Luận văn Xây dựng sổ tay điện tử về cây xanh – hoa kiểng ở thành phố Hồ Chí Minh phục vụ thiết kế sân vườn và quy hoạch cây xanh đô thị

Tài liệu Luận văn Xây dựng sổ tay điện tử về cây xanh – hoa kiểng ở thành phố Hồ Chí Minh phục vụ thiết kế sân vườn và quy hoạch cây xanh đô thị: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHÒNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ SAU ĐẠI HỌC ------------    ------------ Nguyễn Thị Thanh Tâm XÂY DỰNG SỔ TAY ĐIỆN TỬ VỀ CÂY XANH – HOA KIỂNG Ở TP.HCM PHỤC VỤ THIẾT KẾ SÂN VƯỜN VÀ QUY HOẠCH CÂY XANH ĐÔ THỊ Chuyên ngành: Sinh thái học Mã số: 60 42 60 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. CHẾ ĐÌNH LÝ Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2010 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh CSDL Cơ sở dữ liệu MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng cao thì những nhu cầu vui chơi giải trí và đòi hỏi về chất lượng cuộc sống cũng ngày càng cao. Nhu cầu tạo lập, xây dựng, thiết kế những cảnh quan và hoa viên đẹp giúp đem đến những tiểu cảnh xanh mang tính nhân tạo cho con người là nhu cầu có thực. Để thiết kế được những tiểu cảnh đẹp người thiết kế cần có những hiểu biết về các nguyên lý trong thiết kế, cách bố tr...

pdf72 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1799 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Xây dựng sổ tay điện tử về cây xanh – hoa kiểng ở thành phố Hồ Chí Minh phục vụ thiết kế sân vườn và quy hoạch cây xanh đô thị, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHÒNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ SAU ĐẠI HỌC ------------    ------------ Nguyễn Thị Thanh Tâm XÂY DỰNG SỔ TAY ĐIỆN TỬ VỀ CÂY XANH – HOA KIỂNG Ở TP.HCM PHỤC VỤ THIẾT KẾ SÂN VƯỜN VÀ QUY HOẠCH CÂY XANH ĐÔ THỊ Chuyên ngành: Sinh thái học Mã số: 60 42 60 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. CHẾ ĐÌNH LÝ Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2010 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh CSDL Cơ sở dữ liệu MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng cao thì những nhu cầu vui chơi giải trí và đòi hỏi về chất lượng cuộc sống cũng ngày càng cao. Nhu cầu tạo lập, xây dựng, thiết kế những cảnh quan và hoa viên đẹp giúp đem đến những tiểu cảnh xanh mang tính nhân tạo cho con người là nhu cầu có thực. Để thiết kế được những tiểu cảnh đẹp người thiết kế cần có những hiểu biết về các nguyên lý trong thiết kế, cách bố trí không gian đặc biệt là cách thức lựa chọn vật liệu thiết kế trong đó có thực vật cảnh sao cho phù hợp với không gian và điều kiện sinh thái nơi trồng. Việc lựa chọn loài thực vật cảnh phù hợp phải dựa trên rất nhiều tiêu chí như hình dạng, màu sắc, kết cấu, nhu cầu sinh thái… mà cách tra cứu thông thường sẽ mất nhiều thời gian và công sức. Ngày nay, sự phát triển của công nghệ thông tin cho phép thiết lập những công cụ tra cứu thông tin rất hiệu quả. Vì vậy, việc xây dựng sổ tay điện tử về cây xanh hoa kiểng ở thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) phục vụ thiết kế cảnh quan là việc làm hết sức cần thiết. Vấn đề được đặt ra là làm thế nào để thiết kế một công cụ tra cứu cây xanh hoa kiểng đáp ứng được yêu cầu của người thiết kế cảnh quan hoa viên. Đề tài “Xây dựng sổ tay điện tử về cây xanh hoa kiểng ở thành phố Hồ Chí Minh phục vụ thiết kế sân vườn và quy hoạch cây xanh đô thị” được chọn làm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Sinh thái học để nhằm giải quyết vấn đề trên. Nội dung luận văn cố gắng giải đáp các câu hỏi sau: Nhu cầu sử dụng sổ tay điện tử của người thiết kế cảnh quan hoa viên như thế nào? Cơ cấu thành phần cây xanh hoa kiểng ở thành phố Hồ Chí Minh bao gồm những thành phần nào? CSDL cây xanh hoa kiểng cần có những mục thông tin nào? Sổ tay điện tử - công cụ dùng để tra cứu phải được thiết kế như thế nào để khai thác thông tin từ CSDL một cách hiệu quả? 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu tổng quát: Xây dựng sổ tay điện tử tra cứu về cây xanh hoa kiểng phục vụ công tác thiết kế hoa viên và thiết kế cảnh quan. Các mục tiêu cụ thể bao gồm: - Khảo sát và phân tích nhu cầu tra cứu thông tin về cây xanh hoa kiểng của người thiết kế cảnh quan và các bên có liên quan. - Khái quát và phân tích thành phần loài thực vật hiện có tại Tp.HCM phục vụ xây dựng CSDL. - Xây dựng và phân tích chi tiết cấu trúc của CSDL. - Xây dựng sổ tay điện tử phục vụ tra cứu thông tin về cây xanh hoa kiểng. CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về Tp.HCM và hệ thống cây xanh đô thị 1.1.1. Tổng quan về Tp.HCM 1.1.1.1. Vị trí địa lý Tp.HCM nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10022’ – 11010’ vĩ độ bắc và 106022’ – 107002’ kinh độ đông . Phía Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, phía Đông giáp 2 tỉnh Đồng Nai và Bình Dương, phía Tây giáp tỉnh Long An. Tổng diện tích của Tp.HCM là 2.056 km2. Vùng đô thị với 140 km2 bao gồm 19 quận. Vùng nông thôn rộng lớn với 1.916 km2, bao gồm 5 huyện với 98 xã. Khoảng cách từ trung tâm thành phố đến biển là 50 km theo đường chim bay và cách thủ đô Hà Nội gần 1.730 km đường bộ. Hình 1.1 Bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh (Nguồn: 1.1.1.2. Địa hình Tp.HCM có độ cao trung bình cao hơn 6m so với mực nước biển. Địa hình Tp.HCM khá bằng phẳng , dốc thoai thoải nghiêng dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Địa hình Tp.HCM có thể chia làm 4 dạng chính: - Dạng gò đồi lượn sóng, cao nhất ở Bắc Củ Chi, rồi đến Hóc Môn, Thủ Đức, độ cao chênh từ 5 – 35 m. - Dạng tương đối bằng phẳng ở Nam Bình Chánh, một phần Nhà Bè, ven sông Sài Gòn, độ cao chênh từ 1 – 2 m. - Dạng trũng lầy thuộc Nam kênh An Hạ, Lê Minh Xuân, Nam Nhà Bè, Bắc Cần Giờ, một phần nhỏ Thủ Đức, độ cao từ 0,5- 1 m. - Dạng thấp, mới hình thành ven biển ở Cần Giờ, độ cao từ 0–1 m. 1.1.1.3. Thủy văn Tp.HCM là nơi thủy hợp của 2 con sông lớn miền Đông Nam Bộ. Sông Sài Gòn chảy giữa thành phố và sông Đồng Nai chảy ven ranh giới phía Đông. 2 sông này đều có nhiều kênh rạch làm thủy văn thành phố chịu ảnh hưởng của giao động bán nhật triều rất rõ rệt. Về chất lượng nước có thể chia làm 3 khu vực: - Vùng nước ngọt (độ mặn < 4‰) ở huyện Củ Chi. - Vùng nước lợ ở xã Bình Mỹ, Phước Long (Thủ Đức), từ kênh An Hạ tới xã Bình Khánh huyện Cần Giờ. - Vùng nước mặn (độ mặn > 18‰) ở các xã khác của Cần Giờ. 1.1.1.4. Khí hậu Tp.HCM có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với nhiệt độ trung bình khoảng 27oC - 29oC, sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa không quá 5oC. Lượng mưa trung bình khoảng 2000 mm với độ ẩm trung bình khoảng 75-80%. Tp.HCM có 2 mùa trong năm; mùa mưa vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô vào khoảng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau với hai hướng gió chính là gió Tây - Tây Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 10 và gió Bắc - Đông Bắc thổi vào mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Số giờ nắng trung bình năm khoảng 2286 giờ như vậy mỗi ngày khoảng 6,3 giờ nắng. Lượng bốc hơi tương đối lớn: 1399 mm/năm, bình quân tháng trong mùa mưa là 2–3 mm/ngày và tháng mùa khô là 5–6 mm/ngày. 1.1.1.5. Đất đai Tp.HCM có 6 nhóm đất đai chính bao gồm: - Nhóm đất phù sa bị nhiễm phèn chủ yếu ở Bình Chánh, một số ở Hóc Môn, Củ Chi. - Nhóm đất xám và đất đỏ vàng phát triển trên phù sa cổ chủ yếu ở vùng gò đồi Củ Chi, Hóc Môn, Thủ Đức, Bắc Bình Chánh. - Nhóm đất phèn trung bình và đất phèn nhiều ở Nam Bình Chánh, Nhà Bè, ven sông Đồng Nai, Bắc Cần Giờ. - Nhóm cát ven biển ở Cần Giờ. - Nhóm các loại đất khác phần lớn bạc màu, nghèo dinh dưỡng. 1.1.1.6. Các vùng sinh thái Do điều kiện tự nhiên đặc biệt đã hình thành trước kia ở Tp.HCM các hệ sinh thái rừng khá đa dạng bao gồm: - Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm mưa mùa Đông Nam Bộ trước đây có ở Củ Chi, Thủ Đức, ngày nay bị tàn phá gần hết. Ở Củ Chi trước đây có cả kiểu rừng kín thường xanh hay rụng lá của các cây họ Dầu, họ Đậu, họ Tử Vi có thể xem tương tự như kiểu rừng ẩm vùng Sa Mát, Cà Tum của Tây Ninh. Ở Thủ Đức với các loài cây còn sót lại trong công viên Suối Tiên hay các cây sống lẻ quanh các chùa, miếu thì hầu như có dấu vết của kiểu rừng ẩm điển hình Đông Nam Bộ giống như Mã Đà (Đồng Nai). - Hệ sinh thái đất phèn còn dấu vết của rừng Tràm nhỏ ở Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè với các chồi dạng cây bụi (gốc có thể rất lớn) hoặc rừng Tràm trồng ở Tân Tạo. - Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Cần Giờ khá phong phú và rộng lớn, điển hình cho hệ thực vật ngập nước mặn của miền Nam Việt Nam. Cả rừng trồng, rừng tự nhiên và hỗn giao đều mang nặng dấu ấn của các kiểu rừng mưa nhiệt đới vùng duyên hải [5]. 1.1.2. Tình hình phân bố mảng xanh đô thị 1.1.2.1. Vai trò của mảng xanh trong môi trường sống Vai trò của mảng xanh trong môi trường đô thị có thể tóm tắt trong bốn nhóm công dụng: - Mảng xanh giúp cải thiện khí hậu: điều hòa nhiệt độ, ngăn và giữ các khí độc từ các khu công nghiệp, điều hòa độ ẩm không khí. - Mảng xanh giúp hạn chế xói lở, điều hòa mức thủy cấp, bảo vệ nguồn nước sinh hoạt, hạn chế tiếng ồn. - Mảng xanh có vai trò quan trọng trong phương diện kiến trúc và trang trí cảnh quan trong đó hoa, cây cảnh là vật liệu không thể thiếu trong thiết kế. - Mảng xanh còn cung cấp gỗ, củi, là nơi bảo tồn nguồn gen thực vật, tạo ra các khu vui chơi, giải trí, sinh hoạt, thư giãn cho người lớn và trẻ em. [11] 1.1.2.2. Tình hình phân bố mảng xanh ở Tp.HCM Theo Công ty Công viên Cây xanh TPHCM, hiện nay tổng diện tích cây xanh đô thị là 35.299,62 ha, chiếm khoảng 16,8% tổng diện tích toàn thành phố. Tính bình quân, diện tích cây xanh trên mỗi đầu người chưa tới 3m2. Trong đó, có khoảng 1.771,1 ha cây xanh sử dụng công cộng (công viên, vườn hoa,…); 699,48 ha cây xanh sử dụng hạn chế (trong các khu chức năng đô thị như khu dân cư, khu công nghiệp, trường học, y tế…) và 32.829 ha cây xanh chuyên môn (rừng phòng hộ, cây xanh dùng trong nghiên cứu thực vật học, vườn ươm...). Nếu tính riêng diện tích cây xanh sử dụng công cộng toàn thành phố thì chỉ đạt trung bình 1,6 m2/người, trong đó khu vực nội thành cũ (gồm 13 quận) chỉ đạt 0,6 m2/người, khu vực quận mới (6 quận) là khoảng trên 2,8 m2/người và ngoại thành là trên 3,3 m2/người. Tại khu vực nội thành cũ có 956 tuyến đường nhưng chỉ có 660 tuyến trồng được 47.145 cây xanh, còn khu vực 6 quận mới có 174 tuyến đường thì cũng chỉ có 132 tuyến trồng được khoảng gần 20.000 cây. Các quận nội thành có mật độ cây xanh bình quân 37m lề đường/cây. Quận có mật độ cây xanh đường phố cao nhất là quận 3 thì trung bình cũng phải tới 21,7m lề đường/cây; còn quận Phú Nhuận có mật độ cây xanh thấp nhất, trung bình là 90,3m lề đường/cây. Sự phân bố của hệ thống công viên, vườn hoa của Tp.HCM không đồng đều. Thành phố hiện có gần 100 công viên tập trung chủ yếu ở quận 1 (22 công viên) và quận 5 (17 công viên). Một số quận ven và ngoại thành như Bình Chánh, Thủ Đức, quận 12 rất ít công viên với diện tích nhỏ. Theo thống kê của Chế Đình Lý (1995) các công viên lớn như Thảo cầm viên có 2346 cây gỗ, Tao Đàn có 1086 cây và Dinh Độc Lập có 1.125 cây. Theo các chuyên gia cảnh quan đô thị, hệ thống cây xanh Tp.HCM cũng chưa tạo được nét đặc thù riêng. Nếu như Hà Nội được biết đến với hoa sữa, Hải Phòng với hoa phượng... thì Tp.HCM vẫn chưa có loài cây đặc trưng nào. Hầu hết trên các tuyến đường là sự xen lẫn của các cây như Me, Lim, Sọ Khỉ, Bàng, Sao, Nhạc Ngựa... Trong đó, hầu hết đã già cỗi, bị cắt trụi, cong queo xấu xí, có cây rễ to ăn ngang, phá nát vỉa hè... Hàng năm, cây xanh thành phố lại mất đi một ít vì nhiều nguyên nhân như đào đường thi công công trình ngầm, mở đường, xây dựng đô thị, mưa bão, … Tuy nhiên, việc thay mới, trồng mới lại chưa được chú trọng. Theo các chuyên gia môi trường, cây xanh là một trong những yếu tố giúp hạn chế ô nhiễm môi trường hữu hiệu nhất cho đô thị, nhất là với một thành phố đang phát triển mạnh như Tp.HCM. Thế nhưng, với tình trạng mảng xanh thiếu hụt và chưa được chú trọng đầu tư như hiện nay, người dân thành phố đang phải hứng chịu ô nhiễm mỗi ngày. 1.2. Tổng quan về thiết kế cảnh quan, hoa viên 1.2.1. Khái niệm về thiết kế cảnh quan Thiết kế cảnh quan giúp sự gia tăng giá trị sử dụng và mỹ quan của các công trình kiến trúc. Nhìn chung, thiết kế cảnh quan có thể được hiểu như là nghệ thuật xây dựng hoa viên. "Nghệ thuật xây dựng hoa viên là việc lên kế hoạch trồng cây và bảo vệ những mảnh đất xung quanh nhà phục vụ cho nhu cầu sử dụng và giải trí của con người. Việc lên kế hoạch trồng cây và bảo vệ chỉ là việc cơ bản để sử dụng đúng các công trình công cộng." [17] 1.2.2. Các đặc trưng hình thái của thực vật liên quan đến việc lựa chọn loài và thiết kế hoa viên 1.2.2.1. Hình dạng (form) Hình dạng (form) là dáng vẻ bên ngoài của cây, bao gồm thân và tán lá. Nhà thiết kế cây trồng thường được tiến hành trên hình ảnh trưởng thành của một cây. Nhưng dạng trung gian của cây cũng cần được xem xét, đặc biệt khi loài cây sinh trưởng chậm. Các cây gỗ có thể có dạng tán tròn, cột, rũ, tháp, bầu dục. Cây bụi và cỏ thì có các dạng hình cột, tròn, tháp, vòm hay tỏa rộng. Hình 1.2 Các kiểu hình dạng tán của cây gỗ [18] Hình 1.3 Các kiểu hình dạng của cây bụi hay cỏ [18] Các loại hình dáng tạo bởi một nhóm các cây là sự góp phần quan trọng nhất của hình dạng để phối kết cảnh quan. Dạng của cây thể hiện dưới hình thức dáng phải phù hợp với chức năng (cho bóng mát, che khuất tầm nhìn, chống gió, rào chắn...) đồng thời phải tạo ra các đường cong trang trí thú vị ở một thời điểm. 1.2.2.2. Kết cấu (texture) Thân, lá, vỏ, chồi là các đặc trưng vật lý tạo thành kết cấu của một cây. Các kết cấu phân từ mịn đến trung bình, thô, có thể nhìn thấy vì kích thước và hình dạng của các đặc trưng này và cách thức ánh sáng và bóng hiện ra ở chúng. Các lá lớn hơn, các thân, chồi thường tạo ra một hiệu ứng và cảm giác thô. Nhưng số cành và lá và khoảng cách giữa chúng cũng tác động đến kết cấu. Lá dày, chặt tạo ra kết cấu mịn, trong khi đó các lá tách rời xa nhau sẽ cho một kết cấu thô. Các kiểu của ánh sáng và bóng râm tùy thuộc nhiều hơn vào bề mặt từng lá trong một hình dạng dày, chặt. Với một cấu trúc lỏng lẻo, một khối lá và các khoảng trống tương ứng khống chế ánh sáng và bóng che, tạo ra một kết cấu thô. Kiểu lá và dạng lá cũng ảnh hưởng đến kết cấu. Lá đơn sẽ hiện ra thô hơn lá kép ngay cả kích thước lớn và các lá với xẻ phần ở mép lá như lá sồi, thể hiện kết cấu mịn hơn lá bình thường có kích thước tương đương. 1.2.2.3. Màu sắc Màu sắc lá cây phân bố từ màu lục sậm đến màu lục, đến màu lục nhạt, màu lục đỏ và màu lục vàng. Tầm quan trọng của hoa viên liên quan trực tiếp nhiều đến màu sắc. Thường màu sắc của lá cây được xem xét nhiều trong thiết kế. Vì lá cây được phô bày trong suốt thời gian trong năm, nhưng hoa, trái, vỏ và hạt cũng cho màu sắc đáng chú ý. [10][11][15][17][19] 1.2.3. Sự hài hòa trong thiết kế cảnh quan, hoa viên Sự hòa hợp trong thiết kế hoa viên có nghĩa là sự tổ hợp hài hòa của các phần khác nhau để tạo ra một cảm giác của một tổng thể. Sự hoà hợp trong một thiết kế hoa viên đạt được bằng cách kết hợp thành công của 6 yêu cầu: sự đơn giản, thay đổi, nhấn mạnh, cân bằng, liên tục và cân đối. Các yêu cầu này được thực hiện bằng cách lựa chọn về hình thái, kết cấu và màu sắc để đạt đến một thiết kế hài hòa. 1.2.3.1. Sự đơn giản Sự đơn giản tạo ra thanh lịch, tao nhã. Yếu tố quan trọng nhất trong việc tạo ra sự đơn giản của thiết kế là sự lặp lại. Sự lặp lại có thể áp dụng đối với hình dạng, kết cấu và màu sắc cũng như đối với những cây đặc biệt. Các cây khác nhau với cùng kết cấu có thể tham gia vào sự đơn giản bình dị bằng cách lặp lại đặc trưng về kết cấu. Tương tự, các cây có cùng màu, dù rằng loại khác nhau, có thể góp phần vào sự đơn giản. Để ngăn ngừa sự đơn điệu, sự lặp lại phải được kìm chế và xem xét một cách thận trọng. Loài cây được dùng để kiểm soát sự lặp lại và khuấy động sự đơn điệu, yên tĩnh. 1.2.3.2. Sự thay đổi Sự thay đổi có thể áp dụng đối với hình dạng, màu sắc và kết cấu. Bằng cách thay đổi hình dạng, kết cấu và màu sắc trong hoa viên, nhà thiết kế sẽ ngăn ngừa sự buồn tẻ cho người xem và kích thích họ nhìn xa hơn. Cân bằng thận trọng giữa sự lặp lại và sự thay đổi là cần thiết. Trong khi lặp lại quá nhiều sẽ gây ra sự đơn điệu, và quá thay đổi có thể gây ra sự hỗn độn. 1.2.3.3. Sự nhấn mạnh Nhấn mạnh là một cách hoạch định sự chú ý đối với các đặc trưng quan trọng, trong khi các đặc trưng kém quan trọng giữ vai trò hỗ trợ. Các cây nhấn mạnh có các đặc trưng mạnh mẽ một cách đặc biệt, tạo ra cho người ta chú ý đến riêng chúng trong hoa viên và nhìn chúng với một thời gian lâu hơn. 1.2.3.4. Sự cân bằng Cân bằng đối xứng được thể hiện bằng cách dùng cùng các cây trồng giống nhau trên hai phía của đường vào và cả ở hai phía cuối của một ngôi nhà, hay cả hai góc của một lô đất, sao cho các hình dạng của một phía tạo ra một hình ảnh soi gương trên phía đối diện. Cân bằng không đối xứng có thể được tạo ra bằng cách dùng các dạng cân bằng không cùng kích thước. Ví dụ: một cây to có thể cân bằng với 3 cây bụi nhỏ. Màu sắc có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng bằng cách tăng thêm sức hấp dẫn nhìn cho một phong cảnh. Ví dụ: một cây có màu sáng trên một cạnh của một đơn vị cây trồng có thể cân bằng với những phần cuối của đơn vị cây trồng bởi nhiều cây cùng loại hay cùng kích thước mà có sự thu hút kém hơn. Kết cấu cũng dự phần vào sự cân bằng. Kết cấu thô thường thể hiện sức nặng để thu hút tầm nhìn, kết cấu mịn thì nhẹ hơn, ít thu hút hơn. Khi kết cấu thể hiện thay đổi trong một đơn vị cây trồng, cần nhiều cây có kết cấu mịn hơn để cân bằng với các cây có kết cấu thô hơn. Sự cân bằng cũng áp dụng cho chiều sâu tầm nhìn. Giữa nền trước, nền giữa, và nền sau của tầm nhìn phải được hài hòa. 1.2.3.5. Sự liên tục Đối với tầm mắt di chuyển trong một hoa viên theo chiều hướng đến các điểm nhấn mạnh, sự liên tục phải được thiết lập. Sự liên tục này có thể được tạo ra bởi một sự phát triển của hình dạng, kết cấu hay màu sắc. Nó cũng có thể được tạo thành bởi những tổ hợp của mỗi loại. Tuy nhiên, nếu cả 3 tính chất vật lý được dùng cùng một lúc, sự liên tục sẽ biến mất vì có quá nhiều loại được phơi bày. Các thay đổi trong hình dạng, kết cấu hay màu sắc nên thể hiện dần dần và tinh tế nhằm mục đích tạo ra một sự thay đổi hài hòa liên tục. Chuỗi liên tục được xem như nhịp điệu của hoa viên tạo ra tầm mắt phát triển đến một điểm nhấn mạnh. Sau đó rời khỏi dần dần để dừng ở một điểm nhấn mạnh khác. 1.2.3.6. Sự cân đối Bằng các kiểm soát tỉ lệ cân đối của các vật thể trong hoa viên sẽ tạo cảm giác thư giãn cho người thưởng thức. [10][11][14][15][20]. Khi áp dụng các nguyên lý thíêt kế vào trong thực tế quá trình thiết kế hoa viên và cảnh quan, nhà thiết kế rất cần đến các thông tin về dạng tán, màu sắc lá, hoa, kết cấu lá mịn hay thô, đặc điểm ưa sáng hay chịu bóng, chịu hạn hay chịu ẩm … của thực vật. Vì vậy nhà thiết cần đến một thư viện cây xanh hoa kiểng để tra cứu chọn lựa. Nếu có được một cở sở dữ liệu dạng điện tử, việc chọn lựa sẽ rất dễ dàng và nhanh chóng. Ý tưởng nghiên cứu của luận văn xuất phát từ nhu cầu thực tế đó. 1.3. Tổng quan về các công trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam Các quốc gia trên thế giới rất quan tâm đến việc xây dựng CSDL thực vật của quốc gia mình để phục vụ cho công tác nghiên cứu và giáo dục. Các CSDL này thường cung cấp những thông tin khái quát về các đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố, công dụng, hiện trạng bảo tồn … của các loài thực vật. Trong lĩnh vực thiết kế cảnh quan – hoa viên cũng có khá nhiều CSDL được giới thiệu dưới dạng CD-ROM hoặc tra cứu trực tuyến trên các website tiêu biểu như: - Phần mềm Ornamental Plants plus 3.0 sản phẩm của đại học bang Michigan và Hội Liên hiệp thiết kế cảnh quan Michigan – Hoa kỳ lần đầu tiên được giới thiệu vào tháng 1/2001 dưới dạng CD- ROM chứa thông tin của các loài thực vật dùng trong thiết kế cảnh quan được chia theo các chủ đề như: cây gỗ, cây bụi, thực vật che phủ, cây đa niên, cây nhất niên, cây nội thất, … với khoảng 4.000 ảnh minh họa. - Bộ Công cụ lựa chọn thực vật – sản phẩm của Đại học Connecticut – Hoa Kỳ dưới dạng một website trong đó có các tùy chọn để tra cứu thực vật dùng trong thiết kế cảnh quan – hoa viên như: hình thái hoa, màu sắc hoa khi nở, khi tàn, thời gian ra hoa, kết cấu, màu sắc thân, đặc trưng, màu sắc của quả… - Phần mềm Interactive Plant Finder & Pruning Guide Encyclopaedia của công ty Complete Gardens cho phép tìm kiếm thông tin theo tên loài, tên khoa học, chiều cao, màu sắc, mùa ra hoa, các điều kiện chăm sóc cần thiết của 3500 loài cây xanh hoa kiểng với 9000 hình minh họa. - Website Woody plant database của Đại học CorNell Hoa Kỳ. - Website Plant Database of trees, shrubs and vines của Đại học Connecticut – Hoa Kỳ. Ở Việt Nam cũng có các công trình nghiên cứu xây dựng CSDL thực vật rừng hoặc thực vật dùng trong y học như: - Phần mềm "Sinh vật rừng VN" sản phẩm của tác giả Phùng Mỹ Trung, từng đoạt giải nhất cuộc thi Trí tuệ Việt Nam đầu tiên - năm 2000 đã được bổ sung, nâng cấp lên phiên bản 2.0, cập nhật được hơn 6.000 loài sinh vật rừng Việt Nam, bao gồm 2.358 loài thực vật rừng (60% ảnh màu), 1.240 loài cây cảnh … Phần mềm được giới thiệu dưới dạng đĩa CD hoặc tra cứu trực tuyến trên trang web Sinh vật rừng Việt Nam (www.vncreatures.net). - Đề tài “Xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học cho rừng đặc dụng Hương Sơn - Hà Nội” của Hoàng Việt Anh và cộng sự xây dựng chương trình CSDL BioHS (Huong Son Biodiviersity Database) cung cấp thông tin về đa dạng sinh học (IVI, H, Cd, A/F) của 380 loài thực vật và 178 loài động vật. Chương trình được phát triển trên nền MS. Access 2007 và sử dụng bộ công cụ Developer Extension and Runtime miễn phí để tạo bản cài đặt chạy độc lập. Dữ liệu GIS được cập nhật trực tiếp từ môi trường Access và xem thông qua phiên bản miễn phí MapInfo Proview. - Đề tài “Xây dựng phần mềm tra cứu cây thuốc họ Rau đắng dất (Aizoaceae)” (2007), “Xây dựng phần mềm tra cứu cây thuốc phân lớp Hoa môi (Lamiideae)” (2007), “Xây dựng cơ sở dữ liệu về thực vật và vi học của 100 cây thuốc và công cụ tra cứu”, (2008-2010) của Bộ môn thực vật – Khoa dược – Đại học Dược TpHCM. Riêng trong lĩnh vực thiết kế cảnh quan – hoa viên có các công trình nghiên cứu như: - Sách “Cây trồng đô thị” của Viện Quy hoạch đô thị nông thôn (1981) giới thiệu các loài thực vật được phân loại theo công dụng, độ cao, hình khối tán, màu sắc lá, màu sắc hoa, thời gian ra hoa, thời gian ra lá non… - Sách “Cây xanh – phát triển và quan lý trong môi trường đô thị” của Chế Đình Lý (1997) giới thiệu 31 loài cây bụi, tiểu mộc, 32 loài dây leo, 22 loài hoa ngắn ngày, 9 loài cỏ dùng để trang trí, 31 loài thực vật che phủ nền bồn hoa và trồng trong chậu với một số đặc điểm về màu hoa, kích thước trưởng thành. - Sách “Cây xanh và cây cảnh Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh” của Trần Hợp (1998) giới thiệu 139 loài cây bóng mát, 63 cây thân cột, 47 cây thân leo làm cảnh, 71 cây có thân mọng nước làm cảnh, 80 cây làm bonsai, 64 cây có lá làm cảnh, 127 cây có hoa làm cảnh, 37 cây có quả - cây ở nước làm cảnh. - Đề tài “Điều tra một số cây xanh thành phố Hồ Chí Minh” của Nguyễn Thị Lan Thi (1994). - Đề tài “Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu về cây xanh đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh” của Đinh Quang Diệp (2001). - Luận án Tiến sĩ "Nghiên cứu cơ sở quy hoạch cây xanh và chọn loại cây trồng phù hợp phục vụ quá trình đô thị hoá thành phố Hồ Chí Minh" của Trần Viết Mỹ (2001). - Đề tài “Xây dựng hệ thống dữ liệu phân loại cây xanh hoa cảnh ứng dụng trong công tác thiết kế và trang trí cảnh quan đô thị ở một số tỉnh miền đông nam bộ” của Phạm Minh Thịnh (2006). - Báo cáo khoa học “Vai trò, vị trí của mảng xanh trong công tác quy hoạch và phát triển đô thị thành phố Hồ Chí Minh” của Trần Viết Mỹ (2007) báo cáo tại Hội thảo công viên cây xanh trong quy hoạch và phát triển đô thị. CHƯƠNG 2 - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu các loài thực vật bản địa cũng như nhập nội được dùng trong lĩnh vực thiết kế cảnh quan và hoa viên. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài thực hiện khảo sát tại các cơ quan, công viên, khu du lịch và một số khu dân cư trên địa bàn Tp.HCM. 2.3. Nội dung nghiên cứu - Phân tích nhu cầu tra cứu thông tin bằng cách khảo sát, lấy ý kiến của người thiết kế cảnh quan và các bên có liên quan. - Phân tích cấu trúc thành phần loài thực vật hiện có tại Tp.HCM bằng cách: Khảo sát và thu thập thông tin để xây dựng danh mục loài thực vật theo hệ thống phân loại. Khảo sát và thu thập thông tin để xây dựng danh mục loài thực vật theo nhóm công dụng. - Xây dựng CSDL bằng cách: Nghiên cứu các nguyên lý thiết kế hoa viên, phân tích các nhu cầu thông tin trong thiết kế hoa viên và cảnh quan để lập các mục thông tin. Lưu trữ thông tin các loài cây xanh hoa kiểng theo các mục thông tin. Nghiên cứu biên tập thông tin về đặc điểm hình thái, sinh thái của các loài từ các tài liệu về thực vật học đã được công bố. Chụp ảnh để minh họa cho các loài thực vật trong danh mục. - Xây dựng công cụ tra cứu thông tin về cây xanh hoa kiểng dưới dạng một phần mềm đơn giản. 2.4. Thời gian nghiên cứu Đề tài được thực hiện từ tháng 12 năm 2009 đến tháng 10 năm 2010. 2.5. Phương pháp nghiên cứu 2.5.1. Phương pháp khảo sát nhu cầu tra cứu thông tin về thực vật Dùng phiếu khảo sát kết hợp với phỏng vấn trực tiếp các đối tượng là các nghệ nhân và chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế cảnh quan, các chủ cửa hàng cây xanh hoa kiểng. Các vấn đề cần khảo sát bao gồm: - Kinh nghiệm thực tế của các nghệ nhân, các chuyên gia về thiết kế cảnh quan, hoa viên và nhu cầu sinh thái của các loài thực vật cảnh. - Nhu cầu sử dụng CSDL thực vật và sổ tay điện tử trong việc tra cứu thông tin phục vụ công tác thiết kế cảnh quan, hoa viên. 2.5.2. Phương pháp thu thập, phân tích cơ cấu thành phần loài cây xanh hoa kiểng 2.5.2.1. Phương pháp thu mẫu ngoài thiên nhiên Thu tất cả các mẫu thực vật trong phạm vi nghiên cứu, mỗi cây thu 3 – 5 mẫu. Đối với cây gỗ và cây bụi: dùng kéo cắt cây cắt một cành dài 30 cm, có từ 5 – 7 lá không bị sâu, có mang cụm hoa và quả. Đối với cây thảo: lấy cả cây có rễ, nếu mẫu dài thì gấp lại làm 2 – 3 khúc; nếu nhiều lá thì tỉa bớt. Những loài cây cỏ có kích thước lớn, mọng nước không thu cả cây được cần căn cứ vào các đặc điểm định loại để thu hái. Mẫu cần thu hái của các loài tre nứa là các lóng tre và mo thân từ đốt thứ 5 đến đốt thứ 7 và ghi rõ đặc điểm, cách mọc của thân ngầm. Mẫu của các loài cây thuộc nhóm song mây phải có cả tay mây và roi mây. Đối với cây thủy sinh cần dùng xẻng nhỏ đào cả thân và rễ. Đối với cây bì sinh ta dùng dao nhỏ hoặc cưa cắt lấy 1 phần cây chủ. Đối với mẫu rêu, quyết thì mẫu thu phải có bào tử. Mỗi mẫu được đặt vào giữa tờ giấy báo cỡ lớn gập 4 với kích thước 30 – 40 cm cho ngay ngắn, lật mặt dưới của 1 hoặc 2 lá lên. Ghi phiếu mẫu cây, để vào mẫu rồi buộc chặt mẫu trong giá gỗ [1, tr.162][12, tr.21][9, tr. 13]. 2.5.2.2. Phương pháp xác định và kiểm tra tên khoa học Phân chia các mẫu thu được theo từng họ dựa trên tài liệu: Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, Nguyễn Tiến Bân (1997) Phân tích mẫu đồng thời ghi chép các đặc điểm về lá (cách sắp xếp lá, hình dạng lá, số lá trên cành), đặc điểm về hoa (cách sắp xếp, đài, tràng, nhị, nhụy…), đặc điểm về quả (màu sắc, dạng quả). Xác định tên khoa học dựa trên các tài liệu: Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 1999) Cây xanh và cây cảnh Sài Gòn (Trần Hợp, 1998) Tài nguyên cây gỗ Việt Nam (Trần Hợp, 2002) Cây cỏ có ích ở Việt Nam (Võ Văn Chi, Trần Hợp, 1999 – 2000) Kiểm tra tên khoa học và điều chỉnh tên họ, tên chi theo hệ thống của Brummitt theo các tài liệu: Vascular plant families and genera (Brummitt, 1992) Danh lục các loài thực vật Việt Nam (Nguyễn Tiến Bân, 2001-2005) 2.5.2.3. Xây dựng bảng danh lục thực vật Bảng danh lục thực vật được xây dựng theo hệ thống phân loại của Brummitt (1992). Từ đó bổ sung thông tin về, dạng sống, công dụng, dạng tán, kết cấu, các nhu cầu sinh thái của các loài để tạo ra nguồn dữ liệu ban đầu cho sổ tay điện tử. Các tài liệu được sử dụng bao gồm: Botanica the illustrated A – Z of over 10,000 graden plants and how to cultivate them (Geoff Burnie, 1997) Complete trees, shrubs & hedges (Jacqueline He1riteau, 2005) Hỏi đáp về kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh trong nhà (Jiang Quing Hai, Trần Văn Mão, 2008) Hỏi đáp về kỹ thuật nuôi trồng hoa và cây cảnh (3 tập), (Jiang Quing Hai, Trần Văn Mão, 2008) 2.5.2.4. Phương pháp xử lý số liệu Dùng phần mềm Excel 2007 để thống kê kết quả khảo sát và phỏng vấn các nghệ nhân, chuyên gia về nhu cầu sử dụng sổ tay điện tử Thống kê số loài và họ theo từng ngành thực vật từ thấp đến cao, tính tỷ lệ phần trăm các taxon để thấy được tính đa dạng về phân loại của các loài cây xanh hoa kiểng. Thống kê, tính tỷ lệ phần trăm số loài theo dạng sống, công dụng, kết cấu và các nhu cầu sinh thái để thấy được độ đa dạng về các đặc điểm hình thái, sinh thái liên quan đến thiết kế cảnh quan của các loài cây xanh hoa kiểng. 2.5.3. Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu và sổ tay điện tử Dùng phần mềm Microsoft Access 2003 để xây dựng CSDL và sổ thay điện tử theo các bước: - Lập các bảng dữ liệu để quản lý các mục thông tin riêng biệt như danh mục ngành, danh mục họ, danh mục loài, danh mục kết cấu, danh mục công dụng, danh mục nhu cầu về ánh sáng, danh mục nhu cầu về nước. - Tạo mối liên hệ giữa các bảng dữ liệu để liên kết các mục thông tin thành thể thống nhất . - Nhập các dữ liệu thu thập được vào bảng dữ liệu. - Thiết lập những truy vấn thông tin từ CSDL. - Thiết kế các biểu mẫu để tương tác với người dùng. - Thiết kế các báo cáo để truy xuất thông tin từ CSDL - Đóng gói thành một phần mềm đơn giản có thể được sử dụng như một sổ tay điện tử. CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Để giải quyết vấn đề được đặt ra trong phần mở đầu, chương này sẽ trình bày các kết quả của 4 nội dung nghiên cứu bao gồm: - Kết quả phân tích nhu cầu sử dụng sổ tay điện tử. - Kết quả phân tích thành phần loài cây xanh hoa kiểng ở Tp.HCM bao gồm: thành phần loài theo các bậc phân loại, thành phần loài theo các nhóm công dụng, thành phần loài theo kết cấu và thành phần loài theo các nhu cầu sinh thái. - Kết quả xây dựng CSDL bao gồm cấu trúc và ý nghĩa các mục tin trong CSDL. - Kết quả xây dựng sổ tay điện tử. 3.1. Kết quả phân tích nhu cầu sử dụng sổ tay điện tử Sau khi phân tích, tổng hợp từ 30 phiếu khảo sát được thực hiện trên 3 nhóm đối tượng chính là các nghệ nhân, chủ hoặc nhân viên các cửa hàng hoa cây kiểng với quy mô kinh doanh nhỏ lẻ; các chuyên gia, chuyên viên, nhà quản lý của các công ty kinh doanh hoa cây cảnh và thiết kế công trình và các chuyên gia, nhà quản lý của các công viên, khu vui chơi giải trí kết quả thu được như sau: Về cách thức tra cứu, quản lý thông tin về hoa cây cảnh (bao gồm thông tin về đặc điểm hình thái, xuất xứ, công dụng và kỹ thuật chăm sóc..): 25 trên tổng số 26 người ở nhóm đối tượng 1(96,15 %) dựa vào kinh nghiệm; 2 trên tổng số 26 người ở nhóm đối tượng 1(7,69 %) tra cứu trên các website, 5 trên tổng số 26 người ở nhóm đối tượng 1(19,23 %) tra cứu trên sách báo và các tài liệu in và 4 trên tổng số 4 người thuộc 2 nhóm đối tượng 2 và 3 (100%) dựa vào kiến thức của các chuyên gia, chuyên viên của từng bộ phận như khâu thiết kế, khâu chăm sóc bảo trì, khâu sản xuất và tạo giống cây mới. Về nhu cầu sử dụng sổ tay điện tử: 4 trên tổng số 4 người thuộc 2 nhóm đối tượng 2 và 3 (100%) và 10 trên tổng số 26 người thuộc nhóm đối tượng 1 (38,46 %) cho rằng việc sử dụng sổ tay điện tử là rất cần thiết và 16 trên tổng số 26 người còn lại thuộc nhóm đối tượng 1 (61,54 %) cho rằng việc sử dụng sổ tay điện tử là không cần thiết vì quy mô kinh doanh của họ nhỏ lẻ, chưa có điều kiện để sử dụng. Về các mảng thông tin cần có trong CSDL: ngoài những thông tin cơ bản như xuất xứ, các đặc điểm hình thái, sinh thái, kỹ thuật chăm sóc, công dụng, cách bố trí phù hợp với cảnh quan còn có các thông tin về phong thủy và vị thuốc cũng như giá cả của loài trên thị trường. 3.2. Thành phần loài thực vật được sử dụng trong CSDL 3.2.1. Thành phần loài theo các bậc phân loại CSDL về cây xanh – hoa kiểng ở Tp.HCM chứa thông tin của 306 loài thực vật thuộc 216 chi, 90 họ và 4 ngành. Trong đó ngành Ngọc Lan Magnoliophyta chiếm số lượng lớn nhất gồm 298 loài thuộc 210 chi, 84 họ. (Bảng 3.1) Bảng 3.1 Độ đa dạng về phân loại cây xanh hoa kiểng trong CSDL theo các ngành thực vật TÊN NGÀNH Họ Chi Loài Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % PTERIDOPHYTA 2 2,22 2 0,92 2 0,65 CYCADOPHYTA 1 1,11 1 0,46 2 0,63 CONIFEROPHYTA 3 3,33 3 1,38 4 1,31 MAGNOLIOPHYTA 84 93,33 210 97,22 298 97,39 TỔNG CỘNG CÓ 90 216 306 Hình 3.1 Biểu đồ độ đa dạng về phân loại cây xanh hoa kiểng trong CSDL theo các ngành thực vật Riêng trong ngành Ngọc Lan, lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida) chiếm ưu thế với 192 loài thuộc 142 chi và 59 họ so với 106 loài thuộc 68 chi, 25 họ của lớp Hành (Liliopsida) (Bảng 3.2) Bảng 3.2 Độ đa dạng về phân loại cây xanh hoa kiểng của ngành Ngọc Lan 2.22 0.93 0.931.11 0.46 0.46 3.33 1.39 1.39 93.33 97.22 97.22 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Họ Chi Loài PTERIDOPHYTA – NGÀNH DƯƠNG XỈ CYCADOPHYTA – NGÀNH TUẾ CONIFEROPHYTA – NGÀNH THÔNG MAGNOLIOPHYTA – NGÀNH NGỌC LAN LỚP Họ Chi Loài Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % MAGNOLIOPSIDA – LỚP NGỌC LAN 59 70,24 142 67,62 192 64,43 LILIOPSIDA – LỚP HÀNH 25 29,76 68 32,38 106 35,57 Hình 3.2 Biểu đồ độ đa dạng về phân loại cây xanh hoa kiểng của ngành Ngọc Lan Trong 90 họ thực vật có trong CSDL có 48 họ chỉ có 1 chi và 39 họ chỉ có 1 loài; họ có nhiều chi nhất là họ Cau dừa (Palmae) với 15 chi; họ có nhiều loài nhất là họ Ráy (Araceae) với 19 loài. (Bảng 3.3) Bảng 3.3 Độ đa dạng về chi và loài trong các họ thực vật STT HỌ THỰC VẬT SỐ CHI SỐ LOÀI PTERIDOPHYTA - NGÀNH DƯƠNG XỈ 1 Aspleniaceae - Họ Can xỉ - Họ Tổ điểu 1 1 2 Polypodiaceae - Họ Cánh dơi 1 1 CYCADOPHYTA - NGÀNH TUẾ 3 Cycadaceae - Họ Tuế 1 2 70.24 67.62 64.43 29.76 32.38 35.57 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Họ Chi Loài MAGNOLIOPSIDA – LỚP NGỌC LAN LILIOPSIDA – LỚP HÀNH CONIFEROPHYTA - NGÀNH THÔNG 4 Araucariaceae - Họ Bách Tán 1 1 5 Cupressaceae - Họ Hoàng Đàn - Họ Bách 1 1 6 Podocarpaceae - Họ Thông tre 1 1 MAGNOLIOPHYTA - NGÀNH NGỌC LAN MAGNOLIOPSIDA - LỚP NGỌC LAN 7 Acanthaceae - Họ Ô rô 9 11 8 Amaranthaceae - Họ Rau dền 4 7 9 Anacardiaceae - Họ Xoài 1 1 10 Annonaceae - Họ Na 2 2 11 Apocynaceae - Họ Trúc đào 10 13 12 Araliaceae - Họ Nhân sâm 2 4 13 Asclepiadaceae - Họ Thiên lý 1 1 14 Balsamiaceae – Họ Bóng nước 1 2 15 Bignoniaceae - Họ Núc nác 4 4 16 Bombacaceae - Họ Gạo 3 3 17 Boraginaceae - Họ Vòi voi 1 1 18 Cactaceae - Họ Xương rồng 14 17 19 Caesalpiniaceae - Họ Vang 6 8 20 Caricaceae - Họ Đu đủ 1 1 21 Caryophyllaceae - Họ Cẩm chướng 1 1 22 Casuarinaceae - Họ Phi lao 1 1 23 Combretaceae - Họ Bàng 2 3 24 Compositae – Họ Cúc 7 7 25 Convolvulaceae - Họ Bìm bìm - Họ Khoai lang 2 3 26 Crassulaceae - Họ Thuốc bỏng 3 8 27 Cucurbiataceae - Họ Bầu bí 1 1 28 Dipterocarpaceae - Họ Sao dầu 1 1 29 Ericaceae - Họ Đỗ quyên 1 1 30 Euphorbiaceae - Họ Thầu dầu 5 10 31 Fabaceae - Họ Đậu 2 2 32 Gesneriaceae – Họ Rau tai voi 2 2 33 Guttiferae – Họ Bứa – Họ Măng cụt 1 1 34 Labiatae - Họ Hoa môi 2 2 35 Lecythidaceae - Họ Lộc vừng 2 3 36 Lythraceae - Họ Tử vi - Họ Bằng lăng 3 5 37 Magnoliaceae - Họ Ngọc lan 1 1 38 Malpighiaceae - Họ Kim đồng 2 2 39 Malvaceae - Họ Bông 4 4 40 Melastomaceae - Họ Mua 1 1 41 Meliaceae - Họ Xoan 1 1 42 Mimosaceae – Họ Trinh Nữ 1 1 43 Moraceae - Họ Dâu tằm 3 6 44 Myrtaceae - Họ Sim 3 3 45 Nelumbonaceae - Họ Sen 1 1 46 Nyctaginaceae – Họ Hoa giấy 1 1 47 Nymphaeaceae - Họ Súng 2 4 48 Ochnaceae - Họ Lão mai - Họ Mai 1 2 49 Oleaceae - Họ Nhài 1 1 50 Oxalidaceae - Họ Khế - Họ Chua me đất 2 3 51 Piperaceae - Họ Hồ tiêu 1 1 52 Polygonaceae – Họ Rau răm 1 1 53 Portulacaceae - Họ Rau sam 1 3 54 Rosaceae - Họ Hoa hồng 1 2 55 Rubiaceae - Họ Cà phê 4 11 56 Rutaceae - Họ Cam 2 2 57 Sapotaceae - Họ Hồng xiêm 2 2 58 Scrophulariaceae - Họ Hoa mõm chó 1 1 59 Solanaceae - Họ Cà 2 2 60 Tiliaceae - Họ Đoạn 1 1 61 Turneraceae - Họ Đông hầu 1 1 62 Theaceae - Họ Chè - Họ Trà 1 1 63 Tropaeolaceae - Họ Địa liên - Họ Sen Cạn 1 1 64 Urticaceae - Họ Tầm ma 1 1 65 Verbenaceae - Họ Cỏ roi ngựa 3 4 MAGNOLIOPHYTA - NGÀNH NGỌC LAN LILIOPSIDA - LỚP HÀNH 66 Agavaceae - Họ Thùa 2 5 67 Alliaceae - Họ Hành 1 1 68 Aloaceae - Họ Lô hội 2 2 69 Amaryllidaceae - Họ Thủy tiên - Họ Lan Huệ 4 5 70 Anthericaceae - Họ Lục thảo 1 3 71 Araceae - Họ Ráy 12 19 72 Asparagaceae - Họ Măng tây - Họ Thiên môn đông 2 2 73 Bromeliaceae - Họ Dứa 1 1 74 Cannaceae - Họ Chuối hoa 1 2 75 Commelinaceae - Họ Thài lài 1 3 76 Costaceae - Họ Mía dò 1 1 77 Cyperaceae - Họ Cói 1 1 78 Dracaenaceae - Họ Huyết giác 3 13 79 Gramineae - Họ Hòa thảo 3 5 80 Heliconiaceae - Họ Chuối pháo 1 3 81 Hypoxidaceae - Hô Cô Nốc 1 1 82 Limnocharitaceae - Họ Nê Thảo 1 1 83 Marantaceae - Họ Huỳnh tinh - Họ Dong 2 3 84 Musaceae - Họ Chuối 1 1 85 Orchidaceae - Họ Lan 6 12 86 Palmae - Họ Cau - Họ Cọ - Họ Cau dừa 15 16 87 Pandanaceae - Họ Dứa dại - Họ Dứa gai 1 1 88 Pontederiaceae - Họ Lục Bình 2 2 89 Strelitziaceae - Họ Thiên điểu - Họ Mỏ két 2 2 90 Zingiberaceae - Họ Gừng 1 1 Trong tổng số 216 chi, có 7 chi có 4 đến 8 loài chiếm 3,24 % tổng số chi nhưng chiếm đến 11,44 % tổng số loài. Trong đó chi Dracaena có số loài nhiều nhất là 8 loài chiếm 2,61% tổng số loài. (Bảng 3.4) Bảng 3.4 Các chi có nhiều loài trong CSDL Tên chi Số lượng loài Tỷ lệ % Dracaena 8 2,61 Euphorbia 5 1,63 Ixora 5 1,63 Kalanchoe 5 1,63 Agave 4 1,31 Mussaenda 4 1,31 Sansevierra 4 1,31 3.2.2. Thành phần loài theo các nhóm công dụng 3.2.2.1. Các nhóm công dụng và đặc trưng của từng nhóm Nhóm cây bóng mát bao gồm những cây thân gỗ, có tán che, được sử dụng trong hoa viên để che bóng thuần túy ví dụ như các cây họ Sao dầu hoặc để che bóng kết hợp với trang trí nhờ có dáng đặc biệt hay có hoa đẹp ví dụ như Bò cạp nước, Sứ đại… Nhóm cây làm bonsai là những cây gỗ dễ uốn nắn, tạo dáng, tạo thế để trồng trong chậu. Nhóm cây làm hàng rào bao gồm những cây dùng để tạo tường “xanh”, tạo ra các phòng sinh hoạt ngoài trời, có tác dụng che chắn tầm nhìn, ví dụ như các loại tre trúc hoặc dùng làm các rào ngăn, giới hạn lối đi hay để định hướng đường đi. Nhóm cây làm viền bao gồm những cây bụi thấp được sử dụng để làm đường viền trang trí cho các bồn hoa, tiểu đảo. Nhóm cây phủ nền bao gồm những cây bụi thấp hoặc cỏ dùng làm chất liệu che phủ chính cho bồn hoa, tiểu đảo. Nhóm này tạo nên các mảng màu sắc, kết cấu tiêu biểu cho hoa viên. Nhóm cây làm giàn bao gồm các loại cây thân bò hay dây leo sinh trưởng và phát triển trên các giàn, các khung sườn hay bờ tường. Nhóm cây nội thất bao gồm những cây được trồng trong nhà hay ở văn phòng nhằm tạo mảng xanh và làm sạch không khí trong nhà. Nhóm cây thủy sinh thường được sử dụng để trang trí ở bờ nước, trong các ao hồ nhân tạo. Nhóm cây trang trí bao gồm các loài có những đặc điểm đặc sắc về hình thái được dùng để trang trí và làm điểm nhấn trong thiết kế hoa viên. Những cây trang trí có thể được chia làm 4 nhóm nhỏ: nhóm có dáng đẹp, nhóm có lá đẹp, nhóm có hoa đẹp và nhóm có quả đẹp. 3.2.2.2. Thành phần loài theo nhóm công dụng Thành phần loài cây xanh hoa kiểng theo nhóm công dụng được thể hiện ở bảng 3.5 và hình 3.3. Trong đó nhóm cây trang trí nói chung có số lượng lớn nhất với 134 loài chiếm tỷ lệ 43,79 %, kế đến là nhóm cây bóng mát với 55 loài chiếm tỷ lệ 17,97 % và nhóm cây nội thất với 41 loài chiếm tỷ lệ 13,4 %. Riêng trong nhóm cây trang trí thì cây trang trí nhờ có hoa đẹp có số lượng lớn nhất với 68 loài kế đến là cây trang trí nhờ có lá đẹp với 40 loài. Bảng 3.5 Thành phần loài cây xanh hoa kiểng theo các nhóm công dụng CÔNG DỤNG SỐ LƯỢNG LOÀI TỶ LỆ % Cây bóng mát 55 17,97 Cây làm bonsai 4 1,31 Cây làm hàng rào 19 6,21 Cây làm viền 9 2,94 Cây phủ nền 20 6,54 Cây làm giàn 14 4,58 Cây nội thất 41 13,4 Cây thủy sinh 10 3,27 Cây trang trí nhờ có dáng đẹp 23 7,52 Cây trang trí nhờ có lá đẹp 40 13,07 Cây trang trí nhờ có hoa đẹp 68 22,22 Cây trang trí nhờ có quả đẹp 3 0,98 Hình 3.3 Biểu đồ thành phần loài cây xanh hoa kiểng theo kết cấu 3.2.2.3. Thành phần loài theo kết cấu Thành phần loài cây xanh – hoa kiểng theo kết cấu thể hiện ở bảng 3.6 và hình 3.4. Trong đó, cây loài có kết cấu thô có số lượng lớn nhất với 164 loài chiếm tỷ lệ 53,59 %. Bảng 3.6 Thành phần loài cây xanh – hoa kiểng theo kết cấu Loại kết cấu Số lượng loài Tỷ lệ % Kết cấu thô 164 53,59 Kết cấu trung bình 80 26,14 Kết cấu mịn 62 20,26 55 4 19 9 20 14 41 10 23 40 68 3 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Cây bóng mát Cây làm bonsai Cây làm hàng rào Cây làm viền Cây phủ nền Cây làm giàn Cây nội thất Cây thủy sinh Cây trang trí nhờ có dáng đẹp Cây trang trí nhờ có lá đẹp Cây trang trí nhờ có hoa đẹp Cây trang trí nhờ có quả đẹp Hình 3.4 Biểu đồ thành phần loài cây xanh hoa kiểng theo kết cấu 3.2.2.4. Thành phần loài theo các nhu cầu sinh thái Xét theo nhu cầu sinh thái về ánh sáng, các loài cây xanh hoa kiểng trong CSDL phần lớn là cây ưa sáng với 221 loài chiếm tỷ lệ 77,22 %. (Bảng 3.7) còn xét theo nhu cầu sinh thái về nước thì chủ yếu là cây có nhu cầu nước trung bình với 188 loài chiếm tỷ lệ 61,44 % (Bảng 3.8). Như vậy các loài cây xanh, hoa kiểng trong CSDL phần lớn là những loài dễ chăm sóc, ít đòi hỏi những điều kiện chăm sóc đặc biệt. Bảng 3.7 Thành phần loài cây xanh hoa kiểng theo nhu cầu về ánh sáng Loại thực vật theo nhu cầu về ánh sáng Số lượng loài Tỷ lệ % Cây ưa sáng 221 77,22 Cây ưa sáng bán phần 63 20,59 Cây ưa bóng 22 7,19 Kết cấu thô 164 53.59%Kết cấu trung bình 80 26.14% Kết cấu mịn 62 20.26% Hình 3.5 Biểu đồ thành phần loài cây xanh hoa kiểng theo nhu cầu về ánh sáng Bảng 3.8 Thành phần loài cây xanh hoa kiểng theo nhu cầu về nước Loại nhu cầu về nước Số lượng loài Tỷ lệ % Cây ưa khô hạn 30 9,8 Cây có nhu cầu nước trung bình 188 61,44 Cây ưa ẩm 79 25,82 Cây sống trong nước 9 2,94 Cây ưa sáng 221 72.22% Cây ưa sáng bán phần 63 20.59% Cây ưa bóng 22 7.19% Hình 3.6 Biểu đồ thành phần loài cây xanh hoa kiểng theo nhu cầu về nước 3.3. Kết quả xây dựng CSDL cây xanh hoa kiểng – Cấu trúc mục tin của CSDL Dữ liệu về cây xanh hoa kiểng ở Tp.HCM được xây dựng trên cơ sở 4 nhóm thông tin chính là về phân loại, đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh thái và công dụng của chúng. Nhóm thông tin về phân loại bao gồm thông tin về ngành thực vật, họ thực vật. Nhóm thông tin về hình thái bao gồm thông tin về dạng sống, chiều cao, dạng tán, kết cấu, dạng lá, màu lá, dạng hoa, màu hoa, mô tả chi tiết. Trong đó có những đặc trưng liên quan đến việc thiết kế cây trồng đó là hình dạng của tán, kết cấu và màu sắc của lá và hoa. - Dạng sống bao gồm: cây gỗ, cây bụi, cây thảo (cỏ), dây leo, cây mọng nước, cây thủy sinh, cây phụ sinh. - Chiều cao cây được phân chia theo tiêu chuẩn định lượng thể hiện ở bảng 3.9. Bảng 3.9 Tiêu chuẩn định lượng chiều cao cây Loại cây Chiều cao Cây gỗ lớn > 20 m Cây gỗ nhỡ 10 - 20 m Cây gỗ nhỏ < 10 m Cây bụi lớn > 4 m Cây ưa khô hạn 30 9.80% Cây có nhu cầu nước trung bình 188 61.44% Cây ưa ẩm 79 25.82% Cây sống trong nước 9 2.94% Cây bụi nhỡ 1 – 4 m Cây bụi nhỏ < 1 m Cỏ cao > 1m Cỏ vừa 0,2 – 1 m Cỏ thấp < 0,2 m - Về dạng tán, đối với cây gỗ có 8 loại dạng tán như: dạng bầu dục, dạng cột, dạng hình tháp, dạng bình hoa, dạng tròn, dạng hình nón, dạng rũ, dạng lùm bụi. Đối với cây bụi hay cỏ có 5 loại dạng tán như: dạng cột, dạng hình vòm, dạng hình tháp, dạng tròn, dạng trải rộng. - Về kết cấu gồm 3 dạng: kết cấu mịn, kết cấu trung bình và kết cấu thô. - Về dạng lá bao gồm các đặc điểm như kiểu lá (đơn hay kép), hình dạng phiến lá, mép lá, gân lá, … - Về màu lá, ngoài đặc điểm về màu sắc còn có đặc điểm về độ đậm nhạt, độ bóng mờ của lá. - Về dạng hoa bao gồm các đặc điểm hoa đơn độc hay mọc thành cụm, số lượng hoa, kích thước của hoa. - Về màu sắc hoa bao gồm màu sắc của hoa hay màu sắc của các thành phần nổi bật khác như lá bắc, lá đài,… Nhóm thông tin về đặc điểm sinh thái bao gồm thông tin về mùa ra hoa, nhu cầu về ánh sáng và nhu cầu về nước của loài. - Nhu cầu về ánh sáng gồm 3 loại: cây ưa sáng, cây ưa sáng bán phần và cây ưa bóng. - Nhu cầu về nước gồm 4 loại: cây ưa khô hạn, cây có nhu cầu nước trung bình, cây ưa ẩm và cây sống trong nước. Nhóm thông tin về công dụng được chia làm 12 loại bao gồm: cây bóng mát; cây làm bonsai; cây làm hàng rào; cây phủ nền; cây làm viền; cây làm giàn; cây nội thất; cây thủy sinh; cây trang trí nhờ có dáng đẹp, lá đẹp, hoa đẹp và quả đẹp. Ngoài ra còn có mục thông tin cho biết nguồn gốc xuất xứ của loài. 3.4. Kết quả xây dựng sổ tay điện tử để tra cứu thông tin thực vật hỗ trợ thiết kế cảnh quan, thiết kế hoa viên 3.4.1. Mục tiêu của sổ tay điện tử Lưu trữ và quản lý CSDL một cách có kiểm soát vì người dùng sổ tay điện tử không thao tác trực tiếp trên các bảng lưu trữ dữ liệu mà đều thông qua các biểu mẫu (form). Những thông tin khi được thêm mới hay sửa đổi trong CSDL đều được kiểm tra bằng các câu lệnh (code) tránh làm sai lệch nguồn dữ liệu ban đầu. Thiết kế những biểu mẫu tra cứu theo 4 nhóm thông tin: về phân loại, đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh thái, công dụng. Những biểu mẫu này được liên kết với các báo cáo cho phép người dùng truy xuất dữ liệu theo kết quả tra cứu ra màn hình hay dưới dạng in ấn. 3.4.2. Cấu trúc của sổ tay điện tử 3.4.2.1. Bảng dữ liệu Sổ tay điện tử bao gồm 8 bảng dữ liệu để mã hóa và lưu trữ các thông tin về thực vật. Bảng danh mục ngành thực vật gồm 5 cột thông tin: mã ngành, tên ngành Việt Nam, tên ngành latin, số lượng họ theo từng ngành, số lượng loài theo từng ngành. Bảng danh mục họ thực vật gồm 4 cột thông tin: mã họ thực vật, tên họ thực vật việt nam, tên họ thực vật latin, số lượng loài theo từng họ. Bảng danh mục dạng sống gồm 3 cột thông tin: mã dạng sống, tên dạng sống, số loài thực vật theo dạng sống. Bảng danh mục công dụng gồm 3 cột thông tin: mã công dụng, tên công dụng, số loài thực vật theo công dụng. Bảng danh mục kết cấu gồm 3 cột thông tin: mã kết cấu, tên kết cấu, số loài thực vật theo kết cấu. Bảng danh mục các nhu cầu sinh thái về ánh sáng gồm 3 cột thông tin: mã nhu cầu về ánh sáng, tên nhu cầu về ánh sáng, số loài thực vật theo nhu cầu về ánh sáng. Bảng danh mục các nhu cầu sinh thái về nước gồm 3 cột thông tin: mã nhu cầu về nước, tên nhu cầu về nước, số loài thực vật theo nhu cầu về nước. Bảng danh mục loài thực vật gồm 33 cột với 18 mục thông tin thuộc 4 nhóm được liên kết chặt chẽ với các bảng dữ liệu khác. 3.4.2.2. Truy vấn (Querry) Gồm 19 cặp truy vấn mỗi cặp gồm 1 truy vấn tạo bảng (make table querry) và 1 truy vấn cập nhật (update querry) giúp CSDL tự động cập nhật mỗi khi có sự tạo mới hay thay đổi thông tin trong CSDL. Các mục thông tin được cập nhật bao gồm: Số lượng họ theo ngành thực vật. Số lượng loài theo ngành thực vật. Số lượng loài theo họ thực vật. Số lượng loài theo dạng sống. Số lượng loài theo công dụng. Số lượng loài theo kết cấu. Số lượng loài theo nhu cầu về ánh sáng. Số lượng loài theo nhu cầu về nước. 3.4.2.3. Biểu mẫu (Form) Gồm 3 biểu mẫu để nhập dữ liệu cho các bảng danh mục ngành thực vật, danh mục họ thực vật, danh mục loài thực vật và 12 biểu mẫu để tra cứu dữ liệu như: tra cứu theo ngành thực vật, tra cứu theo họ thực vật, tra cứu theo tên loài, tra cứu theo dạng sống, tra cứu theo kết cấu, tra cứu theo nhu cầu về ánh sáng, tra cứu theo nhu cầu về nước, tra cứu theo công dụng, tra cứu theo công dụng và họ thực vật, tra cứu theo công dụng và kết cấu, tra cứu theo công dụng và các đặc điểm sinh thái, tra cứu tổng hợp. 3.4.2.4. Báo cáo (Report) Gồm 6 biểu đồ và 14 báo cáo cho phép người dùng sổ tay điện tử truy xuất dữ liệu dưới dạng xem trên màn hình hay in ấn. Các biểu đồ và báo cáo bao gồm: Biểu đồ số lượng loài theo phân loại Biểu đồ số lượng loài theo công dụng Biểu đồ số lượng loài theo dạng sống Biểu đố số lượng loài theo kết cấu Biểu đồ số lượng loài theo nhu cầu về ánh sáng Biểu đồ số lượng loài theo nhu cầu về nước Danh mục họ theo ngành thực vật Danh mục loài theo ngành và họ thực vật (sắp xếp theo hệ thống phân loại của Brummitt) Danh mục loài theo dạng sống Danh mục loài theo kết cấu Danh mục loài theo nhu cầu về ánh sáng Danh mục loài theo nhu cầu về nước Danh mục loài theo công dụng Danh mục loài theo công dụng và họ thực vật Danh mục loài theo công dụng và kết cấu Danh mục loài theo công dụng và các đặc điểm sinh thái Danh mục loài theo công dụng và các đặc điểm khác Danh mục loài theo chi tiết loài Danh mục loài theo chi tiết loài theo công dụng Ngoài hệ thống các bảng dữ liệu, truy vấn, biểu mẫu, báo cáo liên quan trực tiếp đến thông tin về cây xanh hoa kiểng ở Tp.HCM còn có những thành phần phụ khác nhằm phục vụ cho việc quản lý, bảo mật dữ liệu cũng như hỗ trợ cho người sử dụng sổ tay điện tử gồm: Bảng lưu trữ thông tin người sử dụng sổ tay điện tử Biểu mẫu đăng ký tài khoản Biểu mẫu đổi mật khẩu cho tài khoản Màn hình giao diện chính Màn hình giới thiệu phần mềm Màn hình đăng nhập Màn hình xem và in báo cáo Hướng dẫn nhập liệu Hướng dẫn tra cứu Hỗ trợ nén dữ liệu và sao lưu phục hồi dữ liệu 3.4.3. Hướng dẫn sử dụng sổ tay điện tử 3.4.3.1. Một số yêu cầu cơ bản Để phần mềm vận hành được thì hệ thống máy tính phải có cài đặt Access 2003 hoặc Access 2007 của Microsoft và toàn bộ thư mục CSDL_CXCC_TPHCM phải được chép vào ổ đĩa D. 3.4.3.2. Hướng dẫn đăng nhập Khi người dùng mở tập tin CSDL_CXCC_TPHCM.mdb, một cửa sổ màn hình chính sẽ xuất hiện cùng với một màn hình yêu cầu người dùng đăng nhập mới xem được CSDL. (Hình 3.7) Hình 3.7 Màn hình đăng nhập vào CSDL Người dùng phải nhập thông tin về họ tên người dùng mật khẩu rồi nhấp nút đăng nhập để xác nhận thông tin. Họ tên người dùng được mặc định ban đầu là “user”, mật khẩu là “user”. Sau khi đăng nhập thành công, màn hình giới thiệu về CSDL sẽ xuất hiện, người dùng có thể đọc những thông tin cơ bản về CSDL tại đây. Sau khi đóng màn hình giới thiệu, người dùng sẽ vào màn hình chính và bắt đầu thao tác nhập liệu, tra cứu hay truy xuất dữ liệu. 3.4.3.3. Hướng dẫn tra cứu 3.4.3.3.1. Tra cứu theo phân loại Để tra cứu thông tin về số lượng cũng như danh mục cụ thể các họ và loài thực vật có trong CSDL theo ngành thực vật, chọn mục tra cứu thông tin trên thanh công cụ, sau đó chọn mục nhóm thông tin về phân loại rồi chọn tra cứu theo ngành thực vật (Hình 3.8). Màn hình sẽ xuất hiện một biểu mẫu với cấu trúc gồm một ô tùy chọn cho phép người dùng chọn một trong những ngành có trong CSDL; một ô thể hiện số lượng họ và một ô thể hiện số lượng loài trong ngành; bên dưới là danh sách cụ thể những họ và loài thực vật của ngành được chọn (Hình 3.9). Hình 3.8 Hướng dẫn tra cứu theo ngành thực vật Hình 3.9 Biểu mẫu tra cứu theo ngành thực vật Người dùng có thể nhấp chọn nút xem hay in báo cáo trên biểu mẫu để truy xuất dữ liệu ra màn hình hay in ra giấy dưới dạng một báo cáo về số lượng họ và loài trong ngành vừa chọn (Hình 3.10). Hình 3.10 Mẫu báo cáo danh mục họ thực vật theo ngành Người dùng có thể nhấp chọn nút xem hay in báo cáo chi tiết trên biểu mẫu để truy xuất dữ liệu ra màn hình hay in ra giấy dưới dạng một báo cáo cụ thể các họ và loài thực vật trong ngành vừa chọn được sắp xếp theo hệ thống phân loại của Brummitt (Hình 3.11). Hình 3.11 Mẫu báo cáo danh mục họ và loài thực vật theo ngành được sắp xếp theo hệ thống của Brummitt Để tra cứu thông tin về số lượng cũng như danh mục cụ thể các loài cây xanh hoa kiểng có trong CSDL theo họ thực vật, chọn mục tra cứu thông tin trên thanh công cụ, sau đó chọn mục nhóm thông tin về phân loại rồi chọn tra cứu theo họ thực vật. (Hình 3.12). Màn hình sẽ xuất hiện một biểu mẫu với cấu trúc gồm một ô tùy chọn cho phép người dùng chọn một trong những họ thực vật có trong CSDL; một ô thể hiện số lượng loài trong họ; bên dưới là danh sách cụ thể những loài thực vật của họ được chọn (Hình 3.13). Hình 3.12 Hướng dẫn tra cứu theo họ thực vật Hình 3.13 Biểu mẫu tra cứu theo họ thực vật Người dùng có thể nhấp chọn nút xem hay in báo cáo trên biểu mẫu để truy xuất dữ liệu ra màn hình hay in ra giấy dưới dạng báo cáo về số lượng loài và danh sách các loài trong họ vừa chọn (Hình 3.14). Hình 3.14 Mẫu báo cáo danh mục loài thực vật theo họ 3.4.3.3.2. Tra cứu theo công dụng Để tra cứu thông tin về số lượng cũng như danh mục cụ thể các loài cây xanh hoa kiểng có trong CSDL theo các nhóm công dụng, chọn mục tra cứu thông tin trên thanh công cụ, sau đó chọn mục nhóm thông tin về công dụng rồi chọn 1 trong 4 kiểu tra cứu để tra cứu thông tin về loài theo công dụng một cách độc lập hoặc tra cứu công dụng kết hợp với các tiêu chuẩn khác như họ thực vật, kết cấu hay các đặc điểm sinh thái (Hình 3.15). Hình 3.15 Hướng dẫn tra cứu theo công dụng Màn hình sẽ xuất hiện một biểu mẫu với cấu trúc gồm 1 ô tùy chọn cho phép người dùng chọn 1 trong những nhóm công dụng trong CSDL; 1 ô thể hiện số lượng loài thuộc nhóm công dụng đó; bên dưới là danh sách cụ thể những loài thực vật của nhóm công dụng vừa chọn (Hình 3.16). Hình 3.16 Biểu mẫu tra cứu theo công dụng Người dùng có thể nhấp chọn nút xem hay in báo cáo trên biểu mẫu để truy xuất dữ liệu ra màn hình hay in ra giấy dưới dạng báo cáo về số lượng loài và danh sách các loài theo công dụng vừa chọn (Hình 3.17). Hình 3.17 Mẫu báo cáo danh mục loài thực vật theo công dụng Người dùng có thể nhấp chọn nút xem hay in báo cáo chi tiết trên biểu mẫu để truy xuất dữ liệu ra màn hình hay in ra giấy dưới dạng báo cáo số lượng loài và danh sách các loài cây xanh hoa kiểng thuộc nhóm công dụng vừa chọn mà trong đó mỗi loài đều được mô tả đầy đủ các đặc điểm về phân loại, hình thái, sinh thái… (Hình 3.18) Hình 3.18 Một phần mẫu báo cáo danh mục chi tiết loài thực vật theo công dụng 3.4.3.3.3. Tra cứu theo các đặc điểm hình thái Để tra cứu thông tin về số lượng cũng như danh mục cụ thể các loài cây xanh hoa kiểng có trong CSDL theo các đặc điểm hình thái, người dùng có thể chọn 1 trong 3 kiểu tra cứu như tra cứu theo công dụng, tra cứu theo dạng sống hay tra cứu tổng hợp (Hình 3.19). Hình 3.19 Hướng dẫn tra cứu theo các đặc điểm hình thái Nếu chọn tra cứu theo dạng sống hay tra cứu theo kết cấu, màn hình sẽ xuất hiện một biểu mẫu với cấu trúc gồm một ô tùy chọn cho phép người dùng chọn một trong những loại dạng sống (hoặc 1 trong 3 kiểu kết cấu) có trong CSDL; một ô thể hiện số lượng loài thuộc dạng sống hoặc kết cấu đó; bên dưới là danh sách cụ thể những loài thực vật thuộc dạng sống hay kết cấu vừa chọn (Hình 3.20). Hình 3.20 Biểu mẫu tra cứu theo kết cấu Khi truy xuất dữ liệu ra màn hình hay in ra giấy, người dùng sẽ nhận được báo cáo có mẫu như hình 3.21. Hình 3.21 Một phần mẫu báo cáo danh mục chi tiết loài thực vật theo kết cấu Nếu chọn kiểu tra cứu tổng hợp, màn hình sẽ xuất hiện biểu mẫu có cấu trúc gồm phía trên là một bảng có 2 thẻ lựa chọn (tab) cho phép người dùng chọn cách tra cứu là sắp xếp dữ liệu hay lọc dữ liệu, phía dưới là danh mục loài với đầy đủ tất cả các mục thông tin. Danh mục loài bên dưới sẽ thể hiện kết quả tra cứu do bảng phía trên quy định. Trong thẻ lựa chọn (tab) sắp xếp dữ liệu, có 4 ô tùy chọn cho phép người dùng chọn các mục thông tin cần sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, kèm theo đó là chọn kiểu sắp xếp tăng dần hay giảm dần (Hình 3.22). Sau khi chọn mục thông tin cần sắp xếp và kiểu sắp xếp, người dùng có thể nhấp chọn nút sắp xếp để xem kết quả sắp xếp ở bảng danh mục loài bên dưới. Nút hủy sắp xếp được dùng để trả lại trạng thái ban đầu của bảng danh mục bên dưới. Hình 3.22 Hướng dẫn tra cứu tổng hợp các đặc điểm hình thái bằng cách sắp xếp dữ liệu Trong thẻ lựa chọn (tab) lọc dữ liệu có 2 ô tùy chọn cho phép người dùng chọn mục thông tin cần lọc, cách thức lọc thông tin (lọc chính xác hay lọc tương đối) và 1 ô cho phép người dùng nhập giá trị cần lọc. Sau khi nhấn nút lọc, thông tin lọc được sẽ được hiển thị ở bảng danh mục loài bên dưới. Người dùng có thể nhấn nút hủy lọc để tra lại trạng thái ban đầu của bảng danh mục bên dưới. (Hình 3.23) Cách thức tra cứu này hiệu quả đối với những mục thông tin chưa được chuẩn hóa như dạng lá, màu lá, dạng hoa, màu hoa… Hình 3.23 Hướng dẫn tra cứu tổng hợp các đặc điểm hình thái bằng cách lọc dữ liệu 3.4.3.3.4. Tra cứu theo các nhu cầu sinh thái Để tra cứu thông tin về số lượng cũng như danh mục cụ thể các loài cây xanh hoa kiểng có trong CSDL theo các nhu cầu về sinh thái, người dùng có thể chọn tra cứu theo nhu cầu sinh thái về ánh sáng hay tra cứu theo nhu cầu sinh thái về nước. (Hình 3.24) Màn hình sẽ xuất hiện một biểu mẫu với cấu trúc gồm một ô tùy chọn cho phép người dùng chọn 1 trong những 3 loại nhu cầu về ánh sáng (hoặc 1 trong 4 loại nhu cầu về nước) có trong CSDL; một ô thể hiện số lượng loài thuộc nhóm nhu cầu sinh thái đó; bên dưới là danh sách cụ thể những loài thực vật có nhu cầu sinh thái vừa chọn. (Hình 3.25). Hình 3.24 Hướng dẫn tra cứu theo các nhu cầu về sinh thái Hình 3.25 Biểu mẫu tra cứu theo nhu cầu sinh thái về nước Khi truy xuất dữ liệu ra màn hình hay in ra giấy, người dùng sẽ nhận được báo cáo có mẫu như hình 3.26. Hình 3.26 Một phần mẫu báo cáo danh mục loài thực vật theo nhu cầu về nước 3.4.3.4. Hướng dẫn nhập liệu Có 3 biểu mẫu để thêm, xóa hay chỉnh sửa thông tin trong CSDL làm cho CSDL ngày càng hoàn thiện và phong phú hơn bao gồm biểu mẫu nhập liệu cho ngành thực vật, biểu mẫu nhập liệu cho họ thực vật và biểu mẫu nhập liệu cho loài (Hình 3.27). Hình 3.27 Hướng dẫn nhập liệu Cả 3 biểu mẫu đều có cấu trúc chung gồm 1 danh sách cho phép người dùng lựa chọn 1 ngành, họ hay loài cần bổ sung thông tin; các ô để nhập liệu trong đó có những ô tùy chọn bắt buộc người dùng phải chọn một trong các thông tin có sẵn trong ô và các nút để người dùng thao tác với dữ liệu. Trong đó nút thêm dùng để bắt đầu nhập thêm một ngành, họ hay loài mới; nút sửa dùng để bắt đầu chỉnh sửa một mục thông tin nào đó của ngành, họ hay loài được chọn; nút xóa để xóa thông tin của ngành, họ hay loài được chon; nút ghi để thực hiện lưu dữ liệu vừa thêm mới hay vừa thay đổi; nút không để hủy thao tác thêm mới hay sửa dữ liệu (Hình 3.28). Hình 3.28. Biểu mẫu nhập liệu cho loài Riêng trong biểu mẫu nhập liệu loài, việc tìm kiếm một loài được hỗ trợ bằng công cụ tìm theo tên loài cho phép người dùng tìm theo tên loài theo tiếng Việt hay tiếng Latin. CHƯƠNG 4 – KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận - Nhu cầu tra cứu thông tin về cây xanh hoa kiểng trong thiết kế cảnh quan hoa viên là có thực. Việc xây dựng sổ tay điện tử chứa các mục thông tin liên quan đến thiết kế cảnh quan hoa viên giúp người thiết kế tra cứu dễ dàng, nhanh chóng là cần thiết. - Mục tiêu chính của luận văn là xây dựng sổ tay điện tử tra cứu về cây xanh hoa kiểng phục vụ công tác thiết kế hoa viên và thiết kế cảnh quan. - Các kết quả nghiên cứu chính của luận văn có thể được tóm tắt như sau: + Nhu cầu tra cứu thông tin của người thiết kế cảnh quan rất đa dạng bao gồm các lĩnh vực như về công dụng, đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh thái, nguồn gốc xuất xứ, ý nghĩa về mặt phong thủy … + Danh mục cây xanh hoa kiểng ở Tp.HCM thiết lập được bao gồm 306 loài thuộc 216 họ và 4 ngành trong đó ngành Ngọc Lan hoàn toàn chiếm ưu thế với 93,33 % tổng số họ, 97,22% tổng số chi và 97,39 % tổng số loài. Họ có nhiều chi nhất là họ Cau dừa (Palmae) với 15 chi Họ có nhiều loài nhất là họ Ráy (Araceae) với 19 loài. Chi có nhiều loài nhất là cho Dracaena với 8 loài Theo công dụng, nhóm cây trang trí chiếm số lượng lớn nhất với 134 loài chiếm tỷ lệ 43,79 %, trong đó chủ yếu là cây trang trí nhờ có hoa đẹp với 68 loài. Các loài cây xanh hoa kiểng ở Tp.HCM chủ yếu có kết cấu thô, có nhu cầu sinh thái là ưa sáng và có nhu cầu trung bình về nước. + CSDL về cây xanh hoa kiểng xây dựng được gồm 18 mục thông tin được chia theo 4 nhóm: về phân loại, về công dụng, về hình thái và về sinh thái mang thông tin của 306 loài với 182 hình minh họa. + Sổ tay điện tử được thiết kế gồm 8 bảng dữ liệu, 19 cặp truy vấn, 15 biểu mẫu và 20 báo cáo cho phép người dùng nhập, tra cứu và truy xuất dữ liệu với cách khác nhau theo 4 nhóm thông tin chính. 4.2. Đề nghị - Cần bổ sung hoàn thiện các mục thông tin dữ liệu. - Cần mở rộng nguồn dữ liệu bằng cách bổ sung thêm số loài, đặc biệt là những loài mới nhập nội. - Cần thu thập phản hồi từ các bên có liên quan để hoàng thiện CSDL. - Sở Giao thông công chánh nên phổ biến CSDL cho các bên có liên quan để khai thác, sử dụng CSDL và sổ tay điện tử hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 2. Nguyễn Tiến Bân (2001 – 2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam (3 tập), NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 3. Võ Văn Chi, Trần Hợp (1999 – 200), Cây cỏ có ích ở Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội. 4. Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam (3 tập), NXB Trẻ, Tp.Hồ Chí Minh. 5. Trần Hợp (1998), Cây xanh và cây cảnh Sài Gòn thành phố Hồ Chí Minh, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 6. Trần Hợp (2002), Tài nguyên cây gỗ Việt Nam, NXB Nông Nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh. 7. Jiang Qing Hai, Trần Văn Mão (biên dịch) (2008), Hỏi đáp về kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh trong nhà, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 8. Jiang Qing Hai, Trần Văn Mão (biên dịch) (2008), Hỏi đáp về kỹ thuật nuôi trồng hoa và cây cảnh (3 tập), NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 9. Klein R. M., Klein D. T. (1975), Phương pháp nghiên cứu thực vật (2 tập), NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 10. Chế Đình Lý, Giáo trình môn học Thiết kế hoa viên, Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. 11. Chế Đình Lý (1997), Phát triển và quản lý trong môi trường đô thị, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 12. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. Tiếng Anh 13. Brummitt R. K. (1992), Vascular Plant families and genera, Royal Botanic Gardens, Kew. 14. Departments of the army and the air force (8/1988), Landscape design and planting. 15. Dewayne L. Ingram, Basic Principles of Landscape Design, the University of Florida - Institute of Food and Agricultural Sciences (UF/IFAS). 16. Geoff Burnie (1997), Botanica the illustrated A – Z of over 10,000 graden plants and how to cultivate them, Sing Cheong Printing Co. Ltd, Hong Kong. 17. Henry P. Orr*, Landscape design, Ohio State University. 18. Jacqueline He1riteau (2005), Complete trees, shrubs & hedges, Creative Homeowner, USA. 19. Leonard Perry, Landscape Design Basics, Ohio State University. 20. Terry Keane (1/1995), Water-wise Landscaping guide for water managemen Planning, Utah State University. PHỤ LỤC DANH MỤC LOÀI THỰC VẬT THEO HỆ THỐNG PHÂN LOẠI CỦA BRUMMITT TAXON TÊN VIỆT NAM PTERIDOPHYTA NGÀNH DƯƠNG XỈ FAM.1.Aspleniaceae Họ Can xỉ - Họ Tổ điểu 1 Asplenium nidus L. Ráng ổ phụng FAM.2.Polypodiaceae Họ Cánh dơi 2 Platycerium grande A. Cunn. ex J. Sm. Ổ rồng CYCADOPHYTA NGÀNH TUẾ FAM.1.Cycadaceae Họ Tuế 3 Cycas revoluta Thunb. Thiên Tuế uốn - Vạn Tuế 4 Cycas rumphii Miq. Thiên Tuế Rumphius - Thiên Tuế CONIFEROPHYTA NGÀNH THÔNG FAM.1.Araucariaceae Họ Bách Tán 5 Araucaria cunninghamii Aiton & D.Don Bách tán xa mu 6 Araucaria heterophylla (Salisb.) Franco Bách tán FAM.2.Cupressaceae Họ Hoàng Đàn - Họ Bách 7 Thuja orientalis L. Trắc Bá - Trắc bách diệp FAM.3.Podocarpaceae Họ Thông tre 8 Podocarpus brevifolius (Thunb.) D. Don. La hán tùng - Thông tre lá ngắn MAGNOLIOPHYTA NGÀNH NGỌC LAN CLASS. MAGNOLIOPSIDA LỚP NGỌC LAN FAM.1.Acanthaceae Họ Ô rô 9 Acanthus integrifolius T. Anders. Ắc ó 10 Crossandra infundibuliformis (L.) Nees. Hỏa hoàng 11 Fittonia verschaffeltii (Lem.) Van Houtte 12 Justicia brandegeana Wassk. & L. B. Smith Long thủ - Rồng nhả ngọc 13 Pachystachys lutea Nees. Long thủ vàng 14 Pseuderanthemum carruthersii (S.) G. var. Xuân hoa đỏ - Ô rô đỏ - Nhớt tím atropurpureum (Bull) Fosberg 15 Pseuderanthemum graciliflorum (Nees) Ridley Xuân hoa malaca - Ô rô xanh 16 Ruellia angustifolia Sessé et Moc. Nổ thân cao 17 Sanchezia speciosa Ruiz Sàng xê - Ngũ sắc diệp 18 Thunbergia grandiflora (Rottl.) Roxb. Cát đằng hoa to - Dây bông xanh 19 Thunbergia mysorensis (W.) T. A & Bedd. Thiên hài - Hàm cọp FAM.2.Amaranthaceae Họ Rau dền 20 Alternanthera bettzickiana (Regel) Nichols. Dền kiểng - Dệu đỏ - Dệu bò vằn 21 Alternanthera dentata R. E. Fr. Mắt nai 22 Amaranthus tricolor L. var. splendens Bail. Dền lửa 23 Celosia argentea L. var. cristata L. Mồng gà - Mào gà 24 Celosia argentea L. var. plumosa (Voss.) Bakh.Mồng gà tua - Mào gà tua 25 Celosia spicata (Thouars) Spreng. Mồng (mào) gà đuôi lương 26 Gomphrena globosa L. Bách nhật - Nở ngày FAM.3.Anacardiaceae Họ Xoài 27 Mangifera indica L. Xoài FAM.4.Annonaceae Họ Na 28 Cananga odorata (Lamb.) Hook. F. & Thoms. Hoàng Lan - Ngọc lan ta 29 Polyalthia longifolia (Lam.) Hook. f. Huyền diệp - Hoàng nam FAM.5.Apocynaceae Họ Trúc đào 30 Adenium obesum (Forssk.) Roem & Sch. Sa huệ - Sứ Thái Lan 31 Allamanda cathartica L. Huỳnh anh - Dây huỳnh 32 Allamanda neriifolia Hook. F. Huỳnh anh lá hẹp 33 Catharanthus roseus (L.) G. Don. Bông dừa - Dừa cạn - Hải đăng 34 Cerbera odollam Gaertn. Mật sát - Mướp xác vàng 35 Mandevilla sanderi (Hemsl.) Woodson Hồng Anh 36 Nerium oleander L. Trúc đào 37 Plumeria obtusa L. Đại lá tù 38 Plumeria rubra L. var. rubra Sứ cùi - Đại 39 Plumeria rubra L. var. tricolor (R. & P.) W. Sứ Đại Nhiều Màu 40 Tabernaemontana divaricata (L.) R. Br. Lài trâu - Ngọc bút - Bánh hỏi 41 Thevetia peruviana (Pars.) K. Schum. Thông thiên - Huỳnh Liên 42 Wrightia antidysenterica (L.) R.Br. Mai chỉ thiên 43 Wrightia religiosa (Teisjm. & Binn.) Hook.f. Mai chấn (chấm - chiếu) thủy FAM.6.Araliaceae Họ Nhân sâm 44 Polyscias balfouriana Bail. Đinh Lăng Lá Tròn 45 Polyscias filicifolia Bail. Đinh lăng lá ráng 46Polyscias guilfoylei (Cogn. & Marche) Bail. Đinh Lăng Trổ - Đinh lăng lá quạt 47 Schefflera arboricola var. variegata Hort. Chân chim vằn FAM.7.Asclepiadaceae Họ Thiên lý 48 Hoya carnosa R. Br.Hoa sao - Cẩm cù - Hồ da thịt FAM.8.Balsamiaceae Họ Bóng nước 49 Impatiens balsamina L. Móng tai - Bóng nước - Nắc nẻ 50 Impatiens walleriana Hook. f. in Oliv Bóng nước đỏ FAM.9.Bignoniaceae Họ Núc nác 51 Campsis radicans (L.) Seem. Đăng tiêu 52 Crescentia cujete L. Đào tiên 53 Pachyptera hymenaea (DC.) Gentry. Ánh hồng - Dây Tỏi - Hồng Trinh 54 Spathodea campanulata P. Beauv. Hồng Kỳ - Sò Đo Cam FAM.10.Bombacaceae Họ Gạo 55 Adansonia grandidieri L. Bao Báp 56 Ceiba pentandra (L.) Gaertn. Gòn ta 57 Pachira aquatica Aubl. Kim ngân FAM.11.Boraginaceae Họ Vòi voi 58 Cordia latifolia Roxb. Lá Trắng - Bạch tạng FAM.12.Cactaceae Họ Xương rồng 59 Carnegiea gigantea Britton. & Rose. Xương rồng khổng lồ 60 Cereus peruvianus (L.) Mill. Xương rồng long cốt - Nóc trụ 61 Cereus uruguayanus R. Kiesling Xương rồng núi đá 62 Cleistocactus strausii (Heese) Backeb. Xương rồng bà lão 63 Cylindropuntia molesta (Br.) F.M.Knuth Xương rồng thông 64 Disocactus flagelliformis (L.) Lem. Xương rồng đuôi chuột 65 Echinocactus grusonii Hildm. Xương rồng kim hổ 66 Echinocactus platyacanthus Link & Otto Xương rồng thần tiên 67 Espostoopsis dybowskii (Rol. & Goss.) Buxb. Xương rồng ngọn đuốc bạc 68 Ferocactus peninsulae Britt. et. Rose. Xương rồng móc câu 69 Mammillaria hahniana Werderm. Xương rồng bà lão 70 Mammillaria longimamma A. P. de Candolle Xương rồng nải chuối 71 Opuntia stenopetala Engelm. 72 Parodia leninghausii (Schumann) F.H.Brandt Xương rồng kim huỳnh 73 Parodia magnifica (F. Ritter) F. H. Brandt Xương rồng trái khế vàng 74 Stenocereus beneckei (Ehrenberg) A. Berger & F. Buxbaum Xương rồng vú nàng 75 Zygocactus truncatus K. Schum. Xương rồng càng cua FAM.13.Caesalpiniaceae Họ Vang 76 Bauhinia purpurea L. Móng bò đỏ - Móng Bò Lan 77 Bauhinia variegata L. var. alboflava de Wit Móng bò trắng 78 Caesalpinia pulcherrima (L.) Sw. Điệp ta - Điệp cúng - Kim phượng 79 Cassia fistula L. Bò cạp nước - Muồng hoàng yến 80 Cassia splendida Vogel. Muồng vàng - Bò cạp vàng 81 Delonix regia (Hook.) Raf. Phượng - Phượng Vĩ 82 Peltophorum pterocarpum (A.P. de Cand.) Back. ex Heyne. Lim Sét 83 Tamarindus indica L. Me FAM.14.Caricaceae Họ Đu đủ 84 Carica papaya L. Đu Đủ FAM.15.Caryophyllaceae Họ Cẩm chướng 85 Dianthus chinensis L. Cẩm chướng thơm FAM.16.Casuarinaceae Họ Phi lao 86 Casuarina equisetifolia J. R. & G. Forst. Dương - Phi lao FAM.17.Combretaceae Họ Bàng 87 Quisqualis indica L. Dây Giun - Sử quân tử 88 Terminalia catappa L. Bàng biển 89 Terminalia mantaly H. Perrier Bàng Đài Loan FAM.18.Compositae Họ Cúc 90 Cosmos sulphureus Cav. Chuồn chuồn - Cốt mốt vàng 91 Chrysanthemum indicum L. Cúc vàng - Kim cúc 92 Helianthus annuus L. Hướng dương - Quì 93 Melampodium divaricatum (Pers.) DC. Cúc gót 94 Tagetes patula L. Vạn thọ nhỏ - Cúc vạn thọ lùn 95 Wedelia chinensis (Osb.) Merr. Sơn cúc - Húng trám - Sài đất 96 Zinnia elegans Jacq. Cúc di nha - Cúc cánh giấy FAM.19.Convolvulaceae Họ Bìm bìm - Họ Khoai lang 97 Argyreia nervosa (Burm. f.) Boi. Thảo bạt gân - Bạc thau tím 98 Ipomoea purpurea (L.) Kunth. Bìm tía - Bìm bìm biếc 99 Ipomoea quamoclit L. Tóc tiên FAM.20.Crassulaceae Họ Thuốc bỏng 100 Echeveria imbricata Deleuil Liên đài 101 Echeveria secunda Booth ex Lindl. Liên đài 102 Kalanchoe blossfeldiana Poelln. Trường sinh xuân 103 Kalanchoe blossfeldiana Poelln. var. aurea Hort. Trường sinh xuân hoa vàng 104 Kalanchoe calandiva TiSento Trường sinh xuân kép 105 Kalanchoe pinnata (Lamk.) Pers. Thuốc bỏng - Sống đời 106 Kalanchoe tubiflora Ham. Trường sanh rằn - Trường sinh ống 107 Sedum morganianum E. Walther Chuỗi ngọc - Tràng ngọc hạt FAM.21.Cucurbiataceae Họ Bầu bí 108 Lagenaria siceraria (Mol.) Standley. var. siceraria Bầu bình rượu - Bầu hồ lô FAM.22.Dipterocarpaceae Họ Sao dầu 109 Hopea odorata Roxb. Sao đen FAM.23.Ericaceae Họ Đỗ quyên 110 Rhododendron simsii Planch. Đỗ quyên Sims - Đỗ quyên ấn FAM.24.Euphorbiaceae Họ Thầu dầu 111 Acalypha hispida Burm.f. Tai tượng đuôi chồn 112 Codiaeum variegatum var. pictum Muell., Arg. Mú kiểng - Cô tòng - Cù đèn màu 113 Euphorbia lactea Haw. Xương rồng ông cảnh 114 Euphorbia milii Ch. des Moulins var. imperatae Hort. Xương rắn đỏ - Bát tiên đỏ 115 Euphorbia milii Ch. des Moulins. Hồng kích - Xương Rồng Trinh Nữ 116 Euphorbia tirucalli L. Xương khô – Cành giao 117 Euphorbia trigona L. Xương Rồng Ba Cạnh 118 Jatropha pandurifolia Andr. Dầu lai lá đơn - Nhất Chi Mai 119 Jatropha podagrica Hook. f. Dầu lai có củ - Ngô đồng 120 Poinsettia pulcherrima (Willd.) Grah. Trạng nguyên FAM.25.Fabaceae Họ Đậu 121 Clitoria ternatea L. Biếc - Đậu biếc 122 Erythrina fusca Lour. Vông Đồng - Osaca đỏ - Móng quỷ FAM.26.Gesneriaceae Họ Rau tai voi - Họ Tai voi 123 Chrysothemis pulchella (Donn.) Decaisne. Lá gấm 124 Episcia curpreata Hanst. Ấm kiếm FAM.27.Guttiferae Họ Bứa - Họ Măng cụt 125 Mesua ferrea L. Vấp FAM.28.Labiatae Họ Hoa môi 126 Coleus scutellarioides (L.) Benth. Tía tô tây - Tía tô cảnh 127 Salvia splendens Ker. - Gawl. Xác pháo núi - Xôn đỏ - Hoa diễn FAM.29.Lecythidaceae Họ Lộc vừng 128 Barringtonia acutangula subsp. spicata (Bl.) Payens Chiếc khế - Tim lang -Lộc vừng đỏ 129 Barringtonia micrantha Gagn. Chiếc hoa nhỏ - Lộc vừng nhỏ 130 Couroupita surinamensis Mart. ex Berg. Đầu Lân FAM.30.Lythraceae Họ Tử vi - Họ Bằng lăng 131 Cuphea hyssopifolia (L.) Tranh. Bỏng nẻ tím - Hồng huyết mai 132 Lagerstroemia floribunda Jack. Bằng lăng nhiều hoa 133 Lagerstroemia indica L. Tử vi - Tường vi - Bá tử kinh 134 Lagerstroemia reginae Roxb. Bằng lăng tím 135 Punica granatum L. Lựu FAM.31.Magnoliaceae Họ Ngọc lan 136 Michelia alba DC. Ngọc lan trắng - Sứ Ngọc Lan FAM.32.Malpighiaceae Họ Kim đồng 137 Galphimia gracilis Bartl. Kim đồng 138 Malpighia coccigera L. Cụm rìa - Tuyết mai FAM.33.Malvaceae Họ Bông 139 Abelmoschus moschatus ssp. tuberosus (Span.) Borss. Sâm Phú Yên - Sâm bố chính 140 Althaea rosea (L.) Cav. Thục quỳ - Mãn Đình Hồng 141 Hibiscus rosa-sinensis L. Bụp 142 Malvaviscus arboreus var. penduliflorus (DC.) Schery. Bụp giàn xay thòng FAM.34.Melastomaceae Họ Mua 143 Melastoma normale D. Don Mua thường FAM.35.Meliaceae Họ Xoan 144 Swietenia macrophylla King. Nhạc ngựa FAM.36.Mimosaceae Họ Trinh nữ 145 Samanea saman (Jacq.) Merr. Còng - Muồng ngủ FAM.37.Moraceae Họ Dâu tằm 146 Artocarpus altilis (Park.) Fosb. Xa Kê - Bánh mì 147 Artocarpus heterophyllus Lamk. Mít 148 Ficus benjamina L. Si - Gừa - Xanh - Da nhỏ 149 Ficus elastica Roxb. ex Horn. Da Búp Đỏ - Da Cao Su 150 Ficus religiosa L. Bồ Đề - Đề - Da Bồ Đề 151 Morus alba L. Dâu tằm FAM.38.Myrtaceae Họ Sim 152 Callistemon citrinus (Curtis) Skeels. Kiều hùng - Tràm Bông Đỏ 153 Eucalyptus longifolia Link. & Otto. Khuynh diệp lá dài - Bạch Đàn 154 Syzygium semarangense (Bl.) Merr. & Perry. Mận - Roi FAM.39.Nelumbonaceae Họ Sen 155 Nelumbo nucifera Gaertn. Sen FAM.40.Nyctaginaceae Họ Hoa giấy 156 Bougainvillea brasiliensis Rauesch. Bông giấy - Móc diều - Biện lý FAM.41.Nymphaeaceae Họ Súng 157 Nymphaea nouchali Burm. f. Súng lam 158 Nymphaea pubescens Willd. L. Súng Trắng 159 Nymphaea rubra Roxb. ex Salisb. Súng đỏ - Súng cơm 160 Victoria amazonica (Poep.) Klotzch. Súng mexico - Sen hoàng hậu FAM.42.Ochnaceae Họ Lão mai - Họ Mai 161 Ochna atropurpurea DC. Mai Tứ Quý - Mai đỏ 162 Ochna integerrima (Lour.) Merr. Mai Vàng - Huỳnh mai FAM.43.Oleaceae Họ Nhài 163 Jasminum nitidum Skan Nhài sáng bóng FAM.44.Oxalidaceae Họ Khế - Họ Chua me đất 164 Averrhoa carambola L. Khế 165 Oxalis corniculata L. Me đất nhỏ - Chua me đất 166 Oxalis triangularis var. purpurea Bướm đêm FAM.45.Piperaceae Họ Hồ tiêu 167 Peperomia argyreia (Miq.) E. Morr. Càng cua cảnh FAM.46.Polygonaceae Họ Rau răm 168 Antigonon leptopus Hook et Arn. Hiếu nữ - Ti gôn FAM.47.Portulacaceae Họ Rau sam 169 Lệ nhi cam - Mười giờ cam 170 Portulaca pilosa L. subsp. grandiflora (Hook.) Gees. var. albiflora Hort. Lệ nhi trắng - Mười giờ trắng 171 Portulaca pilosa L. subsp. grandiflora (Hook.) Gees. var. splendens Hort. Lệ nhi đỏ - Mười giờ đỏ FAM.48.Rosaceae Họ Hoa hồng 172 Rosa chinensis Jacq. Hồng - Hường 173 Rosa tunquinensis Crepin. Tầm xuân - Hồng bắc - Hồng leo FAM.49.Rubiaceae Họ Cà phê 174 Ixora coccinea L. Trang son - Đơn đỏ 175 Ixora coccinea L. var. compacta Hort. Trang lùn - Trang Thái 176 Ixora chinensis L. Trang đỏ 177 Ixora duffii T. Moore Trang To 178 Ixora stricta Roxb. Trang Vàng 179 Mussaenda erythrophylla Schum. & Thonn. Bướm Hồng 180 Mussaenda frondosa L. Bướm bạc lá 181 Mussaenda philippica A.C. Rich. Bướm phi 182 Mussaenda philippica A.C. Rich. var. aurorae Hort. Bướm bạc Philippin 183 Pentas lanceolata (Forssk.) Deflers var. carnea (Benth.) Verdc. Ngũ tinh 184 Rondeletia leucophylla Kunth. Liễu mai - Liễu hồng FAM.50.Rutaceae Họ Cam 185 Citrus microcarpa Bunge Tắc - Hạnh - Quất 186 Murraya paniculata (L.) Jack. Nguyệt Quới - Nhâm hôi FAM.51.Sapotaceae Họ Hồng xiêm 187 Chrysophyllum cainito L. Vú Sữa 188 Mimusops elengi L. Sến cát - Viết, Viết Chát FAM.52.Scrophulariaceae Họ Hoa mõm chó 189 Antirrhinum majus L. Mõm chó - Mõm sói FAM.53.Solanaceae Họ Cà 190 Capsicum frutescens L. Ớt 191 Petunia x hybrida Hort. Dã yên - Cà hoa - Dạ yến thảo FAM.54.Tiliaceae Họ Đoạn 192 Muntingia calabura L. Mật sâm - Trứng Cá FAM.55.Turneraceae Họ Đông hầu 193 Turnera ulmifolia L. var. elegans Hort. Đông hầu FAM.56.Theaceae Họ Chè - Họ Trà 194 Camellia amplexicaulis (Pit.) Coh.- Swart. Trà hoa lá ôm - Hải đường FAM.57.Tropaeolaceae Họ Địa liên - Họ Sen Cạn 195 Tropaeolum majus L. Địa liên - Sen cạn FAM.58.Urticaceae Họ Tầm ma 196 Pilea involucrata (Sims) Urb. FAM.59.Verbenaceae Họ Cỏ roi ngựa 197 Duranta repens L. Ria Xanh-Thanh quan dâm xanh 198 Duranta repens L. var. alba (Masters.) Bailey. Ria Trắng 199 Lantana camara L. Ngũ sắc - Thơm ổi 200 Tectona grandis L.f. Tách - Giá tỵ MAGNOLIOPHYTA NGÀNH NGỌC LAN CLASS. LILIOPSIDA LỚP HÀNH FAM.1.Agavaceae Họ Thùa 201 Agave americana L. Agao Mỹ 202 Agave americana L. var. marginata Bail. Agao Mỹ Trổ - Thùa - Dứa Mỹ Trổ 203 Agave angustifolia Haw. var. marginata Trel. Agao nhỏ trổ - Thùa lá hẹp 204 Agave vilmoriniana A. Berger Agao Bạch Tuột - Thùa Bạch Tuột 205 Cordyline fruticosa (L.) Goepp. var. angusta Hort. Huyết dụ nhỏ FAM.2.Alliaceae Họ Hành 206 Agapanthus praecox Willd. Thanh Anh - Lan Phi FAM.3.Aloaceae Họ Lô hội 207 Aloe barbadensis Mill. var. sinensis Haw. Lô hội - Nha đam - Lưỡi hổ 208 Haworthia fasciata (Willd.) Haw. Lô hội đá vằn FAM.4.Amaryllidaceae Họ Thủy tiên - Họ Lan Huệ 209 Crinum amabile Donn. Tỏi lơi tía - Náng tía 210 Crinum asiaticum L.Tỏi lơi - Náng - Chuối Nước 211 Hippeastrum equestre Herb. Lan huệ - Náng Trường Sơn 212 Hymenocallis speciosa Salisb. Huệ Chân Vịt Lá Cụt - Bạch trinh 213 Zephyranthes carinata Herb. Tóc tiên hoa hồng FAM.5.Anthericaceae Họ Lục thảo 214 Chlorophytum bichetii Back. Lục thảo bichet - Cỏ Lan Chi 215 Chlorophytum comosum R. Br. Lục Thảo trổ - Mẫu tử 216 Chlorophytum comosum R. Br. var. variegatum Hort. Lục Thảo Tròn FAM.6.Araceae Họ Ráy 217 Aglaonema commutatum Schott. cv. pseudobracteatum Hort. Minh ty trắng - Minh ty lá dài 218 Aglaonema costatum N. E. Brown Minh ty sóng 219 Alocasia macrorrhiza (L.) G. Don. Ráy - Ráy voi 220 Alocasia odora (Roxb.) C. Koch. Bạc hà - Dọc mùng 221 Anthurium andreanum Lindl. Vĩ hoa tròn - Buồm đỏ - Hồng môn 222 Caladium bicolor (Ait.) Vent. var albomaculatum Engler. Môn Đốm - Môn lưỡng sắc 223 Dieffenbachia amoena Hort. Môn trường sinh vạch 224 Dieffenbachia seguinae (Jacq.) Schott. Môn trường sinh đốm 225 Epipremnum giganteum Schott. Thượng cán to - Ráy leo lá lớn 226 Epipremnum pinnatum (L.) Engler cv. aureum Nichols. Trầu Bà Vàng - Vạn niên thanh 227 Epipremnum pinnatumm L. Schott. Ráy ngót - Thượng cán xẻ 228 Pistia stratiotes L. Bèo cái 229 Philodendron bipinnatifidum Schott. Ráy Mỹ xẻ - Trầu bà chân vịt 230 Philodendron erubescens K. Koch. & Augustin.Hồng diệp môn 231 Philodendron selloum K.Koch. Ráy Mỹ kiểng - Trầu bà tay phật 232 Spathiphyllum patinii N. E. Br. Bạch diệp - Buồm trắng 233 Syngonium podophyllum Schott. var. "Imperial white" Hort. Tróc bạc 234 Zamioculcas zamiifolia (G. Lodd.) Engler Kim phát tài 235 Zantedeschia aethiopica (L.) Spreng. Vân môn FAM.7.Asparagaceae Họ Măng tây - Họ Thiên môn đôn 236 Asparagus umbellatus Link Lá Măng 237 Protasparagus densiflorus (Kunth) Oberm. var. myersii Măng tây đuôi cáo FAM.8.Bromeliaceae Họ Dứa 238 Vriesea heterostachys (Baker) L. B. Sm. Dứa dẹt đỏ FAM.9.Cannaceae Họ Chuối hoa - Họ Dong riềng 239 Canna edulis Ker. Chuối củ 240 Canna generalis Bail. Ngải hoa - Chuối hoa FAM.10.Commelinaceae Họ Thài lài 241 Tradescantia discolor L'Herit Lão bạn - Lẻ bạn - Sò huyết 242 Tradescantia pallida (Rose) D. Hunt Trai đỏ - Thài lài tím 243 Tradescantia zebrina Bosse. Hồng trai - Rau Trai Sọc FAM.11.Costaceae Họ Mía dò 244 Costus speciosus (Koenig.) Smith. Chóc - Cát lồi - Mía dò - Sẹ vòng FAM.12.Cyperaceae Họ Cói 245 Cyperus involucratus Poiret. Lác Dù - Thủy trúc FAM.13.Dracaenaceae Họ Huyết giác 246 Beaucarnea recurvata Ch. Lem. Náng đế - Cọ đế - Chân voi 247 Dracaena cambodiana Pierre & Gagn. Phất dủ Cam bốt - Huyết giác 248 Dracaena draco L. Phất dụ rồng - Huyết rồng 249 Dracaena fragrans (L.) Ker. & Gawl. Phất dủ thơm - Thiết mộc lan 250 Dracaena fragrans var. linderii Hort. Phất Dủ Ba Sọc - Phất dủ thơm 251 Dracaena fragrans var. massangeana Hort. Phất Dủ Một Sọc 252 Dracaena godseffiana Hort. var. punctulata Hort. Phất dụ trúc - Trúc thiết quan âm 253 Dracaena godseffiana Hort. var. surculosa Hort.Phất dụ trúc đốm - Trúc Nhật đốm 254 Dracaena marginata Lam. Phất dụ tam sắc - Phất dủ mảnh 255 Sansevieria cylindrica Bojer. Nanh Heo 256 Sansevieria hyacinthoides (L.) Druce. Lưỡi cọp xanh - Hổ thiệt 257 Sansevieria trifasciata Praik. var. hahnii Hort. Lưỡi Mèo - Lưỡi Hùm Lùn 258 Sansevieria trifasciata Praik. var. laurenti N. E. Br. Lưỡi cọp - Lưỡi Cọp Vằn - Hổ Vĩ FAM.14.Gramineae Họ Hòa thảo 259 Bambusa multiplex (Lour.) Raeusch. Trúc quân tử 260 Bambusa ventricosa Mc Clure. Tre Ống Điếu - Trúc Đùi Gà 261 Bambusa vulgaris var. aureo- variegata Hort. Tre Trổ - Tre Vàng Sọc 262 Oplismenus burmannii (Retz.) P. Beauv. Tu thảo - Cỏ lá tre 263 Zoysia tenuifolia Willd. & Thiele. Cỏ lông heo - Cỏ nhung FAM.15.Heliconiaceae Họ Chuối pháo 264 Heliconia lanceana Mỏ két đỏ 265 Heliconia psittacorum Sesse & Moc. Mỏ két vàng - Mỏ két nhỏ 266 Heliconia rostrata Ruiz & Pavon Chuối pháo rũ FAM.16.Hypoxidaceae Hô Cô Nốc 267 Curculigo latifolia Dryand ex Ait. Cô nốc lá rộng - Sâm cau FAM.17.Limnocharitaceae Họ Nê Thảo 268 Limnocharis flava (L.) Buch. Kèo nèo - Nê thảo - Tai tượng FAM.18.Marantaceae Họ Huỳnh tinh - Họ Dong 269 Calathea lancifolia Boom Huỳnh tinh - Đuôi phượng 270 Calathea makoyana E.Morren Kim tiền phụng 271 Ctenanthe oppenheimiana (E.Morr.) K.Schum. Hồng Điều - Huỳnh tinh hồng FAM.19.Musaceae Họ Chuối 272 Musa paradisiaca L. Chuối FAM.20.Orchidaceae Họ Lan 273 Cattleya sp1 Cát Lan 274 Cattleya sp2 Cát Lan 275 Dendrobium chrysotoxum Lindl. Hoàng Thảo Kim Diệp 276 Dendrobium sp1 Đăng lan 277 Dendrobium sp2 Đăng lan 278 Oncidium varicosum Lindl. & Paxton Lan vũ nữ 279 Paphiopedilum sp1 Lan hài 280 Paphiopedilum sp2 Lan hài 281 Paphiopedilum sp3 Lan hài 282 Phalaenopsis sp1 Lan Hồ Điệp 283 Phalaenopsis sp2 Lan Hồ Điệp 284 Spathoglottis plicata Bl. Cau diệp tím - Chu Đinh Lan FAM.21.Palmae Họ Cau - Họ Cọ - Họ Cau dừa - 285 Areca catechu L. Cau Trầu 286 Bismarckia nobilis Hildebrandt & H.Wendl. Kè lá bạc 287 Caryota mittis Lour. Đủng Đỉnh - Móc cổng chào 288 Cocos nucifera L. Dừa 289 Cyrtostachys lakka Becc. Cau kiểng đỏ - Cau đỏ bẹ 290 Chamaedorea seifrizii Burret. Cau trúc 291 Chrysalidocarpus lutescens Wendl. Cau kiểng vàng - Dừa Kiểng 292 Elaeis guineensis Jacq. Cọ dầu - Dừa Dầu 293 Hyophorbe lagenicaulis (L. Bailey) H. E. Moore Cau Sâm panh 294 Licuala grandis Wendl. Mật cật to - Kè quạt - Kè Nhật Bản 295 Licuala spinosa Wurmb. Mật Cật Gai - Kè gai - Ra gai 296 Normanbya normanbyi (A. W. Hill) L. H. Bailey Cau đuôi chồn 297 Ptychosperma macarthurii Wendl. Cau lá rộng 298 Rhapis excelsa (Thunb.) Henry Mật cật - Lụi - Hèo Bắc 299 Roystonea regia O. F. Cook Cau Bụng 300 Veitchia merrilli Wendl. Cau trắng FAM.22.Pandanaceae Họ Dứa dại - Họ Dứa gai 301 Pandanus tectorius Soland. & Parkins. Dứa trổ - Dứa dại cảnh FAM.23.Pontederiaceae Họ Lục Bình 302 Eichhornia crassipes (Maret) Solms. Lục bình - Bèo Nhật Bản 303 Monochoria vaginalis (Burm. f.) Presl. Rau mác bao - Rau mác tròn FAM.24.Strelitziaceae Họ Thiên điểu - Họ Mỏ két 304 Ravenala madagascariensis Sonn. Chuối Rẽ Quạt 305 Strelitzia reginae Banks. Thiên điểu FAM.25.Zingiberaceae Họ Gừng 306 Alpinia purpurata (Vieill.) K. Schum. Riềng tía - Sẹ đỏ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVSHSTH009.pdf
Tài liệu liên quan