Mạch khuếch đại âm tần

Tài liệu Mạch khuếch đại âm tần: Chương V MẠCH KHUẾCH ĐẠI ÂM TẦN Mạch khuếch đại âm tần là mạch khuếch đại tín hiệu tần số từ 50Hz đến 20KHz, được phân vào loại khuếch đại tần số thấp dải rộng. Nếu tín hiệu âm tần từ sau mạch tách sóng điều biên máy thu thì chỉ cần mạch có đáp tuyến biên tần phẳng từ tần số 100Hz đến 5KHz, hệ số méo biên độ dưới 0.05, mạch hồi tiếp âm nới rộng dải tần làm việc của mạch cũng không cần thiết ở các máy thu xách tay nhỏ. Tuy nhiên, nếu tín hiệu âm tần từ máy thu FM hoặc từ máy phát dĩa compact, âm thanh yêu cầu phải trung thực thì các mạch khuếch đại thông thường thiếu mạch hồi tiếp âm không đạt yêu cầu. Để nới rộng dải tần làm việc và giảm các hiện tượng méo khác, mạch khuếch đại công suất ghép tầng trực tiếp có mạch hồi tiếp âm được sử dụng, do vậy phải giải quyết vấn đề ổn định của mạch khuếch đại - cơ sở về mạch hồi tiếp âm, t...

doc16 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1878 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mạch khuếch đại âm tần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương V MẠCH KHUẾCH ĐẠI ÂM TẦN Mạch khuếch đại âm tần là mạch khuếch đại tín hiệu tần số từ 50Hz đến 20KHz, được phân vào loại khuếch đại tần số thấp dải rộng. Nếu tín hiệu âm tần từ sau mạch tách sóng điều biên máy thu thì chỉ cần mạch có đáp tuyến biên tần phẳng từ tần số 100Hz đến 5KHz, hệ số méo biên độ dưới 0.05, mạch hồi tiếp âm nới rộng dải tần làm việc của mạch cũng không cần thiết ở các máy thu xách tay nhỏ. Tuy nhiên, nếu tín hiệu âm tần từ máy thu FM hoặc từ máy phát dĩa compact, âm thanh yêu cầu phải trung thực thì các mạch khuếch đại thông thường thiếu mạch hồi tiếp âm không đạt yêu cầu. Để nới rộng dải tần làm việc và giảm các hiện tượng méo khác, mạch khuếch đại công suất ghép tầng trực tiếp có mạch hồi tiếp âm được sử dụng, do vậy phải giải quyết vấn đề ổn định của mạch khuếch đại - cơ sở về mạch hồi tiếp âm, tác dụng của mạch đối với sự ổn định của mạch khuếch đại âm tần đã được giải thích ở môn Điện tử cơ bản, chương này chỉ tóm lược các kết quả ở phần Điện tử cơ bản và áp dụng cụ thể vào mạch khuếch đại âm tần. I. Đáp ứng tần số của mạch khuếch đại ở tần số phía cao dải âm tần: Ở tần số phía cao dải âm tần, độ lợi của mỗi tầng khuếch đại bị hạn chế bởi điện dung giữa các cực transistor, nhất là điện dung giữa cực thu với cực khiển Ccb, tuy thấp nhưng có tác dụng giảm tổng trở vào ở tần số cao do hiệu ứng Miller, nhân điện dung hồi tiếp Ccb gấp A lần, A là hệ số khuếch đại của mạch khuếch đại dùng transistor. Ở tần số cao, transistor tương đương với sơ đồ H.V-1a, sơ đồ tương đương với: H.V-1 Mạch khuếch đại H.V-1b là H.V-1c. Điện áp vào mạch là Vi, điện áp thực sự nguồn dòng ngõ ra phải lệ thuộc là: C = Cb’e + (1 – Av).Cb’c ; Av là hệ số khuếch đại của mạch. Vậy: ; ; đặt: ; 20lgAv(f) 20lgAv b) 20lgAv -3dB H.V-2a là đáp tuyến biên tần ở tần số cao của một tầng khuếch đại. -6dB/oct a) fT j H.V-2b là đáp tuyến pha theo tần số. Ở tần số f = fh, độ lợi mạch khuếch đại suy giảm 3dB, tín hiệu ra trễ pha 45o so với tín hiệu vào. Ở tần số thật cao f >>fh, độ lợi của mạch bằng: -45o -90o f f H.V-2 fT là tần số mà độ lợi của mạch khuếch đại bằng không, tín hiệu ra trễ pha 90o đối với tín hiệu vào. Độ dốc đường tiệm cận ứng với f>>fh bằng –6dB/oct. Trên đây là những điều cần ghi nhớ khi nghiên cứu đáp tuyến tần số và góc lệch pha tín hiệu của nhiều tầng và sự ổn định của mạch khuếch đại. II. Đáp ứng tần số của mạch khuếch đại ở tần số phía dải âm tần: Khi tần số tín hiệu thật thấp, hai linh kiện trong mạch khuếch đại làm suy giảm tín hiệu là Cll và CE là hai tụ điện liên lạc tín hiệu hay tụ điện dẫn tín hiệu từ tầng trước đến tầng sau và tụ điện phân dòng (H.V-3). Ta cần nói riêng tác dụng suy giảm tín hiệu của Cll và CE. H.V-3 1. Tác dụng của tụ điện dẫn tín hiệu (H.V-4): V1: điện áp tín hiệu ra tầng trước. Ro1: tổng trở ra tầng trước Ri2: tổng trở vào tầng sau. V2: điện áp tín hiệu nhận được ở tầng sau. Cll: tụ điện dẫn tín hiệu hay liên lạc. Tầng sau nhận được điện áp V2 bằng: Tầng sau Tầng trước V2 V1 H.V-4 Đặt : tần số cắt phía thấp của dải tần. Ta có hay Độ suy giảm do tụ diện dẫn tín hiệu gây ra ở tần số thấp được xác định từ: Giản đồ Bode của mạch hình H.V-4 được vẽ ở hình H.V-5. Ở tần số cắt thấp fl, V2 sớm pha 450 đối với V1. Ở tần số tín hiệu thật thấp V2 sớm pha 900 đối với V1. fl fl f f Ở tần số giữa giải tần làm việc, tín hiệu suy giảm mất dB là điều tất nhiên của của cách ghép nối tín hiệu RC giữa hai tầng. j 90o 45o H.V-5 2. Tác dụng của tụ điện phân dòng (H.V-6): RE(1+b) bIb Vào V2 Vi Ib H.V-6 Tụ điện phân dòng CE có dung kháng bằng vô cùng ở tần số cực thấp. Do vậy hệ số khuếch đại ở tần số cực thấp bằng: ; Rt là điện trở tương đương với Rc song song với tổng trở vào tầng sau. Ở tần số giữa dải, hệ số khuếch đại bằng: : hệ số khuếch đại giữa dải Ở tần số thấp, hàm truyền bằng: Hàm truyền có thể viết ở hai dạng: hoặc: Đặt : tần số zêro. : tần số cắt thấp do tụ điện phân dòng. Vậy: 20lgAv(f) 20lgAvg 20lgAvg –3dB 20lgAvg +3dB 20lgAvo f fp fo H.V-7 H.V-7 là giản đồ Bode, đặc trưng cho quan hệ giữa độ lợi của mạch khuếch đại có cực phát nối đất ở phía thấp dải tần do tác dụng của tụ điện phân dòng CE. Transitor ngày nay có hệ số b rất cao, để loại bỏ tác dụng của tụ điện này, người ta không sử dụng nó ở hầu hết các tầng khuếch đại âm tần dải rộng. Do vậy, trở ngại của mạch khuếch đại ở tần số thấp chỉ còn do tụ điện dẫn tín hiệu. Hàm truyền đặc trưng cho mạch khuếch đại ở phía thấp dải tần, do tác dụng của tụ điện dẫn tín hiệu bằng: Hệ số khuếch đại và độ lợi bằng: 20lgAv(f) (H.V-8) 20lgAv(f) 20lgAv(f) - 3dB H.V-8 fl f f j = argAv(jw) +45o +90o fl Như vậy đáp tuyến biên tần và pha tần của một tầng khuếch đại EC có tụ điện phân dòng có dạng như H.V-9. 20lgAv(f) -6dB/oct +6dB/oct 20lgAvg 20lgAvo 20lgAvg - 3dB fl f fT fh fT fl fh f j = argAv(jw) H.V-8 -90o -45o +90o +45o 0 0 III. Đáp ứng tần số của nhiều tầng khuếch đại ghép liên tiếp nhau: Nếu nhiều tầng khuếch đại được ghép liên tiếp nhau bằng tụ điện dẫn tín hiệu và nếu các tụ điện phân dòng RE được tính toán để có tần số cắt dưới thấp hơn tần số cắt dưới do tụ điện dẫn tín hiệu thì đáp ứng tần số của hai tầng ghép như sau (H.V-9) -6dB/oct +6dB/oct 20lgAvg1 20lgAv1(f) Tầng 2 Tầng 1 f fl fh fT1 fh1 fl1 +6dB/oct -6dB/oct -6dB/oct +6dB/oct 20lgAv2(f) 20lgAvg1 f fT2 fl2 fh2 20lg(Avg1 + Avg2) H.V-9 -12dB/oct +12dB/oct Tầng 1 và 2 ghép liên tiếp f f j = arg[Av(jw)] -180O +180O j = arg[Av1(jw). Av2(jw)] fh +45O fl -45O Đáp ứng tần số của ba tầng ghép liên tiếp nhau bằng tụ điện dẫn tín hiệu và góc lệch pha giữa tín hiệu ra với tín hiệu vào như sau:(H.V-10) fl fh fh fh fl +6dB/oct -6dB/oct +6dB/oct -6dB/oct 20lgAv3(f) 20lgAv1(f) f fl3 fh3 Tầng 3 20lgAvg3 fl2 fh2 Tầng 2 20lgAvg2 f 20lgAvg1 +6dB/oct f Tầng 1 fl1 fh1 -6dB/oct +6dB/oct 20lgAv2(f) -6dB/oct 20lg(Avg1.Avg2.Avg3) -12dB/oct +12dB/oct -18dB/oct +18dB/oct f f Ba tầng ghép liên tiếp j = arg[Av(jw)] Góc lệnh pha theo tần số j = arg[Av1(jw). Av2(jw). Av3(jw)]] +270O +45O H.V-10 -45O -270O Lưu ý rằng khi có ba tầng ghép liên tiếp nhau góc lệch pha giữa tín hiệu vào có thể đạt cao nhất là +2700 hay -2700 nếu tần số tín hiệu thấp hơn tần số cắt dưới hay cao hơn tần số cất trên rất nhiều. Do vậy, nếu dùng mạch hồi tiếp âm nới rộng dải tần làm việc sẽ có sự cố mạch mất ổn định và dẫn đến hiện tượng dao động rất tai hại cho mạch khuếch đại công suất. IV.Tác dụng của mạch hồi tiếp âm đối với dải tần làm việc của mạch khuếch đại: 1.Nhắc lại định nghĩa mạch hồi tiếp (H.V-11): Vào Mạch khuếch đại Nếu một phần b < 1 của tín hiệu tại ngõ ra Vo của một mạch khuếch đại được đưa trở lại ngõ vào, ta bảo mạch khuếch đại được hồi tiếp. Ra Vo Vi H.V-11 b Khối b lấy một phần b < 1 của tín hiệu ngõ ra được gọi là khối hồi tiếp. Đường lấy tín hiệu bằng bVo đường hồi tiếp. Điện áp bVo gọi là tín hiệu hồi tiếp. Nếu tín hiệu hồi tiếp đồng pha với tín hiệu vào tăng cường tín hiệu vào thì ta có mạch hồi tiếp dương, trong trường hợp ngịch pha thì ta có mạch hồi tiếp âm, b gọi là tỷ số hồi tiếp. Mạch hồi tiếp gây nhiều tác dụng đối với mạch khuếch đại, nó làm thay đổi tổng trở vào, tổng trở ra, đáp ứng tần số của mạch khuếch đại, đặc biệt là làm thay đổi đặc tính động của mạch khuếch đại dẫn đến hiện tượng mất ổn định khiến chúng ta không thể khống chế nếu không phân tích được hiện tượng. 2.Tác dụng của mạch hồi tiếp với độ lợi và dải thông của mạch khuếch đại: Nếu mạch khuếch đại chỉ cómột tầng có đáp tuyến biên tần như H.V-12 (1). Độ lợi ở giữa dải tần làm việc bằng 20lgAvg. Hàm truyền ở tần số trên dải tần là: 20lgA’vg > 20lgAvg 20lgAvg (2) (3) (1) 20lgA’’vg < 20lgAvg fh f’h f’’h f’l f’’l fl H.V-12 Hàm truyền ở tần số phía dưới dải tần làm việc là: fh và fl là tần số cắt phía trên và phía dưới dải tần làm việc. Khi có mạch hồi tiếp thì tại ngõ vào mạch khuếch đại ta có tín hiệu Vi + bVo. Tại ngõ ra tín hiệu là Vo. Quan hệ giữa tín hiệu ngõ ra mạch khuếch đại với ngõ vào là: Vo = Av(jw).[Vi + b.Vo] = Av(jw).Vi + b .Av(jw).Vo. Vậy: Avf(jw) là hàm truyền của mạch khuếch đại có hồi tiếp . Nếu thay Av(jw) bằng hàm trên hoặc phía dưới dải tần ta sẽ có hàm truyền của mạch khuếch đại có hồi tiếp ở phía trên hay phía dưới dải tần. Ở phía trên dải tần hàm truyền của mạch khuếch đại có hồi tiếp bằng: f >= fh Ởphía dưới dải tần hàm truyền của mạch khuếch đại có hồi tiếp bằng: f <= fl Như vậy khi có mạch hồi tiếp, thì tần số cắt trên và dưới có các giá trị mới bằng: và Nếu là mạch hồi tiếp dương, 0 < bAvg< 1, hệ số khuếch đại của mạch tăng: tần số cắt trên giảm: , tần số cắt dưới tăng: . Nếu là mạch hồi tiếp âm hệ số –1 < bAvg < 0 ,hệ số khuếch đại của mạch tăng Tần số cắt trên tăng: , Tần số cắt giảm: . Tóm lại mạch hồi tiếp dương tăng hệ số khuếch đại của mạch lên gấp nhưng lại giảm dải thông của mạch xuống (1 - b Avg) lần. Trái lại mạch hồi tiếp âm giảm hệ số khuếch đại xuống lần nhưng lại tăng dải thông lên gấp (1 - b Avg) lần. Để không lầm lẫn, chúng ta phải lưu ý rằng trường hợp hồi tiếp dương: 0 < b Avg < 1 Vậy và . Trường hợp hồi tiếp âm: -1 < b Avg < 0 Vậy và . Qua việc phân tích trên chúng ta có kết luận sau: Mạch khuếch đại về bản chất không thể có độ lợi bằng nhau ở mọi tần số trong dải tần làm việc. Mạch khuếch đại âm tần máy thu AM hoặc máy thu FM nhỏ không yêu cầu dải thông rộng, tần số cắt trên và cắt dưới của các tầng khuếch đại ghép liên tiếp qua tụ điện không ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh không cao của tín hiệu âm tần. Tuy nhiên nếu yêu cầu khuếch đại âm thanh có độ trung được đặt ra như ở máy thu FM hay máy tăng âm chất lượng cao, ta phải nới rộng dải thông của mạch khuếch đại bằng mạch hồi tiếp âm. Việc này sẽ dẫn đến vấn đề ổn định mạch khuếch đại ghép nhiều tầng liên tiếp, ta phải phân tích và tìm biện pháp giải quyết phần sau. 3.Tình trạng mất ổn định của mạch khuếch đại có hồi tiếp âm: Mạch hồi tiếp âm có thể tạo ra tình trạng mất ổn định là do hiện tượng lệch pha giữa tín hiệu ra với tín hiệu vào khi mạch khuếch có nhiều tầng ghép liên tiếp nhau. Số tầng có thể gây hiện tượng lệch pha là ba, vì một tầng có thể gây lệng pha 90o, ba tầng gây lệch pha được 2700. Như vậy, khi góc lệch pha đạt trị số 1800 thì mạch hồi tiếp âm sẽ biến thành hồi tiếp dương. Nếu có thêm điều kiện cân bằng biên độ thì hiện tượng dao động sẽ xảy ra. Điều kiện lệch pha có thể gặp trong hai trường hợp: Trường hợp f << fl ở tần số thật thấp tín hiệu ra có thể sớm pha 1800 so với tín hiệu vào, nếu có điều kiện cân bằng biên độ sẽ có hiện tượng dao động ở tần số thấp gọi là”motor boating“ do tiếng loa kêu như tiếng máy tàu nổ bịch bịch. Hiện tượng này không gây tác dụng hư máy và rất dễ phát hiện. Trường hợp f >> fh ở tần số thật cao, ngoài phạm vi âm tần, tín hiệu ra có thể trễ pha so với tín hiệu vào nếu có điều kiện cân bằng biên độ, hiện tượng dao động ở tần số cao hoặc siêu âm có thể xảy ra gây hư hại cho mạch khuếch đại do rất khó phát hiện sớm. Ta chỉ phân tích trường hợp tần số cao. Hàm truyền của mạch khuếch đại có hồi tiếp bằng: . nếu khối hồi tiếp có thể gây lệch pha, T(jw) là hàm truyền vòng hở. Khi nghiên cứu mạch mạch dao động có đường hồi tiếp dương, ta biết được điều kiện để mạch dao động là: T(jw) = b(jw).Av(jw) = 1. Do vậy, để tránh hiện tượng dao động ở mạch khuếch đại, ta phải tránh điều kiện trên tức là phải chọn hàm truyền vòng hở sao cho: T(jw) = b(jw).Av(jw) ¹ 1. H.V-13a là giản đồ T(jw) = b(jw)Av(jw) của mạch khuếch đại một tầng có đường hồi tiếp âm, góc lệch pha j giữa tín hiệu ra và tín hiệu vào không vượt quá 900. Mạch không bao giờ có tình trạng mất ổn định Sau đây (H.V-13) là giản đồ Nuquist (biểu đồ tọa độ cực) đặc trưng cho quan giữa hệ số khuếch đại vòng hở b(w)Av(w) = T(w) với góc lệch phagây ra bởi mạch khuếch đại và mạch hồi tiếp âm. T(jw) w > wh w = wh w < wh Im a) Re 0 1 w = 0 wc) Re Re w < wh w = wh w < wh w < wh w = wh w = wh T(jw) 0 w = 0 e) 0 w = 0 Im wc) 1 Re H.V-13b liên quan đến mạch khuếch đại có hai tầng ghép liên tiếp không gây lệch pha quá 1800, vậy không thể có tình trạng mất ổn định nếu khối hồi tiếp không gây lệch pha. b) T(jw) w = 0 0 w = wh w < wh Im w > wh T(jw) Re 0 1 w = 0 H.V-13c liên quan đến ba tầng khuếch đại có thể gây lệch pha đến 2700 nhưng khi đến tần số w = wc, góc lệch pha đạt 180o thỏa điều kiện cân bằng pha nhưng vẫn không có tình trạng mất ổn định do điều kiện cân bằng biên độ không đạt vì b(wc)Av(wo) < 1. d) c) H.V-13d cũng liên quan đến ba tầng khuếch đạivới mạch hồi tiếp âm có thể mất ổn định vì khi ở tần số w = wc góc lệch pha đạt 1800 đường hồi tiếp âm trở thành dương, hệ số khuếch đại vòng hở b(w)Av(wc) > 1. Im Im T(jw) wc) 1 H.V-13e cũng liên quan đến mạch H.V-13d nhưng vẫn ổn định vì hàm truyền vòng hở T(jw) đã được cải thiện bằng cách cắt này phải dự trù sao cho dải tần làm cho việc vẫn còn trong phạm vi yêu cầu . w > wh 1 H.V-13 V.Mạch khuếch đại công suất: 1.Các tôpô mạch: a. Tôpô đẩy kéo (H.V-14): Tôpô này dùng máy biến áp ra có dây nối giữa, yêu cầu hai tín hiệu nghịch pha nhau kéo hai transitor Q1 và Q2 là việc ở chế độ AB để giảm bớt hiện tượng méo biên độ gọi là méo chuyển tiếp. Để có hai tín hiệu nghịch pha nhau phải có máy biến áp hay mạch đảo pha. Zl n1 n1 n2 H.V-14 Các ưu điểm của tôpô này: - Công suất gấp đôi tôpô một transistor. - Loại được sóng hài chẵn. - Loại được tiếng ù do nguồn lọc chưa tốt. - Có thể làm việc ở chế độ AB, do vậy hiệu suất cao hơn tôpô một transistor làm việc ở chế độ A để giảm hiện tượng méo biên độ. - Có thể nhận tín hiệu vào biên độ gấp đôi so với tôpô một một transitor mà chưa có hiện tượng méo biên độ. - Máy biến áp ra tuyến tính hơn so với máy biến áp ở tôpô một transitor. - Vì có máy biến áp ra nên có thể có điều kiện dung hợp tổng trở tối ưu và truyền tín hiệu đến loa ở cự ly xa. Nhược điểm: - Máy biến áp ra là linh kiện phi tuyến gây hiện tượng méo phi tuyến tức là méo biên độ. - Máy biến áp ra làm việc không tốt ở tần số thật thấp do nguyên lý cơ bản của máy biến áp. - Máy biến áp ra làm việc không tốt ở tần số thật cao do cảm kháng tản máy biến áp. - Máy biến áp có thể làm hư transitor công suất lúc non tải hay không tải. b. Tôpô nửa cầu (H.V-15a, b): Có hai tôpô nửa cầu là tôpô dùng hai nguồn đối xứng và tôpô dùng một nguồn. PC: khối tạo điện áp phân cực. b) a) H.V-15 Điện áp tín hiệu biên độ cực đại ra loa khi mạch có tôpô dùng hai nguồn đối xứng làm việc dưới dạng sin có dạng H.V-16a. Vt Q1 dẫn trong bán kỳ dương tín hiệu, Q2 dẫn trong bán kỳ âm tín hiệu. Công suất lý thuyết trung bình tín hiệu sin biên độ lớn nhất bằng . -Vcc +Vcc t H.V-16a Q1 dẫn Q1 dẫn Q2 dẫn Tín hiệu ra điểm A gồm hai thành phần: - Thành phần một chiều điện áp bằng và thành phần dạng sin biên độ cực đại bằng . - Tín hiệu ra điểm B là tín hiệu vào loa chỉ còn thành phần dạng sin biên độ cực đại bằng . Thành phần một chiều được cách ly bởi tụ điện ra loa C. Công suất trung bình khi ra biên độ cao nhất bằng: Khi khuếch đại tín hiệu sin biên độ cao nhất , tín hiệu tại A và B tại ngõ ra A và B mạch có tôpô dùng một nguồn có dạng H.V-16b và c. VB VA Vcc t 0 0 Q2 dẫn Q1 dẫn Q1 dẫn t H.V-16 . c. Tôpô cầu: Mạch có tôpô cầu là hai mạch có tôpô nửa cầu làm việc song song nhau nhưng với hai tín hiệu tại hai ngõ vào ngịch pha nhau như H.V-16a. a) H.V-16b là tín hiệu ra tại A, có điện áp ra cao nhất và thấp nhất Q1 và Q’1 dẫn tương tự như mạch tôpô nửa cầu dùng một nguồn. Zt H.V-16c là tín hiệu ra tại B, sơ đồ tương tự nhưng làm việc với tín hiệu nghịch pha. H.V-16d là tín hiệu ra loa bằng VA –VB, là hiệu số điện thế giữa hai tín hiệu tại A và B, có biên độ cực đại bằng Vcc, thành phần một chiều được loại ra khỏi loa. d) c) b) -Vcc +Vcc t t Công suất trung bình lý thuyết tín hiệu ra loa khi làm việc với biên độ tín hiệu cực đại bằng: Vcc 0 VB VA Vcc t 0 Sau đây là ưu và nhược điểm của các mạch có tôpô nửa cầu và cầu: - Các mạch đều có tất cả ưu điểm của mạch đẩy kéo, thêm vào đó là loa được kéo trực tiếp, không qua máy biến áp là linh kiện gây hiện tượng méo biên độ, méo tần số. Mạch tôpô cầu là mạch cho ra công suất lớn với điện áp nguồn nuôi thấp. Tuy nhiên các mạch vẫn có nhược điểm là chỉ phù hợp với loa có tổng trở nhất định. Tín hiệu ra không truyền được ra loa ở cự ly xa. Mạch yêu cầu phải dùng dây loa có điện trở càng thấp càng tốt. VA - VB 0 Q1 và Q’2 dẫn Q2 và Q’1 dẫn Q1 và Q’2 dẫn H.V-16 2. Các cấu hình mạch khuếch đại công suất thường gặp: Sau đây là cấu hình khối cho các mạch có tôpô nửa cầu dùng nguồn đôi và nguồn đơn (H.V-17): Dịch điện áp lên Khuếch đại điện áp cuối Vào PC-BN Khuếch đại So sánh Dịch điện áp xuống Khuếch đại điện áp cuối H.V-17 Zt * Các khối có thể sử dụng thêm vào hay thay cho các khối tương ứng ở dưới. hồi tiếp âm Đặc điểm mạch khuếch đại công suất là các transitor thường được ghép tín hiệu trực tiếp từ tầng trước qua tầng sau để có thể làm việc tốt ở tần số thật thấp, do vậy vấn đề cân bằng giữa các nhánh nửa cầu và ổn định dòng tĩnh cần phải được giải quyết bằng mạch hồi tiếp âm điện áp một chiều với tỷ số hồi tiếp bằng 1. Để nới rộng dải tần làm việc cần phải có mạch hồi tiếp âm tín hiệu với tỷ số hồi tiếp thích hợp để mạch có dải thông và độ lợi đạt yêu cầu. Thông thường chỉ cần một đường hồi tiếp duy nhất có tỷ số hồi tiếp bằng 1 đối với điện một chiều và từ 0.05 đến 0.1 đối với tín hiệu âm tần để có hệ số khuếch đại bằng từ 0 đến 20. - Qk1, Qk2 : có các transistor kéo transistor công suất Q1 và Q2. - Khối PC-BN: khối tạo điện áp phân cực cho Q1 và Q2 làm việc ở chế độ AB và bù nhiệt cho Q1 và Q2. Điện áp giữa hai cực khiển Qk1 và Qk2 phụ thuộc vào số mặt tiếp giáp PN mắc nối tiếp từ cực khiển Qk1 đến cực khiển Qk2. - Tầng khuếch đại điện áp cuối: là tầng khuếch đại điện áp cuối cùng trước phần khuếch đại dòng gồm Q1, Q2, Qk1 và Qk2. - Tầng dịch điện áp lên hay xuống: tầng này không khuếch đại tín hiệu mà có khi còn làm suy giảm tín hiệu, chức năng tầng này là để dịch thành phần một chiều tại ngõ ra tầng khuếch đại so sánh lên hay xuống cho phù hợp với yêu cầu tầng khuếch đại điện áp cuối phía sau. Tầng này trong nhiều sơ đồ có thể không được dùng nếu ngõ ra tầng so sánh có thành phần một chiều phù hợp với tầng khuếch đại điện áp. - Tầng khuếch đại so sánh: có chức năng duy trì sự cân bằng dòng tĩnh giữa hai transistor công suất Q1 và Q2 và đồng thời nhận tín hiệu hồi tiếp âm. - Khối hồi tiếp khối này đưa tín hiệu hồi tiếp âm đến mạch khuếch đại. Tỷ số hồi tiếp bằng: đối với tín hiệu, bDC = 1 đối với điện một chiều. - Các tụ điện Cch và điện trở Rch: để cắt bớt độ lợi của mạch hay ở các khối, nhất là khối khuếch đại điện áp ở tần số cao để duy trì sự ổn định của mạch. Sau đây là cấu hình khối của mạch có tôpô cầu: (H.V-18). H.V-18 Vi2= -Vi1 Zt Vi1 Vi Khối đảo pha Khuếch đại Công suất 1 Khuếch đại Công suất 2

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHUONG5.DOC
Tài liệu liên quan