Tài liệu Mạng máy tính - Chương 4: Kết nối mạng và Internet: Chương 4
Kết nối mạng và Internet
Mục tiêu bài học
Biết cách thiết lập thông số trên modem để sử dụng Internet
Thiết lập được chế độ cấp phát động, tĩnh địa chỉ IP
Kết nối từ hệ điều hành Windows vào hệ thống mạng
Thay đổi được các thiết lập mạng
Chia sẻ Internet cho nhiều máy trong mạng LAN
2Slide 4 - Kết nối mạng và Internet
Kết nối Internet
Hình dưới đây minh họa kết nối Internet qua mạng nội bộ. Để
sử dụng Internet, bạn phải đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ
Internet
3Slide 4 - Kết nối mạng và Internet
Modem
Từ mạng LAN, muốn kết nối Internet bạn phải thông qua
đường điện thoại hoặc đường cáp tivi. Một thiết bị dùng để
chuyển đổi tín hiệu trước khi truyền trên đường điện thoại
hay cáp TV gọi là Modem (Modulator/Demodulator). Hầu hết
modem đã có tích hợp sẵn bộ định tuyến gateway.
4Slide 4 - Kết nối mạng và Internet
Bộ định tuyến gateway
Khi kết nối vào hệ thống mạng khác nhau. Ví dụ một mạng là
WAN và mạng kia là LAN. Khi đó nhiệm vụ của router ...
92 trang |
Chia sẻ: Khủng Long | Lượt xem: 1042 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Mạng máy tính - Chương 4: Kết nối mạng và Internet, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 4
Kết nối mạng và Internet
Mục tiêu bài học
Biết cách thiết lập thông số trên modem để sử dụng Internet
Thiết lập được chế độ cấp phát động, tĩnh địa chỉ IP
Kết nối từ hệ điều hành Windows vào hệ thống mạng
Thay đổi được các thiết lập mạng
Chia sẻ Internet cho nhiều máy trong mạng LAN
2Slide 4 - Kết nối mạng và Internet
Kết nối Internet
Hình dưới đây minh họa kết nối Internet qua mạng nội bộ. Để
sử dụng Internet, bạn phải đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ
Internet
3Slide 4 - Kết nối mạng và Internet
Modem
Từ mạng LAN, muốn kết nối Internet bạn phải thông qua
đường điện thoại hoặc đường cáp tivi. Một thiết bị dùng để
chuyển đổi tín hiệu trước khi truyền trên đường điện thoại
hay cáp TV gọi là Modem (Modulator/Demodulator). Hầu hết
modem đã có tích hợp sẵn bộ định tuyến gateway.
4Slide 4 - Kết nối mạng và Internet
Bộ định tuyến gateway
Khi kết nối vào hệ thống mạng khác nhau. Ví dụ một mạng là
WAN và mạng kia là LAN. Khi đó nhiệm vụ của router là làm
thế nào để vẫn trao đổi dữ liệu được giữa hai mạng đó
Bật/tắt DHCP server: DHCP tự động gán địa chỉ IP và cấu
hình các thông tin khác tới các thiết bị trên mạng. Trong
mạng LAN, DHCP server tích hợp trong router hoặc modem
dùng để kết nối Internet. Thiết lập DHCP sẽ tránh được một
số vấn đề như trùng địa chỉ IP. Trong Windows để chức năng
DHCP có hiệu lực bạn phải chọn mục Obtain an IP address
automatically như hình sau
5Slide 4 - Kết nối mạng và Internet
Bộ định tuyến gateway
6Slide 4 - Kết nối mạng và Internet
Subnet mask
Từ một số địa chỉ IP nhất định, để đáp ứng yêu cầu quản lý có thể
chia thành các mạng nhỏ hơn người ta gọi các mạng nhỏ hơn đó là
subnet. Từ các mạng con đó, muốn che chắn không cho nhóm này
truy cập đến nhóm khác, người ta có sử dụng mặt nạ (mask).
Mặc định, địa chỉ Subnet mask sẽ là 255.255.255.0. Nếu bạn dùng
chức năng DHCP thì không cần phải nhập giá trị này
7Slide 4 - Kết nối mạng và Internet
Kết nối đến một mạng từ Windows
Trong Windows XP và Vista,
chương trình Network Setup
Wizard tạo một profile (thông tin
riêng) để kết nối từ máy tính của
bạn đến mạng LAN
Tạo một profile mới: Từ menu
Start/Connect to /Show all
connections chọn Network Setup
Wizard, chọn Next/Next, chọn kiểu
kết nối
8Slide 4 - Kết nối mạng và Internet
Kết nối đến một mạng từ Windows
Chọn Other và bấm vào Next, chọn mục This computer
connects to the Internet directly or through a network hub và
bấm next. Nhập vào mô tả và tên máy tính trên mạng LAN rồi
bấm next. Nhập vào tên nhóm , tiếp theo máy sẽ hỏi có chia
sẻ file và máy in trên mạng không, cuối cùng lựa chọn cách
lưu file vừa thiết lập
9Slide 4 - Kết nối mạng và Internet
Thay đổi thiết lập mạng
Để thay đổi thiết lập cấu hình mạng, từ menu Start/Connect
to/Show all connections, chọn Local Area Connection (có thể
có cả số như 1, 2,...), nhấp chuột phải và chọn Properties,
hoặc đối với mạng không dây chọn mục Change Advanced
Settings. Cuộn xuống và chọn mục TCP/IP và bấm vào nút
Properties
10Slide 4 - Kết nối mạng và Internet
Thay đổi thiết lập mạng
Nếu hệ thống mạng sử dụng DHCP chọn mục Obtain an IP
address automatically, ngược lại gán địa chỉ IP tĩnh chọn mục
Use the following IP address và nhận địa chỉ IP, subnet mask,
default gateway.
Nếu sử dụng DHCP cho DNS server thì chọn mục Obtain DNS
server address automatically, ngược lại chọn Use the
following DNS server address để gán địa chỉ của nhà cung cấp
dịch vụ
11Slide 4 - Kết nối mạng và Internet
Kết nối tới mạng từ hệ điều hành Mac
Máy tính sử dụng hệ điều hành OS X: Cài đặt card mạng, cắm
dây từ máy tính đến thiết bị mạng như hub, switch hoặc
router. Từ màn hình desktop nhấp chuột vào biểu tượng
Apple và mở menu ra
12Slide 4 - Kết nối mạng và Internet
Kết nối tới mạng từ hệ điều hành Mac
Nhấp chuột vào biểu tượng Network. Nếu có thiết lập DHCP
server, bạn sẽ nhìn thấy các thông tin như trong hình. Nếu
bạn không muốn cấu hình như thiết lập của DHCP, bấm vào
biểu tượng padlock để thay đổi
13Slide 4 - Kết nối mạng và Internet
Kết nối tới mạng từ hệ điều hành Mac
Để thay đổi cấu hình, bấm vào nút Advanced, chọn mục
TCP/IP và nhập địa chỉ IP.
14Slide 4 - Kết nối mạng và Internet
Kết nối tới mạng từ hệ điều hành Mac
Lựa chọn sử dụng DHCP để tự gán địa chỉ IP hoặc tự gán địa
chỉ IP cố định trong danh sách thả xuống
15Slide 4 - Kết nối mạng và Internet
Kết nối tới mạng từ hệ điều hành Mac
Nếu bạn chọn Manually, bạn phải nhập địa chỉ IP, subnet
mask, gateway router cho các trường
Nhấp vào DNS trên menu bấm vào dấu (+) và nhập vào địa
chỉ của nhà cung cấp dịch vụ Internet. Bấm OK để lưu những
thay đổi này và đóng cửa sổ này lại. Cuối cùng nhấp chuột
vào biểu tượng padlock để khóa mục cài đặt, sau đó bấm
vào Apply để lưu những thiết lập này và đóng cửa sổ này.
16Slide 4 - Kết nối mạng và Internet
Kết nối tới mạng từ HĐH Linux hoặc Unix
Cũng giống như hệ điều hành Windows hoặc Macintosh. Hầu
hết hệ điều hành Linux hoặc Unix sẽ tự động thiết lập tham
số kết nối khi DHCP server được kích hoạt.
17Slide 4 - Kết nối mạng và Internet
Kết nối tới mạng từ HĐH Linux hoặc Unix
Chạy ứng dụng Gnome trên Ubuntu với quyền admin, để thay
đổi thông số kết nối, chọn Wired connection và bấm vào
Properties. Điều khiển DHCP hay tự gán địa chỉ IP cũng như
DNS, bạn có thể nhìn thấy trong cửa sổ Properties, nó cũng
bao gồm các mục IP address, Subnet mask, default gateway
18Slide 4 - Kết nối mạng và Internet
Kết nối tới mạng từ HĐH Linux hoặc Unix
Nếu bạn sử dụng mô đun KDE, để thay đổi cấu hình thiết lập
mạng, chọn thiết bị mạng đã kết nối và nhấp vào nút
Configure
19Slide 4 - Kết nối mạng và Internet
Kết nối tới mạng từ HĐH Linux hoặc Unix
Mỗi giao diện của Linux có thể có cấu hình khác nhau, nhưng
về cơ bản, vẫn có các mục chung nhất cho bạn thiết lập các
tham số kết nối mạng
20Slide 4 - Kết nối mạng và Internet
Tổng kết – Câu hỏi
Để sử dụng Internet cần phải có những thiết bị và thông tin
gì?
Cấu hình modem để sử dụng Internet như thế nào?
Làm thế nào để kết nối các máy tính với nhau?
Khi nào thì thiết lập địa chỉ IP tĩnh, khi nào thiết lập IP động?
Chức năng của DHCP server là gì? Những hệ thống nào có hỗ
trợ tính năng này?
Slide 4 - Kết nối mạng và Internet 21
Chương 5
Chia sẻ file và máy in trên mạng
Mục tiêu bài học
Biết phương pháp chia sẻ file và máy in trên mạng LAN
Bảo mật thông tin chia sẻ
Phân quyền chia sẻ file theo yêu cầu
Ánh xạ (mapping) thư mục chia sẻ thành ổ đĩa thuận lợi cho
việc quản lý
Cài đặt và sử dụng được máy in chia sẻ
2Slide 5 - Chia sẻ file và máy in trên mạng
Chia sẻ file trên Windows
Trên Windows 7, mặc định thư mục Users đã được thiết lập chia sẻ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thiết lập những thư mục khác thành chia
sẻ cho các máy trên mạng với những quyền khác nhau
Tùy vào việc phân quyền mà những máy khác được sử dụng file
chia sẻ ở cấp độ nào
3
Quyền Ý nghĩa
Full Control Toàn quyền
Modify Có quyền thay đổi nội dung file
Read & execute Có quyền đọc và thực thi
List folder contents Có quyền xem danh sách các file và thư mục
Read Chỉ có quyền đọc
Write Có quyền tạo và thay đổi những file tự tạo ra
Special permissions Quyền đặc biệt
Slide 5 - Chia sẻ file và máy in trên mạng
Chia sẻ file trên Windows
Ngoài quyền Full Control, những quyền khác bạn có thể
chọn kết hợp một hoặc nhiều.
Để được quyền truy cập đến file chia sẻ, bạn phải đảm bảo
rằng chức năng chia sẻ file được bật
Trên Windows 7: vào Control pane tìm mục Network and
Internet chọn chức năng Choose homegroup and sharing
options/Change advanced sharing settings Trong mục File
and printer sharing bạn phải chọn mục Turn on file and
printer sharing.
Tương tự để bảo vệ tài nguyên chia sẻ, bạn cuộn xuống phía
dưới cửa sổ và chọn mục Password protected sharing chọn
Turn on password protected sharing
4Slide 5 - Chia sẻ file và máy in trên mạng
Chia sẻ file trong Windows
5Slide 5 - Chia sẻ file và máy in trên mạng
Cấu hình chia sẻ file
Bước 1: Tạo thư mục cần chia sẻ
Bước 2: Nhấp chuột phải vào thư mục cần chia sẻ chọn
Properties
Bước 3: Trên thẻSharing bấm vào nút Share chọn Username
là Everyone và quyền Read/Write bên mục Permission Level
Bước 4: Chọn chi tiết quyền trong ô Security, chọn User và
bấm vào nút Edit để chọn các quyền cần thiết lập. Phần Allow
để cho phép, Deny để không cho phép
6Slide 5 - Chia sẻ file và máy in trên mạng
Cấu hình chia sẻ file
7Slide 5 - Chia sẻ file và máy in trên mạng
Đặt mật khẩu cho tài nguyên chia sẻ
Khác với Windows XP, khi truy cập vào tài nguyên chia sẻ
trong Windows 7, bạn có thể đăng nhập vào hệ thống đó với
tài khoản bất kỳ chứ không phải chỉ có tài khoản Guest. Để
thiết lập chế độ bảo mật cho tài nguyên chia sẻ, bạn nên đặt
mật khẩu cho các tài khoản.
Nhấp chuột phải vào Computer chọn Manage, trong danh sách bên trái
chọn mục Local Users and Groups/Users và nhấp chuột phải vào các
User muốn đặt mật khẩu bên cửa sổ phải, chọn Set password, bấm
chọn Proceed và nhập mật khẩu cho User đó
8Slide 5 - Chia sẻ file và máy in trên mạng
Đặt mật khẩu cho tài nguyên chia sẻ
9Slide 5 - Chia sẻ file và máy in trên mạng
Map ổ đĩa từ thư mục chia sẻ
Đến máy khác trên mạng, đăng nhập vào máy có tài nguyên
chia sẻ thông qua tên máy tính hoặc địa chỉ IP của máy đó
Cú pháp: \\Tênmáy
hoặc : \\địa chỉ IP
Ví dụ: \\Server hoặc \\192.168.1.1
Bạn sẽ được hỏi đăng nhập vào hệ thống chia sẻ đó với
account. Khi đăng nhập đúng account bạn sẽ nhìn thấy tài
nguyên chia sẻ, nếu không muốn hỏi mỗi lần đăng nhập, tick
vào remember my credentials
10Slide 5 - Chia sẻ file và máy in trên mạng
Map ổ đĩa từ thư mục chia sẻ
11Slide 5 - Chia sẻ file và máy in trên mạng
Ánh xạ ổ đĩa từ thư mục chia sẻ
Để ánh xạ (map) ổ đĩa, trên Windows 7, nhấp chuột phải lên
thư chia sẻ, chọn Map Network Drive gán một tên chữ cái
cho ổ đĩa ánh xạ, kết thúc chọn Finish. Từ bây giờ thư mục
chia sẻ được hiển thị như một ổ đĩa trong hệ thống quản lý
file của bạn.
12Slide 5 - Chia sẻ file và máy in trên mạng
Chia sẻ máy in
Từ Start/Devices and Printers
Nhấp chuột phải lên máy in cần chia sẻ chọn Printer
Properties
13Slide 5 - Chia sẻ file và máy in trên mạng
Chia sẻ máy in
Chọn thẻ Sharing và chọn mục Share this printer, nhập tên
vào ô share name hoặc để tên mặc định, chọn OK để kết thúc
quá trình chia sẻ máy in
14Slide 5 - Chia sẻ file và máy in trên mạng
Cài đặt máy in chia sẻ
Đăng nhập vào máy chia sẻ máy in thông qua tên máy hoặc
địa chỉ IP, bạn sẽ nhìn thấy có tên máy in chia sẻ. Nhấp đúp
chuột lên tên máy in đó để kết nối tới máy in chia sẻ.
15Slide 5 - Chia sẻ file và máy in trên mạng
Cài đặt máy in chia sẻ
Bạn cũng có thể kết nối tới máy in chia sẻ thông qua chức
năng Add a printer/ Add a network, wireless or bluetooth
printer và chọn tên máy in cần dùng trong danh sách
16Slide 5 - Chia sẻ file và máy in trên mạng
Sử dụng máy in chia sẻ
Sau khi cài đặt xong máy in chia sẻ, bạn sẽ thấy có thêm một
máy in trong danh sách các máy in của bạn, sử dụng máy in
chia sẻ đó như máy in được gắn trực tiếp
17Slide 5 - Chia sẻ file và máy in trên mạng
Tổng kết – Câu hỏi
Có thể cấp những quyền gì cho thư mục chia sẻ?
Để bảo mật cho tài nguyên chia sẻ ta cần phải làm thế nào?
Nếu đã cấu hình chia sẻ file mà các máy khác không truy cập
vào được tài nguyên đó thì phải làm gì?
Một máy tính có thể sử dụng được nhiều máy in chia sẻ
không? Giải thích
Để mỗi lần đăng nhập đến máy có tài nguyên chia sẻ mà
không phải nhập tài khoản account thì phải làm gì?
18Slide 5 - Chia sẻ file và máy in trên mạng
Chương 6
Bảo mật
Mục tiêu bài học
Biết tạo tài khoản với những quyền khác nhau
Quản lý được tài khoản người dùng
Thiết lập được tường lửa để ngăn chặn những kết nối ngoài ý
muốn
Thiết lập chế độ tự động update của Windows
Biết các chế độ bảo mật của mạng không dây và cấu hình
được trên access point.
2Slide 6 - Bảo mật
Quyền người dùng
Một máy tính có thể có nhiều người dùng, để tránh việc người
dùng này làm thất lạc hoặc thay đổi dữ liệu của người kia, ta
có thể phân quyền thông qua tạo tài khoản người dùng.
Bạn phải đăng nhập với quyền administrator mới có quyền
thực hiện chức năng này
Trên Windows XP, Vista, Windows7 có hai loại tài khoản
3
Tài khoản Ý nghĩa
Administrator Quản trị viên – Toàn quyền
Standard user/Limited User - Giới hạn quyền
Slide 6 - Bảo mật
Tạo Account phân quyền truy cập
Với tài khoản dạng Administrator, bạn có toàn quyền sử dụng tất
cả các tài nguyên có trên máy, bao gồm cả tài nguyên của account
dạng administrator khác.
Với tài khoản User (Limited/ Standard) bạn chỉ có toàn quyền
trên những tài nguyên do bạn tạo ra, còn lại những tài nguyên khác
có trên máy, bạn chỉ có quyền đọc (read).
Để tạo account mới, vào Control Panel chọn chọn Add or remove
user accounts trong mục User Accounts and Family Safety. Chọn
Create a new account. Đặt tên cho account cần tạo, chọn kiểu tài
khoản (toàn quyền/giới hạn quyền) bằng lựa chọn Administrator
hoặc Standard user/Limited, cuối cùng bấm chọn Create Account để
tạo
Sau khi tạo xong tài khoản, bạn cũng có thể thiết lập mật khẩu cho
tài khoản vừa tạo bằng cách chọn tên tài khoản và chọn mục Create
a password
4Slide 6 - Bảo mật
Tạo Account phân quyền truy cập
5Slide 6 - Bảo mật
Nguồn của xâm nhập mạng
Các mối đe dọa an toàn xuất phát từ bên trong và bên ngoài.
Đe dọa từ bên ngoài: Các mối đe dọa bên ngoài xuất phát
từ các cá nhân làm việc bên ngoài tổ chức. Họ không có
quyền truy cập tới hệ thống máy tính hoặc mạng. Tấn công
qua Internet, Wireless hoặc Dialup Access Server.
Các đe dọa từ bên trong: xảy ra khi một người có quyền
truy cập tới mạng qua tài khoản hoặc truy cập vật lý tới các
thiết bị mạng. biết chính sách, người, biết thông tin nào là có
giá trị , cách lấy nó.
6Slide 6 - Bảo mật
Virus, Worm và Trojan Horses
Chúng có thể phá hỏng hệ thống, phá hủy dữ liệu, cấm truy
cập mạng, hệ thống hoặc các dịch vụ. Chúng cũng có thể
chuyển tiếp dữ liệu và thông tin cá nhân chi tiết từ các nạn
nhân đến các kẻ tội phạm. Chúng có thể phát tán tới các máy
khác kết nối qua mạng.
7Slide 6 - Bảo mật
Virus
Virus là 1 chương trình mà chạy và phân tán bằng cách sửa
các chương trình hoặc các file khác.
Virus cần được kích hoạt. Khi kích hoạt chúng nhân bản và
phân tán.
Virus đơn giản có thể nhanh chóng sử dụng bộ nhớ và làm
cho hệ thống dừng hoạt động.
Loại virus nguy hiểm có thể được lập trình để xóa hoặc làm
hỏng các file trước khi chúng phát tán.
Virus có thể được truyền qua các file attach, các file được
download, IM hoặc qua CD, USB.
8Slide 6 - Bảo mật
Worm
Worm tương tự như virus, nhưng chúng không như virus
không cần tự nó chứa một chương trình.
Worm sử dụng mạng để gửi và copy nó đến bất kỳ máy nào
được kết nối.
Worm có thể chạy độc lập và phân tán nhanh. Chúng không
cần yêu cầu kích hoạt hoặc tác động của con người.
Tự động phân tán các Worm có tác động lớn hơn virus đơn và
có thể ảnh hưởng phần lớn của Internet nhanh chóng.
9Slide 6 - Bảo mật
Trojan Horses
A Trojan Horses là một chương trình không tự động tái tạo và
được viết giống như một chương trình hợp pháp, trong thực
tế nó sử dụng một tool để tấn công.
Trojan dựa vào giao diện của nó để đánh lừa nạn nhân để
khởi tạo chương trình.
Nó có thể vô hại hoặc chứa các mã nguồn có thể phá hủy nội
dung của đĩa cứng máy tính.
Trojan có thể tạo backdoor vào hệ thống để cho phép hackers
dành quyền truy cập.
10Slide 6 - Bảo mật
Tấn công từ chối dịch vụ DoS
(Denial of Service)
DoS là tấn công công kích vào một máy tính hoặc 1 nhóm
máy tính cụ thể với mục đích là cấm các dịch vụ đến các
người dùng đang chờ. DoS tấn công có thể đích là hệ thống
người dùng đầu cuối, các server, router và các liên kết mạng.
Thông thường, DoS tấn công tìm để:
Làm tràn ngập một hệ thống hoặc một mạng với các gói tin để ngăn
cản các lưu lượng mạng của luồng.
Phá vỡ kết nối giữa client và server để ngăn chặn truy cập các dịch vụ.
11
Có 2 loại tấn công DoS là:
SYN (synchronous) Flooding
Ping of death
Slide 6 - Bảo mật
Distributed Denial of Service (DDoS)
DDoS phức tạp và nguy cơ phá hại hơn DoS. Nó được thiết kế
để tấn công tập trung và làm tràn ngập liên kết mạng.
DDoS hoạt động ở phạm vi lớn hơn so với DoS. Thông thường
hàng trăm hoặc hàng nghìn điểm tấn công cố gắng tấn công
đích đồng thời.
Các điểm tấn công này có thể là các máy tính không bị tình
nghi mà đã bị lây nhiễm mã độc DDoS.
12Slide 6 - Bảo mật
Spyware
Spyware là bất cứ chương trình mà thu nhận thông tin từ máy
của bạn không cần sự cho phép và kiến thức của bạn. Thông
tin này được gửi tới nhà quảng cáo hoặc đến người khác trên
Internet và có thể bao gồm mật khẩu và số tài khoản.
Spyware thông thường được cài khi bạn download 1 file, cài
đặt một chương trình khác hoặc click vào popup. Nó có thể
làm chậm máy tính và thay đổi các thiết lập bên trong việc
này tạo ra khả năng dễ bị tấn công cho các mối hiểm họa
khác.
13Slide 6 - Bảo mật
Chính sách an ninh
Để hệ thống mạng đảm bảo an ninh phải sử dụng tổ hợp
nhiều biện pháp:
Cập nhật và vá lỗi các phần mềm.
Sử dụng tường lửa (Firewall)
Phần mềm quét virus.
Phần mềm quét Spyware.
Ngăn ngừa Spam /Pop-up
14Slide 6 - Bảo mật
Cập nhật bản vá lỗi & update
Một trong các phương pháp phổ biến mà hacker sử dụng để truy
cập đến máy tính hoặc mạng là qua lỗ hổng của phần mềm.
Quan trọng để giữ các phần mềm ứng dụng theo kịp các bản vá lỗi
bảo mật và cập nhật để giúp ngăn cản hiểm họa.
Patch là một đoạn code mà sửa lỗi cụ thể nào đó.
15Slide 6 - Bảo mật
Phần mềm Anti-virus
Phần mềm Anti-Virus có thể được sử dụng như cả hai tool
ngăn ngừa và tool phản ứng lại virus. Nó ngăn cản sự lây
nhiễm và phát hiện, và loại bỏ, virus, worms và Trojan
Horses.
Các đặc điểm bên trong phần mềm Anti-Virus là:
Kiểm tra Email: Quét cổng vào và cổng ra email, phát hiện các file kèm virus.
Quét thường trú động (Resident dynamic scanning): Kiểm tra các file thi hành và
các tài liệu khi chúng được truy cập.
Lập lịch quét: Có thể lập lịch chạy ở một thời điểm và kiểm tra các ổ đĩa cứng
hay toàn máy tính.
Tự động cập nhật: Kiểm tra, download và biết các mẫu virus.
16Slide 6 - Bảo mật
Phần mềm Anti-Spyware
Phần mềm gián điệp và phần mềm quảng cáo cũng có thể
gây ra triệu chứng như là virus.
Thêm vào đó chúng thu thập các thông tin không được
quyền, Chúng có thể sử dụng các tài nguyên quan trọng của
máy tính và ảnh hưởng đến hiệu năng hệ thống.
Phần mềm Anti-Spyware phát hiện và xóa các ứng dụng gián
điệp, cũng như ngăn cản việc cài đặt xảy ra trong tương lai.
Nhiều phần mềm cũng phát hiện và xóa cookies và adware.
Vài gói Anti-virus bao gồm chức năng anti-spyware.
17Slide 6 - Bảo mật
Sử dụng tường lửa (Firewall)
Để bảo vệ các máy tính cá nhân và các Server gắn với mạng, quan
trọng để kiểm soát các gói tin đến và ra khỏi mạng.
Tường lửa là một phương pháp bảo mật hiệu quả nhất cho việc bảo
vệ mạng bên trong từ các mối nguy hại từ bên ngoài. Tường lửa
kiểm soát các gói tin giữa các mạng như là giúp ngăn cản truy cập
bất hợp pháp. Các sản phẩm tường lửa sử dụng rất nhiều kỹ thuật
khác nhau cho việc quyết định cái gì là được phép hoặc bị cấm truy
cập đến mạng.
Lọc gói tin (Packet Filtering): Ngăn chặn hoặc cho phép truy cập dựa trên điạ chỉ
IP hoặc địa chỉ MAC.
Lọc ứng dụng (Application Filtering): Ngăn chặn hoặc cho phép truy cập các ứng
dụng cụ thể dựa vào số hiệu cổng (Port Number).
Lọc URL (URL Filtering): Ngăn chặn hoặc cho phép truy cập Website dựa vào
URL cụ thể hoặc từ khóa
Stateful Packet Inspection - SPI: Các gói tin đến phải được trả lời hợp lý tới các
yêu cầu từ các host bên trong. Các gói tin không yêu cầu bị khóa ngoại trừ cho
phép đặc biệt. SPI nhận dạng và loại bỏ tấn công như DoS.
18Slide 6 - Bảo mật
Sử dụng tường lửa
Appliance-based firewalls: Là tường lửa được xây dựng tới 1
thiết bị chuyên nghiệp như là thiết bị an ninh.
Server-based firewalls: bao gồm tường lửa ứng dụng mà chạy
trên hệ điều hành mạng như là UNIX, Windows hoặc Novell.
Integrated Firewalls – Được cài đặt bằng cách thêm các chức
năng tường lửa đến các thiết bị đang tồn tại như là router.
Personal firewalls: Nằm trên các máy tính và không được thiết kế
cho LAN. Chúng có thể sẵn có mặc định từ hệ điều hành hoặc có
thể cài đặt từ các hang khác.
19Slide 6 - Bảo mật
Sử dụng tường lửa
Bằng cách đặt tường lửa giữa mạng bên trong (intranet) và Internet
như là thiết bị biên, tất cả các gói tin đến và từ Internet có thể bị
giám sát và điều khiển.
Điều này tạo nên môt đường phòng thủ giữa mạng bên trong và
mạng bên ngoài.
Tuy nhiên có thể có một vài khách hàng bên ngoài yêu cầu truy cập
các tài nguyên bên trong.
20Slide 6 - Bảo mật
Sử dụng tường lửa
Thuật ngữ DMZ (khu vực quân sự) được mượn từ quân sự.
DMZ được thiết kế khu vực giữa hai quyền hạn ở đó các hoạt
động của quân sự là không được phép.
Trong mạng máy tính, DMZ tham chiếu tới một khu vực mạng
mà nó có thể được truy cập tới cả hai người dùng bên trong
và người dùng bên ngoài.
Nó an toàn hơn mạng bên ngoài nhưng không an toàn như
mạng bên trong.
Nó được tạo bởi một hoặc nhiều tường lửa để phân tách bên
trong, DMZ và các mạng bên ngoài.
Các Web server cho truy cập public thường xuyên đặt tại
DMZ.
21Slide 6 - Bảo mật
Cấu hình một tường lửa
Một tường lửa đơn có 3 khu vực, một cho mạng bên ngoài,
một cho mạng bên trong và DMZ.
Tất cả các gói tin được gửi từ mạng bên ngoài đến Firewall.
FW được yêu cầu để giám sát gói tin và quyết định xem
những gói tin nào được chuyển tới DMZ, gói tin nào được
chuyển tới mạng bên trong, gói tin nào bị từ chối hoàn toàn.
22Slide 6 - Bảo mật
Cấu hình hai tường lửa
Trong cấu hình hai tường lửa, có một tường lửa bên trong và
có tường lửa bên ngoài với DMZ đặt giữa chúng.
Tường lửa bên ngoài là ít hạn chế và cho phép các người
dùng Internet truy cập các dịch vụ tới DMZ như là cho phép
gói tin mà bất cứ người dùng bên trong yêu cầu chuyển qua.
Tường lửa bên trong hạn chế và bảo vệ mạng bên trong tốt
hơn từ các truy cập trái phép.
Thích hợp hơn cho mạng lớn, phức tạp điều khiển nhiều gói
tin hơn.
23Slide 6 - Bảo mật
Phân tích điểm yếu hệ thống mạng
Có rất nhiều công cụ phân tích điểm yếu cho máy và an ninh
mạng. Đó là các phần mềm quét an toàn, và có thể giúp ta
xác định khu vực mà có thể xảy ra tấn công và cung cấp các
hướng dẫn.
Một số đặc trưng:
Số máy trên mạng.
Các dịch vụ mạng đang cung cấp.
Hệ điều hành và phiên bản của host.
Lọc các gói tin và tường lửa được sử dụng.
24Slide 6 - Bảo mật
Tường lửa cá nhân Windows
Tường lửa là một chức năng ngăn chặn những truy nhập trái
phép vào hệ thống máy tính của bạn thông qua việc lọc bỏ
những địa chỉ không hợp lệ. Tường lửa thường được đặt tại
cổng ra vào giữa hai hệ thống mạng như từ mạng LAN này tới
mạng LAN khác hoặc từ máy tính tới Internet.
Để thiết lập tường lửa vào Start gõ firewall trong ô tìm kiếm,
bạn sẽ thấy kết quả hiển thị các mục liên quan đến firewall,
chọn mục Windows Firewall, trong cửa sổ firewall chọn mục
Turn Windows Firewall on or off và chọn Turn on
25Slide 6 - Bảo mật
Tường lửa cá nhân Windows
26Slide 6 - Bảo mật
Tường lửa
Ngoài chức năng có sẵn của Windows, bạn có thể sử dụng
các phần mềm khác có chức năng firewall hoặc những thiết bị
phần cứng có chức năng firewall như bộ Access Point phát
sóng không dây
Ngoài ra bạn có thể thiết lập một mạng riêng ảo (Virtual
Private Network) để trao đổi dữ liệu an toàn hơn
27Slide 6 - Bảo mật
Bảo mật mạng không dây
Để thiết lập bảo mật cho mạng không dây, bạn phải đăng
nhập vào thiết bị và cấu hình với những chế độ sau:
28
Chế độ Ý nghĩa
WEP Khóa cố định, độ dài mã hóa 64, 128,
152 bit
WPA/WPA-PSK Mã hóa cao hơn WEP, khóa thay đổi
dùng cho doanh nghiệp hoặc gia đình
WPA2/WPA2-PSK Sử dụng chuẩn mã hóa cao cấp hơn
WPA, khóa thay đổi có thể dùng cho
doanh nghiệp hoặc gia đình
Mixed WPA2/WPA Dùng cho doanh nghiệp, có hai chế độ
Mixed WPA2/WPA-PSK Dùng cho gia đình, có hai chế độ
28Slide 6 - Bảo mật
Bảo mật mạng không dây
Ở chế độ WEP, bạn phải nhập mật khẩu với độ dài tương ứng
5 ký tự hoặc 10 số cho mã hóa 64 bit
13 ký tự hoặc 26 số cho mã hóa 128 bit
16 ký tự hoặc 32 số cho mã hóa 152 bit
Ở các chế độ khác, độ dài mật khẩu là không bắt buộc
29
29Slide 6 - Bảo mật
Địa chỉ MAC
Mỗi thiết bị điện tử có một địa chỉ duy nhất để phân biệt gọi
là địa chỉ MAC. Trong bộ Access point thường hỗ trợ cho
phép/chặn địa chỉ MAC của thiết bị đăng nhập vào hệ thống.
Bạn có thể sử dụng chức năng này để chặn những thiết bị
không mong muốn bằng chức năng MAC Filter.
30
30Slide 6 - Bảo mật
Tổng kết – Câu hỏi
Mục đích của việc tạo tài khoản người dùng với những quyền
khác nhau?
Tại sao phải dùng tường lửa? Những hệ thống nào có hỗ trợ
tường lửa? Bạn biết gì về phần mềm Zone Alarm?
Tại sao thường xuyên update hệ điều hành là một việc nên
làm?
Bảo mật sóng Wi-Fi có những kiểu mã hóa nào? Hiện nay kiểu
mã hóa nào là an toàn nhất? Tại sao?
Phân biệt kiểu mã hóa sử dụng chức năng RADIUS và chức
năng PSK (Pre-Shared Key)?
Slide 6 - Bảo mật 31
Chương 7
Các ứng dụng trong mạng máy tính
Mục tiêu bài học
Biết thiết lập thông số cho phép máy tính điều khiển từ xa
Đăng nhập và sử dụng được chức năng Remote Desktop trên
Windows.
Biết cài đặt và sử dụng thành thạo công cụ VNC để truy cập
và điều khiển máy tính từ xa.
Biết các công cụ hỗ trợ đồng bộ file
Sử dụng các công cụ để gửi được tin nhắn trên mạng LAN và
mạng Internet
2Slide 7 - Các ứng dụng trong mạng máy tính
Remote Desktop
Remote Desktop là một chương trình được tích hợp trên hệ
điều hành (Winows, Macintosh), cho phép người dùng điều
khiển máy tính từ xa trên mạng. Bạn có thể cài đặt hay
update phần mềm, xem thông tin trên máy tính được đăng
nhập bằng remote desktop.
Windows Remote Desktop: Từ hệ điều hành Windows,
khi sử dụng chức năng remote desktop, bạn có thể dùng bàn
phím, chuột, màn hình trên máy tính bạn đang ngồi để điều
khiển máy tính khác trên mạng. Khi đó, máy tính bị điều
khiển sẽ hiển thị màn hình trắng và bàn phím, chuột không
còn tác dụng nữa. Những thiết bị này sẽ được khôi phục khi
ngắt remote desktop.
3Slide 7 - Các ứng dụng trong mạng máy tính
Remote Desktop
Để sử dụng tính năng remote desktop trên Windows, bạn
phải thiết lập chế độ Cho phép người dùng sử dụng remote
desktop và có tài khoản đăng nhập vào máy cần điều khiển từ
xa.
Trong Windows XP, công cụ đăng nhập từ xa có tên là Remote
Access, Windows Vista có tên Remote Desktop, Trong
Windows7 có tên là Remote Desktop Connection.
Một số phiên bản Windows như Basic, Starter, Home, không
hỗ trợ tính năng Remote Desktop
4
4Slide 7 - Các ứng dụng trong mạng máy tính
Cấu hình Remote Desktop
Trong Windows7:
B1: Nhấp chuột phải vào Computer chọn Properties
5
5Slide 7 - Các ứng dụng trong mạng máy tính
Cấu hình Remote Desktop
B2: Chọn mục Remote Settings
6
6Slide 7 - Các ứng dụng trong mạng máy tính
Cấu hình Remote Desktop
B3:
Tick vào mục Allow Remote
Assistance connections to this
computer và chọn mục Allow
connections from computers
running any version of Remote
Desktop hoặc mục Allow
connections only from
computers running Remote
Desktop with Network Level
Authentication. Sau khi lựa chọn
xong bấm chọn nút OK
7
7Slide 7 - Các ứng dụng trong mạng máy tính
Sử dụng Remote Desktop
B1: Chọn công cụ Remote Desktop Connection trên menu
popup
8
8Slide 7 - Các ứng dụng trong mạng máy tính
Sử dụng Remote Desktop
B2: Gõ tên máy hay địa chỉ IP của máy cần điều khiển từ xa.
9
9Slide 7 - Các ứng dụng trong mạng máy tính
Sử dụng Remote Desktop
B3: Đăng nhập vào máy điều khiển từ xa bằng tài khoản trên
máy đó
10
10Slide 7 - Các ứng dụng trong mạng máy tính
Virtual Network Computing
Cũng giống như Remote Desktop. Virtual Network Computing
là một công cụ cho phép điều khiển máy tính từ xa. Đây là
công cụ không tích hợp sẵn trên hệ điều hành, được phát
triển thương mại bởi hãng RealVNC. Bạn có thể tải phần mềm
về tại địa chỉ
Để sử dụng VNC, bạn phải có 2 phần là VNC Viewer và VNC
Server. VNC Viewer được cài trên máy tính mà bạn muốn
điều khiển từ xa, còn VNC Server được cài trên tất cả các máy
tính nào bạn muốn được điều khiển từ xa
11
11Slide 7 - Các ứng dụng trong mạng máy tính
Cài đặt Virtual Network Computing
Bạn có thể tải bản miễn phí từ trang web
12
12Slide 7 - Các ứng dụng trong mạng máy tính
Cài đặt Virtual Network Computing
Lựa chọn mục VNC Server và cài đặt cho tất cả các máy tính
muốn điều khiển từ xa. Chọn Next và làm theo hướng dẫn
cho đến khi kết thúc quá trình cài đặt
13
13Slide 7 - Các ứng dụng trong mạng máy tính
Cài đặt Virtual Network Computing
Có thể cấu hình các chức năng của VNC hoặc để mặc định
14
14Slide 7 - Các ứng dụng trong mạng máy tính
Cài đặt Virtual Network Computing
Khác với Remote Desktop trên Windows, khi đăng nhập vào
máy tính từ xa bạn phải có tài khoản. Đối với VNC bạn chỉ cần
thiết lập mật khẩu đăng nhập từ xa bằng chức năng trên VNC
Server hoặc bạn cũng có thể bỏ trống
15
15Slide 7 - Các ứng dụng trong mạng máy tính
Cài đặt Virtual Network Computing
Cài đặt chức năng VNC Viewer trên máy muốn điều khiển từ
xa. Bấm Next và làm theo hướng dẫn cho đến khi kết thúc
16
16Slide 7 - Các ứng dụng trong mạng máy tính
Sử dụng Virtual Network Computing
Chạy VNC Server trên máy bị điều khiển, khi đó bạn sẽ nhìn
thấy biểu tượng trên System tray
17
17Slide 7 - Các ứng dụng trong mạng máy tính
Sử dụng Virtual Network Computing
Chạy VNC Viewer trên máy muốn điều khiển từ xa bằng
đường dẫn Start/RealVNC/Run VNC Viewer
18
18Slide 7 - Các ứng dụng trong mạng máy tính
Sử dụng Virtual Network Computing
Gõ tên máy hoặc địa chỉ IP của máy cần điều khiển từ xa.
Nếu có thiết lập mật khẩu trên VNC Server thì bạn phải gõ
đúng mật khẩu vào
19
19Slide 7 - Các ứng dụng trong mạng máy tính
Đồng bộ file
Khi bạn triển khai một dự án, nếu có nhiều người trong dự án
đó và mỗi người lại đảm nhiệm một phần của công việc. Để
đảm bảo những công việc không bị chồng chéo, mỗi thao tác
thay đổi, thêm, bớt, di chuyển, xóa, dữ liệu của một người
trong nhóm thì tất cả những người còn lại phải được biết và
được cập nhật. Chức năng đó được gọi là đồng bộ file.
Hiện nay có rất nhiều công cụ hỗ trợ việc đồng bộ file. Bạn có
thể tham khảo thông qua các trang web:
Synchronize It! (
GoodSync (
Microsoft SyncToy (—search for
SyncToy)
DirSync Pro ( )
FreeFileSync (
20
20Slide 7 - Các ứng dụng trong mạng máy tính
Gửi tin nhắn
Đọc tham khảo trong sách
21
21Slide 7 - Các ứng dụng trong mạng máy tính
Tổng kết – Câu hỏi
Tại sao phải điều khiển máy tính từ xa?
Có những công cụ nào hỗ trợ việc đăng nhập và điều khiển
máy tính từ xa? Có những rủi ro gì?
Việc cần thiết phải đồng bộ file?
Có những công cụ để gửi tin nhắn trên mạng LAN và mạng
Internet nào? Ưu và nhược của mỗi loại?
Slide 7 - Các ứng dụng trong mạng máy tính 22
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tailieu.pdf