Luật tục Êđê từ cái nhìn tiền giả định bách khoa về ứng xử trong mối quan hệ giữa người đứng đầu với cộng đồng buôn làng - Phạm Thị Xuân Nga

Tài liệu Luật tục Êđê từ cái nhìn tiền giả định bách khoa về ứng xử trong mối quan hệ giữa người đứng đầu với cộng đồng buôn làng - Phạm Thị Xuân Nga: Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ 45Ngày nhận bài: 15/4/2017; Ngày phản biện: 10/5/2017; Ngày duyệt đăng: 10/6/2017 (1) Viện Khoa học Xã hội vùng Tây Nguyên; e-mail: xuanngapham1982@gmail.com LUẬT TỤC ÊĐÊ TỪ CÁI NHÌN TIỀN GIẢ ĐỊNH BÁCH KHOA VỀ ỨNG XỬ TRONG MỐI QUAN HỆ GIỮA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU VỚI CỘNG ĐỒNG BUÔN LÀNG Phạm Thị Xuân Nga(1) Luật tục là tri thức của một dân tộc về tự quản và quản lí cộng đồng. Luật tục Êđê là sản phẩm của xã hội cổ truyền - xã hội được tổ chức trên cơ sở gia đình mẫu hệ, một xã hội còn mang tính khép kín. Bài viết trình bày những hiểu biết về ứng xử của người Êđê trong cộng đồng. Đáng chú ý là mối quan hệ đa diện: quan hệ giữa cộng đồng buôn, làng với người đứng đầu buôn, làng; các điều khoản liên quan đến tài sản, thừa kế, các trọng tội làm tổn hại đến lợi ích cộng đồng, vi phạm phong tục tập quán, đạo đức xã hội, Từ khóa: Luật tục Êđê; tiền giả định; tiền giả định bách khoa; văn hóa ứng xử. Trong giao tiếp ngôn n...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 521 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luật tục Êđê từ cái nhìn tiền giả định bách khoa về ứng xử trong mối quan hệ giữa người đứng đầu với cộng đồng buôn làng - Phạm Thị Xuân Nga, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ 45Ngày nhận bài: 15/4/2017; Ngày phản biện: 10/5/2017; Ngày duyệt đăng: 10/6/2017 (1) Viện Khoa học Xã hội vùng Tây Nguyên; e-mail: xuanngapham1982@gmail.com LUẬT TỤC ÊĐÊ TỪ CÁI NHÌN TIỀN GIẢ ĐỊNH BÁCH KHOA VỀ ỨNG XỬ TRONG MỐI QUAN HỆ GIỮA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU VỚI CỘNG ĐỒNG BUÔN LÀNG Phạm Thị Xuân Nga(1) Luật tục là tri thức của một dân tộc về tự quản và quản lí cộng đồng. Luật tục Êđê là sản phẩm của xã hội cổ truyền - xã hội được tổ chức trên cơ sở gia đình mẫu hệ, một xã hội còn mang tính khép kín. Bài viết trình bày những hiểu biết về ứng xử của người Êđê trong cộng đồng. Đáng chú ý là mối quan hệ đa diện: quan hệ giữa cộng đồng buôn, làng với người đứng đầu buôn, làng; các điều khoản liên quan đến tài sản, thừa kế, các trọng tội làm tổn hại đến lợi ích cộng đồng, vi phạm phong tục tập quán, đạo đức xã hội, Từ khóa: Luật tục Êđê; tiền giả định; tiền giả định bách khoa; văn hóa ứng xử. Trong giao tiếp ngôn ngữ, để đạt hiệu quả, những người tham gia cần phải có các tri thức nền cũng như những tri thức về cách thức tổ chức ngôn từ. Tiền giả định (presupposition) là những căn cứ cần thiết để người nói tạo ra ý nghĩa tường minh trong phát ngôn của mình. Theo Đỗ Hữu Châu1, tiền giả định là “những hiểu biết được xem là bất tất phải bàn cãi, bất tất phải đặt lại thành vấn đề, đã được các nhân vật giao tiếp mặc nhiên thừa nhận, dựa vào chúng mà người nói tạo nên ý nghĩa tường minh trong phát ngôn của mình”, có hai loại tiền giả định: Tiền giả định bách khoa (TGĐBK) và tiền giả định ngôn ngữ. TGĐBK là “bao gồm tất cả những hiểu biết về hiện thực bên trong và bên ngoài tinh thần con người mà các nhân vật giao tiếp cùng có chung, trên nền tảng đó mà nội dung giao tiếp hình thành và diễn biến”2, Tiền giả định ngôn ngữ là “những tiền giả định được diễn đạt bởi các tổ chức hình thức của phát ngôn”3. Nghiên cứu, tìm hiểu giá trị của bộ luật tục thông qua nghệ thuật ngôn ngữ mà TGĐBK là một điển hình, được xem là quan trọng và cần thiết. Tư liệu sử dụng cho bài viết này được lấy từ 1. Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2 - Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.366; 2. Đỗ Hữu Châu (tlđd), tr. 395; 3. Đỗ Hữu Châu (tlđd), tr. 397; các Klei duê4 của luật tục Êđê (Klei bhiăn Êđê)5 đã được L.Sabatier sưu tầm, sắp xếp thành 236 điều với 11 chương. Các nhân vật giao tiếp cần phải có kiến thức về đặc trưng văn hóa của người Êđê. Đó là văn hóa mẫu hệ, mà vai trò của người phụ nữ vừa là vai trò quyền lực vừa là vai trò dòng tộc: Con gái là người coi sóc tổ tiên, ông bà, đất đai, núi rừng; con gái đi hỏi chồng, cư trú bên nhà vợ, con cái mang họ mẹ,... Những tri thức này được gọi là tri thức nền. Trong luật tục Êđê, các câu có TGĐBK về quy định cách ứng xử trong các mối quan hệ xã hội chiếm số lượng khá lớn. Điều này cho thấy, ngoài những quy định chung, những quy định về cách ứng xử của con người với thế giới tự nhiên thì hơn hết, vấn đề đặt ra trong luật tục là nhằm giải quyết các mối quan hệ cộng đồng của làng buôn: Quan hệ sở hữu, quan hệ giữa Chủ làng với dân làng và ngược lại. Qua sự phân bố các điều khoản (ĐK) của luật tục, chúng ta thấy vấn đề sở hữu tài sản, các vấn đề quy định về việc bảo vệ người thủ lĩnh - người đầu làng được chú 4. Trong tiếng Êđê, klei có nghĩa là lời nói, duê có nghĩa là nối kết; klei duê có nghĩa là lời nói có sự nối kết với nhau bằng các âm tiết cùng vần hoặc bằng từ có các âm tiết tương đồng; klei duê có nghĩa tương đồng với cụm từ “lời nói vần” trong tiếng Việt; 5. Ngô Đức Thịnh (Chủ biên, 1996), Luật tục Êđê, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ 46 Số 18 - Tháng 6 năm 2017 trọng, tiếp theo là các điều khoản bảo vệ lợi ích cộng đồng. Dù ở điều khoản nào, các quy định cũng đều cụ thể, rõ ràng với nguyên tắc bao trùm lên mọi quan hệ là quan hệ cộng đồng. Những sự việc làm tổn hại đến lợi ích của cá nhân, gia đình, cộng đồng, vi phạm đến phong tục tập quán, đạo đức xã hội, đều là cơ sở để người Êđê xây dựng các điều khoản trong luật tục. 1. Tiền giả định bách khoa về các tội xúc phạm đến người đầu làng và quy định các tội của Trưởng buôn Luật tục dành riêng chương II với 33 điều gồm 224 câu klei duê nói về các tội xúc phạm đến người đầu làng; chương III với 11 điều, 62 câu để quy định các tội của Trưởng buôn. Chúng ta có thể thấy luật tục đã rất chú trọng đến mối quan hệ then chốt này trong xã hội cộng đồng Êđê. Quan hệ giữa người đầu làng (Khoa pin ea) và các thành viên đối với người Êđê rất quan trọng. Đây là mối quan hệ hai mặt: Trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền của người dân cũng như của người đầu làng, vừa đảm bảo kỉ cương xã hội, vừa đảm bảo quyền bình đẳng trong quan hệ cộng đồng làng buôn. Cây đa, cây sung được đồng bào Êđê quan niệm là nơi trú ngụ của thần linh, là biểu tượng của người Đầu làng. Người dân phải tôn trọng, không được xúc phạm đến danh dự và thân thể Khoa pin ea, không được đe dọa và mua chuộc Chủ buôn; mọi người phải tuân thủ các quy định của cộng đồng mà Chủ buôn là người điều hành: Huĩ mniê amâo mă klei, êkei amâo mă asăp, nũ khăng amâo khăp klei khua, hõng klei amĩ ama nũ, nũ khăng amâo gưt. Anăn mâo kđi arăng kơ nũ. (Nếu là đàn bà không chịu vâng lời, là đàn ông không chịu vâng lệnh, là những người không ưa lời dạy bảo của người thủ lĩnh cũng như không nghe lời dạy bảo của cha mẹ chúng, thì chúng đều là những kẻ có tội, có việc phải đưa ra xét xử giữa người ta với chúng) (ĐK 25). Ngoài ra, người dân phải có nghĩa vụ giúp đỡ người đầu làng khi “có khó khăn trong việc chòi rẫy, có khó khăn trong việc sửa chữa chốn ở, nơi ăn” (ĐK 36). Mặt khác, người Chủ buôn không được lộng hành; sử dụng quyền ủy thác để vô cớ bắt bớ, giam cầm, xử oan người khác, không làm tròn trách nhiệm là “cây đa, cây sung” của mình, không chăm lo chu đáo đến dân làng. Điều 66 quy định về việc Trưởng buôn từ chối, không xét xử các vụ việc thuộc thẩm quyền của mình như sau: ~u mnu\t ko\ êa, hra ko\ [uôn, `u pô dla\ng adei amuôn [uôn sang. Lip khư grio\ amâo `u kđah; `u jing sah mdro\ng, amâo `u lac brei kđi kơ adei tlang yang [uôn. Pưk gri amâo ` u dra\ brei ho\ng k[ang, sang gri `u amâo bi knưl, m’iêng ti tu\l, amâo `u djip kci\ng brei. Ana\n kthu\l `u, rai mnuih [uôn sang `u. (Ông ta là cây đa đầu suối, cây sung đầu làng, là người trông coi những người anh em con cháu dân làng () Cái nong xổ vành, ông ta không lo cạp lại; cái nia xổ vành, ông ta cũng không lo cạp lại. Là người tù trưởng nhà giàu mà ông ta không lo xét xử các vụ việc giữa dân làng. Nhà đã siêu mà ông ta không lo lấy chạc chống; nhà đã vẹo mà ông ta không lo đỡ cho đứng thẳng lên; váy áo đã rách bươm, ông ta không lo vá víu lại giùm. Như vậy là ông ta có tội, tội làm tan cửa nát nhà buôn làng ông ta) (ĐK 66). Như vậy, cuộc sống của đồng bào phụ thuộc rất nhiều vào người đầu làng, người ta ví những quan hệ rạn nứt, trong đời sống như là “cái nong, cái nia xổ vành, nhà siêu, nhà vẹo, váy áo rách bươm”. Đây là những hình ảnh quen thuộc, gần gũi với đồng bào. Đứng trước những vấn đề đó, hơn ai hết, người thủ lĩnh phải khéo léo giải quyết dưới sự phối hợp tận tình của các thành viên trong buôn làng. 2. Tiền giả định bách khoa về quyền hạn, nhiệm vụ của Chủ đất Mặc dù chỉ chiếm 8 điều với 44 câu klei duê trong luật tục nhưng người Êđê đã cho thấy nhiệm vụ rất rõ ràng của người Chủ đất (Pô lăn): La\n `u kriê, dliê `u êma\ng, `u ra\ng kriê ma\ la\n`u pô. Pro\ng anak `u mtô, pro\ng cô `u lac, tloh lo\ cuê, ahuê lo\ kbua.\ (Người đó sẽ trông coi đất đai, thăm nom rừng rú, tự mình phải chăm nom mảnh đất mà mình là chủ. Khi con đã lớn, họ phải dạy. khi cháu đã khôn, họ phải bảo, hễ đứt thì phải nối, hễ Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ 47Số 18 - Tháng 6 năm 2017 yếu thì phải buộc lại cho vững) (ĐK 229). Theo quy định, Pô lăn là một phụ nữ lớn tuổi, bà trông coi, quản lí đất đai chủ yếu về mặt tâm linh và nghi lễ. Nhưng trên thực tế, quyền hạn này lại thường thuộc về người đàn ông. Người đàn ông này thay mặt vợ hoặc thuộc về dòng nữ đã được chỉ định làm chủ đất. Với tư cách là chủ đất, ông ta thay mặt dân làng trông nom, quản lí việc khai thác, sử dụng đất rừng làm nương rẫy, cũng như việc khai thác rừng vào các hoạt động sinh kế khác. Quyền sở hữu đất đai thuộc về cả cộng đồng mà Chủ đất là người đại diện: La\n ala, êa djuh, hmei gơ (Đất đai, sông suối, rừng cây, là của chúng tôi (Chủ đất)) (ĐK 234). Kẻ nào xâm phạm đến đất đai thì hắn là kẻ có tội, phải đưa ra xét xử: Lăn `u sua, êa `u plah, la\n sah mdro\ng `u mmia\. Dliê `u hba\n, la\n `u hgan, car emeh êman `u ktưn. ~u pro\ng grưh mrưh ai, `u mlai cữ mtâo. Ana\n mâo kđi ara\ng kơ `u. (Đất đai hắn chiếm, sông suối hắn đoạt; đất đai của tù trưởng nhà giàu hắn giành lấy. Rừng cây, hắn xí; đất đai hắn choán; rừng tê giác, rừng voi, hắn cũng lấn chiếm. Hắn là kẻ to gan lớn mật, dám vượt cả non cao. Như vậy, có việc phải đưa ra xét xử giữa người ta với hắn) (ĐK 235). Trong quan niệm xưa của người Êđê, quyền sở hữu đất đai của một dòng họ được coi là tuyệt đối và trường tồn với một mảnh đất nhất định: Luc amiêt kơ amuôn. Luc amuôn kơ cô. Luc pô anei kơ pô adih. Amâo mâo pô jho\ng plah ôh. Amâo mâo pô plah kơ bha, sua kơ dưi ôh. (Mất cậu, để lại cho cháu. Mất bà, để lại cho cháu. Mất người này, để cho người kia. Không ai dám chiếm lấy. Không ai dám giành lấy mà chia cắt, chiếm lấy bằng được) (ĐK 230). Vốn xưa kia, ở người Êđê, chỉ có những phụ nữ thuộc dòng Niê Kđăm mới được giữ vai trò chủ đất. Tập tục này có nguồn gốc từ một huyền thoại kể rằng: Xưa kia, khi các dòng họ Êđê từ hang đất Ađrênh chui lên, do chậm chạp, họ Niê Kđăm lên sau cùng. Lúc ấy, các dòng họ trước đã chiếm hết sông, suối, đồng cỏ, cây cối, dòng họ Niê Kđăm bèn dậm chân xuống đất và tuyên bố họ là chủ đất (kđăm có nghĩa là dậm chân). Các buôn làng Êđê đều có ranh giới đất đai và rừng núi, thuộc sở hữu chung, các thành viên có thể chiếm dụng nhưng không được quyền sở hữu. Ngoài Chủ đất, người Êđê cũng gắn cho đất của buôn một vị thần cai quản làm tăng sự linh thiêng. Như vậy, xâm chiếm đất tức là xúc phạm đến thần linh và “dám vượt cả non cao” (Chủ đất) thì sẽ bị trừng phạt. 3. Tiền giả định bách khoa về những vi phạm lợi ích cộng đồng Luật tục dành 27 điều với 183 câu klei duê để quy định các tội vi phạm đến lợi ích cộng đồng, bao gồm: Tội lang thang, lêu lổng không chịu sống theo khuôn phép của cộng đồng; tội không giúp đỡ người hoạn nạn; tội làm lây lan bệnh truyền nhiễm cho người khác; tội làm cháy rừng, hỏa hoạn; tội xâm phạm phong tục – tập quán của làng. Đối với người Êđê, tính cộng đồng luôn được đặt lên hàng đầu, vì vậy, ai làm những điều vi phạm đến lợi ích chung của cộng đồng đều bị xử lí nghiêm. Họ quan niệm dù là dòng họ nào thì cũng có nguồn gốc “từ ông bà xưa”. Sự tương thân tương ái thể hiện trong cuộc sống thường ngày, trong khó khăn, hoạn nạn. Bất cứ ai đi ngược với truyền thống này, như không chăm sóc người ốm chu đáo, bỏ đi hay lẫn tránh khi có tiếng kêu cứu cần sự giúp đỡ thì phải đưa hắn ra xét xử giữa người đầu làng với hắn. Đặc biệt là các vụ gây cháy rừng, âm mưu gây hỏa hoạn, chôn cơm nguội, mai táng trong rẫy người khác làm uế tạp, cằn cỗi đất đai, dơ bẩn nguồn nước luật tục sẽ phạt: ~u tăm brei ênua, ba brei kđi, cia\ng khi\n amâo lo brei, mlei amâo lo\ tu\, ju\ jhat bi hlao, kuê bi ja\k lo\ hriê, mdiê bi ja\k lo\ brei, asei mlei bi suaih mngac. Ana\n mâo kđi. ~u tuh brei la\n ho\ng kbao kô#. U|n ko\ kpih brei pô hma. (Hắn sẽ phải trả giá, nộp phạt để điều cấm kỵ được bỏ qua, để điều xấu xa được gột sạch, để kê trở lại sinh sôi, lúa lại đâm bông nảy hạt, để con người lại mạnh khỏe tắn tươi. Như vậy là có chuyện phải xét xử. Hắn phải tẩy uế đất bằng Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ 48 Số 18 - Tháng 6 năm 2017 trâu trắng. Một con lợn bạch sẽ được giết để hiến sinh cho người chủ rẫy) (ĐK 94). Tập quán của người Êđê buộc phải hiến sinh bằng trâu trắng, lợn trắng trong các lễ trọng để tạ tội. Như vậy, vi phạm các tội nêu trên được xem là trọng tội. Những kẻ lang thang, phiêu bạt, không quê hương trong luật tục Êđê được ví như con dao cùn, như chà gạc quằn, như con ngựa hoang, trâu hoang, như con lợn, con trâu. Cách ví von bằng các hình ảnh khá quen thuộc, gần gũi và sinh động này có lẽ rất dễ nhớ, dễ hiểu đối với đồng bào Êđê vốn mưu sinh bằng tập tục canh tác nương rẫy: Mnuih dho\ng đa\ kga\ ku, mnuih lu klei. Mnuih aseh kmuê kbao kmuê amâo mâo djuê ana, ama ami\ (...). ~u duah đue\ hiu jơ\ng mngo\ ko\ my, si kru hlang. U|n rih jih asei; kbao rih jih asei; `u duah boh klei, jih asei `u pô. (Hắn là một kẻ như con dao cùn, như cây chà gạc quằn, luôn luôn sinh sự. Hắn như con ngựa hoang, con trâu hoang, không biết họ hàng, gốc gác của mình, cha không có, mẹ cũng không Hắn đi lang thang, phiêu bạt, chân ở phía đông nhưng đầu lại ở phía tây, khác nào con bò rừng trên rừng cỏ Như con lợn, con trâu để hiến sinh, hắn sẽ chịu phạt vì chính những chuyện hắn đã gây ra) (ĐK 69). Về các dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra trong làng, luật tục quy định là phải báo ngay cho thủ lĩnh của làng biết: Dja\p mta ra ênâo mâo klei ju jhat, bi nao hưn kơh ho\ng khua (Hễ có huyện này chuyện nọ, nhất là những chuyện hiểm nguy thì bao giờ cũng phải cho người đi báo với đầu làng)(ĐK 74). Phải cách ly những người bệnh để tránh lây lan: Mnuih djo\ cut, djo\ phu\ng la, đa\m duah ba kơ [uôn sang ôh, hui\ phu\ng `u duah ba, cut la duah đi# kơ ara\ng. Kơyua ana\n ami\ ama, ga\p djuê `u bi nga\ brei pưk hla\m dliê, hjiê hla\m kmrơ\ng, brei `u dơng dôk hja\n `u. (Người lên đậu, kẻ bị phong cùi hay lên thủy đậu, không được đem họ về ở trong làng, sợ rằng họ sẽ truyền bệnh đậu mùa, bệnh phong cùi, bệnh thủy đậu cho người khác trong làng. Vì vậy, cha mẹ họ, gia đình họ phải làm cho họ một túp lều trong rừng, một cái lẫm trong rú, và họ phải sống ở đó một mình) (ĐK 75). Theo nhận thức của người Êđê, những người bị bệnh là do thần quở, trời phạt làm cho đau đớn thân xác, họ sẽ bị đuổi ra khỏi làng. Nếu để lây bệnh cho người khác thì phải đưa họ ra xét xử. Những năm nóng nực, hạn hán, thần linh hay gây ra bệnh hoạn, chết chóc, làng thường phải kiêng cữ để được yên lành. Luật tục quy định rằng: Ku\ng gông knông cu\t, `u duah mu\t kma hla\m [uôn sang, ana\n kthu\l. Tơdah yang [ie adiê nga\, lo\ mâo rua\ duam, m’ai `u. () Tơdah djiê, ênua kơ `u. Tơduh êka, kđi kơ `u. (Kẻ nào khi làng vào cữ, đường đã cắm dấu cấm đi, đường đã trồng cây chắn lại, mà vẫn cứ vào làng thì kẻ ấy có tội. Nếu ông trời và các thần linh lại nổi giận, gây ra bệnh hoạn, chết chóc thì hắn phải chịu trách nhiệm. ()Nếu người đó chết thì hắn phải trả giá mạng người. Còn nếu người đó chỉ bị thương tật thì hắn phải chịu phạt một khoản bồi thường) (ĐK 84). 4. Tiền giả định bách khoa về các điều khoản liên quan đến tài sản Tài sản và quyền sở hữu luôn là vấn đề quan trọng của đời sống cộng đồng, dù cộng đồng đó còn ở trình độ chậm tiến hay đã đạt tới trình độ văn minh. Luật tục Êđê có 38 điều với 257 câu để quy định về vấn đề này. Về việc thừa kế tài sản, người Êđê theo chế độ gia đình mẫu hệ nên việc tính tử hệ và thừa kế tài sản đương nhiên phải theo dòng mẹ: Asei djiê bi êngiê wa\ng, asei djiê bi êngiê kga\, kông mnuh buh ba, anu\ mna\k ba\k ba, êlu\ hua\, mngan [ơ\ng djam, hjei, mnhat, jông, dho\ng kri\, mnia\, kli\tjua\, wa\ng điêt, kga\ điêt, hna kniêt, đi\ng tiông, breai bi dja\p, dra\p bi ênu\m, asei gơ\ djiê êngiê wa\ng, asei gơ\ djiê kga\, ka thâo êlâo aê, ka thâo êlâo aduôm, bhia\n bi ma\ mơ\ng dưm. (Người đã chết thì cái niết, cái chà gạc được tự do, cùng với vòng đeo tay, chuỗi hạt cườm đeo cổ, cùng với các chén bát để ăn cơm, Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ 49Số 18 - Tháng 6 năm 2017 cái dùi, cái búa, cái rìu, con dao găm, cái hái và đôi dép da, một cái niết nhỏ, một cái chà gạc nhỏ, một cái ná nhỏ với ống đựng tên, phải được đem trả đầy đủ cho mẹ người chết hoặc người thừa kế gái bà ta) (ĐK 182). Một phần của cải của người chồng đã chết cũng phải đem trả về cho mẹ hoặc chị em gái của anh ta. Vì mọi của cải trong gia đình đều thuộc quyền quản lí của mẹ hay người đại diện cho mẹ là chị cả. Điều 181 nói về việc giữ gìn của cải đã khẳng định: Các vật lớn hay nhỏ, quý hay không quý, các nồi hoặc chén bát đều do người chị cả trông coi và giao lại. Tài sản của con trai chưa vợ thì phải giao cho mẹ hoặc chị em gái của anh ta quản lí: Tơdah `u thâo nga\n sa asa\r krah, sa đah po\k, sa arua\t anu\, sa boh kông, brei he\ kơ ami\ ama, kơ juê êngai, amaiadei `u pô; tơdah `u amâo brei, kthu\l `u. (Nếu anh ta có, dù chỉ một cái nhẫn, dù chỉ một cắc bạc, một chuỗi cườm, một vòng đồng đeo tay, anh ta cũng phải đưa cho mẹ, đưa cho chị em. Không đưa là anh ta có tội) (ĐK 183). Điều khoản 185 cũng quy định rằng, người chồng không được lấy tài sản của vợ và con (gái) để đem cho các cháu (con chị em gái) của mình. Nếu lấy vụng, lấy trộm đem về cho cháu thì anh ta phải bồi thường hoặc trả lại, nếu không sẽ bị xét xử. Về việc mua bán, đổi chác, cho mượn của cải, đồ vật cũng được quy định rất rõ trong luật tục. Trước tiên, việc mua bán cần phải xem xét, cân nhắc, phải hỏi ý kiến vợ hoặc chồng, cha mẹ, người già: Êkei `u blei pliê, mniê `u bliê mcưm. Nu lu mti\l phiang, prang [hu, `u lu nga\n duah blei. Anăn mâo klei ung jỗ mô# [uah, sah mdro\ng đru ăl kơ `u. () Khua amâo `u ktleh; hđeh amâo `u bi mhac, amâo `u lac ya\l. () ~u gao ku\ng, gao knông, `u gao k[ông mtô lac. Ana\n mâo kđi ara\ng. (Anh đàn ông mua bừa, chị đàn bà sắm ẩu đều là người lắm của, nhiều âu đồng, chậu thau, đem tiêu, đem cho hoang phí. Vì vậy, họ làm cho người chồng chê, người vợ trách, làm cho tù trưởng nhà giàu nổi giận Họ chẳng hỏi ý kiến người già, cũng không hỏi ý kiến người trẻ. Họ mua sắm cái gì chẳng hề nói cho ai hay Họ là những kẻ bất chấp các dấu cữ, bất chấp các con đường cấm, không đếm xỉa đến mọi lời khuyên bảo răn dạy. Vì vậy phải đưa họ ra xét xử) (ĐK 186). Việc ai đó lợi dụng trẻ em mà đổi chác, mua bán gian trá, cũng bị khép thành một loại tội để đưa ra xét xử, đó cũng là lẽ đương nhiên trong xã hội nói chung và trong cộng đồng Êđê nói riêng. Kẻ mượn tiền bạc, của cải mà quá hạn vẫn lần khần không chịu trả thì buộc hắn phải trả gấp ba (Nếu đã quá hạn, mà hắn chưa đem trả thì hắn buộc phải trả thêm gấp ba lần cái hắn đã mượn). Còn nếu quá hạn mà vẫn một mực không trả, thì người có của cho mượn được đến nhà và lấy bất cứ cái gì mà hắn có để bắt nợ: Tơdah êgao leh kleh bi kcah, `u amâo ciu; tơ [uh cing `u ti ktai, ara\ng kleh; tơ [uh ceh `u ti gơ\ng, ara\ng ri\t; tơdah `u êku\t pi\t đih, ara\ng râo; ara\ng amâo ra\k mlâo, ara\ng ma\ gô# ktan ana\p mta `u, amâo soh. (Nếu thấy trên giá treo chiêng nhà hắn có chiêng, cứ tháo chiêng lấy đem đi; nếu thấy ở cột ché nhà hắn có ché, cứ cởi ché lấy bê đi; nếu thấy hắn ngủ, cứ đành thức hắn dậy và trước mặt hắn, cứ lấy đi những thứ gì mà hắn không chịu trả chẳng có tội tình gì mà sợ) (ĐK 190). Các hành vi của con người xâm phạm đến quyền lợi của người khác đều được luật tục quy thành từng tội cụ thể như: tội ăn cắp vặt; tôi tớ ăn cắp của cải của chủ; ăn trộm ngũ cốc; ăn trộm mật ong; đánh cắp thú rừng dính bẫy; đổ trộm cá trong đơm; bắt trộm gia súc, gia cầm Về tội ăn trộm trâu bò, theo luật tục buộc tội thì: Tơdah leh `u cuh [ơ\ng he\, thâo dah leh `u chi\ he,\ `u lo\ kpung brei dua mkua tlâo êdei `u brei (Nếu hắn đã ăn trộm một con vật mà sau đó đã ăn thịt hoặc đem bán thì ngoài trả giá con vật, hắn phải đền hai con nữa, có nghĩa là hắn phải trả lại gấp ba, ngoài con vật hắn đánh cắp, hắn phải trả lại một con trước, một con sau) (ĐK 210). Đó là nguyên tắc “lấy một đền ba” trong truyền thống của người Êđê. Những ai đồng lõa, bao che cho kẻ trộm cắp, cưỡng đoạt tài sản của người khác đều quy vào tội liên đới. Người có công báo cho chủ nhân bị mất cắp nơi kẻ gian giấu đồ vật lấy cắp sẽ được gia chủ thưởng. Ngược lại, “với những kẻ bao che, giấu giếm vật ăn cắp thì hắn sẽ phải trả gấp ba, có nghĩa là ngoài cái đã mất, phải trả thêm Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ 50 Số 18 - Tháng 6 năm 2017 cái trước và cái sau” (ĐK 213). Luật tục về quyền sở hữu tài sản của người Êđê nói lên quy chế chặt chẽ của cộng đồng, đồng thời thể hiện tính công bằng, dân chủ và công khai của họ. Mặc dù hạn chế về lịch sử, hiểu biết khoa học chưa cho phép cộng đồng Êđê chú tâm xây dựng trong luật tục của mình những dấu hiệu ngôn ngữ, tuy nhiên, chúng ta có thể khẳng định vai trò của TGĐBK trong luật tục của họ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc cung cấp tri thức nền giúp cho cộng đồng Êđê, đặc biệt là những người tham gia xét xử có điều kiện trau dồi vốn hiểu biết về đời sống xã hội cũng như văn hóa của dân tộc mình. Các loại TGĐBK trong văn bản luật tục khá phong phú. Mỗi loại lại mang trong mình một hệ thống các tri thức nền: hiểu biết về thế giới tự nhiên, về con người, về văn hóa - xã hội, về các phong tục tập quán, tín ngưỡng Điều này đòi hỏi người Êđê khi tham gia vào các vụ xét xử theo luật tục, phải hiểu biết sâu sắc mọi mặt trong đời sống tự nhiên và xã hội. Những tri thức đặc hữu của TGĐBK về ứng xử trong cộng đồng tộc người đã góp một phần không nhỏ vào việc làm căn cứ cho những người sử dụng và thực thi luật tục dễ dàng, nhanh chóng hơn trong việc thực hiện các điều khoản của luật tục Êđê. Tài liệu tham khảo [1] Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn ngữ học, Ngữ dụng học, t.2, NXB. Giáo dục, Hà Nội; [2] Lê Đông (1994), “Vai trò của thông tin tiền giả định trong cấu trúc ngữ nghĩa - ngữ dụng của câu hỏi”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 2; [3] Đỗ Việt Hùng (2013), Ngữ nghĩa học từ bình diện hệ thống đến hoạt động, NXB. Đại học Sư phạm Hà Nội; [4] Hoàng Phê (1982), “Tiền giả định và hàm ý trong ngữ nghĩa của từ”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 2; [5] Đoàn Văn Phúc (1998), Từ vựng các phương ngữ Êđê, NXB. Tp. Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh; [6] Ngô Đức Thịnh (Chủ biên, 1996), Luật tục Êđê, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội; [7] Ngô Đức Thịnh, Chu Thái Sơn, Nguyễn Hữu Thấu (2001), Luật tục Êđê (Tập quán pháp), NXB. Văn hóa dân tộc, Hà Nội; [8] Viện Ngôn ngữ học - Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk (2004), Từ điển Việt - Êđê, NXB. Giáo dục, Đắk Lắk. EDE LAW FROM AN ENCYCLOPEDIC PRECONCEPTUAL PERSPECTIVE ON BEHAVIOR IN THE RELATIONSHIP BETWEEN THE LEADER AND THE VILLAGE COMMUNITY Abstract: Customary law is knowledge of self-management and community managemen for each person. Ede’s customary law is the product of traditional society organized on the basis of matrilineal family and a closed society. The article presents insights on the behavior of Ede in the community. Notably, the multi-faceted relationship are focused between the village community and the village head; The provisions related to property, inheritance, felons harm the public benifits, breach of customs and social morals, etc. Keywords: Ede Law; hypothetical money; presuppose; cultural behavior.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf215_915_1_pb_0026_2152005.pdf
Tài liệu liên quan