Tài liệu MBA trong tầm tay - Marketing: MBA trong tầm tay - Marketing
(Phần 1)
Business World Portal xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc, đặc biệt là những
người đang công tác trong lĩnh vực Marketing, một phần trích đoạn từ cuốn "The
MBA Portable in Marketing" (MBA trong tầm tay - chủ đề Marketing), sách do NXB
Trẻ ấn hành, tháng 11/2007.
THÁCH THỨC CỦA THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
Đây là những chiến hào, và là nơi chúng ta lao vào chiến đấu.
-Horace Whittlesey, Tổng giám đốc phụ trách
thị trường Trung Quốc của American Standard Inc.1
Nhà vệ sinh cũng chỉ là nhà vệ sinh. Bí quyết nằm ở chỗ thiết lập
hệ thống phân phối và chiến dịch marketing tốt nhất.
-Koichi Moda, Chủ tịch chi nhánh
Trung Quốc của Toto Ltd.2
Điều này thật ra rất đơn giản. Khi thị trường Trung Quốc rộng lớn bắt đầu chấp
nhận hệ thống ống nước kiểu phương Tây, thì cũng là lúc bồn vệ sinh kiểu ngồi được
chấp nhận. Và bất kỳ một nhà kinh doanh nào đến thăm Trung Quốc cũng sẽ đồng ý
rằng đó là một cuộc cách mạng đáng giá hơn cả một cuố...
45 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1521 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu MBA trong tầm tay - Marketing, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MBA trong tầm tay - Marketing
(Phần 1)
Business World Portal xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc, đặc biệt là những
người đang công tác trong lĩnh vực Marketing, một phần trích đoạn từ cuốn "The
MBA Portable in Marketing" (MBA trong tầm tay - chủ đề Marketing), sách do NXB
Trẻ ấn hành, tháng 11/2007.
THÁCH THỨC CỦA THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
Đây là những chiến hào, và là nơi chúng ta lao vào chiến đấu.
-Horace Whittlesey, Tổng giám đốc phụ trách
thị trường Trung Quốc của American Standard Inc.1
Nhà vệ sinh cũng chỉ là nhà vệ sinh. Bí quyết nằm ở chỗ thiết lập
hệ thống phân phối và chiến dịch marketing tốt nhất.
-Koichi Moda, Chủ tịch chi nhánh
Trung Quốc của Toto Ltd.2
Điều này thật ra rất đơn giản. Khi thị trường Trung Quốc rộng lớn bắt đầu chấp
nhận hệ thống ống nước kiểu phương Tây, thì cũng là lúc bồn vệ sinh kiểu ngồi được
chấp nhận. Và bất kỳ một nhà kinh doanh nào đến thăm Trung Quốc cũng sẽ đồng ý
rằng đó là một cuộc cách mạng đáng giá hơn cả một cuốn “Sách đỏ” (cuốn sách trích
dẫn các bài phát biểu của chủ tịch Mao Trạch Đông
Tuy vậy, cũng có điều gì đó
không mấy thoải mái khi phải ngồi xổm trên một cái lỗ trống trên sàn nhà vệ sinh công
cộng - đặc biệt là khi có đầy những chất thải có thể gây bệnh của một thiết bị được sử
dụng bởi hàng chục ngàn lượt nguời một ngày. Phải có cách nào đó tốt hơn.
Ít nhất đó cũng là những gì mà các nhà nhìn xa trông rộng của hai công ty sản
xuất bồn vệ sinh hàng đầu thế giới nghĩ đến. American Standard, công ty hàng đầu của
Mỹ, đang dồn nỗ lực để khai phá thị trường Trung Quốc, và các bồn cầu của công ty
này hiện đang được sử dụng tại các căn hộ và toà nhà mới ở Trung Quốc. Tuy nhiên,
Toto Ltd., một nhà sản xuất dẫn đầu thị trường Nhật Bản, cũng đang lấn sang thị
trường Trung Quốc một cách mạnh mẽ. Đây là một cuộc đối đầu (theo cách chơi chữ
head to head) bởi họ cạnh tranh để giành phần thắng trên một thị trường thiết bị vệ
sinh có thể gọi là lớn nhất và tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
Bên nào sẽ thắng? Cả hai đều làm ra những mặt hàng tương tự nhau, được thiết
kế thành các sản phẩm giá rẻ và đủ nhẹ để có thể nhập khẩu, và sử dụng luợng nước
tối thiểu ở một quốc gia có dân số đông đến nỗi theo tập quán mỗi người dân trung
bình sử dụng lượng nuớc sạch trong một ngày ít hơn trung bình mỗi người dân Mỹ
hoặc Nhật dội nước bồn cầu. Và cả hai đều sản xuất cho thị trường Trung Quốc từ
nước láng giềng Thái Lan và các nước châu Á khác nơi mà giá nhân công rẻ giữ cho
giá sản phẩm thích hợp với thị trường Trung Quốc. Vì thế, những sự khác biệt lớn nhất
giữa hai đối thủ nằm ở cách thức họ tiếp thị các sản phẩm tương tự nhau ở thị trường
Trung Quốc – các chiến lược phân phối, bán hàng, quảng cáo, xây dựng mới quan hệ
với các khách hàng lớn, và đạt được các hợp đồng quan trọng đối với các khu nhà ở
mới. Như những gì mà ông Noda của công ty Toto nói ở phần mở đầu chương này,
“Bí quyết nằm ở việc thiết lập hệ thống phân phối và chiến dịch marketing tốt nhất”.
Hay là có phải vậy không? Có nhiều thủ thuật để marketing ra thị trường thế
giới. Chẳng hạn như bạn có thể đầu tư vào một hệ thống phân phối tốt nhất và lớn
nhất, và một chiến dịch quảng cáo hùng hậu nhất, và vẫn dành nhiều thời gian cho nó.
Hãy xem nỗ lực của Nike để chiếm thị phần thị trường quần áo và giày đá bóng của
châu Âu, được báo trước bằng các mẩu quảng cáo in đậm rằng, “Hãy rào các sân vận
động của bạn. Giấu các cúp của bạn. Đầu tư vào chất khử mùi. Bởi vì châu Á và Mỹ
Latin đã bị giày xéo, cho nên châu Âu cũng sẽ … Thế giới đã được cảnh báo.” Thái độ
trịch thượng này góp phần cho sự thất bại của Nike, tính cách của nguời Mỹ - không
phải lúc nào cũng tỏ ra có hiệu quả ở các nền văn hóa khác. Chiến dịch đó đã không
thành công và Nike đang cố tìm ra cách thức khôn khéo hơn để tiếp cận thị trường
bóng đá châu Âu. Theo như Philip Knight, chủ tịch của Nike, “Hiện tại chúng tôi phải
thêm vào một phong cách theo kiểu Liên hiệp quốc, một công việc khá khó khăn.”3
Ngay cả sự mạnh mẽ và ấn tượng nhất của các thương hiệu toàn cầu cũng có thể bị sảy
chân trên thị trường nước ngoài. Mỗi thị tường có đặc điểm riêng, mỗi nền văn hóa có
tính chất tinh tế và nhiều mặt, và mỗi nuớc có các điều kiện marketing khác nhau, từ
việc cạnh tranh của các đối thủ nước sở tại đến thói quen mua sắm của người tiêu dùng
và các kiểu mẫu hành vi khác. Tại Trung Quốc, việc giáo dục người tiêu dùng là một
phần trong nỗ lực bán các bồn vệ sinh dạng ngồi, đối với nhiều người chưa bao giờ sử
dụng chúng. Ở Mỹ đã rất lâu rồi các nhà sản xuất và tiếp thị bồn vệ sinh không cần
phải dạy người tiêu dùng cách sử dụng sản phẩm của họ. Cần phải có sự chuyển hướng
tập trung, một viễn cảnh mới, để có thể thành công ở thị trường Trung Quốc. Tuy
American Standard có bước khởi đầu không tốt nhưng có khả năng sẽ kết thúc thắng
lợi.
Mặt khác, không có gì là ngạc nhiên khi một ngày nào đó một đối thủ thứ ba sẽ
xuất hiện và lấn át cả American Standard và Toto ở thị trường Trung Quốc. Đối thủ
nào vậy? Chúng tôi không chắc chắn nhưng có thể đưa ra cho bạn vài manh mối. Thứ
nhất, đó sẽ là một công ty của Trung Quốc. Thứ hai, công ty đó sẽ sử dụng các thiết kế
hiện đại và các phương pháp sản xuất của American Standard và Toto. Và thứ ba, họ
sẽ cải tiến chúng theo cách thức khôn khéo, sao cho có thể tạo ra sản phẩm rẻ hơn và
thích hợp cho thị trường nội địa hơn.
Đây chỉ là những gì chúng tôi cố gắng tiên đoán; chúng tôi không thật sự kinh
doanh thiết bị vệ sinh ở thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy tình
trạng tương tự xảy ra ở các công ty ngoại quốc hàng đầu trong một thị trường đang
phát triển một cách nhanh chóng – nơi thường chấm dứt cuộc đọ sức giữa các thương
hiệu toàn cầu và các thương hiệu mới nổi trong nước trong thời gian dài.
Để làm cho sản phẩm của bạn tồn tại lâu dài ở một nuớc khác là một việc khó –
nhưng hoàn toàn có thể, như chúng ta sẽ thấy ở chương này. Và đặc biệt là đối với
nhiều công ty của Mỹ thì thị trường nước ngoài là một nguồn quan trọng cho sự tăng
trưởng doanh số và lợi nhuận trong những năm gần đây. Sự tăng trưởng xuất khẩu của
Mỹ bắt đầu từ nửa đầu thập niên 1990, với doanh số bán hàng tính bằng đô-la tăng
52% giữa năm 1990 và 1995. Sự tăng trưởng với tốc độ tương tự còn tiếp tục đến cuối
thập niên 1990, chỉ chậm lại khi đồng đô-la Mỹ giảm sức mạnh. Đối với nhiều công ty
của Mỹ, thập niên 1990 là một thập niên quốc tế, là khoảng thời gian mà họ khám phá
ra cách thức biến dòng tiền từ nước ngoài thành một cơn lũ.
Đối với Whirlpool, nhà sản xuất các thiết bị gia dụng có trụ sở đặt tại Mỹ, thập
niên vừa rồi (1990) là một sự biến chuyển - từ một công ty tầm cỡ quốc gia ít chú ý
đến xuất khẩu sang một công ty ngày càng mang tính toàn cầu trong các hoạt động và
triết lý kinh doanh. Câu chuyện của Whirlpool - một kiểu mẫu marketing quốc tế thành
công - được bắt đầu với một nhận thức rõ ràng rằng sự tăng trưởng trong lương lai sẽ
đến từ nước ngoài. Theo David Whitwam, Tổng giám đốc điều hành của Whirlpool,
giữa những năm 1980 họ đã bắt đầu một quá trình chuyển Whirlpool từ một công ty
thành công phần lớn ở nội địa, khá bảo thủ thành một công ty dẫn đầu ngành thiết bị
gia dụng trên toàn thế giới. Họ khởi đầu sự chuyển hướng này vì họ thấy được một
tương lai đầy khó khăn, “không có sự tăng trưởng” trên một thị trường Mỹ bão hòa và
cạnh tranh gay gắt. Ngày nay Whilpool sản xuất ở 11 quốc gia và có sản phẩm tại trên
120 nước. Họ là nhà dẫn đầu ở thị trường Bắc Mỹ và toàn bộ châu Mỹ Latin, đứng thứ
ba ở châu Âu, và là nhà sản xuất và bán hàng phương Tây lớn nhất châu Á.4 Tuy nhiên
bạn không cần phải là một người khổng lồ như Whirlpool để có thể được lợi từ
marketing quốc tế. Nhiều công ty xuất khẩu lớn của Mỹ khởi đầu là các công ty có quy
mô vừa và nhỏ, là các công ty mà trước đây họ chưa có thời gian để nghĩ đến thị
trường nước ngoài. Đối với phần đông trong số họ, thập niên 1980 là một cuộc đánh
thức mạnh mẽ, khi thị trường nội địa bị tràn ngập bởi hàng hóa của các nhà sản xuất từ
châu Á và Mỹ Latin đã đánh bại họ hoặc là về chất lượng hoặc giá - hoặc đôi khi là cả
hai. Việc đó kéo dài một khoảng thời gian, nhưng các đối thủ cạnh tranh toàn cầu mới
này dần đã làm thay đổi quan điểm chung của các nhà marketing Mỹ.
Những chiếc xe đạp Flying Pigeon
Công ty Xe Đạp Flying Pigeon (Bồ Câu Cất Cánh) là một trong những nhà sản
xuất xe đạp lớn của Trung Quốc – và là một trong những công ty quốc doanh đầu tiên
ở nước này có ý định chuyển hướng marketing. Sự dịch chuyển từ định hướng sản
xuất cứng nhắc sang hướng vào mong muốn của khách hàng là một cuộc di cư mà sẽ
phải được hàng trăm các nhà sản xuất quốc doanh ở các nuớc như Trung Quốc, Liên
bang Nga, Đông Đức (cũ), Ba lan, Hungary, Công hòa Séc & Slovakia, Bulgaria và
Tiệp Khắc thực hiện. (Tuy nhiên ở Romania hay Albania chỉ là bước khởi đầu của
cuộc cải cách.) Những rào cản mà các công ty này gặp phải cũng tương tự như những
gì các công ty phương Tây phải đối mặt khi hoạt động kinh doanh ở các nước này.
Lời quả quyết của Henry Ford rằng “Họ có thể sơn xe bất cứ màu gì mà họ
thích miễn là nó màu đen,” đã không tồn tại được lâu khi phải đối mặt với các đối thủ
sản xuất xe hơi cạnh tranh khác. Ngày nay chúng ta thấy nguời tiêu dùng hoàn toàn có
thể lựa chọn những chiếc xe đạp với nhiều màu sắc và kiểu dáng khác nhau. Tuy nhiên
những chiếc xe đạp Flying Pigeon đã luôn là màu đen – cho đến tháng 9/1990, khi mà
một lượng tồn kho 2 triệu chiếx xe màu đen đã thuyết phục các nhà quản lý rằng việc
sản xuất thêm những chiếc xe tương tự như vậy thì không phải là một ý hay. Không ai
muốn mua xe đạp màu đen nữa. Vì thế Flying Pigeon đã giới thiệu ra thị trường loại xe
đạp màu đỏ và vàng, và bước chân, mặc dù chậm, vào giai đoạn hiện đại của
marketing. Theo tờ News and World Report của Mỹ, “Sự cải tiến đơn giản này đã giúp
doanh số của Flying Pigeon cất cánh.”5
Đầu tiên, thế giới bên ngoài hiện hữu như một mối đe doạ đang tăng lên đối với
thị trường nội địa – và hiện nay vẫn thế. Và rồi với nhiều người họ đã đạt đến mức
nhận thức thứ hai - họ bắt đầu xem sự toàn cầu hóa trên thị trường không chỉ là một
mối hiểm họa, mà còn là một cơ hội hiếm thấy. Hãy xem trường hợp công ty gia đình
Red Spot Paint & Varnish ở Evansville, Indiana. Doanh số toàn cầu của công ty sản
xuất sơn ôtô này gần như đi từ con số không lên 20% tổng doanh số trong thời gian
không đến một thập niên. Người chủ và là nhà điều hành công ty đã từng xử lý các
đơn hàng của nước ngoài tại bàn làm việc của ông vào mỗi sáng chủ nhật. Bây giờ thì
cần phải có một phòng ban thật sự để theo kịp với sự tăng trưởng kinh doanh quốc tế
của công ty.6
PHẠM VI CHỌN LỰA TRONG MARKETING QUỐC TẾ
Nếu một công ty của Mỹ quyết định bán các sản phẩm của họ ở Trung Quốc
(hay ở bất kỳ nước nào khác) thì họ phải bắt đầu như thế nào? Có nhiều cách để một
công ty tham gia marketing quốc tế. Minh họa 3.1 chỉ ra rằng sự tham gia của một
công ty vào thị trường nước ngoài có mức độ từ thụ động cho đến toàn diện. Có lẽ
hình thức tham gia phổ biến nhầt, ít nhất là đối với các công ty Mỹ, là thụ động. Công
ty không chủ động tìm kiếm cơ hội kinh doanh quốc tế và không nhạy cảm một cách
đặc biệt với nhu cầu của thị trường thế giới. Một công ty sản xuất đồ chơi nhỏ của Đức
bán các sản phẩm của họ ở thị trường giáng sinh Nuremberg 400 năm tuổi (nơi mà
người mua đến từ khắp nơi trên thế giới) là một nhà marketing quốc tế thụ động. Nếu
một người mua hàng là người Pháp liên hệ với nhà sản xuất, thì nhà sản xuất đồ chơi
này sẽ muốn thực hiện loại đơn hàng-đặt-một-lần, mà không chắc sẽ xem xét một cách
có hệ thống các cơ hội trên thị trường quốc tế như là một phần của chiến lược dài hạn.
MINH HỌA 3.1 Các mức độ tham gia marketing quốc tế
1. Thụ động: Không chủ động tìm kiếm cơ hội kinh doanh quốc tế.
2. Xuất khẩu gián tiếp: Bán cho khách hàng nội địa, một vài trong số họ bán ra
nước ngoài.
3. Xuất khẩu trực tiếp: Bản thân công ty bán hàng cho khách hàng quốc tế.
4. Tham gia không có đầu tư: Sử dụng nguồn tài chính của các đối tác ở các
nuớc sở tại để thiết lập các cơ sở sản xuất ở đó.
5. Tham gia có đầu tư: Sử dụng vốn của chính mình để thiết lập các cơ sở sản
xuất ở các nước sở tại.
6. Họat động đa quốc gia: Xem thế giới như là một tập hợp các thị trường và
các nguồn cung cấp.
Các nhà xuất khẩu gián tiếp là những người tham gia ở cấp chủ động hơn, họ
chủ yếu bán cho các khách hàng nội địa, trong số những khách hàng này có những
công ty có khả năng xuất khẩu. Một vài tổ chức hoạt động như là một cơ quan xuất
khẩu cho các công ty khác, ít liên quan đến xuất khẩu hơn. Những tổ chức kiểu như
thế này được gọi là các thương gia xuất khẩu hoặc các nhà môi giới xuất khẩu. Người
ta có thể sử dụng các công ty này trên cơ sở một lần hoặc liên tục, tùy theo ý thích của
công ty sản xuất.
Các hình thức khác nhau của xuất khẩu trực tiếp thể hiện cấp độ cao hơn khi
một công ty tham gia marketing quốc tế. Một công ty có thể có phòng xuất khẩu hoặc
có thể bán hàng cho một nhà nhập khẩu ở một nước khác; dù thực hiện theo cách nào
thì công ty cũng xem thị trường thế giới là một cơ hội lâu dài đối với doanh số và lợi
nhuận của mình. Nhiều tổ chức tham gia marketing quốc tế chỉ ở mức độ xuất khẩu.
Thực ra, đối với các công ty vừa và nhỏ, đây có thể là chiến lược tốt nhất.
Mức tiếp theo trong các cấp độ tham gia từ thụ động đến toàn diện là tham gia
mà không có đầu tư. Một công ty có thể cấp phép bán một loại sản phẩm, thiết lập một
tổ chức nhượng quyền, hoặc ký kết hợp đồng với các đối tác nước ngoài để sản xuất
hoặc marketing sản phẩm ở nước của họ. Ví dụ, AT&T đã ký hợp đồng hợp tác với
Compagnie Generale d’Electricite (CGE) trong đó AT&T giúp công ty của Pháp này
bán thiết bị tổng đài điện thoại kỹ thuật số của họ ở Mỹ. AT&T cũng đồng ý mua một
lượng thiết bị trị giá 200 triệu đô-la của CGE trong thời hạn bốn năm. Đối lại AT&T
được 16% thị trường tổng đài điện thoại của Pháp với doanh thu hàng năm khoảng 150
triệu đô-la bằng cách nhờ công ty Pháp này tiếp thị sản phẩm của AT&T ở Pháp.
Đầu tư ra nước ngoài là cấp độ tham gia cao hơn nữa trong marketing quốc tế.
Một khi thị trường trở nên đủ quan trọng hoặc một công ty được nước sở tại ưu đãi
khuyến khích, thì công ty có thể quyết định đầu tư vốn vào các cơ sở vật chất ở nước
ngoài. Có nhiều hình thức đầu tư ra nước ngoài, từ liên doanh cho đến sở hữu hoàn
toàn. Liên doanh là chiến lược hữu ích giúp các công ty thâm nhập mạng lưới phân
phối ở các nước mới và giải quyết vấn đề chi phí của các dự án sản xuất và phát triển
trên quy mô lớn. Tại Nam Mỹ, Ford đã cùng với công ty Volkswagen của Tây Đức lập
nên Autolatina; công ty này sẽ sản xuất cả xe VW và Ford trên cùng một dây chuyền
của một nhà máy trước đây do Ford sở hữu. Để có thể thành công thì các liên doanh
phải bổ sung cho nhau các kỹ năng của mỗi bên.
Cấp độ tham gia marketing quốc tế cao nhất là cấp độ của các công ty đa quốc
gia (Multinational Corporations - MNCs), ở đó không có sự phân biệt giữa thị trường
nội địa và nước ngoài. Một công ty đa quốc gia sẽ có trụ sở đặt ở một nước, gọi là
quốc gia mẹ, và sản xuất hàng hóa và/hoặc dịch vụ ở một hoặc các nước khác, gọi là
nước sở tại. Các MNC đưa ra mọi quyết định dựa trên một khuôn khổ toàn cầu, xem
thế giới như là một tập hợp của các thị trường và các nguồn cung cấp thay thế cho
nhau, và là những nơi đặt các cơ sở sản xuất và phân phối. Những công ty như thế này
hoạt động hướng vào việc phát triển các sản phẩm được tiêu chuẩn hóa mà có thể được
thay đổi để đáp ứng các nhu cầu riêng biệt ở các nước khác nhau. IBM theo đuổi chiến
lược này. Một nhà lãnh đạo của IBM đã nói, “Ý tưởng khái quát của chúng tôi là phát
triển một dây chuyền sản xuất toàn cầu. Mỗi phòng phát triển sẽ có trách nhiệm từ lúc
bắt đầu đến khi kết thúc. Phòng này cũng chịu trách nhiệm xác định các yêu cầu của
khách hàng trên toàn thế giới, bất kể phòng này tọa lạc ở địa điểm nào. Điều quan
trọng là ý tưởng về khả năng thích nghi được đưa vào sản phẩm.”7 Vì thế IBM có thể
điều chỉnh các sản phẩm thích ứng thị trường địa phương. Chẳng hạn như các bàn
phím đều có thể thay đổi để đáp ứng nhu cầu sử dụng các ngôn ngữ khác nhau. Chỉ
riêng châu Âu phải cần đến 20 bàn phím loại này.
Một vấn đề thú vị phát sinh liên quan đến việc thuê nhân viên cho các văn
phòng nước ngoài của các công ty đa quốc gia. Nếu họ chỉ thuê người địa phương thì
các nhà quản lý lo ngại rằng họ sẽ không có được môi trường kinh doanh quốc tế vì
mỗi văn phòng sẽ bị tách biệt bởi rào cản ngôn ngữ, văn hóa và sự thiếu kinh nghiệm
đối với trụ sở chính hoặc văn phòng ở các nước khác. Không có một nền văn hóa bao
quát toàn thể công ty. Vì vậy xu hướng là ít nhất phải thuê người ở các vị trí quản lý là
“người nhà”, tạo ra một đội ngũ các nhà quản lý và marketing toàn cầu thật sự. Tuy
nhiên xu hướng này cũng gặp phải một số vấn đề. Đối với những nguời mới bắt đầu,
đó là vấn đề chi phí. Chi phí thư tín quốc tế trung bình trong ba năm đã tiêu tốn của
một công ty hết 1 triệu đô-la. Và 50% trong số các chuyển phát ra nước ngoài đó
không được đảm bảo hoàn thành – chúng không đến được đích hoặc được phát trở lại
văn phòng gửi.8 Sự khác biệt về văn hóa và sự xa cách gia đình và bạn bè cũng gây
thiệt hại. Hơn nữa, nếu các công ty thuê quá nhiều nhân viên của nuớc mình cho các
hoạt động ở nước ngoài thì họ sẽ không tận dụng được tài năng và kiến thức của nguồn
lao động nước ngoài. Vì thế, việc thuê lao động ở các công ty đa quốc gia mang tính
phức tạp bởi cần phải tạo sự cân bằng tế nhị giữa một mặt là duy trì tính liên tục trong
công ty và mặt khác là thích nghi với những điều kiện của địa phương.
Cắm cờ hay Toàn cầu hóa thật sự?
Việc trở thành một công ty toàn cầu không đơn thuần chỉ là mở các văn phòng
ở nước ngoài. Đó là một lối sống, trong dó cả thế giới được xem là một nguồn tạo ra
những cơ hội và nguy cơ, trong đó quả địa cầu được chà xát một cách đều đặn bởi sự
tìm kiếm nơi tốt nhất để thực hiện mỗi chức năng kinh doanh. Whirlpool là một minh
họa cho triết lý này theo cách tiếp cận marketing quốc tế của họ. Đó là lý do tại sao
David Whitwam, Tổng giám đốc điều hành Whirlpool, nhìn thấy nhiều cách tiếp cận
chiến lược đa quốc gia – nhưng chỉ có một cách “đúng”. Ông lập luận rằng trên thực tế
hầu hết các nhà sản xuất quốc tế không phải là toàn cầu thật sự:
Họ là những gì mà tôi gọi là những người cắm cờ. Họ có thể có hoặc thiết lập
các công ty trên toàn thế giới, nhưng các bộ phận trong khu vực hoặc quốc gia vẫn
hoạt động như một thực thể tự trị. Trong kỷ nguyên ngày nay, bạn không thể điều hành
một công ty theo cách đó mà lại muốn đạt được lợi thế cạnh tranh lâu dài. Đối với tôi,
“lợi thế cạnh tranh” nghĩa là có công nghệ và quy trình tốt nhất để thiết kế, sản xuất,
bán, và cung cấp dịch vụ cho các sản phẩm của bạn với chi phí thấp nhất có thể. Tầm
nhìn của chúng tôi tại Whirlpool là hòa nhập các công ty năng động của chúng tôi vào
bất cứ đâu có thể, sao cho kỹ năng tốt nhất của chúng tôi trong bất kỳ phạm vi nào
được giao – dù là công nghệ làm lạnh, các hệ thống báo cáo tài chính, hay chiến lược
phân phối - đều không bị giới hạn ở một địa điểm hoặc bộ phận nào đó.9
Công ty quốc tế thụ động, mặc dù khá phổ biến, không thể thật sự cạnh tranh
trên toàn cầu. Nó không thể chống đỡ thách thức của các thị trường quốc tế. Vì thế các
công ty bắt đầu bằng việc tham gia một cách thụ động thường sẽ nâng dần cấp độ - có
lẽ thậm chí sẽ phát triển một kiểu hội nhập các hoạt động toàn cầu như kiểu của
Whirlpool ngày nay. Để tham gia marketing quốc tế một cách thật sự, bạn phải suy
nghĩ và hành động như một công ty đa quốc gia (NMC). Nếu công ty của bạn quá nhỏ
không thể tự mở các văn phòng ở nước ngoài, thì vẫn có thể thực hiện thông qua các
đối tác và liên doanh - trở thành công ty đa quốc gia “ảo”. Địa vị thì kém quan trọng
hơn thái độ!
Nhưng chính xác là một MNC nên suy nghĩ và hành động như thế nào? Không
thể có một câu trả lời đơn giản. Môi trường quốc tế thì đầy thách thức mà chiến lược
cần phải ứng phó. Hơn thế nữa, chiến lược toàn cầu tốt nhất hiện đang là vấn đề gây
tranh cãi. Chúng ta phải xem xét cả yếu tố môi trường và chiến lược để trả lời câu hỏi.
Và bởi vì các chính phủ đóng vai trò quan trọng trong yếu tố môi trường, cho nên
chúng ta sẽ bắt đầu với vai trò của họ.
MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ
Các chính phủ kiểm soát các quy luật của thương mại quốc tế, làm cho chúng
trở thành một bộ phận của môi trường kinh doanh toàn cầu lớn hơn mong đợi của các
nhà quản lý. Các chính sách của chính phủ quyết định không chỉ những thủ tục phải
tuân theo trong trong xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, mà còn những hàng hóa nào
mua bán, và thậm chí những ai được phép tham gia vào thương mại quốc tế.
Khi các công ty đa quốc gia phát triển cả về quy mô lẫn tiềm lực thì sẽ phát sinh
vấn đề là họ có thể vượt quá sự kiểm soát của bất cứ chính phủ nào. Mặc dù không có
một cơ quan nào đủ sức kiểm soát thương mại quốc tế, nhưng các luật lệ nào đó mà
các chính phủ có thể và thật sự ban hành có ảnh hưởng lớn đến cách thức thương mại
được thực hiện. Trong số đó là vai trò của người mua trên các thị trường quốc tế và
của người ủng hộ và người điều chỉnh thương mại quốc tế.
Bản thân các chính phủ cũng mua hàng. Họ mua những sản phẩm công nghiệp
chẳng hạn như máy bay, xe tăng, nhà máy lọc dầu, và máy đánh chữ. Nhiều chính phủ
có kiểu chính sách “mua hàng quốc gia”, yêu cầu các cơ quan của họ mua hàng hóa và
dịch vụ ở thị trường nội địa bất cứ khi nào có thể. Tuy nhiên đối với các sản phẩm
không thể sản xuất trong nước thì thị trường chính phủ là một cơ hội lớn của các công
ty nước ngoài.
Chính phủ với vai trò là Người điều chỉnh và Người ủng hộ
Chính phủ cũng là người thiết lập các chính sách điều chỉnh các nỗ lực
marketing quốc tế của cả các công ty trong nước và nước ngoài. Các chính sách như
thế có thể đem đến kết quả có ảnh hưởng sâu rộng. Chẳng hạn như chính phủ có thể
đặt ra biểu thuế đối với các loại hàng hóa nhập khẩu nào đó làm tăng giá bán của
những hàng hóa này mà rốt cuộc là người tiêu dùng phải gánh chịu. Chính phủ cũng
điều tiết thương mại, một cách công khai hoặc ngấm ngầm. Ở Mỹ, chính phủ thường
được nói đến là “không có chính sách đối với thương mại”, trong khi trên thực tế thì
có. Tuy nhiên, chính sách của Mỹ thường không trực tiếp ủng hộ các hoạt động
marketing quốc tế của một công ty Mỹ. Đúng hơn là họ cố gắng tạo các “luật chơi”
cho phép các công ty ở Mỹ cạnh tranh một cách bình đẳng trên các thị trường quốc tế.
Chính phủ các nước khác, chẳng hạn như Nhật Bản và Hàn Quốc, có chính sách công
khai ủng hộ mạnh mẽ xuất khẩu.
Sự ảnh hưởng của các chính sách của chính phủ
Chính sách thương mại quốc tế có thể thấy được và có thể gây tranh cãi ngày
nay là chính sách bảo hộ, hay sự thiết lập các rào cản thương mại trong một cố gắng
nhằm bảo vệ các ngành công nghiệp nội địa trước sự cạnh tranh của nước ngoài.
Những rào cản này tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau; phổ biến nhất là thuế quan
và hạn ngạch. Có ba loại thuế: theo số lượng, theo giá trị, và hỗn hợp. Thuế theo số
lượng được tính dựa vào số lượng mặt hàng được xuất hoặc nhập khẩu. Thuế theo giá
trị dựa trên giá trị của sản phẩm; 20% thuế đánh vào một chiếc xe máy trị giá 3.000
đô-la sẽ cho mức thuế là 600 đô-la. Thuế hỗn hợp là sự kết hợp hai kiểu khác, chẳng
hạn như 50 đô-la thuế cho mỗi mặt hàng cộng với 20% giá trị của nó. Thuế quan nhìn
chung đã không phát huy vai trò là phương tiện bảo hộ. Trên tổng số các nuớc tham
gia thương mại thế giới, trị giá thuế tính bằng tiền ngày nay chỉ đạt 5% giá trị hàng hóa
chịu thuế, so với 50% vào năm 1933.
Hạn ngạch là sự giới hạn cụ thể số lượng các mặt hàng của một loại hàng cụ thể
có thể được nhập khẩu. Hình thức cao hơn của hạn ngạch là cấm vận, nghĩa là hoàn
toàn không cho phép nhập khẩu các loại hàng trong danh mục chỉ định hoặc từ các
nước nào đó. Các rào cản khác đối với thương mại là sự kiểm soát tính chất của hàng
hóa, chẳng hạn như yêu cầu kiểm soát khí thải đối với tất cả các loại xe hơi nhập khẩu.
Sự leo thang nghiêm trọng của thâm hụt thương mại của Mỹ giữa thập niên
1980 đã dẫn đến kết quả là lời kêu gọi bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước được
hưởng ứng rộng rãi. Mặc dù sự thâm hụt ngày nay đã được giảm nhiều, và kết quả là
một triết lý về thị trường thương mại tự do ngày càng trở nên phổ biến, các hình thức
trừng phạt thương mại khác nhau vẫn là một đặc tính quan trọng của thương mại quốc
tế. Thật đáng kinh ngạc, các kết quả trừng phạt thương mại của Mỹ ảnh hưởng đến
thương mại và đầu tư với 35 nước theo Hiệp hội các nhà sản xuất quốc gia – cho thấy
rằng có kẽ hở đáng kể trong luật thương mại của Mỹ.10 Và khoảng 1/5 hàng hóa nhập
khẩu vào Mỹ phải tuân theo một hình thức bảo hộ đặc biệt, tỷ lệ này tăng gần gấp đôi
so với đầu những năm 1980.
Việc theo đuổi bảo hộ thương mại là một mong muốn cháy bỏng đối với một số
công ty và các nhà quản lý của họ. Ví dụ, Lee Iacocca, chủ tịch kiêm tổng giám đốc
điều hành của Chrysler Corporation, nói:
Đã nhiều năm tôi kể với bất cứ ai muốn nghe rằng chúng ta đang tiến tới sự
khủng hoảng kinh tế đối với một thị trường Mỹ rộng mở cho thị trường Nhật Bản
trong khi thị trường Nhật Bản lại thực sự đóng đối với chúng ta. Điều này chỉ có thể là
do chính phủ Mỹ thực hiện chính sách mở đối với Nhật Bản trong khi chính phủ của
họ thì lại khép kín đối với chúng ta … Người Mỹ thì lúc nào cũng có thể làm cho bản
thân họ được nghe nói đến ở Washington. Nhưng giờ thì họ đang bị lấn át bởi những
tiếng nói mạnh mẽ hơn từ Nhật Bản.11
Bênh vực cho nền tảng sản xuất (với hiệu quả tích cực của thâm hụt thương
mại) chỉ là một lý do đằng sau áp lực của cơ chế bảo hộ. Người ta ước tính rằng mỗi
năm có hơn hai triệu việc làm của Mỹ bị mất do kết quả của cạnh tranh nước ngoài.
Việc ban hành các biện pháp bảo hộ không phải đều mang tính tích cực; một khi đã
được lập pháp thì khó có thể rút lại. Ví dụ, ngành công nghiệp thủy tinh của Mỹ đã
được bảo hộ từ năm 1922, ngành sản xuất sữa từ năm 1953, và ngành dệt từ năm 1957.
Giá bán cho nguời tiêu dùng đối với hàng hóa được bảo hộ có thể sẽ tăng do nguồn
cung bị giới hạn. Khi người Nhật bị hạn ngạch đánh vào xe hơi nhập khẩu vào Mỹ vào
đầu những năm 1980, họ đã lựa chọn xuất khẩu các kiểu xe đắt hơn. Thật vậy, hạn
ngạch rất có thể đã buộc họ phải làm thế, bởi cách duy nhất để tăng doanh số trong
điều kiện số lượng bị hạn chế là tăng giá, nghĩa là nghiên cứu làm ra những chiếc xe
hơi tốt hơn.12
Các rào cản thương mại có thể giới hạn tiêu dùng cũng như làm tăng giá tiêu
dùng. Tuy nhiên, nguy hại nhất là các rào cản có thể đem đến sự cô lập đối với các thị
trường và đối thủ thế giới; các công ty được bảo hộ có xu hướng chậm học hỏi và ít
thay đổi, trở nên kém cạnh tranh hơn theo thời gian. Sự thay đổi chậm chạp có vẻ thích
hợp ở một nước lớn hơn là nước nhỏ hơn, vì các công ty ở nước nhỏ hơn có xu hướng
nhìn ra bên ngoài để phát triển và tham gia vào cạnh tranh toàn cầu ngoài mức cần
thiết.
Nước Mỹ không đứng một mình trong việc tạo ra các rào cản thương mại. Ý đã
quy định luật nhập khẩu của họ thắt chặt đến nỗi chỉ vài ngàn xe hơi Nhật được bán ở
thị trường này kể từ năm 1957. Pháp làm cho tất cả các băng video của Nhật đến được
nước này phải qua cơ quan hải quan ở vùng Poitiers xa xôi. Braxin thì không cấp phép
nhập khẩu cho hầu hết các sản phẩm có thể sản xuất trong nước.
Vào năm 1978, Trung Quốc bắt đầu thực hiện chính sách “mở cửa” theo
chương trình cải cách kinh tế. Cho đến gần đây, các công ty Mỹ đã cố gắng giành thị
phần ở thị trường tiêu dùng một triệu người dân này của Trung Quốc nhưng không
thành công. Giới chức trách thương mại của Trung Quốc đã đề nghị nước ngoài đầu tư
vào các ngành xuất khẩu hoặc các dự án công nghệ cao. Các công ty hàng tiêu dùng
như Coca-Cola và Công ty gà rán Kentucky bị giới hạn về giấy phép và lợi nhuận
thấp. Tuy nhiên thái độ của Trung Quốc cũng dần thay đổi và những bế tắc chính trị
trong thương mại với nước ngoài được tháo dỡ. Chẳng hạn như người Trung Quốc
không còn đòi hỏi quyền sở hữu của họ phải chiếm số đông hoặc ít nhất là 50-50.
Trung Quốc cũng nhìn thấy được nhiều hơn về giá trị của hàng nhập khẩu công nghệ
thấp. Kết quả là các công ty Mỹ ồ ạt kéo đến miền đất Trung Quốc. Procter & Gamble
đã bắt đầu một dự án trị giá 10 tỷ đô-la để sản xuất các sản phẩm giặt ủi và chăm sóc
cá nhân ở Canton (Quảng Đông). RJR-Nabisco bắt đầu bán các sản phẩm bánh quy
giòn Ritz của họ ở Trung Quốc. Người tiêu dùng Trung Quốc đang bắt đầu mua bột
giặt Agree, sản phẩm Band-Aid, và kính sát tròng Bausch & Lomb.
Các hoạt động của các công ty nước ngoài ở Trung Quốc đã chững lại sau cuộc
thảm sát các sinh viên phản kháng Trung Quốc ở quảng trường Tiananmen (Thiên An
Môn) vào ngày 04/06/1989. Các nhân viên người nước ngoài được rút đi và hoạt động
kinh doanh tạm thời ngưng lại. Các công ty nước ngoài ngưng các kế hoạch phát triển
trong khi chờ để thấy hết các chính sách khẩn cấp của chính phủ. Tuy nhiên cho đến
nay hầu hết các công ty Mỹ và Nhật hoạt động ở Trung Quốc đã khôi phục hoàn toàn -
bất chấp các báo cáo gần đây rằng sự đàn áp về chính trị và vi phạm nhân quyền đang
lan rộng hơn bao giờ hết trong chính quyền Trung Quốc. Các công ty Mỹ thường
muốn tìm cách thức khác, hy vọng rằng sự xung đột trong nội bộ các chính quyền
nước ngoài sẽ không ảnh hưởng đến họ. Tuy nhiên về lâu dài khi các hoạt động quốc
tế của họ mở rộng, thì họ không thể tránh được hoàn cảnh nội tại của các quốc gia như
Trung Quốc bởi vì nhiều khách hàng và nhân viên của họ phải sống cùng với các điều
kiện về chính trị và pháp luật của nước này, dù là các lãnh đạo cao cấp thì không.
Các chính phủ cũng tác động đến thương mại quốc tế thông qua các hiệp định
họ ký kết lẫn nhau. Hiệp ước thương mại quan trọng nhất có lẽ là Hiệp định chung về
thuế quan và thương mại (General Agreement on Tariffs and Trade – GATT). Được
thành lập vào năm 1948 dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc, GATT ràng buộc 90
trong số các quốc gia có nền thương mại quốc tế (khoảng 95% thương mại thế giới)
với các hiệp định chung đưa ra các giới hạn về những rào cản thuế quan lẫn phi thuế
quan. Kể từ khi GATT được thành lập, cứ mỗi thập niên các phiên họp đặc biệt (gọi là
các “vòng”) được tổ chức để thảo luận về các vấn đề hiện tại của thương mại quốc tế.
Được biết đến như là một hiệp định thương mại quan trọng nhất của Mỹ trong
hai thập niên qua, Hiệp định thương mại tự do Mỹ - Canada (US – Canada Free Trade
Agreement) dần xóa bỏ tất cả các thuế quan và hạn ngạch giữa hai nước vào năm
1999. Hiệp ước này dự kiến sẽ làm tăng tổng sản phẩm quốc gia (GNP), việc làm, và
tiêu dùng ở mỗi nước. Cho đến nay các nhà kinh tế, nhà quản lý, và các liên đoàn lao
dộng vẫn đang tiếp tục tranh luận liệu sự ảnh hưởng của nó tốt hay xấu – tuy nhiên bất
kể ai chiến thắng trong các cuộc tranh luận này, thì rõ ràng rằng Hiệp định thương mại
tự do Bắc Mỹ (North American Free Trade Agreement - NAFTA) sẽ làm gia tăng
thương mại quốc tế trong khu vực.
Có các loại hiệp định thương mại đa quốc gia khác đang tồn tại. Ở một mức độ
đó là quy chế “tối huệ quốc”, trong đó một cách đối xử đặc biệt được áp dụng riêng
đối với một hoặc một nhóm đối tác thương mại, trong mối quan hệ với các sản phẩm
chuyên biệt. Chẳng hạn như Mỹ áp dụng chính sách miễn thuế có giới hạn dành cho
các nước đang phát triển đối với một số thị trường. Trong khuôn khổ một chương trình
thương mại đối với các nền kinh tế đang phát triển hay còn gọi là Hệ thống ưu đãi thuế
quan phổ cập (Generalized System of Preferences – GSP), 140 nuớc được cấp GSP,
dẫn đến kết quả 15 tỷ đô-la hàng hóa xuất khẩu của các nước này được miễn thuế. Vào
năm 1988, bốn “con rồng” châu Á bao gồm Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong và
Singapore đã bị rút lại quy chế GSP; xuất khẩu của họ sang Mỹ đạt 37 tỷ đô-la trong
thâm hụt thương mại năm 1987 của Mỹ, tăng so với 6,1 tỷ đo-la vào năm 1981.
Ở một mức độ khác so với quy chế tối huệ quốc là sự hợp tác kinh tế giữa nhiều
quốc gia, chẳng hạn như Cộng đồng kinh tế châu Âu (European Economic Community
– EEC), được thành lập vào năm 1957 bởi 6 nước và đã mở rộng bao quát hầu hết các
nước Tây Âu. Trong một chương trình có tầm ảnh hưởng lớn, EEC đang bỏ đi vô số
các lề lối quan liêu, quy định, hạn chế tài chính đã phát sinh qua mấy thập niên để bảo
vệ các nước thành viên. Đến cuối năm 1992, 320 triệu người tiêu dùng của 12 nước dự
kiến sẽ được hợp nhất vào một thị trường được điều chỉnh bởi một bộ luật thương mại
chung. Kết quả sẽ làm cho người dân, sản phẩm và dịch vụ có thể luân chuyển qua
biên giới giữa các nước một cách dễ dàng như là giữa các bang của Mỹ với nhau. Theo
như kế hoạch thì một đồng tiền chung sẽ ra đời một cách nhanh chóng. Tuy nhiên mọi
thứ không phải lúc nào cũng như kế hoạch; nhiều vấn đề vẫn còn tồn tại liên quan đến
kế hoạch về đồng tiền chung, và nhiều xung đột khác tiếp tục ảnh hưởng xấu đến nỗ
lực xây dựng một khu thương mại đơn nhất. Tuy vậy việc đó tất sẽ xảy ra, và điều đó
có nghĩa là tầm quan trọng của nó tiếp tục được thay đổi đối với các nhà marketing ở
bất cứ đâu.
Người ta trông đợi các quy định về bảo hộ sẽ được tăng lên nhằm ủng hộ các
nước thành viên, và ngăn cách EEC với thế giới bên ngoài, đặc biệt là Nhật Bản và
Mỹ. Tuy nhiên, các công ty nước ngoài đã có hoạt động vững chắc ở các nước EEC sẽ
phát triển tốt. Hơn nữa, gần đây sự tăng vọt về đầu tư nuớc ngoài, liên doanh, và thậm
chí sáp nhập trong các nước EEC là một bước chuyển mang tính chiến lược của các
công ty nước ngoài để đặt chính họ vào các nước EEC. Với một châu Âu đang trở nên
thống nhất, các nhà marketing có thể tiết kiệm nhiều chi phí do sự sản xuất đại trà.
Giao thông trở nên nhanh hơn và rẻ hơn mà không có ngăn cách giữa các biên giới,
sản phẩm ít cần phải thay đổi hơn do các yêu cầu về sản phẩm được đồng nhất, và
nhiều loại hình quảng cáo sẽ được tiêu chuẩn hóa giữa các quốc qia.
Ở phạm vi rộng hơn, khả năng tham gia marketing quốc tế trên hết phụ thuộc
vào sự cho phép của các chính phủ có liên quan. Chẳng hạn như vào đầu thập niên
1980, Caterpillar đã ký một hợp đồng quan trọng để làm việc trên đường ống dẫn khí ở
Liên Xô (cũ). Chính quyền Reagan ra lệnh hủy bỏ hợp đồng đó, chủ yếu là để phản
ứng lại với sự xâm chiếm Afghanistan của Liên Xô. Phần lớn hợp đồng được chuyển
sang cho các đối thủ Nhật Bản. Công ty Coca-Cola đã rời bỏ Ấn Độ khi chính phủ
nước này ra lệnh chuyển giao công thức bí mật cho một công ty Ấn Độ. Tuy nhiên do
Ấn Độ có dân số 800 triệu nguời và sản lượng nước ngọt có nhãn hiệu tiêu thụ hàng
năm là 2,4 tỷ chai, năm 1988, PepsiCo đã chấp nhận các điều kiện khắc nghiệt do
chính phủ Ấn Độ đưa ra để bước chân vào thị trường nước này. PepsiCo đã đồng ý
xuất gấp năm lần giá trị của các nguyên vật liệu nhập vào Ấn Độ. Nếu không thực hiện
đúng cam kết thì họ không được phép chuyển lợi nhuận ra khỏi nước này. Để bênh
vực cho quyết định tham gia thị trường Ấn Độ của công ty, chủ tịch PepsiCo
International chỉ ra rằng, “Chúng tôi muốn tiến bước xa với Ấn Độ bởi vì chúng tôi
muốn đảm bảo rằng chúng tôi có thể tham gia sớm khi thị trường còn đang phát triển.
Tầng lớp trung lưu Ấn Độ đang bắt đầu nổi lên, và chúng tôi thấy được đó là một thị
trường phát triển mạnh.”13 Các ví dụ trên nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các thế
lực vượt ngoài tầm kiểm soát liên quan đến môi trường, một đề tài sẽ được thảo luận
chi tiết ở phần sau.
(Còn nữa)
MBA trong tầm tay - Marketing
(phần 2)
Business World Portal xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc phần tiếp theo của
lọat bài trích từ cuốn "The MBA Portable in Marketing" (MBA trong tầm tay - chủ
đề Marketing). Sách do NXB Trẻ ấn hành, tháng 11/2007.
MÔI TRƯỜNG TRONG NƯỚC
Các vấn đề dễ thấy nhất trong marketing quốc tế xuất phát từ ngôn ngữ, luật và
các hạn định, kiểm tra hải quan, giao thông, và các tập quán kinh doanh thông thường.
Chẳng hạn như người Đức thì không bao giờ mặc cả, người Braxin thì thường, còn
người Trung Quốc thì luôn luôn. Những biến động về tài chính và tiền tệ cũng có thể
gây trở ngại. Bởi vì xuất khẩu đưa đến tăng chi phí một cách bất thường, nhiều ngân
hàng tư nhân không muốn cấp vốn cho những người mới bắt đầu xuất khẩu. Và sự
không ổn định của dồng tiền cũng ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận. Khi đồng đô-la tăng
giá mạnh vào đầu thập niên 1980; nhiều công ty bị thiệt hại về tài chính; đến cuối thập
niên 1980, nhiều công ty đã bù đáp được tổn thất khi sức mạnh của đồng đô-la thay
đổi.
Để phát triển một chiến lược marketing quốc tế, một công ty cần phải đánh giá
năm loại môi trường: kinh tế, văn hóa, kỹ thuật, chính trị/pháp luật, và địa lý.
Môi trường kinh tế
Ở Manila, thuốc lá Marlboro được bán rời, chứ không được đóng trong gói
hoặc cây. “Mua cả gói thì quá đắt, nên một lúc tôi chỉ mua vài điếu thôi,” tài xế taxi
Filipino giải thích.14 Điểm chính của ví dụ này là nếu như người tiêu dùng không có
khả năng mua sản phẩm của một công ty, thì cũng không có nghĩa là công ty này cần
phải phớt lờ thị trường đó. Thay vì vậy, công ty có thể tổ chức lại hệ thống marketing
hỗn hợp có xét đến các nguồn lực kinh tế giới hạn. Việc điều chỉnh giá và sản phẩm
cũng có thể hữu ích cho marketing đến nguời tiêu dùng ở các nước giàu. Chẳng hạn
như xe Mercedes-Benz được định giá ở Mỹ cao hơn so với ở Đức, nơi chúng được sản
xuất. Ở Mỹ xe hơi mang một hình ảnh cao cấp và được định giá cao một cách tương
ứng.
Các ví dụ này nhấn mạnh đến tầm quan trọng của mức độ phát triển kinh tế của
một nước. Các nước thường được phân loại dựa trên chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) theo đầu nguời thành ba loại hình kinh tế: kém phát triển, đang phát triển, và
phát triển cao. Ba loại hình kinh tế này có sự khác biệt đáng kể. Chẳng hạn như các
nước kém phát triển nhất có GNP bình quân đầu người dưới 400 đô-la, trong khi các
nước phát triển nhất có thể có GNP bình quân đầu người trên 110 ngàn đô-la.
Khoảng cách kinh tế giữa các quốc gia nghèo nhất và giàu nhất đang rộng ra do
sự tăng trưởng kinh tế phải bù lại với sự gia tăng nhanh của dân số. Ngoại trừ châu Á
với các nước vừa công nghiệp hóa, các quốc gia kém phát triển có rất ít triển vọng hơn
so với các nước công nghiệp hóa.
Các quốc gia được ghi nhận là có sự tăng trưởng kinh tế dài hạn được phân vào
nhóm “đang phát triển.” Các ví dụ có thể kể bao gồm Braxin, Ấn Độ và Đài Loan. Ấn
Độ, nơi đã có một thời lương thực chiếm 25% tổng kim ngạch nhập khẩu, hiện tại đã
có thể tự sản xuất và thậm chí còn xuất khẩu ngũ cốc sang Nga.
Ngoài ra, các nước khác được xếp vào loại phát triển cao. Nhiều nước trong số
này là thành viên của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for
Economic Co-Operation and Development – OECD), được thành lập sau Chiến tranh
thế giới thứ hai dùng làm diễn đàn để thảo luận các mối quan hệ kinh tế giữa các quốc
gia thành viên. Các quốc gia OECD (bao gồm hầu hết các nước Tây Âu, New Zealand,
Australia, Canada, Vương quốc Anh, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ) chiếm tới hơn 70% thương
mại thế giới và có sự tăng trưởng kinh tế vững chắc qua các năm. Tăng trưởng xuất
khẩu của họ cao hơn mức trung bình của thế giới, ngược lại với các nước kém phát
triển với tăng trưởng xuất khẩu chỉ chiếm 10% mức trung bình của thế giới.15
Tuy nhiên đối với các nhà xuất khẩu Mỹ thì các nước đang phát triển đem đến
các cơ hội tốt nhất. Các nền kinh tế đang phát triển cùng với dân số tăng nhanh tạo ra
các thị trường mới, tăng trưởng cho các sản phẩm chẳng hạn như các thiết bị gia dụng
của Whirlpool, đã đến giai đoạn bão hòa ở các thị trường tăng trưởng chậm của các
nước phát triển. Đó là lý do tại sao hơn 40% hàng hóa xuất khẩu của Mỹ là sang các
nước đang phát triển. Nhưng trớ trêu thay, người ta biết đến nhu cầu và hành vi tiêu
dùng ở các nước đang phát triển ít hơn ở các nuớc phát triển. Vì thế đối với hầu hết
các nhà marketing, các thị trường quốc tế tăng trưởng nhanh nhất lại là những điểm
mù marketing tệ hại nhất của họ.16
Học cách "khiêu vũ" ở các nước đang phát triển
Sự thật là hơn 2/3 dân số thế giới sống ở các nước đang phát triển - một thị
trường rộng lớn, có sức thu hút cao đối với các nhà marketing, nhưng cũng khó kiểm
soát và thậm chí đôi khi khó thâm nhập.
Có lẽ thách thức lớn nhất mà các nhà marketing phải đối mặt là mức thu nhập
sẵn có thấp ở nhiều nước trong số này. Thu nhập bình quân đầu người ở nhiều nước
đang phát triển thấp hơn 200 đô-la mỗi năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp hoặc âm,
kết hợp với tỷ lệ sinh đẻ cao, đưa đến tình trạng có quá ít các nguồn lực kinh tế phải
được phân bổ cho nhiều người hơn. Điều này làm cho có rất ít chi tiêu cho hàng hóa
nhập khẩu khi tính theo đầu người. Tuy nhiên, nhiều công ty xem các nuớc đang phát
triển là nguồn lực chính cho các thị trường tăng trưởng trong tương lai.
Để vượt qua các khó khăn của việc marketing ở các nước đang phát triển trên
thế giới, các nhà marketing có thể sử dụng mô hình bốn bước của quá trình tham gia
thị trường mà được thiết kế để giúp họ thành công ở các nuớc đang phát triển. Mô hình
này được các chuyên gia trong ngành gọi là kiểu mẫu A-B-C-D, và cho rằng các nhà
marketing hàng hóa tiêu dùng cần phải qua các bước sau để có thể thành công trên bất
cứ thị trường nội địa nào:
• Access (tiếp cận). Bước đầu tiên liên quan đến việc đưa sản phẩm hoặc
dịch vụ đến đúng người tiêu dùng bằng các cách thức phù hợp với nền văn hóa. Đìều
này làm cho họ tiếp cận với sản phẩm – nhưng không đảm bảo rằng họ sẽ dùng cách
tiếp cận đó để mua nó.
• Buying Behavior (hành vi mua hàng). Ở giai đoạn thứ hai của sự phát
triển của thị trường này, nhà marketing quốc tế tập trung vào hiểu biết về hành vi mua
hàng dưới ảnh hưởng của văn hóa địa phương, chú trọng đến các vấn đề chẳng hạn
như nhãn hiệu sẽ được lĩnh hội như thế nào và cần phải làm gì để tạo lòng trung thành
đối với sản phẩm.
• Consumption characteristics (đặc điểm tiêu dùng). Trong giai đoạn này,
giai đoạn thứ ba của sự phát triển, nhà marketing tập trung vào hiểu biết về các mẫu
hình tiêu dùng tổng quát, đặt ra những câu hỏi chẳng hạn như “Tại sao nhóm người
tiêu dùng này lại mua loại sản phẩm đó với số lượng lớn, trong khi các nhóm khác thì
không?” Giai tầng xã hội, đặc tính của nền văn hóa địa phương, và các yếu tố khác
giúp lý giải các mẫu hình tiêu dùng riêng biệt của bất cứ nuớc đang phát triển nào.
• Disposal (thải hồi). Ờ giai đoạn thứ tư, nhà marketing bắt đầu nghĩ đến
việc đóng gói, tái chế, và các vấn đề khác có thể giúp cắt giảm chi phí đến mức xã hội
và người tiêu dùng ở địa phương có thể chấp nhận được. Ý thức về môi trường đang
tăng lên làm cho vấn đề thải hồi sản phẩm trở nên quan trọng ở các nước đang phát
triển hơn hầu hết các nhà marketing nhận thấy. Khi các nhà marketing tập trung vào
các vấn đề thải hồi sản phẩm, họ cũng sẽ trở nên quan tâm đến sự ảnh hưởng rộng lớn
mang tính xã hội của việc kinh doanh của họ đến đất nước và con người ở đây. Giai
đoạn cuối này liên quan đến việc chuyển sang vai trò là người công dân có trách nhiệm
ở các nước đang phát triển. Nhà marketing quốc tế không còn là người ngoài đang cố
“vắt sữa” nước này để được doanh số, mà ngày càng là một công dân có quyền lợi
riêng, liên quan đến sự phát triển và thành công của quốc gia , con người và môi
trường tự nhiên ở đây vể mặt lâu dài.17 Với việc hòa nhập vào môi trường địa phương
này, công ty cuối cùng đã “nhập làm một” với thị trường của họ và có thể hiểu đầy đủ
những gì mà người tiêu dùng ở địa phương muốn và cần có.
Môi trường văn hóa18
Người ta có thể nghĩ đến văn hóa như là một tập hợp các hành vi được học hỏi
và chia sẻ dựa trên các giá trị tập thể. Các yếu tố của văn hoá bao gồm ngôn ngữ, tôn
giáo, giá trị và quan niệm, đạo đức, giáo dục, và tổ chức xã hội.19
Tầm quan trọng của các yếu tố văn hóa đối với một công ty tham gia marketing
quốc tế được minh họa trong ví dụ sau. Một công ty muốn đưa sản phẩm thức ăn dành
cho trẻ em vào thị trường Thụy Điển, có tỷ lệ nguời biết chữ chiếm 99% dân số, có thể
quảng cáo sản phẩm trên nhiều báo và tạp chí khác nhau, có thể bao gồm thông tin về
chức năng dinh dưỡng của sản phẩm. Tuy nhiên ở Yemen, quốc gia có tỷ lệ biết chữ
khoảng 30%, thì cách tiếp cận phù hợp sẽ là dựa trên các phương tiện truyền thông
bằng hình ảnh chẳng hạn như áp phích quảng cáo. Ngay cả khi làm như vậy công ty
cũng có thể gặp vấn đề. Một công ty nuôi hy vọng sẽ bán được sản phẩm thức ăn dành
cho trẻ em ở Trung Phi đã vẽ hình một đứa bé nguời dân tộc xinh xắn trên chiếc bình.
Người tiêu dùng đã có phản ứng tích cực, nhưng không phải theo cách mà công ty
mong muốn. Tỷ lệ biết chữ ở đây thực tế là bằng không, và người tiêu dùng cứ ngỡ
rằng bức tranh trên bao bì biểu thị cho công dụng của sản phẩm. Họ kết luận rằng
chiếc bình đựng thức ăn trẻ em chứa đứa trẻ đã được chế biến!
Dĩ nhiên là sản phẩm thức ăn trẻ em này không bán được. Tuy nhiên đằng sau
sự thất bại này có điều gì đó còn hơn cả việc kém may mắn - thiếu một sự quan tâm
đến các yếu tố xã hội then chốt. Để tránh những sai lầm ngớ ngẩn, và tìm cơ hội trong
môi trường văn hóa riêng biệt ở mỗi nuớc và mỗi thị trường, các nhà quản lý cần phải
có kiến thức riêng sâu rộng về văn hóa. Nếu bản thân họ không làm được thì họ cần
phải thuê người sở tại và dựa vào hiểu biết của những người này.
Ngôn ngữ
Ngôn ngữ có lẽ là yếu tố văn hóa quan trọng nhất theo quan điểm của các nhà
marketing quốc tế. Có lần Chevrolet đã có ý định giới thiệu xe Nova đến các nước nói
tiếng Tây Ban Nha. Tuy nhiên trong tiếng Tây Ban Nha, từ “nova” có nghĩa là “không
chạy.” Khỏi phải nói, sự mạo hiểm của Chevrolet đã không mang lại thành công. Một
vấn đề tương tự xảy đến cho một nhà xuất khẩu sôcôla của Đức, họ đã giới thiệu các
sản phẩm của mình vào thị trường Mỹ dưới nhãn hiệu Zit. Các câu chuyện này thật tức
cười, tuy nhiên cần phải nhận thấy là cả hai công ty này đã phải gánh chịu những tổn
thất lớn từ những sai lầm này. Họ có thể đổi tên nhãn hiệu, nhưng việc này sẽ tốn thời
gian và tiền bạc trong khi thị trường để ngỏ cho các đối thủ cạnh tranh.
Khái niệm của Edward T. Hall về “ngôn ngữ im lặng” của thời gian và không
gian hàm chứa một loạt các vấn đề khác dành cho các nhà marketing thiếu thận
trọng.20 Ở Ấn Độ, “thời gian là một dòng sông” trong khi ở Mỹ, “thời gian là tiền
bạc.” Khái niệm về thời hạn và ngày giao hàng rất khác nhau giữa hai nền văn hóa.
Không gian cũng được xem xét một cách khác biệt ở các nền văn hóa khác nhau. Các
nhà marketing Mỹ đôi khi cảm thấy không thoải mái khi thương lượng với các đối tác
Jordani bởi vì người Jordani có khuynh hướng đứng gần với nguời khác hơn mức
thông thuờng được chấp nhận ở Mỹ.
Tôn giáo
Tôn giáo và đạo đức đóng vai trò quan trọng trong phản ứng của con người đối
với các hoạt động marketing. Một ví dụ là phản ứng của người tiêu dùng ở Ả Rập
Saudi trước mẩu quảng cáo của một hãng hàng không cho thấy cảnh một nữ tiếp viên
hàng không phục vụ rượu Sâm-banh cho các doanh nhân đang mỉm cười. Mẩu quảng
cáo này vi phạm ít nhất hai quy tắc liên quan đến đạo Hồi: các vai trò thích hợp cho
người phụ nữ và việc cấm uống rượu bia. Mẩu quảng cáo này khiến người Saudi nghĩ
rằng hãng hàng không muốn thay đổi những giá trị tín ngưỡng của họ và cuối cùng đã
bị loại bỏ.
Giá trị và quan niệm
Các nền văn hóa khác nhau ở các giá trị và quan niệm của chúng đối với việc
làm, sự thành công, y phục, thức ăn, âm nhạc, giới tính, địa vị xã hội, tính trung thực,
quyền hạn đối với người khác, và còn nhiều thứ khác nữa. Chẳng hạn như quan niệm
về chăm sóc cá nhân – cũng như các sản phẩm chăm sóc cá nhân – có sự khác biệt
đáng kể.
Lời khẳng định của Pepsodent rằng kem đánh răng của họ có thể giúp làm trắng
răng đã không mấy hiệu quả ở nhiều nước Đông Nam Á vì ở đây người ta nhai cau để
nhuộm răng.
Giúp bạn hình dung thêm
"Mua hàng của chúng tôi đi. Nó bú đấy!"
Vài mẩu chuyện vui về marketing yêu thích của chúng ta thực tế lại là những
sai lầm trong marketing của người khác. Mặc dù điều này cũng hơi nhẫn tâm, nhưng
những sai lầm của người ta có thể khiến ta thấy tức cười. Sau đây là một vài mẩu
chuyện buồn cười nhất, được biên dịch từ Internet và được gửi cho chúng tôi bởi
Daniel Blanchard, giám đốc dịch vụ và hệ thống mạng ở Văn phòng Công nghệ thông
tin của U. Mass:
• Electrolux, nhà sản xuất máy hút bụi của Scandinavi, đã sử dụng khẩu
hiệu sau cho một chiến dịch quảng cáo tại Mỹ: “Không có gì bú như Electrolux.”
• Cái tên Coca-Cola khi lần đầu được dịch sang tiếng Trung Quốc đã trở
thành Ke-kou-ke-la – mà một số người đọc thành nghĩa “vết cắn của con nòng nọc
sáp”, còn những người khác thì nhìn thấy “con ngựa cái được nhồi sáp.” (Tất cả tùy
thuộc vào giọng nói và cách bạn phát âm mỗi âm tiết - Một việc phức tạp mà chúng ta
không định làm chủ một cách nhanh chóng.) Giờ thì họ dùng Ko-kou-ko-le, với hy
vọng sẽ được đọc với ý nghĩa “hạnh phúc ở trong miệng.”
• Một đều ngờ ngẩn khác về việc sử dụng tiếng Trung Quốc: khẩu hiệu
“Liếm ngón tay mới ngon” của Kentucky Fried Chicken được dịch ra thành “Hãy ăn
đứt các ngón tay của bạn.”
• Tại sao Ford Pinto, được bán rất chạy ở Mỹ, đã không thành công ở
Braxin. Có lẽ bởi vì pinto là tiếng lóng của “bô phận sinh dục bé tí của đàn ông.” Nó
đã bán chạy hơn khi được đổi tên thành Corcel, có nghĩa là ngựa. Toàn bộ con ngựa,
chứ không phải chỉ là một phần của nó.
• Bạn nghĩ rằng Ford đã gặp rắc rối à? Vậy còn Frank Purdue, ông trùm
thịt gà của Mỹ, thì sao? Ảnh của ông ta xuất hiện trên các bảng quảng cáo ở Mexico
với một bản dịch thô kệch từ khẩu hiệu bằng tiếng Mỹ. Thay vì nói “Cần một người
mạnh mẽ để làm một con gà mềm yếu,” mẩu quảng cáo này lại đọc là, “Cần một người
cứng rắn để làm cho con gà được đánh thức.”
• Còn nhiều rắc rối nữa với tiếng lóng. Hunt-Wesson đã dịch nhãn hiệu
Big John của mình sang tiếng Pháp của người Canada thành Gros Jos, chỉ để nhận thấy
rằng đó là tiếng lóng của ‘những cặp vú to.” Thật đáng tiếc.
Giá trị và quan niệm thường được biến thành các quy tắc đạo đức và đôi khi trở
thành luật mà có thể trực tiếp ảnh hưởng đến marketing quốc tế. Ví dụ, việc cấm hình
thức quảng cáo so sánh ở Đức gây rắc rối cho các nhà quảng cáo Mỹ nào đã quen
khẳng định rằng các sản phẩm của họ mạnh hơn, nhanh hơn, hoặc rẻ hơn so với sản
phẩm của đối thủ cạnh tranh. Các quy tắc đạo đức bất thành văn hầu như có tầm quan
trọng ngang với các luật chính thức. Một cử chỉ chẳng hạn như gác chân lên bàn làm
việc có thể được hiểu theo các cách rất khác nhau giữa các nền văn hóa khác nhau. Ở
Mỹ, hành động này được xem như dấu hiệu của sự thư giãn hoặc trầm ngâm. Ngược
lại, ở hầu hết các nuớc ở Trung Đông, hành động đó không được ưa thích. Ở những
nước này, lòng bàn chân hoặc đế giày được xem là thứ kinh tởm vì nó tiếp xúc với mặt
đất.
Đạo đức
Có phải khi ở Roma, hãy làm – hoặc không làm – như những gì mà người
Roma làm (hoặc không làm) không? (Nhập gia tùy tục). Xác định cái gì cấu thành nên
các tập quán đạo đức khi tiến hành kinh doanh trong nước không phải lúc nào cũng dễ.
Khi kinh doanh ở nước ngoài, câu hỏi thậm chí càng trở nên khó trả lời hơn. Giới hạn
của các hoạt động quốc tế của các nhà marketing Mỹ vẫn còn là điều bàn cãi. Các
công ty đa quốc gia đã cố gắng làm thay đổi các giá trị văn hóa cổ hủ. Ví dụ, các sản
phẩm tiêu dùng của Mỹ chẳng hạn như chất khử mùi, kem đánh răng, thức ăn nhanh,
và ngũ cốc ăn sáng được giới thiệu và đẩy mạnh ở các nuớc thuộc thế giới thứ ba, nơi
trước đây người ta chưa biết đến các sản phẩm này. Các thiết bị kiểm tra sinh sản và
sữa nhân tạo thay thế sữa mẹ được đưa đến bán ở các nước mù chữ.
Việc cố thay đổi các giá trị văn hóa để đạt được doanh số cao hơn của các công
ty Mỹ có hợp đạo đức không? Ở hầu hết các nước thế giới thứ ba, tỷ lệ hút thuốc bình
quân đầu người đang tăng mạnh. Ở các nước này, việc quảng cáo không được kiểm
soát; bao bì không bị bắt buộc phải ghi các cảnh báo về sức khỏe. Các công ty thuốc lá
Mỹ nhắm nhiều đến các nước này để bù đắp lại sự kém tăng trưởng trên các thị trường
nước nhà. Đây có phải là marketing có đạo đức hay không? (Thậm chí có đạo đức hay
không khi bán một sản phẩm có hại cho sức khỏe như thuốc là đến bất cứ nước nào?
Những câu hỏi như thế thường được đưa ra trong các lớp học kinh doanh ở học đường,
nhưng dễ bị lờ đi trong thế giới marketing thực.)
Ở Mỹ, hối lộ bị xem là việc vi phạm đạo đức. Nhưng ở nhiều nước châu Á, Phi,
và Trung Đông, các hình thức nhất định của hối lộ được xem là một khoản chi phí
khác của việc kinh doanh. Các món quà bằng tiền, sản phẩm, thậm chí dịch vụ có thể
được đòi hỏi ở các công ty Mỹ không chút dè dặt. Chẳng hạn như lãnh đạo các công ty
muốn hoạt động ở Qatar được yêu cầu phải biếu một khoản gây sửng sốt trị giá 1,5
triệu đô-la gọi là “quà” cho bộ trưởng dầu khí nước này. Viên chức của một công ty
dầu khí thuộc sở hữu nhà nước Indonesia đã yêu cầu các nhà cung cấp của Mỹ đóng
góp cho một nhà hàng Indonesia ở thành phố New York để “củng cố” hình ảnh
Indonesia trên đất Mỹ? Đạo đức? Tống tiền? Hay đơn giản chỉ là tập quán kinh doanh
bình thường?
Ác cảm của Mỹ đối với việc hối lộ được phản ánh bằng luật. Năm 1977, Quốc
hội đã ban hành Đạo luật chống tham nhũng ở nước ngoài (Foreign Corrupt Practices
Act – FCPA) cấm các công ty Mỹ “cung cấp hoặc thậm chí thanh toán tiền cho các
đảng chính trị, ứng cử viên, hoặc quan chức nuớc ngoài có thẩm quyền trong những
tình huống khiến cho người nhận lạm dụng chức vụ của họ để đạt được, duy trì, hoặc
tiếp tục việc kinh doanh.” Các công ty có thể bị phạt đến 1 triệu đô-la. Một vài nước
khác cũng có luật chống hối lộ. Ở Malaysia, hối lộ có thể bị phạt tù dài hạn. Ở Liên Xô
cũ, các quan chức phạm tội hoặc nhận hối lộ có thể bị hành quyết. Tuy nhiên ở hầu hết
các nước mà luật chống hối lộ chỉ ở trên giấy thì các truyền thống lâu đời sẽ thay thế
luật. Các công ty nước ngoài có sự lựa chọn cách thức ứng xử đối với lời đề nghị, xem
việc đó là bất hợp pháp hay chỉ là một tập quán địa phương. Thật vậy, ở một số nền
văn hóa, những gì mà người ngoài xem là hối lộ thật sự chỉ là một tập quán địa
phương. Hành động như thế có thể là dấu hiệu của ý định hợp tác kinh doanh, hoặc có
thể tượng trưng cho lòng biết ơn, tình bạn, hoặc thậm chí là sự thi hành một nghĩa vụ.
Ví dụ, ở Trung Phi, quà biếu bằng tiền gọi là zawadi thường được đề nghị và, theo
truyền thống, được sử dụng để biểu thị niềm vinh hạnh của người biếu.
Ranh giới đạo đức của các tập quán của các nước không phải phương Tây được
định nghĩa bởi các luật, tập quán thương mại truyền thống, hoặc chuẩn mực xã hội.
Việc vi phạm tùy thuộc nhiều vào cách hiểu và các quan niệm kinh doanh thông
thường được tôi luyện bằng hiểu biết về truyền thống của địa phương. Những gì mà
người Mỹ xem là hối lộ, ăn xin, hoặc tống tiền có thể đơn giản chỉ là tập quán của địa
phương và không gì khác ngoài sự xã giao văn hóa hoặc xây dựng tình hữu nghị.21
Giáo dục
Như ví dụ về thức ăn trẻ em đã chỉ ra, giáo dục kéo theo sự gia tăng tỷ lệ biết
chữ có ảnh hưởng lớn đến các lựa chọn dành cho các nhà marketing quốc tế. Trong số
các yếu tố của marketing hỗn hợp thì khuyến thị bị ảnh hưởng bởi khía cạnh văn hóa
này nhất. Chẳng hạn như ở Ấn Độ, nơi mà tỷ lệ biết chữ chiếm khoảng 33% và truyền
hình cũng như các phương tiện truyền thông đại chúng khác không phổ biến, thì các
mục tiêu quảng cáo thường đạt được thông qua các phương tiện hình ảnh ngoài trời (ví
dụ các bảng quảng cáo và áp phích trên các con đường) và các đoạn quảng cáo xen
giữa phim trong các rạp chiếu bóng. Trái lại, quảng cáo trên báo là ngành quảng cáo
lớn nhất ở Mỹ.
Tổ chức xã hội
Tất cả các xã hội đều có một cấu trúc giai tầng xã hội. Các thành viên được
phân theo tầng lớp để có cách cư xử giống nhau, đặc biệt là khi so sánh với thành viên
của tầng lớp xã hội khác. So sánh các tầng lớp giữa các xã hội là một việc làm khó.
Một người ở tầng lớp trung lưu của Pháp và một người ở tầng lớp trung lưu của Đức
thì không có cùng các giá trị và sở thích. Tuy nhiên, những người ở các tầng lớp cao
trong hầu hết các xã hội dường như có sự tương đồng với nhau hơn là với thành viên
của các tầng lớp khác trong xã hội của riêng họ.22 Điều thú vị là có thể sẽ có sự chuyển
dịch của mô hình này do sự nổi lên của giới trẻ toàn cầu với nhiều giá trị và thị hiếu
được chia sẻ; chúng ta đã thảo luận về nổ lực của Levi Strauss để tranh thủ thị trường
mới này ở Chương 2.
Đặc tính dễ biến đổi của xã hội, hay sự chuyển đổi từ tầng lớp xã hội này sang
tầng lớp khác, cũng có sự khác biệt đáng kể từ nền văn hóa này sang nền văn hóa
khác. Ở Ấn Độ, các giá trị văn hóa truyền thống của đạo Hindu buộc người ta phải
chấp nhận địa vị xã hội của họ, ít nhất là hết kiếp sống này. Ở Mỹ thì ngược lại, các
giá trị của đạo Cơ đốc-Do thái khuyến khích người ta cố gắng đạt được địa vị xã hội
cao hơn ở kiếp này. Tuy nhiên người ta ít khi hoàn toàn thành thực về tầng lớp xã hội
và/hoặc không phải luôn nhìn nhận quan niệm này là đúng. Sự chuyển đổi tầng lớp xã
hội ở Mỹ có thể bị hạn chế hơn người ta vẫn nghĩ, một điểm mà chúng ta sẽ đề cập đến
ở Chương 6. Trong khi đó, sự chuyển đổi tầng lớp xã hội ở Ấn Độ đang gia tăng.
Thành viên của các tầng lớp trung và thượng lưu có khả năng sử dụng các sản
phẩm nhập khẩu hơn là thành viên của các tầng lớp thấp hơn. Điều này làm cho các
nuớc có dân số ở tầng lớp thấp chiếm tỷ trọng nhiều, chẳng hạn như Chile, kém sức
hút đối với các nhà marketing quốc tế hơn các nước có tầng lớp trung và thượng lưu
chiếm tỷ lệ cao, chẳng hạn như Thụy Điển.
Môi trường kỹ thuật
Trình độ kỹ thuật của một quốc gia ảnh hưởng trực tiếp đến việc phân loại các
sản phẩm và dịch vụ mà một nhà marketing có thể bán được ở đó. Chẳng hạn như,
việc bán các máy tính lớn (mainframe) ở Trung Quốc hầu như bị hạn chế do các toà
nhà ở đây không được làm giảm nhiệt dộ xuống mức thích hợp. Trong khi đó ở Ấn
Độ, con trâu nước vẫn là công cụ chính của việc đồng áng. Rõ ràng là trình độ kỹ thuật
thịnh hành ở các nền văn hóa này thì lại thiếu ở các nền văn hóa khác, và tiến bộ kỹ
thuật thì không đồng đều giữa các nền văn hóa khác nhau. Thậm chí ý nghĩa của kỹ
thuật cũng có sự khác nhau giữa quốc gia này với quốc gia khác. Cơ quan phát triển
quốc tế của Mỹ (U.S Agency for International Development – AID), tổ chức trợ giúp
các quốc gia phát triển kinh tế, có lần đã tài trợ máy kéo nhỏ cho các nông dân của một
nước Mỹ Latin. Khi đại diện của AID trở lại một năm sau đó, họ phát hiện rằng các
máy kéo đã không còn được sử dụng - dầu không được thay, các thiết bị điều chỉnh
không hoạt động, và vân vân. Các nông dân chưa bao giờ nghe nói đến “bảo trì ngăn
ngừa hỏng hóc” và rất ngạc nhiên khi thấy máy kéo ngưng hoạt động. (Giai thoại này
cho thấy trách nhiệm của các nhân viên AID cũng nhiều như những nông dân Mỹ
Lantin.)
Môi trường pháp lý và chính trị
Xuyên suốt chương này chúng ta đã thảo luận về các ví dụ về những khác biệt
trong môi trường chính trị và pháp luật ở các nuớc khác nhau. Minh họa 3.2 mô tả
những khác biệt giữa các nước Tây Âu về quy định đối với quảng cáo. Hãy hình dung
các vấn đề liên quan đến việc phát triển một chiến dịch quảng cáo sẽ đáp ứng tất cả các
yêu cầu này và vẫn đưa ra thông điệp mong đợi ở người tiêu dùng. Tuy nhiên may
mắn thay, những quy định như thế đã bắt đầu được chuẩn hóa cùng với sự hợp nhất
EEC vào thị trường châu Âu. Dù vậy, ở các lục địa khác, những khác biệt như thế vẫn
còn. Vì lý do này mà nhiều nhà marketing thích làm việc thông qua các chi nhánh ở
địa phương và/hoặc các công ty quảng cáo toàn cầu, chẳng hạn như năm công ty lớn
nhất sau (Advertising Age, số ra ngày 21/4/1997, trang 514):
Hạng Tên công ty Trụ sở chính
1 WPP Group London
2 Omnicom Group New York
3 Interpublic Group New York
4 Dentsu Tokyo
5 Young & Rubicam New York
Các chính phủ thường ngăn chặn đầu tư của các công ty nước ngoài. Nhiều
quốc gia kém phát triển xem việc đầu tư này là sự bóc lột, bởi vì lợi nhuận thu được
không ở lại nước sở tại. Tuy nhiên nhiều nước có mức nợ nước ngoài cao đã thay đổi
các chính sách của họ và đang đẩy mạnh việc thu hút đầu tư nước ngoài.
Việc chuyển lợi nhuận về nước từ nước ngoài cũng bị hạn chế ở một số nước.
Để vượt qua những trở ngại này, một chiến lược gọi là định giá chuyển nhượng đôi khi
được sử dụng. Ví dụ, điều này có thể xảy ra khi một công ty ở Thụy Sỹ có công ty con
ở Argentina mà chỉ được phép chuyển một khoản lợi nhuận nhất định về công ty mẹ
mỗi năm. Vì thế`công ty Thụy Sỹ này có thể bắt công ty con phải chịu 125 đô-la cho
một sản phẩm thường được định giá 100 đô-la. Kết quả của cách làm này là chuyển 25
đô-la lợi nhuận dôi ra từ công ty con sang công ty mẹ.
MINH HỌA 3.2 Các quy định về quảng cáo thời kỳ tiền hợp nhất châu Âu và EEC
Các quy định chung Hạn chế đối với các sản phẩm đặc biệt
Tên nước
Quảng cáo
so sánh
Quảng cáo
cho trẻ em Rượu bia Thuốc lá
Chất dùng làm
thuốc hoặc thuố
Đức Cấm Tùy ý đối với
tivi và radio
Tùy ý có giới hạn
theo ngành
Cấm đối với
tivi và radio
Cấm trên tất cả
phương tiện
Italy Cấm so sánh trực
tiếp; so sánh gián
tiếp được chấp
nhận nếu được
chứng minh
Không chiếu
cảnh trẻ em đang
ăn
Giới hạn quảng cáo
trên tivi
Cấm trên tất cả
phương tiện
Cần có bản sao giấ
phép
Hà Lan Được chấp nhận
nếu việc so sánh
là công bằng và
chi tiết
Tùy ý có giới
hạn
Tùy ý có giới hạn
trên tivi và radio
Tùy ý có giới
hạn trên tivi và
radio
Không có
Thụy Điển Bị cấm nếu có
tính chất phỉ báng
Cấm chiếu cảnh
trẻ em gặp nguy
hiểm
Tùy ý kiểm soát
đối với quảng cáo
rượu vang và rượu
mạnh
Cấm trên tất cả
các phương
tiện
Cấm quảng cáo th
theo toa
Thụy Sỹ Không có Không có Cấm trên tất cả các
phương tiện
Cấm trên tất cả
các phương
tiện
Cấm trên tất cả cá
phương tiện
Anh Bị cấm nếu có
tính chất phỉ báng
Tùy ý theo các
quy tắc bảo vệ
trẻ em
Không chiếu phim
quảng cáo trước 9
giờ tối
Cấm quảng cáo
thuốc lá trên
tivi và radio
Tùy ý có kiểm soá
Nguồn: phỏng theo Courtland L. Bovee và William F. Arens, Quảng cáo đương đại, tái bản lần 3, NXB Rich
D. Irwin, Homewood, Illinois, 1988
Đôi khi thật khó xác định luật của nước nào điều chỉnh một hợp đồng quốc tế;
không có quy tắc hay luật quốc tế trong lĩnh vực này. Vì thế hầu hết các hợp đồng
thương mại quốc tế đều có một điều khoản pháp lý quy định các luật nào sẽ được áp
dụng nếu xảy ra tranh chấp. Một lời khuyên thường được trích dẫn để giải quyết các
tranh chấp là “thương lượng, phân xử, kiện;” có nghĩa là cố gắng giải quyết tranh chấp
mà không phải nhờ đến tòa án nếu như có thể, bởi vì việc tố tụng cho một tranh chấp
quốc tế thậm chí còn tốn nhiều thời gian và chi phí hơn tranh chấp trong nước.
Các vấn đề chính trị là điều quan trọng khác mà các nhà marketing quốc tế quan
tâm. Chẳng hạn như thể chế chính trị của Hong Kong đã hoàn toàn thay đổi vào năm
1997 khi được chuyển trả cho Trung Quốc từ tay người Anh. Mặc dù một số công ty
lớn có vẻ như xem sự chuyển đổi chính trị này là một cơ hội để thâm nhập sâu hơn vào
thị trường Trung Quốc, nhưng họ cũng lo sợ nguy cơ bị quốc hữu hóa hoặc sung công.
Quốc hữu hóa xảy ra khi chính phủ nắm quyền sở hữu hoặc quản lý một tổ chức kinh
doanh. Sung công là hành động cực đoan hơn khi nước sở tại phủ nhận quyền tham gia
kinh doanh của một công ty nước ngoài ở đó và chiếm giữ tài sản của công ty này. Khi
các mỏ và nhà máy sản xuất đồng ở Mỹ Latin bị sung công vào thập niên 1970, các
công ty có sở hữu nước ngoài đã mất hàng triệu đô-la tài sản. Tịch thu là một sự sung
công không có đền bù.
Môi trường địa lý
Các sản phẩm đôi khi cần phải được điều chỉnh để phù hợp với những khác biệt
về địa hình và khí hậu. Ở Lesotho, một quốc gia miền núi nhỏ ở phía nam châu Phi,
ngũ cốc ăn sáng được bán trong bao chứ không phải trong hộp. Bởi vì các sản phẩm
được đưa đến Lesotho qua các con đường ghồ ghề, không lát đá, cho nên các hộp có
khả năng bị vỡ trong quá trình vận chuyển. Ngũ cốc đựng trong bao có thể đến nơi
một cách an toàn. Tương tự, Quaker Oats sử dụng các lon chân không đặc biệt để bảo
vệ các sản phẩm ngũ cốc của họ ở các nước có khí hậu nóng và ẩm ướt. Các xe cần
được trang bị bổ sung các máy lọc khí và các khớp ly hợp đặc biệt khi di chuyển ở
Trung Đông vì phải băng qua các sa mạc.
Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố chính đối với tiềm năng sản xuất của một quốc
gia. Nước Mỹ có nhiều khoáng sản, sông ngòi thích hợp cho tàu bè đi lại, và một khí
hậu đa dạng. Vì thế họ có thể sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau và phân phối
chúng một cách hiệu quả. Điều này cho phép người Mỹ đạt được mức sống cao mà
không dựa vào xuất nhập khẩu. Khác với Mỹ, Nhật Bản phải đối mặt với việc thiếu tài
nguyên và buộc phải nhờ vào xuất nhập khẩu để tồn tại được lâu về phương diện kinh
tế.
(Còn tiếp)
MBA trong tầm tay (phần 3)
Business World Portal xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc phần tiếp theo của
lọat bài trích từ cuốn "The MBA Portable in Marketing" (MBA trong tầm tay - chủ
đề Marketing). Sách do NXB Trẻ ấn hành, tháng 11/2007.
Nhìn nhận thế giới chỉ qua bàn giấy thì thật nguy hiểm chẳng khác nào ếch ngồi
đáy giếng.
– John Le Carré
Chúng ta trở nên phụ thuộc vào các nghiên cứu nhân khẩu, nghiên cứu thị
trường và các cuộc thảo luận nhóm. Chúng ta làm theo những gì thể hiện qua các con
số đó. Và dần dần, cứ theo vòng xoay như thế, trí tuệ cũng như cảm nhận của chúng ta
bị mờ nhạt, bào mòn bởi vì chúng ta chỉ làm những việc mang tính chất an toàn mà
thôi.
– Barry Diller, CEO của Fox Broadcasting1
Nghiên cứu tiếp thị và thông tin: Tìm kiếm Sự thật ngầm hiểu của Khách
hàng
Ngành nghiên cứu tiếp thị trên thế giới có doanh thu tính đến hàng tỉ đô la. Nhiều công
ty lớn chi hàng triệu đô la cho các khảo sát và nghiên cứu. Maryanne E. Rasmussen –
phó chủ tịch cao cấp phụ trách Chất lượng của American Express Travel Related
Services Company – cho biết: “Chúng tôi chi hàng trăm triệu đô la để tìm hiểu khách
hàng muốn gì”.
Biết được khách hàng muốn gì và nắm bắt được điều đó rõ ràng hơn, nhanh hơn
đối thủ cạnh tranh là một công việc rất quan trọng. Những sự thật ngầm hiểu của
khách hàng sẽ giúp chúng ta có những sáng tạo trong mọi lĩnh vực kinh doanh. Và đó
chính là gốc rễ của mọi sự phát triển và thành công trong kinh doanh. Chương này sẽ
chỉ ra những kỹ thuật chính trong nghiên cứu tiếp thị nhằm giúp các bạn hiểu thấu đáo
hơn những nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
Dù có ném hàng tỉ đô la đầu tư cho nghiên cứu, dù ngành nghiên cứu có to lớn
và đa dạng (xem Minh họa 4.1), dù có áp dụng rất nhiều các phương pháp thống kê và
tâm lý tinh tế đáng tin cậy đến đâu, cũng thật khó để tìm ra những gì khách hàng thực
sự mong muốn.
MINH HỌA 4.1. Sự phong phú của các nghiên cứu.
Các lĩnh vực nghiên cứu chuyên
biệt
Ví dụ về các công ty cung cấp dịch vụ
Tính hiệu quả của quảng cáo Audits & Surveys Worldwide, New York, (212)
627-9700
NFO Research, Inc., Greenwich, CT, (203) 629-
8888
Đánh giá thông điệp quảng cáo Research International, New York, (212) 679-
2500
Thị trường Châu Á MRD Co., El Cerrito, CA, (510) 525-9675
Đánh giá nhãn hàng Burke Customer Satisfaction Associates
(BCSA), Cincinnati, OH, (800) 264-9970
Brand Consulting Group, Southfield, MI, (810)
559-2100
The Landis Group, West Palm Beach, FL, (407)
684-3636
Thực phẩm và nước giải khát GFK/Sofema International, 10 Rue Lionel
Terray, Rueil Malmaison Cedex 92500, France,
3-31-47-14-44-00
Creative and Response Research Services,
Chicago. (312) 828-9200
Marketing giữa các doanh nghiệp Burke Customer Satisfaction Associates
(BCSA), Cincinnati, OH, (800) 264-9970
Industrial Market Research Co., Whittier, CA,
(310) 698-2341
Thông tin về đối thủ cạnh tranh The Becker Research Co., Rocky Hill, NJ, (609)
951-8570
Các sản phẩm tiêu dùng The BASED Group, Covington, KY, (606) 655-
6000
Research International, New York, (212) 679-
2500
Kiểm tra tại cửa hàng có kiểm soát Capstone Research, Inc., Lyndhurst, NJ, (201)
939-0600
Kiểm tra đánh giá thông điệp NFO Research, Inc., Greenwich, CT, (203) 629-
8888
Nghiên cứu hình ảnh công ty I.D. ENTITY, Brea, CA, (800) 355-9817
Đánh giá mức độ hài lòng của
khách hàng
BCSA, Cincinnati, OH, (800) 264-9970
The Blackstone Group, Chicago, IL, (312) 419-
0400
Polaris Marketing Research, Atlanta, GA, (404)
816-0353
Các lĩnh vực nghiên cứu chuyên
biệt
Ví dụ về các công ty cung cấp dịch vụ
Thu thập và xử lý dữ liệu Data Recognition Corp., Minnetonka, MN,
(612) 935-5900
Phân tích nhân khẩu Data Mapping Services, Akron, OH, (216) 929-
1353
Thị trường theo nền tảng văn hóa Hispanic Market Connections (HMC), Los
Altos, CA, (415) 965-3859
Theo dõi ánh mắt (eye tracking) Perception Research Services, Fort Lee, NJ,
(201) 346-1600
Toronto Focus, Toronto Ontario, Canada, (416)
250-3611
Thảo luận nhóm Roanoke Focus Group Centre, Roanoke, VA,
(703) 342-5364
Manhattan Opinion Center, New York, (212)
557-3085
Phỏng vấn tại điểm bán Audits & Surveys Worldwide, New York, (212)
627-9700
Khảo sát qua thư Questar Service Quality Research, Eagan, MN,
(612) 688-0089
Phân khúc/cấu trúc thị trường SERS, Chicago, IL, (312) 828-0702
The Arbitron Company, New York, (212) 887-
1300
BAI, Tarrytown, NY, (914) 332-5300
Khách hàng bí mật Capstone Research, Inc., Lyndhurst, NJ, (201)
939-0600
Kiểm tra chọn tên NameQuest, Carefree, AZ, (602) 488-9660
Nghiên cứu sản phẩm mới The BASED Group, Covington, KY, (606) 655-
6000
SERS, Chicago, IL, (312) 828-0702
Kiểu dáng bao bì Perception Research Services, Fort Lee, NJ,
(201) 346-1600
Mô hình thị trường thử nghiệm The BASED Group, Covington, KY, (606) 655-
6000
Khảo sát tại điểm bán O’Connor Survey Service, Knoxville, TN, (615)
525-9989
Xử lý khảo sát Scantron Corp., Tustin, CA, (714) 259-8887
Hoạt động marketing thử nghiệm Maritz Marketing Research, Fenton, MO, (314)
827-1610
Phần trích dẫn mở đầu chương này của Barry Diller là hình ảnh thu nhỏ của
một xu hướng đang phát triển đối nghịch với những phương pháp nghiên cứu tiếp thị
truyền thống. Nó phản ánh sự thất bại gia tăng của các nhà quản lý - họ có thể sử dụng
rất tốt những thống kê, khảo sát nhưng lại thiếu sự hiểu biết thấu đáo mới mẻ đối với
khách hàng, sản phẩm và thị trường của họ. Các loại báo cáo nghiên cứu đó thường
chẳng giúp chúng ta làm sáng tỏ vấn đề. Người làm nghiên cứu tiếp thị có thể rất dễ
dàng đo lường từng khía cạnh nhỏ riêng biệt nhưng để khái quát hóa tổng thể thị
trường thì lại rất khó.
Trong biểu đồ trang 20, bạn có thể thấy quy trình tiếp thị dựa vào số lượng và
chất lượng của những thông tin mang lại. Thông tin chính là tài sản quý giá nhất của
tiếp thị. Chương này chủ yếu xem xét quy trình chính thức trong việc tạo nguồn thông
tin đầu vào dồi dào như thế nào. Tuy nhiên, sự phản ứng lại với nghiên cứu tiếp thị cho
thấy một vấn đề ít được người ta hiểu, đó là: thông tin thực sự có 2 chức năng rất khác
nhau và cần phải được xem xét kỹ lưỡng.
Một mặt, phần lớn các nghiên cứu thường lệ và thông tin thu thập đáp ứng một
chức năng khá đơn giản (nếu tiêu tốn nhiều thời gian): đảm bảo bạn cũng có đủ thông
tin như những đối thủ khác trong ngành. Sẽ là bất lợi cho bạn nếu bạn không biết hoặc
biết những thông tin về các khách hàng và thị trường của mình ít hơn các đối thủ cạnh
tranh. (Bạn sẽ không thể trả giá nổi cho việc thiếu thông tin. Bất cứ cái gì có thể là tài
sản cũng đều có thể trở thành một khoản nợ). Vì vậy, trong bất kỳ ngành nào, bạn
cũng có thể thấy các đối thủ cạnh tranh có xu hướng thực hiện những loại nghiên cứu
giống nhau và cũng đầu tư ngân quỹ như nhau vào những nghiên cứu này. Họ chỉ làm
khác nhau trong việc quảng cáo, phát triển sản phẩm hay bất kỳ hoạt động tiếp thị cơ
bản khác. Họ khảo sát khách hàng của họ, đánh giá hiệu quả của các truyền thông
quảng cáo và những việc tương tự như vậy để đảm bảo rằng họ đang theo kịp xu
hướng và không bỏ sót bất kỳ một cơ hội cũng như vấn đề hiển nhiên nào.
Mặt khác, tính bình đẳng về thông tin cũng chưa đủ. Cứ hỏi sếp hoặc những cổ
đông của bạn nếu bạn không tin chúng tôi. Làm thế nào bạn có thể tăng doanh thu, đẩy
mạnh thị phần hay là tăng thêm lợi nhuận từ doanh số bán của mình? Câu trả lời là:
những sự thật ngầm hiểu mới mẻ. Chức năng chính thứ hai của nghiên cứu đó là mang
đến cho công ty bạn một lợi thế thông tin, nắm bắt được một hiểu biết sâu giúp bạn có
thể tung ra được một sản phẩm mới hấp dẫn hay áp dụng một cách tiếp cận mới trong
phân phối và dịch vụ. Những đột phá trong kinh doanh thường dựa trên cơ sở những
lợi thế về thông tin và những hiểu biết rõ ràng hơn về bức tranh marketing tổng thể do
những lợi thế này mang lại như minh họa tại đỉnh của hình chóp trong Minh họa 4.2.
Khi Barry Diller phàn nàn rằng các cảm nhận của công ty ông trở nên trì trệ, ông muốn
đưa ra một vấn đề là: cách tiếp cận truyền thống những thông tin thu thập được chỉ
giúp bạn đi đúng hướng để có lợi thế về thông tin thay vì giúp bạn đạt được lợi thế đó.
Nếu không cẩn thận, rất có thể bạn sẽ bỏ ra toàn bộ ngân quỹ cho những nghiên cứu
khảo sát đẹp đẽ nhưng chẳng mang đến cho bạn lợi thế thông tin nào cả.
Hẳn bạn còn nhớ một mẫu quảng cáo American Express trên TV, trong đó có
cảnh một nữ doanh nhân trẻ thành đạt đã “khai trương” thẻ tín dụng mới của mình
bằng cách mời người chồng (cũng rất thành đạt) của mình cùng dùng bữa tối. Mẫu
quảng cáo được phát sóng trên cả nước trong một khoảng thời gian ngắn, sau đó đã bị
ngưng lại do kết quả của một số khảo sát cho thấy nhiều người tiêu dùng nghĩ rằng,
mẫu quảng cáo này rất tệ. Trong một nghiên cứu thú vị, Ogilvy & Mather – một công
ty quảng cáo thực hiện chiến dịch này – đã yêu cầu người tiêu dùng hãy thử tưởng
tượng rằng họ đang trò chuyện cùng thẻ American Express.
Một người được hỏi khi tham gia vào cuộc nghiên cứu tưởng tượng một chiếc
thẻ American Express, đã ghi: “Anh không phải là loại người phù hợp với tôi – anh
không theo kịp được đâu”2. Ogilvy đã chuyển thành hình ảnh quảng cáo “một nhóm
người dùng thẻ khá ‘hờ hững’. Vẫn đẹp mã, vẫn thanh lịch, nhưng trong khung cảnh
thư giãn hơn – chẳng hạn hai người cùng tham gia một kỳ nghỉ tình cờ”, như đã đăng
trên tạp chí Forbes.
Những quyết định dựa trên mẫu thông tin của người tiêu dùng như vậy không
phải là bất thường đối với American Express (viết tắt là Amex). Công ty sử dụng
những thông tin lạc thường xuyên với các chủ thẻ để tích luỹ thành nguồn dữ liệu đáng
kể cho họ. Ví dụ như, mỗi tuần một lần máy tính của họ có thể cập nhật và cung cấp
khỏang 450 mẩu thông tin về một chủ thẻ. Như vậy, cho đến nay, cơ sở dữ liệu khách
hàng đó đã lưu được 500 tỉ byte dữ liệu – quá nhiều đến mức chỉ những hệ điều hành
tinh vi nhất chạy đồng thời mới xử lý nổi. Amex sử dụng những thông tin đó để nhắm
đến những nhóm khách hàng mục tiêu nhất định cho việc kinh doanh bất kỳ mặt hàng
hỗ trợ lẫn nhau nào – từ việc đặt tạp chí dài hạn và thiết bị âm thanh đến vỉ nướng gas.
Những nhân viên tiếp thị của Amex xác định từ đó những phụ nữ thường mua sắm
quần áo của họ tại Saks Fifth Avenue và tặng họ những phiếu giảm giá mua giày tại
cửa hiệu đó để tưởng thưởng cho họ đã sử dụng thẻ Amex.
Rất nhiều câu chuyện về sự thành công trong lĩnh vực tiếp thị dựa vào việc thu
thập và diễn giải thành công những thông tin tiếp thị. Tuy nhiên, thông tin hữu dụng
thường khó đạt được. Các chuyên gia quản lý thường phàn nàn về những thông tin tiếp
thị họ đang có. Liệu Amex có thực sự cần đến cả 450 mẫu thông tin về mỗi chủ thẻ
hay không? Tại sao với tất cả những thông tin như vậy mà trước đây công ty vẫn
không biết được quảng cáo của họ thất bại cho đến khi Ogilvy & Mather đề nghị người
tiêu dùng trò chuyện với thẻ của họ?
Những người quản lý thường phàn nàn rằng thông tin phân tán rải rác khắp
công ty và khó mà xác định được, hoặc là nó có quá trễ đến nỗi không còn hữu dụng
nữa. Họ cũng ngờ vực về mức độ chính xác của thông tin tiếp thị. Những phàn nàn
như vậy cũng đã cho thấy chức năng cần thiết của thông tin tiếp thị và những phiền
toái mà những người quản lý gặp phải khi họ phải đưa ra quyết định dựa trên những
thông tin không hoàn hảo.
Để vượt qua những vấn đề này và cũng để tăng giá trị và số lượng của thông
tin, những người quản lý có thể thực hiện những chiến lược sau:
• Tăng số nguồn thông tin.
• Giảm thiểu những sai sót.
• Thiết kế bản nghiên cứu tốt hơn.
• Báo cáo thông tin rõ ràng hơn.
• Quản lý hệ thống thông tin tiếp thị của công ty chặt chẽ hơn.
• Tìm kiếm những phương pháp nghiên cứu sáng tạo.
Trong những chiến lược trên, chiến lược sau cùng có lẽ là chiến lược được ưa
chuộng nhất hiện nay vì nó có thể đưa ra những sự thật ngầm hiểu mới về khách hàng,
những lợi thế thông tin để từ đó xây dựng nên những lợi thế thị trường.
Ví dụ, một trong những khách hàng của chúng tôi, chuyên gia điều hành cao
cấp của một công ty truyền hình cáp rất thích kiểu tìm kiếm thông tin mà ông ta gọi là
“tìm kiếm qua những cuộc trò chuyện không chính thức ngẫu nhiên”. Theo phương
pháp này, ông cho rằng những người làm công tác tiếp thị nên đặt ra những câu hỏi
ngẫu nhiên với những người xung quanh trong cuộc sống hàng ngày. Thỉnh thoảng
ông ta có thể khám phá ra những điều rất bổ ích cho công việc của ông bằng phương
pháp này hơn là đọc các báo cáo nghiên cứu trong văn phòng. Một số lượng lớn đáng
kinh ngạc các thông tin quý giá thường đến từ những cuộc trò chuyện ngẫu nhiên và
thân mật như vậy, trong đó có những sự thật ngầm hiểu mà thậm chí bạn cũng chẳng
nghĩ ra được khi đặt câu hỏi trong một khảo sát chính thức.
Khảo sát không chính thức từ những người đưa ra quyết định thực sự chứ
không phải từ các chuyên gia nghiên cứu thị trường trở thành mốt mới nhất trong tiếp
thị hiện nay. Khi nhậm chức chuyên gia điều hành cấp cao của IBM với nhiệm vụ
ngăn chặn tình trạng tụt dốc của công ty vào năm 1993, Louis Gretna đã quyết định
không thực hiện bất kỳ một hoạt động tiếp thị hay quyết định chiến lược nào trong
vòng sáu tháng đầu. Thay vào đó, ông đã bỏ ra sáu tháng đi vòng quanh thế giới để nói
chuyện với các khách hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối và bất kỳ người nào có thể
đưa ra ý kiến có giá trị nhằm vực lại sự phát triển của IBM. Mỗi ngày, ông phải điểm
tâm với khách hàng này, sau đó đi tham quan nhà máy rồi lại ăn trưa với vài khách
hàng khác và cứ như vậy cho đến tối mịt.
Giúp bạn hình dung thêm: Sự lắng nghe sáng tạo tại HP
“Lắng nghe là một quy trình mà qua đó chúng ta có thể nâng cao hiểu biết về
các nhu cầu của khách hàng và mục tiêu của chúng ta trong việc thay đổi quy trình này
là làm cho sự hiểu biết của chúng ta về những nhu cầu đó ngày một rõ ràng và giàu
tưởng tượng hơn. Điều then chốt đưa đến thành công đó là phải biết sử dụng nhiều
kênh tiếp xúc đa dạng để nghe nhiều càng nhiều ý kiến về nhu cầu và nhận thức của
người tiêu dùng càng tốt.
Chỉ thực hiện những nghiên cứu tiếp thị chuẩn mực thôi vẫn chưa đủ. Quy trình
lắng nghe của chúng ta ngày nay áp dụng cả 3 kênh: nghiên cứu khách hàng, những
người quan sát thị trường và những người tư vấn. Qua việc lắng nghe cả 3 kênh này,
chúng ta sẽ đạt được hình ảnh 3 chiều về nhận thức của khách hàng. Điều đó giúp
chúng ta có cách tiếp cận sáng tạo hơn để xác định và đáp ứng đúng nhu cầu khách
hàng”
– Manuel F.Diaz, phó chủ tịch, Worldwide Sales and Marketing, Hewlett
Packard Computer Systems Organization6
Hầu hết mọi người đã cho rằng ông ta chẳng bình thường. Nhưng bây giờ họ
thấy không chắc chắn lắm – và nhiều nhà quản lý khác thì bắt đầu theo lý thuyết của
ông ta. Cổ phiếu của IBM – vốn đã từng rớt xuống mức thấp trong vòng 18 năm ở
40.62 USD tại thời điểm Gerstner tiếp quản – đã tăng lên 400% vào thời điểm có bài
viết này và các đối thủ của IBM cũng đã choáng váng trước sức bật trên hầu hết các thị
trường của IBM.
IBM là một trong những công ty đầu tiên áp dụng cách tiếp cận này trong
nghiên cứu thị trường. Một bài báo gần đây trong tờ Harvard Business Review có tựa
đề là “Hãy sống một ngày cùng các khách hàng của mình”. Việc dành hết một ngày để
quan sát khách hàng thậm chí còn là một điều khá mới mẻ với nhiều nhà quản lý.
Nhưng thiết nghĩ, nếu Gerstner có thể làm được như vậy trong sáu tháng thì một ngày
liệu có thấm vào đâu!
CÁC NGUỒN THÔNG TIN
Hiện có rất nhiều nguồn thông tin – nhiều hơn cả những gì hầu hết các nhà quản
lý đang sử dụng. Một số nguồn cung cấp những thông tin chính quy ví dụ như là một
báo cáo khảo sát được viết rất cẩn trọng. Trong khi đó những nguồn khác trình bày
thông tin một cách thoải mái hơn. Tất cả đều có giá trị. Sau đây là phân loại của các
thông tin tiếp thị:
Sách và các tạp chí xuất bản định kỳ.
Các công ty nghiên cứu và tư vấn.
Khách hàng.
Bạn bè trong công ty.
Thông tin bí mật.
Hệ thống thông tin tiếp thị (ghi nhận nội bộ trong công ty).
Nghiên cứu tiếp thị.
Các nhà quản lý khác.
Chứng từ công khai từ đối thủ.
Nhân viên.
Nhân viên cấp dưới.
Nhân viên cấp trên.
Nhà cung cấp.
Lướt mạng Internet.
Tìm kiếm thông tin thông qua những cuộc trò chuyện ngẫu nhiên.
Khách hàng thường là nguồn thông tin quý giá nhất và hầu hết các nghiên cứu
tiếp thị đều tập trung vào họ. Tuy nhiên những nguồn khác – từ nhân viên đến đối thủ
– đều có thể hữu dụng như nhau.
Các nguồn không chính thức
American Express, Sony, Whirlpool, Procter & Gamble và nhiều công ty khác
đã bắt đầu sử dụng những khiếu nại của khách hàng làm nguồn bổ sung cho những
khảo sát khách hàng chính quy mà họ thực hiện. Trung tâm dịch vụ khách hàng của
General Electric ở Louisville, Kentucky mỗi năm nhận khoảng 3 triệu cuộc gọi của
khách hàng qua số điện thoại miễn phí, trong đó 10% là các phàn nàn, khiếu nại. Các
khiếu nại đó được bộ phận tiếp thị sử dụng nhằm xác định vấn đề và nâng cao chất
lượng của cả dịch vụ và sản phẩm của họ. 25% người gọi đến muốn được trợ giúp
trước khi họ quyết định mua sản phẩm. Điều này đã tạo cơ hội cho GE có được
500,000 đơn hàng. Mỗi năm, American Express cũng chi 150 triệu USD nhằm giúp
khách hàng tháo gỡ những vướng mắc của họ. Các đường dây liên lạc, ngân hàng dữ
liệu, máy tính, nhân sự cũng như các đợt huấn luyện chuyên biệt cho dịch vụ khách
hàng này đã giúp mang lại một nguồn dữ liệu tiếp thị lớn trong các quyết định của
công ty. Số điện thoại Coca-Cola’s (800) GET-COKE đã nhận hơn 12,000 cuộc gọi
mỗi ngày khi New Coke được tung ra năm 1985 để thay thế công thức cũ. 95% cuộc
gọi có nội dung phàn nàn và thế là Coke Classic đã nhanh chóng trở lại với thị trường.
Thông tin không chính thức từ các đường dây nóng hay trung tâm giải quyết
khiếu nại khách hàng đôi khi cũng được bổ trợ bởi thông tin từ những nguồn khác.
Hãng United Airlines đã quyết định cung cấp thông tin về các chuyến bay tốt hơn cho
khách hàng bởi vì một nhân viên của hãng đã tình cờ nghe được cuộc trò chuyện của
các hành khách nói về những khó khăn của họ. Montgomery Ward đã hạ giá bán khi vị
chủ tịch của tập đoàn này phát hiện nhiều nhân viên của mình đã đi mua hàng tại
Kmart. Đối với Minnesota Mining & Manufaturing (3M), đội ngũ nhân viên bán hàng
chính là nguồn chính cho việc phát triển ý tưởng sản phẩm mới. Khi những nhân viên
bán hàng nhìn thấy những công nhân ở nhà máy sản xuất ô tô phàn nàn về những vết
bẩn trên giấy nhám khô, 3M đã sản xuất ra một loại giấy nhám có thể sử dụng uớt
được. Công ty cũng đã nảy ra sáng kiến sản xuất ra loại chỉ trong phẩu thuật chỉ dùng
một lần và Steri-Strip, một loại chỉ khâu vết mổ khi các nhân viên bán hàng quan sát
thấy vài vấn đề đã nảy sinh trong các phòng mổ.
Các nguồn thông tin chính thức
Nguồn thông tin chính thức là nguồn tuân thủ theo các thủ tục nhất định nhằm
tăng thêm độ chính xác trong một số trường hợp và dễ đánh giá mức độ tin cậy của nó
trong mọi trường hợp. Hệ thống thông tin chính thức thường xuất phát từ yêu cầu về
thông tin của người quản lý, sau đó người ta tiến hành thu thập thông tin và phân tích
số liệu thô nhằm trả lời những câu hỏi đặt ra của người quản lý. Các nguồn thông tin
chính thức bao gồm nguồn sơ cấp như từ khách hàng và nguồn thứ cấp được báo cáo
qua thông tin thu thập từ nguồn sơ cấp. Phần lớn chương này sẽ tập trung vào nguồn
thông tin chính thức.
Các nguồn thông tin thường bị bỏ sót
Bạn có nghĩ mình đang bỏ sót những nguồn thông tin tốt? Sau đây là những
nguồn thông tin mà nhiều người quản lý thường bỏ sót nhất:
• Tài liệu bằng sáng chế Chính phủ: những thông tin này cho ta biết những
cải tiến kỹ thuật tiềm năng trong một ngành của công ty.
• Báo cáo thường niên của đối thủ: nhằm nổ lực xây dựng hình ảnh của các
cổ đông trong công ty, báo cáo thường niên có thể cho ta biết một kỹ thuật mới trong
nghiên cứu và phát triển hay bất kỳ thông tin hữu ích khác.
• Quảng cáo tuyển dụng của đối thủ: những quảng cáo như vậy có thể cho
biết phương hướng tiếp thị và kỹ thuật của đối thủ.
• Các hội thảo và liên kết chuyên nghiệp: các sản phẩm, nghiên cứu và phát
triển, nguyên tắc quản trị thường được thể hiện qua việc trưng bày, ấn phẩm quảng
cáo, tài liệu khoa học và bài phát biểu.
• Các cơ quan/hãng thông tấn Chính phủ: theo đạo luật tự do thông tin
năm 1966, nhiều cơ quan liên bang phải cung cấp các tài liệu được yêu cầu hay những
báo cáo như là báo cáo thanh tra về việc quản lý thuốc liên bang của các nhà máy,
thông tin về giá cả của các đối thủ trong các cuộc đấu giá và các báo cáo lưu trữ tại Uỷ
ban thương mại liên bang nhằm hỗ trợ cho các lời khẳng định trong quảng cáo.
• Báo cáo từ báo và tạp chí: theo dõi các hội thảo, chương trình từ phía các
đối thủ và trong cùng ngành, môi trường nói chung. Nên phân công một người thu
thập các bài viết và lưu trữ những thông tin quan trọng về đối thủ.
• Những cuộc trò chuyện với khách hàng, đội ngũ bán hàng, nhà phân
phối, nhà cung cấp, chuyên gia trong ngành, một cách riêng biệt hoặc thành nhóm:
hầu hết những người làm marketing thường quá bận rộn với các công việc chất chồng
nơi bàn giấy nên họ không có thời gian ra ngoài và tìm kiếm những thông tin không
chính quy từ những nguồn này. Đừng quên bước ra ngoài phố!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- MBA trong tầm tay - Marketing.pdf