Mô hình giáo dục phổ thông dành cho học sinh điếc tại trường Cao đẳng Sư phạm trung ương

Tài liệu Mô hình giáo dục phổ thông dành cho học sinh điếc tại trường Cao đẳng Sư phạm trung ương: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0067 Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 4, pp. 151-157 This paper is available online at MÔHÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG DÀNH CHO HỌC SINH ĐIẾC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG Đặng Lộc Thọ Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Tóm tắt. Bài viết đề cập đến các nghiên cứu về đặc điểm học tập của học sinh điếc; giới thiệu kết quả, những kinh nghiệm, khó khăn và đề xuất một số biện pháp xây dựng mô hình giáo dục phổ thông dành cho học sinh điếc (từ lớp 1 đến lớp 12) tại Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Giáo dục Đặc biệt thuộc trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương nhằm xây dựng mô hình đáp ứng nhu cầu học tập của mọi HS điếc và phụ huynh HS điếc. Từ khóa:HS điếc, khiếm thính, GD đặc biệt, GD phổ thông, cao đẳng sư phạm trung ương. 1. Mở đầu Trong 21 năm thực hiện Nghị định 26/CP ngày 17/4/1995 của Chính phủ về việc giao nhiệm vụ dạy văn hóa cho trẻ khuyết tật (TKT) chuyển sang Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), giáo dục TKT của V...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô hình giáo dục phổ thông dành cho học sinh điếc tại trường Cao đẳng Sư phạm trung ương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0067 Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 4, pp. 151-157 This paper is available online at MÔHÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG DÀNH CHO HỌC SINH ĐIẾC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG Đặng Lộc Thọ Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Tóm tắt. Bài viết đề cập đến các nghiên cứu về đặc điểm học tập của học sinh điếc; giới thiệu kết quả, những kinh nghiệm, khó khăn và đề xuất một số biện pháp xây dựng mô hình giáo dục phổ thông dành cho học sinh điếc (từ lớp 1 đến lớp 12) tại Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Giáo dục Đặc biệt thuộc trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương nhằm xây dựng mô hình đáp ứng nhu cầu học tập của mọi HS điếc và phụ huynh HS điếc. Từ khóa:HS điếc, khiếm thính, GD đặc biệt, GD phổ thông, cao đẳng sư phạm trung ương. 1. Mở đầu Trong 21 năm thực hiện Nghị định 26/CP ngày 17/4/1995 của Chính phủ về việc giao nhiệm vụ dạy văn hóa cho trẻ khuyết tật (TKT) chuyển sang Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), giáo dục TKT của Việt Nam đã có những thành tựu nhất định, số lượng TKT được đi học đã tăng lên hơn 10 lần, trong đó có học sinh (HS) điếc. Hiện nay ở Việt Nam có khoảng 64.000 trẻ điếc có nhu cầu học bằng ngôn ngữ kí hiệu (NNKH). Mục tiêu hàng đầu trong giáo dục HS điếc là giao tiếp tốt trong môi trường xã hội bằng NNKH và sử dụng ngôn ngữ viết tiếng Việt [6]. Thực hiện mục tiêu này, nghiên cứu của các nước có: nghiên cứu về đặc điểm của sự phát triển tâm lí trẻ điếc của Sinhiak V.A, Nudenman N.M (1998) [9]; sử dụng điệu bộ tự nhiên để dạy HS điếc qua 3 bước của Juan Pablo Bonet (Tây Ban Nha); sử dụng NNKH hỗ trợ dạy học cho HS điếc của John Wallis (Anh), Charlet Michel Albe de L’epee (Pháp), Thomas Hopkin Gallaudet (Mĩ) [10] [13], Truax, Foo and Whitesell (2002) [15], Sandy Niemann, Devorah Greenstein and Darienna David (2006) [8], Kirstin Bostelmann & Vivien Heller (2007) [5], Audrey C. Cooper & Samuel L. Weber (2015) [1]... Ở Việt Nam, có các nghiên cứu về đại cương giáo dục trẻ khiếm thính của Nguyễn Thị Hoàng Yến (2005) [12], thực hành NNKH của Trần Thị Thiệp, Bùi Thị Phương Anh, Nguyễn Thị Cẩm Hường, Vương Hồng Tâm (2012) [10], NNKH và việc dạy NNKH cho trẻ khiếm thính ở Việt Nam của Đỗ Thị Hiền (2013) [4], sử dụng NNKH hỗ trợ trong dạy hoà nhập HS khiếm thính cấp tiểu học của Bùi Thị Anh Phương (2015) [7]... Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nghiên cứu sâu về giáo dục phổ thông (GDPT) cho HS điếc nhằm giải quyết được tốt nhất quyền học tập, quyền sống, làm việc và đáp ứng nhu cầu học tập cao hơn (cao đẳng, đại học) cho người điếc. Bài viết đề cập đến các nghiên cứu về đặc điểm học tập của HS điếc; giới thiệu kết quả, những kinh nghiệm, khó khăn và đề xuất một số biện pháp xây Ngày nhận bài: 15/2/2017. Ngày nhận đăng: 17/4/2017. Liên hệ: Đặng Lộc Thọ, e-mail: tho1962@gmail.com 151 Đặng Lộc Thọ dựng mô hình GDPT dành cho HS điếc (từ lớp 1 đến lớp 12) tại Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Giáo dục Đặc biệt thuộc trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương (CĐSPTƯ) nhằm phát triển, nhân rộng mô hình chung đáp ứng nhu cầu học tập của mọi HS điếc và phụ huynh HS điếc. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Một số điểm mạnh và hạn chế của học sinh điếc khi học phổ thông 2.1.1. Đặc điểm của học sinh điếc Khuyết tật thính giác (khiếm thính) có thể chia làm hai nhóm: (i) Nhóm có những vấn đề nghiêm trọng về khả năng nghe (bị điếc hoàn toàn); (ii) nhóm bị suy giảm khả năng nghe (khiếm thính) [3]. Một số đặc điểm thường thấy ở HS khiếm thính là: (i) Về ngôn ngữ: việc sử dụng NNKH và đọc hình miệng dựa vào thế mạnh về thị giác (thị giác phát triển tốt và tinh nhậy hơn) dẫn đến sự nghèo nàn về vốn từ nên diễn đạt (bằng NNKH) khó hiểu; (ii) Về trí nhớ: Ghi nhớ chủ yếu thông qua thị giác và xúc giác nên những từ tượng thanh thường nhớ khó khăn hơn trẻ bình thường; (iii) Về khả năng tưởng tượng: Khó khăn trong việc hiểu các từ ẩn dụ, từ có nghĩa bóng nên khó khăn cho sự hình thành hình tượng mới, do đó tưởng tượng ít phát triển; (iv) Về tri giác: Tri giác phân tích trội hơn tri giác tổng hợp nên thường chú ý đến những chi tiết nhỏ của sự vật, hiện tượng; chậm phát triển thao tác tư duy (trừu tượng hoá, khái quát hoá); (v) Về tư duy: Do dựa trên tư liệu trực quan, cảm tính; hình dạng và hình ảnh cụ thể nên khó khăn trong nhận thức các khái niệm, ý nghĩa khái quát của sự vật và hiện tượng [2]. 2.1.2. Những điểm mạnh của HS điếc Nhiều nghiên cứu sâu về HS điếc cho thấy: có khả năng phát triển nhận thức giống như HS nghe đồng lứa khác nên có thể tìm ra cách giải quyết vấn đề dựa trên tình huống các em chủ yếu là tư duy trực quan (là những người có trí thông minh thực tế); rất ham thích học hỏi, đặc biệt trong các hoạt động mới lạ như hoạt động sử dụng phương tiện hỗ trợ trực quan, phương tiện điện tử. Ở HS điếc, thị giác đảm nhận những chức năng thay thế cho thính giác, khả năng tri giác bằng thị giác và xúc giác là khả năng phát triển vượt trội thường thấy ở trẻ điếc nên HS điếc dễ dàng phát hiện những đặc điểm nổi bật của sự vật, hiện tượng, hành động nhờ khả năng quan sát tốt. Đây là một đặc điểm cơ bản mà GV cần đặc biệt chú ý để dạy HS điếc thông qua quan sát, bắt chước và thực hành. Không nghe nói được hầu như không ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của HS điếc. Các em có thể đạt được mức độ phát triển kĩ năng vận động như ở tất cả các HS khác. Quan sát thị giác tốt giúp các em khéo léo trong kĩ năng vận động, các em thường thể hiện một số khả năng nổi trội như vẽ, múa, trang trí. . . Do đó, cần đưa các hoạt động này vào sinh hoạt và học tập của HS điếc nhằm tăng cường khả năng giao tiếp xã hội. 2.1.3. Những khó khăn của HS điếc HS điếc không nghe được dẫn đến khả năng tư duy bị hạn chế, việc tiếp nhận thông tin chủ yếu bằng thị giác nên gặp khó khăn để hiểu các khái niệm trừu tượng. Các em hiểu các khái niệm chỉ gắn với sự vật, hiện tượng, sự kiện cụ thể và gặp nhiều khó khăn khi tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa. Để hiểu được thông tin trong quá trình học tập hoặc giao tiếp, HS điếc cần tập trung chú ý cao độ, vừa phải quan sát vừa phải phán đoán nên thường khó duy trì khả năng tập trung chú ý trong khoảng thời gian dài. Không nghe nói được làm mất đi ở HS điếc rất nhiều cơ hội học ngẫu nhiên thông qua các cuộc giao tiếp hàng ngày trong cuộc sống. Điều này dẫn đến nhiều khi các em không hiểu hoặc hiểu không đầy đủ các quy tắc, mối quan hệ xã hội nên đôi khi các em có phản ứng không phù hợp 152 Mô hình giáo dục phổ thông dành cho học sinh điếc tại trường cao đẳng... hoặc có ngưỡng ức chế thấp hoặc tỏ ra quá nhạy cảm, dễ xung đột. Sự hạn chế về ngôn ngữ gây ra những hạn chế về khả năng đọc hiểu. Đối với HS điếc, sự không giống nhau trong cấu trúc ngữ pháp của NNKH và tiếng Việt nên hạn chế khả năng đọc hiểu - đây là một khó khăn chính của HS điếc. Trẻ điếc nếu được tiếp cận NNKH sớm sẽ thuận lợi trong việc học tiếng Việt (đọc và viết) sau này [1]. 2.2. Thực trạng giáo dục cho học sinh điếc hiện nay ở trường phổ thông Trước những năm 2000, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam thực hiện thí điểm giáo dục hòa nhập tại một số huyện thuộc các tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình, Quảng Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Quảng Ngãi, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang... Trong giai đoạn này, HS khiếm thính tại các địa bàn thí điểm đã được đi học ở cấp tiểu học. Từ năm 2000, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai giáo dục hòa nhập trên toàn quốc, nên có nhiều HS điếc được học ở các cấp học mầm non (MN), tiểu học (TH) và trung học cơ sở (THCS). Giáo dục chuyên biệt được coi là phương thức hiệu quả và cần thiết dành cho HS điếc (cần sử dụng NNKH để giao tiếp). Tính đến trước năm 2012, đối với cấp TH, mô hình giáo dục chuyên biệt dành cho HS điếc có hầu hết tại các địa phương như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thái Nguyên, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quy Nhơn, Đắc Lắc, Vĩnh Long, Tiền Giang. . . ; đối với cấp THCS, số lượng các tỉnh có các lớp chuyên biệt dành cho HS điếc chỉ tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thái Nguyên...; đối với cấp trung học phổ thông (THPT) có tại Trung tâm Nghiên cứu - Thúc đẩy văn hóa điếc thuộc Trường Đại học Đồng Nai từ năm 2000 và tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương từ năm học 2014-2015. Cho đến nay, hạn chế trong giáo dục phổ thông cho HS điếc là: (i) chưa có sự kết nối hệ thống giữa các cấp học, chưa xây dựng được đội ngũ GV có ngôn ngữ kí hiệu ở tất cả các bộ môn; (ii) chưa có nghiên cứu sâu về mô hình dành cho người điếc, đặc biệt là đáp ứng nhu cầu học tập cao hơn (cao đẳng, đại học); (iii) chưa giải quyết được tốt nhất quyền học tập, quyền sống, làm việc của mọi người điếc và xây dựng mô hình học tập hoà nhập cộng đồng. 2.3. Xây dựng mô hình giáo dục phổ thông cho học sinh điếc tại trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương 2.3.1. Căn cứ xây dựng mô hình Dự án giáo dục THCS dành cho người điếc giữa Bộ GDĐT với tổ chức Nippon Foundation (Nhật Bản) được thực hiện tại Trường CĐSPTƯ từ năm 2008. Giai đoạn 2008 - 2010 là quá trình bồi dưỡng NNKH cho đội ngũ GV; từ năm học 2010-2011 bắt đầu tuyển sinh 01 lớp 6 và 1 lớp dự bị 6 với 21 HS, đến năm học 2016 - 2017 có 07 lớp từ lớp 5 đến lớp 12 (gồm 1 lớp TH, 5 lớp THCS và 2 lớp THPT) với 81 HS. Trường CĐSPTƯ đã xây dựng mô hình tổ chức các lớp dạy học cho HS điếc cấp trung học từ năm học 2014 - 2015 (được Bộ trưởng Bộ GDĐT phê duyệt theo Công văn số 4072/BGDĐT-TCCB ngày 04/8/2014); xây dựng mô hình phổ thông từ tiểu học đến THPT từ năm học 2016-2017 (được Bộ trưởng Bộ GDĐT phê duyệt theo Công văn số 3495/CV-BGDĐT ngày 15/7/2016) với mô hình giáo dục bước đầu là “Trung tâm Hỗ trợ phát triển Giáo dục đặc biệt” nhằm đáp ứng được nguyện vọng được học tiếp THPT sau khi học hết THCS của hầu hết số HS điếc và phụ huynh HS. 2.3.2. Mô hình các lớp phổ thông cho học sinh điếc tại trường CĐSPTƯ - Mục tiêu xây dựng mô hình giáo dục phổ thông cho HS điếc (từ TH đến THPT) tại trường CĐSPTƯ là: (i) Tạo dựng một mô hình tổ chức các lớp dạy phổ thông cho HS điếc để có thể nhân 153 Đặng Lộc Thọ rộng mô hình tại các Trung tâm hỗ trợ giáo dục hòa nhập, các cơ sở giáo dục trong cả nước; (ii) Nghiên cứu ứng dụng hệ thống NNKH trong giao tiếp, học tiếng Việt; nghiên cứu phương tiện thiết bị dạy học để thực hiện nhiệm vụ dạy học cho HS điếc ở Việt Nam (iii) Trở thành cơ sở nguồn của Bộ GDĐT trong hỗ trợ mạng lưới các cơ sở giáo dục HS điếc về ứng dụng chương trình, phương pháp dạy học và cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu giáo dục phổ thông dành cho đối tượng HS điếc tại Việt Nam [11]. - Quy mô lớp học: Kế hoạch đào tạo năm học 2017 – 2018 có 9 lớp (gồm 2 lớp TH, 5 lớp THCS và 2 lớp THPT từ lớp 1 đến lớp 12) với 115 học sinh; từ năm học 2018-2019 trở đi sẽ duy trì quy mô 12 lớp (có đủ từ lớp 1 đến lớp 12) với số lượng từ 150 đến 170 HS; có thể mở rộng tuyển sinh HS điếc lứa tuổi MN và xây dựng chương trình đào tạo GV Giáo dục đặc biệt cho người điếc trình độ cao đẳng để dạy trẻ điếc lứa tuổi MN và TH. Số HS trong lớp khoảng chừng 12 -14 em để việc sắp xếp chỗ ngồi sao cho GV luôn có thể tương tác với từng HS. - Chương trình thực hiện: Chương trình TH được thực hiện theo chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ (theo Quyết định số 13/2007/QĐ-BGDĐT ngày 03/5/2007 của Bộ trưởng Bộ GDĐT); chương trình trung học được thực hiện theo chương trình giáo dục thường xuyên do Bộ GDĐT ban hành. Do HS điếc gặp khó khăn về NNKH và tiếp thu khái niệm trừu tượng, nên sẽ tổ chức học phụ đạo thêm cho các em với số tiết tăng thêm từ 0,3 đến 0,7/tổng số tiết theo quy định từng môn học của chương trình. Ngoài ra, để phát huy mặt mạnh của HS điếc, Nhà trường tổ chức các môn học tiếng Anh, Tin học, Giáo dục thẩm mĩ (Múa, Mĩ thuật)... và thực hiện định hướng nghề nghiệp. - Đội ngũ giáo viên giảng dạy: Hiện có tổng số 29 GV (trong đó có 05 GV Trung học cơ hữu biên chế thuộc Trung tâm Hỗ trợ phát triển Giáo dục đặc biệt, 22 GV thuộc các phòng/khoa tham gia giảng dạy kiêm nhiệm và 02 GVmời giảng), đội ngũ GV hiện có đủ về số lượng, đồng bộ các môn; lực lượng GV trẻ, nhiệt tình, GV đạt từ trình độ đại học trở lên (trong đó có 01 NGƯT, 01 tiến sĩ và 20 thạc sĩ); GV thực hiện quy chế chuyên môn nghiêm túc, nhiệt tình trong giảng dạy. GV được biên chế sinh hoạt ở 02 tổ chuyên môn dạy 12 môn học theo chương trình Giáo dục thường xuyên, cụ thể: Tổ tự nhiên có 14 GV gồm 5 GV Toán, 2 GV Lí, 2 GV Hoá, 2 GV Sinh và 3 GV Tin; tổ Xã hội – Nghệ thuật có 15 GV gồm 5 GV Văn, 2 GV Tiếng Anh, 3 GV Lịch sử, 2 GV Địa lí, 4 GV GDCD, 1 GV Tiểu học và 1 GV NNKH (trong đó có 03 GV dạy nhiều môn: Tiếng Anh - NNKH, Ngữ văn - GDCD, Lịch sử - GDCD). Hầu hết GV được bồi dưỡng về NNKH thông qua các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, trung hạn về NNKH, về văn hóa người Điếc và phương thức dạy học người điếc. - Cơ sở vật chất: Có 12 phòng học cho mô hình 12 lớp học (từ lớp 1 đến lớp 12) với đầy đủ hệ thống chiếu sáng, quạt mát và máy chiếu; có đủ các phòng máy vi tính, phòng tập múa, phòng học vẽ theo các khoa đào tạo trực thuộc trường (khoa CNTT, Âm nhạc, Mĩ thuật), thư viện điện tử (thư viện chung của trường); có 02 thí nghiệm Lí – Sinh và Hoá - Sinh. Nhà trường dành riêng 5 đến 7 phòng kí túc xá cho học sinh điếc đủ điều kiện sinh hoạt cho khoảng 100 học sinh. 2.3.3. Kết quả đã đạt được Việc giáo dục HS điếc tại trường CĐSPTƯ từ năm học 2013-2014 đến năm học 2015 – 2016 đã đạt một số kết quả như sau: (i) Quy mô giáo dục ngày càng được mở rộng; (ii) Hệ thống văn bản pháp lí nền tảng đã được ban hành; công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực được duy trì và phát triển; (iii) công tác quản lí giáo dục HS điếc ngày càng hiệu quả và kết quả đào tạo khả quan. Trung bình trong 3 năm qua, kết quả đạt được là: trên 40% đạt danh hiệu HS giỏi, HS tiên tiến (trong đó trên 5% đạt danh hiệu HS giỏi), có 99% HS xếp hạnh kiểm tốt và khá (không có hạnh kiểm yếu); xếp loại thi đua tập thể lớp không có tập thể yếu. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện mô hình giáo dục còn gặp không ít những khó khăn, hạn chế như: Giao tiếp bằng NNKH của GV với HS còn nhiều hạn chế; chất lượng đầu vào (lớp 154 Mô hình giáo dục phổ thông dành cho học sinh điếc tại trường cao đẳng... 6) còn thấp, tỉ lệ HS yếu nhiều, nguy cơ bỏ học cao; có sự chênh lệch lớn giữa các HS trong 1 lớp (về trình độ, tuổi, điều kiện tham gia học tập); cơ cấu tổ chức và cơ sở vật chất còn chưa đáp ứng được yêu cầu của một cơ sở dạy phổ thông theo Điều lệ trường học nhiều cấp về công tác quản lí, tổ chức hoạt động dạy - học; còn thiếu các văn bản phối hợp chỉ đạo giữa Bộ GDĐT và Sở GDĐT Hà Nội; chất lượng giáo dục còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hết những mặt mạnh của HS điếc. Thực tế khi kiểm tra đánh giá để xếp lớp một số HS mới nhập học thường phải học dự thính lùi lại 1 đến 2 năm do đã bị hổng kiến thức, hạn chế về tiếng Việt, về NNKH. 2.3.4. Phát triển mô hình giáo dục phổ thông cho HS điếc - Nâng cao năng lực sử dụng NNKH cho GV NNKH là ngôn ngữ sử dụng hình dạng bàn tay, chuyển động cơ thể, cử chỉ điệu bộ, sự thể hiện trên khuôn mặt và kí hiệu kết hợp để diễn đạt thông tin của người khiếm thính với một hệ thống các quy định và quy tắc giống như ngôn ngữ nói [8] [10]. William Stokoe – Tiến sĩ ngôn ngữ học Mĩ, đưa ra năm thành tố cơ bản của NNKH và khẳng định đây là một phương tiện giao tiếp chính của riêng cộng đồng người Điếc. Do đó GV dạy HS điếc cần học cách sử dụng phương tiện giao tiếp này để có các bài giảng rõ ràng, hiệu quả. . . [14]. Để bài giảng hiệu quả và thu hút, GV cần chuẩn bị giáo cụ trực quan, đồ dùng, thiết bị để truyền đạt bằng chữ viết, bằng hình ảnh, làm mẫu. . . kết hợp với việc hướng dẫn, giảng giải bằng NNKH để giúp HS điếc hiểu được là rất cần thiết. Nhờ ứng dụng CNTT, GV có thể tìm tòi, tra cứu, cập nhật thông tin kịp thời, phong phú, nhanh gọn, chính xác và cụ thể để tăng hiệu quả của bài dạy, giúp người học hiểu rõ vấn đề hơn bằng những hình ảnh, video minh họa kèm theo phụ đề. Tuy nhiên việc xử lí thông tin sẽ bị hạn chế rất nhiều vì các chữ phụ đề thường nhỏ và chưa phù hợp với cấu trúc ngữ pháp của NNKH, do đó sự hỗ trợ diễn tả bằng NNKH của GV đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập của HS điếc. Đội ngũ chuyên biệt giảng dạy cho HS điếc còn ít, do đó cần tiếp tục chú trọng phát triển nguồn nhân lực có chất lượng thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng GV đi đôi với việc chỉ đạo và giám sát hỗ trợ điều chỉnh chương trình; đổi mới phương pháp, môi trường dạy học và đánh giá kết quả giáo dục. - Lựa chọn nội dung, đổi mới phương pháp dạy và cách diễn đạt Thực hiện chương trình giáo dục cho HS bình thường đã khó, đối với HS điếc sẽ càng khó khăn hơn. Do đó cần phải điều chỉnh nội dung chương trình, phương pháp giáo dục linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với nhu cầu riêng biệt của HS. Nhu cầu lớn nhất của các em là học những kĩ năng giao tiếp, do đó phải được thiết kế đặc biệt. Chu trình giao tiếp bị đổ vỡ không chỉ do HS không thể nói và không có phương tiện để gửi câu trả lời, do GV thất bại trong việc hiểu thông tin của HS mà còn do các nhân tố khác như: thời gian, hoàn cảnh. GV cần dành thời gian để giải thích thông tin cho HS, hỏi để biết HS hiểu thông tin có đúng hay không, để xác nhận lại thông tin mình hiểu từ các em có đúng hay không... Để chu trình giao tiếp diễn ra trôi chảy, có sự thích nghi trong giao tiếp, GV cần diễn đạt ngắn gọn, chú ý nguyên tắc tôn trọng và khuyến khích để giúp các em học và ứng xử tốt nhất. Điều này có nghĩa là GV thực sự coi trọng HS, coi trọng những mong muốn để đáp ứng được các nhu cầu của HS; có tình yêu thương, sự kiên trì, bền bỉ để giúp các em được học tập và phát triển với niềm tin rằng: Người điếc có thể học được. Để hoạt động dạy học đạt hiệu quả, GV dạy HS điếc cần làm cho HS tập trung chú ý rồi mới bắt đầu dạy; sử dụng các hành động, tranh ảnh, sơ đồ, mô hình và vật thật nhiều hơn thông thường để giúp trực quan hóa các từ, khái niệm khó; làm mẫu những điều mình muốn để chỉ dạy cho các em thực hiện; luôn giữ thái độ tích cực, khuyến khích và động viên HS. 155 Đặng Lộc Thọ - Tăng cường đọc, viết tiếng Việt cho HS điếc Việc chuẩn bị kĩ năng đọc, viết tiếng Việt cho HS điếc trước khi học phổ thông là rất cần thiết để giúp HS có công cụ sẵn sàng lĩnh hội tri thức, đồng thời là điều kiện tiên quyết để HS trưởng thành trong học vấn và kinh nghiệm sống. Quá trình đọc của HS điếc có những thách thức riêng, HS điếc có khả năng tri giác thị giác khá tốt, nên cách tiếp cận dạy kĩ năng đọc, viết là cách tiếp cận tổng thể đòi hỏi gia đình, GV và người hỗ trợ phải tìm kiếm cách thức phù hợp. Việc tiếp tục tăng cường tiếng Việt cho HS điếc cần phải được duy trì thường xuyên. Khi dạy đọc hiểu, cần điều chỉnh nội dung theo hướng đơn giản hoá để HS dễ dàng tiếp nhận những thông tin chính, cơ bản, tránh sự khó hiểu làm phân tán, làm rối nhiễu thông tin của nội dung đọc sẽ ảnh hưởng đến hứng thú, nhu cầu muốn đọc của HS ở giai đoạn hình thành kĩ năng tiền đọc. Phương pháp dạy đọc - viết cho HS điếc được coi là hiệu quả khi tăng cường việc quan sát kết hợp với đọc chữ và viết chữ. Để tăng cường hứng thú đọc - viết cần tăng cường các hoạt động trải nghiệm với các trò chơi đọc - viết, thông qua các biểu tượng, truyện tranh có chữ minh hoạ (như đọc các hình, biểu tượng trên đồ chơi, đồ ăn... trong sinh hoạt thường ngày) giúp HS điếc dễ dàng hiểu được cách đọc, nhận các mặt chữ thông qua đánh vần chữ cái ngón tay và làm kí hiệu. - Xây dựng hệ thống chính sách về việc học tập cho HS điếc Để có thể trở thành một mô hình để các cơ sở dạy học cho HS điếc tiếp cận, mở rộng tại các địa phương cần: (i) Có sự phối hợp trong chỉ đạo và quản lí hoạt động dạy học HS điếc của Ban chỉ đạo Giáo dục Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và Trẻ khuyết tật, Vụ Giáo dục Trung học, Vụ Giáo dục Thường xuyên, Sở Giáo dục và Đào tạo để có các văn bản hướng dẫn về việc thực hiện chế độ chính sách đối với việc dạy các lớp HS điếc như: kinh phí hoạt động cho trường/trung tâm; cách tính giờ theo chương trình; chế độ chính sách đãi ngộ, ưu tiên cho GV và HS; chế độ báo cáo thường xuyên về tình hình giáo dục HS điếc cấp Trung học; sự chỉ đạo, hỗ trợ về công tác chuyên môn; hướng dẫn thi kì thi cấp quốc gia THPT đối với HS có nguyện vọng học đại học, cao đẳng và xem xét việc miễn thi TN THPT theo diện khuyết tật nặng. . . ; (ii) Nâng cao nhận thức, tăng cường sự ưu tiên của xã hội về việc giáo dục cho HS điếc nhằm tạo điều kiện cho phụ huynh và HS điếc lựa chọn được mô hình học tập phù hợp (vì mặc dù vấn đề thực hiện chính sách và Luật người khuyết tật đã có nhiều tiến bộ nhưng nhiều gia đình trẻ Điếc có điều kiện kinh tế khó khăn không thể đủ chi phí cho sinh hoạt nên không thể gửi con em tới học tại các trung tâm xa nhà); (iii) Có chính sách hỗ trợ giáo dục hướng nghiệp cho HS điếc cấp trung học: Đối với HS điếc không có nhiều điều kiện tiếp tục chương trình lên cao, việc hỗ trợ giáo dục hướng nghiệp là hướng tiếp cận phù hợp và thực tiễn nhất để các em học xong THCS có thể sử dụng thành thạo NNKH trong giao tiếp, sử dụng được chữ viết để giao tiếp với người xung quanh, có thể tìm được việc làm để hòa nhập, nuôi sống bản thân, không trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội; đối với HS có điều kiện và mong muốn học lên cao có thể học tiếp chương trình THPT để có thể học tiếp chương trình chuyên nghiệp trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học. 3. Kết luận Mô hình giáo dục phổ thông cho HS điếc sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của cá nhân HS điếc, giảm nguy cơ xã hội, thúc đẩy phát triển giáo dục khuyết tật. Đây là một hướng đi đột phá, góp phần tháo gỡ những tồn tại trong giáo dục hoà nhập cho TKT nói chung và trẻ điếc nói riêng. Mô hình này mở ra triển vọng cho HS điếc sau khi học hết THPT có thể học tiếp chương trình chuyên nghiệp (cao đẳng, đại học) nhằm xây dựng nguồn nhân lực phát triển cộng đồng nói chung, cộng đồng người điếc nói riêng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Audrey C. Cooper & Samuel L. Weber, 2015. Tài liệu hướng dẫn nhóm hỗ trợ gia đình. Dự 156 Mô hình giáo dục phổ thông dành cho học sinh điếc tại trường cao đẳng... án giáo dục trẻ Điếc trước tuổi đến trường (IDEO), tr. 49-50. [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2010. Một số kĩ năng dạy trẻ khiếm thính trong lớp học hoà nhập. Công ty cổ phần sách – Nxb Giáo dục Việt Nam. [3] Hòa nhập trẻ có nhu cầu đặc biệt trong giáo dục vào các trường học (Including children with special learning needs in all schools), 2006. Tài liệu dành cho giáo viên, Nxb Chính trị Quốc gia [4] Đỗ Thị Hiền, 2013. Vài nét về ngôn ngữ kí hiệu và việc dạy ngôn ngữ kí hiệu cho trẻ khiếm thính ở Việt Nam. Tạp chí ngôn ngữ, Số 1, tr.67-68. [5] Kirstin Bostelmann & Vivien Heller, 2007. Tăng cường và hỗ trợ giao tiếp. Nxb Đại học Huế. [6] Bùi Thị Lâm, Hoàng Thị Nho, 2011. Giáo dục hoà nhập. Nxb Giáo dục Việt Nam. [7] Bùi Thị Anh Phương, 2015. Sử dụng ngôn ngữ kí hiệu hỗ trợ trong dạy hoà nhập học sinh khiếm thính cấp tiểu học. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 60 (6BC). [8] Sandy Niemann, Devorah Greenstein and Darienna David, 2006. Giúp đỡ trẻ điếc. Nxb Lao động, Hà Nội. [9] Sinhiak V.A, Nudenman N.M, 1998. Những đặc điểm của sự phát triển tâm lí trẻ điếc. Nxb Chính trị Quốc gia [10] Trần Thị Thiệp (chủ biên), Bùi Thị Phương Anh, Nguyễn Thị Cẩm Hường, Vương Hồng Tâm, 2012. Giáo trình ngôn ngữ kí hiệu thực hành. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. [11] Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương, 2013. Đề án Tổ chức các lớp dạy học sinh Điếc cấp Trung học tại trường CĐSP Trung ương, tr. 1-7. [12] Nguyễn Thị Hoàng Yến, 2005. Đại cương giáo dục trẻ khiếm thính. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. [13] Barbara Lee Crickmore, 1995. Education of the Deaf and Hearing impaired: A brief history, 2nd Edition. Educationb Management System. [14] I.G Kyle and B. Woll with and F. Maddix, 2002. Sign Language, the study of deaf and their language. Cambridge University, United Kingdom. [15] Truax, R.R, Foo, S.F and Whitesell, K., 2002. Literacy Learning: Meeting the Needs of Chidren Who are Deaf or Hard of Hearing with Additional Special Needs. The Volta Review. ABSTRACT General education model for the deaf pupils at the National College for Education Dang Loc Tho National College for Education The paper discusses the study of sign language, learning characteristics of the deaf pupils, the results, experience, difficulties and suggestions in building a general education model for the deaf pupils (Grades 1 to 12) at the Center for Special Education Development, National College for Education. Keywords: the deaf, hearing disability, special education, general education, National College for Education. 157

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4757_dltho_158_2128351.pdf
Tài liệu liên quan