Mac ca và omega-7

Tài liệu Mac ca và omega-7: Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 6/2015 [26] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 1. Cây mac ca Mac ca (hay mắc ca) được nhà thực vật học người Đức Ferdinand von Mueller đặt tên là Macadamia vào năm 1857 để vinh danh người bạn Úc John Macadam. Đây là cây thân gỗ thuộc họ Proteaceae có nguồn gốc từ châu Úc [2][6]. Các loài trong chi này xuất xứ ở Đông Bắc New South Wales và Trung Đông Nam Queensland. Trước đây, chi này có nhiều loài, nhưng kết quả nghiên cứu về hệ gen và hình thái được công bố năm 2008 bởi Austin Mast và cộng sự đã tách chúng ra khỏi chi Macadamia, hiện nay còn 4 loài: Macadamia integrifolia Maiden & Betche, Macadamia jansenii C.L.Gross & PH Weston, Macadamia ternifolia F.Muell. Macadamia tet- raphylla L.ASJohnson [6]. Macadamia là cây thân gỗ xanh tốt, cao khoảng 2-12m. Các lá hình mũi mác hoặc elip, có răng cưa, dài 6-30cm, rộng 2-13cm, được sắp xếp theo vòng xoắn. Những bông hoa thanh mảnh có bốn cánh (tepals) tạo thành chùm dài. Quả có chứa một hoặc hai hạt, được bá...

pdf4 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mac ca và omega-7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 6/2015 [26] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 1. Cây mac ca Mac ca (hay mắc ca) được nhà thực vật học người Đức Ferdinand von Mueller đặt tên là Macadamia vào năm 1857 để vinh danh người bạn Úc John Macadam. Đây là cây thân gỗ thuộc họ Proteaceae có nguồn gốc từ châu Úc [2][6]. Các loài trong chi này xuất xứ ở Đông Bắc New South Wales và Trung Đông Nam Queensland. Trước đây, chi này có nhiều loài, nhưng kết quả nghiên cứu về hệ gen và hình thái được công bố năm 2008 bởi Austin Mast và cộng sự đã tách chúng ra khỏi chi Macadamia, hiện nay còn 4 loài: Macadamia integrifolia Maiden & Betche, Macadamia jansenii C.L.Gross & PH Weston, Macadamia ternifolia F.Muell. Macadamia tet- raphylla L.ASJohnson [6]. Macadamia là cây thân gỗ xanh tốt, cao khoảng 2-12m. Các lá hình mũi mác hoặc elip, có răng cưa, dài 6-30cm, rộng 2-13cm, được sắp xếp theo vòng xoắn. Những bông hoa thanh mảnh có bốn cánh (tepals) tạo thành chùm dài. Quả có chứa một hoặc hai hạt, được bán nhiều trên thị trường. Các vườn cây mac ca thương mại đầu tiên được trồng vào đầu thập niên 80 thế kỷ 19 ở Rous Mill, Đông Nam Lismore, New South Wales, là cây loài M.tetraphylla. Năm 1881, mac ca được đưa tới trồng ở Hawaii và sử dụng như một cây trồng rừng. Năm 1948, Trạm Nghiên cứu Nông nghiệp Hawaii đã đầu tư nghiên cứu về giống và đã tạo ra các dòng có nhiều triển vọng. Từ đó, mac ca được sản xuất ở Hawaii đã trở nên nổi tiếng toàn cầu. Người ta thường trồng bằng cây ghép với các dòng đã tuyển chọn, cây cho quả ở tuổi 3, bắt đầu sai quả ở tuổi 10 và tăng gấp đôi khi đến tuổi 12. Thời kỳ sai quả của cây có thể kéo dài tới tuổi 60 và tuổi thọ cây có thể lên đến 100 năm. Nếu trồng Mac ca và omega-7 n Nguyễn Dương Tuệ Cây mac ca 1. Hoa; 2. Quả; 3. Hạt Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 6/2015 [27] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI Macadamia có một số đặc tính đặc biệt quan trọng như: dầu chứa đến 85% axit béo đơn không bão hòa, có axit oleic cao hơn so với dầu ô liu có đặc tính chống viêm, có ích cho trí nhớ và người có bệnh hen suyễn. Đáng chú ý là hạt mac ca có tới 22% là axit palmitoleic, axit béo omega-7 mà Johannah Sakimura (2113) gọi là axit béo mới cần cho sức khỏe.[5] Axit palmitoleic được tổng hợp từ axit palmitic nhờ enzyme delta-9 desaturase xúc tác [9]. Omega-7 là một axit béo có lợi cho sức khỏe và nó đã được chứng minh để tăng độ nhạy cảm insulin cũng như ngăn chặn sự tàn phá các tế bào beta của tuyến tụy tiết ra insulin [7]. Cây macadamia được sử dụng như một thành phần với nhiều món ăn nhẹ. Hạt macadamia là một nguồn axit palmitoleic tự nhiên tuyệt vời vì axit palmitoleic-omega-7 là chất béo lành mạnh. Đã có lúc người ta cho rằng, hạt macadamia là loại thực phẩm duy nhất có chứa axit palmitoleic acid (một loại chất béo đơn không bão hòa giúp tăng tốc quá trình tiêu hóa chất béo, do đó giúp cơ thể không tích trữ mỡ), nhưng axit này còn có ở hắc mai biển (Sea buckthorn, Hippophae sali- cifolia loại cây bụi, họ nhót (Elaeagnaceae) có ở Himalayas [8]. Ở động vật, người ta có thể thu nhận được omega-7 từ mỡ cá voi nhưng đó không phải là một lựa chọn khả thi [5]. Trong thực phẩm, dầu macadamia là một loại dầu chiên tuyệt vời do sản sinh nhiệt lượng cao, tỷ lệ axit béo không bão hòa khá cao (85%) và có thể bảo quản tốt trong vài năm không phải làm đông lạnh. Nó có axit oleic (một acid béo tốt) nhiều hơn so với dầu ô liu, có đặc tính chống viêm và có thể giúp cải thiện trí nhớ. Axit béo omega-7 cũng có vai trò quan trọng trong việc duy trì chăm sóc làn da khỏe mạnh, chống lão hóa. Do đặc tính kháng khuẩn của omega-7, mà nó được sử dụng như là một chất bảo quản chống vi trùng trong các sản phẩm chăm sóc tóc và da. Axit béo omega-7 tác động như một tác nhân chống melanogenic ngăn ngừa những thay đổi sắc tố của da do tiếp xúc với ánh sáng tia cực tím nhờ sự ức chế melanogenesis lâu dài và giữ cho làn da an toàn không bị nhiễm trùng do vi khuẩn [8]. Giống như omega-3, omega-6, omega-9, axit palmitoleic là một chất béo không bão hòa được tìm thấy chủ yếu trong dầu thực vật, các loại hạt, và được coi là những chất có tác dụng giúp cho trái tim khỏe mạnh. Năm 2008, các nhà nghiên bằng hạt thì tuổi 5-6 mới cho quả và năng suất sẽ thấp hơn. Ngoài Hawaii và Australia, mac ca cũng được sản xuất thương mại ở Nam Phi, Brazil, Califor- nia, CostaRica, Israel, Kenya, Bolivia, NewZealand, Colobia, Guatemala và Malawi. Tổng sản lượng nhân hạt mac ca trên toàn cầu năm 2013 vào khoảng 135.000 tấn. Hiện nay, mac ca đã được nhân rộng tại một số vùng tại Trung Quốc, Thái Lan... Quả mac ca được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp mỹ phẩm và thực phẩm chức năng, do đó nhu cầu về sản vật này ngày một cao. Macadamias thích hợp với đất màu mỡ, đất thoát nước tốt, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.000-2.000mm, nhiệt độ không giảm xuống dưới 100C, nhiệt độ tối ưu cho sinh trưởng phát triển là 250C. Mac ca có rễ cạn, dễ bị đổ xuống khi có gió bão và cũng rất nhạy cảm với bệnh rễ Phytophthora [3][1]. Ở giống cây này, 3 loài có giá trị thương mại là Macadamia integrifolia, Macadamia ternifolia và Macadamia tetra- phylla. Trong 3 loài này có 2 loài Macadamia integrifolia và Macadamia tetraphylla cho hạt có thể ăn sống được. Các loài còn lại có độc tính trong hạt nên không thể ăn sống mà cần được xử lý. Độc tính là do sự có mặt của hợp chất cyanogenic glycosides. Tuy nhiên các loại gly- coside này có thể được loại bỏ bằng cách ủ lâu - một phương pháp thường được người thổ dân Úc áp dụng [7]. 2. Dầu Macadamia và omega-7 Trong hạt của cây mac ca có hàm lượng dầu kỷ lục và đây là một loại thực phẩm có giá trị cao. Theo kết quả phân tích của Wenkham và Miller năm 1965, thành phần dinh dưỡng trong nhân hạt macadamia bao gồm: Lipid 78,2%, trong đó 1-3% axit linoleic và 1-2% axit α- linolenic. Một số giống có chứa omega-6 và omega-3. Mặc dù macadamia được trồng ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới nhưng hàm lượng của dầu axit béo không bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố môi trường. Nó cũng rất ổn định do có tỷ lệ thấp chất béo không bão hòa đa [6]. Bên cạnh chất béo còn có các hợp chất đường 10%, pro- tein 9,2%, cacbohydrat 9%, hàm lượng nước 1,5-2,5%, Kali 0,37%. Photpho 0,17%, Manhe 0,12% và các vitamin như thiamin (B1), ri- boflavin (B2) và niacin (B3). Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 6/2015 [28] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI cứu tại Đại học Harvard đã phát hiện ra rằng axit palmitoleic đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc điều chỉnh sự trao đổi chất. Họ tuyên bố lần đầu tiên họ đã tìm thấy axit béo palmitoleic hoạt động như một hor- mone trong cơ thể và đặt ra thuật ngữ "lipokine" để mô tả về kích thích tố hoàn toàn mới này. Trong cơ thể, axit này di chuyển đến các cơ quan khác và nó xuất hiện để chống lại một loạt các quá trình trao đổi chất có hại có liên quan đến bệnh béo phì. Và, trong một nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu Nhật Bản, chuột bị tiểu đường được cho ăn axit palmitoleic trong bốn tuần đã đạt được kết quả khá hơn so với đối chứng và có nồng của triglycerides, mỡ trong máu thấp hơn làm giảm nguy cơ bệnh tim. Những con chuột được cho chế độ ăn uống giàu omega-7 cũng có nồng độ đường máu thấp hơn và cải thiện độ nhạy cảm với insulin, những thay đổi đó có thể chống lại bệnh tiểu đường type 2. Các nghiên cứu trên động vật cũng cho thấy rằng axit palmitoleic có tác dụng ức chế viêm, một quá trình gây hại, góp phần cho hội chứng chuyển hóa, bệnh tiểu đường type 2, bệnh tim và các bệnh mãn tính khác. Axit palmitoleic có thể được hình thành từ palmitic trong cơ thể, làm giảm đề kháng insulin, làm cho tuyến tụy khỏe mạnh. Vì thức ăn thường có một sự kết hợp của palmitic và axit palmitoleic, do đó các nhà nghiên cứu hiện đang đặt ra câu hỏi liệu có hay không uống axit palmitoleic ở dạng tinh khiết (tức là không có các axit palmitic) để có thể làm cơ thể chúng ta tốt hơn [5]. Những nghiên cứu ở những người có nồng độ cao axit palmitoleic trong máu đã được chứng minh là insulin nhạy cảm hơn và nâng cao lượng cholesterol tốt HDL mà đó là mục tiêu lâu dài của tất cả mọi người đang ở lứa tuổi nhỏ. Trong khi nghiên cứu trên động vật đã khá ổn định, nghiên cứu con người về những tác động của acid palmitoleic cũng có những ý kiến chưa đồng thuận, nên theo King, chúng ta cần nghiên cứu nhiều hơn bởi axit palmitoleic có nhiều chức năng. Tuy nhiên, một số kẻ cuồng tín về sức khỏe thì không cần phải chờ đợi ở khoa học. Họ đã và đang hướng tới các cửa hàng thực phẩm chức năng để mua về những chai viên nang omega-7. Song có điều kỳ lạ là mac ca lại có độc tính đối với chó. Khi chó nuốt phải hạt mac ca có thể gây nhiễm độc mac ca (macadamia toxicosis), được ghi nhận bằng các biểu hiện như suy yếu và tê liệt các chân sau tới mức không đứng vững. Người ta tin rằng có thể không phải chờ đợi lâu cho một sự hiểu biết tốt hơn về hiệu ứng của axit palmitoleic. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard đang tiếp tục nghiên cứu các axit béo và hy vọng sẽ làm rõ vai trò của nó trong dinh dưỡng và sức khỏe ở những năm tới. 3. Cây mac ca ở Việt Nam Thời gian gần đây, người ta đang rộ lên về “cây tỷ đô” khi chưa biết đầy đủ về bản chất và vai trò, tác dụng sinh học của nó. Theo GS. Lê Đình Khả (Hội Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam), macadamia được trồng thử tại Ba Vì từ năm 1994, đến năm 1999 một số cây đã bắt đầu có quả. Năm 2010, cây sai quả nhất đã có 10kg hạt. Cây đã được trồng khảo nghiệm ở nhiều nơi tại nước ta, trong đó một số nơi đã thu được kết quả rất khả quan, điển hình là vườn macadamia trồng xen cà phê do Trung tâm Giống phối hợp với nông hộ ở thôn Lộc Xuân, xã Phú Lộc, huyện Krông Năng, Đắc Lắc. Sản phẩm từ nguyên liệu mac ca 1. Mỹ phẩm; 2. Hạt mac ca phủ socola; 3. Hạt mac ca rang Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 6/2015 [29] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI Đến nay đã có 10 giống macadamia được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận để phát triển, đưa vào sản xuất tại Krông Năng (Đắc Lắc) và Ba Vì (Hà Nội). Macadamia thích hợp ở nơi có nhiệt độ trung bình hàng năm 20-250C, không sương muối, nhiệt độ mùa đông không dưới 150C và không bị ẩm ướt kéo dài, không quá nóng (mùa hè 350C). Khi nhiệt độ quá thấp thì cây bị chết, còn nhiệt độ quá cao thì cây sinh trưởng kém, tỷ lệ rụng quả sớm cao, kích thước hạt nhỏ và có thể bị cháy lá. Khi gió mạnh rất dễ bị gãy cành, rụng quả, vì thế cần tránh nơi có gió mạnh, đặc biệt là tránh nơi có gió Lào khô nóng. Macadamia có thể trồng trên các loại đất có độ dốc dưới 150, sâu hơn 1m, không bị ngập, thoát nước tốt và giàu mùn, không bị ngập úng trong mùa mưa. Những nơi quá nóng không nên trồng (nhiệt độ trung bình hàng năm trên 250C như các tỉnh Nam Trung bộ, Nam bộ, và những nơi quá lạnh (nhiệt độ trung bình hàng năm dưới 200C, nhiệt độ trung bình tháng dưới 150C) như ở vùng núi cao phía Bắc, hay những nơi có gió Lào trong mùa xuân hè. Giống là khâu quan trọng nhất cho bất cứ một loài cây trồng nào, đặc biệt là cây lấy quả lâu năm. Trồng macadamia chỉ thành công sau khi có kết quả khảo nghiệm giống, biết được giống nào có thể trồng ở vùng nào. Chính vì thế từ năm 2002- 2003 đến năm 2012, một loạt khảo nghiệm giống macadamia đã được xây dựng tại một số vùng sinh thái chính ở nước ta. Ở Australia, quê hương của loài cây này, đầu tư trồng macadamia phải sau 6-7 năm mới có lãi, đây là điều mà người đầu tư cần tính đến trước khi trồng./. Tài liệu tham khảo 1. Boning, Charles (2006), Florida's Best Fruiting Plants: Native and Exotic Trees, Shrubs, and Vines. Sarasota, Florida: Pineapple Press, Inc. 2. Centre for Plant Biodiversity Research, Australian Government, 26.4.2013, “Macadamia”. 3. Hawaii Department of Agriculture, 13/7/2007, “Hawaii Macadamia Nuts: Final Season Estimates”... 4. Kleemann, Michael (7 Mar 2010), "Organic & Natural Life - Business Opportunities". 5. Li TSC,Janick J, Whipkey A, ed.( 2002), Product development of sea buckthorn (PDF). 6. Mast, Austin R.; Willis, Crystal L.; Jones, Eric H.; Downs, Katherine M.; Weston, Peter H. (07- 2008), American Journal of Botany 95 (7). 7. Schmitt, Robert. (7/ 4/ 2012, “Macadamia Nuts”. Hawaiian Historical Society. 8. United States Department of Agriculture.(2007-10-08),"PLANTS Profile for Hippophae rhamnoides (seaberry)". 9. Yang ZH, Miyahara H, Hatanaka A (2011). "Chronic administration of palmitoleic acid reduces insulin resistance and hepatic lipid accumulation in KK-Ay Mice with genetic type 2 diabetes". Lipids in Health and Disease 10: 12 10. Yoon WJ at el. .(2010), Effect of palmitoleic acid on melanogenic protein expression in murine b16 melanoma. Cây mac ca được trồng khảo nghiệm ở Tây Nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf2_nctd_02_1_0715_2224609.pdf
Tài liệu liên quan