Mô hình học tập hỗn hợp và áp dụng vào dạy học Chuyên đề cảm ứng điện từ Lớp 11 - Ngô Trọng Tuệ

Tài liệu Mô hình học tập hỗn hợp và áp dụng vào dạy học Chuyên đề cảm ứng điện từ Lớp 11 - Ngô Trọng Tuệ: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0050 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6, pp. 69-78 This paper is available online at MÔ HÌNH HỌC TẬP HỖN HỢP VÀ ÁP DỤNG VÀO DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ LỚP 11 Ngô Trọng Tuệ Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Tóm tắt. Nội dung bài báo trình bày khái niệm, mô hình, cấp độ, mục đích sử dụng Học tập hỗn hợp. Việc phân tích các nội dung này để hiểu rõ về Học tập hỗn hợp, qua đó lựa chọnMô hình lớp học đảo ngược khi dạy học chuyên đề Cảm ứng điện từ lớp 11. Tiến trình dạy học chuyên đề này gồm các hoạt động theo phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, ở mỗi hoạt động, HS cần sử dụng môi trường trên mạng và trên lớp để hoàn thành các hoạt động. Cuối cùng, bài báo trình bày một số kết quả thu được khi thực nghiệm sư phạm. Từ khóa: Học tập hỗn hợp, mô hình Học tập hỗn hợp, Cảm ứng điện từ. 1. Mở đầu Học tập hỗn hợp (HTHH) ra đời cùng với sự phát triển mạnh mẽ của mạng máy tính, tạo cơ hội cho người học t...

pdf10 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 674 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô hình học tập hỗn hợp và áp dụng vào dạy học Chuyên đề cảm ứng điện từ Lớp 11 - Ngô Trọng Tuệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0050 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6, pp. 69-78 This paper is available online at MÔ HÌNH HỌC TẬP HỖN HỢP VÀ ÁP DỤNG VÀO DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ LỚP 11 Ngô Trọng Tuệ Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Tóm tắt. Nội dung bài báo trình bày khái niệm, mô hình, cấp độ, mục đích sử dụng Học tập hỗn hợp. Việc phân tích các nội dung này để hiểu rõ về Học tập hỗn hợp, qua đó lựa chọnMô hình lớp học đảo ngược khi dạy học chuyên đề Cảm ứng điện từ lớp 11. Tiến trình dạy học chuyên đề này gồm các hoạt động theo phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, ở mỗi hoạt động, HS cần sử dụng môi trường trên mạng và trên lớp để hoàn thành các hoạt động. Cuối cùng, bài báo trình bày một số kết quả thu được khi thực nghiệm sư phạm. Từ khóa: Học tập hỗn hợp, mô hình Học tập hỗn hợp, Cảm ứng điện từ. 1. Mở đầu Học tập hỗn hợp (HTHH) ra đời cùng với sự phát triển mạnh mẽ của mạng máy tính, tạo cơ hội cho người học tiếp cận với nguồn học liệu phong phú, giúp người học có nhiều cơ hội tự học, hợp tác, qua đó nâng cao hiệu quả học tập. HTHH được sử dụng như là một tất yếu trong thời kì ứng dụng mạnh mẽ của công nghệ thông tin trong dạy học. Về ưu điểm của HTHH bao gồm: Những buổi học trên lớp sẽ cho phép giải thích các nội dung trừu tượng, phức tạp; Qua các buổi học giúp học sinh (HS) phát triển các kĩ năng (thí nghiệm, diễn đạt); Thông qua hoạt động trên lớp học “thật”, giáo viên (GV) kích thích được sự tích cực của HS trên lớp học “ảo” [1]. Vai trò của HTHH trong dạy học là: Kích thích hứng thú học tập của HS; Cung cấp hệ thống thông tin phong phú, chính xác và nhanh chóng; Tăng cường khả năng tự học của HS. Các tác giả cũng đưa ra 5 bước để xây dựng bài dạy trong HTHH [2]. Các mức độ phối hợp giữa dạy học giáp mặt và E-learning gồm 4 mức: Dạy học truyền thống ở lớp, E-learning cung cấp tài liệu tham khảo rất hạn chế; Cân bằng giữa dạy học truyền thống và E-learning; E-learning hỗ trợ quá trình tự học một nội dung hoàn toàn qua mạng; E-learning hỗ trợ tự học một khóa học hoàn toàn qua mạng [3]. Về quy trình tổ chức dạy học theo HTHH gồm 4 giai đoạn: Chuẩn bị dạy học→ Tổ chức dạy học→ Tổ chức kiểm tra đánh giá→ Cải tiến, hoàn thiện [4]. Một trong các mô hình HTHH là mô hình lớp học đảo ngược, mô hình này có ưu điểm như: HS xem lại video bài giảng chưa hiểu trên lớp, có nhiều thời gian để hoạt động trên lớp. Về nhược điểm như: HS không xem bài giảng ở nhà trước khi tới lớp khi đó sẽ khó thành công ở mô hình này, GV mất nhiều công sức để chuẩn bị bài giảng. Khó khăn khi áp dụng mô hình này như: Theo dõi quá trình HS tự học ở nhà, HS cần có khả năng tự học, GV phải có kế hoạch cho cả năm học [5]. Tác giả cũng đưa ra các bước thiết kế dạy học trong mô hình lớp học đảo ngược gồm 3 bước: Sắp Ngày nhận bài: 10/3/2016. Ngày nhận đăng: 20/6/2016. Liên hệ: Ngô Trọng Tuệ, e-mail: tuebg2005@yahoo.com.vn 69 Ngô Trọng Tuệ xếp lại kế hoạch học tập của môn học và tài nguyên học tập theo mức độ nhận thức của người học → Thiết kế dạy học cho các hoạt động tự học ở nhà của người học nhằm chuẩn bị cho buổi học ở trên lớp→ Nêu và làm sáng tỏ vấn đề [6]. Trong HTHH cần sử dụng Multimedia, Powerpoint trên mạng để hỗ trợ HS học trước khi đến lớp. Với mô hình này, HS bắt buộc phải trả lời câu hỏi sau khi chuẩn bị bài và trước khi tham dự bài học, điều đó như là tiêu chuẩn đánh giá sự hiểu biết kiến thức vật lí của HS trước khi tham dự bài học. Nó giúp “cải thiện lớn trong hiểu biết của HS về các khái niệm vật lí cơ bản trước khi tham dự bài học” [7]. Các video và các bài thuyết trình Powerpoint mang lại hiệu quả trong mô hình HTHH, các bài tập trực tuyến có tác dụng thúc đẩy quá trình học trong mô hình HTHH[8]. Về quy trình tổ chức HTHH trong dạy học vật lí gồm 3 bước: Sử dụng video, mô phỏng trên mạng hỗ trợ trước khi học đối mặt→ Hoàn thành các câu trắc nghiệm→ Học đối mặt [9]. Trong HTHH, có nhiều mô hình được đưa ra và áp dụng trên thế giới trong những năm gần đây, nó đáp ứng phù hợp với nội dung dạy học, phương pháp dạy học và cơ sở vật chất của nhà trường và HS. Các mô hình này như: Mô hình xoay vòng (gồm Hoán đổi trạm học tập, Hoán đổi lớp học, Vòng quay cá nhân, Lớp học đảo ngược), Mô hình linh hoạt, Mô hình tự do [11, 13, 14]. Tuy nhiên, còn ít công trình nghiên cứu nhằm chỉ ra mô hình nào phù hợp với phương pháp, nội dung dạy học vật lí ở trung học phổ thông. Trong dạy học vật lí ở trung học phổ thông, do đặc điểm về nội dung dạy học liên quan tới các hiện tượng trong tự nhiên, các ứng dụng kĩ thuật trong đời sống nên tạo nhiều điều kiện để lựa chọn, sử dụng một mô hình HTHH với cấp độ phù hợp. Nó giúp HS khai thác được các nguồn học liệu phong phú trên mạng để tìm hiểu các kiến thức vật lí trong tự nhiên, đời sống. Đồng thời, vẫn giúp HS có điều kiện làm thí nghiệm, thảo luận trên lớp. Sử dụng HTHH trong dạy học vật lí ở phổ thông là vấn đề mới, còn ít công trình nghiên cứu về vấn đề này để giúp lựa chọn mô hình HTHH phù hợp với phương pháp, nội dung một chuyên đề vật lí. Do vậy, việc nghiên cứu các mô hình HTHH và sử dụng trong dạy học vật lí là cần thiết. Bài báo này trình bày một số mô hình, các cấp độ HTHH và ứng dụng mô hình lớp học đảo ngược trong tiến trình dạy học giải quyết vấn đề khi dạy học chuyên đề Cảm ứng điện từ lớp 11. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Mô hình Học tập hỗn hợp 2.1.1. Khái niệm Học tập hỗn hợp Thật ngữ HTHH (Blended learning hay B-learning) được sử dụng vào cuối năm 1990 khi sự ra đời phổ biến của Internet. Tuy nhiên, giống như nhiều thuật ngữ thông dụng Internet khác trong khoảng thời gian này, ý nghĩa chính xác của nó đã thay đổi và sau đó có ý nghĩa ổn định. Từ năm 2006 đến nay, Học tập hỗn hợp được hiểu là một sự kết hợp dạy học đối mặt (face to face) và dạy học trên nền tảng công nghệ trung gian (Technology mediated). Hiện nay, có một số tác giả định nghĩa HTHH như sau: Curtis J. Bonk, Charles R. Graham định nghĩa: HTHH là sự kết hợp giữa hướng dẫn đối mặt và hướng dẫn qua máy tính [10]. Trong tài liệu của Knewton định nghĩa: HTHH cung cấp mọi lúc để HS học tập, có ít nhất một phần học trên lớp và một phần qua mạng có sự kiểm soát về thời gian, địa điểm, lộ trình và tiến độ [11]. Michael B. Horn định nghĩa: HTHH là một chương trình giáo dục chính quy mà ở đó HS học một phần trực tuyến, có sự kiểm soát về thời gian, địa điểm, lộ trình và tiến độ. Có ít nhất 70 Mô hình học tập hỗn hợp và áp dụng vào dạy học chuyên đề cảm ứng điện từ lớp 11 một phần giảng dạy trên lớp, các hình thức học tập của từng HS phải được liên kết với nhau tạo sự thống nhất [12]. Qua nghiên cứu một số khái niệm trên, theo tác giả, Học tập hỗn hợp là mô hình học tập trong đó HS phải kết hợp học trên lớp và trên mạng để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Để hiểu rõ thế nào là/không là HTHH, Hình 1 mô tả khi nào cấu thành/không cấu thành thành HTHH. Hình 1. Ma trận HTHH A (Không phải là HTHH): HS học hoàn toàn đối mặt trên lớp. B (Không phải là HTHH): HS học hoàn toàn ở nhà, không sử dụng mạng. C (Có thể là HTHH): Nếu HS sử dụng mạng theo nhu cầu cá nhân để học (theo Mô hình tự do (Self-Blend)). D (là HTHH): HS sử dụng môi trường mạng để học trên lớp. (là HTHH): HS học bằng cách sử dụng kết hợp giữa học trên lớp và trên mạng [11]. 2.1.2. Một số mô hình Học tập hỗn hợp Theo tài liệu [11, 13], Có 6 mô hình HTHH: (1) Mô hình lớp học là chủ đạo (Face-to-Face Driver): GV trong lớp học truyền thống sử dụng học tập trực tuyến để hướng dẫn bổ sung hoặc trợ giúp. (2) Mô hình xoay vòng (Rotation): HS di chuyển qua lại giữa học trực tuyến và học trên lớp có hướng dẫn. (3) Mô hình linh hoạt (Flex): Chương trình học được cung cấp chủ yếu trên nền tảng trực tuyến, với sự hỗ trợ trực tiếp của GV. (4) Mô hình phòng máy trực tuyến (Online Lab): Nội dung học trực tuyến được thực hiện trong phòng máy chuyên biệt. (5) Mô hình tự do (Self-Blend): HS tự lựa chọn các nội dung trực tuyến để bổ sung kiến thức theo định hướng của chương trình nhà trường. (6) Mô hình trực tuyến là chủ đạo (Online Driver): Các hoạt động dạy học chủ yếu là trực tuyến. Trong tài liệu [14] đưa ra 4 mô hình HTHH: (1) Mô hình xoay vòng (Rotation): Trong mô hình này lại được chia làm 04 mô hình nhỏ: - Hoán đổi trạm học tập (Station Rotation): HS học xoay vòng theo một lịch trình cố định hoặc theo quyết định của GV. Vòng xoay gồm ít nhất một trạm để học trực tuyến. Trạm khác để GV hướng dẫn hoạt động theo nhóm nhỏ hoặc cả lớp. Các hoạt động của HS diễn ra tại trường. - Hoán đổi lớp học (Lab Rotation): HS học theo một lịch trình cố định hoặc theo quyết định của GV hoán chuyển giữa các lớp học chức năng, trong đó có ít nhất một lớp học có nội dung dạy 71 Ngô Trọng Tuệ học dựa trên nền tảng công nghệ. - Vòng quay cá nhân (Individual Rotation): HS học theo một lịch trình cố định, có sự tùy chỉnh riêng mà có ít nhất một nội dung trực tuyến. HS không nhất thiết phải tham gia đầy đủ các trạm như các mô hình khác. Hoạt động này đòi hỏi HS phải sử dụng phòng máy tính tại trường. - Lớp học đảo ngược (Flipped Classroom): HS học theo một lịch trình cố định, xoay vòng giữa học đối mặt và học trực tuyến ở nhà với cùng nội dung. Mỗi HS nhận nhiệm vụ, hợp tác trên mạng để thực hiện hoạt động dưới sự hướng dẫn của GV qua mạng. Sau đó, HS báo cáo kết quả cho GV trên môi trường mạng. Trên lớp, HS tiếp tục thực hiện nhiệm vụ để hoàn thành hoạt động dưới sự hướng dẫn trực tiếp của GV. Hình2. Các mô hình HTHH (2) Mô hình linh hoạt (Flex): Chương trình học được cung cấp chủ yếu trên nền tảng trực tuyến, với sự hỗ trợ trực tiếp của GV. HS học tập tại trường học dưới sự hỗ trợ của GV khi làm hoạt động nhóm, làm các dự án. (3) Mô hình A La Carte: Một chương trình mà trong đó HS có một hoặc nhiều nội dung với bài giảng trực tuyến của GV, đồng thời vẫn học trên lớp. Các hoạt động học sử dụng máy tính diễn ra tại trường và ở nhà. Điều này khác hoàn toàn với học trực tuyến và Mô hình học ảo chủ đạo (Enriched virtual) vì nó không cung cấp cơ hội cho toàn trường. 72 Mô hình học tập hỗn hợp và áp dụng vào dạy học chuyên đề cảm ứng điện từ lớp 11 (4) Mô hình học ảo chủ đạo (Enriched virtual): HS phân chia thời gian giữa việc tham dự học trên lớp và học tập trực tuyến ở nhà bằng cách sử dụng nội dung và hướng dẫn trực tuyến. HS sử dụng máy tính cả trên lớp và ở nhà để học. Nó khác với mô hình lớp học đảo ngược (Flipped Classroom) vì HS ít phải tham gia trên lớp hàng ngày. Nó khác với Mô hình A La Carte vì nó cung cấp cơ hội cho toàn trường, không phải một vài nội dung. Hình 3. Các cấp độ HTHH Như vậy, trong các mô hình HTHH đều có điểm chung là HS phải trải qua một phần học trên mạng và một phần trên lớp với các mức độ sử dụng hai hình thức này khác nhau. 2.1.3. Các cấp độ Học tập hỗn hợp Tùy vào quy mô của kết hợp mà có 04 cấp độ như Hình 3. Cấp nhà trường: Toàn bộ hoạt động dạy học của nhà trường sử dụng mô hình HTHH. Cấp chương trình: Một vài chương trình giáo dục thực hiện trong mô hình HTHH. Cấp khóa học: Khóa học thực hiện trong mô hình HTHH. Cấp hoạt động: Hoạt động học thực hiện trong mô hình HTHH. Ở cấp khóa học, hoạt động liên quan tới GV quyết định vì mục tiêu nâng cao hiệu quả việc dạy học. Ở cấp chương trình, nhà trường liên quan tới nhà quản lí quyết định vì mục tiêu tiếp cận của người học, chi phí [15]. 2.1.4. Mục đích sử dụng và tương lai của Học tập hỗn hợp Mục đích sử dụng HTHH: - Tăng cường số lượng, chất lượng tương tác giữa GV với HS, HS với HS. - Tăng cơ hội học tập tích cực, hợp tác và kiểm tra đánh giá trước, sau khi học. - Giúp HS chuẩn bị trước khi thảo luận, làm thí nghiệm trên lớp. - Tạo điều kiện để sử dụng đa phương tiện trong trình bày nội dung. - Chuyển đổi sang các dạng học tương tác và hoạt động độc lập. - Cho phép dùng thời gian trên lớp cho các hoạt động học tích cực bằng cách chuyển các nội dung học tập lên môi trường mạng. - Tạo ra ý thức cộng đồng trong lớp học. - Cho phép truy cập tài liệu học tập ở bất cứ đâu, khi nào mà HS muốn theo tốc độ học của HS [16, 17]. Về tương lai của HTHH: Do trình độ phát triển mạnh mẽ của mạng máy tính nên cơ hội để kết hợp giữa học đối mặt và học trên mạng ngày càng lớn. Đây là xu thế tất yếu của dạy học trong tương lai. Theo dự báo, HTHH sẽ chiếm tỉ lệ lớn ở các trường phổ thông trong tương lai. 73 Ngô Trọng Tuệ 2.2. Vận dụng Học tập hỗn hợp và thảo luận 2.2.1. Vận dụng mô hình Học tập hỗn hợp để dạy học chuyên đề Cảm ứng điện từ Chuyên đề Cảm ứng điện từ HS học ở lớp 11 là sự tiếp nối từ lớp 9. Nội dung chuyên đề gồm nội dung lí thuyết, thực nghiệm và ứng dụng trong đời sống. Do đó, tạo nhiều cơ hội để HS học trên mạng (tìm hiểu kiến thức để đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề, thảo luận đưa ra các dự đoán, tìm hiểu ứng dụng kĩ thuật) và học trên lớp (làm thí nghiệm, thảo luận kết quả nghiên cứu). Như vậy, nội dung chuyên đề này tạo nhiều cơ hội để dạy học theo HTHH. Sử dụng Mô hình lớp học đảo ngược để tổ chức cho HS vì HS có nhiều điều kiện sử dụng máy tính cá nhân, điện thoại thông minh ở nhà để học. Vận dụng mô hình này ở cấp hoạt động khi học chuyên đề Cảm ứng điện từ, HS sẽ thực hiện các hoạt động ở trên mạng và trên lớp theo tiến trình dạy học giải quyết vấn đề (Bảng 1). Ở mỗi hoạt động, HS thực hiện như sau: Ở nhà, HS lên mạng tìm hiểu mục đích, yêu cầu cho từng hoạt động. Nghiên cứu học liệu (video, mô phỏng, văn bản...), thảo luận nhóm, trao đổi với giáo viên sau đó nộp báo cáo cho GV→ Trên lớp, đại diện nhóm HS báo cáo kết quả thực hiện hoạt động, thảo luận nhóm dưới sự hướng dẫn của GV để hoàn thiện báo cáo nhóm. Ở hoạt động có thí nghiệm, sau khi thống nhất phương án thí nghiệm, HS sẽ tiến hành thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của GV. Bảng 1. Các hoạt động của HS khi dạy học chuyên đề Cảm ứng điện từ Hoạt động Trên mạng Trên lớp LÀM NẢY SINH VÀ PHÁT BIỂU VẤN ĐỀ Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo, hoạt động của máy phát điện Nghiên cứu các học liệu (văn bản, video, ảnh, mô phỏng) về máy phát điện. Nghiên cứu máy phát điện. Báo cáo kết quả tìm hiểu máy phát điện. Thảo luận đưa ra vấn đề mới. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ KẾT LUẬN Hoạt động 2: Giải thích nguyên lí làm việc của máy phát điện, đặc điểm chiều dòng điện và độ lớn suất điện động ở máy phát điện Nghiên cứu các học liệu (SGK lớp 9, tài liệu khác). Báo cáo kết quả giải thích đặc điểm chiều dòng điện, độ lớn suất điện động cảm ứng ở máy phát điện. Hoạt động 3: Đề xuất phương án và tiến hành thí nghiệm kiểm tra đặc điểm về độ lớn suất điện động và chiều dòng điện cảm ứng Nghiên cứu các học liệu (văn bản, video, ảnh, mô phỏng) về một số thí nghiệm. Thảo luận đưa ra các phương án thí nghiệm. Báo cáo các phương án thí nghiệm, lựa chọn phương án tối ưu. Tiến hành các thí nghiệm và kết luận quy luật về chiều dòng điện, suất điện động cảm ứng. Đưa ra khái niệm từ thông, định luật Len-xơ, Fa-ra-đây. VẬN DỤNG Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức hiện tượng cảm ứng điện từ Nghiên cứu học liệu (văn bản, video) giải thích hoạt động của đèn neon, cấu tạo lõi thép máy phát điện. Giải thích hoạt động của: Sạc không dây, micro, bếp từ... Báo cáo giải thích hoạt động đèn neon, cấu tạo lõi thép máy phát điện. Làm thí nghiệm kiểm tra đặc điểm dòng Fu-cô, hiện tượng tự cảm. Báo cáo giải thích nguyên lí làm việc của một số thiết bị. 74 Mô hình học tập hỗn hợp và áp dụng vào dạy học chuyên đề cảm ứng điện từ lớp 11 Kiểm tra đánh giá được thực hiện trong cả quá trình học chuyên đề của HS, gồm đánh giá nội dung bài báo cáo nộp lên mạng, kết quả làm việc trên lớp ở 4 hoạt động trên. Dưới đây, phân tích diễn biến hoạt động của HS ở trên lớp, trên mạng: Hình 4. Nhóm HS tìm hiểu cấu tạo máy phát điện trên lớp Hình 5. Cá nhân HS học trên mạng ở nhà (trên truonghocketnoi.edu.vn) HS thực hiện Hoạt động 1: Tiết đầu tiên, GV giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu máy phát điện. Ở trên lớp, HS làm việc theo các nhóm tìm hiểu cấu tạo, đặc điểm các bộ phận của máy phát điện và thảo luận để trả lời một số câu hỏi ở báo cáo Hoạt động 1 (Hình 4). Sau khi HS thảo luận trên lớp, để hoàn thành báo cáo, HS cần thiết phải đọc tài liệu, tìm hiểu thông tin trên mạng (Hình 5: HS xem mô phỏng, video cấu tạo và hoạt động của máy phát điện), sau đó HS thảo luận nhóm, khi nhóm đã thống nhất nội dung báo cáo, nhóm trưởng sẽ nộp báo cáo cho GV (Hình 6). Đến buổi học tiếp theo, đại diện nhóm HS báo cáo trên lớp để GV, các nhóm khác góp ý để hoàn thiện các câu trả lời của Hoạt động 1 (Hình 7). Tiếp theo, GV định hướng HS để thấy một số vấn đề mới, đó là: Đại lượng vật lí nào mô tả các trường hợp tạo ra dòng điện cảm ứng? Chiều dòng điện cảm ứng, độ lớn suất điện động cảm ứng được xác định theo quy luật nào? Độ lớn suất điện động cảm ứng phụ thuộc vào các yếu tố nào? Hình 6. Báo cáo tìm hiểu máy phát điện Hình 7. Đại diện nhóm HS báo cáo trên lớp tìm hiểu máy phát điện Để trả lời các câu hỏi này, HS thực hiện Hoạt động 2: Cá nhân HS nghiên cứu sách vật lí 11 tìm hiểu khái niệm Từ thông, định luật Len-xơ và Fa-ra-đây. Tiếp theo, thảo luận trên lớp và trên mạng, sau đó nhóm HS sẽ thống nhất nội dung báo cáo để nhóm trưởng nộp cho GV. 75 Ngô Trọng Tuệ Đến tiết học trên lớp tiếp theo, đại diện nhóm HS sẽ báo cáo kết quả của nhóm để GV, các nhóm khác trao đổi, góp ý để trả lời được các câu hỏi của Hoạt động 2. Để kiểm chứng điều kiện suất hiện dòng điện cảm ứng, quy luật chi phối chiều dòng điện, độ lớn suất điện động cảm ứng ở máy phát điện bằng thực nghiệm, GV yêu cầu HS thực hiện Hoạt động 3: Đưa ra phương án thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm kiểm tra các dự đoán đã đưa ra. Để thực hiện hoạt động này, cá nhân HS phải nghiên cứu sách vật lí 11, mô phỏng, thí nghiệm đã được học ở lớp 9. Sau đó nhóm HS thống nhất đưa ra phương án thí nghiệm và nộp báo cáo cho GV (Hình 8). Hình 8. HS đưa ra dự đoán chiều dòng điện Hình 9. Nhóm HS làm thí nghiệm Ở trên lớp, nhóm HS làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán về sự xuất hiện dòng điện, đặc điểm chiều dòng điện và độ lớn suất điện động cảm ứng (Hình 9). Sau khi làm thí nghiệm, HS tự đưa ra kết luận về điều kiện xuất hiện dòng điện, đặc điểm chiều dòng điện, độ lớn suất điện động cảm ứng. Tiếp theo, HS thực hiện Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức về hiện tượng cảm ứng điện từ để giải thích lí do lõi thép máy phát điện xẻ rãnh, nguyên lí làm việc của đèn Neon. Tìm hiểu cấu tạo, giải thích nguyên lí làm việc của một số thiết bị trong đời sống. Ở hoạt động này, HS cũng thực hiện trên mạng và trên lớp như các hoạt động trước. 2.2.2. Một số thảo luận về áp dụng Học tập hỗn hợp trong dạy học chuyên đề Cảm ứng điện từ Sau khi thực nghiệm sư phạm tại trường Trung học phổ thông Hiệp Hòa số 1-Huyện Hiệp Hòa-Tỉnh Bắc Giang, bài báo đưa ra một số thảo luận khi áp dụng HTHH trong dạy học chuyên đề Cảm ứng điện từ. * Một số ưu điểm, thuận lợi: - Dạy học chuyên đề Cảm ứng điện từ gồm nội dung lí thuyết, làm thí nghiệm, tìm hiểu ứng dụng kĩ thuật nên đòi hỏi có nhiều thời gian để HS hoàn thành nhiệm vụ. Do đó, HS cần thiết phải nghiên cứu học liệu, thảo luận trên môi trường mạng trước khi tới lớp. - Có nhiều phần mềm, video, tài liệu trên mạng giúp HS tự học để giải quyết vấn đề, vận dụng kiến thức tìm hiểu ứng dụng của hiện tượng cảm ứng điện từ. Do vậy, sử dụng môi trường mạng là cần thiết để hỗ trợ HS học trên lớp. - HTHH tạo được hứng thú cho HS, nó thể hiện qua tỉ lệ 93% (42/45) lượt báo cáo nộp đúng hạn, 67% (6/9 nhóm) có báo cáo ở 4 hoạt động đạt tốt. Qua quan sát trên lớp thấy rằng HS chú ý lắng nghe báo cáo, tích cực làm thí nghiệm trên lớp và thảo luận đưa ra kết quả. 76 Mô hình học tập hỗn hợp và áp dụng vào dạy học chuyên đề cảm ứng điện từ lớp 11 - Trình độ sử dụng máy tính, mạng máy tính để học tập của HS ngày càng nâng cao. Do đó, thuận lợi để tổ chức HTHH. Thực tế cho thấy, khi GV hướng dẫn HS đăng nhập vào trang web, sử dụng các video, mô phỏng, thảo luận nhóm trên mạng thì HS đều thực hiện được. * Một số nhược điểm, khó khăn: - Trong HTHH, HS cần có năng lực tự học, tự định hướng và độc lập làm việc ở nhà để hoàn thành nhiệm vụ. Qua thực nghiệm cho thấy, ở các hoạt động đầu, HS thường hay hỏi giáo viên liên quan tới nội dung, cách làm báo cáo. Một số vấn đề khó mà HS phải tự học thì HS gặp khó khăn nên cần sự hỗ trợ của GV. Ví dụ: Chỉ ra sự phụ thuộc độ lớn suất điện động vào các yếu tố. Giải thích đặc điểm chiều dòng điện, độ lớn suất điện động cảm ứng. Đưa ra phương án kiểm tra đặc điểm dòng điện Fu-cô. - Vai trò của làm việc nhóm là rất quan trọng, HS cần quen với làm việc nhóm trên mạng để hoàn thành nhiệm vụ. Nhóm trưởng đóng vai trò quan trọng để tổ chức các thành viên làm việc và hoàn thành báo cáo. Như vậy, qua thực nghiệm cho thấy, điều kiện về HS, cơ sở vật chất để áp dụng HTHH trong dạy học chuyên đề Cảm ứng điện từ là khả thi. HTHH tạo điều kiện để HS tự học, làm việc nhóm và hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. 3. Kết luận Như vậy, nội dung bài báo đã trình bày một số lí thuyết về HTHH, bao gồm: Phân tích khái niệm, đặc điểm một số mô hìnhHTHH; trình bày các cấp độ và lợi ích khi sử dụng HTHH. Qua đó thấy rằng HTHH có nhiều ưu điểm và dễ áp dụng vào dạy học vật lí. Theo dự báo, đây sẽ là mô hình dạy học được áp dụng rộng rãi trong tương lai ở cả bậc phổ thông. Đồng thời, trên cơ sở phân tích đặc điểm một số mô hình HTHH, đặc điểm nội dung dạy học chuyên đề Cảm ứng điện từ, bài báo đã đưa ra tiến trình dạy học phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao khi dạy học khi dạy học chuyên đề Cảm ứng điện từ. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Tô Nguyên Cương, 2012. Dạy học kết hợp-một hình thức tổ chức dạy học tất yếu của một nền giáo dục hiện đại. Tạp chí giáo dục, số 283, tr. 27, 28, 38. [2] Trần Huy Hoàng, Nguyễn Kim Đào, 2012. Mô hình dạy học tích hợp Blended Learning và vai trò của nó trong dạy học. Tạp chí thiết bị giáo dục, Số 88, tr. 14-17. [3] Nguyễn Việt Dũng, 2014. Tổ chức dạy học môn mạng máy tính cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm Thái Nguyên theo mô hình B-Learning. Tạp chí giáo dục, Số 337, tr. 63-65. [4] Nguyễn Thanh Thủy, 2016. Tổ chức hoạt động dạy học theo B – Learning. Tạp chí thiết bị giáo dục, Số 126, tr. 3, 21. [5] Nguyễn Thế Dũng, 2015. Nghiên cứu sử dụng mô hình lớp học đảo ngược những khó khăn thách thức và khả năng ứng dụng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội), Số 60 (8D), tr. 85 - 92. [6] Nguyễn Thế Dũng, 2015. B-learning và quá trình đánh giá trong dạy học hướng đến phát triển năng lực của người học. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 60 (8D), tr. 130-137. 77 Ngô Trọng Tuệ [7] Zhongzhou Chen, Timothy Stelzer, and Gary Gladding, 2010. Using multimedia modules to better prepare students for introductory physics lecture. Physical review special topics - Physics education research. [8] Cho Cho Wai, Ernest Lim Kok Seng, 2013. Measuring the effectiveness of blended learning environment: A case study in Malaysia. Educ Inf Technol. [9] Homeyra R. Sadaghiani, 2011. Using multimedia learning modules in a hybrid-online course in electricity and magnetism. Physical review special topics - Physics education research. [10] Curtis J. Bonk, Charles R. Graham, 2005. The Handbook of blended learning: Global perspectives, local designs. San Francisco, CA: Pfeiffer. ISBN 0787977586. [11] https://www.knewton.com/infographics/blended-learning/ [12] Michael B.Horn, 2015. Using Blended learning to improve schools. Clayton Chrisenten Insitute. [13] Intel, 2012. Blended Learning Models. [14] Michael Horn, Heather Staker, 2014. Blended: Using Disruptive Innovation to Improve Schools. Jossey-Bass; 1 edition. [15] Charles R. Graham, 2009. Blended Learning Models. Brigham Young University. [16] ASPIRE Public Schools, 2013. Blended Learning 101: Handbook. [17] University Western Sydney, 2013. Fundamentals of Blended Learning. ABSTRACT Blended learning models and their application in teaching electromagnetic induction in Grade 11 This article presents the concept, model, and level of Blended learning use. Analyzing such content helps us to better understand Blended learning models. One can choose to use the Flipped ClassroomModel to teachElectromagnetic Induction to Grade 11 students. The teaching procedure consists of problem-solving activities which require student use of the Internet and classroom environment.. Results collected from the experimental activities are also presented in this article. Keywords: Blended learning, Blended learning Models, Electromagnetic induction. 78

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4088_nttue_2601_2132368.pdf
Tài liệu liên quan