Mẫu hình việc làm và nghề nghiệp của cặp vợ chồng trong gia đình nông thôn Việt Nam

Tài liệu Mẫu hình việc làm và nghề nghiệp của cặp vợ chồng trong gia đình nông thôn Việt Nam: Xã hội học thực nghiệm Xã hội học số 3 - 2007 37 Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org Mẫu hình việc làm và nghề nghiệp của cặp vợ chồng trong gia đình nông thôn Việt Nam Đỗ Thiên Kính Theo cuốn sách của Ochiai Emiko, mô hình gia đình hiện đại ở châu Âu xuất hiện vào khoảng giữa thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX trong tầng lớp trung lưu. Các gia đình này có người ở giúp việc, vợ chồng gắn kết với nhau bởi tình yêu và con cái ngoan ngoãn. Đây là một trong số nhiều kiểu loại gia đình của xã hội. Các gia đình thuộc tầng lớp công nhân, đặc biệt là gia đình ở tầng lớp nghèo hơn có hình ảnh khác hẳn: con cái nghiện rượu, vợ chồng hay cãi lộn nhau (Ochiai Emiko, 1997: 79-81). Mặc dù có vẻ là hoàn hảo hơn các kiểu loại gia đình khác, nhưng gia đình hiện đại vẫn chưa chiếm ưu thế trong xã hội. Hình ảnh về gia đình hiện đại được biết đến rộng rãi hơn vào thế kỷ XX ở châu Âu. Những gia đình này, 2 hoặc 3 con, ngoan ngoãn, công việc nội trợ thường do người vợ đảm nhận....

pdf10 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 1052 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mẫu hình việc làm và nghề nghiệp của cặp vợ chồng trong gia đình nông thôn Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học thực nghiệm Xã hội học số 3 - 2007 37 Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org Mẫu hình việc làm và nghề nghiệp của cặp vợ chồng trong gia đình nông thôn Việt Nam Đỗ Thiên Kính Theo cuốn sách của Ochiai Emiko, mô hình gia đình hiện đại ở châu Âu xuất hiện vào khoảng giữa thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX trong tầng lớp trung lưu. Các gia đình này có người ở giúp việc, vợ chồng gắn kết với nhau bởi tình yêu và con cái ngoan ngoãn. Đây là một trong số nhiều kiểu loại gia đình của xã hội. Các gia đình thuộc tầng lớp công nhân, đặc biệt là gia đình ở tầng lớp nghèo hơn có hình ảnh khác hẳn: con cái nghiện rượu, vợ chồng hay cãi lộn nhau (Ochiai Emiko, 1997: 79-81). Mặc dù có vẻ là hoàn hảo hơn các kiểu loại gia đình khác, nhưng gia đình hiện đại vẫn chưa chiếm ưu thế trong xã hội. Hình ảnh về gia đình hiện đại được biết đến rộng rãi hơn vào thế kỷ XX ở châu Âu. Những gia đình này, 2 hoặc 3 con, ngoan ngoãn, công việc nội trợ thường do người vợ đảm nhận. Điều này được thể hiện qua tỉ lệ nữ tham gia lực lượng lao động đã giảm và tỉ lệ sinh cũng giảm trong toàn xã hội (Ochiai Emiko, 1997: 81). Ngoài những đặc điểm và chức năng của gia đình nói chung, ta có thể đưa ra những đặc điểm quan trọng khác của kiểu loại gia đình hiện đại ở thế kỷ XX (Biên tập lại từ cuốn sách của Ochiai Emiko, 1977: 76-78) như sau: A. Gia đình hiện đại là gia đình hạt nhân, có 2 hoặc 3 con. B. Phân công lao động trên cơ sở giới: công việc nội trợ thường do người vợ đảm nhận và người chồng là trụ cột kinh tế trong gia đình. C. Vợ chồng gắn kết với nhau bởi tình yêu, hoặc là hôn nhân do tình yêu, mà không phải hôn nhân do sắp đặt. D. Con cái là trung tâm chú ý và được sự quan tâm chăm sóc trong gia đình. E. Tính cá nhân của các thành viên trong gia đình được đề cao và tôn trọng. Bước sang thế kỷ XXI, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, xã hội công nghiệp phát triển, nhiều người vợ được giải phóng khỏi những công việc nội trợ trong gia đình và tham gia vào lực lượng lao động xã hội. Đây là thời kỳ phụ nữ tham gia vào những hoạt động xã hội nhiều hơn. Có thể thấy rằng mẫu hình nghề nghiệp của hai vợ chồng trong mô hình gia đình hiện đại ở châu Âu là sự phân công lao động trên cơ sở giới: công việc nội trợ trong nhà thường do người vợ đảm nhận và người chồng tham gia vào lực lượng lao động xã hội và là trụ cột kinh tế trong gia đình. œ Bài viết này dựa trên cơ sở số liệu của Dự án: “Nghiên cứu liên ngành về gia đình Việt Nam trong chuyển đổi (2004-2007)”. Mẫu nghiên cứu của Dự án gồm 900 hộ gia đình được lựa chọn ở 3 xã, đại diện cho 3 miền: Bắc (Yên Bái), Trung (Thừa Thiên - Huế) và Nam (Tiền Giang) của Việt Nam. Thời gian thực hiện nghiên cứu là 3 năm: năm 2004 (Yên Bái), năm 2005 (Tiền Giang), và năm 2006 (Thừa Thiên - Huế). Mẫu hình việc làm và nghề nghiệp của cặp vợ chồng trong gia đình nông thôn Việt Nam Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org 38 Trong bài viết chỉ đề cập đến những gia đình có đầy đủ cả hai vợ chồng. Mục đích là tìm hiểu mẫu hình việc làm/nghề nghiệp của hai vợ chồng trong gia đình nông thôn Việt Nam. Mẫu hình việc làm/nghề nghiệp này sẽ được thể hiện như thế nào tại thời điểm kết hôn và thời điểm hiện nay? Qua đó, có thể đưa ra được mẫu hình nói chung về việc làm/nghề nghiệp của vợ chồng với một số đặc thù và những vấn đề đặt ra cho gia đình Việt Nam. Số người trả lời ở các gia đình có đầy đủ vợ chồng (chung 3 tỉnh) như sau: Kiểu gia đình (% hàng) Mức sống hộ gia đình % hộ & (N) Số con TB Tuổi TB Số năm học TB Hạt nhân Khác - Khá giả 18,0 (159) 2,0 45,6 7,0 58,5 41,5 - Trung bình 53,6 (474) 2,1 42,4 6,5 67,9 32,1 - Nghèo 28,5 (252) 2,6 44,5 5,0 71,4 28,6 Tổng số (%) & (N) 100,0 (885) 2,2 43,6 6,2 67,2 (595) 32,8 (290) 1. Vấn đề việc làm và thu nhập của hai vợ chồng Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên cuộc hôn nhân giữa hai vợ chồng là có nguồn thu nhập ổn định (ngoài yếu tố tình yêu). Những hoạt động chủ yếu mang lại thu nhập của vợ chồng trong vài năm đầu sau khi kết hôn và hiện nay được thể hiện trong bảng dưới đây. Bảng 1: Hoạt động mang lại thu nhập của hai vợ chồng (đ.v = %) Chung 3 tỉnh Khi kết hôn Hiện nay Các dạng hoạt động Vợ Chồng Vợ Chồng 1. Làm việc có thu nhập 95,5 95,8 87,5 90,7 2. Có công việc nhưng không đi làm 0,3 0,5 0,1 3. Không làm việc và đang tìm việc 0,1 0,1 0,1 4. Trông nom nhà cửa 2,9 6,5 1,6 5. Đi học 0,5 6. Không thể làm việc được 0,8 1,9 2,5 7. Nghỉ hưu 2,5 3,9 8. Làm việc khác 1,2 2,8 0,9 0,9 9. Không trả lời 0,1 0,2 Tổng số: (N), % (885) 100,0 (885) 100,0 (882) 100,0 (884) 100,0 Một số nhận xét từ Bảng 1 như sau: Đỗ Thiên Kính Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org 39 - Hầu hết các cặp vợ chồng đều có việc làm tạo thu nhập riêng. Nguồn tạo thu nhập này là tương đối ngang bằng nhau giữa vợ và chồng (khi kết hôn là: 95,5% đối với vợ, và 95,8% đối với chồng; còn hiện nay là: 87,5% đối với vợ, và 90,7% đối với chồng). Tuy nhiên vào thời điểm kết hôn, có tỉ lệ 2,9% số người vợ ở nhà trông nom nhà cửa, và 0,3% số người vợ có công việc nhưng không đi làm. Tổng cộng lại, ta có 3,2% số người vợ không có việc làm tạo thu nhập, tức là không có nguồn thu nhập đóng góp vào ngân quỹ của gia đình trẻ. Trong khi đó, không có người chồng nào ở trong tình trạng như vậy. Điều này tạo nên tình trạng kém hơn của người vợ đối với người chồng trong việc đóng góp thu nhập cho gia đình ngay từ khi mới kết hôn. - Tiếp theo, trong quá trình chung sống người chồng có việc làm mang lại thu nhập nhiều hơn người vợ (90,7% > 87,5%). Hơn nữa, khi so sánh giữa thời điểm hiện nay với thời điểm kết hôn, ta thấy tỉ lệ có việc làm tạo thu nhập của cả chồng và vợ đều giảm đi, nhưng tỉ lệ này ở người vợ giảm nhanh hơn chồng. Cụ thể là, tỉ lệ có việc làm tạo thu nhập của người vợ đã giảm 8,0% (8,0% = 95,5% - 87,5%), còn của người chồng giảm 5,1% (5,1% = 95,8% - 90,7%). Như vậy, theo thời gian, người vợ đã bị giảm việc làm có thu nhập nhiều hơn chồng (8,0% > 5,1%). Điều này thể hiện sự tăng lên về tình trạng ưu thế của nguời chồng so với người vợ trong quá trình chung sống. Trái ngược với điều này là tình trạng kém đi của người vợ ngày càng nhiều hơn. Đồng thời, tỉ lệ trông nom nhà cửa của người vợ tăng lên từ 2,9% (khi kết hôn) lên 6,5% (hiện nay). Người vợ có xu hướng quay trở về với công việc nội trợ (trông nom nhà cửa) nhiều hơn, tương ứng với thâm niên hôn nhân và độ tuổi các cặp vợ chồng. Điều này là hợp lý trong chu trình sống của gia đình. Như vậy, xét từ những hoạt động mang lại thu nhập của hai vợ chồng, ta thấy vai trò giữa vợ và chồng là tương đối ngang bằng nhau. Nhưng dù sao, người vợ cũng thể hiện xu hướng có vị thế kém hơn người chồng. Hơn nữa, trong quá trình chung sống (từ khi kết hôn cho đến hiện nay) vị thế kém hơn của người vợ đối với người chồng trong việc đóng góp thu nhập cho gia đình đã tăng lên theo thời gian. 2. Hai vợ chồng có việc làm chính là gì? Việc làm/nghề nghiệp ở đây được hiểu là thuộc lĩnh vực ngành nghề gì, chứ không phải là tên gọi việc làm/nghề nghiệp cụ thể. Bảng số liệu về việc làm/nghề nghiệp thuộc lĩnh vực ngành nghề của hai vợ chồng được trình bày dưới đây. Nhận xét từ Bảng 2 như sau: Trên địa bàn nông thôn, các cặp vợ chồng chủ yếu làm việc trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Nhưng, tỉ lệ những người vợ có nghề nông là cao hơn người chồng (khi kết hôn là: 72,1% > 62,6%; còn hiện nay là: 67,2% > 64,0%). Ngược lại điều này, đương nhiên là tỉ lệ những người chồng có nghề phi nông sẽ cao hơn người vợ. Trong số đó, nghề phi nông thuộc lĩnh vực “Công nghiệp/ Tiểu thủ công nghiệp” thường có ưu thế hơn so với các nghề phi nông khác, thì tỉ lệ về nghề nghiệp loại này của người chồng cũng cao hơn người vợ (khi kết hôn là: 9,4% > 5,7%; còn hiện nay là: 8,2% > 4,1%). Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp thường là vất vả, mà thu nhập lại ít. Nghề phi nông mang lại thu nhập cao hơn. Điều này tạo nên tình trạng kém hơn của người vợ đối với người chồng trong lĩnh vực hoạt động ngành nghề. Hơn nữa, tỉ lệ những người vợ “Không nghề nghiệp” cũng cao hơn người chồng: (khi kết hôn là: 2,4% > 0,7%; còn hiện nay là: 5,2% > 2,2%). Tất cả những điều này tạo nên vị thế vẫn kém hơn của người vợ đối với người chồng trong lĩnh vực hoạt động ngành nghề. Bảng 2: Lĩnh vực ngành nghề của hai vợ chồng (đ.v = %) Mẫu hình việc làm và nghề nghiệp của cặp vợ chồng trong gia đình nông thôn Việt Nam Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org 40 Chung 3 tỉnh Khi kết hôn Hiện nay Các lĩnh vực ngành nghề Vợ Chồng Vợ Chồng 1. Công nghiệp/Tiểu thủ công nghiệp 5,7 9,4 4,1 8,2 2. Nông nghiệp/Lâm nghiệp/Thủy sản 72,1 62,6 67,2 64,0 3. Dịch vụ XH (Ytế, G.dục, K.học...) 4,9 5,3 4,4 5,0 4. Kinh doanh/Dịch vụ khác 10,3 8,4 13,2 10,9 5. Bộ đội/Công an 0,6 6,3 0,3 2,0 6. Khác 4,2 7,4 5,6 7,8 7. Không nghề nghiệp 2,4 0,7 5,2 2,2 8. Không trả lời 0,1 Tổng số: (N), % (884) 100,0 (884) 100,0 (874) 100,0 (874) 100,0 Khu vực và nơi làm việc của hai vợ chồng Bảng 3: Hai vợ chồng làm việc cho ai? (đ.v = %) Chung 3 tỉnh Khi kết hôn Hiện nay Khu vực, nơi làm việc Vợ Chồng Vợ Chồng 1. Hộ gia đình/bản thân 78,7 65,5 81,2 73,0 2. Tư nhân là người họ hàng 0,8 1,0 2,0 2,2 3. Tư nhân không phải là họ hàng 4,6 8,5 4,4 9,1 4. Hợp tác xã 5,0 6,2 4,3 4,6 5. Nhà nước 10,1 16,8 7,1 9,2 6. Cơ sở liên doanh với nước ngoài 0,2 0,2 0,2 7. Cơ sở 100% vốn nước ngoài 0,1 0,1 8. Khác 0,7 1,8 0,6 1,5 9. Không trả lời 0,1 0,2 10. Không biết 0,1 Tổng số: (N), % (864) (875) (871) (879) Đỗ Thiên Kính Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org 41 100,0 100,0 100,0 100,0 Một số nhận xét từ Bảng 3 như sau: - Do các cặp vợ chồng chủ yếu lao động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, cho nên họ cũng thường làm việc này cho hộ gia đình của mình là chính. Nhưng dù sao, người chồng cũng lao động cho gia đình của mình ít hơn người vợ (khi kết hôn là: 65,5% đối với người chồng < 78,7% đối với người vợ; còn hiện nay là: 73,0% đối với người chồng < 81,2% đối với người vợ). Như vậy, việc làm của người chồng có xu hướng hoạt động ra bên ngoài gia đình nhiều hơn; và người chồng thể hiện xu hướng “hòa nhập” vào xã hội, còn người vợ “ở lại” lao động cho gia đình của mình. Điều này sẽ làm cho người chồng có quan hệ xã hội rộng rãi hơn và vị thế trong xã hội cũng cao hơn người vợ. - Đối với nơi làm việc cho “Tư nhân không phải là họ hàng” đã thu hút lao động của người chồng nhiều hơn so với người vợ (khi kết hôn là: 8,5% > 4,6%; còn hiện nay là: 9,1% > 4,4%). Hơn nữa, khi so sánh giữa thời điểm hiện nay với thời điểm kết hôn, ta thấy người chồng có xu hướng dịch chuyển đến nơi làm việc này ngày càng nhiều lên (từ 8,5% → lên 9,1%). Trong khi đó, người vợ có xu hướng đi ra khỏi nơi làm việc này (từ 4,6% → xuống còn 4,4%). Như vậy, người chồng vẫn luôn thể hiện xu hướng đi ra “hòa nhập” vào xã hội, còn người vợ thể hiện xu hướng ngược lại. Điều này càng làm rõ thêm khu vực và nơi làm việc của người chồng ngày càng vẫn có ưu thế hơn người vợ theo sự thay đổi của thời gian. 3. Hai vợ chồng tìm việc làm chính như thế nào và có nghề phụ không? Một số nhận xét từ Bảng 4 như sau: - Hai vợ chồng tự đi tìm việc làm là chính. Nhưng dù sao, tỉ lệ những người vợ phải tự tìm lấy việc làm là cao hơn người chồng (khi kết hôn là: 66,9% > 63,2%; còn hiện nay là: 69,1% > 67,6%). Như vậy, người vợ sẽ vất vả hơn người chồng trong tìm kiếm việc làm. Ngược lại điều này, đương nhiên là tỉ lệ người chồng được người khác giúp đỡ (tức là không tự bản thân) tìm kiếm việc làm là cao hơn vợ. Trong đó, đặc biệt là tỉ lệ người chồng được “Nhà nước phân công” cao hơn so với người vợ (khi kết hôn là: 12,6% > 8,2%; còn hiện nay là: 8,4% > 6,5%). Điều này đã thể hiện nam giới có ưu thế hơn nữ giới trong việc Nhà nước phân công công tác. Mặt khác, ngoài tỉ lệ tương đối ngang bằng nhau giữa vợ và chồng (khi kết hôn là: 16,5% # 16,2%; còn hiện nay là: 15,8% # 15,3%) được họ hàng của bên nào thì bên ấy giúp đỡ tìm kiếm việc làm, phần còn lại thì tỉ lệ những người vợ phải nhờ dựa vào bên nhà chồng để tìm kiếm việc làm cũng cao hơn so với người chồng phải nhờ dựa vào bên vợ (khi kết hôn là: 6,6% > 4,4%; còn hiện nay là: 6,5% > 4,0%). Như vậy, chẳng những tỉ lệ người vợ được từ bên ngoài giúp đỡ (tức là không tự bản thân) tìm kiếm việc làm là ít hơn chồng, mà sự giúp đỡ này lại nhờ dựa vào họ hàng nhà chồng nhiều hơn là chồng nhờ dựa vào bên vợ. Điều này chắc sẽ tạo nên một sự “phụ thuộc” nhất định của người vợ vào người chồng, và đương nhiên “thế đứng” của người chồng tiếp tục sẽ cao hơn người vợ. - Đối với việc làm phụ của hai vợ chồng, tỉ lệ những người chồng có việc làm phụ luôn cao hơn người vợ ở cả thời điểm khi kết hôn và hiện nay (khi kết hôn là: 17,8% > 14,7%; còn hiện nay là: 30,7% > 24,3%). Đặc biệt, sự tăng lên về tỉ lệ có việc làm phụ của người chồng giữa hai thời kỳ (khi kết hôn và hiện nay) là 12,9% (12,9% = 30,7% - 17,8%). Con số tương ứng của người vợ là 9,6% (9,6% = 24,3% - 14,7%). Như vậy, tỉ lệ tăng thêm việc làm phụ của người chồng là cao hơn người vợ (12,9% > 9,6%). Điều này đã củng cố và nâng cao thêm sự đóng góp về mặt kinh tế của người chồng trong quá trình chung sống. Bảng 4: Đi tìm việc làm và nghề phụ của hai vợ chồng (đ.v = %) Mẫu hình việc làm và nghề nghiệp của cặp vợ chồng trong gia đình nông thôn Việt Nam Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org 42 Chung 3 tỉnh Khi kết hôn Hiện nay Tìm việc làm chính như thế nào? Vợ Chồng Vợ Chồng 1. Nhà nước phân công 8,2 12,6 6,5 8,4 2. Bố mẹ/họ hàng của tôi giúp đỡ 16,5 16,2 15,8 15,3 3. Bố mẹ/h.hàng của Vợ/C tôi giúp đỡ 6,6 4,4 6,5 4,0 4. Bạn bè của tôi giúp đỡ 0,2 1,3 0,1 2,0 5. Bạn bè của Vợ/Chồng tôi giúp đỡ 0,1 0,8 0,4 1,2 6. Tôi tự tìm việc 66,9 63,2 69,1 67,6 7. Người khác giúp đỡ 0,6 0,7 0,7 0,8 8. Không nhớ/Không biết 0,8 0,7 0,9 0,7 Tổng số (N), % (847) 100,0 (857) 100,0 (857) 100,0 (868) 100,0 Nghề phụ của hai vợ chồng: Có 14,7 17,8 24,3 30,7 KHÔNG 85,3 82,2 75,7 69,3 Tổng số (N), % (856) 100,0 (866) 100,0 (840) 100,0 (853) 100,0 Như vậy, khi xem xét và so sánh giữa thời điểm hiện nay và thời điểm kết hôn, ta thấy tình trạng thuận lợi/ưu thế của người chồng đối với người vợ (trong quá trình đi tìm việc làm chính và có thêm việc làm phụ để đóng góp vào thu nhập cho gia đình) đã tăng lên theo thời gian. Nhận xét này càng làm rõ thêm xu hướng thiên lệch về phía người chồng so với vợ trong các nhận xét trên đây. Phân công việc nhà giữa hai vợ chồng (bảng 5) Nhìn vào hàng chữ “Vợ là chính”, ta thấy những con số đều thể hiện vợ là người chủ yếu làm các công việc nội trợ gia đình (cả khi kết hôn và hiện nay). Khi so sánh giữa thời điểm hiện nay với thời điểm kết hôn, ta thấy: Trong những công việc nhà (như nấu cơm, rửa bát, dọn nhà và giặt rũ) không liên quan đến sử dụng đồng tiền và “tay hòm chìa khóa” (như giữ tiền chi tiêu và mua thức ăn), thì tỉ lệ những người vợ làm việc này là chính đã giảm đi từ khi kết hôn cho đến nay. Cụ thể như sau: Tỉ lệ những người vợ nấu cơm là chính đã giảm từ 82,3% → 74,3%; rửa bát: 86,4% → 71,2%; dọn nhà: 81,8% → 71,4%; giặt rũ: 87,1% → 76,6%. Trong khi đó, tỉ lệ những người chồng làm việc này là chính lại tăng lên. Con số tương ứng về tỉ lệ những người chồng nấu cơm là chính đã tăng từ 1,6% → lên 4,8%; rửa bát: 1,5% → 2,6%; dọn nhà: 2,3% → 3,7%; giặt rũ: 1,1% → 2,5%. Xu hướng tăng giảm việc nhà giữa hai vợ chồng trong quá trình chung sống đã thể hiện sự chia sẻ công việc nội trợ trong gia đình của người chồng đối với người vợ, nhưng sự chia sẻ không nhiều. Nói cách khác, người vợ đã được “giải phóng” một phần khỏi công việc nội trợ trong quá trình chung sống. Nhưng dù sao, công việc nội trợ trong gia đình vẫn đè nặng trên vai người phụ nữ. Phải chăng điều này là do tình trạng kém hơn của người vợ (so với người Đỗ Thiên Kính Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org 43 chồng) trong nghề nghiệp chính và việc làm phụ, do vậy đã buộc họ phải làm việc nhà để duy trì sự “cân bằng” về công việc giữa hai vợ chồng? Bảng 5: Phân công việc nhà trong gia đình (đ.v = %) Phân công việc nhà Giữ tiền chi tiêu Mua thức ăn Nấu cơm Rửa bát Dọn nhà Giặt rũ Chồng là chính 8,9 4,2 1,6 1,5 2,3 1,1 Vợ là chính 54,8 71,9 82,3 86,4 81,8 87,1 Vợ = Chồng 8,5 3,8 6,3 5,4 8,1 6,8 Người khác 27,8 20,1 9,8 6,7 7,8 5,0 K hi k ết h ôn Tổng số: % (N) 100,0 (885) 100,0 (885) 100,0 (885) 100,0 (885) 100,0 (885) 100,0 (884) Chồng là chính 9,6 6,8 4,8 2,6 3,7 2,5 Vợ là chính 77,5 83,9 74,3 71,2 71,4 76,6 Vợ = Chồng 9,5 3,2 6,2 4,5 7,9 6,3 Người khác 3,4 6,1 14,7 21,7 17,0 14,6 C hu ng 3 tỉ nh H iệ n na y Tổng số: % (N) 100,0 (885) 100,0 (884) 100,0 (884) 100,0 (884) 100,0 (884) 100,0 (884) Một số nhận xét từ Bảng 5 như sau: - Sự “giải phóng” khỏi một phần công việc nội trợ của người vợ còn được giải thích như sau: Từ khi kết hôn cho đến hiện nay, các cặp vợ chồng đã có con cái lớn và những người con này đã giúp đỡ việc nhà cho bố mẹ. Số liệu thể hiện điều giải thích này là ở dòng “Người khác” làm việc nhà hiện nay đều lớn hơn thời điểm khi hai vợ chồng mới kết hôn (nấu cơm: 14,7% > 9,8%; rửa bát: 21,7% > 6,7%; dọn nhà: 17,0% > 7,8% và giặt rũ: 14,6% > 5,0%). Nếu thể hiện chi tiết hơn nữa số liệu (không được thể hiện ở Bảng 5), thì “Người khác” bao gồm chủ yếu là con trai và con gái của các cặp vợ chồng. - Đối với các công việc liên quan đến sử dụng đồng tiền và “tay hòm chìa khóa” (như giữ tiền chi tiêu và mua thức ăn), thì tỉ lệ những người vợ đảm nhiệm các công việc này là chính lại tăng lên từ khi kết hôn cho đến hiện nay (giữ tiền chi tiêu đã tăng từ 54,8% → lên 77,5%; và mua thức ăn cũng tăng từ 71,9% → lên 83,9%). Điều này đã thể hiện vai trò “nội tướng” ngày càng tăng lên của người vợ trong quá trình chung sống ở gia đình nông thôn Việt Nam. Nhận xét chung: Như vậy, người chồng đã có những thuận lợi/ưu thế hơn người vợ trong việc làm/nghề nghiệp chính. Đồng thời, người chồng cũng lại có nhiều việc làm phụ hơn người vợ. Hơn nữa trong công việc nhà, người vợ vẫn phải làm việc nhiều hơn chồng. Đồng thời, so sánh theo thời gian từ khi kết hôn cho đến hiện nay, tình trạng thuận lợi/ưu thế về việc làm/nghề nghiệp của người chồng vẫn tiếp tục tăng lên, mặc dù người vợ đã được “giải phóng” một phần khỏi công việc nội trợ trong quá trình chung sống. Kết hợp việc xem xét cả việc làm chính, việc làm phụ và việc nhà, đã thể hiện rõ ràng người chồng luôn ở tình trạng ưu thế hơn người vợ trong lao động và việc làm/nghề nghiệp. Hơn nữa, tình trạng ưu Mẫu hình việc làm và nghề nghiệp của cặp vợ chồng trong gia đình nông thôn Việt Nam Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org 44 thế này tiếp tục tăng lên theo thời gian chung sống. Điều này sẽ quy định sự đóng góp về mặt kinh tế của người chồng trong gia đình là nhiều hơn người vợ (xem Bảng 6). Đây là nhận xét tổng quát về mẫu hình việc làm/nghề nghiệp của hai vợ chồng trong gia đình nông thôn Việt Nam. Có thể tóm tắt về mẫu hình trên trong Hộp 1 sau đây: Hộp 1: Tóm tắt mẫu hình việc làm/nghề nghiệp của hai vợ chồng So sánh giữa thời điểm kết hôn và hiện nay Chung hai Vợ-Chồng Riêng người Vợ Riêng người Chồng Nhận xét 1. Hoạt động man g lại thu nhập Hầu hết đều có việc làm tạo thu nhập. Nhưng dù sao, tỉ lệ có việc làm của người chồng cũng nhiều hơn (90,7% > 87,5%). Tỉ lệ có việc làm tạo thu nhập của người vợ giảm nhanh hơn chồng trong quá trình chung sống (8,0% > 5,1%). Tỉ lệ có việc làm tạo thu nhập của người chồng tăng lên. Có sự thiên lệch nghiêng về phía người chồng (so với người vợ) ngày một tăng lên theo thời gian. 2. Lĩnh vực ngàn h nghề chín h Chủ yếu đều làm việc trong lĩnh vực s.xuất nông nghiệp. Nhưng, tỉ lệ nghề nông của người vợ cao hơn: (kết hôn là: 72,1% > 62,6%; hiện nay là: 67,2% > 64,0%) Tỉ lệ những người vợ “Không nghề nghiệp” cao hơn người chồng: (kết hôn là: 2,4% > 0,7%; hiện nay là: 5,2% > 2,2%). Tỉ lệ những người chồng “Không nghề nghiệp” thấp hơn người vợ. Người chồng có tình trạng thuận lợi hơn người vợ. 3. Khu vực, nơi làm việc Phần lớn đều làm việc trong hộ gia đình. Nhưng dù sao, người chồng cũng lao động cho bản thân gia đình họ ít hơn người vợ (kết hôn là: 65,5% < 78,7%; hiện nay là: 73,0% < 81,2%). Người vợ có xu hướng đi ra khỏi nơi làm việc cho “Tư nhân không phải là họ hàng” (từ 4,6% → xuống 4,4%). Chồng có xu hướng dịch chuyển đến nơi làm việc cho “Tư nhân không phải là họ hàng” ngày nhiều lên (8,5% → 9,1%). Vợ “ở lại” làm việc cho gia đình, họ hàng; còn Chồng có xu hướng hoạt động ở bên ngoài gia đình và “hòa nhập” vào xã hội nhiều hơn. 4. Tìm việc làm chín h và nghề phụ Chủ yếu tự đi tìm việc làm. Nhưng dù sao, tỉ lệ những người vợ phải tự đi tìm việc làm chính là cao hơn chồng (kết hôn là: 66,9% > 63,2%; hiện nay là: 69,1% > 67,6%). Vợ phải nhờ dựa vào họ hàng nhà chồng giúp đỡ tìm việc làm nhiều hơn là chồng nhờ dựa vào bên vợ (kết hôn là: 6,6% > 4,4%; hiện nay là: 6,5% > 4,0%). * Chồng được người khác giúp đỡ tìm việc làm chính là cao hơn vợ. * Chồng có việc làm phụ luôn cao hơn vợ. Người chồng vẫn có thuận lợi hơn vợ trong tìm kiếm việc làm chính và có nghề phụ. 5. Phâ n công việc nhà Vợ là người chủ yếu làm các công việc nội trợ trong g.đình (70%~85%). Nhưng, tỉ lệ vợ làm việc nhà đã giảm đi kể từ lúc kết hôn đến hiện nay. Tỉ lệ tham gia việc nhà của người chồng đã tăng lên kể từ kết hôn cho đến hiện nay. Phải chăng vợ là người chủ yếu làm việc nhà là để duy trì sự “cân bằng” về công việc giữa hai vợ chồng? Bảng 6: Ai đóng góp vào chi tiêu thường xuyên trong gia đình? Mức độ đóng góp Số hộ (%) Đỗ Thiên Kính Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org 45 Chồng là chính 111 12,6 Vợ là chính 42 4,8 Vợ = Chồng 573 65,0 Khác 155 17,6 Tổng số 881 100.0 Nhìn vào Bảng 6, ta thấy: Chủ yếu trong các hộ gia đình hiện nay đều do hai vợ chồng cùng nhau đóng góp vào chi tiêu (65,0% hộ gia đình có vợ và chồng đóng góp tương tự nhau). Điều này là phù hợp với mô hình việc làm/nghề nghiệp đã miêu tả ở Hộp 1 trên đây. Trong mô hình đó, phần lớn những cặp vợ chồng đều có việc làm/nghề nghiệp tạo thu nhập tương đối ngang nhau. Nhưng dù sao, xét trong tổng thể, địa vị việc làm/nghề nghiệp (gọi cách khác là tình trạng thuận lợi/ưu thế về nghề nghiệp) của người chồng là cao hơn người vợ, và tình trạng ưu thế này tăng lên theo thời gian chung sống. Điều này đã quy định phần tỉ lệ đóng góp của người chồng (12,6%) là cao hơn người vợ (4,8%). Đây là sự phù hợp lôgíc giữa việc làm/nghề nghiệp của hai vợ chồng như thế nào thì đã mang lại thu nhập/chi tiêu cho hộ gia đình như thế ấy. Như vậy, có thể xem Bảng 6 là kết quả cụ thể của mẫu hình việc làm/nghề nghiệp ở Hộp 1. 4. Nhận xét và bình luận a. Người chồng có những thuận lợi và ưu thế về nghề nghiệp hơn so với người vợ ngay từ khi kết hôn. Tức là, có sự thiên lệch về phía người chồng (so với người vợ). Điều này có cơ sở thực tế của nó. Tâm lý chung là người con gái thường tìm kiếm người con trai hơn mình về nhiều mặt để kết bạn trăm năm, như là một chỗ dựa vững chắc, là trụ cột cho cuộc sống gia đình. Trái lại, người con trai cũng thường chọn lựa người con gái sao cho anh ta phải hơn cô ấy về nhiều mặt. Có lẽ cũng vì thế mà tuổi kết hôn lần đầu của người con trai thường cao hơn người con gái. Tuổi cao hơn có thể anh ta sẽ hơn cô ấy về nhiều mặt (thành đạt về kinh tế, địa vị xã hội, kinh nghiệm sống và tâm lý tình cảm). Như vậy, sự chênh lệch về tuổi tác (người con trai thường nhiều tuổi hơn) tại thời điểm kết hôn như là tiền đề tự nhiên, quy định trước sự thiên lệch nghiêng về phía người chồng ngay từ đầu khi hình thành gia đình. Điều này là hợp lý đối với cả nam và nữ khi họ quyết định kết hôn với nhau. Sự thiên lệch về việc làm/nghề nghiệp nghiêng về phía người chồng ngay từ khi kết hôn như vậy có vẻ là điều hợp lý đối với cả người con trai và người con gái. b. Trong quá trình chung sống, sự thiên lệch về việc làm/nghề nghiệp trên đây tiếp tục được duy trì. Tức là, sự thiên lệch nghiêng về phía người chồng ngày càng được thể hiện rõ hơn trong quá trình ổn định và phát triển của gia đình. Liệu sự thiên lệch này ngày càng được thể hiện rõ hơn trong quá trình chung sống về sau cũng là một sự hợp lý tự nhiên từ điều hợp lý từ khi kết hôn? Như vậy, phải chăng không nên làm ảnh hưởng và xáo trộn sự thiên lệch hợp lý này? Phải chăng về phía xã hội, cũng không nên coi đây là sự bất bình đẳng về giới giữa hai vợ chồng? c. Quá trình thiên lệch về việc làm/nghề nghiệp trên đây có thể là một nhân tố quy định người chồng giữ vai trò là trụ cột kinh tế trong gia đình. Cụ thể hơn, trong gia đình nông thôn Việt Nam, do sự thiên lệch nghiêng về phía người chồng không nhiều, nên phải chăng có thể coi mô hình gia đình nông thôn Việ Nam là một dạng gia đình “2 trụ cột” (Lớn - bé/ Chính - phụ), phản ánh quan hệ vị thế và quyền lực của cặp vợ chồng trong gia đình hiện nay? Mẫu hình việc làm và nghề nghiệp của cặp vợ chồng trong gia đình nông thôn Việt Nam Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org 46 Tài liệu tham khảo 1. Ngân hàng Thế giới (2005). Báo cáo Phát triển Thế giới 2006: Công bằng và Phát triển. Hà Nội: Nxb Văn hóa - Thông tin. 2. Ochiai, Emiko (1997). The Japanese Family System in Transition: A Sociological Analysis of Family Change in Postwar Japan, Tokyo: LTCB International Library Foundation.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso3_2007_dothienkinh_6567.pdf