Luận văn Xuất khẩu hàng May Mặc của Công ty Dệt – May Hà Nội vào thị trường Mỹ

Tài liệu Luận văn Xuất khẩu hàng May Mặc của Công ty Dệt – May Hà Nội vào thị trường Mỹ: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ..... KHOA .... Luận văn Xuất khẩu hàng May Mặc của Công ty Dệt – May Hà Nội vào thị trường Mỹ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP----------------------------------------------------------------------NEU HANOSIMEX--------------------------------- ---Phạm Văn Giang . Lớp Công Nghiệp 44 C 1 Mở đầu Đất nước sau 20 năm đổi mới đã có nhiều thay đổi quan trọng, từ nền kinh tế bao cấp truyển sang nền kinh tế thị trường, từ nền kinh tế phụ thuộc vào nông nghiệp và trợ cấp từ các nước CNXH sang nền kinh tế lấy công nghiệp và dịch vụ là chủ đạo, từ đất nước có tỷ lệ lạm phát được xếp vào những nước cao nhất thế giới đầu những năm 80 nay lại có tốc độ phát triển kinh tế cao nhất châu Á. Đất nước ta dưới sự lãnh đạo của đảng đã có những thành tựu to lớn, nền kinh tế thị trường đã đem lại một luồng gió mới và cơ hội mới cho các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà Nước. Các doanh nghiệp muốn tồn tại trong nền kinh tế thị t...

pdf59 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1424 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Xuất khẩu hàng May Mặc của Công ty Dệt – May Hà Nội vào thị trường Mỹ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ..... KHOA .... Luận văn Xuất khẩu hàng May Mặc của Công ty Dệt – May Hà Nội vào thị trường Mỹ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP----------------------------------------------------------------------NEU HANOSIMEX--------------------------------- ---Phạm Văn Giang . Lớp Công Nghiệp 44 C 1 Mở đầu Đất nước sau 20 năm đổi mới đã có nhiều thay đổi quan trọng, từ nền kinh tế bao cấp truyển sang nền kinh tế thị trường, từ nền kinh tế phụ thuộc vào nông nghiệp và trợ cấp từ các nước CNXH sang nền kinh tế lấy công nghiệp và dịch vụ là chủ đạo, từ đất nước có tỷ lệ lạm phát được xếp vào những nước cao nhất thế giới đầu những năm 80 nay lại có tốc độ phát triển kinh tế cao nhất châu Á. Đất nước ta dưới sự lãnh đạo của đảng đã có những thành tựu to lớn, nền kinh tế thị trường đã đem lại một luồng gió mới và cơ hội mới cho các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà Nước. Các doanh nghiệp muốn tồn tại trong nền kinh tế thị trường thì không được phép chủ quan, không được phép tụt hậu so với các doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới, nắm bắt những cơ hội nếu không làm được điều đó chắc chắn doanh nghiệp đó sẽ bị đào thải khỏi nền kinh tế thị trường vốn cạnh tranh rất khóc liệt và không dành chỗ cho các doanh nghiệp yếu kém. Khi đất nước mở cửa đã đem lại cho các doanh nghiệp một cơ hội Kinh doanh mới, các doanh nghiệp không chỉ biết tới thị trường nội địa mà còn muốn vươn ra thị trường thế giới trong đó có thị trường Mỹ. Đây là một thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng đầy rủi do. Nó có thể đưa doanh nghiệp lên một tầm cao mới và nó cũng có thể vùi dập doanh nghiệp xuống bùn lầy. Từ khi chúng ta ký hiệp định thương mại Việt Mỹ đã có sự thay đổi to lớn về giá trị trao đổi hàng hoá giữa hai bên. Đó là sự thay đổi theo chiều hướng tích cực. Các doanh nghiệp Việt Nam đã có thể kinh doanh trên thị trường Mỹ và các doanh nghiệp Mỹ cũng vậy. Các doanh nghiệp Việt Nam có giá trị xuất khẩu vào thị trường Mỹ năm sau cao hơn năm trước rất nhiều. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP----------------------------------------------------------------------NEU HANOSIMEX--------------------------------- ---Phạm Văn Giang . Lớp Công Nghiệp 44 C 2 Mặc dù Công ty Dệt – May Hà Nội là một công ty sản xuất sản phẩm xuất khẩu là chủ yếu nhưng lại không nằm trong xu thế của các doanh nghiệp xuất khẩu khác đó có giá trị xuất khẩu tăng theo chiều hướng đi lên của cac doanh nghiệp Việt Nam. Trong thời gian thực tập tại Công ty Dệt – May Hà Nội đã cho em thấy rằng giá trị xuất khẩu của Công ty Dệt – May Hà Nội vào thị trường Mỹ vẫn chưa sứng tầm với hình ảnh của công ty. Do vậy em đã chọn đề tài “Xuất khẩu hàng May Mặc của Công ty Dệt – May Hà Nội vào thị trường Mỹ”. làm đề tài cho chuyên đề thực tập của mình. Đề tài của em có cơ cấu như sau: Chương I:Giới thiệu chung về Công ty Dệt – May Hà Nội. Chương II: Thực trạng xuất khẩu hàng May Mặc của Công ty Dệt – May Hà Nội vào thị trường Mỹ. Chương III : Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng May Mặc của Công ty Dệt – May Hà Nội vào thị trường Mỹ. Do thời gian thực tập còn hạn chế cũng như một số khó khăn khách quan nên chuyên đề của em còn nhiều thiêu sót. Nên rất mong được sự đóng góp cho ý kiến của các thày cô và các bạn để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Em cũng xin chân thành cảm ơn Thạc Sĩ: Mai xuân Được Giảng viên của trường Đại học Kinh tế Quốc Dân và các anh các chị trong phòng Kế hoạch thị trường của Công ty Dệt – May Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này một cách tốt nhất. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP----------------------------------------------------------------------NEU HANOSIMEX--------------------------------- ---Phạm Văn Giang . Lớp Công Nghiệp 44 C 3 Chương I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY DỆT – MAY HÀ NỘI 1.1 Khái quát về Công ty Dệt – May Hà Nội. - Tên Công ty: Công ty Dệt – May Hà Nội - Tên tiếng Anh: Ha Noi Textle- Garment Company. - Tên giao dịch: Hanosimex. - Địa chỉ: Số 1 –Mai Động- Hoàng Mai – Hà Nội. - Email: Hanosimex@hn.vnn.vn - Wesite: Hanosimex.com.vn 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển. - Tháng 2/1979 Khởi công xây dựng nhà máy. - Ngày 21/11/1984 hoàn thành các hạng mục cơ bản chính thức bàn giao công trình cho nhà máy quản lý và điều hành với tên gọi là: Nhà máy sợi Hà Nội. - Tháng 12/1989 Đầu tư xây dựng dây truyền dệt kim số 1 và tới tháng 6/1990 dây truyền được hoàn thành và đưa vào sản xuất. - Tháng 6/1993 xây dựng dây truyền dệt kim số 2 và tới tháng 3/1994 dây truyền được hoàn thành và đưa vào sản xuất. - Ngày 19/5/1994 nhà máy dệt kim Hà Nội được khánh thành bao gồm 2 dây truyền số 1 và số 2. - Tháng 10/1993 bộ công nghiệp nhẹ quyết định sát nhập nhà máy sợi Vinh ( Tỉnh Nghệ An) vào xí nghiệp. - Năm 1999 Công ty đổi tên thành Công ty Dệt – May Hà Nội . CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP----------------------------------------------------------------------NEU HANOSIMEX--------------------------------- ---Phạm Văn Giang . Lớp Công Nghiệp 44 C 4 - Tháng 1/2006 Công ty là một trong 3 thành viên của tập đoàn Dệt May Việt Nam. Cho đến nay Công ty Dệt – May Hà Nội có 11 thành viên trong đó có cả các thành viên ở Vinh, Hà Đông, Hà Nội. Các thành viên của Công ty Dệt – May Hà Nội . - Nhà Máy Sợi. - Nhà Máy Dệt Nhuộm. - Nhà Máy Dệt Denim. - Nhà Máy May I - Nhà Máy May II. - Nhà Máy May III. - Nhà Máy May Thời Trang, - Nhà Máy May Đông Mỹ. - Nhà Máy Dệt Hà Đông. - Nhà Máy Dệt Khăn Bông. - Nhà Máy Sợi Vinh. 1.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty Dệt – May Hà Nội.  Tổng Giám Đốc: Chức năng: Điều hành mọi hoạt động của công ty. Nhiệm vụ:Nhận các nhiệm vụ, nguồn lực do tập đoàn giao. Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và tài sản của nhà nước.  Phó Tổng Giám Đốc I. Chức năng: Quản lý điều hành lĩnh vực sản xuất CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP----------------------------------------------------------------------NEU HANOSIMEX--------------------------------- ---Phạm Văn Giang . Lớp Công Nghiệp 44 C 5 Nhiệm vụ: Chỉ đạo hoạt động của các nhà máy thành viên, chỉ đạo công tác thu mua vật tư.  Phó Tổng Giám Đốc II Chức Năng: Quản lý điều hành lĩnh vực sản xuất, chỉ đạo công tác tiêu thụ nội địa. Nhiệm vụ: Điều hành hệ thống chất lượng ( QMR) và hệ thống chách nhiệm xã hội (SAMR)  Phó Tổng Giám Đốc III: Chức năng: Thực hiện các công tác tài chính của công ty. Nhiệm vụ: Chỉ đạo công tác lao động tiền lương, chính sách cho cán bộ công nhân viên trong công ty.  Phòng kế hoạch tài chính: Chức năng: Thực hiện các công tác kế hoạch tài chính của công ty Nhiệm vụ: Quản lý nguồn vốn, thực hiện công tác tín dụng, kiểm tra phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp.  Phòng xuất nhập khẩu: Chức năng: Tìm kiếm khách hàng , thị trường trong và ngoài nước, tham mưu cho Tổng Giám Đốc. Nhiệm vụ:Nghiên cứu đánh giá thị trường, bạn hàng xuất khẩu và nhập khẩu giúp lãnh đạo công ty có những thông tin cần thiết trong định hướng phát triển thị trường.  Phòng tổ chức hành chính: Chức năng:Tổ chức cán bộ, đào tạo lao động……. Nhiệm vụ: Nghiên cứu tổ chức đề xuất các phương án tổ chức bộ máy quản lý trong các đơn vị cho phù hợp với nhu cầu. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP----------------------------------------------------------------------NEU HANOSIMEX--------------------------------- ---Phạm Văn Giang . Lớp Công Nghiệp 44 C 6  Phòng kỹ thuật đầu tư. Chức năng: Tham mưu cho Tổng Giám Đốc kế hoạch đầu tư mua sắm. Nhiệm Vụ: Xây dựng chiến lược đầu tư tổng thể, đầu tư cho từng giai đoạn.  Phòng kế hoạch thị trường. Chức năng: Tham mưu cho Tổng Giám Đốc xây dựng và điều hành việc thực hiện kế hoạch sản xuất của công ty. Nhiệm Vụ: Xây dựng các kê hoạch ngắn hạn, trung hạn. dài hạn, của các vấn đề khác nhau như tiêu thụ, nguyên vật liệu…..  Phòng thương mại. Chức năng:Tham mưu cho Tổng Giám Đốc nghiên cứu dự đoán sự phát triển của thị trường. Nhiệm vụ: Nghiên cứu tổng thể các loại sản phẩm May Mặc … trên thị trường về mẫu mã, giá cả…… 1.2 Đặc điểm của Công ty Dệt – May Hà Nội. 1.2.1 Đặc điểm kỹ thuật của Công ty Dệt – May Hà Nội . Là một doanh nghiệp lớn của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam trước đây nay là Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Công ty Dệt – May Hà Nội đã bắt đầu sản xuất và kinh doanh từ những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước nên máy móc tương đối hiện đại và đồng bộ, sản xuất gia những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người tiêu dùng. Với hai nhà máy sợi 1 & 2 được trang bị hoàn toàn bằng thiết bị của các nước như Italia, CHLB Đức, Bỉ, Hà Quốc… sản xuất từ các năm 1982 đến những năm 1990 do đó máy móc thiết bị còn khoảng 73%. So với thế giới thì còn nhiều hạn chế nhưng so với mặt bằng chung của cả nước thì công nghệ của Công ty Dệt – May Hà Nội là tương đối hiện đại. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP----------------------------------------------------------------------NEU HANOSIMEX--------------------------------- ---Phạm Văn Giang . Lớp Công Nghiệp 44 C 7 Các loại máy móc mà công ty dùng để sản xuất chủ yếu trong những năm gần đây. TÊN MÁY NĂM SỬ DỤNG SỐ LƯỢNG NƯỚC SẢN XUẤT Máy cắt 1980 815 Tiệp khắc, TQ….. Máy may 1990 800 Nhật bản Máy thêu 1990 820 Nhật bản Máy sử lý 1989 20 Hàn Quốc Máy dệt 1989 320 Nhật bản Ngoài ra Công ty Dệt – May Hà Nội còn có hệ thống thiết bị động lực, khí nén, lò hới, hệ thống sử lý nước thải….. và hệ thống thiết bị phụ trợ phục vụ cho các hoạt động của nhà máy. Hàng năm Công ty Dệt – May Hà Nội vẫn tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng . Hơn 10 năm qua Công ty đã đầu tư 544 tỷ đồng cho công cuộc đổi mới công nghệ như dây truyền chải thô CX-4000 của Italia, máy ghép của Thuỵ Sĩ, máy lạnh CIAT của Pháp…. Khâu dệt nhuộm có máy nhuộm cao áp của Đài Loan, Nhật Bản… trong khâu may đầu tư gần 500 máy khâu, máy sén, máy thiết kế mẫu, dây truyền may quần Jeans…… Giá trị đầu tư của nhà máy trong những năm gần đây vào công nghệ máy móc thiết bị được biểu hiện dưới bảng sau. Bảng giá trị đầu tư của Công ty Dệt – May Hà Nội Năm Giá trị đầu tư( Tỷ đồng) 2002 105.2 2003 125.7 2004 156.3 2005 165.8 CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP----------------------------------------------------------------------NEU HANOSIMEX--------------------------------- ---Phạm Văn Giang . Lớp Công Nghiệp 44 C 8 1.2.2 Đặc điểm lao động của Công ty Dệt – May Hà Nội Thực hiện của bộ và liên hiệp xuất khẩu dệt, Công ty Dệt – May Hà Nội đã kiên trì trong nhiều năm củng cố tổ chức sắp sếp lao động. Do đó Công ty Dệt – May Hà Nội có bộ máy gọn nhẹ, có hiệu quả và mở ra sự công bằng trong phân phối lực lượng lao động, ai có năng lực, có trí tụê và khẳ năng cống hiến cho công ty, công việc có kết quả cao sẽ được công ty trọng dụng và đương nhiên được hưởng những quyền lợi đặc biệt mà công ty dành cho các đối tượng này. Hiện nay công ty có lượng lao động đông đảo và có trình độ cao. Số lượng lao động luôn ổn định trong các năm gần đây . Các lao động luôn được đào tạo bồi dưỡng tay nghề cho phù hợp với yêu cầu của chất lượng và mẫu mã sản phẩm ngày nay. Bảng Số lượng lao động trong năm qua. Lao động bình quân Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Khu vực Hà Nội 3116 3350 3715 3800 3869 Khu vực Hà Đông 658 773 656 669 685 Khu vực Vinh 598 566 633 649 349 Khu vực Đông Mỹ 280 299 377 356 354 Tổng số LĐ 4652 4988 5381 5474 5257 Ngoài số lượng lao động đông đảo. Công ty còn có một thế mạnh vô cùng lớn so với các doanh nghiệp khác là trong doanh nghiệp có số lượng lao động có trình độ tay nghề cao, ngoài những lao động trục tiếp tham gia CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP----------------------------------------------------------------------NEU HANOSIMEX--------------------------------- ---Phạm Văn Giang . Lớp Công Nghiệp 44 C 9 sản xuất còn có một lực lượng đông đảo lao động gián tiếp tham gia có hiệu quả công tác điều hành sản xuất, hoạch định chiến lược có trình độ cao. Luôn đem lại sự an tâm nhất định cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Bảng trình độ lao động trong năm 2005. Trình Độ Số lượng Tỷ lệ Trên đại học 4 0.08% Đại học 334 6.35% Cao đẳng 71 1.35% Trung cấp 200 3.80% Công nhân bậc 1 507 9.64% Công nhân bậc 2 689 13.11% Công nhân bậc 3 965 18.36% Công nhân bậc 4 1052 20.01% Công nhân bậc 5 1032 19.63% Công nhân bậc 6 368 7.00% Công nhân bậc 7 35 1% Tổng 5257 100% LĐ trực tiếp 609 88% LĐ Gián tiếp 4648 12% 1.2.3 Đặc điểm nguồn vốn của Công ty Dệt – May Hà Nội. Nguồn vốn là một trong những điều kiện quan trọng để Công ty Dệt – May Hà Nội phát triển sản xuất kinh doanh . Công ty đã huy động và sử dụng hợp lý các nguồn vốn và ngày càng đầu tư nhiều vào mua sắm máy móc thiết bị làm tăng nguồn vốn cố định, tạo điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm hạ giá thành nhằm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP----------------------------------------------------------------------NEU HANOSIMEX--------------------------------- ---Phạm Văn Giang . Lớp Công Nghiệp 44 C 10 Cơ cấu vốn của Công ty Dệt – May Hà Nội tính đến hết ngày 31/12/2005(Tr đồng). Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Vốn lưu động 59253 61785 64104 64580 65324 Vốn cố định 102641 100338 98570 98264 97801 Tổng Vốn 161894 162123 162674 162844 163125 Tính cho đến thời điểm hiện nay. Công ty Dệt – May Hà Nội đã không ngừng sản xuất và phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Trong năm 2005 vốn lưu động chiếm 40,05% tương đương với số tiền là 65324 triệu đồng. Vốn cố định của công ty chiếm 59,95% tổng số vốn tương đương với số tiền là 97801 triệu đồng. Công ty Dệt – May Hà Nội là công ty thuộc nhà nước nên khấu hao máy móc, thiết bị được tính theo quy định của nhà nước và chế độ kế toán hiện hành trong đó nhà xưởng được khấu hao là 4%/Năm, thiết bị máy kéo máy sợi, dệt nhuộm là 6%/Năm, thiết bị máy thêu là 12%/ Năm. 1.2.4 Đặc điểm về nguyên vật liệu của Công ty Dệt – May Hà Nội. * Các loại nguyên vật liệu Nguyên vật liệu chính để sản xuất sợi của Công ty Dệt – May Hà Nội là bông và Xơ PE. Do tính chất và nguồn gốc của hàng Bông và Xơ hiện nay nước ta chưa sản xuất được Xơ PE nên Công ty phải nhập khẩu từ nước ngoài và do lượng bông trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu cho ngành Dệt May trong nước, chất lượng chưa đảm bảo nên Công ty vẫn phải nhập khẩu bông từ bên ngoài. Nguyên liệu Bông: bông Việt Nam chiếm khoảng 13% còn lại là Công ty nhập khẩu từ các nước như Nga, Mỹ, Úc…. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP----------------------------------------------------------------------NEU HANOSIMEX--------------------------------- ---Phạm Văn Giang . Lớp Công Nghiệp 44 C 11 Nguyên liệu sơ chủ yếu được nhập từ các nguồn sau như Hàn Quốc, Đài Loan… Ngoài các nguyên liệu chính công ty còn nhập khẩu một như hoá chất, thuốc nhuộm , các chất phụ gia khác…… Kim ngạch nhập khẩu từ Năm 2001 Đến Năm 2005. Năm Giá trị nhập khẩu (USD) 2001 11225000 2002 13315427 2003 14051479 2004 21286470 2005 27900000 * Quản lý và sử dụng Nguyên vật liệu. Hiện nay, nguyên vật liệu sản xuất chủ yếu là các loại Cotton và Xơ PE chiếm tỷ lệ khá cao trong giá thành sản phẩm của Công ty Dệt – May Hà Nội từ 65% đến 70% cho nên vấn đề tiết kiệm và định mức tiêu hao nguyên vật liệu là cần thiết. Công ty đã sử dụng phương pháp kinh nghiệm và phương pháp khảo sát thực tế để xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu theo các bước sau. - Khảo sát từng công đoạn: Bông, chải, ghép….. - Từ số liệu khảo sát và số liệu kinh doanh từ kỳ trước. - Tiếp tực theo dõi thực hiện định mức một tháng một lần, phân tích nguyên nhân tăng giảm so với định mức tạm. - Xem xét lại định mức để rút kinh nghiệm và tìm biện pháp sửa chữa và khắc phục kịp thời. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP----------------------------------------------------------------------NEU HANOSIMEX--------------------------------- ---Phạm Văn Giang . Lớp Công Nghiệp 44 C 12 Trong khi xây dựng định mức, cán bộ xây dựng định mức thường chú ý tới công đoạn trải kỹ là công đoạn có lượng bông tiêu hao cao do sợi trải nhiều nhất, để làm giảm tối thiểu lượng bông phế liệu. 1.3 Kết quả Kinh doanh. 1.3.1 Doanh thu của Doanh nghiệp trong 5 Năm qua. Trong những năm qua mặc dù có những biến động lớn động lớn trên thị trường. Nhưng Công ty Dệt – May Hà Nội vẫn duy trì được tấc độ tăng trưởng điều và vượt kế hoạch Tập đoàn giao và cũng như kế hoạch Công ty tự đặt ra cho chính mình. Trong 10 Năm trở lại đây doanh thu của công ty tăng 2.95 lần đây có thể là một tấc độ tăng mà bất kỳ doanh nghiệp trong ngành nào cũng mong muốn. Với những lợi thế của mình về các sản phẩm xuất khẩu đã đem lại cho doanh nghiệp một lợi thế không nhỏ so với các doanh nghiệp khác. Doanh thu trên thị trường trong nước các năm gần đây lúc nào cũng chiếm hơn 50% tổng doanh thu của cả Công ty. Doanh thu của Công ty trong thời gian từ năm 2001 đến năm 2005 Đơn vị: triệu đồng Năm Doanh thu có VAT Doanh thu không có VAT 2001 589214 556774 2002 701025 667500 2003 909104 866071 2004 1016750 970953 2005 1430168 1351693 Qua bảng trện ta thấy tổng doanh thu của công ty luôn tăng trong thời gian qua. Trong đó doanh thu trên thị trường nội địa chiếm một tỷ lệ không CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP----------------------------------------------------------------------NEU HANOSIMEX--------------------------------- ---Phạm Văn Giang . Lớp Công Nghiệp 44 C 13 nhỏ chỉ có năm 2002 là có giảm tỷ lệ trong tổng doanh thu của Công ty. Sau đó trong các năm tiếp theo doanh thu trên thị trường nội địa luôn chiếm một tỷ lệ > 50% tổng doanh thu của cả Công ty. Doanh thu theo thị trường Đơn vị : USD Năm Tổng Doanh thu Doanh thu trong nước Doanh thu xuất khẩu 2001 38013806.45 16797527 21216279.45 2002 45227419.35 23537867 21689552.35 2003 58651870.97 28082336 30569534.97 2004 65596774.19 26151569 39445205.19 2005 92268903.23 35218553 57050350.23 Để có được con số doanh thu như trên doanh nghiệp đã nỗ lực mở rộng thị trường đồng thời cũng mở rộng mặt hàng tiêu thụ. Những mặt hàng sau đây đã đóng góp tích cực vào thành tích của doanh nghiệp. Trong tất cả các năm, doanh thu của sản phẩm sợi và sản Dệt kim lúc nào cũng dứng đầu trong tất cả các mặt hàng đem lại doanh thu cho doanh nghiệp. Trong năm 2005 doanh thu của sản phẩm sợi là 479361 triệu đồng tương đương 34% tổng doanh thu, còn đối với sản phẩm dệt kim là 309821 triệu đồng tương đương 22% tổng doanh thu cảu toàn công ty. Sự thay đổi nhu cầu và định hướng tiêu dùng của người tiêu dùng đã thúc đẩy Công ty Dệt – May Hà Nội thay đổi cơ cấu sản phẩm như không sản xuất các loại mũ nữa mà thay vào đó là các sản phẩm quần áo bò, hay các sản phẩm dệt thoi. Điều này là chính xác vì sản phẩm mũ của Công ty Dệt – May Hà Nội không phù hợp với nhu cầu thị trường hơn nữa các sản phẩm được làm ra từ vải bò lại đang được người tiêu dùng ưa chuộng. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP----------------------------------------------------------------------NEU HANOSIMEX--------------------------------- ---Phạm Văn Giang . Lớp Công Nghiệp 44 C 14 Bảng doanh thu theo sản phẩm Đơn vị : Triệu đồng Sản phẩm Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Sợi 282884 265899 317108 388020 479361 Vải Denim 57245 69448 125996 149400 103801 Vải+ Cổ 8911 23605 17766 32113 Sp Dệt kim 154393 222721 305821 255457 309821 Mũ 6875 45491 5523 6243 Khăn 49067 35589 43243 77360 97025 Sp may vải Dệt thoi 29638 35628 46037 Doanh thu khác 5800 3267 15137 41079 165296 1.3.2 Lợi nhuận và nộp ngân sách của Công ty Dệt – May Hà Nội. Trong những năm gần đây mặc dù Công ty Dệt – May Hà Nội gặp không ít khó khăn khách quan và chủ quan nhưng lợi nhuận của công ty vẫn không ngừng tăng. Lợi nhuận tăng nó phản ánh sự đóng góp của Công ty Dệt – May Hà Nội vào ngân sách Nhà Nước cũng tăng. Sự tăng lên của lợi nhuận một phần là do Công ty Dệt – May Hà Nội có lượng sản phẩm tiêu thụ luôn tăng, một phần là do trong những năm qua Công ty Dệt – May Hà Nội đã có sự đầu tư đổi mới công nghệ, làm cho chi phí sản xuất cũng như khẳ năng tiết kiệm nguyên vật liệu, nhiên liệu của công ty tăng dẫn tới giá thành sản xuất giảm. Bảng nộp Ngân sách và lợi nhuận của công ty. Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Lợi Nhuận 1446 2300 3200 4500 7761 Nộp Ngân sách 5293 3174 4252 4800 6805 CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP----------------------------------------------------------------------NEU HANOSIMEX--------------------------------- ---Phạm Văn Giang . Lớp Công Nghiệp 44 C 15 Trong năm 2002 công ty đóng góp vào ngân sách Nhà Nước là 3174 triệu đồng sang năm 2003 công ty đóng góp cho ngân sách Nhà Nước là 4252 triệu đồng tăng 134% so với năm trước. Trong năm 2004 công ty đóng góp vào ngân sách là 4800 triệu đồng và sang năm 2005 con số này là 6805 triệu đồng. Còn đối với lợi nhuận của Công ty Dệt – May Hà Nội trong các năm gần đây tăng tương đối cao năm 2001 lợi nhuận chỉ là 1446 triệu đồng nhưng khi kết thúc năm 2005 con số này là 7761 triệu đồng. Sự tăng lên của Lợi nhuận và sự đóng góp vào ngân sách Nhà Nước của Công ty Dệt – May Hà Nội luôn tăng trong những năm gần đây càng khảng định một điều răng công ty đã có những bước đi đúng đắn và vũng chăc, và cũng khẳng định sự cố gắng nỗ lực của cán bộ công nhân viên trong Công ty Dệt – May Hà Nội. Biểu đồ thể hiện sự tăng lên của Lợi Nhuận và nộp ngân sách Nhà Nước. Lợi Nhuận và Nộp nghân sách 1446 2300 3200 4500 77615293 3174 4252 4800 6805 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm T ri ệu đ ồ n g Lợi Nhuận Nộp Ngân sách CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP----------------------------------------------------------------------NEU HANOSIMEX--------------------------------- ---Phạm Văn Giang . Lớp Công Nghiệp 44 C 16 1.3.3 Lao động và tiền lương của công nhân viên trong Công ty. Năm 2001 số lao động của Công ty Dệt – May Hà Nội chỉ là 4625 lao động báo gồm cả lao động trực tiếp tham gia sản xuất và lao động gián tiếp trong đó tỷ lệ lao động trực tiếp sản xuất chiếm 80% tổng số lao động. những trong những năm gần đây sự lơn mạnh của Công ty Dệt – May Hà Nội có sự đóng góp vô cùng lớn của cán bộ, công nhân viên trong Công ty Dệt – May Hà Nội . với chính sách sử dụng lao động của Công ty Dệt – May Hà Nội là giảm lao động gián tiếp và tăng lao động trực tiếp tham gia sản xuấ công ty đã có chính sách tuyển dụng và đào tạo cũng như sử dụng lao động hợp lý cho nên đến năm 2005 số lao động của Công ty Dệt – May Hà Nội là 5257 lao động trong đó lao động trực tiếp là 88% và lao động gián tiếp điều là các lao động có chất lượng cao. Sự lớn mạnh của Công ty Dệt – May Hà Nội đã nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty lên một tầm cao mới. Với phương pháp tính lương hợp lý đã thúc đẩy công nhân viên hăng hái sản xuất, nâng cao năng xuất lao động. Qua đó nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên, nâng cao đơi sống. Bảng thu nhập bình quân của lao động trong công ty Đơn vị: Đ Thu nhập BQ/ Năm Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Khu vực Hà Nội 1292000 1350000 1400000 1500000 1700000 Khu vực Vinh 888000 950000 1200000 1290000 1470000 Khu vực Hà Đông 820000 900000 980000 1270000 1520000 Khu vực Đông Mỹ 792000 1150000 1320000 1340000 1500000 Trong năm 2001 thu nhập bình quân thấp nhất là khu vực Hà Đông là 820000 đ/tháng/người trong khi đó thu nhập cao nhất là khu vực Hà Nội là 1292000 đ/tháng/người nhưng đến năm 2005 thu nhập thấp nhất là khu vực CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP----------------------------------------------------------------------NEU HANOSIMEX--------------------------------- ---Phạm Văn Giang . Lớp Công Nghiệp 44 C 17 Vinh nhưng con số trung bình đã là 1470000 Đ/người/tháng và khu vực có thu nhập cao nhất vẫn là khu vực Hà Nội với con số 1700000 đ/tháng/Người Qua những kết quả sơ bộ trên có thể thấy Công ty Dệt – May Hà Nội đã sản xuất kinh doanh có lãi. Sự làm ăn phát đặt của Công ty Dệt – May Hà Nội không chỉ thể hiện qua con số đóng góp vào ngân sách Nhà Nước mà nó còn thể hiện qua đời sống của anh em công nhân trong công ty. Mặc dù vậy Công ty Dệt – May Hà Nội vẫn còn đó nhiều khẳ năng chưa được khai thác, hay chưa khai thác có hiệu quả dẫn đến hiệu quả đầu tư chưa cao, chưa đáp ứng được lòng mong mỏi của Nhà Nước. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP----------------------------------------------------------------------NEU HANOSIMEX--------------------------------- ---Phạm Văn Giang . Lớp Công Nghiệp 44 C 18 Chương II THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY DỆT – MAY HÀ NỘI VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ 2.1 Khái quát hoạt động xuất khẩu của Công ty Dệt May – Hà Nội 2.1.1 Chính sách xuất khẩu của Công ty Dệt May – Hà Nội. Cùng với sự thay đổi của thị trường và những thay đổi của chính sách xuất khẩu của Tập đoàn dệt May Việt Nam, nên Công ty Dệt May – Hà Nội cũng đã có sự điều chỉnh kịp thời chính sách xuất khẩu của mình cho phù hợp với tình hình chung của thị trường. Nhà nước Việt Nam đang khuyến khích các công ty Dệt May Việt Nam không chỉ là nhà gia công cho các công ty nước ngoài mà dần dần phải chuyển sang xuất khẩu theo dạng FOB để có thể kiểm soát được giá cả cũng như kiểm soát được sản phẩm của mình hơn thế nưa là có thể xây dựng cho mình những thương hiệu mạnh và tăng giá trị xuất khẩu của ngành May Mặc. Qua đó có thể làm một cách đàng hoàng trên thị trường Mỹ. Không những thay đổi hình thức xuất khẩu mà công ty còn phải duy trì các thị trường quen thuộc để không ngừng mở rộng thị phần của công ty trên các thị trường đó. Không chỉ vậy công ty còn muốn mở rộng hình ảnh của mình qua các thị trường tiềm năng khác như thị trường Mỹ, châu phi….. Công ty Dệt May – Hà Nội cũng còn muốn và phấn đấu có thể chủ động tìm kiếm khách hàng, chủ động nguồn nguyên vật liệu, qua đó có thể tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Và mục tiêu phân đấu của Công ty Dệt – May Hà CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP----------------------------------------------------------------------NEU HANOSIMEX--------------------------------- ---Phạm Văn Giang . Lớp Công Nghiệp 44 C 19 Nội là phấn đầu đến năm 2010 doanh thu xuất khẩu chiến > 50% tổng doanh thu của công ty. 2.1.2 Kết quả hoạt động xuất khẩu. - Mặc dù trong những năm gần đây hàng May Mặc của Trung Quốc và Ấn Độ đang chiếm ưu thế trên thị trường May Mặc thế giới, với những lợi thế của mình Trung Quốc Và Ấn Độ đã làm cho nhiều nước có ngành Dệt May Phát triển gặp khó khăn như Ý, Thái Lan… và Việt Nam không là ngoại lệ. Mặc dù với những khó khăn đó song Công ty Dệt – May Hà Nội luồn có giá trị xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước điều đó khẳng định sự cố gắng của cán bộ, công nhân viên chức trong công ty, cũng như khảng định sự đầu tư của Nhà Nước là đúng đắn và có hiệu quả và kết quả xuất khẩu của Công ty Dệt – May Hà Nội được phản ánh quả bảng kết quả xuất khẩu trong 5 năm qua. Đơn vị:USD TT Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 EU 9576965 10265478 12564257 13589625 14689524 Mỹ 3127516 3571216 6283908 8540256 9825265 Nhật 6131687 6341629 5622675 6699016 5936698 Khác 2752743 3203210 3824716 4423156 4986365 Tổng 21588911 23381533 28295556 33252053 35437852 Qua bảng trên ta thấy doanh thu xuất khẩu của năm sau cao hơn năm trước đây là một điều đáng mừng. Nhưng doanh thu xuất khẩu của Công ty Dệt – May Hà Nội lại phụ thuộc quá nhiều vào thị trường EU. Doanh thu tại thị trường luôn chiếm từ 40% đến 50% tổng doanh thu xuất khẩu điều này sẽ có tác động tiêu cực nếu như thị trường EU khủng hoảng, còn các thị trường CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP----------------------------------------------------------------------NEU HANOSIMEX--------------------------------- ---Phạm Văn Giang . Lớp Công Nghiệp 44 C 20 tiềm năng khác vẫn chưa được Công ty Dệt – May Hà Nội chú ý khai thác như thị trường Mỹ là một ví dụ điển hình. Biểu đồ doanh thu xuất khẩu trong 5 năm qua Doanh thu xuất khẩu 0 5000000 10000000 15000000 20000000 25000000 30000000 35000000 40000000 1 2 3 4 5 Năm US D Năm Đường biểu hiện doanh thu Theo mặt hàng xuất khẩu của công ty Dệt May Hà Nội thì mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn nhất là mặt hàng Sơ Mi nam có giá trị xuất khẩu năm 2005 là 5670056 USD đây là mặt hàng thế mạnh của công ty. Trong các năm từ 2001 đến 2003 các sản phẩm May Mặc chính của Công ty Dệt – May Hà Nội là Áo sơ Mi. Áo phông….nhưng bước sang năm 2004 công ty đã đầu tư dây truyền sản xuất vải bò và các sản phẩm từ Vải bò. Nên danh mục các mặt hàng May Mặc xuất khẩu có mở rộng thêm quần áo bò. Điều này tác động trực tiếp vào việc tăng doanh thu của Công ty Dệt – May Hà Nội . Mặc dù vậy do đây là sản phẩm mới đưa vào thị trường nên khách hàng chưa quen hoặc còn e ngại nên doanh thu chưa cao. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP----------------------------------------------------------------------NEU HANOSIMEX--------------------------------- ---Phạm Văn Giang . Lớp Công Nghiệp 44 C 21 Giá trị hàng hoá xuất khẩu vào tất cả các thị trường của công ty (Đơn vị (USD) Qua bảng trên ta thây hầu như không có sản phẩm mang tính trí tue cao, hay nói chính sách xác hơn đó là các sản phẩm có giá thành cao và chất lượng cao. Hơn thế nưa mặc dù Công ty Dệt – May Hà Nội cũng có những mặt hàng như quần Lót , áo lót… Nhưng hầu như không có khẳ năng xuất khẩu. qua bảng trên cũng có thể thấy danh mục mặt hàng xuất khẩu của công ty còn qúa ít và thường trùng lập với các công ty khác cũng xuất khẩu vào thị trường Mỹ và dễ dẫn tới các sản phẩm của cùng một nước cạnh tranh với nhau trên cùng một thị trường. Tên hàng Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Sơ mi Nam không DK cotton 3670115 3974861 4810245 4987808 5670056 Sơ mi Nam , bé trai DK cotton 3022448 3273415 3961378 3990246 4252542 Sơ mi Nữ, bé gái DK cotton 3238337 3507230 4244333 4322767 4606921 Quần Nữ, bé gái vải tổng hợp 2590669 2805784 3395467 3491466 3720974 Quần nữ bé gái cotton 647667 701446 848867 831301 885946 Quần nam vải tổng hợp 4533671 4910122 5942067 6317890 6733192 Quần nam, bé trai cotton 3886004 4208676 5093200 4987808 4961299 Quần bò 2660164 2835028 Áo bò 1662603 1771893 Tổng 21588911 23381533 28295556 33252053 35437852 CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP----------------------------------------------------------------------NEU HANOSIMEX--------------------------------- ---Phạm Văn Giang . Lớp Công Nghiệp 44 C 22 2.2 Xuất khẩu hàng May Mặc của Công ty Dệt May – Hà Nội vào thị trường Mỹ. 2.2.1 Kết quả hoạt động xuất khẩu vào thị trường Mỹ. - Doanh thu xuất khẩu hàng May Mặc của Công ty Dệt – May Hà Nội vào thị trường Mỹ theo thời gian. Kể từ ngày hiệp định thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực vào tháng 12/2001 trao đổi buôn bán giữa hai bên luôn tục tăng trong những năm qua. nhờ có hiệp định này mà doanh thu của Công ty Dệt – May Hà Nội trên thị trường Mỹ cũng liên tục tăng năm 2002 doanh thu của Công ty Dệt – May Hà Nội tại thị trường Mỹ đặt 3571216 ( USD) thì đến năm 2005 con số này là 9825265 (USD) tức gấp 2.75 làn so với năm 2002 điều này khảng định sự vươn lên mạnh mẽ cảu Công ty Dệt – May Hà Nội trên thị trường Mỹ. nhưng so với số lượng tiêu thụ của thị trường Mỹ thì con số này như muối bỏ vào bể, và nó còn là con số nhỏ bé so với các doanh nghiệp Việt Nam khác cùng tham gia xuất khẩu vào Mỹ. Bảng Doanh thu theo thời gian. Năm Doanh thu ( USD) 2001 3127516 2002 3571216 2003 6283908 2004 8540256 2005 9825265 Doanh thu của Công ty Dệt May – Hà Nội trên thị trường Mỹ theo mặt hàng xuất khẩu vào thị Mỹ. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP----------------------------------------------------------------------NEU HANOSIMEX--------------------------------- ---Phạm Văn Giang . Lớp Công Nghiệp 44 C 23 Do thế mạnh của Công ty Dệt May – Hà Nội là các sản phẩm Áo si, quần âu…. Nên các sản phẩm chủ yếu của công ty vào thị trường Mỹ đa số là sản phẩm này. Còn các sản phẩm mang tính chất lâu bền như áo rét, comple… thì hầu như công ty không xuất được vào thị trườg này. Cũng trong 2 năm gần đây công ty có đầu tư vào mua dây truyền sản xuất quần, áo bò nên sản phẩm này bước đầu đã thâm nhập vào thị trường Mỹ. Sản phẩm có giá trị xuất khẩu vào thị trường Mỹ cao nhất là Áo sơ Mi. Nhưng nếu mà so sánh với các đơn vị khác trong nước cùng xuất khẩu vào thị trường Mỹ thì con số đó còn quá nhỏ. Điều này chưa sứng đáng với tiềm năng của công ty. Bảng những mặt hàng xuất khẩu chính của Công ty Dệt May – Hà Nội vào thị trường Mỹ. Đơn vị (USD) Các sản phẩm khác đa số vẫn còn mới lạ đối với thị trường Mỹ như quần lót, áo lót…. Do chất lượng không cao, mẫu mã không phong phú, không phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Tên hàng Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Sơ mi Nam không DK cotton 375302 428546 754069 854026 982527 Sơ mi Nam , bé trai DK cotton 750604 857092 1508138 1708051 1965053 Sơ mi Nữ, bé gái DK cotton 187651 214273 377034 427013 491263 Quần Nữ, bé gái vảI tổng hợp 187651 214273 377034 341610 393011 Quần nữ bé gái cotton 531678 607107 1068264 1281038 1473790 Quần nam vải tổng hợp 688054 785668 1382460 1793454 2063306 Quần nam, bé trai cotton 406577 464258 816908 939428 1080779 Quần bò 683220 786021 Áo bò 512415 589516 Tổng 3127516 3571216 6283908 8540256 9825265 CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP----------------------------------------------------------------------NEU HANOSIMEX--------------------------------- ---Phạm Văn Giang . Lớp Công Nghiệp 44 C 24 Hình thức xuất khẩu chủ yếu của Công ty Dệt – May Hà Nội vào thị trường Mỹ đa số là qua trung gian và tỷ lệ qua trung gian luôn > 50% lượng sản phẩm. Điều này là do Công ty Dệt – May Hà Nội chưa có hệ thống phân phối, hệ thống đại lý tại thị trường này, điều này đã ảnh hưởng đến lợi nhuận và doanh thu của công ty trên thị trường MỸ. 2.2.2 Các hoạt động Công ty Dệt May – Hà Nội đã thực hiện để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng May Mặc vào thị trường Mỹ. 2.2.2.1 Các kênh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Dệt May – Hà Nội Để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm Công ty đã tập trung mở rộng mạng lưới phục vụ. Hiện tại công ty đã thành lập một số cửa hàng dịch vụ để thực hiện điều này. Bằng các kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp công ty đã mở rộng mạng lưới tiêu thụ. Do thị trường của công ty khá rộng nên công ty đã sử dụng nhiều kênh phân phối trong đó có kênh phân phối gián tiếp là chủ yếu Số lượng kênh phân phối của công ty. Kênh phân phối 2001 2002 2003 2004 2005 - Kênh phân phối trực tiếp 12 15 20 28 33 + Quầy giới thiệu SP 3 3 5 7 9 + Người bán lẻ 5 7 9 12 15 + ĐạI lý nhỏ 5 5 6 9 9 - Kênh phân phối gián tiếp 40 44 60 96 115 + Đại lý lớn 18 18 25 38 42 + Người bán buôn 22 26 35 58 73 Công ty đã sử dụng hệ thống kênh phân phối như sau: - Kênh phân phối trực tiếp: Bằng hệ thống của hàng dịch vụ của công ty đã đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. những sản phẩm tiêu thụ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP----------------------------------------------------------------------NEU HANOSIMEX--------------------------------- ---Phạm Văn Giang . Lớp Công Nghiệp 44 C 25 bằng hình thức này đa số là sản phẩm sợi, hàng dệt kim nội địa, khăn bông. Khách hàng mua của Công ty là các Công ty Dệt như Công ty Đông Á, Công ty may Gia Định… còn đối với sản phẩm dệt may thì công ty sản xuất theo đơn đặt hàng của các nước như là : Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản, Hoa Kỳ…… Công ty ký hợp đồng trực tiếp không qua trung gian. Ngoài ra công ty còn thành lập một số cửa hàng giới thiệu sản phẩm trên các địa bàn khách nhau. Tại đây công ty bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng và bán buôn cho các khách hàng có nhu cầu lớn. Công ty còn tổ chức tiêu thụ sản phẩm dệt kim trả lương công nhân theo doanh số.. với các hình thức này công ty đã đưa tận tay người tiêu dùng sản phẩm của mình. - Kênh phân phối gián tiếp: Nếu như kênh phân phối trực tiếp người bán tìm đến người mua hoặc ngược lại người mua tìm đến người bán để thoả thuận với nhau, quy định những điều kiệm mua hàng thì trong kênh phân phối gián tiếp mọi công việc thiết lập mối quan hệ giữa người bán và người mua cũng như việc quy định các điều khoản của hợp đồng điều qua người thứ ba làm trung gian. Dòng sản phẩm trong kênh phân phối này chủ yếu là các sản phẩm sợi, Dệt kim…. Trong thời gian tới Công ty Dệt – May Hà Nội đặt mục tiêu mỗi tỉnh thành phố có ít nhất một cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm của Công ty. Công ty thường chọn các đối tác là các công ty đang đứng vững trên thị trường là đối tác điển hình là trung tâm thương mại Minh Khai Ở Hải phòng…. Ngoài ra Công ty Dệt – May Hà Nội còn áp dụng các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm như quảng cáo, tham gia hội trợ triển lãm, hội nghị khách hàng.. Nhằm tăng cương kích thích tiêu thụ sản phẩm trên các kênh phân phối CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP----------------------------------------------------------------------NEU HANOSIMEX--------------------------------- ---Phạm Văn Giang . Lớp Công Nghiệp 44 C 26 Sơ đồ kênh phân phối của Công ty. 2.2.2.2 Phương thức thanh toán. Để làm tăng tốc độ luân chuyển vốn, Công ty Dệt – May Hà Nội đã nghiên cứu và chấp nhận mọi phương thức thanh toán mà bạn hàng đặt gia sao cho hai bên cùng có lợi mà không vi phạm pháp luật và giữ được uy tín của công ty. Thông thường những bạn hàng lớn và có uy tín được thanh toán có định kỳ hoặc có đảm bảo bằng ngân hàng . Đối với việc tiêu thụ trên thị trường nội địa mà chủ yếu là các đại lý thì công ty áp dụng hình thức trả hoa hồng theo phần chăm doanh thu của đại lý. Tỷ lệ hoa hồng cho mùa hè. + 8% trên doanh thu trước thuế (đối với các đại lý ở Hà Nội và ngoại tỉnh). + 10% trên doanh thu trước thuế (đối với các đại lý ở phía nam ). Hanosimex NTD cuối cùng Xuất khẩu Đại lý Quầy GTSP Người bán lẻ Đại lý Người bán buôn Người bán buôn Người bán lẻ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP----------------------------------------------------------------------NEU HANOSIMEX--------------------------------- ---Phạm Văn Giang . Lớp Công Nghiệp 44 C 27 + Nếu doanh thu một tháng đặt từ 80 triệu trở lên thì được cộng thêm 2% tỷ lệ hoa hồng trên phần chăm doanh thu vượt mức. + Nếu doanh thu một tháng đặt từ 100 triệu trở lên thì được cộng thêm 2.2% tỷ lệ hoa hồng trên phần chăm doanh thu vượt mức. Tỷ lệ hoa hồng cho mùa đông. + 6% trên doanh thu trước thuế (đối với các đại lý ở Hà Nội). + 8% trên doanh thu trước thuế (Đối với ngoại tỉnh). + 10% trên doanh thu trước thuế (đối với các đại lý phía nam). + Nếu doanh thu một tháng đặt từ 80 triệu trở lên thì được cộng thêm 1% tỷ lệ hoa hồng trên phần chăm doanh thu vượt mức. + Nếu doanh thu một tháng đặt từ 100 triệu trở lên thì được cộng thêm 1.2% tỷ lệ hoa hồng trên phần chăm doanh thu vượt mức. + Nếu doanh thu một tháng đặt từ 150 triệu trở lên thì được cộng thêm 1.5% tỷ lệ hoa hồng trên phần chăm doanh thu vượt mức. Trong quá trình bán hàng nếu loại hàng hoá nào bán chậm, không phù hợp với thị hiếu khách hàng thì hai bên bàn bạc cho đổi hàng . Mỗi năm được nhập lại hai lần vào thời điểm giao mùa. Số hàng nhập lại không vượt qua 10% doanh thu mỗi tháng. Hàng nhập lại phải đảm bảo chất lượng . các đại lý bán theo gia quy định của công ty. 2.2.2.3 Chính sách giá cả tiêu thụ của công ty. Cơ sở tính giá cho bất kỳ sản phẩm nào, thông thường bắt nguồn từ chi phí trong quá trình sản xuất và phần lãi của doanh nghiệp. Giá = Chi phí + Lãi Trên thực tế, điều này đôi khi không còn phù hợp nữa. Một chính sách giá cả hợp lý , linh hoạt là phải dữa trên cơ sở hai yêu tố là chi phí sản xuất và điều kiện khách quan của thị trường. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP----------------------------------------------------------------------NEU HANOSIMEX--------------------------------- ---Phạm Văn Giang . Lớp Công Nghiệp 44 C 28 Nhằm đặt được mức cạnh tranh cao nhất, Công ty Dệt – May Hà Nội đã tiến hành định giá trên cơ sở chi phí sản xuất sản phẩm và căn cứ theo từng giai đoạn của “ chu kỳ sống của sản phẩm”. Ta có bảng giá của một số loại sản phẩm của Công ty Dệt – May Hà Nội trên thị trường. Sản phẩm Hanosimex Các công ty trong ngành Giá bán của các công ty Áo T – Shirt 35000đ/ Sp May Thăng Long 32000đ/ Sp Polo – Shirt 30000đ/Sp Dệt kim Hà Nội 28000 đ/ Sp Quần áo trẻ em 15-60000đ/ bộ May Thăng Long 14-50000đ/ Bộ Áo may ô 14000đ/ chiếc May Thắng Lợi 18000 đ/ chiếc So với các đối thủ cạnh tranh thì giá bán của sản phẩm của Công ty Dệt – May Hà Nội tương đối cao, nhưng xét về sự tương ứng giữa giá cả và mức độ thoả mẵn thì có sự chênh lệch do mẫu mã và kiểu dáng của Công ty Dệt – May Hà Nội khá đơn điệu không thu hút được khách hang. Như vậy, giá bán của Công ty Dệt – May Hà Nội là tương đối cao so với sản phẩm cùng loại của các công ty khác. Nhưng do Công ty Dệt – May Hà Nội có uy tín trên thị trường về chất lượng sản phẩm cũng như các dịch vụ kèm theo cho nên giá bán của công ty như trên là hoàn toàn có khẳ năng cạnh tranh và thực tế đã chứng minh điều đó. 2.2.2.4 Chính sách sản phẩm của Công ty Dệt – May Hà Nội . Trong các chính sách của Công ty Dệt – May Hà Nội thì chính sách sản phẩm luôn giữ vai trò quan trọng, nó có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của công ty bởi nó là nền tảng cho chiến lược kinh doanh của công ty. Chỉ khi nào hình thành được chính sách sản phẩm của doanh CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP----------------------------------------------------------------------NEU HANOSIMEX--------------------------------- ---Phạm Văn Giang . Lớp Công Nghiệp 44 C 29 nghiệp mới có phương hướng đầu tư nghiên cứu, thiết kế, sản phẩm, sản xuất và thực hiện tốt chính sách sản phẩm. Từ đó tạo điều kiện cho các chính sách như chính sách giá cả, phân phối….triển khai có hiệu quả. Đồng thời xây dựng một chính sách sản phẩm đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện được các mục tiêu của mình như mục tiêu lợi nhuận, mục tiêu an toàn trong kinh doanh. Nhận thức được tầm quan trọng của chính sách sản phẩm, Công ty Dệt – May Hà Nội đã đặt ra nhiệm vụ cho mình là không ngừng nghiên cứu, đổi mới hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường để từ đó đưa ra những mẫu mã và thiết kế mới cho sản phẩm quần áo Dệt Kim, quần áo Bò, sản phẩm sợi…. để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường. Trong thời gian qua công ty đã thực hiện hình thức dùng mẫu mã sao chép của sản phẩm xuất khẩu cho hàng của thị trường nội địa. Sử dụng hình thức này công ty không phải bỏ chi phí và thời gian để thiết kế mẫu sản phẩm hơn nữa đây là sản phẩm đang được chấp nhận trên thị trường quốc tế cho nên kiểu dáng và mẫu mã phù hợp với chào lưu chung của thế giới. Tuy nhiên không không phải mẫu hàng hoá xuất khẩu nào cũng được sao chép lại bởi trong nhiều đơn hàng Công ty Dệt – May Hà Nội làm theo đơn đặt hàng của các đối tác nước ngoài và hõ giữ bản quyền. Do những hạn chế của hình thức này và sự phát triển lâu dài, công ty đã đặt ra nhiệm vụ là phải học tập nghiên cứu để tạo ra những mẫu sản phẩm của riêng mình góp phần làm đa dạng mẫu mã sản phẩm của công ty đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng trong nước cũng như khách hàng xuất khẩu. 2.2.2.5 Hoạt động xúc tiến bán hàng của Công ty Dệt – May Hà Nội. Để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, công ty đã thưc hiện một loạt các hoạt động hỗ trợ như quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, tham gia hội chợ triển lãm, các hội nghị khách hàng . CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP----------------------------------------------------------------------NEU HANOSIMEX--------------------------------- ---Phạm Văn Giang . Lớp Công Nghiệp 44 C 30 Quảng cáo hiện nay cảu Công ty Dệt – May Hà Nội chủ yếu đăng trên các tạp trí chuyên ngành, một số tờ báo còn trên đài phát thanh hay truyền hình thì không. Công ty Dệt – May Hà Nội cũng sử dụng hình thức quảng cáo tài trợ cho các hoạt động thể thao của ngành cũng như cả nước. như đặt biển quảng cáo cho câu lạc bộ bong đá GL Hà Nội ACB hay tài trợ cho các quấn sách của ngành. Những năm gần đây Công ty Dệt – May Hà Nội luôn tham ra vào hội trợ hàng Việt Nam chất lượng cao. Tuy nhiên Công ty Dệt – May Hà Nội vẫn chưa chú trọng nhiều đến chất lượng của sản phẩm tham gia hội trợ. Cụ thể là đội ngũ nhân viên tham gia hội trợ tham gia hội trợ với mục tiêu là bán hàng chứ không chú trọng đến khâu quảng bá hình ảnh của Công ty Dệt – May Hà Nội, cũng như tìm kiếm khách hàng tiềm ẩn. Hàng năm Công ty Dệt – May Hà Nội thường tổ chức hội nghị khách hàng với sự có mặt của các khách hàng lớn cũng như quen thuộc. Trong hội nghị khách hàng công ty đã phát phiếu điều tra về múc độ thoả mẵn của khách hàng về sản phẩm của Công ty Dệt – May Hà Nội. Bảng một số hoạt động xúc tiến bán hàng của công ty. Các hoạt động xúc tiến BH Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 Tham gia hội chợi triển lãm Lần 15 18 24 29 33 Tổ chức hội nghị khách hang Lần 1 1 2 2 3 2.2.3 Đánh giá các hoạt động của Công ty Dệt – May Hà Nội 2.2.3.1 Về công tác nghiên cứu thị trường. Việc nắm bắt được thị hiếu của khách hàng cũng đồng nghĩa với công ty sẽ tiêu thụ được sản phẩm của mình do sản phẩm được sản xuất ra đáp ứng đúng nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường đáp ứng được lòng mong mỏi của khách hàng . Đối với thị trường May Mặc là thị trường mà CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP----------------------------------------------------------------------NEU HANOSIMEX--------------------------------- ---Phạm Văn Giang . Lớp Công Nghiệp 44 C 31 nhu cầu thay đổi theo tính thời vụ, do đó công tác điều tra thị trường càng được sự quan tâm. Công ty Dệt – May Hà Nội đã ý thức được điều này nên từ khi bước chân vào thị trường Mỹ công ty đã thông qua các kênh khác nhau tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng Mỹ về nhu cầu hàng May Mặc.Với việc Việt Nam và Mỹ thiết lập mối quan hệ vào năm 1995 và 12/2001 hai bên đã ký hiệp định thương mại đã tạo điều kiện cho hàng Việt Nam vào Mỹ dễ dàng hơn, Công ty Dệt – May Hà Nội đã tổ chức điều tra thị trường nhưng chỉ qua các kênh gián tiếp, qua các kênh như đại sứ quán, các tổ chức thương mại, không đi hết các sản phẩm May Mặc của người dân Mỹ. Chỉ tập trung vào các sản phẩm như áo sơ mi, quần âu… mà vẫn vắng mặt các sản phẩm có giá trị cao như áo Vest, Comple, Áo rét…. Công việc nghiên cứu thị trường của Công ty Dệt – May Hà Nội chỉ tập trung vào nhu cầu May Mặc mà không chú ý đến các điều kiện khách quan, điều kiện luật pháp, đối thủ cạnh tranh….. 2.2.3.2 Về kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Việc lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm thông thường diễn gia tại phòng Kế hoạch thị trường. Những đối với Công ty Dệt – May Hà Nội thì không chỉ phòng kế hoạch thị trường có chách nhiệm và còn phòng Xuất nhập khẩu điều này rất có thể dẫn đến sự chồng chéo nhiệm vụ cũng như là chách nhiệm của hai phòng này. Việc lập kế hoạch hàng năm là căn cứ để tiến hành lập kế hoạch của Quý, tháng. Các kế hoạch này thường được dữa trên các đơn đặt hàng của khách hàng ,. Ngoài các kế hoạch ngắn hạn công ty còn lập các kế họach trung và dài hạn nhưng các kế hoạch này chỉ dừng lại ở tất cả các thị trường chứ chưa có kế hoạch trung hạn và dài hạn cho từng thị trường. Từ đó có thể gây khó khăn khi đánh giá hiệu quả tiêu thụ trên từng thị trường cụ thể để tìm gia những điểm cần khắc phục. 2.2.3.3 Về chính sách tiêu thụ sản phẩm. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP----------------------------------------------------------------------NEU HANOSIMEX--------------------------------- ---Phạm Văn Giang . Lớp Công Nghiệp 44 C 32 Nội dung của kế hoach này là xem xét nên đưa sản phẩm nào ra thị trường nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của Doanh nghiệp, tạo ra sự đa dạng hoá, khác biệt sản phẩm… tuy nhiên các chính sách sản phẩm được lập ra phần lớn ở Công ty Dệt – May Hà Nội là một danh sách của các sản phẩm đa dạng và phong phú. Nhưng do đặc điểm của công ty là thường xuất khẩu theo đơn đặt hàng mà gia công…. Nên việc tập trung vào chính sách sản phẩm chưa được quan tâm dung mức, mặc dù đã có nhận thức được tầm quan trọng của các chính sách sản phẩm nhưng trong giai đoạn này công ty vẫn tập trung cao độ vào việc xây dựng chất lượng cũng như tạo dụng thương hiệu cho sản phẩm, các dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng chưa được diễn ra thương xuyên và còn mang tính nghiệp dư. 2.2.3.4 Chính sách giá của Công ty Dệt – May Hà Nội Với một hệ thống định giá theo tiêu chuẩn đã đề ra, sau khi khách hàng đặt hàng thì phòng thị trường sẽ lên phương án báo giá với khách hàng. mặc dừ có nhiều phương án xây dựng gia khác nhau như phương pháp hoà vốn, định giá cạnh tranh, định giá dựa vào AVC…nhưng tại Công ty Dệt May – Hà Nội thì vẫn sử dụng phương pháp định giá thành sản phẩm bằng dựa vào giá sản phẩm cộng % lợi nhuận mong muốn. Chính sách giá của công ty cũng không nhất quán do đặc trưng của công ty là sản xuấ hàng theo hình thức CMPT, giá trị gia tăng trong một đơn vị không cao Giá bán được phân chia thành các hạn mục khác nhau để từ đó tính tổng, tuỳ thuộc vào số lượng đơn đặt hàng và ngày giao, quy cách, chất lượng mà có giá khác nhau. Có thể có những đơn hàng chỉ công trong 2 công đoạn là may và đóng gói thì giá cả lại khác với hình thức CMPT làm tất cả đến khi hoàn thiện sản phẩm. hình thức này của Công ty Dệt May – Hà Nội chỉ phù hợp với trường hợp xuất khẩu theo phương thức gia công. Còn khi chuyển sang giai đoạn xuất khẩu theo dạng FOB thì chính sách giá CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP----------------------------------------------------------------------NEU HANOSIMEX--------------------------------- ---Phạm Văn Giang . Lớp Công Nghiệp 44 C 33 của công ty phải có sự thay đổi mới có thể thâm nhập vào thị trường Mỹ có hiệu quả. Khi đó phương pháp định giá phải là phương pháp hiện đại, dựa vào AVC, hay chính sách giá phù hợp với mục tiêu của công ty trong tương lai. 2.2.3.5 Về chính sách phân phối. Đặc điểm chủ yếu của hệ thống phân phối của công ty là qua khâu trung gian, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho hàng may mặc của công ty vào thị trường dẽ dàng hơn. Nhưng những nhà trung gian của Công ty Dệt May – Hà Nội lại không trực tiếp bán hàng mà lại phân phối lại cho các nhà bán lẻ khác trước khi đến tay được người tiêu dùng. Điều này làm cho chi phí nâng lên và công ty không kiển soát được giá, khi đó giá cả của người tiêu dùng cuối cùng lại phụ thuộc vào sự quyết định của nhà bán lẻ cuối cùng. Khi xuất khẩu hàng may mặc của Công ty Dệt May – Hà Nội qua nhiều trung gian làm cho khả năng thu nhận thông tin của khách hàng đối với sản phẩm của công ty lại khó khăn và thường không chính xác. Qua đó làm cho việc xác định nhu cầu và nắm bắt nhu cầu mới của khách hàng lại kho khăn. Làm cho công tác xác định chính sách khác như chính sách sản phẩm, chính sách giá…. lại khó khăn và thường không chính xác. Qua các kênh phân phối chúng ta thấy kênh phân phối của công ty và thị trường Mỹ khá đơn giản, nhưng khi đã xuất hàng thì công ty lại không kiểm xoát được sản phẩm, không những thế công ty còn không kiểm soát được thương hiệu của sản phẩm. điều này là do công ty chưa đầu tư mạnh vào việc xây dựng kênh phân phối sản phẩm do công ty còn khó khăn về chi phí và thông tin. 2.2.3.6 về chính sách xúc tiến hỗn hợp. Xúc tiến hỗn hợp là một công cụ của Marketing nhằm hỗ trợ và thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm của công ty. Trong giai đoạn hiện nay công ty CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP----------------------------------------------------------------------NEU HANOSIMEX--------------------------------- ---Phạm Văn Giang . Lớp Công Nghiệp 44 C 34 đang từng bước xây dựng thương hiệu của riêng mình do đó công ty đã có sự đầu tư vào công tác quảng cáo trên Truyền hình, phát thanh, báo chí…. Tham gia hội trợi trong nước và quốc tế. Việc tham gia hội trợ không nằm ngoài mục tiêu là tìm kiếm khách hàng nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên tham gia vào các hội trợ này nhưng công ty vẫn chưa có sự đầu tư cao vào công tác này, chưa quảng bá được hình ảnh của mình. Hơn nữa công ty vẫn chưa xác định rõ được mục tiêu của công tác xúc tiến hỗn hợp qua đó tập trung nguồn lực vào thực hiện công tác xúc tiến hỗn hợp qua đó mới thực hiện được mục tiêu. 2.3 Đánh giá hoạt động xuất khẩu hàng May Mặc của Công ty Dệt – May Hà Nội. 2.3.1 Những kết quả đặt được. Kết quản xuất khẩu trong 10 năm gần đây chứng tỏ bước tiến vượt bậc của Công ty Dệt – May Hà Nội giá trị xuất khẩu tăng 3.55 lần. Hiện nay Công ty Dệt – May Hà Nội đã có quan hệ thương mại với 50 hãng thuộc 36 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế gới. trong đó thị trương Nhật Bản và EU là hai thị trường lớn nhất. Mặc dù các thị trường Nhật Bản và EU là hai thị trường khó tính những với nỗ lực của mình Công ty Dệt – May Hà Nội đã đứng vững và không ngừng phát triển trên các thị trường chuyền thống hơn thế nữa trong những năm gần đây Công ty Dệt – May Hà Nội còn đột phá vào thị trường Mỹ một thị trường tiềm năng những cũng đầy khó khăn. Năm 2005 Công ty Dệt – May Hà Nội đã có gần 5.5 triệu sản phẩm vào thị trường Mỹ. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP----------------------------------------------------------------------NEU HANOSIMEX--------------------------------- ---Phạm Văn Giang . Lớp Công Nghiệp 44 C 35 2.3.2 Những tồn tại cần khắc phục. - Về sản phẩm Chất lượng sản phẩm của Công ty Dệt – May Hà Nội chưa đồng điều đặc biệt là hàng May Mặc, còn tình trạng khiếu kiện đối với các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm. Do nguyên vật liệu nhập khẩu là chủ yếu nên giá thành sản phẩm của Công ty Dệt – May Hà Nội tương đối cao so với các đối thủ khác. Gây ra những bất lợi nhất định trong việc cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. - Về công tác tiêu thụ sản phẩm. Phương thức bán hàng của Công ty Dệt – May Hà Nội chưa thoát khỏi ảnh hưởng của cơ chế quan lieu bao cấp, nên còn thiếu năng động. Việc lập kế hoặch sản xuất tiêu thụ sản phẩm đã cụ thể nhưng còn chưa kịp thời đã gây khó khăn trong điều tiết và tiêu thụ. Công tác xuất khẩu chưa chủ động, chưa thương xuyên liên hệ với khách hàng để duy trì thị trường hiện có cũng như tìm kiếm thị trường mới. Công ty Dệt – May Hà Nội vẫn còn phụ thuộc chủ yếu vào các đơn đặt hàng cũng như sự điều tiết xuất khẩu từ trên xuống. 2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại. Hàng xuất khẩu vào các thị trường Nhật Bản, EU…. Nói chung và vào thị trường Mỹ nói riêng còn ngèo nàn về chủng loại, mẫu mã sản phẩm, chất lượng cũng như tốc độ cung ứng hàng hoá còn chậm. không những thế hàng hoá của Công ty Dệt – May Hà Nội thường xuất khẩu qua các khâu trung gian, tỷ lệ trung gian ước tính từ 10 đên 40% điều này làm giảm tỷ lệ lợi nhuận của sản phẩm. Công ty Dệt – May Hà Nội còn yếu kém về kinh nghiệm thương trường, mặc dù đã hình thành và phát triển lâu đời. nhưng những kinh CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP----------------------------------------------------------------------NEU HANOSIMEX--------------------------------- ---Phạm Văn Giang . Lớp Công Nghiệp 44 C 36 nghiệm này thường tập trung vào các thị trường trong thời lỳ kế hoạch hoá tập trung. những kinh nghiệm mới lại chưa nắm bắt kịp thời Công ty Dệt – May Hà Nội chưa có cách tiếp cận chủ động vào các thị trường mới, thông tin năm bắt được từ các thị trường này còn hạn chế, kèm với đó là các biện pháp xúc tiến bán hàng cũng như quảng bá hình ảnh còn hạn chế. Lực lượng lao động trong nước mặc dù đông đảo nhưng trình độ tay nghề còn hạn chế, chủ yếu là lao động thủ công khi tuyển vào Công ty Dệt – May Hà Nội lại mất các khoản chi phí đào tạo. trong khi lao động làm việc lâu dài trong công ty lại ít. Các lao động chất lượng cao lại đang thiếu hoặc nếu có lại không đáp ứng được nhu cầu của thị trường đề ra. Một nguyên nhân khác nưa là do chính sách thương mại của chúng ta chưa ổn định, môi trường đầu tư chưa hấp dẫn, Nhà Nước chưa tập trung vào ngàng Dệt May. Một khó khăn nữa là Việt Nam chưa gia nhập vào WTO nên chúng ta mất đi lợi thế được hưởng ưu đãi như một số nước năm trong WTO khi xuất khẩu vào các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật bản …….như là các nước Trung Quốc, Ân độ, Thái Lan……. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP----------------------------------------------------------------------NEU HANOSIMEX--------------------------------- ---Phạm Văn Giang . Lớp Công Nghiệp 44 C 37 CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ. 3.1 Đặc điểm của thị trường may mặc Mỹ và vấn đề đặt gia đối với Công ty Dệt – May Hà Nội . 3.1.1 Xu hướng tiêu dùng và nhu cầu sản phẩm May Mặc của thị trường Mỹ. - Xu hướng tiêu dùng Dân số Mỹ theo thống kê cuối năm 2005 là khoảng 290.342.554 người trong đó cơ cấu tuổi từ 45 tuổi trởi lên chiếm 38 %. Trong nhóm tuổi này thì nhu cầu về nhà của và dành các khoản chi phí khi về hưu là cao. Vì thế các khoản chi phí cho May Mặc là hạn chế hơn các nhóm tuổi khác. Nên họ thường chọn các sản phẩm không quá đắt tiền và chất lượng quá cao để phù hợp khả năng tri trả của họ. Sự gia tăng của nhóm tuổi >65 là một tín hiệu tốt cho các nhà sản xuất vì nhóm tuổi này ít quan tâm tới thời trang mà chỉ quan tâm đến sự thoải mái khi tiêu dùng. Thanh thiếu niên là nhóm tiêu dùng quan trọng. Vì nhóm tuổi này quan tấm đến thời trang, phong cách…hơn nữa họ có thu nhập cao và dành nhiều tiền và thời gian cho tiêu dùng May Mặc . Người tiêu dùng Mỹ ngày càng có xu hướng tiêu dùng các sản phẩm gọn nhẹ và thoải mái như quần Áo thể thao…. Người tiêu dùng Mỹ ngày ngại đến các siêu thị mà họ đang chuyển dần mua sắm qua Tivi. điện thoại. internet….. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP----------------------------------------------------------------------NEU HANOSIMEX--------------------------------- ---Phạm Văn Giang . Lớp Công Nghiệp 44 C 38 - Nhu cầu tiêu dùng. Năm 2000 Người tiêu dùng Mỹ dành khoảng 251 tỷ USD cho tiêu dùng May Mặc và mỗi năm tốc độ tăng chi tiêu cho May Mặc là 5.9% và con số này đến Năm 2005 là khoảng 334,3 tỷ USD đây là thị trường tiêu thụ hàng May Mặc lớn nhất thế giới với nhu cầu đa dạng và phong phú. Là cơ hội làm ăn của tất cả các công ty trên toàn thế giới trong đó có Công ty Dệt – May Hà Nội. Người dân Mỹ có nhu cầu sử dụng quần áo theo phong cách tự do như quần áo thể thao. Áo thun. Áo cộc tay….. 3.1.2 Hệ thống pháp luật của Mỹ. Khi nhập khẩu hàng Dệt May vào Hoa Kỳ các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến hệ thống pháp luật cũng như chính sách nhập khẩu của Hoa Kỳ 3.1.2.1 Quy định về thuế quan Muốn nhập khẩu vào thị trường Mỹ trước hết các doanh nghiệp nên nghiên cứu kỹ hệ thống thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ. Trong đó các doanh nghiệp cần biết trình tự đánh thuế của Hoa Kỳ. - Danh mục điều hoà thuế quan. Trong biểu thuế nhập khẩu vào Mỹ sẽ được tính theo 1 trong 3 phương pháp sau. + Thuế suất trị giá: là thuế suất tính theo tỷ lệ % giá trị hang hoá nhập khẩu. + Thuế suất đặc tính. Là một loại thuế cụ thể đánh vào một hang hoá cụ thể. + Thuế suất phối hợp là mức thuế suất áp dụng cho cả hai phương pháp tính thuế trên. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP----------------------------------------------------------------------NEU HANOSIMEX--------------------------------- ---Phạm Văn Giang . Lớp Công Nghiệp 44 C 39 - Áp mã thuế nhập khẩu.Luật pháp Hoa kỳ cho chủ hàng được chủ động xếp ngạch thuế cho các mặt hàng nhập và nộp thuế theo kê khai. - Định giá tính thuế hàng nhập khẩu . Nguyên tắc chung là đánh thuế theo giá giao dịch, những giá giao dịch không phải là giá theo hoá đơn mà là giá cộng thêm các chi phí khác, như tiền đóng gói….. 3.1.2.2 Những quy định về hạn ngạch nhập khẩu và Visa. - Quy định về hạn ngạch nhập khẩu. nói chung Mỹ không có giới hạn về hạn ngạch nhập khẩu trừ khi trong hiệp định hàng Dệt May có quy định về hạn ngạch. Nhưng luật pháp hoa kỳ cho phép chính phủ đơn phương áp đặt các hạn ngạch mang tính hành chính đối với các hàng Dệt May . Có hai loại hạn ngạch đó là hạn ngạch tuyệt đối và hạn nghạch tính theo thuế suất. + Hạn ngạch tuyệt đối là hạn ngạch hạn chế về số lượng. + Hạn ngạch tính theo thuế suất áp dụng cho một số lượng hàng nhập khẩu được áp dụng cho một số hàng hoá có thuế suất thấp trong một thời gian nhất định. - Quy định về Visa. Hàng Dệt May cần có Visa mới được vào Mỹ. Một Visa hàng dệt là dấu xác nhận trên một hoá đơn hoặc một giấy phép nhập khẩu do chính phủ nước ngoài cấp. Visa này dùng để kiểm soát hàng nhập khẩu vào Mỹ hoạc ngăn chặn hang lậu vào Mỹ. 3.1.2.3 Quy định về xuất xứ hang Dệt May. Hàng Dệt May nhập khẩu vào Mỹ phải tuân thủ theo những quy định nghiêm ngặt về tờ khai xuất sứ hàng hoá. Tờ khai xuất xứ hàng hoá phải được đính kèm với lô hàng xuất vào Mỹ. Quốc gia cuối cùng nơi mà lô hàng Dệt May được xuất khẩu vào Hoa Kỳ không nhất thiết là nới xuất sứ hàng hoá. Một sản phẩm hàng Dệt May nhập vào Mỹ được xem là một sản phẩm CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP----------------------------------------------------------------------NEU HANOSIMEX--------------------------------- ---Phạm Văn Giang . Lớp Công Nghiệp 44 C 40 của một lãnh thổ hay quốc gia nhất định là nới duy nhất mà sản phẩm đó được trồng, chế biến hay chế biến toân bộ. 3.1.2.4 Luật bảo vệ NgườI tiêu dùng. - Nghĩa vụ của người sản xuất và người bán. Người sản xuất, người bán hang có nghĩa vụ cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về sản phẩm cho khách hàng gồm phẩm chất, đặc tính, giá cả…..Đối với các sản phẩm Dệt May khi xuất vào Mỹ, phải chú ý tới các quy định về luật bảo vệ nhẵn mác như: Luật xác định sản phẩm sợi dệt, Luật xác định sản phẩm sợi len…..Đặc biệt nhà sản xuất và người bán phải tuân thủ quy định của pháp luật về vấn đề bào hành hàng hoá. - Quyền lợi khách hàng. Quyền “ không chấp nhận” sản phẩm của khách hàng .Khách hàng có quyền không chấp nhận hàng nếu khi mua phát hiện ra rằng hàng hoá đó phát hiện gia hàng có lỗi. Quyền huỷ bỏ sau khi đã nhận hàng . Khi khách nhận hàng và sau đó phát hiện gia sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu mong muốn như trong hợp đồng mua sản phẩm thì khách hàng có quyền huỷ bỏ quyền nhận hàng và yêu cầu bồi hoàn các chi phí. 3.1.2.5 Nhăn hiệu thương mại ở Mỹ. Trên thực tế, nếu ta tôn trọng luật pháp của Việt Nam mà khi kinh doanh ở Mỹ vẫn dữ như khi kinh doanh ở Việt Nam thì sẽ không có gì khác biệt. Chỉ khác một chút là một lúc nào đấy có người đòi sử dụng nhẵn hiệu của mình và mình phải ra cơ quan có thẩm quyền chứng minh đó là sản phẩm của mình. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP----------------------------------------------------------------------NEU HANOSIMEX--------------------------------- ---Phạm Văn Giang . Lớp Công Nghiệp 44 C 41 Về việc đăng ký, vì là người nước ngoài, ta buộc phải có người đại diện là công dân Mỹ chứ mình không thể tự đi đăng ký được. Về tên thương mại thì nó là tên của cơ sở kinh doanh. Cho đến nay chỉ có thể đăng ký bảo hộ cho tên thương mại tại tiểu bang. 3.1.2.6 Quy định về chống bán phá giá, trợ giá và biện pháp chống trợ giá trong thị trương Hoa Kỳ. Bán phá giá là việc hàng hoá nhập khẩu được bán với giá thấp hơn mức giá công bằng, gây ảnh hưởng đến ngành nghề đó tại Mỹ. Việc xác định bán phá giá được tính trên cơ sở so sánh mức gia bán tại Mỹ với mức giá của sản phẩm tương tự tại thị trường trong nước hoặc một nước thứ 3. 3.1.2.7 Tiêu chuẩn về chách nhiệm xã hội. Thị trường Mỹ yêu cầu các doanh nghiệp khi xuất khẩu sản phẩm vào thị trường Mỹ phải có trách nhiệm xã hội bằng cách cùng họ thực hiện các nguyên tắc đạo đức hoặc các tiêu chuẩn về chách nhiệm xã hội. Mỹ lấy hai bộ tiêu chuẩn SA 8000 và WRAP làm thước đo cho việc các doanh nghiệp thực hiện chách nhiệm xã hội. 3.1.3 Tình hình cạnh tranh tại thị trường Dệt May của Mỹ. 3.1.3.1 Hàng May Mặc Trung Quốc. Trung Quốc đã nổi lên là nước có khẳ năng chiếm lĩnh thị trường Dệt May lớn nhất thế giới. Theo các số liệu thống kê trong một vài năm trởi lại đây thì năm 2003, Trung Quốc chiếm tới 17% thị phần May Mặc thế giới và con số này theo dự báo của WTO là có thể là 50% thị phần thế giới trong CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP----------------------------------------------------------------------NEU HANOSIMEX--------------------------------- ---Phạm Văn Giang . Lớp Công Nghiệp 44 C 42 vòng 3 năm tới tức là trong năm 2006. Chỉ tính riêng ở Mỹ, các nhà sản xuất hàng May Mặc Trung Quốc sẽ tăng từ 16 % lên 60% Năm 2006. Để đặt được những thành tựu nói trên Trung Quốc đã có những sự cố găng đặc biệt. Hàng May Mặc Trung Quốc đước đánh giá là đa dạng mẫu mã, chất lượng hàng hoá tốt đặc biệt là hàng hoá Trung Quốc được đánh giá là hàng có giá rẻ. Điều này đe doạ hàng Dệt May của tất cả các nước có nền công nghiệp Dệt May nhỏ lẻ. Nguyên nhân chính của các hiện tượng trên là do tại Trung Quốc các nguồn lực đầu vào luôn thấp hơn các đối thủ của mình. Hơn nữa chính phủ Trung Quốc luôn luôn quan tâm tới sự gia tăng của May Mặc, nhằm chiếm lĩnh thị trường Dệt May thế giới. và để củng cố vị thế của mình chính phủ Trung Quốc đã đưa gia các biện pháp để duy trì và gia tăng khẳ năng xuất khẩu của mình. + Khuyến khích xuất khẩu những sản phẩm có giá trị cao. + Các phòng ban khác nhau của chính phủ sẽ tăng cường các dịch vụ cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp. + Thông báo các tin tức về đầu tư trong ngành công nghiệp Dệt May . đưa gia những cảnh bảo về rủi do với các doanh nghiệp Trung Quốc chánh đâu tư quá nhiều và lập đi lập lại trong lĩnh vực này. + Khuyến khách các doanh nghiệp đầu tư gia nước ngoài và tạo những thuận lợi trong trao đổi thương mại. Đưa gia những chính sách nhằm hỗ trợ để hợp tác. + Xúc tiến sử dụng hệ thống ISO 9000 và các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường ISO 14000. + Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng và bảo vệ thương hiệu. + Tăng cường đối ngoại song phương, trao đổi hiểu biết lẫn nhau giữa các chính phủ các tổ chức, các doanh nghiệp…. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP----------------------------------------------------------------------NEU HANOSIMEX--------------------------------- ---Phạm Văn Giang . Lớp Công Nghiệp 44 C 43 Với những chính sách hỗ trọ như vậy cho nên Trung Quốc đang trở thành mộ thế lực lơn của ngành May Mặc thế giới. 3.1.3.2 Hàng May Mặc Ấn Độ. Được đánh giá là hàng đứng sau Trung Quốc. Hàng Dệt May Ấn Độ đang có những bước tiến mạnh mẽ trên thị trương May Mặc thế thới. Ngành công nghiệp Dệt May Ấn Độ thu hút được 35 triệu lao động hiện nay theo đánh giá xuất khẩu Dệt May Ấn Độ vào khoảng 15 tỷ USD và sẽ là 65 Tỷ vào năm 2010. Số liệu thống kê của tạp chí phố Wall xuất khẩu dệt may của Ấn Độ vào Mỹ là 2.76 tỷ USD. Sức mạnh của Ân Độ là nhờ chất lượng và mẫu mã của hàng hoá cũng như chấp nhận được mức giá rẻ do Ân Độ có nguồn cung cấp nguyên liệu sẫn có và nhân công tương đối rẻ…. Bước vào năm 2005 nhiều công ty may của Ân Độ tập trung liên kết từ khâu sản xuất đến khâu xuất khẩu. Chính phủ Ấn Độ thôi thúc các doanh nghiệp đầu tư vào ngành công nghiệp may mặc nhăm phát huy những lợi thế sẫn có của Quốc Gia. Chính phủ Ấn Độ còn thúc đẩy, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào ngành công nghiệp May Mặc. Với sự đầu tư có chiều sâu Ấn Độ được đánh giá sẽ thách thức vị trí của các cường quốc xuất khẩu Dệt May khác trong đó có Trung Quốc. 3.1.3.3 Hàng May Mặc của các nước trong khối kinh tế Bắc Mỹ (NAFTA) Khối kinh tế Bắc Mỹ bao gồm các nước Mỹ, Canada và cấc nước trung Mỹ trong đó có Honduras, Mehico…đang trở thành nhà cung cấp hàng may mặc của Mỹ. với những lợi thê của mình về chính sách ưư tiên xuất khẩu của Mỹ dành cho các nước trong khối. Các nước này đã hình thành các trương trình xuất khẩu co tính lâu dài và họ đang trở thành nhà cung cấp CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP----------------------------------------------------------------------NEU HANOSIMEX--------------------------------- ---Phạm Văn Giang . Lớp Công Nghiệp 44 C 44 hàng May Mặc lơn cho Mỹ. Trong năm 2005 khối này đã xuất khẩu vào Mỹ một khối lượng May Mặc lớn giá trị vào khoảng 12.6 tỷ USD. Hàng May Mặc của các nước này được đánh giá là phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của người Mỹ. Hơn thế nữa các quốc gia này có ngành công nghiệp May Mặc lâu đời và được trang bị công nghệ cao. Họ luôn luôn đổi mới mẫu mã, công nghệ cũng như luôn tổ chức các cuộc điều tra thị trường. Điều quan trọng hơn là các nước này khi xuất khẩu hàng May Mặc vào Mỹ được miễn thuế hoàn toàn. 3.1.3.4 Hàng May Mặc của các nước ASEAN. Các nước ASEAN có điều kiện tương đồng như Việt Nam khi xuất khẩu hàng May Mặc vào Mỹ. Có lượng lao động rồi rào, có nguồn nguyên liệu khá phong phú. Nhưng có họ một điều quan trọng mà Việt Nam không có đó là được Mỹ công nhận là nứơc có nền kinh tế thị trường, là thành viên của WTO và một số nước là đồng minh của Mỹ trên một số lĩnh vực như Thái Lan, Philipines…. Nên họ được hưởng một số ưu đãi mà các doanh nghiệp Việt Nam không có. Về nhập khẩu hàng May Mặc của các nước ASEAN chiếm gần 35% lượng nhập khẩu vào Mỹ trong đo đãn đầu là Philipines, Indonesia. 3.1.3.5 Đánh giá đối thủ Ưu điểm: Tại các nước này, ngành công nghiệp Dệt May được tập trung trong các khu công nghiệp, từ đó dẫn tới hiệu quả theo quy mô, giảm các chi phí cố định trên các đơn vị sản phẩm, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong ngành, nâng cao hiệu quả cạnh tranh của hàng hoá. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP----------------------------------------------------------------------NEU HANOSIMEX--------------------------------- ---Phạm Văn Giang . Lớp Công Nghiệp 44 C 45 Các nước này điều có nguồn lao động rồi dào, giá nhân công rẻ và điều quan trọng này là họ có thể chủ động được nguồn nguyên liệu có chất lượng. ngoài ra các doanh nghiệp này chủ động trong công tác Marketing, họ có những biện pháp Marketing sang tạo quấn hút người tiêu dùng . Tại các nước này chính phủ luôn giúp đỡ doanh nghiệp trong khâu xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin thương mại đồng thời đưa ra các cảnh báo rủi do đối với các doanh nghiệp muốn kinh doanh trên thị trường Mỹ. Điều này vừa giúp các doanh nghiệp tiếp cận thành công thị trường Mỹ, đồng thời chính phủ cũng thu hút được một lượng ngoại tệ vô cùng lớn, đảm bảo công ăn việc, kiểm soát được tình trạng thất nghiệp…. Hàng May Mặc của các nước này đã tập trung phát triển thương hiệu và cho đến này hàng mang nhẵn hiệu hàng hoá Trung Quốc, Ấn Độ…. Đã được công nhận tại thị trường khó tính này, nơi mà các thương hiệu nổi tiếng thế giới có mặt từ khi mới khai sinh. Nhược Điểm: Giá cả nhân công tại một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ… đang có xu hướng tăng lên nhanh chóng, cộng với tuổi thọ nghề của công nhân May Mặc ngắn nên các doanh nghiệp phải bỏ chi phí lớn trong việc đầu tư vào đào tạo và phát triển nhân công, điều này làm cho giá thành sản phẩm, giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm, một số nước cũng không chủ động được nguồn nguyên liệu sản phẩm. Các nước xuất khẩu vào thị trường Mỹ đa số xuất khẩu theo dạng gia công, nhận đơn đặt hàng của các doanh nghiệp tại Mỹ, giá trị gia tăng sản phẩm là rất ít, việc tìm hiểu được phong tục, phong cách ăn mặc của người dân Mỹ là rất khó khăn do nước này đa số là dân nhập cư, tập trung nhiều nền văn hoá khác nhau đây là điều khó khăn cho các doanh nghiệp. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP----------------------------------------------------------------------NEU HANOSIMEX--------------------------------- ---Phạm Văn Giang . Lớp Công Nghiệp 44 C 46 3.2 Những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng May Mặc vào thị trường Mỹ. 3.2.1 Đầu tư vào công tác điều tra nghiên cứu thị trương. Điều tra nghiến cứu thị trường nhằm xác định thị trường mục tiêu qua đó có những biện pháp Marketing để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng tại thị trường mục tiêu. Vấn đề nghiến cứu thị trường là một việc cần thiết đối với bất kỳ công ty nào muốn mở rộng thị trường . Thị trường Mỹ là một thị trường rất khó tính, do đa số dân số Mỹ là dân nhập cư nên Mỹ có nhiều nên văn hoá khác nhau, có phong cách ăn mặc khác nhau, có nhiều tầng lớp sống trong cùng một xã hội, các tầng lớp có thu nhập và nhu cầu khác nhau. Vì thế muốn thuận lợi trong việc tiêu thụ sản phẩm tại thị trường Mỹ và chánh được những rủi do trong kinh doanh thì Công ty Dệt – May Hà Nội cần hiểu cặn kẽ thị trường Mỹ. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp cần làm tốt công tác điều tra thị trường Trong những năm gần đây, Công ty Dệt – May Hà Nội đã cố gắng nghiên cứu và năm bắt thị trường quốc tế trong đó có thị trường Mỹ. Các thông tin về nhu cầu sản phẩm mà Công ty Dệt – May Hà Nội thu thập được chủ yếu qua hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp với Công ty hoặc qua hội trợ triển lãm và qua đại sứ quán hay qua các tổ chức thương mại. Những thông tin này thường ít, không đầy đủ và khó hệ thống cũng nhu không cập nhật. hơn nữa đội ngũ nhân viên nghiên cứu thị trường lại ít lại bị phân tán bởi một số công việc khác nến thường không có tính chuyên nghiệp và hiệu quả không cao. Để giải quyết những vấn đề tồn tại trong hoạt động nghiên cứu thị trường thì công ty cần phải. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP----------------------------------------------------------------------NEU HANOSIMEX--------------------------------- ---Phạm Văn Giang . Lớp Công Nghiệp 44 C 47 + Thực hiện tốt hơn nữa quá trình thu thập thông tin về nhu cầu sản phẩm trên thị trường. Đó là những thông tin mang tính hệ thống được thu thập trực tiếp hay gián tiếp qua các kênh thông tin khác nhau. + Nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động sử lý thông tin, cần phải đề ra các tiêu chí cụ thể nhằm phân loại thông tin và tập hợp thông tin một cách chính xác. + Nghiên cứu dung lượng thị trường. Dung lượng thị trường là khối lượng hàng hoá được giao dịch trên một thị trường nhất định trong một thời gian nhất định. Nghiên cứu thị trường cần xác định nhu cầu khách hàng về cả lượng dự trữ, xu hướng biến động nhu cầu trong cùng một thời điểm. + Công ty phải tổ chức riêng một bộ phận nghiên cứu thị trường có tính chuyên nghiệp trực thuộc phòng kế hoạch thị trường. khi nghiên cứu cần chả lới được câu hỏi: sản xuất cài gì, khối lượng bao nhiêu, khách hàng là ai, phương thức giao dịch, phương thức thanh toán, chiến thuật kinh doanh…. Làm tốt công tác trên công ty sẽ có những thông tin chính sách và có hữu ích để phục vụ cho quá trình gia quyết định trong hoạt động kinh doanh cũng như trong hoạt động duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường Mỹ. 3.2.2 Đầu tư nâng cao tay nghề cho người lao động Lao động luôn được coi là nhân tố là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào để tạo gia của cải vật chất. vì vậy để sử dụng có hiệu quả lao động trong công ty. Công ty Dệt – May Hà Nội cần thực hiện. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP----------------------------------------------------------------------NEU HANOSIMEX--------------------------------- ---Phạm Văn Giang . Lớp Công Nghiệp 44 C 48 + Công ty cần chú trọng tới công tác quản trị nhân lực. quan tâm đến đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần, tăng thu nhập cho nhân viên cũng như tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho người lao động. trợ cấp cho nhân công làm những công việc độc hại, tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ để tạo sự thoải mái trong công việc cũng trong đời sống hàng ngày. + Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng và đào tạo lao động. Để có được lao động có chất lượng cao thì khi tuyển dụng vào trong doanh nghiệp cán bộ tuyển dụng phải là người có kinh nghiêm chuyên môn cao, đồng thời phải có tư cách đạo đức. khi đã tuyển được những lao động ưng ý thì doanh nghiệp phải đào tạo nâng cao tay nghề cho các lao động để hõ có đủ khả năng tiếp cận và vận hành các thiết bị trong doanh nghiệp qua đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Có như vậy doanh nghiệp mới có thể nầng cao được chất lượng và tạo ra được một lực lượng lao động có tay nghề cao. Công ty Dệt – May Hà Nội cũng phải xây dựng cho mình một đội ngũ bán hàng có trình độ tiếng anh tốt, có khả năng chào hàng FOB, hiểu biết về phong cách kinh doanh của người Mỹ. Các công ty Mỹ luôn đòi hỏi đối tác của mình phải có khả năng giải đáp và quyết định nhanh các vấn đề đặt ra trong kinh doanh một cách dứt khoát, rõ rang và tin cậy. đồng thời phải có thái độ tôn trọng khách hàng trong khi làm việc và có tinh thần học hỏi, tiếp thu các yêu cầu mới do khách hàng đặt gia. Có mối quan hệ thông tin liên lạc thường xuyên với khách hang. đội ngũ bán hàng phải hiểu biết các phương pháp thanh toán thông dụng của các khách hang, phươnh thức thanh toán mà các doanh nghiệp Mỹ hay áp dụng nhất đó là chuyển tiền bằng điện (TTR) nhưng áp dụng phương pháp này thường rủi do cao do đó các nhân viên phải có trình độ và kinh nghiệm trong lĩnh vực thanh toán. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP----------------------------------------------------------------------NEU HANOSIMEX--------------------------------- ---Phạm Văn Giang . Lớp Công Nghiệp 44 C 49 3.3.3 Đầu tư cho công tác thiết kế mẫu. Người tiêu dùng Mỹ là người tiêu dùng khó tính, họ không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm mà họ còn quan tâm đến mẫu mã, phong cách…. Vì thế Công ty Dệt – May Hà Nội muốn thành công trên thị trường Mỹ thì chước tiền cần thực hiện + Xây dựng bộ phận chuyên trách thiết kế thời trang, mẫu mã sản phẩm của từng thị trường trong đó có thị trường Mỹ. + Công ty cần chính sách tuyển dụng và đào tạo lực lượng lao đông này, tuyển họ tại các trường đại học , cao đẳng có khoa thiết kế mẫu, cũng như hàng năm phải có kế hoạch cho họ đi đào tạo lại và học hỏi kinh nghiệm từ các khoá học do các tổ chức chính thức cũng như phi chính thức tổ chức. + Công ty cũng phải có chính sách đãi ngộ để động viên khuyến khích đội ngũ lao động bằng trí óc này, để họ có thể phát huy hết tính sang tạo phục vụ cho lợi ích của Công ty Dệt – May Hà Nội. + Kiểm tra đánh giá việc thực hiện các kế hoạc mẫu mã sản phẩm. việc kiểm tra mẫu mã phải được tiến hành thường xuyên nhằm chánh được sự nhàm chán của khách hàng về mẫu mã của công ty, cần phối hợp với cán bộ Marketing để có được sự thống nhất về mẫu mã sản phẩm, và cách thức quảng bá những mẫu mã do công ty tạo ra. 3.3.4 Hoàn thiện chất lượng sản phẩm. chất lượng sản phẩm luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu. người tiều dùng dù ở bất cứ đầu trên thế giới này điều muốn tiêu đồng tiền một cách có hiệu quả nhất, để xứng đáng với giá trị đồng tiền mà họ bỏ gia. Trong những năm gần đây vấn đề chất lượng và quản trị chất lượng của các doanh nghiệp nước ta được đặc biệt quan tâm. chất lượng không chỉ giúp doanh nghiệp hiểu hơn sự khăc nghiệt của thị trường. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP----------------------------------------------------------------------NEU HANOSIMEX--------------------------------- ---Phạm Văn Giang . Lớp Công Nghiệp 44 C 50 Trong xu thế toàn cầu hoá vầ kinh tế hiện nay khi mà các dào cản thuế quan ngày càng bị hạn chế thì các rào cản phi thuế quan lại được dựng lên để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng các thị trường May Mặc chính của ngàng dệt may Việt Nam nói chung và Công ty Dệt – May Hà Nội nói riêng điều là những thị trường khó tính và đòi hỏi chất lượng cao. Vì vậy vấn đề cấp bách của Công ty Dệt – May Hà Nội nếu muốn tăng gia trị nhập khẩu hàng May Mặc vào thị trường Mỹ thì phải nâng cao chất lượng sản phẩm để theo kịp trình độ và xu thế của ngàng Dệt May thế giới, đồng thời cũng là biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng May Mặc của công ty trên thị trường Mỹ một thị trường được đánh giá là khó tính và nhiều dào cản nhất thế giới. Để thực hiện tốt công tác chất lượng và quản trị chất lượng Công ty Dệt – May Hà Nội cần chú ý tới những vấn đề sau. + Quản trị chất lượng trong khâu thiết kế sản phẩm với mẫu mã và kiểu dáng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng Mỹ. + Quản trị chất lượng trong khâu cung ứng: Kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguyên liệu, phụ liệu đã nhận từ các đối tác hay chủ động mua hang, bảo quản tốt nguyên liệu để tránh được những hư hỏng không cần thiết + Tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu đặt hàng của các đối tác nước ngoài vè chúng loại và chat lượng nguyên phụ liệu, quy trình sản xuất, quy trình kỹ thuật…… + Quản trị chất lượng trong khâu sản xuất, thực hiện tốt công tác kiểm tra chất lượng từ các công đoạn trong quá trình sản xuất đến thành phẩm cuối cùng, nâng cao trình độ chuyên môn hoá và ý thức chách nhiệm của lao động trong từng khâu sản xuất. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP----------------------------------------------------------------------NEU HANOSIMEX--------------------------------- ---Phạm Văn Giang . Lớp Công Nghiệp 44 C 51 + Nâng cao hiệu quả cảu các thiết bị máy móc sãn có, cũng như sãn sang đổi mới công nghệ và nâng cao tay nghề của người lao động khi cần thiết. + Củng cố và nâng cao chất lượng của hoạt động quản trị định hướng theo ISO 9002. Quản trị chất lượng sản phẩm có ý nghĩa lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Dệt – May Hà Nội. khi thực hiện tốt thì chất lượng sản phẩm sẽ được nâng cao, mọi chi tiết trong từng khâu sản xuất sẽ được đồng điều, tránh được những hao phí do sai hỏng không cần thiết cũng như đảm bào thời gian giao hàng cho khách hang. 3.3.5 Tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ. Bên cạnh việc tiếp tục phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sau phải được coi là hướng chủ đạo trong sản xuất kinh doanh của Công ty Dệt – May Hà Nội trong tương lai. Bởi lẽ ưu thế và giá nhân công rẻ đang mấy dần thì yếu tố công nghệ cao đang trở thành một vũ khí mới để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Việc đầu tư đổi mới công nghệ phải nhăm đồng bộ hoá dây truyền sản xuất, nâng cao chất lượng cũng như nâng cao năng xuất lao động . việc đầu tư đổi mới công nghệ không nhất thiết phải là công nghệ có trình độc cao nhất mà chủ yếu phụ thuộc và yêu cầu nhiệm vụ cũng như tình hình tài chính của Doanh nghiệp. xem xét kiểm tra và đánh giá lại toàn bộ máy móc thiết bị trên cơ sở đó xem xét đổi mới công nghệ trọng điểm mũi nhon của Công ty Dệt – May Hà Nội . ngoài ra trình độ công nghệ phải phù hợp với trình độ tay nghề của người lao động tránh đầu tư công nghệ quá hiện đại mà người lao động không biết sử dụng hay khai thác không hiệu quả như nó vốn có. Nhưng cũng không nên đầu tư công nghệ trung bình, những máy móc đã CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP----------------------------------------------------------------------NEU HANOSIMEX--------------------------------- ---Phạm Văn Giang . Lớp Công Nghiệp 44 C 52 qua sử dụng ( Second hand) bởi chúng chỉ giải quyết được yêu cầu trước mắt và lại nhanh chóng lạc hậu. Để có thể đầu tư có hiệu quả thì Công ty Dệt – May Hà Nội phải có được một đội lập và quản lý, thẩm định dự đầu tư có hiệu quả, công ty cũng cần phải đa dạng hoá hình thức huy động vốn để có thể sẫn sang đáp ứng như cầu khi cần thiết. 3.3.6 Đầu tư quản lý bằng tin học và xưởng sản xuất chuyên môn hoá. Khi bước sang thế kỷ 21 thế kỷ được đánh giá là thế kỷ phát triển của tin học và công nghệ cao. Thì việc các doanh nghiệp sản xuất áp dụng các thành tựu của tin học để quản lý và giám sát sản xuất kinh doanh không còn là mới mẻ nữa nhất là trong thời kỳ mở cửa. và Công ty Dệt – May Hà Nội cung không thể thờ ở với nó được vì tin học có thể giúp cho công ty tiết kiệm được chi phí không cần thiết như là tiết kiệm lao động gián tiếp và có thể đảm bảo về thông tin là chính xác và có độ tin cậy cao. Nếu Công ty Dệt – May Hà Nội áp ụng các phần mềm quản lý và thông tin dự liệu trong sản xuất kinh doanh nhằm tăng cường hiệu quả quản lý, đồng thời có thể cung cấp thường xuyên và kịp thời các số liệu cần thiết theo yêu cầu của khách hang. Khách hàng Mỹ có yêu cầu cao về thông tin liên lạc hàng ngày kể từ lúc chào hàng , nhận đơn hàng , cho đến khi sản xuất và giao hàng Một điều quan trọng là khi kinh doanh với các công ty Mỹ thì đảm bảo kế hoạch giao hàng là điều quan trọng hàng đầu do đó Công ty Dệt – May Hà Nội cần có những biện pháp đảm bảo tiến độ và phương pháp để bảo tiến độ ngoài những phương pháp mà Công ty Dệt – May Hà Nội đang áp dụng , công ty cũng nên xây dựng xưởng sản xuất chuyên môn hoá để có thể vừa CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP----------------------------------------------------------------------NEU HANOSIMEX--------------------------------- ---Phạm Văn Giang . Lớp Công Nghiệp 44 C 53 đảm bảo chất lượng vừa đảm bảo kế hoạch giao hàng hơn thế nưa còn nâng cao hiệu quả sản xuất. và điều quan trọng nhất là các công ty Mỹ có đẳng cấp chỉ đặt hàng tại những xưởng sản xuất được tổ chức chuyên môn hoá, có thiết bị chuyên dùng phù hợp, có năng lực sản xuất tương đối lớn, có chất lượng ổn định, giao hàng đúng tiến độ và có khẳ năng đáp ứng nhanh. 3.3.7 Tăng cường đầu xây dựng thương hiệu và đào tạo chuyên viên bán hàng Trong điều kiện hội nhập kinh tế thì uy tín của thương hiệu ngày càng trở nên quan trọng. Sự ảnh hưởng của chất lượng đối với quyết định của khách hàng chăc chăn ai cũng biết, đã có nhiều cuộc hội thảo, các khoá học để bàn về tầm quan tọng của thương hiệu. Nhưng có thể khảng định một điều quan trọng là thương hiệu là tai sản quan trọng nhất của công ty. Đối với Công ty Dệt – May Hà Nội việc xây dựng và quảng bá thương hiệu lại càng có ý nghĩa khi mà công ty đạng cố gắng tự khẳng định mình, khảng định long tn của khách hang. Để xây dựng thương hiệu HANOSIMEX công ty đã có sự đầu tư bước đầu. Hiện nay công ty đạng quảng cáo trên một số tạp trí chuyên ngành do vậy không phải tạp trí nào cũng đến được với người tiêu dùng. Hơn nữa trong thời đại ngày nay người đọc lại càng ít và thanh niên lại càng ít đọc nhất là đọc các ấn phẩm chuyên ngành, Bên cạnh đó công ty còn sử dụng một số phương pháp quảng cáo khác đó là quảng cáo cho các hoạt động văn hoá thể thao nhằm gây sự chú ý cho khách hang. Nếu công ty thành công trong việc xây dựng thương hiệu thì thương hiệu sẽ đem lại một thành quả vô cùng lớn cho doanh nghiệp. + Danh tiếng của Công ty Dệt – May Hà Nội sẽ được nhiều người biết đến, tạo điều kiện cho việc tiêu thụ sản phẩm. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP----------------------------------------------------------------------NEU HANOSIMEX--------------------------------- ---Phạm Văn Giang . Lớp Công Nghiệp 44 C 54 + Việc xây dựng thượng hiệu và quảng bá thương hiệu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty Dệt – May Hà Nội thâm nhập vào thị trường xuất khẩu nhất là thị trường Mỹ + Khi thương hiệu thành công thì chính thương hiệu sẽ bảo vệ công ty trước những đôi thủ khác cũng như bao vệ quyền lợi của khách hàng . Để được nhu vậy công ty cần thực hiện - Tăng cường quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng - Xây dựng phòng Marketing chuyên trách. - Đầu tư cho công tác bán hàng nhất là vấn đề con người 3.3.8 Kinh doanh theo dạng FOB và tham khảo ý kiến của các công ty tư vấn Luật. Hầu hết các công ty bán hàng vào Mỹ điều thep phương pháp mua đứt bạn đoạn do đó Công ty Dệt – May Hà Nội muốn làm ăn với các công ty Mỹ thì phải tăng cường mua đứt bán đoạn và theo cách tính giá FOB (FOB giá cả được tính trên cơ sở giao trên tầu tại cảng của nhà xuất khẩu). Để kinh doanh thành công thep phương thức này công ty cần có đội ngũ chuyên viên bán hàng , am hiểu thị trường, năm bắt được các thủ tục và công ty càn cần đảm bảo giao đúng tiến độ. Và để không mắc phải những lỗi không cần thiết và làm ăn có hiệu quả công ty nên tham khảo ý kiến của các công ty Luật. vì ở Mỹ có nhiều luật khác nhau, mỗi bang lại có luật khác nhau, và luật của toàn liên bang lại khác. Khi tham khảo các công ty luật thì se biết được công ty phải làm những vấn đề gi khi kinh doanh trên thị trường Mỹ. Và để giảm chi phí tham khảo luật pháp thì các công ty Việt Nam có thể liên kết với nhau, chia se thông tin cũng như cử đại diện đi tìm nhà tư CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP----------------------------------------------------------------------NEU HANOSIMEX--------------------------------- ---Phạm Văn Giang . Lớp Công Nghiệp 44 C 55 vấn luật pháp. Hơn nữa khi các nhà xuất khẩu của Việt Nam liên kết với nhau cùng xây dựng thương hiệu cho hàng Việt Nam và còn để tránh cạnh tranh lẫn nhau trên cùng một thị trường . điều này là không tốt đối với các công ty và còn không tốt đối với hình ảnh của Việt Nam. 3.4 Một số kiến nghị với Nhà Nước. + Chính sách thuế: Nhà Nước nước cần giảm hơn nữa thuế xuất nhập khẩu nguyên liệu cho phù hợp với tiến trình hội nhâp AFTA. Đây là một lĩnh vực nhà nước đang khuyến khích vì thế có thể giảm một số loại thuế trong đó có thuế thu nhập,các loại thuế VAT, Nhập khẩu…….. để khuyến khách các nhà đầu tư đầu tư hơn nữa vào ngàng Dệt May + Nhà Nước cũng cần đẩy nhanh tíên trình gia nhập WTO. Vì khi gia nhập WTO là chúng ta có thể được hưởng các quyền lợi như các nước khác như Trung Quốc, ẤN độ…… chúng ta đã thấy các doanh nghiệp phát triển nhanh như thế nào khi Trung Quốc gia nhập WTO, không chỉ được hưởng quyền lợi như các nước khác mà các công ty của Việt Nam còn có thuế xuất nhập khẩu nguyên liệu thấp. khi đó các doanh nghiệp Việt Nam có thể giảm gía thàh sản phẩm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. + Chinh sách phát triển vùng nguyên liệu. Cac doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty Dệt – May Hà Nội đa số điều phải nhập khẩu nguyên liệu. điều này la không tốt vì gia nhập khẩu cao và thương nguồn nguyên liệu không ổn định và khó có thể đảm bảo tiến độ do đó để không phụ thuộc vào bên ngoài Nhà Nước cần xây dựng vùng nguyên liệu để đảm bảo lợi thế cho các doanh nghiệp Việt Nam và Việt Nam hoàn toàn có thể xây dựng thanhg công vùng nguyên liệu vì CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP----------------------------------------------------------------------NEU HANOSIMEX--------------------------------- ---Phạm Văn Giang . Lớp Công Nghiệp 44 C 56 Việt Nam có lợi thế lớn là đa số dân số sống bằng nông nghiệp và có vùng đồng bằng cũng như trung du tương đối lớn. Hiện nay sản xuất bông trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 11 % nhu cầu bông, hơn nưa chất lượng bông cũng không được cao do chưa chú ý đến cây giống. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP----------------------------------------------------------------------NEU HANOSIMEX--------------------------------- ---Phạm Văn Giang . Lớp Công Nghiệp 44 C 57 Kết Luận Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển Công ty Dệt – May Hà Nội đã không ngừng vươn lên mạnh mẽ cả về quy mô và chất lượng, sản phẩm của Công ty Dệt – May Hà Nội ngày các phong phú và đa dạng về chủng loại và chất lượng. trong đó có nhóm sản phẩm May Mặc. nhưng do hạn chế về thông tin cũng như các nguyên nhân chủ quan khác nên giá trị xuất khẩu của công ty vào thị trường Mỹ chưa cao. Mặc dù công ty là một công ty tập trung vào xuất khẩu Ngày này môi trường kinh doanh các rộng lớn. nhất là trong giai đoạn Nhà Nước đang trên tiến trình hội nhập kinh tế thế giới khiến Công ty Dệt – May Hà Nội có những cơ hội mới nhưng cũng có những khó khăn mới. do vậy để có thể đương đầu với những khó khăn mới công ty cần có những biện pháp mới để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, nâng cao uy tín của Công ty Dệt – May Hà Nội để có thể thâm nhập vào thị trường Mỹ đầy tiềm năng. Trong điều kiện hạn chế về thời gian cũng như các khó khăn về thông tin nên chuyên đề của em mới chỉ dừng lại phân tích ở các hiện tượng bên ngoài và đưa gia các giải pháp của các hiện tượng bên ngoài và chưa thể đi vào cụ thể. với kinh nghiệm của một sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường nên bài viết còn nhiều sai sót không đáng có. Do đó rất mong được sự góp ý của của mọi người. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP----------------------------------------------------------------------NEU HANOSIMEX--------------------------------- ---Phạm Văn Giang . Lớp Công Nghiệp 44 C 58

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- Xuất khẩu hàng May Mặc của Công ty Dệt – May Hà Nội vào thị trường Mỹ.pdf
Tài liệu liên quan