Tài liệu Luật lao động: LUẬT LAO ĐỘNG
I- Khái niệm, đối tượng và phương pháp
điều chỉnh của Luật lao động
1. Khái niệm :
Ngành luật lao động là ngành luật
độc trong hệ thống các ngành luật trong hệ
thống pháp luật Việt Nam, bao gồm những
quy tắc và quy phạm pháp luật điều chỉnh
các quan hệ xã hội phát sinh giữa người lao
động và người sử dụng lao động; giữa người
sử dụng lao động với các cơ quan chức năng
của nhà nước về lao động
2. Đối tượng và phương pháp điều chỉnh
2.1 Đối tượng điều chỉnh
Điều chỉnh mối quan hệ giữa người làm
công ăn lương và người sử dụng lao động, cụ
thể là quan hệ từ khi giao kết hợp đồng, quan
hệ từ khi giao kết hợp đồng đến sau khi chấm
dứt hợp đồng
2.2 Phương pháp điều chỉnh
Là cách thức mà nhà nước tác động vào
các QHPL, gồm những phương pháp sau : PP
thỏa thuận, bình đẳng; PP mệnh lệnh; PP có
sự tham gia của tổ chức công đòan.
II. Một số chế định cơ bản của Luật lao động
1. Tiền lương
1.1 Khái niệm :
Nghĩa rộng :Tiền lương của người lao
động do hai bên...
21 trang |
Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 1090 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luật lao động, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬT LAO ĐỘNG
I- Khái niệm, đối tượng và phương pháp
điều chỉnh của Luật lao động
1. Khái niệm :
Ngành luật lao động là ngành luật
độc trong hệ thống các ngành luật trong hệ
thống pháp luật Việt Nam, bao gồm những
quy tắc và quy phạm pháp luật điều chỉnh
các quan hệ xã hội phát sinh giữa người lao
động và người sử dụng lao động; giữa người
sử dụng lao động với các cơ quan chức năng
của nhà nước về lao động
2. Đối tượng và phương pháp điều chỉnh
2.1 Đối tượng điều chỉnh
Điều chỉnh mối quan hệ giữa người làm
công ăn lương và người sử dụng lao động, cụ
thể là quan hệ từ khi giao kết hợp đồng, quan
hệ từ khi giao kết hợp đồng đến sau khi chấm
dứt hợp đồng
2.2 Phương pháp điều chỉnh
Là cách thức mà nhà nước tác động vào
các QHPL, gồm những phương pháp sau : PP
thỏa thuận, bình đẳng; PP mệnh lệnh; PP có
sự tham gia của tổ chức công đòan.
II. Một số chế định cơ bản của Luật lao động
1. Tiền lương
1.1 Khái niệm :
Nghĩa rộng :Tiền lương của người lao
động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng
lao động và được trả theo năng suất lao
động, chất lượng và hiệu quả công việc.
Mức lương của người lao động không được
thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước
quy định.
Nghĩa hẹp : tiền lương của người lao
động làm công ăn lương là số tiền mà
người lao động nhận được từ người sử
dụng lao động theo thỏa thuận trong HĐLĐ
phù hợp với pháp luật lao động.
Mức lương tối thiểu : Mức lương là số
tiền người sử dụng lao động trả cho người
lao động khi làm công việc giản đơn nhất
trong điều kiện lao động bình thường bù đắp
sức lao động giản đơn và một phần tái sản
xuất sức lao động mở rộng
1.2 Hệ thống thang lương, bảng lương
- Thang lương áp dụng cho công nhân
sản xuất (bậc lương và hệ số lương
tương ứng).
- Bảng lương áp dụng cho CBCCVC
(hệ số lương và bậc lương tương
ứng).
1.3 Tiền lương trong những công việc cụ thể :
a. Trả lương khi làm thêm giờ : Người lao
động làm thêm giờ được trả lương theo đơn
giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc
đang làm như sau:
• Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
• Vào ngày nghỉ hàng tuần, ít nhất bằng
200%;
• Vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít
nhất bằng 300%.
Người lao động làm việc vào ban đêm (22h-6h
hoặc 21h-5h) thì được trả thêm ít nhất bằng 30% của
tiền lương làm việc vào ban ngày.
b. Trả lương khi ngừng việc :
Trong trường hợp phải ngừng việc, người lao
động được trả lương như sau:
• Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người
lao động được trả đủ tiền lương;
• Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không
được trả lương; những người lao động khác trong
cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo
mức do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp
hơn mức lương tối thiểu;
- Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do
lỗi của người sử dụng lao động hoặc vì
những nguyên nhân bất khả kháng, thì tiền
lương do hai bên thoả thuận, nhưng không
được thấp hơn mức lương tối thiểu.
c. Trả lương khi người lao động bị tạm giữ,
tạm giam
d. Trả lương trong trường hợp sáp nhập, hợp
nhất, chia tách chuyển quyền sở hữu, quyền
quản lý hoặc quyền sử dụng tài sản của
doanh nghiệp
2. Hợp đồng lao động
2.1 Khái niệm :
Hợp đồng lao động là sự thoả thuận
giữa người lao động và người sử dụng
lao động về việc làm có trả công, điều
kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi
bên trong quan hệ lao động.
2.2 Nguyên tắc giao kết HĐLĐ:
• Tự nguyện, bình đẳng
• Trực tiếp
• Không trái với pháp luật, thỏa ước lao
động tập thể
2.3 Nội dung của HĐ ( quyền và nghĩa vụ)
* Có 3 nhóm điều khỏan :
• Điều khỏan bắt buộc : đã được quy định
trong các văn bản QPPL như BHXH, an
tòan lao động, vệ sinh lao động
• Điều khỏan bắt buộc thỏa thuận : công việc
phải làm, tiền lương, thời giờ làm việc, nghỉ
ngơi, địa điểm làm việc
• Điều khỏan tùy nghi : ăn trưa, nghỉ phép,
hiếu hỉ,
2.4 Hình thức hợp đồng
Hợp đồng được giao kết bằng miệng
hoặc bằng văn bản, phải làm thành 2 bản,
mỗi bên giữ 1 bản
+ Văn bản : từ 3 tháng trở lên
+ Miệng : dưới 3 tháng, giúp việc nhà
2.5 Phân lọai hợp đồng
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Hợp đồng lao động không xác định thời
hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác
định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của
hợp đồng;
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Hợp đồng lao động xác định thời hạn là
hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời
hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng
trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36
tháng;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một
công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
Lưu ý : Một người lao động có thể ký 1 hoặc nhiều HĐLĐ với
một người sử dụng lao động hoặc nhiều người sử dụng lao
động với điều kiện phải đảm bảo công việc.
2.6 Hiệu lực của HĐ lao động
Khi ký kết HĐ lao động hai bên phải thỏa thuận cụ
thể ngày có hiệu lực của HĐ lao động và ngày bắt
đầu làm việc. Trường hợp người lao động đi làm
ngay sau khi ký kết HĐ lao động thì ngày có hiệu
lực là ngày ký kết. Trường hợp người lao động đã
đi làm một thời gian sau đó mới ký HĐ lao động
hoặc HĐ lao động bằng miệng thì ngày có hiệu lực
là ngày người lao động bắt đầu làm việc.
•
3. Kỷ luật lao động
3.1 Khái niệm :
Kỷ luật lao động là những quy định
về việc tuân theo thời gian, công nghệ và
điều hành sản xuất, kinh doanh, thể hiện
trong nội quy lao động. Nội quy lao động
không được trái với pháp luật lao động
và pháp luật khác.
3.2 Những biện pháp để đảm bảo kỷ luật lao động
a. Giáo dục, thuyết phục trong kỷ luật lao động :
làm cho người lao động hiểu rõ nội dung của
bản nội quy lao động, xác định được những
việc cần phải chấp hành khi thực hiện nghĩa vụ
lao động, từ đó họ có ý thức tự giác tuân theo.
b. Áp dụng trách nhiệm kỷ luật lao động :
- Kéo dài thời hạn nâng lương không quá
sáu tháng hoặc chuyển làm công việc khác có
mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là sáu
tháng hoặc cách chức;
- Sa thải.
4. Bảo hiểm
4.1 Khái niệm
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay
thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của
người lao động khi họ bị giảm hoặc mất
thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết
tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng
vào quỹ bảo hiểm xã hội.
4.2 Các lọai hình BHXH
- BHXH bắt buộc : Bảo hiểm xã hội bắt
buộc là loại hình bảo hiểm xã hội mà
người lao động và người sử dụng lao
động phải tham gia
- BHXH tự nguyện : Bảo hiểm xã hội tự
nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội mà
người lao động tự nguyện tham gia, được
lựa chọn mức đóng và phương thức đóng
phù hợp với thu nhập của mình để hưởng
bảo hiểm xã hội.
4.3 Các chế độ BHXH cụ thể :
• Trợ cấp ốm đau
• Trợ cấp tai nạn, bệnh nghề nghiệp;
• Trợ cấp thai sản;
• Trợ cấp thất nghiệp;
• Chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe;
• Chế độ hưu trí
• Chế độ tử tuất
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luat_lao_dong_9259.pdf