Tài liệu Mô phỏng cấu trúc hạt nano ni dưới quá trình nguội nhanh bằng mô phỏng động lực học phân tử: Nghiờn cứu khoa học cụng nghệ
Tạp chớ Nghiờn cứu KH&CN quõn sự, Số 34, 10 - 2014 111
MÔ phỏng cấu trúc hạt nano ni dưới quá
trình nguội nhanh bằng mô phỏng động
lực học phân tử
Lê văn long*, Lê văn vinh**, Hồ quang quý***
Túm tắt: Cỏc hạt nano Ni chứa từ 256 đến 4000 nguyờn tử được mụ phỏng bằng
phương phỏp động lực học phõn tử với thế nhỳng Sutton-Chen. Cỏc mẫu hạt nano
Ni cú cấu trỳc tinh thể lớ tưởng được nung núng đến 2000 K rồi làm lạnh xuống tới
300 K với cỏc tốc độ làm lạnh 21014 K/s, 41013 K/s và 41012 K/s. Với tốc độ làm
lạnh nhanh 21014 K/s và hạt nano Ni cú kớch thước nhỏ, cấu trỳc hạt nano là vụ
định hỡnh tại nhiệt độ 300 K. Với tốc độ chậm hơn, cỏc mẫu hạt nano Ni cú cấu
trỳc trộn lẫn giữa tinh thể fcc, hcp và vụ định hỡnh. Mẫu hạt nano cú cấu trỳc tinh
thể, cỏc nguyờn tử tinh thể fcc và hcp liờn kết tạo thành đỏm tinh thể. Cỏc nguyờn
tử thuộc cấu trỳc tinh thể cú thể được chia ra làm tinh thể lừi và vỏ. Cỏc nguyờn tử
fcc và hcp lừi cú thế ...
9 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 334 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô phỏng cấu trúc hạt nano ni dưới quá trình nguội nhanh bằng mô phỏng động lực học phân tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 34, 10 - 2014 111
M¤ pháng cÊu tróc h¹t nano ni díi qu¸
tr×nh nguéi nhanh b»ng m« pháng ®éng
lùc häc ph©n tö
Lª v¨n long*, Lª v¨n vinh**, Hå quang quý***
Tóm tắt: Các hạt nano Ni chứa từ 256 đến 4000 nguyên tử được mô phỏng bằng
phương pháp động lực học phân tử với thế nhúng Sutton-Chen. Các mẫu hạt nano
Ni có cấu trúc tinh thể lí tưởng được nung nóng đến 2000 K rồi làm lạnh xuống tới
300 K với các tốc độ làm lạnh 21014 K/s, 41013 K/s và 41012 K/s. Với tốc độ làm
lạnh nhanh 21014 K/s và hạt nano Ni có kích thước nhỏ, cấu trúc hạt nano là vô
định hình tại nhiệt độ 300 K. Với tốc độ chậm hơn, các mẫu hạt nano Ni có cấu
trúc trộn lẫn giữa tinh thể fcc, hcp và vô định hình. Mẫu hạt nano có cấu trúc tinh
thể, các nguyên tử tinh thể fcc và hcp liên kết tạo thành đám tinh thể. Các nguyên
tử thuộc cấu trúc tinh thể có thể được chia ra làm tinh thể lõi và vỏ. Các nguyên tử
fcc và hcp lõi có thế năng thấp nhất rồi đến các nguyên tử fcc và hcp vỏ, và các
nguyên tử vô định hình có thế năng lớn nhất. Lớp ngoài cùng của các mẫu hạt
nano Ni hầu hết là các nguyên tử fcc vỏ, hcp vỏ và vô định hình. Dựa trên động lực
học, kết quả mô phỏng trong công trình này đã chỉ ra một số tính chất cấu trúc của
nano Ni trong quá trình làm nguội nhanh.
Từ khóa: Mô phỏng, Hạt nano Ni, Tinh thể hóa
1. giíi thiÖu
Vật liệu kim loại nano được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực hóa xúc tác,
điện tử và điện từ [1-4]. Trong các kim loại từ chuyển tiếp, hạt nano Ni có tiềm
năng to lớn trong các ứng dụng quan trọng như là lĩnh vực điện tử, quang học, hóa
sinh và y sinh [5, 6]. Hình thái cấu trúc và kích thước của hạt nano kim loại là rất
quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến nhiều tính chất của hạt nano [7]. Các hạt nano Ni
được chế tạo bằng nhiều phương pháp thực nghiệm như phương pháp khử hóa học
[7], vi sóng plasma hóa học [8] và phân tách nhiệt [9, 10]. Ngoài phương pháp thực
nghiệm, phương pháp mô phỏng được sử dụng rộng rãi để nghiên cứu hạt nano Ni
[11-17]. Y. Qi và cộng sự [11] sử dụng mô phỏng động lực học phân tử (ĐLHPT)
và thế tương tác nhúng lượng tử Sutton-Chen (SC) để nghiên cứu nhiệt độ nóng
chẩy và tinh thể hóa hạt nano Ni. Kết quả nghiên cứu cho thấy kích thước hạt nano
ảnh hưởng đến nhiệt độ chuyển pha và sự tinh thể hóa. Dưới sự nguội nhanh, các
tác giả quan sát thấy quá trình tinh thể hóa tạo thành các tinh thể lập phương tâm
mặt (face centered cubic-fcc), nhưng hạt nano Ni có kích dưới 500 nguyên tử lại
tạo thành cấu trúc hai mươi mặt (icosahedral) bền vững. E. C. Neyts và cộng sự
[12] sử dụng mô phỏng Monte-Carlo kết hợp ĐLHPT với thế tương tác Morse để
mô phỏng quá trình nóng chẩy của hạt nano Ni có kích thước từ 1 đến 2 nm. Kết
quả chỉ ra có sự thay đổi từ động học chung sang quá trình nóng chẩy bề mặt khi
tăng kích thước hạt nano. Một số nghiên cứu khác [13, 14] sử dụng mô phỏng
ĐLHPT với thế liên kết chặt (tight-binding) cho thấy sự tinh thể hóa thành tinh thể
fcc ở hạt nano Ni. Z. Zhang và cộng sự [15] trong nghiên cứu mô phỏng của mình
lại tìm thấy cấu trúc hai mươi mặt và tám mặt (octahedral) trong hạt nano Ni. A. V.
Yakubovich và cộng sự [16] mô phỏng các đám (cluster) Ni lớn và quan sát thấy
Vật lý
L. V. Long, L. V. Vinh, H. Q. Quý, “Mô phỏng cấu trục hạt nano Ni phân tử.” 112
có sự chuyển pha từ lỏng sang rắn. H. Akbarzadeh và cộng sự [17] chỉ ra kích
thước của hạt nano Ni tăng làm giảm năng lượng bề mặt. Như vậy, các kết quả mô
phỏng nghiên cứu sự chuyển pha từ lỏng sang rắn ở hạt nano Ni cho thấy quá trình
tinh thể hóa thành tinh thể fcc. Ngoài ra, kết quả cũng chỉ ra các hạt nano Ni còn có
các cấu trúc bền vững như là cấu trúc hai mươi mặt hoặc tám mặt. Trong khi đó,
thực nghiệm đã chế tạo được các hạt nano Ni có cấu trúc fcc, hcp, và cấu trúc trộn
lẫn fcc và hcp [10]. Điều này cho thấy rằng cần có thêm các nghiên cứu mô phỏng
tiến trình nguội nhanh tạo thành các cấu trúc hạt nano Ni, câu hỏi đặt ra rằng liệu
mô phỏng có quan sát thấy cấu trúc hcp của hạt nano Ni?
Trong bài báo này, chúng tôi sử dụng mô phỏng ĐLHPT để nghiên cứu cấu
trúc hạt nano Ni trong quá trình nguội nhanh từ pha lỏng sang pha rắn với các tốc
độ nguội khác nhau. Các công cụ phân tích cấu trúc như hàm phân bố xuyên tâm
(HPBXT), các nguyên tử lân cận chung (common neighbor analysis-CNA) và hiển
thị trực quan được sử dụng để phân tích cấu trúc hạt nano Ni cũng như là vật liệu
khối sử dụng để đối chứng.
2. PH¦¥NG PH¸P TÝNH TO¸N
Phương pháp ĐLHPT được sử dụng để mô phỏng các hạt nano Ni. Chúng tôi
sử dụng thế tương tác nhúng SC [18] để mô tả tương tác giữa các nguyên tử Ni.
Các thông số thế tương tác được tối ưu để mô tả độ chính xác của hằng số mạng,
năng lượng liên kết, mô-đun đàn hồi, năng lượng bề mặt, và điều này dẫn tới việc
mô tả chính xác nhiều tính chất của kim loại Ni. Tổng năng lượng thế năng tương
tác của Ni được đưa ra dưới dạng công thức sau:
i ij
iijtot ρc)V(r
2
1
εU , (1)
n
ij
ij
r
a
)r(V
, (2)
ij
m
ij
i
r
a , (3)
ở đây, V(rij) là thế cặp cho tương tác đẩy giữa nguyên tử thứ i và nguyên tử thứ j,
rij là khoảng các giữa nguyên tử i và j, i là tổng mật độ điện tích điện tử tính cho
lực liên kết liên quan tới nguyên tử i, là mức năng lượng chung, c là thông số
không thứ nguyên, a là thông số tỉ lệ chiều dài cho tất cả không gian, và cuối cùng
thông số n và m là số nguyên dương với n>m. Đối với Ni, thông số được tính toán
như sau: =0,015707 eV, c=39.432, a=3.52 Å, m=6 và n=9 [19].
Trong mô phỏng hạt nano Ni này, thuật toán Verlet được sử dụng để tính
toán các quỹ đạp của các nguyên tử với bước thời gian mô phỏng là 2.5 fs. Biên tự
do được sử dụng trong mô phỏng các hạt nano này. Phương pháp xác định tỉ lệ
được sử dụng để khống chế nhiệt độ của hệ mô phỏng. Quá trình đun nóng chảy và
làm đông đặc hạt nano Ni được thực hiện theo các cách thức sau đây. Các mẫu lần
lượt chứa 256, 864, 1372, 2916 và 4000 nguyên tử và các hạt nano này được kí
hiệu là M1, M2, M3, M4 và M5 tương ứng. Ngoài ra. một mẫu khối 4000 nguyên
tử với điều kiện biên tuần hoàn cũng được xây dựng để so sánh với các mẫu hạt
nano. Ban đầu các mẫu được xây dựng là các mạng tinh thể fcc Ni. Các mẫu này
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 34, 10 - 2014 113
được đặt trong không gian mô phỏng là hình hộp lập phương có thể tích gấp 8 lần
thể tích mẫu ở dạng fcc lý tưởng. Tiếp theo các mẫu này được đun nóng từ 300 K
tới 2000 K với tốc độ đun nóng 4K/ps và sau đó mẫu được đun tiếp tại nhiệt độ
2000 K cho đến khi hệ ở trạng thái cân bằng với khoảng thời gian đun 100 ps. Các
mẫu đạt được ở 300 K bằng cách làm nguội với tốc độ làm nguội lần lượt là 200,
40, và 4 K/ps. Trong các tính toán mô phỏng này, các điều chỉnh áp suất không
được sử dụng. Các tính toán HPBXT được sử dụng để phân tích cấu trúc địa
phương của hạt nano. Trong tính toán HPBXT, để tính thể tích của hạt nano chúng
tôi sử dụng bán kính hạt nano được tính như sau:
Nigc R3/5RR (4)
ỏ đây, Rg là bán kính hồi chuyển được tính,
i
2
cmi
2
g )RR(
N
1
R (5)
ở đây, Rcm là tọa độ khối tâm của hạt nano và Ri là tọa độ của các nguyên tử trong
hạt nano. Bán kính nguyên tử trong hạt nano Ni được tính là nửa đường kính
nguyên tử trong mẫu khối, RNi=1,25 Å. Để xác các nguyên tử tinh thể trong các
mẫu hạt nano, phân tích CNA được sử dụng để phát hiện ra các nguyên tử thuộc
các ô mạng tinh thể [20].
3. KÕT QU¶ Vµ TH¶O LUËN
Trên hình 1 là các trạng thái của hạt nano M2.
Hình 1. Hình chụp mẫu hạt nano M2: a) mạng fcc Ni lý tưởng, b) tại 2000 K, c) tại
300 K với tốc độ làm lạnh 21014 K/s, d) tại 300 K với tốc độ làm lạnh 41013 K/s
và e) tại 300 K với tốc độ làm lạnh 41012 K/s.
Hình 1a là mạng fcc lý tưởng với hằng số mạng a0=3.52 Å được xây dựng và
đưa vào không gian mô phỏng là hình hộp có thể tích lớn gấp 8 lần thể tích mẫu
này. Hình 1b là trạng thái của hạt nano M2 được nung nóng tại 2000 K. Chúng ta
có thể dễ dàng nhận thấy hạt nano có dạng giống hình cầu và các nguyên tử sắp
xếp không theo trận tự như ở mẫu tinh thể. Hình 1c là mẫu hạt nano được làm lạnh
từ 2000 K xuống 300 K với tốc độ làm lạnh 21014 K/s. Với mẫu này, chúng ta có
thể nhận thấy các nguyên tử bề mặt sắp xếp giống hình cầu hơn mẫu ở trạng thái
2000 K. Hình 1d là mẫu ở 300 K được làm lạnh với tốc độ 41013 K/s. Ở mẫu này,
chúng ta bắt đầu nhận thấy các nguyên tử sắp xếp có trật tự và bề mặt của mẫu có
dạng hình đa giác. Với mẫu được làm lạnh với tốc độ 41012 K/s xuống 300 K như
ở trên hình 1e, các nguyên tử được sắp xếp theo các trật tự rõ ràng và hạt nano có
dạng là một khối đa giác. Như vậy, với quá trình nung nóng tới 2000 K và làm
lạnh xuống nhiệt độ 300 K, chúng ta nhận được các hạt nano có hình dạng tương
Vật lý
L. V. Long, L. V. Vinh, H. Q. Quý, “Mô phỏng cấu trục hạt nano Ni phân tử.” 114
đối là khác nhau. Để làm rõ các cấu trúc chi tiết của chúng, ta cần phải sử dụng các
kỹ thuật phân tích cấu trúc như là HPBXT và CNA.
Trên hình 2 là thế năng (potential energy - PE) trung bình của mỗi nguyên tử
thuộc hạt nano Ni phụ thuộc vào nhiệt độ và tốc độ làm lạnh. Thế năng trung bình
của mỗi nguyên tử thuộc vật liệu khối cũng được đưa ra trên hình 2. Chúng ta dễ
dàng nhận thấy rằng thế năng này dao động mạnh ở nhiệt độ cao và sự dao động
này giảm khi nhiệt độ giảm. Thế năng của vật liệu khối là nhỏ nhất, rồi lần lượt
đến thế năng của các nguyên tử thuộc mẫu M5, M4, M3, M2 và M1, tương ứng.
Điều này cho thấy rằng thế năng phụ thuộc vào số nguyên tử của hạt nano. Ngoài
ra, chúng ta còn nhận thấy rằng với tốc độ làm lạnh khác nhau thì thế năng cũng
khác nhau. Cụ thể, tốc độ làm lạnh càng chậm thì thế năng nguyên tử càng nhỏ.
Điều này cho thấy rằng cấu trúc của các hạt nano là khác nhau khi tốc độ làm lạnh
khác nhau. Hơn nữa, với tốc độ làm lạnh =41012 K/s chúng ta quan sát thấy rằng
thế năng nguyên tử thay đổi đột ngột ở khoảng nhiệt độ từ 550 đến 700 K. Sự thay
đổi đột ngột của thế năng nguyên tử này là do có chuyển pha ở cấu trúc nguyên tử.
0 5 0 0 1 0 0 0 1 5 0 0
- 4 . 3
- 4 . 2
- 4 . 1
- 4 . 0
- 3 . 9
- 3 . 8
- 3 . 7
- 3 . 6
5 0 0 1 0 0 0 1 5 0 0 5 0 0 1 0 0 0 1 5 0 0
= 2 x 1 0
1 4
K / s
M 5
M 4
M 3
M 2
M 1
B u lk
P
E
(e
V
/a
to
m
)
= 4 x 1 0
1 3
K / s
T ( K )
= 4 x 1 0
1 2
K / s
Hình 2. Thế năng (Potential energy-PE) của vật liệu khối và hạt nano Ni phụ
thuộc vào nhiệt độ và tốc độ làm lạnh.
Trên hình 3 là HPBXT của hạt nano và vật liệu khối Ni. Hình 3a là HPBXT
của các hạt nano và vật liệu khối Ni ở nhiệt độ 300 K sau khi được làm lạnh từ
2000 K với tốc độ làm lạnh =41012 K/s. Rõ ràng, các HPBXT này đặc trưng cho
cấu trúc tinh thể fcc bởi xuất hiện đỉnh thứ hai ở vị trí r3,52Å và đỉnh thứ ba ở vị
trí r4,31Å. Điều này cho thấy rằng có cấu trúc tinh thể fcc trong các hạt nano Ni ở
300 K với tốc độ làm lạnh =41012 K/s. Hình 3b là HPBXT của hạt nano tại nhiệt
độ 300 K với tốc độ làm lạnh =41013 K/s. Đặc trưng của các HPBXT này có
đỉnh thứ nhất tại vị trí r2,43Å và đỉnh thứ hai tách thành hai đỉnh nhỏ tại vị trí
r4,23Å và r4,77Å. Các đặc trưng này là của vật liệu VĐH [21]. Trên hình 3c là
HPBXT của hạt nano tại nhiệt độ 300 K với tốc độ làm lạnh =21014 K/s. Các
hàm này cũng có các đặc trưng của vật liệu VĐH. Tuy nhiên, độ cao của các đỉnh
HPBXT trên hình 3c là nhỏ hơn so độ cao của các đỉnh tương ứng trên hình 3b, và
độ rộng tại vị trí ½ đỉnh trên hình 3c lớn hơn so với độ rộng tương ứng trên hình
3b. Điều này cho thấy rằng tuy HPBXT đều chỉ ra các hạt nano có cấu trúc VĐH
nhưng các cấu trúc này vẫn có sự khác nhau. Hình 3d là HPBXT của hạt nano M4
tại các nhiệt độ khác nhau với tốc độ làm lạnh =41012 K/s. Tại nhiệt độ 2000 K
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 34, 10 - 2014 115
và 1000 K, HPBXT có dạng đặc trưng của chất lỏng. Khi nhiệt độ giảm xuống 700
K, đỉnh thứ hai có dấu hiệu tách thành hai đỉnh nhỏ, và đây là đặc trưng của vật
liệu VĐH. Tại 500 K, chúng ta nhận thấy HPBXT chỉ ra trong hạt nano có cấu trúc
tinh thể. Để làm rõ các cấu trúc tinh thể trong các hạt nano, chúng ta cần các công
cụ phân tích cấu trúc như là CNA.
0
2
4
6
8
10
12
2 4 6 8
0
2
4
6
8
10
12
2 4 6 8
(a)
bu lk
M 5
M 4
M 3
M 2
M 1
=4x10
12
K /s
g
(r
)
(b )
bu lk
M 5
M 4
M 3
M 2
M 1
=4x10
13
K /s
(c)
bulk
M 5
M 4
M 3
M 2
M 1
=2x10
14
K /s
r(A
0
)
(d) =4x10
12
K /sM 4
300 K
500 K
700 K
1000 K
2000 K
Hình 3. HPBXT của vật liệu khối và hạt nano Ni: a) T= 300 K và =41012
K/s, b) T= 300 K và =41013 K/s, c) T= 300 K và =21014 K/s, d) Mẫu M4 tại
nhiệt độ khác nhau và =41012 K/s.
Trên bảng 1 đưa ra bán kính của các hạt nano Ni. Với tốc độ làm nguội giảm,
ta thấy bán kính của hạt nano giảm nhẹ. Trên cơ sở phân tích CNA, các nguyên tử
có cấu trúc tinh thể và VĐH được đưa ra trên bảng 1. Ở các mẫu phát hiện ra các
nguyên tử có cấu trúc tinh thể, các nguyên tử này có cấu trúc fcc hoặc có cấu trúc
mạng lục phương xếp chặt (hexagonal close packed - hcp). Theo phương pháp
CNA, với một nguyên tử i bất kì ta xét tất cả các nguyên tử lân cận của nó (khoảng
cách nguyên tử tới các nguyên tử lân cận <rc): 1) nếu nguyên tử i và nguyên tử lân
cận có chung số nguyên tử lân cận là j; 2) gọi l là số độ dài liên kết giữa các
nguyên tử chung h này < rc; 3) gọi k là số lớn nhất các độ dài l liên kết với nhau.
Như vậy, với mỗi nguyên tử i bất kì có h nguyên tử lân cận, ta sẽ có h bộ ba số jlk:
1) nếu nguyên tử i có 12 bộ ba số 421 thì nguyên tử i có cấu trúc tinh thể fcc; 2)
nếu nguyên tử i có 6 bộ ba số 421 và 6 bộ ba số 422 thì nguyên tử i có cấu trúc tinh
thể hcp; 3) nếu nguyên tử i có 6 bộ ba số 442 và 8 bộ ba số 662 thì nguyên tử i có
cấu trúc tinh thể lập phương tâm khối (body centered cubic - bcc). Một nguyên tử i
có 12 bộ ba số 421 gọi là nguyên tử fcc lõi, còn 12 nguyên tử lân cận của nguyên
tử i này được gọi là nguyên tử fcc vỏ. Điều này cũng tương tự cho các nguyên tử
có cấu trúc hcp hoặc bcc. Trên bảng 1 liệt kê các nguyên tử thuộc cấu trúc tinh thể
fcc, hcp và VĐH của mẫu hạt nano và khối tại 300 K với ba tốc độ làm lạnh khác
nhau. Ở đây chúng ta nhận thấy rằng khi tốc độ làm lạnh giảm thì các nguyên tử
VĐH trong các mẫu giảm và nguyên tử tinh thể tăng lên. Kích thước của hạt nano
cũng ảnh hưởng đến số nguyên tử kết tinh trong các mẫu hạt nano. Cụ thể, với tốc
Vật lý
L. V. Long, L. V. Vinh, H. Q. Quý, “Mô phỏng cấu trục hạt nano Ni phân tử.” 116
độ làm lạnh =41012 K/s, số nguyên tử VĐH trong mẫu lần lượt là 37,5%, 20,9%,
8,8%, 6,3%, 5,6% và 8,2% tương ứng với các mẫu M1, M2, M3, M4, M5 và mẫu
khối. Tương phản với số nguyên tử VĐH trong các mẫu giảm, các nguyên tử fcc
và hcp trong các mẫu tăng lên. Việc quan sát thấy các nguyên tử fcc và hcp trong
các mẫu hạt nano Ni được thực hiện bằng cả mô phỏng [17] và thực nghiệm [10].
Như vậy, bằng việc điều khiển tốc độ làm lạnh khác nhau chúng ta có thể tạo nên
các hạt nano Ni có cấu trúc nguyên tử khác nhau. Để tạo hạt nano Ni có cấu trúc
VĐH thì kích cỡ hạt phải nhỏ và tốc độ làm lạnh lớn, cụ thể ở đây là mẫu hạt nano
M1 (256 nguyên tử) và tốc độ làm lạnh lơn hơn =41013 K/s, còn không ta sẽ
nhận được các mẫu hạt nano có cấu trúc nguyên tử fcc, hcp và VĐH.
Bảng 1. Bán kính hạt nano, tỉ lệ nguyên tử tinh thể và VĐH trong hạt nano
tại 300 K phụ thuộc vào tốc độ làm lạnh .
Mẫu (K/s) R(Å)
Tỉ lệ
fcc lõi fcc vỏ hcp lõi hcp vỏ VĐH
M1 21014 10,02 0 0 0 0 1
41013 10,00 0 0 0 0 1
41012 9,97 0,020 0,121 0,098 0,387 0,375
M2 21014 14,51 0 0 0,001 0,014 0,970
41013 14,48 0,008 0,065 0,020 0,087 0,821
41012 14,41 0,138 0,331 0,161 0,161 0,209
M3 21014 16,73 0,003 0,030 0,004 0,034 0,913
41013 16,68 0,013 0,075 0,022 0,105 0,776
41012 16,64 0,238 0,357 0,198 0,120 0,088
M4 21014 21,23 0,002 0,019 0,005 0,047 0,922
41013 21,16 0,010 0,050 0,014 0,090 0,833
41012 21,08 0,229 0,355 0,222 0,131 0,063
M5 21014 23,44 0,001 0,010 0,001 0,009 0,979
41013 23,40 0,004 0,035 0,010 0,087 0,866
41012 23,26 0,355 0,296 0,206 0,086 0,056
Khối 21014 - 0 0 0,001 0,006 0,994
41013 - 0,003 0,028 0,005 0,046 0,919
41012 - 0,189 0,342 0,223 0,161 0,082
Trên hình 4 là tinh thể fcc và hcp của các mẫu hạt nano Ni M1-M5 được làm
lạnh với tốc độ =41012 K/s. Ở đây ta dễ dàng quan sát thấy rằng các tinh thể fcc
và hcp của các hạt nano Ni liên kết với nhau tạo thành đám (cluster) tinh thể. Các
nguyên tử thuộc fcc và hcp vỏ có xu hướng ở bề mặt ngoài của đám tinh thể. Ta
biết rằng các khối nguyên tử càng bền vững khi thế năng của khối nguyên tử càng
đạt giá trị thấp hơn. Trên hình 5 là thế năng trung bình trên mỗi nguyên tử của các
tinh thể fcc, hcp và VĐH của mẫu hạt nano Ni M5 tại 300 K với tốc độ làm lạnh
=41012 K/s. Rõ ràng, các nguyên tử thuộc tinh thể fcc và hcp lõi có thế năng
thấp nhất, và thế năng của nguyên tử thuộc hai tinh thể lõi này là tương đương
nhau. Điều này cũng lí giải tại sao hạt nano Ni đồng thời tồn tại hai pha tinh thể fcc
và hcp với số lượng nguyên tử gần tương đương nhau (xem trên bảng 1). Ở đây,
thế năng cao nhất là của các nguyên tử VĐH, tiếp đến là nguyên tử thuộc hcp vỏ
và fcc vỏ. Để xem các vị trí của các nguyên tử fcc, hcp và VĐH từ tâm hạt nano ra
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 34, 10 - 2014 117
tới bên ngoài ta làm như sau: từ điểm khối tâm của hạt nano, ta chia hạt nano thành
các lớp cầu có bề dày 5 Å và thống kê các nguyên tử ở mỗi lớp thuộc tinh thể fcc,
hcp hoặc VĐH. Trên bảng 2 là thống kê các nguyên tử của mỗi lớp thuộc thuộc
tinh thể fcc, hcp hoặc VĐH của mẫu M5. Ta nhận thấy rằng, ngay ở lớp trong cùng
(lớp 1) vẫn tồn tại các nguyên tử thuộc fcc vỏ, hcp vỏ nhưng không thấy nguyên tử
VĐH nào. Lớp thứ 2 thấy xuất hiện 2 nguyên tử VĐH và các nguyên tử thuộc fcc
vỏ, hcp vỏ tăng lên. Ở lớp ngoài cùng (lớp 5) số nguyên tử VĐH và các nguyên tử
thuộc fcc vỏ, hcp vỏ đạt số lượng lớn nhất. Như vậy, lớp ngoài cùng của hạt nano
Ni chủ yếu là các nguyên tử fcc vỏ, hcp vỏ và VĐH.
Hình 4. Tinh thể fcc và hcp của các hạt nano Ni với tốc độ làm lạnh
=41012 K/s: a) M1, b) M2, c) M3, d) M4 và e) M5.
Hình 5. Năng lượng trung bình trên một nguyên tử của các nguyên tử fcc,
hcp và VĐH của mẫu M5 tại 300 K với tốc độ làm lạnh =41012 K/s.
Bảng 2. Thống kê nguyên tử các lớp thuộc tinh thể fcc, hcp và VĐH của mẫu
M5 tại 300 K và tốc độ làm lạnh =41012 K/s.
Lớp
Số nguyên tử
fcc lõi fcc vỏ hcp lõi hcp vỏ VĐH
1 21 16 8 4 0
2 135 64 105 22 2
3 441 135 269 36 18
4 790 359 424 91 86
5 34 610 19 192 119
4. KẾT LUẬN
Các mẫu hạt nano Ni được tạo ra bằng phương pháp ĐLHPT với tốc độ làm
lạnh =21014 K/s, =41013K/s và =41012 K/s. Các hạt nano Ni có kích thước
từ 2 đến 5.2 nm. Cấu trúc của các hạt nano Ni tại 300 K phụ thuộc vào tốc độ làm
lạnh và số nguyên tử (kích thước) của hạt nano. Với tốc độ làm lạnh =21014 K/s,
các mẫu hạt nano Ni có cấu trúc nguyên tử hầu hết là VĐH. Với tốc độ làm lạnh
Vật lý
L. V. Long, L. V. Vinh, H. Q. Quý, “Mô phỏng cấu trục hạt nano Ni phân tử.” 118
=41013 K/s, các hạt nano Ni có một phần nhỏ các nguyên tử thuộc tinh thể fcc
và hcp, và phần lớn các nguyên tử có cấu trúc VĐH. Với tốc độ làm lạnh =41013
K/s, các hạt nano Ni có cấu trúc nguyên tử hầu hết là tinh thể fcc và hcp. Các
nguyên tử tinh thể fcc và hcp liên kết tạo thành đám tinh thể trong các hạt nano Ni.
Các nguyên tử fcc và hcp lõi có thế năng thấp nhất rồi đến các nguyên tử fcc và
hcp vỏ. Các nguyên tử VĐH có thế năng lớn nhất. Lớp ngoài cùng của hạt nano Ni
chủ yếu là các nguyên tử fcc vỏ, hcp vỏ và VĐH.
Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia
(Nafosted) với mã số đề tài 103.05-2013.68.
Tµi liÖu tham kh¶o
[1]. C.J. Wang, M. Shim, P. Guyot-Sionnest, “Electrochromic nanocrystal
quantum dots,” Science 291 (2001) 2390.
[2]. M. Shim, P. Guyot-Sionnest, “n-type colloidal semiconductor nanocrystals,”
Nature 407 (2000) 981.
[3]. A.L. Wang, H.B. Yin, H.H. Lu, J.J. Xue, M. Ren, T.S. Jiang, “Structure of
nickel nanoparticles and catalytic activity in the hydrogenation of p-
nitrophenol to p-aminophenol,” Langmuir 25 (2009) 12736.
[4]. V.I. Klimov, A.A. Mikhailovsky, S. Xu, A. Malko, J.A. Hollingsworth, C.A.
Leatherdale, H.J. Eisler, M.G. Bawendi, “Optical Gain and Stimulated
Emission in Nanocrystal Quantum Dot,” Science 290 (2000) 314.
[5]. R. Xu, T. Xie, Y. Zhao, Y. Li, “Quasi-homogeneous catalytic hydrogenation
over monodisperse nickel and cobalt nanoparticles,” Nanotechnology 18
(2007) 055602.
[6]. D. P. Wang, D. B. Sun, H. Y. Yu, Z. G. Qiu, H. M. Meng, “Preparation of
one-dimensional nickel nanowires by self-assembly process,” Mater. Chem.
Phys. 113 (2009) 227.
[7]. C. Zeng, C. Wang, F. Wang, Y. Zhang, L. Zhang, „A novel vapor–liquid
segmented flow based on solvent partial vaporization in microstructured
reactor for continuous synthesis of nickel nanoparticles,” Chem. Eng. J. 204–
206 (2012) 48.
[8]. X. Phung, J. Groza, E. A. Stach, L. N. Williams, S. B. Ritchey, “ Surface
characterization of metal nanoparticles,” Mater. Eng. A 359 (2003) 261.
[9]. X. He, H. Shi, “Size and shape effects on magnetic properties of Ni
nanoparticles,” Particuology 10 (2012) 497.
[10]. S. Mourdikoudis et al., “Controlling the crystal structure of Ni nanoparticles
by the use of alkylamines,” J. Magnet. Magnet. Mater. 321 (2009) 2723.
[11]. Y. Qi, T. Cagin, W. L. Johnson, W. A. Goddard, “Melting and crystallization
in Ni nanoclusters: The mesoscale regime,” J. Chem. Phys. 115 (2001) 385,
[12]. E. C. Neyts, A. Bogaerts, “Numerical Study of the Size-Dependent Melting
Mechanisms of Nickel Nanoclusters,” J. Phys. Chem. C 113 (2009) 2771.
[13]. Y. Y. Gafner, S. L. Gafner, P. Entel, “Formation of an Icosahedral Structure
during Crystallization of Nickel Nanoclusters,” Phys. Solid State 46 (2004)
1327.
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 34, 10 - 2014 119
[14]. R. Meyer, J. J. Gafner, S. L. Gafner, S. Stappert, B. Rellinghaus, P. Entel,
„Computer simulations of the condensation of nanoparticles from the gas
phase,” Phase Trans. 78 (2005) 35.
[15]. Z. Zhang, W. Hu, S. Xiao, „Melting, melting competition, and structural
transitions between shell-closed icosahedral and octahedral nickel
nanoclusters,” Phys. Rev. B 73 (2006) 125443.
[16]. A. V. Yakubovich, G. Sushko, S. Schramm, A. V. Solovyov, „Kinetics of
liquid-solid phase transition in large nickel clusters,” Phys. Rev. B 88 (2013)
035438.
[17]. H. Akbarzadeh, F. Taherkhani, „Cluster size dependence of surface energy of
Ni nanoclusters: A molecular dynamics study,” Chem. Phys. Lett. 558 (2013)
57.
[18]. A.P. Sutton, J. Chen, „Long-range Finnis-Sinclair potentials,” Philos. Mag.
Lett. 61 (1990) 139.
[19]. T. Cagin, G. Dereli, M. Uludogan, and M. Tomak, “Thermal and mechanical
properties of some fcc transition metals,” Phys. Rev. B 59 (1999) 3468.
[20]. H. Tsuzuki, P. S. Branicio, J. P. Rino, “Structural characterization of
deformed crystals by analysis of common atomic neighborhood,” Comput.
Phys. Comm. 177 (2007) 518.
[21]. S.-J. Zhao, K. Albe, H. Hahn, “Grain size dependence of the bulk modulus of
nanocrystalline nickel,” Scripta Mater. 55 (2006) 473.
Abstract
Simulation of structure of Ni nanoparticles under
cooling process by molecular dynamics
Nickel nanoparticles contained from 256 to 4000 atoms have been
simulated by molecular dynamics with the Sutton-Chen potential. The
samples of crystalline Ni nanoparticles have been heated to the temperature
of 2000 K and then cooled down to 300 with the different cooling rates of
21014, 41013 and 41012 K/s. With the cooling rate of 21014 K/s and
small size, the structure of Ni nanoparticles is amorphous at the
temperature of 300 K. With the lower cooling rate, the structure of Ni
nanoparticles is a mix of crystalline fcc, hcp and amorphous. The crystalline
fcc links to hcp to form a crystalline cluster. The atoms of crystals can be
divided into crystalline shell and core. The fcc and hcp cores have lowest
energy, and then fcc and hcp shells have middle energy. The amorphous
atoms have highest energy. The outer layer of Ni nanopartiles contains
mostly fcc shell, hcp shell and amorphous atoms.
Keywords: Simulation, Nanoparticle, Crystalline.
Nhận bài ngày 27 tháng 09 năm 2014
Hoàn thiện ngày 14 tháng 11 năm 2014
Chấp nhận đăng ngáy 05 tháng 12 năm 2014
§Þa chØ: * Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga, longpk2005@gmail.com;
** Đại học Bách khoa Hà Nội
*** Viện Khoa học và Công nghệ quân sự.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 15_le_van_long_111_119_8852_2149257.pdf