Tài liệu Luận văn Xây dựng hệ thống bài tập hoá học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phần hidrocacbon lớp 11 trung học phổ thông: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
------------------------
Trương Thị Lâm Thảo
XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HOÁ HỌC
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC PHẦN
HIDROCACBON LỚP 11
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Chuyên ngành : Lí luận và phương pháp dạy học môn hóa học
Mã số : 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS TRẦN THỊ TỬU
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2010
Để hoàn thành tốt luận văn, ngoài sự cố gắng của bản thân, tác giả còn được sự giúp
đỡ tận tình của thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Xin chân thành cảm ơn phòng Sau Đại học trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ
Chí Minh và quý thầy, cô giáo đã giảng dạy, tư vấn với lòng nhiệt tình và kiến thức sâu
rộng trong suốt thời gian tác giả theo học tại trường. Với kiến thức học được từ tư duy hệ
thống của quý thầy, cô đã giúp tác giả có một tầm nhìn tổng quát hơn trong ngành lí luận
và phương pháp dạy học môn hóa học để có các giải pháp hữu ích cho việc...
138 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 2110 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Xây dựng hệ thống bài tập hoá học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phần hidrocacbon lớp 11 trung học phổ thông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
------------------------
Trương Thị Lâm Thảo
XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HOÁ HỌC
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC PHẦN
HIDROCACBON LỚP 11
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Chuyên ngành : Lí luận và phương pháp dạy học môn hóa học
Mã số : 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS TRẦN THỊ TỬU
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2010
Để hoàn thành tốt luận văn, ngoài sự cố gắng của bản thân, tác giả còn được sự giúp
đỡ tận tình của thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Xin chân thành cảm ơn phòng Sau Đại học trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ
Chí Minh và quý thầy, cô giáo đã giảng dạy, tư vấn với lòng nhiệt tình và kiến thức sâu
rộng trong suốt thời gian tác giả theo học tại trường. Với kiến thức học được từ tư duy hệ
thống của quý thầy, cô đã giúp tác giả có một tầm nhìn tổng quát hơn trong ngành lí luận
và phương pháp dạy học môn hóa học để có các giải pháp hữu ích cho việc giảng dạy thực
tế.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS Trần Thị Tửu, người đã nhiệt tình giúp đỡ,
hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn PGS. TS Trịnh Văn Biều, người đã hết lòng chỉ bảo và
truyền đạt kiến thức quý giá để tác giả hoàn thành tốt luận văn.
Xin cảm ơn bạn bè lớp Cao học Lý luận và phương pháp dạy học môn hóa hóa học
khóa 18, quý thầy cô các trường THPT Trần Suyền, trường THPT Nguyễn Huệ tỉnh Phú
Yên đã tạo điều kiện thuận lợi để tác giả thực hiện phần thực nghiệm sư phạm của luận
văn.
Xin cảm ơn gia đình đã luôn động viên và tạo mọi điều kiện để tác giả hoàn thành
tốt luận văn đúng thời gian quy định.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 8 năm 2010
Tác giả
Trương Thị Lâm Thảo
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
as : ánh sáng
BT : Bài tập
BTHH : Bài tập hóa học
CTPT : Công thức phân tử
CTCT : Công thức cấu tạo
CTTQ : Công thức tổng quát
dd : dung dịch
đđ : đậm đặc
ĐHSP : Đại học Sư phạm
đktc : điều kiện tiêu chuẩn
ĐC : Đối chứng
GV : Giáo viên
PTPƯ : Phương trình phản ứng
HTBT : Hệ thống bài tập
HS : Học sinh
lk : liên kết
TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh
THPT : Trung học phổ thông
TN : Thực nghiệm
TNSP : Thực nghiệm sư phạm
SGK : Sách giáo khoa
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Định hướng đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay là: phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động sáng tạo của người học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn, hình thành thái độ tình cảm, hứng thú học tập cho học sinh. Và mục đích của
sự đổi mới đó nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học.
Để tiếp cận với định hướng trên, mỗi giáo viên phải tự thay đổi phương pháp dạy học phù hợp
với xu hướng giáo dục đã đề ra. Có rất nhiều phương pháp dạy học nhưng với hóa học, một phương
pháp dạy học không thể thiếu là phương pháp giải bài tập hóa học. Nhiều nhà lí luận đã xếp bài tập hóa
học vào nhóm “phương pháp dạy học- công tác tự lực của học sinh”. Giải bài tập hóa học là lúc học
sinh hoạt động tự lực để củng cố và trau dồi kiến thức hóa học của mình. Bài tập hóa học cung cấp cho
học sinh cả kiến thức, cả con đường để giành lấy kiến thức, cả niềm vui sướng của sự phát hiện ra kiến
thức. Do vậy, bài tập hóa học vừa là mục đích, vừa là nội dung, lại vừa là phương pháp dạy học hiệu
nghiệm.
Hóa học có rất nhiều dạng bài tập, đặc biệt hóa học hữu cơ, nếu không nắm vững được phương
pháp giải thì học sinh khó nắm bắt được kiến thức. Ở trường trung học phổ thông, học sinh được làm
quen với hóa hữu cơ ở học kì II lớp 11, nhưng lượng kiến thức quá nhiều, số dạng bài tập lại phong
phú, mới lạ nên các em khó khăn trong việc định hướng cách giải và trở nên thụ động trong các tiết hóa
học. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài này với mong muốn giúp học sinh nắm được các dạng bài tập và
phương pháp giải chúng bằng hệ thống các bài tập đa dạng đã được lựa chọn phù hợp với trình độ mỗi
học sinh, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn hóa học.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Xây dựng hệ thống bài tập hóa học phần hiđrocacbon và nghiên cứu phương pháp sử dụng
chúng trong việc nâng cao hiệu quả học tập của học sinh.
3. Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu lí luận liên quan đến đề tài.
- Lựa chọn, xây dựng hệ thống bài tập hóa học phần hiđrocacbon lớp 11 chương trình nâng cao.
- Nghiên cứu một số phương pháp sử dụng bài tập trong dạy học phần hiđrocacbon lớp 11
chương trình nâng cao.
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính phù hợp của hệ thống bài tập và hiệu quả của các
phương pháp đề xuất.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
a. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học hóa học trường THPT ở Việt Nam.
b. Đối tượng nghiên cứu
Việc xây dựng hệ thống bài tập hóa học phần hiđrocacbon lớp 11 và phương pháp sử dụng
chúng nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học.
5. Phạm vi nghiên cứu
Phần hiđrocacbon, hóa học hữu cơ lớp 11 chương trình nâng cao.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu lựa chọn, xây dựng được một hệ thống bài tập hóa học đa dạng, phong phú và có phương
pháp sử dụng chúng một cách hợp lí trong dạy học thì sẽ nâng cao hiệu quả dạy và học cho giáo viên
và học sinh.
7. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu
a. Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu các tài liệu liên quan tới đề tài.
- Phân tích và tổng hợp lý thuyết.
b. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Quan sát, trò chuyện với học sinh.
- Dự giờ một số tiết bài tập của các giáo viên.
- Tham khảo ý kiến một số chuyên gia.
- Thực nghiệm sư phạm.
c. Phương pháp thống kê toán học
Phân tích và xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm bằng thống kê toán học.
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Áp dụng bài tập vào giảng dạy môn hóa học là việc hết sức cần thiết khi truyền thụ kiến thức mới
và ôn tập kiến thức cũ. Trong những năm qua, xu hướng sử dụng bài tập đã được nhiều người nghiên
cứu và thực hiện, các đề tài đó cũng đã đạt được những thành công nhất định, góp phần nâng cao chất
lượng dạy và học môn hóa học. Các nghiên cứu trong những năm gần đây:
1- Lê Văn Dũng (1994), Bài tập hóa học rèn trí thông minh cho học sinh THPT, Luận văn thạc
sĩ, ĐHSP Hà Nội.
2- Ngô Huyền Trân (1995), Xây dựng hệ thống bài tập, sử dụng một số phần mềm để dạy học
và tạo các đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan cho phần hóa học vô cơ 9, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP
TPHCM.
3- Nguyễn Thị Liễu (1997), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và tự học phần hóa hữu cơ lớp 11
nâng cao, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP TPHCM.
4- Nguyễn Thị Ngà (1998), Phát triển tư duy nhận thức của học sinh thông qua hệ thống các câu
hỏi và bài tập hoá học lớp 10 PTTH chuyên ban, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội.
5- Trần Thị Phương Thảo (1998), Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan về hóa
học có nội dung gắn với thực tiễn, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP TPHCM.
6- Đặng Công Thiệu (1998), Bài tập hóa học với việc nâng cao tính tích cực nhận thức kiến thức
hoá học cơ bản cho học sinh PTTH, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Vinh.
7- Cao Cự Giác (1999), Hệ thống lý thuyết bài tập dung dịch chất điện ly dùng bồi dưỡng học
sinh giỏi và học sinh chuyên hóa học, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội.
8- Ngô Thuý Vân (1999), Sưu tầm và xây dựng hệ thống bài tập hóa vô cơ nhằm nâng cao chất
lượng dạy học hoá học ở trường trung học dạy nghề, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội.
9- Nguyễn Thị Thuỷ (2000), Phát triển tư duy cho học sinh tỉnh miền núi Hà Giang qua hệ
thống câu hỏi và bài tập hóa học chương trình hoá học phổ thông cơ sở, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà
Nội.
10- Nguyễn Cao Biên (2001), Rèn luyện năng lực độc lập sáng tạo cho học sinh lớp 10 THPT
qua hệ thống bài tập hóa học, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP TPHCM.
11- Lê Văn Dũng (2002), Phát triển năng lực nhận thức và tư duy cho học sinh trung học phổ
thông qua bài tập hoá học, Luận án tiến sĩ, ĐHSP TPHCM.
12- Ngô Đức Thức (2002), Phát triển tư duy cho học sinh qua hệ thống câu hỏi và bài tập hóa
học các nguyên tố phi kim ở trường THPT, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Huế.
13- Đoàn Thị Thu Hiền (2005), Xây dựng hệ thống bài toán hóa học có thể giải nhanh dùng làm
câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Vinh.
14- Đặng Thị Thanh Bình (2006), Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập hóa học bồi dưỡng
học sinh khá giỏi lớp 10 THPT (ban nâng cao), Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Vinh.
15- Vũ Anh Tuấn (2006), Xây dựng hệ thống bài tập hóa học nhằm rèn luyện tư duy trong việc
bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ở trường trung học phổ thông, Luận án tiến sĩ, ĐHSP TPHCM.
16- Nguyễn Thị Thanh Thuỷ (2006), Phát triển năng lực nhận thức và tư duy cho học sinh trung
học phổ thông qua bài tập hoá học vô cơ, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Vinh.
17- Nguyễn Cao Biên (2008), Rèn luyện năng lực độc lập, sáng tạo cho học sinh lớp 10 THPT
qua hệ thống bài tập hóa học, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP TPHCM.
18- Trần Thị Trà Hương (2009), Xây dựng hệ thống bài tập hóa vô cơ lớp 10 THPT nhằm củng
cố kiến thức và phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP TPHCM.
19- Lê Thị Kim Thoa (2009), Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập hoá học gắn với thực
tiễn dùng trong dạy học hóa học ở trường THPT, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP TPHCM.
20- Lê Thị Thanh Thủy (2009), Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan và thiết kế
trên máy vi tính để nâng cao chất lượng giảng dạy phần hóa vô cơ lớp 12 ban cơ bản, Luận văn thạc sĩ,
ĐHSP TPHCM.
21- Lê Thị Mỹ Trang (2009), Xây dựng hệ thống lý thuyết, bài tập phần hóa lý dùng trong bồi
dưỡng học sinh giỏi, chuyên hóa trường THPT, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP TPHCM.
22- Nguyễn Trần Thủy Tiên (2009), Ứng dụng Access và Visualbasic.net để xây dựng và quản
lí hệ thống bài học, bài tập hóa học phần hidrocacbon, Luận văn thạc sĩ, trường ĐHSP TPHCM.
23- Phan Thị Mộng Tuyền (2009), Sử dụng phương pháp dạy học phức hợp hướng dẫn học sinh
giải bài tập phần hóa hữu cơ lớp 11 chương trình cơ bản, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP TPHCM.
Nhìn chung, có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề sử dụng bài tập hóa học trong giảng dạy nhằm
nâng cao chất lượng dạy học nhưng được vận dụng với những mục tiêu và phương tiện cụ thể khác
nhau, phù hợp với điều kiện và trình độ thực tế của học sinh.
1.2. Bài tập hóa học
1.2.1. Khái niệm bài tập, câu hỏi, bài toán
Theo nghĩa chung nhất, thuật ngữ “bài tập” (tiếng Anh) là “Exercise”, tiếng Pháp – “Exercice”
dùng để chỉ một loạt hoạt động nhằm rèn luyện thể chất và tinh thần (trí tuệ) [ 43, tr. 223].
Trong giáo dục, theo “Từ điển Tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên, thuật ngữ “bài tập” có nghĩa
là “bài ra cho học sinh làm để vận dụng những điều đã học”.
Theo Thái Duy Tuyên “bài tập là một hệ thông tin xác định bao gồm những điều kiện và những
yêu cầu được đưa ra trong quá trình dạy học, đòi hỏi người học một lời giải đáp, mà lời giải đáp này về
toàn bộ hoặc từng phần không ở trạng thái có sẵn của người giải tại thời điểm mà bài tập được đặt ra” [
43, tr. 223].
Về mặt lí luận dạy học, bài tập bao gồm cả câu hỏi và bài toán mà khi hoàn thành chúng học
sinh nắm được hay hoàn thiện một tri thức, một kĩ năng nào đó, bằng cách trả lời miệng hay trả lời,
viết kèm theo thực nghiệm. Ở nước ta, trong các SGK và sách tham khảo, thuật ngữ “bài tập” được
dùng theo quan niệm này.
Câu hỏi - đó là những bài làm mà khi hoàn thành chúng học sinh phải tiến hành một loạt hoạt
động tái hiện, bất luận là trả lời miệng, trả lời viết hay có kèm thực hành hoặc xác minh bằng thực
nghiệm. Thường trong các câu hỏi, GV yêu cầu HS phải nhớ lại nội dung các định luật, các quy tắc,
định nghĩa, các khái niệm, trình bày lại một mục trong SGK…[43, tr.223]
Bài toán - đó là những bài làm mà khi hoàn thành chúng HS phải tiến hành một hoạt động sáng
tạo. Bất luận hình thức hoàn thành bài toán - nói miệng, hay viết, hay thực hành (thí nghiệm) - bất kì
bài toán nào cũng đều có thể xếp vào một trong hai nhóm: định lượng (tính toán) hay định tính [43,
tr.224].
Người ta thường lựa chọn những bài toán và câu hỏi đưa vào một bài tập có tính toán đến một
mục đích dạy học nhất định, là nắm hay hoàn thiện một dạng tri thức hay kĩ năng. Chẳng hạn, có thể ra
bài tập nhằm mục đích hình thành kĩ năng lập công thức muối, viết phương trình phản ứng, nêu các
chất đồng phân, giải những bài toán hóa học thuộc một kiểu nào đó, nêu đặc điểm của một nguyên tố
theo vị trí của nó trong hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học…
Tùy theo tính chất của hoạt động cần tiến hành (tái hiện hay sáng tạo) mà bài tập có thể chỉ
gồm toàn những câu hỏi, hay toàn những bài toán hay hỗn hợp cả câu hỏi lẫn bài toán.
Tóm lại, bài tập được xem như là một phương tiện dạy học then chốt trong quá trình dạy học,
dùng bài tập trong quá trình hình thành kiến thức, khai thác kiến thức, phát triển tư duy, hình thành kĩ
năng, kĩ xảo cho người học và kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập… Như vậy, có thể xem bài tập là
một “vũ khí” sắc bén cho GV, HS trong quá trình dạy học và sử dụng bài tập, là một trong những yêu
cầu quan trọng trong quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
1.2.2. Bài tập hóa học
1.2.2.1. Tác dụng của bài tập hóa học [8], [11]
- Tác dụng trí dục:
+ Giúp cho học sinh hiểu được một cách chính xác các khái niệm hóa học, nắm được bản chất
của từng khái niệm đã học.
+ Có điều kiện để rèn luyện, củng cố và khắc sâu các kiến thức hóa học cơ bản, hiểu được mối
quan hệ giữa các nội dung kiến thức cơ bản.
+ Góp phần hình thành được những kĩ năng, kĩ xảo cần thiết về bộ môn hóa học ở HS, giúp họ
sử dụng ngôn ngữ hóa học đúng, chuẩn xác.
+ BTHH còn được sử dụng nhiều trong quá trình chuẩn bị nghiên cứu các kiến thức mới.
+ BTHH mở rộng sự hiểu biết một cách sinh động, phong phú và không làm nặng nề khối lượng
kiến thức của HS.
+ BTHH có khả năng phát triển tư duy sáng tạo của HS.
- Tác dụng đức dục: BT hóa học có tác dụng giáo dục đạo đức tư tưởng vì khi giải bài tập HS
sẽ tự rèn luyện cho mình những phẩm chất tốt của con người như: tính kiên nhẫn, chịu khó, cẩn thận,
chính xác, khoa học, tính trung thực, tính sáng tạo, lòng yêu thích bộ môn.
- Tác dụng giáo dục kĩ thuật tổng hợp: Có khả năng để gắn kết các nội dung học tập ở trường
với thực tiễn đa dạng, phong phú của đời sống xã hội hoặc trong sản xuất hóa học thể hiện trong nội
dung BTHH các nguyên tắc kĩ thuật tổng hợp như nguyên tắc ngược dòng, tận dụng nhiệt phản ứng…
1.2.2.2. Phân loại bài tập hóa học
Hiện nay, có nhiều cách phân loại bài tập khác nhau. Vì vậy, cần có cách nhìn tổng quát về các
dạng bài tập dựa vào việc nắm chắc các cơ sở phân loại.
1) Dựa vào nội dung toán học của bài tập
- Bài tập định tính (không có tính toán).
- Bài tập định lượng (có tính toán).
2) Dựa vào nội dung của bài tập hóa học
- Bài tập định lượng.
- Bài tập lý thuyết.
- Bài tập thực nghiệm.
- Bài tập tổng hợp.
3) Dựa vào tính chất hoạt động học tập của học sinh
- Bài tập lý thuyết (không có tiến hành thí nghiệm).
- Bài tập thực nghiệm (có tiến hành thí nghiệm).
4) Dựa vào chức năng của bài tập
- Bài tập tái hiện kiến thức (hiểu, biết, vận dụng).
- Bài tập rèn luyện tư duy độc lập, sáng tạo (phân tích, tổng hợp, đánh giá).
5) Dựa vào kiểu hay dạng bài tập
- Bài tập xác định CTPT của hợp chất.
- Bài tập xác định thành phần % của hỗn hợp.
- Bài tập nhận biết các chất.
- Bài tập tách các chất ra khỏi hỗn hợp.
- Bài tập điều chế các chất.
- Bài tập bằng hình vẽ…
6) Dựa vào khối lượng kiến thức
- Bài tập đơn giản (cơ bản).
- Bài tập phức tạp (tổng hợp).
7) Dựa vào cách thức kiểm tra
- Bài tập trắc nghiệm.
- Bài tập tự luận.
8) Dựa vào phương pháp giải bài tập
- Bài tập tính theo công thức và phương trình.
- Bài tập biện luận.
- Bài tập dùng các giá trị trung bình.
- Bài tập dùng đồ thị…
9) Dựa vào mục đích sử dụng
- Bài tập dùng để kiểm tra đầu giờ.
- Bài tập dùng để củng cố kiến thức.
- Bài tập dùng để ôn luyện, tổng kết.
- Bài tập để bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Bài tập để phụ đạo học sinh yếu…
10) Dựa theo các bước của quá trình dạy học
- Bài tập mở bài, tạo tình huống dạy học.
- Bài tập vận dụng khi giảng bài mới.
- Bài tập củng cố, hệ thống hóa kiến thức.
- Bài tập về nhà.
- Bài tập kiểm tra.
Ngoài ra, có thể dựa vào đặc điểm của hoạt động nhận thức có thể chia thành:
- Bài tập tái hiện: Bài tập yêu cầu HS nhớ lại, tái hiện kiến thức, kĩ năng đã học
- Bài tập sáng tạo: Bài tập yêu cầu HS phải áp dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để giải
quyết vấn đề trong tình huống mới, phải vận dụng phối hợp các kiến thức để giải quyết vấn đề. Ở mức
độ cao hơn, bài tập sáng tạo đòi hỏi HS giải quyết vấn đề theo một hướng mới, một kĩ thuật mới, một
phương pháp mới.
Trong thực tế dạy học, có hai cách phân loại bài tập có ý nghĩa hơn cả là phân loại theo nội
dung và theo dạng bài.
1.2.2.3. Vị trí của bài tập hóa học trong quá trình dạy học
Trong thực tế dạy học hiện nay, nhiều giáo viên chưa nắm được vị trí của bài tập hóa học trong
quá trình dạy học. Họ thường sử dụng BT vào đầu giờ để kiểm tra bài cũ hoặc cuối giờ học, cuối
chương, cuối học kì để ôn tập và kiểm tra kiến thức. Quan niệm đó chưa thật đúng, làm giảm tác dụng
của BT khi dạy học.
GV có thể sử dụng BT ở bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào khi thấy nó có thể giúp mình thỏa mãn
nhiệm vụ dạy học và mục đích dạy học. Ngược lại, GV hoàn toàn có thể không sử dụng BT khi điều đó
không cần thiết cho công việc giảng dạy của mình.
BTHH không phải là nội dụng nhưng nó chứa đựng nội dung dạy học. BT phải phù hợp với nội
dung dạy học, với năng lực nhận thức của học sinh và phải phục vụ được ý đồ của GV. Khi ra một bài
tập phải xác định đúng vị trí của nó để BT trở thành một bộ phận hữu cơ của hệ thống kiến thức cần
truyền thụ.
1.2.2.4. Điều kiện để học sinh giải bài tập được tốt [8]
- Nắm chắc lý thuyết: các định luật, qui tắc, các quá trình hóa học, tính chất lý hóa học của các
chất.
- Nắm được các dạng bài tập cơ bản, nhanh chóng xác định bài tập cần giải thuộc dạng bài tập
nào.
- Nắm được một số phương pháp giải thích hợp với từng dạng bài tập.
- Nắm được các bước giải một bài toán hỗn hợp nói chung và với từng dạng bài nói riêng.
- Biết được một số thủ thuật và phép biến đổi toán học, cách giải phương trình và hệ phương
trình bậc 1,2, …
1.2.2.5. Xu hướng phát triển bài tập hóa học
Theo tác giả Nguyễn Xuân Trường [39, tr.35], xu hướng xây dựng BT hóa học hiện nay là:
- Loại bỏ những bài tập có nội dung hóa học nghèo nàn nhưng lại cần đến những thuật toán
phức tạp để giải (hệ nhiều ẩn nhiều phương trình, bất phương trình, phương trình bậc 2, cấp số cộng,
cấp số nhân…).
- Loại bỏ những bài tập có nội dung léo lắt, giả định rắc rối, phức tạp, xa rời hoặc phi thực tiễn
hóa học.
- Tăng cường sử dụng bài tập thực nghiệm.
- Tăng cường sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan.
- Xây dựng bài tập mới về bảo vệ môi trường và phòng chống ma túy.
- Xây dựng bài tập mới để rèn luyện cho học sinh năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn
đề.
- Đa dạng hóa các loại hình bài tập bằng hình vẽ, bài tập vẽ đồ thị, sơ đồ, bài tập lắp dụng cụ thí
nghiệm…
- Xây dựng những bài tập có nội dung hóa học phong phú, sâu sắc, phần tính toán đơn giản, nhẹ
nhàng.
- Xây dựng và tăng cường sử dụng bài tập thực nghiệm định lượng.
1.2.2.6. Một số phương pháp giải bài tập hóa học hữu cơ
- Tính theo công thức và phương trình phản ứng.
- Phương pháp bảo toàn khối lượng.
- Phương pháp tăng giảm khối lượng.
- Phương pháp bảo toàn electron.
- Phương pháp dùng các giá trị trung bình.
+ Khối lượng mol trung bình .
+ Hóa trị trung bình.
+ Số nguyên tử C, H, … trung bình.
+ Số liên kết pi trung bình.
+ Gốc hidrocacbon trung bình.
+ Số nhóm chức trung bình.
- Phương pháp ghép ẩn số.
- Phương pháp tự chọn lượng chất.
- Phương pháp biện luận.
1.3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học
- Phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh.
- Sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học.
- Sử dụng các phương tiện dạy học.
- Sử dụng hệ thống bài tập hóa học.
- Sử dụng hệ thống câu hỏi trên lớp.
- Thực hiện các thí nghiệm hóa học.
- Tạo không khí lớp học.
1.4. Chương trình hóa học phần Hidrocacbon – lớp 11 THPT [36]
1.4.1. Các bài học trong phần Hidrocacbon
Phần hidrocacbon bao gồm các chương sau:
- Chương 5: Hidrocacbon no
+ Bài 33: Ankan: Đồng đẳng, đồng phân và danh pháp
+ Bài 34: Ankan: Cấu trúc phân tử và tính chất vật lí
+ Bài 35: Ankan: Tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng
+ Bài 36: Xicloankan
+ Bài 37: Luyện tập ankan và xicloankan
+ Bài 38: Thực hành phân tích định tính. Điều chế và tính chất của metan
- Chương 6: Hidrocacbon không no
+ Bài 39: Anken: Danh pháp, cấu trúc và đồng phân
+ Bài 40: Anken: Tính chất, điều chế và ứng dụng
+ Bài 41: Ankadien
+ Bài 42: Khái niệm về tecpen
+ Bài 43: Ankin
+ Bài 44: Luyện tập hidrocacbon không no
+ Bài 45: Thực hành tính chất của hidrocacbon không no
- Chương 7: Hidrocacbon thơm – Nguồn hidrocacbon thiên nhiên
+ Bài 46: Benzen và ankylbenzen
+ Bài 47: Stiren và naphtalen
+ Bài 48: Nguồn hidrocacbon thiên nhiên
+ Bài 49: Luyện tập so sánh đặc điểm cấu trúc và tính chất của hirdocacbon thơm với
hidrocacbon no và không no
+ Bài 50: Thực hành tính chất của một số hidrocacbon thơm
1.4.2. Mục tiêu [37]
1.4.2.1. Mục tiêu chương “Hiđrocacbon no”
Kiến thức
- Học sinh biết:
+ Khái niệm hidrocacbon no, ankan và xicloankan.
+ Khái niệm đồng đẳng, đồng phân, danh pháp của ankan và xicloankan.
+ Phương pháp điều chế, ứng dụng của ankan và xicloankan.
- Học sinh hiểu:
+ Đặc điểm cấu trúc phân tử hidrocacbon no.
+ Nguyên nhân tính tương đối trơ về mặt hóa học của các hidrocacbon no là do trong phân tử
hidrocacbon no chỉ có liên kết bền.
+ Cơ chế phản ứng thế halogen vào phân tử ankan.
Kĩ năng
- Học sinh vận dụng:
+ Viết phương trình hóa học thể hiện tính chất hóa học của ankan và xicloankan.
+ Gọi tên một số ankan, xicloankan làm cơ sở cho việc gọi tên các hidrocacbon và dẫn xuất
hidrocacbon sau này.
+ Học sinh có phương pháp nghiên cứu chất hữu cơ trong một dãy đồng đẳng làm cơ sở cho
phương pháp nghiên cứu các dãy đồng đẳng sau này.
+ Rèn luyện khả năng suy luận, khái quát hóa trong học tập.
1.4.2.2. Mục tiêu chương “Hiđrocacbon không no”
Kiến thức
- Học sinh biết:
+ Cấu trúc electron của liên kết đôi, liên kết ba và liên kết đôi liên hợp.
+ Đồng phân, danh pháp và tính chất của anken, ankadien và ankin.
+ Phương pháp điều chế và ứng dụng của anken, ankadien và ankin.
+ Khái niệm về tecpen.
- Học sinh hiểu:
+ Nguyên nhân tính không no của các hidrocacbon không no là do trong phân tử có liên kết
kém bền, dễ bị phá vỡ để hình thành các liên kết bền.
+ Các hidrocacbon không no có nhiều đồng phân hơn hidrocacbon no vì ngoài đồng phân mạch
cacbon, hidrocacbon không no còn có đồng phân vị trí liên kết đôi, liên kết ba.
+ Quy tắc cộng Maccopnhicop.
Kĩ năng
Học sinh vận dụng:
+ Viết các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của anken, ankadien và ankin.
+ Giải thích khả năng phản ứng của các hidrocacbon không no.
+ Lựa chọn sản phẩm chính trong các phản ứng cộng theo quy tắc Maccopnhicop.
Tình cảm, thái độ
Hidrocacbon không no và sản phẩm trùng hợp của hidrocacbon không no có nhiều ứng dụng
trong đời sống và sản xuất. Vì vậy, giáo viên giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của việc nghiên
cứu hidrocacbon không no, từ đó tạo cho học sinh niềm hứng thú học tập, tìm tòi sáng tạo để chiếm
lĩnh kiến thức.
1.4.2.3. Mục tiêu chương “Hiđrocacbon thơm”
Kiến thức
- HS biết:
+ Cấu trúc, đồng phân, danh pháp và ứng dụng của hidrocacbon thơm.
+ Tính chất của benzen, ankylbenzen, stiren và naphtalen.
+ Phản ứng thế và quy tắc thế ở nhân benzen.
+ Thành phần, tính chất và tầm quan trọng của dầu mỏ, khí thiên nhiên và than mỏ.
- HS hiểu:
+ Cấu trúc nhân benzen quyết định tính chất “thơm” của các hidrocacbon thơm.
+ Quy tắc thế ở vòng benzen cho biết hướng và khả năng phản ứng thế vào vòng benzen.
Kĩ năng
HS vận dụng:
+ Viết các phương trình hóa học chứng minh tính chất của các hidrocacbon thơm.
+ Giải thích một số hiện tượng thí nghiệm.
Tình cảm, thái độ
Qua học tập về nguồn hidrocacbon trong thiên nhiên giáo dục cho HS lòng yêu quê hương đất
nước, ý thức tiết kiệm nguồn nhiên liệu, tinh thần ham học hỏi chiếm lĩnh tri thức khoa học phục vụ Tổ
Quốc.
1.4.3. Nội dung kiến thức phần Hidrocacbon
1.4.3.1. Nội dung kiến thức chương “Hidrocacbon no”
1) Ankan
- Hidrocacbon no, mạch hở, trong phân tử chỉ có lk đơn giữa C-C và C-H.
- Công thức tổng quát : CnH2n +2 , n≥1, n nguyên
a. Tính chất hoá học
- Phản ứng oxi hóa:
+ Phản ứng oxy hóa hoàn toàn :
CnH2n +2 + 2
13 n O2 n CO2 + (n+1)H2O
Nếu thiếu oxi :
CnH2n +2 + 2
1n O2 n C + (n+1)H2O
+ Phản ứng oxy hóa không hoàn toàn: nếu có xúc tác thì ankan sẽ bị oxi hóa tạo nhiều
sản phẩm: andehit, axit.
CH4 + O2 HCHO + H2O
C4H10 + 2
5 O2 2CH3COOH + H2O
- Phản ứng phân hủy
+ Bởi nhiệt : CnH2n+2 n C + (n+1)H2
+ Bởi clo: CnH2n+2 + (n +1)Cl2 nC + 2(n+1)HCl
- Phản ứng thế với các halogen:
CnH2n+2 + mX2 CnH2n+2-mXm + mHX
- Phản ứng đề hidro hóa: tạo sản phẩm có thể có một hay nhiều nối đôi hoặc khép vòng.
CnH2n+2 CnH2n + H2 (n 2)
- Phản ứng cracking (bẽ gãy mạch cacbon)
CnH2n+2 CmH2m + CxH2x+2
Điều kiện : n3, m2, n=m+x; m, n, x: nguyên
b. Điều chế ankan
- Nguyên liệu lấy từ thiên thiên như khí than đá, khí dầu mỏ…
- Tổng hợp từ các dẫn xuất halogen hoặc các muối của các axit hữu cơ .
R─X + 2Na R─R + 2NaX
Ví dụ: C2H5─Cl + 2Na C2H5─C2H5 + 2NaCl
R1(COONa)m + mNaOH(r) R1Hm + mNa2CO3
- Điều chế metan :
C + 2H2 CH4
CO + 3H2 CH4 + H2O
Al4C3 + 12 H2O 4Al(OH)3 + 3CH4
CH3COONa + NaOH CH4 + Na2CO3
2) Xicloankan
- Là hidrocacbon no, mạch vòng, trong phân tử chỉ tồn tại liên kết đơn.
- Công thức tổng quát : CnH2n , n≥3, n nguyên
Xicloankan có đầy đủ tính chất của một hidrocacbon no (vòng C5 trở lên), ngoài ra còn có tính
chất của vòng: các vòng nhỏ có sức căng hơn, kém bền, dễ tham gia phản ứng cộng mở vòng (vòng
C3, C4 ) :
1.4.3.2. Nội dung kiến thức chương “Hidrocacbon không no”
1)Anken
- Là những hidrocacbon mạch hở có một nối đôi trong phân tử.
- Công thức tổng quát : CnH2n , n≥2, n nguyên.
a. Tính chất hóa học
- Phản ứng cộng
CnH2n + H2 CnH2n+2
CnH2n + Br2 CnH2nBr2
CnH2n + HA CnH2n+1A
(với HA là các axit như HCl, HBr, H2SO4)
CnH2n + H2O CnH2n+1OH
- Phản ứng cộng của anken tuân thủ quy tắc Maccopnhicop: nguyên tử H (hay phần mang điện
tích dương) cộng vào nguyên tử C có nhiều H hơn, còn phần âm của tác nhân (nguyên tử X) gắn vào C
của nối đôi có ít H hơn.
- Phản ứng oxi hóa :
+ Oxi hóa hoàn toàn :
CnH2n + 3n/2 O2 nCO2 + nH2O
+ Oxi hóa không hoàn toàn bởi dd KMnO4:
CnH2n + [O] + H2O CnH2n(OH)2
CH2═CH2 + [O] + H2O HO–CH2–CH2– OH
- Phản ứng trùng hợp
CH2═CH2 [─ CH2─CH2─]n (Polietilen)
b. Điều chế anken
- Phản ứng cracking và phản ứng đề hydro hóa:
CnH2n+2 CmH2m + CxH2x+2 (với n=m+x, n3, m2).
CnH2n+2 CnH2n + H2 (n2)
- Phản ứng tách nước từ ancol tương ứng:
- Cộng H2 vào ankin (xúc tác Pd) hoặc ankadien (xúc tác Ni) tương ứng:
- Loại HX ra khỏi dẫn xuất monohalogen của ankan tương ứng:
- Loại X2 ra khỏi dẫn xuất , -dihalogen của ankan tương ứng:
2) Ankadien
- Là hidrocacbon không no, mạch hở, trong phân tử có 2 nối đôi C=C.
- Công thức tổng quát : CnH2n-2, n 3, n nguyên.
a. Tính chất hóa học
- Phản ứng cộng (H2, dung dịch Br2, HX):
CH2═CH─CH═CH2 + 2Br2 BrCH2─CHBr─CHBr─CH2Br
Ở -800C: 80% 20%
Ở 400C: 20% 80%
- Phản ứng trùng hợp:
- Phản ứng oxi hóa :
+ Oxi hóa hoàn toàn :
CnH2n-2 + (3n-1)/2O2 nCO2 + (n-1)H2O
+ Oxi hóa không hoàn toàn :
3CH2═CH─CH═CH2 + 4KMnO4 + 8H2O
CH2OH─CHOH─CHOH─CH2OH + 4MnO2 + 4KOH
b. Điều chế ankadien
- Điều chế buta-1,3-dien:
- Điều chế isopren:
CH3-CH-CH2-CH3 CH2=C - CH=CH2 + 2H2
CH3 CH3
xt, p, t0
CH3-C=CH-CH3 CH2=C - CH=CH2 + H2
CH3 CH3
xt, p, t0
3) Ankin
- Là những hidrocacbon không no, mạch hở có một nối ba trong phân tử.
- Công thức tổng quát : CnH2n-2, n 2 , n nguyên.
a. Tính chất hóa học
- Phản ứng cộng (H2, X2, H2O, HX)
+ Với H2:
+ Với halogen (X= Br2, Cl2)
CnH2n-2 CnH2n-2X2 CnH2n-2X4
+X2 +X2
Ví dụ:
+ Với HA (HBr, HCl, HCN), H2SO4…
CnH2n-2 + HA CnH2n-1A
+ Với H2O:
(không bền)
Các đồng đẳng của axetilen + H2O xeton
(không bền)
Lưu ý: Phản ứng cộng HX, H2O vào các ankin trong dãy đồng đẳng của axetilen cũng tuân theo
quy tắc cộng Maccopnhicop như anken.
- Phản ứng oxi hóa :
CnH2n-2 + (3n-1)/2 O2 nCO2 + (n-1)H2O
3C2H2 + 8KMnO4 3K2C2O4 + 8MnO2 + 2KOH + 2H2O
C2H2 + 2KMnO4 +3H2SO42CO2 + 2MnSO4 + K2SO4 + 4H2O
5CH3─CCH + 8KMnO4 + 12H2SO4 5CH3COOH + 5CO2 + 8MnSO4 +
4K2SO4 + 12H2O
(Hiện tượng màu tím dung dịch nhạt dần hoặc mất hẳn)
- Phản ứng dime hóa và trime hóa:
(Vinyl axetilen)
(benzen)
- Phản ứng thế bằng ion kim loại hóa trị I (Ag+) của ankin-1:
AgNO3 + 3NH3 + H2O [Ag(NH3)2]OH + NH4NO3
HCCH + 2[Ag(NH3)2]OH Ag-CC-Ag + 2H2O + 4NH3
R-CC-H + [Ag(NH3)2]OH R-CC-Ag + H2O + 2NH3
(kết tủa màu vàng nhạt)
=> Trong dãy đồng đẳng ankin, chỉ có axetilen có thể thế hai lần với ion kim loại
HCCH + 2Na NaCCNa + H2
b. Điều chế ankin
- Điều chế axetilen:
+ Từ metan:
+ Từ than đá (C), đá vôi CaC2 (đất đèn) tác dụng với H2O C2H2
- Điều chế đồng đẳng của axetilen:
1.4.3.3. Nội dung kiến thức chương “Hidrocacbon thơm”
Aren hay hidrocacbon thơm là loại hidrocacbon được đặc trưng trong phân tử bởi sự có mặt một
hay nhiều vòng benzen hay nhiều vòng benzen.
a. Tính chất hóa học
- Phản ứng thế
+ Với halogen:
Nếu không dùng Fe mà chiếu sáng thì Br sẽ thế nguyên tử H ở mạch nhánh.
+ Phản ứng nitro hóa:
Toluen tham gia phản ứng nitro hóa dễ dàng hơn benzen và tạo thành sản phẩm thế ở vị trí ortho
và para:
+ Phản ứng sunfo hóa:
- Phản ứng cộng :
- Phản ứng oxi hóa :
CnH2n-6 + (3n-3)/2 O2
t0
nCO2 + (n-3)H2O
C6H5─CH3 +2KMnO4 C6H5─COOK +2MnO2 + KOH +H2O
Toluen Kalibenzoat
Benzen bền, không bị oxi hóa bởi dd KMnO4, chỉ có mạch nhánh của vòng benzen mới bị oxi hóa =>
phản ứng dùng để phân biệt benzen và các đồng đẳng của nó.
b. Điều chế hidrocacbon thơm và các hidrocacbon khác
1.4.4. Các dạng bài tập
- Dạng bài tập định tính
+ Dạng bài tập về cấu tạo chất, đồng đẳng, đồng phân, danh pháp.
+ Dạng bài tập về chuỗi phản ứng, điều chế.
+ Dạng bài tập về tách, tinh chế.
+ Dạng bài tập về nhận biết, phân biệt.
+ Dạng bài tập về viết phương trình phản ứng giữa các chất.
+ Dạng bài tập về so sánh, giải thích cấu tạo, tính chất hóa học của các chất.
- Dạng bài tập định lượng
+ Dạng bài tập về lập CTPT, xác định CTCT của hiđrocacbon.
+ Dạng bài tập về xác định thành phần phần trăm của các chất trong hỗn hợp ban đầu.
+ Dạng bài toán tổng hợp.
1.5. Thực trạng của việc sử dụng bài tập hóa học ở các trường THPT
1.5.1. Mục đích điều tra
Tìm hiểu những khó khăn trong việc sử dụng bài tập hóa học hữu cơ lớp 11 ở trường PTTH để
đưa ra cách khắc phục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
1.5.2. Đối tượng điều tra
Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng việc sử dụng BTHH hữu cơ lớp 11 trên 30 GV; 160 HS
của trường THPT Trần Suyền và THPT Nguyễn Huệ tỉnh Phú Yên.
Bảng 1.1. Danh sách GV được điều tra về thực trạng sử dụng BTHH
STT Họ và tên Trường Tỉnh, thành phố
1 Trần Thị Phương Nga Chuyên Lương Văn Chánh
2 Phan Thị Mỹ Lệ Chuyên Lương Văn Chánh
3 Nguyễn Thị Minh Đệ Chuyên Lương Văn Chánh
4 Phạm Thị Tuyết Lê Chuyên Lương Văn Chánh
5 Nguyễn Thị Hồng Phượng Chuyên Lương Văn Chánh
6 Tạ Khánh Linh Chuyên Lương Văn Chánh
7 Nguyễn Nho Lộc Chuyên Lương Văn Chánh
8 Đinh Thị Tuyết Chuyên Lương Văn Chánh
9 Đỗ Thị Sương THPT Nguyễn Huệ
10 Nguyễn Thị Xuân Viên THPT Nguyễn Huệ
11 Nguyễn Thị Thanh Tâm THPT Nguyễn Huệ
12 Trẩn Đăng Khoa THPT Nguyễn Huệ
13 Lê Thị Liên Hồng THPT Nguyễn Huệ
14 Nguyễn Hùng Sơn THPT Nguyễn Huệ
15 Lê Thị Mỹ Hợp THPT Trần Suyền
16 Trần Nguyễn Diễm Trang THPT Trần Suyền
17 Đặng Thị Hồng Huệ THPT Trần Suyền
18 Võ Thị Thanh Hà THPT Trần Suyền
Phú Yên
19 Dương Thị Kim Tiên THPT Nguyễn Bỉnh
Khiêm
Bà Rịa – Vũng
Tàu
20 Trần Tuyết Nhung Chuyên Lương Thế Vinh Đồng Nai
21 Võ Thị Thái Thủy Chuyên Lê Quí Đôn
22 Vân Long Trọng Chuyên Lê Quí Đôn Ninh Thuận
23 Nguyễn Anh Duy THPT Võ Trường Toản
24 Đỗ Thị Việt Phương THPT Võ Trường Toản
25 Tống Đức Huy THPT Trần Phú
26 Nguyễn Thị Ngọc Xuân THPT Lương Thế Vinh
27 Lê Trung Thu Hằng THPT Lương Thế Vinh
28 Trần Huy Hùng THPT Lương Thế Vinh
29 Lê Thị Phương Thúy THPT Trần Bình Trọng
30 Trần Thị Hồng Thắm THPT Trí Đức
TPHCM
1.5.3. Cách tiến hành
- Thiết kế phiếu điều tra (phụ lục trang 37- 40).
- Phát phiếu điều tra cho GV và HS.
- Tiến hành thống kê kết quả thu được.
- Trao đổi trực tiếp với GV dạy lớp 11 về HTBT và cách dạy.
1.5.4. Kết quả điều tra
- Phát ra cho 30 GV và thu được 30 phiếu.
- Phát ra cho 160 HS phiếu và thu được 160 phiếu.
Bảng 1.2. Kết quả điều tra thực trạng việc sử dụng BT của GV ở trường phổ thông
Nội dung tìm hiểu Ý kiến của GV (số lượng – tỉ lệ %)
1. Các dạng BT cơ
bản ở SGK.
- Đầy đủ ( 1- 3,3% )
- Chưa đầy đủ ( 29 – 96,7% )
2. GV bổ sung BT
bằng cách:
- Chọn thêm bài trong sách bài tập. ( 14 – 48,3% )
- Phát BT đã download sẵn trên mạng phát cho HS. (3-10,3%)
- Cho bài tập thầy cô tự biên soạn.( 16 - 55,2% )
- Xây dựng cho học sinh một hệ thống bài tập đã chọn lọc từ
những sách bài tập có chất lượng .( 13 - 44,8% )
- Cách làm khác. ( 1 – 3,4% )
3. Các BT cho
thêm gồm bài tập
tự luận và bài tập
trắc nghiệm với các
dạng:
- Dạng BT về cấu tạo chất, đồng đẳng, đồng phân, danh pháp.
(9 - 30%)
- Dạng BT về chuỗi phản ứng, điều chế. ( 15 – 50% )
- Dạng BT về tách, tinh chế. (9 - 30%)
- Dạng BT về nhận biết, phân biệt. (9 - 30%)
- Dạng BT về viết PTPƯ giữa các chất. ( 9 -30% )
- Dạng BT về so sánh, giải thích. ( 9 - 30% )
- Dạng BT về lập CTPT, xác định CTCT. ( 20 - 66,7% )
- Dạng BT về xác định % của các chất trong hỗn hợp.
( 17 - 56,7% )
- Dạng bài toán tổng hợp.( 21 – 70% ).
- Dạng BT khác. ( 1 – 3,3% )
4. BT trong SGK
đã phù hợp với xu
hướng phát triển
BT hiện nay chưa?
- Có ( 13 – 43,3% )
- Chưa ( 17 – 56,7% )
5. Xu hướng phát
triển BTHH trong
SGK hiện chưa
phù hợp vì:
- Chưa loại bỏ BT có nội dung hóa học nghèo nàn nhưng lại
cần đến những thuật toán phức tạp. ( 4 – 23,5% )
- Chưa loại bỏ những BT có nội dung léo lắt, giả định rắc rối,
phức tạp, xa rời thực tiễn hóa học. ( 5 – 29,4% )
- Chưa tăng cường sử dụng BT thực nghiệm. ( 5 – 29,4% )
- Chưa tăng cường sử dụng BT trắc nghiệm khách quan.
( 7 – 41,2% )
- Chưa xây dựng được BT có nội dung thực tiễn. ( 8 - 47,1% )
- Chưa xây dựng BT để rèn luyện cho học sinh năng lực phát
hiện vấn đề và giải quyết vấn đề. ( 8- 47,1% )
- Chưa đa dạng hóa các loại hình BT bằng hình vẽ, đồ thị, sơ
đồ, bài tập lắp dụng cụ thí nghiệm. (3 – 17,6%)
- Chưa xây dựng BT có nội dung hóa học phong phú, sâu sắc,
phần tính toán đơn giản, nhẹ nhàng. ( 7 – 41,2% )
- Chưa xây dựng và tăng cường sử dụng BT thực nghiệm định
lượng. ( 7 – 41,2% )
6. HS thường bị
lúng túng không
- Chưa hiểu một cách chính xác các khái niệm, ngôn ngữ hóa
học. ( 11 – 36,7% )
định hướng được
cách giải khi đọc
đề BT là do:
- Chưa thuộc hay hiểu để có thể viết đúng các phương trình
phản ứng. ( 14 – 46,7% )
- Chưa nắm được các định luật cơ bản của hóa học. (8-26,7%)
- Chưa thành thạo những kĩ năng cơ bản về hóa học.
( 17 - 56,7% )
- Chưa nắm được các dạng bài tập và cách giải chúng.
( 19 – 63,3% )
- Không nhìn ra được mối tương quan giữa các giả thiết, giả
thiết với kết luận để có thể lựa chọn và sử dụng phương pháp
thích hợp đối với từng bài cụ thể. ( 19 – 63,3% )
7. Phương tiện để
GV sử dụng BT có
hiệu quả là:
- Máy chiếu. (9 -30%) - Bảng phụ. ( 8 -26,7% )
- Phiếu học tập. (26 – 86,7%) - Thí nghiệm. (11 – 36,7%)
- Đồ dùng trực quan. (10 – 33,3%)
8. Thầy cô sử dụng
bài tập với mục
đích:
- Hình thành khái niệm, kiến thức mới cho HS. ( 6 – 20% )
- Luyện tập, hệ thống kiến thức cho HS. ( 24 – 80% )
- Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm cho HS. ( 4 – 13,3% )
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, giải thích của HS. (10 – 33,3% )
- Rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức cho HS.( 9 – 30% )
- Hình thành kĩ năng tính toán cho HS. ( 23 – 76,7% )
9. Thầy/cô nhận
xét mức độ làm bài
tập về nhà của HS.
- Hầu như không có. ( 2 – 6,7% )
- Có làm nếu ép buộc. ( 9 – 30% )
- Một số ít tự giác học. (16 – 53,3% )
- Nhiều học sinh siêng làm. ( 7 – 23,3% )
Bảng 1.3. Kết quả điều tra thực trạng việc sử dụng BT của HS ở trường phổ thông
Nội dung tìm hiểu Ý kiến của HS
1. Các em có hứng
thú với môn hóa
hữu cơ không?
- Hứng thú. ( 56 – 35% )
- Không hứng thú. ( 104 – 65% )
2. Nguyên nhân
gây ra việc không
hứng thú với môn
hóa hữu cơ là:
- Khó suy luận và tưởng tượng vì ít thí nghiệm trực quan.
( 87 – 54,4% )
- Khối lượng kiến thức quá nhiều. ( 103 – 64,4% )
- Nhiều dạng bài tập khó. ( 89 – 55,6% )
- SGK còn thiếu nhiều dạng bài tập. ( 84 – 52,5 % )
3. Các em bổ sung
BT bằng cách:
- Chọn thêm bài trong sách bài tập. ( 56 – 35,5% )
- Download bài tập có sẵn trên mạng . ( 7 – 4,4% )
- Làm những bài tập thầy cô tự biên soạn. ( 81 – 50,6% )
- Cách làm khác. ( 2 – 1,3% )
4. Các dạng BT
trong sách giáo
khoa mà các em
thấy còn thiếu:
- Dạng BT về cấu tạo chất, đồng đẳng, đồng phân, danh pháp.
( 26 – 16,3% )
- Dạng BT về chuỗi phản ứng, điều chế. ( 34 – 21,3% )
- Dạng BT về tách, tinh chế. ( 27 – 16,9% )
- Dạng BT về nhận biết, phân biệt. ( 31 – 19,4% )
- Dạng BT về viết phương trình phản ứng giữa các chất.
( 44 – 27,5% )
- Dạng BT về so sánh, giải thích. ( 43 – 26,9% )
- Dạng BT về lập CTPT, xác định CTCT. ( 94 – 58,8% )
- Dạng BT về xác định % của các chất trong hỗn hợp.
( 109– 68,1% )
- Dạng bài toán tổng hợp. ( 85 – 53,1% )
5. Khi đọc đề bài
tập hóa học hữu cơ,
các em thường bị
lúng túng không
định hướng được
cách giải là do:
- Chưa hiểu một cách chính xác các khái niệm, ngôn ngữ hóa
học. (101 – 63,1% )
- Chưa thuộc hay hiểu để có thể viết đúng các PTPƯ.
(78 – 48,8% )
- Chưa nắm được các định luật cơ bản của hóa học.
(66 – 41,3% )
- Chưa thành thạo những kĩ năng cơ bản về hóa học.
(78 – 48,8%)
- Chưa nắm được các dạng bài tập và cách giải chúng.
(105 – 65,6% )
- Không nhìn ra được mối tương quan giữa các giả thiết, giả
thiết với kết luận để có thể lựa chọn và sử dụng phương pháp
thích hợp đối với từng bài cụ thể. (69 – 43,1% )
6. Nguyên nhân
gây mất hứng thú
khi làm bài tập về
nhà của các em là:
- BT quá dễ (6 – 4,8% )
- BT quá khó (89 – 55,6% )
- BT quá nhiều mà không đa dạng. (36 – 22,5%)
- Chưa nắm được các dạng BT và cách giải chúng.
(92 – 57,5%)
Từ kết quả điều tra, chúng tôi nhận thấy:
Các dạng BT trong sách giáo khoa chưa đầy đủ, số lượng tương đối ít ở các dạng BT về lập
CTPT, xác định CTCT và tính tỉ lệ phần trăm các chất trong hỗn hợp ban đầu nên GV thường bổ sung
thêm BT ở những dạng này (66,7%). Đa số các GV đều chú trọng đến việc sử dụng BT để luyện tập,
hệ thống kiến thức cho HS (80%) và hình thành kĩ năng tính toán cho HS (76,7%). GV ít sử dụng BT
để hình thành khái niệm, kiến thức mới cho HS (20%), rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm cho HS
(13,3%), kĩ năng quan sát, giải thích của HS (33,3%) và năng lực vận dụng kiến thức cho HS (30%).
Ngoài SGK, GV thường biên soạn các BT cho HS (55,2%), kể cả việc xây dựng cho các em một
HTBT hoàn chỉnh (44,8%). Để thực hiện một tiết dạy có nhiều BT, GV thường phát cho HS phiếu học
tập, cách này được GV dùng nhiều nhất (86,7%) vì dễ thực hiện.
HS không hứng thú khi học môn hóa hữu cơ (65%) nên thường không tự giác làm BT về nhà
(53,3%). Nguyên nhân là do khối lượng kiến thức quá nhiều (64,4%), HS chưa nắm được các dạng BT
và cách giải chúng (57,5%.).
Ngoài ra, chúng tôi còn trao đổi, trò chuyện trực tiếp với các giáo viên. Cô Nguyễn Thị Xuân
Viên là GV trường THPT Nguyễn Huệ tỉnh Phú Yên với 32 năm giảng dạy hóa học cấp THPT, cho
rằng “Việc sử dụng bài tập để củng cố kiến thức cho HS được xem là phương pháp dạy học có hiệu
quả, bên cạnh đó cũng cần chú ý đến các bài tập hình thành khái niệm, kiến thức mới, bài tập rèn
luyện kĩ năng làm thí nghiệm, bài tập vận dụng kiến thức và giải thích được các hiện tượng trong đời
sống, thực tế hàng ngày”.
Cô Nguyễn Thị Hồng Phượng dạy trường THPT chuyên Lương Văn Chánh tỉnh Phú Yên với 18
năm giảng dạy lớp chuyên cho rằng “HS thường không thích học môn hóa hữu cơ nên các em không
tập trung nghe giảng nội dung quá nặng nề về lí thuyết trong các tiết học, các em sẽ hứng thú hơn với
các bài tập mà GV đưa ra. Vì vậy, việc mỗi GV xây dựng cho HS một hệ thống bài tập cho từng bài
học là việc làm cần thiết, điều đó sẽ giúp việc tiếp thu của HS hiệu quả hơn”.
Chúng tôi thiết nghĩ rằng, việc xây dựng HTBT có chất lượng cho HS là việc đúng đắn và GV
cần khai thác thế mạnh của BTHH một cách triệt để nhằm phát triển tư duy cho các em đồng thời kích
thích sự hứng thú và sáng tạo của HS qua từng bài tập.
Kết luận chương 1
Trong chương này chúng tôi đã trình bày tổng quan vấn đề nghiên cứu, cơ sở lí luận và thực tiễn
của đề tài bao gồm:
1. Bài tập hóa học. Chúng tôi nêu rõ khái niệm bài tập hóa học, tác dụng, vị trí của bài tập hóa
học trong quá trình dạy học, phân loại bài tập hóa học và xu hướng phát triển bài tập hóa học hiện nay.
2. Nêu một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học, trong đó có phương pháp sử dụng bài tập
hóa học.
3. Chương trình hóa học phần Hidrocacbon lớp 11 THPT. Chúng tôi nêu rõ mục tiêu, nội dung
kiến thức của các chương “Hidrocacbon no”, chương “Hidrocacbon không no” và chương
“Hidrocacbon thơm”.
4. Chúng tôi khảo sát thực trạng sử dụng bài tập hóa học phần Hidrocacbon lớp 11 chương trình
nâng cao qua việc điều tra 30 GV dạy môn hóa học ở tỉnh Phú Yên và một số tỉnh, thành phố khác; 160
HS của trường THPT Trần Suyền và trường THPT Nguyễn Huệ tỉnh Phú Yên. Kết quả điều tra cho
thấy 55,2% GV thường biên soạn các BT cho HS và 86,7% GV thường phát cho HS phiếu học tập
trong các tiết có nhiều BT. Có khoảng 65% HS không hứng thú khi học môn hóa hữu cơ với nguyên
nhân là do khối lượng kiến thức quá nhiều (64,4%), HS chưa nắm được các dạng BT và cách giải
chúng (57,5%).
Những nội dung trên là cơ sở để chúng tôi nghiên cứu, xây dựng và tuyển chọn hệ thống bài tập
hóa học, đồng thời đề ra các hướng sử dụng bài tập đã xây dựng nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.
Chương 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC PHẦN
HIĐROCACBON LỚP 11 CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO
2.1. Các nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập
Khi xây dựng hệ thống bài tập nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học, chúng tôi dựa vào các nguyên
tắc sau:
2.1.1. Hệ thống bài tập phải góp phần thực hiện mục tiêu môn học
Bài tập là một phương tiện để tổ chức các hoạt động của học sinh nhằm khắc sâu, vận dụng và
phát triển hệ thống kiến thức lí thuyết đã học, hình thành và rèn luyện các kĩ năng cơ bản.
Mục tiêu của hóa học ở trường THPT (đối với ban nâng cao), cung cấp cho học sinh hệ thống
kiến thức, kĩ năng phổ thông, cơ bản, hiện đại, thiết thực, có nâng cao về hóa học và gắn với đời sống.
Nội dung chủ yếu bao gồm cấu tạo chất, sự biến đổi các chất, những ứng dụng và những tác hại của
các chất trong đời sống, sản xuất và môi trường. Những nội dung này góp phần giúp HS có học vấn
phổ thông tương đối toàn diện để có thể giải quyết tốt một số vấn đề hóa học có liên quan đến đời sống
và sản xuất, mặt khác góp phần phát triển tư duy sáng tạo cho HS.
2.1.2. Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính chính xác, khoa học
Khi xây dựng, nội dung của bài tập phải có sự chính xác về kiến thức hóa học, bài tập cho đủ
các dữ kiện, không được dư hay thiếu. Các bài tập không được mắc sai lầm về mặt thiếu chính xác
trong cách diễn đạt, nội dung thiếu logic chặt chẽ. Vì vậy giáo viên khi ra bài tập cần nói, viết một cách
logic, chính xác và đảm bảo tính khoa học về mặt ngôn ngữ hóa học.
2.1.3. Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính hệ thống, tính đa dạng
Mọi người đều biết mọi sự vật, hiện tượng, quá trình trong thế giới khách quan không tồn tại
biệt lập mà tồn tại trong một hệ thống, trong mối quan hệ mật thiết với nhau.
Vận dụng quan điểm hệ thống – cấu trúc vào việc xây dựng bài tập cho học sinh, trước hết
chúng tôi xác định từng bài tập (mỗi bài tập tương ứng với một kĩ năng nhất định và đây là những kĩ
năng cơ bản). Toàn bộ hệ thống gồm nhiều bài tập sẽ hình thành hệ thống kĩ năng toàn diện cho học
sinh.
Trong quá trình xây dựng hệ thống bài tập có những loại bài tập được đầu tư nhiều hơn, vì
chúng góp phần quan trọng hơn vào việc hình thành và rèn luyện những kĩ năng liên quan đến nhiều
hoạt động giáo dục… Giữa các bài tập trong hệ thống luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bài tập
trước là cơ sở, nền tảng để thực hiện bài tập sau và bài tập sau là sự cụ thể hóa, là sự phát triển và củng
cố vững chắc hơn bài tập trước. Toàn bộ hệ thống bài tập đều nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức,
hình thành và phát triển hệ thống kĩ năng cơ bản.
Mặt khác, hệ thống bài tập còn phải được xây dựng một cách đa dạng, phong phú. Sự đa dạng
của hệ thống bài tập sẽ giúp cho việc hình thành các kĩ năng cụ thể, chuyên biệt một cách hiệu quả.
2.1.4. Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính phân hóa và tính vừa sức
Bài tập phải được xây dựng từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp: đầu tiên là những bài tập
vận dụng theo mẫu đơn giản, sau đó là những bài tập vận dụng phức tạp hơn, cuối cùng là những bài
tập đòi hỏi sáng tạo. Các bài tập phải có đủ loại điển hình và tính mục đích rõ ràng, có bài tập chung
cho cả lớp nhưng cũng có bài tập riêng cho từng đối tượng, hình thức phổ biến là cao hơn, khó hơn
nhưng gây được hứng thú, chứ không mang tính chất ép buộc. Với hệ thống bài tập được xây dựng
theo nguyên tắc này sẽ giúp cho mọi trình độ học sinh đều tham gia vào việc giải bài tập. Khi nói lên
một ý hay, ý đúng sẽ tạo cho học sinh một niềm vui, một sự hưng phấn cao độ, kích thích tư duy và nỗ
lực suy nghĩ.
2.1.5. Hệ thống bài tập phải góp phần củng cố kiến thức cho học sinh ở các mức độ hiểu, biết,
vận dụng
Sự nắm vững kiến thức có thể phân biệt ở ba mức độ: biết , hiểu, vận dụng. Học sinh nắm vững
kiến thức hóa học một cách chắc chắn khi họ được hình thành kĩ năng, kĩ xảo vận dụng và chiếm lĩnh
kiến thức thông qua nhiều hình thức luyện tập khác nhau. Sử dụng bài tập nhằm mục đích luyện tập
cho học sinh vận dụng kiến thức để giải những bài toán dưới các hình thức khác nhau, kiến thức được
củng cố vững chắc hơn.
2.1.6. Hệ thống bài tập phải phát huy tính tích cực nhận thức, năng lực sáng tạo của học sinh
Với mục đích nghiên cứu quá trình suy luận của học sinh nhằm phát triển năng lực nhận thức, tư
duy sáng tạo, chúng tôi tạm phân ra làm hai loại bài tập:
- Bài tập cơ bản: loại bài tập chỉ yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã biết để giải quyết các
tình huống quen thuộc.
- Bài tập tổng hợp: loại bài tập đòi hỏi học sinh khi giải vận dụng một chuỗi các lập luận lôgic,
giữa cái đã cho và cái cần tìm. Do đó học sinh cần phải giải thành thạo các bài tập cơ bản và phải nhận
ra quan hệ lôgic của toàn bài, từ đó học sinh đề ra cách giải quyết cho bài toán.
2.2. Quy trình thiết kế hệ thống bài tập nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học
2.2.1. Buớc 1: Xác định mục đích của hệ thống bài tập
Mục đích xây dựng HTBT phần Hidrocacbon lớp 11 (chương trình nâng cao) nhằm củng cố
kiến thức, phát triển tư duy sáng tạo và khả năng tự học cho học sinh.
2.2.2. Bước 2: Xác định nội dung hệ thống bài tập
Nội dung của hệ thống bài tập phải bao quát được kiến thức của phần Hidrocacbon. Để ra một
bài tập hóa học thỏa mãn mục tiêu chương của giáo viên phải trả lời được các câu hỏi sau:
a) Bài tập giải quyết vấn đề gì?
b) Nó nằm ở vị trí nào trong bài học?
c) Cần ra loại bài tập gì? (định tính, định lượng hay thí nghiệm)
d) Có liên hệ với những kiến thức cũ và mới không?
e) Có phù hợp với năng lực nhận thức của học sinh không?
f) Có phối hợp với những phương tiện khác không? (thí nghiệm).
g) Có thỏa mãn ý đồ, phương pháp của GV không? ...
2.2.3. Buớc 3: Xác định loại bài tập, các kiểu bài tập
Đối với phần hóa học, chúng tôi chia thành các loại bài tập sau:
- Bài tập định tính.
- Bài tập định lượng.
Ứng với từng loại chúng tôi chia làm hai hình thức: Bài tập tự luận và bài tập trắc nghiệm.
Sau khi đã xác định được loại bài tập, cần đi sâu hơn, xác định nội dung của mỗi loại.
Dấu hiệu đặc trưng của bài tập định tính là trong đề bài không yêu cầu phải tính toán trong quá
trình giải và yêu cầu phải xác lập những mối liên hệ nhất định giữa các kiến thức và các kĩ năng. Trong
phần Hidrocacbon lớp 11 THPT (chương trình nâng cao) chúng tôi chia thành các kiểu bài tập sau:
- Kiểu 1: Giải các bài tập có quan sát và giải thích các hiện tượng.
- Kiểu 2: Điều chế các chất.
- Kiểu 3: Nhận biết các chất.
- Kiểu 4: Tách các hỗn hợp, điều chế những chất mới.
- Kiểu 5: Viết phương trình phản ứng của dãy biến hóa của các chất.
- Kiểu 6: So sánh, giải thích cấu tạo và tính chất hóa học của các chất.
- Kiểu 7: Viết đồng đẳng, đồng phân và danh pháp.
- Kiểu 8: Xác định CTCT dựa vào dữ kiện đề bài đã cho.
Dấu hiệu của bài tập định lượng là trong đề bài phải có tính toán trong quá trình giải. Trong
phần Hidrocacbon lớp 11 THPT (chương trình nâng cao) chúng tôi chia thành các kiểu bài tập sau:
- Kiểu 1: Lập CTPT và xác định CTCT.
- Kiểu 2: Tính thành phần % của hỗn hợp theo số mol, theo khối lượng, theo thể tích…
- Kiểu 3: Hiệu suất của phản ứng.
2.2.4. Buớc 4: Thu thập thông tin để soạn hệ thống bài tập
Gồm các bước cụ thể sau:
- Thu thập các sách bài tập, các tài liệu liên quan đến HTBT cần xây dựng.
- Tham khảo sách, báo, tạp chí… có liên quan.
- Tìm hiểu, nghiên cứu thực tế những nội dung hóa học có liên quan đến đời sống.
Số tài liệu thu thập được càng nhiều và càng đa dạng thì việc biên soạn càng nhanh chóng và có
chất lượng, hiệu quả. Vì vậy, cần tổ chức sưu tầm, tư liệu một cách khoa học và có sự đầu tư về thời
gian.
2.2.5. Buớc 5: Tiến hành soạn thảo bài tập
- Soạn từng loại bài tập:
+ Bổ sung thêm các dạng bài tập còn thiếu hoặc những nội dung chưa có bài tập trong
sách giáo khoa, sách bài tập.
+ Chỉnh sửa các bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập không phù hợp như quá khó
hoặc quá nặng nề, chưa chính xác…
- Xây dựng các phương pháp giải quyết bài tập.
- Sắp xếp các bài tập thành các loại như đã xác định theo trình tự:
+ Từ dễ đến khó;
+ Từ lí thuyết đến thực hành;
+ Từ tái hiện đến sáng tạo…
2.2.6. Bước 6: Tham khảo, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp
Sau khi xây dựng xong các bài tập, chúng tôi tham khảo ý kiến các đồng nghiệp về tính chính
xác, tính khoa học, tính phù hợp với trình độ của học sinh.
2.2.7. Bước 7: Thực nghiệm, chỉnh sửa và bổ sung
Để khẳng định lại mục đích của hệ thống bài tập là nhằm củng cố kiến thức và phát triển tư duy
sáng tạo cho học sinh, chúng tôi trao đổi với các giáo viên thực nghiệm về khả năng nắm vững kiến
thức và phát triển năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua hoạt động giải các bài
tập.
2.3. Hệ thống bài tập phần Hidrocacbon
2.3.1. Hệ thống bài tập chương “Hidrocacbon no”
TỰ LUẬN
1. Viết phương trình phản ứng:
Al2O3 Al4C3 CH4CH3ClC2H6C2H5ClC4H10C3H6C3H8
2. Viết công thức cấu tạo, gọi tên và đánh số bậc của mỗi nguyên tử cacbon cho các đồng phân ứng với
công thức phân tử C5H12.
3. Viết CTCT và gọi tên các đồng phân của C3H5Br3.
4. Viết CTCT và gọi tên các xicloankan ứng với mỗi CTPT sau đây:
a. C5H10. b. C6H12.
5. Viết CTCT của xicloankan và các gốc xicloankyl có tên sau đây:
a. 1,1-dimetylxiclohexan. b. 1-etyl-1-metylxiclohexan.
c. 2- xiclopropylhexan. d. 3-etyl xiclopentyl.
e. 2,4-dimetyl xiclohexyl.
6. C6H14 có bao nhiêu đồng phân cấu tạo? Viết công thức cấu tạo và gọi tên các đồng phân đó theo quy
tắc của IUPAC. Đồng phân nào được gọi là iso-?
7. Gọi tên IUPAC các ankan có công thức sau đây:
a. (CH3)2CH-CH2-C(CH3)3 (tên thông dụng “isooctan”).
b. CH3-CH2-CH(CH3)-CH(CH3)(CH2)4-CH(CH3)2.
8. Viết CTCT và gọi tên các gốc hidrocacbon no hóa trị một với số C như sau:
a. 3C. b. 4C. c. 5C.
9. So sánh và giải thích sự khác nhau về nhiệt độ sôi giữa:
a. hexan và heptan.
b. hexan và 2,2-dimetylbutan.
c. heptan và 2-metylhexan.
10. Từ pentan và các chất vô cơ cần thiết, hãy viết các phương trình phản ứng điều chế: metan, etan,
propan, butan.
11. Tách riêng biệt các khí trong cùng một hỗn hợp: CH4 và NH3.
12. Nhận biết 4 lọ khí chưa dán nhãn chứa H2, NH3, C2H6, CO2.
13. Viết PTPƯ và gọi tên phản ứng của isobutan trong các trường hợp sau:
a. Lấy 1 mol isobutan cho tác dụng với 1 mol clo có chiếu sáng.
b. Lấy 1 mol isobutan đun nóng với 1 mol brom.
c. Nung nóng isobutan với chất xúc tác Cr2O3 để tạo thành C4H8 (isobutilen).
d. Đốt isobutan trong không khí.
14. Clo tác dụng với etan khi chiếu sáng cho ta CH3-CH2-Cl.
a. Viết phương trình phản ứng.
b. Trình bày cơ chế phản ứng.
15. Cho clo tác dụng với n-butan thu được hai dẫn xuất clo C4H9Cl. Viết phương trình phản ứng và
công thức cấu tạo của 2 sản phẩm. Tính tỉ lệ phần trăm mỗi sản phẩm đó, biết rằng nguyên tử hidro ở
cacbon bậc hai có khả năng phản ứng cao hơn hidro ở cacbon bậc một là 3 lần.
16. Xác định CTCT của C6H14 biết rằng khi tác dụng với clo theo tỉ lệ số mol 1:1 thu được 2 đồng
phân. Gọi tên 2 đồng phân.
17. Đốt hỗn hợp các hidrocacbon thu được số mol nước lớn hơn số mol CO2. Chứng minh rằng trong
hỗn hợp đó phải có ankan.
18. Khi đốt cháy hidrocacbon người ta nhận thấy tỉ lệ số
OH
CO
n
n
2
2 giảm dần khi số nguyên tử C tăng dần.
Hỏi loại hidrocacbon đó thuộc dãy đồng đẳng nào?
19. Đốt một hỗn hợp chưa biết thuộc dãy đồng đẳng nào nhưng luôn có OHCO nn 22 . Hỏi hidrocacbon
thuộc dãy đồng đẳng nào? Tìm CTPT khi
2CO
n = 0,4 và OHn 2 = 0,5.
20. Hai hidrocacbon A và B đều có CTPT C5H12. Khi thực hiện phản ứng clo hóa, A tạo ra 3 dẫn xuất
C5H11Cl, B chỉ tạo ra một dẫn xuất C5H11Cl duy nhất.
a. Viết CTCT của A, B và gọi tên chúng.
b. Viết phương trình của các phản ứng tạo ra dẫn xuất clo nói trên.
21. Cho isobutan phản ứng với Cl2 và phản ứng với Br2 có ánh sáng khuyếch tán. Hãy cho biết sản
phẩm chính trong mỗi trường hợp của phản ứng thế lần thứ nhất. Viết phương trình phản ứng và gọi
tên sản phẩm.
22. Người ta điều chế ancol (C) từ hidrocacbon (A) theo sơ đồ sau:
a. Hãy dùng CTCT viết phương trình phản ứng. Để thu được B với hiệu suất cao, nên dùng X2
là Cl2 hay Br2?
b. Trong 3 chất A, B và C với X=Cl, chất nào có t0s cao nhất? Chất nào có t0s thấp nhất? Chất
nào dễ tan trong nước nhất? Vì sao?
23. Hãy so sánh khả năng phản ứng thế của các nguyên tử H liên kết với C bậc 1, bậc 2, bậc 3 trong
phân tử isopentan, biết rằng khi clo hóa isopentan thu được hỗn hợp các đồng phân dẫn xuất một lần
thế như sau:
30% 1-clo-2-metylbutan. 15% 1-clo-3-metylbutan.
33% 1-clo-3-metylbutan. 22% 2-clo-2-metylbutan.
24. Đun 16,4 gam natri axetat với vôi xút (dư). Tính thể tích khí metan thu được (ở đktc) nếu hiệu suất
phản ứng là 60%.
25. Tính khối lượng nhôm cacbua phải dùng để điều chế được 6,72 lít metan (ở đktc) nếu hiệu suất
phản ứng là 75%.
26. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí gồm metan và etan có tỉ khối so với không khí bằng 0,6. Cần bao
nhiêu lít khí oxi để đốt hết 1 lít hỗn hợp trên (các thể tích khí đo ở điều kiện như nhau)?
27. Hai xicloankan đơn vòng A và B đều có tỉ khối hơi so với nitơ bằng 3. Khi cho tác dụng với clo
(chiếu sáng) A cho 4 dẫn xuất monoclo còn B chỉ cho một dẫn xuất monoclo duy nhất. Xác định cấu
tạo của A và B.
28. Khi cho brom tác dụng với một hidrocacbon A được một dẫn xuất monobrom duy nhất B có tỉ khối
hơi so với không khí bằng 5,207. Xác định CTCT của A.
29. Đốt cháy hoàn toàn 14,6 gam hỗn hợp gồm 2 ankan. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình chứa
dung dịch Ba(OH)2. Khối lượng bình tăng 67,4 gam.
a. Tính khối lượng CO2 và H2O sinh ra.
b. Nếu 2 ankan là đồng đẳng liên tiếp, tìm CTPT 2 ankan.
30. Đốt cháy một hidrocacbon A thu được CO2 và hơi nước có tỉ lệ thể tích là 7
6
2
2
OH
CO
V
V
. Mặt khác,
khi cho A tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ mol 1: 1 chỉ thu 2 đồng phân. Xác định CTCT của A.
31. Đốt cháy hoàn toàn 29,2 gam hỗn hợp 2 ankan, hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch
Ba(OH)2 dư, thấy khối lượng bình đựng dung dịch tăng 134,8 gam.
a. Tính khối lượng mỗi sản phẩm cháy.
b. Tìm CTPT 2 ankan, biết tỉ lệ số mol hai ankan là 2:1.
32. Một hỗn hợp gồm C2H6 và một hidrocacbon có tỉ khối đối với không khí bằng 1. Xác định thành
phần định tính và định lượng của hỗn hợp biết rằng khi đốt 1 lít hỗn hợp này sinh ra 2 lít CO2 (các thể
tích khí đo cùng điều kiện).
33. Đốt cháy hidrocacbon A rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm phản ứng vào bình đựng dung dịch chứa
0,15 mol Ca(OH)2 tan trong nước. Kết thúc thí nghiệm, lọc tách được 10g kết tủa trắng và nhận thấy
khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng thêm 6g so với khối lượng dung dịch trước phản ứng. Xác
định CTPT của A.
34. Gas chứa trong các bình thép để đun nấu trong gia đình và gas dẫn từ các mỏ khí thiên nhiên vừa
dùng trong bếp để nấu ăn vừa dùng làm nhiên liệu công nghiệp khác nhau như thế nào? Viết phương
trình phản ứng chính xảy ra khi sử dụng chúng trong gia đình. Bật lửa “ga” dùng loại gas nào?
TRẮC NGHIỆM
1. Brom hóa một ankan được một dẫn xuất brom, có tỉ khối hơi so với không khí là 5,207. Ankan có
CTPT là
A. C3H8. B. C2H6. C. C4H10. D. C5H12.
2. Đốt cháy hoàn toàn 0,72 gam một hợp chất hữu cơ M thu được 1,12 lít CO2 (đktc) và 1,08 gam H2O.
CTPT của M là
A. C5H12O. B. C5H12. C. C5H10. D. C5H8.
3. Thực hiện phản ứng nổ một lượng CH4 chỉ tạo ra CO2 và H2O với một thể tích không khí vừa đủ
trong bình kín. Sau phản ứng, đưa bình về nhiệt độ ban đầu (hơi nước ngưng tụ và thể tích không đáng
kể). Không khí gồm O2 và N2 với tỉ lệ thể tích là 1: 4. Phần trăm thể tích các khí sau phản ứng nổ:
A. CO2: 11,11%; N2: 88,89%. B. CO2: 88,89%; N2:11,11%.
C. CO2: 22,22%; N2: 77,78%. D. Kết quả khác.
4. Hỗn hợp X gồm metan và etan có tỉ khối hơi so với không khí là 0,6. Thể tích O2 (đktc) cần để đốt
cháy hết 3 lít hỗn hợp X là
A. 5 lít. B. 6 lít. C. 6,45 lít. D. 5,64 lít.
5. Đốt cháy hết a gam metan rồi cho sản phẩm cháy hấp thu hết vào 200ml dung dịch Ca(OH)2 1M, thu
được 10 gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 4,8 gam.. B. 1,6 gam.
C. 6,8 gam. D. Cả A, B đều đúng.
6. Dẫn hỗn hợp khí gồm propan và xiclopropan vào dung dịch brom sẽ quan sát thấy hiện tượng nào
sau đây?
A. Màu dung dịch brom nhạt dần và có khí thoát ra.
B. Màu dung dịch brom nhạt dần và không có khí thoát ra.
C. Màu dung dịch brom không đổi.
D. Màu dung dịch brom mất hẳn và không có khí thoát ra.
7. Cho các chất sau:
CH3CH2CH3 (1); CH3CH2CH2Cl (2); CH3CH2CH2CH3 (3); CH3CHClCH3 (4)
Chọn phát biểu sai.
A. (1), (3) là đồng đẳng. B. (2), (4) là đồng phân.
C. (1), (4) là đồng đẳng. D. Cả A, B đều đúng.
8. Cho isopentan tác dụng với Br2 (ánh sáng khuyếch tán) theo tỉ lệ mol 1:1 có thể thu được mấy sản
phẩm?
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.
9. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hidrocacbon thì số mol O2 tối thiểu cần dùng là
A. 1. B. 1,5. C. 2. D. 2,5.
10. Thực hiện phản ứng thế isopentan với Cl2 theo tỉ lệ mol 1 :1 có mặt ánh sáng khuyếch tán, thu được
sản phẩm chính là
A. 1-clo-2-metylbutan. B. 2-clo-2-metylbutan.
C. 3-clo-2-metylbutan. D. 4-clo-2-metylbutan.
11. Crackinh không hoàn toàn n-butan, hỗn hợp khí sau phản ứng có thể có tối đa là
A. 4 chất. B. 5 chất. C. 6 chất. D. 7 chất.
12. Chọn phát biểu đúng:
A. Hợp chất hữu cơ khi cháy cho số mol CO2 < số mol H2O sẽ là ankan.
B. Ankan là hidrocacbon trong cấu tạo chỉ có nối đơn.
C. Ankan là hidrocacbon mạch hở.
D. Ankan là hidrocacbon no mạch hở.
13. Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất?
A. n-C5H12. B. n-C6H14. C. n-C7H16. D. n-C8H18.
14. Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế CH4 bằng cách nào?
A. Từ cacbon và hidro.
B. Crackinh propan.
C. Crackinh butan.
D. Nhiệt phân natri axetat với vôi tôi xút.
15. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 hidrocacbon liên tiếp trong dãy đồng đẳng thu được 22,4 lít CO2
(đktc) và 25,2g H2O. Hai hidrocacbon đó là
A. C2H6 và C3H8. B. C3H8 và C4H10.
C. C4H10 và C5H12. D. C5H12 và C6H14.
16. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 hidrocacbon đồng đẳng có phân tử khối hơn kém nhau 28 đvC, thu
được 4,48 lít khí cacbon đioxit ở đktc và 5,4 gam nước. Công thức phân tử của 2 hidrocacbon là
A. C3H4 và C5H8. B. CH4 và C3H8.
C. C2H4 và C4H8. D. C2H2 và C4H6.
17. Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít hỗn hợp hai hidrocacbon đồng đẳng có phân tử khối hơn kém nhau 14
đvC, ta thu được 3,36 lít khí cacbon đioxit ở đktc. CTPT của 2 hidrocacbon là
A. CH4 và C2H6. B. C2H6 và C3H8.
C. C3H8 và C4H10. D. C4H10 và C5H12.
18. Ankan có những loại đồng phân nào?
A. Đồng phân nhóm chức. B. Đồng phân vị trí nhóm chức.
C. Đồng phân mạch cacbon. D. Cả A, B, C đều đúng.
19. Ankan ứng với CTPT là C5H12 có bao nhiêu đồng phân ?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
20. Cho ankan M có CTCT :
Tên gọi của M theo danh pháp IUPAC là
A. 2-etyl-4-metylpentan. B. 3,5-dimetylhexan.
C. 4-etyl-2-metylpentan. D. 2,4-dimetylhexan.
21. Cho ankan M có tên gọi: 3-etyl-2,4-dimetylhexan. CTPT của M là:
A. C11H24. B. C9H20. C. C8H18. D. C10H22.
22. Trong các câu sau, câu nào không đúng?
A. Phân tử metan có cấu trúc tứ diện đều.
B. Tất cả các liên kết trong phân tử metan đều là liên kết .
C. Các góc liên kết trong phân tử metan là 109,50.
D. Toàn bộ phân tử metan nằm trên cùng mặt phẳng.
23. Nguyên nhân nào làm các ankan tương đối trơ về mặt hóa học?
A. Do phân tử không phân cực. B. Do phân tử không chứa lk .
C. Do có các liên kết bền vững. D. Tất cả đều đúng.
24. Cho 4 ankan sau:
(1) (2)
CH3-CH2-CH2-CH2-CH3 (3) (4)
Trong các ankan trên, ankan nào không có phản ứng tách hidro?
A. (1). B. (2). C. (3). D. (4).
25. Phản ứng đặc trưng của ankan là
A. phản ứng cộng. B. phản ứng thế.
C. phản ứng đốt cháy. D. phản ứng tách.
26. Khi cho metan tác dụng với clo có ánh sáng khuyếch tán theo tỉ lệ mol 1:2 tạo thành sản phẩm
chính là
A. CH3Cl. B. CH2Cl2. C. CHCl3. D. CCl4.
27. Cho phản ứng sau:
M, N có thể là:
A. CH3-CH2-CH=CH2, H2. B. CH2=CH2, CH3-CH3.
C. CH3-CH=CH-CH3, H2. D. Tất cả đều đúng.
28. Chọn đúng sản phẩm của phản ứng sau:
CH4 + O2
200atm, 3000C
Cu
A. CO2, H2O. B. HCHO, H2O. C. CO, H2O. D. HCHO, H2.
29. Cho các ankan sau:
(1) (2)
(3)
CH3 C CH2 CH3
CH3
CH3
(4)
CH3-CH2-CH2-CH2-CH3 (5) CH3-CH2-CH2-CH2-CH2-CH2-CH3 (6)
Những ankan nào là đồng phân của nhau?
A. (1), (6). B. (2), (3), (4).
C. (2), (5). D. Cả A, B đều đúng.
30. Cho ankan M có CTPT là C6H14, biết rằng khi cho M tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ mol 1:1 thu được 2
sản phẩm thế monoclo. CTCT của M là
B. CH3-CH2-CH2-CH2-CH2-CH3.
31. Khi đốt ankan trong khí clo sinh ra muội đen và một chất khí làm đỏ quỳ tím ẩm. Những sản phẩm
đó là:
A. CO, HCl. B. CO2, H2O. C. C, HCl. D. C, H2O.
32. Có 2 bình đựng dung dịch brom. Sục khí propan vào bình 1 và khí xiclopropan vào bình 2. Hiện
tượng gì xảy ra?
A. Cả 2 bình dung dịch đều mất màu.
B. Bình 1: màu dung dịch nhạt dần; bình 2: màu dung dịch không thay đổi.
C. Bình 1: màu dung dịch không thay đổi; bình 2: màu dung dịch nhạt dần.
D. Bình 1: có kết tủa trắng; bình 2: màu dung dịch nhạt dần.
33. Đốt cháy hoàn toàn m (g) hỗn hợp gồm: CH4, C2H6 và C4H10 thu được 3,3g CO2 và 4,5g H2O. Giá
trị của m là
A. 1. B. 1,4. C. 2. D. 1,8.
34. Khi thực hiện phản ứng clo hóa 5,8g butan theo tỉ lệ mol 1:1 tạo được bao nhiêu gam dẫn xuất
monoclo (giả sử hiệu suất phản ứng là 100%)?
A. 8,15. B. 9,25. C. 7,55. D. 4,55.
35. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp 2 ankan thu được 9,45g H2O. Cho sản phẩm cháy vào dung
dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng kết tủa thu được là
A. 37,5 g. B. 52,5g. C. 15g. D. 42,5g.
36. Hợp chất hữu cơ ứng với CTPT là C5H10 có bao nhiêu đồng phân mạch vòng?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
37. Cho xicloankan có công thức cấu tạo:
Theo danh pháp IUPAC, xicloankan đó có tên gọi là
A. 1-etyl-3-metylxiclohexan. B. 1-etyl-3-etylxiclohexan.
C. 1-etyl-3-metylhexan. D. 3-etyl-1-metylxiclohexan.
38. Xiclohexan có thể tham gia
A. phản ứng thế. B. phản ứng cộng mở vòng.
C. phản ứng cháy. D. Cả A, C đều đúng.
39. Khối lượng xiclopropan đủ để làm mất màu 8 gam brom là
A. 1,5 g. B. 4,2 g. C. 2,1 g. D. 4 g.
40. Chọn phát biểu đúng:
A. Mỗi phân tử hidrocacbon bị mất một nguyên tử của một nguyên tố ta thu được gốc
hidroccabon.
B. Gốc hidrocacbon là phân tử hữu cơ bị mất một nguyên tử hidro.
C. Gốc hidrocacbon là phân tử bị mất đi một nhóm –CH2.
D. Khi tách một hoặc nhiều nguyên tử hidro ra khỏi một phân tử hidrocacbon ta được gốc
hidrocacbon.
41. Thể tích CO2 thu được khi đốt cháy 44,8 lít hỗn hợp khí gồm CO và CH4 là (các khí đo ở đktc)
A. 4,48 lít. B. 44,8 lít.
C. 22,4 lít. D. Không xác định được.
42. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai ankan liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, sản phẩm cháy
thu được cho hấp thụ hết vào bình I đựng H2SO4 đặc, bình II đựng 300ml dung dịch Ca(OH)2 1M. Sau
khi kết thúc phản ứng khối lượng bình I tăng 6,3 gam, bình II có 25 gam kết tủa xuất hiện. CTPT của 2
ankan trong X là
A. CH4 và C2H6. B. C2H6 và C3H8.
C. C3H8 và C4H10. D. C4H10 và C5H12.
43. Các ankan không tham gia loại phản ứng nào?
A. Phản ứng thế. B. Phản ứng cộng.
C. Phản ứng tách. D. Phản ứng cháy.
44. Có 2 bình đựng khí khác nhau là CH4 và CO2. Để phân biệt các chất ta có thể dùng
A. một kim loại. B. dung dịch Ca(OH)2.
C. nước brom. D. Tất cả đều sai.
45. Hợp chất 2,3-đimetylbutan khi phản ứng với clo theo tỉ lệ mol 1:1 có chiếu sáng sẽ thu được số sản
phẩm đồng phân là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
46. Ankan X có tỉ khối hơi đối với không khí bằng 2. CTPT và số đồng phân X là
A. C2H6 có 1 đồng phân. B. C3H8 có 2 đồng phân.
C. C4H10 có 2 đồng phân. D. C4H10 có 3 đồng phân.
47. 14,694 kg nhôm cacbua (chứa 2% tạp chất trơ) tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl. Thể tích khí
metan thu được ở đktc là
A. 224 lít. B. 2240 lít. C. 672 lít. D. 6720 lít.
48. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 ankan là đồng đẳng kế tiếp thu 11 gam CO2 và 6,3 gam H2O. CTPT
của 2 ankan là
A. CH4 và C2H6. B. C2H6 và C3H8.
C. C3H8 và C4H10. D. C4H10 và C5H12.
49. Cần lấy bao nhiêu lít khí CH4 và C2H6 để được 8 lít hỗn hợp có tỉ khối hơi đối với H2 bằng 11,5?
A. 5 và 3. B. 4,5 và 3,5. C. 4 và 4. D. 2 và 6.
50. Đốt cháy 1 mol ankan X cần 6,5 mol O2. Số nguyên tử H trong phân tử X là:
A. 4. B. 6. C. 10. D. 14.
2.3.2. Hệ thống bài tập chương “Hidrocacbon không no”
TỰ LUẬN
1. Viết CTCT và đồng phân hình học của các anken có CTPT C5H10. Gọi tên các đồng phân đó.
2. Viết CTCT và gọi tên IUPAC các ankin và ankadien có CTPT sau:
a. C5H8. b. C6H10.
3. Cho các anken sau đây:
CH2=C(CH3)2 (1) C2H5-CH=CH-C2H5 (C2H5)2C=CH2 (2)
(3)
(4)
a. Gọi tên các chất đó theo danh pháp IUPAC.
b. Chất nào có đồng phân hình học?
4. Viết CTCT và gọi tên các hidrocacbon mạch hở chứa 5C.
a. Có 2 liên kết ba. b. Có 1 liên kết ba và 1 liên kết đôi.
Nếu có đồng phân hình học, hãy viết cả 2 dạng cis-trans.
5. Viết phương trình phản ứng giữa các chất sau đây theo tỉ lệ mol là 1:1.
a. hexa-2,4-dien và brom. b. penta-1,3-dien và HCl.
6. So sánh axetilen và etilen về cấu trúc và tính chất hóa học.
7. Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi cho propin tác dụng với các chất sau:
a. H2/Pd - PbCO3. d. AgNO3/amoniac.
b. Br2/nước (lấy dư). e. H2O.
c. HCl (lấy dư). g. C hoạt tính, 6000C.
8. Viết các PTPƯ xảy ra khi cho propen tác dụng với các hóa chất sau:
a. H2/Ni. e. H2O/H+.
b. Br2/CCl4. g. KMnO4/H2SO4, đun nóng.
c. Cl2/5000C. h. KMnO4/H2O, loãng, nguội.
d. HCl đậm đặc.
9. Cho 2-metylpropen tác dụng với HCl.
a. Viết phương trình phản ứng có chỉ rõ sản phẩm chính và sản phẩm phụ.
b. Trình bày cơ chế của phản ứng và giải thích hướng chính của phản ứng.
10. Hãy dùng phương pháp hóa học
a. Phân biệt etan với etilen.
b. Phân biệt axetilen và metan.
c. Phân biệt axetilen và etilen.
d. Phân biệt axetilen, etilen và metan.
e. Phân biệt but-1-in và but-2-in.
g. Phân biệt hai chất lỏng hex-1-en và xiclohexan.
h. Làm sạch etan có lẫn etilen.
11. Hai hidrocacbon đồng phân A và B đều tác dụng với H2, có mặt chất xúc tác Ni. A tác dụng với Br2
trong CCl4, B không tham gia phản ứng này. Đốt cháy một thể tích khí B cần 6 thể tích oxi và sinh ra 4
thể tích CO2.
Xác định CTCT của A và B biết rằng A có đồng phân cis-trans.
12. Viết các PTPƯ điều chế propen (các hóa chất vô cơ cần thiết có đủ):
a. Từ 2-clopropan. b. Từ propan.
13. Ankadien A có công thức phân tử C8H14, tác dụng với HBr theo tỉ lệ mol 1:1 sinh ra B. Khi đun
nóng A với KMnO4 trong môi trường axit sinh ra 3 sản phẩm hữu cơ là CH3-COOH, (CH3)2C=O và
HOOC-CH2-COOH.
a. Xác định cấu tạo của A và B.
b. Gọi tên A và cho biết A có đồng phân hình học hay không.
14. Cho hơi của 120 lít ancol etylic 960 đi qua hỗn hợp xúc tác gồm Al2O3 và ZnO ở 5000C. Viết
phương trình phản ứng và tính khối lượng buta-1,3-dien thu được biết hiệu suất là 60%, khối lượng
riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml.
15. Dẫn 2,116 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm C2H2, C2H4 và CH4 lần lượt đi qua bình A chứa AgNO3 (dư)
trong amoniac, rồi qua bình B chứa dung dịch Br2 (dư) trong CCl4. Ở bình A sinh ra 3,6 gam kết tủa,
khối lượng bình B tăng thêm 0,84 gam. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của hỗn hợp khí
trên, giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
16. Vì sao khi ném đất đèn (canxi cacbua) xuống ao làm cá chết ?
17. Một trong những ứng dụng của axetilen là làm nhiên liệu trong đèn xì để hàn và cắt kim loại. Hãy
giải thích tại sao người ta không dùng etan thay cho axetilen, mặc dù nhiệt đốt cháy ở cùng điều kiện
của etan (1562KJ/mol) cao hơn của axetilen (1302 kJ/mol)?
18. Trước đây phần lớn axetilen được sản xuất từ đất đèn. Phương pháp này có nhược điểm gì? Tại sao
không nên xây dựng các lò sản xuất đất đèn ở khu vực đông dân? Ngày nay, axetilen được sản xuất
bằng cách nào?
19. Trước những năm 50 của thế kỉ XX, công nghiệp tổng hợp hữu cơ dựa trên nguyên liệu chính là
axetilen. Ngày nay, người ta dùng etilen. Cho biết tại sao có sự thay đổi đó?
20. Etylen dùng để kích thích trái cây mau chín. Nó cũng là một trong các sản phẩm sinh ra khi trái cây
chín. Điều gì xảy ra khi để những trái cây chín bên cạnh trái cây xanh?
TRẮC NGHIỆM
1. Đốt cháy 1 thể tích hidrocacbon X cần 6 thể tích oxi và sinh ra 4 thể tích CO2. X có thể làm mất màu
dung dịch brom và có thể cộng với hidro sinh ra hidrocacbon no mạch nhánh. CTCT của X là
2. Các chất nào dưới đây có đồng phân cis-trans?
CH3CH=CHCH3 (1); CH3CHBr-CHClCH3 (2); CH3CH=CH2 (3)
(CH3)2C=CHCH3 (4); C2H5(CH3)C=C(CH3)C2H5 (5)
A. (1), (4) B. (1), (5). C. (3), (4). D. (2), (5).
3. Hỗn hợp X gồm một ankan và một anken đều ở thể khí. Cho 3,36 lít hỗn hợp X đi qua dung dịch
brom thấy có 8 gam Br2 tham gia phản ứng. Khối lượng của 6,72 lít hỗn hợp X là 13 gam. Cho các khí
đo ở đktc. CTPT của hai hidrocacbon là:
A. C3H8, C3H6. B. C4H10, C4H8. C. C3H8, C5H10. D. C2H6, C3H6.
4. Hỗn hợp khí B gồm 2 anken đồng đẳng liên tiếp. Cho 1,792 lít B (ở 00C và 2,5 atm) đi qua bình
chứa dung dịch brom, thấy khối lượng của bình tăng thêm 7 gam. CTPT của 2 anken là:
A. C2H4, C4H8. B. C4H8, C5H10.
C. C2H4, C3H6. D. Kết quả khác.
5. Cho 2,4 lít ancol etylic (khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml) đi qua xúc tác
(ZnO+Al2O3) ở 5000C. Hiệu suất phản ứng là 90%. Khối lượng buta-1,3-đien thu được
A. 97,4 kg. B. 9,74 kg. C. 974 kg. D. 0,972 kg.
6. Trong một bình kín thể tích không đổi chứa hỗn hợp gồm 1 thể tích C2H2 và 2 thể tích O2. Nhiệt độ
của bình là 1500C. Sau khi đốt cháy axetilen bằng chính oxi có trong bình rồi đưa về nhiệt độ ban đầu.
Áp suất sau bằng bao nhiêu phần trăm áp suất trước phản ứng?
A. Ps=70%Pt. B. Ps=86,67%Pt. C. Ps=75%Pt. D. Ps=80%Pt.
7. Để phân biệt buta-1,3-đien, axetilen và etan có thể dùng những hóa chất sau:
A. dung dịch brom, dd KMnO4.
B. dung dịch AgNO3/NH3, dd Br2.
C. dung dịch brom, quỳ tím.
D. dung dịch KMnO4, phenolphtalein.
8. Hỗn hợp X gồm hidro, một ankan và một ankin. Nếu đun nóng 100 ml hợp X với bột Ni thì chỉ còn
lại 70 ml một hidrocacbon duy nhất. Các thể tích khí đo cùng điều kiện. % thể tích của ankan trong
hỗn hợp X là
A. 45%. B. 15%. C. 55%. D. 65%.
9. Đèn xì dùng để hàn, cắt kim loại là ứng dụng phản ứng cháy giữa hai khí
A. metan và oxi. B. etan và oxi.
C. propan và oxi. D. axetilen và oxi.
10. Cho các chất:
CH3-CH=CH2 (1)
CH3-CH2-CH=CH2 (4)
Chọn phát biểu đúng.
A. (1), (2), (4) là đồng đẳng. B. (1), (2), (3) là đồng phân.
C. (2), (3), (4) là đồng phân. D. (2), (3), (4) là đồng đẳng.
11. Chất M có CTPT C7H8. Cho M tác dụng với AgNO3 (dư) trong dung dịch NH3 được chất kết tủa N.
Khối lượng phân tử của N lớn hơn của M là 214 đvC. M có bao nhiêu CTCT?
A. 4. B. 3. C. 5. D. 6.
12. Hỗn hợp X gồm C2H2 và một đồng đẳng M của nó có số mol bằng nhau, lấy một lượng hỗn hợp X
chia làm 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: Tác dụng vừa đủ với 8,96 lít H2 (đktc) tạo thành hidrocacbon no.
- Phần 2: Tác dụng vừa đủ với dung dịch AgNO3 trong NH3, tạo ra 40,1 gam kết tủa. CTCT của M là
13. Hỗn hợp Y gồm C3H4 và một đồng đẳng M của nó được trộn theo tỉ lệ mol 1:1. Lấy 0,672 lít (đktc)
hỗn hợp Y cho tác dụng vừa đủ với 45 ml dung dịch AgNO3 1M trong NH3. CTPT của M là
A. C4H6. B. C2H2.
C. C5H8. D. Kết quả khác.
14. Khi tách một nguyên tử hidro ra khỏi phân tử isopentan, số gốc hidrocacbon hóa trị 1 thu được là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
15. Chất X có công thức nguyên là (CH)n, Mx<150 đvC. X làm mất màu dung dịch brom ở nhiệt độ
thường và tạo sản phẩm cộng với brom chứa 26,67% cacbon theo khối lượng. CTPT của X là
A. C8H8. B. C10H10. C. C6H6. D. C4H4.
16. Hidrocacbon M có công thức nguyên (CH)n. Biết 1 mol M phản ứng vừa đủ với 4 mol H2 hoặc với
1mol Br2 trong dung dịch, CTCT của M là
17. M, N, I đều có công thức nguyên là (CH)n. Biết:
- Từ M điều chế trực tiếp ra benzen.
- Từ N điều chế trực tiếp ra buta-1,3-dien.
- Từ I trùng hợp thành polistiren.
CTPT của M, N, I tương ứng là:
A. C2H2, C4H4, C8H8. B. CH4, C4H6, C10H10.
C. CH4, C4H8, C8H8. D. C8H8, C4H6, C2H2.
18. Để phân biệt các lọ hóa chất gồm: hexan, hex-1-en, hex-1-in có thể dùng các hóa chất sau:
A. dung dịch KMnO4 , dung dịch Br2.
B. dung dịch NaOH, Na.
C. dung dịch AgNO3/NH3, dung dịch Br2.
D. Hóa chất khác.
19. Chọn phát biểu đúng:
A. Ankan là hợp chất hữu cơ khi cháy cho số mol CO2 < số mol H2O. Vậy hợp chất hữu cơ khi
cháy cho số mol CO2 < số mol H2O là ankan.
B. Anken là hidrocacbon khi cháy cho số mol CO2 = số mol H2O. Hidrocacbon khi cháy cho số
mol CO2 = số mol H2O là anken.
C. Hidrocacbon là hợp chất hữu cơ khi cháy cho CO2 và H2O. Hợp chất hữu cơ khi đốt cháy
cho CO2 và H2O là hidrocacbon.
D. Tất cả đều sai.
20. X là hidrocacbon có CTPT là C4H6. Biết rằng 1 mol X làm mất màu hết 2 mol dd Br2. Mặt khác
cho X qua dd AgNO3/NH3 thu được kết tủa. Vậy CTCT của X là
A. CH2=C=CH-CH3
C. CH2=CH-CH=CH2
21. Một hỗn hợp X gồm 2 hidrocacbon mạch hở (số liên kết 2). Số cacbon của mỗi chất < 7. Đốt
cháy hoàn toàn 0,05 mol X thu được 0,25 mol CO2 và 0,23 mol H2O. CTPT của 2 hidrocacbon là:
A. C5H8, C5H10. B. C5H8, C5H12.
C. C3H4, C3H6. D. Cả A, B đều đúng.
22. Chọn phát biểu đúng khi nói về các phản ứng của hidrocacbon:
A. Tác dụng được với dung dịch KMnO4 gồm có anken, aren.
B. Tác dụng được với dung dịch HCl gồm anken, ankin, ankađien, aren.
C. Tác dụng với dung dịch Br2 gồm ankan, ankin, ankadien.
D. Hidrocacbon có nối ba đầu mạch cho phản ứng thế với dung dịch AgNO3, trong môi trường
amoniac.
23. Một hidrocacbon không no ở thể khí có số liên kết tối đa là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
24. Có hỗn hợp khí gồm: C2H6, C2H4, C2H2. Có thể dùng hóa chất nào sau đây để tách chúng?
A. Dung dịch AgNO3/NH3.
B. Dung dịch AgNO3/NH3 và axit HCl.
C. Dung dịch Br2.
D. Dung dịch AgNO3/NH3 và axit HCl, dd brom và Zn.
25. Đốt cháy hoàn toàn hidrocacbon X với lượng O2 vừa đủ, cho toàn bộ sản phẩm cháy qua dd H2SO4
đặc thì thể tích khí giảm hơn 50%. X thuộc dãy đồng đẳng
A. ankan. B. anken. C. ankin. D. aren.
26. Thực hiện phản ứng cộng anken C3H6 với dung dịch brom thu được sản phẩm
A. 1,1-dibrompropan. B. 1,2-dibrompropan.
C. 2,2-dibrompropan. D. 1,3-dibrompropan.
27. Tên gọi của anken C3H6 là
A. prop-1-en. B. n-propen.
C. Propen. D. Tất cả đều đúng.
28. Chọn phát biểu đúng:
A. Anken là hidrocacbon làm mất màu dung dịch brom.
B. Anken là hidrocacbon mạch hở có 1 nối đôi.
C. Anken là hidrocacbon có công thức CnH2n.
D. Anken là hidrocacbon mạch hở có nối đôi.
29. Chọn phát biểu đúng:
A. Ankađien là hidrocacbon có 2 nối đôi.
B. Ankađien là hidrocacbon mạch hở có 2 nối đôi.
C. Ankađien là hidrocacbon có thể tác dụng với hidro theo tỉ lệ mol tối đa
là 1:1.
D. Ankađien là hidrocacbon mạch hở có 2 nối đôi cách nhau một nối đơn.
30. Hai hidrocacbon X, Y có CTPT là C5H8. X là monome để trùng hợp thành cao su isopren. Y có
mạch cacbon phân nhánh và khi tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa. CTCT của X, Y
tương ứng là :
A. CH2=CH-CH=CH-CH3; CH3-CC-CH2-CH3.
B. CH2=C(CH3)-CH=CH2; HCC-CH(CH3)2.
C. CH2=CH-CH2-CH=CH2; HCC-CH(CH3)2.
D. CH2=C(CH3)-CH=CH2; CH3-CC-CH2-CH3.
31. Chọn phát biểu đúng:
A. Anken và xicloankan là đồng đẳng với nhau.
B. Xicloankan là hidrocacbon có CTTQ là CnH2n.
C. Xicloankan là hidrocacbon mạch vòng có CTTQ CnH2n (n3).
D. Xicloankan tác dụng với Br2 theo cơ chế phản ứng thế.
32. Cho ba hidrocacbon X, Y, Z mạch hở liên tiếp trong cùng dãy đồng đẳng, trong đó MZ = 2MX.
Đồng đẳng của chúng là
A. ankan. B. anken. C. ankin. D. ankadien.
33. Hidrocacbon X tác dụng với dd AgNO3 trong môi trường NH3 cho kết tủa. X là
A. ankin. B. ankin có nối đầu mạch.
C. chất có nối ba đầu mạch. D. Tất cả đều đúng.
34. Hợp chất hữu cơ nào tác dụng được với dd AgNO3 trong môi trường NH3?
A. C4H2. B. C4H4.
C. C2H4O. D. Tất cả đều đúng.
35. Cho hidrocacbon X tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong môi trường NH3 cho kết tủa. Khi
đốt cháy muối này chỉ thu được CO2 và Ag. Vậy X là
A. propin. B. but-1-in.
C. axetilen. D. Tất cả đều đúng.
36. Cho hợp chất hữu cơ X mạch hở không tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong môi trường
NH3, công thức phân tử của X là
A. C2H4O. B. C4H4. C. C4H2. D. C2H2O4.
37. Chọn phát biểu đúng:
A. Ankin là hidrocacbon tác dụng được với dd AgNO3/ NH3 tạo muối Ag+ kết tủa.
B. Ankin là hidrocacbon có công thức CnH2n-2.
C. Ankin là hidrocacbon có một nối ba.
D. Ankin là hidrocacbon mạch hở có một nối ba.
38. Cho phản ứng:
R-CCH + KMnO4 + KOH M + N + MnO2 + H2O
Trong đó M, N lần lượt là
A. R-COOH và CO2. B. R-COOK và CO2.
C. R-COOK và K2CO3. D. R-COOH và K2CO3.
39. Cho 1 mol hidrocacbon X mạch thẳng có công thức nguyên (CH)n tác dụng với AgNO3/NH3 thu
được 292 g kết tủa. Công thức phân tử của X là
A. C2H2. B. C4H4. C. C6H6. D. C8H8.
40. Đốt cháy một số mol như nhau của 3 hidrocacbon X, Y, Z thu được lượng CO2 như nhau và tỉ lệ
22
: COOH nn đối với X, Y, Z tương ứng là 0,5; 1 và 1,5. CTPT của X, Y, Z tương ứng là:
A. C2H4, C2H6, C3H4. B.C2H2,C2H4,C2H6.
C. C2H6, C2H4, C2H2. D. C3H4, C3H6, C3H8.
41. Hỗn hợp khí X gồm hai hidrocacbon X1 và X2 có phần trăm khối lượng hidro tương ứng là 25% và
14,3%. Cho X vào dung dịch KMnO4 thu được khí X1 và chất hữu cơ Y (dạng lỏng). Tách riêng Y cho
tác dụng với HCl thu được Y1. Từ Y1 có thể điều chế hidrocacbon X3 có 7,69% hidro theo khối lượng.
CTPT của các hidrocacbon X1, X2, X3 tương ứng là:
A. C2H2, C2H4, CH4. B. C2H4, CH4, C2H2.
C. CH4, C3H6, C3H4. D. CH4, C2H4, C2H2.
42. Công thức của hidrocacbon X có dạng (CnH2n+1)m. X thuộc đồng đẳng
A. ankan. B. anken. C. ankin. D. aren.
43. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm CH4, C3H6, C4H10 thu được 17,6g CO2 và 10,8g H2O, m
có giá trị là
A. 2g. B. 4g. C. 6g. D. 8g.
44. Oxi hóa etilen bằng dung dịch KMnO4 thu được sản phẩm là:
A. MnO2, C2H4(OH)2, KOH. B. K2CO3, H2O, MnO2.
C. C2H5OH, MnO2, KOH. D. C2H5OH, K2CO3, MnO2.
45. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 hidrocacbon liên tiếp trong dãy đồng đẳng thu 11,2 lít CO2 (đktc) và
12,6g H2O. Hai hidrocacbon đó thuộc dãy đồng đẳng
A. ankan B. anken C. ankin D. aren.
46. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm một ankan và một anken. Cho sản phẩm cháy lần lượt đi qua bình
1 đựng P2O5 dư và bình 2 đựng KOH rắn dư, thấy bình 1 tăng 4,14g; bình 2 tăng 6,16g. Số mol ankan
có trong hỗn hợp là
A. 0,06. B. 0,09. C. 0,03. D. 0,045.
47. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp gồm CH4, C4H10 và C2H4 thu được 0,14 mol CO2 và 0,23 mol
H2O. Số mol ankan và anken có trong hỗn hợp lần lượt là
A. 0,09 và 0,01. B. 0,01 và 0,09.
C. 0,08 và 0,02. D. 0,02 và 0,08.
48. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 hidrocacbon mạch hở cùng dãy đồng đẳng thu được 11,2 lít khí CO2
(đktc) và 9 g H2O. Hai hidrocacbon đó thuộc dãy đồng đẳng
A. ankan. B. anken. C. ankin. D. aren.
49. Một hỗn hợp khí gồm một ankan và một anken có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử và có
cùng số mol. Lấy m gam hỗn hợp này thì làm mất màu vừa đủ 80g dung dịch 20% brom trong dung
môi CCl4. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp đó thu được 0,6 mol CO2. Ankan và anken đó có công
thức phân tử là:
A. C2H6, C2H4. B. C3H8, C3H6.
C. C4H10, C4H8. D. C5H12, C6H10.
50. Đốt cháy hoàn toàn V lít (đktc) một ankin thể khí thu được CO2 và H2O có tổng khối lượng là
25,2g. Nếu cho sản phẩm cháy đi qua dd Ca(OH)2 dư thu được 45 g kết tủa.
a) V có giá trị là
A. 6,72 lít. B. 2,24 lít. C. 4,48 lít. D. 3,36 lít.
b) Công thức phân tử của ankin là
A. C2H2. B. C3H4. C. C4H6. D. C5H8.
51. Đốt cháy hoàn toàn V lít (đktc) một ankin thu được 10,8g H2O. Nếu cho tất cả sản phẩm cháy hấp
thụ hết vào bình đựng nước vôi trong thì khối lượng bình tăng 50,4g. V có giá trị là
A. 3,36 lít. B. 2,24 lít. C. 6,72 lít. D. 4,48 lít.
52. Chia hỗn hợp gồm: C3H6, C2H4, C2H2 thành 2 phần bằng nhau:
- Đốt cháy phần 1 thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc).
- Hidro hóa phần 2 rồi đốt cháy hết sản phẩm thì thể tích CO2 (đktc) thu được là
A. 2,24 lít. B. 1,12 lít. C. 6,72 lít. D. 4,48 lít.
53. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol ankin được 0,2 mol H2O. Nếu hidro hóa hoàn toàn 0,1 mol ankin này
rồi đốt thì số mol H2O thu được là
A. 0,3 mol. B. 0,4 mol. C. 0,5 mol. D. 0,6 mol.
54. Khi điều chế C2H4 từ C2H5OH và H2SO4 đặc ở 1700C thì khí C2H4 thường bị lẫn tạp chất là khí
CO2 và SO2. Có thể dùng chất nào sau đây để loại bỏ tạp chất?
A. Dung dịch Br2. B. Dung dịch KMnO4.
C. Dung dịch K2CO3. D. Dung dịch KOH.
55. Để phân biệt khí SO2 với C2H4 có thể dùng dung dịch nào sau đây?
A. Dung dịch KMnO4 trong nước. B. Dung dịch Br2 trong nước.
C. Dung dịch Br2 trong CCl4. D. Dung dịch NaOH trong nước.
56. Hỗn hợp gồm C3H4, C3H6, C3H8 có tỉ khối hơi so với H2 là 21. Đốt cháy hoàn toàn 1,12 lít hỗn hợp
X (đktc), rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong dư. Độ tăng khối lượng của
bình là
A. 9,3 gam. B. 14,6 gam. C. 12,7 gam. D. 10,6 gam.
57. Trong các hidrocacbon mạch hở, có công thức phân tử C4H8, C3H4, C4H5, C4H4. Số hidrocacbon có
thể tạo kết tủa với dung dịch AgNO3/NH3 là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
58. Cho 8 gam đất đèn và nước dư, thu được 224ml khí C2H2 (đktc). Hàm lượng CaC2 có trong đất
đèn là
A. 60%. B. 70%. C. 80%. D. 83,33%.
59. Cho 1,12g một anken cộng vừa đủ với Br2 thu được 4,32g sản phẩm cộng. Công thức phân tử của
anken là
A. C2H4. B. C3H6. C. C4H8. D. C5H10.
60. Sản phẩm chính thu được khi cho 2-metylpropen tác dụng với HCl là
A. 2-clo-2-metylpropen. B. 2-clo-1-metylpropan.
C. 1-clo-2-metylpropan. D. 2-clo-2-metylpropan.
61. Trong các câu sau, câu nào đúng?
A. Tecpen là sản phẩm trùng hợp của isopren.
B. Tecpen là tên gọi của nhóm hidrocacbon không no có CTTQ là (C5H8)n, n2.
C. Tecpen thường gặp trong cả giới động vật và thực vật.
D. Tinh dầu thảo mộc không chứa dẫn xuất chứa oxi của tecpen.
62. Chất không phải là dẫn xuất chứa oxi của tecpen là
A. menton. B. geraniol. C. xitroneol. D. oximen.
63. Tecpen và dẫn xuất chứa oxi của tecpen tập trung ở các bộ phận nào của các loài thảo mộc?
A. Lá. B. Hoa.
C. Rễ. D. Các bộ phận trên.
64. Trong các câu sau, câu nào không đúng?
A. Trong kem đánh răng có tinh dầu bạc hà.
B. Trong lòng đỏ trứng có retynol.
C. Limomen có trong tinh dầu lá húng quế.
D. Caroten và licopen là các sắc tố đỏ của carot và cà chua chín.
65. Tecpen và dẫn xuất chứa oxi của tecpen được dùng để
A. làm hương liệu cho mĩ phẩm.
B. sản xuất dược phẩm.
C. làm hương liệu trong công nghiệp thực phẩm.
D. Tất cả đều đúng.
2.3.3. Hệ thống bài tập chương “Hidrocacbon thơm”
TỰ LUẬN
1. Viết CTCT và gọi tên các hidrocacbon thơm có CTPT sau:
a. C8H10. b. C9H12.
2. Viết CTCT của các hidrocacbon sau:
a. m-dietylbenzen. b. 1,2-diphenyleten. c. 2-phenylhexan.
3. Viết đầy đủ các phương trình phản ứng:
a. C6H5-CH3 + H2
b. C6H5-CH(CH3)2 + Br2
1mol 1mol
c. C6H5-CH(CH3)2 + Br2
1mol 1mol
d. C6H5-CH2CH2CH3 + KMnO4
t0
4. Cho benzen tác dụng với HNO3đđ + H2SO4đđ sinh ra nitrobenzen và chỉ một lượng nhỏ
dinitrobenzen, trong khi đó benzen tác dụng với CH3-Br + AlCl3 khan sinh ra toluen và một lượng
đáng kể xilen… dù không lấy dư CH3Br.
a. Viết các phương trình phản ứng và CTCT của các sản phẩm nói trên.
b. Viết sơ đồ các cơ chế phản ứng.
5. A là một đồng đẳng của benzen, có tỉ khối hơi so với metan bằng 5,75. A tham gia các quá trình
chuyển hóa theo sơ đồ:
A
(1mol)
B + C
D
E + F
G H
HCl
Cl2 (1mol)/Fe
Cl2 (1mol)/as, t 0
HNO3 (1mol)/H2SO4
KMnO4 (dd)/t0
Các sản phẩm ghi trên sơ đồ đều là chất hữu cơ và là những sản phẩm chính.
a. Hãy dùng CTCT viết các phương trình phản ứng.
b. Trình bày cơ chế của hai phản ứng đầu.
6. Đốt cháy hidrocacbon X cho CO2 và hơi nước theo tỉ lệ thể tích là 1,75:1. Cho bay hơi hoàn toàn
5,06 gam X thu được một thể tích hơi đúng bằng thể tích của 1,76 gam oxi trong cùng điều kiện. Ở
nhiệt độ phòng, X không làm mất màu nước brom; nhưng làm mất màu dd KMnO4 khi đun nóng. Xác
định CTCT của X.
7. Một loại xăng có khối lượng riêng là 0,75 g/ml. Để đơn giản, người ta xem loại xăng này là một hỗn
hợp các đồng phân của octan. Khi sử dụng cho động cơ đốt trong, người ta pha thêm chì tetraetyl
Pb(C2H5)4 (d=1,6g/ml) vào xăng theo tỉ lệ 0,5ml/l lít. Một động cơ đốt trong đã đốt cháy hoàn toàn 1 lít
xăng trên. Tính :
a. Khối lượng cacbon dioxit sinh ra.
b. Khối lượng chì kim loại sinh ra, giả sử toàn bộ chì tetraetyl bị phân hủy.
8. Ở các cây xăng ta thường nhìn thấy ghi A83, A90, A92. Các con số 83, 90, 92 có ý nghĩa gì? Tại sao
ở các cây xăng người ta cấm sử dụng lửa và điện thoại di động?
9. Để đơn giản, ta xem một loại xăng là hỗn hợp pentan, hexan có tỉ khối hơi so với hidro bằng 38,8.
Cần trộn hơi xăng và không khí (20% thể tích là oxi) theo tỉ lệ thể tích như thế nào để vừa đủ đốt cháy
hoàn toàn xăng?
10. Một loại xăng có chứa 4 ankan với thành phần số mol như sau : heptan (10%), octan (50%), nonan
(30%) và decan (10%).
a. Khi dùng loại xăng này để chạy động cơ ô tô và mô tô cần trộn lẫn hơi xăng và không khí
theo tỉ lệ thể tích như thế nào để phản ứng cháy xảy ra vừa hết.
b. Một xe máy chạy 100 km tiêu thụ hết 1,5 kg xăng nói trên. Tính xem khi chạy 100 km, chiếc
xe máy đó đã tiêu thụ bao nhiêu lít oxi của không khí, thải ra bao nhiêu lít khí CO2, thải ra khí quyển
một lượng nhiệt bằng bao nhiêu?
Giả thiết năng lượng giải phóng khi đốt cháy nhiên liệu có 80% chuyển thành cơ năng, còn lại chuyển
thành nhiệt ra môi trường. Thể tích khí đo ở 27,30C ; 1 atm.
11. Chất lượng xăng của động cơ đốt trong được xác định bởi tốc độ cháy của hỗn hợp hơi xăng và
không khí. Khi tốc độ cháy không điều hòa thì trong động cơ có hiện tượng ‘‘kích nổ’’, làm động cơ bị
‘‘giật’’, làm giảm hiệu suất biến năng lượng của phản ứng cháy thành cơ năng. Người ta nhận thấy, các
hidrocacbon mạch thẳng trong xăng có khuynh hướng gây ra hiện tượng kích nổ, còn các hidrocacbon
mạch nhánh có khuynh hướng cháy điều hòa. Khi đó, chất lượng xăng được đánh giá qua “chỉ số
octan”. Xăng có chất lượng ‘tiêu chuẩn’ khi chỉ số octan bằng 100, nghĩa là xăng tiêu chuẩn được giả
thiết là có thành phần chỉ gồm hoàn toàn chất 2,2,4-trimetyl pentan (isooctan). Nếu xăng chỉ gồm toàn
là n-heptan thì được đánh giá là có chỉ số octan bằng 0. Theo cách đánh giá như vậy, chỉ số octan của
benzen là 106, của toluen là 120.
a. Viết CTCT của 2,2,4-trimetylpentan và n-heptan.
b. Một loại xăng có thành phần theo khối lượng như sau:
octan : 57% ; n-heptan : 26% ; benzen : 7,8% ; toluen : 0,2%.
Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng cháy của xăng đó trong động cơ đốt trong và tính tỉ lệ
thể tích hơi và thể tích không khí cần trộn lẫn trong động cơ.
c. Tính chỉ số octan của loại xăng đã cho.
12. Khi đốt cháy nhiên liệu nếu có nhiều hạt cacbon được tạo thành trong quá trình cháy thì do những
hạt đó bị nung nóng mạnh và phát sáng nên ngọn lửa của nhiên liệu có độ sáng càng cao. Vì vậy trong
thành phần hóa học của nhiên liệu càng sáng. Từ quy luật đó, hãy so sánh độ sáng của các ngọn lửa
sau :
- Hidro, metan và axetilen.
- Ancol etylic (C2H6O) và nến (paraphin).
13. Để điều chế hidro cho công nghiệp với giá thành hạ, người ta cho metan phản ứng với hơi nước,
với cacbon dioxit hoặc oxi. Viết PTPƯ minh họa.
14. Hắc ín là một sản phẩm của quá trình chưng cất dầu mỏ, thường dùng làm nhựa đường. Nếu bị hắc
ín dính vào quần áo, người ta phải dùng xăng (hoặc dầu hỏa) để tẩy mà không dùng nước thường. Hãy
giải thích tại sao?
15. Hợp chất hữu cơ A chỉ chứa 2 nguyên tố X và Y. A có khối lượng phân tử 150<MA<170. Đốt cháy
hoàn toàn m gam A sinh ra cũng m gam nước. A không làm mất màu dung dịch Br2, cũng không tác
dụng Br2 có mặt bột sắt, nhưng lại phản ứng với Br2 khi chiếu sáng tạo thành một dẫn xuất monobrom
duy nhất.
a. X và Y là gì? Xác định công thức đơn giản nhất và CTPT của A.
b. Thiết lập CTCT của A, biết rằng A là phân tử có tính đối xứng cao.
16. a. Viết CTCT các chất đồng phân thuộc dãy đồng đẳng benzen có CTPT là C8H10 và C9H12.
b. Chứng minh công thức chung của dãy đồng đẳng benzen là CnH2n-6.
17. Cho 13,8 gam một hidrocacbon thơm thuộc dãy đồng đẳng benzen phản ứng với brom có mặt bột
sắt đã thu được 20,52 gam hỗn hợp gồm hai dẫn xuất monobrom (hợp chất chứa một nguyên tử brom
trong phân tử). Kết quả phân tích định lượng cho thấy mỗi dẫn xuất monobrom đều chứa 46,784%
brom trong phân tử.
a. Cho biết tên của hidrocacbon thơm và tên của 2 dẫn xuất monobrom.
b. Tính hiệu suất chung của phản ứng brom hóa.
18. Hidrocacbon A và B đều có 92,3% cacbon trong phân tử. Cho hidrocacbon A, B phản ứng với H2
có xúc tác Ni nung nóng, thu được hidrocacbon no C và D tương ứng. Chất C có tỉ lệ về khối lượng
mH : mC = 1 : 4. Chất D có tỉ lệ về khối lượng mH : mC = 1 : 6. Tỉ khối hơi của C và D so với hidro bằng
15 và 42 tương ứng. Cho biết tên của các hidrocacbon A, B, C, D.
19. Để điều chế nitrobenzen người ta đun nhẹ một hỗn hợp gồm 117 gam C6H6 với 150 gam HNO3
63%. Khi phản ứng nitro hóa dừng lại thấy trong hỗn hợp còn 58,5 gam benzen.
a. Tính khối lượng nitrobenzen thu được, giả sử phản ứng không tạo ra sản phẩm phụ và axit
nitric không bị phân hủy.
b. Tính nồng độ % của dung dịch axit nitric còn lại, giả sử đã tách riêng nitrobenzen và benzen
dư ra khỏi hỗn hợp.
c. Phản ứng nitro hóa benzen bởi axit nitric chỉ xảy ra khi nồng độ của axit nitric đạt từ 50% trở
lên. Cần cho thêm ít nhất bao nhiêu ml HNO3 94% (khối lượng riêng là 1,5g/ml) vào dd axit nitric dư ở
trên để phản ứng nitro hóa benzen tiếp tục xảy ra.
20. Cho benzen tác dụng với hỗn hợp axit nitric đặc và axit sunfuric (chất xúc tác) thu được hỗn hợp A
gồm nitrobenzen và m-dinitrobenzen. Đốt cháy hoàn toàn 4,69 gam hỗn hợp A trong oxi nguyên chất
cho 511,6 cm3 khí N2 (đo ở 270C và 740 mm Hg). Tính thành phần phần trăm về khối lượng các chất
trong hỗn hợp A.
21. Có thể điều chế 2,4,6-trinitrotoluen theo sơ đồ các quá trình chuyển hóa và hiệu suất giả thiết như
sau :
Tính khối lượng n-heptan và khối lượng dung dịch HNO3 63% để điều chế được 1 tấn 2,4,6-
trinitrotoluen.
22. Cao su buna-S được điều chế từ etylbenzen và n-butan theo sơ đồ các quá trình chuyển hóa và hiệu
suất giả thiết như sau :
Tính khối lượng n-butan và etyl benzen cần để sản xuất được 500 kg cao su.
23. Thành phần chủ yếu của khí crackinh dầu mỏ có một số hidrocacbon mà khi đốt cháy hoàn toàn
mỗi hidrocacbon đó ta thu được thể tích các sản phẩm khí và hơi bằng đúng thể tích các khí tham gia
phản ứng (các thể tích khí và hơi được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Xác định CTPT của
các hidrocacbon đó.
24. Benzen có nhiều ứng dụng trong thực tế, nó là một hóa chất quan trọng trong hóa học, tuy nhiên
benzen cũng là một chất độc. Trước đây, trong các phòng thí nghiệm hữu cơ, vẫn dùng benzen làm
dung môi. Để hạn chế tính độc của dung môi, ngày nay người ta dùng toluen thay thế cho benzen. Vì
sao toluen lại ít độc hơn?
25. Trong một ống nghiệm đựng nước brom màu nâu đỏ, khi thêm khoảng 1 ml tinh dầu thông (thành
phần chính là -pinen) vào ống nghiệm, thấy chất lỏng trong ống nghiệm tách thành 2 lớp : lớp dưới
màu nâu đỏ, lớp trên không màu. Giải thích các hiện tượng thí nghiệm trên.
26. Sau khi tổng hợp nitrobenzen bằng phản ứng giữa benzen với axit nitric đặc (có axit sunfuric xúc
tác), loại bỏ axit dư và nước thu được hỗn hợp gồm benzen dư và nitrobenzen . Làm cách nào để thu
được nitrobenzen (cho nhiệt độ sôi của benzen, nitrobenzen lần lượt bằng 800C, 2070C).
TRẮC NGHIỆM
1. Cho các chất sau, chất nào không phải là đồng đẳng của benzen?
2. Một aren X không có đồng phân là hợp chất thơm, CTPT của X là
A. C7H8. B. C8H10. C. C9H12. D. C10H14.
3. Cho aren C8H10 tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ mol 1:1 khi có chiếu sáng thu được một sản phẩm
monoclo, vậy số đồng phân vị trí của C8H10 là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
4. Cho aren X tác dụng với Cl2 có bột Fe xúc tác thu được sản phẩm monoclo duy nhất. Công thức
phân tử của X là
A. C7H8. B. C8H10.
C. C9H12. D. Cả B, C đều đúng.
5. Có một hỗn hợp gồm 4 khí: CO2, C2H2, C2H4, C2H6. Có thể dùng các hóa chất nào sau đây để tách
từng khí ra khỏi nhau?
A. Dung dịch: AgNO3/NH3, Ca(OH)2, brom.
B. Dung dịch: AgNO3/NH3, Ca(OH)2, HCl, brom.
C. Dung dịch: Ca(OH)2, HCl, brom và AgNO3/NH3.
D. Dung dịch: AgNO3/NH3, Ca(OH)2, HCl, brom và Zn.
6. Có 3 chất lỏng không màu là benzen, toluen, stiren. Có thể dùng hóa chất nào sau đây để nhận biết
mỗi chất trên?
A. Dung dịch Br2. B. Dung dịch KMnO4.
C. Dung dịch H2SO4. D. Dung dịch NaOH.
7. Số đồng phân của hidrocacbon thơm có CTPT C8H10 là
A. 4. B. 6. C. 5. D. 3.
8. Cho ankyl benzen M có CTCT:
Tên gọi theo danh pháp IUPAC của M là
A. 1-etyl-3-metylbenzen. B. 5-etyl-1-metylbenzen.
C. 2-etyl-4-metylbenzen. D. 4-metyl-2-etylbenzen.
9. Hiện tượng gì xảy ra khi cho brom lỏng vào ống nghiệm chứa benzen, lắc rồi để yên?
A. Dung dịch brom bị mất màu.
B. Xuất hiện kết tủa.
C. Có khí thoát ra.
D. Dung dịch brom không bị mất màu.
10. Cho biết sản phẩm hữu cơ của phản ứng:
`
A.
CH3
Cl
B.
CH2Cl
C.
CH3
Cl D.
11. Cho biết sản phẩm của phản ứng:
A. C6H6Cl6. B. C6H4Cl2.
C. C6H5Cl. D. Một sản phẩm khác.
12. Hiện tượng xảy ra khi đun nóng toluen với dung dịch KMnO4là
A. dung dịch KMnO4 bị mất màu. B. có kết tủa trắng.
C. sủi bọt khí. D. không có hiện tượng gì xảy ra.
13. Chọn đúng sản phẩm hữu cơ của phản ứng sau:
14. Cho dãy biến hóa sau:
I là
A. benzen. B. anilin.
C. clo benzen. D. phenol.
15. Những chất nào có thể dùng phân biệt benzen, axetilen và stiren?
A. Dung dịch phenolphtalein.
B. Dung dịch KMnO4, dung dịch AgNO3/NH3.
C. Dung dịch AgNO3/NH3.
D. Dung dịch Cu(OH)2.
16. Phương pháp dùng để chưng cất dầu mỏ là
A. chưng cất dưới áp suất thường.
B. chưng cất dưới áp suất thấp.
C. chưng cất dưới áp suất cao.
D. Tất cả đều đúng.
17. Mục đích của chế biến dầu mỏ bằng phương pháp hóa học là
A. đáp ứng nhu cầu về số lượng, chất lượng xăng làm nhiên liệu.
B. đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất.
C. đáp ứng nhu cầu cho ngành giao thông vận tải.
D. Tất cả đều đúng.
18. Trong các câu sau, câu nào không đúng?
A. Chỉ số octan càng cao chất lượng xăng càng tốt.
B. 2,2,4-trimetylpentan được coi có chỉ số bằng 100.
C. Heptan được coi có chỉ số octan bằng 50.
D. Cả A, B, C đều đúng.
19. Phương pháp dùng để tăng chỉ số octan là
A. rifominh. B. crackinh.
C. chưng cất dưới áp suất cao. D. chưng cất dưới áp suất thấp.
20. Xăng thu được từ phương pháp rifominh có chỉ số octan cao vì
A. gồm chủ yếu là những ankan không nhánh.
B. gồm chủ yếu là những ankan có nhánh.
C. gồm chủ yếu là những ankan không nhánh, xicloankan và aren.
D. hàm lượng benzen và toluen cao.
21. Hàm lượng metan trong khí dầu mỏ so với trong khí thiên nhiên là
A. cao hơn. B. bằng nhau.
C. thấp hơn. D. khí dầu mỏ không chứa metan.
22. Thành phần chủ yếu của khí lò cốc là
A. H2 và CO. B. H2 và CH4. C. H2 và CO2. D. H2 và C2H6.
23. Các sản phẩm của quá trình cốc hóa than đá gồm
A. khí lò cốc, nhựa than đá.
B. nhựa than đá, khí thiên nhiên.
C. khí lò cốc, nhựa than đá và dung dịch amoniac trong nước.
D. khí thiên nhiên, khí lò cốc, nhựa than đá.
24. Cho công thức nguyên của M là (C3H4)n. Biết M là một đồng đẳng của hidrocacbon thơm, CTPT
của M là
A. C6H8. B. C12H16.
C. C9H12. D. Cả A, B đều đúng.
25. Benzen phản ứng với tất cả các chất trong nhóm chất nào sau đây?
A. Dung dịch Br2, H2, Cl2. B. O2, Cl2, HBr.
C. H2, Cl2, HNO3 đậm đặc. D. H2, KMnO4, C2H5OH.
26. Stiren có CTPT C8H8 và có CTCT: C6H5-CH=CH2.
Câu nào đúng khi nói về stiren?
A. Stiren là đồng đẳng của benzen . B. Stiren là đồng đẳng của etilen.
C. Stiren là hidrocacbon thơm. D. Stiren là hidrocacbon không no.
27. Từ metan có thể điều chế được nitrobenzen. Nếu hiệu suất chung của quá trình điều chế là 80%, để
thu được 12,3g nitrobenzen cần thể tích metan (đktc) là
A. 10,753 lít. B. 16,8 lít. C. 18,6 lít. D. 12,356 lít.
28. Có 4 tên gọi: o-xilen; o-dimetylbenzen; 1,2-đimetylbenzen và etylbenzen. Đó là tên của mấy chất?
A. 1 chất. B. 2 chất. C. 3 chất. D. 4 chất.
29. Một đồng đẳng của benzen có CTPT C8H10. Số đồng phân của chất này là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
30. Hợp chất nào trong số các hợp chất sau thuộc dãy đồng đẳng aren?
A. C9H10. B. C7H8.
C. C9H10, C7H8. D. Không có hợp chất nào.
31. Phản ứng của benzen với các chất nào sau đây gọi là phản ứng nitro hóa?
A. HNO3 đậm đặc B. HNO2 đặc/H2SO4 đặc
C. HNO3 loãng/H2SO4 đặc D. HNO3 đặc/H2SO4 đặc.
32. Sản phẩm chính khi oxi hóa các ankyl benzen bằng KMnO4 là
A. C6H5COOH. B. C6H5CH2COOH.
C. C6H5CH2CH2COOH. D. CO2.
33. Phản ứng HNO3 + C6H6 dùng xúc tác nào sau đây?
A. AlCl3. B. HCl. C. H2SO4 đậm đặc. D. Ni.
34. Thành phần chính của khí thiên nhiên là
A. H2. B. CO. C. CH4. D. C2H4.
35. Đốt 100 lít khí thiên nhiên chứa 96% CH4, 2% CO2 (về
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 90602LVHHPPDH060.pdf