Luận văn Xây dựng mô hình lợi nhuận tại công ty Maxvitra

Tài liệu Luận văn Xây dựng mô hình lợi nhuận tại công ty Maxvitra: Luận văn Xây dựng mô hình lợi nhuận tại công ty Maxvitra LỜI MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết mục đích cơ bản của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng là tạo ra lợi nhuận và mục đích cuối cùng cũng là lợi nhuận. Ngày nay, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tiếp cận và khai thác các tính năng nổi trội trong “nền kinh tế internet” để tối đa hóa lợi nhuận. Trong bất cứ một hình thức tổ chức kinh tế nào , trong hình thái kinh tế xã hội nào thì các doanh nghiệp cũng luôn quan tâm tới vấn đề năng suất -chất lượng - hiệu quả đó chính là những tiêu chí hàng đầu trong quá trình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Nó chính là thước đo trình độ phát triển của doanh nghiệp nói riêng và của xã hội nói chung . Song tất cả đều thực hiện mục tiêu sâu xa của doanh nghiệp đó là thu lợi nhuận và tối đa hoá lợi nhuận . Lợi nhuận là mục đích của sản xuất kinh doanh , là động cơ chủ yếu của các nhà đầu tư vì vậy lợi nhuận là tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của ...

pdf65 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1078 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Xây dựng mô hình lợi nhuận tại công ty Maxvitra, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Xây dựng mô hình lợi nhuận tại công ty Maxvitra LỜI MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết mục đích cơ bản của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng là tạo ra lợi nhuận và mục đích cuối cùng cũng là lợi nhuận. Ngày nay, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tiếp cận và khai thác các tính năng nổi trội trong “nền kinh tế internet” để tối đa hóa lợi nhuận. Trong bất cứ một hình thức tổ chức kinh tế nào , trong hình thái kinh tế xã hội nào thì các doanh nghiệp cũng luôn quan tâm tới vấn đề năng suất -chất lượng - hiệu quả đó chính là những tiêu chí hàng đầu trong quá trình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Nó chính là thước đo trình độ phát triển của doanh nghiệp nói riêng và của xã hội nói chung . Song tất cả đều thực hiện mục tiêu sâu xa của doanh nghiệp đó là thu lợi nhuận và tối đa hoá lợi nhuận . Lợi nhuận là mục đích của sản xuất kinh doanh , là động cơ chủ yếu của các nhà đầu tư vì vậy lợi nhuận là tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thực sự hiệu quả hay không. Một nền kinh tế vững mạnh là một nền kinh tế trong đó các tế bào của nó là các doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Những năm trước đây nền kinh tế của nước ta còn ở trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp các đơn vị sản xuất đã không chủ động khai thác hết khả năng và tiềm tàng sẵn có của mình do hình thành thói quen tâm lý ỷ lại, dựa dẫm vào sự bao cấp của nhà nước cho nên mọi hoạt động sản xuất kinh doanh không những không mang lại hiệu quả mà còn làm cho nền kinh tế ngày một kém phát triển và tụt hậu rất nhiều so với các nước trên khu vực và trong thế giới. Nhưng khi chuyển sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế song song tồn tại dưới sự quản lý vĩ mô của nhà nước thì nền kinh tế của nước ta mới thực sự khởi sắc. Đặc điểm của nền kinh tế thị trường là có sự cạnh tranh mạnh mẽ, chính điều đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải độc lập tự chủ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và quá trình đó đã mang lại hiệu quả tức là mang lại lợi nhuận . Kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận ngày càng cao là mục đích của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường . Đối với các doanh nghiệp lợi nhuận chính là đòn bẩy kinh tế có hiệu quả nhất ,kích thích mạnh mẽ đến mọi hoạt động của sản xuất kinh doanh. Phấn đấu có lợi nhuận và tối đa hoá lợi nhuận là mối quan tâm hàng đấu của các đơn vị sản xuất kinh doanh, nó có tính chất quyết định tới sự sống còn và phát triển của mọi doanh nghiệp, vì vậy mà việc tìm hiểu nguồn gốc, những nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận, xây dựng mô hình lợi nhuận và tìm ra định hướng giải pháp giúp tăng lợi nhuận của công ty là một điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Bằng những kiến thức đã được học về kinh tế lượng và phương pháp mô tả thống kê , cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy Cao Xuân Hoà, cô Vũ Thị Bích Ngọc cùng toàn thể cán bộ phòng tài chính-kế toán công ty Maxvitra em xin mạnh dạn đề xuất đề tài : “ Xây dựng mô hình lợi nhuận tại công ty Maxvitra” Nội dung đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Những lý thuyết căn bản về lợi nhuận trong doanh nghiệp Chương 2: Xây dựng mô hình lợi nhuận tại công ty Maxvitra Chương 3: Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty Maxvitra CHƯƠNG 1 NHỮNG LÝ THUYẾT CĂN BẢN VỀ LỢI NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP 1.1.Khái niệm về lợi nhuận 1.1.1.Định nghĩa: Lợi nhuận của doanh nghiệp là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp được xác định sau một thời kỳ nhất định được thể hiện bằng khoản tiền thu về gọi chung là doanh thu. Khoản doanh thu có được này trước hết phải bù đắp được các chi phí sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Những chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó là : - Các khoản chi cho nghĩa vụ đối với nhà nước của doanh nghiệp: thuế, Các khoản nộp cho ngân sách nhà nước. - Các khoản chi cho vật chất đã bị tiêu hao trong quá trình sản xuất. - Các khoản chi cho người lao động. Doanh thu có được sau khi đã bù đắp hết khoản chi phí nói trên thì phần doanh thu giá trị còn lại chính là phần lợi nhuận của doanh nghiệp. Lợi nhuận gồm: - Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh: là chênh lệch giữa doanh thu của hoạt kinh doanh trừ đi chi phí kinh doanh. - Lợi nhuận của hoạt động khác: gồm lợi nhuận từ hoạt động tài chính, lợi nhuận từ hoạt động bất thường 1.1.2. Ý nghĩa của lợi nhuận Lợi nhuận là mục đích của sản xuất kinh doanh, là động cơ chủ yếu của các nhà đầu tư vì vậy lợi nhuận được coi là một tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh không kể trong bất cứ lĩnh vực nào, hay thành phần kinh tế nào, khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều có chung một mục đích là tìm kiếm lợi nhuận. Chỉ khi nào hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì doanh nghiệp mới thu được lợi nhuận . Như vậy lợi nhuận phản ánh hiệu quả và mục đích hoạt động của mỗi doanh nghiệp .Từ đó không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận không cao cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả không đạt được mục tiêu kinh doanh của mình. Trên phương diện tài chính thì lợi nhuận là một nguồn tài chính bù đắp cho những thiệt hại , rủi ro trong kinh doanh. Nó là nguồn tài chính bên trong vững chắc để bổ sung vốn mở rộng quy mô của sản xuất thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, là nguồn tài chính để doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước và nâng cao thu nhập cho người lao động, thoả mãn lợi ích của các nhà đầu tư. Ý nghĩa của lợi nhuận đối với các chủ thể trong nền kinh tế: Đảm bảo mối quan hệ về lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. - Dành phần lợi nhuận thích đáng để mở rộng sản xuất, chú trọng đảm bảo lợi ích của các thành viên đơn vị. Nội dung cơ bản của phân phối lợi nhuận doanh nghiệp tùy thuộc vào đặc điểm sở hữu của từng loại hình doanh nghiệp. Về cơ bản các doanh nghiệp đều giống nhau ở chỗ là có nghĩa vụ với Nhà nước như nộp thuế, phí, lệ phí và các khoản đóng góp nghĩa vụ khác. Phần lợi nhuận sau thuế sẽ được phân phối tùy từng loại hình doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp Nhà nước, lợi nhuận sau thuế về cơ bản được phân phối như sau: - Bù các khoản lỗ năm trước không được trừ lợi nhuận trước thuế. - Trả các khoản tiền bị phạt do vi phạm kỹ luật thu nộp Ngân sách, vi phạm các hợp đồng, do nợ quá hạn… - Trừ các chi phí bất hợp lý chưa được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. - Chia lãi cho các đối tác góp vốn theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (nếu có). Phần lợi nhuận còn lại dùng để trích lập các quỹ của doanh nghiệp như: + Trích quỹ dự phòng tài chính; + Trích quỹ đầu tư phát triển; + Trích quỹ đặc biệt (các ngành đặc thù như bảo hiểm, ngân hàng thương mại); + Chia lãi cổ phần (nếu có); + Trích quỹ khen thưởng, phúc lợi. 1.1.3.Hạn chế Lợi nhuận đóng vai trò hết sức quan trọng không chỉ đối với từng doanh nghiệp cụ thể mà đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung, song không thể coi lợi nhuận là chỉ tiêu duy nhất để đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bởi vì: - Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng , nó chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố có những nhân tố thuộc về chủ quan, có những nhân tố khách quan và có sự bù trừ lẫn nhau. Do đó khi xem xét kết quả kinh doanh ta không chỉ đơn thuần sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận. - Lợi nhuận doanh nghiệp qua mỗi kỳ là khác nhau do điều kiện sản xuất kinh doanh , điều kiện vận chuyển, điều kiện thị trường tiêu thụ. - Lợi nhuận ở mỗi doanh nghiệp cùng loại là khác nhau bởi mỗi doanh nghiệp có quy mô sản xuất khác nhau ,thực tế có những doanh nghiệp lớn nếu công tác quản lý kém nhưng số lợi nhuận thu được vẫn có thể lớn hơn so với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ nhưng có chất lượng quản lý tốt. 1.1.4. Một số chỉ tiêu đánh giá mức sinh lời của doanh nghiệp khác Lâu nay khi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp người ta hay sử dụng chỉ tiêu ROA(return on assets) và chỉ tiêu ROE( return on equity), không thể phủ nhận tính hữu ích của hai chỉ tiêu này bên cạnh đó thì hai chỉ tiêu này còn có những mặt hạn chế nhất định. Chỉ tiêu ROA Khi tính toán chỉ tiêu ROA, thì thông thường các nhà phân tích sử dụng một trong hai nguồn số liệu lấy từ báo cáo thu nhập của doanh nghiệp, đó là: Lợi nhuận hoạt động trước thuế và lãi vay (EBIT) hoặc Lợi nhuận sau thuế, cụ thể: ROA = EBIT Tổng tài sản bình quân Hoặc: ROA = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân Trong hai cách tính này, ta thấy cách tính ROA theo EBIT thì sẽ phản ánh tốt hơn nội hàm của thuật ngữ “sức sinh lợi trên tổng tài sản” (Return on Assets) bởi vì EBIT là toàn bộ kết quả mà doanh nghiệp sử dụng toàn bộ tài sản của mình để tạo ra, không phân biệt đối tượng được hưởng kết quả này là ai: chủ doanh nghiệp, ngân hàng cho vay hay Nhà nước (thông qua thuế). Tuy nhiên, ở cả hai cách tính này vẫn hàm chứa một số rủi ro nếu được sử dụng để so sánh với các doanh nghiệp khác nhau. Như ta đã biết, tổng tài sản bình quân được tính toán dựa trên chỉ tiêu tổng tài sản trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, số liệu này được cấu thành bởi khá nhiều bộ phận, trong đó có những bộ phận sẽ thay đổi một cách nhanh chóng trong vòng một vài ngày, nghĩa là vào ngày chốt sổ kế toán để tiến hành lập báo cáo tài chính (chẳng hạn là 31/12/N) và ngay sau đó, tức là vào tháng 1/N+1, tổng tài sản của doanh nghiệp là khác nhau, ví dụ như: các khoản mục hàng tồn kho, phải thu, phải trả. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến chỉ tiêu ROA dù tính theo bất kỳ cách nào như trên. Chỉ tiêu ROE Chỉ tiêu ROE được sử dụng khá nhất quán trong phân tích khi sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân. ROE = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân Tuy nhiên, chỉ tiêu này của các doanh nghiệp ở Việt Nam thời gian qua có sự biến động lớn do hoạt động tăng vốn. Khi tốc độ tăng vốn chủ sở hữu cao hơn tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế thì có nghĩa là ROE sẽ giảm sút so với trước khi tăng vốn. Về mặt lý thuyết, doanh nghiệp chỉ nên tăng vốn khi hiệu suất sử dụng vốn hiện đang rất cao, thêm vào đó là đòn bẩy tài chính đã sử dụng hết “công suất”. Nhưng thực tế ở Việt Nam thời gian vừa qua, có nhiều doanh nghiệp tiến hành tăng vốn để giảm vốn vay ngân hàng, hay để tiến hành đầu tư tài chính. Chỉ tiêu ROC Do ROA và ROE có những hạn chế nhất định khi áp dụng phân tích các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, nên có thể trình bày một chỉ tiêu khác để có thể nhìn nhận một cách toàn diện hơn năng lực sử dụng vốn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu ROC (Return on Capital) cũng được nhiều tài liệu đề cập đến, tuy nhiên, ở đây xin trình bày một cách tính ROC khá phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. ROC = EBIT Vốn kinh doanh bình quân Trong đó:  Vốn kinh doanh bình quân = Vốn vay bình quân + Vốn chủ sở hữu bình quân  Vốn vay bình quân = Tổng số tiền lãi vay trong kỳ/Lãi suất bình quân của khoản tiền vay trong kỳ.  Vốn chủ sở hữu bình quân: xác định dựa trên những thời điểm tăng/giảm vốn chủ sở hữu trong kỳ. Với việc sử dụng chỉ tiêu ROC ở trên, ta có thể thu được kết quả phản ánh hiệu suất sử dụng vốn của doanh nghiệp. Tử số thể hiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà không phân biệt đối tượng nào được hưởng, mẫu số thể hiện tổng nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong kỳ, không phân biệt vốn vay hay vốn chủ sở hữu. Như vậy để tính toán được một trong các chỉ tiêu ở trên thì ta cần phải tính được lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế 1.2.Một số biện pháp nhằm tăng lợi nhuận trong doanh nghiệp Để tăng lợi nhuận, doanh nghiệp phải tăng doanh thu, đồng thời cắt giảm chi phí họat động. Doanh nghiệp có thể cắt giảm một loạt các chi phí như: chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm; chi phí quảng cáo; chi phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị…. Song, các chi phí này có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển lâu dài của công ty, nếu doanh nghiệp áp dụng giải pháp này sẽ làm mất đi các khoản lợi nhuận tiềm năng trong tương lai. Thông thường , có 4 sự chọn lựa để tăng lợi nhuận tương ứng với 4 thời kỳ phát triển của lịch sử nhân lọai: thời kỳ sơ khai, thời kỳ phát triển của khoa học kỹ thuật, thời kỳ bùng nổ của ngành viễn thông và thời kỳ ra đời của thương mại điện tử. Trong thời kỳ sơ khai, một doanh nghiệp muốn tăng lợi nhuận phải tăng doanh thu, điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải thường xuyên tăng lượng khách hàng hay tăng giá bán trên từng đơn vị sản phẩm. Để tăng lượng khách hàng thì phải tăng lượng cung ứng, đồng bộ hóa các yếu tố khác: nhân sự, quy mô kinh doanh, trong khi vẫn không giải quyết được các rào cản về không gian và thời gian. Mặt khác, những biến động của giá cả sản phẩm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mất dần khách hàng do tác động trực tiếp đến lợi ích của người mua, từ đó ảnh hưởng đến các mục tiêu kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp. Không ít doanh nghiệp lại lựa chọn biện pháp giảm dần chất lượng sản phẩm để tăng lợi nhuận. Họ đã đánh đổi lợi ích trước mắt cho những tổn hại lâu dài. Khi khoa học kỹ thuật phát triển mạnh, các doanh nghiệp đã có được một sự lựa chọn mới nhằm tối ưu hóa lợi nhuận. Việc áp dụng các giải pháp công nghệ cho phép cải tiến, đa dạng hóa sản phẩm hàng lọat, khép kín quy trình sản xuất, làm cho sản phẩm có chức năng mạnh hơn, lợi ích tốt hơn, tiết giảm đáng kể chi phí sản xuất. Tuy nhiên, hình thức này đòi hỏi mức đầu tư chi phí hạ tầng cao, có sẵn nguồn nhân lực để bảo quản, duy trì máy móc họat động thường xuyên, liên tục. Đến thời kỳ bùng nổ của ngành viễn thông, lượng thông tin trao đổi tăng đột biến. Khi đó, doanh nghiệp có thể đa dạng hóa nguồn lựa chọn, sản phẩm bán chạy do truyền thông tốt. Người ta bắt đầu quan tâm đến việc phát triển thương hiệu, một tài sản “vô hình” của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng từ đó, chi phí quảng bá thương hiệu đã gia tăng nhanh chóng, có doanh nghiệp đã dùng đến 70% tổng chi phí vào các chiến dịch Marketing và quảng bá. Nhìn chung, các giải pháp này đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Thời kỳ ra đời của thương mại điện tử, có nghĩa là doanh nghiệp đã bước sang giai đọan “nền kinh tế internet”. Thương mại điện tử mà cốt lõi của nó là hoạt động trên nền tảng của internet đã đa dạng hóa phương thức hướng đến các mục tiêu lợi nhuân. Internet đã tạo ra cái chợ vô hình với không gian quảng cáo và cơ hội mua bán thuận tiện, nhanh hơn rất nhiều so với kiểu mua bán, giao thương truyền thống. Việc tham gia vào các họat động thương mại điện tử cho phép doanh nghiệp xây dựng hình ảnh công ty, tiếp cận lượng khách hàng vô tận, nhất là các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa và xuất khẩu, mở rộng thị trường mà không cần tăng quy mô kinh doanh. Môt trong nhưng ưu việt của thương mại điện tử còn là tối ưu hóa chi phí quản lý, kinh doanh. Kết nối đúng nhu cầu người mua và người bán, bỏ qua khâu trung gian sẽ giúp doanh nghiệp có giá cả cạnh tranh để duy trì và mở rộng khách hàng của mình. Ngoài ra thì doanh nghiệp còn có thể áp dụng thêm một số biện pháp sau: 1.2.1. Hạ giá thành sản phẩm Hạ thấp giá thành sản phẩm là phương hướng cơ bản để tăng thêm lợi nhuận cho các doanh nghiệp .Hạ thấp giá thành sản phẩm thực chất là giảm chi phí sản xuất và chi phí tiêu thụ sản phẩm, tức là tiết kiệm về chi phí lao công, chi phí quản lý. Điều này có ý nghĩa kinh tế to lớn không riêng đối với doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa trong phạm vi toàn xã hội. Hạ thấp giá thành sản phẩm là tăng lợi nhuận mà không tăng chi phí , do đó không chỉ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiết kiệm được vốn để mở rộng được quy mô sản xuất góp phần tiết kiệm chi phí cho toàn xã hội . Để hạ thấp giá thành sản phẩm góp phần gia tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp thì các doanh nghiệp nên làm những việc sau đây: Phấn đấu tăng năng suất lao động : Tăng năng suất lao động là tổng hợp nhiều biện pháp để tăng năng lực sản xuất của người lao động, sao cho số sản phẩm sản xuất ra trong cùng một đơn vị tăng lên,hoặc giảm bớt thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Muốn vậy thì doanh nghiệp nên: - Đầu tư đổi mới máy móc thiết bị ,phục vụ sản xuất áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất tiên tiến tạo tiền đề làm thay đổi căn bản điều kiện sản xuất , cho phép sử dụng triệt để công suất máy móc thiết bị. Đây là biện pháp trực tiếp làm tăng năng suất lao động. - Tăng cường công tác quản lý sử dụng có hiệu quả máy móc thiết bị để tăng năng suất lao động .Thực tế có những doanh nghiệp sản xuất chưa tận dụng triệt để công suất thiết kế của máy móc ,thiết bị. Tận dụng được hết công suất có thể làm số tiền khấu hao tăng lên nhưng số sản phẩm được tạo ra cũng nhiều hơn nên số tiền khấu hao tính trên một đơn vị sản phẩm lại giảm đi ,do đó làm giảm giá thành và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. - Tổ chức quản lý sử dụng lao động hợp lý, chú trọng nâng cao trình độ tay nghề và ý thức trách nhiệm của người lao động Tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao Tiết kiệm được nguyên vật liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất cũng góp phần to lớn vào việc giảm chi phí, chi phí cho nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành của sản phẩm , giảm được tỷ lệ tiêu hao này sẽ góp phần đáng kể vào việc tăng lợi nhuận cho công ty. 1.2.2.Tăng số lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm tiêu thụ Thông thường sản phẩm sản xuất ra càng nhiều , chất lượng cao đẩy mạnh được việc tiêu thụ thì lợi nhuận doanh nghiệp ngày càng lớn . Chính vì vậy tăng số lượng sản phẩm sản xuất, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và đẩy mạnh công tác tiêu thụ là một biện pháp quan trọng để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp . Đối với những doanh nghiệp làm được điều trên chủ yếu phục thuộc vào trình độ trang bị kỹ thuật của máy móc thiết bị,phục thuộc vào tay nghề người lao động và trình độ quản lý sản xuất và khả năng nắm bắt thông tin thị trường của doanh nghiệp. Tiêu thụ là khâu cuối cùng của sản xuất ,là khâu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Trong điều kiện hiện nay nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh mạnh mẽ thì chỉ khi nào sản phẩm được tiêu thụ hết thì doanh nghiệp mới có cơ sở để đảm bảo quá trình tái sản xuất cũng như thu được lợi nhuận. Vì vậy đẩy mạnh tiêu thụ đòi hỏi các doanh nghiệp cần có một sự đầu tư lớn cả về vật chất cũng như thời gian. 1.2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Sử dụng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh không phải là một hoạt động đơn thuần về mặt thu chi tài chính mà thực chất là một nghệ thuật sử dụng vốn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh . Sử dụng vốn có hiệu quả tức là lợi nhuận thu về trên một đồng vốn bỏ vào sản xuất kinh doanh ngày càng nhiều . Do đó mà việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là biện pháp cơ bản được các doanh nghiệp quan tâm. Vốn trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gồm có vốn cố định và vốn lưu động: Vốn cố định Vốn cố định của các doanh nghiệp là một bộ phận quan trọng của vốn đầu tư nói riêng và vốn sản xuất nói chung. Quy mô của VCĐ có ảnh hưởng lớn trực tiếp quyết định đến trình độ trang máy móc thiết bị kỹ thuật , công nghệ và năng lực của sản xuất kinh doanh . Vì vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định được coi là trọng điểm của công tác quản lý tài chính trong doanh nghiệp. Vốn lưu động Vốn lưu động là số vốn ứng trước để đầu tư mua máy móc thiết bị , nó gồm: vật tư, thành phẩm, tiền vốn. Tăng tốc độ luân chuyển của vốn lưu động càng cao càng chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động nhanh hay chậm nói lên tình hình tổ chức công việc: dự trữ sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp là hợp lý hay không hợp lý , các khoản phí tổn trong quá trình sản xuất kinh doanh tiết kiệm hay không tiết kiệm và có hiệu quả . Vốn lưu động góp phần hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hiện nay các doanh nghiệp còn có một số các thủ thuật làm tăng lợi nhuận đó là: Thứ nhất, DN có thể tăng doanh thu và lợi nhuận thông qua việc thực hiện giao dịch vào cuối kỳ kế toán với khách hàng mà không yêu cầu khách hàng thanh toán ngay (do được chiếm dụng vốn nên họ sẵn sàng chấp nhận). Giao dịch này được thừa nhận như là bán hàng trả chậm, chứ không phải là bán hàng qua đại lý và nghiễm nhiên làm tăng doanh số và lợi nhuận của DN trong kỳ. Thủ thuật này thực tế là việc chuyển doanh thu và lợi nhuận của kỳ sau sang kỳ báo cáo. Thứ hai, DN sử dụng chính sách giá buộc khách hàng tự nguyện tăng doanh số trong kỳ bằng việc thông báo sẽ tăng giá vào đầu năm tài chính năm sau. Khách hàng sẽ phản ứng lại bằng việc sẵn sàng "ôm" sản phẩm của DN để chờ tăng giá. Tuy nhiên, việc này chỉ có thể áp dụng với các sản phẩm đang được ưa chuộng và có tính khan hiếm hoặc hàng hoá thiết yếu. Thứ ba, ghi nhận trước doanh thu và lợi nhuận đối với các hoạt động có thời gian dài. Thủ thuật này thường được áp dụng trong các DN xây dựng. Doanh thu sản phẩm cung cấp phải mất nhiều năm nên DN được phép ghi nhận định kỳ (như hợp đồng xây dựng), dựa trên ước tính chủ quan của bên nghiệm thu là DN tiến hành viết hoá đơn và ghi nhận doanh số cũng như lợi nhuận. Thời gian thi công kéo dài suốt nhiều năm tài chính là cơ sở để thực hiện thủ thuật này. DN có thể chuyển doanh thu và lợi nhuận từ năm sau về năm hiện tại và ngược lại. Thứ tư, lợi dụng các ước tính kế toán. Bằng cách lợi dụng các ước tính kế toán như: các khoản dự phòng, chi phí trả trước, chi phí trích trước và khấu hao tài sản cố định, DN có thể tăng hoặc giảm chi phí theo ước muốn chủ quan để có được con số lợi nhuận mong muốn. Cắt giảm các chi phí hữu ích Một thủ thuật khác cũng rất đáng lưu ý là việc cắt giảm các chi phí hữu ích như chi phí nghiên cứu và phát triển, quảng cáo, duy tu bảo dưỡng thiết bị… cũng là một cách có thể làm tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, vì các chi phí này có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của DN về lâu dài, nên sử dụng giải pháp này đồng nghĩa với các việc hy sinh các khoản lợi nhuận tiềm năng trong tương lai. Trong một số tình huống, khi lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh chính không đem lại kết quả như mong muốn, để tăng lợi nhuận, DN có thể bán các khoản đầu tư sinh lời. Động thái này thường được ví như "gặt lúa non". Vì thế, áp dụng biện pháp trên có nghĩa là DN tự bỏ qua tiềm năng sinh lợi lớn từ các khoản đầu tư này trong những năm tiếp theo. 1.3.Các phương pháp tính lợi nhuận: Lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu quan trọng được sử dụng để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của DN trong một thời kỳ nhất định. Chỉ tiêu này hiện tại chủ yếu được xác định bằng phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí trên cơ sở kế toán dồn tích. Tuy nhiên, nếu xét trên phương diện của lý luận kế toán thì lợi nhuận còn có thể được xác định bằng cách so sánh giữa vốn chủ sở hữu cuối kỳ với vốn chủ sở hữu đầu kỳ. Lợi nhuận có thể được xác định theo một trong hai phương pháp sau: phương pháp so sánh vốn chủ sở hữu và phương pháp so sánh doanh thu với chi phí. 1.3.1.Phương pháp so sánh vốn chủ sở hữu. Theo phương pháp này, lợi nhuận một kỳ kinh doanh được xác định bằng cách so sánh giữa vốn chủ sở hữu cuối kỳ và cốn chủ sở hữu đầu kỳ. Công thức xác định lợi nhuận theo phương pháp này như sau: lợi nhuận = Vốn chủ sở hữu cuối kỳ - Vốn chủ sở hữu đầu kỳ (1). Vốn chủ sở hữu được xác định bằng phần chênh lệch giữa tổng tài sản và nợ phải trả. Cuối kỳ, trên cơ sở kết quả của kiểm kê, đánh giá tổng giá trị của tài sản và nợ phải trả theo giá thị trường. Trong trường hợp vốn chủ sở hữu tăng lên hoặc giảm xuống do các nghiệp vụ không liên quan đến lợi nhuận trong kỳ thì cần phải loại trừ ra khỏi vốn chủ sở hữu cuối kỳ. Một số nghiệp vụ thuộc loại này như bổ sung vốn góp từ chủ sở hữu, rút vốn hoặc phân phối lợi nhuận cho chủ sở hữu…Trong những tình huống này, lợi nhuận được xác định theo công thức: Lợi nhuận trong kỳ = Vốn chủ sở hữu cuối kỳ - Vốn chủ sở hữu đầu kỳ - Vốn chủ sở hữu trong kỳ tăng lên không do tăng lợi nhuận + Vốn chủ sở hữu trong kỳ giảm xuống không do phát sinh khoản lỗ (2) Phương pháp này có những đặc điểm sau: Một là, toàn bộ tài sản, nợ phải trả được xác định trên cơ sở giá hợp lý, không căn cứ vào giá vốn thực tế; Hai là, lợi nhuận được xác định theo phương pháp này bao gồm cả lợi nhuận được thực hiện và lợi nhuận chưa được thực hiện của kế toán dồn tích; Ba là, phù hợp với quan điểm của các nhà kinh tế về việc xác định lợi nhuận. 1.3.2.Phương pháp so sánh giữa doanh thu và chi phí Theo phương pháp này, lợi nhuận trong kỳ được xác định bằmg cách so sánh giữa doanh thu và chi phí. Công thức xác định lợi nhuận trong kỳ theo phương pháp này như sau: Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí (3) Lợi nhuận và doanh thu và chi phí được xác định ở công thức (3) phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp. Tùy theo mức doanh thu xác định trong kỳ là bao nhiêu để xác định mức chi phí cần thiết để tạo ra số doanh thu đã được xác định. Trình tự các bước để xác định những yếu tố của công thức (3) trên đây là: Trước hết, xác định doanh thu; sau đó, xác định chi phí. Doanh thu được xác định chủ yếu dựa trên nguyên tắc tiền mặt hoặc dựa trên nguyên tắc thực hiện. Ngày nay, hầu như doanh thu của các đơn vị kinh doanh được ghi nhận theo nguyên tắc thực hiện, những lý do cơ bản của tính áp dụng rộng rãi nguyên tắc ghi nhận doanh thu này trong thực tế là tính khách quan khi ghi nhận mức doanh thu, tính xác thực của tài sản, chi phí và tính phù hợp giữa doanh thu với chi phí. 1.4.Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Lợi nhuận doanh nghiệp bao gốm lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận từ hoạt động khác .Trong đó lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính là lợi nhuận thu được từ việc bán các sản phẩm ,hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp , mà lợi nhuận từ tiêu thụ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp. Lợi nhuận tiêu thụ lại phục thuộc vào: doanh thu tiêu thụ , giá thành sản xuất của sản phẩm. Vì thuế là khoản cố định , là chỉ tiêu thể hiện nghĩa vụ bắt buộc của doanh nghiệp với nhà nước ,các doanh nghiệp có nghĩa vụ phải hoàn thành , do đó thuế là khoản không ảnh hưởng tới lợi nhuận. Như vậy ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận chỉ là doanh thu bán hàng, giá thành và chi phí. 1.4.1.Nhóm nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu tiêu thụ Doanh thu tiêu thụ phụ thuộc vào số lượng sản phẩm tiêu thụ và giá bán đơn vị sản phẩm. do đó ta có nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu tiêu thụ có: Khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ Nhân tố khối lượng được coi là nhân tố có ảnh hưởng quan trọng nhất , khối lượng tiêu thụ tăng giảm bao nhiêu lần sẽ kéo theo doanh thu tiêu thụ tăng giảm bấy nhiêu lần. Số lượng sản phẩm sản xuất phản ánh mặt chủ quan của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh như tăng số lượng sản xuất sản phẩm, dự trữ hợp lý đầu kỳ và cuối kỳ tiêu thụ sản phẩm ,mở rộng thị trường tiêu thụ. Chất lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ. Chất lượng các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và chất lượng sản phẩm nói riêng có tính chất quyết định đến vấn đề sống còn của doanh nghiệp trong cơ chế hiện nay .Nếu một doanh nghiệp không ngừng chú ý đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm thì doanh nghiệp đó sẽ dễ dàng chiếm lĩnh được thị trường và theo đó uy tín của doanh nghiệp cũng được nâng lên. Trong điều kiện nền kinh tế có sự cạnh tranh mạnh mẽ thì chất lượng sản phẩm, uy tín doanh nghiệp chính là một trong những điều kiện cần thiết cho sự tốn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Mặt khác trong điều kiện các yếu tố sản xuất không đổi, việc đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm là cách để doanh nghiệp tiêu thụ được lượng lớn sản phẩm sản xuất ra tăng doanh thu, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Kết cấu mặt hàng. Mỗi một loại sản phẩm tiêu thụ có một loại giá bán khác nhau, cao hay thấp tuỳ thuộc vào giá trị của sản phẩm đó. Nếu doanh nghiệp tăng tỷ trọng sản xuất và tiêu thụ mặt hàng có giá bán cao và giảm tỷ trọng sản xuất mặt hàng có giá bán thấp thì khi đó tổng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ không thay đổi nhưng tổng doanh thu xẽ tăng lên và ngược lại. Việc thay đổi kết cấu mặt hàng sản xuất và tiêu thụ cũng ảnh hưởng đến doanh thu , song tình hình hiện nay chủ yếu do sự biến động của thị trường , trong điều kiện này doanh nghiệp phải tự điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, để làm được điều trên thì đòi hỏi những người làm công tác quản lý và điều hành doanh nghiệp phải luôn nhạy bén với xu hướng thị trường ,phải nghiên cứu phải điều tra và nắm bắt đấy đủ thông tin cũng như nhu cầu thị trường. Gía cả sản phẩm ,hàng hoá ,dịch vụ tiêu thụ. Trong trường hợp các nhân tố khác không đổi thì việc thay đổi giá bán cũng ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu, trong khi đó thông thường giá bán của sản phẩm là do doanh nghiệp tự xây dựng chỉ có một số sản phẩm được định giá cụ thể. Vì vậy doanh nghiệp phải có chính sách giá hợp lý để có thể thu được nhiều doanh thu bảo đảm có lợi nhuận. Khi khối lượng sản phẩm sản xuất không đổi sẽ làm tăng doanh thu và ngược lại, nhưng trong điều kiện nền kinh tế hiện nay giá bán các mặt hàng được hình thành một cách khách quan do quan hệ cung cầu trên thị trường , vì vậy mà doanh nghiệp cũng không thể tự điều chỉnh giá bán cao hơn giá mặt hàng cùng loại trên thị trường. Đặc biệt một số doanh nghiệp được nhà nước ra chỉ tiêu sản xuất và tiêu thụ mặt hàng nào đó thì giá bán mặt hàng đó sẽ được nhà nước quy định. Trong trường hợp này giá bán thay đổi dẫn đến doanh thu cũng thay đổi và điều này được đánh giá là tác động khách quan ngoài ý muốn chủ quan của doanh nghiệp. Thị trường tiêu thụ và phương thức tiêu thụ ,thanh toán tiền hàng Thị trường tiêu thụ đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp . Nếu sản phẩm của một doanh nghiệp có thị trường tiêu thụ rộng lớn không chỉ trong nước mà cả thị trường quốc tế, khả năng cạnh tranh của sản phẩm cao ngay tại thị trường đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao và có sức mua lớn thì doanh nghiệp sẽ có điều kiện tăng doanh thu nhanh. Vì vậy việc khai thác , mở rộng thị trường tiêu thụ là một nhân tố để tăng doanh thu của doanh nghiệp. Với tình hình tiêu thụ hiện nay thì việc lựa chọn phương thức tiêu thụ và thanh toán tiền hàng cũng có ảnh hưởng tới doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. 1.4.2. Nhóm nhân tố ảnh hưởng tới giá thành và chi phí. Kỹ thuật, công nghệ sản xuất. Ngày nay với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ sản xuất, doanh nghiệp nào nắm bắt và ứng dụng kịp thời các thành tựu đó vào sản xuất thì doanh nghiệp đó sẽ có nhiều lợi thế trong cạnh tranh ,tiết kiệm được chi phí sản xuất ,hạ giá thành nâng cao chất lượng của sản phẩm. Tổ chức quản lý sản xuất, quản lý tài chính doanh nghiệp Thực tế cho thấy tổ chức quản lý sản xuất , quản lý tài chính một cách khoa học hợp lý có tác động tới việc tiết kiệm chi phí sản xuất và việc hạ giá thành sản phẩm. Tổ chức lao động hợp lý ,khoa học sẽ đảm bảo cho quá trình sản xuất được cân đối, liên tục ,hạn chế được những thiệt hại ,tận dụng thời gian và công suất máy móc ,sẽ tạo điều kiện tăng năng suất lao động. Vai trò quản lý tài chính được phát huy đầy đủ sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Nó giúp doanh nghiệp tận dụng được cơ hội kinh doanh có hiệu quả . Việc phân phối, sử dụng vốn hợp lý ,tăng cường kiểm tra giám sát sử dụng vốn kinh doanh tiết kiệm và có hiệu quả cao ,bảo toàn và phát triển được vốn kinh doanh của doanh nghiệp. 1.4.3. Nhân tố ảnh hưởng về điều kiện tự nhiên và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Điều kiện tự nhiên và môi trường kinh doanh của từng doanh nghiệp khó khăn hay thuận lợi cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Ngoài ra chi phí tiêu thụ( chi phí bán hàng) là khoản chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để đảm bảo quá trình tiêu thụ sản phẩm được thực hiện . Các khoản chi phí này được phát sinh trong quá trình tiêu thụ: trả lương nhân viên bán hàng , vận chuyển bảo quản và chi phí cho công tác điều tra nghiên cứu thị trường ,giới thiệu quảng cáo sản phẩm. Chi phí tiêu thụ còn phục thuộc còn phục thuộc vào điều kiện tự nhiên và xã hội của từng địa phương . Nếu các khoản chi phí này được tiết kiệm sẽ góp phần vào việc hạ chi phí , giảm giá thành từ đó tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng phải tiến hành giảm chi phí tiêu thụ một cách hợp lý để không ảnh hưởng tới đời sống của những người liên quan và ảnh hưởng xấu đến uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Kết: lợi nhuận là một chỉ tiêu hữu hiệu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó có vai trò quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp không những thế nó còn quyết định tới sự sống còn của doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cần cân nhắc các phương án để có thể lựa chọn được phương án tối đa hoá lợi nhuận , tuy nhiên cũng không vì chạy theo lợi nhuận mà các doanh nghiệp đã không quan tâm tới lợi ích chung của xã hội , cần phải cân đối lợi ích hài hoà giữa các bên để có thể tồn tại và phát triển bền vững. CHƯƠNG 2 MÔ HÌNH PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT NHẬT 2.1.Khái quát về tình hình tổ chức quản lý kinh doanh tại công ty Maxvitra 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Công ty xây dựng và thương mại Việt Nhật , tên giao dịch là Maxvitra..co, tiền thân là công ty liên doanh Xây Dựng và thương mại Việt Nhật, được thành lập theo quyết định 243/CP ngày 24-9-1991 của uỷ ban nhà nước về hợp tác và đầu tư (SCCI). Công ty thành lập trên cơ sở ký kết hợp đồng liên doanh giữa hai doanh nghiệp: -Tổng công ty xây dựng và thương mại Việt Nhật , Tên giao dịch : Vietracimex Địa chỉ: 201 Minh Khai,quận Hai Bà Trưng,thành phố Hà Nội -Công ty:maxroud..co..ltd của Nhật Bản. Trụ sở :Ehara..chokaoroku Tokyo J65Nhật bản Công ty liên doanh xây dựng và thương mại việt nhật là một doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân, có tài khoản có con dấu riêng hoạt động động lập,dựa theo nguyên tắc lãi-lỗ, chịu sự điều chỉnh của luật doanh nghiệp và luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Công ty hoạt động trên cơ sở vốn góp chia đều cho hai bên. Tổng số vốn góp ban đầu theo giấy phép đầu tư là: 3000.000.USD Vốn cố định chiếm từ 500.000USD tới 1.000.000 USD Vốn lưu động chiếm từ 1.000.000USD tới 2.000.000USD Maxvitra là doanh nghiệp chuyên sửa chữa tân trang và tiêu thụ các mặt hàng phục vụ thi công các công trình giao thông như: máy ủi, máy san gặt ,máy rải nhựa đường, máy rải đá,xe lu… tại Việt Nam. Những năm đầu hoạt động của công ty là những năm đổi mới về máy móc thiết bị phục vụ của ngành giao thông vận tải , cộng thêm nguồn hàng cung cấp dồi dào từ phía Nhật Bản nên hoạt động kinh doanh của công ty khá suôn sẻ. Từ những kết quả kinh doanh thu được công ty đã dần khẳng định lại vị trí của mình một công ty hàng đầu về cung cấp thiết bị thi công công trình giao thông vận tải có uy tín chất lượng sản phẩm đảm bảo, có chính sách bảo hành tốt. Tới năm 1996 do Nhà nước ban hành chính sách hạn chế xuất nhập khẩu máy móc thiết bị , đồng thời nhu cầu về thiết bị đã bị bão hoà do đã xuất hiện rất nhiều đối thủ cạnh tranh . Vì vậy công ty đã dần bổ sung thêm vốn và mở thêm một số lĩnh vực mới đó là nhận xây dựng và thi công các công trình giao thông vận tải , cho thuê thiết bị thi công giao thông vận tải và láp ráp linh kiện điện tử. Qua nhiều năm hoạt động công ty đã mang lại hiệu quả kinh tế cao , tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và mang lại lợi nhuận cho các bên. Tính đến hết ngày 31-12-2008 giá trị tài sản ròng của công ty là 50.675.421.081 VND trong đó vốn cố định là 28.108.472.316 VND và vốn lưu động là 22.566.948.765 VND và quyền sử dụng đất , sử dụng mặt bằng nhà xưởng rộng 1768m2. Tháng 7 năm 2002 do có nhiều sự thay đổi nên công ty liên doanh Xây dựng và thương mại Việt Nhật được chuyển thành công ty Xây Dựng và thương mại Việt Nhật tên giao dịch vẫn là maxvitra..co. Công ty chính thức trở thành doanh nghiệp nhà nước từ tháng 7-2002, và là công ty thành viên thuộc trực thuộc tổng công ty Thương Mại và Xây Dựng –Vietracimex. Công ty xây dựng và thương mại Việt Nhật hoạt động với một tư cách pháp nhân đầy đủ, hạch toán kế toán độc lập , có con dấu riêng và chịu sự quản lý của bộ Giao Thông Vận Tải. Tính đến nay công ty có các đơn vị trực thuộc: -Xí nghiệp láp ráp các linh kiện điện tử -Xưởng sữa chữa tân trang thiết bị máy móc -Xí nghiệp xây dựng công trình giao thông vận tải 2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý, kế toán, tổ chức sản xuất của công ty. Bộ máy công ty được xây dựng trên mô hình quản lý tập trung. Bảng 1:Sơ đồ tổ chức: Ban Giám Đốc GĐ và Phó GĐ Phòng TCKT VP công ty Phòng KD Hoạt động của bộ máy tổ chức Ban giám đốc Cơ quan cao nhất của công ty và công ty gồm giám đốc và phó giám đốc chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Phòng tài chính kế toán: -Quản lý toàn bộ tài sản, các loại vốn quỹ của công ty, bảo toàn vốn và phát triển có hiệu quả. -Tham gia kiểm tra xét duyệt chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm -Tham gia thanh quyết toán hợp đồng với khách hàng. -Thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước theo luật thuế và biểu thuế .Phòng kinh doanh: -Xây dựng kế hoạch dài hạn và ngắn hạn về sản xuất, kỹ thuật tài chính xuất nhập khẩu theo mục tiêu kinh doanh của công ty. Phòng ban liên quan Xưởng sửa chữa tân trang MMTB XN Xây dựng công trình GT XN Lắp ráp linh kiện ĐT - Giao kế hoạch sản xuất cho các đơn vị trực thuộc , điều phối hoạt động của các đơn vị đảm bảo cân đối , đồng bộ và hiệu quả. - Khai thác nguồn công trình để tham gia nhận đấu thầu xây dựng công trình giao thông. - Chỉ đạo điều hành sản xuất, giám sát kỹ thuật sử dụng thiết bị kỹ thuật xây dựng, thi công công trình. Văn phòng công ty: - Tổ chức tiếp nhận, luân chuyển quản lý văn thư giữa các công ty với các cơ quan nhà nước, các đơn vị trực thuộc và các cơ quan địa phương - Đầu mối phối hợp, tổng hợp truyền đạt các quyết định, chỉ thị tới lãnh đạo phòng ban và công ty. - Đôn đốc theo dõi kế hoạch - Tham mưu lãnh đạo trong việc bổ miễn nhiệm ,khen thưởng- kỷ luật, xây dựng chỉ tiêu, tiêu chuẩn xét duyệt và tuyển dụng. - Phục vụ nhu cầu về hành chính quản trị đời sống. Các đơn vị thành viên - Đảm bảo tiến độ sản xuất và nâng cao năng suất lao động , nâng cao chất lượng sản phẩm ,dịch vụ. - Xây dựng chi tiêu các định mức lao động ,sử dụng hợp lý lao động ,chuẩn bị điều kiện sản xuất kế hoạch. - Có trách nhiệm bảo toàn và sử dụng có hiệu quả tài sản cố định và vật tư công ty đã giao nhận. Bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán của công ty bao gồm những người có trình độ năng lực ,có đủ kinh nghiệm có thể đáp ứng tốt các yêu cầu của công việc. Trưởng phòng là người thay mặt giám đốc điều hành công tác hạch toán kế toán chung của công ty và tình hình hoạt động của trưởng phòng tài chính kế toán. Còn lại bao gồm : kế toán tổng hợp(3 người), thủ quỹ. 2.1.3.Những khó khăn chủ yếu tại công ty: 2.1.3.1.Khách quan: Người cung ứng: Ban đầu Maxround là đối tác chính của công ty. Chính vì vậy công ty đã dễ dàng tiếp cận được một thị trường thiết bị thi công giao thông vận tải và xây dựng công trình như Nhật Bản, đó là một cường quốc có nền kinh tế phát triển .Nhờ mối quan hệ này công ty có thể lựa chọn được những máy móc thiết bị phù hợp với nhu cầu thực tế ở Việt Nam quan các bạn hàng khác như: KOMASTU, SAKAI,WATANABE… Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty là các máy móc thiết bị trong khi đó nhu cầu về các mặt hàng náy là rất lớn do sự phát triển cơ sở hạ tầng lớn, nhưng có thể đáp ứng được số lượng lớn số thiết bị đó đòi hỏi công ty phải có lượng vốn lớn song như ta đã biết vốn luôn luôn là vấn đề tồn tại ở mọi doanh nghiệp và thực tế khả năng của khách hàng thường có hạn nên công ty đã tìm kiếm tại một số thị trường như: Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan…phù hợp với điều kiện kinh tế và điều kiện sản xuất trong nước. Thị trường tiêu thụ: Đầu ra cho sản phẩm là một yếu tố quan trọng để đẩy mạnh hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nếu có một doanh nghiệp có thị trường tiêu thụ mạnh ,sức mua lớn thì doanh nghiệp đó sẽ dễ dàng thu được nhiều lợi nhuận .Nhận thức được tầm quan trọng của thị trường đầu ra, tập thể lãnh đạo của công ty đã có những biện pháp phát triển tiêu thụ thông qua các công cụ :marketting,quảng cáo…đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm ,giá cả thoả mãn nhu cầu khách hàng. Nhờ vào việc tổ chức quản lý kinh doanh một cách hợp lý linh hoạt uy tín của công ty ngày một nâng cao , được các bạn hàng tin cậy. Công ty có các khách hàng lớn như công ty xây dựng Thăng Long, Tổng công ty xây dựng công trình 1… Đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công ty, nó vừa làm tăng rủi ro cho các doanh nghiệp mặt khác lại tạo cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp tổ chức sản xuất kinh doanh một cách linh hoạt hơn vừa có lợi cho khách hàng và cho doanh nghiệp. Hiện nay công ty cũng có nhiều đối thủ cạnh tranh như công ty xuất nhập khẩu máy Hà Nội…làm cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn dẫn tới giảm bớt cơ hội kinh doanh của công ty hơn nhưng do công ty có mối quan hệ chặt chẽ với các bạn hàng uy tín nên cũng được khách hàng quan tâm. Cơ quan quản lý nhà nước: Công ty hiện nay thuộc tổng công ty thương mại và xây dựng thuộc bộ giao thông vận tải. Công ty đã được sự giúp đỡ của bộ và tổng công ty , nên thuận lợi hơn trong việc vay vốn, chính sách thuế khoá và những vấn đề liên quan khác. 2.1.3.2. Chủ quan: Quy mô vốn: Vốn luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp, với mọi nguồn vốn ban đầu không lớn nhưng do nhiều năm tích luỹ cho phát triển kinh doanh nên doanh nghiệp hiện nay cũng có một lượng vốn kinh doanh khá lớn có thể đảm bảo cho việc đấu thầu máy móc thiết bị ,công trình xây dựng có giá trị cao. Song nhu cầu không bao giờ dừng lại ,cộng thêm đặc thù mặt hàng kinh doanh của công ty đòi hỏi một lượng vốn lớn nên công ty có vay vốn tại một số ngân hàng trong nước như: NH Công thương Việt Nam ,NH hà tây…Thiếu vốn là căn bệnh vốn có tại hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam do thị trường vốn chưa thực sự phát triển đây là một hạn chế lớn cho các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh . Trình độ của cán bộ và đội ngũ nhân viên: Đội ngũ cán bộ quản lý tại công ty là những ngưòi có chuyên môn ,kinh nghiệm trong nghề, cùng với một đội ngũ công nhân lành nghề đã dần giúp doanh nghiệp có những bước phát triển mạnh mẽ, hoà nhập với nền kinh tế thị trường, . Vị trí kinh doanh: Vị trí kinh doanh có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp .Với lợi thế là thành viên của Vietracimex cũng như vị trí trụ sở thuận lợi nên hầu hết các bạn hàng đều tin tưởng vào chất lượng sản phẩm của công ty bao gồm các máy móc thiết bị các công trình giao thông vận tải do công ty đảm nhận. 2.2.Thực trạng lợi nhuận tại công ty Maxvitra. Trong những năm hoạt động vừa qua ,công ty đã có nhiều thuận lợi nhưng gặp không ít những khó khăn. Song công ty đã biết nắm bắt ,khai thác những thời cơ ,thuận lợi, đồng thời tìm cách tháo gỡ những khó khăn để từ đó tìm ra biện pháp phù hợp .Sau 18 năm đi vào hoạt động Maxvitra..co là công ty được bộ giao thông vận tải đánh giá cao. Đi vào hoạt động dù đã có những giai đoạn khó khăn nhưng với tinh thần làm việc có trách nhiệm của ban lãnh đạo công ty với sự cố gắng nỗ lực của đội ngũ công nhân viên nên công ty đã đạt được những thành công nhất định . Nguồn vốn kinh doanh là một trong những chỉ tiêu đánh giá hoạt động của công ty . Sau nhiều năm hoạt động công ty đã có những kết quả nổi bật. Từ nguồn vốn ban đầu không lớn sau nhiều năm tích luỹ phát triển công ty đã có một lượng vốn đáng kể giúp công ty chủ động tìm kiếm và thực hiện những hợp đồng kinh tế có giá trị kinh tế cao. Công ty đã dần khẳng định mình trong cơ chế thị trường và trong quá trình hội nhập . Đánh giá khái quát về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty qua một số chỉ tiêu sau: 2.2.1. Một số kết quả chủ yếu về hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm 2007 và năm 2008. Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh trong 2 năm 2007 - 2008 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 So sánh % Số tiền 1. Tổng doanh thu 17.898.400.242 24.688.202.618 +37.93 +6.789.802.376 2. Các khoản giảm trừ 349.114.184 741.331.761 +112.3 +392217577 +chiết khấu +Giảm giá + Gía trị hàng bán trả lại 355.000.000 + Thuế doanh thu 349.114.184 386.331.764 +10.67 +3.721.580 Doanh thu thuần 17.549.286.058 23.946.870.857 +36.45 +6.397.584.799 GVHB 14.418.772.268. 18.700.755.832 +29.7 +4.281.983.563 LN từ hoạt động kinh doanh 613.514.327 974.947.108 +58.9 +361.432.781 LN từ hoạt động tài chính 730.909.781 1.245.159.111 +70.36 +514.249.330 Lợi nhuận bán hàng 402.951.294 Tổng lợi nhuận trước thuế 1.786.089.682 2.623.057.513 +46.86 +836.967.831 2.2.1.1.Tình hình tiêu thụ máy móc thiết bị năm 2007 và năm 2008 Bảng 3: Tình hình tiêu thụ máy móc thiết bị năm 2007 - 2008 Đơn vị tính: chiếc Doanh thu: triệu đồng Tên thiết bị Năm 2007 Năm 2008 So sánh SL Doanh thu SL Doanh thu % số tiền 1.Máy lu 16 2.196 20 3.300 50.3 1.104 2.Máy xúc đào 19 2.814 26 4.260 64.2 1.806 3.Máy ủi 10 1.060 12 1.540 45.3 480 4.Máy xúc lật 12 1.372 10 1.100 19.8 -272 5.Máy rải nhựa đường 14 1.784 13 1.760 -1.4 -24 6.Máy gặt tự động 13 1.578 15 2.200 39.4 622 7.Ô tô 05 999 06 982 -1.7 -17 8.Xe phun nhựa 12 1.372 10 1.100 -19.8 -272 9.Máy khác 12 1.394 16 2.460 76.5 1066 Cộng 113 14.563 128 19.062 30.9 4.493 Nhận xét: hoạt động kinh doanh máy móc thiết bị của công ty cho thấy nhu cầu thị trường tăng lên hàng năm .Xem xét số liệu từ bảng trên ta thấy năm 2008 tổng máy bán ra tăng 13.3% tương ứng với mức doanh thu tăng 30.9%. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh ngày càng tăng sẽ làm tăng doanh thu toàn công ty ,nâng cao thu nhập người lao động. Các thiết bị thi công công trình giao thông vận tải của công ty là những thiết bị có giá trị kinh tế cao. Công ty đã dựa vào nhu cầu thị trường để nhập khẩu số lượng lớn máy móc thiết bị . Đối với công ty đây là hoạt động thu lại lợi nhuận cao nhất trong 3 hoạt động của công ty . Hiện nay công ty không còn độc quyền trong lĩnh vực này , đã có nhiều công tổ chức khác hoạt động trong lĩnh vực này . Do đó thị phần dành cho công ty đã bị thu hẹp và cạnh tranh diễn ra gay gắt .Mặc dù thế nhưng với tinh thần làm việc có trách nhiệm của hầu hết các cán bộ công nhân viên trong công ty đã nỗ lực cố gắng đưa công ty ngày một phát triển ,doanh thu ngày một tăng cao lợi nhuận thu về một lớn, lợi nhuận từ kinh doanh máy móc thiết bị đạt 770.208.222triệu đồng. Đó là nhờ công ty có mối quan hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp nguồn hàng phong phú đa dạng có chất lượng, đã biết khai thác thị trường tiêu thụ ,làm tốt công tác nghiên cứu thị trường ,tìm hiểu kỹ về nhu cầu trong nước .Điều này thể hiện rõ sự cố gắng nỗ lực của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng nâng cao uy tín của công ty .Với việc chú trọng nâng cao uy tín chất lượng của mình đã giúp cho công ty có những hợp đồng kinh doanh lớn với các khách hàng lớn có tiếng trong nghành xây dựng và thi công công trình giao thông: tổng công ty xây dựng cầu Thăng Long, Công ty xây dựng công trình giao thông 56 Bộ quốc phòng… 2.2.1.2.Trong lĩnh vực gia công lắp ráp điện tử: Lợi nhuận từ hoạt động này sẽ đem về không nhiều. Do chi phí thâm nhập thị trường không đơn dản trong điều kiện khả năng tài chính của doanh nghiệp và đất nước còn hạn chế nên công ty chỉ nhận gia công và lắp ráp ,tất cả nguyên liệu đều được chuyển từ nước ngoài vào nên công ty thường bị động trong sản xuất nên không có một kế hoạch lao động cụ thể nào ,phụ thuộc quá nhiều vào nhà cung cấp gây cản trở cho việc lập kế hoạch và quyết định kinh doanh nên chắc chắn lợi nhuận sẽ bị giảm sút. 2.2.1.3.Đối với lĩnh vực thi công công trình giao thông: Các công trình do công ty tiến hành thi công đã được đánh giá là tốt ,tạo được uy tín với khách hàng .Đạt được kết quả đó là do công ty có nhiều máy móc thiết bị nên đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng để tham gia vào các cuộc đấu thầu nên kết quả kinh doanh trong lĩnh vực này cũng khá cao,doanh thu về cho công ty chỉ đứng sau hoạt động kinh doanh máy móc thiết bị .Tuy nhiên trong những năm gấn đây công ty cũng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty thuộc bộ giao thông vận tải và bộ xây dựng song với lợi thế vốn có của mình công ty cũng có những kết quả đáng ghi nhận. Năm 2008 lợi nhuận từ hoạt động này tăng ít song vẫn góp phần đáng kể vào tổng lợi nhuận công ty. 2.2.2.Một số chỉ tiêu tài chính năm 2007 và năm 2008 2.2.2.1. Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của công ty trong năm 2007 và năm 2008. Bảng 4: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của công ty trong năm 2007 - 2008. Đvt: đồng. Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 So sánh % Số tiền 1. Tổng vốn SXKD( BQ) 41.891.273.905 48.071.464.773 +14.75 +6.180.190.868 +VLĐ BQ 15.233.713.969 20.395.458.383 +33.89 +5.161.744.414 +VCĐ BQ 26.657.559.935 27.676.006.390 +3.82 +1.018.446.454 2. Các khoản nộp NSNN 342.942.102 497.875.542 +45.2 +154.933.410 3.Chi phí SXKD theo các yếu tố 5.249.980.417 8.136.314.827 +54.98 +2.886.334.410 +Nguyên vật liệu 3.793.617.954 6.983.902.473 +84.1 +3.190.284.519 +Nhiên liệu động lực 344.139.577 75.342.001 -78.1 -268.797.576 +Tiền lương 195.447.385 196.249.365 +0.41 +801.980 +Bảo hiểm 14.272.117 18.788.730 +31.64 +4.516.613 +Khấu hao TS 522.380.229 375.065.308 -28.2 -147.314.921 +Dịch vụ mua ngoài 389.321.175 487.768.993 +25.3 +98.447.758 4.Tình hình thu nhập của nhân viên +Tổng quỹ lương 312.909.900 430.525.715 +37.6 117.615.815 +Tiền thưởng +Tiền lương bình quân /quý 2.623.220 3.011.224 +14.8 +388.004 5. Kim nghạch nhập khẩu 8.154.085.814 10.581.069.997 +29.8 +2.426.984.183 Thông qua số liệu của hai bảng trên cho ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm 2007 và 2008, tỷ lệ tăng giữa các năm không ổn định nhưng có thể khẳng định được rằng công ty hoạt động có hiệu quả, phát triển trong thế ổn định. Điều này thể hiện rõ thông qua 2 chỉ tiêu tổng lợi nhuận năm 2007 là 1.786.089.682 thì đến năm 2008 tổng lợi nhuận của công ty tăng 29.7% ứng với 2.623.057.513( tăng 836.967.831) với mức tăng lợi nhuận như vậy cho thấy năm 2008 công ty làm ăn có hiệu quả , để đạt được kết quả đó một mặt công ty đã nỗ lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh phấn đấu tăng lợi nhuận mặt khác với lợi thế về mặt hàng kinh doanh và sự phát triển của đất nước. Với mức lợi nhuận như vậy công ty đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước như nộp thuế bảo hiểm,..Năm 2008 tổng nộp ngân sách nhà nước của công ty là 497.875.542 đồng tăng 45.2% so với năm 2007 Cùng với đó mức tăng lương của cán bộ công nhân viên trong công ty cũng tăng lên nếu mức bình quân năm 2007 là 2.623.220 đ/ quý thì tới năm 2008 đã tăng lên 3.011.22 đ/ quý tăng 14.8% điều này góp phần nâng cao năng suất lao động trong công ty và cho thấy tiền lương là công cụ kích thích hiệu quả cao nhất đối với người lao động. Về kim ngạch nhập khẩu năm 2007 chỉ đạt 8.154.085.814 đồng thì cho tới năm 2008 con số này đã là 10.581.069.997 đồng ứng với 28.9%. Điều này hứa hẹn một tương lai tốt cho hoạt động nhập khẩu của công ty. Thị trường xất khẩu linh kiện điện tử của công ty là Nhật Bản , ngoài ra công ty còn tìm kiếm được những đối tác đầy tiềm năng như Hàn Quốc và Đài Loan . Tuy kim nghạch xuất khẩu còn thấp nhưng nó hứa hẹn sự phát triển trong tương lai. Như vậy công ty xây dựng và thương mại Việt Nhật hoạt động trong những năm gần đây đã đạt được những mục tiêu: phục vụ đời sống nhân dân, tham gia xây dựng kinh tế cho đất nước, đảm bảo công ăn việc làm và lương thưởng cho cán bộ nhân viên và đặc biệt là đảm bảo được lợi nhuận cho doanh nghiệp và tăng lợi nhuận. Đó là kết quả bằng sự nỗ lực , cố gắng của ban lãnh đạo và các phòng ban trực thuộc. Theo bảng trên thấy lợi nhuận trước thuế của công ty tăng đáng kể phải nói là tăng ở một mức khá cao, sự cố gắng đó là chính là do công ty đã nỗ lực tích cực nhất là trong việc tìm nguồn hàng của công ty trong năm 2008. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả đã đem lại lợi nhuận cao trong đó lợi nhuận từ hoạt động tài chính chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp đạt 47.5% với số tiền thu về là 1.245.159.111 đồng điều này làm cho công ty hoạt động dễ dàng hơn khi hoạt động trong nền kinh tế thị trường, nền kinh tế luôn đỏi hỏi phải có đầy đủ lượng vốn cần thiết để tìm cơ hội kinh doanh đáp ứng yêu cầu ngày một cao của thời đại cũng như đời sống vật chất ,tinh thần cho đội ngũ cán bộ công nhân viên . Năm 2008 lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tăng 58.9% so với năm 2007 với số tiền tương ứng là 974.947.108 đồng. Và để đánh giá được công ty đã thực hiện được lợi nhuận đó như thế nào ta cần đi sâu xem xét từng vấn đề công ty đã thực hiện. Các số liệu báo cáo tài chính chưa lột tả được hết thực trạng tài chính của công ty , do vậy để đánh giá được thực tế thực hiện lợi nhuận của công ty ta cần đi sâu xem xét từng vấn đề mà công ty đã thực hiện được . Các số liệu báo cáo tài chính chưa lột tả hết được thực trạng tài chính của công ty ,do vậy để đánh giá được sát tình hình tài chính cũng như hiệu quả sử dụng vốn của công ty cần xem xét tới một số hệ số tài chính được coi là biểu hiện đặc trưng nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp. 2.2.2.2.Chỉ tiêu tài chính đặc trưng Bảng 5: Chỉ tiêu tài chính đặc trưng Đvt:đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 So sánh tuyệt đối Tương đối(%) 1.Khả năng thanh toán tổng quát (lần) 2.77 2.1 -0.67 -24.2 2.Hệ số nợ 0.36 0.48 +0.12 +33.3 3.Hệ số vốn chủ sở hữu 0.64 0.52 -0.12 -18.75 4.Cơ cầu tài sản 0.668 0.802 +0.134 +20.06 5.Vòng quay toàn vộ vốn 0.41 0.5 +0.09 +21.95 6. Vòng quay vốn lưu động 1.15 1.2 +0.05 +4.34 7.Hiệu suất sự dụng VCĐ 0.66 0.87 +0.21 +31.81 8. Vòng quay hàng tồn kho 9 12 +3 +33.33 9.Vòng quay hàng tồn kho 40 30 -10 -25 10.Vòng quay các khoản phải thu 13 16 +3 +23.07 11. Kỳ thu tiền trung bình 28 22.5 -5.5 -19.64 12.Tỷ suất LNTT/DT 9.98% 10.63% +0.65% +6.5 13.Tỷ suất LNTT/VKD 4.3% 5.46% +1.16% +26.98 14.Tỷ suất LNTT/VLĐbq 11.73% 12.86% +1.13% +9.6 15.Tỷ suất LNTT/VCĐbq 6.7% 9.48% +2.78% +41.5 Qua biểu trên cho thấy khả năng thanh toán của công ty năm 2008 mặc dù giảm so với năm 2007 nhưng điều đó không ảnh hưởng tới việc huy động vốn của doanh nghiệp, khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn cao tạo ra sự an tâm của các chủ nợ đối với công ty giúp công ty dễ dàng hơn trong việc huy động vốn cần thiết. Hệ số nợ năm 2008 được cải thiện 48% (tăng 33.3%) , qua đó cho thấy công ty nếu có nhu cầu về vốn vẫn có thể huy động được từ bên ngoài . Hệ số nợ càng cao thì mức độ rủi ro tài chính càng lớn và khi đó doanh nghiệp sẽ bị ràng buộc ,bị sức ép từ các khoản nợ tới hạn nhưng công ty lại có lợi vì được sử dụng một lượng tài sản lớn mà chỉ đầu tư một lượng nhỏ và đây là một chính sách tài chính để gia tăng lợi nhuận. 2.2.3.Tình hình quản lý chi phí kinh doanh ở công ty Trong hoạt động sản xuất kinh doanh , các doanh nghiệp luôn phải quan tâm tới việc quản lý chi phí , bởi nếu chi phí không hợp lý không đúng với thực chất của nó đều gây ra những khó khăn trong quản lý và đều làm giảm lợi nhuận của công ty. Vì vậy vấn đề quan trọng đặt ra cho các nhà quản trị doanh nghiệp là phải kiểm soát được chi phí kinh doanh của doanh nghiệp . Với đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nên chi phí kinh doanh của công ty rất đa dạng và phức tạp .Bao gồm toàn bộ chi phí trực tiếp , gián tiếp liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong kì và những khoản chi thể hiện nghĩa vụ của công ty đối với ngân sách nhà nước. Đối với việc xây dựng công trình giao thông mặt tổ chức tài chính khác với các lĩnh vực khác. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của lĩnh vực này là chu kỳ sản xuất dài cho nên thành phần và kết cấu chi phí sản xuất không những phụ thuộc vào từng loại công trình mà còn phục thuộc vào từng giai đoạn công trình. 2.2.3.1.Tình hình quản lý giá vốn hàng bán Do đặc điểm của mặt hàng máy móc thiết bị thường có giá trị rất cao nên công tác quản lý gía thành của loại mặt hàng này được công ty thực hiện khá tốt: thực hiện tốt việc nắm vững giá cả và tình hình biến động trên thị trường thế giới và có quan hệ với các bạn hàng nước ngoài. Chi phí vận chuyển, bốc xếp thường được quy định trong hợp đồng nhập khẩu, có thể là bên bán hoặc bên mua chịu trách nhiệm , song có những trường hợp công ty không phải chịu khoản chi phí này, tiết kiệm được khoản chi phí này góp phần không nhỏ vào việc hạ giá thành sản phẩm vì nó thường chiếm tỷ trọng 18% trong gía vốn hàng bán . Trên thực tế nếu công ty phải chịu khoản chi phí này ,công ty cần phải quản lý chặt chẽ hơn nữa có thể bằng những biện pháp hoặc chi trong định mức từ đó có thể hạn chế được những chi phí phát sinh lãng phí không đúng với thực tế từ đó tiết kiệm được chi phí hạ giá thành. 2.2.3.2.Quản lý chi phí kinh doanh Chi phí nguyên vật liệu Chi phí nguyên vật liệu được đưa vào kinh doanh năm 2008 tăng 84.1% tương ứng với 6.983.902.473 đ. Khoản chi phí này thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm , nếu tiết kiệm được những khoản chi phí này sẽ có tác dụng lớn tới việc hạ giá thành sản phẩm. Chi phí tiền lương và phụ cấp Năm 2008 tổng quỹ lương trong công ty tăng từ 117.165.815 đ làm cho tiền lương bình quân quý của công nhân viên tăng từ 2.623.220 đ lên 3.011.224 đ Trong nhiều năm hoạt động công ty xây dựng và thương mại Việt Nhật đạt được những kết quả đáng kể một phần do đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty, họ là những người có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao . Vì vậy việc quản lý lương của công ty hiện nay là hợp lý, đảm bảo và nâng cao đời sống người lao động đồng thời thúc đẩy tăng hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp làm cho doanh thu và lợi nhuận năm nay cao hơn năm trước. Tiết kiệm đượ chi tiêu quỹ lương, tức quỹ lương phải được sử dụng đúng mục đích , không sử dụng quỹ tiền lương một cách tuỳ tiện để chi cho mục đích khác làm được điều này góp phần tiết kiệm chi phí cho công ty nâng cao lợi nhuận. . Chi phí khấu hao TSCĐ Năm 2008 chi phí khấu hao của công ty đã giảm so với năm 2007 14.731.492 , trong năm TSCĐ của công ty không có sự biến động lớn, mọi tài sản được đầu tư vẫn được sử dụng. Chi phí dịch vụ mua ngoài Hoạt động kinh doanh của công ty phát sinh một số khoản chi về dịch vụ mua ngoài. Năm 2008 khoản chi này là 487.768.993đ tăng 98.447.758 đ ứng với25.3% .Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng đáng kể trong chi phí kinh doanh của công ty , do đó cần quản lý thật chặt chẽ , tiết kiệm và hiệu quả. Để thực hiện hoạt động kinh doanh công ty thường xuyên bỏ ra những khoản chi phí về dịch vụ mua ngoài như: Chi phí điện thoại, fax, thư tín, chi phí dịch vụ Các khoản chi phí khác Như công tác phí, chi phí tiếp khách, đối ngoại …là khoản chi cần thiết nhưng cũng rất khó quản lý. Đối với những khoản chi phí công ty phải có kế hoạch quản lý và sử dụng một cách hợp lý tiết kiệm nhằm đảm bảo mang lại lợi nhuận cao cho công ty. Thông qua việc xem xét các khoản chi phí kinh doanh của công ty ta thấy công tác quản lý chi phí của công ty là rất hợp lý phù hợp với đặc thù công việc , mang lại hiệu quả cao, góp phần tăng lợi nhuận cho công ty. 2.2.4.Tình hình quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp dù ở bất kỳ hình thái kinh tế xã hội nào thì vốn vẫn là một yếu tố quyết định , là chìa khoá để các doanh nghiệp có thể thực hiện được các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Mỗi doanh nghiệp phải căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình để xác định nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm trả lời cho câu hỏi vốn từ đâu . Kế hoạch tổ chức huy động các nguồn vốn ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đi đến quyết định lựa chọn hình thức và phương pháp huy động nguồn vốn thích hợp cần xem xét và cân nhắc trên nhiều mặt . Vốn là yếu tố hàng đầu để xây dựng một doanh nghiệp mạnh có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Thực tế cho thấy quy mô hoạt động vốn của doanh nghiệp hiện nay còn bị hạn chế bởi thị trường tài chính của ta chưa thực sự phát triển do đó thiếu vốn vẫn là một trong những điểm khó khăn nhất cho doanh nghiệp từ lâu nay. Tóm lại hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bước đầu là có hiệu quả góp phần vào việc cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty và làm cho xã hội ngày càng phát triển hơn, bên cạnh đó thì doanh nghiệp cũng vấp phải những khó khăn trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ , tìm kiếm khách hàng mới …Trong tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay buộc doanh nghiệp phải tự đổi mới mình để tồn tại và phát triển. 2.3.Xây dựng mô hình lợi nhuận phụ thuộc vào chi phí. 2.3.1.Mô tả số liệu Hồi quy lợi nhuận theo một số chi phí chủ yếu là chi phí bán hàng, giá vốn và chi phí quản lý doanh nghiệp để thấy được lợi nhuận sẽ phụ thuộc vào chi phí nào nhiều nhất do đó sẽ có biện pháp tăng lợi nhuận cho phù hợp. Bộ số liệu gồm 30 quan sát tính từ năm 2001 cho đến quý 1 của năm 2009, bộ số liệu được tính theo quý. Kiến nghị mô hình kinh tế lượng LN=f(CPBH,GV,QLDN) Trong đó LN: Lợi nhuận của doanh nghiệp CPBH: chi phí bán hàng GV: giá vốn hàng bán QLDN: chi phí quản lý doanh nghiệp 2.3.2. Thống kê mô tả Bảng 6: Thống kê mô tả Đơn vị tính: Tỷ LN CPBH GV QLDN Mean 16.2 8.11 1.72 1.48 Median 18.4 6.60 1.60 1.08 Maximum 23.9 37.9 3.24 3.03 Minimum 1.54 0.16 0.518 0.373 Std. Dev. 5.99 11.9 0.814 0.851 Skewness -0.917267 1.293744 0.207415 0.549426 Kurtosis 2.697291 3.350601 1.920538 1.859633 Jarque-Bera 4.321433 8.522518 1.671653 3.134891 Probability 0.115242 0.014105 0.433516 0.208577 Sum 487 243 51.5 44.4 Sum Sq. Dev. 1.04E+21 4.13E+21 1.92E+19 2.10E+19 Observations 30 30 30 30 Nhìn vào bảng kết quả ta có lợi nhuận trung bình là khoảng hơn 16 tỷ đồng, chi phí bán hàng là hơn 8 tỷ, giá vốn hàng bán là gần 2 tỷ còn chi phí quản lý doanh nghiệp là hơn 1,5 tỷ. Bảng kết quả trên cho thấy biến lợi nhuận, biến giá vốn hàng bán và chi phí quản lý phân phối chuẩn với mức ý nghĩa 0.05. Còn biến chi phí bán hàng không phân phối chuẩn. Đồ thị biểu thị lợi nhuận theo các biến khác -Lợi nhuận theo giá vốn hàng bán 0.0E+00 5.0E+09 1.0E+10 1.5E+10 2.0E+10 2.5E+10 5 10 15 20 25 30 LN GV -Lợi nhuận theo chi phí bán hàng 0.0E+00 5.0E+09 1.0E+10 1.5E+10 2.0E+10 2.5E+10 5 10 15 20 25 30 CPBH LN -Lợi nhuận phụ thuộc vào chi phí quản lý doanh nghiệp 0.0E+00 5.0E+09 1.0E+10 1.5E+10 2.0E+10 2.5E+10 5 10 15 20 25 30 LN QLDN 2.3.3.Kiểm định tính dừng của sai phân bậc 1 Bằng kiểm định Dickey-fuller cho thấy bộ số liệu trên chưa phải là những chuỗi dừng, nhưng sau khi lấy sai phân bậc nhất thì cho ta kết quả là chuỗi dừng: Bảng 7: Kiểm định tính dừng của sai phân - Sai phân của lợi nhuận: ADF Test Statistic 4.873786 1% Critical Value* -3.6959 5% Critical Value -2.9750 10% Critical Value -2.6265 - Sai phân của giá vốn hàng bán: ADF Test Statistic 5.684255 1% Critical Value* -3.6959 5% Critical Value -2.9750 10% Critical Value -2.6265 - Sai phân của chi phí bán hàng: ADF Test Statistic 4.818321 1% Critical Value* -3.7076 5% Critical Value -2.9798 10% Critical Value -2.6290 - Sai phân của chi phí quản lý doanh nghiệp: ADF Test Statistic 4.318804 1% Critical Value* -3.7343 5% Critical Value -2.9907 10% Critical Value -2.6348 Như vậy sau khi kiểm định cho ta kết quả sai phân của các chuỗi là dừng. 2.3.4.Mô hình Bây giờ thay vì việc ước lượng mô hình của các biến ta có thể dùng sai phân của các biến để thay thế và sau khi ước lượng cho ta các kết quả như sau: Bảng 8: Mô hình Dependent Variable: DLN Method: Least Squares Date: 04/27/09 Time: 10:24 Sample(adjusted): 2 30 Included observations: 27 Excluded observations: 2 after adjusting endpoints Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C -4.93E+09 1.29E+10 -0.381494 0.043 DGV -0.051915 0.246572 -0.210547 0.0351 DQLDN 1.373139 1.029173 -1.334216 0.01952 DCPBH 3.544716 4.674818 0.758258 0.0360 R-squared 0.97250 Mean dependent var 3.25E+08 Adjusted R-squared -0.020501 S.D. dependent var 5.76E+10 S.E. of regression 5.82E+10 Akaike info criterion 52.54922 Sum squared resid 7.80E+22 Schwarz criterion 52.74120 Log likelihood -705.4145 F-statistic 0.825898 Durbin-Watson stat 2.148114 Prob(F-statistic) 0.0493091 Ta có mô hình: DLN= -4.93E+09 -0.051915*DGV+1.373139*DQLDN+3.544716*DCPBH Trong đó: DLN : sai phân của lợi nhuận DGV : sai phân của gía vốn hàng bán DCPBH : sai phân của chi phí bán hàng DQLDN : sai phân của chi phí quản lý doanh nghiệp Mô hình ước lượng được khá phù hợp với thực tế vì khi tăng chi phí quản lý hay chi phí bán hàng thì sẽ làm tăng chi phí nhưng tốc độ tăng của doanh thu lại lớn hơn tốc độ tăng của chi phí do đó lợi nhuận vẫn dương. Tuy nhiên khi tăng giá vốn lại làm cho lợi nhuận giảm là do tỷ giá hối đoái thay đổi trong một số năm gần đây, giá vốn tăng nhưng số lượng máy móc nhập về tăng ít làm cho lợi nhuận giảm. Khi tăng giá vốn hàng bán lên một đồng sẽ làm cho lợi nhuận giảm đi 0.051915đ Tăng chi phí quản lý doanh nghiệp nên 1 đồng thì lợi nhuận tăng thêm 1.373139 đồng. Tăng chi phí bán hàng lên 1 đồng thì lợi nhuận tăng thêm 3.544716 đồng Kết luận : Vậy chi phí bán hàng là chi phí có ảnh hưởng lớn nhất tới lợi nhuận , do đó doanh nghiệp nên đầu tư nhiều hơn cho chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp để có thể nâng cao lợi nhuận và nên giảm chi phí cho giá vốn bán hàng vì khi tăng chi phí này thì lợi nhuận của doanh nghiệp giảm đi tuy nhiên mức độ giảm cũng không nhiều lắm . Công ty nên có chính sách điều hoà các chi phí này sao cho đảm bảo thu được lợi nhuận cao nhất. Kiểm định ý nghĩa của các hệ số : Ta có các giá trị P-value tương ứng với các hệ số đó là : 0.043; 0.0351; 0.01952; 0.0360 Với mức ý nghĩa 5% thì các hệ số này đều cho ý nghĩa thống kê Sau khi ước lượng mô hình thu được phần dư, theo dõi lược đồ tương quan của phần dư này thì sẽ thấy phần dư này là nhiễu trắng: Kiểm định ADF cho chuỗi phần dư này cũng cho kết quả là nhiễu trắng : ADF Test Statistic 4.579340 1% Critical Value* -3.7497 5% Critical Value -2.9969 10% Critical Value -2.6381 Với mức ý nghĩa 5% ta kết luận chuỗi phần dư này là nhiễu trắng. Kiểm định các khuyết tật của mô hình và cách khắc phục Bảng 9: Kiểm định các khuyết tật của mô hình Kiểm định dạng mô hình( Ramsey- set) F-statistic 0.114451 Probability 0.738340 Log likelihood ratio 0.140098 Probability 0.708183 Test Equation: Dependent Variable: SLN Method: Least Squares Date: 01/01/01 Time: 17:22 Sample: 2 30 Included observations: 27 Excluded observations: 2 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C -3.11E+09 1.42E+10 -0.218677 0.8289 DGV -0.051983 0.251461 -0.206724 0.8381 DQLDN -1.524393 1.140835 -1.336209 0.1951 DCPBH 4.015540 4.966478 0.808529 0.4274 FITTED^2 -8.00E-12 2.36E-11 -0.338306 0.7383 R-squared 0.101922 Mean dependent var 3.25E+08 Adjusted R-squared -0.061365 S.D. dependent var 5.76E+10 S.E. of regression 5.94E+10 Akaike info criterion 52.61810 Sum squared resid 7.76E+22 Schwarz criterion 52.85807 Log likelihood -705.3444 F-statistic 0.624187 Durbin-Watson stat 2.188565 Prob(F-statistic) 0.650168 Sau khi kiểm định thì thấy mô hình định dạng đúng Do P-value > 0.05 Kiểm định tự tương quan Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test: F-statistic 0.842665 Probability 0.444610 Obs*R-squared 2.005875 Probability 0.366800 Test Equation: Dependent Variable: RESID Method: Least Squares Date: 01/01/01 Time: 17:23 Presample and interior missing value lagged residuals set to zero. Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C -6.46E+08 1.32E+10 -0.048923 0.9614 DGV 0.490031 0.716551 0.683874 0.5015 DQLDN 1.080853 1.630599 0.662856 0.5146 DCPBH 0.008996 4.970789 0.001810 0.9986 RESID(-1) -0.606172 0.737226 -0.822234 0.4202 RESID(-2) -0.114885 0.282805 -0.406235 0.6887 R-squared 0.074292 Mean dependent var -1.13E-06 Adjusted R-squared -0.146115 S.D. dependent var 5.48E+10 S.E. of regression 5.86E+10 Akaike info criterion 52.62017 Sum squared resid 7.22E+22 Schwarz criterion 52.90814 Log likelihood -704.3723 F-statistic 0.337066 Durbin-Watson stat 1.927684 Prob(F-statistic) 0.884696 Kiểm định tự tương quan . Kết quả kiểm định cho thấy mô hình không có tự tương quan Kiểm định phương sai sai số thay đổi White Heteroskedasticity Test: F-statistic 0.374694 Probability 0.886433 Obs*R-squared 2.728334 Probability 0.842089 Test Equation: Dependent Variable: RESID^2 Method: Least Squares Date: 01/01/01 Time: 17:25 Sample: 2 30 Included observations: 27 Excluded observations: 2 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 3.31E+21 1.51E+21 2.192081 0.0404 DGV 1.58E+10 2.88E+10 0.550440 0.5881 DGV^2 0.182813 0.435916 0.419375 0.6794 DQLDN 8.25E+10 9.89E+10 0.834153 0.4140 DQLDN^2 -0.561637 5.609779 -0.100118 0.9212 DCPBH -6.01E+11 1.39E+12 -0.433351 0.6694 DCPBH^2 17.75890 164.8766 0.107710 0.9153 R-squared 0.101049 Mean dependent var 2.89E+21 Adjusted R-squared -0.168636 S.D. dependent var 4.56E+21 S.E. of regression 4.93E+21 Akaike info criterion 102.9556 Sum squared resid 4.86E+44 Schwarz criterion 103.2916 Log likelihood -1382.901 F-statistic 0.374694 Durbin-Watson stat 2.188322 Prob(F-statistic) 0.886433 Sau khi kiểm định ta thấy mô hình có phương sai sai số không đổi. Kiểm định tính chuẩn của phần dư 0 1 2 3 4 5 6 7 8 -1.0E+11 0.00000 Series: Residuals Sample 2 30 Observations 27 Mean -1.13E-06 Median 1.67E+10 Maximum 7.14E+10 Minimum -1.51E+11 Std. Dev. 5.48E+10 Skewness -0.918410 Kurtosis 3.400496 Jarque-Bera 3.976090 Probability 0.136963 Từ kết quả kết quả trên cho thấy P-value của thống kê Jarque-Bera lớn hơn 5% nên phần dư phân phối chuẩn . CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT NHẬT Thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận và tăng lợi nhuận là mục đích hàng đầu của tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường . Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải đảm bảo thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thu được lợi nhuận . Đảm bảo lợi nhuận ngày càng tăng thì công ty mới có đủ sức cạnh tranh trong điều kiện nền kinh tế hiện nay có sự cạnh tranh ngày một gay gắt, mới có thể tái sản xuất mở rộng , nâng cao đời sống cho người lao động . Công ty xây dựng và thương mại Việt Nhật hoạt động sản xuất kinh doanh cũng không nằm ngoài mục đích là tìm kiếm lợi nhuận. Những ngày đầu đi vào hoạt động công ty cũng gặp phải không ít những khó khăn do khách quan mang lại , song qua 18 năm đi vào hoạt động công ty đã vươn lên dần khẳng định và nâng cao uy tín của mình, từ đó đạt được những kết quả kinh doanh đáng kể, đem lại lợi nhuận lớn cho công ty. Hoạt động của công ty khá đa dạng và muốn đạt được kết quả kinhdoanh tốt thì công ty cần phải xây dựng cho mình những kế hoạch sản xuất, kinh doanh cụ thể, đi vào nghiên cứu tìm ra những chiến lược phát triển kinh doanh phù hợp với từng loại hình kinh doanh mà công ty đang thực hiện. Vậy giải pháp nào đưa ra có thể nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp ? đó chính là những giải pháp mà khi đưa ra không được tách rời điều kiện , quy mô kinh doanh của công ty. Sau một thời gian thực tập tại công ty, tìm hiểu quá trình hoạt động tại công ty em xin đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao tỷ suất lợi nhuận của công ty : 3.1.Huy động vốn ,quản lý chặt chẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Giải pháp về vốn luôn là mối quan tâm hàng đầu đối với mỗi doanh nghiệp . Có được nguồn vốn với mức độ rủi ro tài chính thấp, quản lý ,sử dụng nguồn vốn đó một cách tốt nhất là mục tiêu của các doanh nghiệp . Làm tốt được việc này góp phần tiết kiệm chi phí tăng lợi nhuận của doanh nghiệp Công ty xây dựng và thương mại Việt Nhật có nghành nghề kinh doanh đòi hỏi một lượng vốn lớn , một khi thiều vốn công ty không có khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh , lúc đó khả năng cạnh tranh và khả năng hội nhập của công ty cũng sẽ bị hạn chế, và hoạt động kinh doanh khi đó sẽ kém hiệu quả nên việc nghĩ tới lợi nhuận là điều không thể. Chính vì thế việc huy động vốn chính là tiền đề để công ty có thể kinh doanh ổn định và thu được lợi nhuận cao. Qua các chỉ tiêu tài chính đặc trưng năm 2008 hệ số nợ của công ty là 48% cho thấy tính độc lập về tài chính của công ty chưa cao . Vì vậy công ty cần tổ chức huy động vốn đầy đủ kịp thời và có lợi cho mọi hoạt động kinh doanh của công ty. Hiện nay công ty đang sử dụng hai biện pháp: -Huy động tiền nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên dưới hình thức cho công ty vay vốn kinh doanh và trả lãi hàng tháng theo tỉ lệ. Điều này vừa làm tăng nguồn vốn kinh doanh của công ty vừa làm tăng trách nhiệm của cán bộ công nhân viên đối với công ty . Đây là một biện pháp đem về một lượng vốn khá cho công ty đồng thời giảm thiểu rủi ro về tài chính cho doanh nghiệp. -Vay vốn ngân hàng : công ty chỉ nên áp dụng phương pháp này khi cần huy động vốn nhập khẩu hàng trong ngắn hạn và để đầu tư vào sản xuất trong dài hạn -Công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty năm 2008 chưa thực sự hiệu quả . Vòng quay vốn kinh doanh và vốn lưu động còn thấp , tuy có tăng so với năm 2007 nhưng vẫn còn ở mức thấp cho thấy công ty còn chưa chú trọng tới tài sản lưu động . Công ty cần thúc đẩy vòng quay vốn lưu động cao hơn nữa vì chỉ số này lớn thì cho thấy hàng hoá bán được nhiều doanh thu tăng và lợi nhuận tăng . Tăng quy mô lợi nhuận mà vốn lại không phải bỏ thêm ra là điều rất có lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty, vì vậy doanh nghiệp nên chú ý biện pháp này . Đồng thời nên chú ý tăng vòng quay của các khoản phải thu tránh tình trạng vốn bị chiếm đọng. Để làm tốt việc trên công ty cần thực hiện nhanh chóng , đúng hạn hợp đồng đã ký kết , tổ chức công tác thanh toán tiền hàng khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh hoặc trả tiền hàng trước. Đối với vốn cố định hiệu suất sử dụng hơi thấp , công ty nên chú trọng tăng mức luân chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu nhằm khai thác hết công suất tài sản cố định góp phần giảm chi phí về tài sản cố định, thường xuyên thực hiện công tác bảo dưỡng, sửa chữa theo kĩ thuật bảo đảm thời gian sử dụng 3.2.Đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ công nhân viên Con người cũng là nhân tố quyết định đến sự pháp triển và sự nghiệp của công ty. Do đó công ty cũng cần chú trọng đến đào tạo ,nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ cho cán bộ công nhân viên, tuy hiện nay trình độ chuyên môn của ban lãnh đạo và công nhân viên trong công ty được đánh giá tốt song nhu cầu của thị trường ngày một cao vì vậy đòi hỏi ngày càng hoàn thiện hơn nữa .Bên cạnh việc tăng cường đào tạo cho cán bộ công nhân viên công ty nên chú ý tới việc tuyển dụng một số cán bộ trẻ có trình độ kinh tế, kỹ thuật để có thể đảm nhiệm tốt các nhiệm vụ kinh doanh cho hiện tại và tương lai. 3.2.1.Đối với hoạt động xuất nhập khẩu Công ty cần không ngừng đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ về kinh doanh xuất nhập khẩu cho đội ngũ cán bộ kinh doanh nhằm tiếp cận ,cập nhật nhanh với những thay đổi trong tập quán buôn bán quốc tế, tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra. Đồng thời tránh được sự lợi dụng của các đối tác cung cấp nước ngoài khi họ nắm được những sơ hở về chuyên môn và khả năng tài chính . Thực tế năm 2003 đã xảy ra sự việc công ty nhập vào Việt Nam quá nhiều máy móc cũ mà không xác định được mục đích sử dụng nên đã gây ra lãng phí ngoại tệ và dễ trở thành “ bãi rác công nghiệp” .Từ đó đỏi hỏi công ty phải có các cán bộ xuất nhập khẩu có khả năng thẩm định , đàm phán, kí kết và thực hiện hợp đồng. 3.2.2.Đối với lĩnh vực gia công lắp ráp linh kiện điện tử. Mọi hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp muốn có lợi nhuận cao cần kinh doanh theo chiều sâu. Để kinh doanh trong lĩnh vực điện tử này theo chiều sâu ban đầu công ty phải cố gắng thực hiện tốt công đoạn gia công linh kiện điện tử tạo sự tin tưởng cho đối tác về khả năng của mình. Điều đó đỏi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ công nhân lành nghề, có trình độ chuyên môn cao. 3.2.3. Đối với lĩnh vực thi công công trình giao thông. Công ty không chỉ dựa vào lợi thế về máy móc thiết bị mà còn cần đào tạo và tuyển dụng mới những cán bộ kĩ sư, công nhân có trình độ chuyên môn và tay nghề cao . Với thế mạnh máy móc thiết bị đáp ứng yêu cầu cùng đội ngũ cán bộ tin cậy là điều kiện tốt nhất để công ty nhận đầu thầu những công trình có giá trị lớn , không còn phải đấu thầu phụ khi đó lợi nhuận sẽ không bị phân chia. 3.3.Phấn đấu khai thác ,mở rộng thị trường những mặt hàng cũ đồng thời tìm kiếm thâm nhập thị trường mặt hàng kinh doanh mới. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc thiết bị , điện tử là hoạt động kinh doanh mang lại doanh thu cao cho công ty. Vì máy móc thiết bị vẫn là mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty cần phải không ngừng khai thác có hiệu quả và mở rộng thị trường cho hoạt động này . Song công ty cũng cần đa dạng hoá các mặt hàng nhập khẩu phù hợp với danh mục nhập khẩu của nhà nước. Những mặt hàng đó nên là những mặt hàng trong nước chưa sản xuất được và phải đem lại những lợi ích không chỉ cho công ty mà cho cả người tiêu dùng và đảm bảo lợi ích xã hội. Bên cạnh đó công ty cũng nên đa dạng hoá hình thức nhập khẩu : ngoài nhập khẩu trực tiếp công ty có thể áp dụng hình thức nhập khẩu uỷ thác máy móc thiết bị cho các dự án được tài trợ vốn từ nước ngoài hay các mặt hàng trong danh mục đã đăng ký trong giấy phép hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty. Tuy nhiên cần lưu ý tránh nhận nhập khẩu uỷ thác những mặt hàng mà công ty đang kinh doanh vì dễ gây tranh cãi và mất thị phần. Ngoài ra còn hình thức hàng đổi hàng cũng nên được xem xét. 3.4.Tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh mãnh mẽ thì chỉ khi nào sản phẩm được tiêu thụ hết thì doanh nghiệp mới có cơ sở để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được mở rộng do đó mà công ty đã ý thức được việc cần mở rộng được thị trường tiêu thụ . Để hàng hoá nhập khẩu về không bị ứ đọng , việc tìm kiếm nguồn tiêu thụ thường xuyên công ty không chỉ dừng lại ở địa bàn hoạt động Hà Nội mà còn phải mở rộng hơn nữa , công ty nên cử cán bộ đi khảo sát , nghiên cứu thị trường tiêu thụ ở những nơi có nhu cầu để ký kết những hợp đồng đem về lợi nhuận cho công ty. Thị trường tiêu thụ vững mạnh là sự mong đợi của tất cả các doanh nghiệp . Để có thị trường tiêu thụ vững mạnh điều đầu tiên công ty cần luôn đảm bảo uy tín và giữ mối liên hệ thường xuyên với khách hàng quen đồng thời phải tìm hiểu thị trường chủ động tiến hành các hoạt động maketing xúc tiến bán hàng để tạo lập những mối quan hệ với khách hàng mới, điều thứ 2 tiến hành các hoạt động duy tu bảo dưỡng cho sản phẩm , công ty cần tận dụng thế mạnh của đội ngũ kỹ sư , công nhân lành nghề trong nghành để có biện pháp bảo dưỡng tu bổ kịp thời. 3.5.Đổi mới và đa dạng hoá các hoạt động dịch vụ , hoạt động tài chính , góp phần tăng lợi nhuận của công ty Đối với hoạt động dịch vụ bên cạnh việc cho thuê máy móc trang thiết bị thì công ty nên có một đội ngũ cán bộ có đủ trình độ nghiệp vụ , có kinh nghiệm làm dịch vụ kèm theo hoạt động kinh doanh như: tư vấn các doanh nghiệp trong nước về trang thiết bị đổi mới dây chuyền công nghệ , làm môi giới tạo điều kiện cho các đơn vị trong nước tiếp xúc, giao dịch ,kí kết hợp đồng với các hãng nước ngoài . Tư vấn cho các hãng nước ngoài tiếp xúc với thị trường trong nước , đây không chỉ là một biện pháp làm tăng lợi nhuận cho công ty mà còn là một hình thức quảng bá ,giới thiệu công ty với các bạn hàng ,từ đó nâng cao uy tín, tạo thuận lợi cho công ty trong nhập khẩu máy móc thiết bị .Ngoài ra công ty còn có thể thực hiện các dịch vụ kỹ thuật đối với máy móc thiết bị mà công ty cung cấp cho khách hàng nhằm giúp họ trong việc sử dụng đúng quy trình kỹ thuật , giải quyết những vướng mắc có thể nảy sinh. 3.6. Một số thủ thuật làm tăng lợi nhuận mà các doanh nghiệp hay áp dụng Mục đích cuối cùng của việc kinh doanh chính là lợi nhuận. Tăng lợi nhuận một cách hợp pháp là điều mà bất cứ chủ doanh nghiệp nào cũng mong muốn Giảm chi phí sản xuất Tìm cách để cắt giảm chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất ở đây có thể bao gồm chi phí mua vật liệu, chi phí vận chuyển, chi phí thuê nhân công, … Cắt chi phí sản xuất nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Tăng nhẹ giá cả Tăng giá quá nhiều có thể khiến cho người mua không muốn mua hàng nữa. Nhưng cùng với việc đảm bảo chất lượng, tăng nhẹ giá cả có thể mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi nhuận hơn. Các khoản thất thoát Đối với nhiều công ty, hàng tháng phải chịu một khoản thất thoát khá lớn mà không biết nguyên nhân là gì do không biết cách quản lý hợp lý. Những khoản thất thoát này có thể là do không biết cách bảo quản sản phẩm dẫn đến hư hại hoặc do mất mát, … Nên kiểm tra xem ở công ty có tình trạng này không và tìm cách khắc phục. Tăng cường marketing Đây là biện pháp để tăng lợi nhuận rất hiệu quả. Nhưng marketing tốt không phải là một việc dễ dàng. Để hoạt động này có hiệu quả phải đầu tư để có những chiến lược thật hợp lý. Ngoài ra doanh nghiệp còn có thể tăng lợi nhuận nhờ một vài thủ thuật sau Thứ nhất, DN có thể tăng doanh thu và lợi nhuận thông qua việc thực hiện giao dịch vào cuối kỳ kế toán với khách hàng mà không yêu cầu khách hàng thanh toán ngay (do được chiếm dụng vốn nên họ sẵn sàng chấp nhận). Giao dịch này được thừa nhận như là bán hàng trả chậm, chứ không phải là bán hàng qua đại lý và nghiễm nhiên làm tăng doanh số và lợi nhuận của DN trong kỳ. Thủ thuật này thực tế là việc chuyển doanh thu và lợi nhuận của kỳ sau sang kỳ báo cáo. Thứ hai, DN sử dụng chính sách giá buộc khách hàng tự nguyện tăng doanh số trong kỳ bằng việc thông báo sẽ tăng giá vào đầu năm tài chính năm sau. Khách hàng sẽ phản ứng lại bằng việc sẵn sàng "ôm" sản phẩm của DN để chờ tăng giá. Tuy nhiên, việc này chỉ có thể áp dụng với các sản phẩm đang được ưa chuộng và có tính khan hiếm hoặc hàng hoá thiết yếu. Thứ ba, ghi nhận trước doanh thu và lợi nhuận đối với các hoạt động có thời gian dài. Thủ thuật này thường được áp dụng trong các DN xây dựng. Doanh thu sản phẩm cung cấp phải mất nhiều năm nên DN được phép ghi nhận định kỳ (như hợp đồng xây dựng), dựa trên ước tính chủ quan của bên nghiệm thu là DN tiến hành viết hoá đơn và ghi nhận doanh số cũng như lợi nhuận. Thời gian thi công kéo dài suốt nhiều năm tài chính là cơ sở để thực hiện thủ thuật này. DN có thể chuyển doanh thu và lợi nhuận từ năm sau về năm hiện tại và ngược lại. Thứ tư, lợi dụng các ước tính kế toán. Bằng cách lợi dụng các ước tính kế toán như: các khoản dự phòng, chi phí trả trước, chi phí trích trước và khấu hao tài sản cố định, DN có thể tăng hoặc giảm chi phí theo ước muốn chủ quan để có được con số lợi nhuận mong muốn. Cụ thể: với khấu hao, theo luật định, danh mục tài sản cố định tại DN buộc phải thực hiện khấu hao trong khoảng thời gian nhất định và đây là cơ sở để lựa chọn nhằm tăng hoặc giảm chi phí có thể với chi phí khấu hao; Với các khoản dự phòng phải thu, DN được lập dự phòng với các khoản phải thu quá 3 tháng, nhưng quá trình kinh doanh sẽ luôn tạo một nguồn vốn gối đầu mà DN bị chiếm dụng với khách hàng quen thuộc của mình. Vì vậy DN có thể ghi nhận các khoản thanh toán công nợ trong các giao dịch gần đây cho các lần mua hàng gần nhất và lần mua hàng xa hơn sẽ được quy vào nợ phải thu khó đòi và lập dự phòng. Cắt giảm các chi phí hữu ích Một thủ thuật khác cũng rất đáng lưu ý là việc cắt giảm các chi phí hữu ích như chi phí nghiên cứu và phát triển, quảng cáo, duy tu bảo dưỡng thiết bị… cũng là một cách có thể làm tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, vì các chi phí này có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của DN về lâu dài, nên sử dụng giải pháp này đồng nghĩa với các việc hy sinh các khoản lợi nhuận tiềm năng trong tương lai. Trong một số tình huống, khi lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh chính không đem lại kết quả như mong muốn, để tăng lợi nhuận, DN có thể bán các khoản đầu tư sinh lời. Động thái này thường được ví như "gặt lúa non". Vì thế, áp dụng biện pháp trên có nghĩa là DN tự bỏ qua tiềm năng sinh lợi lớn từ các khoản đầu tư này trong những năm tiếp theo. KẾT LUẬN CHUNG Lợi nhuận của doanh nghiệp là bộ phận cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường thì vai trò của nó càng trở nên quan trọng. Chỉ có doanh nghiệp nào sản xuất kinh doanh thu được lợi nhuận cao thì doanh nghiệp mới có khả năng cạnh tranh và tồn tại lâu dài được. Do đó phấn đấu tăng lợi nhuận không những là mục đích của sản xuất kinh doanh mà nó còn là đòn bẩy kinh tế ,là động lực thúc đẩy mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình kinh tế lượng trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 2. Giáo trình quản trị doanh nghiệp-NXB giáo dục 3. Giáo trình kế toán tài chính- Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 4. Các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Xây Dựng và Thương Mại Việt Nhật 5. Các văn bản quyết định về công ty Xây Dựng và Thương Mại Việt Nhật 6. Tạp chí tài chính kế toán ,ngân hàng, kinh tế phát triển… MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 NHỮNG LÝ THUYẾT CĂN BẢN VỀ LỢI NHUẬNTRONG DOANH NGHIỆP ............................................................................................................................................... 3 1.1.Khái niệm về lợi nhuận ......................................................................................... 4 1.1.1.Định nghĩa: ...................................................................................................... 4 1.1.2. Ý nghĩa của lợi nhuận .................................................................................... 4 1.1.3.Hạn chế ............................................................................................................ 6 1.1.4. Một số chỉ tiêu đánh giá mức sinh lời của doanh nghiệp khác .................... 7 1.2.Một số biện pháp nhằm tăng lợi nhuận trong doanh nghiệp .............................. 9 1.2.1. Hạ giá thành sản phẩm ................................................................................. 11 1.2.2.Tăng số lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm tiêu thụ............................ 12 1.2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ................................................ 13 1.3.Các phương pháp tính lợi nhuận:....................................................................... 15 1.3.1.Phương pháp so sánh vốn chủ sở hữu........................................................... 15 1.3.2.Phương pháp so sánh giữa doanh thu và chi phí .......................................... 16 1.4.Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. .................................. 17 1.4.1.Nhóm nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu tiêu thụ ......................................... 17 1.4.2. Nhóm nhân tố ảnh hưởng tới giá thành và chi phí. ..................................... 20 1.4.3. Nhân tố ảnh hưởng về điều kiện tự nhiên và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. ..................................................................................................................... 20 CHƯƠNG 2MÔ HÌNH PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY XÂY DỰNGVÀ THƯƠNG MẠI VIỆT NHẬT ........................................................................................................ 21 2.1.Khái quát về tình hình tổ chức quản lý kinh doanh tại công ty Maxvitra ........ 21 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty. ........................................ 21 2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý, kế toán, tổ chức sản xuất của công ty. .... 23 2.1.3.Những khó khăn chủ yếu tại công ty: .......................................................... 26 2.1.3.1.Khách quan: ............................................................................................ 26 2.1.3.2. Chủ quan: ............................................................................................... 27 2.2.Thực trạng lợi nhuận tại công ty Maxvitra. ....................................................... 28 2.2.1. Một số kết quả chủ yếu về hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm 2007 và năm 2008. .................................................................................................. 30 2.2.1.1.Tình hình tiêu thụ máy móc thiết bị năm 2007 và năm 2008 ............... 31 2.2.1.2.Trong lĩnh vực gia công lắp ráp điện tử: ................................................. 32 2.2.1.3.Đối với lĩnh vực thi công công trình giao thông: .................................... 32 2.2.2.Một số chỉ tiêu tài chính năm 2007 và năm 2008 ......................................... 33 2.2.2.1. Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của công ty trong năm 2007 và năm 2008. .................................................................................................................... 33 2.2.2.2.Chỉ tiêu tài chính đặc trưng ................................................................... 36 2.2.3.Tình hình quản lý chi phí kinh doanh ở công ty .......................................... 37 2.2.3.1.Tình hình quản lý giá vốn hàng bán ....................................................... 38 2.2.3.2.Quản lý chi phí kinh doanh ..................................................................... 38 2.2.4.Tình hình quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp ................................. 40 2.3.Xây dựng mô hình lợi nhuận phụ thuộc vào chi phí. ......................................... 40 2.3.1.Mô tả số liệu .................................................................................................. 40 2.3.2. Thống kê mô ................................................................................................. 41 2.3.3.Kiểm định tính dừng của sai phân bậc 1 ..................................................... 44 2.3.4.Mô hình ......................................................................................................... 45 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT NHẬT ....................................... 52 3.1.Huy động vốn ,quản lý chặt chẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh . 53 3.2.Đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ công nhân viên ................................ 54 3.2.1.Đối với hoạt động xuất nhập khẩu ................................................................ 54 3.2.2.Đối với lĩnh vực gia công lắp ráp linh kiện điện tử. ...................................... 55 3.2.3. Đối với lĩnh vực thi công công trình giao thông. .......................................... 55 3.3.Phấn đấu khai thác ,mở rộng thị trường những mặt hàng cũ đồng thời tìm kiếm thâm nhập thị trường mặt hàng kinh doanh mới. .......................................... 55 3.4.Tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ ............................................................... 56 3.5.Đổi mới và đa dạng hoá các hoạt động dịch vụ , hoạt động tài chính , góp phần tăng lợi nhuận của công ty ........................................................................................ 57 3.6. Một số thủ thuật làm tăng lợi nhuận mà các doanh nghiệp hay áp dụng ........ 57 KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................................... 61 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 61 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Sơ đồ tổ chức: ........................................................................................ 23 Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh trong 2 năm 2007 - 2008 .................... 30 Bảng 3: Tình hình tiêu thụ máy móc thiết bị năm 2007 - 2008 ......................... 31 Bảng 4: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của công ty trong năm 2007 - 2008. ....... 33 Bảng 5: Chỉ tiêu tài chính đặc trưng .................................................................. 36 Bảng 6: Thống kê mô tả ...................................................................................... 41 Bảng 7: Kiểm định tính dừng của sai phân........................................................ 44 Bảng 8: Mô hình .................................................................................................. 45 Bảng 9: Kiểm định các khuyết tật của mô hình ................................................. 48

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- Xây dựng mô hình lợi nhuận tại công ty Maxvitra.pdf
Tài liệu liên quan