Mảnh ghép gân chân ngỗng sáu dải đáp ứng yêu cầu về kích thước trong tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối

Tài liệu Mảnh ghép gân chân ngỗng sáu dải đáp ứng yêu cầu về kích thước trong tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 165 MẢNH GHÉP GÂN CHÂN NGỖNG SÁU DẢI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU VỀ KÍCH THƯỚC TRONG TÁI TẠO DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC KHỚP GỐI Phạm Phước Thọ*, Đỗ Phước Hùng **, Trần Bình Dương* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Tổn thương dây chằng chéo trước gối (DCCT) là một chấn thương thể thao thường gặp, kết quả chức năng khớp gối sau tái tạo DCCT là yếu tố cốt lõi, phụ thuộc rất nhiều vào đường kính mảnh ghép tái tạo. Cùng với sự phát triển của các phương tiện cố định mảnh ghép thì vai trò của phương thức tăng kích thước đường kính mảnh ghép là vấn đề quan trong đối với chức năng khớp gối sau phẫu thuật tái tạo DCCT khi sử dụng mảnh ghép tự thân kinh điển đặc biệt là mảnh ghép gân chân ngỗng. Do đó với nghiên cứu khảt sát kích thước mảnh ghép gân chân ngỗng sáu dải là cần thiết cho các phẫu thuật viên Chấn thương chỉnh hỉnh tham khảo nhằm giúp cho bệnh nhân đạt được kết quả mong muốn. Mục tiêu: Khảo sát chiều...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 04/07/2023 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mảnh ghép gân chân ngỗng sáu dải đáp ứng yêu cầu về kích thước trong tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 165 MẢNH GHÉP GÂN CHÂN NGỖNG SÁU DẢI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU VỀ KÍCH THƯỚC TRONG TÁI TẠO DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC KHỚP GỐI Phạm Phước Thọ*, Đỗ Phước Hùng **, Trần Bình Dương* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Tổn thương dây chằng chéo trước gối (DCCT) là một chấn thương thể thao thường gặp, kết quả chức năng khớp gối sau tái tạo DCCT là yếu tố cốt lõi, phụ thuộc rất nhiều vào đường kính mảnh ghép tái tạo. Cùng với sự phát triển của các phương tiện cố định mảnh ghép thì vai trò của phương thức tăng kích thước đường kính mảnh ghép là vấn đề quan trong đối với chức năng khớp gối sau phẫu thuật tái tạo DCCT khi sử dụng mảnh ghép tự thân kinh điển đặc biệt là mảnh ghép gân chân ngỗng. Do đó với nghiên cứu khảt sát kích thước mảnh ghép gân chân ngỗng sáu dải là cần thiết cho các phẫu thuật viên Chấn thương chỉnh hỉnh tham khảo nhằm giúp cho bệnh nhân đạt được kết quả mong muốn. Mục tiêu: Khảo sát chiều dài (CD), đường kính (ĐK) mảnh ghép gân chân ngỗng sáu dải, so sánh với mảnh ghép bốn dải và năm dải,xác định mối tương quan các chỉ số nhân trắc học (tuổi, giới, chiều cao, cân nặng, BMI, chiều dài xương đùi, chu vi vòng đùi, chiều dài cẳng chân, chu vi cẳng chân ) với kích thước mảnh ghép 6 dải và việc lựa chọn phương tiện cố định mảnh ghép. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca. Cỡ mẫu bao gồm 43 trường hợp được phẫu thuật nội soi tái tạo DCCT gối tại khoa Chấn thương chỉnh hình – bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM. Kết quả: Trong 43 trường hợp (36 nam, 7 nữ) được phẫu thuật, tất cả được đo chiều dài và đường kính mảnh ghép 4 dải, 5 dải, 6 dải gân chân ngỗng đồng thời ghi nhận các chỉ số nhân trắc học và sử dụng phương pháp thống kê y học hồi qui tuyến tính đánh giá mối tương quan đó. Kết quả chiều dài mảnh ghép trung bình 4 dải (cm): nam (10,3 ± 0,56), nữ (9,25 ± 0,35); 5 dải: nam (8,51 ± 0,49), nữ (8 ± 0,61); 6 dải: nam (8,01 ± 0,43), nữ (7,43 ± 0,56). Kết quả đường kính trung bình mảnh ghép 4 dải (mm): nam (7,21 ± 0,36), nữ (7 ± 0,61); 5 dải: nam (7,71 ± 0,36), nữ (7,5 ± 0,35); 6 dải: nam (8,34 ± 0,36), nữ (8,2 ± 0,27). Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mối tương quan giữa đường kính mảnh ghép gân gân chân ngỗng 6 dải với cân nặng (CN) cơ thể theo phương trình hồi qui tuyến tính: ĐK 6 dải (mm) = 6,9431 + 0,0216 x CN (kg); mối tương quan giữa chiều dài mảnh ghép gân chân ngỗng 6 dải với chiều cao (CC) cơ thể theo phương trình hồi qui tuyến tính: CD 6 dải (cm) = - 4,1815 + 6,8938 x CC (m). Kết luận: kết quả nghiên cứu phần nào giúp cho các phẫu thuật viên Chấn thương chỉnh hình có thể tối ưu hóa trong việc lựa chọn mảnh ghép cũng như phương tiện cố định trong phẫu thuật tái tạo DCCT gối. Từ khóa: dây chằng chéo trước, mảnh ghép gân chân ngỗng 6 dải, chỉ số nhân trắc học, gân cơ thon, gân cơ bán gân * Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Chợ Rẫy **Bộ môn Chấn thương chỉnh hình & PHCN, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: ThS.BS. Phạm Phước Thọ ĐT: 098.817.4629 Email: drphamphuoctho@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 166 ABSTRACT SIX-STRAND HAMSTRING TENDON AUTO GRAFT MEETS SIZE REQUIREMENT FOR ANTERIOR CRUCIATE LIGAMENT RECONSTRUCTION Pham Phuoc Tho, Do Phuoc Hung, Tran Binh Duong * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 165-170 Introduction: The size of hamstring graft is an important component of outcome for anterior cruciate ligament (ACL) reconstruction, especially in stability of the knee. Despite previous documentations of size hamstring graft with four-strand and five- strand. The purposes of this study are to confirm factors that affected the diameter of hamstring tendons that made them fold into six- strand graft used for ACL reconstruction. Objectives: The purposes in the research are to identify anatomical features about size of diameter (SD) and length (L) of six-strand hamstring graft and relationships between anthropometrics mearsurement and six-strand hamstring autograft diameter for ACL reconstruction. Methods: Serial cases study with isolated ACL rupture had to indicate surgery to reconstruction. All of cases were scheduled to undergo harvest hamstring tendons included semitendinosus and gracilis. The medical records of remaining 43 patients (male:36, female:7) were to reviewed to indentify patient sex, age, height, weight (W), BMI, thight circumference, leg circumference, femoral length, length of leg. All grafts were harvested by the senior othropedic surgeon. During surgery, the diameter and length of four-strand, five-strand, six-strand hamstring graft were measured and the grafts with length equal or larger 8 cm were used for ACL reconstruction. Results: This study evaluated 43 patients: 36 men (86%) and 7 women (14%). Mean age was 33.97 years. Mean height was 168.3 mm (range, 155 - 165 in for women; range, 162-180 in for men). Mean BMI was 22.02 kg/m2. Mean femoral length was 39.23 cm (39.5 in for men, 37.6 in for women) and mean of thight circumference was 41.8 cm (42.5 in for men, 41.4 in for women). Mean length of leg 34.7 cm (34.9 in for men, 33 in for women) and mean circumference of leg was 33.37 cm (33.1 in for men, 32.5 in for women). Regression analysis of the 43 patients who were measured six-strand hamstring autografts showed that in for men, mean (SD) graft diameter was 8.34 (0.36) mm (range, 7.5 - 9 mm); for women, the mean was 8.2 (0.27) mm (range, 7.5 - 8.5 mm) (P>0.05). There was a significant correlation of body weight with larger graft diameter (P<.0001, R2 = 0.4), and suggested the regression equation for predicting the size of diamenter of six-strand hamstring graft: SD (mm) = 6.9431 + 0.0216 x W (kg). Patient height correlated with graft length (P<.0001, R2 = 0.43), and suggested the regression equation for predicting the length of six-strand hamstring graft: L(cm) = - 4.1815 + 6.8938 x H (m). All of 43 patients, only 10 patients with six-strand grafts and the length is enough ≥ 8 cm, that were applied for ACL reconstruction, all of those were more than 170 cm in height. Conclusions: Our results suggested that body weight and height are predicted of graft diameter and length graft with six-strand hamstring tendons. However, this application was recommended that patient is equal and more 173 cm in height. Moreover, alternative graft options of five- strand with diameter ≥ 8mm should be used for ACL reconstruction. Keywords: anthropometrics, anterior cruciate ligament, six-strand hamstring graft, semitendinosus, gracillis tendon ĐẶT VẤN ĐỀ Đứt dây chằng chéo trước gối là một chấn thương thể thao thường gặp ở vùng gối(8). Việc phục hồi chức năng khớp gối sau tái tạo dây chằng chéo trước (DCCT) rất quan trọng, trong đó đường kính mảnh ghép là một yếu tố cốt lõi. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng ĐK mảnh ghép ≥ 8mm cho kết quả tốt hơn(6) khi đánh giá sự vững khớp gối với các nghiệm pháp ngăn kéo Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Ngoại Khoa 167 trước, nghiệm pháp Lachman, đo độ trượt mâm chày ra trước bằng máy Lachmeter (6) đối với mảnh ghép tự thân kinh điển, đặc biệt là mảnh ghép gân chân ngỗng. Vì vậy nhiều phẫu thuật viên mong muốn tăng đường kính mảnh ghép, bằng cách chập nhiều lần mảnh ghép (sáu dải)(3). Do đó nếu có thể dự đoán được kích thước các mảnh ghép và chập nhiều lần trong phẫu thuật có thể giúp cho phẫu thuật viên chủ động chọn lựa mảnh ghép có kích thước phù hợp với yêu cầu của mình, đồng thời chuẩn bị dụng cụ cố định thích hợp. Y văn đã ghi nhận có sự liên quan giữa các yếu tố nhân trắc như cân nặng, chiều cao, chiều dài chi dưới, chu vi vòng đùi, chu vi cẳng chân với kích thước 5 dải(4,5). Nhìn chung, chưa có nghiên cứu nào đánh giá tổng quát về đặc điểm giải phẫu, kích thước mảnh ghép tự thân gân chân ngỗng sáu dải. Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu “khảo sát kích thước mảnh ghép gân chân ngỗng sáu dải và ứng dụng lâm sàng trong tái tạo dây chằng chéo trước gối”. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca. Đối tượng nghiên cứu Cỡ mẫu: Các bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước gối. Tiêu chí đưa vào: Các bệnh nhân được mổ tái tạo dây chằng chéo trước gối, sử dụng gân cơ chân ngỗng làm mảnh ghép tại Khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Chợ Rẫy. Tiêu chí loại trừ: các trường hợp tổn thương đa dây chằng, tổn thương DCCT gối có kèm tổn thương sụn khớp gối độ 3 trở lên, rách sụn chêm gần toàn bộ. Các trường hợp đủ tiêu chuẩn chọn mẫu được đo kích thước mảnh ghép (đường kính, chiều dài) gân chân ngỗng, ghi nhận chiều cao, cân nặng, BMI, tuổi, giới, chiều dài xương đùi, chu vi vòng đùi, chiều dài cẳng chân, chu vi cẳng chân. Xử lý số liệu theo phương trình hồi qui tuyến tính, tìm mối liên quan giữa các chỉ số nhân trắc học và kích thước mảnh ghép sáu dải. Theo dõi kết quả ban đầu các trường hợp tái tạo DCCT bằng mảnh ghép 6 dải. KẾT QUẢ Đặc điểm nhân khẩu học Tuổi: tuổi nhỏ nhất 17, tuổi lớn nhất 47, tuổi trung bình 33,97 ± 7,75. Giới: Trong tổng số 43 bệnh nhân, có 38 bệnh nhân (86 %) là nam giới, và có 7 bệnh nhân (14 %) là nữ. Đặc điểm nhân trắc học Chiều cao (CC): Chiều cao trung bình ở nam (169,57 cm, từ 162- 180cm), so với nữ giới (158,6 cm, từ 155-165cm) là sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P< 0,0001). Cân nặng (CN): Nam giới nặng trung bình 63,71 ± 5,54 kg so với nữ giới là 53,4 ± 4,21 kg, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P< 0,01). BMI: BMI trung bình 22,02 (19,49- 25,35). Chiều dài xương đùi: (CDXĐ) trung bình 39,23 ± 1,86 cm. Chiều dài xương đùi ở nam trung bình là 39,5 cm, dài hơn ở nữ (37,6 cm), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,01) Chu vi vòng đùi: ở nam trung bình là 42,5 cm, lớn hơn ở nữ là (41,4 cm), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P=0,11). Chiều dài cẳng chân: (CDCC) trung bình là 34,7 ± 1,7 cm. Xương cẳng chân ở nam trung bình dài 34,9 cm, lớn hơn ở nữ là (33 cm), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P< 0,01). Chu vi cẳng chân bên chân to ở nam trung bình là 33,1 cm, lớn hơn ở nữ (32,5 cm), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P= 0,2). Sử dụng mảnh ghép Trong 43 bệnh nhân (BN): có 13 bệnh nhân có mảnh ghép 4 dải, 20 bệnh nhân có mảnh ghép 5 dải, 10 bệnh nhân có mảnh ghép 6 dải. Trong 10 bệnh nhân có mảnh ghép 6 dải: 7 bệnh nhân ĐK ≥ 8mm, 3 bệnh nhân có ĐK < 8mm. Mảnh ghép gân chân ngỗng 6 dải: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 168 Chiều dài Chiều dài (CD) mảnh ghép gân chân ngỗng 6 dải tập trung ở từ 7,5 - 8 cm ở cả hai giới nam và nữ. Ở nữ không trường hợp nào đủ tiêu chuẩn chập 6 gân chân ngỗng làm mảnh ghép (Bảng 1, Hình 1). Bảng 1: Chiều dài trung bình mảnh ghép 6 dải CD (cm) Giới Trung bình Cao nhất Thấp nhất Nam 8,01 ± 0,43 9 7,5 Nữ 7,43 ± 0,56 7,5 6,5 Hình 1: Đo chiều mảnh ghép 6 dải Đường kính Bảng 2: Đường kính trung bình mảnh ghép 6 dải ĐK (mm) Giới Trung bình Cao nhất Thấp nhất Nam 8,34 ± 0,36 9 7,5 Nữ 8,2 ± 0,27 8,5 8,5 Mảnh ghép tự thân gân chân ngỗng 6 dải trung bình ở nam là 8,34 ± 0,36 mm, ở nữ giới là 8,2 ± 0,27 mm. Đường kính nhỏ nhất là 7,5 mm, đường kính lớn nhất là 9 mm. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở cả 2 giới (P = 0,3443). Hình 2: Đo đường kính mảnh ghép 6 dải Mối tương quan CD mảnh ghép 6 dải và các chỉ số nhân khẩu học và nhân trắc học Mối tương quan đơn yếu tố Có mối tương quan mạnh giữa chiều dài mảnh ghép gân chân ngỗng 6 dải với chiều cao (R= 0,78) và cân nặng (R= 0,74) có ý nghĩa thống kê (p< 0,01). Đồng thời cũng có mối tương quan ở mức độ trung bình giữa chiều dài mảnh ghép 6 dải với CDXĐ và CDCC (P< 0,01). Trong đó chiều cao có mối tương quan mạnh nhất. Ở nữ không có mối tương quan có ý nghĩa thống kê với cả 5 yếu tố CC, CN, BMI, CDXĐ và CDCC (P> 0,05). Không có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa chiều dài mảnh ghép gân chân ngỗng 6 dải với CVVĐ, CVCC ở cả 2 giới nam và nữ. Phương trình hồi quy tuyến tính mối tương quan giữa CC và chiều dài mảnh ghép gân chân ngỗng 6 dải có ý nghĩa thống kê với hệ số R² = 0,2311: CD (cm) = - 4,1815 + 6,8938 x CC (m). Bảng 3: mối tương quan CD 6 dải với các yếu tố (đơn yếu tố) Yếu tô liên quan CD mảnh ghép 6 dải (Y) Trị số P R 2 CN Y=3,8936+0,005653X 0,0002 0,2457 CC Y=-4,1815+6,8938X 0,001 0,2311 BMI Y=3,5226+0,1774X 0,002 0,1144 CDXĐ Y= -1,4051 + 0,2244X 0,001 0,2233 CDCC Y = 1,4428 + 0,1719X 0,51 0,156 Mối tương quan đa yếu tố Trong nghiên cứu của chúng tôi, không tìm thấy mối tương quan 2 yếu tố có ý nghĩa thống kê, giữa chiều dài mảnh ghép gân chân ngỗng 6 dải với các yếu tố CC, CN, CDXĐ và BMI. Mối tương quan ĐK mảnh ghép 6 dải và các chỉ số nhân khẩu học và nhân trắc học Mối tương quan đơn yếu tố Mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa đường kính mảnh ghép gân chân ngỗng 6 dải với CC, cân nặng, chiều dài xương đùi. Trong đó mối tương quan mạnh nhất với CN (R=0,478) mức độ trung bình ở nam giới (P=0,002). Ở nữ giới mối tương quan không có ý nghĩa thống kê giữa ĐK 6 dải với tất cả các yếu tố trên. Bảng 4: mối tương quan ĐK 6 dải với các yếu tố (đơn yếu tố) Yếu tố liên quan ĐK mảnh ghép 6 dải (Y) Trị số P R 2 CN Y = 6,9431 + 0,0216 X < 0,0001 0,1648 CC Y = 3,7697 + 2,7070 X 0,0284 0,1555 CDXĐ Y = 5,7108 + 0,06649 X <0,001 0,097 Phương trình hồi qui tuyến tính giữa đường kính mảnh ghép gân chân ngỗng 6 dải với CN Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Ngoại Khoa 169 có chỉ số R² = 0,1648 cao nhất: ĐK (mm) = 6,9431 + 0,0216 x CN (kg). Mối tương quan đa yếu tố Trong nghiên cứu không có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa đường kính 6 dải gân chân ngỗng với đồng thời 2 yếu tố: CC, CN và CDXĐ. Đánh giá kết quả sau phẫu thuật Trong nghiên cứu của chúng tôi: có 10 trường hợp sử dụng mảnh ghép gân chân ngỗng 6 dải: nhóm 1: 7 bệnh nhân có đường kính ≥ 8mm; nhóm 2: 3 bệnh nhân có đường kính < 8mm. thời gian theo dõi từ 6- 14 tháng. Bảng 5: Kết quả đánh giá chức năng khớp gối sau tái tạo DCCT Đánh giá Nhóm Ngăn kéo trước Lachman Lachmeter (mm) Bán trật xoay Điểm Lysholm I Độ 0: 6, Độ 1: 1 Độ 0: 5, Độ 1: 2 Độ 0:(< 3mm): 7 Độ 0: 6, Độ 1:1 Tốt:5, Khá: 2 II Độ 0: 1, Độ 1:2 Độ 0: 2, Độ 1:1 Độ 0: 1, Độ 1:2 Độ 0:1, Độ 1: 2 Tốt:1, Khá: 2 BÀN LUẬN Nhân khẩu học Tuổi: trung bình 33,97 ± 7,75, so với Schwartzberg (2008): 25,47 (p< 0,001); Xie (2012): 28,1 ± 10,0. Nghiên cứu của chúng tôi tương tự và đồng đều so với nghiên cứu thế giới quanh độ tuổi 30(1,7,8). Giới: Trong nghiên cứu trên 43 bệnh nhân, có 38 nam (86%) và 5 nữ (14%). Tỷ lệ này khá chênh lệch giữa 2 nhóm. Điều này có sự khác biệt so với một số nghiên cứu ở nước ngoài, chỉ có nghiên cứu của Liu là tương tự (11), có thể do chiều cao nữ ở người Việt Nam thấp hơn các nước Âu Mỹ, nên gân chân ngỗng ít được lựa chọn mảnh ghép. Nhân trắc học Chiều cao, chiều cao và BMI: Bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi có CC và CN trung bình đều thấp hơn khá nhiều so với các nghiên cứu trên thế giới (châu Âu, Á hay Mỹ La tinh). Chỉ số nhân trắc học chiều cao thấp vốn là đặc tính chung của người Đông Nam Á cũng như người Việt Nam. BMI trong nghiên cứu của chúng tôi đa phần đều thấy có tình trạng ít thừa cân so với các nước Âu Mỹ, sự khác biệt này có thể do chủng tộc, lối sống, thổ dưỡng chế độ ăn uống và sinh hoạt. Kích thước mảnh ghép 6 dải Chiều dài 6 dải Chiều dài 6 dải gân chân ngỗng trong nghiên cứu của chúng tôi trung bình là 8,01 ± 0,43 (cm) ở nam, 7,43 ± 0,56 (cm) ở nữ. Con số này theo Artit Laoruengthana trung bình là 8,33 cm (7,8- 8,6 cm). Một số tác giả chỉ đo kích thước chập 3 gân cơ thon. Các BN nam Thái Lan có chiều dài gân cơ thon 24,3 cm. Theo Janssen, chiều dài gân cơ bán gân và gân cơ thon lần lượt là 28,9 ± 3,1 và 27,7 ± 3 cm. Theo tác giả T. T. Hữu(9) nghiên cứu chiều dài trung bình gân cơ thon và gân cơ bán gân lần lượt 21,8 ± 2,32 cm và 26,3 ± 2,5 cm, tương tự nghiên cứu của chúng tôi (gân cơ thon: 21,91 ± 2,63 cm, gân cơ thon là 26,5 ± 3,5 cm). Qua đó cho thấy có tương quan giữa chiều cao và chiều dài mảnh ghép. BN trong nghiên cứu chúng tôi có chiều cao thấp và cân nặng thấp so với các nghiên cứu khác, do đó CD mảnh ghép ngắn hơn các báo cáo khác là phù hợp. Mặt khác, cách lấy gân của các tác giả cũng khác nhau, đa số lấy từ điểm bám sát tận mào chày của hai gân để có chiều dài tối đa, một số khác thì không mô tả chi tiết cách lấy gân. Đường kính 6 dải Trong nghiên cứu của chúng tôi, ĐK trung bình gân chân ngỗng 6 dải nam/ nữ là 8,34 ± 0,36/ 8,2 ± 0,27 mm. Theo Vytautas Tutkus nghiên cứu trên bệnh nhân tại Mỹ tất cả bệnh nhân chập 6 gân chân ngỗng đều có đường kính lớn hơn 8 mm, với đường kính trung bình nam/nữ lần lượt là 9,32 ± 0,55 / 8,45 ± 0,52 mm(10). Theo H.N.A.Tuấn (2016) nghiên cứu mảnh ghép gân chân ngỗng 5 dải lần lượt ở nam/nữ là 7,5 ± 0,64/7,1 ± 0,69 mm(2). Do đặc điểm dân số nước ngoài có thể trạng to, lớn hơn, ở các nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 170 cho thấy đặc điểm chiều cao cân nặng, nên ĐK mảnh ghép to hơn là tương đối phù hợp. Mối tương quan các yếu tố với kích thước mảnh ghép gân chân ngỗng sáu dải Dùng CN là yếu tố tương quan mạnh nhất để ước lượng ĐK 6 dải với phương trình: ĐK 6 dải (mm) = Y = 6,9431 + 0,0216 x CN (kg). Sai số ước lượng là 0,49mm, trong đó có 20 bệnh nhân có 15 trường hợp > 0,5mm. Do đó chưa phải là công thức lý tưởng để đánh giá đường kính mảnh ghép. Dùng CC là yếu tương quan mạnh nhất để ước lượng CD 6 dải với phương trình: CD 6 dải (cm) = - 4,1815 + 6,8938 x CC (m). Sai số ước lượng trung bình là 0,57 cm tương đương 30% trên 43 bệnh nhân trong nghiên cứu. Y văn trong và ngoài nước chưa ghi nhận các báo cáo về kích thước cũng như mối tương quan với chiều dài mảnh ghép sáu dải. Đánh giá kết quả sau phẫu thuật Trong 10 bệnh nhân được sử dụng mảnh ghép sáu dải tái tạo DCCT gối: có 7 bệnh nhân có ĐK mảnh ghép ≥ 8mm, 3 bệnh nhân có ĐK < 8mm. Bước đầu đánh giá thấy các trường hợp ĐK ≥8mm có kết quả tốt hơn các trường hợp ĐK< 8mm bằng nghiệm pháp ngăn kéo trước, nghiệm pháp Lachman, nghiệm pháp bán trật xoay, độ trượt mâm chày ra trước bằng máy Lachmeter và thang điểm Lysholm mặc dù cở mẫu nhỏ và chưa có ý nghĩa thống kê. KẾT LUẬN Nghiên cứu cho thấy mảnh ghép gân chân ngỗng 6 dải (chập 3 gân bán gân và chập 3 gân cơ thon) có đường kính lớn lý tưởng nhất để làm mảnh ghép tái tạo DCCT (≥ 8mm). Tuy nhiên nên được ứng dụng ở những bệnh nhân có chiều cao ≥ 1,73 m là phù hợp để mảnh ghép đáp ứng cả 2 tiêu chuẩn chiều dài và đường kính đồng thời đưa ra được phương trình ước lượng kích thước mảnh ghép 6 dải, giúp cho các phẫu thuật viên thuận tiện hơn trong việc lựa chọn mảnh ghép cũng như phương tiện cố định. Mặt khác qua nghiên cứu thấy rằng mảnh ghép 5 dải vẫn phù hợp về kích thước để làm mảnh ghép tái tạo DCCT đặc biệt ở những bệnh nhân có đường kính 5 dải ≥ 8mm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Conte EJ, Hyatt AE, Gatt CJ Jr, Dhawan A (2014), Hamstring autograft size can be predicted and is a potential risk factor for anterior cruciate ligament reconstruction failure. Arthroscopy: The Journal of Arthroscopic & Related Surgery, 30 (7), pp. 882-890. 2. Hoàng Nguyễn Anh Tuấn (2016), "Nghiên cứu kích thước gân mác dài và gân chân ngỗng làm mảnh ghép". Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú chấn thương chỉnh hình, Đại Học Y dược TP.HCM, pp. 98. 3. Karikis I, Desai N, Sernert N, Rostgard-Christensen L, Kartus J (2016), Comparison of anatomic double - and single-bundle techniques for anterior cruciate ligament reconstruction using hamstring tendon autografts: a prospective randomized study with 5-year clinical and radiographic follow-up. The American journal of sports medicine, 44 (5), pp. 1225-1236. 4. Lavery K, Rasmussen JF, Dhawan A (2014), Five-strand hamstring autograft for anterior cruciate ligament reconstruction. Arthroscopy techniques, 3 (4), pp. e423-e426. 5. Lee RJ, Ganley TJ (2014), The 5-Strand Hamstring Graft in Anterior Cruciate Ligament Reconstruction. Arthroscopy Techniques, 3 (5), pp. e627-e631. 6. Mariscalco MW, Flanigan DC, Mitchell J, Pedroza AD, et al (2013), The influence of hamstring autograft size on patient- reported outcomes and risk of revision after anterior cruciate ligament reconstruction: a Multicenter Orthopaedic Outcomes Network (MOON) Cohort Study. Arthroscopy: The Journal of Arthroscopic & Related Surgery, 29 (12), pp. 1948-1953. 7. Sanders TL, Maradit KH, Bryan AJ, Larson DR, et al (2016), Incidence of anterior cruciate ligament tears and reconstruction: a 21-year population-based study. The American journal of sports medicine, 44 (6), pp. 1502-1507. 8. Thomas S, Bhattacharya R, Saltikov JB, Kramer DJ (2013), Influence of anthropometric features on graft diameter in ACL reconstruction. Arch Orthop Trauma Surg, 133 (2), pp. 215-8. 9. Trương Trí Hữu (2009), "tái tạo dây chằng chéo trước kèm theo rách sụn chêm do chấn thương thể thao qua nội soi". Luận Văn tốt Nghiệp chuyên khoa cấp II Chấn thương chỉnh hình, Đại Học Y Dược TP.HCM. 10. Tutkus V, Kluonaitis K, Silove S, Tutkuviene J(2017), ACL reconstruction using 5- or 6-strand hamstring autograft provides graft’s diameter bigger than 8 mm, Knee Surg Sports Traumatol Arthrosc., 26(5), pp.1349-1356. 11. Xie X, Liu X, Chen Z, Yu Y, Peng S, et al. (2015), A meta- analysis of bone–patellar tendon–bone autograft versus four- strand hamstring tendon autograft for anterior cruciate ligament reconstruction. The Knee, 22 (2), pp. 100-110. Ngày nhận bài báo: 08/11/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018 Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmanh_ghep_gan_chan_ngong_sau_dai_dap_ung_yeu_cau_ve_kich_thu.pdf
Tài liệu liên quan