Tài liệu Mô hình quản lí chất lượng hoạt động giáo dục quyền sở hữu trí tuệ cho sinh viên các trường Đại học Sư phạm: 173
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2019-0035
Educational Sciences, 2019, Volume 64, Issue 2A, pp. 173-184
This paper is available online at
MÔ HÌNH QUẢN LÍ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ CHO SINH VIÊN
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Phạm Thị Thuý Hằng
Khoa Tâm lí - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
Tóm tắt. Bài viết giới thiệu về mô hình quản lí chất lượng hoạt động giáo dục quyền
sở hữu trí tuệ cho sinh viên các trường đại học Sư phạm, trong đó chú trọng đến các
khía cạnh: (1) Chất lượng giáo dục quyền sở hữu trí tuệ ở trường đại học; (2) Các yếu
tố đảm bảo chất lượng giáo dục quyền sở hữu trí tuệ ở trường đại học; (3) Xây dựng
hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục quyền sở hữu trí tuệ ở trường đại học;
(4) Định hướng cơ bản trong quản lí chất lượng giáo dục quyền sở hữu trí tuệ cho
sinh viên các trường đại học sư phạm.
Từ khoá: Quản lí chất lượng, quyền sở hữu trí tuệ, chất lượng giáo dục quyền sở h...
12 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 392 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô hình quản lí chất lượng hoạt động giáo dục quyền sở hữu trí tuệ cho sinh viên các trường Đại học Sư phạm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
173
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2019-0035
Educational Sciences, 2019, Volume 64, Issue 2A, pp. 173-184
This paper is available online at
MÔ HÌNH QUẢN LÍ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ CHO SINH VIÊN
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Phạm Thị Thuý Hằng
Khoa Tâm lí - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
Tóm tắt. Bài viết giới thiệu về mô hình quản lí chất lượng hoạt động giáo dục quyền
sở hữu trí tuệ cho sinh viên các trường đại học Sư phạm, trong đó chú trọng đến các
khía cạnh: (1) Chất lượng giáo dục quyền sở hữu trí tuệ ở trường đại học; (2) Các yếu
tố đảm bảo chất lượng giáo dục quyền sở hữu trí tuệ ở trường đại học; (3) Xây dựng
hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục quyền sở hữu trí tuệ ở trường đại học;
(4) Định hướng cơ bản trong quản lí chất lượng giáo dục quyền sở hữu trí tuệ cho
sinh viên các trường đại học sư phạm.
Từ khoá: Quản lí chất lượng, quyền sở hữu trí tuệ, chất lượng giáo dục quyền sở hữu
trí tuệ, quản lí chất lượng giáo dục quyền sở hữu trí tuệ, đại học sư phạm.
1. Mở đầu
Những nghiên cứu về quản lí chất lượng (QLCL) của các nhà nghiên cứu trên thế
giới như Harvey, Green (1993); Bogue, Saunder (1992); Crosby, Juran & Deming (2010);
Everard, Morris & Wilson (2010) thường tập trung nghiên cứu vào bản chất của chất
lượng, QLCL, đưa ra những tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng, thiết kế quy trình QLCL [1, 2].
Trên cơ sở đó, trong thời gian gần đây, việc áp dụng các mô hình QLCL vào lĩnh vực giáo
dục đã được khởi xướng và ngày càng trở thành xu hướng chung trong quản lí giáo dục,
trong đó có thể kể đến các nghiên cứu của Edward Sallis (1992); Gharib, Alfarah (2012);
Bratean, BLates (2013) đã đóng góp tích cực về mặt lí luận và thực tiễn trong công tác
quản lí chất lượng giáo dục (QLCLGD) trong nhà trường. Các nghiên cứu cho thấy nếu
nhà quản lí đề cao vai trò của giáo viên thì chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục sẽ
tăng lên. Ngoài ra, nhà quản lí giáo dục có nhận thức đúng đắn về chất lượng và QLCL từ
đó đưa ra những chính sách chất lượng phù hợp cho tổ chức mình cũng có vai trò quyết
định chất lượng giáo dục [1, 3-5].
Ngày nhận bài: 14/2/2019. Ngày sửa bài: 12/3/2019. Ngày nhận đăng: 18/3/2019.
Tác giả liên hệ: Phạm Thị Thuý Hằng. Địa chỉ e-mail: pham_thuyhang2001@yahoo.com
Phạm Thị Thuý Hằng
174
Nghiên cứu về quản lí hoạt động sở hữu trí tuệ (SHTT) ở trường đại học (ĐH) và mô
hình quản lí hoạt động SHTT cũng là một xu hướng nghiên cứu khá phổ biến được các tác
giả trên thế giới quan tâm trong bối cảnh của việc xem xét hệ thống quyền SHTT và
chuyển giao công nghệ từ các tổ chức nghiên cứu và các cơ sở giáo dục đại học. Trong đó,
các nghiên cứu tập trung nghiên cứu các mô hình quản lí hoạt động SHTT tiên tiến,
chuyên nghiệp của các trường ĐH trên thế giới, đóng góp ý nghĩa to lớn về lí luận và thực
tiễn đối với các trường ĐH trong việc định hướng vận dụng bài học kinh nghiệm phù hợp
trong thực tiễn quản lí hoạt động SHTT cho các trường ĐH trên thế giới, tiêu biểu như:
Giorgio (2006); Guo (2007); Wang (2012); Nhóm tác giả Sabrina, Valeria, Aurora,
Henrique (2013) [6]. Có thể thấy rằng, các nghiên cứu trên thế giới đều nhấn mạnh tầm
quan trọng của QLCLGD và quản lí hoạt động SHTT trong trường ĐH. Tuy nhiên, thực
tế nghiên cứu cho thấy QLCL hoạt động giáo dục (HĐGD) quyền SHTT là vấn đề chưa
được chú trọng nghiên cứu, hầu hết các nghiên cứu có liên quan thường thực hiện ở khía
cạnh vĩ mô, do các tổ chức quốc tế và các Bộ giáo dục của các quốc gia thực hiện, áp
dụng chung cho khu vực hay quốc gia; thông thường quan tâm đến nghiên cứu quản lí nội
dung chương trình đào tạo, ít đề cập đến quản lí chất lượng của HĐGD này trong trường
đại học. Thực tiễn cho thấy, hầu như chưa có nghiên cứu xây dựng mô hình QLCL
HĐGD Quyền SHTT cho sinh viên trong các trường ĐH.
Ở Việt Nam, các nghiên cứu liên quan đến quản lí hoạt động SHTT trong trường ĐH
là vấn đề còn khá mới cả về lí luận và thực tiễn, tuy nhiên một số các nghiên cứu đã có
những đóng góp rất quan trọng trong xây dựng mô hình quản lí, khai thác SHTT cũng như
mô tả bức tranh về quản lí SHTT trong trường ĐH từ hoạt động nhận diện, xác định
quyền sở hữu, thống kê và quản lí về mặt hành chính SHTT; hoạt động xác lập và bảo vệ
quyền sở hữu pháp lí SHTT cho đến hoạt động khai thác thương mại SHTT và đề xuất
những biện pháp quản lí hoạt động SHTT trong trường ĐH. Bên cạnh đó, nhiều nghiên
cứu về hoạt động giáo dục và đào tạo về SHTT đã được tiến hành như: Trần Văn Hải
(2007), Lê Văn Hồng (2008), Đoàn Đức Lương (2009), Nguyễn Thị Hồng Vinh (2010)
[7-10]. Các nghiên cứu trên đây đã khái quát hóa và làm rõ những vấn đề lí luận về giáo
dục SHTT và là hướng tiếp cận rõ ràng không chỉ đối với việc giúp SV ý thức hơn trong
việc bảo vệ tài sản trí tuệ của mình, tôn trọng quyền SHTT của người khác, mà tích cực
hơn dưới góc độ mình có thể sử dụng, khai thác gì từ việc bảo hộ quyền SHTT, làm cơ sở
để những ý tưởng sáng tạo được bảo hộ và thương mại hóa trong tương lai. Tuy nhiên,
việc nghiên cứu lí luận và thực tiễn về quản lí chất lượng HĐGD quyền SHTT cho SV
trong trường ĐH vẫn là mảnh đất trống chưa được quan tâm triển khai nghiên cứu tại
nước ta.
Trên cơ sở những kinh nghiệm nghiên cứu thực tiễn đã có về QLCLGD trong nhà
trường và quản lí hoạt động SHTT ở trường ĐH trên thế giới và Việt Nam, bài viết kế
thừa, ứng dụng và phát triển có chọn lọc, đồng thời đề xuất mô hình quản lí HĐGD quyền
SHTT cho sinh viên các trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) tại Việt Nam.
Mô hình quản lí chất lượng hoạt động giáo dục quyền sở hữu trí tuệ cho sinh viên
175
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Lí luận chung về quản lí chất lượng hoạt động giáo dục sở hữu trí tuệ cho
sinh viên ở các trường đại học sư phạm
2.1.1. Chất lượng hoạt động giáo dục quyền sở hữu trí tuệ cho sinh viên trong
trường đại học sư phạm
* Quyền sở hữu trí tuệ
Tại Việt Nam, quyền SHTT được định nghĩa theo Bộ luật dân sự 2005 [11] và theo
Luật sở hữu trí tuệ 2005 [12] như sau: “là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí
tuệ, bao gồm: quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công
nghệp và quyền đối với giống cây trồng”. Như vậy, theo định nghĩa quyền sở hữu trí tuệ
được hiểu gồm bốn loại: (i) quyền tác giả; (ii) quyền liên quan (đến quyền tác giả); (iii)
quyền sở hữu công nghiệp và (iv) quyền đối với giống cây trồng. Quyền SHTT là quyền
hợp pháp cá nhân, pháp nhân đối với các sản phẩm trí tuệ do con người sáng tạo, đó là
độc quyền được công nhận cho một người, một nhóm người hoặc một tổ chức, cho phép
họ được sử dụng hay khai thác khía cạnh thương mại của một sản phẩm sáng tạo. Quyền
SHTT nhằm bảo vệ người sáng tạo, những nhà sản xuất hàng hóa và dịch vụ trí tuệ khác
nhau bằng cách trao cho họ những quyền bị khống chế và thời hạn để kiểm soát việc sử
dụng những sản phẩm nhằm đảm bảo cho người sáng tạo có thể khai thác giá trị kinh tế từ
các sản phẩm sáng tạo của mình để bù đắp lại công lao sáng tạo.
* Hoạt động giáo dục quyền sở hữu trí tuệ
Khái niệm HĐGD quyền SHTT được hiểu là hoạt động có mục đích, có tổ chức giữa
nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm hình thành nhận thức đúng đắn, thái độ phù
hợp và hành vi tôn trọng các sản phẩm trí tuệ (quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả),
quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng) do con người sáng tạo; rèn
luyện thói quen bảo vệ tài sản trí tuệ đồng thời khuyến khích hoạt động sáng tạo của SV
trong học tập, nghiên cứu.
Chúng tôi xác định bản chất của HĐGD quyền SHTT là quá trình chuyển hoá một
cách tích cực, tự giác các yêu cầu về việc thực thi Luật SHTT thành hành vi và thói quen
hành vi trong cuộc sống, học tập, nghiên cứu; có ý thức bảo hộ quyền SHTT đối với sản
phẩm trí tuệ của bản thân và không xâm phạm SHTT của người khác, mặt khác có ý thức
loại bỏ những biểu hiện hành vi tiêu cực trong học tập, nghiên cứu như: quay cóp, gian
lận trong thi cử, in sao chép bài giảng, tác phẩm, công trình nghiên cứu khoa học khi chưa
có sự đồng ý của tác giả thông qua quá trình nhà giáo dục tổ chức các hoạt động và giao
lưu cho người được tham gia, trong đó nhà giáo dục đóng vai trò chủ đạo và người được
giáo dục giữ vai trò chủ động.
* Chất lượng hoạt động giáo dục quyền sở hữu trí tuệ cho sinh viên sư phạm
HĐGD quyền SHTT cho SV có chất lượng được chúng tôi hiểu là HĐGD được nhà
trường tổ chức sao cho SV có được nhận thức đúng đắn, thái độ phù hợp và hành vi tích
cực đối với vần đề bảo vệ quyền SHTT, có ý thức tôn trọng SHTT của bản thân và người
khác, đồng thời qua đó khuyến khích hoạt động sáng tạo trong học tập, nghiên cứu và
hình thành nhân cách toàn diện của người giáo viên trong tương lai.
Phạm Thị Thuý Hằng
176
Sinh viên được giáo dục các nội dung cơ bản về Quyền SHTT đề biết cách bảo vệ
những thành quả sáng tạo của mình và không xâm phạm tài sản trí tuệ của người khác
cũng như giáo dục cho các công dân tương lai của đất nước hiểu biết về vấn đề SHTT. Có
thể đánh giá chất lượng HĐGD quyền SHTT dựa vào kiến thức về quyền SHTT mà SV
nắm và thái độ đối với việc rèn luyện, trau dồi hành vi thực thi quyền SHTT. Cụ thể, căn
cứ vào đặc điểm của chuyên ngành đào tạo, tính chất riêng biệt lĩnh vực đào tạo và yêu
cầu nghiên cứu của trường có thể mỗi Ngành/Khoa tự chọn cho mình nội dung đặc thù và
nội dung Luật SHTT (Nội dung Luật SHTT bao gồm 6 phần, 18 chương, 222 điều, do đó,
phải lựa chọn nội dung phù hợp với chuyên ngành đào tạo). Từ căn cứ nêu trên, chúng tôi
lựa chọn nội dung Luật SHTT để tổ chức HĐGD quyền SHTT cho SV Sư phạm cụ thể
như sau: (1) Phần thứ nhất – Những quy định chung (điều 1, 2, 3, 4, 7); (2) Phần thứ hai –
Quyền tác giả và quyền liên quan (điều 13, 14, 15, 18, 25, 26, 28, 32, 33); (3) Phần thứ
năm – Bảo vệ quyền SHTT (điều 198, 199) [8]. Về mức độ hiểu biết về quyền SHTT có
thể đánh giá khả năng nắm kiến thức về Quyền SHTT của SV theo các mức độ của thang
đánh giá: Giỏi; Khá; Trung bình; Yếu kém. Cụ thể: Giỏi (SV thực đầy đủ, đúng các yêu
cầu về nội dung kiến thức liên quan đến SHTT); Khá (Thực hiện tương đối tốt yêu cầu về
nội dung kiến thức liên quan đến quyền SHTT); Trung bình (Thực hiện được yêu cầu cơ
bản về nội dung kiến thức liên quan đến quyền SHTT); Yếu kém (Không thực hiện được
yêu cầu cơ bản về nội dung kiến thức liên quan đến quyền SHTT).
Như vậy, tổ chức HĐGD quyền SHTT cho SV có chất lượng phải dựa vào những căn
cứ sau: 1) Tất cả SV các được giáo dục các nội dung cơ bản về quyền SHTT được lựa
chọn phù hợp với SV Sư phạm 2) Đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo gắn với kế hoạch
đào của trường Sư phạm, gắn với lợi ích và thực tiễn hoạt động học tập, nghiên cứu của
SV; 3) SV đạt được mức độ trung bình trở lên về mặt nhận thức về quyền SHTT sau tham
gia HĐGD quyền SHTT làm cơ sở để bồi dưỡng thái độ đúng đắn và rèn luyện hành vi
tích cực trong thực thi quyền SHTT của SV.
2.1.2. Các mô hình quản lí chất lượng giáo dục đại học
Khái niệm CLGD đại học được định nghĩa rất khác nhau ở nhiều nước trên thế giới
tuỳ theo từng thời điểm và giữa những người quan tâm: sinh viên, giảng viên, người sử
dụng lao động, các tổ chức tài trợ và các cơ quan kiểm định; trong nhiều bối cảnh, nó còn
phụ thuộc vào tình trạng phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước, đồng thời tính đa dạng
trong cách tiếp cận khái niệm này cũng bắt nguồn từ nội hàm phức tạp trừu tượng và tính
đa diện, đa chiều của khái niệm “chất lượng”. Do vậy, đây được xem là một khái niệm
động, đa chiều, và gắn với các yếu tố chủ quan thông qua quan hệ giữa người và người.
Trong các định nghĩa khác nhau về thuật ngữ CLGD của nhiều tác giả, trong phạm vi bài
viết này chúng tôi sử dụng định nghĩa “chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu” của
Burrows và Harvey (1993) như là một định nghĩa phù hợp nhất đối với giáo dục đại học
của nước ta. Tác giả đề cập đến năm khía cạnh CLGD đại học: chất lượng là sự vượt trội
(hay sự xuất sắc); chất lượng là sự hoàn hảo (kết quả hoàn thiện, không có sai sót), chất
lượng là sự phù hợp với mục tiêu (đáp ứng nhu cầu của khách hàng); chất lượng là sự
đáng giá về đồng tiền (trên khía cạnh đáng giá để đầu tư); và chất lượng là sự chuyển đổi
(sự chuyển đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác) [13, 14].
Định nghĩa của Harvey và Green (1993) đã được nhiều tác giả khác thảo luận, công
nhận và phát triển. Các tổ chức đảm bảo CLGDĐH của Hoa Kỳ, Anh và nhiều nước khác
Mô hình quản lí chất lượng hoạt động giáo dục quyền sở hữu trí tuệ cho sinh viên
177
đang sử dụng khái niệm “chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu”. Sự phù hợp với mục
tiêu có thể bao gồm việc đáp ứng đòi hỏi của những người quan tâm như các nhà quản lí,
nhà giáo hay các nhà nghiên cứu giáo dục đại học. Sự phù hợp với mục tiêu còn bao gồm
cả sự đáp ứng hay vượt qua các chuẩn mực đã được đặt ra trong giáo dục và đào tạo. Sự
phù hợp với mục tiêu cũng đề cập đến những yêu cầu về sự hoàn thiện của đầu ra, hiệu
quả của đầu tư. Mỗi một trường ĐH cần xác định nội dung của sự phù hợp với mục tiêu
trên cơ sở bối cảnh cụ thể của nhà trường tại thời điểm xác định mục tiêu đào tạo của
mình. Sau đó chất lượng là vấn đề làm sao để đạt được các mục tiêu đó.
Một số tổ chức
khác vận dụng khái niệm “chất lượng là sự xuất sắc” để so sánh CLGD đại học giữa các
quốc gia hay giữa các trường ĐH khác nhau. Khái niệm “chất lượng là có giá trị gia
tăng” được vận dụng để khuyến khích các cơ sở giáo dục ĐH quan tâm đến việc không
ngừng nâng cao chất lượng dạy và học.
Các mô hình QLCLGD và đào tạo thế giới có thể đề cập tới như: QLCLGD theo Hệ
thống quản lý ISO 9000: 2015; Tiêu chuẩn ISO 9000: 2015; Cơ sở từ vựng ISO 9000:
2015; QLCLGD theo Mô hình SEAMEO; QLCLGD theo các tiêu chuẩn: EFQM, ABET,
AUN,; QLCLGD theo Mô hình QLCL tổng thể (TQM). Trong đó, có thể vận dụng các
mô hình QLCL trong QLCLGD và đào tạo tại Việt Nam cụ thể là ở bậc Trung học chuyên
nghiệp, cao đẳng, ĐH như: Kiểm định chương trình giáo dục và đào tạo (TT 04, CV 1075,
768, 769) (AUN-QA 3.0); Kiểm định cơ sở giáo dục (TT 12, CV 766, 767) (AUN-QA
2.0). Trong phạm vi bài viết, chúng tôi đề cập đến ba cấp độ QLCL được nhiều người biết
đến là: Kiểm soát chất lượng (Quality Control), Đảm bảo chất lượng (Quality Assurance)
và QLCL tổng thể (Total Quality Management) và Mô hình các yếu tố tổ chức. Có thể
tóm tắt các mô hình QLCL bằng sơ đồ hình 1.
PHÁT HIỆN
PHÒNG NGỪA
CẢI THIỆN LIÊN TỤC
KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TỔNG THỂ (TQM)
Thanh tra
Kiểm định/ISO
Kiểm định/ ISO
Hình 1. Các mô hình quản lí chất lượng giáo dục
- Kiểm soát chất lượng là hình thức QLCL đã được sử dụng lâu đời nhất, được thực
hiện ở khâu cuối cùng trong quá trình đào tạo nhằm phát hiện và loại bỏ toàn bộ hay từng
phần sản phẩm cuối cùng không đạt các chuẩn mực chất lượng (ví dụ không đạt các thông
số kỹ thuật). Đây là quá trình xẩy ra sau khi sản phẩm đã được tạo ra, nên nếu phải loại bỏ
sản phẩm sẽ dẫn đến lãng phí nguyên vật liệu, thời gian và công sức. Với SV, họ còn mất
nhiều cơ hội khác trong khi phải theo đuổi một chương trình học tập nhưng cuối cùng
không được tốt nghiệp [14-16].
Phạm Thị Thuý Hằng
178
- Đảm bảo chất lượng (Quality Assurance) là cấp độ QLCL tiến bộ hơn kiểm soát
chất lượng, được thực hiện trước và trong quá trình sản xuất/đào tạo. Đảm bảo chất lượng
nhằm phòng ngừa sự xuất hiện những sản phẩm có chất lượng thấp. Chất lượng được thiết
kế theo các chuẩn mực và đưa vào quá trình sản xuất hoặc đào tạo nhằm bảo đảm sản
phẩm đầu ra đạt được những thuộc tính đã định trước. Đảm bảo chất lượng là phương tiện
tạo ra sản phẩm không có sai sót do lỗi trong quá trình sản xuất hay đào tạo gây ra vì thế
chất lượng được giao phó cho mỗi người tham gia trong quá trình sản xuất hay đào tạo
[15, 16]. Từ ý tưởng này mà người ta quan tâm đến việc tạo nên một nền văn hoá chất
lượng khi áp dụng mô hình đảm bảo chất lượng để những người trực tiếp làm ra sản phẩm
phải tự nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng, biết cách làm thế nào để đạt được
chất lượng cao hơn và tự mình mong muốn làm điều đó, hơn thế nữa còn vận động người
khác cùng làm tốt như hoặc làm tốt hơn bản thân họ.
- Quản lí chất lượng tổng thể (Total Quality Management) là cấp độ QLCL cao nhất
hiện nay. QLCL tổng thể (TQM) là một phương pháp quản lí của một tổ chức, tập trung
về chất lượng, dựa trên sự tham gia của tất cả các thành viên của mình và nhắm đến sự
thành công lâu dài thông qua sự hài lòng của khách hàng, và lợi ích cho tất cả thành viên
của tổ chức và cho xã hội (ISO 8402:1994) [15, 16]. TQM có mối quan hệ chặt chẽ với
đảm bảo chất lượng, tiếp tục và phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng trong việc tạo ra
nền văn hoá chất lượng, nơi mà mục đích của mọi người trong tổ chức kinh doanh hay
nhà trường là làm hài lòng khách hàng hay làm hài lòng người học (trên phương diện học
thuật). Những nơi như thế không cho phép họ cung cấp các sản phẩm có chất lượng thấp.
TQM là quá trình nghiên cứu những kỳ vọng và mong muốn của khách hàng, thiết kế sản
phẩm và dịch vụ để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.
Đặc điểm nổi bật của TQM
so với các phương pháp QLCL trước đây là nó cung cấp một hệ thống toàn diện cho công
tác quản lí và cải tiến mọi khía cạnh có liên quan đến chất lượng và huy động sự tham gia
của mọi cá nhân, bộ phận để đạt được mục tiêu chất lượng đã đặt ra.
- Mô hình các yếu tố tổ chức: Trong lĩnh vực giáo dục, mô hình các yếu tố tổ chức
đưa ra 5 yếu tố như sau: 1) Đầu vào gồm: sinh viên, cán bộ trong trường, cơ sở vật chất,
chương trình đào tạo, quy chế, tài chính. 2) Quá trình đào tạo: mục tiêu, nội dung, phương
pháp và quy trình đào tạo, quản lí đào tạo,.. 3) Kết quả đào tạo: mức độ hoàn thành khóa
học, năng lực đạt được, khả năng thích ứng của SV. 4) Đầu ra: SV tốt nghiệp, kết quả
nghiên cứu và các dịch vụ khác đáp ứng nhu cầu kinh tế xã hội. 5) Hiệu quả: kết quả đào
tạo và ảnh hưởng của nó đối với kinh tế, xã hộI [1]. Mô hình các yếu tố tổ chức đã quan
tâm đến việc quản lí toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm hay cung cấp dịch vụ của tổ
chức từ đầu vào đến đầu ra, nhằm đảm bảo chất lượng của sản phẩm/dịch vụ và đáp ứng
nhu cầu của khách hàng. Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, mô hình này định hướng cho
các nhà quản lí tiếp cận HĐGD và đào tạo một cách toàn diện và xuyên suốt từ đầu đến
cuối quá trình: từ đầu vào, quá trình giáo dục và đào tạo, đầu ra.
2.2. Đề xuất mô hình quản lí chất lượng giáo dục quyền sở hữu trí tuệ cho sinh
viên các trường đại học sư phạm
2.2.1. Cơ sở đề xuất mô hình
Mô hình quản lí chất lượng hoạt động giáo dục quyền sở hữu trí tuệ cho sinh viên
179
- Cơ sở lí luận: Vận dụng các mô hình QLCLGD đại học được thực hiện rộng rãi trên
thế giới nhằm duy trì các chuẩn mực và để không ngừng cải thiện CLGDĐH. Quá trình
phân tích các mô hình QLCL trên thế giới hiện nay để đề xuất mô hình QLCL HĐGD
quyền SHTT cho SV theo lí thuyết các mô hình đã được tiếp cận trên đây: Lí thuyết của
mô hình kiểm soát chất lượng và đảm bảo chất lượng; Lí thuyết mô hình các yếu tố tổ
chức trong quá trình xác định các yếu tố quyết định chất lượng HĐGD quyền SHTT cho
SV; Lí thuyết của mô hình quản lí chất lượng tổng thể (TQM).
- Cơ sở thực tiễn: Tổng quan nghiên cứu về vấn đề giáo dục quyền SHTT cho SV
cho thấy đã có nhiều nghiên cứu về hoạt động giáo dục và đào tạo về SHTT theo hướng
thi hành tốt các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam, góp phần vào thành công
của sự phát triển đất nước theo hướng đổi mới và hội nhập như Trần Văn Hải (2007);
Trần Lê Hồng (2008); Đoàn Đức Lương (2009), Nguyễn Thị Hồng Vinh (2010). Từ
những định hướng của các nhà nghiên cứu nêu trên, vấn đề giáo dục SHTT dần lan tỏa
trong trường ĐH. Tuy nhiên, các nghiên cứu về quản lí chất lượng HĐGD quyền SHTT
cho SV chưa được quan tâm chú trọng và có sự thiếu hụt những nghiên cứu khoa học về
mảng đề tài này. Vì vậy, với tính chất quan trọng của nó, đồng thời đáp ứng xu hướng xây
dựng nền văn hoá SHTT trong nền KTTT hiện nay, việc xây dựng một mô hình QLCL
HĐGD quyền SHTT cho SV ĐHSP là cần thiết góp phần đảm bảo chất lượng HĐGD
quyền SHTT và chất lượng đào tạo của trường Sư phạm.
2.2.2. Mô hình quản lí chất lượng giáo dục quyền sở hữu trí tuệ cho sinh viên các
trường đại học sư phạm
* Các yếu tố quyết định chất lượng hoạt động giáo dục quyền sở hữu trí tuệ cho
sinh viên trong trường đại học sư phạm
Để có thể đánh giá chính xác chất lượng, hiệu quả HĐGD quyền SHTT, báo viết
hướng tới đề xuất quá trình đánh giá phải xem xét đến cả 4 phương diện: “Đầu vào”,
“Quá trình”, “Đầu ra” và “Bối cảnh”. Việc xác định các đối tượng đánh giá theo mô hình
các hệ thống cơ bản rất có ích; theo đó, bản thân mỗi yếu tố đầu vào, các quá trình thực
hiện, đầu ra và điều kiện thực tế đều được đánh giá bằng những tiêu chí, chỉ số thích hợp.
- Đầu vào: Sinh viên, giảng viên, cán bộ quản lí, nhân viên trường ĐHSP; Quy chế tổ
chức HĐGD quyền SHTT cho sinh viên; Chương trình dạy học (tích hợp nội dung giáo
dục quyền SHTT vào các môn học có liên quan); Chương trình HĐGD ngoài giờ lên lớp,
hoạt động ngoại khoá có chủ đề giáo dục quyền SHTT; Nguồn lực: Cơ cở vật chất, tài
chính, nguồn lực thông tin về SHTT
- Quá trình tổ chức HĐGD quyền SHTT: các yếu tố cấu trúc quá trình tổ chức
HĐGD quyền SHTT: Mục tiêu, Nội dung, Phương pháp, Hình thức tổ chức, Kiểm tra -
đánh giá HĐGD quyền SHTT
- Đầu ra: số lượng SV tham gia HĐGD quyền SHTT, trình độ/nhận thức của SV về
quyền SHTT, kết quả đạt được so với mục tiêu giáo dục quyền SHTT và sự hình thành,
phát triển nhân cách người tri thức, nhà khoa học cho SV Sư phạm.
* Tiêu chí đánh giá quản lí chất lượng hoạt động giáo dục quyền sở hữu trí tuệ
cho sinh viên ở các trường đại học sư phạm
Phạm Thị Thuý Hằng
180
Tác giả Huỳnh Lâm Anh Chương (2013) đề xuất tiêu chí đánh giá CLHĐGD bao
gồm: Lãnh đạo và quản lí con người trong HĐGD; Chính sách và chiến lược HĐGD;
Nguồn lực của HĐGD; Quá trình thực hiện HĐGD; Kết quả HĐGD; Sự hài lòng [1]. Dựa
trên hệ thống tiêu chí này, chúng tôi đề xuất hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng HĐGD
quyền SHTT như sau:
- Tiêu chí 1. Quản lí con người trong HĐGD quyền SHTT cho sinh viên bao gồm
các nội dung liên quan đến: 1) Thành bộ phận chuyên trách/ban chỉ đạo về HĐGD quyền
SHTT; 2) Ban hành quy chế, quy định về tổ chức HĐGD quyền SHTT cho SV trong
trường; 3) Xây dựng kế hoạch tổ chức HĐGD quyền SHTT; 4) Tổ chức bồi dưỡng
chuyên môn, nghiệp vụ cho CBQL, giảng viên và nhân viên phụ trách về HĐGD quyền
SHTT; 5) Chỉ đạo tổ chức và giám sát các HĐGD quyền SHTT; 6) Phối hợp giữa các cấp
quản lí, phòng, các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong việc tổ chức
HĐGD quyền SHTT; Kiểm tra – đánh giá việc tổ chức HĐGD quyền SHTT.
- Tiêu chí 2. Cơ chế, chính sách về việc tổ chức HĐGD quyền SHTT cho SV của
nhà trường gồm các nội dung: 1) Xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ
chức HĐGD quyền SHTT; 2) Chính sách đầu tư, huy động nguồn lực: đội ngũ, tài chính,
cơ sở vật chất trong tổ chức HĐGD quyền SHTT; Chính sách khen thưởng, đãi ngộ cho
GV tổ chức HĐGD quyền SHTT; Chương trình hành động và các dự án giáo dục liên
quan đến HĐGD quyền SHTT.
- Tiêu chí 3. Nguồn lực để tổ chức HĐGD quyền SHTT cho SV gồm các nội dung:
1) Bộ phận chuyên trách/ban chỉ đạo có năng lực quản lí HĐGD quyền SHTT; 2) GV, cán
bộ chuyên trách có năng lực tổ chức HĐGD quyền SHTT; 3) Các lực lượng giáo dục
trong và ngoài nhà trường, các tổ chức xã hội, chuyên gia về SHTT có khả năng hợp tác,
tham gia tổ chức HĐGD quyền SHTT; 4) Cơ sở vật chất, phương tiện giáo dục đáp ứng
yêu cầu tổ chức HĐGD quyền SHTT; 5) Dự trù nguồn lực tài chính (ngân sách, huy động)
và báo cáo công khai tài chính tổ chức HĐGD quyền SHTT.
- Tiêu chí 4. Quá trình thực hiện HĐGD quyền SHTT gồm các nội dung: 1) Thực
hiện đúng tiến độ kế hoạch HĐGD quyền SHTT đã công bố; 2) HĐGD quyền SHTT bám
sát mục tiêu, thực hiện đầy đủ nội dung giáo dục; 3) Lựa chọn và tổ chức phù hợp các
hình thức, phương pháp HĐGD quyền SHTT; 4) Sử dụng hiệu quả các điều kiện và
nguồn lực hỗ trợ HĐGD; 5) Thực hiện chế độ giám sát và báo cáo.
- Tiêu chí 5. Kết quả HĐGD quyền SHTT gồm các nội dung: 1) Thống kê số lượng
SV tham gia HĐGD quyền SHTT; 2) Thống kê kết quả về trình độ nhận thức quyền
SHTT của SV sau HĐGD; 3) Kết quả theo dõi sự tiến bộ về việc thực thi quyền SHTT
của SV trong học tập, nghiên cứu của SV.
* Quy trình quản lí chất lượng hoạt động giáo dục quyền sở hữu trí tuệ cho sinh
viên các trường đại học sư phạm
Dựa vào lí luận về QLCL, QLCL HĐGD quyền SHTT chúng tôi xây dựng quy trình
QLCL HĐGD quyền SHTT theo các bước nhằm thực hiện chức năng quản lí sau đây:
Mô hình quản lí chất lượng hoạt động giáo dục quyền sở hữu trí tuệ cho sinh viên
181
Bước 1. Khảo
sát thực trạng
tổ chức HĐGD
quyền SHTT
Bước 2. Lập kế
hoạch tổ chức
HĐGD quyền
SHTT
Bước 3. Tổ chức, chỉ
đạo thực hiện
HĐGD quyền SHTT
Bước 4. Đánh giá
HĐGD quyền
SHTT
1. Khảo sát nhu
cầu và trình
độ/nhận thức của
SV về quyền
SHTT
1. Nghiên cứu
mục tiêu giáo
dục của trường
ĐHSP
1. Thành lập ban chỉ
đạo tổ chức thực hiện
HĐGD quyền SHTT
1. Đánh giá trình
độ/nhận thức của
SV về quyền
SHTT
2. Khảo sát thực
trạng các chương
trình và nội dung
giáo dục SHTT
2. Xây dựng mục
tiêu giáo dục quyền
SHTT
2. Xây dựng hệ
thống văn bản quy
định nhiệm vụ của
các lực lượng tham
gia HĐGD
2. Khảo sát mức
độ hứng thú và hài
lòng của SV về
HĐGD quyền
SHTT
3. Khảo sát thực
trạng nguồn lực
tổ chức HĐGD
quyền SHTT
3. Xác định nội
dung, hình thức,
phương pháp giáo
dục quyền SHTT
3. Tổ chức thực hiện
các nội dung, phương
pháp, hình thức giáo
dục quyền SHTT theo
kế hoạch
3. Khảo sát sự hài
lòng của cán bộ
quản lí, giảng viên
về HĐGD quyền
SHTT
4. Phân tích hệ
thống văn bản
pháp lí liên quan
4. Xác định các
nuồn lực tham gia
tổ chức HĐGD
quyền SHTT
4. Bồi dưỡng nâng
cao năng lực nghiệp
vụ cho CBQL, GV
5. Đánh giá
kinh nghiệm
CBQL về HĐGD
quyền SHTT
5. Xây dựng tiêu
chí đánh giá HĐGD
quyền SHTT, GV,
SV
5. Giám sát quá trình
thực hiện HĐGD
quyền SHTT; Xử lí,
điều chỉnh
Như vậy, để QLCL HĐGD quyền SHTT cho sinh viên Sư phạm, các trường ĐHSP
cần chú trọng: (1) Quản lí đồng bộ các điệu kiện bảo đảm chất lượng giáo dục (đầu vào),
quá trình giáo dục và kết quả giáo dục (đầu ra); (2) Đảm bảo các tiêu chí đánh giá quản
lí chất lượng HĐGD quyền SHTT: Quản lí con người trong HĐGD quyền SHTT; Cơ chế,
chính sách về việc tổ chức HĐGD quyền SHTT; Nguồn lực để tổ chức HĐGD quyền
SHTT; Quá trình thực hiện HĐGD quyền SHTT; Kết quả HĐGD quyền SHTT; (3) Thực
hiện quy trình quản lí chất lượng hoạt động giáo dục quyền sở hữu trí tuệ cho sinh viên
theo các bước: Khảo sát thực trạng tổ chức HĐGD quyền SHTT; Xây dựng; Lập kế
hoạch tổ chức HĐGD quyền SHT; Tổ chức và chỉ đạo thực hiện HĐGD quyền SHTTT;
Đánh giá HĐGD quyền SHTT. QLCL “đầu vào”, quản lí tốt quá trình giáo dục là điều
kiện cần và đủ để bảo đảm chất lượng “đầu ra” của HĐGD. Đổi mới QLCL “đầu ra” để
xác minh, khẳng định kết quả, hiệu quả của QLCL “đầu vào” và quản lí quá trình giáo
dục; xác nhận trình độ, năng lực của sinh viên sau HĐGD. Đồng thời, QLCL HĐGD
Phạm Thị Thuý Hằng
182
quyền SHTT trong trường ĐH theo hướng tiếp tục giao quyền tự chủ cho nhà trường,
giảng viên để phát huy tính tự chủ, sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh cụ thể.
Trên cơ sở những vấn đề đã trình bày, chúng tôi xin khái quát hoá mô hình quản lí
chất lượng HĐGD quyền SHTT thông qua sơ đồ Hình 2.
Mục đích – nhiệm vụ
giáo dục
Nhà
giáo
dục
(GV)
Người
được
giáo
dục
(SV)
Đầu vào
(Input)
Đầu ra
(Output)
Điều kiện môi trường bên ngoài (kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị, khoa học – công nghệ)
Quy trình quản lý chất lượng HĐGD quyền SHTT
Điều kiện môi trường bên trong (cơ sở pháp lý, cơ sở vật chất, kinh phí)
Quá trình giáo dục quyền SHTT
Kết quả giáo dục
Nội dung
giáo dục
Phương
pháp
giáo dục
Hình
thức giáo
dục
Đánh giá
Tín hiệu ngược trong
Tín hiệu ngược ngoài
Hình 2. Mô hình quản lí chất lượng hoạt động giáo dục quyền sở hữu trí tuệ
3. Kết luận
HĐGD quyền SHTT cho SV đã được quan tâm tại các trường ĐH trong nước, tuy
nhiên còn thiếu hụt các nghiên cứu về QLCL HĐGD quyền SHTT cho SV. Vì vậy, với
tính chất quan trọng của nó, đồng thời đáp ứng xu hướng xây dựng nền văn hoá SHTT
trong nền KTTT hiện nay, việc xây dựng một mô hình QLCL HĐGD quyền SHTT cho
SV Sư phạm là cần thiết và thực sự có ý nghĩa về lí luận và thực tiễn nhằm nâng cao
CLGD quyền SHTT cho SV các trường Sư phạm, góp phần đảm bảo chất lượng đào tạo
của trường ĐHSP.
Bài viết đã hệ thống, khái quát hóa làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản về: HĐGD
quyền SHTT; Lí luận chung về QLCL HĐGD quyền SHTT ở trường SP làm cơ sở cho
việc đề xuất mô hình QLCL HĐGD quyền SHTT cho SV. Dựa trên quá trình phân tích
các mô hình QLCLGD, nghiên cứu đề xuất mô hình QLCL HĐGD quyền SHTT cho SV
theo lí thuyết các mô hình đã được tiếp cận: Lí thuyết của mô hình kiểm soát chất lượng
và đảm bảo chất lượng, lí thuyết mô hình các yếu tố tổ chức trong quá trình xác định các
yếu tố quyết định chất lượng HĐGD quyền SHTT cho SV; Lí thuyết của mô hình “quản lí
chất lượng tổng thể”, đồng thời xác định tiêu chí đánh giá chất lượng HĐGD quyền SHTT
theo các bước nhằm thực hiện chức năng quản lí như quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực
hiện, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá tất cả các hoạt động của tất cả các đối tượng có liên
quan quá trình tổ chức HĐGD quyền SHTT cho SV các trường ĐHSP.
Mô hình quản lí chất lượng hoạt động giáo dục quyền sở hữu trí tuệ cho sinh viên
183
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Huỳnh Lâm Anh Chương, 2013. Mô hình quản lí chất lượng hoạt động giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh trường tiểu học. Tạp chí Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, (324), tr.22-25.
[2] K.B. Everard, Geoffrey Morris, Ian Wilson, 2010. Quản trị trường học hiệu quả. Tài liệu
dùng cho cán bộ quản lí trường phổ thông, SREM.
[3] Edward Sallis, 1992. Total Quality Management in Education. ISBN
0749437960 (ISBN13: 9780749437961).
[4] Ayman Awad Gharib, Yacoub Fareed Alfarah, 2012. The reality of the application of
standards of total quality management on performance management education in
educational centers and institutions of special education from the perspective of managers in
Jordan. Interdisciplinary Journal of Contemporary Research in Business, July, Vol. 4 No.
3(Ijcrb.webs.com).
[5] Diana Bratean, Bianca Lates, 2013. Improving quality management by using teachers’
perception regarding the academic quality at the international master programs within the
“Babes-Bolyai” university. Review of Economic Studies and Reseach Virgil Madgaru, No. 1.
[6] Phạm Thị Thuý Hằng, Nguyễn Thanh Hùng, 2018. Bài học kinh nghiệm từ đại học quốc gia
Campinas, Brazil (Unicamp) về quản lí sở hữu trí tuệ trong trường đại học. Tạp chí Khoa
học Đại học Sư phạm Hà nội, Volume 63, Issue 2A. Tr.130-138.
[7] Trần Văn Hải, 2007. Đào tạo nhân lực SHTT trong các trường ĐH, từ kinh nghiệm của
Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn. Tạp chí Hoạt động Khoa học, Bộ Khoa học và
Công nghệ, số đặc biệt 7.2007.
[8] Trần Lê Hồng, 2008. Nghiên cứu cơ sở và lí luận để đưa sở hữu trí tuệ vào đào tạo và giảng
dạy tại các trường đại học. Báo cáo tổng kết đề án cấp Bộ. Cục Sở hữu trí tuệ. Bộ Khoa học
và Công nghệ.
[9] Đoàn Đức Lương, 2009. Thực trạng và phương hướng đưa môn học Sở hữu trí tuệ vào giảng
dạy trong các trường đại học, cao đẳng ở nước ta hiện nay. Tạp chí Giáo dục, Bộ Giáo dục
và Đào tạo, số 10/2009, tr.14-15.
[10] Nguyễn Thị Hồng Vinh, 2010. Giáo dục SHTT thông qua hoạt động ngoại khóa t25ong trường
Đại học Sư phạm. Đề tài Nghiên cứu khoa học & công nghệ cấp Bộ, mã số: B2009-17- 213.
[11] Quốc hội nước cộng hoà XHCN Việt Nam, 2005. Bộ luật Dân sự (số 33/2005/QH11)
[12] Quốc hội nước cộng hòa XHCN Việt Nam, 2012. Luật Sở hữu Trí tuệ năm 2005 được sửa
đổi bổ sung năm 2009. Nxb Chính trị Quốc gia.
[13] Burrows, A. & Harvey, L, 1993. Defining quality in higher education – the stakeholder
approach. In M. Shaw & E. Roper (Eds.). Quality in Education and Training (pp. 44-50).
London: Kogan Page.Harvey và Green.
[14] Phạm Xuân Thanh, 2005. Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học: Sự vận dụng vào thực tiễn
của Việt Nam.Tạp chí Giáo đục, số 115, kì 1, tháng 6/2005.
[15] Trần Khánh Đức, 2010. Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI. Nxb Giáo
dục Việt Nam.
[16] Bùi Minh Hiền, 2005. Quản lí giáo dục. Nxb Đại học Sư phạm.
Phạm Thị Thuý Hằng
184
ABSTRACT
Quality management meddle of intellectual property rights education activities
for students at Pedagogical universities
Pham Thi Thuy Hang
Department of Psychology - Education, University of Education, Hue University
This article introduces the model of quality management of intellectual property
rights education for pedagogical university students, with a focusing on the following
aspects:(1) Quality education of intellectual property rights at universities; (2) Factors to
ensure the quality of intellectual property rights education at universities; (3) Developing
a system of criteria for assessing the quality of intellectual property rights at universities;
(4) Basic orientation in quality management of intellectual property rights for pedagogical
university students.
Keywords: Quality management, intellectual Property, quality of Intellectual Property
educational activities, quality management of Intellectual Property educational activities,
university of education
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5522_0035_16_thangb2_5034_2132672.pdf