Mô hình bán lẻ sách điện tử - Nghiên cứu trường hợp waka.vn

Tài liệu Mô hình bán lẻ sách điện tử - Nghiên cứu trường hợp waka.vn: 44 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 210- Tháng 11. 2019 © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X Mô hình bán lẻ sách điện tử- Nghiên cứu trường hợp waka.vn Chử Bá Quyết Đại học Thương mại Ngày nhận: 20/05/2019 Ngày nhận bản sửa: 20/06/2019 Ngày duyệt đăng: 22/07/2019 Mục đích bài viết là nghiên cứu mô hình bán lẻ sách điện tử (Ebook), và nghiên cứu điển hình tại Waka, một công ty bán lẻ Ebook có những thành công ban đầu tại Việt Nam. Ebook là sản phẩm nội dung số- một trong những sản phẩm điển hình của thời đại kỹ thuật số, có đặc điểm khác so với sách in. Ebook có những ưu điểm và nhược điểm đối với người đọc, nhà xuất bản, nhà phân phối, nhưng là sản phẩm của thời đại. Nghiên cứu tổng hợp một số lý thuyết về Ebook, mô hình bán lẻ Ebook; phân tích mô hình bán lẻ Ebook của Waka; từ đó đưa ra một số trao đổi về nguyên nhân thành công ban đầu của Waka, các khuyến nghị với các doanh nghiệp ở Việt Nam có ý định triển khai bán lẻ Ebook hoặc sản phẩm nội du...

pdf13 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 328 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô hình bán lẻ sách điện tử - Nghiên cứu trường hợp waka.vn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
44 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 210- Tháng 11. 2019 © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X Mô hình bán lẻ sách điện tử- Nghiên cứu trường hợp waka.vn Chử Bá Quyết Đại học Thương mại Ngày nhận: 20/05/2019 Ngày nhận bản sửa: 20/06/2019 Ngày duyệt đăng: 22/07/2019 Mục đích bài viết là nghiên cứu mô hình bán lẻ sách điện tử (Ebook), và nghiên cứu điển hình tại Waka, một công ty bán lẻ Ebook có những thành công ban đầu tại Việt Nam. Ebook là sản phẩm nội dung số- một trong những sản phẩm điển hình của thời đại kỹ thuật số, có đặc điểm khác so với sách in. Ebook có những ưu điểm và nhược điểm đối với người đọc, nhà xuất bản, nhà phân phối, nhưng là sản phẩm của thời đại. Nghiên cứu tổng hợp một số lý thuyết về Ebook, mô hình bán lẻ Ebook; phân tích mô hình bán lẻ Ebook của Waka; từ đó đưa ra một số trao đổi về nguyên nhân thành công ban đầu của Waka, các khuyến nghị với các doanh nghiệp ở Việt Nam có ý định triển khai bán lẻ Ebook hoặc sản phẩm nội dung số. Từ khóa: Sách điện tử, mô hình bán lẻ Ebook, Waka. Ebook retailing model- A studying case at Waka.vn Abstract: The purpose of the paper is to study the e-book retail model, and Waka case study, an ebook retailer with initial success in Vietnam. Ebook is a digital content product - one of the typical products of the digital age, has different characteristics from printed books. Ebook has advantages and disadvantages for readers, publishers, distributors, but it is a modern product. Research has synthesized some theories about ebook, ebook retailing model; analyzed Waka ebook retailing model; thereby giving some discussion on the causes of success of Waka, and suggest to Vietnam business want to selling Ebook or content products in the future. Keywords: ebook, ebook retailing model, waka. Quyet Ba Chu, PhD Email: quyetcb@tmu.edu.vn Thuong Mai University 1. Đặt vấn đề Sự phát triển Internet đã làm nảy sinh thương mại điện tử và tạo ra các thị trường điện tử, một kênh mua bán hàng hóa mới với nhiều tiện ích từ vài thập niên gần đây. Các hàng hóa, dịch vụ được đưa lên mạng Internet để bán rất phong phú, từ những sản phẩm hàng hóa hữu hình như máy tính, điện thoại, xe hơi, đồ dùng gia đình..., đến những dịch vụ đặt vé máy bay, tư vấn pháp luật, học tập, khám chữa bệnh, dịch vụ hành chính công Trong quá trình phát triển thương mại điện tử CHỬ BÁ QUYẾT 45Số 210- Tháng 11. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng đã diễn ra các quá trình chuyển đổi số mà thực chất là các quá trình số hóa: Từ số hóa quy trình mua bán (người mua, người bán không phải đi lại, gặp nhau trực tiếp mà thao tác giao dịch qua các hệ thống điện tử, hệ thống thông tin có kết nối Internet), số hóa các chủ thể giao dịch (tương tác giữa người mua với máy, người bán với máy, máy tương tác với máy), và số hóa các sản phẩm, dịch vụ (hình thái khác nhau của sản phẩm, dịch vụ). Sách điện tử (Ebook)- một hình thái của sách in (sách giấy) đã ra đời và phát triển mạnh mẽ trong các quá trình số hóa này. Ebook xuất hiện đã làm thay đổi cách thức sử dụng sách, tác động tới văn hóa đọc của công chúng, và là một lựa chọn mua sắm của nhiều người hiện nay. Ebook có nhiều ưu điểm và ngày càng được nhiều người đọc sách lựa chọn như một hình thức thay thế sách in. Trong những năm đầu xuất hiện, chi phí để đọc Ebook là tương đương, thậm chí cao hơn so với sách in (Marie Lebert, 2009). Thậm chí, đầu tư thiết bị đọc sách chuyên dụng và mua Ebook là khá tốn kém đối với nhiều người. Do vậy, thời gian đầu, số người đọc Ebook còn ít. Các nhà xuất bản và nhà phân phối cũng chưa quan tâm nhiều đến kinh doanh Ebook. Tuy nhiên, khoảng mười năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT), Internet và chi phí mua các thiết bị có thể sử dụng để đọc Ebook giảm xuống nhiều lần đã tạo ra cơ hội mới cho nhà phân phối, nhà xuất bản cung cấp Ebook ra thị trường. Tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới đã chứng kiến rất nhiều mô hình bán lẻ Ebook thành công, với sự phát triển nhanh chóng về quy mô, doanh số, thậm chí tác động tới lĩnh vực bán lẻ sách in, làm thị trường sách in giảm xuống. Tại Việt Nam, từ cuối 2010 đã có hàng chục nhà phân phối Ebook theo hình thức bán lẻ, nhưng số lượng thành công không nhiều. Trong bài viết này, tác giả làm rõ tổng quan lý thuyết về Ebook, những ưu, nhược điểm và mô hình bán lẻ Ebook, nghiên cứu mô hình bán lẻ Ebook của Waka- một công ty bán lẻ Ebook tại Việt Nam để phát hiện những thành công và kinh nghiệm đúc kết về triển khai bán lẻ Ebook. 2. Tổng quan lý thuyết về Ebook 2.1. Đặc điểm chung của Ebook Ebook đã trở thành hàng hóa tiêu dùng phổ biến hiện nay tại nhiều quốc gia trên thế giới. Theo BISG (2014), Ebook đã trở thành một “phương tiện thông thường để tiêu thụ nội dung”. Ebook đầu tiên xuất hiện vào năm 1971 từ Dự án của Gutenberg (Marie Lebert, 2009), nhưng phải sau gần 18 năm mới hoàn thành 10 cuốn. Tuy nhiên những năm sau đó, số lượng Ebook tăng rất nhanh, 5.000 cuốn tháng 4/2002, 10.000 cuốn vào tháng 10/2003 (Marie Lebert, 2009). Trước đây, số hóa sách in thành Ebook vẫn là ưu tiên hàng đầu. Do Ebook có nguồn gốc từ số hóa sách in, các định nghĩa trước đây về Ebook coi Ebook là phiên bản điện tử của sách in bởi nó dựa trên việc mô phỏng đặc điểm cơ bản của sách in truyền thống. Tuy nhiên, với việc phát triển của CNTT, đặc biệt làm thế nào để một cuốn Ebook được sử dụng hiệu quả và dễ dàng, đã có nhiều cách hiểu mới về Ebook. Theo Rosso, S. (2009), Ebook là một ấn Mô hình bán lẻ sách điện tử- Nghiên cứu trường hợp waka.vn 46 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 210- Tháng 11. 2019 phẩm sách ở dạng kỹ thuật số, bao gồm văn bản, hình ảnh hoặc cả hai, có thể đọc được trên màn hình phẳng của máy tính hoặc các thiết bị điện tử khác. Ebook có thể đọc được trên các thiết bị đọc Ebook chuyên dụng như Kindle của Amazon, nhưng cũng có thể trên bất kỳ thiết bị máy tính nào có màn hình xem có thể điều khiển, bao gồm máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng và điện thoại thông minh. Nhấn mạnh đến tính năng tương tác của Ebook, Ashley Melinis (2011) định nghĩa Ebook là sách tương tác hoặc sách kỹ thuật số- là những tài liệu nội dung ở định dạng kỹ thuật số có thể được xem trên máy tính hoặc thiết bị đọc điện tử như Barnes của Nook hoặc Kindle của Amazon. Văn bản chữ viết và hình minh họa cũng tương tự như sách in, nhưng Ebook cũng có thể kết hợp đa phương tiện như âm thanh, hình động, video clip... Hình thức Ebook rất đa dạng, trong đó người đọc sách không chỉ là tự đọc mà nghe đọc, xem hình ảnh, âm thanh, video clip và tương tác với Ebook. Theo PwC (2014), Ebook là phiên bản kỹ thuật số của sách in, được phân phối qua Internet. Những tập tin này có thể được đọc trên thiết bị đọc Ebook chuyên dụng, máy tính bảng, máy tính cá nhân, điện thoại thông minh và cả trên một số điện thoại di động. Như vậy, từ cách hiểu khi Ebook mới xuất hiện và cho đến nay- khi Ebook đã trở nên rất phổ biến, Ebook dù có tồn tại dưới hình thức định dạng khác nhau thì vẫn có những điểm chung sau: (i) Là ấn phẩm điện tử của các dạng sách in, không nhất thiết là đã có sách in; (ii) hình thức rất đa dạng: không chỉ là văn bản thể hiện bằng chữ viết, mà còn là hình ảnh, hoạt hóa, âm thanh, kể cả video clip; (iii) việc sử dụng (đọc, xem, nghe) phải gắn với các thiết bị đọc sách chuyên dụng và/hoặc các thiết bị khác như máy tính, điện thoại thông minh, ipad có/không kết nối Internet (BISG, 2014). Trong nghiên cứu này, Ebook được hiểu là các loại sách có những điểm chung đã liệt kê ở trên. Về hình thức biểu hiện cho tiêu dùng, Ebook có ba loại: Ebook đọc (sách đọc hiển thị bằng ngôn ngữ, hình ảnh), Ebook nghe (audiobook): sách nghe/sách nói là bản ghi âm văn bản đọc hoặc máy đọc; và Ebook video: loại Ebook có định dạng video (kết hợp của âm thanh, hình ảnh, hoạt hóa). 2.2. Một số ưu, nhược điểm của Ebook Nhiều nghiên cứu về ưu, nhược điểm của Ebook đã thực hiện trong khoảng 20 năm qua. Ebook có nhiều ưu, nhược điểm đối với nhà sản xuất, người đọc, các thư viện và xã hội. Đối với người đọc, theo Larson và Marsh (2005), Ebook hỗ trợ người học có thể thu hẹp khoảng cách tiếp nhận kiến thức trên lớp. Việc đưa Ebook vào các trường học giúp người học làm quen với công nghệ hiện đại và có thêm những kỹ năng có giá trị mới trong thế kỷ 21. Shelburne (2009) thực hiện một khảo sát về tỷ lệ tương tác của sinh viên với Ebook đã cho rằng, Ebook giúp họ có thể tìm kiếm các chủ đề thuận lợi, dễ dàng và nhanh chóng hơn so với sách in. Theo Remez Sasson (2010), sinh viên thích đọc Ebook vì họ thấy đây là một phương tiện mới và hiện đại, đa năng và có tính tương tác cao. Theo Gibson & Gibb (2011), người đọc thích Ebook bởi các ưu điểm như khả năng tìm kiếm thông tin, tính di động và khả năng đánh dấu/ghi chú điện tử của Ebook so với sách in. Ashley Melinis (2011) nghiên cứu sự ảnh hưởng của Ebook đến trải nghiệm CHỬ BÁ QUYẾT 47Số 210- Tháng 11. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng đọc đã đưa ra những kết luận về lợi ích của Ebook là thúc đẩy và thu hút việc học tập, phát triển tình yêu đọc sách, làm người học hiểu sâu rộng các kiến thức học tập tại trường. Đối với nhà phân phối, thư viện, Ebook cũng có những ưu điểm so với sách in. Theo Corlett-Rivera và Hackman (2014), hầu hết các thư viện đại học phải đối mặt với những hạn chế về không gian và cơ sở vật chất (giá sách để lưu trữ một lượng lớn đáng kể các bộ sách in) so với lưu trữ Ebook. Shelburne (2009) cho rằng, các thư viện lưu trữ Ebook thu hút người đọc vì nó giúp người đọc dễ dàng truy cập, truy cập từ xa, mọi nơi, mọi lúc. Các thư viện với kho Ebook được xem như một dấu hiệu của phát triển trong thời đại công nghệ 4.0. Theo Brian Evans (2010), để tạo ra lượng sách in tương đương Ebook cần nguyên liệu thô sử dụng gấp 3 lần, và nước sử dụng gấp 78 lần. Mặc dù một thiết bị đọc Ebook có giá cao hơn hầu hết các sách in riêng lẻ, nhưng giá mua Ebook thường thấp hơn rất nhiều mua sách in. Ngoài ra, nhiều Ebook được cung cấp miễn phí bản cũ, hoặc các sách in (ví dụ tại Hoa Kỳ, cho phép các trang web lưu trữ các đầu sách Ebook miễn phí trước năm 1923) (Brian Evans, 2010). Tùy thuộc vào cấp quyền sử dụng, Ebook có thể được sao lưu và phục hồi trong trường hợp mất hoặc hư hỏng thiết bị mà chúng được lưu trữ, có thể tải xuống một bản sao mới mà không phải trả thêm chi phí từ nhà phân phối, cũng như có thể đồng bộ hóa vị trí đọc, đánh dấu trên một số thiết bị Còn đối với ngành sản xuất sách, theo nghiên cứu của Jan Thomas Sorbo Sviggum & Poul Malthe Mikkelsen (2016), từ so sánh tổng lượng khí thải CO2, cho rằng sản xuất Ebook có tác động đến môi trường thấp hơn đối với sách in. Về nhược điểm của Ebook: Theo Ashley Melinis (2011), Ebook cũng có các tính năng gây mất tập trung học tập. Dù sinh viên nhận thức lợi ích của Ebook, nhưng đa số sinh viên vẫn ưa thích sách in hơn. Jeong (2012) đã so sánh Ebook và sách in đối với học sinh 6 tuổi và đã đưa ra kết luận: Về sức khỏe thì sử dụng sách in là tốt hơn Ebook vì sách in gây mỏi mắt ít hơn cho người đọc. Lecia Bushak (2015) đã phát hiện ra rằng, người đọc sách Kindles có khả năng thấp hơn trong việc tóm lược cốt truyện và sự kiện trong cuốn sách so với những người sử dụng sách in. Ngoài ra, cũng theo một nghiên cứu của Đại học Harvard (2014)1, việc đọc Ebook trước khi đi ngủ đã làm giảm sản xuất hormone melatonin, hậu quả là, mọi người mất nhiều thời gian hơn để ngủ, trải qua giấc ngủ ít sâu hơn, và mệt mỏi hơn vào buổi sáng. 2.3. Mô hình xuất bản và bán lẻ Ebook Để có Ebook bán ra thị trường, Ebook phải được xuất bản. Ebook là một loại sản phẩm số, vừa là hàng hóa bởi Ebook có các đặc tính của hàng hóa (có thể được lưu trữ, sử dụng lại, tính đồng nhất), nhưng lại có các đặc tính của dịch vụ (vô hình, không chuyển quyền sở hữu, và tính không trả lại) tùy hình thức biểu hiện của Ebook. Sự lưỡng tính của Ebook đã ảnh hưởng đến cách tổ chức bán cũng như cách thức mua và sử dụng của người mua. Quy trình về mô hình xuất bản Ebook có liên quan tới mô hình bán lẻ Ebook. Nếu Ebook được xuất bản để bán như một hàng hóa, về pháp lý, bên bán có nghĩa vụ giao hàng hóa Ebook và chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận 1 Theo https://vnexpress.net/suc-khoe/doc-ebook-gay- hai-giac-ngu-hon-sach-giay-3126632.html Mô hình bán lẻ sách điện tử- Nghiên cứu trường hợp waka.vn 48 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 210- Tháng 11. 2019 thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán và có quyền nhận Ebook và sở hữu Ebook theo thỏa thuận. Tuy nhiên, giao và nhận Ebook là việc truyền và nhận dữ liệu. Người mua tải Ebook vào thiết bị cá nhân, lưu trữ và sử dụng lâu dài, theo nhu cầu, ngay cả khi ngoại tuyến. Người mua có thể tải lại, hoặc được cấp các quyền khác như sao chép từng phần, in sao, hoặc xóa khỏi kho dữ liệu. Còn nếu Ebook được bán như dịch vụ, việc mua bán Ebook được thực hiện theo hình thức mua lẻ dịch vụ hoặc đăng ký sử dụng dịch vụ, và không có sự chuyển dịch quyền sở hữu tài sản Ebook. Người mua sử dụng Ebook theo hình thức đăng ký quyền sử dụng dịch vụ có thời hạn hoặc có điều kiện. Giống như đối với sách in, người sử dụng sách bằng hình thức thuê hoặc mượn sách trong một thời gian và phải trả phí và trả lại sách cho người cho thuê. Đối với Ebook, người cung cấp dịch vụ Ebook theo mô hình đăng ký thuê bao. Trong trường hợp này, nhà cung ứng dịch vụ Ebook có trách nhiệm cung ứng dịch vụ Ebook cho người đọc và thu phí. Người mua sau khi đăng ký thuê bao, phải trả phí và có quyền sử dụng dịch vụ Ebook (truy cập, đọc, nghe, xem), và thường bị hạn chế các quyền khác (không được sao chép, chia sẻ, không được lưu trữ Ebook trên thiết bị cá nhân vĩnh viễn, chỉ lưu trữ có thời hạn). Người bán dịch vụ Ebook có quyền thu tiền thuê bao dưới hình thức phí truy cập. Về quy trình xuất bản Ebook, xuất bản sản phẩm Ebook cũng tương tự như xuất bản sách in, bao gồm các công đoạn sau: (i) Tác giả hoặc đại diện của tác giả gửi (bản đánh máy, bản thảo viết tay sách) tới cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà xuất bản (NXB). NXB hoặc cơ quan có thẩm quyền duyệt nội dung bản thảo/tác phẩm, sau đó cấp phép xuất bản hoặc không cấp phép; (ii) Đối với tác phẩm được xuất bản, nhà phân phối kiểm tra hợp đồng tác quyền để đảm bảo tác phẩm có được quyền phát hành ở dạng Ebook không; (iii) Nếu tác phẩm được xuất bản dạng Ebook, NXB/ nhà phân phối chế bản (sản xuất file Ebook) và đưa/tải lên hệ thống dữ liệu/kho Ebook; (iv) Nhà phân phối/NXB thực hiện các hoạt động marketing/bán hàng/phân phối Ebook tới người tiêu dùng theo hình thức bán Ebook hoặc dịch vụ Ebook (Sơ đồ 1). Hiện nay, có hai mô hình xuất bản Ebook: Mô hình xuất bản Ebook sau khi xuất bản sách in, và mô hình xuất bản Ebook trước khi xuất bản sách in. Mô hình xuất bản Ebook sau sách in: Đây Sơ đồ 1. Mô hình quy trình xuất bản và bán lẻ sách in và Ebook Nguồn: Tác giả tổng hợp CHỬ BÁ QUYẾT 49Số 210- Tháng 11. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng là mô hình truyền thống, sách in được xuất bản và bán ra thị trường, sau đó các nhà phân phối/NXB số hóa sách in này thành phiên bản Ebook để tiếp tục bán ra thị trường. NXB, nhà phân phối bán sách in ra thị trường, rồi sau đó theo nhu cầu thị trường có thể xuất bản Ebook (Sơ đồ 2). Thông thường, với Ebook xuất bản sau sách in, NXB/nhà phân phối thường bán Ebook theo hình thức tải xuống một lần. Người mua có thể mua sách in, Ebook và có nhiều quyền hơn sử dụng Ebook, ví dụ sở hữu lâu dài tại hệ thống tải xuống, in ấn cho mục đích sử dụng cá nhân, xóa bỏ khi không còn nhu cầu. Mô hình xuất bản Ebook trước sách in: Có thể hiểu đơn giản là quy trình xuất bản Ebook trước và phân phối ra thị trường trước khi xuất bản sách in. File sách/ bản thảo được tác giả/đại diện tác giả gửi NXB/nhà phân phối sách. Sau khi được cấp giấy phép xuất bản, Ebook được chế bản, xuất bản và được bán ra thị trường. Nếu thị trường có nhu cầu sách in, NXB xuất bản sách giấy. Trong trường hợp này, Ebook được bán cho người mua thường hạn chế quyền sao chép, chia sẻ để chống sách in lậu. Mô hình xuất bản này phù hợp hơn với mô hình cho thuê dịch vụ đọc Ebook (Sơ đồ 3). Theo Báo cáo xu hướng và phát triển thị trường Ebook toàn cầu năm 2016 (Rudiger Wischenbart, 2016), Amazon.com là công ty bán lẻ Ebook đứng đầu thế giới về doanh số và sản lượng. Amazon cũng đang triển khai hai mô hình bán lẻ trên, trong đó mô hình bán lẻ Ebook mới đang Tác giả NXB chấp nhận Sách giấy Ebooks Người tiêu dùng thị trường Gửi bản thảo Chế bản in Bán Bán Số hóa Sơ đồ 2. Mô hình quy trình xuất bản và bán lẻ Ebook kiểu truyền thống Nguồn: Tác giả tổng hợp Tác giả Ebook Sách giấy Người tiêu dùng thị trường Gửi bản thảo Biên tập xuất bản In NXB Sơ đồ 3. Mô hình quy trình xuất bản và bán lẻ Ebook mới Nguồn: Tác giả tổng hợp Mô hình bán lẻ sách điện tử- Nghiên cứu trường hợp waka.vn 50 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 210- Tháng 11. 2019 là xu hướng có sự gia tăng về doanh số, số lượng đầu Ebook. Ngược lại, mô hình xuất bản và bán lẻ Ebook kiểu truyền thống có doanh số giảm trong thời gian 2012- 2016. Amazon.com cung cấp giải pháp Ebook để tác giả tự xuất bản. Nhờ giải pháp tự xuất bản mà số lượng và doanh số bán lẻ Ebook đã có sự tăng trưởng, thu hút được rất nhiều tác giả, và cá nhân tham gia vào bán lẻ Ebook sử dụng giải pháp của Amazon. 3. Nghiên cứu mô hình bán lẻ Ebook của Waka 3.1. Mô tả mô hình bán lẻ Ebook của Waka Waka (Waka.vn) hiện là nền tảng xuất bản điện tử hàng đầu tại Việt Nam, ra đời năm 2014, nhưng phát triển khá nhanh cả về số người đọc và số đầu Ebook. Waka. vn hoạt động theo mô hình nhà bán lẻ dịch vụ Ebook. Dịch vụ Ebook được cung cấp cho người dùng qua máy tính (bản hạn chế), máy tính bảng và các thiết bị hỗ trợ hệ điều hành iOS (9.0 trở lên) và Android (4.4 trở lên). Hiện Waka triển khai bán lẻ Ebook theo hai mô hình sau: Mô hình bán lẻ Ebook kiểu 1: Sách điện tử được số hóa sau khi sách giấy đã xuất bản và bán ra thị trường từ sau 1 đến 2 năm (Hình 1). Mô hình bán lẻ Ebook kiểu 2: Được triển khai từ cuối 2016 do mô hình kiểu 1 có một số hạn chế (thu hút được ít số người đọc Ebook tại Waka.vn do phiên bản sách Ebook xuất bản không còn tính mới), Waka nhận tác phẩm từ tác giả, xin cấp phép xuất bản điện tử và đưa sách điện tử đến người đọc qua nền tảng điện tử Waka. vn trước khi sách giấy được xuất bản (Hình 2). Doanh thu của mô hình bán lẻ Ebook của Waka: Doanh thu của Waka từ bán lẻ Ebook là phí đăng ký gói cước và doanh số bán lẻ dịch vụ Ebook. Với hình thức đăng ký gói cước, người đăng ký sử dụng dịch vụ đọc sách được cung cấp một tài khoản có quyền đăng nhập được tối đa 03 thiết bị (nếu đăng nhập tài khoản trên thiết bị thứ 04 trở lên, khách hàng cần phải bỏ ít nhất 01 trong số 03 thiết bị cũ của mình để có thể tiếp tục sử dụng dịch vụ), Waka có doanh số từ phí đăng ký gói cước. Hiện Tác giả VN, Tác giả nước ngoài Nhà xuất bản, Nhà phát hành Sách giấy Nền tảng điện tử Waka Ebooks Hình 1. Mô hình bán lẻ Ebook kiểu 1 Nguồn: Mô phỏng Waka.vn Hình 2. Mô hình bán lẻ Ebook kiểu 2 Nguồn: Tham khảo Waka.vn Tác giả Việt Nam, dịch giả Waka dịch, xin cấp phép xuất bản, số hóa, khai thác Nhà xuất bản →Sách Sản phẩm khác →Game, sách Nhà sản xuất phim →Phim Ebooks Sở hữu CHỬ BÁ QUYẾT 51Số 210- Tháng 11. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng tại, Waka có các gói cước khác nhau ở thời gian sử dụng và phạm vi sử dụng (Bảng 1). Với hình thức doanh thu từ bán lẻ dịch vụ Ebook với trường hợp khách hàng sử dụng dịch vụ mua lẻ sách Ebook, khách hàng phải trả phí theo giá bán lẻ được niêm yết trên nội dung. Khách hàng được sử dụng nội dung đã chọn mua từ thời điểm giao dịch mua thành công đến khi khách hàng xóa nội dung đã mua khỏi tủ sách. Trường hợp khách hàng xóa nội dung đã mua khỏi tủ sách, khách hàng sẽ phải mua lại nội dung khi có nhu cầu sử dụng. 3.2. Một số minh chứng về kết quả kinh doanh của waka.vn - Về sự phát triển đầu sách và loại hình Ebook - Sự phát triển người đọc Ebook, số người nghe audiobook (Hình 4), tỷ lệ người đọc Ebook theo độ tuổi (Hình 5). - Về thời gian đọc: tỷ lệ % độc giả thường xuyên hàng ngày (Hình 6); lượng thời gian đọc theo tháng (Hình 7). - Về sự phát triển doanh số bán lẻ Ebook của Waka (Hình 8). 3.3. Đánh giá sự phát triển của waka.vn thời gian 2014- 2018 Qua tổng hợp số liệu Bảng 2, và Hình 3- 8 cho thấy, số lượng đầu Ebook tăng rất nhanh chóng, đặc biệt trong năm 2017 và 2018. Nếu như năm 2014, Waka chỉ có khoảng 1.500 đầu sách thì đến năm 2016 tăng gấp 350%, năm 2018 tăng trên 200% so với 2016. Đến cuối 2018, Waka có hơn 13.000 đầu sách Ebook. Ngoài đầu sách Ebook đọc, đầu sách Audiobook có tốc độ tăng trưởng rất nhanh chóng. Mặc dù ra đời sau, năm 2017 có 110 Audiobook, nhưng năm 2018 có trên 550 Audiobook, tăng 5 lần. Về số người đọc và người nghe Ebook, sau 4 năm đã tăng đến 7 lần với trên 3,5 triệu người đọc, đối với Audiobook cũng Bảng 1. Tên gói cước và giá cước đọc sách tại Waka công bố tháng 3/2019 Tên gói cước Giá cước (VNĐ) Gói VIP 1 ngày 2.000 Gói VIP 7 ngày 7.000 Gói VIP 1 tháng 30.000 Gói VIP 3 tháng 85.000 Gói VIP 12 tháng 324.000 Gói Saigon Books 50.000 Nguồn: Waka.vn Bảng 2. Kết quả phát triển của Waka.vn, giai đoạn 2014- tháng 4/2019 Năm Số đầu sách đọc Số audiobook Số lượt nghe Số lượng người đọc Doanh thu (tỉ VNĐ) 2014 1.500 5 2015 1.700 10 2016 6.000 20.000 16 2017 12.000 110 24.000 75.000 32 2018 13.000 550 155.000 2.500.000 40 4/2019 1.001 Nguồn: Tác giả tổng hợp, Waka.vn Mô hình bán lẻ sách điện tử- Nghiên cứu trường hợp waka.vn 52 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 210- Tháng 11. 2019 Hình 3. Số đầu sách, số tác giả đã hợp tác và số đơn vị phát hành sách tại Waka Nguồn: Tác giả tổng hợp, Waka.vn Hình 4. Số lượng Audibook và số lượt nghe năm 2017 và 2018 Nguồn: Tác giả tổng hợp, Waka.vn Hình 5. Tỷ lệ người đọc Ebook tại Waka theo độ tuổi Nguồn: Tác giả tổng hợp, Waka CHỬ BÁ QUYẾT 53Số 210- Tháng 11. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng tăng hơn 6,5 lần. Thống kê về thời gian đọc, thì thời gian truy cập vào website cao nhất là buổi tối sau 21 giờ, tiếp sau là buổi trưa 11h- 13h hàng ngày. Số phút đọc trung bình hàng tháng tại Waka cũng tăng trong thời gian 2017- 2018. Theo Báo cáo thị trường sách điện tử Hình 6. Tỷ lệ người đọc thường xuyên đọc sách tại Waka hàng ngày Nguồn: Tác giả tổng hợp, Waka.vn Hình 7. Số phút/tháng trung bình người đọc sách tại Waka Nguồn: Tác giả tổng hợp, Waka.vn Hình 8. Tăng trưởng doanh số Waka và các loại sách tại Waka từ 2014- 2018 Nguồn: Waka.vn Mô hình bán lẻ sách điện tử- Nghiên cứu trường hợp waka.vn 54 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 210- Tháng 11. 2019 Ebook Việt Nam do Waka cung cấp, trong giai đoạn 2016- 2017, doanh số thị trường Ebook tại Việt Nam có xu hướng giảm sút, nhưng tại Waka vẫn duy trì tốc độ tăng doanh số bình quân 83,7%/năm, gần như tương đồng với thị trường sách giấy. Như vậy, trong thời gian 5 năm triển khai bán lẻ Ebook tại Việt Nam, Waka đã có bước đầu thành công triển khai mô hình bán lẻ dịch vụ đọc Ebook với sự tăng trưởng về doanh thu và số lượng khách hàng. Trong thời gian 2014-2016, Waka triển khai bán lẻ dịch vụ đọc Ebook, nhưng từ cuối 2016 Waka đã đi theo xu hướng trên thế giới, có học tập kinh nghiệm Amazon.com là triển khai mô hình xuất bản và bán lẻ Ebook mới (Waka nhận tác phẩm từ tác giả, xin cấp phép xuất bản điện tử và đưa sách điện tử đến người đọc qua nền tảng điện tử Waka.vn trước khi sách giấy được xuất bản). Nhờ sự thay đổi này, hiệu quả khai thác cả sách in và Ebook tăng lên, trong đó doanh số Ebook khai thác trước chỉ chiếm rất nhỏ, nếu năm 2017 tăng khoảng 15%, thì năm 2018 tăng khoảng 18,2%. Mặc dù đi theo xu hướng trên thế giới, cho tác giả tự xuất bản và bán Ebook bằng giải pháp của nhà phân phối (ví dụ Amazon đã thực hiện từ năm 2012), nhưng các điều luật quy định về xuất bản sách của các quốc gia trên thế giới là khác nhau, trong điều kiện Việt Nam, Waka đã hỗ trợ tác giả trong cả khâu xin cấp phép xuất bản điện tử và cung cấp hạ tầng để Ebook đến người đọc. Nhờ vậy mà số lượng đầu sách Ebook mới tăng rất nhanh, người đọc được tiếp cận nhanh chóng đến các đầu sách mới, thu hút số lượng người đọc đến với Waka. Ngoài ra, sự phát triển của Waka với số lượng người đọc tăng nhanh trong thời gian 2014-2018, đặc biệt giai đoạn 2016- 2018 còn có sự đóng góp từ giải pháp Audiobook của Waka. Waka cung cấp Audiobook giúp người đọc không phải tự đọc sách mà vẫn có trải nghiệm đến với những cuốn sách hay. Chỉ trong 1 năm, số lượt nghe tăng trên 500%. Audiobook đã góp phần đa dạng hóa hình thức Ebook, giúp người sử dụng có nhiều lựa chọn hơn tại Waka. Theo Quang Anh (2017), Phương Quyên và Đặng Quý Yên (2016), thị trường Ebook Việt Nam không như kỳ vọng, thậm chí suy giảm. Trong những nhà phân phối và bán lẻ Ebook tại Việt Nam đến 2018 thì Waka được xem là thành công hơn so với các nhà bán lẻ Ebook khác. Trong số 5 nhà bán lẻ dịch vụ đọc Ebook có số người truy cập đọc và nghe Audiobook thì Waka đứng đầu cả số lượt truy cập và truy cập trung bình tháng. Theo công cụ phân tích website Similarweb, lượt truy cập từ 12/2018- 3/2019 của Waka là 2,1 triệu lượt, Vinabook có 0,935 triệu lượt, Ybook đứng thứ ba có 0,133 triệu lượt, Alezaa đứng thứ tư là 0,094 triệu lượt và MikiApp của Tiki là 0,019 triệu lượt. Ngay Vinabok là nhà bán lẻ điện tử hỗn hợp, bán sách in và Ebook, trong đó bán dịch vụ đọc Ebook cũng có lượng truy cập thấp hơn Waka rất nhiều. Ybook bán Ebook và dịch vụ đọc Ebook nhưng số lượt truy cập tháng chỉ là 44.633 so với Waka là 700.885. Còn MikiApp của Tiki bán lẻ dịch vụ đọc Ebook thì số lượt truy cập tháng cùng thời điểm chỉ là 1/8 so với Ybook, và 1/110 so với Waka. 4. Thảo luận Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử trên tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, từ việc số CHỬ BÁ QUYẾT 55Số 210- Tháng 11. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng hóa sản phẩm để có thể kinh doanh trên môi trường Internet thì trong lĩnh vực xuất bản, việc chuyển đổi quy trình xuất bản, cung ứng hình thức sản phẩm mới của sách: Ebook ra thị trường trước đã tạo ra một sự chuyển đổi tích cực trong cách thức đọc sách của công chúng. Với khoảng 3 năm chuyển đổi mô hình xuất bản và bán lẻ Ebook tới cộng đồng, số lượng Ebook được xuất bản và số lượng người đọc đã tăng trưởng nhanh chóng, chứng tỏ các ưu thế của Ebook đã được công chúng ngày càng chấp nhận. Số lượt đọc và số lượt nghe Ebook tăng phi mã trong ba năm chứng tỏ mô hình cung ứng Ebook trước, thậm chí một số đầu sách chỉ xuất bản điện tử là chiến lược đúng đắn, góp phần đưa Waka thành công ban đầu. Theo Rudiger Wischenbart (2016) và PwC (2014), xu hướng kinh doanh Ebook trên thế giới tại nhiều nước như Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản trong khoảng 10 năm trở lại đây chứng kiến sự suy giảm doanh số sách in và sự tăng trưởng doanh số Ebook nhanh chóng Tuy nhiên, tại Việt Nam, theo Báo cáo thị trường của Waka, Ebook chỉ được coi là sản phẩm phái sinh và được khai thác sau sách in, với đa phần các công ty/ nhà phân phối Ebook chưa thành công, thậm chí các nhà phân phối Ebook hoạt động rất khó khăn. Theo Báo cáo toàn cảnh thị trường sách điện tử Ebook tại Việt Nam năm 2017 của Waka, trong bối cảnh có khoảng mười đơn vị phân phối bản lẻ Ebook tại Việt Nam, phần lớn có kết quả kinh doanh thua lỗ, thì Waka được xem như đơn vị kinh doanh có những thành công, mặc dù sự thành công ban đầu này của Waka là không lớn. Kết quả nghiên cứu mô hình kinh doanh của Waka có thể được sử dụng để các doanh nghiệp kinh doanh khác về sản phẩm Ebook nói riêng và các sản phẩm nội dung số tham khảo trong lựa chọn mô hình phân phối sản phẩm, giải quyết những tồn tại khó khăn hiện nay trong phân phối các sản phẩm nội dung. Ở khía cạnh khác, đa dạng hóa hình thức sản phẩm là cần thiết trong kinh doanh, nhưng việc sử dụng công nghệ và những thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ thì phát triển sản phẩm số, trong đó Ebook được xem là đúng và phù hợp với xu hướng thời đại, dù hiện tại nhu cầu tiêu dùng tại Việt Nam có thể chưa cao. Dù có những khó khăn ban đầu, cả về thị trường, quản lý nhà nước, hạ tầng công nghệ, nhận thức về Ebook, nhưng Ebook sẽ là sản phẩm được tiêu dùng phổ biến và kinh doanh Ebook sẽ có nhiều triển vọng tại Việt Nam trong những năm tới. 5. Kết luận Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu mô hình bán lẻ Ebook nói chung, nghiên cứu mô hình bán lẻ Ebook của Waka, một công ty bán lẻ Ebook đã có những thành công ban đầu tại Việt Nam hiện nay. Theo tác giả, mặc dù thị trường cầu Ebook tại Việt Nam chưa thuận lợi, số lượng các nhà bán lẻ Ebook tại Việt Nam chưa nhiều, phần lớn các nhà bán lẻ Ebook còn gặp nhiều khó khăn và kinh doanh chưa thành công, nhưng Waka lại có được thành công ban đầu bởi Waka có chiến lược và mô hình kinh doanh bán lẻ Ebook hợp lý. Kinh doanh và tiêu dùng Ebook là xu hướng tất yếu trong thời kì cách mạng công nghiệp 4.0, nhưng việc tổ chức mô hình kinh doanh như thế nào để thành công không phải dễ dàng. Từ nghiên cứu mô hình bán lẻ thành công điển hình này, tác giả khuyến nghị đối với các doanh Mô hình bán lẻ sách điện tử- Nghiên cứu trường hợp waka.vn 56 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 210- Tháng 11. 2019 giới và trong nước, từ đó xác định chiến lược đúng đắn trong lựa chọn mô hình phân phối ■ nghiệp có ý định triển khai bán lẻ Ebook nói riêng, các sản phẩm nội dung số khác, để thành công cần tìm hiểu và đánh giá rõ xu hướng phát triển Ebook chung trên thế Tài liệu tham khảo 1. Quang Anh (2017), Thị trường Ebook Việt Nam: Không như kỳ vọng, 2. 3. Ashley Melinis (2011), The Effects of Electronic Books on the Reading Experience of First Grade Students, School of Arts and Sciences St. John Fisher College. 4. BISG (2014), Digital Books and the New Subscription Economy, Book Industry Study Group. 5. Brian Evans (2010), Traditional vs Online Textbook Cost Comparison, Economics Department Foothill College. 6. Chử Bá Quyết, Hoàng Cao Cường (2019), Nghiên cứu sự chấp nhận sách điện tử Ebook của sinh viên tại Việt Nam, Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng, số 203, tr.63-75. 7. Corlett-Rivera và Hackman (2014), Ebook Use and Attitudes in the Humanities, Social Sciences, and Education, Libraries and the Academy, 14:2 (April 2014): 255-286. DOI: 10.1353/pla.2014.0008. 8. Gibson, C. and Gibb, F. (2011). “An evaluation of second generation e-book readers”. The Electronic Library, 29(3), 303-19. 9. Jan Thomas Sørbø Sviggum & Poul Malthe Mikkelsen (2016), Internet Distributed Books VS. Printed Scholarly Books - A Life Cycle Assessment, School of Business and Social Sciences – Department of Economics and Business Administration, Aarhus University. 10. Jeong, H. (2012). “A comparison of the influence of electronic books and paper books on reading comprehension, eye fatigue, and perception”. Electronic Library, 30(3), 390-408. 11. Larson, J. & Marsh, J. (2005). Making literacy real: theories and practices for learning and teaching. London: SAGE. 12. Lecia Bushak (2015), Books Are Damaging Your Health: Why We Should All Start Reading Paper Books Again, https://www.medicaldaily.com/e-books-are-damaging-your-health-why-we-should-all-start-reading-paper-books- again-317212. 13. Marie Lebert (2009), A Short History of eBooks, University of Toronto, 2009 Copyright © 2009 Marie Lebert. 14. Phương Quyên, Đặng Quý Yên (2016), Thị trường Ebook: Thoái trào?, https://doanhnhansaigon.vn/chuyen-lam- an/thi-truong-sach-dien-tu-thoai-trao-1070095.html 15. PwC (2014), Turning the page: The Future of eBooks. 16. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam, Luật Xuất bản 2012. 17. Remez Sasson & Karsent, The Benefits and Advantages of eBooks, https://www.successconsciousness.com/Ebooks_ benefits.htm 18. Rosso, S. (2009). What are Ebooks? Advantages and disadvantages of electronic books 19. Rudiger Wischenbart (2016), Global eBook 2016 A report on market trends and developments, Published by Rüdiger Wischenbart Content and Consulting, Vienna ISBN: 978-3-903074-07-1. 20. Shelburne, W.A. (2009). “E-book usage in an academic library: user attitudes and behaviors”. Library Collections, Acquisitions, and Technical Services, Vol. 33 Nos 2/3, pp. 59-72. 21. www.theguardian.com, Ebooks at night won’t help you sleep tight, US study finds 22. www.waka.vn, mục Toàn cảnh waka, Các báo cáo thị trường sách điện tử, https://waka.vn/bao-cao-thi-truong- sach-dien-tu relationship between budget deficit and economic growth (P.value <10%) with a positive impact coefficient (β = 0.396). The coefficient means that when the budget deficit increases by 1 unit, GDP will increase by 0.396 times. Consumer price index (CPI) and foreign direct tiếp theo trang 32 investment (FDI) have no statistically significant impact on economic growth. In conclusion, budget deficit has a positive correlation with economic growth at a statistically significant level, while no significant correlation is found between CPI and FDI with the dependent variable. ■

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmo_hinh_ban_le_sach_dien_tu_nghien_cuu_truong_hop_waka_vn_361_2211195.pdf
Tài liệu liên quan