Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Tài liệu Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0: 36 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Lê Trương Hải Hiếu* TÓM TẮT Trong thời gian qua, mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam diễn ra chủ yếu theo chiều rộng, tuy đã đạt được những kết quả nhất định nhưng ngày càng bộc lộ những hạn chế không đảm bảo tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Ngày nay, dưới tác động của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, đã tác động không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, từ đó đòi hỏi phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế để sớm đưa Việt Nam vượt ra khỏi tình trạng một nước có mức thu nhập trung bình thấp (vượt qua bẫy của nước có mức thu nhập trung bình thấp), đảm bảo tăng trưởng kinh tế với nhịp độ nhanh, chất lượng cao và bền vững. Để thực hiện việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế, cần phải hiểu rõ các mô hình tăng trưởng kinh tế, đánh giá thực trạng mô hình tăng trưởng kinh tế ở Vi...

pdf11 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 474 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
36 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Lê Trương Hải Hiếu* TÓM TẮT Trong thời gian qua, mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam diễn ra chủ yếu theo chiều rộng, tuy đã đạt được những kết quả nhất định nhưng ngày càng bộc lộ những hạn chế không đảm bảo tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Ngày nay, dưới tác động của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, đã tác động không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, từ đó đòi hỏi phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế để sớm đưa Việt Nam vượt ra khỏi tình trạng một nước có mức thu nhập trung bình thấp (vượt qua bẫy của nước có mức thu nhập trung bình thấp), đảm bảo tăng trưởng kinh tế với nhịp độ nhanh, chất lượng cao và bền vững. Để thực hiện việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế, cần phải hiểu rõ các mô hình tăng trưởng kinh tế, đánh giá thực trạng mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam thời gian qua, từ đó, xác định giải pháp nhằm chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới đảm bảo tính hiệu quả và bền vững. Từ khóa: mô hình tăng trưởng kinh tế; cách mạng công nghiệp 4.0; khoa học công nghệ; kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. MODEL OF ECONOMIC GROWTH IN VIETNAM UNDER THE IMPACT OF THE INDUSTRIAL NETWORK 4.0 ABSTRACT In recent years, Vietnam’s economic growth pattern has been largely broad-based, but has yielded certain results, but has increasingly exposed the constraints of failing to ensure high and sustainable economic growth. . Today, under the impact of globalization, international integration and the industrial revolution 4.0 are occurring vigorously, affecting Vietnam’s economic growth, thus requiring tissue transformation. Economic growth is expected to bring Vietnam out of the status of a low-middle-income country (over the trap of middle-income countries), ensuring rapid economic growth, High quality and durable. In order to carry out the transformation of the economic growth model, it is necessary to understand the models of economic growth and assess the current state of economic growth in Vietnam. Transforming the model of economic growth in the coming time to ensure efficiency and sustainability. Key words: economic growth; Revolutionary Industrial 4.0; science and technology; Socialist- oriented market economy. * ThS. UBND Quận 12, NCS. Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh 37 1. HAI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Mô hình tăng trưởng kinh tế (TTKT) là sự phản ánh khái quát những đặc tính chủ yếu của phương thức TTKT thể hiện các yếu tố tăng trưởng và mối quan hệ tương hỗ giữa chúng với nhau trong từng giai đoạn nhất định. Các yếu tố cơ bản đóng góp cho TTKT gồm: lao động, tư bản (vốn), tài nguyên đất đai và năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP - Total Factor Productiv- ity). Tùy theo mức đóng góp của các yếu tố nêu trên vào TTKT mà hình thành nên các mô hình TT41KT khác nhau, trong đó, được khái quát thành hai mô hình tiêu biểu là: tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng và tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu. Tăng trưởng kinh tế được tính là thuộc mô hình này hay mô hình kia phụ thuộc vào mức độ đóng góp của các yếu tố sản xuất vào tổng mức tăng trưởng chung của cả nền kinh tế. Hiểu một cách khái quát nhất thì TTKT chủ yếu theo chiều rộng là sự gia tăng đơn thuần khối lượng các yếu tố sản xuất (lao động, vốn) tạo ra trên 50% tổng số sản phẩm tăng thêm. Còn TTKT chủ yếu theo chiều sâu thì trên 50% tổng số sản phẩm tăng thêm là do TFP mang lại. - Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng: là sự tăng trưởng kinh tế dựa trên sự gia tăng chủ yếu về số lượng các yếu tố sản xuất cụ thể như gia tăng số lao động, gia tăng việc khai thác vốn tài nguyên, đất đai, trợ cấp vốn vật chất một cách rộng rãi bằng nhiều biện pháp như miễn thuế, cho khất nợ thuế, cấp vốn ưu đãi đầu tư và trợ cấp tín dụng đầu tư,... Điểm nổi bật của mô hình này là đầu tư thiên lệch về một số lĩnh vực, quá chú trọng ưu tiên đầu tư vốn vật chất thông qua các chính sách ưu đãi vốn và tăng đầu tư công. Với mô hình này, tăng trưởng có thể đạt được chừng nào nhà nước vẫn còn có khả năng duy trì các khoản trợ cấp và ưu đãi vốn vật chất. Đối với các nước nghèo có quy mô ngân sách nhỏ và quản lý đầu tư không hiệu quả, tác động của các ưu đãi này thường là nhỏ, mang tính ngắn hạn và không đóng góp nhiều vào tăng năng suất lao Mô hình tăng trưởng kinh tế... động. Trong nhiều trường hợp, ưu đãi đầu tư vốn vật chất còn làm giảm năng lực cạnh tranh của ngành và của cả nền kinh tế. Hậu quả của việc phát triển mô hình này trong dài hạn là nền kinh tế sẽ phải đối mặt với những méo mó về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghệ chậm đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp dân cư bị suy giảm, mất cân bằng về môi trường, sinh thái dẫn đến tăng trưởng kinh tế không bền vững, dẫn đến trì trệ khủng hoảng. - Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu: là tăng trưởng kinh tế dựa trên việc gia tăng chất lượng các yếu tố sản xuất. Nó có đặc trưng chủ yếu là nâng cao hiệu quả của tất cả các yếu tố truyền thống trên cơ sở tiến bộ kỹ thuật, còn được gọi là năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP). Trong mô hình tăng trưởng này, nhà nước chú trọng đầu tư tới các lĩnh vực tạo tác động lan tỏa, tích cực tới toàn bộ nền kinh tế, như đầu tư cho khoa học, công nghệ, giáo dục, y tế và bảo vệ vốn tài nguyên, môi trường. Tăng trưởng kinh tế theo mô hình này, vốn con người, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao và khoa học, công nghệ là trọng tâm của chính sách đầu tư nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển. Trong tổng khối lượng sản xuất, tỷ trọng của các ngành có hàm lượng khoa học cao tăng lên; tỷ trọng sản phẩm trung gian giảm và tỷ trọng sản phẩm cuối cùng đi vào tiêu dùng tăng lên tương ứng, do vậy, mà nâng cao được hiệu quả kinh tế, nâng cao chất lượng sống của dân cư. Việc nâng cao mức sống của con người trong điều kiện TTKT theo chiều sâu không chỉ thể hiện ở tăng phúc lợi vật chất, mà còn ở tăng chất lượng các dịch vụ xã hội (giáo dục, y tế,...) và môi trường xung quanh (giảm thiểu ô nhiễm môi trường, loại bỏ những công nghệ rủi ro,...), tăng thời gian tự do, nâng cao mức thỏa mãn nhu cầu đẳng cấp cao. Trong mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, tốc độ tăng trưởng không nhất thiết quá cao nhưng có thể duy trì trong dài hạn nhờ sự đầu tư vào công nghệ xanh, sạch và vốn con người. Đồng thời, mô hình tăng trưởng này cũng hướng tới xây dựng một chính phủ liêm chính, kiến tạo và hiệu quả. 38 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Trong thực tế, không thể phân biệt rạch ròi mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng hay theo chiều sâu, mà chúng thường được kết hợp theo một tỷ lệ nào đó, có thể gọi đó là mô hình kết hợp giữa TTKT theo chiều rộng với TTKT theo chiều sâu. Mô hình kết hợp giữa TTKT theo chiều rộng và TTKT theo chiều sâu vừa chú ý tới số lượng các yếu tố tăng trưởng, nhưng quan trọng hơn là vừa chú trọng nâng cao chất lượng các yếu tố tăng trưởng và phối hợp giữa chúng trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, nâng cao năng suất lao động, làm cho yếu tố TFP đóng góp ngày càng lớn hơn vào tăng trưởng kinh tế. 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM Cùng với cải cách và hội nhập quốc tế trong hơn 30 năm qua (1986-2017), Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trên nhiều lĩnh vực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình trong giai đoạn 2001-2010 là 7,26%/năm, giai đoạn 2011- 2015 là 5,91%/năm, cao hơn so với mức trung bình của thế giới, tương đương với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và cao hơn nhiều so với các nước thuộc khu vực EU. Cùng với tăng trưởng kinh tế, thu nhập GDP bình quân đầu người của Việt Nam cũng có sự gia tăng đáng kể. Nếu như năm 1995, GDP bình quân đầu người của Việt Nam mới đạt 289 USD, thì đến năm 2016 đạt 2.228 USD (Tổng cục Thống kê, 2017), trở thành quốc gia có mức thu nhập GDP bình quân đầu người trung bình thấp theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên GDP được duy trì trung bình ở mức 30-40% trong giai đoạn 2007-2016 là nguồn lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên GDP đạt tương ứng trong năm 2007 là 46,5%; năm 2008 là 41,5%; năm 2009 là 42,7%; năm 2010 là 41,1%; năm 2011 là 33,3%; năm 2012 là 31,1%; năm 2013 là 30,5%; năm 2014 là 31,0%; năm 2015 là 30,5%; năm 2016 là 31,4% (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2017). Tổng vốn đầu tư cũng không ngừng tăng, năm 2007 chỉ đạt 532,1 nghìn tỷ đồng, thì đến năm 2016 dự đạt 1.588 nghìn tỷ đồng bằng 31,0% GDP. Vốn FDI trong giai đoạn 2007-2016 thực hiện được khoảng 112,23 tỷ USD (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2017). Hoạt động xuất, nhập khẩu cũng đạt được những kết quả vượt trội nhờ mở rộng thị trường. Năm 2015, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 162,4 tỷ USD, tăng gấp 3,3 lần so với năm 2007 và tăng 8,1% so với năm 2014, trong đó khu vực FDI (không kể dầu thô) đạt 111,3 tỷ USD, tăng 18,5%. Năm 2015 có 25 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD (Bộ Công Thương, 2016). Giai đoạn 2011-2015, mức nhập siêu được cải thiện hơn và năm 2012 Việt Nam đã có thặng dư thương mại trên 700 triệu USD, năm 2014 là 2,337 tỷ USD và năm 2015 Việt Nam trở lại nhập siêu 3,17 tỷ USD, bằng 2% kim ngạch xuất khẩu (Đặng Thị Thúy Hồng, 2016). Nhập siêu giảm là một trong những tác nhân quan trọng giúp giảm áp lực tăng tỷ giá và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Tỷ lệ giữa kim ngạch xuất khẩu so với GDP của Việt Nam trong những năm qua tuy có suy giảm trong năm 2009 nhưng vẫn đạt ở mức khá cao, năm 2016 là 80,5%, thuộc loại cao so với tỷ lệ chung của thế giới, đứng thứ hạng khá cao so với các nước trong khu vực ASEAN (Bộ Công Thương, 2016). Lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội đã đạt được những kết quả nhất định. Công tác xóa đói giảm nghèo cũng đạt được những kết quả tốt, năm 2011 số hộ nghèo giảm xuống còn khoảng gần 12%, năm 2016 còn khoảng 8,7%. Lĩnh vực giáo dục đào tạo, dân số, việc làm và giảm nghèo, y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo vệ môi trường 39 và các hoạt động văn hóa xã hội khác đều đã đạt được nhiều kết quả, góp phần quan trọng vào việc phát triển bền vững, nâng cao từng bước đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, giảm bớt khó khăn cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, các đối tượng chính sách, góp phần xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm và giữ vững ổn định chính trị, xã hội. Ngoài những kết quả đạt được nêu trên, tình hình kinh tế, xã hội vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập. Những năm gần đây, tăng trưởng GDP tuy vẫn ở mức tương đối cao nhưng đang có xu hướng chậm lại. Trong giai đoạn 2007-2016, Việt Nam duy trì được mức tăng trưởng khá cao, bình quân 6,29%/năm nhưng để đạt được mức tăng trưởng đó, tổng đầu tư cho phát triển luôn ở mức cao (30,0-46,5%), cao hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực, điều này chứng tỏ hiệu quả và chất lượng tăng trưởng của Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực. Các cân đối vĩ mô (gồm cân đối cán cân vãng lại, cân đối ngân sách, cân đối tiết kiệm nội địa và đầu tư xã hội, dự trữ ngoại tệ quốc gia, v.v.) chưa vững chắc, nợ nước ngoài và nợ công có xu hướng gia tăng; nợ xấu ngân hàng tăng mạnh, nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô luôn là vấn đề phải quan tâm hàng đầu trong mấy năm gần đây. Bên cạnh đó, năng suất lao động Việt Nam còn thấp, đóng góp vào tăng trưởng còn hạn chế. Năm 2011, năng suất lao động bình quân của Việt Nam theo giá thực tế mới đạt khoảng 2.400 USD/người, thấp hơn so với mức năng suất lao động năm 2005 của nhiều nước trong khu vực như là Indonesia 2.650 USD, Philippines 2.689 USD, Thái Lan 2.721 USD, Singapore 48.162 USD, Brunei 51.500 USD, Nhật Bản 70.237 USD, Trung Quốc 2.869 USD, Malaysia 12.571 USD, Hàn Quốc 33.237 USD (Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, 2012). Đến năm 2012, năng suất lao động xã hội (GDP/LĐ), giá hiện hành đạt 63,11 triệu đồng; năm 2013 đạt 68,65 triệu; năm 2014 đạt 74,66 triệu và năm 2015 đạt khoảng 83,81 triệu đồng, còn thấp hơn nhiều lần so với các nước trong khu vực (Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, năm 2016). Bộ máy hành chính cồng kềnh, nhiều tầng nấc, kém hiệu quả chưa có giải pháp để tinh gọn, mà còn tăng thêm trong thời gian qua, cân đối ngân sách Nhà nước còn khó khăn, bội chi còn cao; nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn; chất lượng tín dụng chưa cao, xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém còn khó khăn; huy động nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước còn hạn chế; tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm Thực tế cho thấy dư địa tăng trưởng theo chiều rộng đang bị thu hẹp dần, nhưng nguồn lực và động lực của tăng trưởng theo chiều sâu (hiệu quả sử dụng nguồn lực, năng suất lao động, năng suất tổng hợp) lại tăng chậm, không được cải thiện để bù đắp sự suy giảm của tăng trưởng theo chiều rộng. Tiềm năng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang giảm, bản thân nền kinh tế tự nó không còn khả năng đạt mức tăng trưởng cao như trước đây, cùng với đó là hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ và sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đòi hỏi Việt nam phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế. 3. THỰC TRẠNG MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM THỜI GIAN QUA Tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong những năm qua chủ yếu vẫn dựa vào tăng vốn đầu tư mà phần lớn là từ ngân sách Nhà nước (NSNN). Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2011, doanh nghiệp nhà nước chiếm 70% vốn đầu tư của toàn xã hội, 50% vốn đầu tư nhà nước, 60% tín dụng của các ngân hàng thương mại, 70% nguồn vốn ODA nhưng chỉ đóng góp vào GDP ở mức khoảng 37- 38%. Hiệu quả đầu tư thấp, hệ số ICOR có xu hướng tăng lên, năm 2005 là 4,6; năm 2006 là 5,01; năm 2007 là 5,20, năm 2008 là 6,66, năm 2010 là 6,9, cao hơn đáng kể so với các nước khác như Nhật Bản 3,2, Trung Quốc là 4,1; Hàn Quốc là 3,2, điều này chứng tỏ hiệu quả đầu tư của Việt Nam rất thấp so với các nước trong khu vực trong thời kỳ tăng trưởng cao (Viện Chiến lược Phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2011). Mô hình tăng trưởng kinh tế... 40 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Lực lượng lao động của Việt Nam tuy đông về số lượng nhưng chủ yếu là lao động phổ thông, ít qua đào tạo. Theo báo cáo tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam tháng 6/2015, khoảng 57% lực lượng lao động Việt Nam có kỹ năng rất thấp và khoảng 68% dân số trong độ tuổi 20-24 không được đào tạo hoặc thiếu các kỹ năng cần thiết. Chương trình đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động; học sinh học lý thuyết nhiều, nhưng khả năng vận dụng thực tế rất yếu. Theo kết quả khảo sát của Hội Liên hiệp Sinh viên Việt Nam, khoảng 50% sinh viên Việt Nam ra trường không tìm được việc làm trong lĩnh vực chuyên môn của mình, tỷ lệ sinh viên phải đào tạo lại sau khi ra trường rất lớn. Năm 2016, có khoảng gần 200 ngàn sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng bị thất nghiệp. Một số nút thắt chính về lao động và vốn con người của Việt Nam đang cản trở nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế đó là: - Đội ngũ nhân lực chất lượng cao, công nhân lành nghề vẫn còn rất thiếu so với nhu cầu xã hội để phát triển các ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam, nhất là để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cũng như nâng cấp vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị đó. Chất lượng đào tạo, cơ cấu theo ngành nghề, lĩnh vực, sự phân bố theo vùng, miền, địa phương của nguồn nhân lực chưa thực sự phù hợp với nhu cầu sử dụng của xã hội, gây lãng phí nguồn lực của Nhà nước và xã hội. - Hệ thống giáo dục quốc dân - lực lượng nòng cốt trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đất nước bộc lộ nhiều hạn chế. Công tác đào tạo, giáo dục nghề nghiệp chưa thực sự dựa trên cơ sở nhu cầu xã hội, chưa thu hút được sự tham phát triển nguồn nhân lực từ các đơn vị sử dụng lao động. - Nguồn lực quốc gia và khả năng đầu tư cho phát triển nhân lực của phần lớn các gia đình còn hạn chế, chưa đáp ứng điều kiện tối thiểu để bảo đảm chất lượng các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao. Nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước cho phát triển nhân lực còn hạn chế; chưa huy động được nhiều các nguồn lực trong xã hội (nhất là các doanh nghiệp) để phát triển nhân lực. - Tuyển dụng lao động ở nhiều cơ quan chưa hoàn toàn minh bạch, việc sử dụng lao động chưa hoàn toàn hợp lý, công tác bổ nhiệm cán bộ còn dựa nhiều vào các tiêu chuẩn và tiêu chí hình thức dẫn đến việc thu nạp và sử dụng nguồn lực lao động, nhất là lao động chất lượng cao còn chưa hợp lý. Đây cũng chính là dư địa, tiềm năng về vốn con người chưa được khai thác hiện nay. - Hợp tác và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng về kinh tế, xã hội, văn hóa nước ta với thế giới. Còn nhiều sự khác biệt trong các quy định về giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nhân lực của hệ thống pháp luật Việt Nam so với pháp luật của các nước; mô hình hệ thống giáo dục và đào tạo, nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo nhân lực chưa tương thích và chưa phù hợp với các tiêu chuẩn phổ biến của các nước trong khu vực và thế giới. Bảng 2. So sánh ICOR của Việt Nam với các nước trong thời kỳ tăng trưởng cao Quốc gia Thời kỳ tăng trưởng cao Tỷ lệ đầu tư (% GDP) Tỷ lệ tăng trưởng (%) ICOR Việt Nam Trung Quốc Nhật Bản Hàn Quốc 2001-2010 1991-2003 1961-1970 1981-1990 51,6 39,1 32,6 29,6 7,5 9,5 10,2 9,2 6,19 4,1 3,2 3,2 Nguồn: Chi Hung Kwan: Tại sao hiệu quả đầu tư của Trung Quốc thấp, Trung Quốc trong quá độ 18/6/2004 và tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư 41 Tình hình trên cho thấy, mô hình tăng trưởng kinh tế chủ yếu theo chiều rộng ở Việt Nam đã đạt tới giới hạn, thể hiện rõ qua mức năng suất lao động (NSLĐ) thấp và tính lạc hậu của cơ cấu nền kinh tế. NSLĐ của Việt Nam năm 2009 chỉ tương đương 14,9% của Singa- pore, 9% của Mỹ, 40% của Thái Lan và 52,6% của Trung Quốc. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm và lạc hậu. Trong giai đoạn từ năm 2000- 2010, tỷ trọng nhóm ngành sản xuất sản phẩm vật chất trong GDP hầu như không đổi, chiếm khoảng 61-62%, nhóm ngành dịch vụ dao động trong khoảng 38-39%, thấp hơn các nước khác; cụ thể như tỷ trọng của nhóm ngành dịch vụ trong GDP năm 2001 của Malaysia là 41,9%; Thái Lan là 49,8% và Hàn Quốc là 54,1% (Viện Chiến lược Phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2011). TTKT của Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung ở một số ngành và sản phẩm truyền thống có công nghệ không cao như dệt may, thủy sản, nông sản chưa qua chế biến, ngoài ra tăng trưởng còn dựa vào một số doanh nghiệp FDI như Samsung, Formosa. Tín hiệu của chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu Trong những năm gần đây, đóng góp vào tăng trưởng của vốn và lao động có xu hướng giảm, thay vào đó là đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế ngày càng tăng. Nếu như năm 2001 đóng góp của vốn cho tăng trưởng là 71,94%, của TFP là 14,64%, và của số lượng lao động là 13,42%, thì đến năm 2013 TFP đã đóng góp vào tăng trưởng kinh tế lên 32,5% và đến năm 2014 đã đóng góp 36,8% vào tăng trưởng kinh tế, năm 2015 là 32,95% (Tổng cục Thống kê, năm 2016). Nhìn chung, tỷ lệ đóng góp của TFP trong tăng trưởng GDP chưa cao, nhưng có xu hướng tăng phản ánh tín hiệu của tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu. Mô hình tăng trưởng kinh tế... Biểu đồ 1. Đóng góp của các nhân tố vốn - lao động - TFP vào tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2001-2015 Nguồn: Tổng cục Thống kê (2016) 42 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Cùng với sự gia tăng của TFP trong tăng trưởng kinh tế, năng lực cạnh tranh của Việt Nam cũng có sự thay đổi đáng kể, năm 2014-2015, đánh giá mức độ sẵn sàng về công nghệ của Việt Nam là 3,12 điểm trên điểm tối đa là 7, đứng thứ 99 trong tổng số 144 nước, năm 2015-2016, sự sẵn sàng về công nghệ của Việt Nam là 3,32 điểm, đứng thứ 92 trong 140 nước (WEF, 2017). Về chỉ số đổi mới, theo đánh giá của WEF, năm 2014-2015, Việt Nam đạt 3,12 điểm, đứng thứ 87 trong bảng xếp hạng. Năm 2015-2016, chỉ số đổi mới công nghệ của Việt Nam là 3,25, đứng thứ 73 trong tổng số 140 nước, mặc dù cũng có sự cải thiện đáng kể, nhưng đánh giá về công nghệ Việt Nam vẫn đứng ở mức dưới trung bình so với thế giới. Năng suất lao động của Việt Nam thời gian qua đã có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm, khoảng cách tương đối về năng suất lao động với các nước ASEAN được thu hẹp dần. Tuy nhiên, năng suất lao động của nước ta hiện vẫn còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực, khoảng cách tuyệt đối tính bằng chênh lệch giữa năng suất lao động của Việt Nam với hầu hết các nước ASEAN có xu hướng tăng. Nguồn: Tổng cục Thống kê (2016) 4. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 4.1. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững (Nghị quyết Đại hội XII). Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế hiện nay về bản chất là thay đổi động lực của tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động, hiệu quả sử dụng các nguồn lực phải được cải thiện để dần thay thế số lượng vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên. Để chuyển sang mô hình tăng trưởng mới, đòi hỏi phải tăng tỷ lệ đóng góp của yếu tố TFP vào tăng trưởng GDP, kết hợp giữa tăng trưởng theo chiều rộng và theo chiều sâu một cách hợp lý trong đó trọng tâm là chuyển mạnh sang tăng trưởng theo chiều sâu. Mục tiêu đến năm 2020 đóng góp của TFP vào TTKT là từ 35-40%. 4.2. Tái cơ cấu nền kinh tế Cùng với chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế cần phải tái cơ cấu nền kinh tế, mà thực Biểu đồ 2. Năng suất lao động và tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 2006-2015 43 chất là quá trình phân bố lại nguồn lực mà trước hết là vốn đầu tư trên phạm vi quốc gia nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế nói chung. Để làm được điều đó, về chính sách, cần cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh như ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và cải cách thể chế, để cơ chế thị trường được vận hành tốt và phát huy đầy đủ hiệu lực trong huy động và phân bố nguồn lực. Tái cơ cấu kinh tế là đổi mới hệ thống đòn bẩy khuyến khích, thúc đẩy nguồn lực phân bố đến những nơi sử dụng có hiệu quả cao hơn, đồng thời, buộc các doanh nghiệp, các nhà đầu tư phải đổi mới cách thức sử dụng nguồn lực, đổi mới cách thức quản lý, để nâng cao hiệu quả, năng cao năng suất và nâng cao năng lực cạnh tranh. Như vậy, thay đổi, tạo lập hệ thống đòn bẩy phù hợp chính là khởi đầu của quá trình tái cơ cấu kinh tế. Nâng cao hiệu quả và chất lượng của công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, địa bàn; tăng cường trao đổi thông tin, phối hợp xây dựng và triển khai quy hoạch, kế hoạch giữa các địa phương, khắc phục triệt để tình trạng cắt khúc của quy hoạch. Tăng cường sự liên kết giữa các địa phương trong vùng kinh tế, có chính sách khuyến khích hình thành các cụm liên kết ngành. Tiếp tục củng cố và tái cấu trúc hệ thống tài chính, các ngân hàng thương mại để thực hiện huy động và phân bổ các nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế - xã hội,... Đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống pháp luật đối với thị trường tài chính, thị trường bảo hiểm, thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các thị trường tài chính. Đẩy mạnh thực hiện tái cấu trúc các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, qua đó định vị lại vai trò của các khu vực kinh tế này trong toàn bộ nền kinh tế. Tăng cường hiệu quả huy động nguồn lực, tiếp tục cải cách hệ thống chính sách thu đi đôi với cơ cấu lại ngân sách nhà nước. Nâng cao vai trò định hướng của nguồn lực tài chính nhà nước trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội gắn với thu hút sự tham gia đầu tư của khu vực tư nhân. Tái cơ cấu kinh tế tập trung vào các lĩnh vực sau: - Tái cơ cấu đầu tư công, công việc trước hết phải làm là cắt giảm số lượng vốn và số dự án đầu tư công; thực hiện phân bổ vốn cho những dự án quan trọng ưu tiên, chủ yếu trong phát triển hạ tầng. Điều quan trọng là phải xác định rõ và cụ thể vai trò, phạm vi và chức năng của đầu tư Nhà nước, quy trình, tiêu chí, lựa chọn được dự án có hiệu quả kinh tế xã hội cao và tập trung phân bổ vốn vào dự án có hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất; phải đổi mới được chế độ phân cấp đầu tư, nhất là giữa Trung ương với địa phương; phải áp đặt “hard budget constraints” để buộc các bộ, địa phương, tập đoàn và tổng công ty nhà nước phải có đổi mới và sáng tạo trong đầu tư theo hướng “đầu tư ít hơn, hiệu quả cao hơn”, hạn chế chạy theo số lượng đầu tư, số lượng dự án, ngăn chặn được cơn “khát đầu tư” tràn lan, ngoài ngành như thời gian qua. - Tái cơ cấu các ngành kinh tế, thì trọng tâm là tái cơ cấu các chuỗi cung ứng nâng cao giá trị gia tăng nội địa, nhất là chuỗi cung ứng các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh như điện tử và công nghệ thông tin, dệt may, giày da, chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp xanh và năng lượng tái tạo, cơ khí chế tạo, đóng mới và sửa chữa tàu biển, ô tô và phụ tùng ô tô, máy nông nghiêp, lúa gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều, cá da trơn, tôm và các loại hải sản khác, các loại rau, quả nhiệt đới, v.v. - Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) tập trung vào nhóm giải pháp như: áp đặt đầy đủ nguyên tắc thị trường và chế độ ngân sách cứng đối với DNNN; bắt buộc các DNNN phải cạnh tranh bình đẳng như các doanh nghiệp khác. Thiết lập, hoàn thiện khung quản trị theo thông lệ quốc tế phổ biến và nâng cao hiệu lực quản trị công ty đối với các doanh nghiệp nhà nước. Tái cơ cấu danh mục đầu tư, ngành nghề kinh doanh, cổ phần hóa; thu hẹp quy mô hoạt động của các DNNN để DNNN tập trung vào các ngành lĩnh vực kinh doanh chính, bao gồm: công nghiệp quốc phòng; Mô hình tăng trưởng kinh tế... 44 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật các ngành công nghiệp độc quyền tự nhiên; các ngành, lĩnh vực cung cấp hàng hóa và dịch vụ thiết yếu; một số ngành công nghiệp nền tảng, công nghệ cao có sức lan tỏa lớn. - Tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng đã và đang tập trung xử lý một số nội dung chính, gồm tái cơ cấu các ngân hàng thương mại yếu kém; xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và tái cơ cấu tổng thể, toàn diện cả hệ thống nói chung và từng tổ chức tín dụng nói riêng. 4.3. Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ (KHCN) vào các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế Chiến lược Phát triển Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2011-2020 khẳng định Việt Nam quyết tâm coi khoa học và công nghệ là nền tảng cho sự phát triển bền vững của đất nước. Chiến lược này quy định việc tăng đầu tư cho khoa học và công nghệ ở mức 1,5% GDP vào năm 2015 và trên 2% vào năm 2020. Đồng thời, Nhà nước cũng đã ban hành các luật để hỗ trợ chuyển giao công nghệ, cũng tạo nguồn nhân lực KHCN như: Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006 (Quốc hội, 2006) và Luật Công nghệ cao từ năm 2008 (Quốc hội, 2008) đặt ra khuôn khổ pháp lý cho sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài và các hoạt động công nghệ cao, từ lĩnh vực chế tác, sản xuất đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 10/5/2011, phê duyệt “Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020”. Theo đó, một trong những mục tiêu đặt ra bao gồm: nâng cấp công nghệ với tốc độ 15%/năm; làm chủ công nghệ sản xuất tiên tiến và đào tạo 80.000 kỹ sư, kỹ thuật viên và nhà quản lý đang làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ trong quản lý công nghệ và quản trị. Ngoài ra, Nhà nước còn ban hành các chính sách hỗ trợ cho các hoạt động khoa học và công nghệ được thể hiện trong Luật Khoa học và công nghệ ngày 18/6/2013 (Quốc hội, 2013) và Nghị định số 87/2014/NĐ- CP ngày 22/9/2014 về thu hút các nhà khoa học từ nước ngoài (Quốc hội, 2014). Luật Khoa học và công nghệ (2013) quy định việc hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước để thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ. Doanh nghiệp có thể nhận được hỗ trợ tài chính lên tới 30% tổng vốn đầu tư nếu họ thực hiện các dự án ứng dụng các kết quả khoa học để tạo ra các sản phẩm mới hoặc để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh sản phẩm. Các hoạt động này cũng có thể được hỗ trợ đến 50% vốn đầu tư cho các dự án thực hiện ở vùng kinh tế - xã hội khó khăn hoặc hỗ trợ 50% vốn đầu tư cho các dự án thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia thuộc lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm của Nhà nước. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp có đủ năng lực ứng dụng công nghệ mới bằng cách tạo môi trường đầu tư lành mạnh, làm cho yếu tố công nghệ trở thành điều kiện quyết định giành thắng lợi trong cạnh tranh, giảm các ưu tiên, ưu đãi cho một số loại hình doanh nghiệp; có chính sách thúc đẩy ứng dụng khoa học - công nghệ, khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện đầu tư đổi mới công nghệ; có các giải pháp quyết liệt để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp đi đầu trong ứng dụng công nghệ mới; thúc đẩy tăng tốc chuyển giao công nghệ vào các ngành, lĩnh vực bằng cách thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ, phát triển doanh nghiệp khoa học - công nghệ để tăng nguồn cung sản phẩm công nghệ mới cho thị trường. Thu hút vốn đầu tư cho khoa học và công nghệ từ nhiều nguồn, chọn các nhà khoa học đầu đàn làm chủ các công trình nghiên cứu khoa học. Quy định mức thù lao, mức thưởng thỏa đáng đối với những người có năng lực sáng tạo, có công trình khoa học được áp dụng vào thực tiễn. Tăng cường chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại trong các dự án FDI. Những giải pháp cụ thể về phát triển khoa học, công nghệ trong thời gian tới - Tăng cường năng lực quốc gia về KHCN theo hướng: nguồn nhân lực cho KHCN và đổi mới sáng tạo. Nguồn nhân lực là vấn đề then chốt đối với đổi mới sáng tạo. Năng lực sáng tạo quốc gia phụ thuộc phần lớn vào chất lượng giáo dục và đào tạo cho các nhà khoa học, kỹ nghệ và các 45 nhà chuyên môn khác, và nó cũng phụ thuộc vào mức độ bao phủ của hệ thống giáo dục. Do vậy, các chính sách cần đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học và sau đại học hướng vào những ngành KHCN tạo nguồn nhân lực KHCN cho các tổ chức nghiên cứu triển khai; huy động các nguồn lực ngoài nhà nước đầu tư cho KHCN. Hoàn chỉnh những văn bản pháp luật, quy định về khoa học công nghệ theo hướng khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho khoa học và công nghệ. Đầu tư cho KHCN cần tập trung nguồn lực vào một số ngành trọng điểm để tăng sức cạnh tranh toàn cầu và năng lực xuất khẩu. - Nâng cao khả năng liên kết và đóng góp của các trường đại học, các tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp cho KHCN. Muốn giải quyết hiệu quả những vấn đề này, cần có tầm nhìn chiến lược rõ ràng về phân công lao động giữa các trường đại học và cơ quan nghiên cứu nhà nước, và đảm bảo cân đối chức năng giữa các cơ quan nghiên cứu nhà nước. Cải cách một cách căn bản cơ cấu quản trị các trường đại học và cơ quan nghiên cứu Nhà nước sẽ là điều kiện cần để tăng tài trợ cho các cơ sở đó. Cần tiếp tục thực hiện quá trình chuyển sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp đối với các cơ quan nghiên cứu Nhà nước theo hướng tăng quyền tự chủ cho họ, đồng thời đảm bảo rằng các cơ sở không thuộc diện chuyển đổi có thể giảm về số lượng, nhưng nâng cao được chất lượng và hiệu quả hoạt động. Nghiên cứu xây dựng mô hình Trung tâm công nghệ công lập (theo mô hình Nhật Bản). Mô hình này có chức năng nghiên cứu, đổi mới công nghệ, phát triển công nghệ mới, đồng thời cũng là “cầu nối” đóng vai trò tư vấn công nghệ cho doanh nghiệp, vì không phải doanh nghiệp nào cũng tự mình nghiên cứu, phát triển công nghệ, đặc biệt đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong khi đó, việc ứng dụng công nghệ hiệu quả cũng là một giải pháp quan trọng trong nâng cao năng suất lao động. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động đầu tư cho KHCN, thu hút các thành phần xã hội tham gia hoạt động KHCN, tăng cường sự gắn kết chặt chẽ giữa KHCN với sản xuất, gắn kết các viện, đại học với doanh nghiệp nhằm thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu. Khuyến khích đầu tư nghiên cứu và phát triển của các doanh nghiệp lớn nhằm tiến tới trở thành trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia. Gắn các nhiệm vụ, đề tài KHCN với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, lĩnh vực. - Đẩy mạnh phát triển thị trường KHCN. Cần nghiên cứu xây dựng hệ thống các tổ chức hỗ trợ trung gian hiệu quả nhằm gắn kết hai bên cung - cầu của thị trường KHCN, đẩy mạnh quá trình thương mại hóa sản phẩm, gia tăng sản phẩm KHCN trên thị trường và tăng cường đổi mới KHCN của doanh nghiệp. Tăng cường hiệu quả của các chợ KHCN, trong đó cần định hướng phát triển một số loại hình chợ theo hướng công nghệ ưu tiên, công nghệ mũi nhọn, công nghệ cần phổ biến đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo từng thời kỳ. - Sửa đổi các quy định trong Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Công nghệ cao theo hướng quy định rõ ràng hơn và khuyến khích hơn các doanh nghiệp FDI chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp trong nước. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ trong công tác quy hoạch, đồng bộ cơ chế quản lý, tổ chức, hoạt động KHCN theo hướng xóa bao cấp, trao quyền tự chủ. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng trong việc cung cấp dịch vụ KHCN giữa các tổ chức thuộc thành phần kinh tế khác nhau. Cần tăng cường vai trò của các Quỹ như NAFOSTED, NATIF trong việc hỗ trợ phát triển KHCN. 4.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thực hiện các giải pháp quyết liệt nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, chú trọng đào tạo công nhân kỹ thuật, trung cấp để thay đổi cơ cấu lao động hiện nay. Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục - đào tạo theo hướng tăng cường đào tạo các kỹ năng chuyên sâu, giảm tải thời gian học lý thuyết, tăng cường thời gian thực hành cho học sinh, sinh viên. Xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên đáp ứng sự đổi mới của chương trình giáo dục - đào tạo. Tăng cường nâng Mô hình tăng trưởng kinh tế... 46 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật cấp chất lượng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho các cơ sở đào tạo, chú trọng xây dựng mới và củng cố các phòng thí nghiệm, xưởng thực nghiệm của các cơ sở đào tạo, đặc biệt là đối với cơ sở đào tạo các chuyên ngành mũi nhọn, các ngành nghề mới. Mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khuyến khích và mở rộng cơ chế để các cơ sở đào tạo trong nước hợp tác với các cơ sở đào tạo của các nước phát triển. Đổi mới chính sách sử dụng, đánh giá và đãi ngộ nhân lực theo hướng dựa trên năng lực chuyên môn và hiệu quả thực hiện công việc. Khuyến khích các cơ sở đào tạo chuyển sang chế độ tự chủ hoàn toàn cả về tài chính và nhân sự để đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao động. Đẩy mạnh xã hội hóa để tăng cường huy động các nguồn vốn cho phát triển nhân lực. Nhà nước có cơ chế, chính sách để huy động các nguồn vốn của người dân đầu tư và đóng góp cho phát triển nhân lực bằng các hình thức như trực tiếp đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục, đào tạo, cơ sở y tế, văn hóa, thể dục thể thao; góp vốn, mua công trái, hình thành các quỹ hỗ trợ phát triển nhân lực. Thực hiện cải cách hệ thống giáo dục và đào tạo theo hướng mở, hội nhập, thúc đẩy phân tầng, phân luồng, khuyến khích học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Chú trọng cải cách giáo dục đại học. Đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước về giáo dục theo hướng hiệu quả và phù hợp với phương thức quản lý giáo dục tiên tiến trên thế giới. Cần có một chuyển biến mạnh mẽ trong việc tuyển dụng và sử dụng lao động trong khu vực công bằng việc thực hiện thật nghiêm túc các chính sách hiện có, đồng thời có cơ chế giám sát độc lập quá trình tuyển dụng cán bộ trong khu vực công. Trong sử dụng và bổ nhiệm cán bộ, cần minh bạch và công khai hóa đến mức tối đa để thực sự sử dụng đúng chỗ, đúng khả năng những cán bộ, chuyên gia có trình độ cao ngay trong khu vực nhà nước. Thực hiện liên thông lao động giữa khu vực công và khu vực tư để đảm bảo sử dụng hiệu quả lực lượng lao động xã hội. Cần tận dụng triệt để các cơ hội từ quá trình hội nhập thông qua việc thực hiện đầy đủ các cam kết về việc sử dụng lao động, lao động di chuyển ra nước ngoài và ngược lại, đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người lao động. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương. 2. Báo cáo của Viện Chiến lược Phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 3. Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 4. Báo cáo của Bộ Công Thương. 5. Hội đồng Lý luận Trung ương (2015), Giáo trình Kinh tế học chính trị Mác-Lênin, NXB Chính trị Quốc gia. 6. Nguyễn Trọng Hoài (2013), Các chủ đề phát triển chọn lọc - khung phân tích và bằng chứng thực nghiệm cho Việt Nam - sách chuyên khảo, NXB Kinh tế TP HCM. 7. Trần Thọ Đạt (2010), Các mô hình tăng trưởng kinh tế - sách chuyên khảo, NXB Thống kê. 8. Tổng cục Thống kê Việt Nam. 9. Văn kiện Đại hội XI, XII.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4_8847_2199441.pdf
Tài liệu liên quan