tốt hơn. Từ khóa: Trung tâm Điện lực Duyên Hải; Không khí xung quanh; Mô hình ...

pdf11 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 849 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô phỏng quá trình lan truyền chất ô nhiễm từ ống khói nhà máy nhiệt điện Duyên Hải đốt than - Nguyễn Thị Kim Yến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 65, 02 - 2020 211 MÔ PHỎNG QUÁ TRÌNH LAN TRUYỀN CHẤT Ô NHIỄM TỪ ỐNG KHÓI NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN DUYÊN HẢI ĐỐT THAN Nguyễn Thị Kim Yến*, Nguyễn Thị Thơm, Lương Viên Bội Dinh, Nguyễn Thị Hồng Nhung Tóm tắt: Trung tâm Điện lực Duyên Hải gồm có 4 nhà máy nhiệt điện nhằm đáp ứng nhu cầu điện năng quốc gia, chủ yếu là khu vực phía Nam. Việc sử dụng than là nguồn nhiên liệu chính trong quá trình hoạt động của các nhà máy có thể gây ảnh hưởng đến môi trường nếu có sự cố bất ngờ xảy ra hoặc không kiểm soát tốt các hệ thống xử lý môi trường. Kết quả chạy mô hình METI-LIS nhằm đánh giá hiện trạng môi trường không khí và mô phỏng quá trình lan truyền chất ô nhiễm từ ống khói nhà máy nhiệt điện Duyên Hải đốt than nhằm đánh giá hiện trạng và dự báo kết quả nhiều trường hợp trong tương lai để đề xuất các biện pháp quản lý môi trường tốt hơn. Từ khóa: Trung tâm Điện lực Duyên Hải; Không khí xung quanh; Mô hình METI-LIS. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trung tâm Điện lực Duyên Hải được xây dựng tại ấp Mù U, xã Dân Thành và một phần của ấp Cồn Trứng, xã Trường Long Hoà, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Trung tâm Điện lực Duyên Hải thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) bao gồm: Nhà máy Nhiệt điện (NMNĐ) Duyên Hải 1, Duyên Hải 2, Duyên Hải 3, Duyên Hải 3 mở rộng và Cảng biển Trung tâm Điện lực Duyên Hải. Việc đưa vào vận hành NMNĐDH1 và DH3 đã góp phần quan trọng trong việc củng cố mạng lưới năng lượng quốc gia, đặc biệt là khu vực Nam bộ. Tuy nhiên, quá trình vận hành của các nhà máy nhiệt điện than có các ảnh hưởng nhất định đến chất lượng không khí tại ống khói xả thải và những khu vực lân cận [1-6]. Khảo sát, đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất lượng chất lượng không khí tại ống khói xả thải khu vực Trung tâm Điện lực Duyên Hải nhằm đánh giá hiện trạng cũng như đưa ra dự báo về việc lan truyền chất ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi không khí xung quanh và đời sống, sản xuất của người dân [4, 7]. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để đánh giá tác động từ hoạt động của các NMNĐ thuộc TTĐLDH, nhóm thực hiện dự án ứng dụng mô hình METI-LIS V2.03 được xây dựng trên cơ sở hàm số khuếch tán Gauss để mô phỏng phát tán các chất ô nhiễm trong khí thải (bụi tổng, SO2, NO2) [1]. 2.1. Cơ sở lý thuyết Mô hình chất lượng không khí METI-LIS là mô hình dự báo phát tán bụi, SO2, NOx từ ống khói. Nồng độ chất ô nhiễm tại một điểm bất kỳ có toạ độ (x, y, z) được xác định như sau [1]: 2 s y z y QV y C (x,y,z) exp 0,5 2π u σ σ σ              Trong đó: - C (x, y, z): Nồng độ chất ô nhiễm tại điểm có toạ độ (x, y, z) (mg/m3 hoặc đơn vị khác); - Q: Lưu lượng phát thải (m3/s); - us: Tốc độ gió trung bình ở chiều cao phát thải (m/s); Thông tin khoa học công nghệ N. T. K. Yến, , N. T. H. Nhung, “Mô phỏng quá trình lan truyền Duyên Hải đốt than.” 212 - σy: Hệ số khuếch tán rối theo phương y (m); - σz: Hệ số khuếch tán rối theo phương z (m); - V: Sự phân bố của vệt khói theo phương thẳng đứng được xác định theo công thức: 2 2 r e r e z z z h z h V exp 0,5 exp 0,5 σ σ                             Với: + zr: Độ cao điểm tính toán (m); + he: Chiều cao hiệu dụng (m). Đối với nguồn điểm, nồng độ chất ô nhiễm tại một điểm bất kỳ có toạ độ (x, y, z) được xác định theo công thức sau:    2 22 e e y z y z z z H z HQ y C (x,y,z) exp exp exp 2π σ σ u 2σ 2σ 2σ                                Trong đó: - C (x, y, z): Nồng độ chất ô nhiễm tại điểm có toạ độ (x, y, z) (mg/m3 hoặc đơn vị khác); - Q: Lưu lượng phát thải (m3/s); - He: Chiều cao hiệu dụng của ống khói (được tính bằng mô hình METI-LIS); - u: Vận tốc gió (m/s); - σy: Chiều rộng khuếch tán rối theo phương (tính bằng mô hình METI-LIS); - σz: Chiều rộng khuếch tán rối theo phương đứng (được tính bằng mô hình METI-LIS). 2.2. Kịch bản tính toán Kịch bản hiện trạng (HT) Trung tâm điện lực Duyên Hải hoạt động ổn định với các nhà máy như sau: - NMNĐ DH1 đang hoạt động với 2 tổ máy (2 ống khói H 210m); - NMNĐ DH3 đang hoạt động với 1 tổ máy (1 ống khói H 210m). Các trường hợp tính toán như sau: - Trường hợp 1: Không có hệ thống xử lý khí thải/Hệ thống xử lý khí thải gặp sự cố không xử lý được khí thải, tính toán trong mùa khô và mùa mưa; - Trường hợp 2: Hệ thống xử lý khí thải đạt ngưỡng quy định của QCVN 22:2009/BTNMT, tính toán trong mùa khô và mùa mưa; - Trường hợp 3: Hệ thống xử lý khí thải vận hành ổn định, đạt hiệu quả xử lý theo số liệu đo đạc thực tế, tính toán trong mùa khô và mùa mưa. Kịch bản dự báo tương lai (DB2021) Dự kiến đến năm 2021, toàn bộ 4 nhà máy thuộc TTĐLDH hoạt động ổn định với các Nhà máy như sau: - NMNĐ DH1 hoạt động với 2 tổ máy (2 ống khói  2 ống khói H 210m); - NMNĐ DH2 hoạt động với 2 tổ máy (2 ống khói  1 ống khói H 210m); - NMNĐ DH3 và DH3MR với 3 tổ máy (3 ống khói  1 ống khói H 210m). Các trường hợp tính toán như sau: - Trường hợp 1: Không có hệ thống xử lý khí thải/Hệ thống xử lý khí thải gặp sự cố không xử lý được khí thải, tính toán trong mùa khô và mùa mưa; Nghiên c Tạp chí Nghi QCVN 22:2009/BTNMT, tín liệu đo đạc thực tế, tính toán trong m 3.1. K Trư hiện trạng của - Trư - Trư ờng hợp 1: Kết quả mô phỏng phát tán các chất ô nhiễm trong khí thải tr - Trong mùa khô    ịch bản hiện trạng Hình Hình 2. Hình 3. N khói c đ và khu v N khói c đ đ N ống khói của NMNĐ DH3 theo chiều gió thổi, v ứu khoa ờng hợp 2: Hệ thống xử lý khí thải xử lý các chất thải đạt ng ờng hợp 3: Hệ thống xử lý khí thải vận h ồng độ cực đại của SO ối t ồng độ cực đại của NO ối t ến cả khu văn ph ồng độ cực đại của bụi l ên c 1. ủa NMNĐ DH3 theo chiều gió thổi, v ượng bị tác động chủ yếu l ủa NMNĐ DH3 theo chiều gió thổi ượng bị tác động t h ứu KH&CN Không có h Kết quả mô phỏng lan truyền SO Kết quả mô phỏng lan truyền NO Kết quả mô phỏng lan truyền TSP trong m các NMNĐ thu ực đồng ruộng nằm giữa TTNĐDH v ọc công nghệ (a) (a) (a) (hư ớng Tây Nam) òng quân s h toán trong mùa khô và mùa mưa; 3. K ệ thống xử lý khí thải ộc TTĐLDH cho thấy: ương t làm vi ự, Số ẾT QUẢ V 2 là 785,2 2 là à ùa khô và mùa mưa. 713,8 ự nh ệc của TTĐLDH; 31.067,0 65 : à Khu tái đ , 02 g/m g/m ư v - 20 À TH ới SO g/m 20 ành 2 trong mùa khô (a) và mùa mưa (b) 2 trong mùa khô (a) và mùa mưa (b) 3 ở khoảng cách 1.340,6m so với chân ống 3 ở khoảng cách , 2 ẢO LUẬN ượt giá trị giới hạn 2,2 lần; Phạm vi v ịnh c à Kênh đào Trà Vinh; vượt giá trị giới hạn 3,6 lần; Phạm vi v nhưng có ph 3 ở khoảng cách ổn định, đ ư Mù U phía Tây Nam TTĐLDH ùa khô (a) và mùa mưa (b) ư ợt giá trị giới hạn 103,6 lần ạt hiệu quả xử lý theo số 1.340,6m so v ần rộng h (b) (b) (b) ường hợp 1 1.244,5 ư ỡng quy định của ơn và m - ới chân ống ảnh h so v . . . Kịch bản ới chân 213 ưởng à à ; Thông tin khoa học công nghệ N. T. K. Yến, , N. T. H. Nhung, “Mô phỏng quá trình lan truyền Duyên Hải đốt than.” 214 Phạm vi tác động của bụi rất rộng, bao gồm khu vực dân cư và đồng ruộng giữa TTĐLDH và Kênh đào Trà Vinh, khu vực ven biển thuộc xã Đông Hải, huyện Duyên Hải và ảnh hưởng ra đến tận vùng biển thuộc xã Đông Hải. - Trong mùa mưa (hướng Đông Bắc):  Nồng độ cực đại của SO2 là 873,5g/m 3 ở khoảng cách 270,7m so với chân ống khói của NMNĐ DH3 theo chiều gió thổi, vượt giá trị giới hạn 2,5 lần; Phạm vi bị tác động chủ yếu là NMNĐDH2, một phần bãi tro xỉ NĐ DH1, khu đất trống và một vài hộ dân sống gần bãi tro xỉ của NĐ DH1;  Nồng độ cực đại của NO2 là 794,1g/m 3 ở khoảng cách 270,7m so với chân ống khói của NMNĐ DH3 theo chiều gió thổi, vượt giá trị giới hạn 4,0 lần; Phạm vi bị tác động tương tự như đối với SO2, tuy nhiên, có phần rộng hơn;  Nồng độ cực đại của bụi là 34.844,6g/m3 ở khoảng cách 374,6m so với chân ống khói của NMNĐ DH3 theo chiều gió thổi, vượt giá trị giới hạn 116,1 lần; Phạm vi tác động của bụi rất rộng, bao gồm các hộ dân và đất ruộng thuộc vùng ven biển xã Dân Thành và Trường Long Hòa, thị xã Duyên Hải đến vùng biển thuộc xã Trường Long Hòa. Trường hợp 2: Khí thải xử lý đạt ngưỡng QCVN 22:2009/BTNMT (a) (b) Hình 4. Kết quả mô phỏng lan truyền SO2 trong mùa khô (a) và mùa mưa (b). (a) (b) Hình 5. Kết quả mô phỏng lan truyền NO2 trong mùa khô (a) và mùa mưa (b). (a) (b) Hình 6. Kết quả mô phỏng lan truyền TSP trong mùa khô (a) và mùa mưa (b). Kết quả mô phỏng phát tán các chất ô nhiễm trong khí thải trường hợp 2 - Kịch bản hiện trạng của các NMNĐ thuộc TTĐLDH cho thấy: - Trong mùa khô (hướng Tây Nam):  Nồng độ cực đại của SO2 là 176,3g/m 3 ở khoảng cách 1.235,0m so với chân ống Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 65, 02 - 2020 215 khói của NMNĐ DH3 theo chiều gió thổi, thấp hơn giá trị giới hạn cho phép; Vùng có nồng độ cực đại có bán kính khoảng 160 m, tác động lên một phần Khu tái định cư Mù U;  Nồng độ cực đại của NO2 là 327,5g/m 3 ở khoảng cách 1.235,0m so với chân ống khói của NMNĐ DH3 theo chiều gió thổi, vượt giá trị giới hạn 1,6 lần; Phạm vi và đối tượng bị tác động chủ yếu là Khu tái định cư Mù U phía Tây Nam TTĐLDH và khu vực đồng ruộng nằm giữa TTNĐDH và Kênh đào Trà Vinh, bán kính tác động khoảng 300m;  Nồng độ cực đại của bụi là 71g/m3 ở khoảng cách 1.244,5m so với chân ống khói của NMNĐ DH3 theo chiều gió thổi, nằm trong giá trị giới hạn cho phép. - Trong mùa mưa (hướng Đông Bắc):  Nồng độ cực đại của SO2 là 221g/m 3 ở khoảng cách 165,7m so với chân ống khói của NMNĐ DH3 theo chiều gió thổi, nằm trong giá trị giới hạn;  Nồng độ cực đại của NO2 là 410,5g/m 3 ở khoảng cách 165,7m so với chân ống khói của NMNĐ DH3 theo chiều gió thổi, vượt giá trị giới hạn 2,1 lần; Phạm vi bị tác động chủ yếu là NMNĐDH2, một phần bãi tro xỉ nhà máy DH1, khu đất trống và một vài hộ dân sống gần bãi tro xỉ của NĐ DH1;  Nồng độ cực đại của bụi là 89,3g/m3 ở khoảng cách 159,8m so với chân ống khói của NMNĐ DH3 theo chiều gió thổi, nằm trong giá trị giới hạn cho phép. Trường hợp 3: Hệ thống xử lý khí thải vận hành ổn định, đạt hiệu quả xử lý theo số liệu đo đạc thực tế, tính toán trong mùa khô và mùa mưa. (a) (b) Hình 7. Kết quả mô phỏng lan truyền SO2 trong mùa khô (a) và mùa mưa (b). (a) (b) Hình 8. Kết quả mô phỏng lan truyền NO2 trong mùa khô (a) và mùa mưa (b). (a) (b) Thông tin khoa học công nghệ N. T. K. Yến, , N. T. H. Nhung, “Mô phỏng quá trình lan truyền Duyên Hải đốt than.” 216 Hình 9. Kết quả mô phỏng lan truyền TSP trong mùa khô (a) và mùa mưa (b). Kết quả mô phỏng phát tán các chất ô nhiễm trong khí thải trường hợp 3 - Kịch bản hiện trạng của các NMNĐ thuộc TTĐLDH cho thấy: - Trong mùa khô (hướng Tây Nam):  Nồng độ cực đại của SO2 là 20,2g/m 3 ở khoảng cách 1.235,0m so với chân ống khói của Nhà máy số 3 theo chiều gió thổi, nằm giá trị giới hạn cho phép;  Nồng độ cực đại của NO2 là 60,5g/m 3 ở khoảng cách 1.235,0m so với chân ống khói của Nhà máy số 3 theo chiều gió thổi, nằm trong giá trị giới hạn cho phép;  Nồng độ cực đại của bụi là 48,2g/m3 ở khoảng cách 1.244,5m so với chân ống khói của Nhà máy số 3 theo chiều gió thổi, nằm trong giá trị giới hạn cho phép. - Trong mùa mưa (hướng Đông Bắc):  Nồng độ cực đại của SO2 là 25,2g/m 3 ở khoảng cách 165,7m so với chân ống khói của Nhà máy số 3 theo chiều gió thổi, vượt giá trị giới hạn 1,3 lần;  Nồng độ cực đại của NO2 là 75,8g/m 3 ở khoảng cách 165,7m so với chân ống khói của Nhà máy số 3 theo chiều gió thổi, nằm trong giá trị giới hạn cho phép;  Nồng độ cực đại của bụi là 60,6g/m3 ở khoảng cách 159,8m so với chân ống khói của Nhà máy số 3 theo chiều gió thổi, nằm trong giá trị giới hạn cho phép. 3.2. Kịch bản dự báo tương lai (DB2021) Trường hợp 1: Không có hệ thống xử lý khí thải (a) (b) Hình 10. Kết quả mô phỏng lan truyền SO2 trong mùa khô (a) và mùa mưa (b). (a) (b) Hình 11. Kết quả mô phỏng lan truyền NO2 trong mùa khô (a) và mùa mưa (b). Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 65, 02 - 2020 217 (a) (b) Hình 12. Kết quả mô phỏng lan truyền TSP trong mùa khô (a) và mùa mưa (b). Kết quả mô phỏng phát tán các chất ô nhiễm trong khí thải trường hợp 1 - Kịch bản dự báo tương lai của các NMNĐ thuộc TTĐLDH cho thấy: - Trong mùa khô (hướng Tây Nam):  Nồng độ cực đại của SO2 là 1.229,0g/m 3 ở khoảng cách 803,6m so với chân ống khói của NMNĐ DH3 theo chiều gió thổi, vượt giá trị giới hạn 3,5 lần; Phạm vi tác động bao phủ một vùng rộng lớn với chiều dài vệt khoảng 1,4 km và chiều rộng vệt khoảng 0,7 km, bao phủ khu vực văn phòng và NĐDH 1, khu tái định cư Mù U và vượt qua Kênh đào Trà Vinh;  Nồng độ cực đại của NO2 là 1.118,0g/m 3 ở khoảng cách 766,6m so với chân ống khói của NMNĐ DH3 theo chiều gió thổi, vượt giá trị giới hạn 5,6 lần; Phạm vi tác động tương đương với trường hợp SO2;  Nồng độ cực đại của bụi là 34.285,6g/m3 ở khoảng cách 1.335,0m so với chân ống khói của NMNĐ DH3 theo chiều gió thổi, vượt giá trị giới hạn 114,3 lần. Phạm vi tác động của bụi rất rộng, bao gồm khu vực dân cư và đồng ruộng giữa TTĐLDH và Kênh đào Trà Vinh, khu vực ven biển thuộc xã Đông Hải, huyện Duyên Hải và ảnh hưởng ra đến tận vùng biển thuộc xã Đông Hải. - Trong mùa mưa (hướng Đông Bắc):  Nồng độ cực đại của SO2 là 1.685,7g/m 3 ở khoảng cách 807,7m so với chân ống khói của NMNĐ DH3 theo chiều gió thổi, vượt giá trị giới hạn 4,8 lần; Phạm vi tác động bao trùm toàn bộ NĐDH2, bãi tro xỉ và khu vực xung quanh với chiều dài bao phủ khoảng 1,9 km và bề rộng khoảng 0,8 km.  Nồng độ cực đại của NO2 là 1.532,4g/m 3 ở khoảng cách 807,7m so với chân ống khói của NMNĐ DH3 theo chiều gió thổi, vượt giá trị giới hạn 7,7 lần. Phạm vi tác động tương đương với trường hợp SO2;  Nồng độ cực đại của bụi là 34.844,6g/m3 ở khoảng cách 374,6m so với chân ống khói của NMNĐ DH3 theo chiều gió thổi, vượt giá trị giới hạn 116,1 lần; Phạm vi tác động của bụi rất rộng, bao gồm các hộ dân và đất ruộng thuộc vùng ven biển xã Dân Thành và xã Trường Long Hòa, TX Duyên Hải và ảnh hưởng ra đến tận vùng biển thuộc xã Trường Long Hòa. Trường hợp 2: Khí thải xử lý đạt ngưỡng QCVN 22:2009/BTNMT (a) (b) Hình 13. Kết quả mô phỏng lan truyền SO2 trong mùa khô (a) và mùa mưa (b). Thông tin khoa học công nghệ N. T. K. Yến, , N. T. H. Nhung, “Mô phỏng quá trình lan truyền Duyên Hải đốt than.” 218 (a) (b) Hình 14. Kết quả mô phỏng lan truyền NO2 trong mùa khô (a) và mùa mưa (b). (a) (b) Hình 15. Kết quả mô phỏng lan truyền TSP trong mùa khô (a) và mùa mưa (b). Kết quả mô phỏng phát tán các chất ô nhiễm trong khí thải trường hợp 2 - Kịch bản dự báo tương lai của các NMNĐ thuộc TTĐLDH cho thấy: - Trong mùa khô (hướng Tây Nam):  Nồng độ cực đại của SO2 là 276,5g/m 3 ở khoảng cách 659,9m so với chân ống khói của NMNĐ DH3 theo chiều gió thổi, nằm trong giá trị giới hạn, ảnh hưởng đến khu tái định cư Mù U và khu vực văn phòng của TTĐLDH;  Nồng độ cực đại của NO2 là 513,7g/m 3 ở khoảng cách 659,9m so với chân ống khói của NMNĐ DH3 theo chiều gió thổi, vượt giá trị giới hạn 2,6 lần, ảnh hưởng đến khu tái định cư Mù U và khu vực văn phòng của TTĐLDH và khu đất ruộng nằm giữa TTĐLDH và kênh đào Trà Vinh;  Nồng độ cực đại của bụi là 110,9g/m3 ở khoảng cách 1677,6m so với chân ống khói của NMNĐ DH3 theo chiều gió thổi, nằm trong giá trị giới hạn cho phép; - Trong mùa mưa (hướng Đông Bắc):  Nồng độ cực đại của SO2 là 414,1g/m 3 ở khoảng cách 701,8m so với chân ống khói của NMNĐ DH3 theo chiều gió thổi, vượt giá trị giới hạn 1,2 lần; Phạm vi bị tác động chủ yếu là NMNĐDH2, một phần bãi tro xỉ NMNĐ DH1, khu đất trống và một vài hộ dân sống gần bãi tro xỉ của NMNĐ DH1;  Nồng độ cực đại của NO2 là 769,1g/m 3 ở khoảng cách 701,8m so với chân ống khói của NMNĐ DH3 theo chiều gió thổi, vượt giá trị giới hạn 3,9 lần; Phạm vi bị tác động chủ yếu là NMNĐDH2, một phần bãi tro xỉ NMNĐ DH1, khu đất trống và một vài hộ dân sống gần bãi tro xỉ của NMNĐ DH1;  Nồng độ cực đại của bụi là 165,7g/m3 ở khoảng cách 726,7m so với chân ống khói của NMNĐ DH3 theo chiều gió thổi, nằm trong giá trị giới hạn. Trường hợp 3: Khí thải sau xử lý đạt nồng độ theo thực tế đo đạc (a) (b) Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 65, 02 - 2020 219 Hình 16. Kết quả mô phỏng lan truyền SO2 trong mùa khô (a) và mùa mưa (b). (a) (b) Hình 17. Kết quả mô phỏng lan truyền NO2 trong mùa khô (a) và mùa mưa (b). (a) (b) Hình 18. Kết quả mô phỏng lan truyền TSP trong mùa khô (a) và mùa mưa (b). Kết quả mô phỏng phát tán các chất ô nhiễm trong khí thải trường hợp 3 - Kịch bản dự báo tương lai của các NMNĐ thuộc TTĐLDH cho thấy: - Trong mùa khô (hướng Tây Nam):  Nồng độ cực đại của SO2 là 31,6g/m 3 ở khoảng cách 659,9m so với chân ống khói của Nhà máy số 3 theo chiều gió thổi, nằm trong giá trị giới hạn cho phép;  Nồng độ cực đại của NO2 là 93,8g/m 3 ở khoảng cách 659,9m so với chân ống khói của Nhà máy số 3 theo chiều gió thổi, nằm trong giá trị giới hạn cho phép;  Nồng độ cực đại của bụi là 75,3g/m3 ở khoảng cách 677,6m so với chân ống khói của Nhà máy số 3 theo chiều gió thổi, nằm trong giá trị giới hạn cho phép. - Trong mùa mưa (hướng Đông Bắc):  Nồng độ cực đại của SO2 là 47,3g/m 3 ở khoảng cách 701,8m so với chân ống khói của Nhà máy số 3 theo chiều gió thổi, nằm trong giá trị giới hạn cho phép;  Nồng độ cực đại của NO2 là 142,0g/m 3 ở khoảng cách 701,8m so với chân ống khói của Nhà máy số 3 theo chiều gió thổi, nằm trong giá trị giới hạn cho phép;  Nồng độ cực đại của bụi là 112,4g/m3 ở khoảng cách 726,7m so với chân ống khói của Nhà máy số 3 theo chiều gió thổi, nằm trong giá trị giới hạn cho phép. 4. KẾT LUẬN Qua kết quả mô phỏng phát tán khí thải, có thể nhận thấy như sau: - Tác động của khí thải trong trường hợp các HTXL gặp sự cố là rất lớn, nếu HTXLKT vận hành hiệu quả, ổn định, chất lượng không khí xung quanh được đảm bảo. - Trong giai đoạn hoạt động hiện tại, dù HTXLKT đảm bảo đạt ngưỡng giá trị quy định của QCVN 22:2009/BTNMT thì nồng độ cực đại của NO2 vẫn vượt giá trị giới hạn của QCVN 05:2013/BTNMT (trung bình 1 giờ), điều này được giải thích do nồng độ NO2 sau xử lý vẫn còn khá cao kết hợp với nhiệt độ khí thải sau xử lý thấp làm cho độ nâng của cột khói thấp dẫn đến nồng độ cực đại tại một số vị trí vẫn vượt quá QCVN 05:2013/BTNMT. Thông tin khoa học công nghệ N. T. K. Yến, , N. T. H. Nhung, “Mô phỏng quá trình lan truyền Duyên Hải đốt than.” 220 - Khi TTĐLDH đi vào hoạt động ổn định với 7 tổ máy, dù hệ thống xử lý khí thải đảm bảo đạt ngưỡng giá trị quy định của QCVN 22:2009/BTNMT thì nồng độ cực đại của SO2, NO2 vẫn vượt giá trị giới hạn của QCVN 05:2013/BTNMT (trung bình 1 giờ). - Khu vực bị tác động chủ yếu trong mùa khô là Khu tái định cư Mù U phía Tây Nam TTĐLDH và khu vực đồng ruộng nằm giữa TTĐLDH và Kênh đào Trà Vinh (đối với SO2, NO2) và bao gồm cả khu vực ven biển thuộc xã Đông Hải và đến vùng biển thuộc xã Đông Hải (đối với bụi). - Khu vực bị tác động chủ yếu trong mùa mưa là NMNĐDH2, một phần bãi tro xỉ NMNĐ DH1, khu đất trống và một vài hộ dân sống gần bãi tro xỉ của NMNĐ DH1 (đối với SO2, NO2) và bao gồm cả các hộ dân và đất ruộng thuộc vùng ven biển xã Dân Thành và xã Trường Long Hòa, TX. Duyên Hải và ra đến vùng biển thuộc xã Trường Long Hòa (đối với bụi). TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Ministry of Economy Trade and Industry, 2005, “Low Rise Industrial Source Dispersion Model METI-LIS Model Ver. 2.02 - Technical Manual”, Japan [2]. Tập đoàn Điện lực Việt Nam, 3/2009, “Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Trung tâm Điện lực Duyên Hải”, Bộ Tài nguyên Môi trường. [3]. Tập đoàn Điện lực Việt Nam, 11/2009, “Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 1”, Bộ Tài nguyên Môi trường. [4]. Tổng Công ty Phát điện 1 Công ty Nhiệt điện Duyên Hải, 2018, “Báo cáo kết quả quan trắc môi trường Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 1”, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Trà Vinh. [5]. Tập đoàn Điện lực Việt Nam Ban quản lý dự án Nhiệt điện 3, 6/2011, “Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 3”, Bộ Tài nguyên và Môi trường. [6]. Tập đoàn Janakuasa SDN BHD Malaysia, 11/2009, “Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải”, Bộ Tài nguyên và Môi trường. [7]. Viện Nhiệt đới môi trường, 6/2019, “Báo cáo thổng hợp dự án Ngiên cứu đánh giá ảnh hưởng các dự án thuộc trung tâm điện lực Duyên Hải đến đời sống, sản xuất của người dân và đề xuất các giải pháp quan lý”, Sở Tài nguyên và Môi trường - Uỷ ban nhân dân tỉnh Trà Vinh. ABSTRACT SIMULATING THE PROCESS OF TRANSMISSION OF POLLUTION WITH POLLUTION FROM SMOKE TUBES OF DUYEN HAI COTTON THERMAL POWER PLANT Duyen Hai Power Center consists of 4 thermal power plants to meet the national electricity demand, mainly in the South. The use of coal as the main fuel source in the operation of the plants can affect the environment if unexpected incidents occur or the control of environmental treatment systems is poor. Results of running METI- LIS model to assess the current state of the air environment and simulate the process of spreading pollutants from the chimney of Duyen Hai coal-fired thermal power plant to assess the status and forecast the results of many schools In the future, to propose better environmental management measures. Keywords: Duyen Hai Power Station, the around air environment quality. Nhận bài ngày 22 tháng 10 năm 2019 Hoàn thiện ngày 21 tháng 01 năm 2020 Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 65, 02 - 2020 221 Chấp nhận đăng ngày 17 tháng 02 năm 2020 §Þa chØ: Viện Nhiệt đới môi trường (ITE). *Email: yennguyen747@gmail.com.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf24_dinh_0912_2220944.pdf
Tài liệu liên quan