Mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ tại xã Diễn Phú, huyện Diễn Châu

Tài liệu Mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ tại xã Diễn Phú, huyện Diễn Châu: Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 12/2017 [17] HOẠT ĐỘNG KH-CN n Phan Xuân Vinh UBND huyện Diễn Châu MÔ HìNH TRồNG CÂy THANH LONG RuỘT Đỏ tại xã Diễn Phú, huyện Diễn Châu I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây thanh long (Hylocereus spp.) nói chung và thanh long ruột đỏ nói riêng là loại cây dễ trồng, dễ tiêu thụ, cho năng suất và giá trị kinh tế cao (sau 3 năm trồng cho lãi trung bình trên 200 triệu đồng/ha). Chính vì vậy, cây thanh long đang được mở rộng diện tích trồng ở nhiều tỉnh, thành trong nước. Ở Nghệ An, trong những năm gần đây, thanh long ruột đỏ đã được trồng ở một số địa phương như Diễn Châu, Con Cuông, Nghi Lộc, Thanh Chương, Quỳ Châu Riêng ở huyện Diễn Châu nói chung và xã Diễn Phú nói riêng, người dân đã mua giống ở một số nơi về trồng trong vườn nhà chủ yếu làm cảnh và phục vụ nhu cầu tại chỗ. Tuy nhiên, hình thức trồng nhỏ lẻ, manh mún này chưa tạo được sản phẩm hàng hóa cung ứng cho thị trường và mang lại hiệu quả kinh tế. Mặt khác, việc trồng mang tính tự phát, không tuâ...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 505 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ tại xã Diễn Phú, huyện Diễn Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 12/2017 [17] HOẠT ĐỘNG KH-CN n Phan Xuân Vinh UBND huyện Diễn Châu MÔ HìNH TRồNG CÂy THANH LONG RuỘT Đỏ tại xã Diễn Phú, huyện Diễn Châu I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây thanh long (Hylocereus spp.) nói chung và thanh long ruột đỏ nói riêng là loại cây dễ trồng, dễ tiêu thụ, cho năng suất và giá trị kinh tế cao (sau 3 năm trồng cho lãi trung bình trên 200 triệu đồng/ha). Chính vì vậy, cây thanh long đang được mở rộng diện tích trồng ở nhiều tỉnh, thành trong nước. Ở Nghệ An, trong những năm gần đây, thanh long ruột đỏ đã được trồng ở một số địa phương như Diễn Châu, Con Cuông, Nghi Lộc, Thanh Chương, Quỳ Châu Riêng ở huyện Diễn Châu nói chung và xã Diễn Phú nói riêng, người dân đã mua giống ở một số nơi về trồng trong vườn nhà chủ yếu làm cảnh và phục vụ nhu cầu tại chỗ. Tuy nhiên, hình thức trồng nhỏ lẻ, manh mún này chưa tạo được sản phẩm hàng hóa cung ứng cho thị trường và mang lại hiệu quả kinh tế. Mặt khác, việc trồng mang tính tự phát, không tuân thủ các quy trình kỹ thuật nên năng suất thanh long đạt rất thấp, hình thức mẫu mã kém (quả nhỏ, không tròn đều...) và đặc biệt là chất lượng kém, thường chua và không có mùi vị đặc trưng. Vì vậy, việc phát triển mở rộng diện tích sản xuất cây thanh long theo quy mô tập trung, áp dụng quy trình kỹ thuật để sản xuất cho năng suất cao, chất lượng tốt và nâng cao thu nhập cho người dân, đặc biệt là những nơi còn khá khó khăn, có tài nguyên đất và nguồn lực lao động nhưng chưa phát triển như xã Diễn Phú là rất cần thiết. Hơn nữa, việc xây dựng mô hình sản xuất cây thanh long ruột đỏ còn góp phần giúp chính quyền và người dân nơi đây có thêm định hướng và lựa chọn để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả trên một đơn vị sản xuất. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, dự án “Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ (Hylo- cereus Polyrhzus) tại xã Diễn Phú, huyện Diễn Châu” đã được triển khai thực hiện. II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 1. Kết quả điều tra, khảo sát, lựa chọn địa điểm, hộ tham gia xây dựng mô hình Ban quản lý dự án đã khảo sát, đánh giá kỹ lưỡng tất cả các yếu tố liên quan đến việc triển khai dự án tại mô hình về con người, điều kiện khí hậu, đất đai, nguồn HOẠT ĐỘNG KH-CN Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 12/2017 [18] nước tưới tiêu, tập quán canh tác..., từ đó, đã lựa chọn xóm 12, xã Diễn Phú làm địa điểm để xây dựng mô hình. Qui mô diện tích của mô hình là 2,5 ha. Qua 2 đợt tổ chức họp dân lấy ý kiến vào tháng 3 năm 2014, dự án đã lựa chọn được 4 hộ dân tham gia xây dựng mô hình. Đây là những hộ liền vùng có diện tích lớn, tiếp giáp với mương tưới tiêu nước của hồ Xuân Dương nên thuận lợi cho quá trình tưới, tiêu nước chăm sóc cây thanh long ruột đỏ. 2. Kết quả đào tạo tập huấn, chuyển giao quy trình kỹ thuật trồng cây thanh long ruột đỏ Trong thời gian thực hiện dự án, đơn vị chủ trì đã tổ chức đào tạo và tiếp nhận các quy trình kỹ thuật trồng cây thanh long ruột đỏ từ đơn vị chuyển giao Viện Nghiên cứu rau quả Việt Nam. Qua 4 đợt tập huấn, đơn vị chủ trì, các thành viên dự án và các hộ dân thực hiện mô hình đã nắm vững các kỹ thuật quan trọng trên cây thanh long, từ đó áp dụng vào mô hình sản xuất. 3. Kết quả xây dựng mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ 3.1. Điều kiện khí hậu phù hợp để trồng cây thanh long ruột đỏ tại xã Diễn Phú Nhóm thực hiện đã thu thập số liệu khí tượng trong thời gian thực hiện mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ tại xã Diễn Phú (Nguồn từ Đài khí tượng thủy văn Bắc Trung Bộ - Trạm Vinh, từ tháng 8 /2014 đến tháng 8/2017). Dựa vào yêu cầu sinh thái của cây thanh long và điều kiện khí hậu tại Nghệ An (trạm Vinh) cho thấy cây thanh long khá phù hợp với điều kiện khí hậu tại Nghệ An. Thời gian ra hoa tạo quả của cây thanh long trong điều kiện khí hậu của Nghệ An tập trung từ tháng 3 đến tháng 10, trong đó các tháng có số giờ nắng cao, thời gian chiếu sáng dài, lượng mưa phân bố đều (tháng 4, 5, 6, 7, 8) thuận lợi cho sự ra hoa tạo quả của cây thanh long. Từ cuối tháng 8 đến tháng 10 thường gặp mưa lớn làm giảm khả năng ra hoa đậu quả của cây thanh long. 3.2. Khả năng sinh trưởng của giống thanh long ruột đỏ Long Định 1 tại xã Diễn Phú Theo dõi ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến tỉ lệ sống của hom giống và thời gian sinh trưởng của thanh long qua các giai đoạn, kết quả cho thấy: Tỉ lệ sống của hom giống tại 2 thời vụ gieo trồng có sự khác nhau. Trồng hom giống vào tháng 8 dương lịch cho tỉ lệ sống (tỉ lệ hom bật chồi đạt > 90%) cao hơn hẳn so với trồng vào tháng 5, do điều kiện thời tiết lúc trồng là khác nhau. Tháng 8/2014 có nhiệt độ trung bình là 29,70C, lượng mưa là 164,4mm và lượng bốc hơi 143mm, độ ẩm không khí trung bình 76% nên thuận lợi cho hom giống bật mầm nhanh. Trong khi trồng vào tháng 5/2015 có nhiệt độ trung bình tháng cao hơn (31,50C), nhiệt độ tối cao trong tháng lên đến 40,70C, lượng mưa đạt 119,8mm nhưng lượng bốc hơi (181,0mm) cao hơn nhiều so với lượng mưa trong tháng, độ ẩm không khí trung bình 72%, trong điều kiện nóng và khô đã làm giảm đáng kể khả năng bật mầm của hom giống. Trong quá trình trồng mới, những hom bị chết đã được trồng thay thế bằng hom giống dự trữ để đảm bảo mật độ trồng 4 hom giống/trụ. Thời gian sinh trưởng từ trồng đến khi bật mầm của hom giống sau trồng là 15 ngày khi trồng hom vào tháng 8. Trong thời vụ trồng này, khả năng vươn cao của hom nhanh, chỉ sau 68 ngày hom giống đã vươn cao tới đỉnh trụ, sau trồng hơn 8 tháng (245 ngày), các hom giống đã bắt đầu cho hoa bói. Trồng hom giống vào tháng 5, thời gian bật chồi, vươn cao đến đỉnh trụ kéo dài hơn so với trồng vào tháng 8 là do trong tháng 6 ở Nghệ An khí hậu thời tiết thường rơi vào các tháng có gió Lào và nắng nóng nhất trong năm. Thời gian từ khi trồng đến khi cây ra hoa bói dài hơn (sau trồng 296 ngày, một số hom giống đã bắt đầu ra hoa) so với trồng hom giống vào tháng 8. Như vậy, với điều kiện khí hậu ở Nghệ An, thời vụ trồng cây thanh long ruột đỏ Long Định 1 thích hợp vào tháng 8, hom giống có tỉ lệ sống cao và tốc độ sinh trưởng nhanh. Về đặc điểm hình thái cành (đốt), giống thanh long ruột đỏ Long Định 1 có 6 đốt/cành, chiều dài đốt dao động trong khoảng 56,1÷61,5cm, đường kính thân trong khoảng 5,5÷6,7cm. Khoảng cách giữa các núm gai thể hiện mật độ các núm gai trên cành, là một trong những yếu tố quyết định đến số lượng hoa xuất hiện trên cành. Khoảng cách giữa hai núm gai của giống Long Định 1 trong khoảng 5,6÷6,2cm. Trên các núm gai xuất hiện nhiều gai nhỏ màu nâu xám, số lượng gai xuất hiện trên các núm gai từ 5,4÷ 6,2 gai. Chiều dài cành của đợt lộc thứ nhất với giống thanh long Long Định 1 trong khoảng 101,0 ÷107,2cm. 3.3. Khả năng chống chịu sâu bệnh của giống thanh long ruột đỏ Long Định 1 tại xã Diễn Phú Qua theo dõi, thành phần côn trùng gây hại giống thanh long ruột đỏ Long Định 1 ở các Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 12/2017 [19] HOẠT ĐỘNG KH-CN mô hình trên địa bàn xã Diễn Phú gồm ốc sên, kiến riện đỏ, sâu khoang, bọ xít, ruồi đục quả và chuột. Trong đó, kiến riện đỏ và chuột là các đối tượng gây hại phổ biến chủ yếu trên quả; ốc sên và sâu khoang xuất hiện ở mức độ nhẹ đến trung bình, chủ yếu gây hại phần đỉnh sinh trưởng của cành thanh long; ruồi đục quả xuất hiện trên ruộng mô hình ở mức rất ít phổ biến. Trong quá trình quản lý và thực hiện mô hình, các hộ dân đã áp dụng các biện pháp chăm sóc đã được tập huấn và áp dụng một số biện pháp quản lý dịch hại trên cây thanh long. Áp dụng biện pháp canh tác như vệ sinh đồng ruộng, gom các tàn dư, cắt cỏ dại, diệt ốc sên bằng thủ công. Đối với kiến và chuột gây hại ở mức phổ biến, các hộ dân đã được hướng dẫn sử dụng biện pháp hóa học để phòng trừ, đối với kiến riện đỏ sử dụng Basudin 10H rải quanh gốc cây, dùng supracide phun xịt trên cành tại các vùng bị gây hại. Về thành phần bệnh gây hại, bệnh thán thư xuất hiện ở mức phổ biến; bệnh thối bẹ và rỉ sắt ở mức xuất hiện ít phổ biến; bệnh thối đầu cành xuất hiện ở mức rất ít phổ biến. Ở tất cả các ruộng trồng giống Long Định 1 chưa xuất hiện bệnh hại nguy hiểm là bệnh đốm nâu (Gloeosporium agaves). Bệnh thán thư và rỉ sắt xuất hiện chủ yếu trong điều kiện mưa nhiều, ẩm độ cao. Bệnh thán thư gây hại cả trên cành và ở bộ phận hoa, quả. Tại các mô hình trồng thanh long ruột đỏ của dự án, một số cây giống bị bệnh do nguồn bệnh tồn tại trong hom giống, từ đó ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và năng suất thanh long của vườn. Tại các mô hình, các hộ dân thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, tạo điều kiện thông thoáng cho vườn thanh long sinh trưởng, đồng thời chú trọng việc sử dụng phân chuồng hoai mục để bón kết hợp với bón vôi vào gốc cây trước và sau mùa mưa nhằm hạn chế lây lan bệnh. Ngoài ra, biện pháp hóa học cũng đã được sử dụng trên cây thanh long của các mô hình vào thời kỳ trước trổ hoa và khi hình thành quả nhỏ như Bavistin 500FL; Plant 50WP pha 15-20g/8 lít. Việc sử dụng thuốc hóa học luôn được chú ý để đảm bảo thời gian cách ly cho sản phẩm, đồng thời an toàn với người sử dụng và môi trường. 3.4. Khả năng ra hoa của giống thanh long Long Định 1 tại Diễn Phú Các giống thanh long ruột đỏ nói chung phản ứng trung bình với ánh sáng ngày dài, thời điểm xuất hiện nụ và kết thúc nở hoa diễn ra kéo dài hơn so với giống thanh long ruột trắng (Nguyễn Quốc Hùng và Nguyễn Thị Thu Hương, 2015). Kết quả theo dõi thời gian ra hoa của giống thanh long Long Định 1 tại các mô hình khảo nghiệm thể hiện ở bảng 1. Khác với một số cây ăn quả khác chỉ ra quả một lần trong năm, cây thanh long có khả năng ra hoa nhiều đợt trong năm. Trong khi lứa hoa trước đang ở giai đoạn phát triển quả thì lứa hoa tiếp theo xuất hiện nụ. Thời điểm bắt đầu ra hoa bói ở 2 mô hình có sự khác nhau. Ở mô hình 1 trồng từ 15-19/8/2014, cây bắt đầu cho hoa bói vào 19/4/2015. Ở mô hình 2 trồng từ 28-30/5/2015, cây bắt đầu cho hoa bói vào 28/3/2016. Tại Nghệ An, thời điểm bắt đầu xuất hiện nụ hoa hàng năm khi cây đạt gần 2 năm tuổi vào khoảng 27/3-4/4, thời điểm kết thúc nở hoa vào khoảng 12-15/10. Số đợt hoa trong 1 năm là 7 đợt. Thời gian từ khi xuất hiện nụ cho đến lúc thu hoạch quả của 1 lứa dao động trong khoảng 50-56 ngày, trong đó thời gian từ khi xuất hiện nụ đến khi hoa nở khoảng 25-27 ngày, thời gian từ khi hoa nở đến khi quả chín khoảng 25-30 ngày. Các lứa hoa, quả 2, 3, 4, 5, 6 là các lứa quả chính và có thời gian ngắn hơn so với lứa 1 và 7 do thời gian đầu của giai đoạn hình thành hoa ở lứa 1 (tháng 3) nhiệt độ thấp và số giờ nắng/tháng thấp hơn, Bảng 1. Thời gian ra hoa của giống thanh long Long Định 1 Mô hình Thời điểm bắt đầuxuất hiện nụ hàng năm Thời điểm kết thúc nở hoa hàng năm Số đợt hoa/năm (đợt) MH1 (trồng 8/2014) 29/3-3/4 12/15/10 7 MH2 (trồng 5/2015) 27/3-4/4 12/15/10 7 Ghi chú: Mô hình 1: Theo dõi các năm từ 2015-2017; Mô hình 2: Theo dõi các năm 2016-2017 HOẠT ĐỘNG KH-CN Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 12/2017 [20] trong khi lứa 7 (tháng 9-10) thường là lứa hoa quả rơi vào các tháng có lượng mưa nhiều, kéo dài trong nhiều ngày kết hợp với cường độ ánh sáng thấp. Khả năng ra hoa ở các lứa hoa trong một năm của giống Long Định 1 sau trồng 2 năm và 3 năm tại xã Diễn Phú được thể hiện ở bảng 2. Sau trồng 2 năm, tổng số hoa/trụ của giống thanh long Long Định 1 dao động từ 74,8-79,3 hoa. Khả năng ra hoa có xu hướng tăng lên khi cây bước vào năm thứ 3 sau trồng, số hoa/trụ dao động từ 146,8-152,5 hoa. Số hoa ra trong một lứa phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết, trong đó ở lứa đầu tiên và lứa cuối cùng thường có số hoa/trụ là ít nhất. Vào thời điểm hoa nở, thời tiết khô ráo và có nắng thuận lợi cho hoa nở đều và tập trung. 3.5. Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và chất lượng giống thanh long ruột đỏ Long Định 1 tại xã Diễn Phú Theo dõi số quả/trụ của giống Long Định 1 tại các mô hình sau thời gian trồng 2, 3 và 4 năm tuổi kết quả được trình bày ở bảng 3. Bảng 2. Số hoa/trụ ở các lứa hoa trong năm của giống Long Định 1 Mô hình 1 trồng năm 2014, cây cho quả bói vào năm 2015. Mô hình 2 trồng năm 2015, cây cho quả bói vào năm 2016. Như vậy, mô hình 1 tính đến tháng 10/2017, các cây thanh long bước sang tuổi 4 (3 năm đã cho thu hoạch quả); mô hình 2 từ khi trồng đến tháng 10/2017, cây sang tuổi 3 (2 năm đã cho thu hoạch quả). Số hoa hữu hiệu (số hoa cho quả hữu hiệu) tùy thuộc vào thời điểm xuất hiện hoa trong năm. Nếu thời tiết ở thời điểm hoa nở thuận lợi, có nắng nhiều thì ở lứa hoa đó có tỉ lệ đậu quả cao, nếu gặp mưa nhiều tỉ lệ đậu quả kém. Lứa hoa lứa quả cuối cùng trong năm có tỉ lệ đậu quả thấp nhất do thời điểm nở hoa thường gặp mưa nhiều và ánh sáng ngày ngắn. Sau gần 2 năm trồng, tổng số quả/cây ở các mô hình dao động từ 26,2-28,0 quả. Mô hình 2, lứa 7 không cho quả thu hoạch do lượng mưa trong tháng 9/2016 lên đến 740mm. Sau gần 3 năm trồng, tổng số quả/cây ở các mô hình dao động từ 52,9-57,5 quả. Ở các mô hình, các lứa quả 2, 3, 4, 5 và 6 cho số quả/cây cao hơn so với lứa 1 và lứa 7. Bảng 3. Số quả/trụ của giống thanh long ruột đỏ Long Định 1 tại xã Diễn Phú Mô hình Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 Lứa 4 Lứa 5 Lứa 6 Lứa 7 Tổng Số hoa/trụ sau 2 năm trồng MH1 9,2 10,1 11,2 11,9 13,2 10,5 8,7 74,8 MH2 8,5 9,2 11,3 12,3 15,0 12,7 10,3 79,3 Số hoa/trụ sau 3 năm trồng MH1 16,5 20,7 22,1 20,8 22,1 26,2 18,4 146,8 MH2 18,4 22,1 19,6 23,5 21,7 28,1 19,1 152,5 Mô hình Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 Lứa 4 Lứa 5 Lứa 6 Lứa 7 Tổng Số quả/trụ sau 2 năm trồng MH1 3,5 4,0 4,3 5,0 5,2 4,0 3,0 28,0 MH2 3,2 4,5 4,5 5,3 5,0 - 3,7 26,2 Số quả/trụ sau 3 năm trồng MH1 6,2 8,3 9,8 10,0 9,2 8,3 5,7 57,5 MH2 5,4 6,1 8,6 9,4 8,4 8,9 6,1 52,9 Số quả/trụ sau 4 năm trồng MH1 7,7 9,0 9,2 9,8 10,0 9,7 7,3 62,7 Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 12/2017 [21] HOẠT ĐỘNG KH-CN Số lượng quả thu được/trụ ở các mô hình đều tăng dần theo tuổi cây. Sản lượng quả trong năm phụ thuộc vào năng suất quả của từng lứa. Ngoài khâu chăm sóc, năng suất quả của mỗi lứa phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết. Đó cũng là lý do ở mô hình 2 khi bước vào tuổi 3, cây có sức sinh trưởng tốt, khả năng ra hoa mạnh nhưng do thời tiết năm 2017 mưa nhiều vào các tháng 7, 8, 9, 10 nên quá trình nở hoa đậu quả của cây không thuận lợi, từ đó đã làm giảm số quả/cây. Khối lượng quả là chỉ tiêu quan trọng quyết định đến năng suất và giá thành sản phẩm. Khối lượng quả trung bình của giống Long Định 1 dao động từ 285,2-319,7g. Trong đó, ở lứa quả cuối năm, kích thước quả nhỏ hơn do cường độ ánh sáng yếu và mưa nhiều hơn đã ảnh hưởng đến khả năng quang hợp và tích lũy vật chất vào quả. Ở mô hình 1, khi cây bước sang năm thứ 2 cho quả (sau trồng 3 năm), ở lứa 6 có khối lượng quả thấp hơn hẳn so với các lứa khác, do ở giai đoạn phát triển quả, mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày, thời tiết âm u đã làm giảm sự phát triển của quả. Theo dõi năng suất và đánh giá chất lượng của giống thanh long ruột đỏ Long Định 1 ở các mô hình, kết quả: Sau trồng 2 năm, giống Long Định 1 cho năng suất đạt từ 6,3-7,8 tấn/ha; sau 3 năm trồng năng suất đạt từ 17,5- 18,1 tấn/ha; Sau 4 năm trồng năng suất đạt 20,7 tấn/ha. Về chất lượng của giống Long Định 1, sau các lần thu hoạch quả, tiến hành lấy mẫu quả để đánh giá độ ngọt của giống. Xác định hàm lượng đường (đo độ Brix) trong quả bằng cách lấy dịch quả nhỏ lên mặt kính của khúc xạ kế cầm tay, hàm lượng đường trong quả của giống Long Định 1 dao động từ 17,3- 18,2%. Đây là giống có kích thước quả nhỏ nhưng có chất lượng rất cao, được người tiêu dùng ưa chuộng. So sánh kết quả thực hiện mô hình giống thanh long ruột đỏ Long Định 1 trồng tại xã Diễn Phú với kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu rau quả thực hiện tại Quảng Ninh, Vĩnh Phúc và Sơn La từ năm 2012 đến năm 2015 (Nguyễn Quốc Hùng và Nguyễn Thị Thu Hương, 2015) cho thấy: Tỷ lệ đậu quả tại Nghệ An (tỷ lệ đậu quả dao động từ 37-48%) thấp hơn so với 3 địa Thời gian ra hoa, tạo quả của cây thanh long trong điều kiện khí hậu ở Nghệ An tập trung từ tháng 3-10 hàng năm Giống thanh long ruột đỏ Long Định 1 có chất lượng cao được người tiêu dùng ưa chuộng HOẠT ĐỘNG KH-CN Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 12/2017 [22] điểm khác ở miền Bắc (tỷ lệ đậu quả dao động từ 65,7-67,7%), từ đó số quả/trụ và năng suất quả thấp hơn. Điều này có thể do yếu tố khí hậu tại Nghệ An khắc nghiệt hơn (nóng và khô hơn do chịu tác động của gió Lào khô nóng vào các tháng 5, 6, 7, 8) so với các tỉnh nói trên. Khối lượng quả của giống Long Định 1 trồng tại Nghệ An thấp hơn so với các điểm khảo nghiệm ở miền Bắc (khối lượng quả ở các điểm khảo nghiệm phía Bắc đạt >350g/quả). Ngoài yếu tố chăm bón, sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm giữa các vùng cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng tích lũy dinh dưỡng và sinh khối của quả. Về chất lượng quả, giống Long Định trồng tại Nghệ An cho chất lượng quả ngon (độ ngọt) tương đương với các vùng khảo nghiệm khác. 4. Hiệu quả của mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ tại xã Diễn Phú 4.1. Hiệu quả kinh tế Tổng chi của mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ tính cho 1ha là 165.002.000 đồng. Tổng thu của mô hình 1 tính cho 1 ha sau trồng 3 năm là 777.000.000 đồng. Lợi nhuận của mô hình 1 sau 3 năm trồng là 611.998.000 đồng/ha. Tổng thu của mô hình 2 tính cho 1 ha sau trồng 3 năm là 714.000.000 đồng. Lợi nhuận của mô hình 2 sau 3 năm trồng là 548.998.000 đồng/ha. Như vậy, trồng thanh long đến hết năm thứ 3 bắt đầu có lãi. Hơn nữa, đây là cây trồng có thể cho thu hoạch nhiều năm nên những năm tiếp, theo khi các chi phí về hom giống, trụ trồng, công đào hố trồng trụ và một số vật tư thuộc hệ thống chiếu sáng và điện nước giảm đi thì có thể cho lãi trên 200.000.000/ha/năm. 4.2. Hiệu quả xã hội Việc xây dựng mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ tại xã Diễn Phú, huyện Diễn Châu thành công đã đưa vào cơ cấu cây trồng của địa phương một loại cây trồng mới có giá trị kinh tế, mang lại thu nhập cao cho người dân, nâng cao hiệu quả sản xuất trên 1 diện tích đất trồng trọt. Cây thanh long thích ứng ở nhiều chân đất khác nhau, vì thế một số hộ dân có thể đưa vào trồng để cải tạo vườn tạp, góp phần tạo ra môi trường cảnh quan đẹp đẽ cho địa phương. Dự án đã thu hút và tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Dự án đã giúp cho người dân địa phương nâng cao được trình độ về khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, từ đó giúp họ hình thành phương thức sản xuất hàng hóa, tạo đà cho phát triển kinh tế hộ gia đình. Dự án đã góp phần nâng cao khả năng tiếp cận, tính nhạy bén trong ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất nông - lâm nghiệp của người dân địa phương; Giúp cho đội ngũ cán bộ khuyến nông, cán bộ địa phương được tiếp cận với phương pháp nghiên cứu khoa học, làm quen và tự tin với việc thực hiện các nhiệm vụ cao và khó hơn. III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Dự án “Ứng dụng tiến bộ KHCN xây dựng mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ (Hylocereus Polyrhzus) tại xã Diễn Phú huyện Diễn Châu” từ năm 2014-2017 được triển khai nghiêm túc, có tính hệ thống, đầy đủ các nội dung và cơ bản đáp ứng được yêu cầu. Dự án đã xây dựng thành công mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ giống Long Định 1 tại xã Diễn Phú qui mô 2,5 ha, cây thanh long sinh trưởng tốt, có khả năng chống chịu với một số loại sâu bệnh hại chính như ốc sên, kiến, bệnh thán thư, bệnh rỉ sắt, năng suất đạt được sau trồng 3 năm trồng là 17,5-18,1 tấn/ha, quả có chất lượng tốt, hiệu quả kinh tế của mô hình sau trồng 3 năm đạt từ 548.998.000 đến 611.998.000 đồng. 2. Kiến nghị - Để giảm chi phí trong sản xuất, cần chủ động hom giống trồng trong sản xuất, do đó cần có hỗ trợ cho việc chuyển giao hoặc nghiên cứu qui trình kỹ thuật nhân giống bằng giâm hom trên cây thanh long ruột đỏ tại Nghệ An. Ngoài giống Long Định 1, trong cơ cấu bộ giống ở Nghệ An nên có từ 1-2 giống để có thể khắc phục được nhược điểm quả nhỏ, như giống TL5 phù hợp với khí hậu miền Bắc, là giống có năng suất cao, quả lớn > 400g, chất lượng tương đương giống Long Định 1 được công nhận giống năm 2016. - Cần khảo sát điều tra thành phần sâu bệnh hại thanh long tại Nghệ An và xây dựng biện pháp phòng trừ có hiệu quả cho các đối tượng gây hại chính. - Cần đưa cây thanh long ruột đỏ vào đề án sản xuất hàng năm của các xã, thị trấn có điều kiện và khả năng triển khai sản xuât́ cây thanh long./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhch_3_04_4641_2224626.pdf
Tài liệu liên quan