Lượng giá kỹ năng giao tiếp của sinh viên y khoa năm thứ tư tại đơn vị huấn luyện kỹ năng y khoa

Tài liệu Lượng giá kỹ năng giao tiếp của sinh viên y khoa năm thứ tư tại đơn vị huấn luyện kỹ năng y khoa: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 LƯỢNG GIÁ KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN Y KHOA NĂM THỨ TƯ TẠI ĐƠN VỊ HUẤN LUYỆN KỸ NĂNG Y KHOA Nguyễn Bích Loan*, Nguyễn Thị Đoàn Hương**, Trần Quang Trung*** và cộng sự TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm xem xét giá trị của công cụ lượng giá được sử dụng trong việc lượng giá kỹ năng giao tiếp của sinh viên y khoa năm thứ tư tại Đơn vị Huấn luyện kỹ năng y khoa. 120 sinh viên y khoa năm thứ tư tại Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh tham dự kỳ thi thường kỳ cuối đợt huấn luyện kỹ năng giao tiếp tại Đơn vị Huấn luyện kỹ năng y khoa thường lệ. Buổi giao tiếp này được quay video, các đoạn phim này sau đó được chấm lại sử dụng phiếu chấm điểm MAAS-Global. Kết quả cho thấy tất cả sinh viên đều đạt trong kỳ thi thường kỳ với điểm trung bình là 6,7/10. Chấm lại với phiếu chấm điểm MAAS-Glo...

pdf5 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 05/07/2023 | Lượt xem: 205 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lượng giá kỹ năng giao tiếp của sinh viên y khoa năm thứ tư tại đơn vị huấn luyện kỹ năng y khoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 LƯỢNG GIÁ KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN Y KHOA NĂM THỨ TƯ TẠI ĐƠN VỊ HUẤN LUYỆN KỸ NĂNG Y KHOA Nguyễn Bích Loan*, Nguyễn Thị Đoàn Hương**, Trần Quang Trung*** và cộng sự TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm xem xét giá trị của công cụ lượng giá được sử dụng trong việc lượng giá kỹ năng giao tiếp của sinh viên y khoa năm thứ tư tại Đơn vị Huấn luyện kỹ năng y khoa. 120 sinh viên y khoa năm thứ tư tại Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh tham dự kỳ thi thường kỳ cuối đợt huấn luyện kỹ năng giao tiếp tại Đơn vị Huấn luyện kỹ năng y khoa thường lệ. Buổi giao tiếp này được quay video, các đoạn phim này sau đó được chấm lại sử dụng phiếu chấm điểm MAAS-Global. Kết quả cho thấy tất cả sinh viên đều đạt trong kỳ thi thường kỳ với điểm trung bình là 6,7/10. Chấm lại với phiếu chấm điểm MAAS-Global cho thấy chỉ có phần giới thiệu sinh viên đạt điểm 4.37/6 và các phần khác sinh viên đạt điểm “đáng ngờ”. Tương quan giữa kết quả sử dụng phiếu chấm điểm hiện dùng và kết quả sử dụng phiếu chấm điểm MAAS-Global rất thấp. Về sự khác biệt giữa các giám khảo, trong kỳ thi thường kỳ, điểm trung bình của nhóm 1 là 7 và điểm trung bình của nhóm 2 là 6,43 khác biệt này là có ý nghĩa thống kê (p = 0,04). Khi sử dụng phiếu chấm điểmcủa MAAS – Global độ tin cậy giữa các giám khảo được xác định trên 0,8 và không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa điểm trung bình của 2 nhóm. Quy trình lượng giá kỹ năng giao tiếp của sinh viên y khoa năm thứ tư tại Đơn vị Huấn luyện kỹ năng y khoa có giá trị và độ tin cậy thấp. SUMMARY ASSESSMENT OF COMMUNICATION SKILLS OF FOURTH YEAR MEDICAL STUDENTS AT SKILLSLAB Nguyen Bich Loan, Nguyen Thi Đoan Huong, Tran Quang Trung et al. * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 127 – 131 The purpose of this study was to validate the assessment instrument used to assess communication skill of fourth year medical students at UMP HCMC. 120 fourth year medical students of the UMP HCMC who took their routine assessment of communication skills in the skillslab were scored by two raters using the UMP HCMC scoring list “as usual”. The consultations were video recorded, and video files then were re-scored using the MAAS-Global scoring list. The result showed that all of the students passed the routine assessment and their mean score was 6.7/10. Scoring with the MAAS scoring list showed that only for introduction they achieved a mean score of 4.37/6, and for other items they got “doubtful” scores. There is a very low correlation between between the total scores using the UMP HCMC scoring list and the MAAS- Global. For inter-rater reliability, in the routine assessment, mean score of group 1 is 7. 00 and the mean score of group 2 is 6.43 the difference is significant (p =.04). In using MAAS scoring list, the inter-rater correlation was over 0.8. The assessment procedure of communication skills of fourth year medical students at UMP HCMC has low validity and low reliability. * Phòng Nghiên cứu khoa học – Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh ** Đơn vị Huấn luyện Kỹ năng Y khoa – Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh *** Trung tâm Giáo dục Y học – Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 127 ĐẶT VẤN ĐỀ Các kỹ năng giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong thực hành của bác sĩ y khoa(9,11). Mức độ hài lòng của bệnh nhân phụ thuộc nhiều vào kỹ năng giao tiếp(3,8). Trong giáo dục y khoa hiện đại, kỹ năng giao tiếp được lồng ghép trong chương trình đào tạo(5). Tại Đơn vị Huấn luyện kỹ năng y khoa Đại học Y Dược TP. HCM, kỹ năng giao tiếp chỉ được huấn luyện trong 12 tiết, 4 tiết năm thứ nhất và 8 tiết trong năm thứ tư(1). Trong khi ở đại học Maastricht các kỹ năng giao tiếp được huấn luyện 2 tuần một buổi từ năm thứ nhất đến năm thứ sáu(12). Tuy nhiên điểm trung bình trong kỳ thi về kỹ năng giao tiếp của sinh viên y năm thứ tư Đại học Y Dược TP. HCM tương đương với điểm trung bình trong kỳ thi về kỹ năng giao tiếp của sinh viên y khoa năm thứ tư đại học Maastricht(2,14). Nhóm nghiên cứu muốn xem xét liệu có vấn đề gì chưa phù hợp trong việc lượng giákỹ năng giao tiếp ở Đại học Y Dược TP. HCM TỔNG QUAN TÀI LIỆU PHƯƠNG PHÁP 120 sinh viên y khoa năm thứ tư Đại Học Y Dược Tp. HCM tham dự kỳ thi thường kỳ cuối đợt huấn luyện kỹ năng giao tiếp thường kỳ tại đơn vị huấn luyện kỹ năng y khoa tham gia nghiên cứu. Các giáo viên tham gia giảng dạy, chấm thi được phỏng vấn về quy trình lượng giá kỹ năng giao tiếp. Nhóm nghiên cứu cũng quan sát trực tiếp kỳ thi. Sinh viên dự thi về kỹ năng giao tiếp như thường lệ, và được ghi hình để chấm lại với phiếu chấm điểm MAAS - Global. MAAS - Global bao gồm phiếu chấm điểm theo thang điểm 7 và hướng dẫn chấm điểm được xây dựng, hoàn thiện và sử dụng tại Đại học Maastricht để lượng giá kỹ năng giao tiếp(14,15,17). Bộ công cụ đã được xác định giá trị và độ tin cậy(11,16). MAAS – Global chú trọng vào quá trình giao tiếp hơn là nội dung giao tiếp. Một số điểm nhỏ của công cụ được hiệu chỉnh và 11 mục đã được chọn để phù hợp với tình huống giao tiếp thực tế ở cộng đồng. Số liệu thu thập được phân tích với phần mềm thống kê SPSS. KẾT QUẢ Qua tham khảo tài liệu cho thấy kỹ năng giao tiếp cần được huấn luyện thường xuyên(6) và lồng ghép trong chương trình đào tạo y khoa Quy trình lượng giá kỹ năng giao tiếp của sinh viên năm thứ tư tại đơn vị Huấn luyện kỹ năng y khoa (4,7). Các tài liệu cũng cho thấy lượng giá đóng vai trò quan trọng trong việc giảng dạy có hiệu quả, và lượng giá không chỉ là một tập hợp các kỹ thuật mà là một quá trình có hệ thống - Hai tuần trước khi thi sinh viên được thông báo 4 tình huống để chuẩn bị cho kỳ thi. (10). Quá trình này sẽ được tối ưu nếu những nguyên tắc sau đây được tuân thủ: (1) Trước tiên phải xác định rõ cái gì cần được lượng giá; (2) Chọn lựa một quy trình lượng giá phù hợp với đặc điểm của kỹ năng cần được đo lường. - Trong kỳ thi sinh viên được phân thành nhóm gồm 2-3 sinh viên. Mỗi nhóm bốc thăm chọn 1 trong 4 tình huống, trong đó một sinh viên sẽ đóng vai bác sĩ, một sinh viên sẽ đóng vai bệnh nhân và một sinh đóng vai người nhà bệnh nhân. Sinh viên có 15 phút để chuẩn bị trước và 15 phút để thực hiện cuộc giao tiếp. Các nhóm sinh viên được gọi vào thực hiện cuộc giao tiếp tại một trong 2 phòng thi. Mỗi phòng thi có hai giám khảo, hai giám khảo này quan sát trực tiếp và chấm điểm độc lập sử dụng phiếu chấm điểm hiện dùng tại Đơn vị. Nhóm nghiên cứu đi đến kết luận rằng chương trình huấn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên y khoa nếu chỉ huấn luyện tập trung trong một số giai đoạn là chưa đầy đủ. Vì thế giả thuyết là việc lượng giá kỹ năng giao tiếp của sinh viên năm thứ tư tại Đại học Y Dược TP. HCM có giá trị thấp và/hoặc độ tin cậy thấp. - Theo phiếu chấm điểm hiện dùng, giám khảo không chỉ cho điểm những mục trong phiếu chấm 128 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 điểm có được thực hiện thoả đáng mà còn cho điểm mức độ sinh động của cuộc giao tiếp. Mức độ sống động của cuộc giao tiếp đóng góp một phần ba vào điểm cuối cùng. Kết quả kỳ thi Thống kê mô tả kết quả kỳ thi kỹ năng giao tiếp được trình bày trong bảng 1, trong đó tất cả sinh viên đều đạt trong đợt lượng giá kỹ năng giao tiếp thường kỳ với điểm trung bình là 6,7/ 10 điểm, 100% sinh viên đạt điểm tối đa (1/1) trong kỹ năng chào hỏi, xưng hô cho phù hợp với tuổi – tự giới thiệu về bản thân. Sinh viên đạt điểm sinh động cao hơn điểm thực hiện các kỹ năng giao tiếp. Bảng 1: Kết quả kỳ thi (sử dụng phiếu chấm điểm hiện dùng) TT Kỹ năng Điểm tốt đa Điểm đạt thấp nhất Điểm đạt cao nhất Điểm trung bình Độ Lệch Chuẩn 1 Chào hỏi, xưng hô cho phù hợp với tuổi – tự giới thiệu về bản thân. 1 1.0 1.0 1.00 .00 2 Quan sát và hỏi thăm hoàn cảnh gia đình 2 1.0 2.0 1.82 .39 3 Hỏi nguyên nhân mà người dân vẫn sử dụng hành vi có hại cho sức khỏe. 3 1.0 3.0 1.95 .39 4 Hỏi sự hiểu biết và cách thực hành của người dân về vấn đề mình sắp nói 3 1.0 3.0 1.78 .58 5 Khuyến khích người dân nói về những mối quan tâm sức khỏe của họ. 4 1.0 3.0 2.55 .55 6 Lắng nghe người dân. 2 1.0 2.0 1.50 .51 7 Khen việc làm đúng của người dân. 2 .0 2.0 1.65 .53 8 Thông tin chính xác, cần thiết, giải thích rõ ràng, có ví dụ. 2 1.0 2.0 1.50 .51 9 Dùng từ ngữ quen thuộc, đơn giản, dễ hiểu 2 1.0 2.0 1.28 .45 TT Kỹ năng Điểm tốt đa Điểm đạt thấp nhất Điểm đạt cao nhất Điểm trung bình Độ Lệch Chuẩn 10 Dùng các phương tiện trực quan 1 .0 1.0 .45 .50 11 Khuyên bảo, thuyết phục đối tượng làm theo hành vi mới. 4 2.0 4.0 2.63 .59 12 Xử lý nhanh các tình huống bất ngờ 2 .0 2.0 .95 .55 13 Kiểm tra kết quả việc mình làm 4 .0 4.0 1.80 1.09 14 Sinh động 10 5.0 9.0 7.10 .87 15 Tình huống số 1 4 2.60 1.01 16 Nhóm giám khảo 1 2 1.52 .51 17 Điểm thi 10 5.0 9.0 6.70 .88 N: 40 Kết quả chấm lại với phiếu chấm điểm của MAAS - Global (bảng 2) Kết quả chấm lại với phiếu chấm điểm của MAAS – Global được trình bày trong bảng 2 cho thấy sinh viên chỉ đạt trong kỹ năng giới thiệu với điểm trung bình 4,37/6 tức trung bình khá còn những kỹ năng khác đạt điểm “đáng ngờ” theo phân loại của MAAS - Global. Tương quan 0,27 giữa điểm tổng cộng khi sử dụng 2 phiếu chấm điểm cho thấy rằng mối liên hệ rất thấp giữa hai điểm này. Về sự khác biệt giữa các giám khảo, trong cuộc thi thường kỳ điểm trung bình của nhóm sinh viên 1 (chấm bởi nhóm giám khảo thứ 1) là 7,00 và điểm trung bình của nhóm sinh viên 2 (chấm bởi nhóm giám khảo thứ 2) là 6,43; khác biệt này là có ý nghĩa thống kê (p = 0,04). Khi sử dụng phiếu chấm điểm của MAAS – Global độ tin cậy giữa các giám khảo được xác định trên 0,8. và không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa điểm trung bình 2 nhóm này. 129 Bảng 2. Kết quả chấm lại với phiếu chấm điểm của MAAS -Global TT Kỹ năng Điểm đạt thấp nhất Điểm đạt cao nhất Điểm trung bình N= 78 Độ Lệch Chuẩn 1. Giới thiệu 3.00 6.00 4.37 .69 2. Theo dõi bệnh 2.00 6.00 3.83 1.07 3. Làm rõ .00 5.00 3.37 1.42 4. Quản lý 2.00 6.00 3.85 1.16 5. Đánh giá việc tham vấn 1.00 6.00 3.81 1.15 6. Sự thăm dò .00 5.00 3.32 1.42 7. Những xúc cảm 1.00 6.00 3.51 1.19 8. Chia sẻ thông tin 2.00 6.00 3.78 .98 9. Tóm tắt .00 6.00 3.60 1.52 10. Thứ tự 2.00 5.00 3.87 .80 11. Linh hoạt 1.00 6.00 3.63 1.36 BÀN LUẬN Trong điều kiện hạn chế về thời gian của chương trình huấn luyện, kết quả đạt được là khả quan, đặc biệt là trong phần giới thiệu tạo mối quan hệ. Tuy nhiên, quy trình lượng giá kỹ năng giao tiếp còn một số điểm có thể hoàn thiện hơn: Sinh viên biết trước tình huống và chuẩn bị trước khi thực hiện trong kỳ thi. Sinh viên đóng vai bệnh nhân giả và sinh viên đóng vai chồng hoặc vợ bệnh nhân ở cùng nhóm với sinh viên đóng vai bác sĩ và cả ba sẽ được nhận được cùng số điểm. Vì thế chúng tôi không thể diễn giải kết quả của kỳ thi thành năng lực giao tiếp của sinh viên. Cùng với mức độ tương quan kém giữa điểm cuối cùng sử dụng phiếu chấm điểm hiện dùng và phiếu chấm điểm của MAAS – Global cũng cho thấy công cụ lượng giá hiện hành có giá trị thấp. Kết quả thi có độ tin cậy thấp vì những lý do sau: (1) mỗi sinh viên chỉ thực hiện một tình huống giao tiếp trong 4 tình huống được thiết kế. (2) sinh viên có thể được phân công làm bác sĩ, bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân. (3) có sự khác biệt có ý nghĩa giữa điểm sinh viên được chấm bởi các nhóm giám khảo khác nhau. Việc 100% sinh viên đạt điểm tối đa cho kỹ năng giới thiệu (1/1) cho thấy sự yếu kém của phiếu chấm điểm dạng bảng kiểm. Mối tương quan cao giữa các giám khảo khi sử dụng phiếu chấm điểm của MAAS – Global cho thấy hiệu quả của bảng hướng dẫn kèm theo. Phiếu chấm điểm hiện dùng phân chia các kỹ năng khác với phiếu chấm điểm của MAAS – Global cho nên chỉ có một số kỹ năng được so sánh. Trong kỳ thi thường kỳ, các giám khảo ở cùng một nhóm thì cho cùng số điểm trong hai phiếu chấm điểm việc này gợi nên câu hỏi về tính độc lập của các giám khảo. KIẾN NGHỊ - Cần tăng thời lượng huấn luyện kỹ năng giao tiếp trong chương trình đào tạo y khoa. - Từng bước hoàn thiện quy trình lượng giá phù hợp với những cải thiện trong chương trình huấn luyện kỹ năng giao tiếp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aday, L.A. & Anderson, R. (1975). Development of indices of access to medical care. Health Administration Press, Ann Arbor, Michigan. 2. Association of American Medical Colleges. (1999) Report III. Contemporary issues in medicine: communication in medicine. Medical schools objectives project. Association of American Medical Colleges, Washington. 3. Evans B.J. (1990) Medical interaction skills training: An evaluation. PhD Thesis, University of Melbourne. 4. Flaherty J.A. (1985) Education & evaluation of interpersonal skills. In: The Interpersonal Dimension in Medical Education (Ed: by A. Rezler & J. Flaherty), pp. 101-146, Springer, New York. 5. General Medical Council, Educational Committee (1993) Tomorrow s doctors. General Medical Council, London. 6. Hulka, B., Cassel, J., Kupper, L. & Burdette, J. (1966). Compliance and concordance between physicians and patients whith Prescribed medication. American journal of Public Health 66: 847-853. 7. Jason H. (2000) Communication skills are vital in all we do as educators and clinicians. Education for health 13: 2. 8. Linn R. L. & Gronlund N.E. (2000) Educational testing and assessment: context, issues and trends; The role of measurement and assessment in teaching. Measurement and assessment in teaching. Merrill, Prentice Hall, Columbus, Ohio. 9. Đơn vị Huấn luyện Kỹ năng Y khoa (2001). Bản điểm giáo dục sức khỏe sinh viên năm thứ tư lớp A,B và C niên khóa 2000-2001. Đơn vị Huấn luyện Kỹ năng Y khoa, Đại Học Y Dược Tp.HCM. 10. Đơn vị Huấn luyện Kỹ năng Y khoa (2001). Chương trình Huấn luyện Kỹ năng Y khoa, Đơn vị Huấn luyện Kỹ năng Y khoa Đại Học Y Dược Tp.HCM. 130 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 11. Van Dalen J., Bartholomeus P. (1990) Training clinical competence in a Skillslaboratory. in Bender, W. Hiemstra,R.J.,Scherpbier, A.J.J.A. & Zwierstra, R.P. (eds.). Teaching and assessing clinical competenc, 135-140 Boek Werk Publications, Groningen. 12. Van Dalen J., Bartholomeus P., Kerkhofs E., Lulofs R., Van Thiel J., Rethans J.J., Scherpbier A.J.J.A. & Van Der Vleuten C.P.M. (2001) Teaching and assessing communication skills in Maastricht: the first twenty years. Medical Teacher, 23: 245-251. 13. Van Dalen J., Prince C.J.A.H., Scherpbier A.J.J.A. & Van Der Vleuten C.P.M. (1998) Evaluating communication skills. Advances in Health Sciences Education, 3: 187-195. 14. Van Dalen J., Zuidweg J. & Collet J. (1989) The curriculum of communication skills teaching at Maastricht Medical school. Medical Education 23: 55- 61. 15. Van Thiel J., Kraan H.F. & Van Der Vleuten C.P.M. (1991) Reliability and feasibility of measuring medical interviewing skills: the revised Maastricht history taking and advice checklist. Medical Education, 25: 224-29. 16. Van Thiel J., van Der Vleuten C.P.M. & Kraan H.F. (1992) Assessment of medical interviewing skills: generalisability of scores using successive MAAS- version. In R.Harden, I.Hart & H.Mulholland (Eds) Approaches to the assessment of clinical competence. Proceedings of the fifth Ottawa conference, Center for Medical Education, University of Dundee, Dundee. 131

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluong_gia_ky_nang_giao_tiep_cua_sinh_vien_y_khoa_nam_thu_tu.pdf
Tài liệu liên quan