Lý luận chung về hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Tài liệu Lý luận chung về hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Chương I lý luận chung về hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp I. Khái niệm hiệu quả kinh doanh và ý nghĩa của nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. 1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp. 1.1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh: Ngày nay, khi đề cập đến vấn đề hiệu quả thì người ta vẫn chưa có được một khái niệm thống nhất. Bởi vì ở mỗi một lĩnh vực khác nhau, xem xét trên các góc độ khác nhau thì người ta có những cách nhìn nhận khác nhau về vấn đề hiệu quả. Như vậy, ở mỗi lĩnh vực khác nhau thì người ta có những khái niệm khác nhau về hiệu quả, mặc dù có sự thống nhất trong quan điểm cho rằng phạm trù hiệu quả kinh tế phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh tế,song rất khó tìm thấy sự thống nhất trong quan điểm về hiệu quả kinh tế - Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm vi kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh ở doanh ngh...

doc74 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 991 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Lý luận chung về hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I lý luận chung về hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp I. Khái niệm hiệu quả kinh doanh và ý nghĩa của nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. 1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp. 1.1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh: Ngày nay, khi đề cập đến vấn đề hiệu quả thì người ta vẫn chưa có được một khái niệm thống nhất. Bởi vì ở mỗi một lĩnh vực khác nhau, xem xét trên các góc độ khác nhau thì người ta có những cách nhìn nhận khác nhau về vấn đề hiệu quả. Như vậy, ở mỗi lĩnh vực khác nhau thì người ta có những khái niệm khác nhau về hiệu quả, mặc dù có sự thống nhất trong quan điểm cho rằng phạm trù hiệu quả kinh tế phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh tế,song rất khó tìm thấy sự thống nhất trong quan điểm về hiệu quả kinh tế - Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm vi kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp nhằm đạt được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Nó không chỉ là thước đo trình độ tổ chức quản lý kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp . Hiệu quả sản xuất kinh doanh: dưới giác độ của doanh nghiệp thì ta có khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sản xuất kinh doanh có bản chất của hiệu quả kinh tế và cũng có bản chất của hiệu quả xã hội. -Wohe và doring đưa ra hai khái niệm hiệu quả tính bằng đơn vị hiện vật và tính bằng đơn vị giá trị hoàn toàn khác nhau: “Mối quan hệ tỷ lệ giữa sản lượng tính theo đơn vị hện vật (chiếc,kg…)và lượng các nhân tố đầu vào (giờ lao động, đơn vị thiết bị…)được gọi là tính hiệu quả có tính chất kỹ thuật hay hiện vật hoặc được gọi là năng suất’’ và “Mối quan hệ tỷ lệ giữa chi phí kinh doanh thực tế phải chi ra được gọi là tính hiệu quả xét về giá trị nếu một giá trị sản lượng có thể đạt được bằng nhiều sự kết hợp các yếu tố sản xuất khác nhau và để xác định tính hiệu quả về mặt giá trị người ta còn hình thành tỷ lệ giữa sản lượng bằng tiền và các nhân tố đầu vào tính bằng tiền”. Để hiểu rõ hơn về vấn đề hiệu quả thì chúng ta xem xét các vấn đề hiệu quả ở trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội. Tương ứng với các lĩnh vực này là 3 phạm trù hiệu quả: hiệu quả kinh tế, hiệu quả chính trị và hiệu quả xã hội. 1.1.1.Hiệu quả kinh tế: Nếu đứng trên phạm vi từng yếu tố riêng lẻ thì chúng ta có phạm trù hiệu quả kinh tế, và xem xét vấn đề hiệu quả trong phạm vi các doanh nghiệp thì hiệu quả kinh tế chính là hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Hiểu theo mục đích cuối cùng thì hiệu quả kinh tế là hệ số giữa kết quả thu về và chi phí bỏ ra để đạt được hiệu quả đó. Trong đó kết quả thu về chỉ là kết quả phản ảnh những kết quả kinh tế tổng hợp như là: doanh thu, lợi nhuận, giá trị sản lượng công nghiệp... nếu ta xét theo từng yếu tố riêng lẻ thì hiệu quả kinh tế là thể hiện trình độ và sử dụng các yếu tố đó trong quá trình sản xuất kinh doanh, nó phản ảnh kết quả kinh tế thu được từ việc sử dụng các yếu tố tham gia vào quá trình kinh doanh. Cũng giống như một số chi tiết khác hiệu quả là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh trình độ lợi dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất, đồng thời là một phạm trù kinh tế gắn liền với nền sản xuất hàng hoá. Sản xuất hàng hoá có phát triển hay không là nhờ đạt hiệu quả cao hay thấp. Nói một cách khác, chỉ tiêu hiệu quả kinh tế phản ánh về mặt định lượng và định tính trong sự phát triển kinh tế. Nhìn ở tầm vi mô của từng doanh nghiệp riêng lẻ hiệu quả kinh tế được biểu hiện qua phạm trù hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu phản ánh đầy đủ các mặt của cả một quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp. Cụ thể là: Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế phản ánh những lợi ích đạt được từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở so sánh lợi ích thu được với chi phí bỏ ra trong suốt qúa trình kinh doanh của doanh nghiệp. Dưới góc độ này thì chúng ta có thể xác định hiệu quả kinh doanh một cách cụ thể bằng các phương pháp định lượng thành các chỉ tiêu hiệu quả cụ thể và từ đó có thể tính toán so sánh được, lúc này phạm trù hiệu quả kinh doanh là một phạm trù cụ thể nó đồng nhất và là biểu hiện trực tiếp của lợi nhuận, doanh thu... Ngoài ra nó còn được biểu hiện mức độ phát triển doanh nghiệp theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực trong quá trình sản xuất nhằm thực hiện được mục tiêu kinh doanh. Lúc này thì phạm trù hiệu quả kinh doanh là một phạm trù trìu tượng và nó phải được định tính thành mức độ quan trọng hoặc vai trò của nó trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Nói một cách khác, ta có thể hiểu hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh trình độ và khả năng quản lý của doanh nghiệp. Lúc này hiệu quả kinh doanh thống nhất với hiệu quả quản lý doanh nghiệp. Dưới góc độ này thì hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ và khả năng kết hợp các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất. Trong thực tế hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp đạt được trong các trường hợp sau: - Kết quả tăng, chi phí giảm: - Kết qủa tăng, chi phí giảm nhưng tốc độ tăng của chi phí giảm nhỏ hơn tốc độ tăng của kết quả. Nói tóm lại ở tầm vĩ mô hiệu qủa kinh doanh phản ánh đồng thời các mặt của quá trình sản xuất kinh doanh như: kết quả kinh doanh, trình độ sản xuất tổ chức sản xuất và quản lý, trình độ sử dụng của yếu tố đầu vào.. đồng thời nó yêu cầu sự phát triển của doanh nghiệp theo chiều sâu. Nó là thước đo ngày càng trở nên quan trọng của sự tăng trưởng kinh tếv à là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong thời kỳ. Sự phát triển tất yếu đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh, đây là mục tiêu cơ bản nhất của doanh nghiệp. 1.1.2. Hiệu qủa chính trị và hiệu quả xã hội: Nếu đứng trên phạm vi toàn xã hội và nền kinh tế quốc dân thì hiệu qủa xã hội và hiệu quả chính trị là chỉ tiêu phản ánh ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh đối với việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu chung của toàn bộ nền kinh tế xã hội. Bởi vậy hai loại hiệu quả này đều có vị trí quan trọng trong việc phát triển đầu nước một cách toàn diện và bền vững. Đây là chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển của nền kinh tế xã hội ở các mặt: trình độ tổ chức sản xuất, trình độ quản lý, mức sống bình quân ... thực tế ở các nước tư bản chủ nghĩa đã cho thấy các doanh nghiệp tư bản chỉ chạy theo hiệu quả kinh tế mà không đặt vấn đề hiệu quả chính trị xã hội đi kèm và dẫn đến tình trạng: thất nghiệp, khủng hoảng có tính chu kỳ, ô nhiễm môi trường, chênh lệch giàu nghèo quá lớn... Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã có những đường lối, chính sách cụ thể để đồng thời tăng hiệu quả kinh tế kèm với tăng hiệu quả chính trị xã hội. Tuy nhiên, chúng ta không thể chú trọng một cách thái quá đến hiệu quả chính trị và hiệu quả xã hội Một bài học rất lớn từ thời kỳ chế độ quan liêu bao cấp để lại đã cho chúng ta thấy rõ được điều đó. 1.2. Bản chất của hiệu quả kinh doanh. Bản chất của hiệu quả kinh doanh là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh doanh. Chính việc khan hiếm nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính chất cạnh tranh nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hôị, đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực. Mục tiêu của doanh nghiệp là để tồn tại trong điều kiện bình thường đòi hỏi các hoạt động sản xuất kinh doanh phải tạo ra thu nhập về hàng hoá dịch vụ , đủ bù đắp chi phí đã chi ra để sản xuất hàng hoá dịch vụ đó .Còn mục tiêu phát triển của doanh nghiệp là phải đảm bảo quá trình tái sản xuất mở rộng .Mục tiêu này đòi hỏi kết quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ đủ bù đắp chi phí đã chi ra mà còn tích luỹ để tiếp tục quá trình tái sản xuất mở rộng. Để đạt được mục tiêu kinh doanh, các doanh nghiệp buộc phải chú trọng các điều kiện nội tại, phát huy năng lực, hiệu lực của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí. Vì vậy, yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là phải đạt kết quả tối đa với chi phí tối thiểu, hay là phải đạt kết quả tối đa với chi phí nhất định hoặc ngược lại đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng là chi phí tạo ra nguồn lực và chi phí sử dụng nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội là giá trị của việc lựa chọn tốt nhất đã bị bỏ qua, hay là giá trị của sự hy sinh công việc kinh doanh khác để thực hiện hoạt động kinh doanh này. Chi phí cơ hội phải được bổ sung vào chi phí kế toán và phải loại ra khỏi lợi nhuận kế toán để thấy rõ lợi ích kinh tế thực. Cách tính như vậy sẽ khuyến khích các nhà kinh doanh lựa chọn phương án kinh doanh tốt nhất, các mặt hàng sản xuất có hiệu quả hơn. Sự phát triển của các yếu tố đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải phấn đấu nâng cao hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh. 2. ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường: Trong qúa trình kinh doanh các doanh nghiệp phải luôn gắn mình với thị trường, nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay đặt các doanh nghiệp trong sự cạnh tranh gay gắt lẫn nhau. Do đó để tồn tại được trong cơ chế thị trường cạnh tranh hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải hoạt động một cách có hiệu quả hơn. Để thấy được ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường trước hết chúng ta phải nghiên cứu cơ chế thị trường và hoạt động của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Thị trường là nơi diễn ra quá trình trao đổi hàng hoá. Nó tồn tại một cách khách quan không phụ thuộc vào một ý kiến chủ quan nào. Bởi vì thị trường ra đời và phát triển gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hoá. Ngoài ra thị trường còn có một vai trò quan trọng trong việc điều tiết và lưu thông hàng hoá. Thông qua đó các doanh nghiệp có thể nhận biết được sự phân phối các nguồn lực thông qua hệ thống giá cả trên thị trường. Trên thị trường luôn tồn tại các qui luật vận động của hàng hoá, giá cả, tiền tệ... Như các qui luật giá trị, qui luật thặng dư, qui luật giá cả, qui luật cạnh tranh... Các qui luật này tạo thành hệ thống thống nhất và hệ thống này chính là cơ chế thị trường. Như vậy cơ chế thị trường được hình thành bởi sự tác động tổng hợp trong sản xuất và trong lưu thông hàng hoá trên thị trường. Thông qua các quan hệ mua bán hàng hoá, dịch vụ trên thị trường nó tác động đến việc điều tiết sản xuất, tiêu dùng, đầu tư và từ đó làm thay đổi cơ cấu sản phẩm, cơ cấu ngành. Nói cách khác cơ chế thị trường điều tiết quá trình phân phối lại các nguồn lực trong sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội một cách tối ưu nhất. Tóm lại, với sự vận động đa dạng, phức tạp của cơ chế thị trường dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của các doanh nghiệp cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Tuy nhiên để tạo ra được sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đòi hỏi các doanh nghiệp phải xác định cho mình một phương thức hoạt động riêng, xây dựng các chiến lược, các phương án kinh doanh một cách phù hợp và có hiệu quả. Cụ thể là doanh nghiệp phải xác định cho mình một cơ chế hoạt động trên cả hai thị trường đầu vào và đầu ra để tạo được một kết quả cao nhất và kết quả này phải không ngừng phát triển nâng cao cả về mặt chất và mặt lượng. Như vậy trong cơ chế thị trường việc nâng cao hiệu quả kinh doanh có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó được thể hiện thông qua: Thứ nhất: nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở cơ bản để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Sự tồn tại của doanh nghiệp được xác định bởi sự có mặt của doanh nghiệp trên thị trường, mà hiệu quả kinh doanh lại là nhân tố trực tiếp đảm bảo sự tồn tại này, đồng thời mục tiêu của doanh nghiệp là luôn tồn tại và phát triển một cách vững chắc. Do đó việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là một đòi hỏi tất yếu khách quan đối với tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường hiện nay. Do yêu cầu của sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp đòi hỏi nguồn thu nhập của doanh nghiệp phải không ngừng tăng lên. Nhưng trong điều kiện nguồn vốn và các yếu tố kỹ thuật cũng như các yếu tố khác của quá trình sản xuất chỉ thay đổi trong khuôn khổ nhất định thì để tăng lợi nhuận đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh. Như vậy, hiệu quả kinh doanh là điều kiện hết sức quan trọng trong việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Một cách nhìn khác sự tồn tại của doanh nghiệp được xác định bởi sự tạo ra hàng hoá, của cải vật chất và các dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của xã hội, đồng thời tạo ra sự tích luỹ cho xã hội. Để thực hiện được như vậy thì mỗi doanh nghiệp đều phải vươn lên để đảm bảo thu nhập đủ bù đắp chi phí bỏ ra và có lãi trong qúa trình hoạt động kinh doanh. Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu tái sản xuất trong nền kinh tế. Và như vậy chúng ta buộc phải nâng cao hiệu quả kinh doanh một cách liên tục trong mọi khâu của quá trình hoạt động kinh doanh như là một yêu cầu tất yếu. Tuy nhiên, sự tồn tại mới chỉ là yêu cầu mang tính chất giản đơn còn sự phát triển và mở rộng của doanh nghiệp mới là yêu cầu quan trọng. Bởi vì sự tồn tại của doanh nghiệp luôn luôn phải đi kèm với sự phát triển mở rộng của doanh nghiệp, đòi hỏi phải có sự tích luỹ đảm bảo cho quá trình tái sản xuất mở rộng theo đúng qui luật phát triển. Như vậy để phát triển và mở rộng doanh nghiệp mục tiêu lúc này không còn là đủ bù đắp chi phí bỏ ra để phát triển quá trình tái sản xuất giản đơn mà phải đảm bảo có tích luỹ đáp ứng nhu cầu tái sản xuất mở rộng, phù hợp với qui luật khách quan và một lần nữa nâng cao hiệu quả kinh doanh được nhấn mạnh. Thứ hai: nâng cao hiệu quả kinh doanh là nhân tố thúc đẩy sự cạnh tranh và tiến bộ trong kinh doanh. Chính việc thúc đẩy cạnh tranh yêu cầu các doanh nghiệp phải tự tìm tòi, đầu tư tạo nên sự tiến bộ trong kinh doanh. Chấp nhận cơ chế thị trường là chấp nhận sự cạnh tranh. Trong khi thị trường ngày càng phát triển thì cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt và khốc liệt hơn. Sự cạnh tranh lúc này không còn là cạnh tranh về mặt hàng mà cạnh tranh cả về chất lượng, giá cả và các yếu tố khác. Trong khi mục tiêu chung của các doanh nghiệp đều là phát triển thì cạnh tranh là yếu tố làm các doanh nghiệp mạnh lên nhưng ngược lại cũng có thể là các doanh nghiệp không tồn tại được trên thị trường. Để đạt được mục tiêu là tồn tại và phát triển mở rộng thì doanh nghiệp phải chiến thắng trong cạnh tranh trên thị trường. Do đó doanh nghiệp phải có hàng hoá dịch vụ chất lượng tốt, giá cả hợp lý. Mặt khác hiệu quả kinh doanh là đồng nghĩa với việc giảm giá thành tăng khối lượng hàng hoá bán, chất lượng không ngừng được cải thiện nâng cao... Thứ ba: việc nâng cao hiệu quả kinh doanh chính là nhân tố cơ bản tạo ra sự thắng lợi cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động trên thị trường. Muốn tạo ra sự thắng lợi trong cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao hiêụ quả kinh doanh của mình. Chính sự nâng cao hiệu quả kinh doanh là con đường nâng cao sức cạnh tranh và khả năng tồn tại, phát triển của mỗi doanh nghiệp II. Các nhân tố tác động đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp là yêu cầu quan trọng và là mục tiêu hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Chính vì vậy nâng cao hiệu quả kinh doanh chính là việc nâng cao hiệu quả của tất cả các hoạt động trong qúa trình kinh doanh. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu sự tác động của rất nhiều các nhân tố ảnh hưởng khác nhau. Để đạt được hiệu qủa nâng cao đòi hỏi phải có các quyết định chiến lược và quyết sách đúng trong qúa trình lựa chọn các cơ hội hấp dẫn cũng như tổ chức, quản lý và điều khiển hoạt động kinh doanh cần phải nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh có thể được chia thành hai nhóm đó là nhóm các nhân tố ảnh hưởng bên ngoài doanh nghiệp (nhân tố khách quan) và nhóm các nhân tố ảnh hưởng bên trong doanh nghiệp (nhân tố chủ quan). Mục tiêu của quá trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nhằm mục đích lựa chọn các phương án kinh doanh phù hợp. Tuy nhiên việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh cần phải được thực hiện liên tục trong suốt qúa trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường. 1. Nhóm các nhân tố ảnh hưởng khách quan: 1.1. Các nhân tố ảnh hưởng thuộc môi trường kinh doanh: Các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh là các yếu tố khách quan mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được. Nhân tố môi trường kinh doanh bao gồm nhiều nhân tố như là: Đối thủ cạnh tranh, thị trường, cơ cấu ngành, tập quán, mức thu nhập bình quân của dân cư... * Đối thủ cạnh tranh: Bao gồm các đối thủ cạnh tranh sơ cấp (cùng tiêu thụ các sản phẩm đồng nhất) và các đối thủ cạnh tranh thứ cấp (sản xuất và tiêu thụ những sản phẩm có khả năng thay thế). Nếu doanh nghiệp có đối thủ cạnh tranh mạnh thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Bởi vì doanh nghiệp lúc này chỉ có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, tăng doanh thu tăng vòng quay của vốn, yêu cầu doanh nghiệp phải tổ chức lại bộ máy hoạt động phù hợp tối ưu hơn, hiệu quả hơn để tạo cho doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh về giá cả, chất lượng, chủng loại, mẫu mã... Như vậy đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp đồng thời tạo ra sự tiến bộ trong kinh doanh, tạo ra động lực phát triển của doanh nghiệp. Việc xuất hiện càng nhiều đối thủ cạnh tranh thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ càng khó khăn và sẽ bị giảm một cách tươngđối. * Thị trường: Nhân tố thị trường ở đây bao gồm cả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của doanh nghiệp. Nó là yếu tố quyết định qúa trình tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp. Đối với thị trường đầu vào: cung cấp các yếu tố cho quá trình sản xuất như nguyên vật liệu, máy móc thiết bị... Cho nên nó tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm, tính liên tục và hiệu quả của qúa trình sản xuất. Còn đối với thị trường đầu ra quyết định doanh thu của doanh nghiệp trên cơ sở chấp nhận hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp, thị trường đầu ra sẽ quyết định tốc độ tiêu thụ, tạo vòng quay vốn nhanh hay chậm từ đó tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. * Tập quán dân cư và mức độ thu nhập bình quân dân cư: Đây là một nhân tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nó quyết định mức độ chất lượng, số lượng, chủng loại, gam hàng... Doanh nghiệp cần phải nắm bắt và nghiên cứu làm sao phù hợp với sức mua, thói quen tiêu dùng, mức thu nhập bình quân của tầng lớp dân cư. Những yếu tố này tác động một cách gián tiếp lên quá trình sản xuất cũng như công tác marketing và cuối cùng là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. * Mối quan hệ và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường: Đây chính là tiềm lực vô hình của doanh nghiệp tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình, nó tác động rất lớn tới sự thành bại của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Sự tác động này là sự tác động phi lượng hoá bởi vì chúng ta không thể tính toán, định lượng được. Một hình ảnh, uy tín tốt về doanh nghiệp liên quan đến hàng hoá, dịch vụ chất lượng sản phẩm, giá cả... là cơ sở tạo ra sự quan tâm của khách hàng đến sản phẩm của doanh nghiệp mặt khác tạo cho doanh nghiệp một ưu thế lớn trong việc tạo nguồn vốn, hay mối quan hệ với bạn hàng... Với mối quan hệ rộng sẽ tạo cho doanh nghiệp nhiều cơ hội, nhiều đầu mối và từ đó doanh nghiệp lựa chọn những cơ hội, phương án kinh doanh tốt nhất cho mình. Ngoài ra môi trường kinh doanh còn có các nhân tố khác như hàng hoá thay thế, hàng hoá phụ thuộc doanh nghiệp, môi trường cạnh tranh... nó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm đến nó để có những cách ứng xử với thị trường trong từng doanh nghiệp từng thời điểm cụ thể. 1.2. Nhân tố môi trường tự nhiên: Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố như thời tiết, khí hậu, mùa vụ, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý... * Nhân tố thời tiết, khí hậu, mùa vụ: các nhân tố này ảnh hưởng rất lớn đến qui trình công nghệ, tiến độ thực hiện kinh doanh của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng mang tính chất mùa vụ như nông, lâm, thủy sản, đồ may mặc, giày dép... Với những điều kiện thời tiết, khí hậu và mùa vụ nhất định thì doanh nghiệp phải có chính sách cụ thể phù hợp với điều kiện đó. Và như vậy khi các yếu tố này không ổn định sẽ làm cho chính sách hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không ổn định và chính là nhân tố đầu tiên làm mất ổn định hoạt động kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. * Nhân tố tài nguyên thiên nhiên: Nhân tố này chủ yếu ảnh hưởng đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên. Một khu vực có nhiều tài nguyên thiên nhiên, với trữ lượng lớn và có chất lượng tốt sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp khai thác. Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất nằm trong khu vực này mà có nhu cầu đến loại tài nguyên, nguyên vật liệu này cũng ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. * Nhân tố vị trí địa lý: Đây là nhân tố không chỉ tác động đến công tác nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mà còn tác động đến các mặt khác trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: Giao dịch, vận chuyển, sản xuất... các nhân tố này tác động đến hiệu quả kinh doanh thông qua sự tác động lên các chi phí tương ứng. 1.3. Môi trường chính trị - pháp luật: Các yếu tố thuộc môi trường chính trị - pháp luật chi phối mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự ổn định chính trị được xác định là một trong những tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự thay đổi của môi trường chính trị có thể ảnh hưởng có lợi cho một nhóm doanh nghiệp này nhưng lại kìm hãm sự phát triển nhóm doanh nghiệp khác hoặc ngược lại. Hệ thống pháp luật hoàn thiện, không thiên vị là một trong những tiền đề ngoài kinh tế của kinh doanh. Mức độ hoàn thiện, sự thay đổi và thực thi pháp luật trong nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường này nó tác động trực tiép đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì môi trường pháp luật ảnh hưởng đến mặt hàng sản xuất, ngành nghề, phương thức kinh doanh ... của doanh nghiệp. Không những thế nó còn tác động đến chi phí của doanh nghiệp cũng như là chi phí lưu thông, chi phí vận chuyển, mức độ về thuế... đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh XNK còn bị ảnh hưởng bởi chính sách thương mại quốc tế, hạn ngạch do nhà nước giao cho, luật bảo hộ cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh. Tóm lại môi trường chính trị - luật pháp có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách tác động đến hoạt động của doanh nghiệp thông qua hệ thống công cụ luật pháp, cộng cụ vĩ mô... *Môi trường văn hoá -xã hội. -Điều kiện xã hội ,tình trạng việc làm,trình độ giáo dục,phong cách lối sống, tôn giáo, những đặc điểm truyền thống,tâm lý, xã hội…Mọi yếu tố môi trường văn hoá xã hội đều tác động hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp theo cả hai hướng tích cực hoặc không tích cực. Trình độ văn hoá cao sẽ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đào tạo đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao và có khả năng tiếp thu nhanh các kiến thức cần thiết nên có tác động tích cực tới việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và ngược lại.Phong cách sống công nghiệp tạo thuận lợi cho việc thực hiện kỷ luật lao động, tạo diều kiện nâng cao hiệu quả kinh tế và ngược lại. *Môi trường công nghệ. -Tình hình nghiên cứu và triển khai khoa học kỹ thuật mới, mức đầu tư cho khoa học và công nghệ đều có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển công nghệ của mỗi doanh nghiệp vì vậy ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Một môi trường công nghệ phát triển cho phép các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc nghiên cứu ứng dụng các công nghệ thích hợp vào sản xuất kinh doanh. ở nước ta hiện nay môi trường công nghệ còn chưa phát triển các chính sách vĩ mô của nhà nước lại ưu tiên ứng dụng các kỹ thuật hiện đại của các nước tiên tiến trên thế giới hơn là nghiên cứu cơ bản, đây chính là nguyên nhân làm cho các doanh nghiệp ở nước ta gặp khó khăn trong việc áp dụng các công nghệ sản xuất trong nước, bởi vì họ chỉ có thể nhập các công nghệ tiên tiến, hiện đại của các nước khác, trong rất nhiều trường hợp do thiếu hiểu biết, thiếu trình độ (hoặc do nhiều nguyên nhân khác ) nên công nghệ nhập về đều đã nỗi thời và lạc hậu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. *Môi trường kinh tế. -Tăng trưởng kinh tế quốc dân, các chính sách kinh tế của chính phủ, lạm phát, biến động tiền tệ, hoạt động sản xuất của các đối thủ cạnh tranh, luôn luôn là các nhân tố tác động trực tiếp tới các quyết định cung cầu của từng doanh nghiệp và từ đó tác động mạnh mẽ, trực tiếp đến các kết quả và hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Nhìn chung, các nhân tố về môi trường bên ngoài tạo ra cả cơ hội lẫn nguy cơ đối với mỗi doanh nghiệp . Môi trường kinh doanh tồn tại một cách khách quan gây ra những khó khăn và những điều kiện thuận lợi tác động tới hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2. Các nhân tố chủ quan: Các nhân tố chủ quan trong doanh nghiệp chính là thể hiện tiềm lực của một doanh nghiệp. Cơ hội, chiến lược kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp luôn phụ thuộc chặt chẽ vào các yêú tố phản ánh tiềm lực của một doanh nghiệp cụ thể. Tiềm lực của một doanh nghiệp không phải là bất biến có thể phát triển mạnh lên hay yếu đi, có thể thay đổi toàn bộ hay bộ phận. Chính vì vậy trong quá trình kinh doanh các doanh nghiệp luôn phải chú ý tới các nhân tố này nhằm nâng cao hiệu qủa kinh doanh của doanh nghiệp hơn nữa. 2.1. Nhân tố vốn: Đây là một nhân tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng (nguồn) vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối, đầu tư có hiệu quả các nguồn vốn, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn kinh doanh. Yếu tố vốn là yếu tố chủ chốt quyết định đến quy mô của doanh nghiệp và quy mô có cơ hội có thể khai thác. Nó phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp và là sự đánh giá về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kinh doanh. 2.2. Nhân tố con người. Trong kinh doanh con người là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo thành công. Chính con người với năng lực thật sự của họ mới lựa chọn đúng được cơ hội và sử dụng các nguồn lực khai thác mà họ đã có và sẽ có: vốn, tài sản, kỹ thuật, công nghệ... một cách có hiệu quả để khai thác vượt qua cơ hội. Nhân tố con người được đặt ở vị trí hàng đầu trên cả vốn và tài sản, quyết định sức mạnh của một doanh nghiệp, quyết định sẽ thành công của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. 2.3. Nhân tố trình độ kỹ thuật công nghệ: Trình độ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến cho phép doanh nghiệp chủ động nâng cao chất lượng hàng hoá, năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. Các yếu tố này tác động hầu hết đến các mặt về sản phẩm như: đặc điểm sản phẩm, giá cả sản phẩm, sức cạnh tranh của sản phẩm. Nhờ vậy doanh nghiệp có thể tăng khả năng cạnh tranh của mình, tăng vòng quay của vốn lưu động, tăng lợi nhuận đảm bảo cho quá trình tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp. Ngược lại với trình độ công nghệ thấp thì không những giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mà còn giảm lợi nhuận, kìm hãm sự phát triển. Nói tóm lại, nhân tố trình độ kỹ thuật công nghệ cho phép doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng và hạ giá thành sản phẩm nhờ đó mà tăng khả năng cạnh tranh, tăng vòng quay của vốn, tăng lợi nhuận từ đó tăng hiệu quả kinh doanh. 2.4. Nhân tố tổ chức quản lý: Nhân tố này là sự biểu hiện của trình độ tổ chức sản xuất nó đảm bảo cho tính tối ưu trong tổ chức dây chuyền sản xuất, cho phép doanh nghiệp khai thác tới mức độ tối đa các yếu tố công nghệ sản xuất. Ngoài ra nó còn thể hiện sự phù hợp về cơ cấu bộ máy kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể là, nó biểu hiện trình độ phối hợp của các bộ phận trong doanh nghiệp trên cơ sở tương hỗ lẫn nhau dẫn đến việc sử dụng các nguồn lực đầu vào tối ưu nhất. Nhân tố này còn cho phép doanh nghiệp sử dụng hợp lý và tiết kiệm các yếu tố vật chất trong quá trình sản xuất kinh doanh, giúp lãnh đạo doanh nghiệp đề ra những quyết định về chỉ đạo sản xuất kinh doanh chính xác và kịp thời, tạo ra những động lực to lớn để kích thích sản xuất phát triển, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 2.5.Nhân tố về vận dụng các đòn bẩy kinh tế: Nhân tố này cho phép doanh nghiệp khai thác tới mức tối đa tiềm năng về lao động, tạo điều kiện cho mọi người, mọi khâu và bộ phận phát huy đầy đủ quyền chủ động sáng tạo trong sản xuất và kinh doanh. III. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh 1. Các quan điểm cơ bản trong đánh giá hiệu quả kinh doanh: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một chỉ tiêu tổng hợp không những có liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau mà còn phản ánh trình độ vận dụng các yếu tố đó. Vì vậy trong quá trình đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh chúng ta phải quán triệt một số quan điểm sau: -Thứ nhất: phải đảm bảo tính toàn diện và tính bộ phận trong quá trình nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bởi theo quan điểm này thì việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là sự kết hợp hài hoà giữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của các bộ phận với hiệu quả kinh doanh toàn doanh nghiệp. -Thứ hai: phải kết hợp hài hoà giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể và xã hội, giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài. -Thứ ba: phải đảm bảo sự thống nhất giữa nhiệm vụ chính trị xã hội với nhiệm vụ kinh tế trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phải xuất phát từ mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Bởi vì đây chính là nhu cầu, điều kiện để đảm bảo sự phát triển cân đối của nền kinh tế quốc dân. -Thứ tư: đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh phải căn cứ vào hai mặt hiện vật lẫn giá trị của hàng hoá. Mặt hiện vật thể hiện ở số lượng của hàng hoá dịch vụ còn mặt giá trị là biểu hiện bằng tiền của sản phẩm, của kết quả chi phí bỏ ra. Như vậy, việc căn cứ vào kết quả cuối cùng về cả mặt hiện vật lẫn giá trị trong đánh giá hiệu quả kinh doanh là một đòi hỏi tất yếu trong nền kinh tế thị trường. 2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp: Khi xem xét hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, cần phải dựa vào một hệ thống các tiêu chuẩn, các doanh nghiệp phải coi các tiêu chuẩn là mục tiêu phấn đấu. Cũng có thể nói rằng, các doanh nghiệp có đạt được các chỉ tiêu này mới có thể đạt được các chỉ tiêu về kinh tế. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: 2.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp: Hệ số sử dụng lao động: Hệ số sử dụng lao động = = Tổng số lao động được sử dụng Tổng số lao động hiện có Chỉ tiêu này cho biết trình độ sử dụng lao động của doanh nghiệp, số lao động của doanh nghiệp đã được sử dụng hết chưa, tiết kiệm hay lãng phí nguồn lực lao động của doanh nghiệp. Từ đó tìm ra biện pháp khắc phục nhằm tăng hiệu quả sử dụng nguồn lao động trong doanh nghiệp. - Chỉ tiêu năng suất lao động: Năng suất lao động = = Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ Tổng số lao động trong kỳ - Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân cho 1 lao động: = Chỉ tiêu này cho thấy với mỗi lao động trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ. Dựa vào chỉ tiêu này để so sánh mức tăng hiệu quả của mỗi lao động trong kỳ. 2.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định: - Hệ số sử dụng số lượng tài sản cố định: tổng tài sản cố định được sử dụng Hệ số sử dụng tài sản cố định = tổng tài sản hiện có - Sức sản xuất của vốn cố định: doanh thu tiêu thụ trong kỳ Sức sản xuất vốn cố định = Vốn cố định bình quân trong kỳ - Sức sinh lời của vốn cố định lợi nhuận trong kỳ Sức sinh lời vốn cố định = x 100 Vốn cố định bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết với một đồng vốn cố định tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hệ số sử dụng công suất máy móc thiết bị công suất thực tế máy móc thiết bị Hệ số sử dụng công suất = máy móc thiết bị công suất thiết kế 2.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động - Sức sản xuất của vốn lưu động: doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ Sức sản xuất của vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết với một đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ. Nếu chỉ tiêu này qua các kỳ tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng đồng vốn lưu động tăng. - Sức sinh lợi của vốn lưu động: lợi nhuận trong kỳ Sức sinh lời vốn lưu động = x 100 Vốn cố định trong kỳ Chỉ tiêu này cho ta biết với một đồng vốn lưu động sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ. Chỉ số này càng cao càng tốt. Chứng tỏ hiệu quả cao trong việc sử dụng vốn lưu động. - Tốc độ luân chuyển vốn: trong quá trình sản xuất kinh doanh, nguồn vốn lưu động thường xuyên vận động không ngừng, nó tồn tại ở các dạng khác nhau. Có khi là tiền, có khi là hàng hoá, vật tư, bán thành phẩm... đảm bảo cho quá trình tái sản xuất diễn ra liên tục. Do đó việc đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết việc ách tắc, đình trệ của vốn, giải quyết nhanh nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp. Thông thường người ta sử dụng các chỉ tiêu sau để đánh giá tốc độ luân chuyển vốn trong doanh nghiệp. + Số vòng quay của vốn lưu động: doanh thu trong kỳ Số vòng quay vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết số vòng quay của vốn lưu động bình quân trong kỳ. Chỉ số này càng lớn càng tốt, chứng tỏ vòng quay của vốn tăng nhanh, điều này thể hiện việc sử dụng vốn lưu động có hiệu quả và ngược lại. + Số ngày luân chuyển bình quân 1 vòng quay: Số ngày luân chuyển bình quân một vòng quay 365 ngày = Số vòng quay vốn lưu động Chỉ tiêu này cho chúng ta biết thời gian để vốn lưu động quay được một vòng. Thời gian này càng nhỏ thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại. + Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động: vốn lưu động bình quân trong kỳ Hệ số đảm nhiệm của = Doanh thu tiêu thụ(trừ thuế) 2.4. Nhóm chỉ tiêu dánh giá hiệu quả tổng hợp: Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả kinh doanh của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, được dùng để phản ánh chính xác hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp và được dùng để so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau và so sánh trong doanh nghiệp qua các thời kỳ để xem xét các thời kỳ doanh nghiệp hoạt động có đạt hiệu quả cao hơn hay không. - Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu: lợi nhuận trong kỳ Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu = x 100 Doanh thu trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả của doanh nghiệp đã tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồng doanh thu bán hàng. Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp tăng doanh thu giảm chi phí. Nhưng để có hiệu quả thì tốc độ tăng doanh thu phải nhỏ hơn tốc độ tăng lợi nhuận. - Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo vốn chủ sở hữu: lợi nhuận ròng Tỷ suất lợi nhuậntheo = x 100 vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu. Một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ lợi ích của chủ sở hữu. - Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo vốn sản xuất: lợi nhuận trong kỳ tỷ suất lợi nhuận theo = x 100 vốn sản xuất vốn kinh doanh bỏ trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Một đồng vốn kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận, nó phản ánh trình độ lợi dụng vào các yếu tố vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt điều này chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn vốn của doanh nghiệp. - Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo chi phí: lợi nhuận trong kỳ Tỷ suất lợi nhuận = x 100 theo chi phí tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh trình độ lợi dụng các yếu tố chi phí trong sản xuất. Nó cho thấy vói một đồng chi phí tạo ra bao nhiêu lợi nhuận. Chỉ tiêu này có hiệu quả nếu tốc độ tăng lợi nhuận tăng nhanh hơn tốc độ tăng chi phí. - Chỉ tiêu doanh thu trên một đồng chi phí sản xuất. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ Doanh thu trên một đồng = Chi phí sản xuất tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ Chỉ tiêu này cho thấy với một đồng chi phí tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. - Chỉ tiêu doanh thu trên một đồng vốn sản xuất: doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ Doanh thu trên một đồng vốn = Sản xuất vốn kinh doanh bình quân trong kỳ Với chỉ tiêu này cho ta thấy với một đồng vốn kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu, chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. Công thức xác định các chỉ tiêu trên được hệ thống theo biểu sau đây: Biểu số 01. Biểu Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả Tên chỉ tiêu Công thức xác định 1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động Tổng số lao động được sử dụng Tổng số lao động hiện có -Hệ số sử dụng lao động -Năng suất lao động Doang thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ Tổng số lao động trong kỳ - 2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định x 100 Công suất thực tế máy móc thiết bị Công suất thiết kế máy móc thiết bị 3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động Sức sản xuất vốn lưu động Doanh thu tiêu thụ SP trong kỳ Vốn lưu động bình quân trong kỳ Sức sinh lời vốn lưu động Lợi nhuận trong kỳ Vốn lưu động bình quân trong kỳ Số vòng quay vốn lưu động Doanh thu trong kỳ Vốn lưu động bình quân trong kỳ Số ngày luân chuyển bình quân một vòng quay 365 ngày Số vòng quay của vốn lưu động Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động Vốn lưu động bình quân trong kỳ Doanh thu trong kỳ 4. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp x 100 Tỷ suất lợi nhuận theo vốn chủ sở hữu Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hữu x 100 Tỷ suất lợi nhuận theo vốn sản xuất Lợi nhuận trong kỳ Vốn bình quân trong kỳ Doanh thu trên một đồng vốn sản xuất Doanh thu trên một đồng chi phí sản xuất x 100 Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí Lợi nhuận trong kỳ Tổng chi phí Tổng doanh thu Tổng chi phí Tổng doanh thu Vốn kinh doanh 3. Nhóm chỉ tiêu xét về mặt hiệu quả kinh tế - xã hội. Do yêu cầu của sự phát triển bền vững trong nền kinh tế quốc dân. Các doanh nghiệp ngoài việc hoạt động kinh doanh phải đạt hiệu quả nhằm tồn tại và phát triển còn phải đạt được hiệu quả về mặt kinh tế xã hội. Nhóm chỉ tiêu xét về mặt hiệu quả kinh tế - xã hội bao gồm các chỉ tiêu sau: 3.1. Tăng thu ngân sách: Mọi doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có nhiệm vụ nộp cho ngân sách nhà nước dưới hình thức là các loại thuế như thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt... Nhà nước sẽ sử dụng những khoản thu này để cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và lĩnh vực phi sản xuất, góp phần phân phối lại thu nhập quốc dân. 3.2. Tạo thêm công ăn, việc làm cho người lao động: Nước ta cũng giống như các nước đang phát triển, hầu hết là các nước nghèo tình trạng kém về kỹ thuật sản xuất và nạn thất nghiệp còn phổ biến. Để tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động và nhanh chóng thoát khỏi đói nghèo lạc hậu đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự tìm tòi đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động. 3.3. Nâng cao đời sống người lao động: Ngoài việc tạo công ăn việc làm cho người lao động đòi hỏi các doanh nghiệp làm ăn phải có hiệu quả để góp phần nâng cao mức sống của người lao động. Xét trên phương diện kinh tế, việc nâng cao mức sống của người dân được thể hiện qua chỉ tiêu như gia tăng thu nhập bình quân trên đầu người, gia tăng đầu tư xã hội, mức tăng trưởng phúc lợi xã hội... Chương II Tình hình thực hiện vấn đề hiệu quả kinh doanh ở Công ty giày Cẩm Bình hải dương I.Tổng quan về Công ty cổ phần giày Cẩm Bình Hải Dương. 1- Quá trình hình thành * Tên đơn vị: Công ty Cổ phần Giầy Cẩm Bình Hải Dương * Ngày thành lập: 01/03/1988 * Ngày chuyển doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần: 30/9/2000 * Địa chỉ: Km7 đường Hải Dương - Hà Nội. Công ty cổ phần Giầy Cẩm Bình Hải Dương tiền thân là "xí nghiệp dệt Hải Dương". Được Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương thành lập theo quyết định số 16/QĐ-UB ngày 20/04/1998 với cơ sở hạ tầng là trường Đảng cũ của tỉnh được cải tạo và trang bị 50 máy dệt, nhà máy dệt 8-3 Hà Nội có nhiệm vụ chủ yếu là dệt khăn bông xuất khẩu theo hiệp định số 19/5 sang thị trường Đông Âu. Có nhiều biến động do tác động của việc chuyển đổi cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước. Các nhà máy xí nghiệp nói chung gặp rất nhiều khó khăn trong việc chuyển hướng kinh doanh và tìm thị trường tiêu thụ. Trong thực trạng đó xí nghiệp dệt Hải Hưng cũng nằm trong thị trường đó, xí nghiệp mất một thị trường lớn, ảnh hưởng đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dệt. Với tình hình đó cuối năm 1992 đầu năm 1993 do yêu cầu của công tác quản lý sản xuất của thị trường đặt ra như chất lượng sản phẩm, khối lượng sản phẩm tiêu thu, giá thành, giá bán... và được sự đồng ý của Sở Công nghiệp Nhà nước theo Quyết định 338 của Thủ tướng chính phủ, xí nghiệp đã chuyển đầu tư cải tiến bộ máy quản lý, đầu tư cải tiến máy móc thiết bị, như máy may công nghiệp chuyển từ mô hình xí nghiệp dệt thành mô hình công ty, với nhiều phân xưởng sản xuất " Công ty dệt may Cẩm Bình Hải Hưng" theo quyết định thành lập số 109/QĐ-UB ngày 30/10/1992 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Hưng. Mặt hàng chủ yếu của công ty là dệt vải bạt phục vụ cho ngành sản xuất Giầy vải xuất khẩu như công ty Giầy Thượng Đình. Công ty Giầy Nhân sinh Hải Phòng và quần áo các loại sang thị trường Châu Âu. Ngày 13/2/1995 UBND tỉnh Hải Hưng đã ký quyết định số 166/QĐ-UB cho phép công ty đầu tư lắp đặt hai dây chuyền sản xuất giầy thể thao xuất khẩu với phương thức trả chậm tiền máy móc thiết bị và sửa chữa xây dựng lại hệ thống nhà xưởng phù hợp với quy mô sản xuất mới. Tháng 08/1995 hai dây chuyền sản xuất giầy thể thao đi vào hoạt động tạo việc làm cho 1500 lao động trong và ngoài tỉnh, sản lượng hàng năm đạt từ 100.000 đến 120.000 đôi giầy thể thao xuất khẩu, xuất đi nhiều nước trên thế giới, nhưng thị trường chính vẫn là Châu Âu, đây là mặt hàng chủ đạo của công ty trong thời gian này. Ngày 06/10/2000 Quyết định của UBND tỉnh và Sở Công nghiệp cho doanh nghiệp cổ phần hoá để tất cả tập thể CBCN trong công ty góp vốn và có trách nhiệm xuất kinh doanh để khỏi lãng phí nguyên vật liệu. Trong quá trình phát triển đi lên, bằng nỗ lực phấn đấu của toàn bộ CBCN trong công ty, quản lý tốt sản xuất kinh doanh, nắm bắt kịp thời nhu cầu và diễn biến của thị trường, nên sản phẩm của công ty sản xuất đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Do vậy luôn luôn hoàn thành kế hoạch đạt mức doanh thu lợi nhuận cao, nộp ngân sách nhà nước, tăng tích luỹ, phát triển sản xuất và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao uy tín thị trường cạnh tranh và đặc biệt đảm bảo mức thu nhập thoả đáng cho CBCNV của công ty, bên cạnh đó Công ty cổ phần giày Cẩm Bình rất chú trọng tới nguồn nhân lực, Công ty đã xác định lao động là yếu tố hàng đầu của quá trình sản xuất kinh doanh. Hiện nay tổng số lao động của Công ty là 2156 người trong đó có 87% lực lượng lao động trẻ khoẻ, có đủ trình độ tiếp thu những công nghệ sản xuất tiên tiến. Trong những năm gần đây Công ty đã không ngừng nâng cao và cải thiện điều kiện làm việc. Đối với các phòng ban và nghiệp vụ nhân viên được làm việc trong điều kiện khá tốt. Có đầy đủ thiết bị văn phòng, kể cả hệ thống thông tin liên lạc, từng phòng có gắn máy điều hoà nhiệt độ. Đối với công nhân sản xuất trực tiếp được làm việc trong môi trường an toàn có đủ hệ thống chiếu sáng, quạt máy và đủ máy móc chuyên dùng thay thế cho những công việc nặng nhọc. Hiện nay Công ty có 5 dây chuyền sản xuất và 16.225 m2 nhà xưởng. Về thu nhập của người lao động: đây là một trong những mục tiêu cơ bản hàng đầu của Công ty. Trong những năm gần đây Công ty không ngừng nâng cao và cải tiến đời sống người lao động, lương tháng bình quân năm 1999 là 602.000. đồng, năm 2000 là 610.000 đồng năm 2001 là 595.000 đồng, năm 2002 là 605.000 đồng và năm 2003 là 620.000 đồng. Như vậy do chú trọng tới việc đầu tư máy móc thiết bị hiện đại và không ngừng phát triển nguồn nhân lực của mình, nên đến nay sản phẩm của Công ty ngày càng được nâng cao, đa dạng phong phú về màu sắc, chủng loại, khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm. Sản phẩm của Công ty đã có mặt ở nhiều nơi trên thị trường thế giới như thị trường EU, úc, Bắc Mỹ... Tài sản Công ty giày Cẩm Bình: Với quá trình phát triển như vậy tính đến năm 2003 quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty là: - Tổng số vốn kinh doanh: 20.198.725.000 đồng - Vốn vay: 9.269.187.000 đồng - Vốn tự bổ sung: 11.929.538.000 đồng 2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty: 2.1. Chức năng: Công ty cổ phần giày Cẩm Bình có chức năng chính là sản xuất kinh doanh các loại giầy dép xuất khẩu. Phạm vi kinh doanh XNK của Công ty là: * Xuất khẩu: Các loại giầy dép và mặt hàng Công ty sản xuất ra. * Nhập khẩu: vật tư, nguyên liệu, máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất của Công ty. Công ty thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh độc lập trên cơ sở lấy thu bù chi, khai thác các nguồn vật tư, nhân lực, tài nguyên của đất nước đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu tăng thu ngoại tệ góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế. 2.2. Nhiệm vụ: Nhiệm vụ của Công ty được thể hiện: - Thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở chủ động và tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của luật pháp. - Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường, kiến nghị và đề xuất với Sở công nghiệp giải quyết các vấn đề vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh. - Tuân thủ luật pháp nhà nước về quản lý tài chính, quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại, nghiêm chỉnh thực hiện cam kết trong hợp đồng mua bán ngoại thương và các hợp đồng liên quan đến sản xuất kinh doanh của Công ty. - Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đồng thời tự tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng đổi mới trang thiết bị tự bù đắp chi phí, tự cân đối xuất nhập khẩu, đảm bảo thực hiện sản xuất kinh doanh có lãi và hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước. - Nghiên cứu thực hiện có hiệu quả nâng cao các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm do Công ty sản xuất ra. kinh doanh nhằm tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ. - Quản lý và đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên để phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và theo kịp sự đổi mới của đất nước. II.Những đặc điểm chủ yếu ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của Công ty giày Cẩm Bình Hải Dương 1. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty: Xuất phát từ tình hình, đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu của thị trường và để phù hợp với sự phát triển của mình, Công ty đã không ngừng nâng cao, hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý. Đến nay bộ máy tổ chức quản lý của Công ty được chia làm 3 cấp: Công ty, Xưởng - Phân xưởng sản xuất. Hệ thống lãnh đạo của Công ty bao gồm Ban giám đốc và các phòng ban nghiệp vụ giúp việc cho giám đốc trong việc tiến hành chỉ đạo quản lý. - Ban giám đốc gồm: + giám đốc + Phó giám đốc thường trực + Phó giám đốc phụ trách sản xuất - Hệ thống các phòng ban bao gồm: + Phòng hành chính + Phòng tổ chức lao động + Phòng tài vụ kế toán + Phòng kế hoạch -xuất nhập khẩu + Phòng cung ứng vật tư + Phòng KCS + Phòng kỹ thuật Mô hình tổ chức quản lý của Công ty là mô hình trực tuyến, chức năng. Đứng đầu là giám đốc Công ty sau đó là các phòng ban nghiệp vụ và sau là các đơn vị thành viên trực thuộc. bộ máy quản lý của công ty cổ phần giầy cẩm bình hải dương có thể khái quát bằng biểu sau: giám đốc phó giám đốc phụ trách sản xuất phó giám đốc kỹ thuật phụ trách an toàn, hành chính phòng kế hoạch xuất nhập khẩu ban cơ điện phòng vật tư phòng hành chính phòng kế toán tài vụ phòng tổ chức lao động phòng kcs kỹ thuật px chặt px may i px may ii, iii px gò thể thao Hình 1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty - Giám đốc: 03 người (01 giám đốc + 02 phó giám đốc) Trong đó: Trình độ chuyên môn chính trị: - Giám đốc: Đại học kinh tế lao động, cao cấp lý luận chính trị - Phó giám đốc thường trực: Đại học tâm lý quản lý - Phó giám đốc phụ trách sản xuất: Đại học tại chức cơ khí chế tạo. - Hội đồng quản trị: 07 người (01 chủ tịch HĐQT +01 phó chủ tịch HĐQT + 05 uỷ viên HĐQT). Trong đó: Chủ tịch HĐQT trực tiếp làm giám đốc công ty. Phó chủ tịch HĐQT kiêm trưởng phòng vật tư. - Ban kiểm soát: 03 người (01 trưởng ban + 02 uỷ viên) Trưởng ban: Đại học Bách khoa (khoa công nghệ kéo sợi) - Công ty có: 18 phòng, ban, phân xưởng. + Phòng ban: Phòng tổ chức lao động, phòng hành chính, phòng tài vụ, phòng vật tư, phòng kế hoạch - xuất nhập khẩu, phòng KCS, phòng Kỹ thuật, ban bảo vệ, ban cơ điện). + Phân xưởng: phân xưởng may I, may II phân xưởng chặt, phân xưởng đế giầy, phân xưởng gò thể thao I, II, phân xưởng chuẩn bị, phân xưởng thêu vi vính. 2.2- Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban. Thẩm quyền của giám đốc, là người đại diện hợp pháp của công ty chịu trách nhiệm trước Nhà nước về mọi hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời cũng chịut trách nhiệm trước toàn thể cán bộ nhân dân viên của công ty vì các vấn đề đảm bảo quyền lợi của người lao động, giám đốc là người cao nhất trong phạm vi công ty, có toàn quyền quyết định và là người quyết định và là người quyết định cuối cùng các vấn đề quan trọng trong phạm vi công ty. Thẩm quyền của các phó giám đốc là những người có quyền sau giám đốc thay mặt giám đốc điều hành những mảng do Giám đốc giao phó, uỷ quyền. Phó giám đốc hành chính: chỉ đạo, kiểm tra các mặt công tác hành chính, tổ chức sử dụng và quản lý lao động một cách có hiệu quả. Phó giám đốc sản xuất: phụ trách toàn bộ lĩnh vực sản xuất, thay mặt giám đốc điều hành sản xuất công ty, đảm bảo cho quá trình sản xuất thực hiện đúng tiến bộ, cân đối sản xuất nhịp nhàng giữa các phân xưởng. Phòng Tài vụ: Phụ trách nhiệm thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến tình hình thu chi trong công ty, thực hiện hạch toán kế toán các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, phòng tài vụ có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về các chính sách, chế độ tài chính, thể lệ kế toán của nhà nước, phản ánh thường xuyên kịp thời toàn bộ hoạt động kinh tế, tài chính giúp cho giám đốc nắm bắt kịp thời tình hình tài chính của công ty. Phòng hành chính: thay mặt cho công ty trong việc tham gia các phong trào văn hoá, xã hội, trong hoạt động đối nội cũng như đối ngoại của công ty, có nhiệm vụ chăm lo, phục vụ các điều kiện làm việc cho các phòng ban. Phòng tổ chức: có nhiệm vụ quản lý toàn bộ hồ sơ nhân sự, bố trí sắp xếp, tuyển chọn công nhân tham mưu cho lãnh đạo về quản lý đào tạo cán bộ, công nhân viên, đồng thì đưa ra các chế độ lương, đơn giá lương cho người lao động. Phòng vật tư: lập kế hoạch cung ứng vật tư, chịu trách nhiệm đảm bảo cung cấp vật tư kịp thời cho sản xuất. Phòng kế hoạch, xuất nhập khẩu: Tổng hợp, xây dựng kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đồng thời triển khai kế hoạch, theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch đến từng phân xưởng. Các nhân viên xuất nhập khẩu chịu trách nhiệm về các thủ tục nhập vật tư về phục vụ sản xuất và xuất hàng khi đến thời hạn giao hàng. Phòng kỹ thụât - KCS: Xây dựng cải tiến quy trình công nghệ sản xuất, tổng hợp đưa vào thực tiễn các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, phụ trách các vấn đề về mặt kỹ thuật sản xuất: Bộ phận KCS có nhiệm vụ kiểm tra, nghiệm thu chất lượng sản phẩm trên từng công đoạn xử lý kịp thời những khiếm khuyết. Ban cơ điện (cơ khí): Có nhiệm vụ sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị. 2.3. Mô hình tổ chức sản xuất Xuất phát từ đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất giầy thể thao là quy trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục. Việc sản xuất sản phẩm giầy thể thao phải trải qua nhiều công đoạn. Để tổ chức sản xuất hoàn toàn phù hợp với quy trình sản xuất sản phẩm, công ty cổ phần giầy Cẩm Bình Hải Dương đã tổ chức việc sản xuất ở các xưởng sản xuất, mỗi xưởng thực hiện một hoặc hai công đoạn. Và toàn bộ quy trình sản xuất giầy thể thao được thực hiện ở 3 xưởng sản xuất như sau: Xưởng chặt: Xưởng này được chia làm hai bộ phận: Bộ phận cán: Gồm 95 người được chia làm 3 tổ, bộ phận này có nhiệm vụ còn một số nguyên liệu cần phải áp dính vào nhau trước khi đem chặt. Bộ phận chặt: Gồm 150 người được chi làm 3 tổ, bộ phận này có nhiệm vụ nhận nguyên liệu đã cán cho bộ phận cán chuyển sang để chặt thành các chi tiết nhỏ của một đôi giầy. Xưởng may: Xưởng may có số công nhân nhiều nhất gồm 1.000 người được chia thành 3 phân xưởng nhỏ đó là phân xưởng may I, phân xưởng may II, phân xưởng may III và bộ phận thuê các chi tiết từ xưởng chặt và thêu trang trí theo mẫu giầy sau đó chuyển sang xưởng may. Các phân xưởng may có nhiệm vụ nhận những chi tiết của một đôi giầy do bộ phận thêu chuyển sang cùng với vật liệu phụ khác như chỉ may... từ khơ để may thành các đôi mũ giầy. Xưởng gò ráp: Gồm 250 người được chia thành hai chuyền, mỗi chuyền có 3 tổ. Xưởng có nhiệm vụ nhận đế và các chất phụ da từ kho, chủ yếu là keo, nhận các đôi mũ giầy từ xưởng may chuyển sang để gò thành các đôi giầy hoàn chỉnh, xưởng này còn có bộ phận chuyên đóng gói giầy và nhập kho thành phẩm được gọi là bộ phận đóng hộp để việc quản lý sản xuất ở từng xưởng được chặt chẽ, Công ty bố trí ở mỗi xưởng một quản đốc, một phó quản đốc, một kế toánvà một thống kê xưởng. Các nhân viên xưởng này có nhiệm vụ theo dõi, giám sát và đôn đốc sản xuất, đảm bảo đúng tiến độ sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như việc quản lý chi phí, tình trang lãng phí các yếu tố sản xuất. Ngoài các xưởng trực tiếp sản xuất sản phẩm còn có một số bộ phận gián tiếp phục vụ sản xuất như: Bộ phận cơ điện, xưởng cơ khí... 2. Đặc điểm về sản phẩm của Công ty: Ngành giầy là ngành công nghiệp nhẹ, sản phẩm của ngành vừa phục vụ cho sản xuất, vừa phục vụ cho tiêu dùng. Đối tượng phục vụ của ngành giầy rất rộng lớn bởi nhu cầu về chủng loại sản phẩm của khách hàng rất đa dạng cho các mục đích khác nhau. Sản phẩm giầy, là sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của mọi đối tượng khách hàng. Mặt khác sản phẩm giầy phụ thuộc nhiều vào mục đích sử dụng và thời tiết. Sản phẩm chính của Công ty là giầy dép các loại dùng cho xuất khẩu. Đây là mặt hàng dân dụng phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, mùa vụ, và kiểu dùng thời trang. Vì vậy đòi hỏi sản phẩm của công ty phải có chất lượng cao, do máy móc công nghệ của Côngty được đầu tư hiện đại, nên kiểu dáng, mẫu mã của sản phẩm ở Công ty đã được thiết kế ngày càng phù hợp hơn với nhu cầu thị trường và khách hàng. Sản phẩm giầy thể thao của Công ty có các loại cỡ khác nhau rất đa dạng và phong phú từ giầy cho trẻ em đến người lớn với các loại cỡ khác nhau với màu sắc phong phú như: đỏ, đen, trắng, na vi, vàng ... Vì thế, trong điều kiện hiện nay sản phẩm của công ty đã đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng Công ty đã tung ra thị trường những mặt hàng giầy dép chủ yếu sau: -Giầy thể thao xuất khẩu các loại - Giầy, dép nữ thời trang cao cấp - Giầy giả da xuất khẩu các loại - Dép giả da xuất khẩu các loại Do có sự cải tiến về công nghệ sản xuất cũng như làm tốt công tác quản lý kỹ thuật nên sản phẩm của Công ty có chất lượng rất tốt. Sản lượng của Công ty ngày càng tăng nhanh, biểu hiện khả năng tiêu thụ sản phẩm lớn. Đặc điểm sản phẩm của Công ty có ảnh hưởng rất lớn trong hoạt động nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Đặc biệt sản phẩm của Công ty là xuất khẩu, đây là một đặc điểm có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. 3. Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất giầy của Công Quy trình sản xuất giầy thể thao là quy trình phức tạp kiểu chế biến liên tục không bị giãn đoạn về mặt thời gian, Công ty cổ phần giầy Cẩm Bình Hải Dương sử dụng nguyên vật liệu chính là các loại da (da trắng, da đen, da vàng, da nâu ...) các loại giả da, đế cao su... được nhập từ Hàn Quốc. Ngoài ra còn rất nhiều nguyên liệu phụ và các phụ gia khác như: Tấm trang trí, đệm đế, mút xốp, keo, dung dịch... Một số phải nhập từ Hàn Quốc, còn lại Công ty tìm các nguồn lực trong nước để tiết kiệm chi phí. . Hiện nay, dây chuyền sản xuất chủ yếu của Công ty đều nhập từ Đài Loan, Hàn Quốc, phù hợp với điều kiện sản xuất ở Việt Nam về kỹ thuật và sử dụng nhân công nhiều. Đến nay Công ty đã đầu tư 5 dây chuyền sản xuất, công suất 2,5 triệu đôi/năm trong đó gồm 1 dây chuyền sản xuất giầy dép thời trang, 4 dây chuyền sản xuất giầy thể thao, Đây là dây chuyền hoàn toàn khép kín từ khâu may mũ giầy vào form, các dây chuyền có tính tự động hoá. Trong công xưởng công nhân không phải đi lại, hệ thống băng chuyền cung cấp nguyên vật liệu chạy đều khắp nơi. Chính đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất này đảm bảo cho dây chuyền sản xuất cân đối, nhịp nhàng cho phép doanh nghiệp khai thác tới mức tối đa các yếu tố vật chất trong sản xuất. Nhờ đó mà góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Quy trình công nghệ sản xuất giầy của Công ty giày Cẩm Bình có thể biểu diễn theo sơ đồ sau: Sơ đồ 01: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất giầy thể thao của Công ty Nguyên liệu Bồi Chặt Thêu Đế May Gò ráp Đóng hộp Kho thành phẩm Quy trình sản xuất giầy thể thao có thể được hiểu như sau: Chặt: Nguyên liệu lấy từ kho của Công ty, đó là các loại da, giả da, xốp... được đưa vào các máy chặt theo các cỡ dao khác nhau của từng cỡ giầy thành những chi tiết của một đôi giầy. Có một số nguyên liệu như các loại vải cần phải qua công đoạn bồi (hay còn gọi là cán) để gia công cho áp dính vào nhau sau đó mới đem chặt. May: Các chi tiết nhỏ được chuyển sang xưởng thêu để thêu chi tiết tùy theo từng mẫu đôi giầy sau đó chuyển sang xưởng may thành các đôi giầy. Việc may do các công nhân xưởng may thực hiện bằng ác máy khấu chuyên dùng cho việc máy giầy thể thao. Gò: Đế giầy lấy từ kho được kết hợp với các đôi mũ giầy, dùng các chất phụ gia chủ yếu là keo để gò thành các đôi giầy hoàn chỉnh sau cùng các đôi giầy được đóng thành hộp và nhập kho thành phẩm, việc đóng hộp sử dụng các nguyên liệu như giầy nhét, bìa cát tông, băng dính...Công đoạn cuối cùng kiểm nghiệm chất lượng và đóng gói. 4. Đặc điểm về lao động: Nhân tố con người là yếu tố quyết định trong hoạt động sản xuất kinh doanh do đó Công ty đã xác định: lao động là yếu tố hàng đầu của quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu như đảm bảo số lượng, chất lượng lao động sẽ mang lại hiệu quả cao vì yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, hệ số sử dụng lao động, hiệu quả máy móc thiết bị. Do đó trong những năm qua Công ty đã không ngừng chú trọng tới việc phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng. Điều này ta có thể thấy qua biểu sau: Biểu 03. Cơ cấu lao động của Công ty Năm Tổng số CBCNV Trình độ đại học (người) Trình độ trung cấp (người) Bậc thợ bình quân Số đào tạo huấn luyện (người) Số thợ giỏi (người) 1999 1200 14 32 2,1/6 645 64 2000 1420 39 48 2,6/6 1029 75 2001 1655 49 48 2,78/6 1085 88 2002 1694 62 46 2,83/6 1.126 132 2003 1699 80 76 2,9/6 1617 150 Ngày mới chuyển công ty số cán bộ công nhân viên của Công ty chỉ có 650 người, do nhận thức được vai trò quan trọng của yếu tố lao động nên số lượng lao động Công ty không ngừng tăng lên. Hiện nay tổng số lao động của Công ty là 1699 người trong đó 87% lực lượng lao động của Công ty là những người trẻ khoẻ, có trình độ văn hoá, tiếp thu tốt công nghệ sản xuất tiên tiến. Lao động trực tiếp của Công ty là 1490 người chiếm 87,7% tổng số lao động. Hầu hết công nhân của Công ty đã qua lớp đào tạo dài hạn hay ngắn hạn của ngành. Số công nhân có trình độ tay nghề bậc 6/7 là 117 người chiếm 6,9%, trình độ bậc 5/7 là 133 người chiếm 7,8%, trình độ tay nghề 3/7 là 426 người chiếm 25%. Số còn lại là lao động thủ công đã qua lớp đào tạo tay nghề từ 3-6 tháng do Công ty tổ chức. Số lao động gián tiếp là 209 người chiếm 12,3%, tổng số lao động toàn Công ty trong đó 80 người đã tốt nghiệp đại học, 129 người đã tốt nghiệp trung cấp hoặc sơ cấp. Bậc thợ bình quân của Công ty qua các năm ngày càng tăng chứng tỏ chất lượng lao động càng được chú ý đào tạo, huấn luyện nâng cao. Về nguồn lao động thì chủ yếu thu hút từ các nguồn sau: - Từ các trường đại học, trung học chuyên nghiệp: về làm cho các phòng ban, hành chính, phụ trách kỹ thuật tại Công ty. - Con em các cán bộ công nhân viên trong ngành tuyển dụng vào làm tại Công ty. - Tuyển qua các trung tâm giới thiệu việc làm... Về thu nhập của người lao động trong Công ty đã không ngừng nâng cao và cải thiện đời sống người lao động. lương tháng bình quân năm 1999 là 602.000. đồng, năm 2000 là 610.000 đồng năm 2001 là 595.000 đồng, năm 2002 là 605.000 đồng và năm 2003 là 620.000 đồng. Như vậy do chú trọng đến việc đầu tư máy móc thiết bị hiện đại và không ngừng phát triển nguồn nhân lực nên đến nay sản phẩm Công ty rất đa dạng phong phú về màu sắc, chủng loại, chất lượng sản phẩm nâng cao, được khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm, sản phẩm của Công ty đã có mặt ở những thị trường khó tính trên thế giới. Việc phát triển nguồn nhân lực của Công ty đã góp phần quan trọng vào công tác nâng cao hiệu quả kinh doanh. 5. Đặc điểm về nguyên vật liệu phục vụ cho sản phẩm: Nguyên vật liệu là một yếu tố quan trọng tạo nên sản phẩm, chất lượng sản phẩm, góp phần vào việc làm hạ giá thành sản phẩm, nó quyết định việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Nguyên vật liệu của Công ty bao gồm rất nhiều loại như vải, cao su, nhựa, da, giả da, hoá chất... Hiện nay hoạt động sản xuất giầy dép của Công ty là làm hàng gia công cho nước ngoài, nên nhiều loại nguyên vật liệu hoá chất đều phải nhập từ nước ngoài vào. Đây là một khó khăn lớn cho Công ty vì việc nhập các loại nguyên vật liệu ở nước ngoài thường thì giá cao, phải phụ thuộc vào nguồn hàng cho nên ảnh hưởng rất lớn đến công tác làm hạ giá thành sản phẩm, quá trình sản xuất không ổn định, không đảm bảo tiến độ từ đó ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Bên cạnh việc nhập khẩu các loại nguyên vật liệu từ nước ngoài Công ty còn khai thác nguồn nguyên vật liệu ở trong nước thông qua các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Hiện nay Công ty khai thác nguyên vật liệu theo hai nguồn sau: 5.1. Nguồn trong nước: Những năm gần đây vải sợi trong nước có nhiều tiến bộ về chất lượng đã đáp ứng phần nào nhu cầu vải có chất lượng cao để phục vụ hàng xuất khẩu. Nguyên vật liệu gồm có cao su tự nhiên, cao su tổng hợp CaCO3, vải bạt, đế và các loại hoá chất khác. Công ty đã hợp tác với các Công ty cung cấp nguyên vật liệu trong nước như các công ty: + Công ty dệt 8/3, Công ty Dệt kim Hà Nội, Công ty may II Hải Dương… + Công ty cao su sao vàng + Mút sốp Vạn Thành Các công ty này tuy đã đáp ứng được yêu cầu về mặt số lượng, chất lượng nhưng còn một số điểm tồn tại như đôi khi còn chậm chạp, giá cao, chưa theo kịp với sự thay đổi của mốt giầy. Biểu 04. Cơ cấu nguyên vật liệu sử dụng Đơn vị tính: triệu đồng STT Loại NVL 2001 2002 2003 02/01 03/02 1 Vải, da 14.357 14.718 15.594 2,56% 5,95% 2 Hoá chất 8.187 8234 8303 0,57% 0,84% 3 Nguyên liệu khác 10.406 11.868 12368 14,05% 4,21% Tổng 32.944 34820 36265 5.69% 4,15% Từ biểu trên ta thấy các mặt hàng mua vào đều tăng hơn điều đó chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Công ty luôn luôn phát triển mở rộng. Công ty luôn ý thức được tầm quan trọng của hoạt động đảm bảo các yếu tố đầu vào cho sản xuất và tìm các nguồn hàng, các bạn hàng cung cấp thường xuyên, ổn định. Công ty đã có những biện pháp để thích ứng với sự thay đổi của thị trường: chuyển dịch cơ cấu hàng hoá cung ứng chủ động khai thác nguồn nguyên vật liệu trong nước sẵn có để giảm nguồn nguyên vật liệu phải nhập từ bên ngoài, đã làm giảm được chi phí sản xuất, giảm lượng vật tư dự trữ và tránh hao hụt tự nhiên đồng thời tập trung được vốn lưu động cho kinh doanh đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. 5.2. Nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu: Hiện nay, ngoài nguồn nguyên vật liệu ở trong nước. Công ty còn phải nhập một số lượng lớn các loại nguyên vật liệu từ nước ngoài (chủ yếu là Đài Loan và Hàn Quốc). Việc phải nhập nguyên vật liệu từ nguồn nước ngoài do nhiều nguyên nhân bắt buộc Công ty phải nhập như là: - Do yêu cầu của chất lượng sản phẩm hàng xuất khẩu, vì vậy phải nhập khẩu nguyên vật liệu nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm. - Ngày càng nhiều khách hàng mua hàng cung cấp nguyên vật liệu cho Công ty. - Do nguồn nguyên vật liệu trong nước không đáp ứng đủ về số lượng và chất lượng nguyên vật liệu. Việc nhập khẩu hầu hết các hoá chất từ nước ngoài làm cho giá thành sản phẩm của Công ty tăng tương ứng, làm giảm lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trên thế giới. Đây cũng chính là một khó khăn lớn cho Công ty cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh sản xuất. Biểu 05. Biểu giá xuất khẩu các mặt hàng của công ty giày Cẩm Bình Đơn vị: USD Năm Tên hàng 2001 2002 2003 Gia công xuất khẩu - Giầy vải 1,98 2,1 2,3 - Giầy Thể Thao 2,98 3 3,2 - Dép giả da 1,78 1,71 1,81 Xuất khẩu trực tiếp - Giầy vải 2,5 2,52 2,63 - Giầy Thể Thao 3,5 3,4 3,4 - Dép giả da 2,15 2 2,1 Qua biểu trên ta thấy giá các mặt hàng xuất khẩu của Công ty tăng tương đối qua các năm. Vì vậy trước hết Công ty phải xác định lại giá thu mua nguyên vật liệu, cơ cấu nguyên vật liệu nhập khẩu để tạo ra một mức giá tối ưu cho một sản phẩm của Công ty. Biểu 06. Cơ cấu nguyên vật liệu nhập ngoại Đơn vị tính: USD Năm Tên hàng 2000 2001 2002 2003 Vải, da 1.960.130 1.508.230 1.149.880 1.207.379 Hoá chất 1.073.450 962.700 1.657.180 1740039 Nguyên liệu khác 797.420 738.070 574.940 603.687 Tổng 3.067.000 3.209.000 3.382.000 3.551.100 Qua biểu trên thấy xu hướng tăng giá trị nguyên vật liệu nhập khẩu là rất rõ rệt. Điều này chứng tỏ trong những năm qua Công ty đã không ngừng tăng trưởng, mở rộng sản xuất. Tuy nhiên việc nhập khẩu nguyên vật liệu cần phải được quản lý chặt chẽ và kiểm soát chất lượng đầu vào của nguyên vật liệu. Ngoài nguồn nhập khẩu trên Công ty phải chủ động hơn nữa tìm các đối tác trong nước cung cấp nguyên vật liệu cho mình góp phần làm giảm giá thành sản phẩm và nguồn nguyên vật liệu trong nước rất nhiều và rẻ hơn nhập ngoại. 6.Đặc điểm về thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty: Công ty cổ phần giày Cẩm Bình sản xuất và kinh doanh nhiều chủng loại sản phẩm .Do đặc điểm về phương thức sản xuất kinh doanh, đặc điểm sản phẩm cho nên thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty chủ yếu là thị trường nước ngoài. Trước đây thị trường tiêu thụ của Công ty chủ yếu là thị trường Đông Âu và Liên Xô cũ. Vào những năm cuối của thập kỷ 80 thị trường này hoàn toàn sụp đổ, lúc đó Công ty gặp rất nhiều khó khăn. Công ty quyết định chuyển hướng kinh doanh sang thị trường EU nơi mà Công ty đang có lợi thế so sánh. Trong những năm còn rất nhiều khó khăn trong việc tìm hướng đi cho phù hợp với điều kiện Công ty, Công ty đã thực hiện chiến lược đa dạng hoá thị trường, khai thác tất cả các thị trường có thể. Công ty đã tìm kiếm được nhiều thị trường rộng lớn với kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng. Tình hình thị trường và kết quả hoạt động xuất khẩu của Công ty được thể hiện qua biểu sau: Biểu 07. Thị trường xuất khẩu của Công ty Đơn vị tính: 1000 USD Nước 2000 2001 2002 Tỷ trọng % 2000 2001 2002 1. Tây Âu 2.238,2 4.514,35 5353,23 92,10 95,90 94,58 Đức 1.683,2 2.679 2.877,28 47,21 56,91 51,38 Pháp 473,6 520,9 273,56 13,29 10,68 6,6 Anh 352 357,2 985,41 9,87 7,59 17,41 Ai len 313,6 286,7 516,76 8,80 6,09 9,13 Bỉ 108,8 129,25 135,58 3,05 3,39 2,36 Hà Lan 172,8 258,5 280,73 4,85 5,49 4,96 áo 22,4 61,1 61,12 0,63 1,29 1,08 Bồ Đào Nha 16 28,2 36,22 0,45 0,60 0,64 Thuỵ Sỹ 32 42,3 45,85 0,89 0,9 0,81 Phần Lan 6,4 9,4 11,88 0,17 0,2 0,2 2. Thị trường khác 281,6 192,7 306,77 7,90 4,10 5,42 Canada 176 51,7 202,06 4,94 1,10 3,57 Hàn Quốc 105 141 104,71 2,96 3,00 1,85 Tổng cộng 3.564,8 4.707,05 5.660 100,00 100,00 100,00 Nguồn: Báo cáo thực hiện kinh doanh các năm 2001-2003 của công ty cổ phần giầy Cẩm Bình Biểu 08. Kết quả xuất khẩu năm 2003 của Công ty cổ phần giầy Cẩm Bình Nước Thực hiện năm 2003 Tỷ trọng % thị phần/thị trường xuất khẩu Số lượng(1000đôi) Trị giá (1000USD) 1. Tây Âu 3.417 5.574,75 92,58 Đức 1720 2.740,40 45,51 Anh 872 1370,50 22,76 Pháp 394 624,43 10,37 Hà Lan 303 746,31 7,91 Bỉ 113 177,64 2,95 Hy Lạp 75 121,033 2,01 Ai Len 40 64,44 1,07 2. Thị trường khác 283 446,8 7,42 Hàn quốc 56 83,32 1,45 Canađa 189 296,86 4,93 Niudilân 38 66,62 1,04 Tổng cộng: 3800 6.021,55 100,00 Nguồn: báo cáo thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2003-công ty cổ phần giầy Cẩm Bình Thông qua hai biểu trên về tình hình thị trường xuất khẩu của Công ty ta thấy thị trường nhiều loại, khối lượng hàng hoá ở mỗi thị trường nhỏ lẻ, cơ hội tìm kiếm lợi nhuận thấp, các chi phí phục vụ cho hoạt động xuất khẩu cao. Và các số liệu cũng cho ta thấy rằng những năm gần đây thị trường EU là thị trường chính của Công ty, thị trường này luôn chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu thu xuất khẩu của Công ty. Năm 2000 chiếm 92,10% với giá trị xuất khẩu là 2.238.2000 USD, năm 2001 chiếm 95,90% với giá trị xuất khẩu là 4.514.350 USD, năm 2002 chiếm 94,58% với giá trị xuất khẩu là 5.353.230 USD và năm 2003 là 92,58% với giá trị xuất khẩu là 5.574.750 USD. Mặc dù có sự biến động về một vài thị trường, một số thị trường mất nhưng Công ty đã mở rộng bán sang một số thị trường khác và tăng doanh số bán tại các thị trường truyền thống nên doanh thu xuất khẩu từ thị trường EU vẫn đạt trên 90% cụ thể là 92,58% với giá trị xuất khẩu 5.574.750 USD. Trong thị trường EU các bạn hàng lớn của Công ty là ở các nước như Đức, Anh, Pháp và hàng năm tại ba thị trường này đều chiếm 70% trong tổng giá trị xuất khẩu của Công ty. Đặc điểm của khách hàng trong thị trường EU là họ quan tâm nhiều về mẫu mã và tính thích hợp thời trang của sản phẩm. Hiện nay, các sản phẩm của Công ty sản xuất không chỉ đáp ứng về mặt chất lượng mà còn phù hợp với điều kiện khí hậu khác biệt ở nơi sử dụng và còn đáp ứng được sở thích về kiểu dáng và mẫu mã mà khách hàng khó tính nhất yêu cầu. Để làm được điều này Công ty đã không ngừng tạo ra các sản phẩm với kiểu dáng và mẫu mã phong phú phù hợp với yêu cầu của khách hàng lựa chọn. Ta thấy thị trường chủ yếu của Công ty là khu vực thị trường EU đặc biệt là năm 2001 kim ngạch xuất khẩu giầy của Công ty giày Cẩm Bình vào thị trường EU là 95,90% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Kết quả này đạt được là do nhiều nguyên nhân như: - Do đầu những năm 1990 tất cả các nước thuộc cộng đồng châu Âu (EU) cho phép nước ta hưởng quy chế ưu đãi tối huệ quốc, để tạo hai chiều buôn bán thuận lợi. - Tháng 7-1995 các nước EU cho phép ta được hưởng hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập GSP dành cho các nước đang phát triển và kém phát triển. - EU cấp cho nước ta nhiều hạn ngạch về lĩnh vực xuất khẩu các mặt hàng vào EU. Như phần tính ở trên ta thấy đặc điểm thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty chủ yếu là thị trường nước ngoài. Đây là một đặc điểm rất thuận lợi cho Công ty trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách tăng doanh thu xuất khẩu nhờ tận dụng triệt để những quy chế, ưu đãi chung của các nước EU. Tuy nhiên, việc thị trường chủ yếu của Công ty là các nước EU (chiếm trên 90%) có những ưu điểm nhất định song nó cũng có những khó khăn lớn cho Công ty trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, vì chính sách tập trung vào một thị trường trọng điểm thường gặp những rủi do về sự biến động thị trường, hoạt động kinh doanh quá lệ thuộc vào một thị trường. Vì vậy việc cân đối tỷ trọng các thị trường cũng là yếu tố quan trọng trong công tác nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Ngoài ra, do đặc điểm thị trường của Công ty chủ yếu là thị trường nước ngoài, đặc điểm này nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh bởi vì việc xâm nhập vào các thị trường này rất khó khăn, chi phí cho hoạt động tìm hiểu nghiên cứu thị trường cao, chi phí cho hoạt động tiêu thụ cao. Cho nên vấn đề đặt ra đối với Công ty hiện nay là việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm với chi phí thấp thì sẽ đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn. 7.Đặc điểm về vốn. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần phải có vốn. Doanh nghiệp cần phải tập trung các biện pháp tài chính cần thiết cho việc huy động hình thành các nguồn vốn nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh được tiến hành liên tục và có hiệu quả. Nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Trước hết là nguồn vốn của bản thân chủ sở hữu ( nguồn vốn bổ sung trong quá trình kinh doanh, sau đó được hình thành từ các nguồn vay, nợ...). Công ty giày Cẩm Bình có nguồn vốn tư bổ sung, vốn vay từ các ngân hàng, tổ chức tài chính. Nguồn vốn vay của Công ty chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng vốn kinh doanh, điều này có thể thấy qua biểu sau: Biểu 09. Cơ cấu vốn công ty cổ phần giầy Cẩm Bình Đơn vị: 1000 đ Nguồn vốn 2002 2003 1. Vốn chủ sở hữu 10.453.432 12.929.538 Vốn tự bổ sung 10.453.432 12.929.538 Vốn vay 7.325.431. 7.269.187 2. Vốn cố định 6.009.134,62 5.269.553,8 3. Vốn lưu động 11.183.422,8 12.529.171,2 Tổng vốn kinh doanh 17.778.863 20.198.725 Tỷ lệ % vốn CSH/vốn KD 58,8 72,72 Tỷ lệ % vốn CĐ/vốn KD 33,8 35 .99 Tỷ lệ % vốn LĐ/vốn KD 62,9 62,03 Qua biểu trên ta thấy nguồn vốn kinh doanh không ngừng tăng qua các năm. Trong đó nguồn vốn vay chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng vốn kinh doanh năm 2002 là: 41,2%, năm 2003 là: 35,99% đặc điểm này có ảnh hưởng đến khả năng đảm bảo tài chính của doanh nghiệp, tỷ trọng này càng cao càng khó khăn cho Công ty trong quá trình kinh doanh của mình. Ta thấy năm 2003 tỷ lệ vốn vay giảm xuống thấp hơn năm 2002 chứng tỏ khả năng đảm bảo về tài chính của Công ty đã tăng lên. Do vốn vay chiếm tỷ lệ lớn như vậy cho nên chi phí vốn rất cao, ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Ngoài ra đây là một doanh nghiệp sản xuất cho nên vốn cố định thường chiếm tỷ trọng lớn hơn. Điều này có thể thấy ở biểu trên. Trong đó vốn cố định của Công ty chủ yêu tập trung vào nhà xưởng máy móc thiết bị... III. Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty giày Cẩm Bình Hải Dương. 1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian gần đây. Trong những năm gần đây Công ty đã đạt được nhiều thành công đáng khích lệ. Công ty đã không ngừng đổi mới một cách toàn diện cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, cả về số lượng lẫn chất lượng, cả về quy mô tổ chức đến công nghệ khoa học kỹ thuật. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm qua được thể hiện thông qua biểu dưới đây: Bảng 10. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giày Cẩm Bình Hải Dương. Chỉ tiêu Đơn vị tính 2001 2002 2003 So sánh % 02/01 03/02 1. Tổng số sản phẩm sản xuất 1000 đôi 2416 3266 4117 35,18 26,06 2. Tổng doanh thu tr.đ 56.097 73.500 85.995 31,02 17,00 3. Tổng chi phí tr.đ 50289 66030 77396 31,30 17,2 4. Doanh thu thuần tr.đ 5808 7470 8599 28,62 15,11 5. Doanh thu xuất khẩu tr.đ 54.119 71.800 84.000 32,67 17,00 6. Nộp ngân sách tr.đ 930 1.075 1.247 15,6 16 7. Lợi nhuận tr.đ 4.878 6.395 6.400 31,09 0,08 8. Lao động người 1655 1694 1699 2,36 0,29 9. Thu nhập bình quân đồng 595.000 605.000 620.000 1,68 2,48 10. Tỷ suất LN/DT % 0,869 0,87 0,855 Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2001-2003 của công ty giày Cẩm Bình. Mặc dù hoạt động kinh doanh trong điều kiện hết sức khó khăn, eo hẹp về tài chính, thị trường biến động, cạnh tranh gay gắt nhưng Công ty đã năng động trong việc thực hiện đường lối, chính sách đúng đắn nên đã đạt được những thành quả nhất định. Qua biểu trên ta thấy trong ba năm 2001-2003 Công ty đã phấn đấu thực hiện được các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh như sau: - Về sản lượng sản phẩm sản xuất: năm 2002 vượt năm 2001 là 35,18%, năm 2003 vượt năm 2002 là 26,06%. Như vậy số lượng sản phẩm sản xuất của Công ty tăng nhanh mạnh qua các năm. Điều này chứng tỏ sức sản xuất của Công ty ngày càng được mở rộng. Có được thành tích này là do Công ty đã không ngừng đầu tư mở rộng sản xuất, cải tiến thiết bị, tăng dây chuyền và người sử dụng lao động, thu hút thêm nhiều lao động mới vào làm việc tại Công ty. - Về doanh thu: qua số liệu trên ta thấy không chỉ có số lượng sản phẩm sản xuất tăng mà doanh thu bán hàng cũng tăng đáng kể qua các năm. Năm 2002 tăng so với năm 2001 là 31,02%, năm 2003 tăng so với năm 2002 là 17%. Những chỉ tiêu trên cho thấy sản phẩm mà Công ty sản xuất ra không chỉ tăng về lượng mà còn tăng cả về mức tiêu thụ. Điều đó chứng tỏ sản phẩm của chỉ tiêu đã được thị trường khách hàng chấp nhận. - Về chi phí và lợi nhuận: trong năm 2002 Công ty đã nỗ lực trong việc tiết kiệm chi phí để thu mức lợi nhuận đạt 31,09%. Nhưng trong năm 2003 do ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau làm cho mức lợi nhuận năm 2003 chỉ tăng 15%. - Thu nhập bình quân đầu người lao động trong Công ty được cải thiện qua các năm. Năm 2002/2001 tăng 2,36%, năm 2003/2002 tăng 0,29%. Có được kết quả này là do Công ty đã không ngừng quan tâm tới lợi ích của cán bộ công nhân viên trong Công ty và đã áp dụng đòn bảy kinh tế khuyến khích người lao động làm việc tích cực hết mình. - Hoạt động kinh doanh xuất khẩu là hoạt động chủ yếu của Công ty cho nên việc tăng doanh thu xuất khẩu là một nhân tố tích cực để nâng cao hiệu quả kinh doanh giúp cho doanh nghiệp đứng vững và phát triển trên thị trường. Mặc dù các chỉ tiêu của năm 2003 đều tăng hơn so với năm 2002. Nhưng xét về mặt định tình thì ta thấy tốc độ tăng năm 2003 chậm hơn so với năm 2002, chứng tỏ năm 2003 hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công có phần giảm hơn so với năm 2002. Vì vậy Công ty cần phải cố gắng nỗ lực hơn nữa để đạt được mức tăng trưởng ổn định qua các năm. 2.Phân tích hiệu quả kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của công ty giày Cẩm Bình. 2.1.Thực trạng thực hiện các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty 2.1.1.Xét hiệu quả kinh doanh theo hiệu quả sử dụng lao động: - Năng suất lao động = Năng suất lao động trong năm: 2002 = 73500/1694 = 43,39 triệu đồng Năm 2003 = 85995/1699 = 50,61triệu đồng - Lợi nhuận bình quân một lao động = Lợi nhuận bình quân một lao động năm: năm 2002 6395/1694= 3,78 triệu đồng năm 2003 6400/1699 = 3,77 triệu đồng Như vậy mặc dầu năm 2003số lượng lao động cao hơn năm 2002 nhưng về mặt hiệu quả sử dụng lao động năm 2003 đều thấp hơn năm 2002. Điều này chứng tỏ Công ty đã cố gắng mở rộng quy mô sản xuất của mình. Đây có thể là một nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiệu quả của Công ty giảm một cách tương đối trong năm 2003. Nguyên nhân năng suất lao động bình quân đầu người năm 2003 thấp hơn năm 2002 là do doanh thu tăng chậm trong khi đó số lượng lao động lại tăng nhanh hơn. Việc tăng quy mô sản xuất ở đây mới chỉ tăng về mặt số lượng còn các yếu tố chất lượng chưa được chú ý. Nguyên nhân này có thể do việc tăng quy mô nhưng Công ty chưa củng cố, ổn định được quá trình sản xuất dẫn đến chi phí lao động tăng, năng suất lao động giảm. Để khắc phục được các nguyên nhân này cần phải chú ý tới các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất lao động như là công nghệ sản xuất, chi phí nguyên vật liệu, chất lượng đội ngũ lao động, khả năng tổ chức quản lý của Công ty. 2.1.2. Xét hiệu quả theo chỉ tiêu sử dụng vốn: - Sức sản xuất vốn cố định = Sức sản xuất vốn cố định: Năm 2002= 73.500/6009134.62 = 1,22 đ/đ Năm 2003 = 85.995/7269553= 1,18đ/đ Lợi nhuận trong kỳ Mức sinh lợi của vốn cố định = Vốn cố định trong kỳ Mức sinh lợi của vốn cố định Năm 2002= 6.395/6009.134 = 0,11 đ/đ Năm 2003 = 64.00/7269.55 = 0,88 đ/đ - Sức sản xuất vốn lưu động = Sức sản xuất vốn lưu động trong năm: Năm 2002 = 73500/11183.42= 6,6 Năm 2003 = 85995/12529.17 = 6,9 - Mức sinh lợi của vốn lưu động = Năm 2002 = 6395/11183.42 = 0,57 đ/d Năm 2003 = 6400/12529.17 = 0,51 đ/d - Số vòng quay của vốn lưu động = Vòng quay vốn lưu động trong năm Năm 2002 = 73500/11183.42 = 6,6 (Vòng) Năm 2003 = 85995/12529.17 = 6,9 (Vòng) - Số ngày luân chuyển bình quân 1 vòng quay = Số ngày luân chuyển bình quân một vòng quay vốn lưu động trong năm 2002 = 365ngày/6,6 = 55,3 (ngày) Năm 2003 = 365ngày/6,9= 52,9 (ngày) - Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động = Hệ số đảm nhiệm trong năm: Năm 2002 = 11183.42/73500 = 0,15 Năm 2003 = 12529.17/85995 = 0,14 Thông qua các chỉ tiêu trên ta thấy hiệu quả sử dụng vốn năm 2003 cao hơn, nguyên nhân năm 2003 Công ty sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hơn năm 2002 là do Công ty đã cố gắng tìm nhiều biện pháp quay vòng vốn nhanh, giảm thiểu chi phí vốn, giải quyết tốt công tác thu hồi nợ, việc chiếm dụng vốn của các giá trị khác do đó góp phần nâng cao hàng sản xuất kinh doanh của Công ty. 2.1.3. Xét hiệu quả theo chỉ tiêu tổng hợp: - Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu = x 100 Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu năm 2002 =6395/73500 x 100 = 8,7% Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu năm 2003 =6400/85995 x 100 = 7,44% Nhìn chung tỷ lệ lợi nhuận trong doanh thu là cao. Song qua chỉ tiêu trên cho thấy tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu năm 2003 bị giảm sút. - Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo vốn chủ sở hữu: Tỷ suất lợi nhuận theo vốn chủ sở hữu = x 100 Tỷ suất lợi nhuận theo vốn chủ sở hữu năm 2002 là: = 6395/10453.43 x 100 = 61,2% Tỷ suất lợi nhuận theo vốn chủ sở hữu năm 2003 là: = 6400/12929.53 x 100 = 49,5% Qua các chỉ tiêu trên ta thấy tỷ suất lợi nhuận theo vốn chủ sở hữu là khá cao so với các doanh nghiệp sản xuất nói chung. Sở dĩ Công ty có tỷ suất lợi nhuận theo vốn chủ cao là do nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn kinh doanh. Như vậy, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2003 thấp hơn tỷ suất lợi nhuận theo vốn chủ năm 2002. Nguyên dân dẫn đến tỷ suất lợi nhuận theo vốn chủ giảm là do nguồn vốn chủ sở hữu năm 2003 tăng lên (72,72% so với 58,8% của năm 2002). Hệ số vòng quay của vốn chủ năm 2003 giảm xuống. Từ đây chúng ta phải xác định nguyên nhân và từ đó tìm ra các biện pháp đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. - Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo vốn sản xuất: Tỷ suất lợi nhuận theo vốn sản xuất = x 100 + Tỷ suất lợi nhuận theo vốn sản xuất năm 2002 là: = 6395/17778.86x 100 = 35,96% + Tỷ suất lợi nhuận theo vốn sản xuất năm 2003 là: =6400/20198.72 x 100 = 31,69% - Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí = x 100 + Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí năm 2002là: = 6395/66030 x 100 = 9,69% + Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí năm 2003 là: = 6400/77395 x 100 = 8,27% - Chỉ tiêu doanh thu trên một đồng chi phí: = + Doanh thu trên một đồng chi phí năm 2002 = 73500/66030 = 1,113 đ/đ + Doanh thu trên một đồng chi phí năm 2003 = 85995/77396 = 1,111 đ/đ Ta có thể tổng hợp các chỉ tiêu tính được theo biểu sau: Biểu 11. Biểu tổng hợp các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh. STT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2002 Năm 2003 1 Năng suất lao động bình quân Triệu đồng 43,39 50,61 2 Lợi nhuận bình quân 1 lao động Triệu đồng 3,78 3,77 3 Sức sản xuất vốn cố định đ/đ 1,22 1,18 4 Mức sinh lợi của vốn cố định đ/đ 0,11 0,88 5 Sức sản xuất vốn lưu động đ/đ 6,6 6,9 6 Mức sinh lợi vốn lưu động đ/đ 0,57 0,51 7 Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu % 8,7 7,44 8 Tỷ suất lợi nhuận theo vốn sản xuất % 35,96 31,69 9 Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí % 9,69 8,27 10 Doanh thu trên một đồng chi phí đ/đ 1,113 1,111 Qua các chỉ tiêu trên ta có thể rút ra nhận xét sau: Xét về mặt lượng nói chung thì trong năm qua Công ty làm ăn có hiệu quả, nhưng xét về mặt định tính chỉ có một số chỉ tiêu về vốn là tăng còn các chỉ tiêu còn lại đều giảm so với năm 2002. Điều này chứng tỏ trong năm 2003 Công ty mới chỉ mở rộng quy mô sản xuất còn vấn đề hiệu quả vẫn chưa đạt được. Đi sâu vào phân tích ta thấy các chỉ tiêu mức sinh lợi vốn, quay vòng của vốn, tỷ suất lợi nhuận trên vốn... trong năm 2003 tăng hơn so với năm 2002. Điều này chứng tỏ Công ty đã sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đã có. Nhưng các chỉ tiêu về năng suất lao động bình quân, lợi nhuận bình quân, tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu, tỷ suất lợi nhuận theo chi phí, doanh thu trên một đồng chi phí... Các chỉ tiêu này đều thấp hơn so với năm 2002. Như vậy, nguyên nhân dẫn đến trong năm 2003 hiệu quả kinh doanh giảm sút có thể là do mức năng suất lao động giảm sút, chi phí tăng nhanh, doanh thu tăng chậm hơn... Vì vậy để hoạt động có hiệu quả hơn nữa Công ty cần phải tìm ra các biện pháp để tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng lợi nhuận. Để tăng năng suất lao động, đòi hỏi Công ty phải có sự đầu tư cho chất lượng công nghệ sản xuất, chất lượng nguyên vật liệu sử dụng cho sản phẩm sản xuất, chất lượng lao động, khả năng tổ chức quản lý kinh doanh của Công ty phải được nâng cao. Công ty cần phải đẩy mạnh hơn công tác nghiên cứu, mở rộng thị trường đồng thời với các chiến lược về sản phẩm thích hợp như đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm... nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, tăng hiệu quả kinh doanh. Các biện pháp này có thể thực hiện được trong tầm tay của Công ty, Công ty có thể áp dụng tổng hợp các biện pháp này để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. 2.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Nhìn vào biểu 10 ta thấy về mặt tuyệt đối, các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận, kim ngạch xuất khẩu, giá trị sản xuất... của Công ty năm 2003 đều tăng hơn so với năm 2002 về con số tuyệt đối. Xét về mặt lượng thì doanh thu năm 2003 cao hơn năm 2002 là 12,495 tỷ đồng và lợi nhuận năm 2003 cao hơn năm 2002 là 5 triệu đồng (tăng 0,078%) cả hai chỉ tiêu đều tăng chứng tỏ Công ty làm ăn có hiệu quả. Xét về mặt định tính phản ánh chất lượng kinh doanh (hiệu quả tương đối) thì doanh thu tăng 17% so với năm 2002 trong khi đó lợi nhuận của năm 2003chỉ tăng hơn so với năm 2002 là 15%. Trong năm 2002 doanh thu tăng 31,02 so với 2001, lợi nhuận năm 2002 tăng 31,09% so với năm 2001. Điều này chứng tỏ về quy mô sản xuất thì năm 2003 tăng hơn so với năm 2002. Nhưng về mặt hiệu quả thì thấp hơn năm 2002. Ta có thể xét hiệu quả theo chỉ tiêu tổng hợp tốc độ tăng doanh thu và tốc độ tăng chi phí của Công ty. - Tốc độ tăng doanh thu: Vdt = DT 2003/DT 2002 = 85995/73500 = 1,170 lần - Tốc độ tăng chi phí: Vcp =Chi phí 2003/Chi phí 2002 Vcp =77396/66030 = 1,1721 lần Như vậy, tốc độ tăng doanh thu năm 2003 nhỏ hơn tốc độ tăng của chi phí, điều này chứng tỏ Công ty hoạt động trong năm 2003 không bằng năm 2002 so về hiệu quả. Nhưng tốc độ tăng chi phí cao hơn không đáng kể so với tốc độ tăng doanh thu. Đây là một yếu tố để ta có thể tăng hiệu quả cao hơn nữa. Nguyên nhân trong năm 2002 chi phí của công ty tăng nhanh là do trong năm công ty đã cố gắng thâm nhập vào một số thị trường mới như là thị trường úc, Bắc Mỹ .. và công ty liên tục đổi mới mở rộng đầu tư trang thiết bị công nghệ, máy móc, nhà xưởng dẫn đến chi phí tăng lên đáng kể. Như vậy với cơ sở vật chất kỹ thuật hiện tại, công ty chưa sử dụng hết năng lực, công suất máy móc thiết bị là một trong những nguyên nhân làm tăng chi phí, giảm sức sinh lời cũng như sức sản xuất của vốn cố định làm giảm hiệu quả kinh doanh của công ty. Việc tăng chi phí này có thể do ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố như chi phí sản xuất, chi phí nguyên vật liệu, chi phí bán hàng... do biến động của thị trường mà những chi phí này tăng lên cho nên nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của Công ty. 2.3.Các biện pháp mà công ty đã áp dụng để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Để sản xuất kinh doanh ngày một không ngừng phát triển đi lên, ngoài các yếu tố: đơn giá định mức, tiết kiệm vật tư nguyên liệu,bố trí sắp xếp bộ máy, lao động hợp lý, bảo quản máy móc thiết bị, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phát huy sáng kiến kỹ thuật …thì công tác chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho CBCNV-LĐ cũng là một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh vì có đời sống vật chất, tinh thần tốt người lao động mới yên tâm lao động sản xuất. Có thể thấy rằng công ty giầy Cẩm Bình đã có rất nhiều cố gắng trong việc tổ chức đời sống vật chất tinh thần cho CBCNV-LĐ trong toàn công ty như: -Giải quyết tốt bữa ăn giữa ca, bồi dưỡng ca đêm , bồi dưỡng độc hại, thường xuyên làm tốt kịp thời công tác thăm hỏi cán bộ công nhân viên khi ốm đau, hiếu hỷ, tai nạn rủi ro, trợ cấp khó khăn đột xuất, chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ cho người lao động. -Điều kiện, môi trường làm việc của người lao động không ngừng được nâng lên: nhà xưởng có trần chống nóng, mở rộng nâng cao mặt bằng nhà xưởng, đường xá, hệ thống hút nóng, hút bụi, trang bị thêm quạt, điện chiếu sáng, bổ xung thêm dây chuyền thiết bị,…nhằm tạo điều kiện để CBCNV làm việc tốt tronh mùa hè. -Đầu tư mua sắm những trang thiết bị hiện đại cho khu làm việc của CBCNV văn phòng như:bộ đàm, điện thoại, máy vi tính, máy fax, máy phô tô coppy… -chăm lo và duy trì các phong trào hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao trong công ty. Công ty đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động phong trào: xây dựng sân cầu lông, sân vận động,câu lạc bộ bóng bàn… Ngoài ra công ty còn áp dụng một số biện pháp khác như: -áp dụng phương thức khoán trả công, lương cho người lao động phù hợp với sức lao động, gắn với chất lượng sản phẩm , thực tế đã khích lệ được người lao động hăng say, nhiệt tình hoàn thành nhiệm vụ được giao. -Tập trung cơ bản vào đào tạo tay nghề người lao động, hàng năm đều tổ chức tốt việc thi nâng bậc công nhân kỹ thuật, đảm bảo chế độ quyền lợi cho ngườ lao động. -Quan tâm đặc biệt đến công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, nghiệp vụ, đã cử đi học (cao đẳng, đại học tại chức, đại học mở, đại học từ xa,…):57 người -Hàng năm, đều tiến hành mở các lớp đào tạo và đào tạo lại về những kiến thức cơ bản trong phương pháp quản lý điều hành sản xất cho các cán bộ từ tổ phó sản xuất trở lên. -Tích cực đôn đốc, kiểm tra thường xuyên việc áp dụng các quy trình, quy phạm ,tiêu chuẩn kỹ thuật Nhà nước quy định -kiên quyết sử lý những biểu hiện vi phạm kỹ thuật . -Động viên khuyến khích kịp thời bằng hiện vật với những cá nhân, tập thể trong lao động sản xuất có những phát minh sáng kiến cải tiến kỹ thuật đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực IV.Đánh Giá thực trạng nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty giầy cẩm bình. Trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh, Công ty giày Cẩm Bình luôn đặt cho mình một mục tiêu phát triển và luôn nỗ lực trong việc thực hiện các mục tiêu đặt ra. Nhưng trong điều kiện hiện nay, mọi nỗ lực của Công ty đều nhằm mở rộng quy mô hoạt động của mình trên cơ sở mở rộng thị trường, mặt hàng kinh doanh, hình thức kinh doanh... đồng thời Công ty cũng đặt ra vấn đề hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh lên hàng đầu. Thực tế tại Công ty thời gian vừa qua chỉ thực hiện được mục tiêu mở rộng kinh doanh mà mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh chưa thực hiện được. Đây là một vấn đề tồn tại như một bài toán khó đối với mọi doanh nghiệp cũng như đối với ban lãnh đạo của Công ty. Việc chưa thực hiện được mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh là do ngoài những thuận lợi và nỗ lực của bản thân Công ty thì còn có nhiều khó khăn, hạn chế từ môi trường bên ngoài cũng như bên trong nội tại của Công ty đã tác động tiêu cực không nhỏ tới mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh. Qua quá trình thực tế nghiên cứu tại Công ty giày Cẩm Bình em rút ra được những nhận xét, đánh giá sau: 1. Những thành tựu đã đạt được của Công ty giày Cẩm Bình trong thời gian qua: Trong vòng 10 năm qua, Công ty đã tạo lập được cơ sở sản xuất, trang thiết bị những dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại với công suất lớn nên sản phẩm làm ra có chất lượng cao.Với những nỗ lực to lớn trong việc đổi mới và phát triển sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm đã đưa Công ty từ một doanh nghiệp có cơ sở sản xuất nghèo nàn lạc hậu, chuyên sản xuất phục vụ thị trường trong nước đến nay đã trở thành doanh nghiệp hạng vừa, có điều kiện sản xuất tương đối quy mô. Những thành tựu đạt được của Công ty trong những năm qua thể hiện ở quy mô sản xuất không ngừng mở rộng, doanh thu, lợi nhuận, nghĩa vụ với nhà nước đều tăng lên qua các năm, ngày càng nâng cao mức thu nhập người lao động, cải thiện đời sống vật chất của người lao động. Thị trường của Công ty không ngừng được mở rộng đặc biệt là thị trường xuất khẩu, trong những năm qua Công ty đã khắc phục được sự hụt hẫng về thị trường do sự mất đi của thị trường Đông Âu và Liên Xô cũ nhờ đó mà kim ngạch xuất khẩu qua các năm được tăng lên đều trên 30%. Để đạt được những thành tựu trên bằng những nỗ lực của bản thân ngoài ra còn có những thuận lợi đáng kể của các chính sách vĩ mô, thuận lợi của chính doanh nghiệp tạo ra đó là: - Công ty có một cơ cấu tổ chức quản lý hiệu quả phù hợp với quy mô sản xuất. Điều này được thể hiện ở cơ cấu các phòng ban chức năng của Công ty. Hệ thống này hoạt động một cách độc lập về công việc nhiệm vụ nhưng lại liên hệ rất chặt chẽ với nhau về nghiệp vụ cũng như sự phối hợp về vận động. - Về quan hệ giao dịch của Công ty, Công ty có quan hệ hầu hết với các nguồn hàng trong nước với các cơ sở sản xuất. Công ty đã tạo được chữ tín để kinh doanh lâu dài trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Công ty đã có nguồn hàng và nguồn nguyên liệu rẻ chất lượng cao. - Công ty có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trên thị trường thế giới có quan hệ kinh doanh với nhiều nước, nhiều hãng kinh doanh nước ngoài. Tương đối am hiểu về thị trường thế giới nắm bắt nhanh nhẹn sự thay đổi trên thị trường thế giới, sự thay đổi trong môi trường kinh doanh quốc tế, tận dụng các chính sách ưu đãi của Chính phủ và các tổ chức quốc tế. - Công ty đã có tầm chiến lược về con người, luôn cử các cán bộ đi học, đào tạo tại chỗ nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ. Hiệu quả kinh doanh tăng lên qua các năm đã chứng minh chiến lược của Công ty là hợp lý. Ngoài những thuận lợi từ phía Công ty, Công ty còn có những thuận lợi do chính sách vĩ mô của nhà nước tạo ra như việc thực hiện chính sách kinh tế mở. Sự tham gia của Việt Nam vào khu vực mậu dịch tự do châu á (AFTA), Việt Nam được hướng quy chế ưu đãi chung GSP của EU dành cho các nước đang phát triển. Sự hoàn thiện về cơ chế xuất khẩu của Nhà nước và chính sách kinh tế khuyến khích xuất khẩu đã tạo ra những thuận lợi lớn cho Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. 2.Những tồn tại trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty giầy Cẩm Bình. Ngoài những thành tựu đã được nói trên, Công ty còn có những hạn chế nhất định trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình như là: Về chính sách sản phẩm : Tuy đã xây dựng chiến lược mặt hàng nhưng chưa đảm bảo sự đa dạng mặt hàng, chủng loại, mẫu mã sản phẩm chưa phong phú. Hiện nay Công ty chỉ chủ yếu sản xuất giầy vải, giày thể thao, mẫu mã chủ yếu do khách hàng mang đến. Đây là một hạn chế mà Công ty cần phải khắc phục ngay để đảm bảo sự đa dạng về mặt hàng, mẫu mã sản phẩm, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Về chính sách thị trường: Thị trường chủ yếu của Công ty là thị trường xuất khẩu mà thị trường trọng điểm là EU tuy có những ưu điểm, song chính sách tập trung vào một thị trường này cũng có những hạn chế nhất định như gặp nhiều rủi ro trong sự biến động của thị trường, hoạt động tiêu thụ quá lệ thuộc vào một thị trường. Nếu như EU có chính sách mới ngăn cản hàng của Việt Nam vào EU thì hoạt động của Công ty hoàn toàn bế tắc, nó ảnh hưởng mạnh đến hoạt động tiêu thụ và nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Ngoài ra Công ty chưa khai thác triệt để được thị trường tiêu thụ nội địa. Mặc dù đặc điểm kinh doanh chủ yếu của Công ty là gia công xuất khẩu nhưng thị trường trong nước là một thị trường lớn với một số lượng khách hàng đông đảo. Khắc phục được hạn chế này sẽ góp phần mở rộng thị trường, tăng nhanh tốc độ tiêu thụ, tăng doanh thu, tăng vòng quay của vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. - Kinh tế thị trường bắt buộc các nhà sản xuất phải tìm kiếm khách hàng bởi vì nền kinh tế thị trường cung thường lớn hơn cầu. Để bán được hàng Công ty phải nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng hay lôi kéo họ về với mình. Mặc dù vậy hoạt động kinh doanh của Công ty chưa chú trọng đến công tác nghiên cứu thị trường, quảng cáo, chủ yếu là khách hàng vẫn tự tìm đến Công ty đặt và mua hàng. - Hiện nay Công ty còn có những khó khăn trong mối liên kết kinh tế với các đơn vị sản xuất trong nước cũng như mối quan hệ liên kết với các đơn vị nước ngoài. Mặc dầu Công ty có rất nhiều mối quan hệ làm ăn trong nước cũng như trên thế giới, nhưng Công ty vẫn chưa có mối quan hệ nào mang tính chất liên kết kinh tế. Chính sự hạn chế này đưa Công ty vào tình trạng khó giải quyết được những yếu điểm của mình như về: vấn đề về vốn kinh doanh, nguyên vật liệu sản xuất... đồng thời Công ty không khai thác được thế mạnh của mình như việc mở rộng các mối quan hệ kinh doanh, nâng cao uy tín... - Cùng tình trạng chung của toàn ngành giầy - da Việt Nam, là một ngành công nghiệp non trẻ, Công ty giày Cẩm Bình nói riêng trong toàn ngành nói chung đều thiếu vốn hoạt động sản xuất. Hiện nay Công ty đang làm hàng gia công cho Đài Loan để lợi dụng vốn tạo công ăn việc làm cho công nhân viên. Ngoài ra, nguồn vốn của Công ty chủ yếu là nguồn vốn vay (chiếm gần 36% tổng vốn kinh doanh) từ các ngân hàng, tổ chức kinh tế khác. .. Đây là một trong những hạn chế lớn nhất cho Công ty, tạo ra những khó khăn cho hoạt động sản xuất nói chung và công tác nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. 3.Nguyên nhân của những tồn tại trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty giày Cẩm Bình Có thể nói rằng công ty còn rất nhiều tồn tại trong quá trình sản xuất kinh doanh nhưng bên cạnh đó thì còn có nhiều nguyên nhân dẫn đến tồn tại đó như là: Công nghệ, máy móc thiết bị sản xuất của công ty đã trở nên lạc hậu so với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ trên thế giới. Tuy rằng so với các đơn vị sản xuất kinh doanh ở trong nước thì công ty có một hệ thống máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ khá hiện đại nhưng với công ty nước ngoài thì công nghệ của công ty còn thua xa.do đó công ty chỉ sản xuất được những sản phẩm trung bình hoặc trên trung bình chứ chưa sản xuất được những sản phẩm cao cấp.bên cạnh đó, chế độ bảo dưỡng máy móc thiết bị chưa được kiểm soát cao.Việc sử dụng các phương tiện và dụng cụ sản xuất chưa chặt chẽ. Do nguyên phụ liệu hầu hết phải nhập khẩu làm cho giá thành sản phẩm cao, giá bán cao mà đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho sức mạnh cạnh tranh sản phẩm của công ty trên thị trường trong và ngoài nước bị hạn chế. Mặt khác ,các sản phẩm xuất khẩu của công ty chủ yếu qua trung gian chính vì vậy khiến cho những khách hàng sử dụng sản phẩm mà không biết đến thương hiệu sản phẩm của công ty. Từ đó làm hạn chế phần nào về mặt lợi nhuận thu được của công ty. Ngoài ra, công ty chưa khai thác triệt để thị trường tiêu thụ nội địa-đây là một thị trường lớn, giàu tiềm năng , mà chỉ chú trọng vào thị trường xuất khẩu. Trình độ của công nhân sản xuất còn hạn chế, họ chưa có ý thức tự giác làm việc, vẫn còn mang phong cách làm việc cũ, còn ngại việc. Do đó gây ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng sản phẩm. Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu ở công ty giúp tôi thấy được phần nào một số tồn tại cơ bản , đây chính là những nguyên nhân làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Nếu khắc phục được những nguyên nhân này sẽ góp phần

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24690.DOC