Luận văn Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng để kiểm tra, đánh giá kiến thức chương axit – bazơ trong hóa phân tích

Tài liệu Luận văn Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng để kiểm tra, đánh giá kiến thức chương axit – bazơ trong hóa phân tích: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM -----------------o0o------------------ PHẠM THỊ THỦY XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN DÙNG ĐỂ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC CHƢƠNG AXIT – BAZƠ TRONG HÓA PHÂN TÍCH Chuyên ngành : Hóa Phân Tích Mã số : 60.44.29 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC HÓA HỌC THÁI NGUYÊN – 2007 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Công trình được hoàn thành tại: Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đào Thị Phƣơng Diệp Phản biện 1: ................................................................. ................................................................. Phản biện 2: ................................................................. ................................................................. Luận văn sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn họp tại: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên ...

pdf124 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1867 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng để kiểm tra, đánh giá kiến thức chương axit – bazơ trong hóa phân tích, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM -----------------o0o------------------ PHẠM THỊ THỦY XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN DÙNG ĐỂ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC CHƢƠNG AXIT – BAZƠ TRONG HÓA PHÂN TÍCH Chuyên ngành : Hóa Phân Tích Mã số : 60.44.29 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC HÓA HỌC THÁI NGUYÊN – 2007 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Công trình được hoàn thành tại: Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đào Thị Phƣơng Diệp Phản biện 1: ................................................................. ................................................................. Phản biện 2: ................................................................. ................................................................. Luận văn sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn họp tại: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên Ngày ......... tháng ........ năm 2007 Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện trường ĐHSP Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cuộc cách mạng khoa học công nghệ sẽ tiếp tục phát triển với những bước tiến nhảy vọt trong thế kỷ thứ XXI, đưa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên công nghệ thông tin và phát triển kinh tế trí thức. Khoa học - Công nghệ sẽ trở thành động lực của sự phát triển kinh tế – xã hội. Giáo dục là nền tảng của sự phát triển khoa học – công nghệ, mục tiêu của Giáo dục Đại học giai đoạn 2001 – 2010 là: “Đáp ứng nhu cầu nhân lực trình độ cao cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh và hợp tác bình đẳng trong hội nhập quốc tế. Mở rộng giáo dục học sau trung học, đa dạng hóa chương trình đào tạo, xây dựng hệ thống liên thông. Tăng cường cho sinh viên năng lực thích ứng với việc làm, năng lực tự tạo việc làm cho mình và cho người khác”. Theo đó việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nhằm mục đích nghiên cứu, cải tiến phương pháp dạy học, trong đó có phương pháp kiểm tra - đánh giá là hết sức cần thiết. Có rất nhiều phương pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập của sinh viên, mỗi phương pháp đều có những ưu điểm riêng. Từ đó đòi hỏi chúng ta phải biết lựa chọn các phương pháp một cách thích hợp để chúng bổ sung cho nhau nhằm giúp sinh viên phát huy tối đa khả năng tư duy sáng tạo, phát triển tư duy logic của mình đáp ứng nhu cầu xã hội đặt ra. Hiện nay ở các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp ở nước ta chủ yếu sử dụng các phương pháp kiểm tra truyền thống như: kiểm tra tự luận, kiểm tra vấn đáp. Phương pháp này giúp giảng viên có thể đánh giá chất lượng học tập của sinh viên, mức độ tiếp thu kiến thức và đặc biệt đánh giá được vai trò chủ động sáng tạo của sinh viên trong việc giải quyết một vấn đề. Nhưng có nhược điểm là mất nhiều thời gian mà chỉ kiểm tra được ít khối lượng kiến thức. Những bài kiểm tra tự luận tốn nhiều thời gian để chấm điểm, đồng thời việc cho điểm lại phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của người chấm. Phương pháp trắc nghiệm để đánh giá kiến thức tỏ ra phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Bởi trong một thời gian ngắn có thể kiểm tra được nhiều kiến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 thức, đi sâu vào từng khía cạnh khác nhau của kiến thức, kỹ năng và phản ứng nhanh của sinh viên, đánh giá một cách khách quan kết quả học tập của sinh viên, đồng thời cách tiến hành và chấm bài nhanh chóng. Trên thế giới đã sử dụng khá phổ biến phương pháp kiểm tra - đánh giá này ở các bậc học. Ở Việt Nam bắt đầu áp dụng trên diện rộng cho kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học năm 2006 – 2007 và kỳ thi tuyển sinh vào đại học, cao đẳng năm 2007 – 2008 các môn: Lý, Hóa, Sinh, Ngoại ngữ. Tuy nhiên việc biên soạn các bài trắc nghiệm và áp dụng vào kiểm tra - đánh giá các môn học ở trường Đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp cho đến nay vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng để kiểm tra, đánh giá kiến thức chương axit – bazơ trong Hóa Phân Tích”. 2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu phương pháp dùng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra - đánh giá kiến thức chương cân bằng và chuẩn độ axit – bazơ trong Hóa Phân Tích, hệ Cao đẳng và Đại học Sư phạm. Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan sử dụng cho việc kiểm tra - đánh giá kiến thức chương axit – bazơ (tính cân bằng và chuẩn độ), hệ Cao đẳng và Đại học Sư phạm, nhằm đánh giá được kết quả học tập của sinh viên một cách nhanh và chính xác hơn, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học. 2.2. Nhiệm vụ của đề tài - Nghiên cứu cơ sở lý thuyết chương cân bằng axit – bazơ và chuẩn độ axit – bazơ, Hóa phân tích. - Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về nguyên tắc xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan. - Phân loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan thành 4 loại chính: + Loại câu điền khuyết + Loại câu đúng sai Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 + Loại câu ghép đôi + Loại câu có nhiều lựa chọn - Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan học phần Hóa Phân Tích (giáo trình Đại học Sư phạm Hà Nội), chương axit – bazơ (tính cân bằng và chuẩn độ). - Thực nghiệm sư phạm đánh giá khả năng lĩnh hội kiến thức của sinh viên, xử lý đánh giá độ khó và độ phân biệt của các câu hỏi trắc nghiệm khách quan. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng để kiểm tra - đánh giá kiến thức, kỹ năng về Hóa phân tích, chương axit – bazơ (tính cân bằng và chuẩn độ), hệ Cao đẳng và Đại học Sư phạm. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Tổng quan các tài liệu liên quan đến đề tài (lý luận dạy học, cơ sở của kỹ thuật trắc nghiệm, tâm lý học, giáo dục học ... ) và nội dung kiến thức về tính cân bằng axit – bazơ và chuẩn độ axit – bazơ. 4.2. Nghiên cứu thực nghiệm sư phạm: Sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan đã xây dựng được để tiến hành kiểm tra - đánh giá kiến thức của sinh viên hệ cử nhân các trường Cao đẳng và Đại học Sư phạm. Xử lý kết quả kiểm tra để đánh giá độ khó, độ phân biệt của các câu hỏi. 5. Giả thuyết khoa học Nếu vận dụng tốt lý thuyết về trắc nghiệm khách quan để xây dựng thành công hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan học phần Hóa Phân Tích, chương axit – bazơ (tính cân bằng và chuẩn độ) sẽ giúp cho việc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên một cách hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương axit – bazơ (tính cân bằng và chuẩn độ), học phần Hóa Phân Tích cho sinh viên sẽ giúp họ chủ động và tích cực hơn trong học tập. 6. Những đóng góp của đề tài Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 Áp dụng quy trình xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan đã xây dựng được bộ câu hỏi trắc nghiệm học phần Hóa phân tích, chương tính cân bằng và chuẩn độ axit – bazơ, dành cho hệ Cao đẳng và Đại học Sư phạm. Xây dựng các đề kiểm tra tạo cơ sở xác định giá trị của bộ câu hỏi. Định hướng được việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm học phần Hóa Phân Tích, chương axit – bazơ trong các khâu của quá trình dạy học. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHƢƠNG PHÁP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN 1.1. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng phƣơng pháp trắc nghiệm trên thế giới và ở Việt Nam vào quá trình dạy học Từ thế kỷ XIX người ta đã sử dụng trắc nghiệm để đo các đặc điểm của con người. Đến thế kỷ XX, E. Toocdaica là người đầu tiên dùng trắc nghiệm để đo trình độ kiến thức của học sinh đối với một số môn học [10; 13]. Năm 1940 đã xuất hiện nhiều hệ thống trắc nghiệm đánh giá kết quả học tập của học sinh, tuy nhiên việc áp dụng phương pháp này còn ít và phạm vi áp dụng còn nhiều hạn chế. Cùng với việc ứng dụng của công nghệ thông tin vào nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống thì trắc nghiệm cũng có điều kiện phát triển mạnh. Năm 1961, ở Mỹ đã xây dựng 2000 câu trắc nghiệm chuẩn để đánh giá kết quả học tập của học sinh – sinh viên và sử dụng cho kỳ thi tuyển sinh. Năm 1963, với sự trợ giúp của máy tính điện tử để xử lý kết quả thực nghiệm trên diện rộng đã tạo điều kiện phát triển cho phương pháp trắc nghiệm trong nhiều lĩnh vực. Những năm gần đây, hầu hết các nước trên thế giới đều đã sử dụng phương pháp trắc nghiệm một cách rộng rãi và phổ biến vào quá trình dạy học ở cấp phổ thông cũng như đại học, đặc biệt là ở các nước phương Tây. Ở Việt Nam, từ những năm 1960 đã có những nghiên cứu thử nghiệm phương pháp trắc nghiệm trong ngành tâm lý học. Năm 1969, tác giả Dương Thiệu Tống đã đưa môn trắc nghiệm và thống kê giáo dục vào giảng dạy tại lớp cao học và tiến sỹ giáo dục tại trường Đại học Sài Gòn [10; 13]. Năm 1971, tác giả Trần Bá Hoành đã thực hiện công trình “Thử dùng phương pháp trắc nghiệm để điều tra tình hình nhận thức của học sinh về một số khả năng trong chương trình sinh vật học đại cương lớp 9” [13]. Năm 1972, trắc nghiệm đã được sử dụng rộng rãi để ôn tập và thi tú tài. Năm 1976, tác giả Nguyễn Như An dùng phương pháp trắc nghiệm trong việc thực hiện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 đề tài “Bước đầu nghiên cứu nhận thức tâm lý của sinh viên Đại học sư phạm” và năm 1978 với đề tài “vận dụng kết hợp phương pháp test và phương pháp kiểm tra truyền thống trong dạy học tâm lý học” [10]. Năm 1995 – 1996 trường Đại học Đà Lạt đã tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào Đại học bằng hình thức kiểm tra trắc nghiệm và có rất nhiều bộ sách luyện thi ở khu vực phía Nam sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm được in. Trong những năm gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo và các trường Đại học đã có một số hoạt động bước đầu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của học sinh – sinh viên ở các cấp học. Tổ chức hội thảo trao đổi thông tin về việc cải tiến hệ thống phương pháp kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong nước và trên thế giới, các khóa huấn luyện và cung cấp những hiểu biết cơ bản về chất lượng giáo dục và các phương pháp trắc nghiệm. Tháng 4 – 1998, trường Đại học sư phạm - Đại học quốc gia Hà Nội có cuộc hội thảo Khoa học về việc sử dụng trắc nghiệm khách quan trong dạy học và tiến hành xây dựng bộ trắc nghiệm để kiểm tra - đánh giá một số học phần của các khoa trong trường. Đặc biệt là việc áp dụng rộng rãi trong giảng dạy ở phổ thông và sử dụng đại trà hình thức thi trắc nghiệm cho kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học và tuyển sinh vào Đại học năm 2007 – 2008 các môn Toán, Lý, Hóa, Ngoại ngữ của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cho đến nay, đã có rất nhiều các khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sỹ, luận án tiến sĩ, các nghiên cứu của sinh viên, học viên và của giảng viên ở các trường Đại học nghiên cứu và áp dụng hình thức này. 1.2. Trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận 1.2.1. Trắc nghiệm là gì? Theo chữ Hán “trắc” có nghĩa là “đo lường”, “nghiệm” có nghĩa là “suy xét, chứng thực” [13; 16]. Cả trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận đều là những phương tiện để kiểm tra khả năng học tập của học sinh – sinh viên, cả hai đều là trắc nghiệm (test). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 Để thuận tiện, trong bản luận văn này chúng tôi dùng từ “trắc nghiệm” thay cho “trắc nghiệm khách quan” và “tự luận” (luận đề) thay cho trắc nghiệm tự luận. 1.2.2. Bản chất của câu hỏi trắc nghiệm Để hiểu rõ khái niệm của câu hỏi trắc nghiệm, chúng ta hãy tìm hiểu một số định nghĩa của các nhà lý luận về trắc nghiệm như sau: A. R. Petropxki (1970) cho rằng: “Test là bài tập làm trong thời gian ngắn mà việc thực hiện bài tập đó nhờ có sự đánh giá về số lượng và chất lượng có thể coi là dấu hiệu của sự hoàn thiện một số chức năng tâm lý” [10; 13]. S. G. Gellersterin (1976) cho rằng: “Test là thử nghiệm mang tính chất bài tập xác định, kích thích hình thức nhất định của tính tích cực và thực hiện cái dùng để đánh giá định lượng và định tính, dùng làm dấu hiệu của sự hoàn thiện những chức năng nhất định” [10; 13]... Theo K. M. Gurevich (1970): “Test là sự thi cử, bài tập hay sự thử tâm sinh lý, trong thời gian thử ngắn và hạn chế, được chuẩn hóa, dùng để xác định với mục đích thực hành những sự khác biệt giữa các cá nhân về trí tuệ và năng lực chuyên môn” [10; 13]. Theo Trần Bá Hoành: “Test có thể tạm dịch là phương pháp trắc nghiệm, là hình thức đặc biệt để thăm dò một số đặc điểm về năng lực, trí tuệ của học sinh (thông minh, trí nhớ, tưởng tượng, chú ý...)” [10; 13]. Theo tác giả Nguyễn Hữu Long: “Test là một phương pháp dạy học và là một phương pháp nghiên cứu tâm lý học, giáo dục học cùng với một số ngành khoa học khác; là một phương pháp dạy học cùng với những bài tập ngắn hạn ghi trực tiếp kết quả và chuẩn hóa các mức, test góp phần nâng cao tính tích cực nhận thức và hứng thú học tập bộ môn của các học sinh; là một phương pháp nghiên cứu, test giúp chuẩn hóa và dự đoán về trí tuệ và nhân cách nói chung của cá nhân hay tập thể” [10; 13]. Cho tới nay, người ta vẫn hiểu trắc nghiệm là một bài tập nhỏ hoặc các câu hỏi có kèm theo câu trả lời sẵn yêu cầu học sinh, sinh viên suy nghĩ rồi dùng ký Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 hiệu đơn giản đã quy ước để trả lời. Hay trắc nghiệm là một hình thức đo đạc đã được “tiêu chuẩn hóa” cho mỗi cá nhân học sinh bằng điểm. Trên đây là một số ý kiến của tác giả trong và ngoài nước, qua đó ta thấy được nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác nhau thuộc về bản chất của câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Đa số các nhà tâm lý học, dạy học hiện nay đều có xu hướng xem trắc nghiệm là một phương pháp dạy học dùng những bài tập ngắn để kiểm tra, đánh giá khả năng hoạt động nhận thức, năng lực trí tuệ và kỹ năng của học sinh. Điều này được coi là dấu hiệu bản chất của phương pháp trắc nghiệm vì nó cho thấy chức năng cơ bản của trắc nghiệm trong quá trình dạy học mà cụ thể là trong kiểm tra và đánh giá kết quả của học sinh – sinh viên. 1.2. 3. Khái niệm về trắc nghiệm tự luận Trắc nghiệm tự luận (luận đề) là hình thức học sinh tự trình bày câu trả lời bằng ngôn ngữ của mình. Loại trắc nghiệm này ngược với trắc nghiệm khách quan, cho phép có một sự tự do tương đối để trả lời vấn đề đặt ra, đòi hỏi người được kiểm tra phải biết sắp xếp câu trả lời cho rõ ràng và sáng sủa. Bài trắc nghiệm luận đề được chấm điểm một cách chủ quan, điểm số cho bởi những người chấm khác nhau có thể không thống nhất nên loại trắc nghiệm này gọi là trắc nghiệm chủ [10]. 1. 2. 4. Khái niệm về trắc nghiệm khách quan Trắc nghiệm khách quan là hình thức học sinh chỉ sử dụng các ký hiệu đơn giản để xác nhận câu trả lời đúng. Thông thường có nhiều câu trả lời được cung cấp cho mỗi câu hỏi nhưng chỉ có một câu trả lời đúng nhất. Bài trắc nghiệm được chấm bằng cách đếm số lần học sinh chọn câu trả lời đúng. Do đó hệ thống cho điểm là khách quan và không phụ thuộc vào người chấm [10; 13]. 1. 2. 5. So sánh câu hỏi trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận 1.2.5.1. Những điểm tương đồng giữa câu trắc nghiệm khách quan và tự luận Trắc nghiệm khách quan cũng như trắc nghiệm tự luận đều được dùng với mục đích đo lường thành quả học tập quan trọng mà một bài kiểm tra có thể khảo sát được. Hai loại câu hỏi đều có thể sử dụng để khuyến khích học sinh – sinh viên học tập nhằm đạt các mục tiêu dạy học. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 Giá trị của cả câu hỏi tự luận và trắc nghiệm đều tùy thuộc vào tính khách quan và độ tin cậy của chúng. 1.2.5.2. Những điểm khác nhau giữa các câu hỏi trắc nghiệm khách quan và tự luận Phương pháp trắc nghiệm khách quan và tự luận đều là hai phương pháp hữu hiệu để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm nhất định thể hiện qua bảng so sánh sau: Bảng 1 – 1: So sánh ƣu điểm phƣơng pháp trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận [8; 17] Vấn đề so sánh Ưu thế thuộc về TNKQ TNTL Ít tốn công ra đề + Đánh giá được khả năng diễn đạt, đặc biệt là diễn đạt tư duy hình tượng + Đề thi bao quát được phần lớn nội dung học tập + Ít may rủi do trúng tủ, lệch tủ + Ít tốn công chấm thi và khách quan trong chấm thi + Áp dụng công nghệ mới trong chấm thi, phân tích kết quả thi + Khuyến khích khả năng phân tích và hiểu đúng ý + Khuyến khích sự suy nghĩ độc lập của cá nhân + Dấu (+) để chỉ ưu thế thuộc về phương pháp đó Để phân biệt dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và dạng câu hỏi trắc nghiệm tự luận, ta tìm hiểu bảng so sánh sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 Bảng 1 – 2: So sánh dạng câu hỏi TNKQ và TNTK [18] Tiêu chuẩn đánh giá TNKQ TNTL Kết quả đánh giá - Tốt ở mức độ hiểu, biết, ứng dụng, phân tích. - Không thích hợp ở mức độ tổng hợp, đánh giá, so sánh - Không thích hợp ở mức độ nhận biết. - Tốt ở mức độ hiểu, áp dụng, phân tích. - Tốt ở mức độ tổng hợp, phê phán, suy luận. Tính đại diện của nội dung - Nội dung có thể bao quát toàn diện với nhiều câu hỏi. - Phạm vi kiểm tra chỉ tập trung vào một số khía cạnh cụ thể. Chuẩn bị câu hỏi - Tốn nhiều thời gian hơn. - Tốn ít thời gian hơn. Cách cho điểm - Khách quan, đơn giản và ổn định. - Chủ quan, khó và ít ổn định. Những yếu tố làm sai lệch điểm - Khả năng đọc, hiểu, phán đoán - Khả năng viết, các cách thể hiện. Kết quả có thể có - Khuyến khích ghi nhớ, hiểu, phân tích ý kiến của người khác. - Khả năng bật nhanh. - Khuyến khích tổng hợp, diễn đạt ý kiến của bản thân. - Thể hiện tư duy logic của bản thân. Qua bảng so sánh trên ta thấy, sự khác nhau rõ rệt nhất giữa hai phương pháp là ở tính khách quan, công bằng, chính xác. Đặc biệt là ở tính khách quan. Do đó cần nắm vững bản chất, ưu nhược điểm của từng phương pháp để có thể sử dụng mỗi phương pháp hữu hiệu, đúng lúc, đúng chỗ. 1.3. Các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan thông dụng Do phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi chủ yếu đi sâu nghiên cứu các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 1.3.1. Loại câu điền khuyết [1; 2; 8; 11; 14; 17] Đây là loại câu hỏi đòi hỏi phải điền hay liệt kê một hay nhiều từ để hoàn thành một câu hỏi trực tiếp hay một nhận định chưa đầy đủ. Với loại câu này học sinh phải tìm hiểu câu trả lời đúng hơn là nhận ra câu trả lời đúng. * Ưu điểm: Học sinh có cơ hội trình bày những câu trả lời khác thường, phát huy óc sáng kiến. Học sinh không có cơ hội đoán mò mà phải nhớ ra, nghĩ ra, tìm câu trả lời. Từ đó giúp học sinh luyện trí nhớ khi học. Loại này cũng dễ soạn hơn loại câu hỏi nhiều lựa chọn. *Nhược điểm: Khi soạn thảo loại câu hỏi này thường dễ mắc sai lầm là trích nguyên văn các câu từ trong giáo trình. Phạm vi kiểm tra của loại câu hỏi này thường chỉ giới hạn vào các chi tiết vụn vặt. Việc chấm bài mất nhiều thời gian và thiếu khách quan hơn loại câu hỏi nhiều lựa chọn. Ví dụ 1: Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống để được câu hoàn chỉnh: Dung dịch A cần xác định nồng độ được gọi là ........................ Dung dịch B đã biết nồng độ chính xác và được dùng để xác định nồng độ các dung dịch khác gọi là ....................... Quá trình thêm dần thuốc thử B vào dung dịch cần chuẩn được gọi là quá trình ......................... Thời điểm tại đó chất B phản ứng vừa hết với chất A gọi là ....................... . 1.3.2. Loại câu đúng sai [1; 2; 8; 11; 14;17] Người ta gọi câu “đúng - sai” là cách lựa chọn liên tiếp. Đây là loại câu cung cấp một nhận định và học sinh được hỏi để xác định xem điều đó là “Đúng” hay “Sai”. Hoặc có thể là câu hỏi trực tiếp để được câu trả lời là “Có” hay “Không”. Đôi khi chúng được nhóm lại dưới một câu dẫn. Các phương án trả lời là thích hợp để gợi nhớ lại kiến thức được kiểm tra một cách nhanh chóng. * Ưu điểm:Là loại câu hỏi đơn giản dùng để trắc nghiệm kiến thức về những sự kiện, vì vậy viết loại câu hỏi này tương đối dễ dàng, ít phạm lỗi, mang tính khách quan khi chấm. *Nhược điểm: Học sinh có thể đoán mò, vì vậy có độ tin cậy thấp, dễ tạo điều kiện cho học sinh học thuộc lòng hơn là hiểu. Học sinh giỏi có thể không thỏa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 mãn khi buộc phải chọn đúng hay sai, hoặc có thể có những trường hợp ngoại lệ chứ không phải chỉ có hoàn toàn đúng hay hoàn toàn sai. Ví dụ 2: Khoanh tròn Đ nếu phát biểu đúng, S nếu câu phát biểu sai. 1. Độ điện li của dung dịch CH3COOH 0,10M; pKa = 4,76 là 5,42% Đ S 2. Độ điện li của dung dịch HCOOH 0,010M; pKa = 3,75 là 12,48% Đ S 3. Độ điện li của dung dịch CH3COOH 0,0925M; pKa = 4,76 là 13,6% Đ S 4. Độ điện li của dung dịch HCOOH 0,10M; pKa=3,75 là 10,48% Đ S 1.3.3. Loại câu ghép đôi [1; 2; 8; 11; 14; 17] Loại câu này thường có hai dãy thông tin là câu dẫn và câu đáp, chúng thường ghép đôi với nhau theo kiểu tương ứng một – một. Hai dãy thông tin này không nên có số câu bằng nhau để cho cặp ghép cuối cùng chỉ đơn giản gắn kết của sự loại trừ liên tiếp. Nhiệm vụ của người học sinh là ghép chúng lại một cách thích hợp. * Ưu điểm: Dễ viết, dễ dùng, có thể dùng để đo các mức trí năng khác nhau. Nó đặc biệt hữu hiệu trong việc đánh giá khả năng nhận biết các hệ thức hay lập các mối tương quan. *Nhược điểm: Không thích hợp cho việc thẩm định các khả năng như sắp đặt và vận dụng các kiến thức. Muốn soạn câu hỏi này để đo mức trí năng cao đòi hỏi nhiều công phu. Ngoài ra, nếu danh sách mỗi cột dài thì tốn nhiều thời gian cho học sinh đọc nội dung mỗi cột trước khi ghép đôi. Ví dụ 3: Ghép các câu ở cột B vào cột A để đảm bảo sự tương ứng giữa biểu thức điều kiện proton với các dung dịch: Cột A Cột B 1. DD HCl C1 M và NaHSO4 C2 M A. [H + ]=[OH - ]-[CH3COOH]+ C1 2. DD NaOH C1 M và NH3 C2 M B. [H + ] = C1 + [SO4 2- ] - [OH - ] 3. DD CH3COOH C1M và CH3COONa C2M C. [H + ] = [OH - ] – C1 – [NH4 + ] 4. DDCH3COOH C1M và NaOH C2 M D. [H + ]=[OH - ]-C2- [CH3COOH] E. [H + ] = C1 + [SO4 2- ] + [OH - ] 1.3.4. Loại câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn [1; 2; 8; 11; 14;17] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 Loại câu này thường có hình thức của một câu phát biểu không đầy đủ hay một câu hỏi có câu dẫn được nối tiếp bằng một số câu trả lời mà học sinh phải lựa chọn: câu trả lời đúng, câu trả lời tốt nhất, câu trả lời kém nhất hay câu trả lời không có gì liên quan nhất; hoặc có nhiều hơn một câu trả lời thích hợp. Một câu hỏi nhiều lựa chọn gồm 2 bộ phận: câu dẫn và câu chọn. Trong câu chọn chia thành 2 loại: câu đúng (hoặc câu sai phải lựa chọn) và câu nhiễu. - Câu dẫn: Ở đầu câu kiểm tra có thể viết dưới dạng một câu hỏi trực tiếp hay một cách phát biểu không đầy đủ. Điều này có tác động như cách phát biểu để tạo ra một kích thích gợi ý câu trả lời cho học sinh. - Câu chọn: Thường gồm từ 3 đến 5 câu là phù hợp, câu lựa chọn không nên quá ít (2 câu) hoặc quá nhiều (10 câu) dựa vào quy luật tâm lý và các quy luật xác suất thống kê. + Câu đúng: Là câu đúng nhất trong các câu lựa chọn. + Câu sai: Là câu kém chính xác nhất. + Câu nhiễu: Là câu trả lời có vẻ hợp lý, chúng có tác động nhiều đối với học sinh có năng lực tốt và tác động thu hút đối với học sinh có năng lực kém. * Ưu điểm: - Giáo viên có thể dùng loại câu này để kiểm tra - đánh giá những mục tiêu dạy học khác nhau, chẳng hạn như: + Xác định mối tương quan nhân quả. + Nhận biết các điều sai lầm. + Ghép các kết quả hay các điều quan sát được với nhau. + Định nghĩa các thành ngữ. + Tìm nguyên nhân của một số sự kiện. + Nhận biết điểm tương đồng hay khác biệt giữa hai hay nhiều vật. + Xác định nguyên lý hay ý niệm tổng quát từ những sự kiện. + Xác định thứ tự hay cách sắp đặt nhiều vật. + Xét đoán vấn đề đang được tranh luận dưới nhiều quan điểm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 - Độ tin cậy cao hơn: Yếu tố đoán mò hay may rủi giảm đi nhiều so với các loại trắc nghiệm khách quan khác khi số phương án lựa chọn tăng lên. - Tính giá trị tốt hơn: Loại trắc nghiệm này có độ giá trị cao nhờ tính chất có thể dùng đo những mức tư duy khác nhau. Với một bài trắc nghiệm có nhiều câu trả lời cho sẵn để chọn, người ta có thể đo được khả năng nhớ, áp dụng các nguyên lý, định luật, tổng quát hóa... rất hữu hiệu. - Tính chất khách quan khi chấm bài. Điểm số của bài trắc nghiệm khách quan không phụ thuộc vào chữ viết, khả năng diễn đạt của học sinh và trình độ người chấm bài. *Nhược điểm: - Loại câu này khó soạn vì phải tìm câu trả lời đúng nhất, còn những câu còn lại gọi là câu nhiễu thì cũng có vẻ hợp lý. Thêm vào đó, các câu hỏi phải đo được các mục tiêu ở mức năng lực nhận thức cao hơn mức biết, nhớ, hiểu. - Có những học sinh có óc sáng tạo, tư duy tốt, có thể tìm ra những câu trả lời hay hơn đáp án thì sẽ làm cho học sinh đó cảm thấy không thỏa mãn. - Các câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn có thể không đo được khả năng phán đoán tinh vi và khả năng giải quyết vấn đề khéo léo, sáng tạo một cách hiệu nghiệm bằng loại câu hỏi trắc nghiệm tự luận soạn kỹ. - Tốn kém giấy mực khi in đề loại câu hỏi này so với loại câu hỏi khác và cũng cần nhiều thời gian để học sinh đọc nội dung câu hỏi. - Câu hỏi loại này có thể dùng để thẩm định trí năng ở mức biết, khả năng vận dụng, phân tích, tổng hợp hay ngay cả khả năng phán đoán cao hơn. Ví dụ 4: Độ điện li của 3 dung dịch CH3COOH 0,1M; CH3COOH 0,001M và HCl được sắp xếp tăng dần theo dãy sau đây: A. CH3COOH 0,1M < CH3COOH 0,001M < HCl B. CH3COOH 0,001M < CH3COOH 0,1M < HCl C. HCl < CH3COOH 0,001M < CH3COOH 0,1M D. CH3COOH 0,001M < HCl < CH3COOH 0,1M Hãy chọn đáp án đúng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 Có thể có những biến thể của loại câu hỏi nhiều lựa chọn. Các biến thể này đòi hỏi học sinh phải tìm hiểu sâu. Một số biến thể rất nguy hiểm đối với những người soạn câu hỏi không thận trọng, phổ biến là 2 loại biến thể sau: a. Câu hỏi nhiều lựa chọn có nhiều câu trả lời. b. Câu kết hợp: Loại câu này cho phép có thể có nhiều câu trả lời đối với một khối lượng tư liệu hạn chế. Ví dụ 5: Cho các câu sau: 1. Thêm chất B đã biết nồng độ vào dung dịch A cho đến khi chất B phản ứng vừa hết với chất A. 2. Tính nồng độ chất A (CA) theo quy tắc đương lượng hay định luật hợp thức. 3. Lấy một thể tích chính xác dung dịch A (VA). 4. Đo thể tích thuốc thử VB. Thứ tự đúng khi xác định hàm lượng chất A bằng phương pháp phân tích thể tích là: A. 1, 2, 3, 4 B. 3, 1, 4, 2 C. 3, 1, 2, 4 D. 1, 3, 4, 2 1.4. Một số chỉ dẫn về phƣơng pháp soạn câu trắc nghiệm 1.4.1. Những chỉ dẫn chung [10; 13] - Cần diễn đạt câu hỏi càng rõ ràng càng tốt, đặc biệt cần chú ý tới cấu trúc ngữ pháp của câu. - Chọn từ có nghĩa chính xác. - Đưa tất cả thông tin cần thiết vào trong các câu dẫn nếu được. - Dùng những câu đơn giản, thử nhiều cách đặt câu hỏi và chọn cách đơn giản nhất. - Hãy tìm và loại trừ cách gây hiểu lầm mà chưa phát hiện được trong câu. - Đừng cố gắng tăng mức độ khó của câu hỏi bằng cách diễn đạt câu hỏi theo cách phức tạp hơn, trừ khi người soạn muốn kiểm tra về phần đọc hiểu. - Tránh cung cấp những đầu mối dẫn tới câu trả lời. Thói quen xây dựng câu trả lời đúng dài hơn câu nhiễu sẽ sớm bị phát hiện. Câu dẫn của một câu hỏi có thể chứa thông tin cần thiết để trả lời một câu hỏi khác. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 - Tránh gây ra những tác động không mong muốn về mặt giáo dục, không khuyến khích lối học vẹt. - Tránh nêu nhiều hơn một ý tưởng độc lập trong câu dẫn. - Tránh những câu hay từ đoán ra câu trả lời. - Tránh câu hay từ thừa. - Giữ cho việc đọc hiểu không quá khó khăn. - Khi lên kế hoạch cho một bộ câu hỏi của một câu trắc nghiệm cần chú ý sao cho một câu hỏi không cung cấp đầu mối cho việc trả lời một hay nhiều câu hỏi khác. - Trong một bộ câu hỏi, sắp xếp các câu trả lời đúng theo cách ngẫu nhiên. - Tránh các câu hỏi mang tính chất đánh lừa, gài bẫy. - Cố gắng tránh sự mơ hồ về mặt ý nghĩa trong câu nhận định. - Đề phòng các câu hỏi thừa giả thiết. Để soạn tốt các câu hỏi trắc nghiệm cần phải nắm vững các nguyên tắc dạy học, nhiệm vụ môn học, nội dung chương trình và đối tượng người học để soạn thảo hệ thống câu hỏi vừa đảm bảo nội dung kiến thức vừa phù hợp với học sinh. 1.4.2. Những chỉ dẫn riêng cho từng loại câu hỏi 1.4.2.1. Câu hỏi điền khuyết [10; 13; 14] - Nên sử dụng câu hỏi này khi rõ ràng duy nhất một câu trả lời đúng. - Nên nói rõ ràng, trong điều kiện thích hợp nên nói rõ những con số có ý nghĩa hay phần thập phân khi cần thiết. Nếu cần các đơn vị đo lường trong câu trả lời có con số cũng phải nói rõ. - Trong những câu buộc phải điền thêm chỗ trống, không nên để quá nhiều khoảng trống làm cho các câu trở nên khó hiểu. 1.4.2.2. Câu hỏi đúng sai [10; 13; 14] - Câu nhận định phải rõ ràng để có thể nhận xét một cách không mập mờ về đúng – sai. - Câu nhận định phải ngắn, ngôn ngữ phải đơn giản và tránh có hai câu phủ định cùng một lúc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 - Độ dài và mức độ phức tạp của câu nhận định không nên tạo thành đầu mối để suy ra đúng – sai. - Đề phòng trường hợp mà câu trả lời đúng tùy thuộc vào một chữ, một từ hay một câu không quan trọng. 1.4.2.3. Câu ghép đôi [10; 13; 14] - Phải đảm bảo cho hai danh mục đồng nhất. - Nên giữ các danh mục tương đối ngắn. - Sắp xếp các danh mục một cách rõ ràng. - Giải thích rõ ràng cơ sở ghép đôi. - Tránh tạo kiểu ghép đôi một – một vì nó tạo nên một quá trình loại trừ dần. 1.4.2.4. Câu hỏi nhiều lựa chọn [10; 13; 14] - Dùng một câu hỏi hay một câu nhận định chưa đầy đủ làm câu dẫn, chọn loại câu sao cho trong tình huống rõ ràng hơn và trực tiếp hơn. - Nói chung tránh các câu dẫn mang tính phủ định. Tuy nhiên, nếu cần câu dẫn phủ định phải chú ý gạch chân hoặc in nghiêng chữ “không”. - Phải đảm bảo câu trả lời đúng rõ ràng là câu tốt nhất. - Phải đảm bảo câu dẫn và câu trả lời khi gắn với nhau đúng ngữ pháp. - Với một câu hỏi đã nêu, phải giữ cho mọi câu trả lời theo cùng một dạng hành văn. - Soạn càng nhiều câu nhiễu có vẻ hợp lý và có sức hút càng tốt. Tạo ra câu nhiễu dựa vào những chỗ sai học sinh hay mắc phải. - Tránh các câu nhiễu ở trình độ cao hơn so với câu trả lời đúng. - Sắp xếp các câu trả lời theo thứ tự ngẫu nhiên, không ưu tiên vị trí nào. - Hãy cố kiểm tra các câu hỏi và thử xem sự kiểm tra đó có vạch ra được những chỗ yếu tiềm ẩn trong câu đó không. - Dùng một câu hỏi hay câu nhận định chưa đầy đủ làm câu dẫn, tùy hình thức nào hợp lý hơn. - Không nên đưa quá nhiều ý vào một câu hỏi. Tập trung vào một ý cho mỗi câu hỏi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 - Giữ các câu trả lời của một câu hỏi văn phong ngắn câu dẫn không phải câu trả lời phải chứa đủ thông tin cần thiết. - Khi sử dụng các con số trong câu lựa chọn có thể đảo ngược các con số để tăng tính hấp dẫn của câu lựa chọn. - Không nên đưa quá nhiều tư liệu không thích hợp vào câu dẫn. 1.5. Quy hoạch một bài trắc nghiệm Quy hoạch một bài trắc nghiệm là dự kiến phân bố các phần của bài trắc nghiệm theo mục tiêu và nội dung môn học sao cho nó có thể đo lường chính xác khả năng học tập của học sinh. Để làm được việc này đòi hỏi người soạn thảo trắc nghiệm cần phải biết khảo sát những gì? Đặt tầm quan trọng vào phần nào của môn học? Phải trình bày các câu hỏi dưới hình thức nào cho hiệu quả nhất? Mức độ khó của câu hỏi đến đâu? 1.5.1. Mục đích của bài trắc nghiệm [10; 13] Xác định mục đích muốn kiểm tra - đánh giá cho rõ ràng. Cần phân chia nội dung chương trình thành các nội dung cụ thể và xác định tầm quan trọng của từng nội dung đó để phân bố trọng số. Các mục đích phải được phát biểu dưới dạng những điều có thể quan sát được, đo được để đặt ra các yêu cầu vè mức độ đạt được của kiến thức, kỹ năng... Mục đích của bài trắc nghiệm chi phối nội dung, hình thức bài trắc nghiệm dự định soạn thảo. 1.5.2. Phân tích nội dung môn học [10; 13] Phân tích nội dung môn học bao gồm chủ yếu phân biệt bốn loại học tập sau: - Những thông tin mang tính chất sự kiện mà học sinh phải nhớ hay nhận ra. - Những khái niệm và ý tưởng mà học sinh phải giải thích. - Những ý tưởng phức tạp cần được giải nghĩa. - Những thông tin, kỹ năng cần ứng dụng hoặc là được chuyển sang tình huống khác. Các bước phân tích nội dung môn học: - Tìm ra ý tưởng chính của môn học. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 - Lựa chọn các khái niệm, các ký hiệu mà học sinh phải giải nghĩa được, đòi hỏi người soạn phải nêu ra các khái niệm trọng tâm của nội dung môn học. - Phân loại thông tin được trình bày trong các môn học. - Lựa chọn một số thông tin và ý tưởng đòi hỏi học sinh phải vận dụng những điều đã học để xử lý các tình huống mới. 1.5.3. Thiết lập dàn bài trắc nghiệm [13] Sau khi nắm vững mục đích của bài trắc nghiệm và phân tích nội dung môn học người soạn thảo thiết lập một dàn bài cho bài trắc nghiệm. Một trong những cách thông dụng là lập ma trận hai chiều, một chiều biểu thị nội dung hay mạch kiến thức cần đánh giá và chiều kia biểu thị cho các mức độ nhận thức của học sinh (mục tiêu) mà bài trắc nghiệm muốn khảo sát. Ví dụ: Ta có thể áp dụng bảng quy định hai chiều đơn giản cho một bài trắc nghiệm ở lớp học nhằm khảo sát một phần nào đó của môn học: Dàn bài trắc nghiệm Đề mục: ........................... Chủ đề Các ý tưởng quan trọng (1) Các khái niệm (2) Kiến thức (3) Chủ đề 1 Chủ đề 2 Chủ đề 3 v.v. (1) Các ý tưởng, các nguyên tắc, các mối liên hệ, các quy luật, khái quát mà học sinh phải giải thích hoặc ghi nhớ. (2) Các khái niệm, kí hiệu, công thức mà học sinh phải hiểu, giải thích. (3) Các loại thông tin, kiến thức mà học sinh phải nhớ và nhận ra. Tùy theo môn học, cấp học và mục đích của bài trắc nghiệm mà người soạn thảo có thể thiết lập dàn bài cho phù hợp. 1.5.4. Số câu hỏi trong một bài trắc nghiệm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 Tùy thuộc vào thời gian mà số câu hỏi được đưa ra trong một bài trắc nghiệm là bao nhiêu. Thông thường mỗi câu hỏi được giới hạn trả lời từ 1 đến 1,5 phút, những câu hỏi khó hơn có thể từ 2 đến 5 phút. Đa số một bài trắc nghiệm thường làm trong 15 đến 45 phút đối với kiểm tra lên lớp, còn trong các kỳ thi có thể lên tới 120 phút hoặc nhiều hơn. Nói chung thời gian càng dài, bài càng có nhiều câu hỏi thì điểm số có được từ bài trắc nghiệm đó càng đáng tin cậy. Vấn đề quan trọng hơn là các câu hỏi trong bài trắc nghiệm tiêu biểu cho toàn bộ kiến thức mà học sinh cần phải đạt được qua mỗi bài học, môn học hay học phần. 1.6. Đánh giá câu hỏi trắc nghiệm khách quan 1.6.1. Cơ sở chung [10; 17] Đánh giá câu trắc nghiệm khách quan là việc làm cần thiết cho người soạn thảo. Khi xây dựng bài trắc nghiệm khách quan phải gồm các câu hỏi đạt được hai yếu tố là độ khó thích hợp và độ phân biệt cao. Độ khó và độ phân biệt được xác định thống kê như sau: Chia mẫu học sinh thành 3 nhóm làm bài kiểm tra: - Nhóm điểm cao (H): 25% – 27% số học sinh đạt điểm cao nhất. - Nhóm điểm thấp (L): 25% – 27% số học sinh đạt điểm thấp nhất. - Nhóm điểm trung bình (M): 46% - 50% (học sinh còn lại). 1.6.2. Độ khó của một câu hỏi trắc nghiệm (K ) a. Cách thứ nhất [8; 10]: - Định nghĩa: Là tỷ số của tổng số học sinh trả lời đúng câu hỏi đó trên tổng số học sinh tham dự. - Chỉ số khó (K): K = R/N Trong đó 0  K  1 hay 0%  K  100% với: R là tổng số học sinh trả lời đúng và N là tổng số học sinh tham gia làm bài kiểm tra. b. Cách thứ hai [17]: Chia thí sinh làm 3 nhóm: + Nhóm giỏi: Gồm 27% số lượng thí sinh có điểm cao nhất của kỳ kiểm tra. + Nhóm kém: Gồm 27% số lượng thí sinh có điểm thấp nhất của kỳ kiểm tra. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21 + Nhóm trung bình: Gồm 46% số lượng thí sinh còn lại, không thuộc 2 nhóm trên. Khi đó hệ số về độ khó của câu hỏi được tính như sau: K = %100. 2n NN KG  Với: NG là số thí sinh thuộc nhóm giỏi trả lời đúng câu hỏi. NK là số thí sinh thuộc nhóm kém trả lời đúng câu hỏi. n là tổng số thí sinh thuộc nhóm giỏi (hoặc nhóm kém). * Nhận xét: K càng lớn thì câu hỏi càng dễ, cụ thể: + 0  K  0,2: Là câu hỏi rất khó + 0,21  K  0,4: Là câu hỏi khó + 0,41  K  0,6: Là câu hỏi trung bình + 0,61  K  0,8: Là câu hỏi dễ + 0,81  K  1: Là câu hỏi rất dễ Nên dùng các câu trắc nghiệm có độ khó K nằm trong khoảng 25% đến 75%; trong khoảng từ 10% - 25% và 75% - 90%: cẩn trọng khi dùng; Nếu K < 10% hoặc K > 90% thì không nên dùng. Tuy nhiên, nếu đề tuyển sinh, nên thêm một số câu có K < 25% hay nếu chỉ đánh giá đạt hay không đạt có thể dùng một số câu K > 75%. 1.6.3. Độ phân biệt của một câu hỏi trắc nghiệm (P)[15; 17] Khi ra một câu trắc nghiệm cho một nhóm thí sinh nào đó, người ta muốn phân biệt nhóm ấy những người có năng lực khác nhau như: giỏi, khá, trung bình, kém... Câu trắc nghiệm khách quan thực hiện được khả năng đó gọi là có độ phân biệt. Như vậy độ phân biệt của câu trắc nghiệm là chỉ số xác định khả năng phân biệt giữa học sinh giỏi và học sinh kém của câu trắc nghiệm đó. Thực hiện phép tính thống kê, người ta tính được độ phân biệt theo công thức: P = n NN KG  Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 Với: NG là số học sinh có câu trả lời đúng của nhóm giỏi, NK là số học sinh có câu trả lời đúng của nhóm kém và n là tổng số học sinh của mỗi nhóm (nhóm giỏi hoặc nhóm kém). - Độ phân biệt của phương án đúng càng dương thì câu hỏi đó càng có độ phân biệt cao. - Độ phân biệt của phương án mồi càng âm thì câu mồi đó càng hay vì nhử được nhiều học sinh kém chọn. Cụ thể: + 0  P  0,2: Độ phân biệt rất thấp hay không có sự phân biệt. + 0,21  P  0,4: Câu hỏi có sự phân biệt thấp. + 0,41  P  0,6: Câu hỏi có sự phân biệt trung bình. + 0,61  P  0,8: Câu hỏi có sự phân biệt cao. + 0,81  P  1: Câu hỏi có sự phân biệt rất cao. + P = - 1: Câu hỏi có độ phân biệt rất cao nhưng mang tính tiêu cực, chứng tỏ câu hỏi này có vấn đề. * Tiêu chuẩn chọn câu hay: Các câu thỏa mãn các tiêu chuẩn sau đây được xếp vào các câu hỏi hay. - Độ khó nằm trong khoảng 0,4  K  0,6 - Độ phân biệt 0,5  P  0,7 - Câu mồi nhử có tính chất hiệu nghiệm tức là có độ phân biệt âm. Bảng 1 - 3: Minh họa về độ phân biệt, không phân biệt, phân biệt âm Câu hỏi Học sinh 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tổng điểm của bài trắc nghiệm A S Đ S Đ S S Đ Đ Đ Đ 6 B S S Đ Đ Đ S Đ S S Đ 5 C Đ S S S S S S S S Đ 2 D S Đ Đ Đ Đ S Đ Đ Đ Đ 8 (Đ: Câu hỏi được trả lời đúng và S: câu trả lời sai) Qua bảng trên thấy câu 1, câu 6, câu 10 là những là những câu cần chú ý. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23 Câu 1 là câu có độ phân biệt âm. Những học sinh có tổng điểm cao trên toàn bài trắc nghiệm đã trả lời sai câu hỏi này, trong khi những người có điểm thấp lại trả lời đúng. Hiệu quả làm cho điểm tổng bị cụm lại vì nó làm tăng điểm của người đạt điểm thấp và hạ điểm của người đạt điểm cao. Câu 10: Tất cả học sinh đều trả lời đúng. Câu 6: Tất cả học sinh đều trả lời sai. Cả hai câu này đều không có độ phân biệt. Vậy để đánh giá câu hỏi trắc nghiệm cần thông qua độ khó K và độ phân biệt P. Từ đó chúng ta sẽ có kế hoạch điều chỉnh hợp lý các câu trắc nghiệm đã soạn. Bảng 1 – 4: Sử dụng sự phân tích câu hỏi trong kế hoạch chỉnh lý để tăng độ phân biệt Câu A B C D E Nhóm cao 17 20 3 4 6 Nhóm thấp 14 12 6 5 13 (Nhóm cao bằng 27% học sinh đạt điểm cao nhất, nhóm thấp bằng 27% học sinh đạt điểm thấp nhất, mỗi nhóm có 50 thí sinh; câu đúng là câu B). Độ khó: K = 0,32, độ phân biệt: P = 0,16 Ta thấy câu này có khả năng phân biệt kém. Cần xem xét lại A và ý B có thể chưa rõ nghĩa, ý C và D cần có điều chỉnh để tăng sức hút đối với học sinh. 1.7. Đánh giá một bài trắc nghiệm khách quan Nếu như phân tích câu trắc nghiệm để giúp chúng ta sửa chữa các câu nhiễu nhằm làm thay đổi độ phân biệt và độ khó của câu trắc nghiệm, thì đánh giá bài trắc nghiệm sẽ giúp chúng ta thay đổi độ tin cậy và độ giá trị của bài trắc nghiệm thông qua việc thay đổi và bổ sung câu hỏi. 1.7.1. Độ tin cậy [8; 13; 17] Một bài trắc nghiệm khách quan tin cậy để sử dụng kiểm tra - đánh giá khi gồm những câu hỏi tương đối đạt tiêu chuẩn dựa vào những đặc điểm sau: * Trung bình cộng số câu đúng: X = N fi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24 Với: X là số câu hỏi; N là số học sinh tham gia kiểm tra và fi là số học sinh trả lời đúng câu hỏi thứ i. Trung bình cộng số câu trả lời đúng phải vào khoảng X/2. * Phương sai, độ lệch chuẩn của bài trắc nghiệm khách quan: - Phương sai có công thức: S2 =   N XX i  2 Với: X là trung bình cộng số câu đúng, Xi là số câu trả lời đúng của học sinh thứ i và N là số học sinh tham gia kiểm tra. - Độ lệch chuẩn có công thức: S = 2S Độ lệch chuẩn cho ta biết mức độ khác nhau trong điểm số của một nhóm học sinh. * Độ tin cậy: Độ tin cậy của bài trắc nghiệm khách quan được xem như là một số đo về sự sai khác giữa điểm số quan sát được và điểm số thực. Điểm số quan sát được là điểm số trên thực tế học sinh có được. Điểm số thực là điểm số lý thuyết mà học sinh sẽ phải có nếu phép đo lường không có sai số. Tính chất tin cậy của bài trắc nghiệm khách quan cho chúng ta biết mức độ chính xác khi thực hiện phép đo. Có hai nguồn sai số phép đo là sai số bên ngoài (điều kiện tiến hành làm bài kiểm tra và điều kiện chấm bài) và sai số bên trong (bản thân bài kiểm tra). Vì vậy, một bài trắc nghiệm khách quan có thể chấp nhận nếu nó thỏa đáng về nội dung và có độ tin cậy 0,60  R  1,00. Như vậy, một bài trắc nghiệm khách quan hay là bài phải có giá trị, tức là nó đo được cái cần đo, định đo, muốn đo. Bài trắc nghiệm khách quan phải có độ tin cậy, một bài trắc nghiệm khách quan hay nhưng có độ tin cậy thấp thì cũng không có ích; một bài trắc nghiệm khách quan có độ tin cậy cao nhưng vẫn có thể có độ giá trị thấp, như vậy một bài trắc nghiệm khách quan có độ tin cậy thấp thì không thể có độ giá trị cao. Để đánh giá độ tin cậy cần chú ý đến sai số đo lường chuẩn, số học sinh tham gia làm bài kiểm tra và đặc điểm thống kê của bài trắc nghiệm khách quan. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25 Tóm lại: Độ tin cậy của bài trắc nghiệm chính là đại lượng biểu thị mức độ chính xác của phép đo nhờ bài trắc nghiệm. 1.7.2. Độ giá trị [8; 13; 17] Độ giá trị là khái niệm cho biết mức độ mà một bài trắc nghiệm đo được đúng cái cần đo. Độ giá trị nói đến tính hiệu quả của một bài trắc nghiệm trong việc đạt được những mục đích xác định. Đảm bảo tính giá trị: Một bài kiểm tra coi là giá trị khi nó phản ánh được mục tiêu đào tạo. Tính giá trị thể hiện trong việc lựa chọn nội dung kiểm tra phải gắn với các mức độ nhận thức khác nhau. Nếu một bài kiểm tra chỉ gồm toàn câu hỏi để khảo sát trí nhớ ở mức độ nhận biết thì việc đánh giá kết quả là rất thấp. Để đảm bảo tính giá trị của bài kiểm tra cần phải quan tâm đến tính toàn diện của nó tức là cả chất lượng và số lượng. Trong quá trình kiểm tra - đánh giá tuyệt đối không được đánh giá phiến diện, riêng lẻ từng mặt một. Theo Ebel độ giá trị chia làm hai loại: Loại 1: Bao gồm các loại chia độ giá trị dựa trên sự phán xét chuyên môn hay phân tích một cách chặt chẽ mặt logic, bao gồm: độ giá trị quyết định, độ giá trị nội dung, độ giá trị chương trình... Độ giá trị nội dung được quan tâm nhất trong lĩnh vực dạy học, môn học, tức là khi câu hỏi của một bài trắc nghiệm bao trùm thỏa đáng nội dung môn học thì bài trắc nghiệm đó gọi là độ giá trị về nội dung. Các trắc nghiệm kết quả học tập ở lớp thường được đánh giá một cách tốt nhất trên cơ sở độ giá trị về nội dung. Loại 2: Được suy ra hay dựa trên phân tích bằng những chứng thực hay thống kê số học, bao gồm độ giá trị thực nghiệm, tiên đoán, nhân tố, cấu trúc... Loại này khi tính toán độ giá trị phải có 2 phép đo và phải phân tích các hệ số tương quan ở hai phép đo này. Phương pháp xác định độ giá trị của nội dung: Nếu như xác định một số loại độ giá trị đòi hỏi phải xử lý bằng số liệu thống kê thì xác định độ giá trị nội dung được tiến hành chủ yếu bằng phân tích logic để xác định một bài trắc nghiệm có độ giá trị về nội dung hay không? Khi phân tích tỉ mỉ về nội dung bài trắc nghiệm phải Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26 chỉ ra các câu hỏi là những phép đo có giá trị về môn học hay hành vi đang được đánh giá, phản ánh được mục tiêu môn học. Độ giá trị là khái niệm về định tính hơn là định lượng, do vậy xác định độ giá trị về nội dung cần phải được thảo luận trong điều kiện môn học cụ thể. Đánh giá độ giá trị của nội dung cần phải dựa trên sự phán đoán, suy xét cụ thể về mục tiêu của môn học. 1.7.3. Mối quan hệ giữa độ giá trị và độ tin cậy [13] Độ giá trị đòi hỏi phải có độ tin cậy: Để có giá trị, một bài trắc nghiệm phải tương đối tin cậy. Nếu một bài trắc nghiệm quá kém chính xác thì điểm của nó không thể có giá trị. Một bài trắc nghiệm về từ ngữ quá ngắn đến nỗi các điểm số của nó là không tin cậy được thì rõ ràng nó không thể tiên đoán với một mức độ chấp nhận được về sự thành công trong học tập mà bài trắc nghiệm này muốn dự báo. Độ tin cậy không cần đảm bảo cho độ giá trị: Trong khi độ tin cậy là một điều kiện cần thiết cho độ giá trị thì nó lại không đảm bảo gì cho độ giá trị. Có thể bài trắc nghiệm có độ tin cậy hoàn hảo nhưng độ giá trị rất thấp hoặc không có giá trị gì cả. Bài trắc nghiệm có thể chứng tỏ độ tin cậy cao, cung cấp các phép đo ổn định về sự thể hiện của học sinh, đặc biệt trong bài trắc nghiệm dài. Tuy nhiên độ giá trị tiên đoán của bài trắc nghiệm có thể rất thấp. Làm nhanh không có nghĩa là thành công trong kỹ thuật. Độ giá trị và độ tin cậy có liên quan đến nhau: Độ giá trị liên quan tới mục đích của sự đo lường, còn độ tin cậy liên quan tới sự vững chãi của điểm số. Độ giá trị phản ánh mức độ mà một bài trắc nghiệm đo được cái mà nó định đo. Độ tin cậy phản ánh sự chính xác của phép đo. Vì vậy, một bài trắc nghiệm muốn có giá trị phải có độ tin cậy nhưng ngược lại một bài trắc nghiệm có độ tin cậy cao chưa hẳn đã có giá trị cao. Giá trị nội dung bài trắc nhiệm khách quan: Thể hiện khi các câu hỏi trong bài là một mẫu tiêu biểu của tổng thể các kiến thức, kỹ năng, mục tiêu dạy học. Mức độ giá trị nội dung được ước lượng bằng cách so sánh nội dung của bài trắc nghiệm khách quan với nội dung của chương trình học. Điều này được thể hiện trong quá trình xác định mục tiêu kiểm tra và bảng đặc trưng để phân bố câu hỏi, lựa chọn câu hỏi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27 Giá trị tiên đoán: Trong một số lĩnh vực như hướng nghiệp, tuyển chọn... từ điểm số của bài trắc nghiệm khách quan của từng người, chúng ta có thể tiên đoán mức độ thành công trong tương lai của người đó. Muốn tính giá trị tiên đoán chúng ta cần phải làm hai bài trắc nghiệm: Một bài trắc nghiệm dự báo để có được những số đo về khả năng, tính chất của nhóm đối tượng khảo sát; một bài trắc nghiệm đối chứng để có biến số cần tiên đoán. Hệ số tương quan giữa hai bài trắc nghiệm đó là giá trị tiên đoán. 1. 8. Ƣu, nhƣợc điểm của phƣơng pháp trắc nghiệm [10; 17] 1.8.1. Ưu điểm - Nhanh chóng, mất ít thời gian trong việc tiến hành kiểm tra và chấm bài. Do đó thông tin phản hồi đến giáo viên nhanh hơn phương pháp kiểm tra truyền thống khác. - Kiểm tra được toàn diện, đầy đủ các kiến thức đã học. - Đảm bảo tính khách quan, tránh được một số hiện tượng thiếu công bằng trong kiểm tra - đánh giá và thi cử. - Do câu hỏi được hạn định về số lượng, các đáp án cho trước được hạn định về mặt nội dung và các mức đánh giá đã được chuẩn hóa, cho nên dễ sử dụng phương pháp thống kê trong xử lý kết quả kiểm tra. Từ đó phát hiện độ đồng đều trong kết quả kiểm tra từng lớp học. - Cách tiến hành và phương tiện kiểm tra đơn giản, có thể sử dụng phần mềm máy vi tính. 1.8.2. Nhược điểm - Hạn chế phần nào tư duy sáng tạo của học sinh – sinh viên. - Người giáo viên chỉ biết kết quả suy nghĩ của học sinh – sinh viên mà không biết quá trình suy nghĩ, nhiệt tình hứng thú của họ đối với nội dung được kiểm tra. - Ít góp phần phát triển ngôn ngữ nói và viết. - Khó tránh khỏi trường hợp học sinh – sinh viên trả lời một cách ngẫu nhiên do không nắm vững kiến thức, thiếu bình tĩnh hoặc thiếu thời gian. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28 - Không kiểm tra được kỹ năng thực hành thí nghiệm hóa học. Tuy còn có những nhược điểm nhất định, nhưng trắc nghiệm vẫn là một phương pháp thuận lợi giúp cho việc vận dụng toán học vào việc đánh giá một hiện tượng giáo dục phức tạp, là một quá trình thu nhận kiến thức kỹ năng. Trắc nghiệm sẽ ngày càng được quan tâm nhiều hơn trong sự phát triển của chương trình hóa việc giảng dạy và trong quá trình hoàn thiện các phương pháp và hình thức kiểm tra kiến thức của học sinh - sinh viên. 1.9. Vai trò của trắc nghiệm trong dạy học [10; 13] - Trắc nghiệm là một phương pháp để đánh giá, xếp loại học sinh – sinh viên qua đó xem xét quá trình dạy học của thầy cô giáo đạt yêu cầu đến mức độ nào. - Sử dụng phương pháp trắc nghiệm giúp học sinh – sinh viên: + Kiểm tra được kiến thức trên diện rộng trong khoảng thời gian ngắn. + Cung cấp cho học sinh kiến thức mới và củng cố kiến thức cơ bản qua bài kiểm tra. 1.10. Khả năng áp dụng của bài trắc nghiệm khách quan Phương pháp trắc nghiệm khách quan và tự luận đều có những ưu điểm và nhược điểm của riêng nó.Vì vậy chúng ta cần biết kết hợp khéo léo trong giảng dạy nhằm đạt kết quả cao nhất. Ngày nay cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật thì phương pháp trắc nghiệm khách quan ngày càng chiếm được vị trí quan trọng trong quá trình dạy học ở nhà trường nói riêng và đời sống xã hội nói chung. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29 CHƢƠNG 2: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN 2.1. CÂU HỎI NHIỀU LỰA CHỌN Khoanh tròn một trong các chữ cái A, B, C, D là đáp án đúng hoặc đúng nhất 2.1.1. CÂN BẰNG AXIT – BAZƠ [3; 4; 6; 7; 9; 12] 2.1.1.1. Các axit – bazơ Câu 1. Theo quan điểm về axit – bazơ của Arrhenius, axit là: A. Những chất trong dung dịch nước phân li thành anion OH- B. Những chất trong dung dịch nước phân li thành cation H+ C. Những chất có khả năng nhường proton D. Những chất có khả năng thu proton Câu 2. Theo quan điểm về axit – bazơ của Bronsted – Laury, bazơ là: A. Những chất trong dung dịch nước phân li thành anion OH- B. Những chất trong dung dịch nước phân li thành cation H+ C. Những chất có khả năng nhường proton D. Những chất có khả năng thu proton Câu 3. Chọn phát biểu đúng: A. Dung dịch muối AlCl3 có pH < 7 B. Dung dịch muối Na2C2O4 có pH  7 C. Dung dịch muối NaAlO2 có pH < 7 D. Dung dịch muối NaHCO3 có pH < 7 Câu 4. Dãy chất hay ion có tính axit là: A. HSO4 - , NH4 + , CO3 2- B. NH4 + , HCO3 - , CH3COO - C. ZnO2 2- , HSO4 - , NH4 + D. HSO4 - , NH4 + . Câu 5. Dãy chất hay ion có tính bazơ là: A. CO3 2- , CH3COO - , C2O4 2- B. NH4 + , HCO3 - , Cl - C. NH4 + , Na + , ZnO2 2- D. CO3 2- , Na + , NH4 + Câu 6. Dãy chất và ion nào là những chất lưỡng tính? A. Zn(OH)2, Al(OH)3, HSO4 - B. ZnO, Al2O3, HSO4 - , HCO3 - C. Zn(OH)2, Al(OH)3, HPO3 2- D. Zn(OH)2, Al(OH)3, H2O, HCO3 - Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30 Câu 7. Dãy chất và ion nào là chất trung tính? A. Cl - , NH4 + , Na + , H2O B. ZnO, H2O, Cl - , SO4 2- C. Cl - , Na + , NO3 - D. Cl - , NH4 + , H2O Câu 8. Dãy chất và ion nào là những chất lưỡng tính? A. H2O, C2H5OH, NH4Cl, Sn(OH)2 B. C2H5OH, Pb(OH)2, Ca(OH)2, H2O C. H2O, Cr(OH)3, Pb(OH)2, Sn(OH)2 D. C2H5OH, CH3COOH, Pb(OH)2, Sn(OH)2 Câu 9. So sánh pH của các dung dịch sau: a. NH4HSO4 0,1M c. (NH4)2S 0,05M b. NH4Cl 0,1M d. (NH4)2Cr2O7 0,05M Chọn đáp án đúng: A. pHa > pHb > pHc > pHd B. pHc > pHb > pHd > pHa C. pHc > pHb > pHa > pHd D. pHd > pHb > pHa > pHc Câu 10. Cho các axit sau đây: H2C2O4, CH3COOH, NH4 + , C5H5NH +. Các bazơ liên hợp tương ứng là: A. C2O4 2- , CH3COO - , NH3, C6H5NH2 B. HC2O4 - , CH3COO - , NH3, C6H5NH2 C. HC2O4 - , CH3COO - , NH3, C5H5N D. C2O4 2- , CH3COO - , NH3, C5H5N Câu 11. Cho a mol Cl2 hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch chứa 2a mol NaOH, pH của dung dịch thu được là: A. 7 B. 0 C. 7 Câu 12. Cho 100 ml dung dịch KOH 0,1M vào 100 ml dung dịch H2SO4 có pH = 1. Dung dịch thu được sau phản ứng là: A. Dư axit B. Dư bazơ C. Trung tính D. Không xác định được Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31 Câu 13. Cho a mol NO2 hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch chứa a mol NaOH, pH của dung dịch thu được là: A. 7 B. 0 C. 7 Câu 14. Trộn 10,00 ml dung dịch CH3COOH nồng độ C mol/l với 10,00 ml dung dịch NaOH C mol/l. Cho biết pH gần đúng của dung dịch này là bao nhiêu? A. 7 B. 0 C. > 7 D. < 7 Câu 15. Trộn 10,00 ml dung dịch NH3 0,50 M với 5,00 ml dung dịch H2SO4 1,00 M. Hãy cho biết pH gần đúng của dung dịch này là bao nhiêu? A. > 7 B. 7 C. < 7 D. 0 Câu 16. Xác định thành phần giới hạn của hệ thu được khi trộn H2SO4 C1 mol/l với Na3PO4 C2 mol/l trong điều kiện C1 = 2C2¸ biết pKa của H3PO4 là 2,15; 7,21; 12,32 và pKa của HSO4 - là 2,00. A. HPO4 2- (C2 mol/l) và SO4 2- (C1 mol/l) B. H2PO4 - (C1 mol/l) và HSO4 - (C2 mol/l) C. H2PO4 - (C2 mol/l) và HSO4 - (C1 mol/l) D. H2PO4 - (C2 mol/l) và SO4 2- (C1 mol/l) Câu 17. Xác định thành phần giới hạn của hệ thu được khi trộn H2SO4 C1 mol/l với Na3PO4 C2 mol/l trong điều kiện 2C1 = C2, biết pKa của H3PO4 là 2,15; 7,21; 12,32 và pKa của HSO4 - là 2,00. A. SO4 2- (C1 mol/l) và H2PO4 - (C2 mol/l) B. SO4 2- (C1 mol/l) và HPO4 2- (C2 mol/l) C. H2PO4 - (C1 mol/l) và HSO4 - (C2 mol/l) D. H2PO4 - (C2 mol/l) và HSO4 - (C1 mol/l) Câu 18. Trộn 15,00 ml dung dịch H2SO4 0,0100 mol/l với 25,00 ml dung dịch NaOH 0,00400 mol/l. Cho biết thành phần giới hạn của hỗn hợp thu được, biết pKa của HSO4 - là 2,00. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32 A. H + (1,25.10 -3 M), Na + (1,25.10 -3 M), HSO4 - (3,75.10 -3 M) B. H + (1,25.10 -3 M), Na + (2,50.10 -3 M), HSO4 - (3,75.10 -3 M) C. H + (2,50.10 -3 M), Na + (1,25.10 -3 M), HSO4 - (3,25.10 -3 M) D. H + (2,50.10 -3 M), Na + (2,50.10 -3 M), HSO4 - (3,75.10 -3 M) Câu 19. Xác định thành phần giới hạn của hệ gồm NH4Cl, NaOH và CH3COOH cùng nồng độ 0,10M, biết pKa của NH4 + là 9,24 và của CH3COOH là 4,76. A. CH3COOH 0,10 M; NH3 0,10 M. B. CH3COOH 0,10 M; NH4 + 0,10 M. C. CH3COO - 0,10 M; NH4 + 0,10 M. D. CH3COO - 0,10 M; NH3 0,10 M. Câu 20. Trộn 20,00 ml dung dịch gồm H2SO4 0,15M và NH4Cl 0,30 M với 10,00 ml dung dịch NaOH 0,60 M. Hãy xác định thành phần giới hạn của hệ, biết pKa của NH4 + là 9,24 và của HSO4 - là 2,00. A. NH4 + 0,10 M ; SO4 2- 0,10 M B. NH4 + 0,20 M ; SO4 2- 0,20 M C. NH4 + 0,20 M ; SO4 2- 0,10 M D. NH4 + 0,10 M ; SO4 2- 0,20 M Câu 21. Cho dung dịch chứa m gam NaOH vào dung dịch chứa m gam HCl. Dung dịch sau phản ứng có môi trường: A. Axit B. Trung tính C. Không xác định được D. Lưỡng tính Câu 22. Cho các chất dưới đây: 1. NH4NO3 2. NaCl 3. Al(NO3)3 4. K2S 5. CH3COONH4 Chọn câu phát biểu đúng A. 1, 2, 3 có pH > 7 B. 2, 4 có pH = 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 33 C. 4, 5 có pH = 7 D. 1, 3 có pH < 7 Câu 23. Hãy xác định thành phần giới hạn của hệ thu được khi trộn 15,00 ml dung dịch NaF 2,0.10-3M với 45,00 ml dung dịch HCl 1,0.10-2M, biết pKa của HF là 3,17. A. HCl 5,0.10 -3 M; HF 7,0.10 -3 M B. HCl 7,0.10 -3 M; HF 5,0.10 -4 M C. HCl 5,0.10 -4 M; HF 7,0.10 -3 M D. HCl 7,0.10 -4 M; HF 7,0.10 -4 M Câu 24. So sánh pH của các dung dịch sau có cùng nồng độ: a. CH3COOH (pKa = 4,76) b. HCOOH (pKa = 3,75) c. NH4HSO4 (pKa: NH4 + 9,24 và HSO4 - 1,99) Chọn đáp án đúng: A. pH (a) < pH (b) < pH (c) B. pH (c) < pH (a) < pH (b) C. pH (c) < pH (b) < pH (a) D. pH (b) < pH (a) < pH (c) Câu 25. So sánh nồng độ của các dung dịch có cùng pH: NH4HSO4, KHSO4 và HCOOH, biết pKa của NH4 + là 9,24, của HSO4 - là 2,00 và của HCOOH là 3,75. A. C (NH4HSO4)  C (KHSO4) < C (HCOOH) B. C (NH4HSO4) < C (KHSO4) < C (HCOOH) C. C (NH4HSO4) < C (HCOOH) < C (KHSO4) D. C (HCOOH) < C (NH4HSO4) < C (KHSO4) Câu 26. So sánh nồng độ của các dung dịch có cùng pH: Ca(OH)2; NH3; NaOH; biết pKa của NH4 + là 9,24. A. C (NH3) < C (NaOH) < C (Ca(OH)2) B. C (Ca(OH)2 < C (NaOH) < C (NH3) C. C (NaOH) < C (Ca(OH)2 < C (NH3) D. C (NH3) < C (Ca(OH)2) < C (NaOH) 2.1.1.2. Định luật bảo toàn proton (Điều kiện proton) Câu 27.Viết biểu thức điều kiện proton đối với dung dịch CH3COONa C1 mol/l và NaOH C2 mol/l. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34 A. [H + ] = [OH - ] + C2 – [CH3COOH] B. [H + ] = [OH - ] - C2 – [CH3COOH] C. [H + ] = [OH - ] - C2 + [CH3COOH] D. [H + ] = C2 - [OH - ] - [CH3COOH] Câu 28. Viết biểu thức điều kiện proton đối với dung dịch CH3COOH C1 mol/l và CH3COONa C2 mol/l. A. [H + ] = [OH - ] + [CH3COOH] - C2 B. [H + ] = [OH - ] - [CH3COOH] + C1 C. [H + ] = [OH - ] - [CH3COO - ] - C1 D. [H + ] = [OH - ] + [CH3COO - ] - C2 Câu 29. Trộn 15,00 ml dung dịch H2SO4 0,20 M với 25,00 ml dung dịch NaOH 0,04M. Hãy viết biểu thức điều kiện proton của hỗn hợp thu được sau khi trộn. A. [H + ] = [OH - ] + [SO4 2- ] – 0,05 B. [H+] = [OH-] + [SO4 2- ] + 0,05 C. [H + ] = [OH - ] - [SO4 2- ] + 0,0125 D. [H + ] = [OH - ] + [SO4 2- ] Câu 30. Biểu thức điều kiện proton (với các mức không khác nhau) đối với dung dịch NH3 0,10M và NH4Cl 0,20M là: A. [H + ] = [OH - ] – [NH4 + ] + 0,20 B. [H + ] = [OH - ] – [NH4 + ] - 0,20 C. [H + ] = [OH - ] + [NH3] - 0,10 D. Cả A và C đều đúng Câu 31. Hãy viết biểu thức điều kiện proton cho hệ gồm H2O, HA, HCl, Na2B. A. [H + ] = [OH - ] + [A - ] + CHCl – [HB] – [H2B] B. [H + ] = [OH - ] + [A - ] + CHCl – [HB] + [H2B] C. [H + ] = [OH - ] + [A - ] + CHCl – [HB] – 2[H2B] D. [H + ] = [OH - ] + [A - ] + CHCl + [HB] + 2[H2B] Câu 32. Trộn 15,00ml NaOH 0,1000 M với 60,00 ml H3PO4 0,0250 M. Viết biểu thức điều kiện proton đối với dung dịch thu được. A. [H + ] = [OH - ] + [H2PO4 - ] + [HPO4 - ] + [PO4 3- ] – 0,02 B. [H + ] = [OH - ] + [PO4 3- ] - [H2PO4 - ] – 2[H3PO4] + 0,02 C. [H + ] = [OH - ] + [HPO4 2- ] + 2[PO4 3- ] - [H3PO4] D. [H + ] = [OH - ] - [HPO4 2- ] - 2 [H2PO4 - ] -3[PO4 3- ] + 0,02 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 35 Câu 33. Viết biểu thức điều kiện proton đối với dung dịch natrihiđro malonat NaHA 0,010M. A. [H + ] = [OH - ] + [A 2- ] – [H2A] B. [H + ] = [OH - ] + [HA - ] + 2[A 2- ] C. [H + ] = [OH - ] - [HA - ] - 2[H2A] D. [H + ] = [OH - ] – [A2-] + [H2A] Câu 34. Viết biểu thức điều kiện proton cho dung dịch Al(CH3COO)3 0,020M, cho biết hằng số tạo phức hiđroxo của Al3+ là: lg*  1 = - 4,3; lg*  22 = - 14,56; lg*  4 = - 24,25. A. [H + ] = [OH - ] + [AlOH 2+ ] + 2[Al2(OH)2 4+ ] + 4[Al(OH)4 - ] – [CH3COOH] B. [H + ] = [OH - ] + [AlOH 2+ ] + 4[Al2(OH)2 4+ ] + 2[Al(OH)4 - ] – [CH3COOH] C. [H + ] = [OH - ] + [AlOH 2+ ] + 2[Al2(OH)2 4+ ] + 2[Al(OH)4 - ] + [CH3COOH] D. [H + ] = [OH - ] + [AlOH 2+ ] + 4[Al2(OH)2 4+ ] + 4[Al(OH)4 - ] – [CH3COOH] Câu 35. Viết biểu thức điều kiện proton cho dung dịch Pb(CH2ClCOO)2 5,00.10 -2 M, biết hằng số cân bằng tạo phức phức hiđroxo của Pb2+ là: lg*  1 = - 7,8; lg*  2 = - 17,2; lg*  3 = - 28 (bỏ qua sự tạo phức hiđroxo đa nhân của Pb 2+ ). A. [H + ] = [OH - ] + [PbOH + ] + 2[Pb(OH)2] + 3[Pb(OH)3] - + [CH2ClCOO - ] B. [H + ] = [OH - ] + [PbOH + ] + 2[Pb(OH)2] + 3[Pb(OH)3] - - [CH2ClCOOH] C. [H + ] = [OH - ] + [PbOH + ] + [Pb(OH)2] + [Pb(OH)3] - – [CH2ClCOOH] D. [H + ] = [OH - ] + [PbOH + ] + 2[Pb(OH)2] + 3[Pb(OH)3] - Câu 36. Viết biểu thức điều kiện proton cho dung dịch H2S 0,10M và NH3 0,15M, với mức không là thành phần ban đầu. A. [H + ] = [OH - ] + [HS - ] + 2[S 2- ] – [NH4 + ] B. [H + ] = [OH - ] + [HS - ] + 2[S 2- ] – [NH4 + ] C. [H + ] = [OH - ] + [NH3] – ([HS - ] – 0,05) – 2[H2S] D. [H + ] = [OH - ] + [NH3] – [HS - ] – 2[H2S] Câu 37. Viết biểu thức điều kiện proton cho dung dịch H2S 0,10M và NH3 0,15M, với mức không là thành phần giới hạn, cho pKa của H2S là 7,02; 12,09 và của NH4 + là 9,24. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 36 A. [H + ] = [OH - ] – [NH4 + ] + [S 2- ] - [H2S] – 0,1 B. [H + ] = [OH - ] – [NH4 + ] - [S 2- ] + [H2S] + 0,1 C. [H + ] = [OH - ] + [NH3] + [S 2- ] – [H2S] – 0,05 D. [H + ] = [OH - ] + [NH3] - [S 2- ] + [H2S] + 0,05 2.1.1.3. Đơn axit mạnh – bazơ mạnh Câu 38. Trộn 200 ml dung dịch HCl có pH = 2,0 với 300 ml HNO3 có pH = 3,0. Tính pH của dung dịch thu được. A. 1,33 B. 2,33 C. 3,23 D. 3,33 Câu 39. Nhỏ một giọt HCl 3,4.10-3M vào 300,00 ml nước. Tính pH của dung dịch, biết thể tích của một giọt axit là 0,03 ml. A. 4,43 B. 5,43 C. 6,43 D. 6,34 Câu 40. Trộn 15,00 ml dung dịch HCl có pH = 3,00 với 25,00 ml dung dịch NaOH có pH = 10,00. Hỏi dung dịch thu được có pH bằng bao nhiêu? A. 2,15 B. 2,51 C. 3,15 D. 3,51 Câu 41. Tính nồng độ % của dung dịch NaOH (d = 1,12 g/ml) để khi trộn 20,00 ml dung dịch này với 180,00 ml dung dịch HNO3 có pH = 2,0 sẽ thu được dung dịch có pH = 13,5. A. 10,6% B. 11,6% C. 12,6% D. 13,6% Câu 42. Tính số gam NaOH phải cho vào 500 ml dung dịch HNO3 1,60.10 -4 M để thu được dung dịch có pH = 7,50 (coi thể tích không thay đổi trong quá trình hoà tan). A. 0,023 gam B. 0,032 gam C. 0,033 gam D. 0,042 gam Câu 43. Thêm 1 giọt NaOH (V = 0,03 ml) 0,0010 M vào 100ml dung dịch NaCl 0,10M. Tính pH của dung dịch thu được. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 37 A. 6,52 B. 6,72 C. 7,52 D. 7,62 Câu 44. Thêm 1ml dung dịch HCl C mol/l vào 999 ml NaNO3 thì thu được dung dịch có pH = 6,70. Tính C. A. 1,39.10 -4 M B. 1,59.10 -4 M C. 1,49.10 -4 M D. 1,69.10 -4 M Câu 45. Tính số gam KOH cần hoà tan trong 5,00 lit nước sao cho pH của dung dịch thu được bằng 11,50 (coi thể tích không thay đổi trong quá trình hoà tan). A. 0,558 gam B. 0,588 gam C. 0,858 gam D. 0,885 gam Câu 46. Tính số ml dung dịch HNO3 1,0.10 -2 M phải cho vào 20,00 ml NaOH 1,0.10 -3 để pH của hỗn hợp thu được bằng 5,00. A. 1,02 ml B. 1,20 ml C. 2,02 ml D. 2,20 ml Câu 47. Thêm 30,00 ml dung dịch NaOH 0,20 M vào 20,00 ml dung dịch HNO3 5,0.10 -2 M và HClO4 3,0.10 -1M. Tính pH của hỗn hợp thu được. A. 1,05 B. 1,07 C. 1,50 D. 1,70 Câu 48. Tính pH của dung dịch thu được sau khi hoà tan 0,60 gam NaOH trong 1,5 lit nước (bỏ qua sự thay đổi thể tích khi hoà tan). A. 10,00 B. 11,00 C. 12,00 D. 13,00 Câu 49. Tính số ml HClO4 10% (d = 1,1 g/ml) phải thêm vào 1 lit nước để pH = 3,00. A.  0,11 ml B.  0,21 ml C.  0,81 ml D.  0, 91 ml Câu 50. Tính pH của dung dịch thu được khi thêm 50,05 ml HCl 0,0010M vào 50,00 ml dung dịch NaOH 0,0010M. A. 5,28 B. 5,82 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 38 C. 6,28 D. 6,82 Câu 51. Tính pH của hỗn hợp thu được khi trộn 1ml HClO4 0,1001 M với 1ml KOH 0,1000 M rồi pha loãng thành 1 lit. A. 5,69 B. 5,96 C. 6,69 D. 6,79 Câu 52. Tính số ml NaOH 1,00.10-3M phải cho vào 1 lit nước để pH của dung dịch bằng 7,46. A. 0,25 ml B. 0,52 ml C. 0,15 ml D. 0,45 ml Câu 53. Nhỏ một giọt (V = 0,03 ml) HCl 0,0010 M vào 30,00 ml dung dịch KOH có pH = 7,50. Hỏi dung dịch thu được có pH bằng bao nhiêu? A. 6,11 B. 6,14 C. 6,44 D. 6,40 Câu 54. Hoà tan 1,7612 gam NaOH vào 25 ml dung dịch HClO4 16% thu được hỗn hợp có pH = 12,00. Tính khối lượng riêng của dung dịch HClO4. A. 0,99 g/ml B. 1,01 g/ml C. 1,10 g/ml D. 1,21 g/ml Câu 55. Nhỏ một giọt (V = 0,030 ml) NaOH 0,0020M vào 30,00 ml nước. Tính pH của dung dịch thu được. A. 8,10 B. 8,20 C. 8,30 D. 8,40 Câu 56. Hoà tan 0,112 gam NaOH vào V ml H2O thu được dung dịch có pH = 11,34. Tính V (bỏ qua sự thay đổi thể tích trong quá trình hoà tan). A.  1180 ml B.  1270 ml C.  1280 ml D.  1380 ml Câu 57. Trộn 10 ml dung dịch HNO3 1,0.10 -2M với V ml dung dịch NaOH 2,0.10-2 M . Tính V sao cho pH của hỗn hợp thu được là 10,15. A. 4,11 ml B. 4,21 ml C. 5,11 ml D. 5,21 ml Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 39 Câu 58. Tính số gam NaOH phải cho vào 500 ml dung dịch HNO3 0,0010 M để dung dịch thu được có pH = 7,50 (coi thể tích không đổi). A. 0,002 gam B. 0,012 gam C. 0,020 gam D. 0,022 gam Câu 59. Tính số ml dung dịch H2SO4 0,010 M phải cho vào 100 ml dung dịch NaOH có pH = 13,20 sao cho pH của hỗn hợp thu được bằng 11,40. A. 372 ml B. 693 ml C. 1039 ml D. 1386 ml 2.1.1.4. Đơn axit yếu – đơn bazơ yếu Câu 60. Tính độ điện li  của dung dịch axit HA 0,010 M biết pKa(HA) = 3,75. A. 10,48% B. 11,48% C. 12,48% D. 13,48% Câu 61. Tính độ điện li của dung dịch axit HA 0,010M biết pKa(HA) = 4,76. A. 4, 08% B. 4,48% C. 4,88% D. 4,28% Câu 62. Tính độ điện li  của dung dịch axit HA 0,010 M (pKa = 3,75) khi có mặt HCl 0,0010 M. A. 6,68% B. 6,89% C. 8,69% D. 8,96% Câu 63. Độ điện li của 3 dung dịch CH3COOH 0,1M; CH3COOH 0,001M và HCl được sắp xếp tăng dần theo dãy sau đây: A. CH3COOH 0,1M < CH3COOH 0,001M < HCl B. CH3COOH 0,001M < CH3COOH 0,1M < HCl C. HCl < CH3COOH 0,001M < CH3COOH 0,1M D. CH3COOH 0,001M < HCl < CH3COOH 0,1M Câu 64. Tính pH trong dung dịch axit axetic 0,010 M, cho biết pKa = 4,76. A. 3,33 B. 3,39 C. 3,93 D. 3,89 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 40 Câu 65. Trộn 20,00 ml dung dịch NH3 1,5.10 -3 M với 40,00 ml dung dịch HCl 7,5.10 -4 M. pH của dung dịch thu được nằm trong khoảng nào, biết pKa(NH4 + ) = 9,24? A. 6,01  6,10 B. 6,11  6,20 C. 6,21  6,30 D. 6,31  6,40 Câu 66. Tính pH của dung dịch hiđroxylamin NH2OH có nồng độ 1,0.10 -3M, biết pKb = 8,02. A. 7,39 B. 7,93 C. 8,49 D. 8,94 Câu 67. pH của dung dịch hiđroxylamin NH2OH 1,0.10 -5 M nằm trong khoảng nào, biết pKb = 8,02? A. 7,40  7,49 B. 7,50  7,59 C. 7,60  7,69 D. 7,70  7,79 Câu 68. Tính số gam NH4Cl cần lấy để khi hoà tan vào 250 ml nước thì pH của dung dịch thu được bằng 5,00 (coi thể tích không thay đổi trong quá trình hoà tan), biết pKa của NH4 + bằng 9,24. A. 2,12 gam B. 2,22 gam C. 2,32 gam D. 2,23 gam Câu 69. Tính số gam benzoat natri cần lấy để hoà tan vào 1lít nước để pH của dung dịch thu được bằng 7,50, biết pKa của axit benzoic bằng 4,20. A. 0,0618 gam B. 0,0818 gam C. 0,0881 gam D. 0,0681 gam Câu 70. Tính độ điện li  của CH3COOH trong dung dịch CH3COOH 0,100M khi có mặt NaOH 0,005 M, biết pKa của CH3COOH bằng 4,76. A. 4,13% B. 4,31% C. 5,13% D. 5,31% Câu 71. Tính độ điện li  của ion NH4 + trong dung dịch NH4NO3 0,10M, biết pKa của NH4 + bằng 9,24. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41 A. 7,59.10 -5 B. 7,95.10 -5 C. 7,69. 10 -5 D. 7,96. 10 -5 Câu 72. Tính độ điện li  của dung dịch axit HA có pH = 3,00 biết pKa = 5,00. A. 1,00. 10 -3 B. 1,01. 10 -3 C. 9,09. 10 -3 D. 9,9. 10 -3 Câu 73. Tính độ điện li  của dung dịch axit HA có nồng độ 0,0202M biết pKa = 5,00. A. 2,02 % B. 2,12% C. 2,20% D. 2,22% Câu 74. pH của dung dịch Na2SO4 0,060M nằm trong khoảng nào, biết pKa = 1,99. A. 7,30  7,39 B. 7,40  7,49 C. 7,50  7,59 D. 7,60  7,69 Câu 75. Tính nồng độ cân bằng của ClO2 - trong dung dịch HClO2 0,010M, biết pKa = 1,97. A. [ClO2 - ] = 6,3.10 -2 M B. [ClO2 - ] = 3,6.10 -2 M C. [ClO2 - ] = 6,3.10 -3 M D. [ClO2 - ] = 3,6.10 -3 M Câu 76. Tính độ điện li của dung dịch axit fomic 0,010 M, biết pKa = 3,75. A.  = 12,48 % B.  = 11,48% C.  = 11,88% D.  = 12,88% Câu 77. Tính độ điện li của dung dịch CH3COOH có pH = 2,90; biết pKa = 4,76. A. 1,06 % B. 1,36 % C. 1,60 % D. 1,63 % Câu 78. Tính phân số nồng độ  của CH3COOH và CH3COO - trong dung dịch CH3COOH 0,010 M ở pH = 4,00 biết pKa của CH3COOH bằng 4,76. A.  (CH3COOH) = 8,52%;  (CH3COO - ) = 91,48% B.  (CH3COOH) = 85,2%;  (CH3COO - ) = 14,8% C.  (CH3COOH) = 14,8%;  (CH3COO - ) = 85,2% D.  (CH3COOH) = 91,48%;  (CH3COO - ) = 8,52% Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42 Câu 79. Tính phân số nồng độ  của NH3 và NH4 + trong dung dịch NH3 0,10 M ở pH = 11,00, biết pKa của NH4 + bằng 9,24. A.  (NH3) = 9,829%;  (NH4 + ) = 90,171% B.  (NH3) = 1,71 %;  (NH4 + ) = 98,29 % C.  (NH3) = 82,90%;  (NH4 + ) = 17,10 % D.  (NH3) = 98,29%;  (NH4 + ) = 1,71% Câu 80. Tính phân số nồng độ của HSO4 - và SO4 2- trong dung dịch H2SO4 0,010 M, biết pKa của HSO4 - bằng 2,00. A.  (HSO4 - ) = 0,042;  (SO4 2- ) = 0,558 B.  (HSO4 - ) = 0,42;  (SO4 2- ) = 0,58 C.  (HSO4 - ) = 0,542;  (SO4 2- ) = 0,458 D.  (HSO4 - ) = 0,58;  (SO4 2- ) = 0,42 Câu 81. Tính độ điện li của HSO4 - trong dung dịch NaHSO4 0,10 M khi có mặt NaOH 0,05M, biết pKa = 2. A. 47,52 % B. 45,72 % C. 57,42 % D. 57,24 % Câu 82. Tính pH của dung dịch HCOONa 1,00. 10-2 M, biết pKa = 3,75. A. pH = 7,78 B. pH = 7,68 C. pH = 7,08 D. pH = 7,88 Câu 83. Pha loãng 10,00 ml dung dịch piriđin 1,00.10-2 M thành 1 lit. Sau khi pha loãng, pH của dung dịch nằm trong khoảng nào, biết pKa của C5H5NH + bằng 5,229? A. pHs = 6,70  6,79 B. pHs = 7,30  7,39 C. pHs = 7,60  7,69 D. pHs = 6,30  6,39 Câu 84. Tính số gam KCN phải lấy để khi hoà tan trong 100 ml nước thì thu được dung dịch có pH = 11,00 (bỏ qua sự thay đổi thể tích trong quá trình hoà tan), biết pKa của HCN bằng 9,35. A. 0,2968 gam B. 0,2698 gam C. 0,2868 gam D. 0,2668 gam Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43 Câu 85. Tính pH của dung dịch HCN 1,00. 10-4M, biết pKa = 9,35. A. 6,36 B. 6,43 C. 6,34 D. 6,63 Câu 86. Tính pH của dung dịch NH3 0,010 M, biết pKb = 4,76. A. 10,36 B. 11,36 C. 10,62 D. 11,62 Câu 87. Trộn 20,00 ml dung dịch CH3COONa 0,15M với 10,00 ml dung dịch HCl 0,30 M. Tính pH của hỗn hợp thu được biết pKa = 4,76. A. 2,68 B. 2,86 C. 2,88 D. 2,98 Câu 88. Biết pH của dung dịch NH2OH 0,0010 M là 8,49. Tính hằng số phân li của axit liên hợp. A. 10 -5,86 B. 10 -5,98 C. 10 -6,86 D. 10 -5,98 Câu 89. Biết pH của dung dịch C5H5N 1,00.10 -5 M là 7,20. Tính hằng số phân li của axit liên hợp. A. 10 -5,08 B. 10 -5,18 C. 10 -5,88 D. 10 -5,98 Câu 90. Tính nồng độ của dung dịch piriđin C5H5N biết rằng pH của dung dịch này là 8,67 và pKb của piriđin bằng 8,771. A.  0,014M B.  0,013 M C.  0,024M D.  0,022 M Câu 91. Thêm 1,00 ml dung dịch CH3COONa 0,0020 M vào 99,00 ml dung dịch NaCl. pH của hỗn hợp thu được nằm trong khoảng nào, biết pKa của CH3COOH bằng 4,76? A. 6,10  6,19 B. 6,70  6,79 C. 7,10  7,19 D. 7,60  7,69 Câu 92. Tính pH của dung dịch axit benzoic C6H5COOH 0,0010 M, pKa = 4,20. A. 3,56 B. 3,65 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44 C. 5,36 D. 6,35 Câu 93. Tính pH của dung dịch đimetyl amin (CH3)2NH 0,020 M,biết pKb = 3,13. A. 10,45 B. 10,54 C. 11,45 D. 11,54 Câu 94. Tính nồng độ H2SO4 sao cho pH của dung dịch bằng 2,00 và pKa (HSO4 - ) = 2,00. A. 3,33. 10 -3 M B. 6,67. 10 -3 M C. 1,67. 10 -3 M D. 8,35. 10 -3 M 2.1.1.5. Hỗn hợp các đơn axit và đơn bazơ Câu 95. Tính pH của hỗn hợp gồm HCl 2,00. 10-4 M và NH4Cl 1,00. 10 -2 M, biết pKa (NH4 + ) = 9,24. A. 3,06 B. 3,07 C. 3,60 D. 3,70 Câu 96. Tính pH của hỗn hợp gồm NH4Cl 2,50.10 -2 M và NaOH 2,51.10 -2 M , pKa (NH4 + ) = 9,24. A. 10,58 B. 10,85 C. 11,58 D. 11,85 Câu 97. pH của hỗn hợp gồm HCOOK 2,45.10-5M và KOH 7,00.10-7M nằm trong khoảng nào, biết pKa (HCOOH) = 3,75? A. 8,51  8,59 B. 7,51  7,59 C. 7,81  7,89 D. 8,71  8,79 Câu 98. Cho hỗn hợp gồm NH3 1,00.10 -3 M và H2SO4 1,00.10 -3 M, biết pKa(HSO4 - ) = 2,00 và pKa (NH4 + ) = 9,24. pH của hỗn hợp nằm trong khoảng nào? A. 3,00  3,10 B. 3,40  3,50 C. 3,30  3,38 D. 4,00  4,10 Câu 99. pH của dung dịch gồm HCN 1,00.10-4 M và CH3NH3 + 2,00.10 -3 M nằm trong khoảng nào, biết pKa của HCN và CH3NH3 + là: 9,35; 0,60? A. 6,05  6,10 B. 6,35  6,40 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45 C. 6,45  6,50 D. 6,90  6,95 Câu 100. Cho hỗn hợp gồm trimetyl amin (CH3)3N 1,00.10 -3M và hiđroxylamin NH2OH 1,00.10 -3 M. pH của hỗn hợp nằm trong khoảng nào, biết pKb của (CH3)3N và NH2OH là: 4,13; 8,02? A. 10,00  10,10 B. 10,30  10,39 C. 10,80  10,90 D. 13,00  13,10 Câu 101. Tính khoảng pH của hỗn hợp gồm CH3COONa 0,010M và HCOONa 0,100M, biết pKa của CH3COOH và HCOOH là 4,76; 3,75. A. 8,20  8,30 B. 8,40  8,50 C. 8,51  8,60 D. 8,31  8,39 Câu 102. Tính pH của hỗn hợp gồm CH3COOH 6,00.10 -3 M và NaOH 2,00.10 -3 M, biết pKa của CH3COOH là 4,76. A. 4,07 B. 4,47 C. 4,74 D. 4,77 Câu 103. Tính pH của dung dịch gồm HCl 0,00800M và CH3COOH 0,0900M, biết pKa của CH3COOH là 4,76. A. 2,09 B. 2,11 C. 2,21 D. 2,90 Câu 104. Tính pH của dung dịch HClO4 1,00.10 -2 M và NH4Cl 2,50.10 -2 M, pKa(NH4 + ) = 4,76. A. 2,00 B. 2,12 C. 2,21 D. 2,42 Câu 105. Dung dịch HBr C mol/l và HCOOH 5,00.10-2 mol/l có pH = 1,30. Tính nồng độ C của HBr, biết pKa(HCOOH) = 3,75. A. 0,0449M B. 0,0499M C. 0,0944M D. 0,0949M Câu 106. Tính pH của dung dịch H2SO4 0,010M, biết pKa (HSO4 - ) = 2,00. A. 1,58 B. 1,85 C. 2,00 D. 2,85 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46 Câu 107. pH của dung dịch gồm KOH 0,0040M và propionat natri NaA 0,0050 M nằm trong khoảng nào, biết pKa của CH3CH2COOH là 4,873? A. 10,00  10,20 B. 10,50  10,70 C. 11,00  11,20 D. 11,50  11,70 Câu 108. pH của hỗn hợp gồm NaOH 6,00.10-7M và CH3COONa 4,99.10 -4 M nằm trong khoảng nào, biết pKa của CH3COOH là 4,76? A. 6,75  6,85 B. 6,90  6,99 C. 7,90  7,99 D. 7,65  7,75 Câu 109. Tính pH trong dung dịch gồm NaCN 1,0.10-3 M và NaOH 5,0.10-3M, pKb của CN- bằng 4,65. A. 10,07 B. 10,70 C. 11,07 D. 11,70 Câu 110. pH của hỗn hợp gồm axit axetic HAx 1,00.10-3M, axit propionic HA 4,00.10 -2 M và axit hypobromo HBrO 2,0.10 -2 M nằm trong khoảng nào, biết pKa lần lượt là: 4,76; 4,87 và 8,6? A. 3,10  3,30 B. 2,10  2,30 C. 3,31  3,50 D. 2,31  2,50 Câu 111. pH của hỗn hợp gồm benzoat natri 2,00.10-4M, anilin 5,00.10-3M và axetat natri 1,00.10 -3 M nằm trong khoảng nào, biết pKb lần lượt là: 9,80; 9,39 và 9,24? A. 9,30  9,45 B. 8,30  8,45 C. 9,15  9,29 D. 8,15  8,29 Câu 112. Tính khối lượng NaOH phải cho vào 500 ml dung dịch HCOONa 0,010 M để pH của dung dịch thu được là 11,50 (bỏ qua sự thay đổi thể tích trong quá trình hoà tan), biết pKa(HCOOH) = 3,75. A. 0,0263 gam B. 0,0362 gam C. 0,0623 gam D. 0,0632 gam Câu 113. Tính nồng độ HCl phải có trong dung dịch CH3COOH 1,00 M (pKa = 4,76) sao cho độ điện li của CH3COOH bằng 0,208%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 A. 6,36.10 -3 M B. 6,63.10 -3 M C. 6,62.10 -3 M D. 6,26.10 -3 M Câu 114. Tính nồng độ piriđin (pKb = 8,771) phải có trong dung dịch axetat natri 4,00.10 -2 M (pKb = 9,24) để pH của dung dịch thu được bằng 8,82. A. 1,22.10 -2 M B. 1,20.10 -2 M C. 2,20.10 -2 M D. 2,22.10 -2 M Câu 115. Trộn 3,00 ml dung dịch HCOOH 0,030 M (pKa = 3,75) với V ml dung dịch CH3COOH 0,15M (pKa = 4,76) thu được dung dịch có pH = 2,74. Tính V. A. 6,36 ml B. 6,37 ml C. 7,63 ml D. 7,36 ml Câu 116. pH của hỗn hợp gồm (CH3)3NHCl 0,10M và NH4Cl 0,10M nằm trong khoảng nào, biết pKa lần lượt là 9,87 và 9,24? A. 5,00  5,20 B. 5,21  5,40 C. 5,50  5,70 D. 5,71  5,90 Câu 117. Tính khoảng pH trong hệ gồm CH3COOH 1,0.10 -2 M (pKa = 4,76), HCOOH 1,0.10 -3 M (pKa = 3,75) và H3BO3 2,0.10 -2 M (pKa = 9,24). A. 2,90  3,10 B. 3,20  3,40 C. 4,06  4,26 D. 4,30  4,40 Câu 118. Tính khoảng pH trong dung dịch gồm CH3COONa 0,0010 M (pKb = 9,24), HCOONa 0,020 M (pKb = 10,25), và NaCN 0,0050 M (pKb = 4,65). A. 9,95  10,05 B. 10,45  10,60 C. 10,25  10,40 D. 10,15  10,25 Câu 119. pH của hệ gồm CH3COONa 1,0.10 -3 M, C6H5NH2 5,0.10 -3 M và C6H5COONa 2,0.10 -4 M nằm trong khoảng nào, biết pKb lần lượt là: 9,24; 9,39 và 9,80? A. 8,15  8,25 B. 8,05  8,14 C. 8,40  8,50 D. 8,51  8,65 Câu 120. Tính khoảng pH của hệ gồm NaSHO4 0,0010M (pKa = 2,00), HCOOH 0,10 (pKa = 3,75) và CH3COOH 1,0M (pKa = 4,76). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 A. 2,00  2,09 B. 3,05  3,14 C. 3,15  3,25 D. 2,10  2,30 Câu 121. pH của hệ gồm HCOONa 0,10M, C6H5COONa 0,010M và CH3COONa 0,010M nằm trong khoảng nào, biết pKb lần lượt là 10,25; 9,80 và 9,24? A. 8,05  8,25 B. 8,26  8,40 C. 8,45  8,56 D. 8,65  8,85 Câu 122. pH của hệ gồm Na2SO4, CH2ClCOONa và NaF cùng nồng độ 0,010M nằm trong khoảng nào, biết pKb lần lượt là: 12,00; 11,15 và 10,38? A. 6,50  6,70 B. 7,30  7,45 C. 6,30  6,45 D. 7,50  7,70 Câu 123. pH của hệ gồm C5H5N 1,0M và NH3 0,0010M nằm trong khoảng nào, biết pKb lần lượt là 8,771 và 4,76? A. 10,00  10,09 B. 10,10  10,20 C. 10,41  10,50 D. 10,21  10,40 Câu 124. Tính pH của hệ gồm NH3 9,8.10 -4 M và NH4 + 1,00.10 -3 M, biết pKa = 9,24. A. 9,22 B. 9,32 C. 9,28 D. 9,82 Câu 125. pH của hệ thu được sau khi nhỏ một giọt (V = 0,03 ml) hỗn hợp gồm NH3 1,00.10 -4 M và NH4 + 1,00.10 -2 M vào 3,00 ml NaCl nằm trong khoảng nào, biết pKa của NH4 + bằng 9,24? A. 7,00  7,15 B. 7,31  7,40 C. 7,16  7,30 D. 7,41  7,50 Câu 126. Tính pH của hệ gồm HCOOH 0,20M và HCOONa 0,50M biết pKa = 3,75. A. 4,15 B. 4,05 C. 4,25 D. 4,55 Câu 127. Trộn 10,00 ml NaOH 0,200 M với 10,00 ml (CH3)3NHCl 0,202 M. pH của hệ thu được nằm trong khoảng nào, biết pKa của (CH3)3NH + bằng 9,87? A. 11,30  11,40 B. 11,50  11,60 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49 C. 13,10  13,20 D. 13,50  13,60 Câu 128. Tính số gam CH3COONa.3H2O phải cho vào 500 ml dung dịch CH3COOH 0,115M để thu được dung dịch có pH = 4,00, biết pKa = 4,76. A. 1,135 gam B. 1,351 gam C. 1,531 gam D. 1,513 gam Câu 129. pH của dung dịch gồm NH4Cl 1,0.10 -4 M, HCN 1,0.10 -4 M và (CH3)2NH2 + 1,0.10 -3 M nằm trong khoảng nào, biết pKa lần lượt là: 9,24; 9,35 và 10,87 ? A. 6,10  6,19 B. 6,20  6,29 C. 6,30  6,39 D. 6,40  6,49 2.1.1.6. Đa axit - đa ba zơ Câu 130. pH của dung dịch H2SO3 (SO2 + H2O) 0,010M nằm trong khoảng nào, biết pKa của H2SO3 là 1,76 và 7,21? A. 2,00  2,09 B. 2,20  2,29 C. 2,10  2,19 D. 2,30  2,39 Câu 131. pH của hệ gồm H2SO3 (SO2 + H2O) 0,050M và HCl 0,0010M nằm trong khoảng nào, biết pKa của H2SO3 là 1,76 và 7,21? A. 1,30  1,39 B. 1,40  1,50 C. 1,51  1,59 D. 1,60  1,70 Câu 132. Tính pH của hệ gồm HCl 0,010M và H2S 0,100M (pKai = 7,02 và 12,90). A. 1,85 B. 1,95 C. 2,05 D. 2,00 Câu 133. pH của hệ gồm H3AsO4 0,10M và CH3COOH 0,050M nằm trong khoảng nào, biết pKa của H3AsO4 là 2,19; 6,94; 11,50 và của CH3COOH là 4,76? A. 1,60  1,70 B. 1,50  1,59 C. 2,60  2,70 D. 2,50  2,59 Câu 134. Tính khoảng pH trong hệ gồm H3PO4 0,010M (pKa = 2,15; 7,21; 12,32) và NaHSO4 0,010 M (pKa = 2,00). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50 A. 1,65  1,95 B. 2,01  2,91 C. 3,01  3,25 D. 3,30  3,91 Câu 135. Áp dụng biểu thức phân số nồng độ để tính nồng độ cân bằng của axit oxalic trong dung dịch axit oxalic 0,010M (pKa = 1,25 và 4,27) ở pH = 3,50. A. 4,78.10 -3 B. 7,48.10 -5 C. 4,88.10 -5 D. 4,78.10 -5 Câu 136. Tính pH của dung dịch Na2CO3 0,050M, biết pKb bằng 3,67 và 7,65. A. 10,05 B. 10,50 C. 11,05 D. 11,50 Câu 137. Tính pH của hỗn hợp gồm NaOH 0,001M và Na2CO3 0,050M, biết CO3 2- có pKb bằng 3,67 và 7,65. A. 10,57 B. 10,75 C. 11,57 D. 11,75 Câu 138. pH của hệ gồm NH3 0,100M và Na2CO3 0,090M nằm trong khoảng nào, biết pKb của NH3 là 4,76; của Na2CO3 là 3,67; 7,65. A. 11,60  11,70 B. 11,50  11,59 C. 11,71  11,80 D. 11,81  11,89 Câu 139. Tính thể tích NaOH 0,025M cần để trung hoà hoàn toàn 25,00 ml dung dịch H3AsO4 0,020 M (pKa = 2,19; 6,94; 11,50). A. 20,00 ml B. 30,00 ml C. 40,00 ml D. 60,00 ml Câu 140. Tính thể tích NaOH 0,025M cần để trung hoà 25,00 ml dung dịch H3AsO4 0,020 M (pKa = 2,19; 6,94; 11,50) đến pH = 9,22. A. 20,00 ml B. 30,00 ml C. 40,00 ml D. 60,00 ml Câu 141. Tính số ml dung dịch HCl phải thêm vào 50,00ml dung dịch Na2HPO4 0,020M để pH của dung dịch thu được bằng 7,00 biết pKa của H3PO4 là 2,15; 7,21; 12,32. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51 A. 61,68 ml B. 61,86 ml C. 66,81 ml D. 68,61 ml Câu 142. Tính số gam Na2HPO4.12H2O phải hoà tan trong 100 ml dung dịch H3PO4 0,050M sao cho pH dung dịch thu được bằng 4,68 (bỏ qua sự thay đổi thể tích), biết pKa của H3PO4 là: 2,15; 7,21 và 12,32. A. 1,19 gam B. 1,79 gam C. 1,91 gam D. 1,97 gam Câu 143. Tính pH trong dung dịch axit phtalic (pKa = 2,94; 5,41) 0,0010M. A. 3,19 B. 3,29 C. 3,39 D. 3,99 Câu 144. pH của dung dịch axit oxalic 1,00.10-2M nằm trong khoảng nào, biết pKa của axit oxalic là 1,25 và 4,27? A. 2,20  2,30 B. 2,11  2,19 C. 2,00  2,10 D. 2,31  2,40 Câu 145. Cho hỗn hợp gồm HCl 0,100 M và Na2CO3 0,050M . Tính pH của dung dịch thu được, biết H2CO3 có pKa = 6,35; 10,33; độ tan LCO2 = 3,0. 10 -2 mol/l. A. 3,94 B. 3,49 C. 4,39 D. 4,93 Câu 146. Tính pH của dung dịch axit maloic H2A 0,0010 M, biết pKa = 2,848 và 5,697. A. 2,17 B. 2,71 C. 3,17 D. 3,71 Câu 147. Tính pH của nước cất cân bằng với CO2 của không khí, biết nồng độ của CO2 là 1,30.10 -5 M và độ tan LCO2 = 3,0. 10 -2 mol/l ; pKa(H2CO3) = 6,35 và 10,33. A. 5,56 B. 5,66 C. 6,56 D. 6,65 Câu 148. Áp dụng biểu thức phân số nồng độ tính nồng độ cân bằng của axit sucxinic trong dung dịch axit sucxinic (H2A) 0,040M ở pH = 5,00; biết pKa của axit sucxinic bằng 4,207 và 5,636. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52 A. [H2A] = 4,63.10 -2 M B. [H2A] = 4,63.10 -3 M C. [H2A] = 4,36.10 -2 M D. [H2A] = 4,36.10 -3 M Câu 149. pH của hệ gồm H2SO4 2,0.10 -4 M và H2C2O4 2,0. 10 -3 M nằm trong khoảng nào, biết pKa của HSO4 - là 2,00; của H2C2O4 là 1,25; 4,27. A. 1,01  1,41 B. 1,42  1,70 C. 2,01  2,75 D. 2,90  3,01 Câu 150. pH của hệ gồm axit axetic 0,01M (pKa = 4,76); axit sucxinic 0,050M (pKai = 4,20 và 5,64) và axit xitric 0,0050M (pKai = 3,128; 4,761 và 6,346) nằm trong khoảng nào? A. 2,00  2,15 B. 2,20  2,40 C. 2,75  2,90 D. 2,50  2,70 Câu 151. pH của hệ gồm H2SO4 0,010M (pKa = 4,76) và H3AsO4 0,010M (pKai = 2,13; 6,94; 11,50) nằm trong khoảng nào? A. 1,70  1,79 B. 1,80  1,89 C. 1,90  1,99 D. 1,60  1,69 Câu 152. Tính pH của dung dịch Na3PO4 2,00.10 -3 M, biết pKbi = 1,68; 6,79; 11,85. A. 11,26 B. 11,62 C. 12,16 D. 12,61 Câu 153. Tính pH trong dung dịch Na3AsO4 5,00.10 -3 M, biết pKbi = 2,50; 7,06; 11,87. A. 11,34 B. 11,43 C. 13,14 D. 13,41 Câu 154. pH của hệ gồm NaOH 5,00.10-4M và Na2S 7,50.10 -4 M nằm trong khoảng nào, biết H2S có pKai = 7,02 và 12,90? A. 11,21  11,30 B. 11,11  11,20 C. 10,00  10,10 D. 11,00  11,10 Câu 155. Tính pH của hệ gồm H2CO3 0,04M và HCl 0,01M, cho độ tan của CO2 là 3,0.10 -2 M, H2CO3 có pKai = 6,35; 10,33. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53 A. 2,00 B. 1,95 C. 1,85 D. 1,75 Câu 156. Tính số ml dung dịch H3PO4 85% (d = 1,69 g/ml và pKai = 2,15; 7,21; 12,32) phải lấy để khi hoà tan vào 1 lit nước và pha loãng thành 1500 ml thì pH dung dịch thu được bằng 2,00. A. 2,00 ml B. 2,20 ml C. 2,40 ml D. 2,50 ml Câu 157. Tính độ điện li của ion S2- trong dung dịch Na2S (pKbi = 1,10 và 6,98) và Na2SO3 (pKbi = 6,79 và 12,24) có pH = 12,25. A. 87,1% B. 81,7% C. 78,1% D. 71,8% 2.1.1.7. Các chất điện li lƣỡng tính Câu 158. Tính pH của dung dịch natri hiđro malonat NaHA 0,010M (pKai = 2,848 và 5,697). A. 4,03 B. 4,30 C. 4,00 D. 4,33 Câu 159. Tính khoảng pH của dung dịch NaHC2O4 0,010M (H2C2O4 có pKai = 1,25 và 4,27). A. 2,70  2,90 B. 3,00  3,09 C. 3,10  3,20 D. 3,21  3,30 Câu 160. Tính số gam axit tatric cần lấy để khi hoà tan vào 50,00 ml dung dịch NaOH 0,100M thì pH của dung dịch thu được là 3,71 (bỏ qua sự thay đổi thể tích trong quá trình hoà tan) biết axit tatric có pKai = 3,04 và 4,37. A. 0,2500 gam B. 0,5000 gam C. 0,7500 gam D. 1,5000 gam Câu 161. pH của dung dịch axit  - amino propionic C3H7O2N 0,020M nằm trong khoảng nào, biết pKai = 2,34; 9,87? A. 5,10  5,20 B. 5,60  5,70 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54 C. 6,10  6,20 D. 6,50  6,60 Câu 162. pH của dung dịch Na2HAsO4 0,020M nằm trong khoảng nào, biết H3AsO4 có pKai = 2,13; 6,94 và 11,50? A. 9,01  9,05 B. 9,06  9,11 C. 9,12  9,17 D. 9,18  9,25 Câu 163. Tính pH của dung dịch NaHS 0,1M, biết H2S có pKai = 7,02 và 12,90. A. 9,83 B. 9,38 C. 8,39 D. 8,93 Câu 164. Tính pH của dung dịch NaHSO3 0,02M, biết H2SO3 có pKai =1,76; 7,21. A. 4,26 B. 6,24 C. 4,62 D. 6,42 Câu 165. Hoà tan 8,00 gam NaOH vào 1 lit dung dịch H3PO4 0,10M. pH của hỗn hợp thu được nằm trong khoảng nào (bỏ qua sự thay đổi thể tích), pKai = 2,15; 7,21 và 12,32? A. 7,90  8,00 B. 7,20  7,30 C. 9,20  9,30 D. 9,70  9,80 Câu 166. Tính thể tích dung dịch H3PO4 0,250M (pKa = 2,15; 7,21; 12,32) phải thêm vào 168ml dung dịch Na2HPO4 0,0625M để thu được dung dịch có pH = 4,71. A. 21,00 ml B. 42,00 ml C. 24,00 ml D. 84,00 ml Câu 167. pH của dung dịch (NH4)2HPO4 0,100M nằm trong khoảng nào, biết H3PO4 có pKa = 2,15; 7,21; 12,32? A. 7,83  7,88 B. 7,93  7,98 C. 8,03  8,08 D. 8,13  8,18 Câu 168. Thêm 20,00 ml dung dịch NaOH 0,18M vào 40,00 ml H3AsO4 0,060M (pKai= 2,13; 6,94 và 11,50). Tính pH của dung dịch thu được. A. 4,69 B. 4,96 C. 6,49 D. 6,94 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55 Câu 169. Trộn 1,00 ml dung dịch bão hoà H2S 0,10M (pKa = 7,02; 12,90) với 1,00 ml NH3 0,10M (pKb = 4,76). pH của dung dịch thu được nằm trong khoảng nào? A. 8,10  8,20 B. 8,00  8,09 C. 8,21  8,29 D. 8,30  8,40 Câu 170. Tính khoảng pH của hỗn hợp gồm NH3 0,050M (pKb = 4,76) và CH3COOH 0,050M (pKa = 4,76). A. 6,83  6,87 B. 6,88  6,92 C. 6,93  6,97 D. 6,98  7,02 Câu 171. Tính nồng độ C mol/l của dung dịch phenyl alanin có pH = 5,71 (pKai= 2,21 và 9,18). A. 0,068 M B. 0,086 M C. 0,066 M D. 0,088 M 2.1.1.8. Dung dịch đệm Câu 172. Cho dung dịch A gồm NH3 0,10M và NH4Cl 0,10M. Tính pH của dung dịch A, biết NH4 + có pKa = 9,24. A. 7,24 B. 9,24 C. 7,42 D. 9,42 Câu 173. Thêm 0,15 mmol HCl vào dung dịch A gồm NH3 0,10M và NH4Cl 0,10M thì pH của dung dịch thu được sẽ bằng bao nhiêu, biết NH4 + có pKa = 9,24? A. 9,23 B. 9,24 C. 9,32 D. 9,42 Câu 174. Thêm 0,15 mmol NaOH vào dung dịch A gồm NH3 0,10M và NH4Cl 0,10M thì pH của dung dịch thu được sẽ bằng bao nhiêu, biết NH4 + có pKa = 9,24? A. 9,23 B. 9,25 C. 9,32 D. 9,52 Câu 175. Đối với dung dịch đệm gồm đơn axit HA (Ca, Ka) và bazơ liên hợp A - (Cb), Với C = Ca + Cb và h = [H +] thì đệm năng được tính theo công thức: A.  = 2,303             h h K hK hKC w a a 2 .. B.  = 2,303           h h K hK hKC w a a 2 .. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56 C.  = 2,303           hC h K hK hK w a a . . 2 D.  = 2,303           h h K hK hKC w a a.. Câu 176. Tính đệm năng của dung dịch axit axetic 0,20M và natri axetat 0,50M, biết axit axetic có pKa = 4,76. A. 0,238 B. 0,382 C. 0,328 D. 0,330 Câu 177. Tính pH của hệ thu được khi thêm 0,010 mol HCl vào 1 lit dung dịch đệm CH3COOH 0,20M và CH3COONa 0,50M, biết pKa = 4,76. A. 5,13 B. 5,16 C. 5,19 D. 5,22 Câu 178. Tính pH của hệ thu được khi thêm 0,010 mol NaOH vào 1 lit dung dịch đệm CH3COOH 0,20M và CH3COONa 0,50M, biết pKa = 4,76. A. 5,13 B. 5,16 C. 5,19 D. 5,22 Câu 179. Tính số gam CH3COONa cần hoà tan trong 1 lit dung dịch CH3COOH 0,20M để thu được dung dịch đệm có pH = 5,00, biết pKa = 4,76. A. 28,00 gam B. 28,05 gam C. 25,80 gam D. 28,50 gam Câu 180. Trộn 25,00 ml NH3 8,0.10 -3M với 15,00 ml dung dịch HCl 1,046.10-3M. Tính pH của hỗn hợp thu được biết pKb(NH3) = 4,76. A. 9,24 B. 10,16 C. 10,31 D. 10,13 Câu 181. pH của hệ gồm C6H5COOH 0,030M và C6H5COONa 0,010M nằm trong khoảng nào, biết pKa = 4,20? A. 3,36  3,40 B. 3,70  3,75 C. 3,30  3,35 D. 3,76  3,80 Câu 182. Trộn 100,00 ml kalihiđro phtalat KHA 0,030M với 50,00 ml NaOH 0,015M. pH của dung dịch thu được nằm trong khoảng nào, biết axit phtalic có pKai = 2,94 và 5,41? Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57 A. 4,92  4,96 B. 4,87  4,91 C. 4,82  4,86 D. 4,77  4,81 Câu 183. Tính đệm năng của hệ gồm NH3 0,10M và NH4 + 0,50M, biết pKa = 9,24. A. 0,129 B. 0,190 C. 0,192 D. 0,194 Câu 184. Tính tổng nồng độ của dung dịch NH3 và NH4Cl phải có trong dung dịch đệm amoni ở pH = 9,00 để khi thêm 0,020 mol NaOH vào 1 lit dung dịch đệm này thì pH tăng không quá 0,4 đơn vị, biết NH4 + có pKa = 9,24. A. 8,58.10 -2 M B. 9,36.10 -2 M C. 8,85.10 -2 M D. 9,63.10 -2 M Câu 185. Hãy tính số gam Na2CO3 (pKb = 3,67 và 7,65) cho vào 500,00 ml dung dịch HCl 0,01M để được dung dịch đệm có pH = 9,50 (bỏ qua sự thay đổi thể tích trong quá trình hoà tan). A. 0,58 gam B. 0,55 gam C. 0,65 gam D. 0,62 gam Câu 186. Trộn 10,00ml dung dịch HNO3 0,0010M với 40,00 ml dung dịch Na2C2O4 0,0010M. pH của dung dịch thu được nằm trong khoảng nào, biết H2C2O4 có pKai = 1,25 và 4,27? A. 4,91  5,00 B. 4,60  4,69 C. 4,70  4,80 D. 4,81  4,90 Câu 187. Tính nồng độ của HCl biết rằng khi trộn 150,00 ml dung dịch này với 100,00 ml dung dịch Na3PO4 0,200M thì pH của hệ bằng 7,21, biết H3PO4 có pKai = 2,15; 7,21 và 12,32. A. 0,020 M B. 0,220M C. 0,200 M D. 0,022M Câu 188. Tính chỉ số hằng số phân li axit HA, biết sau khi đã thêm 0,030 mol HNO3 vào 1 lit dung dịch gồm HA và NaA có tổng nồng độ 0,862M và pH = 5,00 thì pH của dung dịch không giảm quá 0,3 đơn vị. A. pKa = 3,75 B. pKa = 4,20 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58 C. pKa = 3,86 D. pKa = 4,76 Câu 189. Tính pH của hệ khi thêm 0,010mol HCl vào 1 lit dung dịch đệm gồm HCOOH 0,10M và HCOONa 0,10M (pKa = 3,75). A. 3,75 B. 3,70 C. 3,69 D. 3,66 2.1.1.9. Cân bằng tạo phức hiđroxo của các ion kim loại Câu 190. Tính pH của dung dịch Ni(NO3)2 5,00.10 -2M, biết lg* = - 8,94. A. 5,02 B. 6,02 C. 5,12 D. 6,12 Câu 191. Tính pH của dung dịch Co(NO3)2 0,010M, biết lg * = - 11,20. A. 5,67 B. 6,57 C. 6,75 D. 7,56 Câu 192. pH của dung dịch AlCl3 2,00. 10 -2 M nằm trong khoảng nào, biết lg*1 = - 4,3; lg *22 = - 14,56; lg *4 = - 24,25? A. 3,00  3,05 B. 3,06  3,10 C. 4,00  4,05 D. 4,06  4,10 Câu 193. Tính khoảng pH của dung dịch Pb(CH2ClCOO)2 5,00.10 -2M (giả thiết bỏ qua các phức hiđroxo đa nhân của Pb2+), biết lg*1= -7,8; lg *2= -17,2 và lg *3 = - 28. A. 5,38  5,41 B. 5,42  5,45 C. 5,46  5,49 D. 5,50  5,53 Câu 194. Tính pH của hệ gồm Cr(NO3)2 0,2M và HNO3 0,0010M, biết lg *1 = -3,8; lg *2 = -10,0 và lg *3 = - 26,0. A. 1,22 B. 2,12 C. 2,21 D. 2,22 Câu 195. pH của hệ gồm Ni(NO3)2 0,050M và NH4NO3 0,370M nằm trong khoảng nào, biết lg* = - 8,94 và pKa(NH4 + ) = 9,24 (bỏ qua sự tạo phức amin của niken)? A. 4,70  4,80 B. 4,81  4,90 C. 4,60  4,69 D. 4,30  4,40 Câu 196. Cho lg *1 của phản ứng tạo phức hiđroxo của Pb 2+ là - 7,8. Tính lg * của phức Pb2+ - OH (giả thiết bỏ qua các phức hiđroxo đa nhân của Pb2+). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 59 A. 6,10 B. 6,20 C. 8,70 D. 8,94 Câu 197. Tính pH trong dung dịch AgNO3 0,0100M, biết lg *1 = -11,7; lg *2 = - 23,8. A. 6,67 B. 7,66 C. 6,76 D. 7,67 Câu 198. Tính pH của dung dịch Zn(NO3)2 0,0100M, biết lg *1 = - 8,96; lg *3 = - 28,4; lg *12 = - 8,7. A. 4,85 B. 4,58 C. 5,48 D. 5,84 Câu 199. Tính pH của dung dịch Cr(ClO4)3 0,12M, biết lg *1 = - 3,8; lg *2 = - 10,0; lg *3 = - 26. A. 2,37 B. 3,27 C. 2,73 D. 3,72 Câu 200. pH của dung dịch Cd(ClO4)2 0,15M nằm trong khoảng nào, biết lg *1 = - 10,2; lg *12 = - 9,10? A. 3,50  3,60 B. 5,20  5,30 C. 3,80  3,90 D. 5,31  5,40 Câu 201. Tính pH của dung dịch Pb(ClO4)2 0,54M, biết lg *1 = - 7,8; lg *2 = - 17,2; lg *3 = - 28,0 (bỏ qua sự tạo phức hiđroxo đa nhân của Pb 2+ ). A. 3,04 B. 4,03 C. 3,40 D. 4,30 Câu 202. Tính pH của dung dịch Hg(NO3)2 0,075M, biết lg *1 = - 3,65; lg *2 = - 7,72; lg *3 = - 22,57 (bỏ qua sự tạo phức hiđroxo đa nhân của Hg 2+ ). A. 2,39 B. 3,29 C. 2,93 D. 3,92 Câu 203. pH của hỗn hợp Sn(NO3)2 0,50M và HNO3 0,0062M nằm trong khoảng nào, biết lg*1 = - 2,07; lg *2 = - 7,02; lg *3 = - 19,61 (bỏ qua sự tạo phức hiđroxo đa nhân của Sn2+)? Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 60 A. 1,36  1,45 B. 1,26  1,35 C. 1,05  1,14 D. 1,15  1,25 Câu 204. Tính pH của hệ gồm Fe(ClO4)2 0,010M, biết lg * = - 5,92. A. 3,69 B. 3,39 C. 3,36 D. 3,96 2.1.2. CHUẨN ĐỘ AXIT – BAZƠ [5; 7; 12] 2.1.2.1. Chỉ thị axit – bazơ Câu 205. Để đo chính xác thể tích của dung dịch chuẩn trong chuẩn độ thể tích người ta dùng dụng cụ nào sau đây: A. Bình định mức B. Pipet C. Buret D. Ống đong và cốc chia độ Câu 206. Cho các câu sau: 1. Thêm chất B đã biết nồng độ vào dung dịch A cho đến phản ứng vừa hết. 2. Tính CA theo quy tắc đương lượng hay định luật hợp thức. 3. Lấy một thể tích chính xác dung dịch A: VA. 4. Đo thể tích thuốc thử VB. Thứ tự đúng khi xác định hàm lượng chất A bằng phương pháp phân tích thể tích là: A. 1, 2, 3, 4 B. 3, 1, 4, 2 C. 3, 1, 2, 4 D. 1, 3, 4, 2 Câu 207. Chất chỉ thị được dùng để: A. Làm thay đổi màu của dung dịch theo pH. B. Làm thay đổi tính oxi hóa, khử của một chất. C. Làm thay đổi tính axit, tính bazơ của dung dịch. D. Làm thay đổi độ dẫn điện của dung dịch. Câu 208. Cho các câu sau: 1. Tốc độ phản ứng phải đủ lớn. 2. Không có phản ứng phụ nào khác đi kèm. 3. Phản ứng chuẩn độ phải xảy ra theo đúng hệ số hợp thức của phương trình. 4. Phải có chỉ thị thích hợp cho phép xác định tương đối chính xác điểm tương đương. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 61 Các phản ứng dùng trong phân tích thể tích phải thoả mãn các yêu cầu : A. 1, 2, 3 B. 1, 3, 4 C. 2, 3, 4 D. 1, 2, 4 Câu 209. Khoảng pH chuyển màu của các chất chỉ thị axit – bazơ là: A. pKa – 1 < pH < pKa + 1 B. - pKa – 1 < pH < - pKa + 1 C. pKa ’ – 1 < pH < pKa ’ + 1 D. - pKa ’ – 1 < pH < - pKa ’ + 1 Câu 210. Một chất hữu cơ là một đơn bazơ yếu (In) được dùng làm chất chỉ thị. Màu của chất chỉ thị biến đổi rõ khi 1/3 tổng nồng độ của chất chỉ thị chuyển sang dạng axit (HIn+) và pH tại thời điểm chuyển màu là 4,80. Tính chỉ số hằng số phân li axit pKa của chỉ thị. A. 4,32 B. 4,50 C. 5,30 D. 5,10 Câu 211. Cho biết hằng số phân li của chất chỉ thị HIn là 10-3,52 và chất chỉ thị chuyển màu rõ khi nồng độ dạng axit gấp 3,5 lần nồng độ dạng bazơ và ngược lại nồng độ của dạng bazơ gấp 9 lần nồng độ dạng axit. Tính khoảng pH chuyển màu của chỉ thị. A. 2,98  4,06 B. 2,57  4,06 C. 2,98  4,47 D. 2,57  4,47 Câu 212. Cho biết pKa của chất chỉ thị là 7,1 và khoảng chuyển màu của chất này là 5,6  7,6. Hãy cho biết tỷ lệ nồng độ hai dạng có màu của chất chỉ thị phải thiết lập để có sự chuyển màu rõ nhất? A.         06,3;62,30  HIn In In HIn B.         16,3;62,30  HIn In In HIn C.         06,3;62,31  HIn In In HIn D.         16,3;62,31  HIn In In HIn Câu 213. Chuẩn độ axit mạnh bằng bazơ mạnh, chỉ thị phenol phtalein (Ka = 10 -9,6 ). Thêm 3 giọt (mỗi giọt 0,05 ml) phenol phtalein 0,1% (nồng độ 3.10-3M) vào 50 ml Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 62 dung dịch cần chuẩn rồi chuẩn độ đến xuất hiện màu hồng của chỉ thị, khi ấy nồng độ dạng bazơ của chỉ thị là 5.10-7M. Tính pH chuyển màu của chỉ thị. A. 7,38 B. 7,83 C. 8,37 D. 8,73 Câu 214. Khoảng pH chuyển màu của bromphenol xanh là 3  4,6, chỉ số hằng số phân li của chất chỉ thị bằng 4,0. Hãy tính giới hạn tỷ số nồng độ hai dạng của chất chỉ thị để dung dịch có màu trung gian của hai dạng. A. 1,0  3,98 B. 0,1  3,89 C. 1,1  3,89 D. 0,1  3,98 Câu 215. Chất chỉ thị hai màu HIn đổi màu rõ khi nồng độ dạng axit gấp 6 lần nồng độ dạng bazơ và khi nồng độ dạng bazơ gấp 10 lần nồng độ dạng axit. Tính khoảng pH chuyển màu của chỉ thị, biết pKHIn = 3,30. A. 2,30  4,30 B. 2,30  4,08 C. 2,52  4,08 D. 2,52  4,30 Câu 216. Dạng axit của chất chỉ thị HIn có màu đỏ, dạng bazơ In- có màu vàng. Chất chỉ thị có màu đỏ rõ khi    In HIn = 8 và màu vàng rõ khi    HIn In  = 12. Tính khoảng chuyển màu của chỉ thị biết pKHIn = 4,8. A. 3,9  5,9 B. 3,5  5,7 C. 3,7  5,7 D. 3,5  5,5 2.1.2.2. Chuẩn độ đơn axit, đơn bazơ Câu 217. Chuẩn độ 25,00 ml dung dịch HCl 0,0600 M bằng dung dịch NaOH 0,1500M. Tính pH của hỗn hợp sau khi đã thêm 9,98 ml dung dịch NaOH. A. 4,07 B. 3,07 C. 5,07 D. 6,07 Câu 218. Chuẩn độ 25,00 ml dung dịch HCl 0,0600 M bằng dung dịch NaOH 0,1500M. Tính pH của hỗn hợp sau khi đã thêm 10,03 ml dung dịch NaOH. A. 11,11 B. 13,11 C. 10,11 D. 12,11 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 63 Câu 219. Chuẩn độ 50,00 ml hỗn hợp KOH 1,0.10-2M và NaOH 5,0.10-3M bằng dung dịch HCl 1,0.10-2M. Tính pH của hỗn hợp sau khi đã thêm 74,50 ml HCl. A. 8,60 B. 9,60 C. 8,06 D. 9,06 Câu 220. Chuẩn độ 50,00 ml hỗn hợp 1,0.10-2M và NaOH 5,0.10-3M bằng dung dịch HCl 1,0.10-2M. Tính pH của hỗn hợp sau khi đã thêm 75,50 ml HCl. A. 4,04 B. 5,04 C. 5,40 D. 4,40 Câu 221. Chuẩn độ 100 ml HNO3 1,00.10 -3M bằng dung dịch NaOH 2,00.10-3M. Tính pH của dung dịch chuẩn độ sau khi đã thêm 49,98 ml NaOH. A. 5,26 B. 6,52 C. 5,62 D. 6,25 Câu 222. Chuẩn độ 100 ml HNO3 1,00.10 -3M bằng dung dịch NaOH 2,00.10-3M. Tính pH của dung dịch chuẩn độ sau khi đã thêm 50,03 ml NaOH. A. 7,63 B. 6,73 C. 7,36 D. 6,37 Câu 223.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLV_07_SP_HH_PTT.pdf
Tài liệu liên quan