Tài liệu Luận văn Xây dựng môi trường văn hóa ở thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay: LUẬN VĂN:
Xây dựng môi trường văn hóa ở thành
phố Đà Nẵng trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Con người không thể tồn tại nếu tách khỏi môi trường tự nhiên (MTTN), cũng
như con người không thể thực sự trở thành Người nếu tách khỏi môi trường văn hóa
(MTVH). Một MTVH trong sạch, lành mạnh, thích hợp và phong phú chính là "cái nôi"
nuôi dưỡng, là nguồn năng lượng để hình thành bản lĩnh, năng lực sáng tạo, đạo đức, tâm
hồn, tình cảm và nhân cách con người. Không thể có một tâm hồn lớn, một nhân cách
trong sáng lại được sinh - trưởng trong một MTVH ô nhiễm, độc hại; và cũng không thể
có sự phát triển bền vững của một quốc gia, dân tộc một khi xem nhẹ việc bảo vệ, bồi
đắp, xây dựng và phát triển MTVH của mình.
Trong vài thập kỷ gần đây, MTVH đã trở thành tiêu chí, điều kiện cơ bản để
đánh giá sự phát triển tiến bộ, bền vững của mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới. Thất bại
của không ít các quốc gia...
116 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1254 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Xây dựng môi trường văn hóa ở thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Xây dựng môi trường văn hóa ở thành
phố Đà Nẵng trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Con người không thể tồn tại nếu tách khỏi môi trường tự nhiên (MTTN), cũng
như con người không thể thực sự trở thành Người nếu tách khỏi môi trường văn hóa
(MTVH). Một MTVH trong sạch, lành mạnh, thích hợp và phong phú chính là "cái nôi"
nuôi dưỡng, là nguồn năng lượng để hình thành bản lĩnh, năng lực sáng tạo, đạo đức, tâm
hồn, tình cảm và nhân cách con người. Không thể có một tâm hồn lớn, một nhân cách
trong sáng lại được sinh - trưởng trong một MTVH ô nhiễm, độc hại; và cũng không thể
có sự phát triển bền vững của một quốc gia, dân tộc một khi xem nhẹ việc bảo vệ, bồi
đắp, xây dựng và phát triển MTVH của mình.
Trong vài thập kỷ gần đây, MTVH đã trở thành tiêu chí, điều kiện cơ bản để
đánh giá sự phát triển tiến bộ, bền vững của mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới. Thất bại
của không ít các quốc gia do tách rời văn hóa với phát triển kinh tế, xem nhẹ vai trò của
MTVH đã dẫn đến những bất ổn nghiêm trọng trong đời sống chính trị - xã hội, dẫn đến sự
khủng hoảng về kinh tế và sự tha hóa về nhân cách của con người. Không phải ngẫu
nhiên mà ông Federico Mayor (Tổng giám đốc UNESCO) đã phải cảnh báo: "Hễ nước
nào tự đặt cho mình mục tiêu phát triển kinh tế mà tách khỏi MTVH, thì nhất định sẽ xảy
ra những mất cân đối nghiêm trọng, cả về kinh tế lẫn văn hóa và tiềm năng sáng tạo của
nước ấy sẽ bị suy giảm rất nhiều" [48, tr. 8]. Giá trị thời đại của vấn đề ngày càng gia
tăng cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, sự phát triển khoa học, công nghệ, sự phát triển
của tiến bộ xã hội... và thực sự trở thành vấn đề có tính toàn cầu.
ở Việt Nam, xây dựng MTVH trở thành yêu cầu bức thiết, là điều
kiện cơ bản đảm bảo sự thành công của công cuộc đổi mới toàn diện đất
nước. Sự lựa chọn con đường đi lên CNXH của dân tộc càng khẳng định vai trò to lớn
của MTVH, với tư cách không chỉ là động lực mà còn ở mục tiêu hướng tới của nó: "Dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" [13, tr. 163]. Xây dựng MTVH
lành mạnh cho sự phát triển kinh tế, xã hội được coi là nhân tố cơ bản để giữ vững ổn
định chính trị, tạo lập công bằng xã hội, xây dựng nhân cách con người Việt Nam trong
giai đoạn cách mạng mới. Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định cần phải phát triển
nhanh nhưng bền vững, tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng
xã hội và bảo vệ môi trường; mục tiêu chân - thiện - mỹ là đích vươn tới của văn hóa Việt
Nam.
Cùng với những thành tựu quan trọng mà chúng ta đã đạt được qua hơn 15 năm
tiến hành sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo, cũng phải nghiêm túc nhìn nhận hiện
trạng MTVH nước ta đang bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập cần được nhận thức đầy đủ, giải
quyết thỏa đáng. Mặt trái của cơ chế thị trường đã và đang làm nảy sinh không ít những
tệ nạn xã hội (TNXH), thói hư, tật xấu..., sự tấn công, phá hoại nhiều mặt của các thế lực
thù địch làm xói mòn đạo đức, lối sống, phá vỡ thuần phong, mỹ tục, chao đảo kỷ cương
phép nước. MTVH vẫn đang trong thời đoạn chuyển đổi, chưa định hình rõ nét.
Vì vậy, kịp thời ngăn chặn những tiêu cực, độc hại, bảo vệ và xây dựng MTVH
lành mạnh, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) vừa có những
mặt phù hợp với xu thế tiến bộ chung của thế giới, vừa thể hiện những bản chất ưu việt
của nền văn hóa XHCN, phù hợp với tình hình thực tiễn ở nước ta nói chung và mỗi địa
phương nói riêng.
Mặc dầu vậy, đây lại là lĩnh vực khá mới mẻ, chưa được quan tâm nhiều trong
hoạt động nghiên cứu khoa học, cũng như trong hoạt động thực tiễn xây dựng đời sống văn
hóa (ĐSVH) ở các địa phương. Rất nhiều vấn đề cơ bản về MTVH cần được nhận thức và
giải quyết thấu đáo. Khái niệm, bản chất, cấu trúc... của MTVH là gì? Thực trạng MTVH ở
nước ta hiện nay ra sao? Các quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất
lượng, hiệu quả của MTVH trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH thế nào v,v... đang là vấn
đề khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải giải đáp đầy đủ cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Đặc biệt
đối với Đà Nẵng một đơn vị mới được chia tách thành thành phố trực thuộc Trung ương (1-
1-1997) càng là vấn đề mới mẻ đòi hỏi phải giải đáp. Xuất phát từ tình hình đó, tôi đã chọn
đề tài: " Xây dựng môi trường văn hóa ở thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay " làm đề tài luận văn tốt nghiệp hệ cao học của
mình. Mong muốn của bản thân không chỉ góp phần bổ sung về mặt lý luận, mà còn trực tiếp
hơn hình thành những luận cứ khoa học để tiếp tục nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn
xây dựng MTVH ở nước ta nói chung và ở thành phố Đà Nẵng nói riêng trong tình hình
mới.
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay ở nước ta đã xuất hiện một số công trình nghiên cứu, một số bài viết của
các tác giả có đề cập ít nhiều đến vấn đề MTVH và xây dựng MTVH, như: Đỗ Huy, Cần xây
dựng MTVH pháp luật ở nước ta hiện nay, Người đại biểu nhân dân, 9-10/1993; GS.PTS
Trần Văn Bính (chủ biên), Văn hóa dân tộc trong thời kỳ mở của hiện nay, Nxb CTQG, H.
1996; Nguyễn Hồng Sơn, Môi trường văn hóa với sự hình thành nhân cách, Tạp chí Tư
tưởng văn hóa, 1/1997; GS.TS Huỳnh Khái Vinh, Lối sống với môi trường sinh thái và môi
trường văn hóa, Thông tin lý luận, 4/1998; GS.PTS Hoàng Vinh, Mấy vấn đề lý luận và thực
tiễn xây dựng văn hóa ở nước ta, Viện Văn hóa, Nxb VHTT, 1999; PGS. Trường Lưu, Văn
hóa một số vấn đề lý luận, Nxb CTQG, 1999; GS. Lê Thi, Khái niệm môi trường nhân văn
và vấn đề giáo dục môi trường nhân văn ở nước ta hiện nay, Tạp chí Triết học, 6/1999;
Trần Lê Bảo, Môi trường tự nhiên nhân văn, Văn hóa nghệ thuật, 11/1999; Phạm Vũ Dũng,
Nhận diện mấy vấn đề văn hóa, Viện Văn hóa và Nxb Văn hóa - thông tin, 1999; Đỗ
Huy, Xây dựng môi trường văn hóa ở nước ta từ góc nhìn giá trị học, Văn hóa nghệ
thuật, 4/2001...
Tuy nhiên, vấn đề "xây dựng môi trường văn hóa ở thành phố Đà Nẵng hiện nay"
còn chưa có công trình nào đề cập đến.
3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích
Từ góc độ lý luận về MTVH và xuất phát từ thực tiễn xây dựng MTVH ở nước ta
hiện nay (nói chung) và thành phố Đà Nẵng (nói riêng), luận văn có mục đích nghiên cứu
sau:
- Làm sáng tỏ bản chất, cấu trúc, đặc điểm, vai trò, chức năng...
của MTVH.
- Qua nghiên cứu, khảo sát thực trạng MTVH ở thành phố, luận văn đề xuất một
số giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng MTVH ở thành phố Đà
Nẵng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.
3.2. Nhiệm vụ
- Góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về MTVH.
- Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng MTVH, đề ra những giải
pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng MTVH ở địa phương.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Đối tượng khảo sát, nghiên cứu của luận văn này là vấn đề xây dựng MTVH ở
nước ta (nói chung) và ở thành phố Đà Nẵng (nói riêng) qua khảo sát, đánh giá chủ yếu
tập trung ở khu vực đô thị.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chủ yếu tập trung phân tích, đánh giá thực trạng MTVH ở khu vực đô
thị thành phố Đà Nẵng, để trên cơ sở đó đề ra các giải pháp sát thực, đúng đắn.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
- Hệ thống hóa và làm sâu sắc hơn một số vấn đề lý luận về MTVH và xây dựng
MTVH ở nước ta hiện nay.
- Phân tích, đánh giá để đi đến nhận thức đúng về thực trạng MTVH ở khu vực
đô thị thành phố Đà Nẵng.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần cùng địa phương nâng cao
hiệu quả hoạt động xây dựng MTVH trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu và vận dụng vào
thực tiễn xây dựng MTVH ở thành phố Đà Nẵng; làm tài liệu tham khảo trong công tác
nghiên cứu, giảng dạy môn Lý luận văn hóa trong hệ thống các trường Đảng địa phương.
6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy
vật biện chứng; chú ý kết hợp các phương pháp phân tích và tổng hợp, lôgíc và lịch sử;
đồng thời tiếp thu và sử dụng linh hoạt các phương pháp so sánh, thống kê, điều tra xã
hội học; tiếp cận và xử lý vấn đề chủ yếu từ góc độ lý thuyết hoạt động.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương, 6 tiết.
Chương 1
Một số vấn đề lý luận về môi trường văn hóa
1.1. Quan niệm về môi trường văn hóa
Xuyên suốt tiến trình lịch sử, thành quả lao động sáng tạo bằng tri thức, trí tuệ,
tâm hồn và tình cảm của con người đã sản sinh ra một "hệ sinh thái đặc biệt" riêng có ở
con người - đó là hệ sinh thái văn hóa. Cùng với hệ sinh thái tự nhiên, hệ sinh thái văn
hóa thường xuyên tác động tới con người, bồi dưỡng tâm hồn, đạo lý, rèn luyện ý chí và
tôi luyện nhân cách con người. "Nếu đại tự nhiên là cái nôi đầu tiên nuôi sống con người,
thì văn hóa là cái nôi thứ hai, ở đó toàn bộ đời sống tinh thần của con người được hình
thành, được nuôi dưỡng và phát triển. Con người không thể tồn tại nếu tách rời đại tự nhiên,
cũng như con người không thể thực sự là con người nếu tách rời môi trường văn hóa" [9, tr.
65]. Điều đó khẳng định văn hóa thực sự có ý nghĩa bởi nó chứa đựng toàn bộ những sản
phẩm, hành động, phương thức ứng xử, kiểu mẫu hoạt động... hàm chứa hệ thống giá trị
nhân văn, vốn tri thức và kinh nghiệm xã hội đã được đúc kết trong thực tiễn lịch sử, tạo
thành MTVH lành mạnh nuôi dưỡng con người, phát triển con người ngày càng hoàn thiện
về mọi mặt. Đây chính là cơ sở lý luận quan trọng để tiếp cận, nghiên cứu về MTVH.
1.1.1. Khái niệm môi trường văn hóa
Trong vài thập kỷ trở lại đây, vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường sống của
con người đã trở thành mối quan tâm đặc biệt đối với mọi quốc gia trên toàn cầu. Nó
không còn là vấn đề của khoa học tự nhiên (KHTN) hay kinh tế thuần túy, mà trước hết
là vấn đề văn hóa, xã hội hết sức bức thiết đặt ra buộc loài người phải giải quyết trong
những chặng đường phát triển tiếp theo. Bên cạnh những thuật ngữ đã được sử dụng khá
phổ biến trước đây như "môi trường sinh thái (tự nhiên)", "môi trường sống", "môi
trường xã hội"... một thuật ngữ mới được đưa vào sử dụng khá phổ biến trong các công
trình nghiên cứu khoa học, trong các nghị quyết của Đảng cũng như trên các phương tiện
thông tin đại chúng ở nước ta - đó chính là "môi trường văn hóa". Tuy nhiên, MTVH là
gì? cho đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu để đưa ra
những luận giải khoa học theo những tiêu chí đặc trưng của khái niệm để đi đến một quan
niệm thống nhất về thuật ngữ. Do đó, để nhận thức đúng MTVH cần thiết phải xem xét
mối quan hệ giữa "môi trường" và "văn hóa", xem xét nội hàm và ngoại diên của khái
niệm MTVH; mà thực chất của vấn đề là tìm hiểu mối quan hệ giữa con người và thế giới
bao quanh con người để giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa dưới góc độ môi
trường.
Khái niệm môi trường rất rộng, phức tạp và đa nghĩa, nên có nhiều cách quan
niệm (theo nghĩa rộng, hẹp) khác nhau:
* Quan niệm theo nghĩa hẹp: coi môi trường chỉ bao gồm những gì thuộc về tự
nhiên, hay thế giới vật chất bao quanh con người. Đây là cách tiếp cận khái niệm từ góc
độ KHTN thuần túy ở các nước phương Tây và được sử dụng khá phổ biến vào khoảng
cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
ở nước ta, đến những năm 90 của thế kỷ XX quan niệm này vẫn còn tồn tại khá
phổ biến. Trong mục tìm hiểu khái niệm "Môi trường và bảo vệ môi trường" tạp chí
Cộng sản (số 19/1996) [41, tr. 58] và tạp chí Công tác khoa giáo (số 1/1997) [42, tr. 32]
cũng chỉ nhấn mạnh đến các yếu tố tự nhiên, sinh thái, các yếu tố vật chất nhân tạo bao
quanh con người có ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của con người mà không hề đề
cập đến các yếu tố tư tưởng, tinh thần, các yếu tố xã hội, văn hóa - với tư cách là một bộ
phận quan trọng cấu thành môi trường sống của con người.
Cũng vì lẽ đó, cho đến nay mặc dù cụm từ "môi trường" đã không còn xa lạ với
mọi người dân Việt Nam, tuy vậy dường như khi đề cập tới nó vẫn còn không ít người
chỉ đơn thuần quan niệm đó là các hợp phần của tự nhiên bao quanh như không khí, đất,
nước, sinh vật... Sự nhầm tưởng, hay nói đúng hơn là quan niệm một cách phiến diện này
vô hình chung đã làm mất đi "một nửa quan trọng khác" nếu không nói là có ý nghĩa
quyết định trong môi trường sống của con người - đó là môi trường xã hội (MTXH) -
nhân văn. Hệ quả của nó là trong nhận thức, cũng như trong hoạt động thực tiễn đã xem
nhẹ vai trò của MTXH, MTVH, gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc.
* Quan niệm theo nghĩa rộng: là những quan niệm coi "môi trường" bao gồm
những gì không chỉ thuộc về tự nhiên như đôi khi người ta lầm tưởng, nói đến môi trường
là nói đến "mọi thứ quanh ta", "có liên quan mật thiết với ta", bất kể nó thuộc về tự nhiên,
xã hội hay văn hóa.
Michel Batisse (nhà nghiên cứu người Pháp) tác giả của những công trình nghiên
cứu nổi tiếng thế giới về môi trường đã xác định: "Môi trường không chỉ bó hẹp ở những
không gian được gọi là tự nhiên và đã bị biến đổi ít nhiều qua các thời kỳ mà còn bao
gồm cả những không gian nhân tạo làm khung cảnh cho cuộc sống của hầu hết mọi
người" [2, tr. 47-48].
Theo định nghĩa của UNEP (chương trình môi trường của Liên hiệp quốc) thì:
"Môi trường là thế giới mà chúng ta đang sống trong đó". Còn theo các nhà nghiên cứu
của Cộng đồng châu Âu: "Môi trường là sự liên hợp của các yếu tố mà những mối tương
tác phức tạp của chúng đã tạo nên hoàn cảnh, điều kiện chung quanh và điều kiện sống
của cá nhân và của xã hội khi họ sống trong đó hay khi họ cảm thấy" [21, tr. 25].
ở nước ta, Từ điển tiếng Việt (xuất bản năm 1997), môi trường được định nghĩa
là: "Toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên, xã hội, trong đó con người hay một
sinh vật tồn tại, phát triển trong quan hệ với con người, với sinh vật đó" [46, tr. 618].
Tóm lược nội dung một số quan niệm cơ bản nêu trên cho thấy: môi trường là
một "khái niệm mở", nó không chỉ hàm chứa những cái có sẵn trong tự nhiên mà còn bao
gồm cả những yếu tố nhân tạo bao quanh con người, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát
triển của con người và xã hội. Với cách hiểu theo nghĩa rộng, môi trường sống của con
người như một chỉnh thể bao quát toàn bộ các yếu tố MTTN, MTXH và MTVH... Chúng
đan xen, thâm nhập vào nhau, tác động ảnh hưởng lẫn nhau và cùng tác động đến việc hình
thành nhân cách con người, tạo ra điều kiện sống, điều kiện phát triển của cá nhân và của xã
hội. Cũng vì lẽ đó, PGS. Trường Lưu rất có lý khi cho rằng: "Về một định nghĩa chung
thì môi trường là những gì gắn chặt và bao quanh con người; từ đó người ta vận dụng vào
các dạng môi trường khác nhau" [20, tr. 241].
Xét theo ý nghĩa đó, MTVH vừa là một bộ phận của môi trường sống nói chung,
vừa là sự "đan bện" rất phức tạp và đa dạng giữa các hệ môi trường với nhau, đồng thời
tích hợp những tố chất của các hệ môi trường khác, hình thành một môi trường đặc biệt -
môi trường nhân văn (MTNV) gắn với sự sống của con người.
Khái niệm MTVH lần đầu tiên được giáo sư nhân chủng học người Pháp
Georges Olivier đề cập đến trong tác phẩm "Sinh thái nhân văn" (năm 1975). Theo ông
MTVH hay MTNV được tạo nên bởi sự "tác động của con người tới con người" và "tổ
chức xã hội của chúng ta, còn sự tác động của con người với tự nhiên cũng như sản phẩm
từ nền công nghiệp đương nhiên đã có và phải có..." [23, tr. 10].
MTVH cũng được nhiều nhà khoa học xã hội Xô viết trước đây quan tâm nghiên
cứu. Trong cuốn giáo trình "Cơ sở lý luận văn hóa Mác - Lênin" do GS.TS triết học A.I.
Ac-nôn-đốp chủ biên đã đưa ra quan niệm về MTVH như sau: "Môi trường văn hóa là
một tổng thể ổn định những yếu tố vật thể và nhân cách, nhờ đó các cá thể tác động lẫn
nhau. Chúng ảnh hưởng tới hoạt động khai thác và sáng tạo giá trị văn hóa, tới nhu cầu
tinh thần, hứng thú và định hướng giá trị của họ. Môi trường văn hóa không chỉ là tổng
hợp những yếu tố văn hóa vật thể, mà còn có những con người hiện diện văn hóa" [1, tr.
75].
Trong những năm gần đây, MTVH ở Việt Nam đã trở thành một vấn đề bức xúc,
vừa có tính cấp thiết, vừa có tính lâu dài, đòi hỏi phải giải đáp cả về mặt lý luận và trong
thực tiễn đời sống xã hội. Nhiều nhà nghiên cứu đã đề cập và tiếp cận MTVH từ nhiều
góc độ và cấp độ khác nhau, xuất phát từ những mục đích nghiên cứu khác nhau.
Trong cuốn sách "Quản lý hoạt động văn hóa" xuất bản năm 1998, từ góc độ lãnh
đạo, quản lý hoạt động văn hóa, tập thể tác giả nhận định: "Môi trường văn hóa là một
tổng thể các sản phẩm văn hóa, chương trình văn hóa, hành vi văn hóa, thiết chế, phương
tiện và cảnh quan văn hóa... mà cá nhân tiếp xúc trong suốt đời mình và có ảnh hưởng
qua lại với mình" [25, tr. 77].
Công trình nghiên cứu khoa học của Bộ quốc phòng "Nuôi dưỡng giá trị văn hóa
trong nhân cách người chiến sỹ quân đội nhân dân Việt Nam" khi đề cập đến vấn đề
MTVH, các tác giả cũng quan niệm: "Môi trường văn hóa là tổng hòa những thành tố vật
chất và tinh thần tương đối ổn định trong một thời gian và không gian cụ thể, ở đó các cá
nhân tác động đến nhau, con người là yếu tố quan trọng nhất của môi trường văn hóa"
[43, tr, 32]. MTVH luôn gắn với một phạm vi không gian và thời gian tác động xung
quanh con người, tức là phải gắn với MTXH trong đó có nền văn hóa hiện tồn.
Theo GS. Phạm Minh Hạc: "Môi trường văn hóa chính là môi trường xã hội và
tự nhiên, bao gồm các quan hệ người, nhóm, gia đình, tổ tiên, cộng đồng dân tộc, xã hội".
Như vậy, MTVH là sự vận động của các mối quan hệ giao tiếp, thể hiện trong ứng xử của
từng người và gia phong, lối sống, nếp sống và trật tự kỷ cương của xã hội [15, tr. 8].
Từ góc nhìn giá trị học, GS. TS Đỗ Huy cho rằng: "Môi trường văn hóa gắn với toàn
bộ hoạt động người. Các lớp và không gian của môi trường gắn liền với sự đối tượng hóa
các năng lực bản chất của con người...","môi trường văn hóa chính là sự vận động của các
quan hệ của con người trong các quá trình sáng tạo, tái tạo, đánh giá, lưu giữ và hưởng thụ
các sản phẩm vật chất và tinh thần của mình" [17, tr. 24; 35-36]. MTVH được nhìn nhận
như một hệ thống các giá trị nhân văn có mối quan hệ mật thiết đối với quá trình hình
thành, phát triển nhân cách con người, phát triển xã hội.
MTVH còn được quan niệm đồng nghĩa với khái niệm MTNV: "Là những điều
kiện tự nhiên, văn hóa xã hội xung quanh con người có tác động trực tiếp tới sự hình
thành phát triển nhân cách của cá thể, lối sống của các nhóm xã hội cũng như của toàn
thể xã hội..." [26, tr. 3]. Đây là những quan niệm thể hiện sự đồng thuận về MTVH.
Bên cạnh đó vẫn có một số quan niệm "không đồng chiều" như: coi MTVH là
một khái niệm không có nội hàm và ngoại diên, chỉ là một cách nói văn hoa, là sự "phiên
ngang" thuần túy từ MTTN sang lĩnh vực văn hóa xã hội; hoặc bó hẹp MTVH trong một
phạm vi không gian cố định và nhỏ hẹp, coi MTVH chỉ là một khái niệm ngang hàng với
khái niệm "làng văn hóa", "gia đình văn hóa", hay đồng nhất MTVH với MTXH... Tuy
nhiên, đây không phải là những quan niệm chính thống và phổ biến trong giới nghiên cứu
khoa học cũng như trong đời sống xã hội.
MTVH do vậy, được thừa nhận là một khái niệm "mở", vừa mang tính thống
nhất, lại vừa rất đa dạng. Nhìn chung quan niệm về MTVH của các tác giả không có sự
đối lập, đều thừa nhận MTVH là một bộ phận quan trọng không thể thiếu được trong môi
trường sống của con người. MTVH là toàn bộ yếu tố tự nhiên nhân văn và tổng hợp
những yếu tố văn hóa - xã hội và nhân cách văn hóa bao bọc xung quanh con người. Nó
tác động biện chứng tới con người thông qua hệ thống các giá trị, các truyền thống...
được kết tinh lại trong các phong tục, tập quán, khuôn mẫu ứng xử của cộng đồng nhằm
phối hợp điều hòa, kiểm soát cuộc sống, thế ứng xử của các thành viên trong gia đình, gia
tộc và của cả cộng đồng.
Để nhận thức đầy đủ về bản chất MTVH cần thiết phải xác định cho được nội
hàm của nó, để từ đó có những hướng đi đúng đắn trong việc nghiên cứu và thực thi
nhiệm vụ xây dựng MTVH.
Thứ nhất, cần phân biệt rõ khái niệm "văn hóa" và "MTVH".
Đây là hai khái niệm có mối quan hệ mật thiết, thẩm thấu lẫn nhau, bởi giữa
chúng có nhiều nét tương đồng. Văn hóa hình thành và phát triển trước hết trong mối quan
hệ giữa con người với MTTN và MTXH. Một khi đã hình thành, văn hóa lại tạo ra môi
trường sống, MTVH của con người, góp phần quan trọng trong việc hình thành con người
như một thực thể văn hóa. "Người không đẻ ra người, đứa trẻ chỉ trở nên người trong quá
trình giáo dục" [51, tr. 129]. Một MTVH lành mạnh cũng được hiểu như một không gian
văn hóa được tạo dựng, bồi đắp bởi những giá trị chân-thiện-mỹ. Khi nói văn hóa là
"thiên nhiên thứ hai" của con người chính là muốn nhấn mạnh đến sự tương đồng đó giữa
"văn hóa" và "MTVH". Hơn nữa xét về bản chất, văn hóa chính là: "Sự phát huy các
năng lực bản chất của con người, là sự thể hiện đầy đủ nhất chất người, nên văn hóa trở
thành năng lực tinh thần đặc biệt, giúp cho con người hoàn thiện nhân cách, tâm hồn,
đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của con người" [9, tr. 65]. Đây cũng có thể được
quan niệm là tác động cơ bản, cốt lõi của MTVH...
Tuy nhiên, không thể đồng nhất "văn hóa" với "MTVH". Giữa chúng vẫn có ranh
giới và hàm chứa sự khác biệt (tương đối). MTVH chính là bộ phận của môi trường sống
đã được "nhân hóa", "văn hóa hóa", "thẩm mỹ hóa", đồng thời là sự biểu hiện văn hóa
của con người ra bên ngoài. Trong quan hệ với con người, MTVH với tư cách là tổng hòa
các mối quan hệ xã hội - trở thành khách thể, là cái "bao quanh" con người, tác động trở
lại con người một cách khách quan (khách quan ở đây chỉ mang tính tương đối khi đặt
trong mối tương quan đối sánh với văn hóa mà thôi). Văn hóa lại hàm chứa một ý nghĩa
bao quát, rộng lớn hơn nhiều. Văn hóa có thể được nhìn nhận là trình độ, năng lực bản
chất người, là hoạt động sáng tạo và sản phẩm (giá trị) sáng tạo, văn hóa vừa được tích
lũy trong con người (năng lực sáng tạo, tri thức, tư duy, khả năng khái quát hóa, trừu
tượng hóa...) vừa được thể hiện ra thế giới xung quanh con người (hoàn cảnh, MTVH)
kết tinh thành hệ giá trị chuẩn mực, khuôn mẫu ứng xử... quy định mọi lĩnh vực hoạt
động, ứng xử, phương thức hoạt động của con người. "Không thể có môi trường văn hóa
nếu không có hoạt động thực tiễn của chủ thể văn hóa" [17, tr. 41]. Trong mối quan hệ đó
văn hóa là một trong những yếu tố quan trọng định hướng, chi phối bản chất, trình độ
phát triển của MTVH. Bởi lẽ "văn hóa không dừng lại ở các hoạt động. Các hoạt động sẽ
tạo ra các giá trị. Giá trị là hạt nhân tạo nên văn hóa, là hòn đá thử vàng để phân biệt các
hoạt động văn hóa với các hoạt động phản văn hóa. Các giá trị này, đến lượt nó, lại hình
thành nên khái niệm mà ta gọi là môi trường văn hóa" [9, tr. 67]. Giá trị là hạt nhân tạo
nên văn hóa và MTVH. Nhưng MTVH không trực tiếp sáng tạo ra các giá trị mà nó chỉ
tạo ra các điều kiện, tiền đề cần thiết và thuận lợi để các giá trị luôn được sản sinh ra
trong đời sống xã hội, thúc đẩy văn hóa phát triển. Thông qua sự vận động và phát triển
của nền văn hóa hiện tồn, MTVH luôn được bồi đắp các giá trị mới, các giá trị nhân văn,
nhân bản hiện đại, đảm bảo sự phát triển tiếp nối các giá trị truyền thống, tạo ra tính đa
dạng, linh hoạt và rộng mở của MTVH.
Là sản phẩm của hoạt động tinh thần của xã hội, MTVH không thể không phản
ánh và chịu sự quy định của phương thức sản xuất vật chất. Điều kiện sinh hoạt vật chất
của các giai cấp khác nhau sẽ làm nảy sinh những tư tưởng, tình cảm, đạo đức, lối sống,
những phương thức sống, cung cách làm ăn không giống nhau. Trong tiến trình lịch sử
nhân loại, mỗi hình thái kinh tế - xã hội khác nhau có mỗi kiểu MTVH tương ứng với nó.
Mỗi kiểu MTVH nhất định lại hình thành một kiểu mẫu nhân cách phù hợp. Khi xã hội
phân chia thành giai cấp, kiểu mẫu nhân cách đó bao giờ cũng được xây dựng theo hình
ảnh của giai cấp thống trị, phù hợp với lợi ích giai cấp thống trị trong xã hội đó. Hệ tư
tưởng, ý thức hệ luôn là hạt nhân cốt lõi của văn hóa và MTVH; là cái cốt lõi để các giai
cấp phát triển văn hóa, tạo lập MTVH theo lợi ích và lý tưởng của mình. Tuy nhiên, yếu
tố chi phối của giai cấp thống trị không phải là yếu tố quyết định tất cả đến MTVH.
Trong không ít trường hợp một số yếu tố khác nổi lên hàng đầu lại là yếu tố dân tộc, tôn
giáo, nhân dân lao động... Chính bản sắc văn hóa dân tộc và truyền thống văn hóa dân tộc
làm cho MTVH có sức sống lâu bền và có vai trò to lớn trong việc xây dựng con người,
ổn định xã hội, tạo động lực vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong mọi thời
đại. Thực tiễn lịch sử cũng đã chứng minh định hướng chính trị cho MTVH không chỉ
đơn thuần dựa trên cơ sở đảm bảo hệ tư tưởng, lợi ích của giai cấp thống trị mà còn phải
dựa vào bản sắc dân tộc và truyền thống văn hóa dân tộc mới có thể được phát huy vững
chắc. Do đó, xây dựng MTVH ở nước ta hiện nay phải gắn liền với nhiệm vụ tuyên
truyền, giáo dục sâu rộng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nó trở thành
hạt nhân cốt lõi trong đời sống chính trị xã hội, đồng thời phải hết sức chú trọng xây
dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
MTVH là một bộ phận quan trọng, một phương diện cốt lõi của văn hóa, phản ánh
chân xác bản chất, trình độ phát triển của nền văn hóa trong xã hội đó, "MTVH là thành
quả kết tinh văn hóa của một thời đại cụ thể" [17, tr. 67]. Tuy nhiên, nó không đơn thuần
chỉ là sản phẩm của nền văn hóa trong xã hội hiện tồn mà thể hiện sự phát triển tiếp nối
của truyền thống dân tộc, của hệ thống các giá trị, các chuẩn mực đạo đức, pháp quyền,
các phương thức hoạt động, khuôn mẫu ứng xử... đã được các thế hệ liên tục tạo dựng
nên, được định hình tương đối ổn định trong suốt tiến trình vận động phát triển của nền
văn hóa dân tộc. Sự thâm nhập của hệ thống các giá trị, các chuẩn mực đó vào các thiết
chế gia đình, nhà trường, xã hội; vào các lĩnh vực trọng yếu của đời sống xã hội như:
khoa học, giáo dục - đào tạo, đạo đức, thẩm mỹ... sẽ tạo ra một MTNV tương ứng, góp
phần nuôi dưỡng, hình thành một kiểu mẫu nhân cách sáng tạo đáp ứng yêu cầu đặt ra
của đời sống xã hội. MTVH được hình thành ổn định sẽ bảo lưu và thúc đẩy điều kiện
sống có văn hóa của con người, góp phần hình thành thế ứng xử, những giá trị, biểu tượng
văn hóa tương đối ổn định, tạo điểm tựa cho sự phát triển của các thực thể văn hóa và văn
hóa nói chung. Có thể quan niệm MTVH dưới góc độ giá trị học là một tổng thể các giá trị
tinh thần "bao quanh" con người, khơi dậy năng lực sáng tạo và khát vọng hướng tới cái
chân, cái thiện, cái mỹ của con người trong cuộc sống. MTVH luôn hàm chứa trong mình
tính sáng tạo và bản chất nhân văn, nhân ái, nghĩa hiệp trong mọi hoạt động, hành vi ứng xử
của con người. MTVH là một trong những chỉ số nhân bản đánh giá sự phát triển người,
phát triển xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Xây dựng MTVH thực chất chính
là "nhân văn hóa" các mối quan hệ giữa con người với con người, con người với tự nhiên và
con người với xã hội; tạo lập một môi trường sống lành mạnh, thuận lợi nhằm phát triển toàn
diện con người, qua đó tác động tới sự phát triển của xã hội, sự phát triển của nền văn hóa.
Thứ hai, MTVH là một bộ phận quan trọng chứ không phải là toàn bộ môi
trường sống của con người. Con người không chỉ sống trong MTVH mà còn sống trong
MTTN và MTXH. Môi trường sống của con người là tổng hòa 3 môi trường cơ bản:
MTTN, TMXH và MTVH. Trong đó: "Nếu môi trường xã hội hình thành theo dòng lịch
sử và những biến đổi của thời cuộc; môi trường tự nhiên hình thành từ một không gian
địa lý ảnh hưởng đến phương thức sản xuất, tâm lý và tập tục một cộng đồng dân cư; thì
môi trường văn hóa hình thành theo bản chất một chế độ chính trị và định hướng của một
nền văn hóa, từ đó tạo thành mối quan hệ giữa các hình thức môi trường" [20, tr. 241].
Do đó, không thể quan niệm MTVH nằm ngoài tự nhiên, cũng như không thể tách rời
MTVH với MTXH. MTTN và MTXH chính là điều kiện cho sự hình thành và phát triển
của MTVH quy định đặc trưng, tính chất của MTVH cụ thể. Một MTTN được chăm sóc,
bảo vệ tốt thật sự trong sạch, lành mạnh đảm bảo cho cuộc sống lâu dài của con người;
một MTXH thực sự lành mạnh, dân chủ, tiến bộ, văn minh, không có sự tồn tại phổ biến
của các TNXH, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển
tự do của tất cả mọi người đều được coi là những thành tố cơ bản, cốt lõi cấu thành
MTVH. Sự khu biệt giữa MTVH với môi trường sống tự nhiên cũng như MTXH được
thể hiện tập trung ở sự tổng hòa các mối quan hệ xã hội, tạo ra những nhân tố chủ quan,
khách quan có ảnh hưởng và tác động đến sự phát triển những năng lực bản chất của con
người. Sự ô nhiễm MTTN cũng như MTXH xét cho cùng đều xuất phát từ những cách
hành xử thiếu văn hóa, vị kỷ của con người trong các mối quan hệ xã hội. Sự suy đồi về
đạo đức, nhân cách, lối sống, nòi giống của con người đều có căn nguyên sâu xa từ sự
xuống cấp và suy thoái của MTVH. Một hành vi xâm hại hay phóng uế nơi các di tích
lịch sử, tượng đài, danh lam thắng cảnh, các tệ nạn xã hội, sự suy đồi về lối sống... không
chỉ làm ô nhiễm, hủy hoại đơn thuần về mặt tự nhiên, sinh học, mà còn biểu hiện sự vô
minh, tha hóa, băng hoại về mặt tâm hồn. Tiêu chí đánh giá MTVH không chỉ dừng ở các
quá trình lý hóa, các biện pháp quan trắc đo đếm, kiểm định bằng số lượng, mà nó phải là
các chỉ số nhân văn, trình độ phát triển người, chất lượng các mối quan hệ xã hội, chất
lượng cuộc sống của con người... Đến lượt mình, các chỉ số nhân bản này lại là tiêu chí
cơ bản để đánh giá trình độ phát triển của xã hội. Điều đó cho thấy không phải bất cứ giá
trị vật chất, tinh thần nào cũng tham gia vào MTVH. Chúng chỉ thực sự thuộc về MTVH
khi nằm trong mối quan hệ tương tác với con người và cộng đồng người nhằm phát triển
toàn diện con người, tạo động lực vững chắc cho sự phát triển kinh tế, xã hội. MTVH ở đây
được biểu hiện như một sự đan xen phức hợp giữa MTTN và MTXH, chứ không đơn
thuần là bộ phận của MTXH. MTVH hàm chứa một bộ phận MTTN đã được "người
hóa", được "nhân văn hóa" tạo thành một "sinh thái nhân văn", một "cảnh quan văn hóa"
có tác động duy trì và phát triển bền vững cuộc sống con người. Tương tự trong thực tế
không thể đồng nhất hay lẫn lộn MTVH với MTXH mặc dù chúng gắn bó khắn khít với
nhau, tác động mạnh mẽ lẫn nhau và có phần nào đó hòa tan vào nhau. "Môi trường xã
hội nói chung, trong đó bao gồm nhiều yếu tố văn hóa, hay môi trường văn hóa cũng
đồng thời là môi trường xã hội nếu hiểu văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội. Với
cách hiểu chung hiện nay thì xây dựng môi trường văn hóa là để tác động đến đời sống
xã hội, trong đó có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái vì lợi ích con người... Nghĩa là môi
trường xã hội và môi trường văn hóa vừa thống nhất hữu cơ, vừa khu biệt theo cơ chế tổ
chức, chứ không phải môi trường văn hóa là bộ phận của môi trường xã hội" [20, tr. 241-
242]. MTVH định hướng cho quá trình vận động và phát triển của MTXH theo những giá
trị, chuẩn mực của đời sống hiện đại phù hợp với bản chất của nền văn hóa và định
hướng chính trị của giai cấp cầm quyền. Một nền văn hóa tiến bộ, được định hướng bằng
một hệ tư tưởng tiên tiến sẽ tạo ra sự phát triển đồng thuận giữa các hình thái môi trường.
Sự khoan hòa giữa ba hình thái môi trường này tạo ra một trạng thái lý tưởng cho sự phát
triển của con người như một tổng hòa các quan hệ xã hội. Sự phân định này rất có ý nghĩa
không chỉ trong phương diện lý luận mà nó còn góp phần quan trọng chỉ đạo hoạt động
thực tiễn xây dựng MTVH ở nước ta trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa và đồng bộ với
nhiệm vụ xây dựng MTTN và MTXH thực sự trong sạch, lành mạnh, giải quyết một cách
thỏa đáng mối quan hệ giữa con người - xã hội và tự nhiên. "Môi trường văn hóa của
chúng ta là môi trường mà ở đó con người giao tiếp với tự nhiên, phát triển hài hòa với tự
nhiên. Môi trường văn hóa của chúng ta là môi trường mà ở đó con người với con người
được sống bình đẳng trong tự do và hạnh phúc và bộ giá trị chân - thiện - mỹ là hướng
vận động cơ bản" [17, tr. 25]. Đồng thời nó cũng chỉ rõ MTVH là một khái niệm có tính
độc lập tương đối, có quy luật vận động và phát triển của riêng mình, nó không phải chỉ
là một "từ ghép", một phép cộng đơn thuần và giản đơn giữa "môi trường" và "văn hóa".
Thứ ba, cần làm rõ mối quan hệ giữa "MTVH" và "Đời sống văn hóa" (ĐSVH).
Đây là hai khái niệm cơ bản có mối quan hệ mật thiết, hữu cơ, trong thực tiễn cuộc sống
nhiều khi người ta thường đồng nhất chúng với nhau. Tuy vậy trong nghiên cứu, người ta
cũng thấy chúng có sự khác biệt tương đối.
Khi nói tới ĐSVH người ta thường nhấn mạnh đến một lĩnh vực đặc thù của đời
sống xã hội và quá trình sản xuất và tái sản xuất ra các giá trị văn hóa, cũng như sự tổng
hòa các hoạt động tinh thần của xã hội, như hoạt động tư tưởng, khoa học, giáo dục, nghệ
thuật, tôn giáo, tín ngưỡng... Như vậy, ĐSVH không chỉ bó hẹp trong những hoạt động
thường nhật mang tính chủ quan của con người mà bao trùm toàn bộ phương thức sinh
hoạt văn hóa của đời sống tinh thần xã hội. ĐSVH chỉ được thể hiện bằng sự hoạt động
có định hướng của con người gắn với một không gian và thời gian cụ thể. Vì vậy ĐSVH
được coi là sự phô diễn bộ mặt hoạt động của MTVH...
Còn khi đề cập đến MTVH, người ta lại thường nhấn mạnh đến yếu tố tổng hòa
các điều kiện vật chất, tinh thần, hoàn cảnh; tổng hòa các mối quan hệ xã hội có ảnh
hưởng và tác động đến sự phát triển và hoàn thiện nhân cách, năng lực sáng tạo của con
người. Trong quan hệ với ĐSVH, MTVH như một "lát cắt ngang" biểu thị chất lượng của
ĐSVH. Nói đến MTVH là nói đến những mối quan hệ tốt đẹp làm nên văn hóa trong
những không gian văn hóa nhất định. Thực chất của nhiệm vụ xây dựng ĐSVH ở cơ sở
chính là phải: "Xây dựng lên được một môi trường văn hóa phong phú, sôi nổi, văn minh,
đầy tính nhân văn và thẩm mỹ, vừa tiên tiến vừa đậm đà bản sắc dân tộc, trên mỗi cộng
đồng cơ sở hay khu dân cư cố định lâu dài, ở nông thôn cũng như thành thị, ở khu vực
công nghiệp cũng như trong các lực lượng vũ trang, quân đội" [25, tr. 100]. Xây dựng
ĐSVH cho một cộng đồng nào đó chính là xây dựng một MTVH để nó tác động, phát
huy ảnh hưởng tới đời sống con người và xã hội. Đến lượt mình, MTVH lại xác lập cho
con người và cộng đồng những biểu trưng giá trị, xác định nội dung tư tưởng, điều chỉnh
những nhu cầu và nguyện vọng, định hướng cho mọi hoạt động sáng tạo trong xã hội đó,
thúc đẩy ĐSVH phát triển.
Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII khi đề ra nhiệm vụ xây dựng MTVH đã chỉ
rõ: phải "tạo ra ở các đơn vị cơ sở (gia đình, làng, bản, xã, phường, khu tập thể...), các
cùng dân cư (đô thị, nông thôn, miền núi...) đời sống văn hóa lành mạnh, đáp ứng những
nhu cầu văn hóa đa dạng và không ngừng tăng lên của các tầng lớp nhân dân" [3, tr. 447].
Qua một số luận giải ở trên, ta có thể quan niệm: "Môi trường văn hóa không chỉ
là tổng hòa các yếu tố văn hóa vật thể và phi vật thể bao quanh con người, có quan hệ
tương tác với con người, môi trường văn hóa còn là khái niệm chỉ sự tổng hòa các mối
quan hệ xã hội trong hoàn cảnh xã hội nhất định tạo ra một môi trường sống lành mạnh
có ảnh hưởng và tác động đến sự phát triển những năng lực bản chất của con người để
hình thành nhân cách theo lý tưởng xã hội tiên tiến phù hợp với sự vận động và phát triển
của đời sống xã hội, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa". Con người
luôn đóng vai trò chủ thể trong suốt quá trình phát sinh, hình thành và phát triển của
MTVH, vừa là yếu tố quan trọng, vừa là sản phẩm chủ yếu nhất của MTVH. Do vậy, để
tạo ra sự phát triển chân chính và đúng nghĩa của con người luôn cần phải xây dựng và
bảo vệ tốt MTVH.
1.1.2. Cấu trúc của môi trường văn hóa
MTVH có cấu trúc hết sức phức tạp, có thể tiếp cận ở nhiều góc độ, nhiều
phương diện khác nhau như: Phân chia thành những yếu tố vật thể và phi vật thể; phân
chia thành những yếu tố tự nhiên và những yếu tố xã hội; phân chia thành những yếu tố
đã có, đã hoàn thiện, được kế thừa, chọn lọc mang tính bền vững và những yếu tố đang ở
dạng tiềm năng, đang trong quá trình phát sinh, hình thành, phát triển. Từ góc độ giá trị
học MTVH được quan niệm như một hệ thống giá trị, khuôn mẫu ứng xử, chuẩn mực đạo
đức, pháp lý, phong tục, tập quán... Từ phương diện quản lý, MTVH bao gồm tổng thể
các sản phẩm văn hóa, chương trình văn hóa, hành vi văn hóa, thiết chế, phương tiện và
cảnh quan văn hóa... Để phù hợp với định hướng nghiên cứu của đề tài, cấu trúc của
MTVH được xem xét từ hai khía cạnh chính: Phạm vi không gian và các thành tố cơ bản
cấu thành.
* Theo phạm vi không gian MTVH được phân chia thành các cấp độ sau:
- Cấp độ vi mô (cơ sở): bao gồm MTVH gia đình, dòng tộc, nhóm xã hội. Đây là
môi trường mà ở đó diễn ra quá trình nhập thân văn hóa đầu tiên của con người, nơi diễn
ra sự chuyển tiếp quan trọng biến con người từ một sinh vật trở thành một con người xã
hội, một thực thể văn hóa. Con người khi sinh ra nếu bị tách khỏi môi trường cơ bản này
sẽ không bao giờ có thể trở thành người, hoặc phát triển phiến diện, què quặt về mặt nhân
cách và không thể trở thành một nhân cách văn hóa. MTVH gia đình, dòng tộc không chỉ
đảm nhiệm chức năng duy trì nòi giống, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho các công dân
tương lai, chức năng kinh tế mà còn là môi trường cơ bản của xã hội đảm nhận chức năng
bảo tồn và trao truyền các giá trị văn hóa, là nơi hình thành các giá trị nhân văn của xã
hội, lưu truyền và phát triển các giá trị nhân bản của con người. Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH đã xác định: "gia đình là tế bào của xã hội, là cái
nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và
hình thành nhân cách. Các chính sách của Nhà nước phải chú ý tới xây dựng cho gia đình
no ấm, hòa thuận, tiến bộ" [12, tr. 15]. Đại hội IX của Đảng tiếp tục khẳng định: "Nêu
cao trách nhiệm của gia đình trong việc xây dựng và bồi dưỡng các thành viên của mình
có lối sống văn hóa, làm cho gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành
mạnh của xã hội" [13, tr. 116].
- Cấp độ trung mô: bao gồm MTVH làng xã, khối phố, trường học; MTVH công
sở, cơ quan, đơn vị công tác, sản xuất... Đây là môi trường hết sức gần gũi, gắn bó với
quá trình sinh hoạt, học tập, công tác, phấn đấu trưởng thành của mỗi cá nhân và cộng
đồng, để tiếp tục phát triển, hoàn thiện những năng lực sáng tạo, kỹ năng nghề nghiệp,
khả năng cống hiến, tính tích cực chính trị của mỗi công dân, tạo nền tảng vững chắc cho
sự ổn định và phát triển xã hội. Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ đã xác
định: "Đơn vị sản xuất, công tác, học tập, chiến đấu phải là môi trường xây dựng phong
cách lao động có kỷ luật, có kỹ thuật, có năng suất và hiệu quả cao, nơi thể hiện tình
đồng chí, tình đồng đội, hình thành nhân cách con người mới và nền văn hóa mới" [12, tr.
19]. Đây được coi là khâu trung gian giữa MTVH gia đình và MTVH của toàn xã hội.
- Cấp độ vĩ mô: bao gồm MTVH vùng miền, MTVH quốc gia, MTVH nhân loại
- nơi những giá trị văn hóa, hoạt động văn hóa và giao tiếp văn hóa của mỗi cá nhân và
cộng đồng được mở rộng với những mối quan hệ rộng lớn hơn. MTVH vĩ mô thể hiện sự
thống nhất trong đa dạng các cấp độ MTVH khác.
* Theo các thành tố cấu thành: văn hóa xét theo nội dung bao gồm các nhân tố cơ
bản cấu thành như khoa học, giáo dục- đào tạo, đạo đức, thẩm mỹ; còn xét ở góc độ di
tồn văn hóa - xã hội cái cốt lõi của nó là truyền thống. Do đó xét từ các thành tố cấu
thành, cấu trúc của MTVH bao gồm: Môi trường khoa học; môi trường giáo dục - đào
tạo; môi trường đạo đức; môi trường thẩm mỹ; môi trường truyền thống (lễ hội, phong
tục, tập quán, tín ngưỡng, các sinh hoạt văn hóa khác).
- Môi trường khoa học; môi trường giáo dục - đào tạo: là tổng hòa các mối quan
hệ, các điều kiện dạy - học, nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ...
góp phần nâng cao trình độ học vấn, sự hiểu biết, khám phá và sáng tạo của con người
trong thực tiễn đời sống, nâng cao trình độ làm chủ của con người đối với tự nhiên, xã
hội và bản thân. Trình độ phát triển của mỗi cá nhân, cộng đồng, dân tộc, quốc gia, nhân
loại bao giờ cũng phụ thuộc rất lớn vào MTVH đặc thù này. Tiếp tục tinh thần Nghị
quyết Trung ương 2 (khóa VII), Đại hội IX của Đảng khẳng định: "Phát triển khoa học và
công nghệ cùng với phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và
động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" [13, tr. 112].
- Môi trường đạo đức: là sự tổng hòa các mối quan hệ nhân tính, nhân văn, các
chuẩn mực xã hội... có chức năng điều chỉnh mọi hành vi hoạt động, ứng xử, quan hệ lợi
ích của con người theo chuẩn mực của cái thiện, tạo lập các mối quan hệ xã hội ngày
càng nhân văn, tạo ra một đời sống tinh thần mang nội dung nhân đạo, dân chủ, tiến bộ.
Môi trường đạo đức có ảnh hưởng, tác động đến sự hình thành phẩm hạnh, lương tâm,
tính thiện của con người. Nền tảng nhân cách, phẩm hạnh của con người, cũng như nền
tảng tinh thần của xã hội có phát triển lành mạnh, ổn định vững chắc hay không phụ
thuộc rất lớn vào hình thái môi trường này.
- Môi trường truyền thống: là sự tổng hòa các mối quan hệ xã hội cổ truyền trong
xã hội đương thời, tạo thành những điều kiện khách quan và chủ quan cho sự phát triển
của hiện tại và tương lai. Đây là môi trường bảo lưu và truyền thụ các giá trị văn hóa tinh
hoa của dân tộc đến mọi thành viên trong xã hội, góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc, chống mọi hiện tượng sùng ngoại, lai căng mất gốc, đảm bảo sự phát triển
tiếp nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.
- Môi trường thẩm mỹ: là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, các hoạt động sáng
tạo văn học nghệ thuật, các hình thức truyền thụ văn hóa nhằm phát triển những năng lực
thẩm mỹ (thụ cảm cái đẹp, nhận thức, khám phá và sáng tạo theo quy luật của cái đẹp...).
Môi trường thẩm mỹ có vai trò quan trọng trong việc giáo dục hình thành nhân cách theo
định hướng giá trị xã hội thông qua các hình tượng nghệ thuật, các thủ pháp nghệ thuật,
các hình thức nêu gương; bồi dưỡng, đào luyện các tài năng sáng tạo nghệ thuật nâng cao
vị thế nền văn hóa dân tộc.
Các thành tố cấu thành MTVH có mối quan hệ biện chứng, thống nhất với nhau,
rất khó tách bạch, tuy nhiên trong tính tương đối của nó từng yếu tố vẫn có những chức
năng riêng. Việc tiếp cận cấu trúc MTVH nêu trên giúp chúng ta nhận thức đầy đủ tính
đa dạng mà thống nhất của MTVH. Đồng thời có thể xác lập được những chủ trương,
đường lối, chương trình hoạt động xây dựng MTVH sát thực với từng cấp độ môi trường,
gắn với địa bàn sống, sinh hoạt, sản xuất và công tác của mọi cá nhân; có thể phát huy
đồng bộ các giải pháp để xây dựng một tổng thể MTVH lành mạnh, tiến bộ, hiện đại và
văn minh đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay.
1.1.3. Đặc điểm của môi trường văn hóa
Trong mỗi thời kỳ lịch sử nhất định, MTVH luôn chịu sự chi phối bởi hệ tư
tưởng của giai cấp thống trị và định hướng của nền một nền văn hóa tương ứng. Đối với
mỗi quốc gia, dân tộc, mỗi vùng miền, đơn vị cơ sở... phù hợp với những đặc thù của
mình (về điều kiện tự nhiên, phương thức sống, điều kiện văn hóa, xã hội..), MTVH của
nó đều mang những sắc thái riêng biệt. Tuy nhiên sự khác biệt này chỉ là tương đối,
MTVH dù ở thời đại nào, ở cấp độ nào cũng mang những đặc điểm chung cơ bản như
sau:
- Xu hướng phát triển chung của MTVH phản ánh mối quan hệ tiếp nối biện
chứng giữa truyền thống và hiện đại. MTVH luôn gắn bó với một cộng đồng, một dân tộc
nhất định, cộng đồng dân tộc trở thành bền vững khi đã tạo dựng được một bề dày truyền
thống trong lịch sử. Truyền thống đó là các giá trị tinh hoa do lịch sử để lại, đã được chắt
lọc qua thử thách của thời gian, được kết tinh trong các phong tục, tập quán, lễ thức tốt
đẹp của cộng đồng. Nhưng truyền thống không phải là "nhất thành bất biến", nó không
ngừng vận động và được nâng cao theo yêu cầu phát triển của xã hội, được bổ sung thêm
những nhân tố mới trong quá trình giao lưu văn hóa để phù hợp với sự phát triển của thời
đại. Theo đó, MTVH không ngừng được bồi đắp các giá trị, chuẩn mực mới nhân bản
hiện đại nảy sinh cùng với những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội mới, đồng thời bảo
lưu các giá trị cốt lõi và chuyển đổi các giá trị truyền thống không còn phù hợp. Đổi mới
và chuyển đổi giá trị là một yêu cầu tất yếu đối với sự phát triển của MTVH. Song, dù
chuyển đổi giá trị đến đâu những giá trị văn hóa truyền thống vẫn có sức sống lâu bền với
thời gian, là nhân tố cốt lõi đảm bảo các giá trị, chuẩn mực mới được hình thành mà vẫn
không xa rời cội nguồn đã sản sinh ra truyền thống đó; đồng thời nó cũng vượt qua khuôn
khổ dân tộc, cộng đồng để trở thành khuynh hướng chung, phổ biến của nhân loại. Với ý
nghĩa đó, định hướng MTVH ở nước ta hiện nay nhất thiết phải là sự kế thừa và phát
triển tiếp nối những giá trị tinh hoa truyền thống (truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn
kết cộng đồng, lòng tự hào dân tộc...) với những giá trị nhân bản hiện đại, tinh hoa văn
hóa nhân loại để phát triển đất nước. Kinh nghiệm Nhật Bản cho thấy, do tạo lập được
MTVH trong đó các giá trị truyền thống chẳng những không mâu thuẫn với nhịp điệu của
đời sống công nghiệp mà còn tạo nên sự hài hòa của một xã hội văn minh; lấy tinh thần
nhân bản để nuôi dưỡng ý thức tự hào dân tộc và ý chí vươn lên, lấy sự tiến bộ của khoa
học, công nghệ trong thời đại mới để củng cố truyền thống dân tộc mà đã tạo ra một sự
phát triển thần kỳ.
Như vậy, MTVH muốn phát triển bền vững phải tạo ra sự gắn bó chặt chẽ giữa
truyền thống với những cái mới nảy sinh trong hiện thực cuộc sống và hiện đại hóa truyền
thống. Tức là phải đảm bảo tính kế thừa trong sự vận động và phát triển của MTVH. Đúng
như đồng chí Đỗ Mười (nguyên Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam) đã nhấn mạnh:
"Việc tạo ra môi trường văn hóa của chủ nghĩa xã hội, trong đó là sự kết hợp hài hòa giữa
các giá trị truyền thống và giá trị hiện đại, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn là trách
nhiệm to lớn của toàn Đảng và toàn dân ta..." [22, tr. 21].
- MTVH luôn có sự đan xen giữa cái cũ và cái mới, cái bảo thủ, lạc hậu và cái
tiên tiến, văn minh, giữa giá trị và phản giá trị. MTVH là kết tinh thành quả lao động
sáng tạo của nhiều thế hệ, được phát triển tiếp nối qua nhiều thời đại. Do đó, có những
giá trị, chuẩn mực ngày hôm qua là tiến bộ, là phù hợp, là văn minh thì đến ngày hôm
nay trong những điều kiện mới nó không còn phù hợp, trở thành lỗi thời, lạc hậu, thậm
chí thành lực cản đối với sự phát triển xã hội. Tuy là những phản giá trị nhưng do đã ăn
sâu vào phong tục, tập quán, hành vi lối sống, tâm lý con người nên nó vẫn có một sức
sống dai dẳng ngay trong lòng MTVH của thời đại mới. Không phải chốc lát mà một thế
hệ có thể thoát khỏi nó, có thể chối bỏ và tiêu diệt được cái mà vốn dĩ đã trở thành máu
thịt của mình. Hơn nữa, trong quá trình phát triển do thói tham lam, ích kỷ, nhu cầu không
lành mạnh, sự ngu tối và những hành động lệch chuẩn... con người lại tạo ra không ít
những phản giá trị mới. Hệ quả của quá trình giao lưu văn hóa rộng mở là bên cạnh rất
nhiều cái được, MTVH lại tiêm nhiễm không ít những giá trị ngoại lai, độc hại xa rời với
truyền thống, đạo lý dân tộc từ ngoài tràn vào... MTVH mà chúng ta đã dày công xây
dựng trong suốt thời gian qua bên cạnh những giá trị tinh hoa truyền thống, những giá trị
nhân bản hiện đại, cũng còn tồn tại không ít tàn dư của quá khứ (thói gia trưởng, cục bộ
địa phương, coi thường phụ nữ, sống thu mình, ngại sáng tạo...) và không ít phản giá trị
sản phẩm của cuộc sống hiện đại (thói sùng ngoại, lai căng, mất gốc, sống bất chấp luân
thường, đạo lý, kỷ cương phép nước...) cần phải xóa bỏ. Đây là đặc điểm chung của mọi
nền văn hóa. Bởi lẽ trên thực tế không hề có một nền văn hóa nào là tuyệt đối hoàn hảo,
là thượng đẳng đứng cao hơn hoặc thống trị các nền văn hóa khác. Do đó, trong bất kỳ
MTVH của dân tộc nào bên cạnh những đặc điểm, những giá trị độc đáo đóng góp cho nền
văn hóa chung của nhân loại cũng hàm chứa không ít những mặt trái của nó.
- MTVH được tạo nên bởi sự kết hợp hai yếu tố: bên trong (nội sinh) và bên
ngoài (ngoại sinh). GS. Vũ Khiêu cho rằng: "Chỉ dựa vào nhân tố nội sinh và đóng cửa
không tiếp nhận gì từ bên ngoài, thì một con người dù lành mạnh, một dân tộc dù có
truyền thống lâu đời cũng sẽ dần dần suy yếu đi và không còn sinh khí nữa. Ngược lại chỉ
chú ý đến nhân tố ngoại sinh, không chuẩn bị đầy đủ những điều kiện nội sinh thì nhân tố
ngoại sinh dù hay đến đâu cũng sẽ bị bật ra ngoài. Đó là điểm rất quan trọng trong quan
hệ bên trong và bên ngoài" [19, tr. 175-176]. Quan hệ biện chứng giữa các yếu tố nội sinh
và ngoại sinh trong phát triển là quy luật vận động của mọi nền văn hóa. Từ xưa đến nay
chưa hề tồn tại một nền văn hóa tuyệt đối cổ xưa và thuần khiết, không có sự giao lưu với
các nền văn hóa khác. Giao lưu văn hóa là sự tác động lẫn nhau giữa cái nội sinh và cái
ngoại sinh. Sự hình thành và phát triển của MTVH cũng không nằm ngoài nguyên tắc
này. Một MTVH trong sạch, lành mạnh là kết quả của sự hội tụ các giá trị tinh hoa đã tạo
thành bản lĩnh, bản sắc, đặc tính, cốt cách dân tộc, với những giá trị tinh hoa của nhân
loại đã tiếp thụ được trong quá trình giao lưu văn hóa rộng mở. Một MTVH mà thiếu
vắng các giá trị nền tảng nội sinh sẽ phát triển mất định hướng, xô bồ, lai căng khó tránh
khỏi nguy cơ bị "đồng hóa", bị "nô dịch" từ bên ngoài. Cũng như một MTVH biệt lập,
khép kín hoặc mở cửa đón nhận các giá trị từ bên ngoài không cân nhắc, thiếu chọn lọc
khó tránh khỏi nguy cơ tụt hậu, thoái hóa, thậm chí vong bản, tàn lụi. Trong mối quan hệ
đó cái nội sinh phải chủ động tiếp nhận cái ngoại sinh từ ngoài vào và chuyển hóa nó trên
cơ sở của chính mình. Có như vậy MTVH mới được bảo vệ và phát triển vững chắc. Còn
nếu sự đổi mới chủ yếu dựa vào cái ngoại sinh sẽ tạo nên sự đứt gãy truyền thống, sẽ tạo
thành "cái bóng mờ" của người khác trong phát triển. Xây dựng MTVH trong bối cảnh
toàn cầu hóa hiện nay, giải quyết mối quan hệ giữa nội sinh và ngoại sinh có ý nghĩa
quyết định đối với sự phát triển lâu dài và bền vững của đất nước. MTVH Việt Nam được
tạo dựng xuyên suốt tiến trình lịch sử là một mẫu hình tiêu biểu về sự kết hợp hài hòa,
linh hoạt và sáng tạo giữa cái nội sinh và cái ngoại sinh trong phát triển. Đặc điểm này đã
thể hiện, giao lưu và tiếp biến văn hóa cũng là tính quy luật phổ biến trong sự vận động
và phát triển của MTVH.
- MTVH luôn mang tính phong phú, đa dạng. Tính đa dạng của MTVH được thể
hiện ở sắc thái văn hóa vùng, miền, sắc tộc, địa phương, cơ sở. Sự khác biệt về sắc tộc,
phương ngữ, phong tục, tập quán, phương thức sản xuất... càng lớn thì tính đa dạng và
phong phú của MTVH càng thể hiện đậm nét. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa
tôn giáo, lại được hình thành từ nhiều vùng văn hóa (6 vùng văn hóa chính) với những
nét đặc trưng riêng đã tạo nên tính phong phú và đa dạng của MTVH. Đặc tính này càng
được bồi đắp thêm qua quá trình giao lưu văn hóa rộng mở, được phát triển tiếp nối qua
các thời kỳ lịch sử, tạo nên sự đan xen phức tạp và đa dạng trong MTVH. Nhưng sự đa
dạng và phong phú đó không hề tạo ra sự biệt lập, khép kín mà luôn nằm trong tính thống
nhất, tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam.
- MTVH không tồn tại một cách biệt lập mà luôn nằm trong mối quan hệ tương
tác hữu cơ với các môi trường khác như: MTTN, MTXH, môi trường kinh tế,... MTVH
chỉ được coi là tiến bộ, văn minh khi tạo lập được một môi trường kinh tế phát triển, một
MTTN, MTXH thật sự trong sạch, lành mạnh, cải thiện môi trường sống và nâng cao chất
lượng cuộc sống cho nhân dân. MTVH thể hiện như một sự đan xen phức hợp giữa các
loại môi trường khác, chi phối và định hướng cho các thành tố đó cùng hướng đến mục
tiêu phục vụ con người và đời sống xã hội. Vì vậy, khi xây dựng và bảo vệ MTVH phải
chú trọng sự phát triển đồng bộ và đồng thuận của các loại môi trường khác.
1.2. xây dựng môi trường văn hóa ở nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa
Đảng cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng dân tộc,
luôn đề cao vai trò của văn hóa, MTVH đối với việc xây dựng con người mới, nền văn hóa
mới. Trên thực tế, MTVH mà chúng ta đã kiên trì tạo dựng mấy chục năm qua đã có
những đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ khi tiến hành
công cuộc đổi mới, đặc biệt trong những năm gần đây, khi Đảng chủ trương đẩy mạnh CNH,
HĐH đất nước theo định hướng XHCN vai trò, vị trí của MTVH càng trở nên quan trọng
hơn bao giờ hết. Xây dựng MTVH được coi là một nhiệm vụ giữ vị trí trọng yếu, bởi lẽ
nó là biểu hiện sinh động nhất, là một nội dung cơ bản nhất của đời sống tinh thần xã hội;
giữ vai trò ổn định và củng cố nền tảng tinh thần của xã hội; tạo ra các động lực cần thiết
cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng đã khẳng định
"Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội" [3, tr. 335]. Đồng thời xác định "xây dựng con người Việt
Nam về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống" gắn liền với nhiệm vụ "xây dựng
MTVH lành mạnh cho sự phát triển xã hội" [3, tr. 335]. Nghị quyết trung ương 5 (khóa
VIII), nghị quyết Đại hội IX của Đảng tiếp tục khẳng định vị trí đặc biệt quan trọng này.
Tựu trung các quan điểm của Đảng, vai trò của MTVH được thể hiện đậm nét ở một số
khía cạnh cơ bản sau đây:
- Xây dựng MTVH lành mạnh, tiến bộ, văn minh là một tất yếu khách quan của
sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta. Nó xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đất
nước trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc, xây dựng nhân cách con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới.
Tiền đề của CNH, HĐH là sự ra đời một cơ cấu kinh tế hỗn hợp với nền kinh tế thị trường,
một nền kinh tế tăng trưởng liên tục và biến đổi nhanh. Nhưng nhân tố quyết định sự phát
triển nhanh và bền vững lại phụ thuộc vào các yếu tố văn hóa - xã hội, vào sự đồng thuận
giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện các mục tiêu xã hội. Nếu mục tiêu tăng trưởng kinh tế
đặt ra mà không tính đến MTVH thì kết quả thu được sẽ rất khập khiễng, mất cân đối, khả
năng điều chỉnh sự phát triển và khả năng sáng tạo của con người sẽ bị hạn chế rất nhiều.
Thực tế đó đòi hỏi nước ta phải phấn đấu trở thành một nước công nghiệp có một nền
kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện, trình độ dân trí phát triển, MTVH lành
mạnh, văn minh; có khoa học và công nghệ (KH&CN) hiện đại làm nền tảng và động lực
cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Thời đại CNH, HĐH đòi hỏi phải có con người nhân
văn và con người công nghệ: có thể lực tốt, có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, khả năng
thích ứng cao, có phẩm chất tốt đẹp, đi theo lý tưởng XHCN. Nhân cách đó chỉ được đào
tạo, bồi dưỡng bởi một môi trường giáo dục tiên tiến, nhân văn, gắn với một nền KH&CN
hiện đại, được nuôi dưỡng trong một môi trường đạo đức, môi trường truyền thống, môi
trường thẩm mỹ lành mạnh, đậm đà bản sắc dân tộc, theo định hướng XHCN. Không tạo
dựng được một MTVH như vậy sẽ không thể thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển; sự
nghiệp CNH, HĐH tiến hành với tốc độ và cường độ ngày càng cao càng đòi hỏi phải
xây dựng được một MTVH tiên tiến, hiện đại, nhân văn mà vẫn đậm đà bản sắc dân tộc.
- Xây dựng MTVH phù hợp với yêu cầu CNH, HĐH có ảnh hưởng quyết định
đến hiệu quả, thời gian và định hướng đúng đắn tiến trình CNH, HĐH đất nước.
Trong định hướng phát triển đất nước, Đảng ta luôn khẳng định, CNH, HĐH là
một tất yếu khách quan trong giai đoạn phát triển hiện nay nhằm đưa đất nước thoát khỏi
nguy cơ đặc thù của các nước chậm phát triển (đói nghèo, lạc hậu, tụt hậu và khủng kinh tế
- xã hội...), phát triển đất nước theo định hướng XHCN. Đại hội VIII của Đảng đã xác định:
"Mục tiêu của CNH, HĐH là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật
chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh
vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh" [3, tr. 334-335]. Phấn đấu
đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp. Để đạt được mục tiêu đó,
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chủ trương phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp
tục đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Trong đó nhấn mạnh "nước ta đã ra khỏi
khủng hoảng kinh tế - xã hội và chuyển sang thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH
đất nước" [13, tr. 64].
Đối với nước ta đang từ trình độ tiền công nghiệp chuyển sang giai đoạn CNH,
HĐH sẽ dẫn đến những thay đổi sâu sắc về mọi mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, sẽ tạo ra các
xung lực vừa có tính thuận lợi vừa có tính phức tạp, nếu không được điều chỉnh một cách
hợp lý sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường. Trong bối cảnh đó, xây dựng MTVH phát
triển hài hòa với tiến trình CNH, HĐH có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Thứ nhất, MTVH tạo ra những tiền đề cần thiết cho sự nghiệp CNH, HĐH đất
nước. Tiến hành CNH, HĐH nhiệm vụ được đặt ra hàng đầu là phát triển lực lượng sản
xuất mà trong đó con người có một vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Động lực của sự
phát triển ngày nay không chỉ nằm ở vốn, tài nguyên, công nghệ mà chủ yếu ở trí tuệ, ở
tiềm năng sáng tạo, tức là ở nguồn lực con người. Đào tạo nguồn nhân lực có đủ năng
lực, tài năng, trí tuệ, bản lĩnh chính trị đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH lại phụ thuộc rất lớn
vào MTVH. Hơn nữa, việc hình thành quan điểm, phương thức đào tạo nguồn nhân lực
cho CNH, HĐH cũng thuộc nội dung MTVH.
CNH, HĐH ngày càng biến động phức tạp với quy mô và tốc cao hơn, đòi hỏi
trình độ tư duy tổ chức, quản lý xã hội không ngừng đổi mới; đòi hỏi sự nhạy cảm, độ
chính xác cao trong sản xuất, kinh doanh; đòi hỏi hình thành một lối sống, phong cách
sống mang tác phong công nghiệp hiện đại. Điều đó hết sức có ý nghĩa khi KH&CN đã
trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, nền kinh tế tri thức đã trở thành "chìa khóa" của sự
phát triển. Nếu xã hội nông nghiệp cổ truyền không có sự thích ứng và kịp thích nghi với
những biến đổi đó thì CNH, HĐH khó có thể thực hiện thành công. Chính MTVH đã
khai phóng tạo lập một MTXH thuận lợi thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH. Đó là một môi
trường năng động, sáng tạo, sẵn sàng chờ đón cái bất ngờ, thích nghi với mọi sự biến đổi
của KH&CN, sẵn sàng tự thay đổi bản thân để đáp ứng yêu cầu đổi mới. Đó là một xã
hội có khả năng đổi mới tư duy, biết suy nghĩ và đánh giá về bản thân mình với một tinh
thần phê phán, không trì trệ, bảo thủ, giáo điều, kinh viện, biết phát triển các tiềm năng
của mình để phát triển đất nước. Phải thấm thía sâu sắc hậu quả của sự phong bế, lạc hậu,
căn bệnh chủ quan, duy ý chí, trong một môi trường sống thụ động, chưa kịp chuyển đổi
của cơ chế cũ, mới thấy hết vị trí, vai trò của tri thức, của trí tuệ, của MTVH tiên tiến và
rộng mở trong thời kỳ đổi mới. MTVH là nhân tố hàng đầu khơi nguồn và phát huy nội
lực của dân tộc. Đồng thời nó còn thể hiện vai trò của một tác nhân điều chỉnh, thúc đẩy
đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển trong thế giới hiện đại.
Thứ hai, MTVH góp phần quan trọng định hướng cho CNH, HĐH phát triển
đúng hướng. Nói đến CNH, HĐH là phải nói tới một yếu tố đặc biệt quan trọng đó là
KH&CN. Chúng ta sẽ không thể phát triển đất nước nếu không tận dụng được những thành
tựu KH&CN tiên tiến từ bên ngoài. Nhưng sự tiến bộ về KH&CN không tự thân nó kéo theo
sự tiến bộ về xã hội và văn hóa. Trên thực tế công nghệ không bao giờ trung lập, ngoại sinh
và vô hại như nhiều người lầm tưởng. Nó đại diện cho các quan hệ xã hội, một mô hình văn
hóa nhất định nên khi du nhập vào MTVH không thích hợp sẽ kéo theo những biến chuyển
nghiêm trọng, làm méo mó sự phát triển. Do đó, du nhập công nghệ tiên tiến cũng phải
tính đến những thay đổi ở địa phương về công ăn việc làm, phong cách, lối sống, không
được đối lập với các yếu tố truyền thống nhân bản, làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi
trường. Đồng thời phải tạo ra các bước phát triển vừa có tính tuần tự vừa có tính nhảy vọt
góp phần giải quyết tốt các vấn đề chính trị, xã hội, vừa có thể tận dụng thời cơ "đi tắt
đón đầu" rút ngắn sự cách biệt và rút ngắn thời gian CNH, HĐH. MTVH vừa có vai trò
định hướng, vừa tác động đến trình tự, tốc độ, quy mô và trình độ CNH, HĐH.
Thứ ba, MTVH góp phần giải quyết các vấn đề nảy sinh trong tiến trình CNH,
HĐH.
Đặc trưng nổi bật của sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta hiện nay là diễn ra trong
điều kiện nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Nền kinh tế thị trường đã làm
sống động nền kinh tế, khởi sắc MTVH - XH nhưng mặt trái nó cũng làm vẩn đục và gây
ô nhiễm môi trường sống của con người bằng các tệ nạn xã hội, các văn hóa phẩm độc
hại, chủ nghĩa cá nhân thực dụng, sùng bái vật chất, lối sống lai căng... làm băng hoại đạo
lý dân tộc, biến dạng nhân cách con người. Nếu không xây dựng MTVH lành mạnh thì
những vấn nạn này không bao giờ có thể được giải quyết hiệu quả.
Đi liền với CNH, HĐH, quá trình ĐTH là con đường tất yếu diễn ra ở nước ta
hiện nay. Để ĐTH là bước tiến thực sự nâng cao chất lượng cuộc sống con người, tránh
được những nguy cơ khủng hoảng và sự bế tắc trầm kha, phải gắn liền ĐTH với vấn đề
văn hóa, mà cốt lõi của nó là tạo ra sự vận động của MTVH trong quá trình ĐTH. Sự vận
động đó phải giải quyết hai vấn đề cơ bản là xây dựng MTVH nông thôn tạo ra sự chuyển
đổi phù hợp và nâng cao chất lượng MTVH đô thị.
Trước hết, ĐTH được hiểu là "quá trình chuyển từ nông thôn sang thành thị, chuyển
từ nền văn minh thấp sang một nền văn minh cao hơn" [8, tr. 9]. Đây là một cuộc vận
động sâu rộng, chuyển biến toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội ở nông
thôn. Bởi lẽ, MTVH nông thôn bên cạnh các giá trị ưu trội còn tồn tại không ít các phản
giá trị, đang là trở lực lớn đối với quá trình CNH, HĐH ở địa phương. Xây dựng MTVH
nông thôn gắn liền với quá trình nâng cao dân trí, đưa khoa học vào vùng nông thôn rộng
lớn, cải tạo phong tục, tập quán cũ lạc hậu, lối sống tiểu nông hạn hẹp, hình thành các
chuẩn mực của đời sống mới, phù hợp với NSVM đô thị hiện đại; tạo ra sự chuyển biến
quá độ từ sinh hoạt vật chất (đi lại, ăn ở), phương thức sản xuất đến đời sống tinh thần
cho cư dân nông thôn. Sự chuyển đổi đó phải đảm bảo nguyên tắc nông thôn chuyển lên
thành thị nhưng "không làm mất đi tính độc đáo và bản sắc văn hóa dân tộc nói chung và
các giá trị tốt đẹp văn hóa nông nghiệp nói riêng", không "biến nông thôn ta với kiến trúc
truyền thống, với lũy tre xanh, mái đình, cây đa... thành một khối xi măng sắt thép, khô
cứng, đơn điệu, tẻ nhạt" [8, tr. 10]; đưa nông thôn thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, vững
bước đi vào CNH, HĐH.
Đồng thời ĐTH phải gắn liền với vấn đề nâng cao chất lượng MTVH đô thị. Bởi
xét đến cùng, văn hóa đô thị luôn bao chứa trong nó sự vận động của quá trình ĐTH. Đối với
các đô thị chưa có sự phát triển đầy đủ về chất như nước ta, đây là vấn đề có ý nghĩa hết sức
quan trọng. Đặc trưng của MTVH đô thị là môi trường có cuộc sống hiện đại, MTVH đô thị
mang tác phong công nghiệp..., tiêu biểu cho chất lượng của MTVH chung của cả nước. Quá
trình ĐTH ở nước ta phải gắn liền với việc xóa bỏ các tập quán, lối sống, cung cách quản lý
mang tính tiểu nông, lối sống tự do vô tổ chức, coi thường pháp luật, xóa bỏ tập tính sản
xuất, kinh doanh, manh mún, lạc hậu, cách thức làm ăn thiếu trung thực, kinh doanh lừa
đảo, trốn lậu thuế... Khắc phục lối sống băng hoại về mặt nhân tính, chìm đắm giữa rùng
bê tông cốt thép, quay lưng lại với truyền thống đạo lý dân tộc, phai nhạt về mặt lý tưởng,
thờ ơ, phó mặc trước cộng đồng. Ngăn chặn sự phát triển đời sống tâm linh thái quá, nạn
buôn thần, bán thánh, tệ nạn mê tín dị đoan, bói toán, các hiện tượng xây cất tràn lan bất
chấp quy hoạch đô thị v.v... Xây dựng MTVH đô thị có vai trò to lớn nâng cao chất
lượng đô thị, hình thành trong cư dân NSVM lịch sự, cung cách làm ăn khoa học, trung
thực, lối sống có đạo đức, hình thành văn hóa trong kinh doanh, trong lối sống, nếp sống,
giảm thiểu những tác động tiêu cực trong quá trình ĐTH.
Xây dựng MTVH nông thôn và MTVH đô thị là hai quá trình gắn bó mật thiết,
tác động tương hỗ lẫn nhau và là đặc trưng nổi bật của tiến trình CNH, HĐH đất nước,
của quá trình ĐTH. Trong đó, MTVH đô thị phải đóng vai trò đầu tàu, có tác dụng lôi
kéo và tạo ra các điều kiện cần thiết để thúc đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH ở các khu
vực nông thôn, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.
Trong CNH, HĐH còn chịu sự tác động mạnh mẽ của toàn cầu hóa, khu vực hóa.
Quá trình này diễn ra rất phức tạp: vừa có sự hội nhập, tương tác cùng phát triển, vừa có
sự cạnh tranh gay gắt về kinh tế và đấu tranh giữa văn hóa dân tộc với các luồng văn hóa
ngoại lai, văn hóa phương Tây. CNH, HĐH đòi hỏi sự đa dạng về văn hóa nhưng mặt
khác lại chứa đựng nguy cơ đồng nhất, mờ nhòa, biến dạng do các mục tiêu về kinh tế, do
ưu thế của KH&CN do quá trình quốc tế hóa mang lại. Nhưng chính sự đe dọa của cái
đồng nhất, cái thế giới, sự áp đặt của các quốc gia có tiềm lực về kinh tế, về KH&CN...
mà vấn đề văn hóa, MTVH lại nổi lên như một phương tiện điều tiết và chế ngự. Chỉ
thông qua MTVH mới tạo ra cơ chế thẩm định, chọn lọc và phát triển hợp lý các giá trị
văn hóa phù hợp với truyền thống, đạo lý dân tộc, tận dụng được những mặt ưu, hạn chế
cái tiêu cực, cái xấu từ bên ngoài du nhập vào.
Xây dựng MTVH không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, cho
sự ổn định chính trị, củng cố nền tảng tinh thần xã hội, tạo lập công bằng xã hội mà còn
góp phần tạo dựng nhân cách, lối sống cho con người, tạo ra những tiền đề vững chắc
đảm bảo thành công của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Từ vị trí, vai trò đó, vấn đề xây
dựng MTVH đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới mang một ý nghĩa
chiến lược. Tuy nhiên, do những đặc điểm của lịch sử để lại, nhiều thành tố trong cấu
trúc của MTVH của chúng ta chưa vươn tới tầm cao trí tuệ của nhân loại, chưa đạt tới
tiêu chí tiên tiến của thời đại (thể hiện rõ trong môi trường KH&CN, môi trường giáo dục
đào tạo). MTVH chúng ta xây dựng vốn trước đây đã trở thành động lực tinh thần của sự
nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, đến nay vẫn chưa thích ứng
cao độ với tình hình nhiệm vụ mới, để trở thành động lực tinh thần trong công cuộc kiến
thiết đất nước. Từ khi đất nước chuyển sang cơ chế quản lý mới, tiến hành CNH, HĐH
đất nước lại đặt ra những yêu cầu, những nội dung nhiệm vụ mới đòi hỏi MTVH phải
giải quyết, như: hạn chế sự tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, của tiến trình CNH,
HĐH, của vấn đề toàn cầu hóa; giữ vững định hướng XHCN, khắc phục các nguy cơ,
phát huy nguồn nội lực của toàn dân tộc để phát triển đất nước... Đáp ứng yêu cầu đó,
MTVH mà chúng ta đang xây dựng phải hướng tới các tiêu chí đặc trưng cơ bản sau:
- MTVH mà chúng ta xây dựng là MTVH vừa in đậm những phẩm cách tốt đẹp
của bản sắc văn hóa dân tộc vừa phù hợp và đạt tới trình độ phát triển tiên tiến của thời
đại; gắn liền sự phát triển và tiến bộ của nền văn hóa dân tộc với những tư tưởng tiến bộ
của loài người và tinh hoa văn hóa nhân loại.
- MTVH Việt Nam đang trên đường xây dựng là MTVH lành mạnh, phong phú,
thống nhất trong đa dạng, hướng tới mục tiêu XHCN.
- MTVH chúng ta xây dựng phải hướng tới mục tiêu xây dựng con người Việt
Nam "cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, trong sáng về đạo đức và phong phú về tinh
thần" [12, tr. 7]; phát triển đất nước theo mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, văn minh" [3, tr. 335]; xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc.
- Thế giới quan Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là hạt nhân tư tưởng, là định
hướng chính trị cho mọi hoạt động xây dựng MTVH ở nước ta hiện nay.
Để đạt được mục tiêu đó, Đại hội VIII của Đảng đã có chủ trương xây dựng
MTVH lành mạnh cho sự phát triển xã hội. Đến Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành trung
ương Đảng (khóa VIII) sau khi đề ra nhiệm vụ bao quát và những quan điểm chỉ đạo cơ
bản đã nêu lên 10 nhiệm vụ cụ thể để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc trong suốt cả thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH [3, tr. 446-454]. Xây dựng
MTVH được xác định là nhiệm vụ trọng tâm thứ hai, và để xúc tiến xây dựng MTVH có
hiệu quả phải thực hiện đồng bộ và nhất quán tất cả các nhiệm vụ đó. Xây dựng MTVH ở
nước ta hiện nay cần tập trung vào một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Tạo lập nhân cách con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới đáp ứng
yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước. Đây là nhiệm vụ trọng tâm và cơ bản nhất.
Nhân cách hay con người hiện diện văn hóa là một thành tố cơ bản trong cấu trúc của
MTVH. Hơn thế nữa, thông qua định hướng chính trị và định hướng của nền văn hóa,
MTVH góp phần hình thành nên những kiểu mẫu nhân cách phù hợp đáp ứng được yêu
cầu, nhiệm vụ của đất nước trong tình hình mới.
Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay, để thoát khỏi nguy cơ tụt hậu, phát
triển đất nước giàu mạnh theo định hướng XHCN cần phải xây dựng con người Việt Nam
với 5 đức tính tốt đẹp theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) [3, tr. 446-447].
Tựu trung đó là những con người có hoài bão, lý tưởng, có ý chí, nghị lực, có kỹ năng công
nghệ, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, nhạy bén với cái
mới, đi theo tư tưởng XHCN và mang bản sắc văn hóa Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH.
Không có nguồn lực con người như vậy thì không thể phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Xây dựng MTVH phải làm tăng tính chỉnh thể của đời sống xã hội, phát huy vai
trò của các thành tố cấu thành để phát triển toàn diện con người. Môi trường giáo dục -
đào tạo, môi trường KH&CN phải góp phần hình thành tầm cao trí tuệ, khả năng tìm tòi,
khám phá sáng tạo, hình thành một kiểu mẫu nhân cách sáng tạo; hình thành môi trường
mà ở đó người người ham học hỏi, hiểu biết, sáng tạo vì sự tiến bộ của mỗi cá nhân và vì
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Một môi trường đạo đức, truyền thống, thẩm mỹ
trong sạch, lành mạnh, tiến bộ văn minh sẽ hình thành những con người có tư tưởng, tình
cảm cao đẹp; có lối sống, lẽ sống thiết tha vì độc lập dân tộc và CNXH, có NSVM, hiện
đại. Chỉ trong môi trường đó con người mới được nuôi dưỡng và phát triển toàn diện, các
tệ nạn xã hội, các biểu hiện suy đồi về đạo đức, lối sống... mới được ngăn chặn và đẩy
lùi. Đây chính là chức năng nhiệm vụ quan trọng nhất của MTVH.
- Xây dựng một ĐSVH tinh thần đa dạng, phong phú, lành mạnh ở cơ sở, tạo
nền tảng vững chắc cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Nghị quyết trung ương 5 (khóa
VIII) xác định: xây dựng MTVH là "Tạo ra ở các đơn vị cơ sở..., các vùng dân cư...
ĐSVH lành mạnh, đáp ứng những nhu cầu văn hóa đa dạng và không ngừng tăng lên của
các tầng lớp nhân dân" [3, tr. 447]. Đồng thời xác định đây là hoạt động nhằm làm cho
văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, từng cộng đồng dân cư; thu hẹp dần
khoảng cách ĐSVH giữa thành thị và nông thôn, giữa những vùng trọng điểm kinh tế với
các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo và giữa các tầng lớp nhân dân.
Xây dựng MTVH phải đặt trọng tâm vào vấn đề xây dựng gia đình văn hóa; xây
dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Đẩy mạnh phong trào
xây dựng làng, ấp, xã, phường văn hóa, nâng cao tính tự quản của cộng đồng dân cư
trong công cuộc xây dựng NSVM. Phát triển và không ngừng nâng cao chất lượng hoạt
động của các thiết chế văn hóa ở cơ sở... Tăng cường hoạt động của các tổ chức văn hóa,
nghệ thuật chuyên nghiệp, phát triển phong trào quần chúng hoạt động văn hóa nghệ thuật
[3, tr. 447- 448].
Tóm lại, MTVH có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của con người
và đất nước. Đảng ta đã xác định xây dựng MTVH là một nhiệm vụ quan trọng nhằm làm
cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia
đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan
hệ con người, tạo dựng trên đất nước ta một đời sống tinh thần cao đẹp, dân chủ, nhân
văn, theo định hướng XHCN. Cũng vì lẽ đó làm rõ bản chất, cấu trúc, cũng như vị trí, vai
trò, nhiệm vụ xây dựng MTVH ở nước ta hiện nay là một việc làm cần thiết, góp phần
đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, tạo thêm cơ sở dữ liệu cho các địa phương tham
khảo và vận dụng trong thực tiễn xây dựng ĐSVH ở cơ sở.
Chương 2
Môi trường văn hóa ở thành phố Đà Nẵng -
thực trạng và những vấn đề đang đặt ra hiện nay
2.1. Thực trạng môi trường văn hóa ở thành phố Đà Nẵng thời gian qua
2.1.1. Thành phố Đà Nẵng, điều kiện tự nhiên và những giá trị lịch sử - văn
hóa
Nằm ở trung độ Việt Nam, nối liền hai đầu đất nước (cách Hà Nội 759 km về
phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 917 km về phía Nam), thành phố Đà Nẵng hiện
nay có diện tích tự nhiên 1.248,4 km2, dân số 716.281 người (năm 2000); bao gồm 7 đơn
vị hành chính, trong đó có 5 quận (Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ
Hành Sơn) và 2 huyện (Hòa Vang, huyện đảo Hoàng Sa) [11, tr. 29]. Là một địa bàn có vị
trí rất quan trọng về chiến lược quốc phòng, kinh tế, văn hóa và giao lưu quốc tế, hội tụ
nhiều điều kiện về cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội tương đối phát triển, Đà Nẵng được xác
định là trung tâm kinh tế hàng đầu của khu vực, đóng vai trò động lực thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội của khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Môi trường sinh thái nhân văn của thành phố Đà Nẵng là sự hội tụ đầy đủ các
yếu tố của một nước Việt Nam thu nhỏ: có vùng biển, hải đảo, bán đảo (có bờ biển đẹp
trải dài hơn 30 km, mặt biển rộng hàng trăm hải lý, tiếp cận hải phận quốc tế có nhiều
tiềm năng phát triển kinh tế biển và khai thác dầu mỏ); có vùng núi, trung du, đồng bằng
(có nhiều điều kiện phát triển kinh tế nông nghiệp, vườn rừng, chăn nuôi); có đô thị lớn
với những quân cảng, thương cảng, sân bay quốc tế, hệ thống bưu chính viễn thông hiện
đại và một hệ thống giao thông thủy, bộ, đường sắt chạy suốt chiều dài, rộng của địa
phương (có nhiều tiềm năng để phát triển thương nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và du
lịch...).
Đây là địa danh từng được công nhận là "núi non hùng vĩ", "phong cảnh hữu
tình". Từ đỉnh đèo Hải Vân (vốn được mệnh danh Hải Vân đệ nhất hùng quan, cao gần
1000m) trải dài xuống chân núi phía Nam, suốt ven bờ một vùng vịnh lớn tàu thuyền tấp
nập, nơi có cửa con sông Hàn uốn khúc ngoạn mục, ôm lấy cánh cung cảng biển Tiên Sa,
với "bức bình phong" tự nhiên bán đảo Sơn Trà xanh ngắt, cao gần 700 m án ngữ ở phía
Đông. Đây cũng là khởi điểm của những bãi biển (Mỹ Khê, Non Nước...) xanh ngắt, mơ
mộng, mịn màng và trong sạch nhất nước. Phía Nam thành phố là danh thắng Ngũ Hành
Sơn nổi tiếng, với 5 hòn núi (đủ cả kim, mộc, thổ, thủy, hỏa) có những hang động, nhũ đá
đẹp mê hồn, gắn với những câu chuyện huyền tích xa xưa, say đắm lòng du khách bốn
phương. Ôm gọn phía Tây thành phố là dãy Trường Sơn trùng điệp, cảnh sắc sinh động,
với hơn 35 nghìn ha rừng là lá phổi quan trọng của thành phố. Nơi đây còn có một điểm
du lịch sinh thái Bà Nà có cảnh quan hùng vĩ, đa dạng sinh học, khí hậu ôn hòa như Sa
Pa, Đà Lạt nổi tiếng trong cả nước. Từ đây nhìn xuống, thành phố như một hình cánh
cung, được ôm ấp bởi màu xanh bất tận của ruộng vườn, cây trái, kiêu hãnh hướng mặt ra
biển Đông đón nhận những ngọn gió trong lành. Đây còn là giao điểm nối liền các Di sản
văn hóa thế giới nổi tiếng ở khu vực Trung Bộ: về phía Bắc hơn 70 km là di sản Cố đô
Huế, về phía Tây Nam 70 km là quần thể di tích Thánh địa Mỹ Sơn, về phía Nam 30 km
là Đô thị cổ Hội An; là điểm nút giao thông quan trọng nối liền Bắc - Nam, Đông - Tây
trong chiến lược phát triển của đất nước cũng như của khu vực Đông Nam á...
Bên cạnh những giá trị tiêu biểu về mặt sinh thái nhân văn, Đà Nẵng còn là mảnh
đất có truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm và truyền thống cách mạng kiên
cường, là mảnh đất đã sản sinh ra nhiều giá trị nhân văn, giá trị văn hóa có vị trí hàng đầu ở
khu vực miền Trung cũng như cả nước.
Trong từng khúc quanh của lịch sử dân tộc, Đà Nẵng đã thể hiện mình như một
trung tâm của các biến động lịch sử, chính là vị trí trọng yếu của khu vực miền Trung và
cả nước. Đây được coi là phần đất đầu tiên của Tổ quốc ở phía Nam luôn quật cường
chống sự xâm lược của các thế lực đế quốc phương Tây. Ngày 1 tháng 9 năm 1858, liên
quân Pháp - Tây Ban Nha chọn Đà Nẵng làm mục tiêu xâm lược đầu tiên. Dưới sự lãnh
đạo của Nguyễn Tri Phương, quân dân Đà Nẵng với lòng quả cảm, hy sinh vô bờ bến đã
kiên quyết bám trụ đấu tranh trong vòng 1 năm 6 tháng, làm thất bại ý đồ và kế hoạch
xâm lược của thực dân Pháp, buộc chúng phải rút khỏi Đà Nẵng. Ngày 8 tháng 3 năm
1965 hải quân lục chiến Mỹ cũng chọn Đà Nẵng làm nơi đổ bộ đầu tiên để mở rộng cuộc
chiến tranh đẫm máu xâm lược miền Nam nước ta. Cùng sát cánh với quân dân Quảng
Nam, quân dân Đà Nẵng đã kiên cường chiến đấu, gây cho chúng những tổn thất nặng
nề, tạo nên truyền thống "Trung dũng, kiên cường, đi đầu diệt Mỹ". Xuyên suốt chiều dài
lịch sử dân tộc, nơi đây đã từng chịu nhiều đau thương, mất mát, nhưng cũng thật quật
cường, bất khuất trong cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm.
Đà Nẵng là nơi phát sinh và hội tụ các danh sĩ, sĩ phu yêu nước, các phong trào
chống xâm lược mà tên tuổi của nó gắn liền với tên tuổi của các trí thức tầm cỡ quốc gia
như: Trần Quý Cáp, Trần Cao Vân, Phạm Phú Thứ, Thái Phiên, Phan Châu Trinh, Huỳnh
Thúc Kháng... Tiếp nối truyền thống đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân dân Đà Nẵng đã
viết nên những trang sử hào hùng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất
đất nước. Hơn 6 vạn người con ưu tú của quê hương đã anh dũng hy sinh vì Tổ quốc. Những
tấm gương tiêu biểu như Mẹ dũng sỹ Thanh Khê (mẹ Nhu), Lê Độ, Phan Hoành Sơn...
tiếp tục tô thắm truyền thống yêu nước, ý chí quật cường của người dân trên mảnh đất này.
Quảng Nam, Đà Nẵng xưa còn nổi tiếng về truyền thống hiếu học, thông minh
với truyền thuyết "ngũ phụng tề phi", "tứ hổ", "tứ kiệt", "ngũ tử đăng khoa", vùng đất đã
từng mang địa danh "Địa linh nhân kiệt" sản sinh ra bao lớp người hào kiệt, trí dũng. Các
trí sĩ tài danh (tiến sĩ: Phạm Phú Thứ, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng; phó bảng: Phan
Châu Trinh, Nguyễn Duy Hiệu; hoàng giáp: Phạm Như Xương) không chỉ là những nhà
khoa bảng đỗ đạt cao mà còn là những nhà yêu nước lỗi lạc, có nhiều đóng góp cho đất
nước. Ngày nay, đội ngũ trí thức ưu tú của thành phố có mặt khắp nơi trên cả nước đảm
nhận những trọng trách quan trọng và ngay trên địa phương mình, họ đang trở thành lớp
chủ nhân tương lai xây dựng quê hương giàu đẹp. Đây là truyền thống quý báu được mãi
lưu truyền trở thành ngọn đuốc sáng cho mọi thế hệ noi theo.
Môi trường văn hóa truyền thống ở thành phố Đà Nẵng được sinh thành từ bản chất
thuần hậu, tư chất thông minh của người dân xứ Quảng vốn đã được nuôi dưỡng, đào luyện
bởi MTTN tràn đầy sóng gió, MTXH trong sạch, lành mạnh. Triết lý sống khẳng khái, nhân
văn của người dân nơi đây tạo dựng nên một nền văn hóa giàu sức sáng tạo, vừa cứng cỏi,
tao nhã vừa in đậm tính nhân văn. Sách Đại Nam nhất thống chí, quyển 5, tờ 9 đã nhận xét
về con người nơi đây: "...Đàn ông lo việc cày ruộng, đàn bà lo việc nuôi tằm, dệt lụa, núi
sông hùng vĩ nên con người tư chất thông minh, kẻ sĩ có lòng trung thực, lời nói ngang
nhiên, thẳng thắn, tính người nóng nảy ít trầm tính, nhưng thật thà, chất phác, phong tục tiết
kiệm" [10, tr. 27]. Đây chính là chủ nhân của một di sản văn hóa vật chất và tinh thần hết sức
đa dạng, phong phú. Đó là các loại hình nghệ thuật tuồng, dân ca bài chòi, hát ru, hò khoan;
các loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian, tín ngưỡng, lễ hội...đậm đà bản sắc dân tộc còn
được lưu giữ và bảo tồn khá nguyên vẹn cho tới hôm nay. Các làng nghề truyền thống đá mỹ
nghệ Non Nước, dệt chiếu, đan lát Yến Nê... ghi dấu ấn sáng tạo, tài hoa của các thế hệ đi
trước.
Tuy là một trong những thành phố diễn ra quá trình đô thị hóa (ĐTH) sớm nhất ở
nước ta, lại trải qua nhiều biến động lịch sử dữ dội, người dân Đà Nẵng vẫn giữ được
truyền thống cần cù, chịu thương chịu khó, tinh thần đoàn kết cộng đồng, tương thân
tương ái keo sơn, bền chặt, lòng nhân ái, nghĩa tình, thủy chung son sắt... Đây là môi
trường hết sức thuận lợi để xây dựng thành phố Đà Nẵng giàu đẹp, văn minh.
Tiếp nối truyền thống đó, trong hơn 25 năm qua thành phố Đà Nẵng đã tạo ra
những bước chuyển biến quan trọng trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
Nhịp độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) trong thời kỳ 1997 - 2000 bình quân
năm tăng 10,19% (bằng 1,47 lần so với mức bình quân chung cả nước). Giá trị sản xuất
công nghiệp tăng 18,96%; dịch vụ tăng 6,95%; nông - lâm - thủy sản tăng 3,83%.
Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng tăng tỷ trọng các ngành
công nghiệp, dịch vụ, giảm tương đối tỷ trọng nông nghiệp, phù hợp với xu thế chung
của cả nước và các đô thị lớn. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP từ 35,31% năm 1997
tăng lên 40,75% năm 2000; tỷ trọng dịch vụ đạt 51,7%; nông - lâm - thủy sản từ 9,7%
giảm xuống 7,6% [14, tr 12]. Đời sống nhân dân từng bước được nâng lên, tiện nghi phục
vụ sinh hoạt và nhu cầu hưởng thụ ĐSVH tinh thần được cải thiện rõ rệt... Thành phố Đà
Nẵng đã mang dáng dấp của một đô thị hiện đại - một trung tâm kinh tế, văn hóa và khoa
học - công nghệ của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và của cả nước.
2.1.2. Những thành quả trong xây dựng môi trường văn hóa
Cùng với những thành tựu quan trọng trong lĩnh vực phát triển kinh tế, xây dựng
cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật ở địa phương, trong những năm qua vấn đề xây dựng
MTVH, xây dựng ĐSVH rất được chú trọng và đã thu được nhiều kết quả khả quan. Từ
một thành phố buồn tẻ, thiếu sinh khí, lai căng, đầy rẫy TNXH, vốn văn hóa cổ bị vùi
dập; một thành phố nhung nhúc trại lính, các căn cứ quân sự, đầy rẫy thép gai, rác thải,
dường như không có lấy một vườn hoa, công viên, một công trình văn hóa, chỉ sau giải
phóng một thời gian ngắn, thành phố đã lột xác, diện mạo văn hóa đã có những đổi thay cơ bản.
Trong suốt một thời gian dài, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng trước đây luôn là đơn
vị dẫn đầu phong trào xây dựng NSVM, GĐVH của cả nước. Sức thâm nhập và ăn sâu
của phong trào đã góp phần xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, những tàn dư
lối sống thực dụng, lai căng, hưởng thụ... sản phẩm của chủ nghĩa thực dân kiểu mới còn
rơi rớt lại, hình thành một lớp chủ nhân tương lai xứng đáng của thành phố. Từng có một
thời kỳ ở thành phố Đà Nẵng các TNXH như mại dâm, ma túy, cờ bạc, cướp giật đã bị
đẩy lùi vì mọi người đều coi đây là một thứ xấu xa, phi đạo đức, cần phỉ nhổ, loại trừ.
NSVM, trật tự công cộng từng bước được thiết lập, các thuần phong mỹ tục của dân tộc
được coi trọng, nhiều giá trị, hệ chuẩn mực của đời sống mới được hình thành và phong
hóa vào đời sống xã hội, hình thành trong nhân dân nếp sống mới còn được lưu giữ, phát
triển kế tiếp đến ngày nay.
Từ khi Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, thực hiện đường lối
đổi mới của Đảng những thành quả lại được nâng lên gấp bội phần.
Diện mạo, cảnh quan đô thị đã có những đổi thay cơ bản. Hệ thống giao thông
nội thị được sửa chữa, nâng cấp và xây mới nhiều trục đường quan trọng như: Đường 2 -
9, Nguyễn Văn Linh, Đống Đa, Hoàng Diệu, Bạch Đằng Đông... chấm dứt tình trạnh ùn
tắc giao thông, tạo sự thông thoáng, sạch đẹp. Nhiều khu phố mới được hình thành dọc
các tuyến đường mới mở có kiểu dáng kiến trúc hiện đại, trang nhã, hài hòa với khung
cảnh thiên nhiên. Tốc độ ĐTH còn lan tỏa tới các vùng ngoại vi. Không chỉ các con
đường trung tâm mới thể hiện diện mạo những kiến trúc bề thế mà ở các vùng ven như
Xuân Hà, Thanh Khê, Hòa Vang cũng hội đủ các cấp độ kiến trúc hiện đại, đầy màu sắc
đô thị mới. Đặc biệt cây cầu hiện đại bắc qua sông Hàn đã mở ra một hướng phát triển
mới đầy triển vọng của thành phố về phía Đông. Những khu nhà ổ chuột bao đời đắm
chìm trong tăm tối đã bị xóa sổ, thay vào đó là những khu chung cư, khu dân cư được
quy hoạch hiện đại; là những đường phố, khu công viên, bãi tập thể dục, nơi dạo chơi
hóng mát của mọi người dân. Cả khu vực 3 của thành phố bừng lên một sức sống mới.
Cảnh quan văn hóa đô thị được chú ý chỉnh trang, tôn tạo. Đã tiến hành trùng tu
di tích Nghĩa Trũng Nam Dương, Khuê Trung; thành Điện Hải; sân vườn Bảo tàng
Chàm; nâng cấp công viên 29-3... Tượng đài Mẹ dũng sĩ Thanh Khê, Quảng trường 2-9
uy nghiêm, bề thế đã trở thành tụ điểm sinh hoạt văn hóa của đông đảo nhân dân trong
những dịp lễ tết, lễ hội, trong ngày vui tân hôn cũng như trong các sinh hoạt văn hóa
thường nhật. Thành phố đã phát động nhiều phong trào ra quân làm sạch môi trường
nhân các dịp lễ lớn; phong trào vì một thành phố "xanh, sạch, đẹp", phong trào "xây dựng
nếp sống văn minh đô thị", "phòng chống tệ nạn xã hội" đã được phát động đến mọi
người dân, được dư luận xã hội đồng tình ủng hộ. Diện tích vườn hoa, thảm cỏ khu vực
nội thị được bổ sung, trồng mới lên 248.000 m2 (tăng gần 15.000 m2 so với năm 1999),
1.550 cây xanh được trồng mới. Tình hình rác thải được xử lý tốt (thu gom rác đạt 80%);
vệ sinh môi trường tại các bãi biển Bắc Mỹ An, Mỹ Khê được giữ gìn sạch đẹp [31, tr. 6].
Các khu vực du lịch vui chơi, giải trí được chú trọng xây dựng như: khu du lịch nghỉ
dưỡng quốc tế Furama, khu du lịch sinh thái bán đảo Sơn Trà, công viên nước, làng du lịch
văn hóa Bắc Mỹ An... đã có tác động tốt đến sự phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.
Do gắn liền hoạt động du lịch với phát triển, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi
trường cảnh quan đô thị, giữ gìn an ninh trật tự và thuần phong mỹ tục của địa phương mà
lượng khách bình quân hàng năm đến Đà Nẵng tăng từ 20 - 25%, doanh thu tăng 25%/năm.
Tỷ trọng ngành du lịch trong cơ cấu GDP của thành phố tăng từ 2,47% năm 1993 lên 5,6%
năm 1999 [11, tr. 99].
Sự nỗ lực phấn đấu của toàn thành phố đã làm cho bộ mặt văn hóa cùng nếp
nghĩ, cung cách ứng xử, nếp sống của người dân ngày càng đẹp hơn, văn minh hơn. Đời
sống văn hóa tinh thần của người dân được nâng cao rõ rệt, nhu cầu hưởng thụ văn hóa
ngày càng nhiều và càng có chất lượng. Từ bị động hưởng thụ, người dân đã có nhu cầu,
ý thức tham gia trực tiếp vào các hoạt động văn hóa, làm phong phú thêm các giá trị văn
hóa qua đó thỏa mãn nhu cầu chính đáng của mình. Các hoạt động giao lưu, liên hoan,
hội thi, hội diễn nghệ thuật quần chúng, các chương trình hoạt động văn hóa, thể dục, thể
thao ngày càng cuốn hút đông đảo nhân dân. Các hình thức sinh hoạt cộng đồng, lễ hội
(Quán Thế Âm, Cầu ngư, lễ hội Đình làng) được tổ chức thường xuyên, có tác dụng giáo
dục tốt. Đây là dấu hiệu đáng mừng, là thước đo sự trưởng thành, khơi dậy tiềm năng dồi
dào phát triển văn hóa, nghệ thuật của thành phố.
Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" được chú trọng,
chuẩn bị rất chu đáo, công phu. Ngành văn hóa thông tin đã tham mưu cho các cấp ủy và
chính quyền địa phương ban hành các văn bản chỉ đạo và kế hoạch triển khai tương đối cụ
thể, chi tiết; đã tổ chức lễ phát động ở quy mô toàn thành phố, đến tận địa bàn dân cư và các
cơ quan, công sở. Theo đó, các phong trào xây dựng "thôn văn hóa", "khối phố văn hóa",
"công sở, cơ quan văn hóa" được khởi động khá đồng bộ, từng bước đi vào chiều sâu. Đã
xuất hiện những điển hình tiêu biểu, những mô hình cần được nhân rộng. Đến tháng 6 năm
2001, toàn thành phố có 100% các quận, huyện, 42/47 xã phường thành lập Ban chỉ đạo xây
dựng ĐSVH và có kế hoạch triển khai, phát động đến tận cơ sở; có 47/257 khối phố,
37/124 thôn và 196 cơ quan, đơn vị, trường học đăng ký xây dựng khối phố văn hóa, thôn
văn hóa và công sở văn hóa. Năm 1999 thành phố có 94.808 hộ đạt danh hiệu GĐVH (đạt tỷ
lệ 65,25%). Trong năm 2000, thành phố đã xét công nhận 93.281 hộ đạt danh hiệu GĐVH,
1.373 khu dân cư tiên tiến, xuất sắc, công nhận 8 thôn văn hóa (nâng tổng số thôn văn hóa
lên 14 thôn) và xét công nhận 3 khối phố văn hóa [37, tr. 6]. Gần 70% "tế bào xã hội"
lành mạnh, trong một cơ thể xã hội lành mạnh, con số đó khẳng định chắc chắn đây là
một xã hội lành mạnh, xã hội có văn hóa.
Công tác xây dựng ĐSVH ở cơ sở có nhiều chuyển biến rõ rệt, tại các quận,
huyện, xã, phường đã có sự hình thành một hệ thống tổ chức, mô hình, thiết chế văn hóa
phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Các thiết chế văn hóa, mô hình văn hóa ngày
càng được phát huy và nhân rộng như GĐVH, thôn văn hóa, khối phố văn hóa, các điểm
Bưu điện - văn hóa xã, tủ sách pháp luật..., góp phần tạo nên sự chuyển biến trong ĐSVH
ở cơ sở, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho nhân dân (xem bảng 2.1):
Bảng 2.1: Những hoạt động văn hóa ở cơ sở
STT Tên hoạt động Năm 1999 Năm 2000
1 Gia đình văn hóa 94.306 93.281
2 Thôn văn hóa 6 14
3 Điểm bưu điện văn hóa 6 10
4 Phòng đọc sách xã, thôn 12 14
5 Các cuộc liên hoan, hội diễn các cấp 87 125
6 Số di tích LSVH được công nhận 56 62
Nguồn: Sở văn hóa thông tin thành phố Đà Nẵng [45, tr. 11].
Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa cơ sở được đẩy mạnh.
Năm 2001 thành phố đầu tư 3 tỷ đồng cho việc xây dựng các tụ điểm vui chơi giải trí ở
47 xã, phường; 2,5 tỷ đồng đầu tư xây dựng các khu Văn hóa - thông tin các quận, huyện,
với tổng diện tích trên 205.000m2. Riêng các khu vui chơi giành cho trẻ em, thành phố đã
đầu tư 600 triệu đồng để xây dựng khu vui chơi tại 3 xã, phường điểm của thành phố [37,
tr. 5].
Nhìn chung, chất lượng MTVH ở thành phố Đà Nẵng thời gian qua lành mạnh,
trong sạch, đang tiếp tục được hoàn thiện để đạt tới tiêu chí hiện đại, tiên tiến, văn minh.
Chất lượng đó được thể hiện ở một số lĩnh vực cơ bản như sau:
- Môi trường giáo dục - đào tạo, môi trường khoa học. Đây là vùng đất nổi tiếng
hiếu học và thông minh. Trong những năm qua, cùng với giáo dục - đào tạo, khoa học -
công nghệ được coi là quốc sách hàng đầu để tạo ra sự cất cánh của thành phố trong tương
lai. Với những lợi thế vốn có của mình Đà Nẵng đã tạo lập được một môi trường khá lý
tưởng về giáo dục - đào tạo, KH&CN.
Giáo dục - đào tạo thành phố phát triển vượt bậc cả về quy mô lẫn chất lượng
đào tạo, tạo ra một môi trường sư phạm lành mạnh, có vai trò thúc đẩy hình thành một
"xã hội học tập" trong tương lai. Đà Nẵng có một hệ thống giáo dục quốc dân rất phát
triển, mạng lưới trường học được quy hoạch, điều chỉnh hợp lý, phần lớn hội đủ các điều
kiện cần thiết về cảnh quan môi trường, sân chơi, đảm bảo an toàn vệ sinh, trật tự, an
toàn lớp học..., đảm bảo các điều kiện thiết yếu trong học tập. Đến nay, toàn thành phố có
10 nhà trẻ, 167 trường mầm non, 80 trường tiểu học, 47 trường THCS, 16 trường PTTH;
10 trường trung học dạy nghề, 8 trung tâm giáo dục thường xuyên, 13 trung tâm dạy
nghề, 34 cơ sở dạy nghề, ngoại ngữ, tin học hàng năm thu hút trên 200 nghìn học sinh
theo học [30, tr. 2]. Trong thời đoạn 1996 - 2000 thành phố đầu tư 106.446 triệu đồng
xây dựng 1.111 phòng học từ cấp 4 trở nên, xóa tình trạng học ca 3. Năm 2001 tiếp tục
đầu tư 25 tỷ đồng xây dựng 140 trường học kiên cố và xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị
trường học. Tỷ lệ huy động học sinh đến lớp ngày càng tăng, năm học 1999 - 2000:
92,4% trẻ 5 tuổi đi học mẫu giáo, 96% trẻ từ 11 đến 15 tuổi đi học THCS (vượt 36% so
với chỉ tiêu đề ra tại Nghị quyết TƯ 2, khóa VIII) [29, tr. 6;8]. Ngoài ra, Đà Nẵng còn có
một hệ thống trường đại học và trung học chuyên nghiệp khá đồ sộ (1 trường đại học khu
vực bao gồm 4 thành viên, 1 trường đại học dân lập Duy Tân, còn có 11 trường THCN,
12 trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ) với phạm vi đào tạo
khá rộng, hàng năm tuyển hơn 4.500 sinh viên hệ chính quy và 2.500 sinh viên hệ tại
chức [11, tr. 112].
Đội ngũ giáo viên ổn định, tâm huyết với nghề nghiệp, chất lượng ngày càng
được nâng lên. Giáo viên các cấp đạt trình độ chuẩn hóa chiếm tỷ lệ cao (tiểu học 98%,
THCS 94,33%, THPT 99%, cao hơn mức bình quân cả nước). Trong công tác chuyên
môn, đạo đức nghề nghiệp đã chú ý hơn đến việc giáo dục nhân cách, đạo đức, giáo dục
tư tưởng chính trị cho học sinh, khắc phục một phần tư tưởng chuyên môn thuần túy và
biểu hiện "nhạt chính trị", "thương mại hóa" ở một số giáo viên. Qua thanh tra 550 giáo
viên ở các cấp dạy cho thấy tỷ lệ tốt: 35,6%, khá: 54,9%, đạt yêu cầu: 8,9%, không xếp
loại: 0,3% [30, tr. 5]. Mục tiêu giáo dục toàn diện đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục được
chú trọng ở tất cả các bậc học, cấp học làm chất lượng, hiệu quả đào tạo ngày càng tăng
(tiểu học: 95%, tăng 14%; THCS 75%, tăng 5%; THPT 88,29%, tăng 8% so với năm
1996) [29, tr. 6].
Trật tự, kỷ cương học đường, các mối quan hệ thầy - trò được chú trọng củng cố,
xây dựng. Công tác đấu tranh phòng chống TNXH (đặc biệt là ma túy) thâm nhập nhà
trường được đẩy mạnh, đã thành lập Kế hoạch liên ngành về phòng ngừa và đấu tranh chống
ma túy, TNXH trong các trường phổ thông, THCN - dạy nghề, cao đẳng và đại học trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng trên cơ sở phối hợp với các cơ quan chức năng. Trong năm 2000,
qua kiểm tra ngẫu nhiên 500 học sinh ở các cấp học chưa phát hiện tình trạng học sinh sử
dụng chất gây nghiện, ma túy. Qua 3 năm triển khai kế hoạch phòng chống tội phạm, hành
vi vi phạm pháp luật đã tạo những chuyển biến tốt trong ý thức, hành vi pháp luật của
sinh viên, học sinh, có tác dụng tốt phòng chống tội phạm, hạn chế TNXH. Đà Nẵng
được công nhận là đơn vị không có ma túy học đường.
Đồng thời với việc phổ biến, tuyên truyền giáo dục ý thức và hành vi pháp luật
cho học sinh và giáo viên, nhà trường còn quan tâm đúng mức đến việc giáo dục đạo đức,
rèn luyện hạnh kiểm cho học sinh và đã cho những kết quả khả quan. Bậc tiểu học hạnh
kiểm tốt: 90,3%; khá: 9,7%. Hạnh kiểm cấp THCS, tốt: 48,80%; khá: 36,40%; trung
bình: 14,30%; yếu: 0,4%. Tỷ lệ tương ứng ở cấp THPT là: 39,90%; 45,70%; 13,40%;
1,00% [28, tr. 9].
Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, có hiệu quả đã thu hút sự quan tâm
của toàn xã hội, tạo những chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động của mọi
người dân, tạo nhiều nhân tố mới đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục, đào tạo, nâng dần
chất lượng giáo dục toàn diện và tăng nhanh tốc độ phát triển. ở Đà Nẵng các hình thức
giáo dục ngoài công lập rất đa dạng, phong phú và chiếm tỷ lệ khá cao: giáo dục mầm
non 75,5% (cả nước 52,59%); THPT 8/16 trường, bằng 50% [27, tr. 5]. Các Hội khuyến
học được thành lập 6/6 quận, huyện, với 47 hội xã, phường, 309 chi hội với 23.639 hội
viên huy động được hàng tỷ đồng để giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó học tập, con em
các gia đình chính sách... [30, tr. 13]. Thông qua Hội khuyến học đã huy động được các
tầng lớp xã hội chăm lo đến việc giáo dục con em mình ở địa phương, phát huy vai trò
tích cực của các gia đình, gia tộc vào việc giáo dục đạo đức, chống các TNXH, xây dựng
động cơ, hoài bão học tập cho con em.
Chính do tạo lập được môi trường giáo dục - đào tạo lành mạnh, tiến bộ mà thành
phố Đà Nẵng đã đạt được những kết quả khả quan trong việc nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng tài năng, xây dựng đội ngũ trí thức, cán bộ khoa học, kỹ thuật đáp
ứng yêu cầu đặt ra ở địa phương.
Đà Nẵng là tỉnh, thành thứ 5 trong cả nước hoàn thành phổ cập tiểu học đúng độ
tuổi (tháng 3/2000), công tác chống mù chữ, thất học chất lượng ngày càng cao: tỷ lệ
người biết chữ trong độ tuổi 15 đến 35 tuổi năm 1996 là 97,2% thì đến tháng 5/2000 tỷ lệ
này là 98,3%. Tốc độ phổ cập THCS được đẩy nhanh, năm học 1999 - 2000 toàn thành
phố có 45/47 xã, phường đạt tiêu chuẩn phổ cập THCS, đủ tiêu chuẩn để công nhận là
thành phố đạt tiêu chuẩn phổ cập THCS (chỉ đứng sau Hà Nội), so với chỉ tiêu đề ra trong
nghị quyết TƯ 2 (khóa VIII) đã hoàn thành mục tiêu trước 10 năm [29, tr. 5].
Về đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, số lao động qua đào tạo tăng từ 21,53%
năm 1999 lên 25,37% cuối năm 2000 [6, tr. 1]; hàng năm đại học Đà Nẵng đào tạo được
hàng ngàn kỹ sư, giáo viên, công nhân kỹ thuật lành nghề (hơn 20 nghìn sinh viên đã ra
trường, nhiều người giữ những cương vị chủ chốt), đang trở thành trung tâm đào tạo
nguồn nhân lực và nhân tài có uy tín trong cả nước, một trung tâm nghiên cứu và chuyển
giao công nghệ mạnh của khu vực.
Môi trường KH&CN ở thành phố Đà Nẵng cũng có những biến chuyển theo
chiều hướng tích cực. Đây là địa phương có nhiều trung tâm giáo dục - đào tạo và nghiên
cứu khoa học lớn của miền Trung và cả nước, bao gồm: Đại học Đà Nẵng, Phân viện Đà
Nẵng, Đại học dân lập Duy Tân, đại học mở, 2 trường Cao đẳng... có nhiệm vụ vừa đào
tạo vừa nghiên cứu khoa học, trong đó tập trung vào nghiên cứu cơ bản với đội ngũ cán
bộ nghiên cứu khoa học rất hùng hậu. Tổng số cán bộ có trình độ trên đại học là 475
người (bao gồm 14 phó giáo sư; 88 tiến sĩ; 387 thạc sĩ) đây là lực lượng chuyên gia giỏi
trong nhiều lĩnh vực, có khả năng tổ chức thực hiện nghiên cứu những công trình có tính
đột phá cao. Đến tháng 7 năm 2000 Đà Nẵng có 34 đơn vị khoa học công nghệ [33, tr. 2-
3].
Đà Nẵng được công nhận là đơn vị dân cư có trình độ học vấn tương đối cao, số
người biết chữ trên 90%, 85% tổng số dân cư có bằng tiểu học trở lên. Theo tổng điều tra
dân số 1 - 4 - 1999 tổng số người có trình độ đại học và trên đại học là 23.303 người,
bằng 2,9% so với cả nước (trong đó đại học chiếm 96,9%; trên đại học 3,1%), tỷ lệ cán
bộ có trình độ đại học trở lên trên 1 nghìn dân là 34 người. Phần lớn đội ngũ này làm việc
trong khu vực Nhà nước (86%), số thuộc thành phố quản lý là 37,11%, trung ương quản
lý là 62,89% [33, tr. 1;3].
Môi trường khoa học đã được khởi động, thức dậy bằng các hoạt động nghiên
cứu khoa học, bằng các tìm tòi khám phá, sáng tạo trong mọi lĩnh vực đời sống, sự khơi
dậy tiềm năng khoa học ở các cá nhân và tổ chức khoa học ở địa phương. KH&CN đã
gắn bó hơn với sản xuất và đời sống xã hội, ngày càng chú trọng tới việc tạo môi trường
thuận lợi, thông thoáng để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Các
chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, sức khỏe sinh sản, bảo vệ môi trường... được
triển khai có hiệu quả trên diện rộng. Đã bước đầu tạo lập được mối quan hệ liên kết đào
tạo, hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ giữa các trường đại học, viện
nghiên cứu trên địa bàn với các sở Khoa học, công nghệ và môi trường, sở công nghiệp,
nông nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp. Các hoạt động nghiên cứu khoa học được đẩy
mạnh. Trong 3 năm 1997 - 1999 có 24 đề tài, dự án cấp thành phố được triển khai (có 16
đề tài thuộc lĩnh vực KH&CN; 8 đề tài KHXH&NV). Trong năm 2000, tiếp tục triển khai
12 đề tài, dự án chuyển tiếp từ năm 1999 (mức kinh phí đầu tư 1.031 triệu đồng) và triển
khai 34 đề tài mới và 2 nhiệm vụ (trong đó có 26 đề tài áp dụng tiến bộ kỹ thuật và cải
tiến công nghệ; 10 đề tài KHXH&NV), mức kinh phí dành cho nghiên cứu là 3.890 triệu
đồng [33, 7;9]. Mặc dù số lượng đề tài triển khai hàng năm không nhiều nhưng đã tập
trung giải quyết được những vấn đề bức xúc trong thực tiễn sản xuất, kinh doanh, trong vấn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Xây dựng môi trường văn hóa ở thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay 2.pdf