Mô hình kinh tế mới của Malaysia (Nem) và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế

Tài liệu Mô hình kinh tế mới của Malaysia (Nem) và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế: MÔ HÌNH KINH TẾ MỚI CỦA MALAYSIA (NEM) VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Nguyễn Chín1 Tóm tắt: Bài viết giới thiệu những nội dung chủ yếu của Mô hình kinh tế mới của Malaysia trong giai đoạn 2011-2020 (NEM). Mục tiêu của mô hình này là đưa Malaysia trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2020. Nâng tỷ lệ tăng trưởng thực tế trung bình lên 6,5%/năm trong giai đoạn 2011-2020. GNP trên đầu người đạt 17.700USD vào năm 2020. Mặc dù nền kinh tế Malaysia đang ở giai đoạn phát triển cao hơn Việt Nam. Nhưng, những bài học kinh nghiệm về hạn chế, yếu kém của nền kinh tế cũng như phương pháp tiếp cận tăng trưởng mới cùng những sáng kiến chiến lược của NEM có nhiều điểm tương đồng và là những bài học quý báu cho Việt Nam trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng. 1. Giới thiệu Malaysia là một quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, có diện tích là 329.847 km2, dân số năm 201...

pdf10 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 690 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô hình kinh tế mới của Malaysia (Nem) và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔ HÌNH KINH TẾ MỚI CỦA MALAYSIA (NEM) VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Nguyễn Chín1 Tóm tắt: Bài viết giới thiệu những nội dung chủ yếu của Mô hình kinh tế mới của Malaysia trong giai đoạn 2011-2020 (NEM). Mục tiêu của mô hình này là đưa Malaysia trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2020. Nâng tỷ lệ tăng trưởng thực tế trung bình lên 6,5%/năm trong giai đoạn 2011-2020. GNP trên đầu người đạt 17.700USD vào năm 2020. Mặc dù nền kinh tế Malaysia đang ở giai đoạn phát triển cao hơn Việt Nam. Nhưng, những bài học kinh nghiệm về hạn chế, yếu kém của nền kinh tế cũng như phương pháp tiếp cận tăng trưởng mới cùng những sáng kiến chiến lược của NEM có nhiều điểm tương đồng và là những bài học quý báu cho Việt Nam trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng. 1. Giới thiệu Malaysia là một quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, có diện tích là 329.847 km2, dân số năm 2013 là 29.628.392 người. Sau hơn năm mươi năm kể từ ngày tuyên bố độc lập và ba thập kỷ áp dụng chính sách kinh tế mới - NEP, nền kinh tế Malaysia đã có tăng trưởng đáng kể. Malaysia đã thoát khỏi thu nhập thấp từ năm 1978 với tổng sản phẩm bình quân đầu người (GDP/người) là 1263USD. Đến năm 1980, tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt 1802 USD/người – gần tương đương với Việt Nam hiện nay. Sau ba mươi năm, tổng sản phẩm bình quân đầu người của Malaysia đã tăng lên hơn 5 lần, năm 2013 đạt 10.513 USD/người. Tuy nhiên, Malaysia vẫn còn là một nước thu nhập trung bình, nhóm nghèo vẫn tồn tại, bất bình đẳng thu nhập vẫn còn cao so với các nước phát triển. Tăng trưởng kinh tế có xu hướng giảm mạnh và có nguy cơ mắc trong bẫy thu nhập trung bình. Với mục tiêu gia nhập vào nhóm các quốc gia phát triển, có thu nhập cao vẫn là một thách thức lớn đối với Malaysia. Chính phủ Malaysia đã xây dựng và công bố mô hình kinh tế mới (NEM) cho giai đoạn 2010-2020, rút ngắn khoảng cách và kỳ vọng gia nhập vào nhóm các quốc gia phát triển. 1ThS, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam NGUYỄN CHÍN 6 2. Tổng quan kinh tế của Malaysia Số liệu của Ngân hàng Thế giới cho thấy, quy mô nền kinh tế Malaysia năm 1960 là 2,4 tỷ USD, tổng sản phẩm bình quân đầu người chỉ xấp xỉ 300USD/người. Đến năm 2013 quy mô nền kinh tế là hơn 312 tỷ USD, là một nền kinh tế rất mở - xuất khẩu hàng, hóa dịch vụ bình quân 100% GDP. Các mặt hàng xuất khẩu chính là xuất khẩu thiết bị điện, điện tử và linh kiện, dầu mỏ và khí hóa lỏng tự nhiên, hóa chất, dầu cọ, gỗ và sản phẩm gỗ, cao su, dệt may. Tổng giá trị tài nguyên thiên nhiên chiếm hơn 10% GDP.[6] -15 -10 -5 0 5 10 15 19 80 19 81 19 82 19 83 19 84 19 85 19 86 19 87 19 88 19 89 19 90 19 91 19 92 19 93 19 94 19 95 19 96 19 97 19 98 19 99 20 00 20 01 20 02 20 03 20 04 20 05 20 06 20 07 20 08 20 09 20 10 20 11 20 12 20 13 GDP growth (annual %) of Malaysia GDP per capita growth (annual %) of Malaysia Hình 1. Tốc độ tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầu người của Malaysia trong giai đoạn 1980-2013 Nguồn : Malaysia đã thoát khỏi thu nhập thấp từ năm 1978 với thu nhập bình quân đầu người là 1263USD. Từ năm 1980 đến năm 1995, kinh tế Malaysia đã tăng trung bình 7,2% ; trong đó năm 1985 bị tăng trưởng âm 1.1%, sau đó phục hồi và tăng trưởng cao hàng chục năm với tốc độ gần 10%. Trong giai đoạn từ 1996-2010, tăng trưởng trung bình 4.75%, trong đó 2 năm tăng trưởng âm (1998 âm 7.3%, 2009 âm 1.5%) do khủng hoảng. Sau 3 thập kỷ, quy mô GDP tăng gần 12 lần. Tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế hiện nay của Malaysia là 10 %, Công nghiệp chiếm 41 % và dịch vụ thừa chiếm 49%.[5] GDP bình quân đầu người giá thực tế năm 1980 của Malaysia là 1802 USD – gần tương đương với Việt Nam hiện nay - đến năm 2013 là 10.513 USD. 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000 20000 19 80 19 81 19 82 19 83 19 84 19 85 19 86 19 87 19 88 19 89 19 90 19 91 19 92 19 93 19 94 19 95 19 96 19 97 19 98 19 99 20 00 20 01 20 02 20 03 20 04 20 05 20 06 20 07 20 08 20 09 20 10 20 11 20 12 20 13 GDP,PPP per capita (current US$) of Malaysia GDP per capita (current US$) of Malaysia Hình 2. GDP bình quân đầu người của Malaysia trong giai đoạn 1980-2013 Nguồn : MÔ HÌNH KINH TẾ MỚI CỦA MALAYSIA (NEM) VÀ NHỮNG BÀI HỌC... 7 Kinh tế Malaysia đã có tăng trưởng đáng kể, tuy nhiên, Malaysia vẫn còn là một nước thu nhập trung bình, nhóm nghèo vẫn tồn tại, bất bình đẳng thu nhập vẫn còn cao so với các nước phát triển. Báo cáo của Ngân hàng Thế giới, Malaysia economic monitor: Repositioning for growth (2009) đã nhận định: “Thách thức về trung hạn quan trọng nhất đối với kinh tế Malaysia là gia nhập vào nhóm các nước có thu nhập cao. Malaysia đã tăng trưởng vững chắc trong vài thập kỷ qua nhưng vẫn còn phụ thuộc vào mô hình kinh tế dựa vào tích lũy vốn là chủ yếu Mặc dù đã đạt được nhiều thành công trong quá khứ nhưng khả năng tăng trưởng của Malaysia vẫn tụt hậu so với sự tăng trưởng của các nền kinh tế khác trong khu vực. Nền kinh tế dường như bị mắc vào bẫy thu nhập trung bình – không thể duy trì được tính cạnh tranh của một nhà sản xuất khối lượng lớn với chi phí thấp cũng như không thể nâng cấp chuỗi giá trị và tăng trưởng nhanh bằng cách thâm nhập vào các thị trường hàng hóa và dịch vụ mang tính tri thức và sáng tạo đang tăng trưởng mạnh.” [4 tr. 52-53] Theo đánh giá của Hội đồng cố vấn quốc gia Malaysia (NEAC): sự bất bình đẳng vẫn còn cao, thậm chí với việc giảm hệ số Gini còn 50% từ năm 1970. Hiện nay có khoảng gần 4% người dân Malaysia nói chung và hơn 7% người Malaysia ở nông thôn nói riêng đang sống dưới mức nghèo khổ. Khoảng cách giàu nghèo tăng lên: 40% hộ gia đình nghèo nhất ở Malaysia, có thu nhập trung bình chỉ bằng một phần bảy của những người giàu nhất, chiếm 20% dân số.[2][1] Những điểm yếu của nền kinh tế Malaysia đã được NEAC nhận định : kinh tế phát triển chậm; môi trường kinh doanh vẫn còn khó khăn; đầu tư tư nhân chưa được khuyến khích ; xuất khẩu cao nhưng lại không tạo ra đủ giá trị gia tăng; lương trả cho lao động trình độ cao còn quá thấp; năng suất đang tăng lên nhưng vẫn còn quá chậm; nỗ lực đổi mới và sáng tạo không hiệu quả; không phát triển được tài năng ; khoảng cách giàu – nghèo đang rộng ra và Malaysia đang mắc trong bẫy thu nhập thu nhập trung bình Đầu tư của Malaysia đã giảm mạnh từ 40% GDP vào giữa những năm 1990 chỉ còn 20% GDP ngay trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Trong cơ cấu đầu tư, vốn nhà nước chiếm cao hơn khu vực tư nhân. Chi phí hoạt động công tương đối lớn, vốn đầu tư cơ sở hạ tầng chủ yếu dựa vào nguồn thu từ tài nguyên thiên nhiên. Tỷ lệ đầu tư tư nhân chỉ ở mức 10% GDP, thấp nhất trong khu vực. Public saving Public investment Private saving Private investment 0 5 10 15 20 25 30 35 1994-96 1997-99 2000-02 2003-05 2006-08 Public saving Public investment Private saving Private investment Hình 3. Khoảng cách tiết kiệm và đầu tư của khu vực tư nhân Nguồn : Trích từ WB (2009) , trang 55 NGUYỄN CHÍN 8 Khoảng cách giữa tiết kiệm và đầu tư của khu vực tư nhân tăng đáng kể. Tổng chênh lệch tiết kiệm và đầu tư trong nước lên tới gần 18% GDP; khoảng chênh lệch đáng kể này được đầu tư ra nước ngoài. Ngân hàng Thế giới (2009) đã nêu ra một số nguyên nhân của hiện tượng này là do biến dạng môi trường đầu tư; thiếu hụt lao động có kỹ năng ; gánh nặng của thuế và các quy định ; thiếu các dịch vụ hỗ trợ; đầu tư của khu vực nhà nước lấn át đầu tư tư nhân; hạn chế khả năng đổi mới công nghệ, chi phí an ninh cao...[4 trang 54]. 3. Những nội dung chủ yếu của mô hình kinh tế mới (NEM) Chính phủ Malaysia đã quyết tâm cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng bền vững từ kế hoạch phát triển 5 năm lần thứ X (2011-2015). Trong Báo cáo Ngân sách năm 2010, Thủ tướng Najib Tun Abdul Razak đã nhận xét: “Bây giờ chúng ta đang ở một thời điểm quan trọng, hoặc là ở lại bị mắc kẹt trong một nhóm thu nhập trung bình hoặc tiến tới một nền kinh tế có thu nhập cao. Chúng ta đã thành công trong quá khứ trong việc chuyển đổi nền kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp. Bây giờ chúng ta phải chuyển sang một mô hình kinh tế mới dựa trên sự đổi mới, sáng tạo và các hoạt động có giá trị gia tăng cao”. [4 trang 59] Hội đồng cố vấn quốc gia Malaysia (NEAC) đã công bố mô hình kinh tế mới (NEM – New Economic Model). Mục tiêu của NEM là xây dựng Malaysia trở thành một nền kinh tế phát triển và cạnh tranh, tăng trưởng toàn diện và bền vững vào năm 2020; người dân sẽ được hưởng một cuộc sống có chất lượng, đạt mức độ thu nhập cao – trên 15.000USD/người. [2] NEM đã nêu 5 đặc trưng của nền kinh tế Malaysia vào năm 2020 là: (1) Nền kinh tế có vai trò dẫn dắt của thị trường (2) Có một chính phủ tốt (3) Năng động trong khu vực (4) Kinh doanh (5) Đổi mới. NEM đưa ra cách tiếp cận mới cho tăng trưởng: Phương pháp tiếp cận cũ Phương pháp tiếp cận mới Tăng trưởng chủ yếu thông qua tích lũy vốn. Tập trung vào đầu tư sản xuất và cơ sở hạ tầng kết hợp với lao động có tay nghề thấp, giá trị gia tăng thấp xuất khẩu. Tăng trưởng nhờ năng suất. Tập trung vào quá trình sáng tạo và công nghệ tiên tiến; hỗ trợ đầu tư tư nhân và tài năng; hỗ trợ hàng hóa và dịch vụ có giá trị gia tăng cao Sự tham gia của nhà nước chiếm ưu thế trong nền kinh tế. Đầu tư công trực tiếp quá lớn. Thúc đẩy cạnh tranh, khôi phục đầu tư tư nhân và sự năng động thị trường Lập kế hoạch chiến lược tập trung. Trao quyền cho chính quyền bang và địa MÔ HÌNH KINH TẾ MỚI CỦA MALAYSIA (NEM) VÀ NHỮNG BÀI HỌC... 9 phương để phát triển và hỗ trợ các sáng kiến tăng trưởng; khuyến khích cạnh tranh giữa các địa phương Quan tâm tốc độ tăng trưởng cân bằng các khu vực. Phân tán hoạt động kinh tế trên toàn quốc Xác định lợi ích từ các cụm kinh tế và hành lang phát triển . Tập trung đối với quy mô cả nền kinh tế và cung cấp tốt hơn các dịch vụ hỗ trợ. Ưu tiên cho ngành công nghiệp và các công ty một cách cụ thể. Lựa chọn ưu tiên cho các ngành công nghiệp và các công ty có khả năng công nghệ . Xuất khẩu phụ thuộc vào thị trường G3 (Mỹ, châu Âu và Nhật Bản). Xác định một phần chuỗi giá trị, sản xuất để cung cấp hàng hóa tiêu dùng; định hướng thị trường truyền thống Đông Nam Á và Trung Đông. Hạn chế công nhân lành nghề nước ngoài . Sợ rằng tài năng nước ngoài sẽ ảnh hưởng lao động địa phương Duy trì và thu hút các chuyên gia có tay nghề cao. Khuyến khích tài năng cả trong và ngoài nước để thúc đẩy sáng tạo, nâng giá trị gia tăng của nền kinh tế NEM cũng đưa ra 8 sáng kiến cải tổ chiến lược (SRI) bao trùm tất cả các vấn đề của nền kinh tế: SRI 1: Tái kích thích cho khu vực tư nhân để thúc đẩy tăng trưởng - đột phá trong đầu tư cho sản phẩm và dịch vụ có giá trị gia tăng cao, tạo ra tăng trưởng và thu nhập cao. Để thực thi sáng kiến này cần thực hiện các biện pháp: • Khuyến khích để thúc đẩy đầu tư với các hoạt động tạo giá trị gia tăng cao để tạo ra hiệu ứng lan tỏa; • Điều chỉnh ưu đãi riêng để đáp ứng nhu cầu của mỗi loại doanh nghiệp, tạo điều kiện ưu đãi cho cho ngành, lĩnh vực mới cho cả đầu tư nước ngoài (FDI) và trong nước (DDI); • Xây dựng một nền kinh tế mở và đa dạng, giảm sự tham gia trực tiếp của nhà nước trong nền kinh tế; xóa bỏ các doanh nghiệp nhà nước (GLCs) trong những ngành mà khu vực tư nhân hoạt động có hiệu quả; • Hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) trong các lĩnh vực sáng tạo và công nghệ tiên tiến; tạo điều kiện tiếp cận vốn kịp thời để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh; • Chú trọng thị trường kinh doanh trong khu vực ASEAN, Trung Quốc , Ấn Độ, Trung Đông; khai thác các đòn bẩy từ các hiệp định thương mại tự do - FTAs. SRI 2: Phát triển một lực lượng lao động có chất lượng và giảm sự phụ thuộc vào lao động nước ngoài. Tái đào tạo kỹ năng của lực lượng lao động hiện có; duy trì và tiếp NGUYỄN CHÍN 10 cận tài năng toàn cầu; loại bỏ sự méo mó của thị trường lao động đã kìm hãm tăng trưởng tiền lương. • Về giáo dục, đào tạo: cung cấp giáo dục chất lượng cao, thay đổi phương pháp dạy và học từ “học vẹt” trở thành “tư duy sáng tạo và ghi nhớ các điểm quan trọng”; tăng đầu tư vào việc tổ chức lại các trường cao đẳng đào tạo kỹ thuật và dạy nghề; nâng cao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các tổ chức giáo dục; khuyến khích hợp tác nghiên cứu và phát triển (R & D) giữa các viện đại học và ngành công nghiệp; nâng cao trình độ tiếng Anh... • Nâng cao kỹ năng lao động phổ thông thông qua giáo dục và đào tạo liên tục; thu hút người Malaysia có tay nghề cao ở nước ngoài trở về nước; • Thực thi các tiêu chuẩn lao động bình đẳng cho lao động địa phương và nước ngoài; sử dụng một hệ thống thuế nhằmm vào các lao động nước ngoài không có tay nghề phù hợp với nhu cầu của các ngành. SRI 3: Tạo một cạnh tranh kinh tế trong nước - trợ cấp, nâng cao an sinh xã hội đối với các nhóm dân cư dễ bị tổn thương. • Nâng cao hiệu quả kinh tế thông qua cạnh tranh; loại bỏ sự bóp méo thị trường dẫn đến phân bổ sai các nguồn lực; • Tăng cường sức mạnh cho môi trường cạnh tranh bằng luật thương mại công bằng; cải thiện luật cạnh tranh để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp; thành lập một ủy ban để giải quyết các hoạt động phân biệt đối xử và không công bằng • Bỏ trợ cấp và kiểm soát giá, từ lâu đã bóp méo thị trường hàng hóa và dịch vụ; học hỏi kinh nghiệm quốc tế về các tiêu chuẩn tạo môi trường cạnh tranh cao hơn cho các ngành công nghiệp địa phương • Cung cấp, hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho doanh nghiệp vừa và nhỏ để nâng cao hiệu quả trong chuỗi giá trị SRI 4 : Tăng cường hiệu quả công tác khu vực công - cải thiện và tăng tốc độ ra quyết định của chính phủ. • Xây dựng quy trình thực hiện, giám sát và đánh giá hiệu quả các chính sách. Xây dựng cơ quan phát triển công nghiệp - MIDA trở thành cơ quan một cửa hiệu quả để tạo thuận lợi cho đầu tư nước ngoài; tổ chức lại cơ quan năng suất quốc gia - MPC có hiệu quả hơn trong việc thúc đẩy năng suất; • Cải cách chính phủ minh bạch, tập trung tư vấn và phân phối dịch vụ; không khoan dung cho tham nhũng; chỉ ra những điểm yếu trong cơ cấu tổ chức chính phủ. Thực hiện một quá trình mở, hiệu quả và minh bạch trong mua sắm nhà nước ở tất cả các cấp; • Trao thẩm quyền lớn hơn cho các bang và địa phương trong phát triển kinh tế; • Sử dụng nguồn tiết kiệm của chính phủ đảm bảo an sinh xã hội cho 40% hộ gia đình nghèo, xây dựng Quỹ hỗ trợ các công ty đổi mới không hiệu quả; ổn định và điều tiết đối với thất bại thị trường; • Giảm thuế xuất thuế thu nhập cá nhân và thu nhập doanh nghiệp; MÔ HÌNH KINH TẾ MỚI CỦA MALAYSIA (NEM) VÀ NHỮNG BÀI HỌC... 11 • Sử dụng phương pháp xây dựng ngân sách dựa trên kết quả; thực hiện xây dựng ngân sách trung hạn và dựa trên các mục tiêu; • Áp dụng tiêu chuẩn quốc tế cho sự minh bạch tài chính. SRI 5 : Thoát khỏi thu nhập thấp; giảm chênh lệch thu nhập, khác biệt vùng miền. Khẳng định một thị trường minh bạch và thân thiện để thực sự thúc đẩy bình đẳng và công bằng trong kinh tế. • Tiếp tục chương trình hỗ trợ cho các nhóm thiệt thòi, tập trung vào 40% hộ gia đình nghèo và các chủ doanh nghiệp phân khúc dưới. Phát triển có hiệu quả các cụm kinh tế như một cách để giảm sự bất bình đẳng trong khu vực. Nâng cao thu nhập thông qua việc tiếp cận và cung cấp các dịch vụ xã hội chất lượng tốt hơn trong giáo dục và y tế cho các vùng khó khăn; • Khuyến khích cạnh tranh mạnh hơn trong nền kinh tế bằng cách loại bỏ bảo vệ quá mức và thúc đẩy tự do hóa các ngành; Chú trọng cơ hội công bằng và hợp lý trong tiếp cận việc làm, y tế, giáo dục, cơ hội kinh doanh. SRI 6 : Xây dựng cơ sở kiến thức và cơ sở hạ tầng - trọng tâm chính là thúc đẩy một môi trường giáo dục chất lượng cao cho giáo dục, nuôi dưỡng sự sáng tạo và công nghệ. • Đơn giản hóa thủ tục xuất nhập cảnh cho các công ty cũng như lao động có tay nghề cao; • Đảm bảo bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, thi hành nghiêm ngặt các tiêu chuẩn toàn cầu; • Xem xét và củng cố lại tất cả các quỹ của chính phủ đang tài trợ cho R & D, định hướng vào các mục tiêu phát triển quốc gia trong sáng tạo và các lĩnh vực công nghệ cao. Mở rộng cơ hội tiếp cận các quỹ tài trợ để thúc đẩy cạnh tranh giữa các nhà nghiên cứu; • Khuyến khích các công ty đón đầu công nghệ; thúc đẩy liên kết R&D giữa các tổ chức khoa học và khu vực tư nhân. Công bố các tiêu chí cho các trường đại học trên cơ sở xã hội hóa. Hình thành khu vực và trung tâm nghiên cứu công nghệ xuất sắc hoạt động trên cơ sở thương mại như mô hình Viện nghiên cứu công nghệ công nghiệp - ITRI Đài Loan. SRI 7: Tăng cường hiệu quả các nguồn tăng trưởng - Malaysia sẽ tận dụng các lĩnh vực có lợi thế so sánh như động lực chính nâng cao giá trị tăng trưởng, tối đa hóa hiệu ứng lan tỏa sang các lĩnh vực, ngành nghề mới. • Xác định ngành điện và điện tử tạo chiều sâu và thúc đẩy các ngành công nghiệp thích hợp mới và nắm giữ một thị phần lớn hơn, thành một trung tâm phân phối trong khu vực; • Tập trung vào các ngành công nghiệp liên quan đến dầu cọ để phát triển công nghệ bản địa và đổi mới hoặc tiếp thu công nghệ để đáp ứng nhu cầu thị trường mới; NGUYỄN CHÍN 12 khuyến khích đổi mới công nghệ để phát triển cao hơn năng suất trong ngành trái cây tươi. Phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ cho sự phát triển bền vững như sử dụng cây trồng và các loại thảo mộc truyền thống cho các ứng dụng hiện đại; • Nắm giữ thị phần lớn hơn của giáo dục, y tế và du lịch sinh thái dựa trên sự đa dạng sinh học vốn có của Malaysia; tích hợp dịch vụ giáo dục với phát triển công nghiệp, ví dụ như một trung tâm kỹ thuật cao trong cụm công nghiệp điện, điện tử; • Tìm kiếm các thế hệ năng lượng thay thế cũng như các sản phẩm và dịch vụ tiết kiệm năng lượng; • Phát triển cụm công nghiệp để thúc đẩy hội nhập, quy mô và kết nối; hỗ trợ chuyển đổi nhanh các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tiềm năng. SRI 8 : Bảo đảm tính bền vững của tăng trưởng - Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và các thế hệ tương lai; tận dụng lợi thế tương đối về các sản phẩm và dịch vụ giá trị gia tăng cao; có chính sách quản lý và chiến lược quản lý tài nguyên không tái tạo một cách bền vững; tạo điều kiện để các ngân hàng cho vay và tài trợ cho " đầu tư xanh”. • Xây dựng chính sách năng lượng toàn diện, khuyến khích mọi thành phần kinh tế sử dụng “công nghệ xanh” trong sản xuất. Giảm lượng khí thải carbon phù hợp với cam kết của chính phủ. Thực thi các tiêu chuẩn không khí và nước sạch trong sử dụng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, lãng phí tài nguyên thiên nhiên; • Phát triển năng lực ngân hàng để cấp tín dụng cho đầu tư xanh, sử dụng các tiêu chí dựa trên không thế chấp tài sản; hỗ trợ các quỹ đầu tư mạo hiểm; • Kiểm soát chi tiêu tốt hơn, giảm lãng phí và thiết lập quy trình mua sắm chính phủ cởi mở, hiệu quả và minh bạch thông qua các thông lệ quốc tế tốt nhất về minh bạch ngân khố quốc gia. Cùng với các chương trình đổi mới quản trị nhà nước, chương trình thúc đẩy năng suất quốc gia, mô hình kinh tế mới là kỳ vọng và là tầm nhìn của Malaysia đến 2020.[1][3] 4. Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Tìm kiếm một mô hình tăng trưởng kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, nâng cao mức sống người dân và bảo đảm các vấn đề xã hội, môi trường luôn là câu hỏi lớn với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Mặc dù, nền kinh tế Malaysia đang ở giai đoạn phát triển cao hơn Việt Nam nhưng những bài học kinh nghiệm về hạn chế, yếu kém của nền kinh tế cũng như phương pháp tiếp cận tăng trưởng mới cùng những sáng kiến chiến lược của NEM có nhiều điểm tương đồng và là những bài học quý báu cho Việt Nam. Đó là, tăng trưởng dựa trên năng suất, tập trung vào quá trình sáng tạo và công nghệ tiên tiến; hỗ trợ đầu tư tư nhân và tài năng; hỗ trợ hàng hóa và dịch vụ có giá trị gia tăng cao; thúc đẩy cạnh tranh, tạo môi trường thông thoáng để thu hút đầu tư và sự năng động thị trường; phân cấp, trao quyền nhiều hơn cho địa phương để phát triển và hỗ trợ các sáng kiến tăng trưởng; khuyến khích cạnh tranh giữa các địa phương; ưu tiên cho những ngành và các doanh nghiệp có khả năng phát triển năng suất; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao... MÔ HÌNH KINH TẾ MỚI CỦA MALAYSIA (NEM) VÀ NHỮNG BÀI HỌC... 13 Việt Nam đã xác định và cần kiên trì thực hiện quan điểm: phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. Trong những năm đầu của quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp: (1) Đẩy nhanh hoàn thiện thể chế kinh tế nhằm tạo thị trường cạnh tranh lành mạnh để tiếp tục giải phóng sức sản xuất, nâng cao hiệu quả huy động và phân bổ các nguồn lực cho nền kinh tế; Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ hơn môi trường kinh doanh thu hút đầu tư, huy động vốn trong và ngoài nước, ưu tiên công nghệ cao và trình độ quản lý hiện đại; (2) Cải cách mạnh mẽ đầu tư công, xây dựng chính sách thúc đẩy hợp tác công tư trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội; chuyển dịch cơ cấu ngành, nội bộ ngành, vùng trọng điểm; (3) Tăng đầu tư và có cơ chế khuyến khích nghiên cứu phát triển ở cấp độ nhà nước và hỗ trợ cụ thể cho khu vực tư nhân trong ứng dụng KH&CN; (4) Tăng đầu tư vào giáo dục, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và năng suất lao động; (5) Chú trọng nâng cao giá trị hàng hóa, dịch vụ, các ngành, sản phẩm qua chế biến; tiến tới sớm chấm dứt hoàn toàn xuất khẩu tài nguyên; (6) Cải cách mạnh mẽ hệ thống doanh nghiệp nhà nước, kinh tế nhà nước chỉ nắm giữ một số ngành chủ đạo, thực sự cần thiết; thiết lập môi trường tốt hơn cho DNVN, tư nhân phát triển (7) Đẩy mạnh cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng đồng thời xây dựng một đội ngũ CB-CC có trình độ cao, hiệu quả và một nền hành chính minh bạch; tái cấu trúc và thiết lập kỷ cương tài chính, ngân hàng; đẩy mạnh phân quyền, phân cấp quản lý kinh tế vùng, địa phương (8) Đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo và bất bình đẳng trong dân cư và các vùng miền. 5. Kết luận Việt Nam mới gia nhập các quốc gia có thu nhập trung bình, thu nhập bình quân trên đầu người còn thấp, nền kinh tế và tiềm lực quốc gia chưa thực sự vững mạnh, việc duy trì tốc độ tăng trưởng cao là điều kiện tiền đề cho phát triển cũng như giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường. Mỗi quốc gia có những đặc thù chính trị, lịch sử, văn hóa khác nhau, bối cảnh quan hệ quốc tế cũng không hoàn toàn giống nhau nên không thể áp dụng rập khuôn những kinh nghiệm cho các nước. Từ mô hình kinh tế mới của Malayssia có thể rút ra bài học cho Việt Nam trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Đó là giải quyết hài hòa giữa tốc độ và chất lượng, hiệu quả của tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo và bất bình đẳng trong dân cư và các vùng miền; Cần chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ tích lũy các nhân tố vốn và lao động sang tăng trưởng dựa trên năng suất dựa vào KH&CN và vốn con người cùng với một thể chế kinh tế năng động để giải phóng và phân bổ hiệu quả các nguồn lực cho phát triển./. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] MARC (2010), New Economic Model - Towards Realising Vision 2020, economic research; KDN No: PP14787/11/2010(026023), MARC. [2] NEAC (2009), New economic model for Malaysia, NEAC. [3] Nik Zainiah Nik Abd Rahman (2010), “New Economy Model and the role of NGUYỄN CHÍN 14 Productivity: Malaysia experiences”,15th Productivity & Quality Forum, Ho Chi Minh City, Vietnam. [4] WB (2009), Malaysia economic monitor: Repositioning for growth. [5] WB (2013), World development indicator, truy cập ngày 24/08/2014, . [6] WB (2013), Malaysia overview, truy cập ngày 24/08/2014, . Title : MALAYSIA’S NEW ECONOMIC MODEL (NEM) AND LESSONS LEARNED FOR VIETNAM IN TRANSFORMATING THE PROCESS OF GROWTH ECONOMIC MODEL NGUYEN CHIN Quang Nam People’s Committee Abstract: This article introduces the main contents of Malaysia’s new economic model (NEM) in the period 2011 - 2020. The goal of the NEM is to transform the Malaysian economy to become one with high incomes by 2020 and to lift real growth rate to an average of 6.5% per annum over the 2011-2020 period. GNP per capita will rise to about USD 17,700 by 2020. Although the Malaysian economy has been more highly developed than Vietnam’s, the takeaways from the limitations and weaknesses in the Malaysian economy as well as the new approach and strategic initiatives of NEM are similar with those of Vietnam. They are also valuable lessons for Vietnam in restructuring the economy and in transforming the growth model.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf8_258_1749_2134823.pdf
Tài liệu liên quan