Tài liệu Mô hình bệnh tai mũi họng ở học sinh tiểu học, trung học cơ sở tại quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 190
MÔ HÌNH BỆNH TAI MŨI HỌNG Ở HỌC SINH TIỂU HỌC, TRUNG HỌC
CƠ SỞ TẠI QUẬN TÂN BÌNH, TPHCM
Trần Hải Đăng*, Nguyễn Nam Hà**, Nhan Trừng Sơn**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả mô hình bệnh tai mũi họng của học sinh tiểu học, trung học cơ sở tại quận Tân Bình năm
học 2016-2017.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, phỏng vấn và khám TMH với đèn clar tổng cộng 2.340 HS tại
2 trường tiểu học và 2 trường THCS tại quận Tân Bình, trong đó có nội soi TMH cho 182 HS.
Kết quả: Tỉ lệ bệnh TMH chung tương đối cao (38,2%), trong đó có viêm amidan mạn (27,2%), viêm mũi
mạn (12,9%), viêm xoang mạn (3,5%). Các bệnh TMH khác chiếm tỉ lệ thấp hơn: viêm họng mạn (1,7%), vẹo
vách ngăn mũi (0,7%), viêm tai giữa mạn (0,6%), viêm tai ngoài mạn (0,3%). Nội soi TMH giúp không bỏ sót
bệnh: viêm VA chiếm tỉ lệ cao nhất (26,9%), polyp mũi (1,6%). HS THCS...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 270 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô hình bệnh tai mũi họng ở học sinh tiểu học, trung học cơ sở tại quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 190
MÔ HÌNH BỆNH TAI MŨI HỌNG Ở HỌC SINH TIỂU HỌC, TRUNG HỌC
CƠ SỞ TẠI QUẬN TÂN BÌNH, TPHCM
Trần Hải Đăng*, Nguyễn Nam Hà**, Nhan Trừng Sơn**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả mô hình bệnh tai mũi họng của học sinh tiểu học, trung học cơ sở tại quận Tân Bình năm
học 2016-2017.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, phỏng vấn và khám TMH với đèn clar tổng cộng 2.340 HS tại
2 trường tiểu học và 2 trường THCS tại quận Tân Bình, trong đó có nội soi TMH cho 182 HS.
Kết quả: Tỉ lệ bệnh TMH chung tương đối cao (38,2%), trong đó có viêm amidan mạn (27,2%), viêm mũi
mạn (12,9%), viêm xoang mạn (3,5%). Các bệnh TMH khác chiếm tỉ lệ thấp hơn: viêm họng mạn (1,7%), vẹo
vách ngăn mũi (0,7%), viêm tai giữa mạn (0,6%), viêm tai ngoài mạn (0,3%). Nội soi TMH giúp không bỏ sót
bệnh: viêm VA chiếm tỉ lệ cao nhất (26,9%), polyp mũi (1,6%). HS THCS có nguy cơ mắc bệnh TMH cao hơn
HS tiểu học (p<0,0001; OR=1,4). Không có sự khác biệt về tình trạng bệnh TMH với các yếu tố: giới, hình thức
học tập, tình trạng dinh dưỡng.
Kết luận: Nghiên cứu góp phần đưa ra cái nhìn tương đối tổng quan về tình trạng bệnh TMH ở HS tiểu
học, THCS; là tiền đề cơ sở để có thể thiết lập chương trình sức khỏe TMH học đường, tương tự các chương trình
sức khỏe học đường đang đạt hiệu quả hiện nay.
Từ khóa: Mô hình bệnh TMH, quận Tân Bình, HS, tiểu học, trung học cơ sở
ABSTRACT
THE ENT DISEASE PATTERNS OF PRIMARY AND SECONDARY SCHOOL STUDENTS
IN TAN BINH DISTRICT, HO CHI MINH CITY
Tran Hai Dang, Nguyen Nam Ha, Nhan Trung Son
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 3- 2018: 190 - 196
Objective: To identify the ENT disease patterns of primary and secondary school students in Tan Binh
district, Ho Chi Minh city in school year 2016-2017.
Methods: Cross-sectional study. Research conducted screening and interviewed a total of 2,340 subjects, in
which 182 was ENT endoscoped.
Result: The prevalence of ENT diseases in general was 38.2%, among were chronic tosillitis, chronic rhinitis,
chronic sinusitis with prevalence of 27.2%, 12.9% and 3.5%, respectively. The other ENT diseases were lower:
chronic pharyngitis (1.7%), deviated nasal septum (0.7%), chronic otitis media (0.6%), chronic otitis externa
(0.3%). ENT endoscopy detected some diseases that cannot be examined: adenoiditis (26.9%), nasal polyps
(1.6%). Incidence of ENT diseases is higher among secondary school students than primary ones (p < 0.0001; OR
= 1.4). There is no difference in the condition of ENT diseases with the following factors: gender, type of education
nutritional status.
Conclusion: The research provides the prevalence of common ENT diseases among primary and secondary
school students with the hope of giving cornerstone for other programs in the future, similar to the other
healthcare program for school-aged children.
* Trung tâm Y tế quận Tân Bình, **Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Tác giả liên lạc: BS. Trần Hải Đăng, ĐT: 0933.250.591, Email: haidangtran.25@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 191
Key words: ENT disease patterns, Tan Binh district, student, primary school, secondary school
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tai mũi họng (TMH) là bệnh thường
gặp ở trẻ em, thường tái phát, ảnh hưởng đến
sinh hoạt và học tập của các em. Các bệnh lý như
viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa (VTG),
viêm họng, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá
trình học tập của trẻ, đồng thời có thể trở thành
nguồn lây của các trẻ xung quanh chỗ ở và đặc
biệt là chỗ trẻ đi học. Những bệnh lý trên có thể
gây ra những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính
mạng trẻ như viêm não, áp xe quanh hốc mắt,
nhiễm trùng huyết, điều này có thể phòng
ngừa được nếu trẻ được chẩn đoán sớm và điều
trị kịp thời.
Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề này,
đã có những nghiên cứu về mô hình bệnh TMH:
Phan Cảnh Tú (2007)(4) khảo sát trên các trẻ mầm
non Quận 8 cho thấy 68,7% trẻ có bệnh TMH
(viêm mũi họng 64,8%, amidan quá phát có ngủ
ngáy 7,8%, VTG tiết dịch 5,8%, dị vật tai
0,2%,); Phùng Minh Lương (2013)(5) khảo sát
các bệnh VMDU, viêm VA và viêm amidan trên
các trẻ nhà trẻ, mẫu giáo và tiểu học tại Gia Lai
cho thấy 26,8% trẻ có bệnh TMH, trong đó: nam
50,9%, nữ 49,1%; nhà trẻ 35,6%, mẫu giáo 38,2%,
tiểu học 36,2%; Nguyễn Nam Hà (2014)(2) nghiên
cứu trên các HS tiểu học và THCS quận Tân Bình
cho thấy 15,9% HS có bệnh TMH đứng hàng thứ
3 sau tật khúc xạ (26,6%) và vẹo cột sống (16,4%).
Tuy nhiên, hiện nay các bệnh lý TMH trong
học đường ít được quan tâm hơn các bệnh lý về
mắt, răng hay cột sống. Để làm tốt công việc này,
người thầy thuốc TMH cần có khung tiêu chuẩn
chẩn đoán và phân loại bệnh, đồng thời ngành y
tế cần phải nắm rõ mô hình bệnh TMH ở học
đường cũng như các yếu tố dịch tễ liên quan.
Những dữ liệu này sẽ cung cấp cái nhìn toàn
cảnh cho các bệnh lý TMH ở học đường, giúp đề
ra các biện pháp phòng tránh, có kế hoạch nâng
cao năng lực chẩn đoán và điều trị cho các cán
bộ y tế học đường.
Vì vậy, để có thêm thông tin về tình hình
bệnh TMH học đường, giúp cải thiện và chăm
sóc sức khỏe cho học sinh (HS), chúng tôi đã tiến
hành nghiên cứu đề tài “Khảo sát mô hình bệnh tai
mũi họng ở học sinh tiểu học, trung học cơ sở tại quận
Tân Bình” với các mục tiêu nghiên cứu sau:
-Xác định tỉ lệ hiện mắc các bệnh TMH ở HS
tiểu học và THCS tại quận Tân Bình năm học
2016-2017.
-Mô tả sự khác nhau ở mô hình bệnh TMH
giữa HS tiểu học và THCS.
-Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học bệnh
TMH ở HS tiểu học và THCS.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang.
Đối tượng nghiên cứu
HS tiểu học và THCS tại quận Tân Bình.
Tiêu chuẩn chọn mẫu: HS và phụ huynh
HS ở các lớp được chọn đồng ý tham gia
nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
HS, phụ huynh HS không đồng ý tham gia
nghiên cứu.
Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu
Cỡ mẫu
Tính theo công thức tính cỡ mẫu cho nghiên
cứu mô tả nhằm xác định tỉ lệ hiện mắc các bệnh
TMH n = 918; với d=0,03 và p = 0,687 là tỉ lệ
bệnh TMH chung theo nghiên cứu của tác giả
Phan Cảnh Tú (2006).
Do trong nghiên cứu có so sánh tỉ lệ giữa 2
nhóm HS tiểu học và THCS nên chúng tôi sẽ
chia đều mẫu nghiên cứu vào 2 nhóm này. Do
áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên
phân tầng, các số ước lượng có thể không chính
xác bằng chọn mẫu ngẫu nhiên đơn nên chúng
tôi tăng cỡ mẫu lên gấp đôi N=1.836.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 192
Phương pháp chọn mẫu
Áp dụng kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên
phân tầng chia đều mẫu nghiên cứu vào 2
bậc học.
Áp dụng kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên đơn
chọn ra 2 trường trong mỗi bậc học. Sau đó tại
mỗi trường, chúng tôi chọn ra 3 lớp/khối.
Trong các trường được chọn vào nghiên
cứu, chúng tôi chọn ra 1 lớp/trường để tiến
hành khám qua nội soi mũi bằng ống soi cứng
00 2,7mm.
Cụ thể chúng tôi khảo sát tổng cộng 54 lớp,
trong đó: bậc tiểu học: 3 lớp/khối x 5 khối x 2
trường = 30 lớp; bậc THCS: 3 lớp/khối x 4 khối x
2 trường = 24 lớp. Trong đó chúng tôi khám qua
nội soi mũi cho 1 lớp/trường x 4 trường = 4 lớp.
Hình 1. Khám TMH cho HS.
Hình 2. Nội soi mũi cho HS.
Phương pháp thu thập thông tin
Phỏng vấn gián tiếp qua “Bảng câu hỏi dữ
liệu bệnh nhân” phát cho phụ huynh, có hướng
dẫn trực tiếp qua buổi họp phụ huynh đầu năm.
Dựa vào dữ liệu thu thập được qua “Bảng
câu hỏi dữ liệu bệnh nhân”, nội soi mũi cho toàn
bộ HS trong 4 lớp được chọn; các lớp còn lại
khám qua đèn clar.
Ghi nhận “có bệnh TMH” khi được chẩn
đoán ít nhất 1 bệnh TMH, ghi nhận “không có
bệnh TMH” khi không có bất cứ bệnh TMH nào.
Khi HS mắc nhiều bệnh TMH cùng 1 lúc sẽ
ghi nhận tất cả các bệnh để tính vào tỉ lệ hiện
mắc từng loại bệnh, nhưng chỉ tính 1 HS vào tỉ lệ
hiện mắc bệnh TMH chung.
KẾT QUẢ
Tỉ lệ hiện mắc bệnh TMH ở HS tiểu học và THCS (n = 2.340)
Biểu đồ 1. Tỉ lệ hiện mắc chung và từng nhóm bệnh TMH (n = 2.340).
Tỉ lệ HS có bệnh TMH khá cao (38,2%).
Trong đó tỉ lệ HS có bệnh lý ở họng là cao nhất
(28,5%) gấp đôi tỉ lệ HS có bệnh lý mũi xoang
(13,5%). Chỉ có một tỉ lệ rất nhỏ các em HS có
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 193
bệnh lý ở tai (0,9%). Ngoài ra chúng tôi có ghi
nhận được 1 trường học dị vật bỏ qua là đồ chơi
nhựa trong ống tai ngoài (0,9%).
Tỉ lệ hiện mắc từng bệnh TMH (n = 2.340)
Bảng 1. Tỉ lệ hiện mắc từng bệnh TMH (n = 2.340).
Bệnh TMH Số lượng Tỉ lệ (%)
Bệnh lý ở tai
Viêm tai ngoài mạn (H62)
Viêm tai giữa mạn (H66)
Thủng nhĩ (H72)
8
13
2
0,3
0,6
0,1
Bệnh lý ở mũi xoang
Viêm mũi mạn (J31.0)
Viêm xoang mạn (J32)
Vẹo vách ngăn mũi (J34.2)
303
82
16
12,9
3,5
0,7
Bệnh lý ở họng
Viêm họng mạn (J31.2)
Viêm amidan mạn (J35.1)
39
636
1,7
27,2
Dị vật TMH
Dị vật tai ngoài (T16)
1
0,04
(*) Một HS có thể mắc nhiều bệnh cùng lúc.
Bệnh lý ở tai
Tỉ lệ hiện mắc viêm tai giữa mạn (0,6%) gấp
đôi viêm tai ngoài mạn (0,3%). Trong đó có 2
trường hợp thủng nhĩ là di chứng của viêm tai
giữa mạn. Không có viêm xương chũm.
Bệnh lý ở mũi xoang
Viêm mũi mạn 12,9% cao nhất trong các
bệnh lý mũi xoang.
Viêm xoang mạn 3,5% đứng thứ 2 trong
nhóm bệnh lý này.
Vẹo vách ngăn mũi chiếm tỉ lệ rất
thấp (0,7%).
Bệnh lý ở họng
Viêm amidan mạn có tỉ lệ cao nhất (27,2%)
trong các bệnh lý ở họng, trong đó, viêm amidan
mạn xơ chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ (1%). Chúng tôi đã
lưu ý không đưa vào kết quả những trường hợp
amidan quá phát mà không có bệnh sử các đợt
viêm amidan trước đây (qua bảng câu hỏi dữ
liệu bệnh nhân phát cho phụ huynh).
Viêm họng mạn chỉ chiếm tỉ lệ 1,7%.
Hầu hết các trường hợp viêm amidan mạn
quá phát đều ở độ 1 và độ 2 với tỉ lệ lần lượt là
11,3% và 8,9%, chỉ có 5,04% viêm amidan mạn
quá phát độ 3 và đáng lưu ý là có khoảng 1%
các em viêm amidan mạn quá phát độ 4. Đồng
thời cũng ghi nhận có 2,22% các em HS đã
phẫu thuật cắt amidan.
Bảng 2. Tỉ lệ viêm amidan mạn quá phát các mức độ
theo Broadsky (n=2.340).
Mức độ amidan quá phát Số lượng Tỉ lệ (%)
Độ 0 1.727 73,8
Độ 1 265 11,3
Độ 2 208 8,9
Độ 3 118 5,0
Độ 4 22 0,9
Tổng 2.340 100,00
Viêm mũi mạn (12,9%) và viêm xoang mạn
(3,5%) là 2 bệnh lý chiếm tỉ lệ cao lần lượt thứ
2 và thứ 3.
Các bệnh TMH khác chiếm tỉ lệ rất ít bao
gồm: viêm họng mạn, vẹo vách ngăn mũi,
viêm tai giữa mạn, viêm tai ngoài mạn và dị
vật tai.
Tỉ lệ hiện mắc từng bệnh TMH ở nhóm nội soi
mũi (n = 182)
Bảng 3. Tỉ lệ viêm VA các mức độ theo Parik (n =
182).
Độ lớn của VA Số lượng Tỉ lệ (%)
Độ 0 (bình thường) 133 73,1
Độ 1 24 13,2
Độ 2 12 6,6
Độ 3 6 3,3
Độ 4 7 3,8
Tổng 182 100
Trong nhóm thực hiện khám qua nội soi,
chúng tôi đã ghi nhận được các bệnh lý khó
khảo sát bằng đèn Clar (viêm VA, polyp mũi):
Polyp mũi chiếm tỉ lệ 1,1%, đều là polyp
khe giữa 2 bên độ 2.
Viêm VA chiếm tỉ lệ cao nhất 26,9%, trong
đó phân độ lớn của VA cụ thể: hầu hết là VA
to độ 1 (13,2%); VA to độ 2 chiếm tỉ lệ 6,6%.
Đáng lưu ý là ghi nhận được tình trạng VA to
độ 3, 4 chiếm tỉ lệ lần lượt là 3,3% và 3,8% các
trường hợp được khám qua nội soi mũi.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 194
Sự khác nhau ở mô hình bệnh TMH giữa HS
tiểu học và HS THCS
Bảng 4. Tỉ lệ mắc từng nhóm bệnh TMH ở 2 bậc học.
Bệnh TMH
Tiểu học THCS
p
n (%) n (%)
Tai
Có 10 (0,8%) 11(1,0%)
0,51
Không 1.273 (99,2%) 1.046(99,0%)
Mũi
xoang
Có 124 (9,7%) 192(18,2)
<0,0001
Không 1.159 (90,3%) 865(81,8%)
Họng
Có 347 (27,0%) 321(30,4%)
0,08
Không 936 (73,0%) 736(69,6%)
Chung
Có 447(34,8%) 447(42,3%)
<0,0001
Không 836(65,2%) 610(57,7%)
Tổng 1.283 1.057
HS THCS có nguy cơ mắc bệnh TMH cao
hơn HS tiểu học (p<0,0001). Cụ thể, HS THCS có
nguy cơ mắc các bệnh về mũi xoang cao hơn HS
tiểu học (p<0,0001). Khác biệt không có ý nghĩa
thống kê ở nhóm bệnh lý tai và họng. 1 trường
hợp dị vật bỏ qua trong tai phát hiện duy nhất ở
HS bậc tiểu học
Tiểu học
Chỉ có tình trạng viêm amidan mạn và viêm
mũi mạn chiếm tỉ lệ cao, các bệnh lý còn lại chỉ
chiếm tỉ lệ rất thấp (<1%)
THCS
Tình trạng viêm amidan mạn và viêm mũi
mạn chiếm tỉ lệ cao tương tự ở bậc tiểu học.
Ngoài ra, các bệnh lý viêm xoang mạn, viêm mũi
mạn cũng chiếm 1 tỉ lệ đáng kể. Đặc biệt, 100%
bệnh lý viêm xoang mạn, viêm họng mạn đều
được chẩn đoán ở bậc THCS.
Viêm amidan mạn chiếm tỉ lệ cao nhất ở cả
2 bậc học tiểu học và THCS. Tỉ lệ HS tiểu học
có viêm amidan mạn cao hơn HS THCS (khác
biệt không có ý nghĩa thống kê p = 0,4). Khi
đánh giá tương quan giữa mức độ quá phát
của amidan và bậc học, chúng tôi ghi nhận:
mức độ quá phát của amidan có sự khác biệt
giữa bậc học tiểu học và THCS (p = 0,04).
Trong đó nhóm HS ở bậc học tiểu học viêm
amidan mạn quá phát độ 3 và độ 4 lần lượt
cao gấp 1,4 và 2 lần so với nhóm HS ở bậc
THCS.
Tất cả 3 trường hợp phát hiện polyp mũi đều
là các HS bậc THCS. Cả 3 trường hợp đều là
polyp khe giữa 2 bên độ 2.
HS tiểu học có nguy cơ viêm VA cao hơn HS
THCS (p = 0,02; OR = 0,5). Khi đánh giá tương
quan giữa độ lớn VA với bậc học, chúng tôi ghi
nhận: độ lớn VA có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê giữa bậc tiểu học và bậc THCS (p = 0,04).
Trong đó nhóm HS ở bậc tiểu học có tỉ lệ viêm
VA ở các mức độ đều cao hơn ở bậc THCS. Đặc
biệt, tỉ lệ viêm VA độ 3 ở nhóm HS tiểu học cao
gấp 2 lần nhóm HS THCS; 100% các trường hợp
viêm VA độ 4 đều ghi nhận được ở HS tiểu học.
Tương quan về tỉ lệ mắc bệnh TMH với một số
đặc điểm dịch tễ liên quan
Bảng 5. Tương quan tỉ lệ mắc bệnh TMH với 1 số
đặc điểm dịch tễ liên quan.
Đặc điểm dịch tễ liên
quan
Bệnh TMH
p Có
n (%)
Không
n (%)
Giới
Nam 452 (39,9%) 682 (60,1%)
0,1
Nữ 442 (36,7%) 764 (63,3%)
Hình
thức học
1 buổi 197 (34,5%) 374 (65,5%)
0,82
Bán trú 250 (35,1%) 462 (64,9%)
Tình
trạng
dinh
dưỡng
Thiếu cân
trầm trọng
5 (0,6%) 21 (1,5%)
0,06
Nhẹ cân 11 (1,2%) 28 (1,9%)
Bình thường 464 (51,9%) 719 (49,7%)
Thừa cân 171 (19,1%) 315 (21,8%)
Béo phì 243 (27,2%) 363 (25,1%)
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỉ
lệ mắc các bệnh lý TMH nói chung và xét từng
nhóm bệnh lý nói riêng không có sự khác biệt
giữa các giới, hình thức học tập hay tình trạng
dinh dưỡng của các em HS. Như vậy việc quan
tâm, chăm sóc và quản lý các bệnh TMH trong
học đường là rất cần thiết cho tất cả các em.
BÀN LUẬN
Tỉ lệ hiện mắc bệnh TMH ở HS tiểu học và
trung học cơ sở trên địa bàn quận Tân Bình
theo nghiên cứu của chúng tôi ở mức tương
đối cao (38,2%).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 195
Tỉ lệ hiện mắc bệnh TMH trong nghiên cứu
của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Nam Hà (2014). Có sự khác biệt này có
thể do nghiên cứu của chúng tôi có hướng dẫn
khám và chẩn đoán bệnh TMH cho các nhân
viên y tế tham gia nghiên cứu nên ít bỏ sót bệnh
lý TMH ở các em HS.
Bảng 6. Tỉ lệ hiện mắc bệnh TMH so với các nghiên
cứu khác.
Tác giả Tỉ lệ bệnh TMH (%)
Phan Cảnh Tú (2007)
(4)
68,7
Phùng Minh Lương (2013)
(5)
26,8
Trần Duy Ninh (2013)
(3)
65,0
Nguyễn Nam Hà (2014)
(2)
15,9
Chúng tôi (2017) 38,2
Nghiên cứu của tác giả Phan Cảnh Tú năm
2007 và tác giả Trần Duy Ninh năm 2013, tỉ lệ
hiện mắc bệnh TMH cao hơn nghiên cứu của
chúng tôi rất nhiều.
Sự khác biệt này có thể do đối tượng nghiên
cứu của Phan Cảnh Tú là các em ở độ tuổi mẫu
giáo, lần đầu tiếp xúc với môi trường đông đúc,
đồng thời nghiên cứu của tác giả ghi nhận cả
những bệnh lý cấp tính và mạn tính. Trong khi
đó nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu mô tả
cắt ngang, chỉ khám cho các em HS tại 1 thời
điểm, do đó chúng tôi chỉ ghi nhận những bệnh
lý mạn tính. Ngoài ra, đối tượng nghiên cứu của
chúng tôi là HS trên địa bàn quận Tân Bình, đây
là một quận nội thành có điều kiện và cơ sở vật
chất tương đối tốt của thành phố Hồ Chí Minh,
trong khi đối tượng của tác giả Phan Cảnh Tú là
các em HS ở quận 8, một quận có môi trường
sống có nhiều kênh rạch, chưa được vệ sinh như
ở quận Tân Bình.
Đối với nghiên cứu của tác giả Trần Duy
Ninh, đối tượng nghiên cứu của tác giả là các em
HS ở vùng núi phía Bắc, có điều kiện khí hậu
khác ở thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu của
tác giả Phùng Minh Lương (2013), tỉ lệ hiện mắc
các bệnh TMH thấp hơn nghiên cứu của chúng
tôi không nhiều. Có sự khác biệt này là do tác giả
chỉ khảo sát 03 bệnh lý: viêm mũi dị ứng, viêm
VA và viêm amidan chứ không khảo sát toàn thể
bệnh lý TMH nói chung.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, HS bậc
trung học cơ sở có nguy cơ mắc bệnh TMH cao
hơn HS bậc tiểu học (OR = 1,4) khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p < 0,0001). Cụ thể hơn, HS
THCS có nguy cơ mắc các bệnh về mũi xoang
cao hơn nhóm HS tiểu học (OR = 2,1) khác biệt
này có ý nghĩa thống kê (p = 0,0001).
Ngoài ra chúng tôi ghi nhận tỉ lệ nhóm HS
bậc trung học cơ sở có tỉ lệ hiện mắc các bệnh lý
về họng và tai cao hơn nhóm HS bậc tiểu học,
tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(phọng = 0,08; ptai = 0,51).
Điều này cho thấy, các em HS trung học cơ
sở cần được quan tâm chăm sóc về các bệnh lý
TMH, đặc biệt là các bệnh lý mũi xoang nhiều
hơn các em HS tiểu học.
Ở độ tuổi trung học cơ sở, các xoang cạnh
mũi đã bắt đầu phát triển hoàn thiện, các bệnh lý
viêm mũi mạn kéo dài hoặc tái phát nhiều lần có
thể gây viêm xoang mạn và biến chứng của nó.
Điển hình là 3 trường hợp viêm mũi xoang mạn
có polyp mũi đều được ghi nhận ở HS THCS.
Mặt khác, ở lứa tuổi trung học cơ sở các em bắt
đầu bước vào tuổi dậy thì, sự thay đổi hoocmon
trong cơ thể phần nào cũng ảnh hưởng đến các
bệnh lý đường hô hấp trên.
Viêm amidan mạn (J35.1) chiếm tỉ lệ cao nhất
ở cả 2 bậc học. Đồng thời nghiên cứu của chúng
tôi ghi nhận HS tiểu học có mức độ quá phát
amidan cao hơn HS trung học cơ sở, khác biệt có
ý nghĩa thống kê (p = 0,04). Điều này phù hợp
với y văn kinh điển rằng amidan sẽ nhỏ dần khi
đến tuổi dậy thì. Tuy nhiên chúng tôi vẫn ghi
nhận được một tỉ lệ nhỏ các em HS bậc trung học
cơ sở có viêm amidan mạn quá phát độ 4, gây
triệu chứng ngủ ngáy. Điều này cho thấy viêm
amidan mạn quá phát ở HS bậc trung học cơ sở
cũng vẫn là một vấn đề đáng quan tâm.
Trong nhóm HS được khám qua nội soi mũi,
chúng tôi ghi nhận HS tiểu học có nguy cơ mắc
viêm VA cao hơn HS trung học cơ sở (OR = 0,5; p
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 196
= 0,02). Đồng thời độ lớn VA ở HS tiểu học cao
hơn ở HS trung học cơ sở (p = 0,04). Theo y văn,
VA sẽ bắt đầu nhỏ dần ở 3 tuổi. Trong nghiên
cứu của chúng tôi, vẫn có 1 tỉ lệ không nhỏ các
em HS tiểu học và trung học cơ sở có viêm VA,
tuy nhiên tỉ lệ viêm VA cũng như độ lớn của VA
ở HS tiểu học thấp hơn ở HS trung học cơ sở.
Việc tồn tại VA phần nào cho thấy tình trạng
viêm mũi mạn kéo dài mà không được kiểm soát
tốt, việc quan tậm, chăm sóc sức khỏe TMH ở các
em HS vẫn chưa được quan tâm tốt.
Bảng 7. Tỉ lệ viêm VA phân theo bậc học so với các
nghiên cứu khác.
Tác giả Tiểu học THCS
Sedat Aydin (2008)
(1)
21,8% 19,9%
Chúng tôi (2017) 34,4% 19,6%
Tương tự với nghiên cứu của tác giả Sedat
Aydin, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho
thấy tỉ lệ HS tiểu học viêm VA cao hơn ở HS
trung học cơ sở.
Ngoài ra tỉ lệ HS tiểu học có viêm VA
trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với
nghiên cứu của tác giả Sedat Aydin, tỉ lệ viêm
VA ở HS trung học cơ sở trong nghiên cứu của
chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của tác
giả Sedat Aydin.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu về tình hình bệnh TMH trên
2.340 HS tiểu học và THCS quận Tân Bình, ta
thấy: tỉ lệ mắc bệnh TMH là 38,2% (tai: 0,9%; mũi
xoang: 13,5%; họng: 28,5%; dị vật: 0,04%); trong
đó, viêm amidan quá phát chiếm 26,2%; viêm
mũi mạn chiếm 12,9% là những bệnh thường
gặp nhất.
Ngoài ra, việc khám qua nội soi mũi cho 182
HS giúp không bỏ sót bệnh, đặc biệt là những
bệnh lý khó phát hiện qua khám lâm sàng: viêm
VA chiếm tỉ lệ 26,9% (49/182); polyp mũi chiếm tỉ
lệ 1,1% (3/182).
Đồng thời, không có mối liên quan có ý
nghĩa thống kê về tình trạng mắc bệnh TMH nói
chung và từng nhóm bệnh lý nói riêng với giới,
hình thực học tập hay tình trạng dinh dưỡng của
các em HS. Điều này cho thấy, việc quan tâm,
chăm sóc, quản lý các bệnh TMH trong học
đường là cần thiết cho tất cả các em.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aydin S., Sanli A., Celebi O., et al. (2008), "Prevalence of
adenoid hypertrophy and nocturnal enuresis in primary
school children in Istanbul, Turkey", Int J Pediatr
Otorhinolaryngol, 72 (5), pp. 665-8.
2. Nguyễn Nam Hà (2014), "Hoạt động chăm sóc sức khỏe Tai
Mũi Họng học đường tại quận Tân Bình TPHCM", Hội nghị
khoa học kỹ thuật thường niên Hội Tai Mũi Họng Nhi TPHCM.
3. Nguyễn Thanh Hà, Trần Duy Ninh (2013), "Thực trạng
bệnh tai mũi họng của HS tiểu học thành phố Thái Nguyên
năm 2013",Y học Thực Hành, 10, tr 108-113.
4. Phan CảnhTú, Nguyễn Hữu Khôi (2007), "Điều tra dịch tễ
bệnh tai mũi họng ở trẻ em tuổi mẫu giáo tại các trường
mầm non quận 8, TP Hồ Chí Minh", Tạp chí y học TP Hồ Chí
Minh, 11 (1), tr 116-9.
5. Phùng Minh Lương (2013), "Tỷ lệ các bệnh viêm mũi dị
ứng, viêm V.A, viêm amiđan ở trẻ em lứa tuổi nhà trẻ mẫu
giáo, tiểu học tại xã Song An thị xã An Khê tỉnh Gia Lai năm
2013", Y học Thực Hành.
Ngày nhận bài báo: 03/02/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 02/03/2018
Ngày bài báo được đăng: 20/04/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mo_hinh_benh_tai_mui_hong_o_hoc_sinh_tieu_hoc_trung_hoc_co_s.pdf