Luận văn Yếu tố kỳ ảo trong sáng tác Võ Thị Hảo (qua tiểu thuyết Giàn Thiêu và tập truyện ngắn Những Truyện Không Nên Đọc Lúc Nửa Đêm)

Tài liệu Luận văn Yếu tố kỳ ảo trong sáng tác Võ Thị Hảo (qua tiểu thuyết Giàn Thiêu và tập truyện ngắn Những Truyện Không Nên Đọc Lúc Nửa Đêm): Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––– CAO THỊ THU HOÀI YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG SÁNG TÁC VÕ THỊ HẢO (QUA TIỂU THUYẾT GIÀN THIÊU VÀ TẬP TRUYỆN NGẮN NHỮNG TRUYỆN KHÔNG NÊN ĐỌC LÚC NỬA ĐÊM) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN THÁI NGUYÊN - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––– CAO THỊ THU HOÀI YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG SÁNG TÁC VÕ THỊ HẢO (QUA TIỂU THUYẾT GIÀN THIÊU VÀ TẬP TRUYỆN NGẮN NHỮNG TRUYỆN KHÔNG NÊN ĐỌC LÚC NỬA ĐÊM) Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN ĐỨC HẠNH THÁI NGUYÊN - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Sau 1975, đặc biệt là sau 1987, đời sống văn học Việt Nam có nhiều thay đổi. Sự chuyển tiếp từ thời chiến sang thời bình với những quy luật ...

pdf121 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1371 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Yếu tố kỳ ảo trong sáng tác Võ Thị Hảo (qua tiểu thuyết Giàn Thiêu và tập truyện ngắn Những Truyện Không Nên Đọc Lúc Nửa Đêm), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––– CAO THỊ THU HOÀI YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG SÁNG TÁC VÕ THỊ HẢO (QUA TIỂU THUYẾT GIÀN THIÊU VÀ TẬP TRUYỆN NGẮN NHỮNG TRUYỆN KHÔNG NÊN ĐỌC LÚC NỬA ĐÊM) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN THÁI NGUYÊN - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––– CAO THỊ THU HOÀI YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG SÁNG TÁC VÕ THỊ HẢO (QUA TIỂU THUYẾT GIÀN THIÊU VÀ TẬP TRUYỆN NGẮN NHỮNG TRUYỆN KHÔNG NÊN ĐỌC LÚC NỬA ĐÊM) Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN ĐỨC HẠNH THÁI NGUYÊN - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Sau 1975, đặc biệt là sau 1987, đời sống văn học Việt Nam có nhiều thay đổi. Sự chuyển tiếp từ thời chiến sang thời bình với những quy luật bình thƣờng của nó, ảnh hƣởng của công cuộc đổi mới tƣ duy mà Đảng khởi xƣớng, những vấn đề bức thiết cộm lên trong lịch sử dân tộc thời hậu chiến và một độ lùi thời gian tƣơng đối thích hợp... là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những thay đổi quan trọng của văn học. Cùng với sự nghiệp đổi mới của Đảng, các phƣơng diện của đời sống văn học nhƣ tác giả, tác phẩm, các hoạt động sáng tác, lí luận, phê bình... đều có sự chuyển biến tích cực. Trong bức tranh chung ấy, chúng ta rất dễ nhận ra sự khởi sắc của thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn. Nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu đã nhận ra xu hƣớng vận động mới - xu hƣớng của những tìm tòi sáng tạo, của những lối viết hoàn toàn mới mẻ. Và hoà vào dòng chảy ấy, ta thấy xuất hiện một nữ văn sỹ có cá tính sáng tạo độc đáo - nhà văn Võ Thị Hảo. Cái tên Võ Thị Hảo đã từng gây ấn tƣợng mạnh trên văn đàn những năm 90 của thập kỷ trƣớc bởi những truyện ngắn Người sót lại của rừng cười, Biển cứu rỗi, Vườn yêu… và mấy năm gần đây, chị lại làm độc giả sửng sốt bằng cuốn dã sử đậm chất "liêu trai" với cái tên mang cảm giác mạnh Giàn thiêu (2005), cùng với đó là tập truyện ngắn Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm (2005) cũng khiến không ít ngƣời kinh ngạc. Đây là 2 tác phẩm đạt giải thƣởng của Hội nhà văn Hà Nội. 1.2. Cùng với những tên tuổi nhƣ Nguyễn Bình Phƣơng, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh..., Võ Thị Hảo là nhà văn góp phần tạo ra xu hƣớng cách tân trong nền văn xuôi Việt Nam đƣơng đại. Các nhà văn này đã mang vào văn học hơi thở của cuộc sống và con ngƣời hiện đại. Để làm đƣợc điều đó, trƣớc hết họ phải tự làm mới chính mình. Cùng với một quan niệm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 mới mẻ về hiện thực là một văn phong táo bạo, những sáng tác đậm chất kì ảo xuất hiện ngày càng nhiều trong đời sống văn học hiện nay. Yếu tố kì ảo cũng chính là một trong những gam màu chủ đạo làm nên bức tranh đầy mê hoặc và lôi cuốn trong những sáng tác của nhà văn Võ Thị Hảo. 1.3. Kì ảo là một trong những thủ pháp nghệ thuật hữu hiệu và độc đáo của kho tàng văn xuôi thế giới. Nó trở thành một dòng chảy liên tục trong tiến trình của lịch sử văn học nhân loại từ thời cổ đại, qua Trung đại đến cận đại và hiện đại. Bên cạnh đó ngoài vai trò tạo sự "lạ hoá" nhằm hấp dẫn ngƣời đọc, yếu tố kì ảo còn có tác dụng giúp nhà văn biểu hiện, khám phá hiện thực và thể hiện những quan niệm mới mẻ về nhân sinh, thế sự, con ngƣời. 1.4. Nghiên cứu yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Võ Thị Hảo, chúng ta có thêm cơ sở khoa học để nghiên cứu, khẳng định những đổi mới trong nghệ thuật tự sự của văn xuôi Việt Nam hiện đại từ 1987 đến nay. Và từ đó chúng ta nhận ra xu thế hoà nhập của văn xuôi Việt Nam hiện đại vào văn xuôi thế giới hiện nay. Chính vì thế, nghiên cứu về yếu tố kì ảo trong sáng tác của Võ Thị Hảo (qua tiểu thuyết Giàn thiêu và tập truyện ngắn Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm) sẽ giúp chúng tôi hiểu sâu sắc hơn về thế giới nghệ thuật của nhà văn, cũng nhƣ có những nhìn nhận, đánh giá xác đáng hơn về quá trình vận động của văn xuôi Việt Nam đƣơng đại. 2. Lịch sử vấn đề Với 10 tập truyện ngắn, một tiểu thuyết và ba kịch bản phim truyện, sáng tác của Võ Thị Hảo đang là mối quan tâm và bình luận của rất nhiều nhà văn, nhà phê bình và độc giả. Đã có khá nhiều bài báo và rất nhiều trang web viết về sáng tác của Võ Thị Hảo, mà chủ yếu tập trung ở tiểu thuyết Giàn thiêu và tập truyện ngắn Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 Chúng tôi khái quát những ý kiến đánh giá về các vấn đề xung quanh đề tài trên hai phƣơng diện sau: 2.1. Về nghệ thuật 2.1.1. Theo nhận xét của Phạm Xuân Nguyên: "Văn Võ Thị Hảo, không chỉ là những dòng chữ. Không chỉ là những truyện ngắn hay tiểu thuyết. Văn Võ Thị Hảo có nhiều tầng hình tƣợng mà mỗi lần tiếp cận ngƣời đọc lại ngạc nhiên thấy mình khám phá ra một lớp ngữ nghĩa ẩn mình sau những câu chữ. Đó là lối viết văn đã đƣợc tác giả thổi linh hồn, linh hồn đó tạo nên những câu văn huyễn ảo mê hoặc, thậm chí ma quái". ("Giàn thiêu” - xứ sở của lối văn chương mê hoặc, huyền bí - trang 8). 2.1.2. Trên báo Thể thao văn hoá, tác giả Lƣơng Thị Bích Ngọc trong bài viết Võ Thị Hảo giữa những trang viết trang đời nhận xét: "Đọc truyện chị, thấy cuốn hút cứ tƣởng hình nhƣ mình bị mê hoặc bởi lối kể truyện cuốn hút, có duyên và lối văn phong vừa cũ, vừa mới, vừa quen, vừa lạ", "một hiện thực nghiệt ngã đƣợc chở đi trên lối văn phong ảo - thực và câu chữ ngọt ngào, dịu nhẹ". 2.1.3. Tác giả Nguyễn Hoài Nam trong bài Giàn thiêu - một nghệ thuật làm tan khối băng lịch sử đã nhấn mạnh đến những đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm này: “Tiểu thuyết lịch sử Giàn thiêu của Võ Thị Hảo là một nghệ thuật làm tan khối băng lịch sử mà chị đã gặp phải khi dựng lên một “Giàn thiêu” với rất nhiều “lửa” của mình”. Cũng trong bài viết, tác giả chú ý hơn cả đến hai nhân vật: Nguyên Phi Ỷ Lan và Thiền sƣ Từ Đạo Hạnh: “Võ Thị Hảo đã làm tan rã khối băng nhận thức về Ỷ Lan - với tƣ cách là một nhân vật lịch sử, một khối băng vốn đã cố kết vững chắc”. Còn với nhân vật Từ Đạo Hạnh, cách làm tan rã khối băng lịch sử của Võ Thị Hảo lại thể hiện ở một phƣơng diện khác - đó là đặt một giả thiết rõ ràng lên làn sƣơng mù mờ vốn đã bao quanh nhân vật này suốt mƣời thế kỉ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 Nhƣ vậy, tác giả Nguyễn Hoài Nam đã nhìn nhận và đánh giá Giàn thiêu trên cả hai phƣơng diện: trƣớc hết, đây là một tiểu thuyết lịch sử và xa hơn nữa còn là cuốn sách làm tan khối băng lịch sử, kéo quá khứ về hiện tại, đặt quá khứ - hiện tại trong một dòng chảy liên tục của thời gian. 2.1.4. Tác giả Quang Hải trong nhà văn Võ Thị Hảo và những cố gắng giải thiêng huyền sử lại dẫn dắt ngƣời đọc vào thế giới của tập truyện Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm: Đêm bướm ma là câu chuyện “mang không khí huyền hoặc pha mùi cổ sử thi đọng lại rất lâu. Có hơi hƣớng của Liêu trai chí dị, của Truyền kì mạn lục và dĩ nhiên nó đƣợc cảm nhận bởi con ngƣời hiện đại …”. Ngƣời viết cũng chỉ ra sự khác biệt về nghệ thuật qua giọng điệu của hai truyện ngắn Dệt cỏ và Người chăn bò thần thánh. Ở Dệt cỏ là giọng văn thƣơng cảm, xót xa. Còn Người chăn bò thần thánh là giọng giễu nhại, phê phán. Đặc biệt, bài viết này đã ít nhiều đề cập đến một khía cạnh nhỏ của yếu tố kì ảo khi nhấn mạnh: mạch truyện giải thiêng là mạch chính, giọng chủ của tác phẩm. 2.1.5. Bài viết Võ Thị Hảo, vầng trăng mồ côi trên trang web http:// chimviet.free.tr| tacpham1 | stt1| vothihao.html đã đặt sáng tác của Võ Thị Hảo trong sự so sánh với các nhà văn khác: “Ngƣời đọc có thể tìm thấy trong văn phong Võ Thị Hảo cái tàn nhẫn, chất huyền thoại phảng phất cơn mƣa Nguyễn Huy Thiệp, bóng mây Phạm Thị Hoài”. Đồng thời ngƣời viết cũng cho rằng “cay độc và ẩn dụ trở thành phong trào, thành phong cách thời đại, dấu ấn của thế hệ này”. 2.1.6. Báo Người đại biểu nhân dân (2005) bày tỏ sự ca ngợi những cách tân nghệ thuật của Giàn thiêu: “Cuốn tiểu thuyết này đang đi theo con đƣờng riêng của nó, ngấm dần vào trái tim ngƣời ta và những tầng lớp ngữ nghĩa cũng nhƣ những hình tƣợng nghệ thuật của cuốn tiểu thuyết này thƣờng trở đi trở lại ám ảnh ngƣời đọc”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 2.2. Về nội dung 2.2.1. Trong buổi toạ đàm về sáng tác của Võ Thị Hảo (Trên Vietnamnet.vn. 20.10.2005) có một số ý kiến: - Nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân trong bài "Tiểu thuyết và lịch sử - nhân đọc "Giàn thiêu" của Võ Thị Hảo” đã đặt ra vấn đề mối quan hệ giữa tiểu thuyết và lịch sử, cũng nhƣ định nghĩa thế nào là "tiểu thuyết lịch sử" và quyền tự do của nhà văn trong việc sử dụng chất liệu lịch sử vào tiểu thuyết. Ông cũng nhấn mạnh thêm rằng: “Tiểu thuyết “Giàn thiêu” còn có nhiều mặt đáng nói, nhất là xu hƣớng nữ quyền khá lộ liễu của nó với mấy nhân vật nữ đặc sắc: Nhuệ Anh, Lê Thị Đoan, cung nữ Ngạn La. Cả ba đều là những nhân vật hƣ cấu, đƣợc cài xen vào một quá khứ lịch sử, đƣợc đặt bên cạnh nhiều nhân vật lịch sử (…). Không khó để nhận ra rằng tác giả đã đƣa vấn đề của thế giới hiện đại vào tài liệu quá khứ. Đây không phải là điểm yếu, ngƣợc lại là điểm mạnh, đem lại sức sống cho ngòi bút nhà tiểu thuyết khi nhúng bút vào tích xƣa chuyện cũ”. - Hai nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên và Hoàng Ngọc Hiến th ì cùng chung một lời nhận xét: Giàn thiêu là một tiểu thuyết, trƣớc hết là tiểu thuyết, nghĩa là Giàn thiêu trƣớc hết không phải là một truyện lịch sử, không phải là minh chứng lịch sử mà là một sự tƣ duy lại lịch sử bằng phƣơng pháp tiểu thuyết. - Nhà văn Châu Diên thì nói rằng: ông "lấy làm tiếc cho Võ Thị Hảo" - giá nhân vật chính của Giàn thiêu là Ỷ Lan thay vì Từ Đạo Hạnh thì cuốn tiểu thuyết còn thành công hơn. 2.2.2. Phùng Hữu Hải trong Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại từ sau 1975 lại nhìn nhận về sáng tác của Võ Thị Hảo ở một khía cạnh khác - đó là cảm hứng triết luận về ngƣời phụ nữ (mà theo ông đây là một nội dung của yếu tố kì ảo): "Võ Thị Hảo qua chùm chuyện Tim vỡ, Nàng tiên xanh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 xao, Hành trang người đàn bà Âu lạc tỏ ra đặc biệt hứng thú với đề tài này. Dựa vào cảnh ngộ của những ngƣời phụ nữ mang nỗi đau của "cả giới đàn bà", Võ Thị Hảo tìm ra những quy luật nghiệt ngã của đời ngƣời phụ nữ ...". 2.2.3. Ngay trong bài phỏng vấn “Tôi không định mê hoặc…” của Minh Đức trên báo Người Đại biểu Nhân dân (2005), khi đƣợc hỏi: “Thông điệp của Giàn thiêu là gì?”, Võ Thị Hảo đã trả lời rằng, điều mà chị muốn gửi gắm qua tiểu thuyết này chính là khát vọng tự do và tình yêu. Và chị cũng khẳng định: sức sống của Giàn thiêu sẽ quyết định sự mê hoặc hay không mê hoặc ngƣời đọc. 2.2.4. Luận án tiến sỹ của Bùi Thanh Truyền đã chỉ ra những thông điệp mà Võ Thị Hảo muốn gửi gắm qua các tác phẩm: “Người chăn bò thần thánh với những chi tiết về giống bò tập thể kì lạ: chúng không cần ăn cỏ, không cần bài tiết, chỉ cần “chúm môi, phồng má thổi phù một cái, thế là cả đàn bò cứ ngoan ngoãn lừ lừ ra nhƣ một đàn bóng khổng lồ” chính là cái nhìn phê phán một thời kì hợp tác xã không ít những non nớt, tiêu cực (…), ngƣời viết phần nào làm lộ ra cái thế giới bí ẩn, phức tạp của tâm hồn con ngƣời hôm nay” [55, tr.181]. Tuy có không ít những ý kiến đánh giá về yếu tố kì ảo trong sáng tác Võ Thị Hảo, nhƣng chúng chỉ nằm rải rác trong những bài báo, bài nghiên cứu chứ chƣa có một công trình chuyên biệt nào nghiên cứu một cách có hệ thống và bao quát về vấn đề này. Bởi vậy, luận văn của chúng tôi sẽ lấp đầy “khoảng trống” đó, nhằm khám phá sâu một phƣơng diện nghệ thuật đặc sắc làm nên giá trị sáng tác Võ Thị Hảo, đặc biệt là yếu tố kì ảo qua tiểu thuyết Giàn thiêu và tập truyện Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn đi sâu khảo sát, phân tích lý giải những biểu hiện của cái kì ảo trong tiểu thuyết Giàn thiêu và tập truyện Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm cùng nghệ thuật xây dựng, miêu tả cái kì ảo trong hai tác phẩm trên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Yếu tố kì ảo với những biểu hiện đa dạng và hiệu quả thẩm mĩ của nó trong tiểu thuyết Giàn thiêu và tập truyện Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Tiểu thuyết Giàn thiêu - nhà xuất bản Phụ nữ - 2005, (tái bản có bổ sung) và tập truyện Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm - nhà xuất bản Phụ nữ - 2005. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu chính sau: 1. Phƣơng pháp nghiên cứu thi pháp học. 2. Phƣơng pháp hệ thống. 3. Phƣơng pháp thống kê. 4. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh. 6. Đóng góp của luận văn 6.1. Có đƣợc những kết luận khoa học về yếu tố kì ảo trong sáng tác Võ Thị Hảo, tiếp tục mở rộng con đƣờng đi vào thế giới nghệ thuật của tác giả. 6.2. Góp phần giải mã các yếu tố kì ảo trong văn học và cách tiếp cận văn học kì ảo. 6.3. Đóng góp một tài liệu học tập, nghiên cứu về Võ Thị Hảo và văn học kì ảo Việt Nam đƣơng đại. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Sáng tác của Võ Thị Hảo trong khuynh hƣớng văn học kì ảo Việt Nam đƣơng đại. Chƣơng 2: Các kiểu loại nhân vật kì ảo trong sáng tác của Võ Thị Hảo. Chƣơng 3: Một số thủ pháp nghệ thuật xây dựng yếu tố kì ảo trong sáng tác của Võ Thị Hảo. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 NỘI DUNG Chƣơng 1 SÁNG TÁC CỦA VÕ THỊ HẢO TRONG KHUYNH HƢỚNG VĂN HỌC KÌ ẢO VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI Khái niệm khuynh hƣớng “ghi nhận tính cộng đồng về cơ sở tƣ tƣởng thẩm mĩ của nội dung nghệ thuật; tính cộng đồng này đƣợc quy định bởi sự thống nhất về truyền thống nghệ thuật và văn hoá, bởi sự gần gũi trong cách hiểu của các nhà văn đối với các vấn đề của đời sống, bởi sự giống nhau về các tình thế xã hội, thời đại, văn hoá, nghệ thuật” [7]. Đặc điểm cốt lõi nhất của mọi khuynh hƣớng văn học là phƣơng pháp sáng tác của nó, chính phƣơng pháp quy định tính chất của việc lựa chọn chất liệu đời sống và phƣơng thức nghệ thuật để xử lí chất liệu. Sở dĩ chúng tôi xếp Võ Thị Hảo vào khuynh hƣớng trên bởi các sáng tác của nhà văn này cũng chứa nhiều yếu tố huyễn ảo, li kì và có một số điểm tƣơng đồng về bút pháp nghệ thuật với một số nhà văn sáng tác thiên về khuynh hƣớng kì ảo nhƣ Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phƣơng, Nguyễn Huy Thiệp... 1.1. Vài nét về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác Võ Thị Hảo 1.1.1. Tiểu sử Võ Thị Hảo sinh ngày 13 - 4 - 1956 ở Diễn Châu - Nghệ An. Tốt nghiệp khoa văn trƣờng Đại Học Tổng Hợp Hà Nội. Ra trƣờng chị về công tác tại nhà xuất bản Văn hoá dân tộc. Chị làm thơ từ rất sớm và từng nghĩ sẽ trở thành nhà thơ, nhƣng chị lại viết văn và thành danh với văn xuôi. Dù vào nghề văn chƣa đƣợc bao lâu, song Võ Thị Hảo nhanh chóng đƣợc ngƣời đọc biết đến. Chị đƣợc đánh giá là một trong những cây bút sắc sảo và giàu nữ tính. Những thân phận bé nhỏ, lam lũ trƣớc cuộc đời luôn khiến chị trăn trở trên từng trang viết của mình. Ngoài ra, Võ Thị Hảo còn “bén duyên” Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 với điện ảnh và hội hoạ. Ba kịch bản phim truyện của chị đƣợc đánh giá khá cao. Bên cạnh đó, chị còn say mê vẽ tranh và đã mở một triển lãm tranh với tên gọi Đường chân trời khiến bạn bè hội họa không khỏi kinh ngạc. Giản dị trong đời thƣờng nhƣng mạnh mẽ trong văn chƣơng là điều dễ nhận thấy ở nhà văn này. 1.1.2. Sự nghiệp sáng tác Với 10 tập truyện ngắn, một tiểu thuyết đã in và ba kịch bản phim truyện, sáng tác của Võ Thị Hảo đang gây ấn tƣợng mạnh trên văn đàn. Sách đã in: Biển cứu rỗi - tập truyện ngắn, Nxb HN 1991, giải thƣởng cuộc thi tiểu thuyết và truyện ngắn. Chuông vọng cuối chiều - tập truyện ngắn, Nxb Lao động, 1993. Truyện ngắn chọn lọc Võ Thị Hảo, Nxb Hội nhà văn, 1995, giải thƣởng 5 năm văn học Hà Nội. Ngậm cười - tập truyện ngắn, Nxb Phụ nữ, 1998. Nàng tiên xanh xao - tập truyện ngắn viết cho thiếu nhi, Nxb Kim Đồng, 2000. 101 cái dại của đàn ông (phóng tác), Nxb Văn hoá dân tộc,1994. Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm - tập truyện ngắn, Nxb Phụ nữ, 2005. Goá phụ đen - tập truyện ngắn, Nxb Phụ nữ, 2005. Hồn trinh nữ - tập truyện ngắn, Nxb Phụ nữ, 2005. Người sót lại của rừng cười, Nxb Phụ nữ, 2006. Tiểu thuyết “Giàn thiêu”, Nxb Phụ nữ 2003, giải thƣởng Hội nhà văn Hà Nội năm 2004. Ba kịch bản phim truyện: Con dại của đá, Mùa thu kiếp sau, Biển cứu rỗi, Nxb Hội nhà văn, 2006. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 Giải thƣởng báo chí toàn quốc 1999: loạt bài phóng sự điều tra về các lao động nữ ở Samoa. 1.2. Những sáng tác đậm chất kì ảo của Võ Thị Hảo Tiểu thuyết Giàn thiêu. Các tập truyện: Người sót lại của rừng cười, Biển cứu rỗi, Goá phụ đen, Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm, Hồn trinh nữ. 1.3. Võ Thị Hảo trong khuynh hƣớng văn học kì ảo Việt Nam đƣơng đại 1.3.1. Khái niệm kì ảo và văn học có yếu tố kì ảo 1.3.1.1 Khái niệm kì ảo Bàn về khái niệm này, đến nay, không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới giới nghiên cứu vẫn chƣa tìm đƣợc định nghĩa thống nhất. Gần đây, trên nhiều sách, báo, tạp chí, ngoài thuật ngữ “truyện kì ảo”, chúng ta còn thấy nhiều thuật ngữ khác nhƣ: truyện kinh dị, truyện kì lạ, truyện huyền ảo, truyện huyễn tƣởng… để gọi tên những truyện mà nội dung và hình thức có chứa đựng yếu tố kì ảo. Theo cách chia của TS Bùi Thanh Truyền, có thể chia hệ thống thuật ngữ trên làm ba hƣớng: Chú trọng đến chức năng tâm lý mà loại truyện này gây ra, nhấn mạnh nhiều đến tính chất khác thƣờng, không thực. Nó có chức năng giải trí, tiêu khiển. Những khái niệm: truyện linh dị, truyện huyễn hoặc, truyện dị thƣờng… đƣợc xếp theo hƣớng này. Coi kì ảo nhƣ một thủ pháp nghệ thuật đắc lực để nhận thức và phản ánh cuộc sống, nhƣng vẫn chú trọng đến tính truyền thống vốn có. Ví dụ: Lê Nguyên Cẩn sử dụng khái niệm truyện kì ảo, Đỗ Lai Thuý sử dụng khái niệm truyện kinh dị, Vũ Thanh sử dụng khái niệm truyền kì đời mới… Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi sẽ chọn cách hiểu này để tìm hiểu và phân tích về yếu tố kì ảo trong hai sáng tác của Võ Thị Hảo. Hƣớng thứ ba bao gồm những nhà nghiên cứu nhƣ Nguyễn Văn Dân, Đặng Anh Đào, Lê Huy Bắc với các thuật ngữ nhƣ: truyện huyễn tƣởng, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 truyện quái dị, truyện huyền ảo… chỉ những truyện kì ảo hiện đại ra đời vào cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX ở phƣơng Tây. Chính sự không thống nhất trên đã khiến cho việc xác định nội hàm khái niệm kì ảo gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Thực trạng đó đòi hỏi chúng tôi phải lựa chọn tìm ra một thuật ngữ phù hợp để thuận tiện trong việc nghiên cứu đề tài. Nét chung giữa các thuật ngữ này là yếu tố lạ lẫm, bất thƣờng, nửa hƣ nửa thực. Trong cuốn Truyện kì ảo thế giới ta thấy xuất hiện thuật ngữ “le fantastique” có khá nhiều điểm gần gũi với các nghĩa trên. Trong từ điển Petit Robert của Pháp, sự kì ảo (le fantastique) đƣợc định nghĩa là “cái đƣợc sinh ra bởi sự tƣởng tƣợng, cái không tồn tại trong thực tế, cái có tính tƣởng tƣợng siêu nhiên” [12]. Từ những điểm tƣơng đồng đó, chúng tôi nhận thấy từ fantastique tƣơng đƣơng với khái niệm kì ảo. (Khái niệm “kì ảo” còn đƣợc gọi tên là yếu tố kì ảo, cái kì ảo hay sự kì ảo). Trong Hán ngữ đại tự điển, “kì” là “khác thƣờng”, còn “ảo” là “không thực”. Nó thiên về tính chất li kì, hiếm thấy. Nhƣng “kì” còn đƣợc coi là một hình thức tƣ duy nghệ thuật để tạo nên các “kì văn”. Điều này thể hiện rõ nét trong thể loại Truyền kì của Trung Quốc và một số nƣớc khác nhƣ Nhật Bản, Việt Nam... Nhờ có “kì” mà câu truyện không chỉ dừng lại ở việc ghi chép mà còn trở thành sản phẩm hƣ cấu. Nói theo cách khác, nó đã biến những sự vật, hiện tƣợng bình thƣờng, quen thuộc thành khác lạ, thu hút ngƣời đọc. Ngay tên gọi thể loại tiểu thuyết qua các thời kì và tên tác phẩm cũng có chứa yếu tố kì: tiểu thuyết chí quái, tiểu thuyết chí nhân, tiểu thuyết truyền kì… Đọc tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, ta thấy hầu nhƣ tác phẩm nào cũng đề cập đến những sự kì lạ, ví dụ: kì sự, kì ngộ, kì duyên, kì nhân, kì nữ… nhằm nói về các thần linh, những hiện tƣợng không giải thích đƣợc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 Còn “ảo” là không thực, nó biểu hiện trạng thái mơ hồ của con ngƣời. Nó xuất hiện do sự kích thích của một hiện thực cụ thể thường có tích chất kì lạ, siêu phàm và trở thành cái bóng của hiện thực [55]. Tức kì ảo phải bao hàm trong nó cả cái ảo và cái kì, nghĩa là không phân biệt nổi ranh giới giữa thực - hƣ, hoặc cũng hoàn toàn có thể có thật - cái thật mà ngƣời ta chƣa biết hoặc ít thấy. Cũng nhƣ cái điển hình, kì ảo cũng lấy chất liệu từ một nền hiện thực này để nhào nặn lại và tạo dựng một hiện thực khác mà nhìn vào đó hiện thực nền tảng kia đƣợc soi chiếu rất nhiều. Chỉ có một điểm khác biệt: sự “nhào nặn” chất liệu hiện thực của cái điển hình vẫn tuân thủ lôgic thông thƣờng của đời sống, sự “nhào nặn” chất liệu hiện thực của cái kì ảo lại tuân theo lôgic phi thƣờng hoá, lôgic của những giấc mơ, của một thế giới siêu thực. Sự kết hợp song hành hai yếu tố này khiến kì ảo trở thành một trong những hƣớng tiếp cận có ƣu thế đối với bản chất hiện thực, bên cạnh các hƣớng tiếp cận khác. Từ những lí giải trên có thể thấy yếu tố kì ảo là những điều lạ lùng, huyền bí, vừa chân thực vừa hƣ huyễn. Nhân tố quan trọng nhất của nó là sự tƣởng tƣợng, hƣ cấu của ngƣời sáng tạo nhằm thể hiện ý đồ nghệ thuật nào đó theo khuynh hƣớng phi thƣờng hoá. Thực ra, yếu tố kì ảo đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử văn học nhân loại. Ngay trong các tác phẩm văn học dân gian, yếu tố kì ảo đã xuất hiện và phản ánh nhận thức còn "ngây thơ", niềm tin lý tƣởng của ngƣời cổ đại về thế giới. Nói nhƣ Phùng Hữu Hải thì "yếu tố kì ảo cũng bắt nguồn từ những tiền đề xã hội nhất định". Nó gắn chặt với tâm lý lo sợ của con ngƣời về những gì không lý giải đƣợc hoặc không đƣợc phép lý giải. Mặt khác, yếu tố kì ảo còn đƣợc sử dụng để phản ánh thái độ của con ngƣời về những ẩn ức xã hội, những điều kiêng kị trong xã hội, mà một trong những mục đích của việc sử dụng yếu tố kì ảo chính là để "thoả mãn cái lý tƣởng đạo đức đầy mâu thuẫn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 với một môi trƣờng xã hội nhất định" [17]. Tuy nhiên ý kiến này chỉ thiên về yếu tố tâm lí của ngƣời đọc khi tiếp nhận tác phẩm. (ví dụ Tây du kí của Ngô Thừa Ân). Roger Caillor cho rằng mọi cái kì ảo đều là một sự vi phạm trật tự quen thuộc, một sự đảo lộn của cái không thể tiếp nhận đƣợc trong lòng những quy luật bất biến của đời thƣờng [12]. M.Schemeider nhận xét: “Cái kì ảo khai thác không gian nội tâm, nó gắn liền với sợ hãi trong cuộc sống và trong hi vọng thay đổi” [12]. Ông cũng cho rằng trong văn học, cái kì ảo là hình thức thuần tuý…. Nó đƣợc tạo ra từ những giấc mơ, từ sự mê tín, hối hận hay sự kích thích quá độ của trí não, từ sự mê đắm mang tính chất bệnh lý. Nó đƣợc nuôi dƣỡng bằng ảo giác, bằng sự khủng khiếp điên cuồng [12, tr.14]. P.G.Caspex trong Truyện kì ảo Pháp từ Nodier tới Maupassant cho biết: “Cái kì ảo (…) hiện ra (…) nhƣ một sự đứt gãy đột ngột của cái huyền bí trong bối cảnh đời sống hiện thực” [12, tr.16]. Tác giả Ngô Tự Lập nhận định: “Kì ảo, đó chính là mê lộ nghệ thuật, và cũng nhƣ trong những lĩnh vực khác, nó xuất hiện ở mọi nơi, khi trật tự đã trở nên bó buộc, vừa đáng ghét vừa đáng sợ và tính hợp lý của trật tự ấy bị đặt thành câu hỏi. Tuy nhiên, những thiết chế văn minh càng chặt chẽ, càng ráo riết thì sự xuất hiện của nó càng kịch tính, nhƣ những gì chúng ta chứng kiến ở phƣơng Tây” [28, tr.29]. Còn Lê Nguyên Cẩn định nghĩa: “Yếu tố kì ảo (hay cái kì ảo) là một phạm trù tƣ duy nghệ thuật, nó đƣợc tạo ra nhờ trí tƣởng tƣợng và đƣợc biểu hiện bằng các yếu tố siêu nhiên, khác lạ, phi thƣờng, độc đáo… nó có mặt trong văn học dân gian, văn học viết qua các thời đại. Nó tồn tại trên trục thực - ảo và tồn tại độc lập, không hoà tan vào các dạng thức khác của trí tƣởng tƣợng” [12]. Từ những cơ sở lý thuyết và khảo sát một số tác phẩm của văn học kì ảo Việt Nam và nƣớc ngoài, chúng tôi chỉ xem kì ảo nhƣ một thủ pháp nghệ thuật Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 đƣợc nhiều cây bút vận dụng trong nhiều thể loại văn học nhằm đạt đƣợc hiệu quả nghệ thuật và chuyển tải những vấn đề tâm huyết của tác giả. Cội nguồn của sự tƣởng tƣợng li kì vẫn là những điều hiện hữu trên thế giới này. Các tác giả sử dụng yếu tố kì ảo nhằm “lạ hoá” hiện thực, đôi khi xáo trộn hiện thực để tăng trí tƣởng tƣợng của ngƣời đọc khi bƣớc chân vào thế giới của một “trò chơi” đầy lôi cuốn. Trong truyền thống, cách biểu đạt này vừa thể hiện một kiểu tƣ duy nghệ thuật lại vừa là cách thức để con ngƣời chiếm lĩnh thế giới. Tƣ duy văn học hiện đại sẽ kế thừa những thành quả quan trọng của văn học kì ảo truyền thống và tiếp thêm cho nó những luồng sinh khí mới. 1.3.1.2. Văn học có yếu tố kì ảo (văn học kì ảo) Văn học kì ảo là khái niệm đặc trƣng của một vấn đề văn học mà ở đây là cái kì ảo. Từ nội hàm khái niệm kì ảo, có thể thấy “văn học kì ảo chứa đựng trong nó những yếu tố ma quái, những điều lạ lùng hay những sự kiện, con ngƣời không có thực” [12, tr.12]. Trong đội ngũ hùng hậu các nhà văn nƣớc ngoài có tên tuổi hiện diện trong văn học, thật không khó để nhận ra một bộ phận không nhỏ các gƣơng mặt văn học kì ảo nổi tiếng: phƣơng Tây có Trekhov, Horoné de Balzac, Thomas Mann, E.T.A.Hoffman…; phƣơng Đông với Paplon, Ueda Akinari, Lỗ Tấn… Ở Việt Nam, cùng với những thay đổi trong cơ chế quản lí văn hoá văn nghệ, tâm lí hiếu kì của ngƣời đọc, cộng với môi trƣờng văn hoá truyền thống của dân tộc ta cũng là mảnh đất màu mỡ để yếu tố kì ảo ngoại nhập và bén rễ. Sự thực thì yếu tố kì ảo không hề xa lạ mà trái lại, nó đã gắn liền với văn học Việt Nam ngay từ lúc mới chào đời. Điều này đƣợc phản ánh rõ trong các sáng tác văn học dân gian và trong các tác phẩm cổ xƣa, những tác phẩm hoang đƣờng, kì lạ chiếm lĩnh đời sống của mọi thành viên, tầng lớp trong xã hội. Nói nhƣ Lê Ngọc Trà: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 “Ngoài văn học dân gian - cái nôi của văn hoá, văn học dân tộc, cái kì ảo trong tiểu thuyết văn học phƣơng Đông còn gắn bó chẽ với triết học Phật giáo và phần nào triết học Lão Trang, hai học thuyết đối trọng với nho giáo nhƣng lại khá dung hoà với tín ngƣỡng gốc dân gian để góp phần tạo ra bản sắc dân tộc Việt Nam. Nếu nhƣ văn hoá nho giáo không khuyến khích hƣ cấu, tƣởng tƣợng, chủ trƣơng không nói chuyện ma quái, thần linh… thì học thuyết về vai trò của Tâm lại đề cao vai trò của trí tƣởng tƣợng, bay bổng, giúp nhà văn đƣợc tự do trong sáng tạo nghệ thuật. Cũng chính học thuyết về kiếp, về cuộc sống sau cái chết, vấn đề lai sinh hay tái sinh của đạo Phật đã mở ra cho văn học Truyền kì phƣơng Đông một nguồn mạch tƣ duy phong phú” [55, tr.28]. Bằng cách khai thác tối đa thế mạnh từ đặc trƣng của yếu tố kì ảo, những sáng tác ngôn từ của các nhà văn Trung đại xứng đáng đƣợc gọi là những “kì văn”. Với đặc trƣng nhận thức và phản ánh cuộc sống bằng những yếu tố thần kì, linh dị, kì ảo, các sáng tác này dễ dàng giúp tầng lớp nho sĩ vốn bị kìm toả trong “tam cƣơng ngũ thƣờng” tìm đƣợc con đƣờng để giải thoát những ẩn ức dồn nén, đồng thời qua đó bộc lộ suy tƣ chiêm nghiệm về cuộc đời. Nói nhƣ Bồ Tùng Linh trong Liêu trai chí dị: “con ngƣời không có sự ngăn cách tuyệt đối giữa “cõi sống” và “cõi chết”, chỉ có một chiều hƣớng duy nhất nhận ra mình là quay nhìn lại quá khứ, hoá thân vào quá khứ mà nảy sinh nhu cầu sáng tác, thƣởng thức, truyền bá những câu chuyện li kì ma quái” [30]. Nhƣ một hệ quả tất yếu, ngƣời đọc đón nhận và chấp nhận những chuyện quái dị, hoang đƣờng là có thật - điều này xuất phát từ niềm tin mang tính chất tâm linh vào những lực lƣợng thần bí, siêu nhiên trong vũ trụ. Nghĩa là mỗi con ngƣời Việt Nam hiện đại vẫn ít nhiều mang tâm hồn của ngƣời phƣơng Đông cổ xƣa. Đó là những nhân tố quan trọng khiến văn xuôi có yếu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 tố kì ảo đƣơng đại, dù chịu ảnh hƣởng và tác động của văn học phƣơng Tây vẫn không ngừng bám chặt để hút dƣỡng chất từ truyền thống. Càng về sau này, với sự đa dạng, phong phú của đề tài và nội dung phản ánh, các sáng tác mang màu sắc kì ảo đã phần nào “lột tả” chân thực cuộc sống với đủ mọi gam màu sáng tối. Bên cạnh đó, ta cũng thấy yếu tố kì ảo còn hiện hữu trong nhiều tác phẩm lấy chất liệu từ lịch sử, viết về những con ngƣời có thực trong lịch sử từ hàng ngàn năm trƣớc nhƣ Giàn thiêu (Võ Thị Hảo), Mẫu Thượng Ngàn (Nguyễn Xuân Khánh) hay Sắc đẹp khuynh thành (Kiều Thanh Tùng)…. Tuy nhiên việc sử dụng gam màu kì ảo ở trên không phải để khơi gợi lại lịch sử hay soi xét lại quá khứ mà nhằm mục đích “lạ hoá” để nhà văn thể hiện một ý đồ nghệ thuật nào đó, có khi là sự phản ánh cuộc sống hiện đại trong văn học. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi xin đƣa ra khái niệm của TS Bùi Thanh Truyền: văn học có yếu tố kì ảo (hay còn gọi là văn học kì ảo) là “bộ phận văn học nhận thức và phản ánh cuộc sống từ đặc trƣng và thế mạnh của những yếu tố khác lạ, phi thƣờng, đôi khi vƣợt ra khỏi khả năng nhận thức thông thƣờng của lí trí” [55, tr.52]. Còn tác giả Tzvetan Todorov trong Dẫn luận về văn học kì ảo lại chỉ ra rằng: “văn học kì ảo đặc biệt chú ý miêu tả các hình thức thái quá lẫn sự chuyển hoá đặc biệt của chúng, hoặc là sự đồi bại. Chƣa kể vị trí của cái tàn nhẫn và bạo lực, ngay cả cái chết, cuộc sống sau chết, các xác chết mà ma quái cũng đều gắn với đề tài tình yêu” [12, tr.18]. Lần theo hành trình của văn học kì ảo thế giới, ta thấy đó là một dòng chảy liên tục từ quá khứ đến hiện tại và trở nên gần gũi, quen thuộc với con ngƣời. Trƣớc tiên là dòng truyện kì ảo cổ đại, thƣờng gắn với thần thoại, cổ tích, truyền thuyết… Nó gắn với niềm tin chất phác, ngây thơ và tuyệt đối của con ngƣời vào các thế lực siêu nhiên, thể hiện nhu cầu, khát vọng nhận thức, cải tạo thế giới cũng nhƣ số phận của mình ở mức độ sơ khai, đơn giản nhờ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 vào sự phù trợ của những bà tiên ông bụt. Đồng thời đó cũng là lời giải thích cho những hiện tƣợng tự nhiên, xã hội mà họ không thể lý giải nếu không tìm đến yếu tố kì ảo. Ở Việt Nam, khởi nguồn là những sáng tác nhƣ: Thần trụ trời - giải thích sự hình thành mặt đất, Sơn Tinh - Thuỷ Tinh - lí giải lũ lụt hàng năm và cách phòng ngừa những cơn lũ đó. Hay những truyền thuyết về ngƣời thực, việc thực song lại đƣợc bao phủ bởi ánh sáng lung linh, hƣ ảo nhƣ Thánh Gióng, An Dƣơng Vƣơng… Còn dòng truyện kì ảo Trung - cận đại, dù vẫn mang bóng dáng của văn học dân gian nhƣng đây là những sáng tác đậm dấu ấn cá nhân tác giả, gắn với sự giác ngộ, sự ý thức của con ngƣời với thực tế cuộc sống. Nó không còn tính chất nguyên sơ, thuần khiết nhƣ buổi ban đầu mà nhƣ một thế giới riêng, một thế giới với những lâu đài, hầm mộ, thành quách… một thế giới con ngƣời không thể đặt chân đến đƣợc. Các sáng tác văn học nƣớc ngoài càng tô đậm thêm cho khuynh hƣớng sáng tác kì ảo giai đoạn này. Ở Đức có Thần khúc của A.Đantê, A.Hoffmann với Rượu ngon và quỷ, nhà văn Mĩ Edgar Poe có Sự sụp đổ của ngôi nhà Usher…, ở Pháp có Miếng da lừa của Banzăc. Còn phƣơng Đông gắn với thành tựu của văn học Trung quốc gồm nhiều thể loại phong phú, đa dạng nhƣ tiểu thuyết chí quái có Sưu thần kí của Can Bảo, tiểu thuyết truyền kì có Chẩm trung kí và Nhậm tiền truyện của Thậm Kí, tiểu thuyết chí dị thời Minh - Thanh có Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu… [52, tr.9]. Trong xã hội Trung đại Việt Nam, trình độ tƣ duy của con ngƣời đã phát triển, thoát khỏi thế giới quan thô sơ, ấu trĩ. Ở thời kì này, con ngƣời phải chịu nhiều áp bức, bất công do sự hà khắc của chế độ phong kiến. Khi thất vọng trƣớc thực tại đầy đen tối, ngƣời ta ngƣời ta mƣợn yếu tố kì ảo để Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 thể hiện ƣớc mơ về hạnh phúc, công lí (ví dụ truyện cổ tích Tấm Cám, Thạch Sanh....). Bởi theo tƣ duy của ngƣời xƣa, chỉ các lực lƣợng siêu phàm mới đủ sức thay đổi trật tự xã hội, đem lại chiến thắng cho cái đẹp. Trong văn học viết Trung đại nƣớc ta, yếu tố kì ảo đƣợc biểu hiện rõ rệt nhất ở thể loại truyền kì. Đó là những câu truyện cổ kim mang nhiều yếu tố hoang đƣờng, đƣợc các bậc trí giả sử dụng với dụng ý phản ánh hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm sống trƣớc cuộc đời. Ví dụ: Truyền kì mạn lục, Truyền kì tân phả... Cũng qua thể văn này, họ có thể gửi gắm vào đó những bài học để răn dạy, giáo huấn con ngƣời. Màu sắc hoang đƣờng kì ảo làm mềm đi, mờ đi tính giáo huấn lộ liễu. Văn học kì ảo hiện đại ra đời vào khoảng cuối thế kỉ XVIII, đầu XIX ở phƣơng Tây với những đại diện ƣu tú nhƣ Hoffmann, Edgar Poe…, nó đi sâu khai thác nội tâm, khám phá những khoảng sáng tối ngay trong tâm hồn mỗi con ngƣời. Khác với tƣ duy của các nhà văn cổ - Trung đại, ngƣời ta không còn tin một cách ngây thơ vào thế giới huyền thoại, cổ tích nữa. Giờ đây, nó đã trở thành một thủ pháp nghệ thuật đắc lực để nhà văn nắm bắt mọi biểu hiện của cuộc sống. Ở Việt Nam, một số nhà văn lãng mạn nửa đầu thế kỉ XX đã có ý thức tạo ra cái thần kì để đối lập với cuộc sống thực dụng, duy lý đến trần trụi đƣơng thời. Nguyễn Tuân viết Yêu ngôn với mục đích khám phá những điều vô cùng kì bí trong tâm hồn mỗi con ngƣời. Thế Lữ trong một số truyện ngắn đƣờng rừng đã sử dụng yếu tố kì ảo để tạo không khí ma quái, rùng rợn cho câu chuyện về chốn ma thiêng nƣớc độc tăng ấn tƣợng (Ví dụ Cái đầu lâu, Lưỡi tầm sét, Vàng và máu…). Yếu tố kì ảo xuất hiện từ truyền thống đến hiện đại ở cả Đông - Tây và đều mang những đặc trƣng riêng. Càng về sau này các sáng tác đậm chất kì ảo xuất hiện trong văn học ngày càng đa dạng, phong phú. Cùng với đó là sự đổi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 mới về tƣ duy nghệ thuật trong sáng tạo văn chƣơng, khiến văn học có yếu tố kì ảo trở thành một bộ phận không thể thiếu trong dòng chảy của văn học nhân loại. Dù trải qua các thời kì lịch sử khác nhau, nhƣng đặc trƣng chung nhất của văn học kì ảo là tính ƣớc lệ, ẩn dụ, tạo ra những biểu tƣợng nghệ thuật, những hình tƣợng đa nghĩa. Độc giả khi đứng trƣớc một sáng tác có yếu tố kì ảo vẫn không bị thoát li hay tuyệt vọng trƣớc hiện thực, mà trái lại, sau khi kết thúc tác phẩm, con ngƣời càng thêm tin yêu vào cuộc sống. 1.3.2. Diện mạo của văn học kì ảo Việt Nam đương đại Văn học giai đoạn 1945 - 1975 chủ yếu tuân thủ nguyên tắc “phản ánh hiện thực”. Mọi sáng tác đều đƣợc quy định bởi nguyên tắc phản ánh hiện thực một cách cụ thể, chân thực, điển hình. Văn học sau 1975 đến nay phát triển trong cái nhìn cởi mở, khuyến khích đề cao sự sáng tạo nghệ thuật. Ngƣời viết quan tâm hơn đến những cách thức sáng tác mới, lựa chọn chất liệu nghệ thuật mới. Từ giai đoạn sau 1987, yếu tố kì ảo trong văn học có chiều hƣớng gia tăng và trở thành “một hiện tƣợng văn học độc đáo” trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Phạm Thị Hoài, Đỗ Hoàng Diệu, Tạ Duy Anh, Võ Thị Hảo... Họ chính là những cây bút tích cực góp phần làm mới cho văn học kì ảo Việt Nam đƣơng đại. Phần lớn họ thuộc thế hệ nhà văn - nói nhƣ Hoàng Ngọc Hiến: “Không hề bị vƣớng mắc bởi cái nhìn sử thi”. Đặc điểm chung dễ nhận thấy ở đội ngũ này là phần nhiều họ trƣởng thành, xuất hiện và tạo đƣợc chỗ đứng của mình trên văn đàn chủ yếu từ sau ngày đất nƣớc thống nhất. Trẻ trung, giàu nhiệt huyết, muốn đƣợc tự thể nghiệm và khám phá ... đó là những nguyên nhân dẫn họ đến với yếu tố kì ảo. Thông qua lăng kính kì ảo, cuộc sống hiện lên với muôn nghìn dáng vẻ: có hiện thực vừa quen thuộc, vừa mới lạ, có hiện thực của tâm trạng, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 có hiện thực bị chi phối bởi vô vàn những điều ngẫu nhiên may rủi đầy bí ẩn, bất ngờ. Thử khảo sát trên một số tập truyện ngắn, chúng tôi thấy tỉ lệ các truyện sử dụng yếu tố kì ảo khá cao. Chẳng hạn tất cả các truyện trong Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm của Võ Thị Hảo đều có yếu tố kì ảo; Còn tập truyện Hồn trinh nữ cũng của tác giả này có 6/12 truyện; Tập truyện Tháng có mười lăm ngày của Ngô Tự Lập (Nxb HN 1993) có 9/12 truyện; Tập truyện Người đứng một chân của Hồ Anh Thái (Nxb trẻ 1995) có 7/10 truyện; Tập truyện Luân hồi của Tạ Duy Anh (Nxb Văn học 1994) có 9/12 truyện; Chùm tác phẩm có tên Những ngọn gió Tua Hát của Nguyễn Huy Thiệp gồm 10 truyện nhỏ thì cả 10 truyện đều chứa đựng yếu tố kì ảo... Bên cạnh các truyện ngắn trên, ta thấy tính chất kì ảo còn xuất hiện nhiều trong các tiểu thuyết nhƣ Giàn thiêu (Võ Thị Hảo), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Thoạt kì thuỷ (Nguyễn Bình Phƣơng), Thiên thần sám hối (Tạ Duy Anh)... Nhƣ vậy, văn học Việt Nam đƣơng đại đã trở thành một tấm gƣơng phản chiếu cá tính sáng tạo của mỗi nhà văn. Bởi ngày nay, tác phẩm văn học hay phải tạo đƣợc một cuộc đối thoại đa chiều, tác giả và ngƣời đọc cùng bàn luận, vật vã trong một cuộc đồng hành gian khổ. Nghĩa là tính mơ hồ, đa nghĩa đƣợc chú trọng và đẩy lên đến cao độ trong mỗi tác phẩm. Nhờ sự lung linh, hƣ ảo trong tất cả các phƣơng diện cấu thành tác phẩm (từ ngôn ngữ, kết cấu, cốt truyện đến chủ đề, nhân vật, không gian và thời gian nghệ thuật) mà ngƣời đọc định hình và nắm bắt dễ dàng hơn thông điệp nội dung do yếu tố kì ảo đem lại. Những năm gần đây, có thể nhận ra một điều, trong mỗi truyện có yếu tố kì ảo đều có sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Nhƣ sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp có cả cổ tích, huyền thoại, thế sự và lịch sử. Có nhà nghiên cứu chia tác phẩm của ông ra làm bốn loại: cổ tích (Con thú lớn nhất, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21 muối của rừng...), huyền thoại (Huyền thoại phố phường, Con gái thuỷ thần...), thế sự (Tướng về hưu...) và lịch sử (Kiếm sắc, vàng lửa...). Còn sáng tác của Võ Thị Hảo có sự trộn hoà thực - ảo qua việc tái hiện bức tranh lịch sử (trong Giàn thiêu) với những số phận đã đƣợc ghi và cả không đƣợc ghi trong chính sử. Một điều nữa cũng cần nhấn mạnh, đó là, nếu truyện kì ảo Trung Quốc thƣờng gắn với sự mơ mộng, kì bí thì truyện kì ảo Việt Nam đƣơng đại có những chi tiết, sự việc li kì nhƣng không làm ngƣời ta bàng hoàng, kinh sợ hay hoàn toàn thoát li thực tại mà đƣợc sử dụng nhƣ một lăng kính để chiêm nghiệm cuộc đời. Điểm khác biệt của các nhà văn trẻ so với thế hệ nhà văn đầu thế kỉ XX là các tác giả hiện nay không có ý định dùng lí tính và tri thức khoa học để “giải mã” cho ngƣời đọc. Tác phẩm chỉ đƣợc cắt nghĩa, tìm lời giải tuỳ theo sự cảm nhận của từng độc giả. Chính sự tự do trong sáng tạo nghệ thuật cùng sự đổi mới thi pháp văn xuôi đã góp phần mang lại sự sinh động, nhiều dáng vẻ màu sắc cùng sức quyến rũ, nhân bản của văn học, đồng thời thể hiện niềm khát khao mãnh liệt của ngƣời viết trong việc cải tạo xây dựng cuộc sống. Yếu tố kì ảo có truyền thống lâu đời trong văn học dân tộc. Do hoàn cảnh đặc biệt của đất nƣớc dẫn đến sự phát triển riêng biệt của văn học, nó bị đứt đoạn trong một thời gian khá dài. Trong quỹ đạo vận động đổi mới của văn học sau 1975, yếu tố kì ảo lại đƣợc hồi sinh và có xu hƣớng phát triển mạnh mẽ. Rõ ràng nó đã góp phần tích cực làm thay đổi nghệ thuật văn xuôi nƣớc nhà, đồng thời cũng tạo ra diện mạo mới cho văn học kì ảo Việt Nam đƣơng đại. 1.3.3. Võ Thị Hảo trong khuynh hướng văn học kì ảo Việt Nam đương đại Võ Thị Hảo là một tiếng hát trong dàn đồng ca kì ảo, vừa có điểm tƣơng đồng, vừa có điểm khác biệt so với các tác giả cùng sử dụng một thủ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 pháp sáng tác là kì ảo. Đặc điểm chung mà ta nhận ra là đội ngũ các nhà văn này cùng sử dụng kì ảo nhƣ một phƣơng tiện nghệ thuật để phản ánh hiện thực và gửi gắm thông điệp nhân văn đến bạn đọc. Trong quan niệm về nghệ thuật của những nhà văn trên đã có sự thay đổi căn bản về hiện thực và tính hiện thực. Với họ, hiện thực không đồng nghĩa với sự thật, giống nhƣ sự thật, hay nói nhƣ Võ Thị Hảo hiện thực không phải là thực tế 2+2=4 mà nó là vẻ đẹp của cuộc sống đã được khúc xạ qua lăng kính của nhà văn và cuộc sống sẽ không đa tầng đa nghĩa nếu không sử dụng yếu tố kì ảo. (Phỏng vấn nhà văn ngày 15/3/2009). Phản ánh hiện thực không phải là sự sao chép hiện thực mà là sự sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ nhằm khám phá hiện thực sâu sắc hơn. Đội ngũ các nhà văn đƣơng đại sớm nhận ra rằng: không thể khuôn đối tƣợng nhận thức phản ánh của văn học vào những lĩnh vực hạn hẹp, cứng nhắc nhằm những nhiệm vụ không phù hợp với bản chất của nó, mà chính là phải mở rộng phạm vi khám phá của văn học để loại hình nghệ thuật này ngày càng đáp ứng đƣợc những đòi hỏi mới của ngƣời đọc. Biên độ của hiện thực trong quan niệm của ngƣời cầm bút hôm nay đã đƣợc mở rộng hơn, đƣợc soi chiếu từ nhiều góc độ, tạo điều kiện để họ có thể thâm nhập vào những địa hạt mới mẻ phù hợp với cá tính sáng tạo của mình. Sử dụng yếu tố kì ảo cũng là một phƣơng tiện đắc lực trong phản ánh hiện thực và là “điểm nối” giữa nhà văn - tác phẩm - ngƣời đọc. Ngô Tự Lập cho rằng: “Ngay cả hiện thực cũng chỉ là một giấc mơ, một giấc mơ hỗn loạn, vô tận, giấc mơ với những đƣờng bay của mê lộ...” [29]. Còn Tạ Duy Anh thì quan niệm: “Mất đi sự bí ẩn, dù đó là bí ẩn mang bộ mặt thần chết, thì cuộc sống kém đi biết bao sự hấp dẫn” (Đi tìm nhân vật). Hồ Anh Thái qua một loạt những sáng tác gây tiếng vang nhƣ Trong sương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23 hồng hiện ra, Tiếng thở dài qua rừng kim tước, Cõi người rung chuông tận thế... cũng bày tỏ sự đồng tình với những quan điểm trên khi cho rằng: cái hiện thực ngoài đời kia phải thông qua sự cảm thấy của nhà văn, đựơc nhào nặn lại bằng những suy tƣởng và tƣởng tƣợng của chủ thể sáng tạo. Còn Ma Văn Kháng thì nhận định: cuộc sống là sự phức hợp của nhiều sắc độ, vừa sôi nổi vừa “trầm hóa”, đó là “một kết cấu của cả cái tốt lẫn cái xấu, cái thiện và cái ác” (Bồ nông ở biển). Nguyễn Khải trong Thời gian của người lại chỉ ra “bên cạnh Chúa có Quỷ, bên cạnh Phật có Ma. Ma Quỷ cũng dự phần bất tử để làm mặt đối lập, để thế giới này tiếp tục vận động và tồn tại”. Nói nhƣ Hoà Vang: “Tôi cho rằng phản ánh cái cõi đời, cõi ngƣời này mà chỉ dùng cái công cụ hiện thực thôi thì không đủ”. Ngay Ngô Tự Lập cũng khẳng định: “Ngày nay có lẽ chẳng có ngƣời cầm bút nào không cảm thấy trong mình ít nhiều phẩm chất có tên kì ảo” (Ngô Tự Lập, Lƣu Minh Sơn, 1998, giới thiệu lời tựa Đêm bướm ma, Nxb Văn học, H). Chính yếu tố kì ảo đã đảm nhiệm chức năng nghệ thuật quan trọng là “lạ hoá” cuộc sống, tạo ra tính đa thanh đa nghĩa cho tác phẩm và ấn tƣợng thẩm mĩ mạnh mẽ ở ngƣời đọc. Là một hạt nhân trong “dòng chảy” của văn học kì ảo Việt Nam, Võ Thị Hảo đã tự làm mới và hoàn thiện mình bằng nhiều sáng tác có giá trị về nội dung và nghệ thuật. Tác phẩm của chị không đi “chệch” khỏi mục tiêu coi yếu tố kì ảo là một thủ pháp đắc lực trong việc biểu hiện đời sống. Thông qua lăng kính kì ảo, hiện thực hiện ra với vô vàn những chiều sâu triết lí và tƣ tƣởng sâu xa nhƣng vẫn rất đỗi gần gũi với đời thƣờng. Hầu hết các sáng tác kì ảo của Võ Thị Hảo và các nhà văn kể trên đều chứa đựng tình cảm, thái độ của ngƣời nghệ sĩ trƣớc những số phận va đập với bão tố cuộc đời, cho dù đó là hiện thực lịch sử nghiệt ngã hay thực tế đau thƣơng, nhƣng tất cả vẫn sáng lên niềm hi vọng chứa chan vào tình yêu cuộc sống, vào mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa ngƣời với ngƣời. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24 Thông điệp mà nhà văn của Giàn thiêu muốn gửi gắm là trong mỗi con người đều có phần tốt đẹp và xấu xa, thiên thần và ác quỷ, điều quan trọng là tự mỗi người phải biết vượt qua ranh giới đó để sống cuộc sống của chính mình theo xu thế hướng thiện. Tuy nhiên, ta cũng nhận ra nhiều điểm khác biệt giữa Võ Thị Hảo và nhiều nhà văn cùng thời khác. Các nhân vật nữ trong tác phẩm của chị có “thiên tính nữ” nhƣ: Nhuệ Anh, Ngạn La, Lê Thị Đoan... Các nhân vật này không chỉ đẹp ở ngoại hình mà còn đẹp ở phẩm chất, trí tuệ và giàu đức hi sinh. Qua đó thể hiện rõ sự ngợi ca nữ quyền của tác giả. Nhƣng đi liền với vẻ đẹp, những nhân vật của chị còn chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh và có số phận không may mắn. Song họ luôn dũng cảm đấu tranh để giành lấy hạnh phúc cho mình. (Ngạn La, Nhuệ Anh là hiện thân của sắc đẹp và khát vọng đấu tranh đòi quyền sống cá nhân, Lê Thị Đoan là biểu hiện của lòng dũng cảm, dám bênh vực cho ngƣời phụ nữ và lên tiếng phê phán bộ máy phong kiến cùng bè lũ quan lại xấu xa trong xã hội cũ). Sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp cũng có “thiên tính nữ”: Mẹ Cả (Con gái thuỷ thần) hiện ra với vẻ đẹp nhân từ, thánh thiện, Thắm (Chảy đi sông ơi) đẹp đẽ và tốt bụng, hay nàng Ngô Thị Vinh Hoa (Phẩm tiết) xinh đẹp, tài giỏi... Nhƣng khác với Võ Thị Hảo, nhân vật nữ của Nguyễn Huy Thiệp đƣợc tạo ra từ trong huyền thoại, truyền thuyết lung linh ảo mộng và có phần yếu đuối, cam chịu số phận. Kết thúc mỗi tác phẩm hầu hết những nhân vật này đều có một số phận không may mắn: Thắm chết đuối vì không đƣợc ai cứu giúp, cả Nàng Bua và Ngô Thị Vinh Hoa đều chết... Nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu có bản năng nữ tính rất gần với tự nhiên. Mỗi ngƣời phụ nữ đều mang trong mình một trái tim mẫn cảm kì diệu. Song khác với nhân vật nữ của Võ Thị Hảo, họ lại sống nhiều bằng kỉ niệm, bằng những hồi ức về một thời đã qua. Ở những con ngƣời này, khả năng giao cảm với quá khứ chính là điểm tựa vững chắc nhất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25 cho cuộc đời đầy giông bão của họ (Hạnh - Bên đường chiến tranh, Thai - Cỏ lau, Quỳ - Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành...). Một điểm khác biệt cơ bản nữa cần phải kể đến, đó là sáng tác của Võ Thị Hảo dƣờng nhƣ ám ảnh ngƣời ta hơn bởi tính triết học. Dù trong sáng tác của một số nhà văn khác cũng chứa đựng yếu tố này, song Võ Thị Hảo đã vận dụng khá tốt triết học Phật giáo vào tƣ tƣởng tác phẩm của mình. Trong Giàn thiêu, tính triết học thể hiện ở chỗ: “Thiêu” không có nghĩa là chết, có khi “Thiêu” chính là bất tử. Chính linh hồn, tâm hồn con ngƣời là một sự bất tử. Qua các tác phẩm, nhà văn muốn đƣa ngƣời đọc vào một thế giới của những chiêm nghiệm, triết lý, buộc ngƣời đọc phải hoài nghi trƣớc những tín điều. Sự nghi ngờ đó buộc họ phải tìm hiểu để thẩm định chân lý, độc giả không còn thờ ơ đứng ngoài tác phẩm nữa. Thông qua một loạt các hình ảnh, chi tiết đƣợc ảo hoá, tác phẩm của Võ Thị Hảo tranh luận, phản biện cùng ngƣời đọc. Đây cũng chính là nét độc đáo và đặc sắc trong văn phong của cây bút này. Đặc biệt, nhà văn đã kế thừa và tiếp thu hai quy luật trong giáo lí nhà Phật để biến thành tƣ tƣởng tác phẩm, đó là quy luật số kiếp (thể hiện qua nhân vật Từ Lộ), và quy luật quả báo (qua các nhân vật nhƣ Ỷ Lan, Đại Điên...) để qua đó tìm cách khám phá số phận con ngƣời sâu sắc hơn. Bởi vậy Giàn thiêu góp phần ca ngợi tinh thần tự do của Phật giáo. Đạo Phật không bắt ngƣời ta vác đạo lí trên vai, lại càng không bó buộc tự do của con ngƣời. Võ Thị Hảo đã nhận ra một chân lí cơ bản: Phật tôn thờ tự do. Bởi vậy trong sáng tác của mình, nhà văn đã nhiều lần nhấn mạnh và khẳng định chân lí đó bằng việc trích dẫn những đoạn thuyết giảng giáo lí nhà Phật. Ngay ở trang đầu tiên của Giàn thiêu, ta bắt gặp những lời sau: “Ơi các tỳ kheo! Nếu các ngƣời lại để mình mắc vào thuyết ấy, nếu các ngƣời ƣa thích nó, nếu các ngƣời mê luyến nó, gìn giữ nó nhƣ một kho bảo vật, nghĩa là các ngƣời bị Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26 ràng buộc vào nó, thì các ngƣời đâu có hiểu rằng giáo lí của ta có khác nào là chiếc bè để đƣa qua sông chứ không phải để buộc trói ngƣời vào đó...”. Trên cơ sở tìm hiểu sáng tác của một số tác giả cùng sử dụng yếu tố kì ảo khác, chúng tôi nhận thấy chỉ có Võ Thị Hảo và Nguyễn Huy Thiệp đƣa thơ vào tác phẩm của mình nhƣ là một yếu tố ngoài cốt truyện. Tuy nhiên, thơ trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp giống nhƣ một tấm biển chỉ đƣờng kín đáo để ngƣời đọc biết trƣớc nội dung tác phẩm. Còn trong sáng tác của Võ Thị Hảo, những bài thơ chính là những hình ảnh biểu tƣợng, kết tinh một chi tiết nghệ thuật đắt giá. Mở đầu mỗi cuốn sách luôn là một bài thơ chứa đầy sự kì ảo, khó hiểu thậm chí ma quái. Trong tập truyện Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm là bài thơ Ngủ cùng quỷ dữ, trong Hồn trinh nữ là bài Vòng tay gái làng... Mật độ các bài thơ nhiều hơn cả là ở Giàn thiêu. Tác phẩm gồm bốn phần thì mở đầu cả ba phần đều bằng thơ (trừ phần I - Lời Phật). Ví dụ bài thơ Bài ca chu sa đỗ tễ - xuất phát từ sự gợi ý từ cái rốn đỏ của ngƣời con gái. Bởi vậy bài thơ này nhằm ca ngợi sự hấp dẫn và vẻ đẹp hình thể của con ngƣời, qua đó đƣa ra một hình ảnh có tính biểu tƣợng trong tác phẩm. Bài ca đầu lâu Dã Nhân nhƣ một lời nhắc nhở: gây hận thù bao giờ cũng gặp “quả độc”, “quả độc” đó sẽ giết hại chính ta và những ngƣời thân yêu của ta. Rõ ràng việc đƣa thơ vào văn xuôi nhƣ thế đã tạo ra hình thức mới lạ, kết hợp yếu tố tự sự với yếu tố trữ tình, chất thơ với chất văn xuôi khiến tác phẩm có nhiều tiếng nói khác nhau. Chính sự sáng tạo độc đáo này đã góp phần đổi mới hình thức tác phẩm và tƣ duy nghệ thuật của nhà văn, làm cho khuynh hƣớng văn học kì ảo Việt Nam đƣơng đại trở nên hấp dẫn, lôi cuốn và thành công hơn. Giàn thiêu của Võ Thị Hảo nằm trong nhóm tiểu thuyết cách tân. Khát khao đổi mới thi pháp tiểu thuyết và thoát khỏi lối mòn tƣ duy của tiểu thuyết và truyện ngắn truyền thống, nhà văn muốn sáng tạo những hình thức nghệ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27 thuật mới cho tiểu thuyết. Đây là hình thức sáng tạo biểu hiện cái nhìn nghệ thuật độc đáo của tác giả.. Chính những cách tân trên đã mang đến cho Võ Thị Hảo nhiều thành công cùng các tác phẩm của mình. Một trong những thành công đó là tạo nên một hệ thống những yếu tố li kì, mới lạ và đặc sắc về cái kì ảo trong Giàn thiêu và Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm. Từ đó ta rút ra đƣợc ý nghĩa của yếu tố kì ảo trong sáng tác Võ Thị Hảo thể hiện ở những điểm sau: nó đã góp phần đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết, đây cũng là một biểu hiện của xu hƣớng dân chủ hoá trong văn học hiện nay, đồng thời đƣa ra một hƣớng giải mã lịch sử bằng kinh nghiệm cá nhân chứ không bằng kinh nghiệm cộng đồng theo chính sử. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28 Chƣơng 2 CÁC KIỂU NHÂN VẬT KÌ ẢO TRONG SÁNG TÁC CỦA VÕ THỊ HẢO 2.1. Khái niệm về nhân vật văn học và quan niệm về nhân vật kì ảo 2.1.1. Khái niệm về nhân vật văn học Văn học là nhân học, là nghệ thuật miêu tả, biểu hiện con ngƣời. Con ngƣời là đối tƣợng chủ yếu của văn học. Dù miêu tả ma quỷ, thần linh, đồ vật hay các con vật đi chăng nữa, văn học đều thể hiện con ngƣời và tất cả những gì thuộc về con ngƣời. Cuốn 150 thuật ngữ văn học của Lại Nguyên Ân định nghĩa: “Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ƣớc lệ, không thể bị đồng nhất với con ngƣời có thật, ngay khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất gần với nguyên mẫu có thật. Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con ngƣời; nó có thể đƣợc xây dựng chỉ dựa trên cơ sở quan niệm ấy”; “nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh hƣớng, trƣờng phái hoặc dòng phong cách” [7, tr.242 - 243]; “Nhân vật văn học đƣợc miêu tả qua các biến cố, xung đột, mâu thuẫn và mọi chi tiết các loại. Đó là mâu thuẫn nội tại của nhân vật, mâu thuẫn giữa nhân vật này với nhân vật kia, giữa tuyến nhân vật này với tuyến nhân vật khác, cho nên nhân vật luôn gắn liền với cốt truyện...” [18, tr.236]. Nhân vật luôn là trung tâm của các sáng tác văn học, là tấm gƣơng phản chiếu tƣ tƣởng và năng lực nghệ thuật của nhà văn. Những sáng tác của Võ Thị Hảo thƣờng gắn với yếu tố kì ảo, do đó thế giới nhân vật trong các tác phẩm của chị cũng mang đậm dấu ấn của sự kì lạ, khác thƣờng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29 2.1.2. Quan niệm về nhân vật kì ảo Theo quan niệm của Võ Thị Hảo nhân vật kì ảo gốc là nhân vật lịch sử có thật, hoàn toàn được biến dạng, chắp nối, đặt trong một không khí huyền ảo phi lôgic, cũng có khi đó là những con người siêu nhiên được tạo ra bởi trí tưởng tượng của nhà văn. (Phỏng vấn nhà văn ngày 15/3/2009). Trong văn học Trung đại, nhân vật kì ảo thƣờng là những bóng ma, oan hồn (Truyền kì mạn lục, Lĩnh Nam chích quái...). Đến văn học đƣơng đại, nhân vật kì ảo xuất hiện khá đa dạng, tồn tại dƣới nhiều hình thức. Nhƣ bào thai trong Thiên thần sám hối (Tạ Duy Anh), những hình thù kì dị, quái đản nhƣ Cún trong tác phẩm cùng tên của Nguyễn Huy Thiệp, những con quỷ đội lốt ngƣời nhƣ Đại Điên, những con vật biết yêu thƣơng nhƣ Dã Nhân trong Giàn thiêu (Võ Thị Hảo)... Qua đó, có thể thấy nhân vật kì ảo không đơn thuần chỉ là những kẻ kì quái, đáng sợ mà có khi chính là những con ngƣời thực sự bình thƣờng trong thực tế cuộc sống nhƣng đã đƣợc miêu tả qua lăng kính kì ảo. Bởi vậy chúng tôi quan niệm: nhân vật kì ảo là sản phẩm sáng tạo của ngƣời nghệ sỹ nhằm khái quát những phƣơng diện đa dạng và biến đổi không ngừng của đời sống theo khuynh hƣớng kì ảo hoá. 2.2. Nhân vật kì ảo qua cái nhìn loại hình trong tiểu thuyết Giàn thiêu và tập truyện Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm Qua khảo sát thế giới nhân vật trong hai sáng tác của Võ Thị Hảo, chúng tôi nhận thấy thế giới nhân vật của tiểu thuyết Giàn thiêu và tập truyện Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm rất đa dạng, phong phú với nhiều kiểu nhân vật khác nhau. Đó có thể là những con ngƣời bình thƣờng, có khi là những kẻ mang dáng vẻ con ngƣời nhƣng lại xấu xa, độc ác nhƣ dã thú, hay những con vật mang tình cảm, trái tim nhƣ con ngƣời... Nhƣng dù đƣợc miêu tả dƣới dạng nào thì tất cả các nhân vật ấy đều thống nhất với nhau ở đặc điểm: có yếu tố kì Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30 ảo. Tuy nhiên mỗi loại nhân vật lại đƣợc „bao phủ” bằng sự kì ảo với các mức độ đậm nhạt khác nhau. Trên cơ sở đó, chúng tôi chia nhân vật kì ảo trong hai tác phẩm trên ra làm hai kiểu: nhân vật kì ảo và nhân vật có yếu tố kì ảo. Cả hai loại nhân vật này đều đƣợc khắc hoạ ở một số phƣơng diện: kì ảo ở ngoại hình, ở hoàn cảnh xuất thân, ở số phận nhân vật, ở các chi tiết nghệ thuật đắt giá và qua các hành động kì ảo. Dù ở phƣơng diện nào thì tác giả cũng đều sử dụng hai loại chi tiết nghệ thuật để miêu tả, đó là chi tiết phi thƣờng hoá (thƣờng đƣợc miêu tả bằng thủ pháp phóng đại) và chi tiết lạ hoá (với những yếu tố kì quái, khác thƣờng...). 2.2.1. Nhân vật có yếu tố kì ảo Đây là những ngƣời trần mắt thịt có thực trong cuộc sống hiện diện giữa cuộc đời phồn tạp và không ngừng trôi chảy. Nghĩa là tự bản thân nhân vật không thể tự tạo ra những điều kì lạ. Yếu tố kì ảo của nhân vật chủ yếu do ngoại cảnh và các lực lƣợng siêu nhiên bên ngoài đem lại. Nhà văn đã khắc hoạ chân dung, số phận, cuộc đời những nhân vật này qua lăng kính kì ảo. Các nhân vật đã đƣợc pha trộn sự lạ lẫm, bất thƣờng để giao lƣu với yếu tố kì ảo. Đó là các nhân vật: Từ Lộ, Ngạn La, Nhuệ Anh, Từ Vinh, Ỷ Lan, Lý Trác... (Giàn thiêu), Pạng (Chuỗi người đi trong đầm lầy), Ả Tuynh (Dệt cỏ)... Họ cũng giống con ngƣời trong đời thực với những suy tƣ, trăn trở, có cả hạnh phúc lẫn khổ đau. Trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ hiện nay, ta bắt gặp bóng dáng của các nhân vật ấy với nhiều cung bậc, trạng thái khác nhau. Một tiểu thƣ khuê các, yểu điệu và chung tình, một chàng trai quyết dứt tình riêng để trả thù nhà, một ngƣời đàn bà đầy quyền lực nhƣng đố kị và ích kỉ... Tất cả đều là những con ngƣời gần gũi với đời thực nhƣng đã ít nhiều đã đƣợc kì ảo hoá. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31 Trong số các nhân vật trên, nhiều nhân vật đã đƣợc chính sử ghi lại nhƣ Từ Lộ, Ỷ Lan... Dựa vào những sự kiện, những chi tiết có thực đã đƣợc ghi chép lại mà Võ Thị Hảo đã có “chất liệu” để xây dựng nên chân dung những con ngƣời vừa thực vừa ảo, vừa thân quen vừa xa lạ với ngƣời đọc. Gán cho những nhân vật trên một số nét kì ảo không đồng nghĩa với việc Võ Thị Hảo muốn lật lại quá khứ, soi xét lịch sử, mà ngƣợc lại, chị muốn nhìn hiện thực theo cách riêng của mình - thông qua lăng kính kì ảo. Cái đích cuối cùng của nhà văn là gửi gắm vào những nhân vật đó một thông điệp nhân sinh, một lời nhắn nhủ với con ngƣời trong cuộc sống hiện đại. Nhân vật Từ Lộ đƣợc coi là nhân vật trung tâm của tác phẩm, là “cầu nối” giữa các sự kiện và đƣợc đặt trong mối quan hệ mật thiết với các nhân vật khác. Truyền thuyết về xuất thân và quá trình tu tập, hành đạo của Từ Đạo Hạnh trong Thiền uyển tập anh - nguồn sử liệu đã bị huyền thoại hoá để trở thành truyền thuyết về gốc tích vua Lý Thần Tông (do Từ Đạo Hạnh đầu thai làm con Sùng Hiền Hầu) và chuyện vua bị hoá hổ, sau đƣợc Minh Không đại sƣ chữa khỏi đã đƣợc ghi trong Đại Việt sử kí toàn thư. Võ Thị Hảo đã liên kết hai tiểu truyện ấy thành một câu chuyện huyền ảo mang triết lí sâu xa. Tuy vậy, ngoài các cứ liệu trên, chƣa có một phán quyết xác đáng nào về con ngƣời Từ Đạo Hạnh, về động cơ cho các hành động trong cuộc đời ông. Tóm lại, nhân vật nửa lịch sử nửa truyền thuyết này tồn tại một cách rắn chắc trong ấn tƣợng của ngƣời hậu thế về một vị sƣ nhiều quyền pháp linh diệu. Còn Võ Thị Hảo lại nhìn thấy ở nhân vật này khả năng lí giải và thể hiện những vấn đề mà chị hằng trăn trở: vấn đề của kiếp ngƣời bị thiêu đốt bởi các dục vọng, vấn đề của những số phận bị lỡ dở bởi bi kịch. Có thể khái quát toàn bộ hai kiếp sống của nhân vật này nhƣ sau: kiếp thứ nhất Từ là một công tử con quan. Tai hoạ đổ xuống gia đình chàng ngay trong đêm nguyên tiêu dạo chơi cùng ngƣời vợ chƣa cƣới: cha bị Diên Thành Hầu nhờ phép thuật của pháp sƣ Đại Điên giết chết. Cũng từ đây, chàng sống Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32 chỉ để trả thù. Quyết dứt tình riêng, Từ tìm đƣờng sang học đạo bên nƣớc Tây Trúc. Sau mƣời ba năm cô độc giữa núi tuyết, chàng trở về và dễ dàng trả thù cho cha mẹ. Diên Thành Hầu thành cái xác không hồn ngày ngày chạy theo đứa con trai độc nhất hoá điên, còn Đại Điên - kẻ giết thuê lại tiếp nhận cái chết một cách bình thản lạ lùng. Sau bao sóng gió, Từ tìm đến ngôi chùa nhỏ trên núi Sài rồi trở thành một vị sƣ trụ trì đức độ, đƣợc tôn pháp danh là Đạo Hạnh. Nhƣng nếu chỉ dừng ở đó thì nhân vật này đâu đã trở thành trung tâm của tác phẩm, thành “điểm nối” giữa lịch sử và hiện tại. Với ngòi bút sắc sảo tinh tế, Võ Thị Hảo đã cách tân câu chuyện, đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết bằng việc tiếp tục đi sâu vào kiếp thứ hai của Từ. Đạo Hạnh đầu thai thành vua Lý Thần Tông. Nhƣng điều duy nhất mà nhân vật này làm đƣợc chỉ là những lạc thú để rồi chính những tham vọng và lạc thú đó đã giết chết ông ta. Nói tóm lại, nhà văn đã thành công khi xây dựng nên bức chân dung kì bí về Từ Đạo Hạnh, vén bức màn lịch sử bằng những giả thuyết nghệ thuật của mình. Bên cạnh nhân vật Từ Đạo Hạnh - Thần Tông, Võ Thị Hảo còn vận dụng khả năng nhạy cảm của mình trong việc đƣa chất liệu lịch sử vào tiểu thuyết khi miêu tả nhân vật Ỷ Lan thái hậu. Nhân vật Ỷ Lan đƣợc ghi rất rõ trong sách Đại Việt sử kí toàn thư nhƣ sau: bà thay chồng (vua Lý Thánh Tông) nhiếp chính, hết lòng chăm lo cho đời sống nhân dân. Nhƣng Linh Nhân là ngƣời có tính ghen, cho mình là mẹ đẻ mà không đƣợc dự chính sự, mới kêu với vua rằng: “Mẹ già khó nhọc mới có ngày nay, mà bây giờ phú quý ngƣời khác đƣợc hƣởng, thế thì sẽ để mẹ già vào đâu?”. Nên năm Quý Sửu, Thái Ninh năm thứ hai (1073), bà giam Dƣơng thái hậu và 76 cung nữ vào cung Thƣợng Dƣơng rồi bức tất cả phải chết chôn theo Lý Thánh Tông [35]. Tác giả đặc biệt chú ý chi tiết này và đƣa vào đó màu sắc kì ảo nhằm “giải thiêng” lịch sử về nhân vật trên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 33 Ngoài hai nhân vật đƣợc ghi trong chính sử còn một loạt các nhân vật khác cũng đƣợc bao phủ bởi màu sắc của yếu tố kì ảo (tuy mức độ đậm nhạt là khác nhau). Mặc dù các nhân vật này đã đƣợc pha trộn sự khác thƣờng, kì lạ nhƣng họ cũng có đời sống nội tâm, có suy nghĩ, tính cách, hành động nhƣ một con ngƣời bình thƣờng. Trƣớc hết sự kì ảo biểu hiện qua hoàn cảnh xuất thân của các nhân vật. Hoàn cảnh xuất thân cho ta biết đƣợc gốc gác, cha mẹ, các mối quan hệ của họ với những ngƣời xung quanh. Nhƣng đối với các nhân vật có yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Giàn thiêu và tập truyện Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm lại không đơn thuần nhƣ thế. Ngoài những điều trên, xuất xứ của nhân vật đã đƣợc pha trộn không khí lung linh, mờ ảo, có khi ma quái. Đây chính là “dòng mạch” dẫn dắt nhân vật vào một thế giới khác, thế giới của những bí ẩn hoang đƣờng. Cái đích của nhà văn khi đƣa yếu tố kì ảo vào hoàn cảnh xuất thân của nhân vật là muốn tạo một thế giới đầy rẫy những bất ngờ. Lạc vào thế giới đó, ngƣời đọc sẽ cảm thấy lo âu, thấp thỏm, sợ hãi nhƣng vẫn tò mò muốn biết liệu kết cục sẽ ra sao? Nhân vật sẽ đƣợc sinh ra nhƣ thế nào? Sinh ra từ đâu và lớn lên cùng những sự kiện biến cố nào? Ta bắt gặp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp khá nhiều nhân vật có xuất thân kì lạ hoặc không rõ ràng. Trong Con gái thuỷ thần, không ai biết Mẹ Cả là con ai, từ đâu đến. Đã có rất nhiều lời thêu dệt về nguồn gốc của Mẹ Cả. Có ngƣời kể đã trông thấy một cặp Giao Long trong một đêm mƣa bão quấn lấy nhau và sinh ra Mẹ Cả dƣới gốc cây Muỗm, có ngƣời đồn Mẹ Cả là con riêng nên đƣợc cha gửi vào nhà thờ từ khi còn bé... Ngay cả hành tung của nhân vật này cũng đầy bí ẩn, lúc là một cô bé bơi rất giỏi, lúc lại trở thành ngƣời chuyên cứu mạng những kẻ gặp nạn... Hay xuất thân của nhân vật Cún cũng đầy sự kì bí. Cún không cha mẹ, lại tật nguyền, đƣợc một lão ăn mày Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34 nhặt về. Nhƣng Cún lại có một nghi lực sống phi thƣờng và vẻ đẹp tâm hồn cao quý. Trong Những đứa trẻ chết già (Nguyễn Bình Phƣơng), những đứa trẻ khi mới sinh đã là những ngƣời già. Dù chúng là trai hay gái cũng đều có kết thúc nhƣ nhau. Từ đứa trẻ thành ông già, thành ngƣời đàn ông trung niên hay thành một thiếu nữ có chửa... nhƣng cuối cùng tất cả những con ngƣời quái dị ấy đều chết hoặc biến mất kì lạ. Sự xuất hiện của bé Hon (Thiên sứ - Phạm Thị Hoài) trong gia đình Hoài cũng đƣợc pha trộn yếu tố lạ lùng. Bộ đồ lót của mẹ bị bỏ quên ngoài trời, qua một đêm sƣơng, “bị loang lổ những vết từa tựa nhƣ chàm”. Mẹ Hoài tƣởng “không còn khả năng sinh nở nữa” vậy mà ít lâu sau lại hoài thai và sinh ra bé Hon đẹp đẽ, khác thƣờng “nhƣ một thiên sứ pha lê ghé trần gian nhân cuộc dạo chơi miên viễn”. Đặc điểm chung giữa những tác phẩm trên là có sự xâm nhập của yếu tố kì ảo trong xuất thân của các nhân vật, song trong sáng tác của Võ Thị Hảo, yếu tố kì ảo có phần đậm đặc và độc đáo hơn. Những nhân vật của chị xuất hiện bất ngờ, kì dị, thậm chí có những nhân vật đƣợc sinh ra trong hai kiếp với hai địa vị, hoàn cảnh trái ngƣợc. Điển hình là Từ Lộ. Kiếp thứ nhất, Từ là một con ngƣời bình thƣờng với cuộc sống bình dị, hạnh phúc. Nhƣng ở kiếp thứ hai sự ra đời của Từ đƣợc miêu tả qua chi tiết lạ hoá sau: “Linh hồn Từ Đạo Hạnh chỉ là một luồng khí xanh mang hình một hài nhi. Linh hồn ngài khi ra khỏi nóc hang chùa Phật Tích thì ngƣng lại, lơ lửng và thiêm thiếp ngủ giữa lƣng chừng trời, rồi biến thành một con rái cá (...). Hồn đi đến cuối con đƣờng thì đã chui tọt vào trong hình hài một đứa trẻ trai nằm cuộn tròn sẵn trong bụng Sùng phu nhân, bất động nhƣ một xác chết” [20, tr. 454, 457]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 35 Rõ ràng xuất thân của cậu bé Dƣơng Hoán là vô cùng khác thƣờng. Kiếp trƣớc cậu bé đó là một ngƣời đàn ông bốn sáu tuổi già dặn, tinh thông. Nhƣng kiếp sau, trong hình hài đứa trẻ mới lớn, nhân vật này luôn sống trong một niềm khát khao không bao giờ thoả nguyện. Nhiều khi mâu thuẫn giằng xé trong trái tim bé nhỏ. Nhƣng mâu thuẫn đó không thể hoá giải đƣợc. Kể cả khi đã băng hà, Từ Lộ vẫn chƣa muốn dứt khỏi bể trầm luân của cuộc đời “nhục thân vẫn an nhiên trên bệ đá”. Phải chăng nhân vật này còn muốn tiếp tục sự chuyển giao số kiếp trong một hình hài mới? Bên cạnh đó còn có nhiều nhân vật có hoàn cảnh xuất thân khá giống nhau ở số phận bị “khiếm khuyết”. Đó là sự thiếu vắng tình yêu thƣơng của cha hoặc mẹ. Những nhân vật mồ côi xuất hiện khá nhiều trong các tác phẩm và đã trở thành một môtip quen thuộc. Rất nhiều truyện cổ tích dân gian đƣợc bắt đầu bằng việc các nhân vật không có cha mẹ (Tấm, Thạch Sanh...). Còn trong văn học hiện đại, nhiều nhà văn cũng vận dụng môtip trên để khắc hoạ hoàn cảnh, số phận các nhân vật: Mai Trừng (Cõi người rung chuông tận thế - Hồ Anh Thái) chỉ đƣợc mẹ nuôi (Miên) nuôi nấng, những đứa con nàng Bua (Nàng Bua - Nguyễn Huy Thiệp) không có cha... Trong Giàn thiêu và Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm, loại nhân vật mồ côi xuất hiện khá nhiều. Nhƣng không dừng lại ở việc miêu tả sự côi cút, đáng thƣơng của các nhân vật, Võ Thị Hảo còn coi đây là sợi dây gắn kết các nhân vật trong những mối quan hệ bất bình thƣờng hoặc là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi nhân tính của nhân vật. Ngạn La không biết cha mình là ai. Ngƣời mẹ trẻ đã hi sinh tuổi xuân khó nhọc nuôi con khôn lớn. Trớ trêu thay, ngƣời cha của nàng đã hơn một lần muốn giết chết đứa con đẻ của mình. Khi Lý Trác nhận ra Ngạn La là con thì đã quá muộn “Lý Trác sụm xuống trƣớc mặt Ngạn La, đƣa tay về phía con dao trên tay nàng, không cất nổi một lời (...) nƣớc bọt văng cả vào mặt Lý Trác” [20, tr.540]. Những đứa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 36 con Ả Tuynh (Dệt cỏ) không có cha, bọn chúng lớn lên trong thiếu thốn và nghèo đói. Còn Pạng (Chuỗi người đi trong đầm lầy) sớm mồ côi từ nhỏ, đƣợc ông chú nuôi lớn bằng những bữa nộm tai ngƣời trong rừng rậm. Khi đƣợc vợ chồng Ba Xà cứu sống, Pạng mới đƣợc sống nhƣ một con ngƣời. Từ cuộc sống của quỷ dữ đến cuộc sống làm ngƣời là một hành trình đầy khó khăn, gian khổ. Bởi vậy, miêu tả xuất thân cũng nhƣ nguồn cội của Pạng, Võ Thị Hảo đã sử dụng chi tiết lạ hoá nhằm làm cho nhân vật này trở nên lạ lùng, bí ẩn hơn. Từ Lộ có đầy đủ cả cha và mẹ. Nhƣng chỉ trong một thời gian ngắn, chàng đã mất cả hai ngƣời thân yêu. Chính sự mất mát đó là nguyên nhân biến Từ thành ngƣời khác - con ngƣời của hận thù, chỉ sống vì một mục đích duy nhất: trả thù. Qua những hoàn cảnh mồ côi trên, Võ Thị Hảo đã thể hiện lòng thƣơng cảm, xót xa với các nhân vật, đồng thời cũng gửi gắm một thông điệp: cuộc sống không chỉ toàn màu hồng mà vẫn đầy khiếm khuyết, thiếu thốn. Bởi vậy con ngƣời hãy biết yêu thƣơng, sẻ chia và giúp đỡ những cuộc đời bất hạnh nhiều hơn nữa. Dạng biểu hiện thứ hai của loại nhân vật có yếu tố kì ảo là kì ảo ở ngoại hình. Mỗi nhân vật đƣợc khắc hoạ bằng một bức chân dung khác nhau. Thông qua ngoại hình của các nhân vật đó, ta nhận ra đƣợc phần nào tính cách, phẩm chất và đoán trƣớc đƣợc cuộc đời, số phận của họ. Trong Truyện Kiều, khi miêu tả Thuý Kiều, Nguyễn Du đã phác ra một vẻ đẹp kiêu sa, một tuyệt sắc giai nhân trong thiên hạ. Song cũng dự báo trƣớc cuộc đời nàng sẽ gặp nhiều sóng gió, bất hạnh khi đặt sắc đẹp của nàng trong sự đối sánh với vẻ đẹp thiên nhiên: “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”. Còn trong sáng tác của Võ Thị Hảo (mà tiêu biểu là trong hai tác phẩm trên), hình dáng nhân vật đƣợc khắc hoạ rõ nét và ẩn chứa nhiều sự khác thƣờng. Điển hình là nhân vật Từ Lộ - sinh ra ở hai kiếp và mang hai hình hài, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 37 số phận khác nhau. Ở kiếp thứ nhất, chàng là một thƣ sinh nho nhã, hiền lành với gƣơng mặt thanh tú “mày rậm mắt sáng miệng nhƣ vành trăng treo”. Nhƣng cha chàng đã nhận ra chút khuyết hãm nơi vành thái dƣơng và cho đó là “cái tƣớng phúc phận không trọn vẹn”, điều này cũng dự báo trƣớc cuộc đời không phẳng lặng đang chờ đón chàng. Qua chi tiết lạ hoá, ngoại hình Từ Lộ ở kiếp thứ hai thấm đẫm sắc màu kì ảo. Trƣớc hết, chi tiết này thể hiện rõ ở sự ra đời của Từ: “đứa trẻ nằm trong bụng mẹ hơn mƣời tháng vẫn không chịu ra đời”. Đôi lúc cái bào thai đó lại “chồi lên nhƣ một quả nhót khổng lồ”. Phải chăng, Từ vẫn đang phân vân trƣớc sự lựa chọn của mình: tiếp tục đầu thai trong một kiếp sống khác để thực hiện khát vọng quyền lực hay dừng lại với linh hồn của một vị thiền sƣ tốt đẹp? Đọc chi tiết này, ta liên tƣởng đến những bào thai không muốn đƣợc sinh ra vì sợ phải đối diện với cuộc sống đầy phức tạp trong Thiên thần sám hối (Tạ Duy Anh). Đến lúc chào đời, cậu bé Dƣơng Hoán có hình thù kì dị “vai trái ra trƣớc, chìa ra một bàn tay bé xíu đỏ hỏn có ngón út nhƣ bị cháy xém”, “cái đầu với đôi mắt hắt ra những tia sáng chói từ từ chuồi ra” [20, tr.246]. Một điểm “bất thƣờng” mang tính lạ hoá nữa ở đứa trẻ này khiến ngƣời đọc chú ý, đó là đôi mắt - có lúc non trẻ thơ ngây, nhƣng nhiều khi lại già dặn nhƣ một ngƣời đàn ông từng trải. Bên trong Dƣơng Hoán có một “ngƣời già” Từ Lộ với khao khát khôn giải ở kiếp trƣớc đã in hằn thành một khắc khoải, mà căn nguyên bí ẩn chỉ lộ rõ khi vua gặp mặt sƣ bà chùa Trầm, vốn chính là vợ chƣa cƣới của Từ thời trẻ. Nhƣng trong Từ Lộ ở kiếp thứ hai cũng có một Dƣơng Hoán trẻ tuổi muốn đạt tới quyền uy và danh vọng siêu việt, biểu trƣng ở việc gắng thành thân bằng đƣợc với cung nữ Ngạn La, cô cung nữ có chiếc rốn màu chu sa quý hiếm, vƣu vật mà chính Dƣơng Hoán đã cứu khỏi giàn thiêu. Nếu những giây tình “hồi cố” hƣớng về một tiền căn mù mờ khiến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 38 Dƣơng Hoán lâm bệnh ác, thì tham vọng “phạm thƣợng” lại dẫn ông vua trẻ đến cái chết. Cái chết của ngài đã đƣợc dự báo từ trƣớc - đó là khi vua bị hoá hổ. Lúc này không còn hình dáng của Từ Lộ hay Dƣơng Hoán nữa, thay vào đó là một hình thù quái đản: “Đức vua đang ngồi chồm hổm trên long sàng, hai mắt đỏ đọc long lên, nhe răng trắng nhởn và bên mép nhoe nhoét máu”, “đám lông vằn vện trên ngƣời càng mọc dài ra, dài rủ cả xuống mặt sàn đá xanh. Bây giờ, trông nhà vua là một con hổ. Mà lại nhang nhác một con dã nhân” [20, tr.296, 460]. Đây chính là nghiệp báo mà Từ phải gánh chịu ở kiếp này: không chỉ méo mó, biến dạng trong tâm hồn mà còn thay đổi cả vẻ bề ngoài. Sự biến dạng ngoại hình là biểu tƣợng cho sự biến dạng của tâm hồn, nhân cách. Đây là một biểu hiện cụ thể của quy luật tha hoá. Cũng là sự biến đổi hình dạng nhƣng nhân vật của Macket trong Trăm năm cô đơn lại xuất phát từ nguyên nhân khác. Những đứa trẻ ra đời với chiếc đuôi ở sau lƣng và trông nhƣ một quái vật. Đó là hậu quả của sự loạn luân do bố mẹ chúng gây ra. Vì vậy, Giàn thiêu của Võ Thị Hảo chứa đựng sự lên án, phê phán pha chút mỉa mai, còn Trăm năm cô đơn lại là nỗi xót xa đầy thƣơng cảm cho những con ngƣời bất hạnh. Bên cạnh nhân vật Từ Lộ, nhiều nhân vật khác cũng có ngoại hình mang đậm màu sắc kì ảo nhƣ cung nữ Ngạn La, Nhuệ Anh, Ỷ Lan thái hậu, Lý Trác, Từ Vinh... Cung nữ Ngạn La hiện lên trong tác phẩm vừa nhƣ một phù thuỷ hoang dại có thể hút hồn cả Diêm Vƣơng, ma quỷ, vừa tƣợng trƣng cho vẻ đẹp thuần khiết, trong trắng, ngây thơ. Nhƣng vẻ đẹp ấy quá xa vời và không nên hiện hữu trên thế giới này đầy bạo liệt này, nó chỉ là nguyên nhân đƣa nàng đến những bất hạnh, khổ đau. Qua chi tiết lạ hoá ngoại hình Ngạn La hiện ra thật kì lạ: “Đôi mắt mèo màu xám nâu mở to hoảng hốt dƣới đôi mày mềm mại lƣợn cong vút lên nhƣ hai cánh én. Đôi môi mọng màu hoàng thổ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 39 sẫm kinh ngạc mở rộng làm hé lộ hàm răng đen láy. Mớ tóc dài nuôi nấng qua mƣời hai năm tràn xuống nửa lƣng ôm lấy một bờ vai mảnh mai chảy xuôi màu nâu mịn mƣợt nhƣ lụa. Đôi vú mới nhú nhƣ nửa vầng trăng với hai đầu vú nhỏ ƣơng ngạnh và kiêu hãnh...” [20, tr.222]. Đặc biệt là hình ảnh chiếc bớt bên vú trái mờ mờ trông nhƣ một con thạch sùng nhỏ xíu màu tím bốn chân. Chính nó là dấu tích thiêng liêng, là sợi dây ruột thịt giữa nàng và quan thái bảo Lý Trác. Riêng đôi mắt mèo hoang đƣợc tác giả nhắc lại nhiều lần cùng với chiếc rốn màu chu sa quý hiếm khiến nhân vật này càng trở nên bí ẩn và quyến rũ. Trải qua bao nỗi sợ hãi kinh hoàng từ giàn thiêu cung nữ đến lãnh cung, Ngạn La vẫn mãi là cô bé ngây thơ thuần khiết. Kể cả khi bƣớc lên giàn thiêu lần thứ hai - nàng vẫn là trinh nữ. Vẫn cặp mắt mèo hoang hút hồn ngƣời khác, vẫn đôi môi hoàng thổ và chiếc rốn in hình gƣơng mặt hai vị vua Nhân Tông, Thần Tông. Nàng giống nhƣ một viên ngọc quý không bao giờ gạn bẩn. Có thể nói, bằng thủ pháp so sánh với những hình ảnh mang tính kì ảo, Võ Thị Hảo đã vẽ nên bức chân dung Ngạn La với vẻ đẹp đầy ma lực. Đây cũng là một trong ba nhân vật nữ đƣợc nhà văn ƣu ái và ngợi ca trong tác phẩm. Nhân vật Ngạn La đƣợc xây dựng cùng một môtip với Ngƣời Đẹp Remediôt (Trăm năm cô đơn - G.Macket). Nàng Rêmediôt xinh đẹp tuyệt mĩ nhƣng lại quá ngây thơ, hoang dại. Nàng thích sống tự do theo bản năng tự nhiên của mình. Đây chính là điểm gần gũi mà Võ Thị Hảo đã kế thừa từ bậc thầy G.Macket khi xây dựng chân dung cung nữ Ngạn La. Nhân vật nữ thứ hai là Nhuệ Anh. Không đẹp bí ẩn, kiều diễm nhƣ Ngạn La, Nhuệ Anh hiện lên thánh thiện với “đôi mắt hình lá đào và đôi mày màu khói nhạt”. Chính đôi mắt đa đoan ấy đã ám ảnh Từ qua bao năm tháng, đè nặng trái tim lạnh giá của chàng. Kể cả khi đã thành sƣ bà không tuổi, mái tóc trắng nhƣ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 40 cƣớc nhƣng vẻ đẹp của đôi mắt vẫn không đổi. Vẫn dáng ngƣời yểu điệu thƣớt tha, vẫn chiếc cổ cao kiêu hãnh, bàn tay thon mềm với những ngón tay trắng mịn... dƣờng nhƣ tuổi tác không làm phai nhạt nét đẹp của sƣ bà. Một nhân vật gây nhiều kinh ngạc trong tác phẩm là Ỷ Lan thái hậu. Ngoại hình của bà đã có sự thay đổi theo hai biến cố. Khi còn là thái hậu buông rèm chấp chính, bà đƣợc miêu tả nhƣ một phụ nữ quyền uy và cao quý: “Mặt tròn nhƣ trăng rằm, mày tằm, mũi nhƣ trái mật treo, quyền cốt nổi rõ dù đám thị nữ đã khéo che phủ bằng một lớp phấn màu hoa đào...” [20, tr.127 - 128]. Nhƣng ở đoạn trích Lãnh cung, khi bị Dƣơng thái hậu và bảy mƣơi sáu cung nữ lên án vạch tội và trƣớc hành động hung hăng của đàn chuột đói, ngoại hình Linh Nhân đã bị biến dạng: “Ỷ Lan trợn tròn đôi mắt đã mất sinh khí (...). Những mảnh áo đại vóc của Ỷ Lan bắt đầu bục ra dƣới bàn tay của các thị nữ (...) nét mặt của thái hậu co rúm một lần nữa” [20, tr.238 - 239]. Sự biến dạng từ uy nghiêm thành cô độc, đáng thƣơng trƣớc đàn chuột và lòng thù hận của những cung nữ bị bức chết năm nào chính là cái giá phải trả cho những tội ác mà bà đã gây ra khi còn sống. Qua đó ta thấy đƣợc thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm, đó là quy luật thiện - ác. Tội ác sẽ không bao giờ bị quên lãng mà trái lại sẽ mãi ám ảnh, dằn vặt và dày vò ngƣời gây tội. Ngoại hình của quan thái bảo Lý Trác lại đƣợc khai thác ở khía cạnh khác. Hắn chỉ là kẻ nịnh thần đầy tham vọng, vì địa vị mà bán cả nhân phẩm của mình. Trên khuôn mặt vốn lạnh lùng của Lý Trác là đôi mắt sắc lạnh đầy ham muốn công danh. Với quá nhiều hành động độc ác đã gây ra, cuối cùng hắn cũng phải gánh chịu hậu quả đau đớn: bị chính vua Thần Tông - đại diện cao nhất cho thế lực mà hắn tôn thờ, móc mất một con mắt: “khắp mặt Lý Trác đầm đìa máu đỏ. Con ngƣơi mắt phải đã bị móng hổ sắc móc bật ra khỏi tròng” [20, tr.312]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41 Hình ảnh xác Từ Vinh - cha Từ Lộ trôi giữa dòng sông khiến ngƣời đọc ám ảnh. Một con ngƣời hiền lành, lƣơng thiện, hết lòng lo cho dân lại phải chịu một cái chết bi thảm đầy oan khuất. Chi tiết phi thƣờng hoá biểu hiện rõ qua ngoại hình bị biến dạng nhƣng ngập tràn thù hận: “Đôi tròng gần nhƣ bật ra khỏi hốc mắt. Từ trong hai hốc mắt sâu hoắm những giọt máu tƣơi ứa ra chảy loang trên mặt chan đỏ nƣớc sông Tô... cánh tay cứng đờ giơ cao trực chỉ đúng nhà Diên Thành Hầu” [20, tr.73]. Đọc Chuỗi người đi trong đầm lầy, ta không khỏi bàng hoàng khi biết rằng, chiến tranh tàn khốc đã đi qua bao nhiêu năm mà di chứng để lại vẫn còn rất nặng nề. Những con ngƣời đã mất mát một phần thân thể trong những cuộc chiến giờ ẩn hiện nhƣ những oan hồn - lẫn vào đoàn ngƣời đi tìm lại những gì đã mất. Chính hoàn cảnh khắc nghiệt đó đã sinh ra những đứa trẻ dị dạng về ngoại hình và nhân tính. Mà Pạng là một trong số đó. Pạng là một chàng trai có “một cái miệng rất đẹp, hàm răng chắc khoẻ sáng loà loá dạng giữa đám râu ria rậm rịt rối bù nhƣ dây rừng” [21, tr.60]. Nhƣng ẩn sau ngoại hình vừa đẹp vừa hoang dã ấy là một bản năng thú tính: Pạng nghiện món nộm tai ngƣời bởi hắn một thành viên của chuỗi ngƣời trong đặc khu Thuỷ Yến. Sau ba năm sống cùng gia đình Ba Xà, bản năng ấy lại trỗi dậy trong Pạng. Hắn đã cắt tai bà Hai Rỗ, bắt cóc thằng Rồng mang lên ngọn cây vì “thịt trẻ con thơm lắm”. Lúc này không còn thằng Pạng hiền lành, ngoan ngoãn với đôi mắt bò non ngây thơ nữa mà hắn đã trở thành con quỷ dữ: “Một thằng ngƣời cao lớn chân dài, cái miệng với hàm răng trắng ngậm dao bầu lấp loá nhô ra trong nắng” [21, tr.65]. Đặc biệt, miêu tả quá trình từ ngƣời đến quỷ của Pạng, nhà văn đã đặc tả sự thay đổi của đôi mắt. Từ đôi mắt bò non biến thành đôi mắt xanh lẹt dữ dằn. Ở nhân vật Từ Lộ, ta cũng bắt gặp sự biến đổi của đôi mắt: từ đôi mắt sáng thông minh, cƣơng nghị đến đôi mắt luôn đăm chiêu, đôi lúc rực sáng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42 chói loà. Tuy nhiên khác với Pạng, sự biến đổi đôi mắt của Từ diễn ra phù hợp với địa vị và hoàn cảnh qua hai kiếp sống của chàng. Trở lại với nhân vật Pạng, khi phần bản năng thú tính dịu xuống, phần ngƣời đang dần trở lại thì tiếng rú từ rừng sâu trong buổi chiều muộn lại kéo Pạng về cuộc sống xa xƣa. Cuộc đấu tranh giằng xé trong lòng Pạng cũng là mâu thuẫn giữa tính “thú” và tính “ngƣời”. Không biết phải lựa chọn con đƣờng nào khi đứng trƣớc ngƣời Pạ đã cứu sống mình, Pạng đã chọn cái chết để giải thoát. Lúc này, trong đôi mắt bò non của hắn vẫn “in hình một gƣơng mặt trắng bệch với đôi môi nhành ra trong một nụ cƣời khó tả” [21, tr.70]. Khuôn mặt đầm đìa máu và nụ cƣời gằn cùng khuôn miệng cong cong nhƣ miệng đàn bà đã xuất hiện ở phần đầu của tác phẩm giờ một lần nữa hiện lên đầy quái dị. Hình ảnh này mang đậm sự khác thƣờng, kì ảo. Dạng biểu hiện thứ ba là kì ảo ở số phận nhân vật, bởi hầu hết các nhân vật trong sáng tác của Võ Thị Hảo mang một thông điệp nghệ thuật mà nhà văn gửi gắm qua số phận của họ. Đó là nỗi khắc khoải trƣớc những số phận không may mắn, con ngƣời luôn sống trong những ràng buộc, mâu thuẫn hay phải lựa chọn giữa sự sống và cái chết, giữa hận thù và yêu thƣơng. Mà trƣớc hết là số phận của những ngƣời phụ nữ. Họ trở nên bé nhỏ, cô đơn trong cảnh mòn mỏi đợi chồng nhƣ Hồn trinh nữ, hay nỗi đau xót của những ngƣời mẹ mất con, mất chồng thành điên dại trong Vũ điệu địa ngục và Trận gió màu xanh rêu. Qua một loạt những số phận bất hạnh ấy, ta thấy hiện lên hiện thực phũ phàng của cuộc sống. Một trong những nguyên nhân dẫn đến điều đó là sự tàn bạo của chiến tranh. Chiến tranh đã cƣớp đi biết bao sinh mạng, phá tan bao mái ấm gia đình và dồn đẩy con ngƣời vào cõi chết ngay cả khi đang sống (Thảo trong Người sót lại của rừng cười là một minh chứng). Còn trong Giàn thiêu và Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm, ta bắt gặp nhiều con ngƣời với những số phận khác nhau. Ngoài thân phận mồ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43 côi của nhiều nhân vật (Ngạn La, Pạng...) nhà văn còn tập trung khắc hoạ hành trình kiếm tìm mục đích sống cho đến khi kết thúc cuộc đời trong bế tắc, tuyệt vọng (đa phần các nhân vật đều phải chết). Tuy nhiên ở mỗi nhân vật, hành trình số phận lại đi theo những con đƣờng riêng. Trƣớc hết là nhân vật trung tâm, xuyên suốt trong tác phẩm - Từ Lộ. Lẽ ra Từ phải đƣợc hƣởng một cuộc sống hạnh phúc, sung sƣớng vì có đầy đủ cha mẹ và sắp cƣới đƣợc một ngƣời vợ xinh đẹp là tiểu thƣ Nhuệ Anh, nhƣng một loạt biến cố đã xảy ra với gia đình chàng. Sau bao gian khổ Từ trở thành một vị pháp sƣ nhiều quyền phép. Nhƣng thẳm sâu trong trái tim Từ Đạo Hạnh vẫn khao khát, thèm muốn cuộc đời vinh hoa phú quý. Không bằng lòng với cuộc sống thực tại cùng với tham vọng quá lớn khiến Từ rơi vào bi kịch - bi kịch quyền lực. Để giải quyết mâu thuẫn này, Võ Thị Hảo chỉ có thể vận dụng khả năng sáng tạo độc đáo của mình trên cơ sở những gì đã đƣợc ghi trong chính sử. Việc ảo hoá, lạ hoá chi tiết Từ đầu thai làm con Sùng Hiền Hầu là một cách giúp nhà văn đẩy cốt truyện lên cao. Sống ở kiếp thứ nhất - Từ sống vì cha mẹ, còn kiếp thứ hai - chàng sống vì bản thân, vì dục vọng trỗi dậy mạnh mẽ. Việc duy nhất mà Từ Đạo Hạnh - Thần Tông làm đƣợc cho dân cho nƣớc là những lạc thú mà chỉ ở ngôi vị ấy mới đƣợc hƣởng. Chính đặc quyền này cắt nghĩa tại sao trong các triều đình thƣờng lâm vào cảnh nồi da nấu thịt, bùa chú ám hại lẫn nhau trong anh em ruột thịt để tranh đoạt ngôi báu. Tác giả Giàn thiêu chỉ nhấn vào vài nét thôi ở kiếp thứ hai: tình và tật. Khao khát quyền lực nhƣng vẫn luôn cháy khát một niềm lạc thú không thể cắt nghĩa đƣợc đã khiến Thần Tông hoá hổ. Ngay cả khi đƣợc Minh Không cứu chữa, mơ hồ nhận ra căn nguyên tiền duyên từ kiếp trƣớc song Thần Tông cũng không thể dứt bỏ lạc thú cùng vinh hoa phú quý chốn cung cấm. Bởi thế khi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44 từ giã cõi đời, ngài lại thấy hối tiếc vì những gì mình đƣợc hƣởng vẫn còn ít ỏi, và buộc phải thốt lên “ta lại lỡ nốt kiếp này”. Lỡ một kiếp! Lỡ một đời! Lỡ một phận ngƣời! Đó là điều mà nhân vật Từ Đạo Hạnh tự đúc kết và đó cũng là điều mà tác giả muốn gửi gắm khi xây dựng nhân vật này qua tất cả các lần hoá thân. Nói nhƣ Nguyễn Hoài Nam “một ngƣời - một vị hoàng đế, thậm chí cả một quốc gia lấy gì để bảo đảm rằng không luôn đứng trƣớc nguy cơ bị lỡ một kiếp và rồi còn bị lỡ nhiều kiếp?” [35]. Nhƣ vậy số phận của nhân vật Từ Lộ nhuốm đầy màu sắc kì ảo và có thể coi là một bi kịch, bi kịch vừa do ngoại cảnh vừa do chính Từ tạo ra. Điều này đã dẫn đến mâu thuẫn trong tâm hồn chàng: một bên là ƣớc mơ về cuộc sống hạnh phúc và một bên là khát khao quyền lực. Trong trƣờng hợp này, kì ảo có vai trò tạo khoảng cách giữa nhà văn - nhân vật - ngƣời đọc, để ngƣời đọc tự đứng ngoài soi xét khách quan. Đa phần các nhân vật nữ trong sáng tác Võ Thị Hảo đều có số phận không may mắn hay gặp nhiều bất hạnh. Họ càng đẹp đẽ, thuần khiết bao nhiêu thì cuộc đời lại đau khổ bấy nhiêu. Nhƣ nàng trinh nữ (Hồn trinh nữ) chờ chồng từ khi còn trẻ đến lúc quá thì. Vậy mà phần thƣởng cho khoảng thời gian dài tƣởng vô tận ấy là gì? Chỉ là một ngƣời chồng chai sạn, lạnh giá thậm chí vô cảm. Đêm tân hôn cũng chính là đêm kết thúc cuộc đời nàng. Còn Người sót lại của rừng Cười lại gieo vào lòng ngƣời đọc nỗi xót xa, thƣơng cảm. Khép lại tác phẩm, ta không biết bây giờ Thảo ở đâu, nhƣ thế nào: một thân hình tàn tạ, bơ phờ, mắt mộng du tay cầm cành liễu hay với bộ dạng của một ni cô khổ hạnh, một quý bà giàu có sang trọng, một phóng viên đầy tài năng? Hàng loạt câu hỏi nhƣ những vết cứa vào lòng ngƣời đọc để rồi bật lên một tiếng kêu đau đớn, tuyệt vọng: “Rừng Cƣời ơi! Đã no nê máu và nƣớc mắt, lẽ nào ngƣời cƣớp nốt của ta con chim yến nhỏ nhoi” [22, tr.107]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45 Cũng nhƣ sáng tác của Võ Thị Hảo, trong tác phẩm của Hồ Anh Thái, thân phận của ngƣời phụ nữ cũng đầy đau khổ và bi thảm. Thông qua một loạt các chi tiết, hình ảnh mang tính chất biểu tƣợng, Hồ Anh Thái đƣa ngƣời đọc vào thế giới đen tối, bế tắc. Truyện Tiếng thở dài qua rừng kim tước khiến ngƣời đọc ám ảnh khi chứng kiến cảnh Ni Lam hoá kiếp cho đứa con gái bé bỏng: “Cô bế đứa con lên ngọn đồi trọc (...) đứa trẻ chỉ giãy nhẹ mấy cái rồi lịm dần...”. Ni Lam cũng chẳng hề đau đớn hay ghê tay khi thực hiện hành động dã man đó. Vì nếu để đứa trẻ sống đồng nghĩa với việc cô sẽ phải bỏ ra một số tiền lớn làm của hồi môn cho nó. Không chỉ giết con mình, Ni Lam còn giết bao đứa trẻ vô tội khác. Trong xã hội Ấn Độ xƣa vẫn còn lƣu cữu những hủ tục lạc hậu với những quy định, tập quán cổ hủ đè nặng lên vai ngƣời nghèo khổ. Mà đáng thƣơng hơn cả là thân phận trẻ em gái. Ngƣời mẹ sẽ kinh hoàng khi sinh con gái và lúc đó, họ lại cần đến bàn tay của những ngƣời nhƣ Ni Lam - chôn đứa trẻ với một cành kim tƣớc trồng trên mộ. Để rồi những cánh đồi trọc nhanh chóng biến thành rừng kim tƣớc. Không ai đếm đƣợc cánh rừng đó có bao nhiêu cây, cũng nhƣ không biết bao nhiêu bé gái đã bị chính cha mẹ mình giết hại. Không phải chịu nỗi đau nhƣ các bé gái của Hồ Anh Thái, nhƣng những nhân vật nữ của Võ Thị Hảo cũng bị vùi dập về tinh thần và đày đoạ về thể xác. Họ buộc phải sống trong một môi trƣờng đầy những dục vọng toan tính với bao sự dày vò đau đớn. Nhuệ Anh xuất hiện trong tác phẩm nhƣ một thiên sứ đẹp đẽ và thánh thiện. Nhƣng cuộc đời đã xô đẩy nàng đến hết kiếp nạn này đến kiếp nạn khác. Tình yêu với Từ Lộ lỡ dở, bị ép phải lấy Lý Câu, cuối cùng nàng phải nhảy xuống thác Oán tự tử vì bị Từ phản bội. Nhuệ Anh đƣợc chàng Cá Bơn cứu sống và trở thành sƣ bà Động Trầm. Nhƣng số phận run rủi đã để bà gặp lại ngƣời xƣa trong hoàn cảnh oan nghiệt. Vào cung, lạc lõng giữa những thứ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46 xa hoa phù phiếm, bị ghen ghét, đố kị thậm chí bị hoàng hậu và bọn Lý Trác hãm hại, nhƣng thẳm sâu trong trái tim sƣ bà vẫn in đậm mối tình năm xƣa. Bà đã không quản gian khổ đi tìm Minh Không về chữa bệnh cho Thần Tông. Khi đức vua lựa chọn con đƣờng tiếp tục cuộc sống đế vƣơng, Nhuệ Anh đã quyết ra đi, làm “ngọn gió mong manh” cứu ngƣời. Có thể nói, số phận và cuộc đời nhân vật này chứa đựng cả yếu tố thực và yếu tố ảo. Thông qua lăng kính thực - ảo, ta hình dung ra số phận của những con ngƣời trong cuộc sống thực tại: đầy đau khổ hi sinh. Dù có trốn chạy thì họ cũng vẫn phải đối diện với những ẩn ức đã qua. Qua đó, nhà văn bày tỏ sự xót thƣơng và đồng cảm với những thân phận phụ nữ trong xã hội xƣa và nay. Nhân vật Lê Thị Đoan là một biểu hiện của thiên tính nữ trong Giàn thiêu. Dƣờng nhƣ ở Việt Nam cũng có giai thoại kể chuyện ngƣời đàn bà giả trai đi thi, nhƣng là vào những thời đại muộn hơn. Đặt câu chuyện vào thời Lý, tác giả Giàn thiêu đã hƣ cấu khi xây dựng chân dung nhân vật này. Trong tác phẩm Lê Đoá và Lý Trác đều đỗ, đều đƣợc bổ làm quan, nhƣng Lý Trác lừa dịp giật yếm áo tố cáo Lê Đoá là gái giả trai khiến tài nữ Lê Thị Đoan bị đày biệt xứ. Bà xuất hiện giữa đám thƣờng dân trong lễ hoả thiêu các cung nữ theo vua Nhân Tông, lên án việc triều đình đem tục chôn theo của phƣơng Bắc áp dụng vào nƣớc mình khiến hàng trăm phụ nữ đẹp đẽ, tài giỏi vô tội bị chết oan. Bà cắn lƣỡi tự vẫn ngay trƣớc mặt vị vua trẻ và triều thần. Sau khi bà chết, đám quan thần đứng đầu là Lý Trác đã đem cuốn sách của bà ra xử tử và giết hại dã man Lê Đan - con trai bà. Thân phận của cung nữ Ngạn La cũng vô cùng đáng thƣơng. Đựơc vua Nhân Tông đƣa về cung khi mới mƣời ba tuổi, chƣa kịp biết đến mùi vị của hạnh phúc, nàng đã bị nhốt vào lãnh cung (sau khi thoát khỏi giàn thiêu lần thứ nhất). Chứng kiến cảnh đàn chuột - hiện thân của bảy mƣơi sáu cung nữ và Dƣơng thái hậu hành hạ Linh Nhân Ỷ Lan, nàng không khỏi khiếp đảm và hoảng sợ. Khi vua Thần Tông chết, bị buộc phải lên giàn thiêu lần thứ hai, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 Ngạn La đã lên tiếng tố cáo bè lũ quan lại độc ác, tàn bạo và phê phán Ỷ Lan thái hậu cùng đám hoàng hậu đã dùng hủ tục thiêu cung nữ để độc chiếm ngôi vị. Tiếng nói của Ngạn La đại diện cho hàng trăm tiếng kêu oan khuất đã phải chết đau đớn trên giàn thiêu. Nếu chỉ dừng ở đó thì câu chuyện sẽ rơi vào bi kịch, chính vì thế tác giả đã sáng tạo thêm một tình tiết lạ hoá nữa - đó là sự xuất hiện của ngƣời mẹ “rạch mổ bụng đón gọn thân thể Ngạn La rồi bay lên trời”. Rõ ràng đây là chi tiết hoàn toàn hƣ cấu, mang màu sắc hoang đƣờng nhƣng đặt trong hoàn cảnh bấy giờ, nó lại trở nên hợp lý và dễ dàng đƣợc ngƣời đọc chấp nhận. Kiểu kết thúc này từng có trong Trăm năm cô đơn, ngƣời đẹp Remediôt cũng bay lên trời. Đây là lời khẳng định cái đẹp phải rời xa xã hội xấu xa ấy mà bay đi. Cũng giống nhƣ Võ Thị Hảo, sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp nhƣ một sự “khiêu khích” kinh nghiệm nghệ thuật của chúng ta. Với nhà văn này, cuộc đời thực không giản đơn, viên mãn nhƣ cổ tích, bởi vậy nhiều tác phẩm của ông kết thúc không có hậu. Trong Trái tim hổ, Chàng Khó dù giết đƣợc con hổ nhƣng phải mất mạng vì trái tim con vật đã bị đánh cắp, còn cô gái vì không có trái tim hổ làm thuốc đã qua đời một năm sau đó. Hay Nàng Bua (Nàng Bua) một mình tần tảo nuôi cả lũ con không cha lại chết “vì không quen sinh nở trong nhung lụa...”. Số phận của những cung nữ thời phong kiến cũng đƣợc nhà văn khắc hoạ rõ nét qua hình ảnh giàn thiêu cung nữ. Dựa trên những sự kiện có thật trong lịch sử (các cung nữ bị Ỷ Lan thái hậu bức chết khi vua băng hà), Võ Thị Hảo đã sáng tạo nên một bức tranh ghê rợn đầy chết chóc qua những chi tiết đƣợc lạ hoá. Hình ảnh giàn thiêu cung nữ xuất hiện trong tác phẩm hai lần, thì cả hai lần đều gây cho ngƣời đọc sự kinh sợ, thậm chí “không dám đọc lúc nửa đêm”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 Xuất hiện ở giàn thiêu đầu tiên, bốn mƣơi chín cung nữ đƣợc lựa chọn trở thành bốn mƣơi chín ngọn đuốc sống bay đến cõi cực lạc hầu hạ tiên đế. Họ vừa tự nguyện vừa bị ép buộc bƣớc vào cõi chết. Đƣợc học cả những bài thuyết giáo về nghĩa vua tôi, sự khổ ải nơi trần thế nên tất cả đều “cam chịu, câm lặng nhƣ đã chết” khi đứng trƣớc giàn thiêu: “tất thảy cung nữ không một tiếng kêu la, không một lời than khóc. Họ chỉ còn thân xác mà mất đâu hồn vía chỉ mơ hồ nghe xạc xào bên tai tiếng gào khóc của những ngƣời thân đang đứt từng khúc ruột bên kia hồ” [20, tr.35]. Số phận của những cung nữ nói riêng và của ngƣời phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung đƣợc lột tả sâu sắc qua những hình ảnh mang nghĩa biểu tƣợng: “Trên mặt hồ chỉ còn các phiến gỗ sơn đỏ nổi lềnh bềnh nhƣ những thây ngƣời bị xử trảm trong tiếng rú man dại của các cung nữ trong cơn quằn quại trƣớc khi linh hồn về với cựu hoàng. Nối dài những tiếng gào thét, các đôi công, trĩ, uyên ƣơng bị trói chân trên nóc giàn thiêu cũng đồng loạt bật lên những tiếng xé ruột” [20, tr.37]. Còn số phận của Pạng (Chuỗi người đi trong đầm lầy) vừa bất hạnh vừa đáng thƣơng. Cái chết của Pạng gieo vào lòng ngƣời đọc nhiều dấu hỏi không có lời giải đáp. Bởi trong xã hội ngày nay, không ít ngƣời bị rơi vào bi kịch tha hoá nhƣng con đƣờng trở về làm kiếp ngƣời liệu có rộng mở? Nhƣ Chí Phèo trong tác phẩm của Nam Cao phải tìm đến cái chết vì xã hội không dung nạp những con ngƣời bị coi là Quỷ dữ nhƣ Chí. Số phận của Từ Vinh - cha Từ lộ khiến độc giả ám ảnh. Sau cái chết của ông, dòng họ Từ cũng rơi vào thảm kịch. Từ Vinh phu nhân chết, gia sản bị tịch thu, Từ Lộ phải chốn chạy sự truy sát của kẻ thù. Đây cũng chính là bi kịch chung cho những vị quan thanh liêm trong xã hội phong kiến xƣa kia. Dạng biểu hiện thứ tƣ của loại nhân vật trên là kì ảo ở các chi tiết nghệ thuật đắt giá. Trong hệ thống các nhân vật có yếu tố kì ảo, đi liền với việc xây dựng chân dung, ngoại hình, số phận nhân vật, ta còn thấy xuất hiện nhiều chi tiết nghệ thuật đắt giá gắn với yếu tố kì ảo, các chi tiết nghệ thuật này là “chất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49 liệu” để xây dựng nên các nhân vật kì ảo, tình huống kì ảo trong tác phẩm. Thông thƣờng, một tác phẩm đƣợc coi là thành công khi tạo ra đƣợc sự hấp dẫn, thu hút đối với ngƣời đọc. Mà một trong những nhân tố quan trọng góp phần làm nên thành công đó chính là các nhân vật cùng những diễn biến tâm lý, đời sống nội tâm và những mối quan hệ phức tạp. Việc tìm ra các chi tiết nghệ thuật đắt giá (hay các sự kiện đắt giá) sẽ góp phần định giá tác phẩm và định giá tài năng của tác giả. Thứ nhất là những chi tiết có liên quan đến yếu tố tâm linh hay điềm báo. Trong thế giới tâm hồn của ngƣời phƣơng Đông xƣa, sự giao tiếp giữa cõi trần và những cõi khác hầu nhƣ không bị giới hạn. Còn với tƣ duy của con ngƣời hiện đại thì khả năng linh cảm gắn với một ý thức khác về thế giới: sự bí ẩn vô cùng của tự nhiên và năng lực cảm nhận bằng trực giác của con ngƣời trƣớc những hiện tƣợng bí ẩn không lý giải đƣợc. Từ góc độ khoa học, điều này gắn liền với cái gì đó siêu hình, nó có thể có hay không chƣa ai dám khẳng định. Nhƣng nghệ thuật lại nhìn nó từ góc độ khác, lấy cái ảo để chủ quan hoá đối tƣợng nhận thức. Những tình tiết của các câu chuyện có thể do nhà văn sáng tạo ra hoặc tái tạo lại từ những chuyện dân gian, những lời đồn... nhƣng nó chứa đựng một niềm tin sâu xa vào những bí ẩn cùng tận trong tâm hồn con ngƣời. Một trong số đó là chi tiết ngƣời chết hiện hồn báo ứng cho ngƣời sống, đây là môtip quen thuộc thƣờng thấy trong văn học cổ Trung đại. Khi Thuý Kiều đi tảo mộ ngày xuân, bên nấm mồ vô chủ, nghe kể về cuộc đời bất hạnh của Đạm Tiên, nàng đã nhỏ nƣớc mắt khóc than cho số phận hẩm hiu của ngƣời kĩ nữ khiến hồn Đạm Tiên xúc động trở về trong cơn gió thổi “ào ào”. Trong Giàn thiêu, Võ Thị Hảo đã sử dụng chi tiết lạ hoá nhằm tạo sự bí ẩn và hấp dẫn cho tác phẩm. Trƣớc hết là chi tiết ngƣời cha của Từ Lộ đã hai lần hiển linh báo ứng cho chàng. Lần đầu tiên, khi cha chàng vừa bị giết, xác Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50 còn chƣa tìm thấy, trong nhà đã có một sự việc kì lạ xảy ra nhƣ điềm báo trƣớc về một điều kinh hoàng xắp đến: “Một cơn gió lạnh buốt thổi thốc vào nhà. Từ Lộ sởn da gà. Ba nén hƣơng vừa thắp bỗng bùng cháy nhƣ ba cây đuốc nhỏ. Chiếc lƣ đồng cổ kính thoắt đen xám lại nhƣ một lời nguyền”. Sau đó Từ đã nhìn thấy những cảnh tƣợng hãi hùng về cha: “Khuôn mặt đẫm máu, đôi tròng mắt lồi ra khỏi hốc” [20, tr.71]. Từ bàng hoàng sợ hãi và lao ra bờ sông Tô nhƣ có ngƣời chỉ đƣờng mách lối. Tại đây, tất cả những gì hiện ra trƣớc mắt cũng chính là điều chàng vừa nhìn thấy. Lần thứ hai khi Từ đi tìm Đại Điên và bắt gặp hắn trong đêm hội Quý Vũ. Từ định giơ gậy trúc bổ xuống đầu Đại Điên, nhƣng kì lạ thay, trên không trung nhƣ có một bàn tay vô hình giữ đầu gậy lại và vang lên tiếng nói của cha chàng: “chớ!...chớ! giết hổ phải cần hùng...”. Dƣờng nhƣ linh hồn ngƣời cha đang ẩn hiện quanh đây và ngăn hành động của Từ khi chàng chƣa đủ sức mạnh để đánh lại kẻ thù. Lần tiếp theo, khả năng “thần giao cách cảm” lại đến với Từ khi chàng đƣợc gặp đại sƣ Tzu. Nghe xong lời giáo huấn của đại sƣ, Từ thấy mình đang ở một thế giới khác - thế giới của trung gian giữa địa ngục và dƣơng thế. Chàng nhìn thấy mẹ chàng mặc áo cƣới, bờ bên này xác cha chàng vẫn trôi ngƣợc trên sông, bên kia sông là đức Bồ Tát mỉm cƣời đón chàng. Chi tiết nghệ thuật này có ý nghĩa quan trọng vì nó là sợi dây cuối cùng ràng buộc lí trí Từ. Chàng quyết từ bỏ tất cả “đạp con thuyền trôi xa” để nung nấu một quyết tâm duy nhất - trả thù. Kể cả lúc trở thành đức vua Thần Tông, Từ Lộ vẫn luôn sống với những kí ức nhạt nhoà trong quá khứ: “Con đƣờng nào tít tắp xa trƣớc mắt chợt hiện? Mọc đầy lá tai mèo màu tím. Cái ánh sáng nhàn nhạt này không rõ của ngày hay đêm. Mà văng vẳng tiếng lục lạc rung từ đầu tích trƣợng của tỳ kheo. Ngƣời đàn ông gầy guộc đeo tay nải, tay cầm bát gỗ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51 khất thực trên đƣờng thiên lý” [20, tr.269]. Chỉ đến khi uống sữa của ngƣời đàn bà có khuôn mặt nhọn nhƣ dã nhân với ba sợi lông trên đầu vú mới khiến Từ nguôi ngoai nỗi khát thèm. Chi tiết này gợi nhớ đến ân nhân đã cứu sống chàng thủa trƣớc. Ta cảm giác Từ nhớ đến Dã Nhân vừa nhƣ một ngƣời mẹ, vừa nhƣ một ngƣời tình. Loại chi tiết nghệ thuật thứ hai có chứa đựng yếu tố kì ảo là những chi tiết đƣợc lặp lại nhiều lần và mang đậm dấu ấn hoang đƣờng, siêu thực. Đó là hình ảnh chiếc rốn màu chu sa của Ngạn La ẩn dấu gƣơng mặt của tiên hoàng. Chiếc rốn đƣợc tác giả nhắc đến mƣời một lần nhƣ một sự nhấn mạnh giá trị của ngƣời cung nữ này. Trong đó hai lần Thần Tông định ghé môi hôn lên chiếc rốn thì cả hai lần đều xuất hiện gƣơng mặt của hoàng đế Nhân Tông. Khi là một gƣơng mặt ma quái, khi lại là một gƣơng mặt đẹp bị biến dạng. Tất cả nhằm thể hiện một điều: nàng là vật sở hữu mãi mãi của tiên hoàng. Đoạn cuối tác phẩm, một lần nữa hình ảnh chiếc rốn chu sa lại đƣợc xuất hiện. Nhƣng khác hai lần trƣớc, lần này ẩn hiện trong đó là gƣơng mặt của hai vị vua đã băng hà: Nhân Tông và Thần Tông. Chi tiết lạ hoá này tạo nên sự tò mò nơi độc giả, đòi hỏi tự mỗi ngƣời sẽ có cách giải mã cho riêng mình. Chi tiết vua Thần Tông hoá hổ cũng là một chi tiết đắt giá mang đậm tính phi thƣờng hoá trong tác phẩm. Sau khi đƣợc Minh Không cứu chữa bằng cách đƣa ra các vật tuỳ thân của đại sƣ Từ Lộ (mảnh gƣơng đồng, cây sáo trúc, đầu lâu Dã Nhân), đức vua dần nhớ lại tiền kiếp. Nhƣng ngƣời thực sự đánh thức vua lại chính là sƣ bà Nhuệ Anh. Tác giả Giàn thiêu muốn vai trò tẩy rửa thuộc về nƣớc mắt cố nhân - điều này cho thấy xu hƣớng nữ quyền không che giấu của nhà văn: “Những giọt nƣớc mắt của bà tƣới lên ngƣời đức vua. Vua run rẩy. Và kì lạ, nƣớc mắt chảy đến đâu, những đám lông vằn vện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52 tuột ra từng đám, rồi lột hết, lộ ra thân mình của đức vua với nƣớc da trắng xanh, thƣ sinh nho nhã...” [20, tr.463]. Gột bỏ lông do bệnh tật, hình hài ông vua trẻ trở nên giống với chàng Từ Lộ của dăm chục năm trƣớc. Thời điểm chữa bệnh cũng là thời điểm phê phán, cả Minh Không đại sƣ và sƣ bà Nhuệ Anh đều lên tiếng trƣớc những lỗi lầm và tham vọng của Thần Tông. Sƣ bà mỉa mai khi Thần Tông biện minh cho những tham vọng của mình: “Khi đã ngự trên ngai vàng, điều duy nhất mà ông vua đó làm đƣợc là thả sức cho những kẻ công thần tung tác, kiêu ngạo, sống phè phỡn trên xƣơng máu và mồ hôi dân lành, tiếng oan dậy đất mà chẳng thấu tới cửu trùng...” [20, tr.467]. Còn Minh Không đại sƣ thì thất vọng nhận ra trong Dƣơng Hoán Thần Tông không còn nữa một Từ Lộ tốt đẹp ngày xƣa, đại sƣ đã phải thốt lên “Đạo Hạnh đại sƣ không thể dứt nổi giấc mộng hoàng lƣơng này”. Chi tiết Từ trò chuyện với những hồn ma trong rừng rậm quanh miếu thổ thần mang đậm màu sắc kì lạ. Đây hoàn toàn là chi tiết lạ hoá do nhà văn tƣởng tƣợng ra nhƣng nó lại là tiếng kêu đau đớn của bao kiếp ngƣời bé nhỏ. Hồn những goá phụ xoã tóc cắp con bên nách, những hài nhi chết yểu vì tên bay đạn lạc, hồn những chiến binh ra trận sớm phanh thây ngoài trận mạc... mỗi một hồn ma đều mang theo mình một lá đơn đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG SÁNG TÁC VÕ THỊ HẢO (QUA TIỂU THUYẾT GIÀN THIÊU VÀ TẬP TRUYỆN NGẮN NHỮNG TRUYỆN KHÔNG NÊN ĐỌC LÚC NỬA ĐÊM).pdf
Tài liệu liên quan