Tài liệu Mầm bệnh ký sinh trùng trên rau tưới bằng nước thải tại thành phố và nông thôn tỉnh Đắk Lắk năm 2012: Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014
65
7. Khader Y. S., Batayha W. Q., Abdul-Aziz S. M. et al.
(2006), “Prevalence and risk indicators of myopia among
schoolchildren in Amman, Jordan”, East Mediterr Health
J., 12(3-4): 434-9.
8. Saw S. M., Zhang M. Z., Hong R. Z. et al. (2002),
“Near-work activity, night-lights, and myopia in the
Singapore-China study”, Arch Ophthalmol., 120(5): 620-
79. Wu P. C., Tsai C. L., Hu C. H. et al. (2010), “Effects of
outdoor activities on myopia among rural school children
in Taiwan”, Ophthalmic Epidemiol., 17(5): 338-42.
10. Xiang F., He M., Morgan I. G. (2012), “The impact
of severity of parental myopia on myopia in Chinese
children”, Optom Vis Sci., 89(6): 884-91.
MẦM BỆNH KÝ SINH TRÙNG TRÊN RAU TƯỚI BẰNG NƯỚC THẢI
TẠI THÀNH PHỐ VÀ NÔNG THÔN TỈNH ĐẮK LẮK NĂM 2012
NGUYỄN VĂN ĐỀ - Trường Đại học Y Hà Nội
BÙI KHẮC HÙNG và CS - Bệnh viện huyện Krong Pắc
TÓM TẮT
Nghiên cứu đánh giá ô nhiễm mầm bệnh ký sinh
trùng trên rau đ...
3 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 411 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mầm bệnh ký sinh trùng trên rau tưới bằng nước thải tại thành phố và nông thôn tỉnh Đắk Lắk năm 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014
65
7. Khader Y. S., Batayha W. Q., Abdul-Aziz S. M. et al.
(2006), “Prevalence and risk indicators of myopia among
schoolchildren in Amman, Jordan”, East Mediterr Health
J., 12(3-4): 434-9.
8. Saw S. M., Zhang M. Z., Hong R. Z. et al. (2002),
“Near-work activity, night-lights, and myopia in the
Singapore-China study”, Arch Ophthalmol., 120(5): 620-
79. Wu P. C., Tsai C. L., Hu C. H. et al. (2010), “Effects of
outdoor activities on myopia among rural school children
in Taiwan”, Ophthalmic Epidemiol., 17(5): 338-42.
10. Xiang F., He M., Morgan I. G. (2012), “The impact
of severity of parental myopia on myopia in Chinese
children”, Optom Vis Sci., 89(6): 884-91.
MẦM BỆNH KÝ SINH TRÙNG TRÊN RAU TƯỚI BẰNG NƯỚC THẢI
TẠI THÀNH PHỐ VÀ NÔNG THÔN TỈNH ĐẮK LẮK NĂM 2012
NGUYỄN VĂN ĐỀ - Trường Đại học Y Hà Nội
BÙI KHẮC HÙNG và CS - Bệnh viện huyện Krong Pắc
TÓM TẮT
Nghiên cứu đánh giá ô nhiễm mầm bệnh ký sinh
trùng trên rau được tưới bằng nước thải tại thành phố
và nông thôn tỉnh Đắc Lắc. Xét nghiệm 660 mẫu rau
tưới bằng nước thải gồm 6 loài chính theo phương
pháp Romanenko tìm mầm bệnh ký sinh trùng. Kết
quả cho thấy các loài rau ở thành phố và nông thôn
đều có nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng, đặc biệt là
mầm bệnh đơn bào. Tỷ lệ ô nhiễm mầm bệnh ký sinh
trùng ở thành phố và nông thôn tương ứng là: tỷ lệ
nhiễm giun sán chung 6,1% và 10,6% bao gồm mầm
bệnh giun đũa, giun tóc và giun móc; tỷ lệ nhiễm đơn
bào chung 27,9% và 44,2% bao gồm mầm bệnh bào
nang amíp Entamoeba histolytica, Cryptosporidium,
Cyclospora và Giardia. Kết luận: Tại Đắc Lắk, các loài
rau chủ yếu đều bị ô nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng
giun sán và đơn bào gây bệnh cho người.
Từ khóa: Rau, nước thải, giun sán, đơn bào.
SUMMARY
PARASITIC INFECTION IN VEGETABLES USING
WASTE WATER IN URBAN AND RURAL IN DAK
LAK PROVINCE
The study was carried out to assess parasitic
germs in vegetables using waste water in urban and
rural of Dak Lak province. Examination vegetable by
Romanenko method to find parasitic germs on 660
vegetable samples using waste water, including 6
common species showed that, all species in urban and
rural were infected parasitic germs, especially
protozoa. The parasitic infection on vegetables in
urban and rural as helminthic infection was 6.1% and
10.6% respectively, including Ascaris eggs, Trichuris
eggs and hookworm larvae; protozoa infection was
27.9% and 44.2% respectively, including E. histolytica
cysts, Cryptosporidium, Cyclospora and Giardia
Conclusions: in Dak Lak province, all common vegetable
species in urban and rural were infected helminthic and
protozoa germs, which infected to human.
Keywords: Vegetables, waste water, helminth,
protozoa.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Môi trường bị ô nhiễm bởi mầm bệnh ký sinh trùng
rất đa dạng và phong phú. Những mầm bệnh này có
khả năng lây nhiễm cho người có thể chủ động chui
qua da như giun móc/mỏ, sán máng... nhưng phần lớn
thụ động qua thức ăn, trong đó có rau là nguồn thực
phẩm không thể thiếu hàng ngày. Tại Việt Nam, hầu
hết mọi người đều nhiễm một hay nhiều loài ký sinh
trùng truyền lây qua rau bao gồm giun sán và đơn bào.
Tình hình nhiễm giun đũa và giun tóc có nơi ở miền
Bắc tỷ lệ nhiễm 2 loại giun này là 80-90%. Tình hình
nhiễm giun móc cao trên phạm vi cả nước, có nơi 70-
80%. Sán lá gan nhỏ phân bố ở ít nhất 32 tỉnh, có địa
phương tỷ lệ nhiễm trên 30% như Nam Định, Ninh
Bình, Hà Tây, Thanh Hoá, Phú Yên, Bình Định; có nơi
bệnh lưu hành trên toàn tỉnh như Hoà Bình. Sán lá gan
lớn phân bố ở ít nhất trên 52 tỉnh với số lượng bệnh
nhân trên 20.000 người, có nơi tỷ lệ nhiễm 11,1% như
ở Khánh Hoà. Sán lá ruột lớn lưu hành ở ít nhất 16
tỉnh, có nơi tỷ lệ nhiễm 3,8% như Đăk Lăk. Sán lá ruột
nhỏ đã xác định lưu hành ở ít nhất 18 tỉnh với 5 loài,
có nơi tỷ lệ nhiễm tới 52,4% như Nam Định. Sán lá
phổi phân bố ở ít nhất 10 tỉnh, có nơi tỷ lệ nhiễm 15%
như Sơn La. Sán dây /ấu trùng sán lợn lưu hành ở ít
nhất 50 tỉnh, có nơi tỷ lệ nhiễm sán dây 12% và nhiễm
ấu trùng sán lợn 7,2% (Nguyễn Văn Đề và cs, 1998;
2006). Bên cạnh đó, động vật cũng bị nhiễm những ký
sinh trùng gây bệnh cho người. Nguồn bệnh từ người
và súc vật gây ô nhiễm cho môi trường là hết sức
nghiêm trọng, trong đó có ô nhiễm rau, đặc biệt là rau
được tưới bằng nước thải.
Trồng rau tưới bằng nước thải là phổ biến ở Việt
Nam nói chung và Đăc Lăk nói riêng. Để góp phần
đánh giá ô nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng trên rau
tưới bằng nước thải ở thành phố và nông thôn tại Đắk
Lắk nhằm đề xuất giải pháp sản xuất rau an toàn phục
vụ đời sống dân sinh.
Như vậy, việc thực hiện nghiên cứu này là hết sức
cần thiết với mục tiêu:
- Xác định mầm bệnh ký sinh trùng trên rau được
tưới bằng nước thải tại thành phố Buôn Ma Thuột, Đăc
Lăk.
- Xác định mầm bệnh ký sinh trùng trên rau được
tưới bằng nước thải tại nông thôn xã Ea Phê, huyện
Krong Păc, Đăc Lăk.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
2. Chọn điểm điều tra và cỡ mẫu
+ Chọn điểm có chủ đích: Tại thành phố Buôn Ma
Thuột sử dụng nước thải thành phố để tưới rau và tại
nông thôn xã Ea Phê, huyện Krong Păc sử dụng nước
thải sinh hoạt nông thôn để tưới rau. Các loại rau chủ
yếu gồm rau muống, rau cải xanh, rau cần, rau ngổ,
rau cải soong, rau diếp.
+ Cỡ mẫu được tính theo công thức (WHO 1991):
n= Z21-/2 x P (1-P)/d
2. Trong đó, n = cỡ mẫu tối
thiểu cần đạt được; P = Tỷ lệ nhiễm dự kiến; d = Độ
chính xác mong muốn; Z1-/2 = hệ số tin cậy 95%, có
Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014
66
giá trị 1,96; d= sai số tuyệt đối = 0,05. Tỷ lệ nhiễm
trứng giun trên rau khoảng 30%=P (Nguyễn Thùy
Trâm, 2007), ta có số mẫu n=323, quy tròn 330 mẫu
cho 6 loài rau chính, mỗi loài 55 mẫu/điểm.
3. Phương pháp thu thập mầm bệnh ký sinh
trùng và định loại
+ Thu thập mầm bệnh ký sinh trùng bằng phương
pháp rửa rau 3 lần và ly tâm lắng cặn.
+ Xác định hình thái học theo khoá định loại của
Ichiro Miyazaki, Prayong Radomyos và Johannes
Kaufmann.
4. Xử lý số liệu
Nhập số liệu vào máy vi tính sử dụng phần mềm
Excel 2003 và xử lý theo phần mềm này.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Kết quả xét nghiệm rau tại xã Ea Phê (nông
thôn)
Bảng 1. Kết quả xét nghiệm giun sán trên rau
Loài rau
Số
lượn
g
Số (+)/%
Loài giun sán
Giun
đũa
Giu
n
tóc
Giun
móc SLRN
Rau
muống 55 6 (10,9%) 3 2
1
g.móc 0
Rau cần 55 3 (5,5%) 2 1 0 0
Rau ngổ 55 4 (7,3%) 2 1 1 g.móc 0
Cải
soong 55 3 (5,5%) 1 0
2
g.móc 0
Cải xanh 55 9 (16,4%) 2 1 5 g.móc
1
SLRN
Rau diếp 55 10 (18,2%) 6 0
4
g.móc 0
Tổng số 330 35 (10,6) 16 5 13 1
Ghi chú: SLRN: trứng sán lá ruột nhỏ
Nhận xét: Trong 10,6% mẫu rau nhiễm mầm bệnh
giun sán, có 6/6 loài rau ô nhiễm trứng giun đũa, 4/6
loài rau ô nhiễm trứng giun tóc, 5/6 loài rau ô nhiễm ấu
trùng giun móc và 1/6 loài rau ô nhiễm trứng sán lá
ruột nhỏ. Tỷ lệ nhiễm cao nhất là rau diếp (18,2%).
Bảng 2. Kết quả xét nghiệm đơn bào trên rau xanh
Loài rau SL Số (+)/%
Loài giun sán
E.hist
o
Crypt
o Cyclo
Giardi
a
Rau
muống 55
33
(60,0%) 2 12 7 5
Rau cần 55 23 (41,8%) 2 10 3 4
Rau ngổ 55 20 (36,4%) 1 6 5 3
Cải soong 55 15 (27,3%) 2 5 2 2
Cải xanh 55 27 (49,1%) 3 8 5 3
Rau diếp 55 28 (50,9%) 2 10 6 2
Tổng số 330
146
(44,2%) 12 51 28 19
Ghi chú: E.his = Entamoeba histolytica; Crypto =
Cryptosporidium; Cyclo = Cyclospora.
Nhận xét: Các nhóm loài rau đều có nhiễm mầm
bệnh đơn bào, trong đó rau cải soong nhiễm ít nhất
(27,3%) và rau muống nhiễm nhiều nhất (60%). Tỷ lệ
nhiễm chung 44,2% (146/330) và tất cả các loài rau
đều có ô nhiễm các mầm bệnh cho người như
Entamoeba histolytica, Cryptosporidium, Cyclospora
và Giardia.
2. Kết quả xét nghiệm rau tại TP. Buôn Ma
Thuột (thành phố)
Bảng 3. Kết quả xét nghiệm giun sán trên rau
Loài rau
Số
lượn
g
Số (+)/%
Loài giun sán
Giu
n
đũa
Giun
tóc
Giun
móc SLRN
Rau
muống 55 3 (5,5%) 2 0
1
g.móc 0
Rau cần 55 2 (3,6%) 1 0 1 g.móc 0
Rau ngổ 55 3 (5,5%) 1 1 1 g.móc 0
Cải
soong 55 2 (3,6%) 1 0
1
g.móc 0
Cải xanh 55 4 (7,3%) 1 1 2 g.móc 0
Rau diếp 55 6 (10,9%) 3 0
3
g.móc 0
Tổng số 330 20 (6,1%) 9 2 9
Ghi chú: SLRN: Trứng sán lá ruột nhỏ
Nhận xét: Trong 6,1% mẫu rau nhiễm mầm bệnh
giun sán, có 6/6 loài rau ô nhiễm trứng giun đũa, 2/6
loài rau ô nhiễm trứng giun tóc, 6/6 loài rau ô nhiễm ấu
trùng giun móc và không tìm thây loài rau ô nhiễm
trứng sán lá ruột nhỏ.
Bảng 4. Kết quả xét nghiệm đơn bào trên rau xanh
Loài rau SL Số (+)/%
Loài giun sán
E.hist
o
Crypt
o Cyclo
Giardi
a
Rau
muống 55
18
(32,7%) 1 4 5 3
Rau cần 55 15 (27,3%) 1 5 4 2
Rau ngổ 55 14 (25,5%) 1 3 4 2
Cải
xoong 55
10
(18,2%) 2 2 1 1
Cải xanh 55 16 (29,1%) 2 4 3 1
Rau diếp 55 19 (34,5%) 1 6 5 1
Tổng số 330
92
(27,9%) 8 24 22 10
Ghi chú: E.his = Entamoeba histolytica; Crypto =
Cryptosporidium; Cyclo = Cyclospora.
Nhận xét: Các nhóm loài rau đều có nhiễm mầm
bệnh đơn bào, trong đó rau cải soong nhiệm ít nhất
(18,2%) và rau diếp nhiễm nhiều nhất (34,5%). Tỷ lệ
nhiễm chung 27,9% (92/330) và tất cả các loài rau đều
có ô nhiễm các mầm bệnh cho người như Entamoeba
histolytica, Cryptosporidium, Cyclospora và Giardia.
Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014
67
BÀN LUẬN
Tại các điểm nghiên cứu, 6 loài rau chủ yếu được
tưới bằng nước thải tại Đăc Lăk đều bị nhiễm mầm
bệnh ký sinh trùng gây bệnh cho người.
1. Nhiễm mầm bệnh giun sán trên rau
Tại điểm nông thôn có tỷ lệ ô nhiễm mầm bệnh
giun sán cao hơn điểm thành phố (10,6% so với
6,1%), nhưng trong nghiên cứu này cả nông thôn và
thành phố đều chưa phát hiện trứng sán lá gan nhỏ,
nhưng đã phát hiện trứng sán lá ruột nhỏ ở nông thôn
và trên người đã phát hiện nhiễm sán lá truyền qua cá.
So với kết quả của Lê Thanh Phương và cs điều tra tại
Nam Định, 2009 có kết quả tương tự nghiên cứu của
chúng tôi (tỷ lệ nhiễm giun sán chung 8,2% (thành
phố) và 10% (nông thôn), trong đó nhiễm trứng giun
đũa 2,7% và 2,1%, trứng giun tóc 2,4% và 1,8% ấu
trùng giun móc/lươn 2,1% và 5,2%, trứng sán lá gan
nhỏ/sán lá ruột nhỏ 0,3% và 0,9%). So với nghiên cứu
của Nguyễn Thuỳ Trâm (Meeting “Protozoan parasites
in Vietnam – Food safety and human health aspects”
tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, 2007) thì rau ở
chợ Hà Nội nhiễm trứng giun cao hơn (35,7%) nghiên
cứu của chúng tôi. So với kết quả nghiên cứu của Lê
Thị Ngọc Kim 2006 tại TP. Hồ Chí Minh (Hội nghị Ký
sinh trùng toàn quốc) cho thấy tỷ lệ mẫu rau tại chợ
nhiễm trứng giun đũa 23,1%. Tại Thanh phố Thái
Bình, Lê Thị Tuyết (2005) cho thấy tỷ lệ ô nhiễm trứng
giun trong rau cũng cao hơn kết quả của chúng tôi
(nhiễm chung 50%, trong đó giun đũa 48,8%, giun tóc
42,2% và giun móc 17,8%).
Tại Pakistan, Jeroen (Meeting “Protozoan parasites
in Vietnam – Food safety and human health aspects”
tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, 2007) nghiên cứu
trên rau tại ruộng có 0,7 trứng giun sán/gam rau và ở
chợ là 2,1 trứng/gam rau.
2. Nhiễm mầm bệnh đơn bào trên rau
Tại điểm nông thôn và thành phố Đăc Lăk có tỷ lệ ô
nhiễm mầm bệnh đơn bào ở nông thôn cao hơn thành
phố (44,2% so với 27,9%), trong đó thành phần loài
phát hiện được cũng tương tự nhau. So với kết quả
của Lê Thanh Phương và cs điều tra tại Nam Định,
2009 có kết quả cao hơn (tỷ lệ nhiễm đơn bào chung
53% và 72,2%). So với nghiên cứu của Nguyễn Thuỳ
Trâm, 2007 thì rau ở chợ Hà Nội nhiễm đơn bào
Cyclospora 8,4-11,8%. So với kết quả nghiên cứu của
Lê Thị Ngọc Kim 2006 tại TP.Hồ Chí Minh cho thấy tỷ
lệ mẫu rau tại chợ nhiễm bào nang đơn bào 8,6-
85,6%. Lese, 2007 (chưa công bố) cho thấy rau tại Hà
Nội nhiễm Cryptosporidium 10-19%. Tại Campuchia,
Anders Dalsgaard, 2004 cho thấy rau muống nhiễm
Cyclospora 37,5%, nhiễm Giardia 3,7%.
Như vậy, nếu sử dụng rau tưới bằng nước thải mà
không rửa sạch có nguy cơ nhiễm mầm bệnh ký sinh
trùng gây bệnh cho người, trong đó có mầm bệnh giun
sán và đơn bào.
KẾT LUẬN
Xét nghiệm trên 660 mẫu rau gồm 6 loài tại thành
phố và nông thôn tỉnh Đăc Lăk cho thấy:
1. Mầm bệnh ký sinh trùng trên rau được tưới
bằng nước thải tại thành phố
Các nhóm loài rau đều có nhiễm mầm bệnh ký sinh
trùng bao gồm giun sán với tỷ lệ nhiễm chung 6,1%,
bao gồm trứng giun đũa, trứng giun tóc, ấu trùng giun
móc; tỷ lệ nhiễm đơn bào chung 27,9%, bao mồm bào
nang amíp Entamoeba histolytica, Cryptosporidium,
Cyclospora, Giardia.
2. Mầm bệnh ký sinh trùng trên rau được tưới
bằng nước thải tại nông thôn
Các loài rau đều có nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng
bao gồm giun sán với tỷ lệ nhiễm chung 10,6%, bao
gồm trứng giun đũa, trứng giun tóc, ấu trùng giun và
trứng sán lá ruột nhỏ; nhiễm đơn bào với tỷ lệ nhiễm
chung 44,2%, bao gồm nhiễm bào nang amíp
Entamoeba histolytica, Cryptosporidium, Cyclospora,
Giardia.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Đề (2003). Mầm bệnh ký sinh trùng
trong thực phẩm ở Việt Nam. Tạp chí Thông tin Y -Dược.
Số 9: 11-15.
2. Lê Thị Ngọc Kim, Vũ Đình Phương Ân, Trần Thị
Hồng (2007). Khảo sát ký sinh trùng trên rau sống bán tại
chợ trên địa bàn TP. Hồ Chie Minh. Báo cáo khoa học tại
Hội nghị Ký sinh trùng toàn quốc, 2007.
3. Jeroen H.J.Ensink, Tariq Mahmood and Anders
Dalsgaard. Wastewater-irrigated vegetables: Market
handling versus irrigation water quality. Tropical Medicine
and international health. Vol12, Sub 2, Dec 2007:2-7.
4. Lê Thanh Phương, Nguyễn Văn Đề, Phạm Ngọc
Minh, Phan Thị Hương liên, Trương Thị Kim Phượng và
cs (2009). Mầm bệnh ký sinh trùng trên rau được tưới
bằng nước thải tại thành phố và nông thôn tỉnh Nam Định.
Tạp chí Y Dược học Quân sự. Số 9: 29-32.
5. R.C. Tinsley & L.H.Chappell. Environmental health.
Parasite adaptation to Environmental constraints, 2000.
6. Lê Thị Tuyết, Nguyễn Quốc Tiến và cs,(2005). Tình
trạng ô nhiễm trứng giun trong các mẫu rau tại Xã Vũ
Phúc, thành phố Thái Bình. Tạp chí Phòng chống bệnh
sốt rét và các bệnh ký sinh trùng. Số 6: 49-53.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 65_67_914_14_7852_2128295.pdf