Mô hình dạy - Tự học với sự hỗ trợ của E-learning ở trường Trung học Phổ thông - Pah

Tài liệu Mô hình dạy - Tự học với sự hỗ trợ của E-learning ở trường Trung học Phổ thông - Pah: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0149 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8, pp. 92-101 This paper is available online at MÔ HÌNH DẠY - TỰ HỌC VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA E-LEARNING Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Phạm Thị Phú1, Trương Thị Phương Chi2 1Khoa Vật lý và Công nghệ, Trường Đại học Vinh 2Nghiên cứu sinh Khoa Vật lý và Công nghệ, Trường Đại học Vinh Tóm tắt. Năng lực tự học được xác định là một năng lực cốt lõi mà nhà trường phổ thông cần hình thành và phát triển cho học sinh trong chương trình giáo dục theo định hướng phát triển năng lực người học nhằm hiện thực hóa Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo nước ta. Làm thế nào để thực hiện nội dung giáo dục này qua môn Vật lí ở trường trung học phổ thông? Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu về một mô hình dạy học nhằm trả lời câu hỏi trên - Mô hình dạy – tự học với sự hỗ trợ của E-learning, thí điểm với các kiến thức về hạt nhân nguyên tử thuộc Vật lí 12. Từ khóa: Tự học, dạ...

pdf10 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô hình dạy - Tự học với sự hỗ trợ của E-learning ở trường Trung học Phổ thông - Pah, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0149 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8, pp. 92-101 This paper is available online at MÔ HÌNH DẠY - TỰ HỌC VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA E-LEARNING Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Phạm Thị Phú1, Trương Thị Phương Chi2 1Khoa Vật lý và Công nghệ, Trường Đại học Vinh 2Nghiên cứu sinh Khoa Vật lý và Công nghệ, Trường Đại học Vinh Tóm tắt. Năng lực tự học được xác định là một năng lực cốt lõi mà nhà trường phổ thông cần hình thành và phát triển cho học sinh trong chương trình giáo dục theo định hướng phát triển năng lực người học nhằm hiện thực hóa Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo nước ta. Làm thế nào để thực hiện nội dung giáo dục này qua môn Vật lí ở trường trung học phổ thông? Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu về một mô hình dạy học nhằm trả lời câu hỏi trên - Mô hình dạy – tự học với sự hỗ trợ của E-learning, thí điểm với các kiến thức về hạt nhân nguyên tử thuộc Vật lí 12. Từ khóa: Tự học, dạy – tự học, E-learning, dạy học “vừa đúng lúc”, hạt nhân. 1. Mở đầu Khái niệm “dạy – tự học” với nội hàm là dạy hướng tới phát triển năng lực tự học của người học. Phát triển năng lực người học trong đó có năng lực tự học là cách tiếp cận trong xây dựng và phát triển chương trình giáo dục của nhiều nước trên thế giới như Úc, Canađa, Niudilân, Pháp, Phần Lan, Hàn Quốc, Indonexia,...[1]. Ở nước ta, dạy – tự học được nhóm tác giả Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo bàn đến ở [2 - 7] với mô hình dạy cách học hợp tác hai chiều thầy dạy – trò tự học. Khác với kiểu dạy - học truyền thống chủ yếu là dạy kiến thức, truyền thụ một chiều từ thầy sang trò: thầy truyền thụ - trò tiếp thu, thông hiểu, ghi nhớ và lặp lại. Mô hình dạy – tự học chủ yếu là dạy cách học, trò đóng vai trò chủ thể tác động lên đối tượng nhận thức để tự tìm ra kiến thức, tạo ra sản phẩm học ban đầu; sản phẩm được trao đổi hợp tác trò – trò, trò – thầy tại cộng đồng lớp học để xã hội hóa sản phẩm học, hợp thức hóa tri thức được tìm ra bởi chính người học. Thầy giáo đóng vai trò người hướng dẫn, tổ chức, trọng tài, cố vấn cho người học trong suốt quá trình tìm tòi tri thức, vận dụng tri thức, phát triển kĩ năng, hình thành nhân cách. Trong mô hình dạy – tự học, vai trò của người dạy là chuyên gia về việc học, dạy cách học để trò tự học kiến thức, tự học làm người; khác với vai trò của người dạy trong mô hình dạy- học truyền thống là thầy dạy chữ, dạy nghề, dạy người. Trên thế giới, mô hình dạy học “vừa đúng lúc” (Just-in-time Teaching, viết tắt JiTT) là mô hình theo hướng kết hợp tự học trước giờ lên lớp và học trên lớp với phương tiện tự học ở nhà là Web. Trò thực hiện các bài tập trên Web một thời gian ngắn trước khi đến lớp và Thầy đọc các bài làm của Trò “vừa đúng lúc” để điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy sao cho phù hợp với nhu cầu và sự hiểu biết của Trò [8]. Ngày nhận bài: 15/5/2015. Ngày nhận đăng: 10/10/2015. Liên hệ: Trương Thị Phương Chi, e-mail: phuongchi.it@gmail.com 92 Mô hình dạy - tự học với sự hỗ trợ của E-learning ở trường trung học phổ thông Tuy nhiên các công trình [2 - 8] tập trung nghiên cứu mô hình này ở bậc giáo dục đại học. Chúng tôi cho rằng mô hình dạy – tự học hoàn toàn phù hợp với đổi mới giáo dục phổ thông theo tiếp cận năng lực, nhằm tới bồi dưỡng năng lực tự học cho người học. Trong thế kỉ XXI, mô hình dạy – tự học phải sử dụng công nghệ điện tử và công nghệ thông tin. Vì vậy nghiên cứu vận dụng mô hình dạy – tự học cho từng môn khoa học ở trường phổ thông là cần thiết. Bài báo này trình bày về việc vận dụng mô hình dạy – tự học trong môn Vật lí, áp dụng với các kiến thức hạt nhân nguyên tử thuộc chương trình Vật lí 12 trung học phổ thông hiện hành. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Đề xuất quy trình ba pha của mô hình dạy – tự học ở trường trung học phổ thông Căn cứ vào tiến trình chung của việc lĩnh hội một kiến thức Vật lí và đặc trưng của mô hình dạy – tự học nêu trên, để dễ vận dụng vào thực tiễn, chúng tôi đưa ra quy trình ba pha mô hình dạy – tự học một bài học Vật lí, trình bày ở bảng 1. Bảng 1. Ba pha hoạt động theo mô hình dạy – tự học Pha Mục tiêu học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Sản phẩmhọc I Năng lực tự học - Rèn luyện ý chí thực hiện kế hoạch tự học; - Thu thập, xử lí thông tin theo yêu cầu; - Trình bày kết quả tự học bằng ngôn ngữ viết, vẽ; - Đặt câu hỏi thắc mắc (dự kiến) Lĩnh hội kiến thức mới (sơ bộ). Hướng dẫn tự học gián tiếp Tự học với tài liệu và phiếu hướng dẫn Phiếu học tập Sản phẩm khác theo yêu cầu của Phiếu học tập (sản phẩm cá nhân, có thể có sai sót) II Năng lực tự học - Tự đánh giá sản phẩm học theo đáp án và barem; - Tự trình bày sản phẩm học bằng ngôn ngữ nói; - Tranh luận, bảo vệ, chất vấn; - Tự điều chỉnh, rút kinh nghiệm về cách học; Lĩnh hội kiến thực mới (dạng chuẩn) Hướng dẫn tự học trực tiếp. - Kiểm tra đánh giá kết quả tự học; hướng dẫn đánh giá đồng đẳng; - Tổ chức trao đổi trò – trò, trò – thầy; trọng tài; - Hợp thức hóa kiến thức mới. (Trao đổi, hợp tác); - Đánh giá đồng đẳng; - Trình bày sản phẩm học; - Nêu thắc mắc, thảo luận, bảo vệ; - Điều chỉnh sản phẩm học; chuẩn hóa kiến thức mới. Sản phẩm mang tính xã hội, hoàn thiện hơn sản phẩm ban đầu. III Năng lực tự học: - Nghe trình bày mẫu - Ghi chép trong lúc nghe; - Tiếp nhận nhiệm vụ tự học cho nội dung mới. Hiểu sâu sắc kiến thức mới. Hướng dẫn vận dụng kiến thức mới, mở rộng khắc sâu, hệ thống hóa kiến thức (biểu diễn mẫu). Hướng dẫn nhiệm vụ tự học mới. (Tự học có hướng dẫn trực tiếp) Giải bài toán ứng dụng kiến thức mới; Lắng nghe, ghi chép, quan sát mẫu. Tiếp nhận nhiệm vụ tự học mới. Bản trình bày mẫu. 93 Phạm Thị Phú, Trương Thị Phương Chi 2.2. Thiết kế E-learning làm phương tiện tự học ngoài giờ lên lớp Ở pha thứ nhất của quá trình dạy – tự học, học sinh tự học ở nhà với phương tiện học tập cá nhân. Để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh có thể học mọi lúc mọi nơi, trong thời đại công nghệ thông tin, khi mà mạng internet và các phương tiện truy cập internet như laptop, smartphone, iphone, ipad,. . . đã trở nên gần gũi phổ biến, chúng tôi lựa chọn hình thức E-learning. E-learning là một phương thức dạy học dựa vào công nghệ điện tử và công nghệ thông tin; chuyển tải kĩ năng và kiến thức dựa vào máy tính và mạng internet [9], nơi đó người học đăng kí học một khóa học theo kế hoạch cá nhân, có kiểm tra đầu vào, người học tự học với các bài học được biên soạn và sắp xếp theo dạng module, học đến đâu tự kiểm tra đánh giá đến đó; kết thúc khóa học người học làm bài kiểm tra ghi nhận kết quả học và lựa chọn kế hoạch học tập tiếp theo tùy vào kết quả kiểm tra. E-learning thường dùng cho người lớn tự học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, với nhiều ưu điểm như có khả năng kiểm soát, sử dụng, truy cập vào hệ thống, kiểm tra và lưu trữ kết quả học tập để GV kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy học của mình sao cho phù hợp với từng đối tượng người học [10], cho kết quả đánh giá chính xác năng lực và sự tiến bộ của người học trong suốt quá trình học tập. Thế kỉ XXI nhà trường phổ thông cần phải cho học sinh làm quen với môi trường học tập này, hướng dẫn cho họ tự học với phương tiện học tập hiện đại này; mô hình dạy-tự học trong thế kỉ XXI cần phải sử dụng E-learning, khác với mô hình dạy-tự học thế kỉ XX có thể chỉ sử dụng các phương tiện học tập truyền thống. Hình 1. Giao diện sắp xếp các bài học về Hạt nhân nguyên tử trong E-learning 94 Mô hình dạy - tự học với sự hỗ trợ của E-learning ở trường trung học phổ thông Kết quả: chúng tôi đã thiết kế, xây dựng hệ thống E-learning, giao diện website của E-learning tại địa chỉ Trong môn Vật lí, môđun “Hạt nhân nguyên tử” được bố cục như hình 1. Một bài tự học Vật lí của E-learning được xây dựng ở 4 dạng: bài giảng Multimedia, bài giảng PowerPoint, bài giảng PDF, luyện tập; ở từng dạng đều bố cục theo từng đơn vị kiến thức (xem hình 2). Hình 2. Sơ đồ cấu trúc bài Phóng xạ của E-learning 2.3. Thiết kế bài học trên lớp theo mô hình dạy – tự học với sự hỗ trợ của E-learning 2.3.1. Những thay đổi của bài học thiết kế theo mô hình dạy – tự học Bài học trên lớp theo mô hình dạy – tự học là tự học của Trò có hướng dẫn trực tiếp của Thầy, khác với bài học truyền thống là truyền thụ kiến thức. Do đó bài học thiết kế (theo cách gọi truyền thống là Giáo án) phải có những thay đổi tương ứng. Về nguyên tắc những thay đổi đó phải đảm bảo quy trình 3 pha của mô hình dạy – tự học đã trình bày ở bảng 1. Về mục tiêu dạy học Bài học truyền thống phải đạt được các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và thái độ đã quy định trong Chuẩn. Mục tiêu của bài học trong dạy – tự học với sự hỗ trợ của E-learning là ngoài việc thực hiện các mục tiêu theo Chuẩn còn phải hướng tới mục tiêu hình thành và phát triển năng lực tự học. Theo đó, tùy thuộc vào nội dung học, phương tiện học đã được tích hợp trong E-learning, mà giáo viên xác định các kĩ năng cụ thể cần rèn luyện cho học sinh trong bài học. Các kĩ năng cụ thể đó phải là những thành tố của kĩ năng tự học nói chung, và được chia thành 3 nhóm cơ bản: - Kĩ năng kế hoạch hóa hoạt động tự học: nhóm này bao gồm các kĩ năng cụ thể sau: kĩ năng phân tích để xác định mục tiêu tự học, nội dung tự học, xác định thứ tự các công việc cần làm, phân phối sắp xếp thời gian cho từng công việc một cách hợp lí, phù hợp với phương tiện vật chất hiện có [11]. - Kĩ năng tổ chức thực hiện kế hoạch: nhóm này bao gồm những kĩ năng cụ thể như kĩ năng thu thập thông tin (đọc tài liệu in, tài liệu điện tử), kĩ năng lưu trữ thông tin, định hình thông tin (ghi chép bằng phương tiện ghi truyền thống và phương tiện ghi, lưu trữ hiện đại), kĩ năng xử lí và vận dụng thông tin giải quyết nhiệm vụ nhận thức, kĩ năng trình bày, truyền đạt thông tin bằng ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết, . . . - Kĩ năng tự kiểm tra, tự đánh giá: gồm các kĩ năng chọn cách thức thực hiện hành động để 95 Phạm Thị Phú, Trương Thị Phương Chi tự kiểm tra, tự đánh giá, sử dụng các thao tác tự kiểm tra, tự đánh giá như so sánh, đối chiếu. . . Về phương tiện dạy học Bài học thiết kế theo mô hình dạy – tự học với sự hỗ trợ của E-learning thì ngoài các phương tiện truyền thống thông thường như bảng, sách giáo khoa, thí nghiệm thực (nếu có), nhất thiết phải có thêm các phương tiện sau: - E-learning để HS tự học ở nhà: bài tự học trên E-learning ngoài việc đảm bảo tính khoa học Vật lí, còn phải đảm bảo tính khoa học sư phạm như vừa sức, hấp dẫn bởi một chuỗi các tính huống có vấn đề nối tiếp nhau kích thích và duy trì hứng thú động cơ học, trực quan tích hợp đa phương tiện,... - Máy vi tính kết nối máy chiếu để Thầy hướng dẫn Trò đánh giá kết quả tự học ở nhà, là phương tiện Thầy sử dụng khi hợp thức hóa, hệ thống hóa kiến thức mới. - Phiếu học tập vừa có chức năng hướng dẫn tự học với E-learning, vừa là sản phẩm để Thầy kiểm tra đánh giá kết quả tự học và Trò tự đánh giá dựa vào đáp án và barem. Căn cứ vào mục tiêu và nội dung bài học trên E-learning, Thầy thiết kế phiếu theo các câu hỏi, bài tập, câu đố,. . . bám sát mục tiêu kiến thức và kĩ năng bài học kèm theo các hướng dẫn cụ thể về địa chỉ bài học, cách thu thập xử lí thông tin từ việc tự học các dạng bài học trên E-learning để Trò thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ học tập nêu trong Phiếu. Các hoạt động chính và sản phẩm hoạt động Khoảng thời gian 45 phút/ tiết học trên lớp là cơ hội để Thầy và Trò được giáp mặt nhau, trao đổi trực tiếp các thông tin, thông tin dạng “face to face” có giá trị giáo dục to lớn về mặt xã hội, thực hiện trụ cột thứ tư trong bốn trụ cột của giáo dục đã được UNESCO công bố là “học để chung sống với mọi người”, đây là một đặc thù mà hình thức học tập trực tuyến không thể thay thế ở nhà trường phổ thông. Các hoạt động chính trong tiết học là: a. Kiểm tra đánh giá kết quả tự học ở nhà với E-learning của Trò (ứng với Pha II trong quy trình dạy – tự học tại Bảng 1). Đây là hoạt động đầu tiên của Pha II trong quy trình dạy – tự học tiếp nối quá trình tự học ở nhà với E-learning, học sinh mang sản phẩm tự học đến lớp, mong chờ được kiểm tra, khen ngợi, đánh giá, giải đáp thắc mắc. . . Hoạt động kiểm tra đánh giá sản phẩm tự học ở nhà có tác dụng lớn khuyến khích Trò tự học, phát huy các chức năng của tự học ở nhà: rèn luyện kĩ năng tự học không có hướng dẫn trực tiếp của GV tính tự giác, tự lực, ý chí, tính kế hoạch hóa hoạt động học, các hành động trí tuệ cơ bản (phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa. . . ), rèn luyện được các phẩm chất tư duy đặc biệt là tư duy độc lập. Trò trình bày, thuyết minh sản phẩm học, trao đổi chất vấn, phản biện Trò – Trò, Thầy-Trò Nội dung và hình thức hoạt động: - Thầy trình chiếu đáp án và thang điểm, Trò thực hiện đánh giá đồng đẳng. - Đại diện học sinh nhóm Giỏi, nhóm Khá, nhóm Trung bình, nhóm Yếu thuyết minh sản phẩm học; các học sinh khác lắng nghe, chất vấn, trả lời. Thầy đóng vai trò hướng dẫn, trọng tài. b. Trò nêu câu hỏi, thắc mắc Trong quá trình học tập trên lớp, HS được có cơ hội nêu những câu hỏi, thắc mắc của mình. Lúc đó, bằng việc chia sẻ và so sánh kết quả tiếp nhận kiến thức của mình với GV và các bạn cùng lớp, HS được rèn luyện các kĩ năng trình bày, lập luận bằng ngôn ngữ vật lí, kĩ năng đặt câu hỏi về một đối tượng vật lí, kĩ năng lựa chọn và đánh giá nguồn thông tin khác nhau. Ngoài ra, HS xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng, thái độ của bản thân trong học tập. 96 Mô hình dạy - tự học với sự hỗ trợ của E-learning ở trường trung học phổ thông c. Thầy hợp thức hóa, hệ thống hóa kiến thức/kĩ năng Sau khi Trò trình bày các sản phẩm tự học, Thầy tiến hành nhận xét, hợp thức hóa kiến thức/kĩ năng bám sát mục tiêu bài học. Hình thức chung được sử dụng để hệ thống hóa bài học là bản đồ tư duy hoặc sơ đồ. Dựa trên kết quả trình bày của HS, GV nắm bắt tư tưởng, cách suy luận của HS để uốn nắn sai sót về cách tư duy, lập luận, trình bày của HS. Qua đó, HS được rèn luyện các kĩ năng tư duy, đánh giá và tự đánh giá, tự điều chỉnh, ghi chép, tổng kết và hệ thống các kiến thức đã học một cách logic. d. Nâng cao kiến thức và giao nhiệm vụ tự học ở nhà với E-learning tiếp theo Hoạt động này giúp HS nắm vững và vận dụng thành thạo kiến thức được học. Ngoài ra HS được rèn luyện các kĩ năng tư duy sáng tạo, được giáo dục thế giới quan thẩm mĩ, thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của kiến thức được học trong thực tế. Hoạt động hướng dẫn tự học ở nhà với E-learning được thực hiện bằng bàn giao Phiếu học tập mới. 2.3.2. Quy trình thiết kế bài học trên lớp theo mô hình dạy – tự học với sự hỗ trợ của E-learning Căn cứ quy trình ba pha, đặc điểm bài học trên lớp của mô hình dạy – tự học, một số điểm tương đồng giữa mô hình dạy – tự học với sự hỗ trợ của E-learning và mô hình dạy học “vừa đúng lúc” (Just – in – Time Teaching) [12], chúng tôi đề xuất quy trình thiết kế bài học trên lớp theo mô hình dạy – tự học như sau. Bước 1. Nghiên cứu mục tiêu bài học theo Chuẩn và nội dung kiến thức SGK; Bước 2. Nhập vai HS đọc các dữ liệu liên quan đến bài học đã có trên E-learning; Bước 3. Xác định mục tiêu cụ thể về kĩ năng tự học; Bước 4. Thiết kế phiếu hướng dẫn tự học ở nhà với E-learning; Bước 5. Thiết kế bản đồ tư duy hợp thức hóa, hệ thống hóa kiến thức bài học; Bước 6. Thiết kế các hoạt động của học sinh bám sát các hoạt động chính đã nêu ở 2.3.1.3. 2.3.3. Ví dụ bài học thiết kế theo mô hình dạy – tự học với sự hỗ trợ của E-learning Bài 53. Phóng xạ (Vật lí 12 Nâng cao) a. Mục tiêu bài học Về kiến thức, kĩ năng thái độ theo Chuẩn: Nêu được định nghĩa hiện tượng phóng xạ, bản chất và tính chất của các loại tia phóng xạ, phát biểu và viết được hệ thức định luật phóng xạ, nêu được một số ứng dụng của các đồng vị phóng xạ, vận dụng được định luật phóng xạ để giải một số bài tập trong chương trình. Ý thức được và có biện pháp tự bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng trước tác động nguy hiểm của chất phóng xạ. Về kĩ năng tự học: Kĩ năng đọc, quan sát, lựa chọn, thu thập, xử lí thông tin từ dữ liệu đa phương tiện (phim, mô phỏng, ảnh, hình vẽ, sơ đồ, đồ thị, bảng số liệu,...) của bài phóng xạ trên E-learning để độc lập hoàn thành nhiệm vụ học tập ở nhà; kĩ năng vận dụng các kiến thức toán học như lũy thừa, logarit. . . ; Kĩ năng báo cáo, thuyết trình; Kĩ năng hoạt động nhóm. b. Chuẩn bị - Giáo viên chuẩn bị: - Dữ liệu bài Phóng xạ trên E-learning để HS tự học ở nhà. Bài tự học ”Phóng xạ” được đăng tải tại địa chỉ chia làm 4 module ứng với 4 đơn vị kiến thức: Hiện tượng phóng xạ, Các tia phóng xạ, Định luật phóng xạ và độ phóng xạ, Đồng vị phóng xạ và các ứng dụng. Các module được thiết kế trực quan bằng cách tích hợp multimedia (xem hình 3). Với mỗi module đều có phần kiểm tra đầu vào, đầu ra. Kiểm tra đầu vào chính là kiểm tra những điều kiện tiền đề để học kiến thức của module đó. HS được xác nhận 97 Phạm Thị Phú, Trương Thị Phương Chi đã học xong một module khi hoàn thành đúng 80% các câu hỏi kiểm tra cuối module. Nội dung câu hỏi kiểm tra chú trọng hỗ trợ cá nhân hóa việc học và tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS. Mỗi module còn có phần luyện tập, nội dung các câu hỏi và bài tập luyện tập tăng dần về độ khó theo cấu trúc chương trình hóa dạng phân nhánh, phù hợp với từng mức độ nhận thức và tư duy của từng đối tượng HS. Những dữ liệu này được hệ thống quản lí học tập LMS (Learning Management Systems) phân phối đến HS đồng thời làm cơ sở để LMS quản lí và cho thông tin phản hồi kết quả học tập của chính HS đó. Hình 3: Module 3 – Định luật Phóng xạ Phiếu học tập bài Phóng xạ yêu cầu Trò hoàn thành trước giờ học bằng việc tự học trên E-learning; Thiết kế bản đồ tư duy để hợp thức hóa, hệ thống hóa kiến thức bài học (xem hình 4). - Học sinh chuẩn bị: tự học bài ”Phóng xạ” trên E-learning, hoàn thành Phiếu học tập. 98 Mô hình dạy - tự học với sự hỗ trợ của E-learning ở trường trung học phổ thông Hình 4. Bản đồ tư duy bài “Phóng xạ” c. Tiến trình dạy học trên lớp Hoạt động 1: Kiểm tra đánh giá kết quả tự học ở nhà của Trò: Thầy công bố sơ đồ đánh giá đồng đẳng, trình chiếu đáp án, thang điểm để Trò đánh giá các phiếu học tập. Thầy tập hợp các Phiếu học tập theo 3 nhóm: Khá Giỏi, Trung bình, Yếu dựa vào điểm số. Đơn vị kiến thức Câu hỏi I. Hiện tượng phóng xạ Hiện tượng phóng xạ là gì? Nêu ví dụ về hiện tượng phóng xạ? Có thể dùng tác động bên ngoài như tăng nhiệt độ hay áp suất của môi trường xung quanh nguồn phóng xạ để làm thay đổi quá trình phân rã phóng xạ được không? Tại sao? II. Các tia phóng xạ So sánh bản chất và tính chất của các loại tia phóng xạ. Tia phóng xạ không nhìn thấy được, bằng cách nào để nhận biết được chúng? III. Định luật phóng xạ. Độ phóng xạ Chu kì bán rã là gì? Chu kì bán rã của Radon 219 là 4 s, của Cacbon14 là 5730 năm nghĩa là gì? Biểu thức nào biểu thị định luật phóng xạ? Độ phóng xạ là gì? Biểu thức nào liên hệ độ phóng xạ và số lượng hạt nhân phân rã? Độ phóng xạ của một gam Radi 226 là 1 Curi (Cr) nghĩa là gì? IV. Đồng vị phóng xạ và ứng dụng Phương pháp nguyên tử đánh dấu là gì? Được ứng dụng như thế nào? Câu hỏi bài học: Phương pháp nào để xác định niên đại của một xác ướp được khai quật? Trình bày nguyên lí của phương pháp này. Hoạt động 2: Thầy tổ chức để Trò thuyết trình, báo cáo về sản phẩm tự học; các Trò trao đổi thảo luận theo trình tự phát triển nội dung bài học nhằm trả lời được các câu hỏi nội dung sau đồng thời bổ sung hoàn chỉnh sản phẩm tự học. 99 Phạm Thị Phú, Trương Thị Phương Chi Hoạt động 3: Hợp thức hóa, hệ thống hóa kiến thức bằng bản đồ tư duy. Việc củng cố, hệ thống hóa kiến thức bằng bản đồ tư duy sẽ rèn luyện cho HS cách ghi chép, tóm tắt nội dung bài học một cách khoa học, giúp HS ghi nhớ kiến thức dễ dàng và sâu sắc hơn. Khi hệ thống hóa kiến thức bằng bản đồ tư duy, HS có được cái nhìn tổng quát từ đó có thể định hướng tư duy một cách logic, có hệ thống qua đó góp phần rèn luyện kĩ năng tự học, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong quá trình học tập của HS. Hoạt động 4: GV giao nhiệm vụ tự học ở nhà cho bài tiếp theo. Bài học thiết kế này đã được dạy thực nghiệm, kết quả bước đầu cho thấy tính khả thi và hiệu quả của mô hình dạy – tự học với sự hỗ trợ của E-learning. 3. Kết luận Như vậy, thông qua việc tổ chức cho HS tự học ở nhà với E-learning, GV đã hướng dẫn cho HS rèn luyện và trau dồi các kĩ năng tự học. HS tự học một cách có định hướng theo ba pha: tự học cá nhân với E-learning (pha 1), chủ động điều phối hoạt động học tập của mình trong môi trường lớp học với bạn với thầy để xã hội hóa sản phẩm học (pha 2), hợp thức hóa hệ thống hóa kiến thức, quan sát mẫu (pha 3). Mô hình dạy – tự học với sự hỗ trợ của E-learning tương đồng với mô hình dạy học ”vừa đúng lúc” (JiTT) ở các yếu tố: người học tự học với Web trước giờ lên lớp, hoạt động trong lớp phản hồi kết quả tự học, phát triển nhận thức. Song có nhiều điểm khác biệt như JiTT không lập Web riêng mà sử dụng nguồn đã có trên mạng, nhiệm vụ tự học không được yêu cầu thể hiện bằng những sản phẩm cá nhân để thực hiện đánh giá và tự đánh giá; mục tiêu của JiTT không nhấn mạnh dạy cách học,....Có thể nói mô hình dạy – tự học với sự hỗ trợ của E-learning là sự vận dụng kết hợp mô hình dạy – tự học của Nguyễn Cảnh Toàn và mô hình JiTT vào giáo dục trung học phổ thông trong thời đại công nghệ thông tin. Những kết quả nghiên cứu của chúng tôi sẽ tiếp tục được nhân rộng cho các nội dung khác của chương trình Vật lí cũng như cũng có thể mở rộng cho các môn học khác để hiện thực hóa định hướng giáo dục phát triển năng lực tự học – một năng lực chung, cốt lõi cho người học. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đỗ Ngọc Thống, 2011. Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực. Nguồn: [2] Nguyễn Cảnh Toàn, 1997. Quá trình dạy – tự học. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [3] Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên), Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường, 2001. Quá trình dạy – tự học. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [4] Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo, 2002. Học và dạy cách học. Nxb Đại học Sư phạm. [5] Nguyễn Cảnh Toàn, 2001. Tuyển tập tác phẩm, tập II, Tự giáo dục, tự học tự nghiên cứu. Trường ĐHSP Hà Nội – Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây. [6] Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên), Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo, 2001. Học và dạy cách học. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [7] Rubakin N.A, 1982. Tự học như thế nào? (Nguyễn Đình Côi dịch). Nxb Thanh niên, Hà Nội. [8] Novak, G and Patterson, ET, 2010. Getting Started with JiTT. In Just-in-Time Teaching: Across the Disciplines, Across the Academy, Simkins S, and Maier M (Eds.), Sterling, VA: Stylus Publishing. 100 Mô hình dạy - tự học với sự hỗ trợ của E-learning ở trường trung học phổ thông [9] Mai Văn Trinh, Trương Thị Phương Chi, 2011. Xây dựng hệ thống E-learning hỗ trợ dạy học phần Quang hình học (Vật lí 11). Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt 10/2011, trang 96-97. [10] Lê Thanh Huy, 2011. Đổi mới PPDH theo hướng phát huy tự học của sinh viên với sự hỗ trợ của E-learning trong đào tạo theo tín chỉ. Kỉ yếu hội thảo khoa học quốc tế ”Giáo dục đại học- Hiện tại và tương lai”. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, tr 116. [11] Lê Trọng Dương, 2006. Hình thành và phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngành Toán hệ Cao đẳng sư phạm. Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Vinh. [12] Gavrin, L, 2010. Using Just-in-Time Teaching in the Physical Sciences. In Just-in-Time Teaching: Across the Disciplines, Across the Academy, Simkins S, and Maier M (Eds.), Sterling, VA: Stylus Publishing. [13] Tsunesaburo Makiguchi, 1994. Giáo dục vì cuộc sống sáng tạo. Nxb Trẻ. [14] ABSTRACT A model of teaching – self-learning with the help of e-learning Self-learning is defined as a core capacity that schools have to build and develop for students to teach a curriculum that will develop student capacity, all according to Resolution No. 29-NQ/TW on fundamental and comprehensive innovation in education. This article introduces the research result of one teaching–learning model in order to show how this can be applied in teaching high school physics. The model is called teaching–self-learning with the help of e-learning, applied when learning 12th grade nuclear and atom physics. Keywords: Self-learning, teaching–self-learning, e-learning, Just-in-Time Teaching, nuclear. 101

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3397_ptphu_4379_2178335.pdf
Tài liệu liên quan