Luận văn Xây dựng website quản lý thư viện trường đại học Kinh tế Quốc dân

Tài liệu Luận văn Xây dựng website quản lý thư viện trường đại học Kinh tế Quốc dân: LUẬN VĂN: Xây dựng website quản lý thư viện trường đại học Kinh tế Quốc dân mở đầu Trong những năm gần đây công nghệ thông tin đã trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn mang lại nhiều lợi ích và có những tính năng to lớn trong việc trợ giúp con người thực hiện các công việc tưởng chừng như rất khó khăn. Một trong những tiêu chuẩn để đánh giá một đất nước là phát triển hay không là dựa vào tiêu chuẩn công nghệ. Do vậy, trong lĩnh vực này luôn có sự cạnh tranh gay gắt. Điều này đã mang lại nhiều phát minh sáng chế và những cải tiến vượt bậc. Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, ngành Công nghệ thông tin đó và đang là một ngành mũi nhọn. Ta có thể dễ dàng nhận thấy điều này qua các ngành nghề trong xó hội. Ở cỏc cơ quan, cửa hàng, siêu thị người ta đó thay thế dần cỏc phương thức quản lý và thanh toỏn cũ kỹ, lạc hậu, thay vào đó họ trang bị những hệ thống máy tính hiện đại, được nối mạng và sử dụng chương trỡnh quản lý trờn mạng để làm việc. Cựng v...

pdf90 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1133 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Xây dựng website quản lý thư viện trường đại học Kinh tế Quốc dân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Xây dựng website quản lý thư viện trường đại học Kinh tế Quốc dân mở đầu Trong những năm gần đây công nghệ thông tin đã trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn mang lại nhiều lợi ích và có những tính năng to lớn trong việc trợ giúp con người thực hiện các công việc tưởng chừng như rất khó khăn. Một trong những tiêu chuẩn để đánh giá một đất nước là phát triển hay không là dựa vào tiêu chuẩn công nghệ. Do vậy, trong lĩnh vực này luôn có sự cạnh tranh gay gắt. Điều này đã mang lại nhiều phát minh sáng chế và những cải tiến vượt bậc. Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, ngành Công nghệ thông tin đó và đang là một ngành mũi nhọn. Ta có thể dễ dàng nhận thấy điều này qua các ngành nghề trong xó hội. Ở cỏc cơ quan, cửa hàng, siêu thị người ta đó thay thế dần cỏc phương thức quản lý và thanh toỏn cũ kỹ, lạc hậu, thay vào đó họ trang bị những hệ thống máy tính hiện đại, được nối mạng và sử dụng chương trỡnh quản lý trờn mạng để làm việc. Cựng với tốc phỏt triển và sử dụng rộng rói của mạng Internet, cỏc Trường Đại học ở Việt Nam đang đẩy cao việc sử dụng hệ thống máy tính được nối mạng để quản lý trong nhiều bộ phận, trong đó việc quản lý thư viện của Trường là việc cần thiết, nhằm phục vụ được bạn đọc một cách nhanh chóng, chính xác và giúp cho người quản lý theo dừi được tỡnh hỡnh cụng việc thường xuyên. Theo như tình hình thực tế hiện nay, tại thư viện trường đại học Kinh tế Quốc dân việc lưu trữ sách còn bằng sổ sách giấy tờ, tra cứu mượn và trả sách còn rất thủ công. Làm cho việc lưu trữ khó khăn không kịp thời, xử lý số liệu trong quá trình cho mượn sách, ngoài ra việc thống kê số liệu còn không kịp thời và chưa chính xác. Chính vì lẽ đó nên em đã quyết định chọn đề tài: “Xây dựng website quản lý thư viện trường đại học Kinh tế Quốc dân” nhằm mục đích chính là giúp cho cán bộ công nhân viên cũng như các sinh viên thuận lợi hơn trong quá trình thực hiện mượn và trả sách. Chuyên đề gồm: Phần 1: Tổng quan về trường đại học kinh tế quốc dân. Phần 2: Cơ sở phương pháp luận. Phần 3: Phân tích và thiết kế hệ thống của website. Phần I Tổng quan về trường Đại học Kinh tế quốc dân A. Tổng quan về trường Đại học Kinh tế quốc dân I. Giới thiệu chung Trường Đại học Kinh tế quốc dân được thành lập vào ngày 25 tháng 1 năm 1956. Trụ sở của trường: 207 - đường Giải phóng – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội. Tổng số cán bộ công nhân viên: 714 người, trong đó có 13 giáo sư, 32 phó giáo sư, 149 tiến sĩ, 120 thạc sĩ, 145 giảng viên chính, 260 giảng viên, 2 nhà giáo nhân dân, 29 nhà giáo ưu tú, 314 đảng viên. Trường đã được tặng thưởng huân chương độc lập hạng nhất (1996), huân chương Độc lập hạng nhì (1991), huân chương Độc lập hạng Ba (1986), Huân chương Lao động hạng Nhất (1983), Huân chương Lao động Hạng Hai (1978), Huân chương Lao động Hạng Ba (1961, 1972). Huy chương Hữu nghị của Chính phủ Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (1987). Hai năm liền (1979-1980 và 1980-1981) được nhận cờ luân lưu của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Năm học 1990-1991 được Bộ khen thưởng giải Nhì về việc thực hiện ba chương trình của của Ngành (không có giải nhất). Năm học 1991-1992 được nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Năm học 1992-1993 được nhận cờ tiên tiến xuất sắc của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Năm học 1993-1994 được khen thưởng về thực hiện bốn chỉ số; Năm học 1994-1995 được nhận cờ tiên tiến xuất sắc của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Từ năm 1990 đến nay, có 19 đơn vị và cá nhân được tặng thưởng Huân chương lao động, hai bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 277 Huy chương Vì sự nghiệp giáo dục, 40 Huy chương Vì sự nghiệp khoa học công nghệ, 16 cá nhân và tập thể được tặng thưởng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo mười năm đổi mới, 66 Huy chương Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn, 10 Huy chương Vì thế hệ trẻ. Đảng bộ liên tục được công nhận Đảng bộ vững mạnh xuất sắc, Đoàn thanh niên trường liên tục được công nhận Đoàn thanh niên tiên tiến xuất sắc. Trong hơn 45 năm xây dựng và phát triển, đặc biệt trong hơn 10 năm đổi mới tập thể giáo viên, cán bộ, công nhân viên Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã vượt mọi khó khăn, sáng tạo, đi đầu trong đổi mới đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và nâng cao đời sống; được Đảng, Nhà nước cũng như xã hội tín nhiệm và đánh giá cao trên mọi mặt: 1. Từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, chuyển sang nền kinh tế thị trường, đứng trước nguy cơ tưởng chừng phải đóng của, do toàn bộ hệ thống chương trình, giáo trình cơ cấu ngành nghề đào tạo cũ đã lạc hậu và đội ngũ cán bộ giáo viên không còn thích ứng với yêu cầu đào tạo trong cơ chế mới; tập thể giáo viên, cán bộ, công nhân viên nhà trường khắc phục khó khăn vươn lên chủ động, sáng tạo, đi đầu trong khối các trường đại học kinh tế cả nước và đổi mới thành công, toàn diện, vững chắc cả về nội dung, chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy và cơ cấu ngành nghề đào tạo. Kết quả là, toàn bộ hệ thống chương trình, giáo trình được biên soạn lại, biên soạn mới 192 giáo trình, nhiều giáo trình đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá cao và sử dụng làm giáo trình chuẩn cho các trường Đại học thuộc khối kinh tế của cả nước nghiên cứu và học tập. Đổi mới và xây dựng được 90 chương trình đào tạo cho 5 nhóm ngành kinh tế và quản trị kinh doanh. Cơ cấu ngành nghề từ 13 chuyên ngành năm 1990 đến nay đã phát triển thành 28 chuyên ngành đào tạo. Quy mô đào tạo từ 3500 sinh viên trước thời kỳ đổi mới đến nay quy mô đào tạo của trường là 27.000 (tăng gần 8 lần). Đến nay, đã có hơn 50.000 sinh viên tốt nghiệp trong đó hơn 100 cử nhân là sinh viên Lào và Campuchia, mở 12 khóa đào tạo cử nhân tại Campuchia. Bồi dưỡng kiến thức kinh tế thị trường cho hơn 55.000 cán bộ kinh tế, kinh doanh cho các địa phương và doanh nghiệp. 2. Các chuyên gia kinh tế và các nhà quản lý được đào tạo trong nhà trường có chất lượng cao, tinh thông nghiệp vụ, có tác phong công nghiệp, phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức trong kinh doanh, có tinh thần đấu tranh vì tiến bộ và công bằng xã hội, có khả năng thích ứng trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước được xã hội tín nhiệm. Trong số đó, hiện có hàng trăm người đang giữ trọng trách lớn tại các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ngành, các đoàn thể cũng như tại các địa phương, doanh nghiệp. Nhờ vậy uy tín, vị thế của trường được giữ vững và ngày càng được nâng cao. 3. Hoạt động nghiên cứu khoa học là một trong những mặt hoạt động đi đầu có tính sáng tạo cao trong nhà trường. Trường luôn được Bộ Chính trị tín nhiệm giao tham gia biên soạn các văn kiện cho Đại hội VII, VIII và nhiều Hội nghị TW, chủ trì nhiều đề tài khoa học cấp Nhà nước. Kết quả nghiên cứu của các đề tài đã là cơ sở khoa học quan trọng giúp Đảng, Chính phủ xây dựng và hoạch định các chính sách phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ đổi mới ở nước ta như: Đề tài KX03 - Đổi mới và hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý kinh tế (1991-1995), Chương trình KHXH03 – Xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất theo định hướng XHCN, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội (giai đoạn 1996-2000). Hoạt động nghiên cứu khoa học hướng vào 4 mục tiêu cơ bản: Nghiên cứu tư vấn hoạch định chủ trương đổi mới nền kinh tế của Đảng, Nhà nước; nghiên cứu phục vụ đào tạo; nghiên cứu khoa học ứng dụng giúp các ngành, các địa phương và các doanh nghiệp; tổ chức triển khai có hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học trong sinh viên. Từ năm 1990 đến 2000, trường đã thực hiện 2 chương trình và 26 đề tài, dự án cấp Nhà nước, 157 đề tài cấp Bộ, 332 đề tài cơ sở và hàng trăm đề tài hợp đồng với các ngành, các địa phương và doanh nghiệp, 43 sinh viên đã đoạt giải thưởng về thành tích NCKH. 4. Trong việc thực hiện đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ hợp tác quốc tế, trường đang có quan hệ với 80 trường Đại học, Viện thuộc 30 nước và tổ chức quốc tế. Thông qua hoạt động HTQT mà đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng viên được đào tạo và đào tạo lại, hệ thống chương trình, giáo trình được đổi mới đáp ứng kịp thời chuyển đổi nền kinh tế thị trường ở nước ta, giá trị vật chất mang lại cho trường là 20.000.000 USD. Vì thế mà uy tín và vị thế của trường được nâng cao trở thành nhân tố quan trọng trong chiến lược hội nhập với các quốc gia trong khu vực, quốc tế. 5. Trường Đại học Kinh tế quốc dân là cái nôi phát triển các trường ĐH Ngoại giao, ĐH Thương mại, ĐH Ngoại thương, ĐH Tài chính, ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh, và là nơi đào tạo cung cấp nhiều cán bộ quản lý, giảng dạy, nghiên cứu và cho các trường Đại học và Cao đẳng thuộc khối kinh tế trong cả nước. Trường luôn coi trọng việc xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý có chất lượng cao, đội ngũ những người phục vụ nhiệt tình, có trách nhiệm trên cả ba mặt: đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn, phương pháp giảng dạy và công tác. Bên cạnh việc đào tạo lại đội ngũ cán bộ cũ, trường luôn tích cực quan tâm bồi dưỡng đội ngũ kế cận, nhờ vậy trình độ năng lực chuyên môn đã khắc phục về cơ bản về những khiếm khuyết đáp ứng nhanh yêu cầu về năng lực của đội ngũ trong cơ chế mới. 6. Tập thể nhà trường luôn đoàn kết, phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, chủ động sáng tạo, khắc phục khó khăn, gương mẫu thực hiện tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Trường thực sự là tấm gương tiêu biểu, có uy tín đối với các ngành, các địa phương và doanh nghiệp; có vị thế cao trong xã hội và có uy tín đối với các trường đại học trong nước, khu vực và quốc tế. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc mà trường Đại học Kinh tế quốc dân đã đạt được trong thời kỳ đổi mới, năm 2000 Trường đã được Chủ tịch nước tặng thưởng danh hiệu Đơn vị Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới. Đời sống của giáo viên, cán bộ, công nhân viên không ngừng được cải thiện, cơ sở vật chất đã đáp ứng được yêu cầu cơ bản cho hoạt động giảng dạy và học tập của nhà trường. II. Tổ chức bộ máy Trường Đại học Kinh tế quốc dân được tổ chức theo sơ đồ sau: Công việc củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy và thể chế lãnh đạo quản lý của Trường luôn luôn được các cấp lãnh đạo Trường quan tâm, chăm sóc. Nhờ vậy, đã nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý, không những đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng bộ và lãnh đạo cấp Trường mà còn phải phát huy quyền chủ động sáng tạo của các tổ chức quần chúng trong mọi hoạt động nhằm hướng vào mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. B. Bộ phận thư ký ban giám hiệu và trang Web I. Giới thiệu Bộ phận thư ký ban giám hiệu và trang Web là bộ phận trực thuộc Phòng Hành chính – Tổng hợp, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Tuy bộ phận mới được thành lập vào Ban giám hiệu Phòng ban chức năng Viện, trung tâm nghiê n cứu Các đơn vị trực thuộc Khoa quản lý đào tạo Khoa bộ môn viện trung tâm (không đào tạo chuyên Khoa bộ môn viện trung tâm (đào tạo chuyên tháng 12 năm 2003 với một ủy viên thường trực và một thư ký trị sự nhưng bộ phận đã nhanh chóng giữ vị trí quan trọng trong việc cung cấp thông tin chính thức về các hoạt động của Trường trên phương tiện thông tin toàn cầu Internet. Địa chỉ: Phòng 21B – Gác 2 – Nhà 7, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Điện thoại: (04)-6280698. II. Cơ cấu tổ chức Theo quyết định Số 653/QĐ-TCCB, ngày 04 tháng 3 năm 2004, về việc thành lập Ban biên tập và Tổ cộng tác viên Ban biên tập trang Web của Trường, Bộ phận Thư ký Ban giám hiệu và trang Web gồm có: Danh sách ban biên tập STT Họ và tên Chức vụ Đảm nhiệm 1 Nguyễn Văn Thường GS.TS Hiệu trưởng Tổng biên tập 2 Nguyễn Thành Độ GS.TS Phó hiệu trưởng Phó tổng biên tập 3 Đặng Thị Loan PGS.TS Phó hiệu trưởng ủy viên 4 Nguyễn Văn Nam GS.TS Phó hiệu trưởng ủy viên 5 Phan Công Nghĩa PGS.TS Phó hiệu trưởng ủy viên 6 Hoàng Ngọc Việt GS.TS Phó hiệu trưởng ủy viên 7 Nguyễn Đình Phan GS.TS Bí thư ĐU trường ủy viên 8 Vũ Minh Trai PGS.TS TP HCTH ủy viên 9 Nguyễn Chí Tuệ TP.CTCT & QLSV ủy viên 10 Trần Quang Yên Phụ trách trang Web UV thường trực 11 Nguyễn Tường Khanh CB trang Web Thư ký trị sự Thành phần tổ cộng tác viên  Các đồng chí Trưởng khoa, Trưởng phòng, Viện trưởng, Giám đốc trung tâm, Trưởng bộ môn trực thuộc.  Các đồng chí Chủ tịch công đoàn trường, Bí thư đoàn thành viên và Chủ tịch Hội sinh viên trường. III. Chức năng - nhiêm vụ 1. Chức năng Tham mưu cho Ban Giám hiệu về công tác Hành chính – Tổng hợp, thực hiện công tác hành chính, lưu trữ, biên tập thông tin thuộc trách nhiệm và thẩm quyền. 2. Nhiệm vụ * Thư ký Ban Giám hiệu, thư ký trong các cuộc giao ban do Phòng Hành chính – Tổng hợp làm đầu mối tổ chức. * Tiếp nhận phân loại văn bản của các đơn vị trong trường và cơ quan ngoài trường gửi Ban Giám hiệu. * Tham mưu cho Ban Giám hiệu xử lý công việc, các văn bản hành chính nhanh chóng, kip thời. * Nắm vững lịch công tác của Ban Giám hiệu chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho lãnh đạo cấp trường đi công tác. * Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, tài sản được giao theo pháp luật hiện hành và quy định của trường. IV. Vị trí Sơ đồ tổ chức bộ máy: Phòng hành chính tổng hợp Các trung tâm, khoa, phòng ban khác Bộ phận thư ký ban giám hiệu và trang web Các bộ phận khác C. Giới thiệu về trang web trường đại học KTQD I. Tổng quan và hoạt động hiện tại Theo chỉ thị số 59 – CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoad đất nước và chỉ thị 29/2001/CT – BGD & ĐT ngày 30/7/2001 của Bộ trưởng về đẩy mạnh giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục. Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã và đang triển khai việc khôi phục và đi vào hoạt động của trang Web trường Đại học Kinh tế quốc dân.: địa chỉ: Được hình thành và đi vào hoạt động từ năm 2001 nhưng do chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của trang web dẫn đến tình trạng trang tin không hoạt động bị nhà quản lý tên miền VNNIC và nhà cung cấp dịch vụ hosting (VDC) cho tạm ngừng. Tháng 12 năm 2003, được sự quan tâm của Đảng uỷ, Ban Giám hiệu đã quyết định hình thành bộ phận thư ký Ban Giám hiệu và phụ trách trang Web trực thuộc phòng Hành chính – Tổng hợp để xúc tiến việc hình thành và khôi phục lại sự hoạt động của trang Web. Trang Web của trường Đại học Kinh tế quốc dân hiện nay được xây dựng từ năm 2001, khi đó Internet chưa phát triển như bây giờ. Do chưa đánh giá đúng tầm quan trọng, Ban giám hiệu Hiệu trưởng Các phó hiệu trưởng Các đơn vị đào tạo (Không có đào tạo chuyên Các đơn vị đào tạo (Có đào tạo chuyên ngành) Các đơn vị nghiên cứu, tư vấn, bồi dưỡng Các đơn vị phục vụ chưa có kinh nghiệm thực tiễn, trang Web chỉ được xây dựng với mục đích đơn thuần là giới thiệu và cung cấp thông tin “tĩnh”. Cùng với sự phát triển của Internet, kỹ thuật ngày càng tiên tiến, yêu cầu đòi hỏi của người dùng là đưa ra những thông tin “động” và phải được cập nhật thường xuyên. Trang web sẽ giúp cho cán bộ, công nhân viên trong trường có thể lấy thông tin một cách nhanh chóng và cập nhật. Thấy được những bất cập của trang Web hiện tại cũng như lợi ích lớn lao mà trang Web động mang lại, Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã quyết định triển khai xây dựng trang Web động, là một phần trong dự án mức B của trường. II. Dự án phát triển Web trong tương lai 1. Giới thiệu chung Dự án đã triển khai và đưa vào hoạt động với đường thuê bao Lease Line 256 KB/s và đường truyền đa phương tiện với băng thông rộng ADSL cùng với sự kết nối mạng toàn trường tạo nên trục thông tin.. Trung tâm điều hành mạng với cấu hình máy chủ cao sẽ tạo điều kiện để xây dựng web động. 2. Mục tiêu - Xây dựng trang Web động, cho phép cán bộ, sinh viên khai thác cơ sở dữ liệu trên trang Web của trường. - Cập nhật các thông tin trên cơ sở dữ liệu tại chỗ trên máy chủ của trường. - Cung cấp thông tin cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên và sinh viên toàn trường trên mạng thông tin qua trục thông tin. 3. Công việc - Thu thập thông tin liên quan để biên tập, xử lý và cập nhật thông tin trên trang Web trực tiếp qua máy chủ của trường. - Cung cấp các thông tin qua việc mua tin và sưu tầm trên mạng. - Xây dựng cơ sở dữ liệu và xây dựng trang thông tin trên cơ sở Web động mất rất nhiều thời gian. Do đó, thời gian triển khai và đưa vào sử dụng có thể rất lâu. 4. Hoạt động Sau khi đi vào hoạt dộng, trang Web Đại học Kinh tế quốc dân thực hiện cung cấp các thông tin sau: + Cung cấp thông tin về trường Đại học Kinh tế quốc dân: thông tin mới về cơ cấu, tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị. + Cung cấp các thông tin hoạt động thường xuyên của các đơn vị trong trường + Các thông tin giới thiệu quảng bá của các dự án, viện trung tâm. + Các thông t in mang tính thời sự về các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục, thể thao,… được cập nhật thường xuyên. + Thông tin về sinh viên như: điểm thi, rèn luyện, các hoạt động ngoại khoá, diễn đàn trao đổi thông tin của sinh viên. Thư viện sách trực tuyến cho sinh viên,… 5. Tổ chức thực hiện Nhà trường đã quyết định thành lập Ban biên tập, cộng tác viên ban biên tập, cùng ký trị sự để trang Web đi vào hoạt động thường xuyên. D. Lý do chọn đề tài Hiện nay tại thư viện trường đại học kinh tế quốc dân việc quản lý thông tin thư viện còn tồn đọng nhiều khuyết điểm, lưu trữ thông tin còn bằng giấy tờ sổ sách, công tác tra cứu mượn và trả sách còn rất thủ công. Làm cho mọi hoạt động quản lý thư viện gặp nhiều khó khăn, cung cấp thông tin không kịp thời; Việc xử lý số liệu không chậm và không chính xác; Công tác báo cáo số liệu thông tin lên lãnh đạo cũng còn gặp nhiều khó khăn. Từ đấy cần phải xây dựng một hệ thống quản lý thư viện phù hợp với điều kiện mới. Phần 2 Cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu đề tài A. Tiến trình phân tích và thiết kế hệ thống I. Tổ chức và thông tin trong tổ chức Trong những năm 80 đã chứng kiến sự gia tăng tầm quan trọng của thông tin trong các tổ chức, tốc độ và sự phức tạp của xử lý ngày một tăng. Hàng triệu máy tính được lắp đặt trên thế giới và nhiều triệu km cáp quang, dây dẫn và sóng điện từ kết nối con người, máy tính cũng như các phương tiện xử lý thông tin lại với nhau. Thông tin trong các cơ quan, tổ chức có tầm quan trọng vô cùng to lớn. Thông tin được dùng để lập kế hoạch nhằm tạo ra sự biến chuyển trong tổ chức đồng thời thông tin cũng là một phương tiện để biến chuyển. Nhờ có thông tin, các nhà quản lý có thể lập kế hoạch, đặt ra những mục tiêu cho công ty hay tổ chức của mình một cách sát với thực tế. Các nhà quản lý, lãnh đạo nhờ có thông tin có thể dưa ra các quyết định nhanh chóng đối với hoạt động của tổ chức, giúp tổ chức đạt được những mục tiêu của mình. Sự phát triển của công nghệ thông tin đã đóng vai trò của một lực trợ giúp và một chất xúc tác trong việc nâng cao tầm quan trọng của thông tin. Tầm quan trọng của thông tin trong tổ chức ngày càng tăng, nhờ có nguồn thông tin chính xác, tin cậy mà các nhà quản lý có thể đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời, những quyết định có chất lượng cao góp phần vào sự thành công của cơ quan hay tổ chức. Hình dưới đây là sự thể hiện một tổ chức do R.N Anthony đưa ra. Anthony trình bày tổ chức như là một thực thể cấu thành từ ba mức quản lý có tên là: lập kế hoạch chiến lược, kiểm soát quản lý chiến thuật và điều hành tác nghiệp. Tháp quản lý Các quyết định của một tổ chức được chia thành 3 loại: quyết định chiến lược, quyết định chiến thuật và quyết định tác nghiệp. - Quyết định chiến lược: là những quyết định xác định mục tiêu và những quyết định xây dựng nguồn lực cho tổ chức. - Quyết định chiến thuật: là những quyết định cụ thể hoá mục tiêu thành nhiệm vụ, những quyết định kiểm soát và khai thác tối ưu nguồn lực. - Quyết định tác nghiệp: là những quyết định nhằm thực thi nhiệm vụ. 1. Khái quát về Hệ thống thông tin 1.1. Định nghĩa về HTTT Hệ thống thông tin là một tập hợp những con người, các thiết bị phần cứng và phần mềm… thực hiện hoạt động thu thập, lưu trữ, xử lý và phân phối thông tin trong một tấp các ràng buộc được gọi l à môi trường. Xử lý giao Cấp tác Cấp chiến Cấp chiế n Dữ Dữ Dữ Thông tin Thông tin Thông tin Quyết định Quyết định Quyết định 1.2. Vòng đời phát triển của một HTTT HTTT được xây dựng là sản phẩm của hàng loạt các hoạt động được gọi là phát triển hệ thống. Quá trình phát triển một HTTT kể từ khi nó sinh ra cho đến khi lụi tàn gọi là vòng đời phát triển hệ thống. Để xem xét một cách trực quan một vòng đời của một HTTT chúng ta xem xét mô hình được xắp xếp theo hình bậc thang (hay còn gọi là mô hình thác nước) Khởi tạo và Phân tích Thiết kế Triển khai Vận hành Thời Mô hình thác nước của vòng đời hệ thống Thu thập Nguồn Đích Phân phát Xử lý và lưu trữ CSDL Mô hình Hệ thống thông tin a) Khởi tạo và lập kế hoạch dự án Trong giai đoạn này cần chú ý đến hai khía cạnh đó là khởi tạo và lập kế hoạch. đó là những bước đầu cơ bản vạch ra cho hướng phát triển tiếp theo. Qua đây chúng ta có thể biết được dự án có thể xây dựng trong bao lâu và các nguồn lực cần cho phát triển hệ thống. Trong đó chúng ta phải xác định rõ mục tiêu nhiệm vụ cũng như vai trò và tầm quan trọng của HTTT. Cần phải xem xét về tính khả thi về mặt kinh tế, kỹ thuật, thời gian, tính pháp lý và nguồn lực con ngừời. b) Phân tích hệ thống Phần này nhằm xác định yêu cầu của hệ thống một cách chi tiết hơn. Nó phải đảm bảo cung cấp các dữ liệu cơ sở cho HTTT sau này. Phân tích phải đảm bảo xác định được các yêu cầu, nghiên cứu yêu cầu và cấu trúc của nó và tìm giải pháp cho thiết kế ban đầu. c) Thiết kế hệ thống Từ các khía cạnh đã được xem xét và phân tích chúng ta tiến hành thiết kế bao gồm: thiết kế logic và thiết kế vật lý. d) Triển khai hệ thống Bao gồm hai công việc lớn và cụ thể là: Tạo lập các chương trình và cài đặt và chuyển đổi hệ thống. e) Vận hành và bảo trì Bắt đầu vận hành và bước đầu khai thác hệ thống. Lúc này chuyên viên chỉ đóng vai trò người hướng dẫn. việc sử dụng hệ thống hoàn toàn do người sử dụng tiến hành. Trong quá trình vận hành hệ thống luôn được bảo trì theo kế hoạch định trước và khi có nhu cầu. 2. Phương pháp phát triển một hệ thống thông tin 2.1. Nguyên nhân dẫn tới việc phát triển một hệ thống thông tin Thời đại ngày nay là thời đại của khoa học công nghệ, thông tin. Hệ thống thông tin ngày càng có vai trò quan trọng, to lớn trong cuộc sống, ảnh hưởng đến việc ra quyết định và chất lượng của quyết định. Một hệ thống thông tin hoạt động tốt là một hệ thống mà nhờ nó các nhà quản lý có thể ra các quyết định có chất lượng cao. Nhờ có các quyết định này mà các cơ quan hay tổ chức có thể sản xuất, phân phối những sản phẩm và dịch vụ với độ tin cậy lớn, đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng, góp phần vào sự thành công của cơ quan hay tổ chức. Có thể nói, phát triển một hệ thống thông tin là cung cấp cho các thành viên của tổ chức những công cụ quản lý tốt nhất. Một hệ thống thông tin hoạt động tốt là bộ phận không thể thiếu của cơ quan, tổ chức hiện đại nào, giống như một con người phải có trí nhớ tốt mới có thể thành công. Có thể tóm lược các nguyên nhân đó như sau: Nguyên nhân dẫn đến việc phát triển hệ thống thông tin: - Những vấn đề về quản lý. - Những yêu cầu mới của nhà quản lý. - Sự thay đổi của công nghệ. - Thay đổi sách lược chính trị. 2.2. Ba nguyên tắc để phát triển một hệ thống thông tin Mục đích chính xác của dự án phát triển một hệ thống thông tin là có được một sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người sử dụng, mà nó được hoà hợp vào trong các hoạt động của tổ chức, chính xác về mặt kỹ thuật, tuân thủ các giới hạn về tài chính và thời gian định trước. Không nhất thiết phải theo đuổi một phương pháp duy nhất để phát triển một hệ thống thông tin, tuy nhiên không có phương pháp thì ta có nguy cơ không đạt được những mục tiêu định trước. Bởi vì một hệ thống thông tin là một đối tượng phức tạp, vận động trong một môi trường cũng rất phức tạp. Để làm chủ được sự phức tạp đó phân tích viên phải có một cách tiến hành nghiêm túc, hay nói cách khác, họ phải tiến hành phát triển hệ thống thông tin một cách có phương pháp khoa học. Phương pháp được định nghĩa như một tập hợp các bước và các công cụ cho phép tiến hành một quá trình phát triển hệ thống chặt chẽ nhưng dễ quản lý hơn. Phương pháp được đề cập ở đây dựa trên ba nguyên tắc cơ sở chung của nhiều phương pháp hiện đại có cấu trúc để phát triển hệ thống thông tin. Ba nguyên tác đó là. - Nguyên tắc 1: Sử dụng các mô hình. Là việc mô sử dụng các thực thể đã được mô hình hoá một cách trực quan hơn do đó có thể nắm bắt được tinh thần của hệ thống một cách tốt hơn và dễ hiểu hơn rất nhiều. Mặt khác trên thực tế thì có những việc chúng ta không thể tác động trực tiếp trên đối tượng mà phải thông qua mô hình. Phương pháp sử dụng các mô hình cũng những ưu điểm nổi bật của nó. - Nguyên tắc 2: Chuyển từ cái chung sang cái riêng. Tinh thần của phương pháp này là đi từ cái tổng thể đến cái bộ phận. Như chúng ta đã biết muốn tìm hiểu một tổ chức hoặc một doanh nghiệp chúng ta cần phải hiểu biết được những hoạt động chung nhất cuả tổ chức sau đó chúng ta mới đi vào từng bộ phận từng chi tiết. Nói theo ngôn ngữ của triết học thì nếu không thấy được rừng thì không thể đến đó mà xem xét từng cây được. - Nguyên tắc 3: Chuyển từ mô hình vật lý sang mô hình logic khi phân tích và từ mô hình logic sang mô hình vật lý khi thiết kế. Như chúng ta đã biết thì khi phân tích chúng ta phải vận dụng những kiến thức và hiểu biết về đối tượng cần xác định để biến một loạt các sự kiện các công việc rời rạc phi lôgic thành những sự kiện những công việc có cấu trúc lôgic hợp lý và chặt chẽ. Sẽ là dễ dàng hơn cho phân tích nếu như chúng ta đi từ mô hình vật lý sang mô hình lôgic. Ngược lại khi thiết kế chúng ta lại cần cụ thể hoá các mô hình lôgic đã được xây dựng. Khi đó thì việc thực thi mô hình lôgic sẽ diễn ra đơn giản hơn rất nhiều. Ba mô hình của một hệ thống thông tin, đó là mô hình logic, mô hình vật lý ngoài và mô hình vật lý trong. Bằng cách mô tả về một đối tượng, ba mô hình này được quan tâm từ những góc độ khác nhau. Phương pháp phát triển hệ thống thông tin được thể hiện cũng dùng tới khái niệm của những mô hình này. Nguyên tắc đi từ chung đến riêng là một nguyên tắc của sự đơn giản hoá. Thực tế, người ta khẳng định rằng để hiểu tốt một hệ thống thì trước hết phải hiểu các mặt chung trước khi xem xét đến chi tiết. Sự cần thiết áp dụng nguyên tắc này là hiển nhiên. Tuy nhiên, những công cụ mô hình hoá được sử dụng để phát triển ứng dụng tin học cho phép tiến hàh mô hình hoá một hệ thống bằng các khía cạnh chi tiết hơn, nhiệm vụ lúc đó sẽ khó khăn hơn. Nhiệm vụ phát triển hệ thống thông tin cũng sẽ trở nên đơn giản hơn bằng cách ứng dụng nguyên tắc 3, có nghĩa là đi từ vật lý sang logic khi phân tích và đi từ logic sang vật lý khi thiết kế. Như đã nói ở trên, việc phân tích bắt đầu từ thu thập dữ liệu về hệ thống thông tin đang tồn tại và về khung cảnh của nó. Nguồn dữ liệu chính là những người sử dụng, các tài liệu và quan sát. Cả ba nguồn này cung cấp chủ yếu sự mô tả mô hình vật lý ngoài của hệ thống, việc phiên dịch là nhiệm vụ của phân tích viên. II. Vai trò của phân tích và thiết kế hệ thống Như chúng ta đã biết để xây dựng một được một phần mềm hoàn chỉnh thì vai trò của phân tích và thiết kế là một yếu tố hết sức quan trọng. Nếu một phần mềm được xây dựng mà không có công đoạn phân tích thiết kế hệ thống thì rất có nhiều nguy cơ bị sụp đổ hoặc chi phí cho việc bảo trì phần mềm đó hết sức tốn kém thậm chí có thể tốn kém hơn rất nhiều so với chi phí xây dựng nên nó. Vì vậy những nhà quản trị dự án phần mềm luôn luôn coi trọng khâu thiết kế và phân tích hệ thống. Đồng thời nó cũng là cẩm nang cho các nhà lập trình khi một xây dựng một hệ thống mới. III. Các giai đoạn phát triển hệ thống thông tin Để xây dựng một hệ thống thông tin phải trải qua các giai đoạn sau: Giai đoạn 1: Đánh giá yêu cầu Đánh giá yêu cầu giúp cho việc cung cấp cho lãnh đạo tổ chức những dữ liệu đích thực đề ra những quyết định về thời cơ, tính khả thi và hiệu quả một dự án phát triển hệ thống. Giai đoạn này thực hiện tương đối nhanh và không đòi hỏi chi phí lớn. Giai đoạn đánh giá yêu cầu bao gồm các công đoạn sau: + Lập kế hoạch đánh giá yêu cầu. + Làm rõ yêu cầu. + Đánh giá khả năng thực thi. + Chuẩn bị và trình bày báo cáo đánh giá yêu cầu. Giai đoạn 2: Phân tích chi tiết Sau khi có sự đánh giá thuận lợi về yêu cầu. Những mục đích chính của phân tích chi tiết là làm rõ các vấn đề về hệ thống đang nghiên cứu, xác định những nguyên nhân đích thực của những vấn đề đó, làm rõ những ràng buộc và những áp dụng đối với hệ thống đồng thời xác định rõ mục tiêu của hệ thống mới đặt ra. Thông qua nội dung của báo cáo chi tiết sẽ quyết định việc tiếp tục tiến hành hay ngừng phát triển một hệ thống mới. Giai đoạn phân tích chi tiết gồm những công việc cụ thể sau: + Lập kế hoạch phân tích chi tiết. + Nghiên cứu môi trường của hệ thống đang tồn tại. + Nghiên cứu hệ thống thực tại. + Chuẩn đoán và xác định các yếu tố giải pháp. + Đánh giá lại tính khả thi. + Thay đổi đề xuất của dự án. + Chuẩn bị và trình bày báo cáo phân tích chi tiết. Giai đoạn 3: Thiết kế logic Giai đoạn thiết kế logic được thực hiện nhằm xác định tất cả các thành phần logic của hệ thống thông tin, cho phép loại bỏ được các vấn đề của hệ thống thực tế và được những mục tiêu đã được thiết lập ở giai đoạn trước. Mô hình logic của hệ thống mới sẽ bao gồm các thông tin mà hệ thống mới sản sinh, nội dung của các tệp cơ sở dữ liệu, các xử lý sẽ phải thực hiện và các dữ liệu được nhập vào. Mô hình logic sẽ phải được người dùng xem xét và chuẩn y. Giai đoạn thiết kế logic bao gồm các công đoạn sau: + Thiết kế cơ sở dữ liệu. + Thiết kế xử lý. + Thiết kế các luồng dữ liệu vào. + Chỉnh sửa tài liệu cho mức logic. + Hợp thức hoá mô hình logic. Giai đoạn 4: Đề xuất phương án và giải pháp Mô hình logic của hệ thống mới mô tả cái mà hệ thống này sẽ làm. Khi mô hình này được xác định và chuẩn y bởi người sử dụng, thì các phân tích viên phải nghiêng về phương tiện để thực hiện hệ thống này. Đó là việc xây dựng các phương án khác nhau để cụ thể hoá mô hình logic. Mỗi một phương án là một phác họa của mô hình vật lý ngoài của hệ thống nhưng phải là một mô tả chi tiết. Tất nhiên là người sử dụng sẽ thấy dễ dàng hơn khi lựa chọn mô hình vật lý ngoài được xây dựng chi tiết nhưng chi phí tạo ra chúng là rất lớn. Vì vậy, để cho người sử dụng lựa chọn các mục tiêu đã định trước phân tích viên phải đánh giá các phương án: những lợi ích và chi phí của từng phương án và phải có những khuyến nghị cụ thể. Những người sử dụng sẽ lựa chọn phương án tối ưu. Các công đoạn của của giai đoạn đề xuất phương án và giải pháp: + Xác định các ràng buộc tin học và ràng buộc tổ chức. + Xây dựng các phương án của giải pháp. + Đánh giá các phương án của giải pháp. + Chuẩn bị và trình bầy các báo cáo của giai đoạn đề xuất các phương án giải pháp. Giai đoạn 5: Thiết kế vật lý ngoài Sau khi đã lựa chọn được phương án giải pháp giai đoạn tiếp theo là thiết kế vật lý ngoài. Giai đoạn này gồm 2 tài liệu cần có: Một tài liệu bao gồm tất cả đặc trưng của hệ thống mới sẽ cần cho việc thực hiện kỹ thuật và tiếp đó là tài liệu cần cho người sử dụng nó mô tả cả phần thủ công và cả những giao diện với những phần tin học hoá. Những công đoạn chính của thiết kế vật lý ngoài gồm: + Lập kế hoạch thiết kế vật lý ngoài. + Thiết kế chi tiết các giao diện. + Thiết kế cách thức tương tác với phần tin học hoá. + Thiết kế các thủ tục thủ công. + Chuẩn bị và trình bày báo cáo về thiết kế vật lý ngoài. Giai đoạn 6: Triển khai kỹ thuật hệ thống Kết thúc giai đoạn này kết quả đạt được là phần tin học hoá của hệ thống thông tin đó chính là phần mềm được xây dựng. Những người chịu trách nhiệm về giai đoạn này phải cung cấp tài liệu mô tả về hệ thống. Các giai đoạn của quá trình triển khai kỹ thuật là như sau: + Lập kế hoạch thực hiện kỹ thuật. + Thiết kế vật lý trong. + Lập trình. + Thử nghiệm hệ thống. + Chuẩn bị tài liệu. Giai đoạn 7: Cài đặt và khai thác Đây là giai đoạn cuối cùng của một dự án phát triển một hệ thống thông tin mới. Cài đặt hệ thống có nghĩa là phải chuyển từ hệ thống cũ sang hệ thống mới. Để việc chuyển đổi này thực hiện với những va chạm ít nhất, cần phải lập kế hoạch một cách cẩn thận. Giai đoạn này gồm các công đoạn sau đây: + Lập kế hoạch cài đặt. + Chuyển đổi. + Khai thác và bảo trì. + Đánh giá. IV. Mô hình biểu diễn hệ thống thông tin Cùng một hệ thống thông tin có thể được mô tả khác nhau tuỳ theo quan điểm của người mô tả. Mỗi một người liên quan đến hệ thống sẽ mô tả hệ thống thông tin theo một mô hình khác nhau. Khái niệm mô hình này là rất quan trọng, nó tạo ra một trong những nền tảng của phương pháp phân tích thiết kế và cài đặt hệ thống thông tin. Có ba mô hình đã được đề cập tới để mô tả cùng một hệ thống thông tin: mô hình logic, mô hình vật lý ngoài và mô hình vật lý trong. 1. Mô hình logic Mô hình logic mô tả hệ thống làm gì: dữ liệu mà nó thu thập, xử lý mà nó phải thực hiện, các kho để chứa các kết quả hoặc dữ liệu để lấy ra cho các xử lý và những thông tin mà hệ thống sản sinh ra. Mô hình này trả lời câu hỏi “cái gì?” và “để làm gì?”. Nó không quan tâm tới phương tiện được sử dụng cũng như địa điểm hoặc thời điểm mà dữ liệu được xử lý. 2. Mô hình vật lý ngoài Mô hình vật lý ngoài chú ý tới những khía cạnh nhìn thấy được của hệ thống như là các vật mang dữ liệu và vật mang kết quả cũng như hình thức của đầu vào và của đầu ra, phương tiện để thao tác với hệ thống, những dịch vụ, bộ phận, con người và vị trí công tác trong hoạt động xử lý, các thủ tục thủ công cũng như những yếu tố về địa điểm thực hiện xử lý dữ liệu, loại màn hình hoặc bàn phím sử dụng. Mô hình này cũng chú ý tới mặt thời gian của hệ thống, nghĩa là về những thời điểm mà các hoạt động xử lý dữ liệu khác nhau xảy ra. Nó trả lời câu hỏi: Cái gì? Ai? ở đâu? và Khi nào? 3. Mô hình vật lý trong Mô hình vật lý trong liên quan tới những khía cạnh vật lý của hệ thống, tuy nhiên không phải là cái nhìn của người sử dụng mà là của nhân viên kỹ thuật. Chẳng hạn, đó là những thông tin liên quan tới loại trang thiết bị được dùng để thực hiện hệ thống, dung lượng kho lưu trữ và tốc độ xử lý của thiết bị, tổ chức vật lý của dữ liệu trong kho chứa, cấu trúc của các chương trình và ngôn ngữ thể hiện. Mô hình giải đáp câu hỏi: Như thế nào? Mỗi mô hình là kết quả của một góc nhìn khác nhau, mô hình logic là kết quả của góc nhìn quản lý, mô hình vật lý ngoài là kết quả của góc nhìn sử dụng và mô hình vật lý trong là kết quả của góc nhìn kỹ thuật. Ba mô hình trên có độ ổn định khác nhau, mô hình logic là ổn định nhất và mô hình vật lý trong là hay biến đổi nhất. B. Yêu cầu kỹ thuật đối với đề tài I. Mô hình kiến trúc mạng Client/Server Kiến trúc Client/Server được dùng để giải quyết việc xử lý dữ liệu cho nhiều mục đích, cho nhiều người. Các ứng dụng trong Client/ Server được chia làm 2 phần: + Cơ sở dữ liệu nằm trong một máy tính mạnh gọi là máy chủ cơ sở dữ liệu (Database Server) + Những chương trình xử lý dữ liệu nằm ở các máy tính cá nhân của người sử dụng (máy khách - Client) Đây là mô hình cách chạy ứng dụng trên máy tính cá nhân: II. Cấu hình mạng nội bộ - Hệ thống chạy trên mô hình mạng Client/ Server - Các máy Client chạy trên hệ điều hành Win9X hay cao hơn có cài IE 5.0 (Internet Explorer) trở lên. - Máy Server chạy hệ điều hành Win 2000 Advanced Server với hệ một hệ quản trị cơ sở dữ liệu. - Mạng cục bộ LAN được nối Internet, trong mạng phải có một máy chủ Web. - Để chạy thử chương trình, trên máy tính cá nhân phải cài chương trình chạy IIS (Internet Information Services). C. công cụ thực hiện đề tài I. Công nghệ lập trình Active Server Page(ASP) 1. Active Server Pages là gỡ ? Microsoft Active Server Pages (ASP) khụng hẳn là một ngụn ngữ lập trỡnh, Microsoft gọi nú là mụi trường Server-Side Scripting, môi trường này cho phép tạo ra các trang Web có nội dung linh hoạt. Với các người dùng khác nhau khi truy cập vào những trang Web này có thể sẽ nhận được các kết quả khác nhau. Nhờ những đối tượng có sẵn (Built-in Object) và khả năng hỗ trợ các ngôn ngữ script như VBScript và Jscript. ASP giúp người xây dựng dễ dàng và nhanh chóng tạo ra các trang web chất lượng. Những tính năng trên giúp người phát triển ứng dụng nhanh chóng tiếp cận ngôn ngữ mới, điều này là một ưu điểm không nhỏ của ASP. Mụ hỡnh hoạt động của ASP : Mụ hỡnh tổng quỏt hoạt động của ASP. 2. Cách hoạt động của ASP. Các script của ASP được chưa trong các text file có tên mở rộng là .asp, trong script có chứa các lệnh của một ngôn ngữ script nào đó. Khi một Web Browser gửi một request tới một file .asp thỡ script trong file sẽ được chạy để trả kết quả về cho browser đó. Khi web server nhận được request tới một file .asp thỡ nú sẽ đọc từ đầu tới cuối file .asp đó, thực hiện các lệnh script trong đó và trả kết quả về cho Web Browser dưới dạng của một trang HTML. 3. Cấu trúc của một trang ASP Trang ASP đơn giản là một trang văn bản với phần mở rộng là .asp gồm có 3 phần như sau: - Văn bản (text) a. HTML tag (HTML : Hypertext Markup Language) b. Các đoạn script asp Khi thêm một đoạn script vào HTML, ASP dùng dấu phân cách (delimiters) để phân biệt giữa đoạn HTML và đoạn ASP để kết thúc đoạn script. Có thể xem trang ASP như một trang HTML có bổ sung các ASP Script Command. Ví dụ : Bạn bắt đầu với trang ASP này ngày : 4. Mụ hỡnh ứng dụng web qua cụng nghệ ASP : Thao tác giữa client và server trong một ứng dụng web có thể được thể hiện khái quát như sau: HTTP Mụ hỡnh ứng dụng Web thể hiện qua cụng nghệ ASP 5. Hoạt động của một trang ASP : Khi một trang ASP được yêu cầu bởi web browser, web server sẽ duyệt tuần tự trang này và chỉ dịch các script ASP. tuỳ theo người xây dựng trang web quy định mà kết quả do web server dịch sẽ trả về lần lượt cho trỡnh duyệt của người dùng hay là chỉ trả về khi dich xong tất cả các script. kết quả trả về này mặc định là một trang theo cấu trúccủa một trang HTML. 6. Các tính chất của ASP : Client Trỡnh duyệt Web Web server ASP A D O O L E D B O D B C DB server DBMSSQ L server Với ASP có thể chèn các script thực thi được vào trực tiếp các file HTML. Khi đó việc tạo ra trang HTML và xử lý script trở nờn đồng thời, điều này cho phép ta tạo ra các hoạt động của web site một cách linh hoạt uyển chuyển, có thể chèn các thành phần HTML động vào trang Web tuỳ vào từng trường hợp cụ thể. Các tính chất của ASP: - Có thể kết hợp với file HTML - Dễ sử dụng, tạo các script dễ viết, không cần phải biên dịch (compiling) hay kết nối (linking) các chương trỡnh được tạo ra. - Hoạt động theo hướng đối tượng, với các build-in Object rất tiện dụng: Request, Response, Server, Aplication, Session. - Có khả năng mở rộng các thành phần ActiveX server (ActiveX server components). Môi trường của ASP sẽ được cài đặt trên Server cùng với Web server. một ứng dụng viết bằng ASP là một file hay nhiều file văn bản có phần tên mở rộng là .asp, các file này được đặt trong một thư mục ảo (Virtual Dirrectory) của Web server. Cỏc ứng dụng ASP dễ tạo vỡ ta dựng cỏc ASP script để viết các ứng dụng. Khi tạo các script của ASP ta có thể dùng bất kỳ một ngôn ngữ script nào, chỉ cần có scripting engine tương ứng của ngôn ngữ đó mà thôi. ASP cung cấp sẵn cho ta hai scripting engine là Visual Basic Script (VBScript) và Java Script (Jscript). Ngoài ra ASP cũn cung cấp sẵn cỏc ActiveX Component rất hữu dụng, ta cú thể dựng chỳng để thực hiện các công việc phức tạp như truy xuất cơ sở dữ liệu, truy xuất file,… Không những thế mà ta cũn cú thể tự mỡnh tạo ra cỏ component của riờng mỡnh và thờm vào để sử dụng trong ASP. ASP tạo ra các trang HTML tương thích với các Web Browser chuẩn. 7. Một số ưu và khuyết điểm của ASP . a. Ưu điểm : - ASP giúp người dùng xây dựng các ứng dụng Web với những tính năng sinh động. Các trang ASP không cần phải hợp dịch. - Dễ dàng tương thích với các công nghệ của Microsoft. ASP sử dụng ActiveX Data Object (ADO) để thao tác với cơ sở dữ liệu hết sức tiện lợi. - Với những gỡ ASP cung cấp, cỏc nhà phỏt triển ứng dụng web dễ dàng tiếp cận cụng nghệ này và nhanh chúng tạo ra cỏc sản phẩm có giá trị. Điều này hết sức có ý nghĩa trong điều kiện phát triển như vũ bóo của tin học ngày nay. Nú gúp phần tạo nờn một đội ngũ lập trỡnh web lớn mạnh. - ASP có tính năng mở. Nó cho phép các nhà lập trỡnh xõy dựng cỏc component và đăng ký sử dụng dễ dàng. b. Khuyết điểm : - ASP chỉ chạy và tương thích trên môi trường Window điều này làm ASP bị hạn chế rất nhiều. - Dùng ASP chung ta sẽ gặp không ít khó khăn trong việc can thiệp sâu vào hệ thống. - Các ứng dụng ASP chạy chậm hơn công nghệ Java Servlet. - Tớnh bảo mật thấp do cỏc mó ASP đều có thể đọc được nếu người dùng có quyền truy cập vào web server. Có lẽ đây là lý do quan trọng nhất để người dùng không chọn công nghệ Asp. II .Các đối tượng Built-in trong ASP. ASP có sẵn 5 đối tượng ta có thể dùng được mà không cần phải tạo. Chúng được gọi là các build-in object, bao gồm :  Request : Là đối tượng nhận tất cả các giá trị mà trỡnh duyệt của client gởi đến server thông qua một yêu cầu HTTP (HTTP request).  Response : Khác với đối tượng Request, Response gửi tất cả thụng tin vừa xử lý cho cỏc client yờu cầu.  Server : Là môi trường máy server nơi ASP đang chạy, chứa các thông tin và tác vụ về hệ thống.  Aplication : Đại diện cho ứng dụng Web của ASP, chứa script hiện hành.  Session : Là một biến đại diện cho user. 1. Đối tượng Request.  Định nghĩa: Với đối tượng Request, các ứng dụng có thể lấy dễ dàng các thông tin gửi tới từ user. Ví dụ : Khi user submit thông tin từ một form. Đối tượng Request cho phép truy xuất tới bất kỳ thông tin nào do user gửi tới bằng giao thức HTTP như: - Các thông tin chuẩn nằm trong các biến server. - Các tham số gửi tới bằng phương thức POST - Các tham số gửi tới bằng phương thức GET - Các Cookies. - Các Client Certificates.  Cú pháp tổng quát: Request.(Collection Name)(Variable)  Đối tượng Request : Có 5 Collection: - Client Certificates: Nhận Certification Fields từ Request của Web Browser. Nếu Web Browser sử dụng http:// để connect với server, Browser sẽ gửi certification fields - Query string: Nhận giá trị của các biến trong HTML query string. Đây là giá trị được gửi lên theo sau dấu chấm hỏi (?) trong HTML Request. - Form: Nhận các giá trị của các phần tử nên form sử dụng phương thức POST - Cookies: Cho phép nhận những giá trị của cookies trong một HTML Request. - Server Variable: Nhận các giá trị của các biến môi trường.  Ví dụ lấy thông tin từ form : HTML form là cách thức thông thường để trao đổi thông tin giữa Web Server và user. HTML form cung cấp nhiều cách nhập thông tin của user như : textboxes, radio button, check boxes,… và hai phương thức gửi thông tin là POST và GET. Ứng dụng ASP có thể sử dụng form để tạo ra sự liên lạc dữ liệu giữa các trang theo một trong ba cách : - File .html chứa các form và gửi giá trị của nó tới một file .asp - File .asp có thể tạo form và gửi giá trị của nó tới một file .asp - File .asp có thể tạo form và gửi thông tin tới ngay chính nó. Khi lấy thông tin từ form, đối tượng Request có thể lấy các loại thông tin khác nhau bằng cách “ Sử dụng Query String ”. Việc sử dụng Querystring Collection làm cho việc truy xuất thông tin trở nên dễ dàng hơn. Nếu phương thức gửi từ form là GET, thỡ QueryString chứa toàn bộ thụng tin gửi tới như các tham số đi đằng sau dấu chấm hỏi (?) address box. nếu phương thức gửi là POST thỡ thụng tin gửi đi sẽ dấu đi. Gửi thông tin trong cùng một file .asp : ASP cho phép một file .asp chứa form, khi user điền các giá trị vào form rồi gửi thỡ chớnh file .asp đó sẽ nhận các thông tin này và xử lý. Ví dụ : File " Example.asp" có nội dung như sau : Login user <% If IsEmpty(Request("Email") ) = 0 then Msg= " Vui lũng đánh địa chỉ của bạn” Else If InStr(Request("Email"),"@") = 0 then Msg=" Vui lũng đánh địa chỉ trong Servername@location” Else Msg=" Giá trị ở địa chỉ sẽ được thực thi” End if %> E.mail: Khi user điền vào form địa chỉ email và submit thỡ file example.asp này sẽ nhận thông tin bằng phát biểu: value =”. Đoạn script này sẽ tuỳ thuộc vào giá trị chuỗi ký tự nhận được có chứa ký tự @ hay không để trả lời với user cũng chính bằng văn bản HTML nhúng trong example.asp. 2. Đối tượng Response.  Định nghĩa: Việc gửi thông tin tới cho user sẽ được thực hiện nhờ đối tượng Response.  Cú pháp tổng quát : Response.Collection| property| method  Collection của đối tượng Response: Cookies : Xác định giá trị biến cookies. Nếu cookies được chỉ ra không tồn tại, nó sẽ được tạo ra. Nếu nó tồn tại thỡ nú được nhận giá trị mới.  Các Properties: - Buffer : Chỉ ra trang Web output được giữ lại đệm buffer hay không. Khi một trang được đệm lại, Server sẽ không gửi một đáp ứng nào cho Browser cho đến khi tất cả các script trên trang hiện tại đó được thực thi xong hay phương pháp FLUSH or END được gọi. - ContentType : Chỉ ra HTML content type cho response. Nếu không có ContentType nào được chỉ ra, thỡ mặc nhiờn là “text/HTML”. - Expires : Chỉ định số thời gian trước khi một trang được cached trên một browser hết hạn. - ExpiresAbsolute : Chỉ ra ngày giờ của một trang được cache trên browser hết hạn. - Status : Chỉ ra giá trị trạng thái được Server. Giá trị trạng thái đựơc định nghĩa trong đặc tả HTTP.  Các Methods : - AddHeader : Thêm một HTML header với một giá trị được chỉ định. Phương thức này luôn luôn thêm mới một header vào response. Nó sẽ không thay thế những header có sẵn cùng tên với header mới. - AppendToLog : Thêm một chuỗi vào cuối file Log của Web server cho request này. - BinaryWrite : Xuất thông tin ra output HTML dạng binary. - Clear : Xoá đệm output HTML. Tuy nhiên, phương thức này chỉ xoá Response body mà không xoá Response head. Phương thức này sẽ sinh lỗi nếu như Response.Buffer chưa set thành TRUE. - End : Dừng xử lý file .asp và trả về kết quả hiện tại. - Flush: Gửi thông tin trong buffer cho client. Phương thức này sẽ sinh lỗi nếu Response.Buffer chưa set thành TRUE. - Redirect : Gửi một thông báo cho browser định hướng lại đến một URL khác. - Write : Ghi một biến ra HTML output như là một chuỗi. Ví dụ : - Đặt Response.Buffer = True cho phép đệm output cho đến khi xử lý xong hết trang. - Response. Write “Đây là thông báo xuất ra bằng Response” sẽ xuất ra chuỗi ký tự giữa hai dấu nhỏy kộp. - Response.Clear : Xoá hết nội dung của Buffer (chỉ sử dụng được khi Response.Buffer = True) - Response.Redirect “WebPage1.html” sẽ xoá trang hiện tại và thay bằng trang WebPage1.html tại Web Browser trên máy Client. 3. Đối tượng Session:  Định nghĩa : Chúng ta có thể sử dụng 1 object session để lưu trữ thông tin cần thiết cho 1 user. Những biến được lưu trữ trong object vẫn tồn tại khi user nhảy từ trang này sang trang khác trong ứng dụng. Web server tự động tạo object session khi user chưa có session yêu cầu một trang web. Khi session này kết thúc thỡ cỏc biến trong nú được xoá để giải phóng tài nguyên. Các biến session có tầm vực trong session đó mà thôi.  Cú pháp tổng quát : Session.property / method  Các Properties : - SessionID: Trả về sessionID cho user. Mỗi session sẽ được server cho một số định danh duy nhất khi nó được tạo ra. - Timeout : Khoảng thời gian tồn tại của session, tính bằng phút (mặc định 20 phút).  Các Methods : - Abandon : Xoá bỏ một object session, trả lại tài nguyên cho hệ thống. - Ví dụ: Ta có thể tạo các biến trong đối tượng session để lưu thông tin cho mỗi kết nối đến Server. + Session(“Login”): Cho biết người yêu cầu truy xuất đến trang có login chưa. Session(“Username”): Tên của Account tạo ra session hiện tại. + Session(“SelectedTopic”): Tên chủ đề đang được chọn để thực hiện một thao tác nào đó. 4. Đối tượng Application :  Định nghĩa : Ta có thể sử dụng object Application để cho phép nhiều người cùng sử dụng một ứng dụng chia sẻ thông tin với nhau. Bởi vỡ object Application được dùng chung bởi nhiều người sử dụng, do đó object có 2 method Lock và Unlock để cấm không cho nhiều user đồng thời thay đổi property của object này, các biến Application là toàn cục, có tác dụng trên toàn ứng dụng.  Cú pháp tổng quát : Application.Method  Các Methods : - Lock : Phương pháp này cấm không cho client khác thay đổi property của đối tượng Application. - Unlock : Phương pháp này cho phép client khác thay đổi property của đối tượng Application. - Events : gồm có hai event được khai báo trong file Global.asa. Ngoài ra chúng ta có thể đặt các biến trong đối tượng Application để lưu những thông tin toàn cục, hay các cờ báo hiệu. Application_Onstart : Xảy ra khi khởi động ứng dụng. Application_OnEnd : Xảy ra khi ứng dụng đóng hay server shutdown. - Ví dụ : Application(“DatabaseAccessFlag”) : Cờ cho biết có ai đang truy xuất Database không. Application(“AccessNumber”): Số lần truy xuất đến ứng dụng. Khi khởi động / đóng ứng dụng giá trị này được cập nhật vào Database. Application(“arrayTopicName”): Biến dóy lưu danh sách các chủ đề hiện có của hệ thống. Trước khi thay đổi giá trị các biến Application nên Lock lại và sau khi thay đổi nhớ Unlock. 5. Đối tượng Server :  Định nghĩa : Cho phép truy xuất tới các method và property của server nhưng là những hàm tiện ích.  Cú pháp tổng quát : Server.Method  Các Properties: ScriptTimeout : Khoảng thời gian dành cho script chạy. Mặc định 90 giây.  Các Methods : - CreateObject : Tạo một instance của server component. - HTMLEncode : Mó hoỏ một chuỗi theo dạng HTML. - MapPath : Ánh xạ đường dẫn ảo (là đường dẫn tuyệt đối trên server hiện hành hoặc đường dẫn tương đối trên trang hiện tại) thành đường dẫn vật lý(physical path). - URLencode : mó hoỏ một chuỗi (kể cả ký tự escape) theo quy tắc mó hoỏ URL - Ví dụ : : Xác định thời gian chạy tối đa của một Script là 30 giây. III. Các component của ASP. ActiveX Server Component (trước đây được gọi là Automation Server) được thiết kế để chạy trên Web Server như là một phần của ứng dụng Web. Component chứa đựng những đặc trưng chung mà chúng ta không cần phải tạo lại những đặc trưng này. Component thường được gọi từ những file .asp. tuy nhiên, chúng ta có thể gọi những component này từ các source khác nhau như là : một ứng dụng ISASP, một server component hoặc một ngôn ngữ tương thích OLE(OLE-compatible language). ASP cung cấp sẵn 5 ActiveX Server Component, bao gồm : - Advertisement Rotator Component. - Browser Capabilities Component. - Database Access Component. - Content Linking Component. - TextStream Component. IV. VBSCRIPT 1. VBScript là gỡ ? VBScript là một thành phần của ngôn ngữ lập trỡnh Visual Basic. VBScript cho phộp thờm cỏc Active Script vào cỏc trang Web. Microsoft Internet Explorer 3.0 cú thể chạy được các chương trỡnh VBScript chốn vào cỏc trang HTML. Với VBScript ta cú thể viết ra cỏc form dữ liệu hay cỏc chương trỡnh Game chạy trên Web. 2. Sự phát triển của VBScript. VBScript khởi đầu phát triển cho môi trường Client side. VBScript 1.0 được đưa ra như là một bộ phận của Internet Explorer 2.0 và VBScriptcung cấp phần lớn các chức năng lập trỡnh của ngụn ngữ Visual Basic. Sự khác nhau lớn nhất của VBScript và Visual Basic là VBScript ngăn chặn truy xuất file. Bởi vỡ mục tiờu chớnh của việc thiết kế VBScript là cung cấp một ngụn ngữ Script mềm dẻo nhưng ngăn ngừa các mục đích phá hoại từ phía Browser. 3. Kiểu dữ liệu của VBScript VBScript có một kiểu dữ liệu duy nhất được gọi là Variant. Variant là một kiểu dữ liệu đặc biệt có thể chứa các kiểu thông tin khác nhau tuỳ thuộc vào cách sử dụng nó. Variant cũng là kiểu dự liệu duy nhất được trả về bởi tất cả các hàm trong VBScript. Ví dụ một Variant có thể chứa dữ liệu là số hoặc chuỗi, nó được coi là số hoặc là chuỗi tuỳ thuộc vào ngữ cảnh sử dụng nó. Variant có thể chứa các kiểu dữ liệu Subtype như trong bảng sau: Subtype Diễn giải Empty Variant mặc định giá trị 0 đối với biến kiểu số hoặc là chuỗi có chiều dài là 0 (“”)đối với biến kiểu chuỗi. Null Variant là Null Boolean True hoặc False Byte Chứa integer từ 0 tới 255 Integer Chứa integer từ -32,768 tới 32,767. Long Chứa integer từ -2,147,483,648 tới 2,147,483,647. Single Chứa số âm từ -3.402823E38 tới -1.401298E-45 hoặc số dương từ 1.401298E-45 tới 3.402823E38. Double Chứa số âm từ -1.79769313486232E308 tới - 4.94065645841247E-324 hoặc số dương từ 4.94065645841247E- 324 tới 1.79769313486232E308 Date (Time) Chứa một số tượng trưng cho ngày từ 1/1/100 tới 31/12/ 9999. String Chứa một chuỗi cú chiều dài cú thể tới khoảng 2 triệu ký tự. Object Chứa một object. Error Chứa số của lỗi. D. Cơ sở dữ liệu sql server SQL Server viết tắt bởi : Structure Query Language – ngôn ngữ cấu trúc truy vấn. Microsoft SQL Server 2000 là một công cụ thiết kế, điều khiển và quản trị cơ sở dữ liệu, các biến cố server, các MS SQL Server Object và SQL Server với tính thực thi cao. 1. Mụ hỡnh cơ sở dữ liệu Client-Server SQL Server là hệ quản trị cơ sở dữ liệu theo mô hỡnh client-server. Phõn chia cụng việc giữa client và server như sau: a. Client-side : - Phải xác định thông tin cần server cung cấp trước khi gửi yêu cầu tới server. - Có trách nhiệm hiển thị toàn bộ thông tin cho user. - Phải làm việc với các result set hơn là làm việc trực tiếp trên các bảng của database. - Phải làm mọi thao tỏc xử lý dữ liệu. - Cung cấp tất cả định dạng của dữ liệu và thông tin cần thiết để tạo report. b. Server-side : - Database engine đảm nhiệm việc lưu trữ (storage), cập nhật (update) và cung cấp (retrieval) thông tin trong hệ thống. - Tạo result set theo yêu cầu của ứng dụng client. - Không có giao diện người dùng (user interface). Tự thân SQL Server là không có giao diện người dùng, ngoại trừ một số tool giúp admin quản trị hệ thống. - Hoàn toàn độc lập với các ứng dụng client. - Không chịu trách nhiệm việc hiển thị thông tin cho người dùng từ các kết quả thực thi các query. 2. Làm việc với SQL Server Client làm việc với SQL Server thông qua 3 phương thức sau : - DB-Library - ODBC - SQL OLE a. DB-Library Interface. DB- Library hoặc gọi tắt DB-LIB là một thư viện API cho cả hai C và VB cho phép làm việc trực tiếp với SQL Server. Thư viện API cung cấp nhiều tool cần thiết giúp ta có thể gửi các query và nhận thông tin trả lời từ SQL Server, cũng như cho phép trích lọc dữ liệu từ các result set. Để sử dụng DB-LIB cần include những file sau đây vào project: C Visual Basic SQLDB.H VBSQL.OCX SQLFRONT.H VBSQL.BAS b. Open Database Connecttivity (ODBC) ODBC là một giao diện lập trỡnh (programming interface) cho phộp ứng dụng cú thể truy xuất data từ cỏc hệ quản trị cơ sở dữ liệu sử dụng SQL như là phương thức chuẩn để truy xuất data. ODBC có thể xem như là một lớp trừu tượng những ứng dụng và hệ quản trị cơ sở dữ liệu. ODBC chịu trách nhiệm nhận yêu cầu từ ứng dụng và chuyển đổi nó sang ngôn ngữ (SQL) mà database engine có thể hiểu được và dùng nó để lấy thông tin từ database. Làm việc với ODBC ta chỉ cần viết các phát biểu SQL chuẩn và sau đó chuyển các phát biểu đó đến ODBC, toàn bộ công việc hậu trường, làm thế nào để lấy được thông tin từ database do ODBC đảm nhiệm. Mỗi loại database engine có một ODBC driver tương ứng. Database kết hợp với ODBC tương ứng cho nó được gọi là Data Source Name (DSN). Ứng dụng muốn làm việc với ODBC trước hết phải mở một connection đến ODBC, trong đó cần khai báo DSN, UserID và Password. Web server là client của SQL Server cho dù cùng chạy trên một hệ thống. Các ứng dụng Web đều truy xuất database thông qua ODBC, ADO là một ví dụ, các sản phẩm front- end như Borland’s Delphi, Microsoft Visual Basic đều dùng ODBC để truy xuất SQL Server. ODBC thực sự đó trở thành một chuẩn trong việc truy xuất database. c. SQL OLEInterface : SQL OLE interface là công cụ phát triển mới cho các nhà phát triển ứng dụng dựa trên SQL Server theo tiếp cận hướng đối tượng. SQL OLE interface cho phép ta làm việc với SQL Server thông qua sử dụng các object, method và collection của database làm việc. 3. Bảo mật truy xuất dữ liệu trên SQL Server. Khi xây dựng các ứng dụng Web-database, cần chú ý đến việc bảo mật, có 3 mức độ bảo mật tại 3 nơi gồm : - Web Server (do IIS đảm nhiệm) - Hệ điều hành (ở đây là Windows NT Server đảm nhiệm) - Truy xuất dữ liệu (do SQL Server đảm nhiệm) Mức thứ nhất : Bảo mật trên Web server được kể đến là dịch vụ SSL (Secure Socket Layer) cung cấp cơ chế mó hoỏ dữ liệu truyền giữa server và client. Múc thứ hai : Windows NT Server kiểm tra account và ngăn cấm các login không hợp lệ vào các domain không được phép. Mức thứ ba : Là mức truy xuất dữ liệu trên các object của database. SQL Server có 3 chế độ bảo mật gồm : a. Standard : Là default mode, ở chế độ này SQL Server đảm trách toàn bộ việc quản lý cỏc account của nú, SQL Server xỏc nhận một user và kiểm tra password/login trờn tất cả connection đến SQL Server. b. Windows NT Integrated : Chế độ này sử dụng cơ chế kiểm tra của Windows NT server cho tất cả connection. Khi SQL Server chạy ở chế độ này, Windows NT sẽ quản lý tất cả user kết nối vào thụng qua ACL (Access Control List) của nó. Tiện ích của chế độ bảo mật này là cho phép user sử dụng một password duy nhất để truy xuất tới tài nguyên trong domain và thời gian cũng như việc mó hoỏ password qua mạng. Như vậy, user không cần login lần thứ 2 khi truy xuất SQL Server. Một user login vào Windows NT server hoặc được gán connection hoặc bị từ chối kết nối đến SQL Server dựa trên thuộc tính của account trên NT server. Việc gán các quyền truy cập vào SQL Server cho một login vào NT Server tạo ra một login uỷ quyền, connection thông qua login được uỷ quyền gọi là kết nối được uỷ thác (trusted connection). Khi một user thiết lập được một connection uỷ thác đến SQL Server, user có thể : - Được gắn với một login của SQL Server hiện hành trên server nếu tên login được so trùng với account của user. - Kết nối với login mặc định (thường là guest) - Kết nối với login SA nếu user là Adminitrator trên NT server. Hầu hết các thao tác gán quyền cho mỗi user như quyền truy xuất vào các bảng, view, hay các object khác của database đều được quản lý bằng SQL server giống như trong chế độ Standard. c. Mixed : Kết hợp cả hai chế độ Standard và Integrated. Khi một user kết nối đến SQL Server trong chế độ mixed, trước tiên NT sẽ kiểm tra xem login name đó cú thiết lập một kết nối uỷ thỏc nào hay khụng. Nếu khụng tỡm thấy kết nối uỷ thỏc nào thỡ sau đó SQL Server sẽ kiểm tra login name và password. Nếu cũng không nhận biết login được yêu cầu trên server, truy xuất bị từ chối. 4. Tạo và quản lý cỏc user account : SQL Server có 2 mức (level) của một user : Mức thứ nhất của user là login. Một login được phép thiết lập một connection với SQL Server. Tất cả login được lưu trữ trong bảng SYSLOGINS (nằm trong database MASTER). Mức thứ hai của user là user. Mức này SQL dùng để quản lý cỏc quyền truy xuất tới cỏc object của SQL Server như : table, view, stored procedure trong một database. Một user có thể ở trong một hoặc nhiều database, nhưng một user phải có một login của database mà nó được quyền truy xuất. Tất cả user được lưu trữ trong bảng SYSUSERS của mỗi database mà các user có quyền truy xuất. SQL tổ chức 2 mức user mục đích cho phép một user có nhiều mức độ truy xuất khác nhau trên các database mà user kết nối vào, và vẫn duy trỡ một password duy nhất. Để lmf được điều này, một user có một login đi kèm với một password. Khi một login yêu cầu kết nối, SQL Server sẽ kiểm tra login này kèm với password. Khi không có một login hợp lệ, user không thể tru xuất vào bất cứ database nào trên SQL Server. Khi tạo một login cũng như user của login đó ta có thể sử dụng tiện ích SQL Enterprise Manage hoặc sử dụng hàm hệ thống sp_addlogin và sp_adduser, khi sử dụng hàm này ta có thể tạo một login từ một connection có qyuền tương đương như SA. Điều này rất thuận lợi khi ta viết ứng dụng Web, từ ứng dụng Web ta có thể tạo, xoá, cũng như gán quyền cho các user. Cú phám của sp_addlogin là : sp_addlogin login_id[,password [,defaultdb [,defaultlanguage]]] trong đó : - login_id là tên của login sẽ được tạo. - password là mật khẩu được gán cho login sẽ tạo, thông số này là tuỳ chọn. - defaultdb là tên của database mà login sẽ được làm việc sau khi kết nối vào, nếu để NULL thỡ SQL Server sẽ mặc định là MASTER database. - defaultlanguage nếu để là NULL thỡ SQL Server sẽ lấy mặc định là default language của server Cú pháp của sp_adduser là : sp_adduser login_id[,username [,grpname]] Trong đó : - login_id là tên của login sẽ được thêm vào database, nếu login chưa có thỡ tỏc vụ này khụng thành cụng. - Username được cung cấp để cho phép login gắn với một database, điều này cho phép một login có thể kết nối vào nhiều database khỏc nhau, và với một database thỡ nú cú một user. - Grpname cho phép định nghĩa tên một nhóm mà user thuộc vào nhóm đó. Để loại bỏ một login hoặc user ta có thể sử dụng các hàm sp_droplogin hay sp_dropuser với cú pháp sp_droplogin login_id và sp_dropuser username. Sử dụng GROUP để quản lý các user : Một nhúm bao gồm cỏc user cú quyền giống nhau, thay vỡ ta phải gỏn quyền riờng cho từng user mỗi khi user đó được tạo, ta chỉ cần tạo nhóm và phân quyền cho nhóm đó, nếu có them một user mới, thỡ khi tạo sẽ gắn nú với nhúm đó phõn quyền. 5. Gán quyền cho user và group : Trong SQL Server có các đối tượng như : table, view (bảng ảo), stored procedure, mỗi một user hay group sẽ có quyền hạn khác nhau đối với từng object. SQL Server có các quyền hạn sau cho mỗi user : - SELECT cho phép user có thể đọc dữ liệu từ table hoặc view. Quyền SELECT có thể được gán riêng cho từng cột trong table hoặc view. - INSERT cho phộp user thờm một dũng mới vào table hoặc view. - UPDATE cho phép user thay đổi dữ liệu trong bảng hoặc view. Quyền UPDATE có thể được gán riêng cho từng cột. - DELETE cho phép user xoá dữ liệu của table hoặc view. - EXECUTE cho phép user thi hành một stored procedure. - DRI/REFERENCES (Declarative Referential Integrity - DRI) là một phương thức duy trỡ ràng buộc toàn ven database, khi được gán quyền này user có thể thêm vào bảng một khoá ngoại (foreign key). Một cách khác duy trỡ toàn vẹn dữ liệu là trigger. - DLL/Data Definition Language cho phép user có thể tạo mới, thêm vào, hoặc xoá các object trong database. Ví dụ : CREATE TABLE, ALTER TABLE, DROP TABLE. - ALL cho phép user có toàn quyền trên object. Chỉ có user SA mới có quyền ALL khi sử dụng các phát biểu DLL. Sử dụng lệnh GRANT và REVOKE để gán hay loại bỏ một quyền hạn của user hay group. Trong đó: - là danh sách các quyền hạn sẽ được gán hay tước bỏ. Nếu nhiều hơn một quyền thỡ cỏc quyền hạn đó được cách nhau bởi dấu phẩy. - là tên của table, view, hay stored procedure mà user sẽ được gán quyền hay bị tước quyền. - là danh sách user hau group sẽ được gán quyền hay bị tước quyền. Giữa các tên user hoặc group ngăn cách bằng dấu phẩy. Nếu sử dụng từ khoá PUBLIC thỡ tỏc vụ gỏn chung cho toàn bộ cỏc user. Phần mềm thiết kế - Macromedia MX 2004 - I I S (Internet Information Services)- Chương trình chạy thử nghiệm E. Công cụ mô hình hoá Để mô hình hoá và xây dựng tài liệu hệ thống người ta sử dụng một số công cụ tương đối chuẩn sau: sơ đồ luồng thông tin IFD, sơ đồ luồng dữ liệu DFD. 1. Sơ đồ luồng thông tin (IFD – Information Flow Diagram) được dùng để mô tả hệ thống thông tin theo cách thức động. Tức là mô tả sự di chuyển của dữ liệu, việc xử lý, việc lưu trữ trong thế giới vật lý bằng các sơ đồ. Các ký pháp của sơ đồ luồng thông tin như sau: - Xử lý - Kho dữ liệu - Dòng thông tin - Điều khiển 2. Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD – Data Flow Diagram) dùng để mô tả hệ thống thông tin như sơ đồ luồng thông tin nhưng trên góc độ trừu tượng. Trên sơ đồ chỉ bao gồm các luồng dữ liệu, các xử lý, các lưu trữ dữ liệu, nguồn và đích nhưng không hề quan tâm tới nơi, thời điểm và đối tượng chịu trách nhiệm xử lý. Sơ đồ luồng dữ liệu chỉ đơn thuần mô tả hệ thống thông tin làm gì và để làm gì. Ký pháp dùng cho sơ đồ luồng dữ liệu : Giao tác người – máy Thủ công Tin học hoá hoàn toàn Thủ công Tin học hoá Điều khiển Ngôn ngữ sơ đồ luồng dữ liệu DFD sử dụng 4 loại ký pháp cơ bản: thực thể, tiến trình, kho dữ liệu, dòng dữ liệu. Nguồn hoặc đích Dòng dữ liệu Tiến trình xử lý Kho dữ liệu - Các mức của DFD: Sơ đồ ngữ cảnh (Context Diagram) thể hiện rất khái quát nội dung chính của hệ thống thông tin. Sơ đồ này không đi vào chi tiết mà mô tả sao cho cần một lần nhìn là nhận ra nội dung của hệ thống. Để cho sơ đồ ngữ cảnh sáng sủa, dễ nhìn, có thể bỏ qua các kho dữ liệu; bỏ qua các xử lý cập nhật. Sơ đồ khung cảnh còn được gọi là sơ đồ mức 0. - Phân rã sơ đồ: Để mô tả hệ thống chi tiết hơn người ta dùng kỹ thuật phân rã (Explosion) sơ đồ. Bắt đầu từ sơ đồ khung cảnh, người ta phân rã ra thành sơ đồ mức 0, tiếp sau mức 0 là mức 1… - Một số quy ước và quy tắc liên quan tới DFD: + Mỗi luồng dữ liệu đều phải có tên, trừ luồng giữa xử lý và kho dữ liệu. + Xử lý luôn phải được đánh mã số. + Vẽ lại các kho dữ liệu để các luồng dữ liệu không cắt nhau. + Dữ liệu chứa trên hai vật mang khác nhau nhưng luôn đi cùng nhau thì có thể tạo ra chỉ một luồng duy nhất. + Tên cho xử lý phải là một động từ. + Xử lý buôc phải thực hiện một biến đổi dữ liệu. Luồng vào phải khác với luồng ra từ một xử lý. + Thông thường một xử lý mà logic xử lý của nó được trình bày bằng ngôn ngữ có cấu trúc chỉ chiếm một trang giấy thì không phân rã tiếp. + Cố gắng chỉ để tối đa 7 xử lý trên một trang DFD. + Tất cả các xử lý trên một DFD phải thuộc cùng một mức phân rã. Tên bộ phận Tên tiến trình xử lý Tệp dữ + Luồng vào của một DFD mức cao phải là luồng vào của một DFD con mức thấp nào đó. Luồng ra tới đích của một DFD con phải là luồng ra tới đích của một DFD mức lớn hơn nào đó. Đây còn gọi là nguyên tắc cân đối (Balancing) của DFD. + Xử lý không phân rã tiếp thêm thì gọi là xử lý nguyên thuỷ. Mỗi xử lý nguyên thuỷ phải có một phích xử lý logic trong từ điển hệ thống. Sơ đồ luồng thông tin và sơ đồ luồng dữ liệu là hai công cụ thường dùng nhất để phân tích và thiết kế hệ thống thông tin. Chúng thể hiện hai mức mô hình và hai góc nhìn động và tĩnh về hệ thống. Động Tĩnh Vật lý IFD (Information Flow Diagram) Sơ đồ luồng thông tin SD (System Dictionary) Từ điển hệ thống, các phích vật lý Logic DFD (Data Flow Diagram) Sơ đồ luồng dữ liệu SD (System Dictionary) Từ điển hệ thống, các phích logic Các công cụ phân tích và thiết kế hệ thống thông tin Phần III Phân tích và thiết kế hệ thống I. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG THễNG TIN QUẢN Lí THƯ VIỆN 1. Sơ đồ luồng thông tin IFD * Chức năng Đăng nhập Thời điểm Chương trỡnh Người dùng Quản trị, thủ thư đăng nhập vào chương trỡnh Sau khi nhập đầy đủ thông tin truy nhập Đó kiểm tra đúng thông tin để đăng nhập Hiển thị form Đăng nhập Nhập Thông tin truy nhập Kiểm tra thông tin hợp lệ Hiển thị Trang quản trị thông tin website Đăng nhập hệ thống * Chức năng quản lý thông tin trên website Thời điểm Chương trỡnh Người dùng Đăng nhập trang quản trị Lựa chọn trang cập nhật thông tin Hoàn thành việc cập nhật thông tin Quản trị cần sửa, xoá thông tin Hoàn thành việc sửa xoá thông tin * Chức năng Tỡm kiếm sách Hiển thị trang quản trị hệ thống Chọn chức năng cập nhật Hiển thị Trang cập nhật thông Lưu dữ liệu Cập nhật thông tin Lựa chọn thông tin cần sửa, xoá Thông báo Lưu dữ liệu Kiểm tra thông tin Thông báo Thời điểm Chương trỡnh Người dùng Người dùng cần Tỡm kiếm Người dùng lựa chọn cách, tiêu chí tỡm kiếm Thông tin đó được tích hợp Hoàn thành việc tỡm kiếm Chọn chức năng tỡm kiếm Hiển thị chức năng tỡm kiếm Lưu trữ dữ Chọn tiờu chớ tỡm kiếm Thông báo kết quả Tổng hợp thông tin Đưa ra kết quả tỡm kiếm 2. Sơ đồ chức năng BFD 3. Sơ đồ luồng dữ liệu DFD 3.1. Sơ đồ ngữ cảnh Hệ thống quản lý thư viện Cấp thẻ Thống kê báo Cho mượn sách Nhận trả sách Thêm sách mới Quản lý Thư viện Ban quản lý BP.Cấp thẻ Độc giả Yêu Kết Yêu cầu báo Báo cáo BP.Bổ sung tài liệu Thủ thư Yêu Kết Kết quả Yêu cầu 3.2. Sơ đồ DFD mức 0 3.3. Phân rã sơ đồ DFD Yêu cầu cấp thẻ Ban quản lý BP.Bổ sung tài liệu 5.0 Thống kê báo cáo 4.0 Thêm sách mới 2.0 Cho mượn sách 1.0 Cấp thẻ Phiếu mượn Hồ sơ cấp thẻ Hồ sơ xử lý vi phạm Hồ sơ quản lý sỏch Kho sách Fic lưu thông tin sách Thẻ/ Không chấp nhận Yêu cầu thôn g Báo cáo Phiếu mượn Hồ sơ xử lý vi phạm Yêu cầu thêm Không chấp nhận Thủ thư Yêu cầu tạo phiếu mượn sách Thông tin sách/ Không chấp nhận 3.0 Nhận sách trả Thẻ Phạt/Khô BP.Cấp thẻ Độc giả Thủ thư Sơ đồ DFD mức 1 (1.0 – Cấp thẻ) Sơ đồ DFD mức 1 (2.0 - Quản lý thông tin sinh viên) Sơ đồ DFD mức 1(3.0 Nhận trả sách) 1.0 Kiểm tra BP.Cấp thẻ Hồ sơ cấp thẻ Yêu cầu cấp thẻ Không chấp nhận Hồ sơ xử lý vi phạm 2.0 Tạo thẻ Chấp nhận Thẻ 2.3 Tạo phiếu mượn 2.1 Kiểm mượn sách Thẻ, Yêu cầu mượn sách Khôn g chấp nhận Chấp nhận Vị trí để sách Hồ sơ cấp Phiếu Thủ thư Hồ sơ quản lý Kho sách 2.2 Tỡm sỏch Sách Fic lưu thông tin sách Sơ đồ DFD mức 1 (4.0 – Thêm sách mới) Sơ đồ DFD mức 1 (5.0 – Thống kê báo cáo) BP.Bổ sung tài liệu 4.1 Kiểm tra 4.2 Cập nhật Kho sách Yêu cầu bổ sung sách Không chấp nhận Chấp nhận Hồ sơ quản lý sỏch Phích lưu thông tin sách 4.3 Hiệu chỉnh Yêu cầu hiệu chỉnh sách sách đó hiệu chỉnh Phiếu mượn Hồ sơ xử lý vi phạm 3.1 Kiểm tra Thủ thư Thẻ không chấp nhận Kho sách Hồ sơ quản lý sỏch 3.2 Nhận sách Chấp nhận II. Thiết kế hệ thống thông tin quản lý THƯ VIỆN 1. Mô hình hoá dữ liệu bằng sơ đồ ERD Môn loại Đọc giả Phiếu có có Khóa có Ngôn ngữ có Tác gỉa Viế N 1 có Sách N 1 Nhà xuất bản N 1 N 1 N 1 có Loại sách có N N 1 1 N 1 Ban quản lý 5.1 In báo cáo Hồ sơ quản lý Yêu cầu báo Phiếu Hồ sơ xử lý vi Báo Hồ sơ cấp 2. Thiết kế chi tiết các tệp cơ sở dữ liệu a) Bảng DOCGIA STT Tên trường Kiểu dữ liệu Kích thước Mô tả 1 MaDG AutoNumber 6 Mã hoá độc giả 2 KhoaHoc Text 2 Khoá học 3 MSV Text 7 Mã hoá Sinh viên 4 HoTenDG Text 50 Họ tên độc giả 5 NgaySinh Date/time Ngày sinh 6 NoiSinh Text 50 Nơi sinh 7 Lop Text 50 Tên lớp 8 NamHoc AutoNumber 50 Năm học 9 NgayLT Date/time Ngày làm thẻ 10 NgayHH Date/time Ngày hết hạn b) Bảng NXB STT Tên trường Kiểu dữ liệu Kích thước Mô tả 1 MaNXB AutoNumber 3 Mã hoá NXB 2 TenNXB Text 50 Tên NXB 3 DiaChi Text 100 Địa chỉ NXB 4 Tel AutoNumber 10 Điện thoại c) Bảng PHIEUMUON STT Tên trường Kiểu dữ liệu Kích thước Mô tả 1 MaPM AutoNumber Longinteger Mã hoá Phiếu mượn 2 MaDG Text 6 Mã hoá Độc giả 3 MaS Text 10 Mã hoá sách 4 NgMuon Date/Time Ngày Mượn 5 NgayTra Date/Time Ngày Trả 6 TienPhat AutoNumber Double Tiền bị phạt d) Bảng SACH STT Tên trường Kiểu dữ liệu Kích thước Mô tả 1 MaS Text 10 Mã hoá sách 2 MaPL Text 2 Mã hoá phân loại 3 MaML Text 2 Mã hoá môn loại 4 MaTG Text 5 Mã hoá tác giả 5 MaNN Text 3 Mã hoá ngôn ngữ 6 MaNXB Text 3 Mã hoá nhà xuất bản 7 MaVT Text 10 Mã hoá vị trí 8 TenS Text 100 Tên sách 9 SoTrang Number Long Integer Số trang 10 NamXB Number Integer Năm xuất bản 11 SoLuong Number Long Integer Số lượng sách 12 SoCon Number Integer Số lượng sách còn 13 NgayNhap Date/Time Ngày nhập 14 GiaTien Number Long Integer Giá tiền của sách 15 GhiChu Memo Ghi chú 16 LanMuon Text 5 Số lần mượn 17 Hinh Text 50 Hinh dạng sách e) Bảng VITRI STT Tên trường Kiểu dữ liệu Kích thước Mô tả 1 MaVT Text 8 Mã hoá vị trí 2 Khu Text 2 Khu vực để sách 3 Ke Text 2 Kệ sách 4 Ngan Text 2 Ngăn sách f) Bảng NGONNGU STT Tên trường Kiểu dữ liệu Kích thước Mô tả 1 MaNN Text 3 Mã ngôn ngữ sách 2 TenNN Text 50 Tên ngôn ngữ sách g) Bảng KHOA STT Tên trường Kiểu dữ liệu Kích thước Mô tả 1 KhoaHoc Text 2 Mã Khoá học i) Bảng DANGKY STT Tên trường Kiểu dữ liệu Kích thước Mô tả 1 MaNV Text 3 Mã nhân viên 2 HoTenNV Text 50 Họ tên nhân viên 3 UserName Text 20 Họ tên người dùng 4 Password Text 15 Mật khẩu 5 DiaChiNV Text 100 Địa chỉ nhân viên 6 EmailNV Text 50 Hộp thư của nhân viên 7 TenNV Text 50 Tên nhân viên 8 NgaySinhNV Date/Time Ngày sinh nhân viên 9 GioiTinhNV Yes/No Giới tính nhân viên 10 Quyen Text 10 Quyền k) Bảng LYDO STT Tên trường Kiểu dữ liệu Kích thước Mô tả 1 MaLD Text 2 Mã lý do 2 TenLD Text 50 Tên lý do l) Bảng MONLOAI STT Tên trường Kiểu dữ liệu Kích thước Mô tả 1 MaML Text 2 Mã môn loại 2 TenML Text 20 Tên môn loại m) Bảng TACGIA STT Tên trường Kiểu dữ liệu Kích thước Mô tả 1 MaTG Text 5 Mã Tác Giả 2 TenTG Text 50 Tên Tác Giả n) Bảng PHANLOAI STT Tên trường Kiểu dữ liệu Kích thước Mô tả 1 MaPL Text 2 Mã Phân Loại 2 TenPL Text 20 Tên Phân Loại q) Bảng BIENLAIDENTLY STT Tên trường Kiểu dữ liệu Kích thước Mô tả 1 SOBIENLAI text 10 Số biên lai 2 MADG text 6 Mã độc giả 3 MAS text 10 Mã sách 4 MALD text 2 Mã lý do 5 NGAYLAP Datetime Ngày lập biên lai 3. Sơ đồ quan hệ thực thể của hệ thống III. Thiết kế giải thuật Thuật toán là một trong những khái niệm cơ sở của toán học. Suốt một thời gian dài của lịch sử phát triển toán học, khái niệm thuật toán được hiểu theo nghĩa trực giác như sau: Thuật toán là một hệ thống chặt chẽ và rõ ràng các quy tắc nhằm xác định một dãy các thao tác trên những đối tượng sao cho sau một số hữu hạn bước thực hiện các thao tác ta đạt được mục tiêu định trước. Để biểu diễn và tư duy thuật toán người ta xây dựng các ngôn ngữ cho nó và gọi là các ngôn ngữ thuật toán. Một trong những ngôn ngữ có tính trực quan cao, và đối với các thuật toán nhỏ có thể cho chúng ta hoàn cảnh của quá trình xử lý đó là sơ đồ khối thuật toán. Sơ đồ khối thuật toán được tạo lập từ các khối cơ bản sau đây: - Khối đầu thuật toán: thường là hình tròn có viết chữ B ở bên trong ứng với bước đầu tiên của thuật toán. Chỉ có mũi tên đi ra khối bắt đầu, không có đi vào. B - Khối thao tác: là khối hình chữ nhật trong đó ghi các lệnh cần thực hiện. - Khối điều kiện: là khối hình thoi hoặc hình elíp bên trong có ghi các điều kiện cần kiểm tra. - Khối nhập: là khối đưa thông tin vào để thực hiện quá trình xử lý. - Khối xuất thông tin: là khối đưa thông tin ra sau khi xử lý hoặc kiểm tra điều kiện. - Khối cuối: còn gọi là khối kết thúc, thường là khối tròn có viết chữ E hoặc K ở bên trong. Chỉ có mũi tên đến, không có mũi tên đi ra. E K Y N Y N 1. Thật toán đăng nhập S Đ B Đ Vào form đăng nhập Kiểm tra thông tin có hợp lệ không Vào quản trị hệ thống Tiếp tục đăng nhập KT S Đ Nhập tên truy nhập và mật khẩu Thông báo thông tin nhập sai 2. Thật toán cập nhật thông tin S Đ B Đ Vào form cập nhật Kiểm tra tính phù hợp Cập nhật thông tin vào CSDL Tiếp tục cập nhật KT S Đ Nhập thông tin Thông báo dữ liệu không hợp lệ 3. Thuật toán tìm kiếm Iv. Thiết kế giao diện làm việc của website TRA CứU ĐIểM SINH VIÊN B Đ Vào form tìm kiếm Lựa chọn các tiêu chí tìm kiếm Hiển thị kết quả tìm kiếm Tìm kiếm KT S Đ Tiếp tục tìm kiếm Đ S Thông báo không tìm kiếm thấy 1) Trang chủ 2) Giới thiệu 3) Hướng dẫn 4) Liên hệ 5) Trang Tra cứu sách 6) Kết quả tra cứu sách theo phân loại sách 7) Tìm kiếm sách theo chữ cái đầu tên tác giả 8) Trang quản trị 9) Quản lý thống kê 10) Thống kê sách hiện có 11) Thống kê nhân viên trong thư viện 12) Thống kê độc giả 13) Thêm độc giả 14) Quản lý sách Kết luận “Website quản lý thư viện trường đại học kinh tế quốc dân” sau một thời gian phân tích và thiết kế đã đạt được những mục tiêu đề ra. Hy vọng rằng những gì em làm được phần nào góp phần giúp cho việc quản lý thư viện trường cũng như công tác mượn và trả sách được thực hiện tốt hơn. Chương trình đã đạt được kết quả như sau: - Việc quản lý sách hiệu quả và tiện lợi hơn. - Cho phép lưu trữ và cập nhật sách mới một cách dễ dàng với khối lượng lớn. - Hỗ trợ cách tìm kiếm sách khác nhau, các loại thống kê khác nhau. - Thao tác tốt, cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời và chính xác cho quá trình cho mượn và trả sách. Website đang trong giai đoạn phát triển. Một mặt vì thời gian không cho phép và những hạn chế về công nghệ và kỹ năng làm web nên trong Web site còn một số phần chưa được hoàn thiện. Trong tương lai em sẽ tiếp tục hoàn thiện và thêm nhiều chức năng mới tối ưu hơn. Tài liệu tham khảo 1- “Thiết kế trang web động với DHTML”, Nguyễn Trường Sinh, NXB Lao Động – Xó Hội. 2- “Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý”, Thạc sĩ Đinh Thế Hiển, NXB Thống Kê. 3- “Những bài thực hành ASP”, VN-GUIDE, NXB Thống Kê. 4- “Active Server Pages ASP 3.0 ASP.NET ”, Nguyễn Phương Lan, NXB Giáo Dục. 5- “ Những bài thực hành HTML”, VN-GUIDE, NXB Thống Kê. 6- “Tự học Mcrosoft SQL Server 7.0”, Nguyễn Văn Hoàng, NXB Thống Kê. 7- TS. Trương Văn Tú – TS. Trần Thị Song Minh “Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý”, NXB Hà Nội, 2000. 8- GS. TS Hàn Viết Thuận, “Giáo trình Cấu trúc dữ liệu”, NXB Thống kê, 1999. Phụ lục i. hướng dẫn cài đặt và sử dụng 1. Cài IIS (Interner Information Server) Máy chạy Windows XP hoặc Windows2000 - Vào Control Panel  Add or Remove Program  Add/Remove Windows components Màn hình hiện lên một danh mục các sự lựa chọn. Chọn: Internet Information Server(IIS) Cho Đĩa Windows XP hoặc Đĩa Windows 2000 vào ổ CD Rom Sau đó Click Next  Sẽ cài được chương trình chạy thử Website. Trên ổ C sẽ xuất hiện thư mục: Inetpub 2. Cài SQL Server2000 3. Copy thư mục hung trên CD vào thư mục: C:\Inetpub\wwwroot\hung 4. Trong biểu tượng Internet Explorer (hình chữ e ) * Cách vào trang chính của Website: có 2 cách Cách 1: Chọn Tools  Internet Option. Trong mục chọn General. Đánh vào mục Address: và click Apply Sau đó thoát ra và Click vào biểu tượng Enternet Explorer (hình chữ e ) Cách 2: Tại mục Address của Internet Explorer gõ và ấn Enter. * Vào trang quản trị hệ thống bằng: Tên truy nhập: hung Mật khẩu: hung * Vào trang quản lý thư viện bằng: Tên truy nhập: teo Mật khẩu: teo 5. Chỉnh Font mặc định cho Website: - Mở biểu tượng Internet Explorer (e)  chọn Tools  chọn Internet Options…  chọn Fonts…  ở mục Web page font chọn: Times New Roman - Sử dụng tiếng Việt trong Website: dùng font Unicode để đánh tiếng Việt. II. Code tiêu biểu 1) Tìm kiếm độc giả Tim function Closer() { window.close(); } <!-- Sub TimTiep1 call FRMtimtiep1.submit() End Sub Sub TimTiep2 call FRMtimtiep2.submit() End Sub Sub TimTiep3 call FRMtimtiep3.submit() End Sub Sub TimTiep4 call FRMtimtiep4.submit() End Sub Sub Khongthay1 call FRMkhongthay1.submit() End Sub Sub Khongthay2 call FRMkhongthay2.submit() End Sub Sub Khongthay3 call FRMkhongthay3.submit() End Sub Sub Khongthay4 call FRMkhongthay4.submit() End Sub --> <% timdocgia=trim(Request.Form("txttimdocgia")) STT=0 cbotimdocgia=trim(Request.Form("cbotimdocgia")) strconn="Provider=SQLOLEDB.1;Persist Security Info=False;User ID=sa;PWD=sa;Initial Catalog=qltv " set objConn=server.createObject ("ADODB.connection") set objRsTT1 =server.createObject ("ADODB.recordset") set objRsTT2 =server.createObject ("ADODB.recordset") set objRsTT3 =server.createObject ("ADODB.recordset") set objRsTT4 =server.createObject ("ADODB.recordset") objConn.Open strconn Select Case cbotimdocgia Case "MADG" sqlSelect1="SELECT * FROM DOCGIA Where "+cbotimdocgia+" = '"&timdocgia&"'" objRsTT1.open sqlSelect1,objConn %> <% if objRsTT1.BOF = TRUE then %> Khụng tỡm thấy độc giả cú mó số <form method="POST" action="Timdocgia.asp" target="main" name="FRMkhongthay1"> <button type="normal" onclick="Khongthay1()" name="tim" value ="OK" Accesskey=O style="font-style:normal; font-variant:normal; font-size:10pt; font- family:Times New Roman; width:70; height:24" tabindex=3> OK <%Response.End else %> <font color=#FF0000 > Kết quả tỡm độc giả cú mó số <%Response.Write (""&timdocgia&"")%> <font size="2">STT Mó Độc Giả Họ Tờn Độc Giả Mó Sinh Viờn Lớp Học Khoỏ Học Ngày Lập Thẻ <font size="2">Remove <% objRsTT1.MoveFirst do while not objRsTT1.EOF STT=STT+1 Response.Write(" "&stt&"") %>             .<%=month(objRsTT1("NGAYLT" ))%>.   ">delete <% objRsTT1.MoveNext loop end if %> <form method="POST" action="timdocgia.asp" target="main" name="FRMtimtiep1"> <button type="normal" onclick="TimTiep1()" name="tim" value ="Trở Về" Accesskey=h style="font-style:normal; font-variant:normal; font-size:10pt; font- family:Times New Roman; width:70; height:24" tabindex=3> Thoỏt <% Case "HOTENDG" sqlSelect2="SELECT * FROM DOCGIA Where "+cbotimdocgia+" ='"&timdocgia&"'" objRsTT2.open sqlSelect2,objConn %> <% if objRsTT2.BOF = TRUE then %> Khụng tỡm thấy độc giả cú họ tờn <form method="POST" "timdocgia.asp" target="main" name="FRMkhongthay2" action="timdocgia.asp"> <button type="normal" onclick="Khongthay2()" name="tim" value ="OK" Accesskey=O style="font-style:normal; font-variant:normal; font-size:10pt; font- family:Times New Roman; width:70; height:24" tabindex=3> OK <%Response.End else %> <font color=#FF0000 > Kết quả tỡm độc giả cú họ tờn <%Response.Write (""&timdocgia&"")%> STT Mó Độc Giả Họ Tờn Độc Giả Mó Sinh Viờn Lớp Học Khoỏ Học Ngày Lập Thẻ <font size="2">Remove <% objRsTT2.MoveFirst do while not objRsTT2.EOF STT=STT+1 Response.Write(" "&stt&"") %>               ">delete <% objRsTT2.MoveNext loop end if %> <form method="POST" action="Timdocgia.asp" target="main" name="FRMtimtiep2"> <button type="normal" onclick="TimTiep2()" name="tim" value ="Trở Về" Accesskey=h style="font-style:normal; font-variant:normal; font-size:10pt; font- family:Times New Roman; width:70; height:24" tabindex=3> Thoỏt <% Case "LOP" sqlSelect3="SELECT * FROM DOCGIA Where "+cbotimdocgia+" ='"&timdocgia&"'" objRsTT3.open sqlSelect3,objConn %> <% if objRsTT3.BOF = TRUE then %>   Khụng tỡm thấy độc giả học lớp <%Response.Write (""&timdocgia&"")%> <form method="POST" action="Timdocgia.asp" target="main" name="FRMkhongthay3"> <button type="normal" onclick="Khongthay3()" name="tim" value ="OK" Accesskey=O style="font-style:normal; font-variant:normal; font-size:10pt; font- family:Times New Roman; width:70; height:24" tabindex=3> OK <%Response.End else %> <font color=#FF0000 > Kết quả tỡm độc giả học lớp <%Response.Write (""&timdocgia&"")%> <td width="31" align="center" style="border-right-style: solid; border-right-width: 1"> STT <td width="65" align="center" style="float: right; border-left-style: solid; border- left-width: 1"> Mó Độc Giả Họ Tờn Độc Giả Mó Sinh Viờn Lớp Học Khoỏ Học Ngày Lập Thẻ <font size="2">Remove <% objRsTT3.MoveFirst do while not objRsTT3.EOF STT=STT+1 Response.Write(" "&stt&"") %>             .<%=month(objRsTT3("NGAYLT" ))%>.   ">delete <% objRsTT3.MoveNext loop end if %> <form method="POST" action="Timdocgia.asp" target="main" name="FRMtimtiep3"> <button type="normal" onclick="TimTiep3()" name="tim" value ="Trở Về" Accesskey=h style="font-style:normal; font-variant:normal; font-size:10pt; font- family:Times New Roman; width:70; height:24" tabindex=3> Thoỏt <% Case "KHOAHOC" sqlSelect4="SELECT * FROM DOCGIA Where "+cbotimdocgia+" ='"&timdocgia&"'" objRsTT4.open sqlSelect4,objConn %> <% if objRsTT4.BOF = TRUE then %>   Khụng tỡm thấy độc giả học khoỏ <%Response.Write (""&timdocgia&"")%> <form method="POST" action="Timdocgia.asp" target="main" name="FRMkhongthay4"> <button type="normal" onclick="Khongthay4()" name="tim" value ="OK" Accesskey=O style="font-style:normal; font-variant:normal; font-size:10pt; font- family:Times New Roman; width:70; height:24" tabindex=3> OK <%Response.End else %> <font color=#FF0000 > Kết quả tỡm độc giả học khoỏ <%Response.Write (""&timdocgia&"")%> STT Mó Độc Giả Họ Tờn Độc Giả Mó Sinh Viờn Lớp Học Khoỏ Học Ngày Lập Thẻ Remove <% objRsTT4.MoveFirst do while not objRsTT4.EOF STT=STT+1 Response.Write(" "&stt&"") %>               ">delete <% objRsTT4.MoveNext loop end if %> <form method="POST" action="Timdocgia.asp" target="main" name="FRMtimtiep4"> <button type="normal" onclick="TimTiep4()" name="tim" value ="Trở Về" Accesskey=h style="font-style:normal; font-variant:normal; font-size:10pt; font- family:Times New Roman; width:70; height:24" tabindex=3> Thoỏt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Xây dựng website quản lý thư viện trường đại học Kinh tế Quốc dân.pdf
Tài liệu liên quan