Lý thuyết phê phán và xã hội học về tính hiện đại

Tài liệu Lý thuyết phê phán và xã hội học về tính hiện đại: 46 Xã hội học số 3 (91), 2005 Lý thuyết phê phán và xã hội học về tính hiện đại Lê Ngọc Hùng Đặt vấn đề Sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở những n−ớc đang phát triển đang đặt ra một vấn đề lớn về mặt lý luận và thực tiễn là những n−ớc chậm phát triển có thể học hỏi đ−ợc điều gì ở những n−ớc nhanh phát triển. Một sự nhất trí cao ở đây là không thể áp dụng mô hình công nghiệp hóa-hiện đại hóa của thế kỷ XVIII- XIX cho những n−ớc đang tiến b−ớc trên con đ−ờng này ở thế kỷ XXI. Đồng thời những n−ớc chậm phát triển cũng không thể không nhìn thấy ở những n−ớc phát triển cái hình bóng t−ơng lai của mình để rút ra các bài học cần thiết. Cách tiếp cận của lý thuyết phê phán và gắn liền với nó là xã hội học về tính hiện đại giúp ta có cái nhìn khoa học đối với những vấn đề xã hội trong quá trình phát triển kinh tế thị tr−ờng định h−ớng xã hội chủ nghĩa. T−ơng tự nh− các tr−ờng phái lý thuyết lớn của thế kỷ XX, lý thuyết phê phán đã trải qua các giai đoạn ...

pdf6 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 1258 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lý thuyết phê phán và xã hội học về tính hiện đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
46 Xã hội học số 3 (91), 2005 Lý thuyết phê phán và xã hội học về tính hiện đại Lê Ngọc Hùng Đặt vấn đề Sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở những n−ớc đang phát triển đang đặt ra một vấn đề lớn về mặt lý luận và thực tiễn là những n−ớc chậm phát triển có thể học hỏi đ−ợc điều gì ở những n−ớc nhanh phát triển. Một sự nhất trí cao ở đây là không thể áp dụng mô hình công nghiệp hóa-hiện đại hóa của thế kỷ XVIII- XIX cho những n−ớc đang tiến b−ớc trên con đ−ờng này ở thế kỷ XXI. Đồng thời những n−ớc chậm phát triển cũng không thể không nhìn thấy ở những n−ớc phát triển cái hình bóng t−ơng lai của mình để rút ra các bài học cần thiết. Cách tiếp cận của lý thuyết phê phán và gắn liền với nó là xã hội học về tính hiện đại giúp ta có cái nhìn khoa học đối với những vấn đề xã hội trong quá trình phát triển kinh tế thị tr−ờng định h−ớng xã hội chủ nghĩa. T−ơng tự nh− các tr−ờng phái lý thuyết lớn của thế kỷ XX, lý thuyết phê phán đã trải qua các giai đoạn lịch sử của nó: Giai đoạn đầu khởi nguồn từ những nghiên cứu có tính phê phán của các nhà t− t−ởng thuộc thời đại Khai sáng và đạt tới đỉnh cao phát triển ở thế kỷ XIX trong các tác phẩm của Mác và Ăng-ghen. Giai đoạn thứ hai gắn liền với thời kỳ đầu của sự hình thành và phát triển Viện nghiên cứu xã hội đ−ợc thành lập ở Frankfurt năm 1923. Thế hệ đầu tiên của tr−ờng phái lý thuyết phê phán ở Frankfurt là những ng−ời sáng lập ra nó nh− Max Horkheimer, Theodore Adorno, Herbert Marcuse. Thế hệ thứ hai của tr−ờng phái Frankfurt là Jurgen Habermas, Albrecht Wellmer và những ng−ời khác. Thế hệ thứ ba gồm những đại diện nh− Axel Honneth ở Đức, Seyla Benhabib và một số ng−ời khác ở Hoa Kỳ. Nh−ng lý thuyết phê phán không giới hạn ở Đức hay ở Hoa Kỳ mà phát triển ở Pháp với đại diện tiêu biểu là Michel Foucault, Francois Lyotard, Pierre Bourdieu, Jack Derrida và nhiều ng−ời khác1. Một chủ đề xuyên suốt lý thuyết phê phán và biểu hiện rõ nhất mối liên hệ của nó với xã hội học về tính hiện đại là sự “phê phán tính hiện đại”. Chủ đề này đ−ợc Alain Touraine, nhà xã hội học nổi tiếng ng−ời Pháp lấy làm nhan đề cuốn sách2 của ông xuất bản ở Pari năm 1992. Lý thuyết phê phán cuối thế kỷ XX đã phát triển d−ới nhiều hình thức biến 1 Craig Calhoun and Joseph Karaganis. “Critical Theory”, trong George Ritzer and Barray Smart (Eds.). Handbook of Social Theory. London: Sage Publications Inc. 2001. Tr. 179-180; Lê Ngọc Hùng. Lịch sử và lý thuyết xã hội học. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 2002. 2 Alain Tourain (1992). Phê phán tính hiện đại. Nxb Thế giới. Hà Nội. 2003. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Lê Ngọc Hùng 47 thể phức tạp ví dụ nh− lý thuyết xã hội phê phán, thuyết hậu hiện đại, thuyết nữ quyền và xâm nhập vào các chuyên ngành xã hội học, các bộ môn khoa học lân cận và trào l−u xã hội. Do đó, việc tìm hiểu một cách khái quát lý thuyết phê phán là cần thiết để khẳng định đó là một trong các ph−ơng pháp tiếp cận xã hội hay một trong cách “hình dung xã hội học” không thể thiếu trong nghiên cứu xã hội học; qua đó góp phần phát triển một h−ớng nghiên cứu xã hội học về tính hiện đại và xã hội học về sự phát triển của một xã hội đang đổi mới thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu trên đ−ờng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Một số luận điểm gốc của thuyết phê phán Mác và Ăng-ghen là những ng−ời có công đầu trong việc tổng hợp toàn bộ các thành tựu cơ bản, quan trọng nhất của các t− t−ởng phê phán trong triết học cổ điển Đức, kinh tế học chính trị Anh và t− t−ởng chủ nghĩa xã hội Pháp. Trên cơ sở đó hai ông đã nêu ra những luận điểm gốc làm nền móng cho lý thuyết phê phán hiện đại đ−ợc phát triển phần nào qua tr−ờng phái Frankfurt ở Đức và các h−ớng nghiên cứu lý thuyết phê phán ở các n−ớc khác. Một số tác phẩm quan trọng nhất của Mác và Ăng-ghen đều có tên gọi kèm theo chữ “phê phán”3 và ngay cả những tác phẩm không có tên gọi nh− vậy thì sự phê phán vẫn là một đặc tr−ng có tính nguyên tắc nổi bật nhất cùng với các nguyên tắc cơ bản khác nh− nghiên cứu một cách kinh nghiệm và trung thực4. Do đó, “việc phê phán xã hội hiện tồn” đ−ợc Ăng-ghen coi là “cơ sở thật sự, nhiệm vụ chủ yếu của mọi công trình nghiên cứu các vấn đề xã hội”5. Cơ sở lý luận của tr−ờng phái (phê phán) Frankfurt và lý thuyết xã hội phê phán nói riêng, lý thuyết phê phán nói chung là những luận điểm có nguồn gốc từ quan điểm của Mác. Trong đó nổi bật các ý t−ởng chính, ví dụ nh− sau6: Thứ nhất: tri thức không tự chứng minh là đúng, không tự hiển nhiên, không tự chứng nghiệm, mà cần phải xem xét một cách phê phán từ góc độ thực tiễn. Sự hiểu biết của chúng ta về những gì xảy ra thế giới xung quanh đ−ợc cảm giác sao lại, chụp lại, đem lại. Nh−ng tất cả những gì chúng ta nhận thức đều đ−ợc lý giải bằng các ngôn ngữ và khái niệm khác nhau. Do đó, thuyết phê phán có nhiệm vụ xem xét cách thức con ng−ời nhận thức thế giới, cách thức con ng−ời diễn đạt thế giới và đánh giá các tác động của chúng đối với cuộc sống của con ng−ời. Về vấn đề này Mác khẳng định rằng; “vấn đề tìm hiểu xem t− duy của con ng−ời có tính chân lý khách quan không, hoàn toàn không phải là vấn đề lý luận mà là một vấn đề thực tiễn”7. 3 Ví dụ: C. Mác và Ph. Ăng-ghen. “Gia đình thần thánh hay là phê phán sự phê phán có tính phê phán: chống Bru-nô Bau-ơ và đồng bọn” (1844), C, Mác. “T− bản: phê phán khoa kinh tế chính trị” (1867). 4 C. Mác. “Bản thảo kinh tế-triết học năm 1844” trong C. Mác và Ph. Ăng-ghen. Toàn tập. Tập 42. Nxb Chính trị Quốc gia-Sự thật. Hà Nội. 2000. Tr. 68. 5 Ph. Ăng-ghen. “Trích tác phẩm của Phu-ri-ê về th−ơng mại” trong C. Mác và Ph. Ăng-ghen. Toàn tập. Tập 42. Nxb Chính trị Quốc gia-Sự thật. Hà Nội. 2000. Tr. 437. 6 Craig Calhoun and Joseph Karaganis. “Critical Theory”. trong George Ritzer and Barray Smart (Eds.). Handbook of Social Theory. London: Sage Publications Inc. 2001. Tr. 180-181; Ben Agger. Critical Social Theories: An Introduction. The United Kingdom: Westview Press. 1998. Tr. 4-5. 7 C. Mác. “Luận c−ơng về Phoi-ơ-Bắc”. trong C. Mác và Ph. Ăng-ghen. Toàn tập. Tập 42. Nxb Chính trị Quốc gia-Sự thật. Hà Nội. 2000. Tr. 371. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Lý thuyết phê phán và xã hội học về tính hiện đại 48 Thứ hai: thuyết phê phán cho rằng mọi sự kiện trong hiện thực đều có nguyên nhân và các điều kiện của nó. Do đó, tri thức không những giúp ta trả lời câu hỏi: cái gì mà còn giải đáp câu hỏi: tại sao. Ví dụ, tại sao kiểu tổ chức văn phòng lại trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại? Mọi sự vật trong xã hội là kết quả của hoạt động của con ng−ời. Nh−ng, theo quan điểm duy vật lịch sử, con ng−ời làm nên lịch sử không phải tuỳ tiện theo ý muốn chủ quan hay theo sự lựa chọn của riêng mình mà luôn hành động trong những điều kiện và hoàn cảnh lịch sử đã cho8. Do đó, sự phê phán không chỉ nhằm vào hành động của các cá nhân mà nhằm vào hoàn cảnh xã hội để cải tạo nó cho phù hợp với mục đích của con ng−ời. Thứ ba: thuyết phê phán nhằm vào đối t−ợng của sự phê phán là bản thân lý thuyết. Theo g−ơng Mác, các nhà lý luận phê phán luôn phân tích các phạm trù, khái niệm của những lý thuyết đ−ơng thời nhằm vạch ra những hạn chế và những nguyên nhân, hệ quả của chúng; đồng thời, điều quan trọng hơn là phê phán các thiếu sót của lý thuyết để gợi ra suy nghĩ và đề xuất những ý t−ởng phát triển mới lý thuyết. Lý thuyết phê phán khoa học đòi hỏi phải tự phê phán. Thứ t−: thuyết phê phán tìm cách đạt tới sự thống nhất giữa lý thuyết và thực tiễn. Thuyết phê phán đ−ợc cổ vũ bởi một niềm tin rằng mọi tri thức khoa học xuất phát từ bản thân cuộc sống xã hội và gắn liền với hành động xã hội của con ng−ời. Các nhà phê phán luận hiện đại cần khắc sâu luận điểm nổi tiếng Mác: “Các nhà triết học chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới” 9. Phê phán tính hiện đại cuối thế kỷ XX Trong khi không phải lúc nào cũng có thể biến lý thuyết thành hành động thực tiễn, các nhà phê phán luận luôn h−ớng sự quan tâm chú ý của xã hội vào những vấn đề có ý nghĩa quan trọng và cần thiết đối với xã hội và đ−a ra những cách lập luận ít sai lệch, ít thiên vị để con ng−ời nhận biết chính xác hơn và đầy đủ hơn về các sự kiện, hiện t−ợng xã hội. Một vấn đề nổi bật nhất trong xã hội loài ng−ời từ thế kỷ XIX đến nay là tính hiện đại với đặc tr−ng cơ bản là phát hiện và áp dụng tri thức khoa học vào cuộc sống để giải phóng con ng−ời khỏi sự áp bức, bóc lột, bất công và bất bình đẳng, để tiến tới sự công bằng, dân chủ và văn minh. Vào nửa đầu thế kỷ XX, các nhà lý luận phê phán tập trung vào lên án sự bất công, bất bình đẳng xã hội, sự hỗn loạn, mất trật tự xã hội và khẳng định sự thắng lợi của lý trí, của tính hợp lý và sự kết hợp khoa học với cách mạng trong sản xuất công nghiệp. Nửa cuối thế kỷ XX một số nhà lý luận phê phán tập trung vào tự phê phán tức là phê phán bản thân khoa học với t− cách là một hệ thống các tri thức, các cách nhận thức và với t− cách là một thiết chế xã hội có chức năng cơ bản là nghiên cứu để sản xuất ra tri thức. 8 Năm 1890 Ăng-ghen viết: “Chúng ta tự làm nên lịch sử của chúng ta, nh−ng tr−ớc hết là với những tiền đề và trong những điều kiện nhất định.” Trong th− Ăng-ghen gửi Joseph Bloch ở Konigsberg. C. Mác - Ph. Ăng-ghen. Tuyển tập. Tập VI. Nxb Sự thật. Hà Nội. 1984. Tr. 727. 9 C. Mác. “Luận c−ơng về Phoi-ơ-Bắc”. trong C. Mác và Ph. Ăng-ghen. Toàn tập. Tập 42. Nxb Chính trị Quốc gia-Sự thật. Hà Nội. 2000. Tr. 371. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Lê Ngọc Hùng 49 Một loạt vấn đề đã đ−ợc nêu ra xung quanh mối quan hệ giữa tính hiện đại với số phận con ng−ời và xã hội. Ví dụ, tính hiện đại liên quan nh− thế nào với các cuộc cách mạng khoa học, công nghệ? Tính hiện đại đã từng gắn liền với công nghiệp hóa, vậy với hậu công nghiệp thì sao? Tính hiện đại có đồng nhất với sự hợp lý hóa không? Tính hiện đại có làm cho con ng−ời tự do hơn không hay lại càng trói buộc con ng−ời vào một trật tự duy lý? Tính hiện đại liên quan nh− thế nào với tính độc lập, sáng tạo của con ng−ời? Bản chất của tính hiện đại là gì trong xã hội ngày nay? Nó phát sinh và biến đổi nh− thế nào? Và nhiều câu hỏi khác. Khi nghiên cứu phê phán tính hiện đại, một tác giả tiêu biểu của xã hội học phê phán là Touraine đã chỉ ra ba con đ−ờng cần khóa lại vì chúng có thể dẫn đến sai lầm: một là con đ−ờng phản hiện đại, hai là con đ−ờng “cất cánh” vội vã, nhanh chóng để cố thoát khỏi truyền thống và ba là con đ−ờng đồng nhất tính hiện đại với chủ nghĩa cá nhân, với chủ nghĩa t− bản. Giống nh− các nhà phê phán luận, Tourain cho rằng không thể đảo ng−ợc đ−ợc xu h−ớng của tính hiện đại: “Chúng ta tất cả đã lên con tàu của tính hiện đại”. Do đó, vấn đề đặt ra là cần mang hành trang gì trên con tàu tiến tới sự hiện đại. G−ơng mặt nào là tiêu biểu của tính hiện đại? Tr−ớc đây, Descartes (1596-1650) cho rằng đó là con ng−ời có t− duy, có lý trí “tôi t− duy tức là tôi tồn tại”. Simmel cho rằng kiểu “ng−ời xa lạ” là g−ơng mặt tiêu biểu của tính hiện đại. Weber cho rằng đó là con ng−ời hành động duy lý - công cụ, nh−ng cũng cảnh báo là con ng−ời đó có nguy cơ bị rơi vào cũi sắt của mô hình tổ chức kiểu hành chính cứng nhắc. Còn Touraine cho rằng chúng ta phải chọn g−ơng mặt của ng−ời di c− mang đầy ký ức và dự án để nối quá khứ với t−ơng lai, nối di sản với hội nhập nghề nghiệp và xã hội10. Gần đây d−ới tác động của các quá trình toàn cầu hóa chúng ta có thể phát hiện thấy sự xuất hiện một g−ơng mặt mới của tính hiện đại, đó là "con ng−ời toàn cầu" coi thế giới là ngôi nhà chung. Một số nhà nghiên cứu nhấn mạnh bản chất của tính hiện đại là tính duy lý và tính trách nhiệm. Touraine nhận định rằng: “không có tính hiện đại nếu không có hợp lý hóa; nh−ng càng không có tính hiện đại nếu không có sự hình thành một “một chủ thể - trong - thế giới” chịu trách nhiệm đối với bản thân nó và đối với xã hội”11. Trên cấp độ vi mô, một số nhà t−ơng tác luận nói tới cấu trúc ba ngôi gồm cái tôi, nó và bản thân (I, Me, Self), Sigmund Freud nói tới cấu trúc ba ngôi một thể của nhân cách gồm “cái siêu tôi-cái tôi-cái nó”. Trên cấp độ hành động xã hội, bị ảnh h−ởng bởi Freud, Touraine nói tới cấu trúc: “Cá nhân-chủ thể-tác nhân”. Rõ ràng, một biểu hiện của tính hiện đại là sự khẳng định các thành phần cấu trúc của con ng−ời trong mối quan hệ với xã hội. Qua đó thấy rằng, phê phán luận cuối thế kỷ XX cùng lúc tiến theo hai h−ớng, thoạt nhìn là trái ng−ợc nhau: một là tiến mãi về phía chủ thể nhằm khẳng định cái bản ngã, cái tôi độc đáo, tự do và sáng tạo; hai là tiến mãi về phía xã hội 10 Alain Touraine. Sđd. Tr. 336. 11 Alain Touraine. Sđd. Tr. 339. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Lý thuyết phê phán và xã hội học về tính hiện đại 50 nhằm v−ơn tới các giá trị của nhân loại thời toàn cầu hóa. Thực chất, phê phán luận theo h−ớng này hay h−ớng kia hoặc h−ớng khác nữa luôn xem xét tính hiện đại trong mối quan hệ giữa con ng−ời và xã hội từ cấp độ vi mô đến vĩ mô và phê phán bất kỳ biểu hiện nào của tính hiện đại thiên lệch về cá nhân hoặc thiên lệch về xã hội. Bởi bất cứ một sự thiên lệch nào của tính hiện đại theo h−ớng này hay kia đều có thể làm méo mó hoặc tính ng−ời hoặc là tính xã hội. Sự phê phán một cách khoa học tính hiện đại h−ớng tới khẳng định sự kết hợp hài hoà từng cặp phạm trù nh− tự do và trách nhiệm, hợp lý hóa và chủ thể hóa, l−ơng tâm và khoa học, lý trí và tình cảm, trái tim và khối óc, phê phán và tự phê phán và nhiều sự kết hợp khác nữa. Thuyết phê phán - ph−ơng pháp luận của xã hội học về tính hiện đại Vấn đề đặt ra trong bài viết này là tìm hiểu mối quan hệ giữa lý thuyết phê phán và xã hội học về tính hiện đại. Về mặt lịch sử, lý thuyết phê phán ra đời vào nửa đầu thế kỷ XIX với công đầu đặt nền móng xây dựng là học thuyết của C. Mác và Ph. Ăng-ghen, đến nửa đầu thế kỷ XX lý thuyết phê phán đã phát triển mạnh ở Viện nghiên cứu xã hội ở Frankfurt, Đức và ở Pháp, Mỹ và một số n−ớc khác. Các lý thuyết phê phán luôn thực hiện các vai trò đúng nh− tên gọi của nó là “phê bình và phán xét” các biểu hiện sai lệch, ví dụ nh− sự thống trị con ng−ời, sự bất công, sự bình đẳng xã hội và bất bình đẳng giới của tính hiện đại trong đời sống xã hội của con ng−ời cũng nh− trong cách thức mà con ng−ời nhận thức và giải thích các hiện t−ợng xung quanh. Đối với xã hội học về tính hiện đại, lý thuyết phê phán có một vị trí đặc biệt do nó khuyến khích và duy trì sự quan tâm chú ý từ nhiều phía đối với các vấn đề quan hệ con ng−ời-xã hội của tính hiện đại. Tầm quan trọng của ph−ơng pháp phê phán trong nghiên cứu xã hội đ−ợc một số tác giả, ví dụ nh− Giddens đề cao đến mức quan niệm xã hội học nh− là “sự phê phán các hình thái hiện tồn của xã hội” và lý thuyết xã hội học nh− là lý thuyết phê phán12. Thực ra, nghiên cứu một cách có phê phán chỉ là một trong nhiều cách nghiên cứu khoa học, ví dụ nh− nghiên cứu thực nghiệm, nghiên cứu thực chứng, nghiên cứu một cách trung thực. Phê bình và tự phê bình làm cho lý thuyết phê phán có sức sống mãnh liệt và tính hấp dẫn đặc biệt. Ai có thể không đồng tình và ủng hộ một ph−ơng pháp tiếp cận phê phán luôn biết tự phê phán cơ chứ?! Tuy nhiên, tên gọi “lý thuyết phê phán” ch−a đủ cho biết bản chất và nội dung của nó. Vấn đề là phê phán từ góc độ lý luận nào, trên lập tr−ờng quan điểm của ai và nhằm mục đích gì. Đúng nh− Mác từng khẳng định “ngay cả nhà thần học phê phán cũng vẫn là nhà thần học”. Mác và Ăng- ghen viết rằng; “Nếu nh− ng−ời ta thu đ−ợc mọi tri thức và cảm giác, v.v..., của mình từ thế giới cảm tính và từ kinh nghiệm trong thế giới cảm tính thì do đó cần phải tổ chức thế giới xung quanh sao cho ng−ời ta nhận thức và lĩnh hội đ−ợc ở đó cái gì thực sự hợp với tính ng−ời, sao cho ng−ời ta thấy đ−ợc mình là con ng−ời. Nếu nh− lợi ích đúng đắn là nguyên tắc của toàn bộ đạo đức thì do đó cần ra sức làm cho lợi ích riêng của con ng−ời cá biệt phù hợp với lợi ích của toàn thể loài ng−ời... Nếu nh− tính cách 12 Anthony Giddens. Sociology: A Brief but Critical Introduction. London: Macmillan Press Ltd. 1986. Tr. 22, 156-166. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Lê Ngọc Hùng 51 con ng−ời là do hoàn cảnh tạo nên thì do đó phải làm cho hoàn cảnh hợp với tính ng−ời. Nếu nh− con ng−ời bẩm sinh đã là sinh vật có tính xã hội thì do đó con ng−ời chỉ có thể phát triển bản tính chân chính của mình trong xã hội và cần phải phán đoán lực l−ợng của bản tính của anh ta, không phải căn cứ vào lực l−ợng của cá nhân riêng lẻ mà căn cứ vào lực l−ợng của toàn xã hội.”13 Khi tìm hiểu và vận dụng lý thuyết phê phán vào xem xét tính hiện đại và sự biến đổi, phát triển xã hội, thì điều cần thiết là chỉ ra những căn cứ lý luận của lý thuyết phê phán và thử đánh giá xem lý thuyết phê phán có tạo ra đ−ợc cái gì mới không, có khả năng phát hiện, bổ sung một điều gì mới thay thế cho cái “bị phê phán” không, hay đó chỉ là lý thuyết phê phán để phê phán! Tiêu chuẩn cao nhất để kiểm chứng và phê phán lý luận là thực tiễn, là hành động phát triển tính xã hội và tính ng−ời với tính cách là biểu hiện tích cực của tính hiện đại, của sự phát triển. Về mặt lý luận, thuyết phê phán góp phần làm sáng tỏ các yếu tố cản trở sự phát triển hài hoà mối quan hệ giữa con ng−ời và xã hội, từ đó gợi ra những suy nghĩ về h−ớng giải quyết những vấn đề ví dụ nh− phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng giới và xung đột xã hội nảy sinh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tóm lại, xã hội học về tính hiện đại nghiên cứu bản chất và quy luật của sự nảy sinh, tồn tại, vận động, phát triển của tính hiện đại trong đời sống xã hội của con ng−ời. Xã hội học về tính hiện đại không giới hạn ở sự phê phán mà phát hiện ra các nhân tố của sự hiện đại hóa, sự phát triển tính hiện đại của mối quan hệ giữa con ng−ời và xã hội. Với ý nghĩa đó, trong khoa học xã hội học, lý thuyết phê phán với các biến thể của nó là một hệ thống lý luận, ph−ơng pháp luận và ph−ơng pháp phân tích có khả năng bổ sung và cạnh tranh với các lý thuyết khác trong nghiên cứu một cách khoa học thực nghiệm, có phê phán và trung thực để góp phần xây dựng và phát triển mối quan hệ hài hoà giữa con ng−ời và xã hội. 13 C. Mác và Ph. Ăng-ghen (1844). “Gia đình thần thánh hay là phê phán sự phê phán có tính phê phán: chống Bru-nô Bau-ơ và đồng bọn”, trong C. Mác và Ph. Ăng-ghen. Toàn tập. Tập 2. Nxb Chính trị Quốc gia-Sự thật. Hà Nội. 1995. Tr. 199-200. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso3_2005_lengochung_5652.pdf